Tải bản đầy đủ (.doc) (105 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình trang trại trên địa bàn huyện mỹ hào tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.41 KB, 105 trang )

Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào quá trình hội nhập WTO, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng
gay gắt. Nó vừa tạo cho nước ta nhiều cơ hội cũng như nhiều thách thức mới
đòi hỏi chúng ta phải nâng cao được chất lượng hàng hoá, năng lực quản lý,…
mới có thể hoà mình vào xu hướng chung của toàn cầu hoá.
Với thực trạng phát triển nông nghiệp hiện nay của nước ta, việc nghiên
cứu các mô hình sản xuất nông nghiệp tạo thêm động lực mới, thực hiện CNH
– HĐH nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa quan trọng.
Thực hiện chủ trương CNH – HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nông dân như cho vay vốn, các chính sách ưu
đãi,… nhằm khuyến khích kinh tế hộ phát triển, khuyến khích nông dân làm
giàu trên chính mảnh đất của mình, làm xuất hiện hình thức tổ chức kinh tế
mới, đó là kinh tế trang trại. Đây là loại hình kinh tế rất phổ biến ở các nước
trên thế giới, nó được hình thành, phát triển lâu đời và đang từng bước phát
triển ở Việt Nam.
Hiện nay, hình thức kinh tế trang trại đang tăng nhanh về số lượng với
nhiều thành phần kinh tế tham gia nhưng chủ yếu vẫn là trang trại hộ gia đình.
Hầu hết các trang trại có quy mô đất đai dưới mức hạn chế, với lao động chủ
yếu là của gia đình, một số có thuê lao động thời vụ và lao động thường
xuyên, tiền công của lao động được thỏa thuận của hai bên. Nguồn vốn đầu tư
của trang trại là nguồn vốn tự có và vốn vay của cộng đồng. Tuy vậy, nguồn
vốn vay của các tổ chức tín dụng cũng chiếm phần lớn, và các trang trại tồn
tại và kinh doanh dựa trên những lợi thế sẵn có của khu vực mình, quan trọng
hơn là các trang trại kinh doanh tổng hợp lấy ngắn nuôi dài.
Sự phát triển của các trang trại nói chung còn được huy động bởi các
nguồn vốn trong cộng đồng, tận dụng được lao động nhàn dỗi. Mặt khác, kinh



1


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B

tế trang trại biết tận dụng tốt nguồn lực đất đai như là vùng đất trũng, đất
hoang hóa nhất là các vùng đất trung du, ven biển từ đó để tạo thêm việc làm
cho lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thêm được nông sản hàng
hóa. Một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, làm dịch
vụ kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân trong vùng.
Huyện Mỹ Hào – Tỉnh Hưng Yên là một trong những huyện thuần
nông, với dân số chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, với những
điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, Huyện nằm về phía bắc tỉnh
Hưng Yên, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đai xu thế thoải dần từ tây bắc
xuống đông nam, thuận lợi trong việc cơ giới hóa, thuỷ lợi hóa phát triển
nông nghiệp.
Từ nhiều mảnh ruộng nhỏ lẻ Huyện đã tổ chức tập trung lại thành ít
mảnh ruộng hơn, những nơi có điều kiện để trồng lúa và những cây lương
thực, thực phẩm được canh tác còn những nơi vùng trũng hơn trồng lúa kém
năng suất. Một số vùng đã được cho phép chuyển đổi mục đích sản xuất, xây
dựng thành những trang trại nhỏ do một gia đình làm chủ hay do nhiều gia
đình kết hợp lại thành trang trại lớn cùng tham gia sản xuất. Mặc dù vậy kinh
tế trang trại của huyện Mỹ Hào còn có nhiều khó khăn, hiệu quả sản xuất kinh
doanh còn nhiều hạn chế, không đáp ứng được những nhu cầu cần thiết của
đời sống nhân dân.
Xuất phát từ tình hình kinh tế trang trại ở địa phương chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả kinh tế của các loại hình trang

trại trên địa bàn huyện Mỹ Hào - tỉnh Hưng Yên”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng các loại hình trang trại trên địa bàn huyện Mỹ Hào,
để đánh giá tình hình phát triển kinh tế trang trại ở huyện Mỹ Hào, kết quả đạt
được và hiệu quả kinh tế của một số loại hình trang trại trên địa bàn huyện.

2


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B

1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1) Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về trang trại, hiệu quả
kinh tế của các loại hình trang trại;
2) Nghiên cứu thực trạng phát triển nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế,
hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường trong phát triển kinh tế trang trại tại
địa bàn huyện trong thời gian qua;
3) Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của một số
trang trại ở huyện Mỹ Hào trong những năm gần đây;
4) Đề ra những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế trang trại ở huyện Mỹ Hào trong những năm tới;
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại trên địa bàn huyện là
so sánh hiệu quả kinh tế các loại hình trang trại. Những vấn đề còn tồn tại và
những giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất của các trang trại.
- Về không gian:

Đề tài tập trung nghiên cứu dựa trên các trang trại của huyện Mỹ Hào –
tỉnh Hưng Yên.
- về thời gian:
Số liệu phục vụ cho nghiên cứu trong đề tài được thu thập trong vòng 3
năm 2007 – 2009, trong đó chủ yếu tập trung vào năm 2009.
1.2.4 Đối tượng nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu một số mô hình trang trại trong địa bàn thuộc
huyện Mỹ Hào – tỉnh Hưng Yên, từ đó thấy được sự khác biệt giữa các loại
hình trang trại và tìm được mô hình làm ăn có hiệu quả để mở rộng quy mô
sản xuất trên địa bàn của huyện.
- Các vấn đề kinh tế - tổ chức có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của
đề tài.

3


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý luận về kinh tế trang trại
2.1.1 Những khái niệm cơ bản
Cho đến nay, kinh tế trang trại đã tồn tại và phát triển ở hầu hết các
nước có sản xuất nông nghiệp (gồm cả lâm nghiệp và ngư nghiệp). So với
kinh tế hộ nông dân thì kinh tế trang trại là loại hình sản xuất kinh doanh tiến
bộ, có quy mô và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn. Vì vậy, dễ thấy được cơ
sở để hình thành và phát triển kinh tế trang trại chính là kinh tế hộ nông dân.
2.1.1.1 Khái niệm kinh tế hộ nông dân
Với bề dày lịch sử phát triển của mình, đến nay đã có rất nhiều tác giả

nghiên cứu về kinh tế hộ nông dân và đã có những quan điểm khác nhau về
nó. Theo Chayanov: “Hình thức kinh tế hộ có khả năng thích ứng và tồn tại
trong mọi phương thức sản xuất, có vai trò quan trọng trong việc phát triển
kinh tế xã hội” (Đỗ Văn Viện, 1999) [2].
Còn Frank Ellis thì cho rằng: “Kinh tế hộ nông dân là một hình thức tổ
chức kinh tế cơ sở của nền kinh tế xã hội. Các nguồn lực đất đai, tư liệu sản
xuất, vốn, lao động, được đóng góp chung, một nguồn ngân sách, ngủ chung
một mái nhà, ăn chung, mọi quyết định trong sản xuất kinh doanh và đời sống
đều do chủ hộ phát ra” (Frank Ellis, 1993) [3].
Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam
ban hành Nghị quyết số 06/NQ ngày 10 tháng 11 năm 1998 về một số vấn đề
phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đó có việc phát triển kinh tế hộ. Nghị
quyết chỉ rõ: “Kinh tế hộ nông dân (làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, dịch vụ tiểu thủ công nghiệp… hoặc kết hợp làm nhiều ngành nghề)
là loại hình tổ chức sản xuất có hiệu quả về kinh tế xã hội, tồn tại, phát triển
lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và quá trình hiện đại
hoá nông nghiệp, nông thôn. Tiếp tục khuyến khích kinh tế hộ phát triển

4


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B

mạnh mẽ để tạo ra sản lượng hàng hoá đa dạng, có chất lượng, giá trị ngày
càng cao, tăng thu nhập cho mỗi hộ gia đình nông dân, cải thiện mọi mặt ở
nông thôn, cung cấp sản phẩm cho đô thị, công nghiệp và xuất khẩu, đồng
thời việc thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ” (Lê
Trọng, 1996) [4].

Từ những quan điểm trên và qua thực tế cho thấy: Kinh tế hộ nông dân
là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở, là một hình thức tổ chức sản xuất
kinh doanh phổ biến trong nông nghiệp, tồn tại khách quan và có vai trò quan
trọng trong mọi chế độ xã hội.
Căn cứ vào mục đích sản xuất, công cụ, phương thức sản xuất và mối
quan hệ với thị trường ta có thể phân chia hộ nông dân thanh hai loại chủ yếu
sau:
- Hộ nông dân sản xuất tự túc, tự cấp: loại hình này có quy mô sản xuất
nhỏ, trình độ thấp với công cụ sản xuất thủ công, thô sơ, kỹ thuật lạc hậu, ít
đầu tư vào sản xuất theo phương thức quảng canh là chính nên năng suât lao
động thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Mục tiêu chính là sản xuất những sản
phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dung của gia đình. Đây là loại hình ít có quan hệ
với thị trương và có mức sống thấp.
- Hộ nông dân sản xuất hàng hoá: Là những hộ nông dân có trình độ
sản xuất cao hơn, công cụ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến, sản xuất có sự đầu tư
thâm canh, quy mô sản xuất lơn hơn, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao
hơn. Mục đích chủ yếu của loại hình này là sản xuất những sản phẩm hàng
hoá đáp ứng yêu cầu của thị trường để tìm kiếm lợi nhuận, có những phản
ứng nhanh nhạy với sự thay đổi, biến động của thị trường. Loại hình này luôn
có xu hướng tích luỹ để tái sản xuất mở rộng quy mô sản xuất. Đây là tiền đề
để kinh tế hộ nông dân phát triển thành kinh tế trang trại.
2.1.1.2 Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại
a) Khái niệm trang trại

5


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B


Theo tác giả Phạm Minh Đức [5]: “Trang trại là loại hình sản xuất nông
nghiệp hàng hoá của hộ, do một người chủ hộ có khả năng đón nhận những
cơ hội thuận lợi, từ đó huy động thêm vốn và lao động, trang bị tư liệu sản
xuất, lựa chọn công nghệ sản xuất thích hợp, tiến hành tổ chức sản xuất và
dịch vụ những sản phẩm theo yêu cầu thị trường nhằm thu lợi nhuận cao”.
KS. Trần Hữu Quang - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương
cho rằng: “Trang trại là hình thức sản xuất nông nghiệp dựa trên cơ sở lao
động và đất đai của hộ gia đình là chủ yếu, có tư cách pháp nhân, tự chủ sản
xuất kinh doanh và bình đẳng với các thành phần kinh tế khác, có chức năng
chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hoá, tạo ra nguồn thu nhập chính cho gia
đình và đáp ứng nhu cầu cho xã hội”.
Từ những quan điểm trên chúng ta thấy rằng trang trại là:
- Kinh tế hộ nông dân sản xuất ra hàng hoá.
- Các hộ nông dân phải đạt mức độ tương đối lớn về quy mô sản xuất
hàng hoá và đa dạng hoá sản xuất để có thể tái sản xuất mở rộng được sau khi
các nhu cầu thiết yếu của đời sống sinh hoạt được đảm bảo.
- Phương thức sản xuất của gia đình gắn trực tiếp giữa người lao động với
đất đai, tư liệu sản xuất, gắn thu nhập của người lao động với hiệu quả sản xuất.
b) Khái niệm kinh tế trang trại
Cho đến nay đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về kinh tế trang trại.
Theo tác giả Lê Trọng (1993) – NXB Nông nghiệp thì cho rằng: “Trang
trại là cơ sở, là doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp của một hoặc của một
nhóm nhà kinh doanh. Còn kinh tế trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế
cơ sở là doanh nghiệp trực tiếp tổ chức sản xuất ra nông sản hàng hoá dựa
trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội, được chủ trang trại đầu tư
vốn, thuê mướn phần lớn hoặc hầu hết sức lao động và trang thiết bị tư liệu
sản xuất để hoạt động kinh doanh theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường
được Nhà nước bảo hộ theo pháp luật”.


6


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B

Nghị định số 03/2000/NĐ – CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang trại
như sau: “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông
nghiệp nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và
nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng
thuỷ sản, trồng rừng gắn với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản”.
Qua những ý kiến, quan điểm về trang trại và kinh tế trang trại có thể
rút ra khái niệm chung về trang trại và kinh tế trang trại như sau:
* Trang trại: Là một đơn vị sản xuất nông nghiệp có quy mô lớn cả về
diện tích cũng như giá trị sản xuất, đòi hỏi đầu tư cao và hoạt động theo cơ
chế thị trường.
* Kinh tế trang trại: Là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông
nghiệp (lâm nghiệp, nông nghiệp) trong đó tư liệu sản xuất thuộc quyền sở
hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập (thường là chủ hộ), hoạt
động sản xuất kinh doanh tự trên quy mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập
trung đủ lớn với cách thức tổ chức quản lý tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao
nhằm mục đích chủ yếu là sản xuất nông sản hàng hoá, gắn liền với thị trường
dưới sự bảo hộ của pháp luật.
Tuy nhiên, chúng tôi cần khẳng định rằng hai khái niệm “trang trại” và
“kinh tế trang trại” là hai khái niệm khác không đồng nhất. Kinh tế trang trại
là tổng thể các yếu tố vật chất của các quan hệ nảy sinh trong quá trình tồn tại
và hoạt động của trang trại. Còn trang trại là nơi kết hợp các yếu tố vật chất
của sản xuất, là chủ thể các quan hệ kinh tế đó. Như vậy, nói kinh tế trang trại
là xem xét trang trại thì ngoài mặt kinh tế còn có thể xem xét về mặt xã hội,

môi trường.
* Về mặt xã hội: Trang trại là một tổ chức cơ sở của xã hội, trong đó
các quan hệ đan xen nhau: quan hệ giữa các thành viên của hộ trang trại, quan
hệ giữa chủ trang trại và những người lao động làm thuê, quan hệ giữa những
người làm thuê với nhau trong cùng trang trại…

7


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B

* Về mặt môi trường: Trang trại là một không gian sinh thái, trong đó
diễn ra các quan hệ sinh thái đa dạng. không gian sinh thái trang trại có quan
hệ chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại trực tiếp với hệ sinh thái trong vùng.
Qua phân tích ở trên chúng ta nhận thấy khái niệm trang trại rộng hơn
khái niệm kinh tế trang trại, song giữa các mặt kinh tế, xã hội, môi trường của
trang trại thì mặt kinh tế vẫn là cơ bản chứa đựng những nội dung cốt lõi của
trang trại. Vì thế khi đề cập đến kinh tế trang trại tức là nói tới mặt kinh tế của
trang trại, người ta gọi tắt là trang trại.
2.1.1.3 Sự giống và khác nhau giữa kinh tế trang trại và kinh tế hộ nông dân
* Giống nhau:
- Chủ trang trại và chủ hộ đều tham gia lao động trực tiếp và điều hành
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Quá trình sản xuất chủ yếu dựa vào ruộng đất, các tư liệu như lao
động, tiền vốn của gia đình.
- Chủ hộ và chủ trang trại tự ra các quyết định kinh doanh và tổ chức
thực hiện các quyết định đó một cách nhanh chóng, triệt để và hiệu quả.
* Khác nhau:

Chỉ tiêu
Mục đích sản xuất

Quy mô sản xuất

Trình độ sản xuất

Kinh tế trang trại
Sản xuất hàng hoá là chủ
yếu
- Lớn, tập trung
- Đầu tư cao
- Hiệu quả kinh tế cao hơn
- Sử dụng la động gia đình
và lao động là thuê

Kinh tế hộ nông dân
Sản xuất để đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng
- Nhỏ, phân tán
- Đầu tư thấp
- Hiệu quả kinh tế thấp
- Sử dụng lao động gia
đình là chính

Tiên tiến, tính chuyên môn Thấp, chủ yếu dựa vào
hoá cao
kinh nghiệm

Mức độ tích luỹ sản xuất


Nhiều

Ít

Mối quan hệ với thị trường

Nhiều

ít

8


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B

2.1.1.4 Khái niệm tăng trưởng và phát triển
- Tăng trưởng là sự gia tăng hay sự gia tăng thêm về quy mô số lượng.
- Phát triển là quá trình tăng tiến về mọi mặt không những gia tăng về
số lượng mà còn là những tiến bộ về cơ cấu cũng như chất lượng.
Tăng trưởng và phát triển đôi khi được coi là đồng nghĩa, nhưng thực ra
chúng có liên quan với nhau và có những nội dung khác nhau. Theo nghĩa
chung nhất thì tăng trưởng là nhiều sản phẩm hơn, còn phát triển không
những nhiều sản phẩm hơn mà còn phong phú hơn về chủng loại và chất
lượng, phù hợp hơn về cơ cấu và phân bổ của cải.
2.1.1.5 Tăng trưởng và phát triển trong sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất có đặc thù riêng trong đó cây trồng và
vật nuôi là đối tượng sản xuất chính. Vì vậy, việc vận dụng lý thuyết phát

triển vào sản xuất nông nghiệp đã tạo ra một cái nhìn phong phú dưới nhiều
góc độ khác nhau nhưng đều hướng đến sự tăng lên về quy mô, sản lượng, tốc
độ phát triển và chất lượng trong sản xuất nông nghiệp.
Trong sản xuất nông nghiệp sự tác động của các yếu tố đầu vào: lao
động, giống, phân bón, nước, thuốc bảo vệ thực vật,… và quá trình hoạt động
sinh học của cây trồng, vật nuôi đã tạo ra kết quả sản xuất. Quan hệ vật chất
giữa năng suất và các yếu tố đầu vào thường được biểu thị thông qua hàm sản
xuất cổ điển và tân cổ điển. Theo quan điểm cổ điển thì khi tăng một lượng
đầu vào nào đó (khi các đầu vào khác không đổi) thì năng suất biên sẽ giảm.
Các nhà kinh tế học cổ điểm gọi hiện tượng này là quy luật lợi suất giảm dần.
Theo các nhà kinh tế học tân cổ điển thì trong sản xuất nông nghiệp
ngoài các yếu tố vật chất, sinh trưởng sinh học, hay năng suất còn chịu tác
động của hàng loạt các yếu tố khác như chất lượng đât, thời tiết khí hậu,
giống, kỹ thuật làm đất, sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, luân canh cây trồng.
Chính vì vậy, phát triển nông nghiệp bền vững là mục tiêu nhân loại
đang hướng tới và thực hiện. Theo Uỷ ban kỹ thuật của FAO nền nông nghiệp

9


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B

bền vững bao gồm việc quản lý có hiệu quả nguồn lực để thoã mãn nhu cầu
ngày càng tăng của con người mà vẫn duy trì hay làm tăng thêm chất lượng
của môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Như vậy quan điểm phát triển, sự phát triển nông nghiệp một cách bền
vững vừa đảm bảo thoả mãn nhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm
nông nghiệp vừa không giảm khả năng đáp ứng những nhu cầu của nhân loại

trong tương lai. Mặt khác, phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo hướng
đạt năng suất nông nghiệp cao hơn, vừa bảo hộ và gìn giữ tài nguyên thiên
nhiên đảm bảo sự cân bằng có lợi về môi trường.
2.1.2 Những đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại
* Mục đích sản xuất của trang trại là sản xuất nông lâm, thuỷ sản hàng
hoá với quy mô lớn.
* Mức độ tập trung hoá và chuyên môn hoá các điều kiện và yếu tố sản
xuất cao hơn hẳn so với sản xuất của nông hộ, thể hiện ở quy mô sản xuất
như: đất đai, đầu con gia súc, lao động, giá trị nông lâm thuỷ sản hàng hoá.
* Chủ trang trại có kiến thức và kinh nghiệm trực tiếp điều hành sản
xuất, biết áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao công
nghệ mới vào sản xuất, sử dụng lao động gia đình và thuê lao động bên ngoài
sản xuất hiệu quả cao, có thu nhập vượt trội so với kinh tế hộ. [6]
2.1.3 Những tiêu chí nhận dạng trang trại
Dựa trên các đặc tính của kinh tế trang trại chúng ta xác nhận, nhận
dạng trang trại về hai mặt, định tính và định lượng.
 Về định tính: Đặc trưng cơ bản của trang trại là sản xuất sản phẩm hàng
hoá, tiêu chí này có sự thống nhất ở tất cả các nước có kinh tế trang
trại.
 Về mặt định lượng: Thông qua các chỉ số cụ thể nhằm định dạng và
phân biệt đâu là trang trại và đâu không phải là trang trại từ đó phân
loại quy mô giữa các trang trại.

10


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B


- Tiêu chí định lượng
+ Trên thế giới: Để nhận dạng thế nào là một trang trại thế nào chưa
phải là một trang trại, ở các nước phổ biến chỉ sử dụng tiêu chí định tính
chung có đặc trưng là sản xuất sản phẩm hàng hoá, không phải sản xuất tự cấp
tự túc. Chỉ có một số nước sử dụng tiêu chí định lượng để nhận dạng trang
trại như Mỹ, Trung Quốc. Chủ yếu là các tiêu chí về diện tích đất, giá trị sản
lượng hàng hoá, trong đó tiêu chí về diện tích của các trang trại ở mỗi nước
khác nhau tuỳ thuộc vào quỹ đất nhiều hay ít. Ở Nhật Bản, Đài Loan phân
loại trang trại có quy mô từ 0,3ha đến 10 ha trở lên.
+ Ở Việt Nam: kinh tế trang trại được phát triển ở hầu hết các ngành
sản xuất nông -lâm - ngư nghiệp quy mô và phương thức sản xuất đa dạng,
phát triển.
Thi hành Nghị quyết của Chính phủ về kinh tế trang trại, ngày
26/06/2000. Liên Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và tổng cục thống
kê đã ban hành thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN-TCTK hướng dẫn
tiêu chí để xác định kinh tế trang trại như sau:
- Tiêu chí định lượng:
Đối với các tỉnh phía Bắc và duyên hải miền Trung : Giá trị sản lượng
hàng hóa, dịch vụ phải đạt bình quân đạt 40 triệu đồng/ năm trở lên.
Đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên: Giá trị sản lượng hàng hóa,
dịch vụ phải đạt bình quân 50 triệu đồng/năm trở lên.
2.1.4 Phân loại trang trại
 Phân theo cơ cấu sản xuất
- Trang trại kinh doanh tổng hợp: Kết hợp công nghiệp với tiểu thủ
công nghiệp.
- Trang trại chuyên môn hóa: Chuyên nuôi gà, lợn, nuôi bò thịt hoặc bò
sữa, trồng cây ăn quả, hoa...hoặc chuyên sản xuất nông, lâm, thuỷ sản làm
nguyên liệu cho công nghiệp chế biến

11



Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B

 Phân theo tổ chức quản lý
- Trang trại gia đình: Là loại hình trang trại độc lập sản xuất kinh
doanh, mỗi gia đình có tư cách pháp nhân riêng do người chủ hộ hay người có
năng lực và uy tín trong gia đình đứng ra quản lý.
- Trang trại liên doanh: Là kiểu trang trại do hai hay nhiều trang trại
hợp nhất thành một trang trại lớn hơn để tăng thêm khả năng về vốn và tư liệu
sản xuất nhằm tạo ra sức cạnh tranh với các trang trại khác có quy mô lớn, và
tận dụng định hướng ưu đãi của Nhà nước dành cho các trang trại lớn.
- Trang trại hợp doanh theo cổ phần: là trang trại được tổ chức theo
nguyên tắc một công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chế biến,
tiêu thụ sản phẩm. Loại trang trại này thường có quy mô lớn và được chuyên
môn hoá sản xuất, sử dụng lao động làm thuê là chủ yếu.
 Phân theo hình thức sở hữu tư liệu sản xuất
- Chủ trang trại sở hữu toàn bộ tư liệu sản xuất từ đất đai, công cụ, máy
móc, chuồng trại, kho bãi...
- Chủ trại sở hữu một phần tư liệu sản xuất, một phần phải đi thuê
ngoài (có đất đai nhưng đi thuê máy móc công cụ).
- Chủ trang trại hoàn toàn không có tư liệu sản xuất, một phần phải đi
thuê toàn bộ đất đai, máy móc, thiết bị, kho tàng, mặt nước, chuồng trại.
 Phân theo phương thức điều hành sản xuất
- Chủ trang trại hầu hết là nông dân sống ở nông thôn. Họ là người trực
tiếp quản lý sản xuất.
- Chủ trang trại sống ở nơi khác nhưng vẫn điều hành trang trại
- Chủ trang trại sống ở thành phố, có trang trại ở nông thôn và thuê

người quản lý điều hành mọi hoạt động của trang trại.
- Trang trại uỷ thác cho người nhà, bạn bè quản lý sản xuất từng việc
theo thời vụ hay liên tục nhiều việc.

12


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B

2.1.5 Vai trò và vị trí kinh tế trang trại
Việt Nam xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp, do đó tỷ trọng về
sản lượng của nông nghiệp vẫn chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Để có được điều này chúng ta đã phát huy tốt các nguồn lực đã có sẵn
trong nông thôn, và kinh tế trang trại là một trong những bộ phận đóng vai trò
quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp. Tuy kinh tế trang trại mới phát
triển trong những năm gần đây nhưng nó đã thể hiện một hình thức kinh
doanh trong nông nghiệp có nhiều ưu thế nhất.
Thông qua kết quả hoạt động kinh doanh của trang trại có thể thấy
được vai trò và vị trí của kinh tế trang trại, nó là tế bào của nền nông nghiệp
sản xuất hàng hoá, là bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống nông nghiệp,
là hình thức doanh nghiệp trực tiếp sản xuất ra nông sản hàng hoá cho xã hội
phù hợp với đặc điểm sản xuất nông nghiệp, với quy luật sinh học và các quy
luật sản xuất hàng hoá, là đối tượng để tổ chức lại nền nông nghiệp, đảm bảo
chiến lược phát triển nền nông nghiệp hàng hoá thích ứng với sự hoạt động
của các quy luật kinh tế thị trường, bên cạnh đó kinh tế trang trại còn đảm bảo
cho sự phát triển bền vững:
 Về mặt kinh tế: kinh tế trang trại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ở từng địa phương, phát triển được những giống cây trồng, vật nuôi có hiệu

quả kinh tế cao. Kinh tế trang trại tiếp thu nhanh những tiến bộ kỹ thuật và
được áp dụng trong sản xuất đã tạo thêm nhiều sản phẩm hàng hoá, thúc đẩy
ngành công nghiệp chế biến phát triển.
 Về mặt xã hội: kinh tế trang trại phát triển đã thu hút được một
lượng lớn vốn đầu tư vào nông nghiệp. Trang trại phát triển theo quy mô lớn
tạo thêm việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động.
 Về mặt môi trường: các trang trại ở Việt Nam đã khai thác, phủ
xanh đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven sông, ven biển. Như vậy, phát triển

13


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B

kinh tế trang trại đã góp phần sử dụng đầy đủ và hợp lý nguồn tài nguyên đất
đai đang ngày càng bị thu hẹp.
Kinh tế trang trại đã và đang góp phần sử dụng các nguồn tài nguyên tự
nhiên một cách hợp lý, sử dụng các nguồn lao động dư thừa để sản xuất ra
nông sản hàng hoá. Kinh tế trang trại còn có vai trò quan trọng trong việc
khôi phục, bảo về và phát triển môi trường, xây dựng và phát triển nông thôn
mới.
2.1.6 Sự cần thiết của việc phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam
 Phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam là một tất yếu khách quan
giữa quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực
lượng sản xuất.
Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất đòi hỏi phải thiết lập
quan hệ sản xuất mới để tạo động lực thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
nhanh hơn.

 Phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam là tất yếu khách quan phù
hợp với mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Trang trại ra đời tạo ra mối quan hệ mới giữa công nghiệp và nông
nghiệp trong quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước, công nghiệp phát
triển sẽ tạo ra được nhiều trang thiết bị mới phục vụ cho quá trình sản xuất
nông nghiệp được tốt hơn, mặt khác với một nền nông nghiệp lác hậu, kém
phát triển thì không đủ điều kiện ứng dụng các thành quả mới của công
nghiệp, từ đó sẽ tạo ra sự khan hiếm về sản phẩm phục vụ cho xã hội. Sự ra
đời và phát triển của kinh tế trang trại ở nước ta vào thời điểm này đã trở nên
cần thiết và hơn bao giờ hết, nó sẽ là cầu nối để đưa công nghiệp và nông
nghiệp sát lại với nhau và tạo ra được bàn đạp để nước ta bước vào quá trình
công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Sự hình thành kinh tế trang trại là kết quả của quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất công nghiệp.

14


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B

 Phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam là tất yếu khách quan phù
hợp với tiến trình phát triển kinh tế và hội nhập.
Nước ta đang hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giớ, đặc biệt khi gia
nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thì nông nghiệp cũng có những đóng
góp đặc biệt vào nền kinh tế thông qua sự đóng góp quan trọng về những
công cụ và tư liệu sản xuất để có thể phục vụ cho việc mở rộng sản lượng
nông nghiệp, đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Khi chúng ta
gia nhập tổ chức thương mại thế giới chúng ta sẽ không tránh gặp những khó

khăn nhất định như là người nông dân nói riêng hay ngành kinh tế nông
nghiệp nói chung sẽ không còn có được sự bảo hộ của Nhà nước, như là sự
bảo hộ về hạn ngạch nhập khẩu hay thuế bảo hộ và cung nông sản. Lúc này
kinh tế trang trại sẽ có nhiều lợi thế hơn.
- Lợi thế về quy mô sản xuất: diện tích đất, vốn sản xuất, lao động, máy
móc, thiết bị của trang trại đều có quy mô lơn hơn nông hộ. Với quy mô các
yếu tố đầu vào lớn thì chi phí sản xuất sẽ giảm bởi quy mô sản lượng tăng. Do
đó phát triển kinh tế trang trại nông sản Việt Nam mới có sức cạnh tranh với
các nước trong khu vực và các nước phát triển.
- Lợi thế về tỷ suất hàng hoá, đồng nhất với chất lượng sản phẩm, và
thương hiệu của sản phẩm: kinh tế trang trại với quy mô sản xuất lớn và tập
trung sẽ dễ dàng thực hiện quy hoạch phân vùng chuyên môn hoá sản xuất
theo lợi thế so sánh, tạo ra sự đồng nhất về chất lượng sản phẩm từ đó tạo ra
thương hiệu riêng cho sản phẩm của trang trại hay của vùng đó.
- Lợi thế ứng dụng các công nghiệp mới trong sản xuất nông nghiệp:
Với quy mô sản xuất lớn sẽ tạo thuận lợi cho việc áp dụng các công nghệ
mới, cơ giới hoá, thâm canh tăng năng suất đồng thời gắn với bảo vệ các
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Do đó phát triển kinh tế trang trại thì nông dân
mới duy trì bền vững sức cạnh tranh của mình khi đi trên con đường hội nhập
kinh tế thế giới.

15


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B

- Lợi thế về nâng cao năng suất lao động: Việt Nam hoàn toàn bất lợi
do năng suất lao động nông nghiệp còn quá thấp so với các nước trong khu

vực. Năng suất lao động thấp sẽ làm chi phí sản xuất cao, từ đó sẽ khó cải
thiện được thu nhập cho hộ nông dân. Kinh tế trang trại với tư liệu sản xuất,
vốn, lao động được tập trung trên quy mô lớn mới có điều kiện phát huy ưu
thế chuyên môn hoá về lao động bao gồm cả chiều rộng lẫn chiều sâu, tạo
điều kiện cải thiện, nâng cao năng suất lao động.
Tóm lại, kinh tế trang trại là mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh trong
nông nghiệp mà sự xuất hiện của nó nảy sinh từ những yêu cầu khách quan
của quá trình phát triển cơ chế kinh tế thị trường và phù hợp với chủ chương
thực hiên công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong lĩnh vực nông nghiệp.
2.1.7 Những điều kiện cơ bản để phát triển kinh tế trang trại và kinh doanh
có hiệu quả
- Nhà nước có hệ thống chính sách đúng đắn đồng bộ và hiệu quả.
- Chủ trang trại phải có ý đồ kinh doanh và có năng lực tổ chức sản
xuất dịch vụ và quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Có thị trường ổn định.
- Có vốn, phải tạo được một lượng vốn tương ứng với yêu cầu mở rộng
kinh doanh bằng nhiều cách và bằng nhiều nguồn.
- Có khả năng trang bị và áp dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất kinh tế trang trại trên thế giới
Trên thế giới kinh tế trang trại gia đình đã hình thành và phát triển hàng
trăm năm nay và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của sản xuất công
nghiệp, trong tiến bộ khoa học kỹ thuật và thúc đẩy nhanh quá trình CNH –
HĐH nền nông nghiệp hàng hoá. Sở dĩ như vậy vì nó là đơn vị kinh tế phù
hợp với nông nghiệp nông thôn, rất cơ động và linh hoạt, dễ dàng vượt qua
những khó khăn khi tham gia vào thị trường. Xuất phát từ việc nghiên cứu

16



Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B

kinh tế trang trại gia đình ở các nước có điều kiện địa lý, chế độ xã hội, tình
hình chính trị và điều kiện kinh tế khác nhau cho chúng ta thấy:
Hầu hết các nước có quy mô nông trại gia đình thường phân tán ở nông
thôn, sản lượng sản xuất ra không cao, chưa tạo ra được nông sản hàng hoá
cao và tập trung. Trong nền kinh tế hàng hoá, nó là lực lượng sản xuất hàng
hoá chủ yếu trong nông nghiệp.
Tại các nước đang phát triển, kinh tế nông hộ tự cấp tự túc còn chiếm
một tỷ lệ đáng kể, đồng thời còn có một số bộ phận kinh tế đã và đang chuyển
sang kinh tế trang trại sản xuất hàng hoá.
Tại các nước đã phát triển ở giai đoạn đầu có số lượng nông trại nhiều và
quy mô nông trại nhỏ, nhưng cùng với sự phát triển vững mạnh của nền công
nghiệp thì số lượng nông trại đã giảm dần cùng với nó là quy mô tăng lên.
Cơ cấu sản xuất kinh doanh trong các nông hộ rất phong phú và đa
dạng gồm cả nông, lâm, ngư nghiệp, chế biến nông sản, phi nông nghiệp.
Phần lớn các nông trại đều sử dụng lao động gia đình là chính, số lao động
thuê không nhiều và chỉ thuê khi công việc quá nhiều. Đất canh tác của nông
trại đa số thuộc sở hữu riêng, đất đi thuê rất ít. Máy móc, công cụ phục vụ cho
hoạt động sản xuất của trang trại chủ yếu do các chủ trang trại bỏ vốn hoặc
chung vốn với nhau để mua.
Quá trình hình thành kinh tế trang trại ở một số nước được thể hiện như sau:
Kinh tế trang trại đóng góp quan trọng trong nền kinh tế của các quốc
gia. Ở Mỹ năm 2008 có khoảng 2.2 triệu trang trại; trong đó trang trại gia
đình chiếm 65% diện tích đất nông nghiệp và 70% giá trị sản lượng nông
nghiệp. Có 2,2 triệu trang trại sản xuất hơn 50% sản lượng bắp và đậu nành
trên toàn thế giới thế giới. Ở Pháp, với 98.000 trang trại đã sản xuất khối
lượng nông sản gấp đôi so với nhu cầu trong nước. Ở Hà Lan, với 1500 trang

trại chuyên trồng hoa hàng năm sản xuất 7 tỷ bông hoa và 600 triệu chậu hoa,
trong đó có 70% dành cho xuất khẩu. Ở Nhật Bản, với 4 triệu lao động ở trang

17


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B

trại (3,7% dân số) đảm bảo lương thực thực phẩm cho 125 triệu người. Ở
Malaysia, các trang trại sản xuất 4 triệu tấn cọ dầu (75% sản lượng quốc gia).
2.2.2 Tình hình phát triển trang trại ở nước ta trong những năm gần đây
* Quá trình hình thành kinh tế trang trại ở Việt Nam
Quá trình hình thành và phát triển KTTT ở Việt Nam là một quá trình
tương đối phức tạp và trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, mỗi giai đoanh mang
một hình thái riêng và được chia thành hai thời kỳ chính:
Giai đoạn trước năm 1986
Từ thời phong kiến đời nhà Lý - Trần thì trang trại đã xuất hiện nhưng
nó chỉ mang những nét đặc trưng của mô hình tiền trang trại. Đó là điền trang
của các tầng lớp quý tộc, điền trang nhà chùa, thái ấp của quý tộc thân vương.
Song lối sản xuất của điền trang thái ấp là khép kín, kinh tế hiện vật chi phối
quá trình sản xuất kinh doanh, kinh tế hàng hoá chưa phát triển nên KTTT ở
thời kỳ này chưa có.
Thời nhà Lê - Nguyễn hình thành lên các thái ấp của các công thần,
quan lại.
Từ giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, với chính sách
bóc lột thuộc địa, nền kinh tế nước ta có sự biến đổi quan trọng. Trong nông
nghiệp, hệ thống đồn điền gắn liền với sản xuất hàng hoá phát triển. Tuy
nhiên sản phẩm của các đồn điền này tạo ra lại được đưa ra thị trường thế giới

và bản thân Pháp, đem lại lợi nhuận kếch xù cho giới tư bản đương thời.
Sang thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất
nước nhà:
+ Ở miền Bắc, Nhà nước lập ra một số nông, lâm trường quốc doanh,
nhưng hoạt động theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung chứ chưa phát triển theo
cơ chế thị trường. Khi đó, KTTT còn là một khái niệm rất trừu tượng và còn
mang tính chất của CNTB nên rất xa lạ với nền kinh tế CNXH. Do đó, KTTT
ở miền Bắc vẫn chưa xuất hiện.

18


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B

+ Ở miền Nam, vì chiến tranh liên miên nên sản xuất hàng hoá trong
nông nghiệp cũng chậm phát triển. Các trang trại tư bản tư nhân của Pháp
dưới dạng đồn điền vẫn tồn tại. Cũng trong giai đoạn này kinh tế nông hộ sản
xuất hàng hoá cũng xuất hiện và phát triển dần lên thành KTTT gia đình.
Bước vào thời kỳ cả nước quá độ lên CNXH, Nhà nước ta thực hiện
nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, ruộng đất thuộc quyền sở hữu của Nhà
nước, chủ yếu giao cho các nông trường quốc doanh, hợp tác xã, tập đoàn sản
xuất quản lý. Hộ nông dân không được coi là đơn vị kinh tế tự chủ nên không
được giao quyền sử dụng đất. Các chính sách của Nhà nước được ban hành
nhằm hạn chế thị trường tự do, ngăn cấm tự do giao lưu kinh tế nói chung,
đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp bộc lộ nhiều mâu thuẫn và tồn tại nghiêm
trọng, đời sống nhân dân rất khó khăn.
Giai đoạn từ năm 1986 đến nay
Trước những cơ chế không hợp lý trong quản lý kinh tế, ở đại hội VI

tháng 12/1986 Đảng và Nhà nước đã kịp thời nhận ra rằng trong thời kì quá
độ ở nước ta phải là “Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý vĩ
mô của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đến tháng 4/1988 trong
nông nghiệp có Nghị quyết 10 của Bộ chính trị về: “đổi mới cơ chế quản lý
trong nông nghiệp”. Đặc biệt là Nghị quyết VI (khoá VI) năm 1989 Đảng chỉ
ra rằng giai đoạn xã viên trở thành đơn vị kinh tế tự chủ, đồng thời luật doanh
nghiệp tư nhân cũng được công bố trên báo Nhân dân 3/1/1991. Đó chính là
cơ sở để loại hình KTTT phát triển.
Từ sau đổi mới, đặc biệt là sau năm 1989 tất cả các vùng miền trong cả
nước đều đẩy nhanh phát triển kinh tế trang trại.

19


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B

Bảng 2.1: Sự phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam thời kỳ 2000 – 2008
ĐVT: trang trại
Chỉ tiêu

2001

2002

2003

2004


2005

2006

2007

2008

Cả nước

61017

61787

86141

110832

114362

113699

116222

120699

ĐB Sông Hồng

1834


1939

5031

8131

9637

13844

14733

17318

3336

3373

5226

5384

5868

5228

5187

4423


5917

6159

11351

12818

13844

14564

15169

18202

6035

6223

6650

9450

9623

8730

9240


9481

12705

12126

14938

18921

18808

16891

16870

13792

56128

56582

54442

55023

57483

Trung du và MN
phía Bắc

Bắc trung bộ và
DH miền trung
Tây Nguyên
Đông Nam bộ

ĐB sông Cửu
31190 31967 42945
Long
Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2008

Sự phát triển trang trại của cả nước được thông qua bảng 2.1 như sau.
Quy mô diện tích kinh doanh phổ biến từ 1-10 ha (86%). Trang trại có
qui mô diện tích lớn hơn 30 ha chiếm tỷ lệ không đáng kể (1,34%). Phần lớn
các trang trại thực hiện tích tụ ruộng đất theo phương thức chuyển nhượng
(64%). Trang trại hình thành trên đất đai thừa kế được phổ biến ở các tỉnh
Tây Nam Bộ (61%), trong khi các tỉnh Đông Nam Bộ chủ yếu là dựa vào khai
hoang (55%),…
Mức vốn đầu tư cao nhất trên 1 trang trại là 2 tỷ đồng, thấp nhất là 2,7
triệu. Bình quân là 128 triệu đồng. Lao động bình quân cho một trang trại là 4
người. Lao động gia đình vẫn giữ vai trò quan trọng trong số lao động chính của
trang trại. Phần lớn có thuê mướn lao động thường xuyên hoặc thời vụ (92%)
Như vậy được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước các trang trại không
ngừng tăng lên về quy mô, diện tích và vốn, các chủ trang trại không ngừng
học hỏi và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất. Điều đó phản
ánh trình độ đầu tư thâm canh ngày càng tăng theo hướng công nghiệp hoá,

20


Khoá Luận Tốt Nghiệp


Phạm Hải Đăng – KT51B

hiện đại hoá đất nước, ngày càng thúc đẩy nền sản xuất nông nghiệp phát
triển cao hơn nữa phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế hiện nay.
2.2.3 Những thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển kinh tế trang trại ở
nước ta
* Thuận lợi
Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa nên phù hợp với
nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, nuôi trồng và chăn nuôi phù hợp
với nhiều loại gia súc, gia cầm.
Là nước có tiềm năng trong việc phát triển KTTT do có lượng lao động
nông thôn dồi dào, cần cù, chịu khó, óc sáng tạo, ham học hỏi. Lại có bờ biển
khá dài hơn 3000 km thuận tiện cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. Đất
rộng, chưa được sử dụng hết.
Mặt khác, Đảng và Nhà nước ta luôn khuyến khích làm giàu chính
đáng, tạo cơ hội cho phát triển. Nhà nước đã đưa ra một số chính sách lâu dài
cho KTTT.
Nhờ có chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã mở đường
cho sự hình thành và phát triển những mô hình KTTT. Nhà nước có chính
sách giao đất ổn định, lâu dài đối với hộ gia đình, khuyến khích dồn điền đổi
thửa, cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất tạo vùng sản
xuất quy mô lớn phù hợp với mô hình KTTT. Ngoài ra, chính sách tín dụng
mở cửa, thị trường tiêu thụ rộng rãi kích thích mô hình này phát triển.
Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đến vấn đề huy động và giải ngân
vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Quốc hội quy định từ năm 1999
dùng toàn bộ thuế sử dụng đất nông nghiệp để tái đầu tư cho nông nghiệp.
Các pháp lệnh về ngân hàng được ban hành, hàng loạt các tổ chức tín dụng
được thành lập nhằm giúp nông dân thực hiện huy động vốn mở rộng sản
xuất. Các chính sách về thị trường giá cả đầu vào và đầu ra, chính sách thuế…


21


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B

đã tác động tích cực đến kết quả và hiệu quả sản xuất nông nghiệp nói chung
và KTTT nói riêng.
Chính sách khoa học, công nghệ, khuyến nông, chính sách đào tạo, sử
dụng cán bộ và chính sách xã hội nông thôn đã trở thành tiền đề phát triển sản
xuất nông nghiệp, nông thôn trong những năm qua.
* Khó khăn
Tuy nhiên thì KTTT còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ.
Mặc dù Đảng và Nhà nước đã có chủ trương về phát triển KTTT song
còn một số vấn đề quan điểm, chính sách phải tiếp tục làm rõ như: Việc giao
đất, chuyển nhượng đất, tích tụ đất để làm trang trại…. phát triển KTTT cần
phải có chính sách phải đủ, đúng, khả thi và kiên trì mới đạt được, cơ cấu
kinh tế nông nghiệp – nông thôn chuyển dịch chậm.
Đây là loại hình kinh tế mới hình thành nên chưa có kinh nghiệm trong
sản xuất.
Quy mô nhiều nơi còn nhỏ hẹp, sản xuất nông nghiệp manh mún, tự
phát, thiếu vốn sản xuất, thị trường tiêu thụ còn kém phát triển.
Mạng lưới giao thông còn gặp nhiều khó khăn, có ảnh hưởng tới quá
trình tiêu thụ sản phẩm.
Cơ sở chế biến lạc hậu, sản phẩm khó cạnh tranh được trên thị trường
quốc tế.
Cung ứng vật tư, công tác khuyến nông, ứng dụng khoa học công nghệ
mới vào sản xuất còn hạn chế.

Trình độ văn hoá cũng như trình độ chuyên môn của chủ trang trại còn
bị hạn chế nên ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức sản xuất cũng như việc tìm
kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

22


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B

2.2.4 Những bài học kinh nghiệm về phát triển và quản lý trang trại
2.2.4.1 Chính sách đổi mới
Chính sách đổi mới làm thức dậy nhiều vùng đất hoang, đất trống, đồi
núi trọc, bước đầu đã khuyến khích việc tạo lập các trang trại chuyên môn hoá
theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, góp phần tạo ra những vùng kinh tế
trù phú. Hiện nay, tốc độ và quy mô phát triển ngày càng tăng, càng lớn theo
đà tự phát phù hợp với nền kinh tế thị trường, theo đà tăng trưởng chung xã
hội được bắt nguồn từ chính những chính sách kinh tế phù hợp với xu thế
chung, phù hợp với nguyện vọng của đông đảo bà con nông dân muốn góp
phần sức lực nhỏ bé để xây dựng đất nước.
2.2.4.2 Người chủ trang trại
Người chủ trang trại có vị trí quyết định trong việc tạo lập, phát triển và
quản lý trang trại, quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả cao hay thấp mà
hoạt động của các quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị,… trong nền kinh tế thị
trường là nơi kiểm nghiệm tài năng của họ. Người chủ trang trại chẳng những
phải có ý chí cao, có điều kiện cần và đủ về các điều kiện tự nhiên, kinh tế,
mà còn phải là người có tri thức (có trình độ hiểu biết) về tổ chức quản lý
kinh doanh trang trại, là người biết làm giàu theo quy mô trang trại. Một trong
những yếu tố quang trọng để trở thành một người chủ trang trại thành đạt là

phải có kinh nghiệm thực tế, giám mạo hiểm trong các lĩnh vực mới.
Trên thực tế, đối với những chủ trang trại trẻ, họ cũng hết sức năng
động và có đủ tri thức để tự lựa chọn những chiến lược kinh doanh, sản xuất
thích hợp trong nền kinh tế thị trường mà không thua kém với giám đốc một
xí nghiệp nào khác.
2.2.4.3 Thị trường
Thị trường là yếu tố có tính chất quyết định đối với sản xuất. Thực tiễn đã
chứng minh rằng sự biến động của thị trường trong và ngoài nước có tính chất
quyết định đối với sự thay đổi nội dung có tính chất chiến lược về sản phẩm.

23


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B

Thị trường chính là nơi chứng minh kết quả của hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp thông qua đó, chủ trang trại sẽ thu hồi vốn đã bỏ ra và một
phần lợi nhuận để nâng cao chất lượng cuộc sống và tái đầu tư sản xuất mở
rộng tiếp theo.
2.2.4.4 Lựa chọn địa điểm để tạo lập trang trại
Lựa chọn địa điểm để tạo lập trang trại có ý nghĩa kinh tế - xã hội đặc
biệt quan trọng, nó quyết định lợi thế so sánh trong cạnh tranh.
Chính các điều kiện như: đất tốt, giao thông thuận lợi, hệ thống tưới
tiêu hợp lý, khí hậu phù hợp với nhiều loại cây sẽ là những lợi thế rất thuận
lợi để chủ trang trại phát huy trong sản xuất kinh doanh để đem về lợi nhuận
ngày một tăng.
2.2.4.5 Phương hướng kinh doanh
Phương hướng kinh doanh phổ biến của hầu hết các trang trại là chuyên

môn sản xuất hàng hoá phối hợp lý các ngành nhằm giảm tính thời vụ, tận
dụng được ruộng đất, khí hậu, tiền vốn, tư liệu sản xuất, sức lao động để sản
xuất nhiều sản phẩm hàng hoá.
2.2.4.6 Quy mô kinh doanh
Quy mô kinh doanh của trang trại hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào:
- Các yếu tố kinh doanh như là ruộng đất....
- Phương hướng kinh doanh là nông trại hay lâm trại…
- Các yếu tố đầu vào, đầu ra của trang trại
- Dự kiến thời gian sẽ đưa sản phẩm ra thị trường.
- Dự kiến mức giá bán cho từng sản phẩm trong từng giai đoạn cụ thể.
2.2.4.7 Vốn đầu tư kinh doanh
Vốn đầu tư kinh doanh hiện nay đang là vấn đề hết sức khó khăn cho
các chủ trang trại. Kinh nghiệm thực tế cho thấy các chủ trang trại đã biết tìm
mọi cách để tạo vốn và mạnh dạn bỏ vốn đầu tư ngay ban đầu để tại cơ sở vật
chất kỹ thuật cho kinh doanh càng sớm càng tốt.

24


Khoá Luận Tốt Nghiệp

Phạm Hải Đăng – KT51B

Trên thực tế các chủ trang trại có thể sử dụng các nguồn vốn: Vốn tự
có, vốn vay, vốn chiếm dụng … tuy nhiên cho dù là sử dụng nguồn vốn nào đi
chăng nữa thì lợi nhuận thu được đều phải cao hơn mức lãi suất cho vay của
ngân hàng. Có như vậy nguồn vốn đầu tư của trang trại mới đem lại hiệu quả.
2.2.4.8 Áp dụng khoa học kỹ thuật mới
Áp dụng khoa học kỹ thuật mới để tăng năng suất lao động, tăng chất
lượng sản phẩm là một kinh nghiệm xương máu của các chủ trang trại.

Trên thực tế cho thấy, phải áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất
thì mới tiết kiệm được chi phí nhân công, tăng năng suất lao động, chất lượng
sản phẩm tăng, hiệu quả công việc tăng, sản phẩm làm ra mới có khả năng
cạnh tranh được trên thị trường trong và ngoài nước trong thời kỳ hội nhập.
2.2.4.9 Lao động và trả công lao động
Nếu biết quản lý tốt, biết quan tâm thoả đáng đến lợi ích vật chất thì nó
sẽ là nhân tố quan trọng nhất là tăng năng suất lao động, góp phần quan trọng
để nâng cao hiệu quả kinh doanh của trang trại.
Các hình thức thuê lao động:
- Thuê suốt cả thời vụ, làm quanh năm.
- Thuê làm theo tháng trong thời vụ.
- Thuê làm công nhật gắn với thuê thường xuyên.
- Thuê ở luôn trong nhà làm quanh năm.
- Thuê làm công cho ông chủ nhưng cho làm lán ở luôn trong trại để vừa
làm thêm bảo vệ vừa được chủ trang trại cấp cho một ít đất làm kinh tế hộ.
- Thuê lao động với số lượng lớn làm lúc thời vụ.
Hình thức trả công rất phong phú:
- Trả hoàn toàn bằng tiền
- Trả bằng hiện vật, cơm ăn ba bữa.
- Vừa trả bằng hiện vật vừa trả bằng tiền.

25


×