Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía bắc, tại xã phú hộ, thị xã phú thọ, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (547.51 KB, 102 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Để hoàn thành mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra, trong luận văn có sử
dụng các thông tin, số liệu từ sách thông tin, số liệu tổng hợp từ sách, tạp chí,
các bản báo cáo của Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía
Bắc- Tỉnh Phú Thọ và số liệu tra trực tiếp từ các hộ công nhân sản xuất chè tại
Viện.
Tôi xin cam đoan tất cả các số liệu thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật
và được trích nguồn rõ ràng. Các thông tin và số liệu được tổng hợp thông qua
điều tra thực tế tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía
Bắc. Luận văn không sử dụng các số liệu đã có từ các luận văn trước đó.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2010
Sinh viên

Hà Thị Huyền Chang.

1


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng của bản
thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Chủ nhiệm Khoa, của các
thầy cô trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn Trường Đại học Nông
Nghiệp Hà Nội cùng sự động viên khích lệ của toàn thể gia đình và bạn bè trong
suốt quá trình học tập qua.
Có được kết quả ngày hôm nay, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban
Chủ nhiệm khoa cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt 4 năm học vừa qua. Đặc biệt
tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô PGS.TS Ngô Thị Thuận – Bộ môn Phân
tích định lượng đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi suốt quá trình thực tập và
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp


miền núi phía Bắc và các phòng ban liên quan đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt thời gian thực tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, người thân –
những người đã nuôi dưỡng và luôn ở bên tôi trong suốt quá trình học tập và rèn
luyện.
Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2010
Sinh viên
Hà Thị Huyền Chang.

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu
ADB
AFD
BQ
CBCNV
CC
CNH- HĐH
DT
DV
ĐVT
GT
HQKT
HTXNN
IPM
KHCN
KHKTNLN
KTCB

KQSX
LĐGĐ
NN& PTNT
NTQD
QMN
QML
SXCN
SL
SXNN
TW
VH
VietGap

Nội dung
Ngân hàng phát triển châu Á
Cơ quan phát triển Pháp
Bình quân
Cán bộ công nhân viên chức
Cơ cấu
Công nghiệp hoá- hiện đại hoá
Diện tích
Dịch vụ
Đơn vị tính
Gía trị
Hiệu quả kinh tế
Hợp tác xã nông nghiệp
Quản lý dịch hại tổng hợp
Khoa học- công nghệ
Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp
Kiến thiết cơ bản

Kết quả sản xuất
Lao động gia đình
Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nông trường quốc doanh
Quy mô nhỏ
Quy mô lớn
Sản xuất công nghiệp
Số lượng
Sản xuất nông nghiệp
Trung ương
Văn hoá
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau
quả tươi của Việt Nam

TÓM TẮT
Phú Thọ là một trong những tỉnh có diện tích chè lớn nhất cả nước. Cây
chè đã đi sâu vào đời sống của miền đất Trung Du này như một cây “ xóa đói

3


giảm nghèo”. Cây chè trở thành cây trồng chủ lực và có những đóng góp to lớn
đối với nền kinh tế của Tỉnh.
Tuy nhiên, sản xuất chè của Tỉnh còn gặp nhiều khó khăn và chưa thực sự
được chú trọng.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè, chúng tôi đã tập trung
nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của Viện Khoa
học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, tại xã Phú Hộ, Thị xã Phú
Thọ, Tỉnh Phú Thọ”.
Nghiên cứu được thực hiện tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền

núi phía Bắc, đây là cơ quan nghiên cứu lớn nhất của tỉnh về chè.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là: Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè của
Viện, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và đưa ra những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè của Viện.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế và phân tích các nhân tố ảnh hưởng trong sản xuất
chè của Viện, đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp
thống kê mô tả, phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp thống kê so sánh.
Trong đề tài còn sử dụng các chỉ tiêu kết quả như: GO, VA, MI và các chỉ
tiêu hiệu quả như: GO/IC, VA/IC, MI/IC để đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất
chè của Viện.
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã thu được kết quả
như sau:
1) Đánh giá hiệu quả kinh tế theo giống chè thì nhận thấy giống chè PH1 đạt
hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp đến là giống LDP2 và giống LDP1 đạt hiệu quả
kém nhất.
2) Đánh giá hiệu quả kinh tế theo quy mô diện tích, kết quả thu được như sau:
* Xem xét hiệu quả kinh tế từ việc sử dụng chi phí trung gian thì nhóm hộ quy
mô nhỏ đạt hiệu quả hơn nhóm hộ quy mô lớn.

4


* Xem xét hiệu quả kinh tế từ việc tận dụng lao dộng gia đình thì nhóm hộ quy
mô lớn đạt hiệu quả hơn nhóm hộ quy mô nhỏ.
3) Đánh giá hiệu quả kinh tế của biện pháp hái chè bằng tay và bằng máy thì hái
chè bằng máy mang lại hiệu quả cao hơn so với hái bằng tay.
4) Đánh giá hiệu quả kinh tế của biện pháp hái chè theo từng loại phẩm cấp thì
kết quả cho thấy: Hái theo phẩm cấp A đạt sản lượng thấp nhất nhưng hiệu quả
kinh tế đạt cao nhất, hái theo phẩm cấp C đạt sản lượng cao nhất nhưng hiệu quả
kinh tế lại thấp nhất.

Từ những kết quả trên đây, đề tài đã phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè tại Viện. Các nhân tố đó bao gồm: Giống
chè, quy mô diện tích, biện pháp hái chè bằng tay và bằng máy, biện pháp hái
chè theo từng loại phẩm cấp. Các nhân tố khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau
đến hiệu quả sản xuất chè.
Dựa vào những đánh giá và phân tích về hiệu quả trong sản xuất chè, đề tài đưa
ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè tại
Viện như sau:
1) Các giải pháp về kinh tế: Viện cần chú trọng đến chính sách giá cả, chính
sách về vốn và mở rộng kênh tiêu thụ.
2) Các giải pháp về kỹ thuật: Viện cần chú trọng hơn nữa trong kỹ thuật bón
phân và phòng trừ sâu bệnh, dồng thời đưa các tiến bộ kỹ thuật vào trong sản
xuất cũng là vấn đề hết sức cần thiết đối với sản xuất nói chung và sản xuất chè
nói riêng.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Sự cần thiết của đề tài

5


Nhân dân ta đã quen với cây chè từ hàng ngàn năm nay. Cây chè đi vào đời sống
nhân dân Việt Nam một cách sâu sắc, đậm đà. Ở nước ta uống chè không chỉ để
giải khát mà còn là một thói quen, một thú vui, một nguồn thưởng thức hương vị
thanh cao của trời đất.
Ở nước ta, từ Bắc chí Nam, cây chè mọc được ở nhiều vùng. Cây chè đã
góp phần sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên đất đai, nhất là
đối với những vùng gò đồi trung du và miền núi. Cây chè phủ xanh những đồi
đất quê hương. Trong mưa giông xối xả nhiệt đới mới thấy hết được ý nghĩa giữ
đất của những thảm chè.

Việt Nam được coi là cái nôi của cây chè. Năm 2009, diện tích chè nước
ta tăng lên 131 nghìn ha so với năm 1998( 46 nghìn ha) và có tới 156 giống chè,
trong đó có nhiều giống chè có chất lượng tốt ngang tầm thế giới
Với chủ trương phát triển các loại cây công nghiệp, phủ xanh đất trống đồi núi
trọc, chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở các vùng trung du và miền núi, cây chè
ngày càng chứng tỏ là cây có nhiều triển vọng.
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, là vùng đất
của “ địa linh nhân kiệt”, của “ rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt”. Phú
Thọ còn là một trong 5 tỉnh có diện tích chè đứng đầu và là một trong 4 tỉnh có
sản lượng chè sản xuất ra lớn nhất cả nước. Cây chè là cây công nghiệp mũi
nhọn, được xác định là một trong những chương trình trọng điểm của tỉnh.
Nhờ những yếu tố thuận lợi, nên vài năm trở lại đây, vị thế cây chè càng
được khẳng định trên vùng đất trung du này.
Năm 2009, diệm tích chè trồng mới toàn tỉnh là 1.053 ha, đưa tổng diện
tích chè lên 13.684 ha, năng suất bình quân đạt 70,5 tạ/ha, sản lượng chè búp
tươi đạt 83.190 tấn
Sản phẩm chè sản xuất ra được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới
như Ấn Độ, Trung Quốc, Đức, Anh, Pakistan. Đặc biệt sản phẩm chè của Phú

6


Thọ đã xâm nhập được một số thị trường khó tính như: Đức, Mĩ, Hà Lan, Nhật
Bản.
Việc trồng mới, đầu tư cải tạo chè, thâm canh cao trên diện tích chè kinh
doanh đã được các cấp, các ngành, nông dân tích cực thực hiện. Bên cạnh chính
sách phát triển chè còn có các dự án phát triển chè đang triển khai trên địa bàn
tỉnh như: ADB, AFD, đã giúp nông dân giải quyết nhu cầu về vốn đầu tư, tập
huấn hướng dẫn kĩ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh, sản xuất chè an toàn
Tuy nhiên, một thực tế cho thấy chè xuất khẩu của tỉnh chưa thực sự có

uy tín chất lượng cao so với các nước trong khu vực và thế giới, thậm chí ngay
cả trong nước. Nguyên nhân cơ bản của vấn đề này là do đâu?
Hầu hết diện tích chè trong tỉnh vẫn chủ yếu trồng bằng hạt, giống cũ,
trong khi thế giới chủ yếu trồng bằng cành giâm. Điều này ảnh hưởng rõ rệt đến
năng suất cũng như chất lượng chè xuất khẩu. Và một yếu tố nữa cần được nhắc
đến đó là công nghệ sản xuất chè của tỉnh.
Trước những thực tế đó đòi hỏi phải có sự đánh giá đúng thực trạng để
thấy rõ được những tồn tại nhằm đề ra các giải pháp phát triển sản xuất chè ở
Phú Thọ
Từ những suy nghĩ trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá hiệu
quả kinh tế sản xuất chè của Viện Khoa học kĩ thuật Nông Lâm Nghiệp miền
núi phía Bắc tại xã Phú Hộ, Thị xã Phú Thọ, Tỉnh Phú Thọ”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Qua việc tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng tình hình sản xuất chè từ đó làm
căn cứ để đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất chè của Viện KHKTNLN miền
núi phía bắc- xã Phú Hộ- Thị xã Phú Thọ- Tỉnh Phú Thọ. Từ đó đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chè trên địa bàn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể

7


- Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế của sản xuất nói
chung và của sản xuất chè nói riêng
- Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả kinh tế sản xuất
chè của Viện KHKTNLN miền núi phía Bắc tại xã Phú Hộ những năm qua.
- Đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chè của Viện
KHKTNLN miền núi phía Bắc, tại xã Phú Hộ theo hướng đa dạng hoá sản
phẩm.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính là cây chè và các hộ công nhân làm trên
những diện tích trồng chè tại xã Phú Hộ mà viện KHKTNLN miền núi phía Bắc
giao khoán.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Phạm vi thời gian:
Các số liệu được thu thập phục vụ cho nghiên cứu này từ năm 2007, 2008,
2009. Thời gian nghiên cứu đề tài từ ngày 12/1/2010 đến ngày 30/4/ 2010.
1.3.2.2. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu tại viện KHKTNLN miền núi phía Bắc ở xã Phú
Hộ- Thị xã Phú Thọ- Tỉnh Phú Thọ, một số nội dung chuyên sâu được khảo sát
tại đội 2 và đội 3 thuộc Viện
1.3.3.3. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của sản xuất chè ở viện KHKTNLN miền núi
phía Bắc.

8


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ

KINH TẾ SẢN XUẤT CHÈ
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế
2.1.1.1 Khái niệm và các quan điểm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế( HQKT) là phạm trù kinh tế chung nhất liên quan trực
tiếp với nền sản xuất hàng hóa và với tất cả các phạm trù và quy luật kinh tế
khác.
HQKT là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế, bởi xác định đúng

HQKT là một trong những căn cứ quan trọng để lựa chọn chiến lược sản xuất,
chiến lược phát triển cây trồng, vật nuôi. Thông qua HQKT ta mới thấy rõ thực
chất kết quả của hoạt động sản xuất.
HQKT của sản xuất biểu hiện mối quan hệ giữa lợi ích và chi phí, có
nghĩa là càng tăng một đơn vị hữu ích trên một đơn vị chi phí thì càng có lợi
HQKT là một trong những thước đo phản ánh trình độ sản xuất, mức độ
sử dụng có hiệu quả tài nguyên khan hiếm vào mục đích sản xuất và phục vụ lợi
ích con người, mặt khác HQKT còn phản ánh sự tồn tại và phát triển xã hội nói
chung và từng doanh nghiệp nói riêng. Với ý nghĩa đó khi đánh giá kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của từng ngành, từng doanh nghiệp và từng thành
phần kinh tế khác nhau không chỉ xem xét đánh giá một chiều về số lượng sản
phẩm sản xuất ra mà còn p;hải đánh giá chất lượng của hoạt động sản xuất kinh
doanh thông qua các chỉ tiêu HQKT.
Nâng cao HQK đòi hỏi mang tính tất yếu khách quan của hầu hết các
phương thức sản xuất xã hội. Xuất phát từ thực tiến của sản xuất, của đời sống
xã hội đã xuất hiện phạm trù về HQKT.
Bàn về khái niệm HQKT, các nhà kinh tế ở nhiều nước ,nhiều lĩnh vực có
quan điểm khác nhau, có thể tóm tắt thành các quan điểm hệ thống như sau:

9


-

Hệ thống quan điểm thứ nhất cho rằng: HQKT được xác định bởi tỷ

số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra( nguồn nhân lực, vật lực…) để đạt
được kết quả đó
HQKT = K/C
Trong đó: K là kết quả sản xuất

C là chi phí sản xuất
Hệ thống quan điểm này phản ánh HQKT trong trạng thái tĩnh.
Đại diện cho hệ thống quan điểm này, Culicop cho rằng: “ Hiệu quả sản xuất
là kết quả của một nền sản xuất nhất định, chúng ta sẽ so sánh kết quả với chi
phí cần thiết để đạt được kết quả đó. Khi lấy tổng sản phẩm cí cho vốn chúng ta
được hiệu suất vốn, tổng sản phẩm chia cho vật tư được hiệu suất vật tư, tổng
sản phẩm chia cho số lao động được hiệu suất lao động”.
Với cách tính này chỉ rõ được mức độ hiệu quả của sử dụng các nguồn lực
sản xuất khác nhau, từ đó so sánh được HQKT của các quy mô sản xuất khác
nhau. Nhược điểm của cách đánh giá này là không thể hiện được quy mô của
HQKT nói chung. Ở Việt Nam một số tác giả như Trần Văn Đức( 1993) cho
rằng: “ HQKT được xem xét trong mối tương quan giữa một bên là kết quả thu
được và một bên là chi phí bỏ ra”.
-

Hệ thống quan điểm thứ hai cho rằng: HQKT được đo bằng hiệu số giữa

giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
HQKT = K – C
Tác giả Đỗ Thịnh( 1988) cũng cho rằng: “ Thông thường hiệu quả được biểu
hiện như một hiệu số giữa kết quả và chi phí…tuy nhiên trong thực tế có nhiều
trường hợp không thực hiện được phép trừ, hoặc phép trừ không có ý nghĩa. Do
vậy, nói một cách linh hoạt hơn nên hiểu hiệu quả là một kết quả tốt phù hợp
mong muốn”.
-

Hệ thống quan điểm thứ ba xem xét HQKT trong phần biến động giữa chi

phí và kết quả sản xuất.


10


Theo quan điểm này, HQKT biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng them
của kết quả sản xuất và phầm tăng them của chi phí, hay quan hệ tỷ lệ giữa kết
quả bổ sung và chi phí bổ sung. Một số ý kiến chú ý đến quan hệ tỷ lệ giữa mức
độ tăng trưởng kết quả sản xuất và mức độ tăng trưởng chi phí của nền sản xuất
xã hội:
HQKT = ΔK/ΔC
Trong đó: ΔK là phần tăng them của kết quả sản xuất
ΔC là phần tăng thêm của chi phí sản xuất.
Đây là cách đánh giá có ưu thế khi xem xét HQKT của đầu tư theo chiều sâu
hoặc trong việc áp dụng các tiến bộ kĩ thuật, tức là nghiên cứu hiệu quả của
phần chi phí đầu tư tăng them. Hạn chế của cách đánh giá này là không xem xét
đến HQKT của tổng chi phí bỏ ra.
- Một khái niệm cơ bản nữa bàn về hiệu quả được các tác giả: Đỗ Kim
Chung, Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức, Quyền Đình Hà( 1997) thống nhất là
cần phân biệt rõ ba khái niệm cơ bản về hiệu quả, đó là hiệu quả kĩ thuật, hiệu
quả phân bổ và hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả kĩ thuật( Technical efficiency) là số lượng sản phẩm có thể
đạt được trên một dơn vị chi phí đầu vào. Hiệu quả kĩ thuật được áp dụng phổ
biến trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn lực cụ thể, nó chỉ
ra rằng một đơn vị nguồn lực dung vào sản xuất đem lại them bao nhiêu đơn vị
sản phẩm.
+ Hiệu quả phân bổ( Allocative efficiency) là chỉ tiêu hiệu quả trong các
yếu tố giá sản phẩm và gía đầu vào được tính để phản ánh giá trị sản phẩm thu
thêm trên một đồng chi phí chi them về đầu vào hay nguồn lực.
+ HQKT là phạm trù kinh tế mà trong đó đạt cả hiệu quả kĩ thuật và hiệu
quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều được tính
đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp.


11


Nhìn chung các quan điểm trên đều đánh giá hoạt động sản xuất kinh
doanh theo tiêu chí chất lượng nhất định, nhưng hạn chế của những quan điểm
trên đều chưa thể hiện được bản chất của nền kinh tế và bản chất xã hội mà chỉ
mới dừng lại xem xét trong phạm vi một doanh nghiệp, một đơn vị sản xuất kinh
doanh mang tính trực tiếp, chưa gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích xã hội,
chưa giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và xã hội.
Nếu chỉ đánh giá HQKT ở khía cạnh lợi nhuận thuần túy( kết quả sản xuất
trừ chi phí) thì chưa xác định được năng suất lao động xã hội và so sánh khả
năng cung cấp vật chất( sản phẩm) cho xã hội của những cơ sở sản xuất đạt
được hiệu số của kết quả sản xuất trừ chi phí như nhau. Tuy nhiên nếu tập trung
vào các chỉ tiêu tỷ số giữa kết quả sản xuất với chi phí hoặc vật tư và lao động
thì lại chưa toàn diện bởi lẽ chỉ tiêu này chưa được sự tác động , ảnh hưởng của
các yếu tố nguồn lực tự nhiên( đất đai, khí hậu, thời tiết…). Hai cơ sở sản xuất
đạt được tỷ số trên như nhau, nhưng ở không gian và thời gian khác nhau thì tác
động của nguồn lực tự nhiên là khác nhau và như vậy HQKT cũng sẽ không
giống nhau. Với quan điểm xem xét HQKT chỉ ở phần kết quả bổ sung và chi
phí bổ sung thì cũng chưa đầy đủ. Trong thực tế kết quả sản xuất đạt được luôn
là hệ quả của cả chi phí có sẵn cộng chi phí bổ sung Ở các mức chi phí có sẵn
khác nhau thì hiệu quả của chi phí bổ sung sẽ khác nhau
Ở nước ta, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị
trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước, hoạt động kinh tế của mỗi doanh
nghiệp, mỗi cơ sở sản xuất không chỉ nhằm vào tăng hiệu quả và các lợi ích kinh
tế của mình, mà còn phải phù hợp với yêu cầu của xã hội và đảm bảo các lợi ích
chung bởi các định hướng, chuẩn mực được Nhà nước thực hiện điều chỉnh.
Như vậy khái niệm về HQKT cần được bổ sung và mở rộng.
Từ những quan điểm trên có thể nói: “ HQKT là phạm trù kinh tế xã hội

phản ánh các hoạt động kinh tế trong một phương thức sản xuất nhất định,
không những nó phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa sự tăng trưởng của kết quả sản

12


xuất với việc sử dụng hợp lý các nguồn lực của doanh nghiệp, của xã hội thông
qua mức đầu tư chi phí mà còn mang lại lợi ích cho xã hội”.
2.1.1.2 Nội dung và bản chất của HQKT
Với một lượng dự trữ tài nguyên nhất định muốn tạo ra được khối lượng
sản phẩm lớn nhất là mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lí. Nói cách khác là
ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế nào để có chi phí tài nguyên và
lao động thấp nhất. Điều đó cho thấy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết
giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, là sự biểu hiện kết quả của các mối quan hệ
thể hiện tính hiệu quả của sản xuất.
Hoạt động sản xuất kinh doanh của từng ngành, từng doanh nghiệp được
đánh giá thông qua một số chỉ tiêu có thể lượng hóa được nhưng bên cạnh đó có
những vấn đề không thể lượng hóa được mà chỉ đánh giá mang tính chất định
tính như an sinh xã hội, vấn đề môi trường sinh thái… Đánh giá đúng đắn
HQKT của hoạt động sản xuất kinh doanh phải xuất phát từ nội dung và bản
chất của nó, vấn đề này phụ thuộc vào bản chất chế độ chính trị xã hội mà trực
tiếp tác động là quy luật kinh tế cơ bản.
Trong các nước tư bản phát triển, nền kinh tế thị trường chịu sự tác động
mãnh liệt của quy luật giá trị thặng dư( quy luật kinh tế cơ bản). Sự chi phối này
buộc các nhà sản xuất kinh doanh coi lợi nhuận tối đa là mục tiêu hàng đầu, là lẽ
“sống còn” của doanh nghiệp.
Dưới chủ nghĩa xã hội, theo quan điểm của CacMac thì bản chất HQKT của
nền sản xuất xã hội là thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian trong khi
sử dụng các nguồn lực xã hội.
Hai thập kỉ qua, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự

quản lí của Nhà nước theo định hướng XHCN. Mục tiêu hoạt động sản xuất kinh
doanh của các ngành, các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế không những thu
được lợi nhuận tối đa mà phải phù hợp với những yêu cầu của xã hội theo những

13


chuẩn mực mà Đảng và Nhà nước quy định, giải quyết đúng đắn mối quan hệ hữu
cơ giữa lợi ích doanh nghiệp, người lao động, người tiêu dung và xã hội.
Đối với doanh nghiệp quốc doanh, hoạt động sản xuất kinh doanh nằm mục
đích vừa tạo ra của cải vật chất, cung cấp sản phẩm cho xã hội vừa mang lại lợi ích
cho bản than doanh nghiệp và người lao động.
Đối với doanh nghiệp tư nhân hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tìm
kiếm cơ hội đầu tư tiền vốn để có nhiều lợi nhuận.
Đối với các nông hộ, tiến hành sản xuất trước hết là có việc làm, có thu
nhập đảm bảo cuộc sống hàng ngày sau đó mới tính đến lợi nhuận và khả năng tích
lũy.
Để làm rõ thêm nội dung và bản chất HQKT, trong quá trình nghiên cứu
cần phân biệt khái niệm về kết quả và hiệu quả sản xuất.
+ Kết quả sản xuất là đại lượng vật chất phản ánh mặt quy mô, số lượng sản
xuất trong điều kiện nhất định.
+ Hiệu quả sản xuất là chỉ tiêu chất lượng dùng để xem xét kết quả đó được
tạo ra như thế nào, nguồn chi phí bỏ ra bao nhiêu, lợi ích ở mức độ nào, độ thỏa
dụng ra sao để đạt được kết quả đó. HQKT là một phạm trù kinh tế- xã hội với
những đặc trưng biểu hiện phức tạp nên việc xác định và so sánh HQKT cũng
mang tính chất tương đối phù hợp với điều kiện sản xuất xã hội nhất định.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, HQKT bị ràng buộc chặt chẽ bởi yếu
tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất, sự áp dụng tiến bộ kĩ thuật, công nghệ
và lợi thế so sánh.
HQKT trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu do hai quy luật chi phối:

- Quy luật cung- cầu
- Quy luật năng suất cận biện giảm dần
Việc vận dụng các chỉ tiêu đánh giá HQKT trong sản xuất nông nghiệp là
rất đa dạng vì ở một mức sản xuất nhất định cần phải làm thế nào để có chi phí
vật chất, lao động trên một đơn vị sản phẩm thấp nhất. Việc đánh giá phần lớn

14


phụ thuộc vào quy trình sản xuất là sự kết hợp gắn bó giữa các yếu tố đầu vào
và khối lượng đầu ra, nó là một trong những nội dung hết sức quan trọng trong
việc đánh giá HQKT. Tùy thuộc vào từng ngành, quy mô, đặc thù của ngành sản
xuất khác nhau thì HQKT được xem xét dưới góc độ khác nhau, cũng như các
yếu tố tham gia sản xuất. Xác định các yếu tố đầu ra: các mục tiêu đạt được phải
phù hợp với mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân, hàng hóa sản xuất ra phải
được trao đổi trên thị trường, các kết quả đạt được là khối lượng, sản phẩm, lợi
nhuận…. Xác định các yếu tố đầu vào: đó là những yếu tố chi phí về vật chất,
công lao động, vốn…
Phân tích HQKT trong sản xuất nông nghiệp trong điều kiện kinh tế thị
trường thì việc xác định các yếu tố đầu vào, đầu ra gặp các trở ngại sau:
- Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu vào: tính khấu hao, phân
bổ chi phí, hạch toán chi phí…Yêu cầu này phải chính xác và đầy đủ.
- Khó khăn trong việc xác định các yếu tố đầu ra: việc xác định các kết
quả về mặt xã hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất…không thể lượng hóa
được.
Bản chất của HQKT xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh
tế- xã hội là thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất, tinh thần của mọi cá
nhân, tổ chức trong xã hội. Muốn như vậy thì quá trình sản xuất phải phát triển
không ngừng về cả chiều sâu và chiều rộng như: vốn, kĩ thuật, tổ chức sao cho
phù hợp nhất để không ngừng nâng cao HQKT trong quá trình sản xuất.

Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài mục đích, yêu cầu đặt ra
đều quan tâm đến HQKT, nó còn có vai trò trong việc đánh giá, so sánh và phân
tích kinh tế nhằm tìm ra giải pháp có lợi nhất cho sản xuất.
2.1.1.3 Phân loại hiệu quả kinh tế
Bất kì một hoạt động sản xuất nào của con người và quá trình khai thác tài
nguyên đều có mục đích chủ yếu là kinh tế. Tuy nhiên, kết quả hoạt động đó
không chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế, mà đồng thời tạo ra nhiều kết quả

15


có liên quan đến đời sống kinh tế- xã hội của con người. Như vậy, đế có những
nhận xét chính xác khi phân tích hiệu quả cần phân loại và làm rõ mối quan hệ
giữa chúng.
a)

Phân loại HQKT theo nội dung

Theo nội dung của hiệu quả, người ta chia thành: hiệu quả kinh tế, hiệu
quả xã hội và hiệu quả môi trường
+ HQKT được biểu thị bởi mối quan hệ so sánh giữa lượng kết quả đạt
được và lượng chi phí bỏ ra trong sản xuất. Một phương án, một giải pháp có
HQKT cao là phải đạt được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí
đầu tư. Khi xác định HQKT phải xem xét đầy đủ đến mối quan hệ giữa đại
lượng tương đối và đại lượng tuyệt đối. Tiêu chuẩn của HQKT là tối đa hóa về
kết quả sản xuất và tối thiểu hóa chi phí trong điều kiện nguồn lực có hạn.
+ Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã
hội và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả xã hội có liên quan mật thiết với hiệu quả
kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người. Tuy nhiên do việc
lượng hóa các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn, nhất là

hoạt động sản xuất được tổ chức bởi các cá nhân trên quy mô hẹp nên hiệu quả
sản xuất chủ yếu phản ánh qua các chỉ tiêu định tính như: xóa đói giảm nghèo,
tạo việc làm…
+ Hiệu quả môi trường đang là vấn đề bức bách của nhiều cấp, ngành, nhà
quản lí và nhà khoa học quan tâm. Một hoạt động sản xuất được coi là hiệu quả
thì hoạt động đó không được gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái. Nếu
chỉ quan tâm đến HQKT mà không chú ý đến hiệu quả môi trường có thể dẫn
đến những tổn thất lớn hơn nhiều so với lợi ích kinh tế mang lại đồng thời việc
khắc phục hậu quả rất khó khăn. Hiệu quả môi trường được phân tích bằng các
chỉ tiêu định tính như bảo vệ sự đa dạng sinh học, tạo ra sự cân bằng sinh thái…

16


Trong các loại hiệu quả trên thì HQKT đóng vai trò trọng tâm, mang tính
quyết định. Tuy vậy, HQKT chỉ được đánh giá đánh giá đầy đủ và đúng đắn khi
có sự liên kết chặt chẽ với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
b) Phân loại HQKT theo phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Cách phân loại này đề cập đến mọi đối tượng của nền sản xuất xã hội như
ngành sản xuất, vùng sản xuất, đơn vị, cơ sở sản xuất hoặc phương án sản xuất.
- HQKT quốc dân: là HQKT sản xuất chung trong toàn bộ nền sản xuất xã
hội.
- HQKT ngành: là HQKT tính riêng cho từng ngành sản xuất như nông
nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…
Trong nông nghiệp được chia thành HQKT của các ngành hàng như cây ăn quả,
cây lượng thực, cây công nghiệp…
- HQKT theo vùng lãnh thổ: tính riêng cho từng vùng, từng khu vực và địa
phương( theo ranh giới hành chính hoặc theo vùng sản xuất, vùng kinh tế).
- HQKT của từng quy mô sản xuất và loại hình doanh nghiệp như doanh
nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, trang trại hoặc kinh tế hộ…

c) Phân loại HQKT theo các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất
- Hiệu quả sử dụng đất đai
- Hiệu quả sử dụng lao động
- Hiệu quả sử dụng vốn
- Hiệu quả ứng dụng công nghệ mới
- Hiệu quả áp dụng các tiến bộ kĩ thuật
2.1.2 Đặc điểm kinh tế- kĩ thuật của cây chè
2.1.2.1 Đặc điểm sinh học
Chè là loại cây lâu năm. Sinh trưởng và phát triển của cây chè trải qua 2
chu kì khác nhau:

17


(1) Chu kì phát triển lớn: Bao gồm suốt cả đời sống của cây chè từ khi hạt nảy
mầm cho đến khi cây chè chết. Cây chè là loại cây cho quả nhiều lần, trong suốu
mấy chục năm tồn tại cây chè đều tạo quả, trừ những năm cây còn nhỏ
Chu kì phát triển lớn được chia thành 5 giai đoạn:
* Giai đoạn hạt giống: hạt chè sau khi được hình thành, qua 1năm thì hạt chín
* Giai đoạn cây con: bắt đầu từ khi hạt mọc mầm cho đến khi hình thành lá thật.
Bao gồm các bước như sau:
Hạt chè trương lên
vỏ sành nứt ra, mầm rễ mọc
cuống lá mầm vươn ra
mầm rễ mọc tiếp tục rồi dừng lại
mầm thân mọc dài thêm
cây con nhô lên khỏi mặt đất, hình thành lá
thật, lá mầm teo đi và rụng
* Giai đoạn cây non. Bắt đầu từ khi kết thúc giai đoạn cây con đến khi phát
triển đầy đủ và định hình. Thời gian này kéo dài từ 3- 4 năm. Cây chè mọc vươn

cao lên, phân cành nhiều hình thành bộ lá xum xuê xanh tốt. Ngọn chè vươn cao
để phát huy tối ưu thế đỉnh. Bộ rễ phát triển toả ra 4 phía.
Giai đoạn cây con và cây non còn gọi là thời kì kiến thiết cơ bản
* Giai đoạn cây trưởng thành. Bắt đầu từ khi cây chè định hình bước vào giai
đoạn sản xuất kinh doanh đến khi bắt đầu tạo tán mới. Từ chồi mọc lên những
cành vượt để thay thế tán cữ bắt đầu già cỗi. Thời kì này dài khảong 20- 30 năm
tuỳ thuộc vào đặc điẻm của đất đai, chế độ dinh dưỡng, chế độ thu hái.
* Giai đoạn cây chè già cỗi. Bắt đầu từ khi có chồi vượt mọc từ gốc cây đến khi
cây chè già cỗi chết. Giai đoaạn này kéo dài 5- 10 năm tuỳ theo điều kiện dinh
dưỡng, chăm sóc, khai thác và cải tạo đốn trẻ lại
Hai giai đoạn cây chè trưởng thành và già cỗi còn được gọi là thời kì kinh doanh

18


(2) Chu kì phát triển nhỏ: Bao gồm các giai đoạn sinh trưởng và phát triển trong
vòng một năm như: chồi mọc lá, ra hoa, kết quả. Các quá trình này được lặp lại
nhiều lần trong vòng một năm
Chu kì được thể hiện ở 4 quá trình sau:
* Sinh trưởng búp: Chồi lá phình to về thể tích, lá vảy ốc mọc ra, búp chè lớn
lên. Một đợt sinh trưởng lá có các bước như sau:
Chồi lá phình lên
mọc lá vảy ốc
mọc lá cá
mọc lá thật
búp mù nghỉ một thời gian
Chu trình lại diễn ra như vây ở đợt sau.
* Sinh trưởng cành. Khi cây chè còn nhỏ, phân cành theo kiểu phân đơn có thân
chính. Khi chè lớn lên, phân cành theo kiểu trực hợp, thân chính không rõ rệt.
Khi hái búp chè liên tục thì cây phân nhánh theo kiểu trực hợp nhiều ngả

* Sinh trưởng rễ. Rễ chè phát triển trong đất theo hướng có nước, mùn và chất
dinh dưỡng. Chè cần nước, nhưng không chịu dược úng và yếm khí. Nhiệt độ
thích hợp cho rễ chè phát triển là 10- 25 0C. Rễ chè còn là nơi dự trữ để cung cấp
cho cây trong thưòi kì đốn, khi không còn bộ lá để quang hợp
* Phát triển hoa, quả. Trong suốt đời cây chè ra hoa, quả nhiều lần. Qúa trình
nở hoa của cây chè theo trình tự
Nụ bộp
bắt đầu nở hoa
nở hoa hoàn toàn
nhị đực rụng
hoa rụng
Cây chè không có cành chuyên mang quả.

19


2.1.2.2 Kĩ thuật sản xuất và thâm canh chè
Dựa vào chu kì sinh trưởng phát triển của cây chè và tính chất sản xuất
chè, quá trình sản xuất chè được chia ra làm nhiều khâu, nhiều giai đoạn.
Mỗi một khâu lại bao gồm nhiều các biện pháp canh tác khác nhau.
Quy hoạch, thiết kế đất trông chè

Trồng chè

Làm đất, bón phân
Giống và kĩ thuật trồng

Dặm chè đảm bảo mật độ

Quản lí, chăm

sóc chè kiến thiết
cơ bản

Xới giữ ẩm, diệt trừ cở dại, trồng
xen
Bón phân, phòng trừ sâu bệnh hại
Đốn, hái tạo hình

Xới trừ cỏ dại, giữ ẩm

Quản lí, chăm sóc,
thu hoạch chè sản
xuất kinh doanh

Bón phân cho chè
Phòng trừ sâu bênh hại
Đốn
Thu hoạch

Sơ đồ trên cho thấy, quá trình sản xuất chè là tổng hợp của rất nhiều các
biện pháp canh tác. Thâm canh trong sản xuất chè là đầu tư thêm lao động và

20


các tư liệu sản xuất vào một dơn vị diện tích nhằm tăng năng suất và hiệu quả
sản xuất chè.
2.1.2.3 Yêu cầu sinh thái
(1) Ánh sáng
Cây chè nguyên là một cây rừng mọc trong những điều kiện ẩm ướt, râm

mát của vùng khí hậu cận nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Về nhu cầu ánh sáng,
cây chè là cây trung tính trong giai đoạn cây con, lớn lên ưa sáng hoàn toàn.
Dưới bóng râm, là chè xanh đậm, lóng dài, búp non lâu, hàm lượng nước cao
nhưng búp thưa, sản lượng thấp vì quang hợp yếu. Ánh sáng tán xạ ở vùng núi
cao có tác dụng tốt đến phẩm chất chè hơn ánh sáng trực xạ. Sương mù nhiều,
ẩm ướt, nhiệt độ thấp, biên độ nhiệt ngày đêm lớn ở vùng đồi núi cao là điều
kiện để sản xuất chè có chất lượng cao trên thế giới.
(2) Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí thuận lợi cho sinh trưởng của chè là 22-28 0C; búp chè
sinh trưởng chậm ở 15-180C, dưới 100C mọc rất chậm. Trên 300C chè mọc
chậm, trên 400C chè bị khô xém nắng lá non.
(3) Nước
Nước giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và công nghệ chế
biến. Nước là thành phần chủ yếu của chất nguyên sinh, là nguyên tố quan trọng
để đảm bảo các hoạt động sinh lý của cây chè. Về nông nghiệp, nước quyết định
sản lượng và chất lượng của chè; trong công nghiệp, nước là thành phần biến đổi
nhiều trong các công đoạn héo, vò, lên men, sấy khô.
Hàm lượng nước trong chè biến động theo từng bộ phận, giống chè, biện
pháp kỹ thuật và khí hậu thời tiết trong năm. Nói chung, các tổ chức non có
nhiều nước hơn các bộ phận già. Mưa nhiều sản lượng chè cao nhưng chất lượng
thấp.

21


Lượng mưa trung bình năm thích hợp cho sinh trưởng cây chè trên thế giới
là 1.500-2.000mm. Độ ẩm tương đối không khí từ 80-85% có lợi cho sinh
trưởng của chè.
(4) Đất
So với một số cây trồng khác, cây chè yêu cầu về đất không nghiêm ngặt

lắm. Song để cây chè sinh trưởng tốt và ổn định, đất trồng chè phải tốt, nhiều
mùn, sâu, chua và thoát nước tốt
Độ cao và địa hình có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng và phẩm cấp chè,
cây chè có khả năng phát triển tốt ở vùng đất có độ cao 50- 600m so với mặt
biển. Chè trồng trên vùng núi cao thường có phẩm chất tốt hơn so với vùng thấp.
Chè hầu nhưu được trồng trên đất dốc, dễ bị rủa trôi xói mòn, ảnh hưởng đến
việc sử dụng công cụ cơ giới. Vì vây, để cây chè sinh trưởng tốt, lâu bền cần
phải thực hiện biện pháp canh tác thích hợp, đặc biệt có tác dụng giữ đất và giữ
nước tốt
2.1.2.4 Kĩ thuật trồng
Thời vụ trồng chè:
+ Vụ Đông Xuân từ tháng 12 đến tháng 2
+ Vụ Thu từ tháng 8 đến tháng 9
Kĩ thuật trồng: Tốt nhất trồng sau khi mưa hoặc tiết trời râm mát, đất có
độ ảm đạt 80- 85%. Khi trồng cần nhẹ nhành xé bỏ bầu nilon, tránh làm vỡ bầu,
đặt cây theo đúng mạt độ đã định, lấp đất ngang mặt bầu và nén chặt xung quanh
bầu. Trồng xong ủ gốc bằng rơm rạ. Mỗi cây tưới 2 lít nước. Sauk hi trồng 1520 ngày phải trồng dặm ngay những cây chết bằng cây giống dự phòng từ trong
vườn ươm.
2.1.2.5 Nhu cầu và vai trò các chất dinh dưỡng của cây chè
Khác với những câu lâu năm khác như cam, quýt, cà phê( sản phẩm là quả
và hạt), sản phẩm của chè là búp và lá non, búp chè là bộ phận non nhất, chứa
nhiều nước và chất dinh dưỡng nhất. Do vậy sản xuất chè để có năng suất búp

22


cao, phẩm chất tốt phải cung cấp đầy đủ và kịp thời các yếu tố dinh dưỡng.
Những chất dinh dưỡng ấy không thể chỉ dựa vào sự cung cấp của đất mà còn
dựa vào nguồn bổ sung không ngừng hàng năm trong quá trình sản xuất.
Bảng 2.1 Quy trình bón phân cho chè

Tuổi

1

2

Loại phân

N

Lượng phân/

Số lần bón

ha
chè kiến thiết cơ bản( 1- 3 tuổi)
30kg
1

Thời gian

Phương pháp

bón( tháng)

bón

6;7

Trộn đều 2

loại, bón sâu
Bón sâu từ 6-

K2O

30kg

1

Hữu cơ

15- 20 tấn

1

11; 12

8cm lấp kín
trộn đều bón

P2O5

100kg

1

11; 12

vào rạch cầy


N

30kg

1

6; 7

sâu 15cm

K2O

30kg

1

N

60kg

2

cách gốc 2030cm

3

K2O

3; 4


50kg
1
chè kinh doanh 4 tuổi
25tấn
1

8; 9
11; 12

3 năm 1 lần,

Chè kinh doanh

Hữu cơ

các loại

P2O5

100kg

1

11; 12

bón sâu giữa

N

80- 120kg


2- 3

2; 9

hàng chè

K2O

40- 60kg

2

Loại năng suất

N

120- 106kg

3- 4

bón sâu 6-

búp < 10 tấn/

K2O

80- 120kg

1- 2


8cm phủ đất

ha
N
Loại năng suất
búp > 10 tấn/

K2O

160- 200kg
80- 100kg

2- 4

ha

Nguồn: Giáo trình công nghệ trồng trọt
Chè cần nhiều dinh dương đạm nhất, sau đó là Kali, lân và nhiều yếu tố dinh
dưỡng khác
* Đạm

23


Đạm tập trung ở các bộ phận còn non như: búp chè và lá non. Đạm tham gia
vào sự hình thành các axitamin và protein. Bón đủ đạm lá chè có màu xanh,
quang hợp tốt, cây chè sinh trưởng khoẻ, nhiều búp, búp to.
Thiếu đạm chồi lá ít, lá vàng, búp nhỏ, năng suất thấp. Bởi vậy bón đạm làm
tăng năng suất từ 2-2,5 lần so với không bón. Bón đạm quá nhiều hay đơn độc

làm chè có vị đắng, giảm phẩm cấp chè
*

Lân
Lân tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào, trong axit nucleic. Lân có

vai trò quan trọng trong việc tích luỹ năng lượng cho cây, có tác dụng thúc đẩy
sự phát triển của cây chè, nâng cao chất lượng chè, làm tăng khả năng chống rét,
chống hạn cho chè.
Thiếu lân lá chè xanh thẫm, có vết nâu 2 bên gân chính, búp nhỏ, năng suất
thấp.
*

Kali
Kali có trong tất cả các bộ phận của cây chè nhất là thân, cành và các bộ

phận đang sinh trưởng. Kali tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cây làm
tăng khả năng hoạt động của các men, làm tăng sự tích luỹ gluxit và axitamin,
tăng khả năng giữ nước của tế bào, nâng cao năng suất, chất lượng búp, làm tăng
khả năng chống bệnh, chịu rét cho chè.
Thiếu Kali lá chè có vết nâu, rụng lá nhiều, búp nhỏ, lá nhỏ.
*

Trung và vi lượng
Theo một số nhà nghiên cứu, tác dụng của các yếu tố trung và vi lượng chỉ

thể hiện rõ nét ở các đồi chè nhiều tuổi chuyên bón các loại đa lượng lâu năm.
Phân vi lượng gồm có: Bo, Mn, Zn, Cu...; phân trung lượng gồm có: Ca, Mg, S,
Al...
2.1.2.6 Gía trị kinh tế xã hội của cây chè

(1) Chè là thứ nước uống giải khát phổ biến

24


Nhân dân ta và nhân dân nhiều nước trên thế giới từ trước đến nay đã biết
uống nước chè và xem chè là thứ nước uống phổ thông với nhiều công dụng, có
lợi cho sức khoẻ. Ngoài tác dụng giải khát, uống nước chè chống được lạnh ,
khắc phục được sự mệt mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh trung ương, kích thích
vỏ đại não, làm cho thần kinh minh mẫn, sảng khoái.
(2) Chè còn có tác dụng như một dược liệu
Chè( trà ) là một loại thức uống có nhiều tác dụng tốt. trong đó hiệu quả
nhất trong việc ngăn ngừa bệnh tật là trà xanh, trà trắng, trà đỏ và trà đen
Trà xanh là loại trà phổ biến nhất hiện nay. Người ta chọn hái những lá
chè đã lớn thay vì búp non. Lá chè thường bị cong queo, xoắn lại trong quá trình
chế biến, sấy ướp. Tuy nhiên, chúng không được cho lên men nên vẫn giữ được
nhiều khoáng chất và thành tố có lợi cho sức khỏe. Trà xanh được cho là chứa
nhiều thành % chống ung thư và một lượng vitamin C cao hơn các loại trà khác
Trà trắng chủ yếu được hái vào đầu xuân, chỉ chọn lá ngọn non tơ hiếm
hoi trên mỗi chồi. Những chiếc lá non này luôn đượpc phủ một lớp lông tơ bảo
vệ màu trắng, chúng sẽ được bảo quản trong suốt quá trình chế biến và xử lí
nhằm đảm bảo chất lượng. Khi được chế biến trà có màu vàng nhạt hay vàng
cam( nhưng người ta vẫn quen gọi là trà trắng).Trà trắng có vị ngọt, có nhiều
chất antioxidan hơn cả trà xanh nên bảo vệ thận tốt
Trà đỏ được làm ra từ việc sấy ướp các cánh hoa. Lượng men trong loại
trà này rất tốt cho người bịu các chứng bệnh về tim mạch, cao huyết áp cũng
như các vấn đề về thận và gan.
Trà đen có mùi hương đặc biệt nhờ sự lên men xảy ra rất mạnh. Ước tính
hàng năm nước Mỹ sử dụng khoảng 90% tổng lwongj tà đen trên toàn thế giới.
Trà đen có nhiều lợi ích với bệnh nhân đau tim. Nó giúp máu lưu thông hợp lí

nên tránh được tình trạng tắc nghẽn động mạch vành- nguyên nhân dẫn đến các
cơn đau tim.
(3) Uống chè là một loại hình văn hoá thanh cao

25


×