Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất giống lạc l14 trồng trên đất ruộng một vụ lúa tại huyện chiêm hóa, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.6 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––

TRẦN NGỌC THANH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
KỸ THUẬT THÂM CANH TĂNG NĂNG SUẤT GIỐNG LẠC
L14 TRỒNG TRÊN ĐẤT RUỘNG 1 VỤ LÚA TẠI HUYỆN
CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Viết Hưng

THÁI NGUYÊN - 2012


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan trước nhà trường và Hội đồng khoa học số liệu nghiên cứu
trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một
học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn, các
thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2012
Tác giả luận văn

Trần Ngọc Thanh



ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ tận tình của
nhà trường, của các cơ quan, đơn vị và các cá nhân. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lời
cảm ơn sâu sắc tới:
- TS. Nguyễn Viết Hưng - Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện các nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.
- Các thầy giáo, cô giáo thuộc Phòng Quản lý đào tạo sau đại học, Khoa
Nông học Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên.
- Phòng Nông nghiệp và PTNT, Phòng Tài nguyên - Môi trường, Trạm
Khuyến nông, Trạm Giống vật tư Nông lâm nghiệp huyện Chiêm Hóa.
- Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã Phúc Sơn và nhân dân thôn Bản Lai, xã Phúc
Sơn, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp, giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu.
Sự quan tâm, giúp đỡ quý báu đó đã giúp tôi rất nhiều trong quá trình hoàn
thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Thái nguyên, tháng 9 năm 2012
Tác giả luận văn

Trần Ngọc Thanh


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT .............................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ.....................................................................x
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1
2. Mục đích - yêu cầu của đề tài ....................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.2. Tầm quan trọng và vị trí của cây lạc .......................................................... 5
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng và vai trò của cây lạc ............................................. 5
1.2.2. Giá trị cây lạc trong hệ thống trồng trọt ............................................... 6
1.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ lạc trên thế giới và trong nước ......................... 7
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc trên thế giới ..................................... 7
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc ở Việt Nam ....................................... 9
3.3. Tình hình sản xuất lạc ở Tuyên Quang ..................................................... 13
3.4. Tình hình sản xuất lạc ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang .................................. 14
1.4. Kết quả nghiên cứu về biện pháp canh tác lạc trên thế giới và trong nước ........ 15
1.4.1. Kết quả nghiên cứu về biện pháp canh tác lạc trên thế giới ................ 15
1.4.2. Kết quả nghiên cứu về biện pháp canh tác lạc ở Việt Nam .................. 19
Chương 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........23
2.1. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 23
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 23
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 24
2.4. Đặc điểm đất đai nơi nghiên cứu ............................................................. 24
2.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 24


iv
2.5.1. Điều tra tình hình sản xuất lạc tại huyện Chiêm Hoá .......................... 24
2.5.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm .......................................................... 24

2.5.3. Các chỉ tiêu theo dõi ......................................................................... 29
2.5.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................. 32
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................33
3.1. Kết quả điều tra tình hình sản xuất lạc của huyện Chiêm Hóa ................... 33
3.1.1. Điều kiện thời thời tiết, đất đai .......................................................... 33
3.1.2. Kết quả điều tra tình hình sản xuất lạc của 25 hộ tại 3 thôn (Bản
Lai, Bản Trỏn, Bản Câm) xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa ................. 35
3.2. Kết quả nghiên cứu thời vụ trồng giống lạc L14 trên đất ruộng 1 vụ
lúa tại huyện Chiêm Hóa ........................................................................ 36
3.2.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng phát
triển của giống lạc L14 vụ Xuân 2012 ............................................... 37
3.2.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chiều cao cây, khả năng phân
cành của giống lạc L14 vụ Xuân 2012 ............................................... 38
3.2.3. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến mức độ nhiễm một số bệnh ở
giống lạc L14 trồng trên đất ruộng 1 vụ lúa trong vụ Xuân 2012 ........ 39
3.2.4. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống L14 trồng trên đất ruộng 1 vụ lúa trong
vụ Xuân 2012 ................................................................................... 40
3.2.5. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến hiệu quả kinh tế của giống lạc
L14 trồng trên đất ruộng 1 vụ lúa trong vụ Xuân 2012 ....................... 47
3.3. Kết quả nghiên cứu mật độ trồng giống lạc L14 trên đất một vụ lúa tại
huyện Chiêm Hóa - tỉnh Tuyên Quang vụ Xuân 2012 .............................. 48
3.3.1. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng phát
triển của giống lạc L14 vụ Xuân 2012 ............................................... 48
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng phân cành và phát
triển chiều cao của giống lạc L14 vụ Xuân 2012 ................................ 50


v
3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm một số bệnh ở

giống lạc L14 trồng trên đất ruộng 1 vụ lúa trong vụ Xuân 2012 ........ 51
3.3.4. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống L14 trồng trên đất ruộng 1 vụ lúa trong
vụ Xuân 2012 ................................................................................... 52
3.3.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của giống lạc
L14 trồng trên đất ruộng 1 vụ lúa trong vụ Xuân 2012 ....................... 57
3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến giống lạc
L14 trên đất một vụ lúa tại Chiêm Hóa, Tuyên Quang vụ Xuân 2012 ....... 58
3.4.1. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các giai đoạn sinh
trưởng phát triển của giống lạc L14 vụ Xuân 2012 ............................ 58
3.4.2. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến khả năng phân cành của
giống lạc L14 vụ Xuân 2012 ............................................................. 60
3.4.3. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến mức độ nhiễm một số
bệnh của giống lạc L14 vụ Xuân 2012 ............................................... 61
3.4.4. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống lạc L14 vụ Xuân 2012.................... 62
3.4.5. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón khác nhau đến hiệu quả kinh
tế giống lạc L14 trong vụ Xuân 2012 ................................................. 67
3.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp che phủ nilon đến sinh
trưởng, phát triển của giống lạc L14 trồng trên đất ruộng một vụ lúa
vụ Xuân 2012 tại huyện Chiêm Hóa - tỉnh Tuyên Quang ......................... 68
3.5.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật che phủ nilon đến các giai đoạn sinh
trưởng phát triển của giống lạc L14 vụ Xuân 2012 ............................ 68
3.5.2. Ảnh hưởng của che phủ nilon đến khả năng phân cành và phát
triển chiều cao của giống lạc L14 vụ Xuân 2012 ................................ 69
3.5.3. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật che phủ nilon đến mức độ
nhiễm một số bệnh hại ở giống lạc L14 trồng trên đất ruộng 1 vụ
lúa trong vụ Xuân 2012 .................................................................... 69



vi
3.5.4. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật che phủ nilon đến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của giống L 14 trồng trên đất
ruộng 1 vụ lúa trong vụ Xuân 2012 ................................................... 71
3.5.5. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật che phủ nilon hiệu quả kinh tế của
giống lạc L14 trồng trên đất ruộng 1 vụ lúa trong vụ Xuân 2012 ............... 73
3.6. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn thâm canh tăng năng suất lạc vụ
Xuân 2012 trên đất một vụ lúa tại Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang ............ 75
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ..................................................................79
5.1. Kết luận ................................................................................................. 79
5.2. Đề nghị .................................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81
Phụ lục......................................................................................................................84


vii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Đ/c

: Đối chứng

BVTV

: Bảo vệ thực vật

TGST

: Thời gian sinh trưởng

P


: Khối lượng

NSCT

: Năng suất cá thể

NSLT

: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

FAO

: Tổ chức lương thực thế giới

ICRISAT

: Viện nghiên cứu cây trồng cạn á nhiệt đới

UBND

: Ủy ban nhân dân

KHCN

: Khoa học công nghệ


PTNT

: Phát triển nông thôn


viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước trên thế giới ............8
Bảng 2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam giai đoạn 2005 -2010 .........10
Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng của 6 vùng trồng lạc ở Việt Nam giai
đoạn 2005 - 2010..........................................................................................11
Bảng 4. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Tuyên Quang giai đoạn 20002010 ..............................................................................................................13
Bảng 3.1: Điều kiện thời tiết, khí hậu vụ xuân 3 năm (2010 - 2012) .......................33
Bảng 3.2: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng phát
triển của giống lạc L 14 vụ xuân 2012.........................................................37
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chiều cao cây, khả năng phân
cành cấp 1của giống lạc L 14 vụ xuân 2012 ................................................38
Bảng 3.4: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến mức độ nhiễm một số bệnh ở
giống lạc L 14 vụ xuân 2012........................................................................39
Bảng 3.5: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất giống lạc L14 vụ xuân 2012....................................................41
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến hiệu quả kinh tế của giống lạc
L14 trồng vụ xuân 2012 ...............................................................................47
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trưởng phát
triển của giống lạc L14 vụ Xuân 2012 .........................................................49
Bảng 3.8: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng phân cành và phát triển
chiều cao của giống lạc L14.........................................................................50
Bảng 3.9: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức độ nhiễm một số bệnh ................51
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất

và năng suất của giống lạc L 14 trồng vụ xuân 2012...................................53
Bảng 3.11: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của giống lạc
L14 trồng vụ Xuân 2012 ..............................................................................57
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các giai đoạn sinh
trưởng phát triển của giống lạc L14 vụ Xuân 2012 .....................................58


ix
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến phát triển chiều cao và
khả năng phân cành của giống lạc L14 vụ Xuân 2012 ................................60
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến mức độ nhiễm một số
bệnh của giống lạc L14 vụ Xuân 2012.........................................................61
Bảng 3.15: Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của giống lạc L14....................................................63
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến hiệu quả kinh tế của
giống lạc L14 trồng vụ xuân 2012 ...............................................................67
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của kỹ thuật che phủ nilon đến các giai đoạn sinh
trưởng phát triển của giống lạc L14 .............................................................68
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của kỹ thuật che phủ nilon đến khả năng phân cành
và phát triển chiều cao của giống lạc L14....................................................69
Bảng 3.19. Ảnh hưởng của che phủ nilon đến mức độ nhiễm một số bệnh hại
ở giống lạc L14.............................................................................................69
Bảng 3.20. Ảnh hưởng của che phủ nilon đến các yếu tố cấu thành năng suất
và năng suất của giống L 14.........................................................................71
Bảng 3.21: Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật che phủ nilon đến hiệu quả
kinh tế của giống lạc L14 trồng vụ xuân 2012.............................................73
Bảng 3.22. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất ruộng mô hình trồng
lạc thâm canh so với đối chứng....................................................................75
Bảng 3.23. Hiệu quả của mô hình trồng lạc thâm canh so với đối chứng ................77



x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1...........................................................................................25
Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2...........................................................................................26
Sơ đồ bố trí thí nghiệm 3...........................................................................................27
Sơ đồ bố trí thí nghiệm 4...........................................................................................28
Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến chiều cao cây của giống lạc L14 ........39
Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến mức nhiễm bệnh hại của giống
lạc L14 vụ Xuân 2012..............................................................................40
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến NSLT và NSTT của giống lạc
L14 vụ Xuân 2012 ...................................................................................47
Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến hiệu quả kinh tế của giống lạc
L14 trồng vụ Xuân 2012 ..........................................................................48
Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian ra hoa và tổng thời
gian sinh trưởng của giống lạc L14 vụ Xuân 2012..................................49
Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến phát triển chiều cao cây của
giống lạc L14 vụ Xuân 2012....................................................................50
Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến mức nhiễm bệnh của giống lạc
L14 trồng vụ Xuân 2012 ..........................................................................51
Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến NSLT và NSTT của giống lạc
L14 trồng vụ Xuân 2012 ..........................................................................55
Biểu đồ 3.9. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế giống lạc L14
trồng vụ Xuân 2012 .................................................................................57
Biểu đồ 3.10. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến thời gian ra hoa và
thời gian sinh trưởng của giống lạc L14 trồng vụ Xuân 2012.................59
Biểu đồ 3.11: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến khả năng phát triển
chiều cao của giống lạc L14 trồng vụ Xuân 2012 ...................................60
Biểu đồ 3.12. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến mức nhiễm bệnh của
giống lạc L14 trồng vụ Xuân 2012 ..........................................................61



xi
Biểu đồ 3.13. Ảnh hưởng của các tổ hợp phân bón đến NSLT và NSTT của
giống lạc L14 trồng vụ Xuân 2012 ..........................................................66
Biểu đồ 3.14. Ảnh hưởng của mức đầu tư phân bón đến hiệu quả kinh tế
giống lạc L14 trồng vụ Xuân 2012 ..........................................................67
Biểu đồ 3.15. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật che phủ nilon đến mức
nhiễm bệnh hại giống lạc L14 trồng vụ Xuân 2012 ................................70
Biểu đồ 3.16. Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật che phủ nilon đến NSLT,
NSTT của giống lạc L14 trồng vụ Xuân 2012 ........................................73
Biểu đồ 3.17. Ảnh hưởng biện pháp kỹ thuật che phủ nilon đến hiệu quả
giống lạc L14 trồng vụ Xuân 2012 ..........................................................74
Biểu đồ 3.18. Hiệu quả kinh tế của mô hình thâm canh giống lạc L14 trồng
trên đất ruộng 1 vụ lúa so với đối chứng .................................................78


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lạc (Arachis hypogaea line) thuộc họ đậu (Leguminosae), có nguồn gốc ở
Nam Mỹ, là cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực phẩm, cây có dầu quan trọng, xếp
thứ 13 trong các cây thực phẩm trên thế giới. Trong số các loại cây có dầu trồng
hàng năm trên thế giới, lạc đứng thứ hai sau đậu tương về diện tích trồng cũng như
sản lượng. Với diện tích từ 26-27 triệu ha/năm, sản lượng 35 - 36 triệu tấn. Châu Á
đứng đầu thế giới cả về diện tích và sản lượng (chiếm 60% diện tích trồng và 70%
sản lượng lạc của thế giới), tiếp theo là Châu Phi, Bắc Mỹ rồi đến Nam Mỹ. Trong
những năm gần đây diện tích trồng lạc của thế giới tăng đáng kể, khu vực Châu Á
và vùng Bắc Mỹ có chiều hướng mở rộng diện tích trồng lạc hơn các vùng khác.

Các nước có diện tích và sản lượng cao nhất là Ấn Độ, Trung Quốc, Xenegan, Mỹ,
Indonesia, Brazil, về năng suất thì Malaysia là nước có năng suất cao nhất thế giới,
trung bình 37,5 tạ/ha, Mỹ 33,95 tạ/ha.
Trong những năm gần đây, tình trạng khô hạn kéo dài xảy ra liên tiếp trên
thế giới thì nhu cầu chuyển đổi sang trồng các cây có sử dụng ít nước như lạc, đậu
tương là rất lớn vì lạc và đậu tương là những cây trồng dễ tính, nó có thể trồng trên
nhiều loại đất.
Việt Nam đứng thứ 5 trong số 25 nước trồng lạc ở Châu Á, sản phẩm lạc
dùng làm thực phẩm cho người và thức ăn cho chăn nuôi, đồng thời còn là cây cải
tạo đất tốt; cây lạc thích ứng tốt với điều kiện vùng đất nhiệt đới bán khô hạn như ở
Việt Nam, nơi khí hậu biến động lớn và tài nguyên nước không dồi dào.
Trong những năm gần đây, chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản
xuất hàng hóa diễn ra nhanh ở các địa phương, tại các địa phương đã hình thành nên
các vùng sản xuất nông sản hàng hóa có diện tích lớn, giá trị kinh tế cao; trong đó
cây lạc được phát triển mạnh tại các tỉnh: Nghệ An, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bắc
Ninh, Vĩnh Phúc,...
Tại Tuyên Quang, giai đoạn từ 2006 đến nay diện tích trồng cây lạc cũng
tăng khá nhanh và hiệu quả kinh tế mang lại từ cây lạc tương đối cao. Nhất là tại


2

huyện Chiêm Hoá, cây lạc không chỉ là cây xoá đói giảm nghèo mà còn đem lại thu
nhập cao cho nhiều hộ gia đình để vươn lên làm giàu từ trồng lạc.
Chiêm Hoá là huyện miền núi của tỉnh Tuyên Quang, có tổng diện tích đất tự
nhiên là 145.960 ha, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là 10.828 ha, trong đó trồng
lúa 6.185 ha (đất 2 vụ lúa 4.528 ha; đất 1 vụ lúa 1.657 ha), đất trồng cây hàng năm
1.986 ha, đất trồng cây lâu năm 2.656 ha. Các dãy núi cao như: Khau Bươn, Núi
Quạt, Phia Gioong, Cham Chu đã hình thành nên các thung lũng lớn có đất đai, khí
hậu rất thuận lợi cho cây lạc sinh trưởng phát triển. Do đó Đại hội đảng bộ huyện

Chiêm Hoá lần thứ XX (giai đoạn 2011-2015) đã xác định đẩy mạnh chuyển dịch
cơ cấu cây trồng, đầu tư thâm canh tăng vụ để nâng hệ số sử dụng đất ruộng từ 2,4
lần năm 2010 lên 2,61 lần năm 2015; hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung
với các cây trồng có lợi thế cạnh tranh của huyện, trong đó có vùng sản xuất lạc
hàng hoá tập trung quy mô đến năm 2015 đạt trên 3.000 ha tại 07 xã thuộc tiểu vùng
phía tây của huyện (gồm: Minh Quang, Phúc Sơn, Tân Mỹ, Hùng Mỹ, Xuân Quang,
Trung Hà, Hà Lang). Hiện nay, các xã trong vùng đã lựa chọn Lạc là cây trồng mũi
nhọn để thực hiện một số tiêu chí trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới, trong đó chú trọng mở rộng diện tích trồng trên đất ruộng
1 vụ lúa hàng năm còn bỏ trống, chuyển những diện tích ruộng cấy lúa vụ xuân
không chủ động nước sang trồng lạc để khai thác hiệu quả quỹ đất của địa phương;
đẩy mạnh đầu tư thâm canh để tăng năng suất, sản lượng của lạc.
Xuất phát từ thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của một số biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất giống lạc L14
trồng trên đất ruộng một vụ lúa tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang”.
2. Mục đích - yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
Xác định biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp (thời vụ trồng; mật độ và liều
lượng phân bón) nhằm nâng cao năng suất giống lạc L14 trên đất ruộng 1 vụ lúa tại
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang trên cơ sở đó đề xuất hoàn thiện quy trình kỹ
thuật sản xuất lạc trên đất ruộng 1 vụ lúa của huyện.


3

2.2. Yêu cầu
Bố trí các thí nghiệm trồng lạc trong vụ xuân năm 2012 trên đất ruộng 1 vụ
lúa tại xã Phúc Sơn, huyện Chiêm Hóa, tỉnh tuyên quang để nghiên cứu:
- Nghiên cứu xác định thời vụ trồng thích hợp của giống lạc L14 trên đất
ruộng 1 vụ lúa trong vụ xuân của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.

- Nghiên cứu xác định mật độ trồng thích hợp của giống lạc L14 trên đất
ruộng 1 vụ lúa trong vụ xuân của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Nghiên cứu xác định tổ hợp phân bón vô cơ (N, P, K ) thích hợp với sinh
trưởng, phát triển và năng suất với giống lạc L14 trên đất ruộng 1 vụ lúa trong vụ
xuân của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Nghiên cứu được ảnh hưởng của biện pháp che phủ nilon đến sinh trưởng,
phát triển của giống lạc L14 trồng trên đất ruộng 1 vụ lúa vụ trong vụ xuân của
huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Xây dựng mô hình sản xuất lạc đạt hiệu quả kinh tế cao.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cho đến nay, lạc được trồng khá phổ biến ở mọi vùng trong nước, năm 1990
sản lượng lạc đạt 213.000 tấn, bằng 2,2 lần so với năm 1980 và từ những năm 1990
trở lại đây diện tích, năng suất, sản lượng lạc của nước ta đã không ngừng tăng lên, có
được sự tăng trưởng nhảy vọt về diện tích và năng suất là nhờ vào những đóng góp
tích cực của công tác giống và chủ trương chính sách hỗ trợ sản xuất của chính phủ
và các địa phương, trình độ tiếp thu tiến bộ kỹ thuật của đông đảo bà con nông dân.
Tuy vậy, năng suất lạc của nước ta hiện còn rất thấp, năm 2010 năng suất
bình quân mới chỉ đạt 2,1 tấn/ha. Do đó vấn đề làm thế nào để tăng năng suất, tăng
hiệu quả kinh tế của cây lạc được đặt lên hàng đầu. Theo nghiên cứu của nhiều nhà
khoa học và kinh nghiệm trồng trọt ngoài vấn đề về giống cây trồng, thì cần phải
đầu tư thâm canh mới giải quyết được vấn đề về năng suất.
Để thâm canh tăng năng suất lạc, cũng như thâm canh các loại cây trồng
khác, phải áp dụng đồng bộ một hệ thống các biện pháp kỹ thuật từ tác động vào đất
trồng, vào cây, vào các loài vi sinh vật khác trong hệ sinh thái đồng ruộng,... nhằm

tạo ra điều kiện thuận lợi nhất cho cây lạc sinh trưởng, phát triển và tạo ra năng suất
cao nhất.
Hệ thống các biện pháp kỹ thuật thâm canh tăng năng suất lạc gồm:
- Gieo trồng các giống có tiềm năng năng suất cao, chất lượng tốt, khả năng
thích ứng rộng, tính chống chịu cao; chất lượng hạt giống cao.
- Chọn đất thích hợp, làm đất kỹ.
- Gieo trồng đúng thời vụ, đúng kỹ thuật.
- Bón phân đầy đủ, cân đối, hợp lý, kịp thời.
- Phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại kịp thời, đúng kỹ thuật.
- Thu hoạch đúng lúc, đúng kỹ thuật; bảo quản tốt.
- Trồng xen canh, luân canh, tăng vụ có cơ sở khoa học và thực tế.
Trong một hệ thống hợp lý, các biện pháp riêng rẽ ngoài việc phát huy các tác


5

động tích cực của mình, còn hỗ trợ phát huy hiệu quả các biện pháp khác. Khi áp
dụng một biện pháp nào đó không thích hợp, chẳng những không phát huy được hiệu
quả của biện pháp đó mà còn làm giảm tác dụng có ích của các biện pháp khác. Vì
vậy, hệ thống biện pháp thâm canh cần được áp dụng một cách đồng bộ và liên hoàn.
Tuy nhiên việc áp dụng hệ thống các biện pháp thâm canh cần linh hoạt,
không có bất kỳ một công thức có sẵn nào có thể đúng và phát huy được mọi tác
dụng ở bất cứ điều kiện sản xuất cụ thể nào. Trên thực tế điều kiện sản xuất phong
phú và đa dạng, vì vậy cần phải có sự nghiên cứu, đánh giá các biện pháp thâm canh
phù hợp cho từng vùng, từng điều kiện cụ thể.
Tiềm năng thâm canh cây lạc ở nước ta còn nhiều, khi người sản xuất có sự
quan tâm chăm sóc cần thiết và áp dụng một cách sáng tạo các biện pháp thâm
canh, chắc chắn năng suất lạc sẽ tăng cao.
Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân lấy trọng tâm là phát triển sản
xuất, đưa sản xuất nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa lớn, đồng thời đẩy mạnh

chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi gắn sản xuất với thị trường,
sản xuất theo yêu cầu của thị trường, nhằm nâng cao giá trị kinh tế, giá trị thu nhập,
góp phần xóa đói giảm nghèo. Chính vì vậy công tác nghiên cứu khoa học nhằm
thực hiện các mục tiêu trên luôn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành từ
trung ương đến các địa phương, trong đó phát triển cây lạc phục vụ nhu cầu tiêu
dùng và chế biến cũng được chú trọng.
Tại Tuyên Quang, định hướng phát triển nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010
với Quyết định số 49/2006/QĐ-UBND ngày 5/9/2006 về Đề án chuyển đổi cơ cấu
cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2006-2010 xác định cây
lạc là một trong những cây trồng ưu tiên phát triển.
1.2. Tầm quan trọng và vị trí của cây lạc
1.2.1. Giá trị dinh dưỡng và vai trò của cây lạc
Đối với cây lạc thì bộ phận kinh tế chủ yếu là hạt. Thành phần hoá học của
hạt lạc như sau: Nước 8 - 10%, dầu thô (lipit): 40 - 60 %, prôtêin thô: 26 - 34%,
gluxit: 6 - 22%, xenlulô: 2 - 4,5%.
Với hàm lượng dầu (lipit) và protein cao, hạt lạc là loại hạt có giá trị dinh


6

dưỡng cao và từ lâu loài người đã sử dụng lạc như một nguồn thực phẩm quan
trọng. Ngoài việc sử dụng để luộc, rang, nấu canh, ép dầu để làm dầu ăn thì gần
đây, nhờ công nghiệp thực phẩm phát triển, con người đã chế biến nhiều mặt hàng
thực phẩm có giá trị từ lạc như: bơ lạc, pho mát lạc, sữa lạc…
Về mặt cung cấp năng lượng: do hạt lạc có hàm lượng dầu cao nên năng
lượng cung cấp rất lớn. Trong 100g hạt lạc, cung cấp 590 calo, trong khi trị số này ở
hạt đậu tương là 411, gạo tẻ là 353, thịt lợn nạc là 286, trứng vịt là 189.
Thân lá xanh của lạc với năng suất 5 - 15 tấn/ha chất xanh (sau thu hoạch
quả) có thể dùng trong chăn nuôi đại gia súc.
Mặt khác, người ta có thể nghiền vỏ lạc thành cám đề dùng cho chăn nuôi.

Cám vỏ quả lạc có thành phần dinh dưỡng tương đương cám gạo dùng để nuôi lợn,
gà, vịt công nghiệp đều rất tốt.
Như vậy, từ lạc người ta có thể sử dụng khô dầu, thân lá xanh và cả cám vỏ
quả lạc để làm thức ăn gia súc, góp phần quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi
(Nguyễn Văn Bình và cộng sự Giáo trình cây công nghiệp, 1996)[7]
1.2.2. Giá trị cây lạc trong hệ thống trồng trọt
Lạc không những cung cấp dinh dưỡng cho con người và gia súc, mà nó còn
có khả năng cải tạo đất nhờ hệ thống vi khuẩn cộng sinh cố định đạm và các bộ
phận thân, lá, rễ của cây.
Cây lạc thuộc họ đậu, có khả năng đặc biệt là cộng sinh với loài vi khuẩn
Rhizobium virgna có khả năng sử dụng nitơ phân tử ở khí trời. Nhờ khả năng
đặc biệt này mà trồng lạc không cần bón nhiều đạm như các loại cây trồng khác
nhưng vẫn đảm bảo năng suất, đồng thời còn cung cấp trở lại cho đất một lượng
đạm đáng kể.
Theo tác giả Lê Văn Diễn và cộng sự, (1991) [5] Lạc là đối tượng cây trồng
được sử dụng nhiều trong các công thức luân canh của hệ thống trồng trọt. Việc
luân canh cây họ đậu với cây trồng khác đã góp phần cải thiện chế độ dinh dưỡng


7

khoáng đối với các loại cây trồng này. Ngoài ra, lạc có bộ tán dày, có khả năng che
phủ tốt, nên có khả năng làm giảm mức độ xói mòn của đất, nâng cao độ phì đất,
bảo vệ đất, đặc biệt trong mùa mưa.
Ngô Đức Dương, (1984) [10] khi nghiên cứu cơ cấu cây trồng ở các vùng
chuyên canh lạc phía Bắc nước ta đã kết luận: Cây lạc luân canh tốt nhất với cây
trồng họ hoà thảo đặc biệt là với lúa nước, ở thời điểm một năm sau khi luân canh
với cây lúa chế độ dinh dưỡng đất được cải thiện rõ rệt, độ pH của đất, lượng chất
hữu cơ, hàm lượng đạm tổng số và hàm lượng lân dễ tiêu trong đất đều tăng.
Theo tác giả Lê Văn Diễn và cộng sự, (1991) [5] khi so sánh hiệu quả kinh tế

của các công thức luân canh trên các chân đất khác nhau ở một số vùng chuyên
canh lạc vùng đồng bằng Bắc Bộ đã chỉ ra rằng: ở tất cả các công thức luân canh có
lạc xuân đều cho tổng thu nhập, lãi thuần và hiệu quả đồng vốn đầu tư cao hơn so
với các công thức luân canh khác trên cùng một loại đất. Đồng thời, khi so sánh
hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính ở vụ xuân như: lúa, lạc, đậu tương, ngô,
các tác giả cũng ghi nhận việc trồng lạc trong vụ Xuân cho thu nhập thuần cao hơn
so với trồng các cây trồng khác. Từ đó có thể thấy, lạc là cây trồng mang lại hiệu
quả kinh tế cao, đặc biệt là với các công thức luân canh trồng lạc trong vụ Xuân sau
cấy lúa Mùa cho hiệu quả kinh tế cao hơn so với các cây trồng khác cùng thời vụ.
1.3. Tình hình sản xuất, tiêu thụ lạc trên thế giới và trong nước
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc trên thế giới
Cây lạc là một cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao và chiếm một vị trí quan
trọng trong nền kinh tế thế giới (đứng thứ 2 sau cây đậu tương về diện tích và sản
lượng). Mặc dù có nguồn gốc từ Nam Mỹ nhưng hiện nay được phân bố rộng trong
phạm vi từ 400 vĩ Bắc đến 400 vĩ Nam với trên 100 nước; Cây lạc được trồng phổ
biến ở nhiều nước như: Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ, Sênegal....


8

Bảng 1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của một số nước trên thế giới
Chỉ tiêu

Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tấn/ha)

Sản lượng (triệu tấn)

Nước


2007 2008 2009 2010 2007 2008 2009 2010 2007 2008 2009 2010

Thế giới

21,62 24,59 21,27 20,06 1,54

1,55

1,62

1,64 33,23 38,20 34,43 32,92

Ấn độ

6,40

6,85

4,63

6,10

1,03

1,07

1,02

1,05


Trung Quốc

4,60

4,62

4,16

4,70

3,04

3,10

1,06

3,15 14,00 14,34 12,72 14,80

Nigeria

1,25

2,30

1,25

1,19

1,25


1,70

1,24

1,30

1,55

3,90 1,55

1,55

Senegal

0,65

0,67

0,47

0,64

0,65

0,97

0,95

0,98


0,42

0,65 0,45

0,63

Inđonesia

0,72

0,64

0,79

0,78

1,60

1,22

1,58

1,60

1,15

7,74 1,25

1,25


Mỹ

0,48

1,17

0,52

0,55

3,51

3,09

3,20

3,47

1,70

3,60 1,65

1,92

Việt Nam

0,26

0,26


0,25

0,23

1,77

2,09

2,09

2,10

0,46

0,53 0,50

0,49

6,60

7,34 5,00

6,40

Nguồn: Faostat, [29]
Diện tích từ 2007 đến 2010 trên thế giới diện tích trồng lạc biến động khá
cao, năm 2008 diện tích trồng lạc tăng 2,97 triệu ha so với năm 2007, đạt 24,59
triệu ha; năm 2009 và 2010 có chiều hướng giảm về diện tích, năm 2010 chỉ đạt
20,06 triệu ha. Tuy nhiên một số nước có diện tích trồng lạc lớn như Trung Quốc,

Nigeria, Inđonesia,... diện tích sản xuất đều tăng so với năm 2007. Ở Việt Nam, giai
đoạn này không có sự biến động nào về diện tích trồng lạc. Năm 2007, diện tích
trồng lạc của Việt Nam chiếm 1,24% tổng diện tích trồng lạc thế giới. Đến năm
2008, diện tích trồng lạc của Việt Nam vẫn không thay đổi trong khi diện tích trồng
lạc thế giới không ngừng tăng, do vậy diện tích trồng lạc của Việt Nam chỉ còn
chiếm 1,06% tổng diện tích trồng lạc thế giới.
Về năng suất: Giai đoạn từ 2007 - 2010, năng suất lạc thế giới tăng không
đáng kể từ 1,54 tấn/ha đến 1,64 tấn/ha. Đặc biệt ở các nước có ngành nông nghiệp
phát triển như Mỹ, Trung Quốc năng suất còn có biến động theo chiều giảm. Trong
khi các nước có trình độ thâm canh thấp hơn như: Ấn Độ, Nigeria, Việt Nam năng
suất lạc lại tăng khá nhanh.
Về sản lượng: Sản lượng lạc thế giới giai đoạn này biến động không ổn định,
năm 2008 tăng khá cao (tăng 14,9% so với năm 2007), đạt 38,20 triệu tấn; năm
2010 lại giảm xuống chỉ còn 32,92 triệu tấn. Sản lượng tăng, giảm chủ yếu do biến
động về diện tích gieo trồng. Nước có sản lượng dẫn đầu vẫn là Trung Quốc 14,80


9

triệu tấn, Ấn Độ 6,40 triệu tấn, Mỹ 1,9 triệu tấn. Sản lượng lạc của Việt Nam cũng
có xu hướng giảm, đạt 0,49 triệu tấn.
Tất cả các nước đã thành công trong phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất lạc đều rất chú ý đầu tư cho công tác nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu
khoa học công nghệ vào sản xuất. Rõ ràng rằng, tiềm năng to lớn của cây lạc trong
sản xuất chỉ có thể được khơi dậy thông qua việc áp dụng rộng rãi các tiến bộ kỹ
thuật trên đồng ruộng.
Hiện nay, lạc là một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị lớn. Trong
những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, sản lượng lạc xuất khẩu trên thế giới bình
quân chỉ đạt 1,11 - 1,16 triệu tấn/năm, đến năm 1997 - 1998 tăng lên 1,39 triệu tấn
và đến năm 2010 - 2011 đạt 2,35 triệu tấn. Trong đó châu Mỹ và châu Á là 2 khu

vực xuất khẩu nhiều nhất chiếm 70% sản lượng lạc xuất khẩu của thế giới.
Ở khu vực Đông Nam Á, trong những năm 80 của thế kỷ 20, xuất khẩu lạc
hàng năm ở chỉ đạt 0,32 triệu tấn/năm. Trong đó, Việt Nam, Indonesia, Thái Lan,
Singapore là các nước xuất khẩu lạc nhiều.
Từ năm 1991 đến năm 2000, Trung Quốc là nước xuất khẩu lạc nhiều nhất,
hàng năm trung bình xuất khẩu gần 78 nghìn tấn, chiếm trên 26,5% tổng sản lượng
lạc xuất khẩu của thế giới. Đứng thứ 2 là Mỹ trung bình hàng năm xuất khẩu 67,3
nghìn tấn, chiếm 22,9% tổng lượng xuất khẩu lạc thế giới. Achentina là nước đứng
thứ 3 về xuất khẩu lạc, trung bình hàng năm xuất khẩu 36,2 nghìn tấn, chiếm 12,3%
lượng lạc xuất khẩu thế giới.
Hà Lan là nước nhập khẩu lạc lớn nhất thế giới từ năm 1991 - 2000, trung bình
hàng năm nhập khẩu 39,8 nghìn tấn, chiếm 13,9% tổng lượng lạc nhập khẩu của thế
giới. Đứng thứ 2 là Indonesia, bình quân hàng năm nhập khẩu 34,3 nghìn tấn.
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ những năm 1980, sản xuất lạc có chiều hướng phát triển
ngày càng tăng. Tuy nhiên, do trước đây cây lạc chưa được chú ý nhiều nên năng
suất phát triển còn chậm và còn thấp.
Theo Ngô Thế Dân và CS, (2000) [9], sự biến động về diện tích, năng suất
và sản lượng lạc ở Việt Nam từ năm 1975 đến 1998 chia làm 4 giai đoạn:


10

- Giai đoạn 1975 - 1979: sản xuất lạc có chiều hướng giảm cả về diện tích,
năng suất và sản lượng. Đến năm 1979 diện tích gieo trồng còn 91,8 nghìn ha, giảm
5,3 nghìn so với năm 1976 (giảm bình quân 2,0%/năm; năm 1976 năng suất đạt
10,3 tạ/ha, đến năm 1979 chỉ còn 8,8 tạ/ha, giảm 5,0%. Nguyên nhân chính là thực
trạng phong trào hợp tác xã hoá bị sa sút, yêu cầu giải quyết đủ lương thực cần thiết
đặt lên hàng đầu, sản xuất lạc lúc này chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp nên cây lạc
không được đầu tư phát triển.

- Từ năm 1980 - 1987: Thời kỳ này diện tích trồng lạc tăng nhanh, từ 91,8
ngàn ha năm 1979 lên 237,8 ngàn ha năm 1987. Tốc độ tăng trưởng hàng năm từ
5,6% năm đến 24,8% năm. Diện tích năm 1987 tăng gấp 2 lần so với năm 1980 và
sản lượng tăng 2,3 lần. Mặc dù diện tích gieo trồng tăng lên nhanh chóng, nhưng
năng suất không tăng, chỉ dao động từ 8,8 - 9,7 tạ/ha, sản xuất lạc lúc này còn mang
tính quảng canh truyền thống.
- Từ năm 1988 - 1993: Trong ba năm đầu diện tích trồng lạc giảm từ 237,8
ngàn ha (1987) xuống còn 201,4 ngàn ha (1990) giảm với tốc độ 2,0% năm và sau
đó phục hồi trở lại. Nguyên nhân chủ yếu là do mất thị trường tiêu thụ truyền thống,
thị trường mới chưa kịp tiếp cận, giá lạc thế giới giảm trong 2 năm 1988 - 1989.
- Từ năm 1994 - 1998: Giai đoạn này diện tích trồng lạc năm 1998 tăng 8%
so với 1994 và sản lượng tăng 25%. Tốc độ tăng trưởng chủ yếu là do sự tăng
trưởng về năng suất. Do chúng ta đã tiếp cận được với thị trường quốc tế và nhu cầu
cho chế biến trong nước cũng tăng lên.
Bảng 2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc ở Việt Nam giai đoạn 2005 -2010
Năm

Diện tích (1000ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (1000tấn)

2005

269,6

18,2

489,3


2006

246,7

18,6

462,5

2007

254,5

19,8

510,0

2008

255,3

20,8

530,2

2009

245,0

20,9


510,9

2010

231,0

21,0

485,7

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2011 [20]


11

Trong giai đoạn 2005 - 2010, diện tích gieo trồng và năng suất có su hướng
phát triển trái chiều nhau. Năm 2005 diện tích gieo trồng lạc cả nước đạt 269,6
nghìn ha, đến năm 2010 cả nước chỉ đạt 231 nghìn ha, giảm 38,6 nghìn ha (bình
quân mỗi năm giảm 2,9% diện tích trồng). Năng suất lại có chiều hướng tăng đều
qua các năm, năm 2005 năng suất đạt 18,2 tạ/ha, đến năm 2010 tăng lên 21,0 tạ/ha
(bình quân mỗi năm tăng 0,56 tạ/ha). Tuy năng suất ở giai đoạn 2005-2010 tăng ở
mức khá cao nhưng do diện tích gieo trồng trong giảm khá nhanh nên tổng sản
lượng năm 2010 chỉ đạt 485,7 nghìn tấn, giảm 3,6 nghìn tấn.
Sản xuất lạc được phân bố ở trên tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp
Việt Nam. Trên thực tế cho thấy, ở nước ta đã hình thành 6 vùng sản xuất lạc
chính như sau:
- Vùng I:

Đồng Bằng sông Hồng


- Vùng II:

Trung du và miền núi phía Bắc

- Vùng III:

Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

- Vùng IV:

Tây Nguyên

- Vùng V:

Đông Nam Bộ

- Vùng VI:

Đồng bằng sông Cửu Long

Bảng 3: Diện tích, năng suất, sản lượng của 6 vùng trồng lạc ở Việt Nam
giai đoạn 2005 - 2010
Diện tích

ĐVT: 1.000ha
Vùng

I


II

III

IV

V

VI

2005

37,6

42,8

116,0

24,5

34,8

13,9

2006

33,0

41,6


107,1

23,1

29,9

12,0

2007

34,7

44,2

111,2

21,0

29,8

13,6

2008

34,5

50,5

107,3


18,5

29,6

13,9

2009

31,3

50.4

108,2

17,7

29,1

12,5

2010

30,2

50,2

102,3

16,7


20,5

11,1

Năm


12

Năng suất

ĐVT: tạ/ha

Vùng

I

II

III

IV

V

VI

2005

21,2


15,0

16,0

13,3

24,5

29,1

2006

22,3

14,4

17,3

14,3

25,1

29,8

2007

22,5

15,9


18,3

15,7

27,5

31,5

2008

23,9

17,1

19,0

16,2

28,6

31,2

2009

23,3

17,1

19,4


17,2

28,8

33,1

2010

24,1

18,0

19,7

17,5

25,2

35,6

Năm

Sản lượng

ĐVT: tấn

Vùng

I


II

III

IV

V

VI

2005

79,7

64,0

186,0

33,8

85,4

40,4

2006

73,7

60,1


184,8

33,1

75,0

35,8

2007

78,0

70,2

204,0

32,9

82,0

42,9

2008

82,4

85,3

204,0


30,9

84,2

43,4

2009

72,8

86,3

210,4

30,4

83,8

41,4

2010

72,8

90,5

202,0

29,3


51,6

39,5

Năm

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam 2011 [20]
* Vùng đồng bằng sông Hồng năm 2010 với diện tích 302.000 ha, chiếm
13,07 % diện tích cả nước; năng suất 24,1 tạ/ha; sản lượng 72.800 nghìn tấn, chiếm
14,99 % cả nước. Những tỉnh có diện tích trồng lạc lớn trong khu vực là: Nam
Định, Hà Nội, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Thái Bình.
* Vùng Trung du miền núi phía Bắc năm 2010 với diện tích 50.200 ha,
chiếm 21,7 %; năng suất 18,0 tạ/ha; sản lượng 90.500 tấn, chiếm 18,63% cả nước .
Những tỉnh có diện tích trồng lạc lớn trong khu vực là: Bắc Giang, Hà Giang, Phú
Thọ, Tuyên Quang, Hòa Bình, Thái Nguyên.
* Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung năm 2010 với diện tích


13

102.300ha, chiếm 44,28 %; năng suất 19,7 tạ/ha; sản lượng 202.000 tấn, chiếm 41,59
% cả nước. Những tỉnh có diện tích trồng lạc lớn trong khu vực là: Thanh Hoá, Nghệ
An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Trị.
* Vùng Tây Nguyên là vùng cây lạc ít được chú trọng đầu tư phát triển, năm
2010 diện tích 16.700 ha, chiếm 7,22 %; năng suất 17,5 tạ/ha (thấp nhất cả nước);
sản lượng 29.300 tấn, chiếm 6,0% cả nước. Lạc được trồng tập trung chủ yếu ở tỉnh
Đắk Nông, Đắk Lắc.
* Vùng Đông Nam Bộ năm 2010 diện tích 20.500 ha, chiếm 8,87 %; năng
suất 25,2 tạ/ha; sản lượng 51.600 tấn, chiếm 10,6% cả nước. Những tỉnh có diện

tích trồng lạc lớn trong khu vực là: Tây Ninh, Bình Dương.
* Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích trồng lạc nhỏ nhất cả nước,
năm 2010 đạt 11.100 ha, chiếm 4,8 %. Tuy nhiên năng suất lạc lại cao nhất so với
các vùng trong cả nước, đạt 35,6 tạ/ha; sản lượng 39.500 tấn, chiếm 8,1% cả nước.
Lạc được trồng tập trung ở các tỉnh: Long An, Trà Vinh
1.3.3. Tình hình sản xuất lạc ở Tuyên Quang
Bảng 4. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Tuyên Quang
giai đoạn 2000-2010
Chỉ tiêu

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

2005

3.427

21,99

7.535


2006

3.540

21,33

7.550

2007

4.089

25,10

10.263

2008

4.437

24,87

11.032

2009

4.728

25,90


12.247

2010

4.924

25,80

12.709

2011

4.773

26,89

12.831

Năm

Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang 2011 [15]


×