Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Đánh giá, chọn lọc và xác định mối tương quan của một số tính trạng với năng suất củ các dòng giống sắn có triển vọng từ hạt lai nhập nội của CIAT tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (895.34 KB, 83 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
-----------------W—X----------------

VŨ THỊ NGUYÊN

Đánh giá, chọn lọc và xác định mối tương quan
của một số tính trạng với năng suất củ các dòng giống
sắn có triển vọng từ hạt lai nhập nội của ciat
tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Luận văn thạc sỹ nông nghiệp

Thái nguyên, 2007


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
-----------------W—X----------------

VŨ THỊ NGUYÊN

TÊN ĐỀ TÀI:

Đánh giá, chọn lọc và xác định mối tương quan
của một số tính trạng với năng suất củ các dòng giống
sắn có triển vọng từ hạt lai nhập nội của ciat


tại trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01

Luận văn thạc sỹ nông nghiệp
Người hướng dẫn: PGS.TS Trần Ngọc Ngoạn

Thái nguyên, 2007


3

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Vũ Thị Nguyên


4

Lời cảm ơn
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của
thầy hướng dẫn, các cá nhân và đơn vị. Tôi xin chân thành cảm ơn:
- PGS. TS Trần Ngọc Ngoạn - Phó Hiệu trưởng Trường Đại Học Nông
Lâm Thái Nguyên.
- Ban Giám đốc Trung Tâm Thực Hành - Thực Nghiệm - Trường Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên.

- TS. Nguyễn Viết Hưng - Phó Bộ môn Giống cây trồng Khoa Nông
Học - Trường Đại Học Nông Lâm Thái nguyên.
- Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
- Khoa Sau Đại Học - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
- Gia đình, Bố mẹ, Chồng, Anh, Chị, Em và bạn bè đồng nghiệp.


5

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
CIAT

: Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới.

CIAT/Colombia : Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới đặt tại Colombia
CIAT/Thái Lan

: Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới đặt tại Thái
Lan

FAO

: Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực thế giới.

IITA

: Viện Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới.

NS củ tươi


: Năng suất củ tươi.

NS tinh bột

: Năng suất tinh bột.

NS thân lá

: Năng suất thân lá.

NS sinh vật học : Năng suất sinh vật học.
TL chất khô

: Tỷ lệ chất khô.

NS củ khô

: Năng suất củ khô.

TL tinh bột

: Tỷ lệ tinh bột.

XVP

: Xanh Vĩnh Phú.


6


MỤC LỤC
Đặt vấn đề ............................................................................................................................. 9
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................................. 9
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................................ 10
3. Yêu cầu nghiên cứu....................................................................................................... 11
Chương 1 ............................................................................................................................ 12
Tổng quan tài liệu .............................................................................................................. 12
1.1. Cơ sở đánh giá chọn lọc giống sắn ............................................................................ 12
1.1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 12
1.1.2. Một số đặc tính cơ bản của cây sắn ........................................................................ 13
1.1.3. Giá trị kinh tế ........................................................................................................... 15
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam ................................ 16
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới ................................................... 16
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam .................................................... 26
1.3. Tình hình nghiên cứu về cây sắn trên thế giới và trong nước ................................ 30
1.3.1. Tình hình nghiên cứu về cây sắn trên thế giới ...................................................... 30
1.3.2. Tình hình nghiên cứu về cây sắn ở Việt Nam........................................................ 35
Chương 2 ............................................................................................................................ 39
Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 39
2.1. Vật liệu nghiên cứu, địa điểm và thời gian nghiên cứu ........................................... 39
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................................. 39
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................................ 40
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................................... 40
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 40
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................... 40
2.3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ............................................................................................ 40
2.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi ................................................................................................ 42
Chương 3 ............................................................................................................................ 44
Kết quả và thảo luận.......................................................................................................... 44
3.1. Đặc điểm về thời tiết khí hậu ở vùng nghiên cứu .................................................... 44

3.2. Nghiên cứu yếu tố cấu thành năng suất và năng suất sắn qua 02 năm 2003, 2004.
............................................................................................................................................. 45
3.2.2. Các yếu tố cấu thành năng suất 9 dòng, giống nghiên cứu năm 2004 ................ 49
3.3. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 4
dòng ưu tú năm 2005 .......................................................................................................... 51
3.3.1. Đặc điểm sinh trưởng của 4 dòng giống sắn thí nghiệm năm 2005 ..................... 51
3.3.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất sắn ................................................ 56
3.4. Tương quan của một số đặc trưng đặc tính liên quan đến sinh trưởng với năng
suất củ ................................................................................................................................. 61
3.4.1. Tương quan từng phần (tương quan của 1 đặc trưng với năng suất củ)................... 61
3.4.2. Tương quan toàn phần (Từ 3 đặc trưng với năng suất củ).................................. 67
Kết luận và đề nghị ............................................................................................................ 70
1. Kết luận........................................................................................................................... 70
2. Đề nghị ............................................................................................................................ 71
Tài liệu tham khảo ............................................................................................................. 72
TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT


TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU


UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT


TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU


UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT


TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

UT

UT

TU

TU

TU

UT



7

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Đặc điểm các vùng trồng sắn chính ở trên thế giới .............................................13
Bảng 1.2. Điều kiện bất thuận ở các vùng trồng sắn trên thế giới .......................................14
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng sắn trên thế giới.................................................16
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của những vùng trồng sắn chính trên thế giới
năm 2004 (sản lượng hơn 1 triệu tấn) ..................................................................................17
Bảng 1.5. Năng suất sắn của một số nước Châu á từ năm 2001 đến 2005 ..........................20
2003 .....................................................................................................................................20
Bảng 1.6 Giá trị bội thu do áp dụng giống sắn mới so với giống cũ tại Việt Nam, Thái Lan
và Trung Quốc .....................................................................................................................20
Bảng 1.7. Buôn bán sắn (sắt lát, sắn viên, tinh bột) trên thế giới .......................................21
Bảng 1.8. Hiệu quả kinh tế của việc áp dụng các giống sắn mới và kỹ thuật thâm canh sắn
một số nước Châu á (năm 2002) ..........................................................................................22
Bảng 1.11. Dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu đến năm 2020 và tốc độ tiêu
thụ sản phẩm sắn hàng năm giai đoạn 1993-2020 ...............................................................25
Bảng 1.12. Diện tích, năng suất và sản lượng của một số cây lương thực chính ở Việt Nam
từ năm 2001 đến năm 2004..................................................................................................26
Bảng 1.13. Diện tích, năng suất, sản lượng sắn Việt Nam 1994 - 2004 ..............................27
Bảng 1.14. Các nhà máy chế biến tinh bột sắn ở Việt Nam năm 2004 ...............................28
Bảng 1.15. Diện tích, năng suất, một số cây trồng chính trong toàn tỉnh. ...........................30
Bảng 3.1 Nhiệt độ, lượng mưa trung bình 3 năm 2003 - 2005 ............................................44
Bảng 3.2. Các yếu tố cấu thành năng suất của 20 dòng, giống sắn năm 2003 ....................46
Bảng 3.3. Tỷ lệ tinh bột, tỷ lệ chất khô, năng suất củ khô, năng suất tinh bột của 20 dòng
giống sắn – năm 2003 ..........................................................................................................47
Bảng 3.4. Năng suất thân lá, sinh vật học và năng suất củ tươi của 20 dòng giống sắn năm
2003 .....................................................................................................................................48
Bảng 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của 9 dòng, giống trồng năm 2004 ...................49
Bảng 3.6. Tỷ lệ tinh bột, chất khô, năng suất tinh bột, củ khô năm 2004 ...........................50

Bảng 3.7. Năng suất thân lá, sinh vật học, củ tươi và chỉ số thu hoạch của 9 dòng giống sắn
năm 2004..............................................................................................................................50
Bảng 3.8. Tỷ lệ nẩy mầm của 7 dòng, giống sắn năm 2005 ................................................51
Bảng 3.9. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở các tháng sau trồng năm 2005 ...................52
Bảng 3.10. Tốc độ ra lá của các dòng giống sắn - năm 2005 ..............................................53
Bảng 3.11. Tuổi thọ lá của các dòng giống sắn năm 2005 ..................................................54
Bảng 3.12. Một số chỉ tiêu sinh trưởng của các dòng giống sắn tham gia thí nghiệm năm
2005 .....................................................................................................................................55
Bảng 3.13. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng giống sắn năm 2005 .........................56
Bảng 3.14. Năng suất thân lá, năng suất sinh vật học, năng suất củ tươi và chỉ số thu hoạch
của 7 dòng giống sắn năm 2005...........................................................................................57
Bảng 3.15. Tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh bột, năng suất tinh bột, năng suất củ khô của các dòng
giống tham gia thí nghiệm năm 2005 ..................................................................................59
Bảng 3.16. Đặc điểm của 2 dòng giống sắn cho năng suất cao, ổn định so với đối chứng.
Số liệu trung bình 3 năm 2003 - 2005. ................................................................................60
Bảng 3.17. Phương trình tương quan và hệ số tương quan của một số trưng đặc tính với
năng suất củ .........................................................................................................................61
Bảng 3.18 Phương trình tương quan của một số đặc trưng tới năng suất củ .......................67
TU

UT

TU

UT

TU

UT


TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU


UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT


TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU


UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT


8

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ CÁC HÌNH

Sơ đồ 1.1. Công dụng của cây sắn .......................................................................................15
Hình 1.1: Những vùng trồng sắn chính của châu á ..............................................................19
Đồ thị 1.1: Năng suất sắn của ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam giai đoạn (1994 2003). Nguồn: FAOSTAT 2004, [73] .................................................................................34
Biểu đồ 3.1. Nhiệt độ trung bình qua 3 năm ........................................................................45
Biểu đồ 3.2. Lượng mưa trung bình qua 3 năm ...................................................................45
Đồ thị 3.1. NS củ tươi, NS sinh vật học và chỉ số thu hoạch của các dòng giống sắn – năm
2005 .....................................................................................................................................58
Biểu đồ 3.2. Năng suất củ khô, năng suất tinh bột của các dòng giống sắn tham gia thí nghiệm – năm
2005 ......................................................................................................................................59
Biểu đồ 3.4: Phương trình TQ giữa NS củ tươi và các chỉ tiêu nghiên cứu ........................62
TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT

TU

UT


TU

UT

TU

TU

UT

UT


9

Đặt vấn đề
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây sắn có tên khoa học là Manihot esculenta Crantz, thuộc họ thầu
dầu (Euphorbiaceae) có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Trung tâm khởi
nguyên là Brazin, Bolivia, Mexico (Rogers and Appan - 1973, Spath - 1973,
Massar - 1978), sau đó cây sắn được truyền bá và nhu nhập đến Châu Phi,
Châu á cùng với sự di cư của người dân.
B

Hiện nay sắn được trồng rộng rãi từ 300 vĩ Bắc đến 300 vĩ Nam ở trên
P

P

P


P

100 nước nhiệt đới thuộc 3 châu lục lớn Châu Phi, Châu Mỹ, Châu á với tổng
diện tích bình quân năm 2003 đạt 17.370 triệu ha, năng suất củ tươi bình quân
đạt 10,74 tấn/ha, sản lượng đạt 188,83 triệu tấn (FaoStat 2004)[73]. Hàng
năm tổng mức xuất khẩu sắn trên toàn thế giới trung bình từ năm 1999 - 2003
đạt 7,6 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở 3 nước Thái Lan 7,0 triệu tấn; tại
Indonexia 0,4 triệu tấn; Việt Nam 0,2 triệu tấn (FaoStat 2004)[73]. Những số
liệu trên cho thấy hiện nay cây sắn không chỉ còn là cây lương thực cứu đói
mà đã trở thành cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.
Đối với Việt Nam, sắn là một trong những cây trồng quan trọng trong
chiến lược an toàn thực phẩm quốc gia (12,2% tỉ lệ sắn dùng làm lương thực).
Sắn là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho các nhà máy chế biến tinh bột
(48,6%) và thức ăn cho gia súc (23,4%) với sản phẩm đa dạng và phong phú.
Năm 2005 diện tích sắn trên toàn quốc là 390.000 ha, năng suất trung bình
14,61 tấn/ha, sản lượng đạt 5.770.000 tấn (FaoStat 2005)[73]
Hiện nay trên cả nước có 53 nhà máy đã hoạt động và đang xây dựng
với tổng công suất thiết kế ước tính đạt 3.190 tấn/ngày (Sản lượng sắn qua
chế biến công nghiệp ước đạt 2,1 triệu tấn/năm)[73]. Đầu ra cho sắn được
đảm bảo ổn định, nông dân yên tâm đầu tư sản xuất. Việc phát triển các giống


10

sắn có năng suất cao, ổn định đang được đặc biệt quan tâm, bởi đây là động
lực để cho công nghiệp chế biến sắn phát triển làm đa dạng hoá sản phẩm
lương thực, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Tại Hội thảo về sắn Việt Nam năm 2001 các nhà nghiên cứu đã nhận
định để đưa năng suất sắn lên cao thì giống là khâu tiên phong và rất quan

trọng. Hiện nay Việt Nam đã có một số giống chủ lực như KM94, KM60,
KM98-7, KM98-1....đang được trồng rộng rãi trong cả nước. Song việc
nghiên cứu chọn lọc các dòng giống sắn cần được tiến hành thường xuyên
liên tục để góp phần vào tập đoàn giống những giống có tiềm năng, năng suất
cao, thích ứng với điều kiện canh tác [8], [11].
ở cây sắn các đặc tính di truyền được duy trì ổn định qua các thế hệ nhờ
nhân giống vô tính nên việc nghiên cứu giống từ nguồn vật liệu hạt lai được
xem là hướng đi có hiệu quả trong công tác chọn lọc giống sắn [20]. Mặt
khác, khi tiến hành đánh giá được một giống tốt cần có sự theo dõi nghiên
cứu giữa năng suất với các yếu tố cấu thành năng suất, chính vì vậy để xác
định được những chỉ tiêu nào là quan trọng nhất cho quá trình đánh giá, tuyển
chọn giống sắn tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: "Đánh giá, chọn lọc và xác
định mối tương quan của một số tính trạng với năng suất củ các dòng giống sắn
có triển vọng từ hạt lai nhập nội của CIAT tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên".
2. Mục tiêu của đề tài

- Xác định được những dòng giống sắn có năng suất cao, chất lượng tốt
nhằm góp phần phục vụ cho công tác nghiên cứu và phát triển giống sắn ở
Việt Nam.
- Phân tích mối tương quan giữa một số tính trạng với năng suất củ tươi
từ đó làm cơ sở giới thiệu các đặc trưng, đặc tính quý cho chương trình chọn


11

lọc giống sắn mới, và làm cơ sở cho việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật
tác động tích cực lên cây trồng.
3. Yêu cầu nghiên cứu


- Theo dõi các đặc điểm sinh trưởng, phát triển của các dòng giống sắn.
- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất từ đó so sánh
với những giống đối chứng để chọn ra các dòng có năng suất cao, chất lượng tốt.
- Theo dõi các đặc trưng, đặc tính có liên quan đến sinh trưởng, các yếu
tố cấu thành năng suất và năng suất từ đó phân tích mối tương quan giữa các
yếu tố đó với năng suất củ để chọn ra các chỉ tiêu quan trọng phục vụ cho
công tác nghiên cứu cải tiến giống sắn mới ở nước ta.


12

Chương 1
Tổng quan tài liệu
1.1. Cơ sở đánh giá chọn lọc giống sắn
1.1.1. Cơ sở lý luận
Sắn là cây trồng thuộc lớp 2 lá mầm, hầu hết các giống sắn có khả năng
ra hoa. Hoa sắn là loại hoa đơn tính cùng gốc, hoa đực và hoa cái ra riêng rẽ
trên cùng một cây. Song thông thường hoa đực nở trước hoa cái từ 1-2 tuần.
Điều đó làm giảm nguy cơ thoái hoá giống xuống thấp nhất. Do vậy công tác
nghiên cứu và lợi dụng ưu thế lai ở cây sắn thông qua sinh sản hữu tính đã
được ứng dụng rộng rãi trong công tác chọn lọc giống [25], [40].
Vì vậy, việc chọn lọc các cặp bố mẹ và đánh giá chúng theo khả năng
tổ hợp chung, riêng của cây sắn để xác định các cặp lai nhằm tạo ra một lượng
hạt lai để chọn lọc ra các dòng ưu tú là phương pháp chủ yếu đã được áp dụng
trong các chương trình cải tiến giống sắn của thế giới hiện nay. Với ưu thế
hơn hẳn của công tác chọn giống đối với cây trồng này là nhân giống vô tính
ngay cả ở thế hệ con lai đầu tiên, do đó về mặt di truyền mà nói thì tính trạng
tốt được chọn lọc giữ lại đều có khả năng duy trì qua các thế hệ nhân giống vô
tính. Sự phối hợp giữa hai phương thức sinh sản trong cải tiến giống sắn là
một tiến bộ trong công tác chọn lọc giống cây trồng.

Việc lựa chọn các dòng, giống ưu tú thông thường đều dựa trên quan
trắc đồng ruộng là ảnh hưởng của điều kiện sinh thái khác nhau. Do đó các
đặc trưng đặc tính được sử dụng để đánh giá các dòng, giống sắn đều dựa vào
một số tính trạng có hệ số di truyền nghĩa rộng (h2b) cao như: Số lượng
P

P

củ/gốc, chiều cao cây, tỷ lệ chất khô, năng suất sinh học, chỉ số thu hoạch,
thời gian từ trồng đến phân cành cấp 1, tuổi thọ trung bình của một lá, chỉ số
diện tích lá. Trong đó năng suất sinh học, chỉ số thu hoạch được coi là chỉ
tiêu chính để chọn lọc (Birader và ctv 1978, Goln và ctv, 1973, Kawano,
1978) ( Birader R.S Raijendran P.G and Hnishin)[57]


13

Việc tuyển chọn giống sắn dựa trên nghiên cứu tương tác gen với môi
trường có cơ sở thực tiễn và khoa học của nguyên lý di truyền cũng như sinh
lý thực vật. Nó chỉ ra cho các nhà chọn giống về hình mẫu của một giống sắn
“lý tưởng” đạt năng suất cao, chất lượng tốt (tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh bột, chất
lượng bột) phù hợp với điều kiện sinh thái cụ thể tại địa phương, nó là tiêu
chuẩn chọn lọc trong nghiên cứu về khả năng cho năng suất của các dòng,
giống sắn [37], [40], [41].
1.1.2. Một số đặc tính cơ bản của cây sắn
Bảng 1.1. Đặc điểm các vùng trồng sắn chính ở trên thế giới
Vùng
trồng

Đặc điểm chủ yếu

và tên vùng

Nhiệt độ
trung bình
(00C)
P

P

Thời gian
mùa khô
(tháng)

Lượng
mưa

1

Vùng đất thấp nhiệt đới mùa khô kéo
dài, lượng mưa từ thấp đến trung bình.
Nhiệt độ cao quanh năm (một số vùng
của Colombia, Venezuela, Thái Lan)

25

3-4

700-2000
mm, phân bố
không

đều
trong năm

2

Vùng đất thấp nhiệt đới lượng mưa từ
thấp đến trung bình, đất nghèo, PH thấp.
Mùa khô dài, độ ẩm thấp trong mùa khô
(một số vùng của Colombia, Venezuela,
Brazil)

25

3-6

>1200mm
phân
bố
không đều

3

Vùng đất thấp nhiệt đới, mùa khô rất
ngắn, lượng mưa hàng năm cao, độ ẩm
không khí cao (vùng Plorencia và Leticia
của Bazazil, Ecuador, Peru, vùng rừng
nhiệt đới của Châu Phi, Châu á)

25


4

5

6

Vùng nhiệt đới có độ cao trung bình, độ
dài mùa khô trung bình, nhiệt độ trung
bình (Vùng Palmina, Philippin, Bolivia,
Brazil, Châu Phi, ấn Độ, Indonesia, Việt
Nam).
Vùng cao nguyên khí hậu mát, mưa từ
trung bình đến nhiều (Vùng Andean,
Đông Phi)
Vùng á nhiệt đới, mùa đông mát, độ dài
ngày thay đổi (Mehico, miền nam Brazil,
Cuba, Paraguay, Bắc Achentina, Nam
Trung Quốc)

Rất
ngắn
hoặc không >2000mm


21-24

4

1000-2000
mm, phân bố

không đều

17-20

2000mm

Tối thấp
0oC

1000mm

P

P

Nguồn: Trần Ngọc Ngoạn [39]


14

Sắn là cây trồng có khả năng thích ứng rộng, song điều kiện khí hậu
nóng ẩm quanh năm là thích hợp nhất. Năng suất cao có thể đạt trong điều
kiện nhiệt độ từ 250C - 270C, độ cao trung bình so với mặt biển dưới 150m và
P

P

P

P


chất lượng tốt nhất ở nơi mưa nhiều, lượng mưa phân bố đều trong năm. Sắn
cũng là cây có hiệu quả trên đất nghèo kiệt dinh dưỡng. Trên thực tế hầu hết
các vùng trồng sắn trên thế giới đều là những vùng có độ phì thấp, đất chua,
độ dốc cao. (Bảng 1.1).
CIAT đã chia các vùng trồng sắn chính trên thế giới thành những vùng
khác nhau dựa vào các yếu tố sinh thái như độ cao, độ ẩm, lượng mưa, cường
độ ánh sáng, thời gian chiếu sáng. Những vùng trồng sắn chính trên thế giới ở
trong khoảng 30 vĩ độ Bắc đến 30 vĩ độ Nam [63], [65].
Bảng 1.2. Điều kiện bất thuận ở các vùng trồng sắn trên thế giới
Vùng
trồng sắn
Vùng đất thấp
nhiệt đới có mùa
khô (Thái Lan)
Vùng đất thấp nhiệt
đới có mùa khô, đất
nghèo (Brazil)
Vùng đất thấp ẩm
(Châu á, Châu Phi)
Vùng đất cao trung
bình nhiệt độ cao
(Việt Nam)
Vùng cao nguyên
nhiệt đới >1000m
(Andea)
Vùng nhiệt đới có
mùa đông mát (Đài
Loan)


Lượng
mưa

Nhiệt
độ

Bệnh
hại

Khô 3÷5 tháng
Khô 3÷5 tháng Thất thường,
sâu bệnh phát
nhiệt độ cao
triển do nhiệt
gần bão hoà
độ cao
trong mùa mưa
Mưa rất nhiều

Khô 3÷4 tháng
Mát, T0
Tbình 17÷
180C quanh
năm
Mùa đông mát
3÷4 tháng
nhiệt độ 100C
P

P


Hạn thay đổi

P

Thay đổi

P

P

Sâu
Đất và điều
hại
kiện khác
Rệp, sâu
Tỷ lệ tinh
ăn lá, ruồi bột ít trong
trắng...
củ
Rệp, sâu
đục thân
ăn lá

Nghèo,
chua, độc
nhôm

Nấm loang,
Sâu ăn lá,

đốm nâu,
rệp
thối rễ
Thối rễ
nấm
Sâu ăn lá
loang, đốm
nâu
Nấm
loang, đốm
Rệp
nâu

Nghèo,
chua, độc
nhôm

Nấm loang

P

Nguồn: Trần Ngọc Ngoạn [39], [41]

Sâu ăn lá

Độ phì
thay đổi
nghèo

Mùa thu

hoạch ngắn


15

1.1.3. Giỏ tr kinh t
Sn l cõy a dng, cú giỏ tr kinh t cao, cú th trit s dng cỏc b
phn ca cõy, ngoi vic cung cp thc n cho con ngi, cũn l ngun thc
n cho chn nuụi gia sỳc, cỏ, tm...
T tinh bt sn cú th phỏt trin theo 34 hng khỏc nhau, song tu vo
mc ớch m yờu cu cht lng tinh bt khỏc nhau. Ngoi tinh bt c, lỏ thõn
sn cng cú nhiu cụng dng, lỏ sn ti cha nhiu prụtờin, hyrỏt cacbon,
vitamin...Cụng dng ca cõy sn c th hin qua s :
S 1.1. Cụng dng ca cõy sn
Cây sắn

Thân


Củ

Thức
ăn gia
súc

Rau
ăn

Giấy


Sắn thái lát

Thức
ăn gia
súc

Rợu

Phân
bón

Dợc
phẩm

Chất
đốt

Tinh bột

Dợc
phẩm

CN thực
phẩm:
- Tapioca
- Miến
- Nha
- Bánh kẹo
- Glucoza


Thức
ăn gia
súc

Phế liệu từ sản xuất tinh bột

Ngành CN
khác:
dung dịch
khoáng
chất dẻo
sinh học


16

Sắn lát và tinh bột dùng làm chế biến thức ăn gia súc, rượu cồn, sử
dụng rộng rãi trong công nghiệp thực phẩm làm mì ăn liền, mì sợi, nước sốt,
bánh công nghiệp. Tinh bột sắn là nguyên liệu chính để chế biến bột ngọt
(MSG). Tinh bột sắn còn được sử dụng trong công nghiệp giấy, công nghiệp dệt
để làm cho vải bền bóng và đẹp hơn; chế tạo keo dán, ván ép, các chất kết dính;
chế tạo các loại bao bì tự huỷ; dùng làm phụ gia dược liệu trong công nghiệp
dược.
1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam

1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới
Sắn là cây trồng phổ biến trên thế giới, có trên 100 nước trồng sắn, chủ
yếu là Châu Phi, Châu á, Châu Mỹ. Theo tổng hợp của (FAO STAT 2005)
diện tích trồng sắn của toàn thế giới là: 18.51triệu ha, năng suất bình quân
10,94 tấn/ha, sản lượng đạt 202,64 triệu tấn[73]. Diện tích, năng suất sắn của

thế giới có xu hướng tăng trong 10 năm qua 1995 – 2005 Bảng (1.3)
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng sắn trên thế giới
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005

Diện tích
(triệu ha)
16,43
16,25
16,05
16,56
16,56
16,86
17,17
17,31
17,59
18,51
18,63

Năng suất

Sản lượng
(tấn/ha)
(triệu tấn)
9,84
161,79
9,75
158,51
10,06
161,60
9,90
164,10
10,31
170,92
10,70
177,89
10,73
184,36
10,61
183,82
10,79
189,99
10,94
202,64
10,94
203,86
Nguồn: FAOSTAT 2005[73]


17


Toàn thế giới có 89 nước trồng sắn, trong đó 22 nước đạt sản lượng sắn
hàng năm trên 1 triệu tấn. Châu Phi chiếm 53% sản lượng sắn của thế giới,
sau đó là Châu á 29%, Châu Mỹ Latinh và vùng Caribbean 17% (bảng 1.4)
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của những vùng trồng sắn
chính trên thế giới năm 2004 (sản lượng hơn 1 triệu tấn)
Vùng trồng
Toàn thế giới
Châu Phi
+ Nigeria
+ Congo
+ Ghana
+ Tazania
+ Mozambique
+ Angola
+ Uganda
+ Benin
+ Malawi
+ Madagascar
+ Cameroon
+ Cote d’Ivoire
+ Guinea
Châu á
+ Thái Lan
+ Indonesia
+ Ân Độ
+ VIệt Nam
+ Trung Quốc
+ Philippines
Châu Mỹ
+ Barazil

+ Paraguay
+ Colombia
P

P

Diện tích
Năng suất
(1.000 ha)
(tấn/ha)
18.511
10,94
12.252
8,82
4.118
9,27
1.850
8,08
783
12,42
660
10,43
1.050
5,85
640
8,75
407
13,51
300
13,33

150
17,06
352
6,21
145
13,44
300
5,00
270
5,00
3.515
16,76
1.050
19,42
1.267
15,19
240
27,91
370
14,50
250
16,79
205
7,99
2.728
12,99
1.773
13,55
306
17,97

191
11,56
Nguồn: FAOSTAT 2005 [73]

Sản lượng
(triệu tấn)
202,64
108,10
38,17
14,95
9,73
6,89
6,15
5,60
5,50
4,00
2,55
2,19
1,95
1,50
1,35
58,92
20,40
19,26
6,70
5,37
4,20
1,64
35,44
24,03

5,50
2,21


18

Châu Phi có tổng diện tích trồng sắn năm 2004 là 12,25 triệu ha, năng
suất củ tươi bình quân 8,8 tấn/ha, sản lượng 108,01 triệu tấn [73]. Sắn là
nguồn lương thực chính của người dân tại nước này. Những nước trồng nhiều
sắn ở Châu Phi là: Negeria (38,17 triệu tấn), Congo (14,95 triệu tấn), Ghana
(9,73 triệu tấn), Tanzania (6,89 triệu tấn), Mozambique (6,15 triệu tấn),
Angola (5,60 triệu tấn), Uganda (5,50 triệu tấn). Cây sắn hiện được coi là giải
pháp an toàn lương thực hàng đầu tại Châu Phi nơi tình trạng suy dinh dưỡng
tăng lên gấp đôi trong hai thập kỷ qua. Tồn tại chính trong sản xuất và tiêu thụ
sắn ở Châu Phi là dịch bệnh rụi lá và virus trên diện rộng, năng suất thấp do
thiếu giống kháng bệnh và chế biến công nghiệp, trình độ kỹ thuật canh tác
còn thấp, ít đầu tư thâm canh.
Châu Mỹ là nôi phát sinh của cây sắn. Tác giả Baiping. Fang
(1990),[53] đã tập hợp nhiều công trình nghiên cứu về nguồn gốc cây sắn cho
biết rằng: cây sắn được trồng tại vùng này cách đây từ 3000 năm đến 7000
năm. Khảo cổ học đã chứng minh có 4 trung tâm khởi nguyên chính của cây
sắn là Brazil có 2 trung tâm, ngoài ra ở Bolivia và Mexico. Sắn ở Châu Mỹ là
2,72 triệu ha, năng suất củ tươi bình quân 13,00 tấn/ha, sản lượng 35,44 triệu
tấn. Trong đó, vùng Nam Mỹ có 11 nước trồng sắn với diện tích sắn trồng
2,48 triệu ha, năng suất củ tươi bình quân đạt 13,67 tấn/ha, sản lượng 34,01
triệu tấn; Vùng Bắc và Trung Mỹ có 24 nước trồng sắn (chủ yếu tại các đảo
vùng nhiệt đới Trung Mỹ) với diện tích 240 ngàn ha, năng suất củ tới bình
quân 5,9 tấn/ha, sản lượng 1,42 triệu tấn [73]. Tồn tại chính trong sản xuất và
tiêu thụ ở Châu Mỹ là công nghiệp chế biến tinh bột sắn không phát triển
bằng Châu á, sắn chủ yếu sử dụng làm thức ăn cho gia súc và tiêu thụ sắn

tươi, trình độ kỹ thuật thâm canh chưa cao.


19

Châu á là một trong những vùng sắn quan trọng nhất thế giới, cùng với
Châu Phi và Châu Mỹ la tinh. Diện tích trồng sắn Châu á 3,51 triệu ha (năm
2005), sản lượng đạt 58,92 triệu tấn, đứng thứ hai sau Châu Phi. Xét về mặt
năng suất thì Châu á hiện vẫn đứng đầu trên thế giới đạt bình quân 16,76
tấn/ha, so với Châu Phi diện tích trồng 12.299 nghìn ha, với năng suất bình
quân đạt 8,32 tấn/ha và sản lượng bình quân 12,30 tấn/ha nên năng suất đạt
bình quân 12,30 tấn/ha, sản lượng đạt 32,48 triệu tấn. Điều đó thể hiện mức
độ trồng sắn ở Châu á thâm canh cao so với Châu lục khác trên thế giới.
Nhưng 96% sản lượng sắn tập trung vào một số nước như sau: Thái Lan
(18,43 triệu tấn), ấn Độ (7,10 triệu tấn) và Philippin (1,40 triệu tấn). Nước có
năng suất cao nhất ở Châu á là ấn Độ có năng suất đạt bình quân năm 2005 là
26,29 tấn/ha [73].

Hình 1.1: Những vùng trồng sắn chính của châu á
Mỗi chấm tương ứng 10.000 ha sắn năm 2003 (Nguồn: R.H. Howeler
2004)[69]


20

Bảng 1.5. Năng suất sắn của một số nước Châu á từ năm 2001 đến 2005
Năng suất sắn (tấn/ha)

Nước


2001

2002

2003

2004

2005

ấn Độ

25,00

25,19

25,56

25,92

26,29

Thái Lan

16,49

16,86

17,96


17,07

18,55

Trung Quốc

16,96

16,97

17,04

17,20

17,24

Việt Nam

12,99

13,36

14,06

14,55

14,61

Nguồn: FAOSTAT.2005[73]
Bảng 1.5 cho thấy năng suất của ấn độ đạt cao nhất, từ 25.00 tấn/ha 26.29 tấn/ha. Việt Nam năng suất được tăng dần lên từ 2001 với 12.99 tấn/ha

tới 2005 đạt 14.61 tấn/ha.
Giá trị sản lượng sắn tăng thêm do áp dụng giống mới ước đạt 818 tỷ
đồng (51.89 triệu USD) so với việc sử dụng giống cũ (Bảng 1.6)
Bảng 1.6 Giá trị bội thu do áp dụng giống sắn mới so với giống cũ tại Việt
Nam, Thái Lan và Trung Quốc
Năng suất sắn
Diện tích
Nước

sắn 2003
(ha)

Việt
Nam
Thái Lan
T. Quốc

(tấn/ha)
1999

2003

Bội thu
năng
suất
(tấn/ha)

Giá sắn
tươi giao
tại nhà

máy
(USD/tấn)

Giá trị bội
thu do tăng
năng suất
(USD)

371.700

7,99

14,06

6,07

20-29

51.893.000

1.050.000

15,49

17,55

2,06

21-24


49.749.000

240.108

15,96

16,24

0,28

24-30

1.748.000

Nguồn: FAOSAST 2004[ 73]


21

Cỏc nc Chõu Phi v Chõu ỏ dựng tinh bt sn ngy cng nhiu.
Trờn th gii nc xut khu sn nhiu nht l Thỏi Lan c 18,95 triu tn
sn c ti, ch bin 2,5 triu tn tinh bt v xut khu 3,0 triu tn (Charae
Chutharakul 2004).
Bng 1.7. Buụn bỏn sn (st lỏt, sn viờn, tinh bt) trờn th gii
n v tớnh: triu tn
Tr. bình

Tr.bình

Tr.bình


83-85

92-93

95-96

Xuất khẩu

7.0

9.8

Thailan

6.4

Indonesia

Thị trờng

1999

2000

2001

5.9

7.0


6.9

7.4

5,9

8.3

4.6

6.4

6.5

7.1

5,7

0.4

1.1

0.6

0.3

0.2

0.1


0.1

0.1

0.3

0.4

-

-

-

-

0,1

0.1

0.3

0,2

0,2

0,1

0,1


+ Việt nam

-

-

(0.1)

(0.2)

(0.2)

(0.2)

(0.3)

Nhập khẩu

6.6

9.7

5.9

7.0

6.9

7.4


5,9

EU

5.5

6.5

3.5

4.3

3.7

2.7

1,5

0.3

0.9

0.7

1.1

0.9

2.6


2,5

Nhật Bản

0.3

0.5

0.4

0.5

0.6

0.7

0,7

Hàn Quốc

0.2

0.7

0.3

0.1

0.1


0.2

0,1

Các nớc khác

0.3

1.1

1.0

0.9

(1.6)

(1.2)

(1.3)

Trung

Quốc+Đài

2002

Loan
Các nớc khác


Trung

Quốc+Đài

Loan

Ngun: Hong Kim tng hp t FAO/FIEWS-Food Outlook No.4Oct.2003; Pham Van Bien, Hoang Kim et al. 2002; FAO/FIEWS-Food
Outlook No.4 -Oct.2001; Hoang Kim et al. 2000, Henry and Hershey, 1998,
Henry and Gottret, 1996.


22

Lng nhp khu sn ca cng ng Chõu u (EC) nm 2002 gim 1,0
triu tn so vi nm 2000 v hn 1,0 triu tn nm 2001 nhng li gia tng
Trung Quc, i Loan, Nht Bn, Hn Quc .
Bng 1.8. Hiu qu kinh t ca vic ỏp dng cỏc ging sn mi v k
thut thõm canh sn mt s nc Chõu ỏ (nm 2002)

Vùng trồng

Diện tích

Năng suất

sắn năm

(tấn/ha)

Giá sắn

(USD/tấn)

Sự tăng

Sự tăng giá trị

năng suất

sản phẩm

(tấn/ha)

triệu USD

2002 ha

1994

2002

Châu á

3.486.502

12,93

14,67

25


1,74

151,70

Thái Lan

1.030.000

13,80

16,38

21-24

2,58

59,80

Việt Nam

329.900

8,44

12,60

22-29

4,16


35,00

Trung Quốc

240.100

15,21

16,04

24-30

0,83

5,40

Ngun CIAT Review 2003, http//www.ciat.cgiar.org/asia cassava
Qua s liu trờn cho chỳng ta thy hiu qu ca s dng ging mi
trong nhng nm gn õy ó em li hiu qu kinh t cao cho cỏc quc gia
trng sn ton Chõu ỏ. Giỏ tr kinh t tng ti 151,70 triu USD, trong ú Thỏi
Lan l nc tng cao nht t 59,80 triu USD; Vit Nam ng th hai sau
Thỏi Lan t 35.00 triu USD.
Nhng tn ti ch yu v sn xut, ch bin v tiờu th sn phm t sn
ca Chõu ỏ c th hin bng 1.9


23

Bảng 1.9. Tồn tại chủ yếu về sản xuất, chế biến và tiêu thụ sắn ở một số
nước trồng sắn chính của Châu á và tiềm năng của các sản phẩm chế

biến từ sắn
Nước
Thái Lan

Indonesia

ấn Độ

Tồn tại

Tiềm năng

Giá biến động

Tinh bột biến tính

Thiếu công lao động

Ethanol

Đất nghèo dinh dưỡng

Thức ăn gia súc

Đất bị xói mòn

Bột ngọt

Quy mô canh tác nhỏ


Tinh bột

Giá biến động

Tinh bột biến tính

Đất bị xói mòn

Bánh kẹo

Đất nghèo dinh dưỡng

Sago, mì sợi

Cạnh tranh cây trồng

Tinh bột

Bệnh virus

Bột ngọt

Quy mô canh tác nhỏ

Thức ăn gia súc

Thị trường
Việt Nam

Quy mô canh tác nhỏ


Tinh bột

Thiếu vốn đầu tư

Bột ngọt

Đất nghèo dinh dưỡng

Thức ăn gia súc

Đất bị xói mòn
Trung

Cạnh tranh cây trồng

Tinh bột

Quốc

Quy mô canh tác nhỏ

Bột ngọt

Đất bị xói mòn

Tinh bột biến tính

Đất nghèo dinh dưỡng


Thức ăn gia súc
Nguồn: Trần Ngọc Ngoạn (2003) [37].


24

Viện nghiên cứu Chiến lược Lương thực Quốc tế và Trung tâm Khoai
tây Quốc tế đã nghiên cứu thị trường, giá cả tinh bột sắn. Bảng 1.10
Bảng 1.10. Diễn biến giá của tinh bột sắn, tinh bột khoai tây, ngô và
bột lúa mì tại thị trường Mỹ giai đoạn 1996 – 2003
Đơn vị tính: (USD/tấn)
Tinh bột

Tinh bột

Tinh bột

Tinh bột

sắn

khoai tây

ngô

lúa mì

1996

449


595

468

416

1997

403

500

449

441

1998

412

440

499

457

1999

357


424

437

305

2000

347

406

460

363

2001

370

402

427

349

2002

325


398

392

483

2003

291

396

410

596

Năm

Nguồn: ( [55]
IFPRI và CIP, trên cơ sở tính toán nhiều mặt, đã dự báo tình hình sản
xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu với tầm nhìn đến năm 2020 (Bảng 1.11).
Theo tính toán của các chuyên gia thì đến năm 2020 sản lượng sắn toàn
cầu ước đạt 275,1 triệu tấn, các nước đã phát triển đạt khoảng 0,4 triệu tấn.
Mức tiêu thụ sắn ở các nước đang phát triển dự báo đạt 254,6 triệu tấn còn ở
các nước đã phát triển là 20,5 triệu tấn. Khối lượng sản phẩm sắn toàn cầu sử
dụng làm lương thực thực phẩm và thức ăn gia súc dự báo đến năm 2020 đạt
tương ứng là 176,3 triệu tấn và 53,4 triệu tấn. Nhu cầu sử dụng sản phẩm sắn
làm lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc hàng năm tốc độ tăng đạt tương



25

ứng là 1,98% và 0,95%. Châu Phi vẫn là khu vực dẫn đầu sản lượng sắn toàn
cầu với dự báo sản lượng năm 2020 sẽ đạt 168,6 triệu tấn. Trong đó, khối
lượng sản phẩm sử dụng làm lương thực thực phẩm là 130,2 triệu tấn
(77,2%), làm thức ăn cho gia súc là 7,5 triệu tấn (4,4%). Tốc độ tăng về tiêu
thụ sản phẩm sắn hàng năm giai đoạn 1993 – 2020 ở Châu Mỹ Latinh ước đạt
1,3%, Châu Phi là 2,44% và Châu á là 0,84 – 0,96%.
Bảng 1.11. Dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu đến năm
2020 và tốc độ tiêu thụ sản phẩm sắn hàng năm giai đoạn 1993-2020

Vùng

Toàn thế giới

Sản

Tiêu thụ sắn 2020

Tốc độ tăng (%) giai

xuất

(triệu tấn)

đoạn 1993-2020

sắn


Lương

2020

thực,

ăn

(triệu

thực

tấn)

phẩm
176,3

0,4

0,4

274,7

Lương

Thức

Tổng

thực,


ăn

cộng

gia

thực

gia

súc

phẩm

súc

cộng

1,98

0,95

1,74

20,5

-0,50

0,01


-0,05

175,9

33,9 254,6

1,99

1,62

1,93

168,6

130,2

7,5 168,1

2,49

1,53

2,44

41,7

13,9

21,9


42,9

0,70

1,75

1,30

+ Đông Nam á

48,2

19,5

0,9

24,4

0,97

0,89

0,96

+ Trung Quốc

6,5

2,8


3,0

6,4

0,17

1,61

0,84

+ ấn Độ

7,0

6,9

NA

7,3

0,93

NA

0,93

Các nước đã phát

275,1


Thức Tổng

53,4 275,1
19,4

triển
Các nước đang
phát triển
Châu Phi
Châu Mỹ Latinh
Châu á

Nguồn: ( [55]


×