Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Công tác quản trị chất lượng sản phẩm cà phê của công ty TNHH một thành viên cà phê 49

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.75 KB, 52 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chuyên đề này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến các
Thầy giáo, Cô giáo trong khoa Kinh Tế Trường Đại Học Tây Nguyên đã dạy và
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt, tôi bày tỏ
lòng biết ơn sâu sắc đến Cô: Hwen Niê Kdăm đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn
trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành chuyên đề này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV cà phê 49, đặc
biệt là các cô, chú, anh, chị Phòng Kế Toán, Phòng Xí nghiệp-Dịch vụ, Phòng Tổ
chức các bộ đã quan tâm, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi về chuyên môn và đóng
góp những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới anh, em, bạn bè và gia đình đã động
viên khích lệ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện chuyên đề
này.
Do thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên chuyên đề khó có thể tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ dạy chân thành của quý
Thầy Cô, các bạn sinh viên củng như các cô chú trong công ty để tôi có được
những kinh ngiệm quý báu trong việc hoàn thành chuyên đề này.
ĐắkLắk, tháng 11 năm 2015.

1


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

1
2

Chử viết
tắt
BHXH


DN

Bảo hiểm xã hội
Doanh nghiệp

3

ICO

Tổ chức cà phê Quốc tế

4

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn Quốc tế

5
6

KTCB
MTV

7

NN&PTNT

8
9


NVL
SD

10

SQC

11
12
13
14
15
16

SX
SXKD
TCN
TCVN
TNHH
TQC

Kiến thiết cơ bản
Một thành viên
Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn
Nguyên vật liệu
Sử dụng
Kiểm soát chất lượng bằng thống

Sản xuất

Sản xuất kinh doanh
Tiêu chuẩn nghành
Tiêu chuẩn Việt Nam
Trách nhiệm hữu hạn
Kiểm soát chất lượng toàn diện

17

TQM

Quản lý chất lượng toàn diện

18

Vicofa

Hiệp hội cà phê và ca cao Việt Nam

Bảng
2.1
2.2
2.3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Tên bảng
Diện tích trồng cà phê Việt Nam, tính theo vùng
Tổng hợp thu sản lượng cà phê năm 2012
Tổng hợp thu sản lượng cà phê năm 2013

Stt


Diễn giải

2

Ghi chú

International Coffee
Organization
Internatinonal
Standards
Organization

Statistical Quality
Control

Total Quality Control
Total Quality
Managenment

Số trang
17
19-20
20


2.4
4.1
4.2
4.3

4.4
4.5
4.6
4.7
4.8
Biểu
đồ
2.1

Tổng hợp thu sản lượng cà phê năm 2014
Định lượng phân bón cho 1ha cà phê vối (kg/ha/năm)
Lượng tưới nước và chu kỳ tưới
Tổng hợp chất lượng cà phê của công ty(18/12/2012 đến
(20/01/2013)
Lượng cà phê bị khấu trừ do lỗi năm 2012
Thống kê số lượng lỗi cà phê năm 2012
Tổng hợp chất lượng cà phê của công ty(21/11/2013 đến
(17/02/2014)
Lượng cà phê bị khấu trừ do lỗi năm 2013
Thống kê số lượng lỗi cà phê năm 2013

21
31
32

Tên Biểu đồ

Số trang

Sản lượng và diện tích trồng cà phê Việt Nam

Biểu đồ Pareto đánh giá chất lượng sản phẩm cà phê (từ
4.1
18/12/2012 đến 20/1/2013)
Biểu đồ Pareto đánh giá chất lượng sản phẩm cà phê (từ
4.2
21/11/2013 đến 17/2/2014)
Sơ đồ
Tên sơ đồ
4.1
Quy trình thực hiện phòng quản lý chất lượng
Hình
Tên hình
2.1
Vòng tròn quản lý chất lượng theo ISO 9000
2.2
Biểu đồ Pareto
2.3
Biểu đồ xương cá
2.4
Biểu đồ kiểm soát
2.5
Sơ đồ lưu trình tổng quát
MỤC LỤC

3

37
38
38
40

40
41

18
39
41
Số trang
48
Số trang
12
13
14
15
15


Phần thứ nhất
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay với xu hướng toàn cầu hoá đời sống kinh tế đã tạo ra những cơ hội
và thách thức đối với mỗi doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải đương đầu
với sự cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn phải cạnh tranh gay gắt với thị
trường quốc tế. Với xu hướng chuyển từ cạnh tranh giá thành sang cạnh tranh
chất lượng sản phẩm. Vì vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại và đứng vững trên
thị trường thì phải giành thắng lợi trong cạnh tranh mà điều này chỉ có được khi
chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. Chỉ có không
ngừng đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm thì sản phẩm của doanh nghiệp
mới được khách hàng tin dùng, uy tín của doanh nghiệp mới được nâng lên.
Với xu hướng giành thắng lợi trong cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm như
hiện nay công tác quản lý chất lượng sản phẩm có tầm quan trọng rất lớn đến

doanh nghiệp.Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không?Chất lượng sản
phẩm có tốt hay không?Giải pháp nào cho vấn đề chất lượng của Doanh nghiệp?
để biết được những điều này thì việc phân tích công tác quản trị chất lượng là
một trong những công cụ và biện pháp hữu hiệu nhất nhằm giúp lãnh đạo doanh
nghiệp hiểu được sâu sắc tình hình chất lượng sản phẩm cơ bản của doanh
nghiệp, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp giúp cho doanh nghiệp ngày
càng phát triển mạnh mẽ hơn. Công ty TNHH MTV cà phê 49 cũng không là
ngoại lệ. Với tầm quan trọng của việc phân tích công tác quản trị chất lượng đối
với doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH MTV cà phê 49 nói riêng thì việc
chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu công tác quản trị chất lượng sản phẩm cà
phê của công ty TNHH một thành viên cà phê 49” để nghiên cứu là điều cần
thiết.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng công tác quản lý chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH
MTV 49
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về phân tích công tác quản trị chất lượng
trong doanh nghiệp
4


- Tìm hiểu thực trạng công tác quản trị chất lượng tại công ty, từ đó phân tích
các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản suất kinh doanh của công ty
- Qua đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản suất kinh
doanh của công ty.

5



Phần thứ hai
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Khái quát chung về sản phẩm
2.1.1.1. Khái niệm sản phẩm.
“Sản phẩm được định nghĩa là mọi thứ được chào bán trên thị trường để chú
ý, mua, sử dụng hay tiêu dùng, có thể thỏa mản được mong muốn hay yêu cầu” 1
Sản phẩm được hình thành từ các thuộc tính vật chất hữu hình và vô hình
tương ứng với 2 bộ phận cấu thành là phần cứng (Hard ware) và phần mềm (soft
ware) của sản phẩm.
- Phần cứng (Hữu hình) : Nói lên công dụng đích thực của sản phẩm.
- Phần mềm (Vô hình) : Xuất hiện khi có tiêu thụ mang thuộc tính thụ cảm,
nó có ý nghĩa rất lớn.
Cả hai phần trên tạo cho sản phẩm thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
2.1.1.2. Các thuộc tính của sản phẩm.
Thuộc tính biểu thị một đặc điểm nào đó của sản phẩm và mỗi sản phẩm thì
có nhiều thuộc tính khác nhau. Ta phân thuộc tính của sản phẩm thành các nhóm
sau:
- Nhóm thuộc tính mục đích: Các thuộc tính này quyết định công dụng chính
của sản phẩm, để thoả mãn một nhu cầu nào đó trong điều kiện xác định. Đây là
phần cốt lõi của mỗi sản phẩm làm cho sản phẩm có công dụng phù hợp với tên
gọi của nó.Những thuộc tính này phụ thuộc vào bản chất của sản phẩm, các yếu
tố tự nhiên, kỹ thuật, công nghệ đó là phần cứng của sản phẩm.
- Nhóm các thuộc tính hạn chế: Nhóm các thuộc tính này quy định những
điều kiện khai thác và sử dụng để có thể đảm bảo khả năng làm việc, khả năng
thoả mãn nhu cầu, độ an toàn của sản phẩm khi sử dụng (Các thông số kỹ thuật,
độ an toàn, dung sai)
- Nhóm các thuộc tính kinh tế - kỹ thuật: Nhóm thuộc tính này quyết định
trình độ, những chi phí cần thiết để chế tạo sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ một sản
phẩm.

- Nhóm thuộc tính thụ cảm: Đối với nhóm thuộc tính này rất khó lượng hoá,
nhưng chính chúng lại có khả năng làm cho sản phẩm hấp dẫn người tiêu dùng.
Đó là những thuộc tính mà thông qua việc sử dụng và tiếp xúc với sản phẩm
1Theo />
6


người ta mới nhận biết được chúng như sự thích thú, sang trọng, mỹ quan v..v…
Nhóm thuộc tính này có khả năng làm tăng giá trị của sản phẩm.
2.1.2. Khái quát về chất lượng sản phẩm
2.1.2.1. Khái niệm về chất lượng.
“Trong nền kinh tế thị trường vấn đề chất lượng là một yếu tố quan trọng nhất
trong việc nâng cao mức sống, kinh tế, xã hội và an ninh sinh thái. Chất lượng là
một khái niệm phức tạp, nó đặc trưng cho tính hiệu quả của tất cả mọi hoạt động:
Thiết kế chiến lược, tổ chức sản xuất, bán hàng, marketing v.v.” 2
Chất lượng là một khái niệm vừa trừu tượng vừa cụ thể rất khó để định nghĩa
đúng và đầy đủ về chất lượng bởi dưới cái nhìn của các nhà doanh nghiệp, người
quản lý, chuyên gia, người công nhân, người buôn bán thì chất lượng lại được
hiểu ở góc độ của họ.
Trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000, phần thuật ngữ ISO 9000 đã đưa ra định nghĩa
chất lượng là mức độ thoả mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu
cầu. Yêu cầu có nghĩa là những nhu cầu hay mong đợi được nêu ra hay tiềm ẩn.
Theo tử điển tiếng Việt phổ thông: Chất lượng là tổng thể những tính chất, thuộc
tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật
(sự việc) khác.
- Quan niệm của nhà sản xuất: Chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một
sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã được xác
định trước.
- Quan niệm của người bán hàng: Chất lượng là hàng bán hết, có khách hàng
thường xuyên.

- Quan niệm của người tiêu dùng: Chất lượng là sự phù hợp với mong muốn
của họ.
Chất lượng sản phẩm/dịch vụ phải thể hiện các khía cạnh sau:
- Thể hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó
- Thể hiện cùng với chi phí
- Gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể.
2.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
a) Nhóm yếu tố bên ngoài (vĩ mô).
- Tình hình thị trường:
2 Phan Thăng (2012), Quản trị chất lượng(trang 7), NXB Hồng Đức.

7


Đây là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm, tạo lực hút định hướng cho
sự phát triển chất lượng sản phẩm.
- Trình độ tiến bộ khoa học - công nghệ:
Tiến bộ khoa học - công nghệ tạo ra khả năng không ngừng nâng cao chất
lượng sản phẩm. Tiến bộ khoa học - công nghệ tạo phương tiện điều tra, nghiên
cứu khoa học chính xác hơn, xác định đúng đắn nhu cầu và biến đổi nhu cầu
thành đặc điểm sản phẩm chính xác hơn nhờ trang bị những phương tiện đo
lường, dự báo, thí nghiệm,
thiết kế tốt hơn, hiện đại hơn.
- Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia:
Môi trường pháp lý với những chính sách và cơ chế quản lý kinh tế có tác
động trực tiếp và to lớn đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng sản phẩm của các
doanh nghiệp.Một cơ chế phù hợp sẽ kích thích các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu
tư, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
- Các yêu cầu về văn hoá, xã hội:
Những yêu cầu về văn hoá, đạo đức, xã hội và tập tục truyền thống, thói quen

tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp tới các thuộc tính chất lượng của sản phẩm,
đồng thời có ảnh hưởng gián tiếp thông qua các qui định bắt buộc mỗi sản phẩm
phải thoả mãn những đòi hỏi phù hợp với truyền thống, văn hoá, đạo đức, xã hội
của các cộng đồng.
b) Nhóm yếu tố bên trong (vi mô).
Bốn yếu tố trong tổ chức được biểu thị bằng qui tắc 4M là:
- Men: Con người, lực lượng lao động (yếu tố quan trọng nhất).
- Methods or Measure: Phương pháp quản lý, đo lường.
- Machines: Khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị.
- Materials: Vật tư, nguyên nhiên liệu và hệ thống cung cấp.
2.1.3. Khái quát chung về quản lý chất lượng của sản phẩm.
2.1.3.1. Khái niệm về quản lý chất lượng.
“Quản lý chất lượng là một hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục
đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện

8


pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và
cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng” 3
Đóng gói, bảo quản
Tổ chức sản xuất kinh doanh
Khách hàng

Bán và lắp đặt
Thử nghiệm, kiểm tra
Sản xuất thử và dây chuyền
Cung ứng vật tư
Nghiên cứu đổi mới sản phẩm
Dịch vụ sau bán hàng


(Nguồn: )
Hình 2.1: Vòng tròn quản lý chất lượng theo ISO 9000.
2.1.3.2. Các công cụ cơ bản trong quản lý chất lượng.
Trong quản lý chất lượng người ta thường dùng kỹ thuật SQC (Statistical
Quality Control - Kiểm soát chất lượng bằng thống kê) tức là áp dụng các
phương pháp thống kê để thu thập, trình bày, phân tích các dữ liệu một cách
đúng đắn, kịp thời, chính xác.
a) Phiếu kiểm tra chất lượng.
Mục đích của phiếu kiểm tra chất lượng là thu thập, ghi chép các dữ liệu chất
lượng theo những cách thức nhất định để đánh giá tình hình chất lượng và đưa ra
những quyết định xử lý hợp lý.
Căn cứ vào mục đích mục tiêu sử dụng, phiếu kiểm tra được chia thành hai
loại:
- Phiếu kiểm tra để ghi chép lại.
- Phiếu kiểm tra để kiểm tra.
b) Biểu đồ Pareto.

3Lưu Thanh Tâm (2003), Quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, NXB Đại Học Quốc gia Thành Phố Hồ
Chí Minh.

9


+ Khái niệm: “Biểu đồ Pareto là đồ thị hình cột phản ánh các dữ liệu chất
lượng thu thập được, sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp, chỉ rõ các vấn đề cần
được ưu tiên giải quyết trước” 4
+ Tác dụng: Nhìn vào biểu đồ người ta thấy rõ kiểu sai sót phổ biến nhất,
thứ tự ưu tiên khắc phục vấn đề cũng như kết quả của hoạt động cải tiến chất
lượng. Nhờ đó kích thích, động viên được tinh thần trách nhiệm của người lao

động trong hoạt động cải tiến đó.
+ Cách thực hiện:
- Xác định các loại sai sót và thu thập dữ liệu.
- Sắp xếp dữ liệu trong bảng theo thứ tự từ lớn đến bé.
- Tính tỷ lệ % của từng dạng sai sót.
- Xác định tỷ lệ % sai số tích luỹ.
Vẽ đồ thị cột theo tỷ lệ % của các dạng sai sót vừa tính ở trên. Thứ tự vẽ dạng
sai sót có tỷ lệ lớn nhất trước và theo thứ tự nhỏ nhất.
- Vẽ đường tích luỹ theo số % tích luỹ đã tính.
Tỷ lệ % các dạng Khuyết tật
Các dạng khuyết tật

- Viết tiêu đề nội dung và ghi tóm tắt các dạng đặc trưng của sai sót
lên đồ thị.

(Nguồn: )
Hình 2.2: Biểu đồ Pareto.
c) Biểu đồ nhân quả (Sơ đồ Ishikawa).
+ Khái niệm: “Là một sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa kết quả và nguyên
nhân gây ra kết quả đó. Kết quả là những chỉ tiêu chất lượng cần theo dõi, đánh
giá, còn nguyên nhân là những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu chất lượng đó” 5
4 Lê Thế Phiệt (2009), Bài giảng Quản trị chất lượng, Trường Đại Học Tây Nguyên.
5 Lê Thế Phiệt (2009), Bài giảng Quản trị chất lượng, Trường Đại Học Tây Nguyên.

10


+ Mục đích của sơ đồ nhân quả: là tìm kiếm, xác định các nguyên nhân
gây ra những trục trặc về chất lượng sản phẩm, dịch vụ hoặc quá trình. Từ đó đề
xuất những biện pháp khắc phục nguyên nhân nhằm cải tiến và hoàn thiện chất

lượng của đối tượng quản lý.
Để sơ đồ nhân quả chính xác, phát huy tác dụng tốt, cần có sự hợp tác phối
hợp chặt chẽ với những người trực tiếp tạo ra chỉ tiêu chất lượng đó.Đến tận nơi
xảy ra sự việc để nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân và khuyến khích mọi thành
viên tham gia vào việc phát hiện, tìm kiếm nguyên nhân và lắng nghe ý kiến của
họ.
Chỉ tiêu chất lượng
Người
N.V.L
P.Pháp
Thiết bị
Trình độ
Tuổi
Máy móc

(Nguồn: )
Hình 2.3: Biểu đồ xương cá.
d) Biểu đồ kiểm soát.
11


+ Biểu đồ kiểm soát biểu thị dưới dạng đồ thị sự thay đổi của chỉ tiêu chất
lượng để đánh giá quá trình sản xuất có ở trạng thái kiểm soát hay chấp nhận
được không. Trong biểu đồ kiểm soát có các đường giới hạn kiểm soát và có ghi
các giá trị thống kê đặc trưng thu thập từ các nhóm mẫu được chọn ra liên tiếp
trong quá trình sản xuất.
+ Mục đích chung nhất của biểu đồ kiểm soát là phát hiện những biến
động của quá trình để đảm bảo chắc chắn rằng quá trình được kiểm soát, được
chấp nhận hay không kiểm soát được, từ đó tìm ra nguyên nhân loại bỏ.
+ Tác dụng của biểu đồ kiểm soát là cho biết những biến động của quá

trình trong suốt thời gian hoạt động và xu thế biến đổi của nó, qua đó có thể xác
định được những nguyên nhân gây ra sự bất thường để có những biện pháp xử lý
nhằm khôi phục quá trình về trạng thái chấp nhận được hoặc giữ quá trình ở
trạng thái mới tốt hơn.
UTL
Đường TB
LTL

(Nguồn: )
Hình 2.4: Biểu đồ kiểm soát.
e) Sơ đồ lưu trình.
Sơ đồ lưu trình là hình thức thể hiện toàn bộ các hoạt động cần thực hiện của
một quá trình sản xuất hoặc cung cấp sản phẩm và dịch vụ thông qua những sơ
đồ khối và các ký hiệu nhất định.Nó được sử dụng để nhận biết, phân tích quá
trình hoạt động, nhờ đó phát hiện các hạn chế, các hoạt động thừa lãng phí và
12


các hoạt động không tạo ra giá trị gia tăng trong doanh nghiệp. Sơ đồ lưu trình là
một công cụ đơn giản nhưng rất tiện lợi, giúp những người thực hiện hiểu rõ quá
trình, biết được vị trí của mình trong quá trình và xác định được những hoạt
động cụ thể cần sửa đổi. Có thể biểu diễn sơ đồ tóm lược như sau:
Bắt đầu
Hoạt động
Quyết định
Kết thúc

(Nguồn: )
Hình 2.5: Sơ đồ lưu trình tổng quát.
2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê ở Việt Nam thời gian qua
2.2.1.1. Ở Việt Nam nói chung
Việt Nam là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất cà phê hạt Robusta nhiều vị
đắng, thường được sử dụng để sản xuất bột cà phê hòa tan. Việt Nam đã trải qua
một thập kỷ tăng trưởng vững chắc với kim ngạch xuất khẩu đạt 3 tỷ USD mỗi
năm.
Diện tích trồng cà phê tiếp tục được mở rộng ở một số địa bàn của tỉnh Lâm
Đồng và Dak Nông. Trái lại, diện tích ở một số tỉnh khác như Gia Lai lại giảm
do phải cạnh tranh với cây hồ tiêu. Dựa trên số liệu cập nhật của Bộ NN&PTNT,
các Sở NN&PTNT và doanh nghiệp cà phê địa phương, diện tích trồng cà phê
năm 2015 dự báo đạt 670.000 ha. Với kế hoạch tiếp tục mở rộng diện tích trồng
cà phê tại 10 tỉnh thành, chính Phủ đã đặt ra mục tiêu duy trì diện tích 600.000
ha trong những năm tiếp theo thay vì mục tiêu 500.000 ha trước đó.
Dự báo ban đầu của Ban Nông nghiệp nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa
Kỳ (USDA), sản lượng cà phê nước ta niên vụ 2015/2016 đạt 28,7 triệu bao,
tăng khoảng 1,8% so với niên vụ trước nhờ hoa ra đều và quả chín đều đồng thời
tình hình thời tiết khá thuận lợi mặc dù một số nơi ở Cao Nguyên bị khô hạn. Dự
báo ban đầu của FAS cho thấy sản lượng cà phê xuất khẩu niên vụ 2015/2016 đạt
27,04 triệu bao, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái nhờ lượng cà phê đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu lớn và cà phê hoà tan xuất khẩu tăng.
13


FAS đã điều chỉnh lại dự báo sản lượng cho niên vụ 2014/2015 xuống còn 28,2
triệu bao, tương đương 1,69 triệu tấn, giảm 4% so với con số ban đầu (1,76 triệu
tấn) do sản lượng cà phê Robusta không đạt được như mong đợi đồng thời sản
lượng cà phê Arabica sụt giảm do thời tiết xấu. Theo nhận định của bà con nông
dân, niên vụ 2014/2015 cho sản lượng thấp so với niên vụ trước đó 2013/2014.
FAS cũng đã điều chỉnh sản lượng cà phê thô nguyên liệu niên vụ 2014/2015
xuống còn 25 triệu bao do lượng cà phê đạt tiêu chuẩn xuất khẩu không nhiều;

nông dân và thương lái đang găm hàng trước tình hình giá cà phê thế giới giảm.
Nếu giá cà phê không vượt quá 40.000 đồng/kg, lượng cà phê xuất khẩu của Việt
Nam từ nay cho đến cuối niên vụ sẽ sụt giảm đáng kể, gây áp lực cho bà con
nông dân vào thời điểm bắt đầu mùa thu hoạch cà phê niên vụ 2015/2016. FAS
điều chỉnh lại mức dự báo sản lượng cà phê xuất khẩu cho niên vụ 2014/2015
xuống còn 26,43 triệu bao tương đương 1,59 triệu tấn do sản lượng cà phê đạt
tiêu chuẩn xuất khẩu giảm nhiều hơn so với lượng tăng cà phê hoà tan xuất khẩu.

14


Bảng 2.1: Diện tích trồng cà phê Việt Nam, tính theo vùng
Khu vực
ĐắkLắk
Lâm Đồng
ĐắkNông
Gia Lai
Đồng Nai
Bình Phước
KonTum
Quảng Trị
Sơn La
Bà Rịa Vũng Tàu
Điện Biên
Các khu vực
khác
Tổng cộng

Năm 2012
(ha)

202.022
145.735
116.350
77.627
20.000
14.938
12.158
5.050
6.371
7.071
3.385

Năm 2020
(dự báo)
170.000
135.000
69.000
73.000
13.000
8.000
12.500
5.000
5.000
5.000
4.500

5.700

-


616.407

500.000

(Nguồn: />
15


(Nguồn:www.vietrade.gov.vn/ca-phe/3548-sn-lng-ca-phe-mua-v-mua-v201314.html)
Biểu đồ2.1 : Sản lượng và diện tích trồng cà phê Việt Nam
2.2.1.2. Ở ĐắkLắk nói riêng
a) Về chủng loại cà phê
Tại ĐắkLắk, chủng loại cà phê được trồng nhiều nhất là cà phê Vối (Robusta),
chiếm khoảng 97% tổng diện tích và sản lượng. Ngoài những đặc điểm chung
của cà phê nhân thì nhân cà phê Vối của ĐắkLắk còn có những tính chất khác
biệt, cụ thể như sau:
- Ngoại hình nhân giống khá đồng đều, kích thước dài 10-11mm; rộng 67mm; dày
3-4mm. Màu sắc: nhân có màu xanh xám, xanh lục hoặc xám lục nhạt.
- Hàm lượng cafein chỉ từ 2.0 đến 2.2% chất khô.
- Khi rang đến độ chín thích hợp có hương thơm đặc trưng của cà phê. Vị
nước của cà phê có vị đắng dịu, nhẹ, không chát.
b) Về chất lượng cà phê.
Cuối năm 2008, tỉnh ĐắkLắk đã có được những kết quả khả quan về cà phê
bền vững có chứng nhận / kiểm tra. Cụ thể :
- Chứng nhận Utz (Utz Certified): có 7 công ty được với tổng diện tích
6.169 ha, sản lượng 15.500 tấn được công nhận
- Liên minh rừng mưa (Rainforest Alliance): có 500 ha với sản lượng
1.600 tấn được công nhận.
- 4C (Common Code for Coffee Community): có 7 công ty với diện tích
7.000 ha và sản lượng 23.000 tấn được chứng nhận.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, chất lượng nhân cà phê vẫn luôn là vấn
đề được nhắc đến nhiều trong các cuộc hội thảo, hội nghị tổng kết các niên vụ cà
phê của tỉnh ĐắkLắk. Chất lượng cà phê nhân được xem xét với hai chỉ tiêu
chính là kích thước hạt (tính bằng % khối lượng hạt trên các loại sàng phân loại)
và tổng số điểm lỗi trong mẫu 300g cà phê nhân. Hàng năm, bên cạnh mua và
chế biến cà phê nhân sản xuất trong tỉnh, các doanh nghiệp còn mua khỏang
40.000 tấn đến 50.000 tấn cà phê nhân thành phẩm từ các tỉnh Lâm Đồng,
ĐắkNông, Gia Lai,…để xuất khẩu.
16


2.2.2. Tình hình sản xuất cà phê của công ty TNHH MTV 49
2.2.2.1 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
Công ty cà phê 49 quản lý sản xuất hai loại cây trồng chính là cà phê:
Cây cà phê:
- Tổng diện tích là : 322,06 ha
- Trong đó
: 294,36 ha cà phê kinh doanh
: 5,2 ha cà phê KTCB năm thứ hai
: 22,5 ha là diện tích đang cải tạo để tái canh.
2.2.2.2. Sản lượng cà phê của công ty qua các năm gần đây
Sản lượng cà phê của công ty qua các năm.
a) Sản lượng năm 2012
Bảng 2.2: Tổng hợp thu sản lượng cà phê năm 2012
Sản lượng
Sản lượng Đối trừ
Tổ
Số hộ
phải nộp
(kg)

(kg)
(kg)
1
114
195.322
8.046
187.276
2
35
68.350
2.972
65.378
3
153
289.468 22.089
267.379
4
49
48.891
5.386
43.505
5
39
34.223
2.913
31.310
6
94
110.252
2.999

107.253
7
48
111.899 (1.676)
113.575
Tổng cộng
858.405 42.729
815.676
(Nguồn:”Kết quả xử lý số liệu điều tra”)

Stt
Tổ

b) Sản lượng năm 2013
Bảng 2.3: Tổng hợp thu sản lượng khoán cà phê năm 2013
Diện
Diện
Sản
Diện
Diện
tích
tích
lượng Giảm
Tổng
tích
tích
Sản
trồng
nhổ
đất

sản
diện tích trồng
nhổ
lượng
20010 2009,20
xâm lượng
(m²)
2009
2011
(kg)
(m²)
10
lấn
(kg)
(m²)
(m²)
(m²)
(kg)
17

Sản
lượng
phải
nộp (kg)


1
364.089 7.699 39.651
2
311.075

5.750
3
199.681
4.900
4
149.230
5
519.178 10.100
6
396.167
7
162.814
- 26.535
8
201.557
9
482.217
- 43.412 69.887
10
556.577 12.600 53.041 70.529
TC 3.342.585 30.399 141.854 171.851

16.481
3.012
26.450
21.423
67.366

87.485
85.688

29.065
33.306
146.176
115.227
32.970
44.692
102.556
97.471
775.221

584
56
2.288
223
40
18 2.649
93 1.541
15 1.032
- 2.267
140
- 1.294
2.414 11.128

86.901
85.632
31.130
33.266
144.130
113.779
31.952

42.426
101.114
96.117
766.507

(Nguồn:Phòng kế hoạch)

18


c) Sản lượng năm 2014
Bảng 2.4: Tổng hợp thu sản lượng khoán cà phê năm 2014
Diện
Diện
Sản
Diện
Diện
tích
tích
lượng Giảm
Tổng
tích
tích
Sản
Stt
trồng
nhổ
đất
sản
diện tích trồng

nhổ
lượng
Tổ
20010 2009,20
xâm lượng
(m²)
2009
2011
(kg)
(m²)
10
lấn
(kg)
(m²)
(m²)
(m²)
(kg)
1
364.089
39.651
21.741 88.174
6.966
2
311.075
5.750
3.012
85.613
6.042
3
199.681

4.900
25.300 24.191 1.936 3.079
4
149.230
33.306
2.369
5
519.221
149.018
18
14.421
6

396.167

7
8
9
10
TC

162.814
201.557
482.217
556.577
3.342.618

-

-


-

115.841

26.535 26.535 32.970
26.450 44.658
43.412 69.887 82.179 98.972
53.041 70.529 110.343 94.906
141.854 171.851 295.560 767.649

93
20
2.067

Sản
lượng
phải
nộp
(kg)

81.208
79.751
23.048
30.937
136.50
2
9.344 106.59
0
3.584 29.406

5.362 39.296
10.146 88.826
6.504 88.402
67.817 704.32
6

(Nguồn:Phòng Kế hoạch)
Nhận xét:
Qua số liệu của các năm chúng ta thấy sản lượng cà phê của công ty qua các
năm đang có xu hướng giảm mạnh, năm 2012 sản lượng là 815.676 kg thì đến
năm 2014 chỉ còn 766.507 kg (giảm hơn 6% so với năm trước), đến năm 2012
sản lượng lại tiếp tục giảm và chỉ còn 704.326 kg (giảm hơn 8% so với năm
trước). Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của cây cà phê là
không có hiệu quả, còn tồn tại nhiều vấn đề cần phải xử lý.

19


Phần thứ ba
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các hoạt động liên quan đến công tác quản trị chất lượng tại công ty
TNHH MTV cà phê 49.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi nghiên cứu về nội dung
Công tác quản trị chất lượng tại công ty TNHH MTV cà phê 49.Trong đó tập
trung vào phân tích, nhận xét, đánh giá thực trạng chất lượng sản phẩm cà phê tại
công ty.
3.2.2 Phạm vi không gian
Báo cáo kiến tập được nghiên cứu tại công ty TNHH MTV cà phê 49, Thôn

12, Xã phú Xuân, Huyện Krông Năng,Tỉnh Đắk Lắk
3.2.3 Phạm vi thời gian
3.2.3.1 Thời gian của số liệu nghiên cứu:
Số liệu sử dụng trong báo cáo được thu thập trong 3 năm, từ 2012 – 2014.
3.3.Đặc điểm địa bàn
3.3.1.Quá trình hình thành và phát triển công ty
Tên Công ty : CÔNG TY TNHHMTV CÀ PHÊ 49.
Tên công ty viết tắt:Vinacafe 49.
Địa chỉ trụ sở chính :Thôn 12, Xã phú Xuân, Huyện Krông Năng,
Tỉnh Đắk Lắk
Giấy chứng nhận ĐKKD số 100344, cấp ngày 23/6/1993.
Mã số doanh nghiệp: 6000 180 402 đăng ký lần đầu ngày 29/6/2010.
Điện thoại : 05003676502.
Fax
: 05003676502
Mã số thuế : 6000 180 402 (đăng ký tại chi cục thuế huyện Krông Năng Tỉnh Đắk Lắk .
Vốn điều lệ : 20.000.000.000.VNĐ
Ngành nghề kinh doanh :
- Sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê, nông sản.
- Sản xuất kinh doanh phân hữu cơ vi sinh.
- Kinh doanh vật tư nông nghiệp, xăng dầu, phân bón thuốc trừ sâu, trừ
cỏ, thiết bị máy móc, vật liệu xây dựng và hàng hóa tiêu dùng khác phục
vụ sản xuất và đời sống.
20


Công ty TNHH MTV cà phê 49 nguyên là Trung đoàn quân đội, sau giải
phóng Miền Nam, năm 1977 được điều động làm nhiệm vụ kinh tế kết
hợp quốc phòng tại địa bàn xã Phú Xuân, huyện Krông Năng, Tỉnh Đăk
Lăk.

- Từ tháng 7/2010 Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty
mẹ Công ty con và đổi tên thành Công ty TNHH MTV cà phê 49. Theo
quyết định số 1107/QĐ-BNN-ĐMDN của Bộ NN &PTNT ngày
28/4/2010.
- Quá trình sản xuất kinh doanh xây dựng và phát triển Công ty sau 30
năm, điều dễ nhận thấy là với sự lao động cần cù của người lao động, cùng
với tiền vốn của Nhà nước đầu tư đã biến một vùng đất khó khăn trở thành
một vùng kinh tế mới, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động. Hình
thành một khu kinh tế, xã hội, hạ tầng tương đối đầy đủ với điện, đường,
trường, trạm.
- Khái quát quá trình hình thành và phát triển: Công ty TNHH MTV cà
phê 49 là sự kế thừa truyền thống vượt khó vươn lên của tập thể người lao
động. Vận dụng tốt cơ chế chính sách khai thác tiềm năng tạo ra một vùng
kinh tế xã hội tương đối hoàn chỉnh góp phần giữ vững ổn định an ninh,
chính trị: tham gia xây dựng chính quyền địa phương đóng góp ngân sách
đầy đủ, kịp thời

3.3.2. Điều kiện tự nhiên
3.3.2.1 Vị trí địa lý
Công ty cà phê 49 thuộc phạm vị hành chính quản lý của huyện Krông
Năng, tỉnh Đăk Lăk, nằm trên đường tinh lộ 3 cách thị trấn Krông Năng
10km về phía Đông Bắc.
+Ranh giới:


Phía Đông giáp xã Phú Xuân, huyện Eakar.
21





Phía Tây giáp xã Ea Đrông, huyện Krông Buk.



Phía Nam giáp xã Cư Huê, huyện Eakar.



Phía Bắc giáp xã Phú Xuân, huyện Krông Năng.
+ Tổng diện tích tự nhiên là 2600 ha, độ cao trung bình là 576 m so với mặt
nước biển.

3.3.2.2 Khí hậu, thời tiết
Doanh nghiệp nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, chiệu ảnh hưởng của
khí hậu Tây Nguyên, có hai mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến
tháng 5 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 11 trong năm.
Lượng nước mưa bình quân năm 2550mm.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp chung.
Phương pháp duy vật biện chứng lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê Nin dùng
để đánh giá một cách khách quan các sự vật hiện tượng trong mối quan hệ
biện chứng qua lại với nhau.
3.4.2. Thu thập số liệu
- Số liệu sơ cấp: Là nguồn số liệu được thu thập tại các bộ phận của đơn vị.
- Số liệu thứ cấp: Là những số liệu về sổ sách kế toán của đơn vị do phòng kế
toán
cung cấp.
3.4.3. Phương pháp nghiệp vụ
3.4.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu thông tin

- Thu thập số liệu bằng phương pháp trực tiếp: Qua trực tiếp phỏng vấn cán
bộ nhân viên trong đơn vị.
- Thu thập số liệu bằng phương pháp gián tiếp: thông qua sổ sách kế toán,
quyết toán của đơn vị củng như thông tin trên báo chí tài liệu.
3.4.3.2. Phương pháp thống kê mô tả và thống kê so sánh.
- Phương pháp thống kê kinh tế: Đây là phương pháp nghiên cứu hiện tượng
trên cơ sở thu nhập số liệu tổng hợp, phân tích sổ sách các số liệu của sự vật và
hiện tượng để tìm quy luật và rút ra kết luận cần thiết.
22


- Phương pháp thống kê mô tả: Đây là phương pháp mô tả toàn bộ thực trạng
của sự vật và hiện tượng trên cơ sở các dữ liệu đã được thanh toán và dễ sử dụng
trong quá trình phân tích kết quả nghiên cứu của đề tài.

Phần thứ tư
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thực trạng công tác quản lý chất lượng của công ty
Là công ty trực thuộc tổng công ty cà phê Việt Nam chuyên trồng cây cà phê,
lương thực, chế biến và kinh doanh cà phê, nông sản thực phẩm, kinh doanh vật
tư nông nghiệp, kinh doanh xăng dầu. Sản phẩm chính của công ty là cà phê .
Tổng diện tích đất mà công ty được giao là 711,80 ha, trong đó tổng diện tích
phục vu cho việc trồng cây cà phê là 322,06 ha (294,36 ha la trồng cây cà phê
kinh doanh, 5,2 ha la xây dựng cơ bản năm thứ hai, 22,5 ha la diện tích đất đang
cải tạo đất để tái canh). Hình thức sản xuất chính của công ty là bằng phương
23


pháp giao khoán lại các diện tích đất cho các hộ gia đình thông qua các đội sản
xuất của công ty. Công ty sẽ làm hợp đồng giao nhận trực tiếp với các hộ gia

đình, và hàng năm khi đến mùa thu hoạch thì các hộ gia đình phải nộp lại cho
công ty một lượng sản phẩm nhất định như trong hợp đồng. Và phần lớn lượng
sản phẩm này khi được công ty thu lại thì lại được nộp lại cho tổng công ty để
phục vụ cho việc xuất khẩu. Chính vì vậy mà hiện nay chất lượng sản phẩm của
công ty chưa được quan tâm đúng mức, công ty không có phòng thực hiện chức
năng kiểm tra chất lượng sản phẩm mà công tác quản lý chất lượng sản phẩm của
công ty được giao cho phòng Xí ngiệp – Dịch vụ quản lý, chủ yếu là làm nhiệm
vụ kiểm tra, đo kiểm, nghiệm thu, chưa có biện pháp phòng ngừa sai sót trong
quá trình sản xuất.
4.1.1. Quy trình tái canh cây cà phê vối
Hiện nay quy trình tái canh cây cà phê vối của công ty được thực hiện dựa
trên Quyết định số 254/QĐ-TT-CCN,ngày 20 tháng 7 năm 2010 của Cục trưởng
Cục Trồng trọt.
4.1.1.1 Những qui định chung
a) Phạm vi áp dụng: Quy trình này áp dụng cho việc tái canh đối với các vườn
cà phê vối có đủ các điều kiện sau:
- Nằm trong vùng đã được quy hoạch trồng cà phê
- Trên 20 năm tuổi, sinh trưởng kém và năng suất bình quân nhiều năm
liền dưới 1,5 tấn nhân/ha, không thể áp dụng biện pháp cưa đốn phục hồi hoặc
ghép cải tạo được
- Dưới 20 năm tuổi, nhưng vườn cây sinh trưởng kém, năng suất bình
quân thấp, không thể áp dụng biện pháp cưa đốn phục hồi hoặc ghép cải tạo
được
b) Căn cứ xây dựng quy trình
- Tiêu chuẩn ngành 10TCN 478-2001: Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc
và thu hoạch cà phê vối
- Tiêu chuẩn ngành 10TCN 479-2001: Quy trình nhân giống cà phê vối
bằng phương pháp ghép
- Quy trình khai hoang cải tạo đất đối với vườn cà phê bị bệnh hoạc già
cỗi sau khi thanh lý

c) Mục tiêu kinh tế kỹ thuật
24


- Thời gian thiết kế cơ bản là 3 năm (năm trồng mới + 2 năm chăm sóc)
- Năng suất bình quân trong giai đoạn kinh doanh: Trên đất bazan > 3 tấn
nhân/ha, trên các loại đất khác > 2 tấn nhân/ha
- Chu kỳ kinh doanh 20 năm
4.1.1.2 Kỹ thuật tái canh cà phê Vối
a) Điều kiện đất tái canh
- Đất có độ dốc <15°, dễ thoát nước và có điều kiện nước tưới thuận lợi
- Tầng đất dày trên 100cm
- Mực nước ngầm sâu hơn 100cm
- Hàm lượng mùn tầng 0-20 cm (đất mặt)>2.0% - pH KCL: 4.5-6.0
- Không tái canh trên những diện tích cà phê bị nhiễm bệnh vàng lá, thối
rễ nặng dẫn đến phải thanh lý, mà nên chuyển đổi sang cây trồng khác
b) Chuẩn bị đất trồng
- Phân tích mật độ tuyến trùng trong rễ cây cà phê của vườn và cà phê
trước khi thanh lý đễ xác định thời gian luân canh cho phù hợp
- Nhổ bỏ cây cà phê sau khi thu hoạch (tháng 12,tháng 1). Thu gom và đưa
toàn bộ thân, cành, rễ ra khỏi vườn cây
- Thời gian làm đất ngay sau khi kết thúc mùa mưa. Cày đất (bằng máy)
sử dụng cày một lưỡi, cày hai lần ở độ sâu 40cm theo chiều ngang và chiều dọc
của lô. Sau 1,5-2 tháng phơi đất, tiến hành bừa ở độ sâu 20 – 30 cm theo chiều
ngang và chiều dọc của lô. Trong quá trình cày bừa tiếp tục gom nhặt rễ còn sót
lại và đốt.
- Trước khi bừa lần 1 bón rãi đều trên bề mặt đất 1.000 kg vôi bột/ha
c) Luân canh
- Thời gian luân canh: ít nhất 2 năm sau khi nhổ bỏ cà phê. Đối với những
vườn cà phê bị vàng lá, thối rễ thì thời gian luân canh ít nhất là 4 năm

- Cây luân canh: đậu đỗ, ngô, bông vải….hoặc cây phân xanh họ đậu
- Trong quá trình luân canh, đất cần được cày phơi vào mùa nắng hàng
năm, tiếp tục gom nhặt rễ cà phê còn sót lại và đốt.
d) Đào hố, bón lót
- Đào hố: Có thể đào bằng máy hay làm thủ công, thời gian đào hố là vào
cuối mùa khô (tháng 3-4), khoảng cách hố là 3 x 3 m, kích thước hố tối thiểu
phải đạt 60 x 60 x 60 cm (dài x rộng x sâu)
25


×