Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

so sánh một số dòng giống sắn có triển vọng tại huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (834.25 KB, 77 trang )

Số hóa bởi trung tâm học liệu



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM






TRẦN VĂN TIẾN





SO SÁNH MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG SẮN CÓ TRIỂN VỌNG
TẠI HUYỆN SƠN DƢƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG






LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP










Thái Nguyên - tháng 11 năm 2013

Số hóa bởi trung tâm học liệu


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt
1. Bộ Công Thương;
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; http//www.agroviet.gov.vn
3. Trần Ngọc Ngoạn (1995), "Luận án PTS KHNN", Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp Việt Nam.
4. Trần Ngọc Ngoạn, Nguyễn Thị Lẫm, Đào Thanh Vân, Bùi Bảo Hoàn,
Hoàng Văn Chung, Trần Văn Điền (2004), Giáo trình "Trồng trọt
chuyên khoa", Nhà Xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr. 250-268.
5. Trần Ngọc Ngoạn (2007), Giáo trình cây sắn, Nxb Nông nghiệp.
6. Nguyễn Viết Hưng (2005), Bài giảng cây sắn, Nxb Nông nghiệp.
7. Đỗ Ngọc Oanh, Hoàng Văn Phụ, Nguyễn Thế Hùng, Hoàng Thị Bích Thảo
(2004), Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, Nhà xuất bản
Nông nghiệp.
8. Phạm Anh Tuấn - Vai trò của nhiên liệu sinh học đối với phát triển nông
nghiệp và nông thôn, .
9. Phạm Văn Biên, Hoàng Kim (1991), Cây sắn, Nxb Nông nghiệp.
10. Báo Hoàng Kim, Vikipedia, số 1/12/2008.


II. Tài liệu tiếng Anh
11.
12. FAOSTAT (2010):
13. Cassava FAO Food Outlook December 2009:
14. MARD (2004), ; .
15.


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM





TRẦN VĂN TIẾN



SO SÁNH MỘT SỐ DÒNG, GIỐNG SẮN CÓ TRIỂN VỌNG
TẠI HUYỆN SƠN DƢƠNG, TỈNH TUYÊN QUANG




LUẬN VĂN THẠC SỸ
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS TS. Trần Ngọc Ngoạn





Thái Nguyên - Tháng 11 năm 2013


Số hóa bởi trung tâm học liệu


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận và các thông
tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.


Học viên


Trần Văn Tiến



Số hóa bởi trung tâm học liệu


ii
LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, tôi đã hoàn thành bản luận
văn nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng tới các
thầy giáo, cô giáo trong Phòng Quản lý đào tạo sau đại học; Khoa Nông Học,
Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên; người dân huyện Sơn
Dương, tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn
đã luôn quan tâm giúp đỡ nhiệt tình, trách nhiệm và công tâm trong suốt quá
trình tôi tiến hành nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin trân trọng gửi tới các thầy giáo, cô giáo, bạn bè,
đồng nghiệp, gia đình sự biết ơn sâu sắc và xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2013
Học viên


Trần Văn Tiến






Số hóa bởi trung tâm học liệu



iii
MỤC LỤC

Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các hình .viii
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 9
2. Mục tiêu tổng quát 10
3. Mục tiêu cụ thể 11
4. Ý nghĩa của đề tài 11
4.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học 11
4.2. Ý nghĩa trong sản xuất 11
Chƣơng 1: 12
1.1. Nguồn gốc, giá trị dinh dưỡng của cây sắn 12
1.1.1. Nguồn gốc 12
1.1.2. Giá trị dinh dưỡng 13
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam 15
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới 15
1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam 18
1.2.3. Tình hình một số vùng trồng sắn chính ở nước ta 21
1.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở huyện Sơn Dương, Tuyên Quang
23
1.3. Tình hình nghiên cứu, chọn tạo giống sắn trên thế giới và Việt Nam 24


Số hóa bởi trung tâm học liệu


iv
1.3.1. Tình hình nghiên cứu sắn trên thế giới 24
1.3.2. Tình hình nghiên cứu sắn ở Việt Nam 27
Chƣơng 2: 32
2.1. Đối tượng nghiên cứu 32
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 32
2.3. Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu 32
2.3.1. Nội dung nghiên cứu 32
2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu 33
2.4. Phương pháp nghiên cứu 33
2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 33
2.4.2. Qui trình kỹ thuật thí nghiệm 34
2.4.3. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 34
2.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu 36
Chƣơng 3: 37
3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu Tuyên Quang năm 2012 37
3.2. Tỷ lệ mọc mầm và thời gian mọc mầm của các dòng, giống sắn 39
3.3. Tốc độ sinh trưởng của các dòng, giống sắn 40
3.3.1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các dòng, giống sắn 41
3.3.2. Tốc độ ra lá của các dòng, giống sắn 43
3.3.3. Tuổi thọ lá của các dòng, giống sắn 45
3.4. Một số đặc điểm nông học của các dòng, giống sắn 47
3.4.1. Chiều cao cây 47
3.4.2. Sự phân cành của các dòng, giống sắn 48
3.4.3. Chiều cao thân chính 49
3.4.4. Đường kính gốc 49

3.4.5. Tổng số lá trên cây 50
3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất 50

Số hóa bởi trung tâm học liệu


v
3.5.1. Chiều dài củ 51
3.5.2. Đường kính củ 52
3.5.3. Số củ trên gốc 52
3.5.4. Khối lượng trung bình củ trên gốc 52
3.6. Năng suất và chất lượng của các dòng, giống sắn 53
3.6.1. Năng suất thân lá (NSTL) 53
3.6.2. Năng suất củ tươi (NSCT) của các dòng, giống sắn 54
3.6.3. Năng suất sinh vật học (NSSVH) của các dòng, giống sắn 56
3.6.4. Tỷ lệ chất khô (TLCK) và năng suất củ khô (NSCK) của các dòng,
giống sắn 58
3.6.5. Tỷ lệ tinh bột (TLTB) và năng suất tinh bột (NSTB) của các dòng,
giống sắn 61
3.7. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các dòng, giống sắn 64
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 66
1. Kết luận 66
2. Đề nghị 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
I. Tiếng Việt 67
II. Tài liệu tiếng Anh: 68



Số hóa bởi trung tâm học liệu



vi
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

CIAT : Trung tâm quốc tế nông nghiệp nhiệt đới
FAO : Tổ chức nông nghiệp và lương thực liên hơp
IITA : Viện quốc tế nông nghiệp nhiệt đới quốc
NSSVH : Năng suất sinh vật học
NSCT : Năng suất củ tươi
NSTB : Năng suất tinh bột
NSCK : Năng suất củ khô
NSTL : Năng suất thân lá
NLSH : Năng lượng sinh học
TLCK : Tỷ lệ chất khô
TLTB : Tỷ lệ tinh bột

Số hóa bởi trung tâm học liệu


vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 1.1: Thành phần dinh dương trong một số loại cây trồng dùng làm
thức ăn cho gia súc 14
Bảng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế giới từ năm
2005 - 2011 15
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng sắn ở Việt Nam
giai đoạn từ năm 2005 đến 2011 19

Bảng 3.1. Bảng thời tiết khí hậu năm 2012 tại Tuyên Quang 38
Bảng 3.2. Tỷ lệ, thời gian mọc mầm của các dòng, giống sắn
tham gia thí nghiệm 40
Bảng 3.3. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 7 dòng, giống sắn
tham gia thí nghiệm 42
Bảng 3.4. Tốc độ ra lá của 7 dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm 44
Bảng 3.5. Tuổi thọ lá của 7 dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm 46
Bảng 3.6. Một số đặc điểm nông học của 7 dòng, giống sắn
tham gia thí nghiệm 47
Bảng 3.7: Yếu tố cấu thành năng suất của 7 dòng, giống sắn
tham gia thí nghiệm 51
Bảng 3.8: Năng suất thân lá của 7 dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm so với
giống đối chứng KM94 53
Bảng 3.9: Năng suất củ tươi của 7 dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm so với
giống đối chứng KM 94 55
Bảng 3.10: Năng suất sinh vật học của 7 dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm
so với giống đối chứng KM 94 57
Bảng 3.11: Tỷ lệ chất khô và năng suất củ khô của 7 dòng, giống sắn tham gia
thí nghiệm so với giống đối chứng KM 94 59
Bảng 3.12: Tỷ lệ tinh bột và năng suất tinh bột của 7 dòng, giống sắn tham gia
thí nghiệm so với giống đối chứng KM 94 62
Bảng 3.13: Kết quả hạch toán kinh tế của 7 dòng, giống sắn
tham gia thí nghiệm 64

Số hóa bởi trung tâm học liệu


viii
DANH MỤC CÁC HÌNH


Trang

Hình 3.1: Biểu đồ năng suất thân lá của 7 dòng, giống sắn
tham gia thí nghiệm 54
Hình 3.2: Biểu đồ năng suất củ tươi của 7 dòng, giống sắn
tham gia thí nghiệm 56
Hình 3.3: Biểu đồ năng suất sinh vật học của 7 dòng, giống sắn
tham gia thí nghiệm 58
Hình 3.4: Biểu đồ tỉ lệ chất khô của 12 dòng, giống sắn
tham gia thí nghiệm 60
Hình 3.5: Biểu đồ năng suất củ khô 7 các dòng, giống sắn
tham gia thí nghiệm 61
Hình 3.6: Biểu đồ tỷ lệ tinh bột của 7 dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm . 63
Hình 3.7: Biểu đồ năng suất tinh bột của 7 dòng, giống sắn
tham gia thí nghiệm 63




9

MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Cây Sắn (Manihot esculenta Crantz) là một trong những cây lương thực
dễ trồng, có khả năng thích ứng rộng và trồng được trên những vùng đất
nghèo dinh dưỡng, không yêu cầu cao về điều kiện sinh thái, phân bón, chăm
sóc. Sắn được trồng rộng rãi ở 30
0
Bắc đến 30

0
Nam và được trồng ở trên 100
nước nhiệt đới thuộc ba châu lục lớn là châu Phi, châu Mỹ và châu Á (Trần
Ngọc Ngoạn, Trần văn Diễn, 1992) [10].
Sắn là cây lương thực rất quan trọng bởi có giá trị lớn trên nhiều mặt: Là
nguồn lương thực đáng kể cho con người, hiện nay nhiều nước trên thế giới đã
sử dụng sắn và các sản phẩm chế biến từ sắn làm nguồn lương thực chính, nhất
là các nước của châu Phi. Tinh bột sắn còn là một thành phần quan trọng trong
chế độ ăn của hơn một tỷ người trên thế giới. Sắn cũng là cây thức ăn cho gia
súc, gia cầm quan trọng tại nhiều nước trên thế giới, ngoài ra sắn là cây hàng
hóa xuất khẩu có giá trị để làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến
bột ngọt, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và phụ gia
dược phẩm Đặc biệt trong thời gian tới việc nghiên cứu phát triển sản xuất
và sử dụng nhiên liệu sinh học đang được các quốc gia trên thế giới quan tâm
bởi các lợi ích của loại nhiên liệu này đem lại mà cây sắn là nguyên liệu chính
cho công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol). Chương trình sản xuất
ethanol của chính phủ Braxin đã tạo ra gần 1 triệu việc làm cho người lao động.
Còn đối với các nước đang phát triển như Việt Nam thì điều này rất có ý nghĩa
vì phát triển nhiên liệu sinh học còn gắn với mục tiêu là:
Tạo đầu ra cho nông sản, tăng thu nhập cho người nông dân, góp
phần xoá đói giảm nghèo và giảm chênh lệch đời sống giữa nông thôn và
thành thị.


10
Tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, góp phần đảm bảo an
ninh năng lượng quốc gia, góp phần và ổn định xã hội, thay thế một phần xăng
dầu nhập khẩu.
Giảm thiểu đáng kể khí thải độc hại ra môi trường, cải thiện môi
trường sống.

Xuất phát từ những giá trị tiềm năng đó, ngày 20 tháng 11 năm 2007, Thủ
tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm
2015 tầm nhìn đến năm 2025 với mục tiêu: Phát triển nhiên liệu sinh học, một
dạng năng lượng mới tái tạo được để thay thế một phần nhiên liệu hoá thạch.
Các nhà máy chế biến cồn sinh học đã và đang được xây dựng tại các tỉnh Phú
Thọ, Quảng Ngãi và Bình Phước với công suất mỗi nhà máy là 100 triệu lít
/năm. Khi các nhà máy sản xuất ethanol này đi vào hoạt động sẽ tiêu thụ một
khối lượng sắn rất lớn. Dự kiến năm 2012 sẽ tiêu thụ 16% tổng sản lượng sắn,
năm 2015 là 35%, năm 2020 là 41% và đến năm 2025 là 48% (các tính toán này
dựa vào dự báo nhu cầu xăng tăng 8,5%/ năm, sản lượng sắn tăng 5%/năm).
Để đáp ứng nguồn nguyên liệu hiện nay thì giống sắn cho năng suất
cao, chất lượng tốt và thích ứng rộng đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên,
hiện nay năng suất, sản lượng sắn tại nhiều địa phương, trong đó có huyện
Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang chưa ổn định và chưa thực sự có tính bền
vững. Do vậy công tác nghiên cứu, chọn tạo giống sắn mới cho năng suất cao,
chất lượng tốt và thích ứng rộng là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, tôi
thực hiện đề tài “So sánh một số dòng, giống sắn có triển vọng tại huyện
Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang”.
2. Mục tiêu tổng quát
Nhằm lựa chọn ra những giống sắn mới có năng suất cao, chất lượng
tốt phục vụ cho thực tiễn sản xuất và chế biến tại tỉnh Tuyên Quang nói riêng
cũng như khu vực Trung du miền núi phía Bắc nói chung.


11
3. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá một số đặc điểm về sinh trưởng, phát triển của một số dòng,
giống sắn tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một số
dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm.

- Đánh giá chất lượng của một số dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của một số dòng, giống sắn tham gia thí nghiệm.
4. Ý nghĩa của đề tài
4.1. Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học
Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở khoa học xác định một số dòng,
giống sắn có năng suất cao, chất lượng tốt thích hợp với điều kiện canh tác
tại Sơn Dương, Tuyên Quang.
4.2. Ý nghĩa trong sản xuất
Góp phần tìm ra giống sắn mới có năng suất cao, chất lượng tốt đưa
vào sản xuất đại trà nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của tỉnh Tuyên Quang
cũng như các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.


12
Chƣơng 1



1.1. Nguồn gốc, giá trị dinh dƣỡng của cây sắn
1.1.1. Nguồn gốc
Cây sắn có tên khoa học là Manihot esculenta Crantz có hoa hạt kín, có
2 lá mầm và thuộc họ thầu dầu có tới hơn 300 chi và 8000 loài phân thành 17
nhóm, có bộ nhiễm sắc thể 2n = 36 (Roger và Appan, 1973) [22]. Nhiều tài
liệu cho biết cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La Tinh
(Crantz,1976) và được trồng cách đây khoảng 5000 năm (CIAT, 1993) [17].
Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thuyết tại Đông Bắc Brazil thuộc
lưu vực sông Amazon nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (De
Candolle 1886; Roger 1965). Trung tâm phân hoá phụ có thể tại Mexico,
Trung Mỹ và ven biển phía bắc Nam Mĩ. Bằng chứng là những di tích khảo
cổ ở Venezuella niên đại 2700 năm trước công nguyên, những lò nướng bánh

sắn trong phức hệ Malabo ở phía Bắc Colombia niên đại 1200 năm trước
công nguyên (Roger 1963, 1965) [23].
Hiện nay sắn được trồng trên 100 nước của vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới tập trung nhiều ở châu Phi, châu Á và Nam Mỹ là nguồn lương thực của
hơn 500 triệu người (CIAT, 1993) [17].
Cây sắn được du nhập vào châu Á khoảng thế kỷ 17 (P.G Rajendra và
M.Sikurajapathy, 1992) theo hai con đường: Thứ nhất vào Ấn Độ sau đó sang
Trung Quốc, Myanmar, Philippin, Indonexia rồi lan dần sang các nước khác
[5]. Cuối thế kỷ 19 nghề trồng sắn mới trở nên quan trọng ở châu Á.
Cây sắn được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18. Sắn được
canh tác phổ biến tại hầu hết các tỉnh của Việt Nam từ Bắc đến Nam. Diện


13
tích sắn trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, vùng núi, trung
du phía Bắc, ven biển Nam Trung Bộ và ven biển Bắc Trung Bộ.
1.1.2. Giá trị dinh dưỡng
Theo số liệu công bố của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới
(FAO), hàm lượng dinh dưỡng trong củ sắn (tính trên 100 gam phần ăn được)
như sau:
Nước : 65,5%
Protein : 1,0%
Lipit : 0,2%
Xenlulose : 1,2%
Trong Protein của sắn có tương đối đầy đủ các acidamin (nhất là 9
acidamin không thay thế được cần thiết cho con người) đặc biệt hai acidamin
quan trọng là Lizin và Tritophan có đủ để cung cấp cho nhu cầu của cả trẻ em
và người lớn.
Theo Keliku (1970) thành phần các chất trong củ sắn bao gồm:
- Hydrat cacbon: Chiếm 88 - 91% trọng lượng khô của củ.

Trong đó:
+ Tinh bột: 84 - 87%
+ Đường tổng số: 4% bao gồm saccharoza (71%); glucoza (13%);
fructoza (9%) và mantoza (3%).
- Các chất khác với hàm lượng thấp: Protein, lipid, một số khoáng chất
chủ yếu (P, K, Ca, Mg,…), một số vitamin (C, B1,B2,…).
Thành phần dinh dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thu
hoạch sau khi trồng và kỹ thuật phân tích.
Về phẩm chất: Hạt tinh bột sắn rất nhỏ, đường kính 0,015 - 0,025mm,
hạt bột sắn thường mịn, độ dính cao 10 - 17% (khoai lang 4%), nhiệt độ hồ
hóa thấp 70
0
C (khoai lang 75 - 78
0
C).


14
Ngoài ra, lá sắn cũng có hàm lượng protein cao (20 - 25%), hàm
lượng đáng kể các chất Canxi, Caroten, Vitamin B1, C (Tera 1984). Chất
đạm của lá sắn có khá đầy đủ các acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng
thiếu methionin. Trong lá sắn ngoài các chất dinh dưỡng, cũng chứa một
lượng độc tố [HCN] đáng kể. Các giống sắn ngọt có 80 - 110mg HCN/1kg
lá tươi. Các giống sắn đắng chứa 160 - 240mg HCN/1kg lá tươi. Lá sắn
ngọt là một loại rau rất bổ dưỡng nhưng cần chú ý luộc kỹ để làm giảm
hàm lượng HCN. Lá sắn đắng không nên luộc ăn mà nên muối dưa hoặc
phơi khô để làm bột lá sắn phối hợp với các bột khác làm bánh thì hàm
lượng HCN còn lại không đáng kể.
Bảng 1.1: Thành phần dinh dƣỡng trong một số loại cây trồng dùng làm
thức ăn cho gia súc

Tên thức ăn
Chất
khô
Protein
thô
Xơ thô
Canxi
Photpho
Năng lƣợng
trao đổi
(Kcal/đvtă)
Cỏ Pangola
253
17,9
85,9
0,9
0,5
547
Cây ngô non
131
14,0
33,8
0,8
0,3
295
Lá cây keo dậu
257
70,0
36,0
3,8

0,7
780
Thân lá cỏ Stylo
223
35,0
61,0
3,1
0,5
533
Rau muống
106
21,0
16,0
1,2
0,5
270
Củ sắn cả vỏ
277
90,0
100,0
0,5
0,4
968
Lá sắn
257
65,9
38,2
3,0
0,9
726

Bột lá sắn
897
57
139,8
11,0
6,3
2349
Bã sắn ướt
204
5,0
17,1
0,4
0,3
468
(Nguồn: Giáo trình chăn nuôi - NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2000)


15
Số liệu ở bảng 1.1. cho thấy lượng vật chất khô của củ sắn cả vỏ, lá
sắn, bột lá sắn, bã sắn ướt đều cao hơn so với một số cây dùng làm thức
ăn cho gia súc khác. Đặc biệt trong củ sắn cả vỏ có hàm lượng chất khô,
protein thô, xơ thô, canxi, photpho và năng lượng trao đổi đều cao hơn
hẳn so với các loại thức ăn khác.
Điều này chứng tỏ thành phần dinh dưỡng trong củ sắn là rất cao, đáp ứng
được nhu cầu trong khẩu phần ăn của vật nuôi.
1.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới
Tình hình sản xuất sắn trên thế giới trong giai đoạn 2005 - 2011 cụ thể
là: Năm 2011 diện tích sắn trên toàn thế giới đạt 18,41 triệu ha, năng suất
bình quân 12,40 tấn/ha, sản lượng 228,55 triệu tấn [19]. Diện tích, năng suất

và sản lượng sắn trên thế giới có chiều hướng gia tăng và được thể hiện ở
bảng 1.2 như sau:
Bàng 1.2: Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn trên thế giới
từ năm 2005 - 2011
Năm
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
2005
18,42
11,17
205,92
2006
18,63
12,00
223,81
2007
18,49
12,23
226,34
2008
18,45
12,57
232,11
2009
18,83
12,47

235,04
2010
18,56
12,40
230,26
2011
19,64
12,83
252,20
(Nguồn: FAOSTAT 2012 [18])


16
Diện tích, năng suất và sản lượng sắn trên thế thới có xu hướng tăng dần
từ năm 2005 đến năm 2011. Trong đó, diện tích trồng sắn trên toàn Thế giới
năm 2011 tăng 6,62 % (tương ứng với 1,22 triệu ha), năng suất tăng 14,86 %
(tương ứng 1,66 tấn/ha) và sản lượng tăng 22,47 % (tương ứng 46,28 triệu tấn)
so với năm 2005. Có được kết quả đó là do chiến lược phát triển lương thực
toàn cầu đã thực sự coi trọng giá trị của cây sắn. Mặt khác, sắn lại là cây lương
thực dễ trồng, thích hợp với nhiều điều kiện kinh tế đặc biệt là có thể sinh
trưởng và cho năng suất cao khi đất nghèo dinh dưỡng, là cây trồng công
nghiệp có khả năng cạnh tranh cao với nhiều cây công nghiệp khác.
Cho đến nay cây sắn được trồng tại 105 quốc gia, trong đó có 64,8% diện
tích sắn được trồng ở châu Phi, châu Á chiếm 21,2% và châu Mỹ là 14%. Năm
2010 tổng diện tích sắn trồng ở châu Mỹ là 2.678 nghìn ha, năng suất củ tươi
bình quân 12,39 tấn/ha, sản lượng 33,20 triệu tấn. Năng suất trung bình ở
châu Mỹ cao hơn năng suất trung bình ở châu Phi là 2,22 tấn/ha. Brazil là
nước có diện tích trồng sắn lớn nhất thế giới với 1.773,300 nghìn ha, Thái Lan
là nước có diện tích lớn thứ 2 thế giới với 1.168,450 nghìn ha, thấp hơn so với
Brazil là 604,85 nghìn ha. Tồn tại chính trong sản xuất và tiêu thụ sắn ở châu

Mỹ là trình độ kỹ thuật thâm canh chưa cao, công nghệ chế biến tinh bột sắn
không phát triển bằng châu Á, sắn chủ yếu sử dụng tươi và làm thức ăn gia
súc. Châu Á cùng với châu Phi và châu Mỹ là một trong ba vùng sắn quan
trọng của thế giới. Diện tích sắn châu Á hiện có 3.891 nghìn ha, sản lượng
77,47 triệu tấn đứng thứ hai sau châu Phi, năng suất sắn ở châu Á hiện đạt
bình quân 19,21 tấn/ha, cao hơn châu Phi 9,04 tấn/ha. Sản xuất sắn tại châu Á
tăng ở mức cao của 3%/năm trong thời gian cuối những năm 70 và đầu 80,
những năm 90 sản xuất sắn phát triển chậm lại. Sản xuất sắn được phát triển
khá nhanh trở lại ở 3,3%/năm trong suốt 10 năm qua (Reinhardt Howeler và
Keith Fahrne, 2008).


17
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất, sản lƣợng sắn của những nƣớc trồng sắn
chính trên thế giới năm 2010
Vùng trồng
Diện tích
(triệu ha)
Năng suất
(tấn/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
Toàn thế giới
18,458
12,436
229,541
Châu Phi
11,870
10,224
121,361

Nigeria
3,125
12,0
37,504
Cộng hòa Congo
1,855
9,173
15,050
Angola
1,047
13,241
13,859
Ghana
0,875
15,433
13,504
Mozambique
0,950
6,0
5,700
Châu Mỹ
2,678
12,395
33,197
Brazil
1,773
13,734
24,354
Paraguay
0,177

10,596
2,62408
Colombia
0,223
14,785
2,36353
Peru
0,105
11,765
1,24012
Haiti
0,147
4,073
0,5995
Châu Á
3,892
19,216
74,779
Indonesia
1,183
20,217
23,909
Thái Lan
1,168
18,833
22,006
Việt Nam
0,496
17,179
8,522

Ấn Độ
0,232
34,755
8,060
Trung Quốc
0,278
16,822
4,684
Nguồn: FAOSTAT, 2011 [17]


18
Qua phân tích tình hình sản xuất sắn trên thế giới ta thấy rằng, sắn sẽ
đóng vai trò kinh tế quan trọng và ngày càng đa dạng trong việc phát triển hệ
thống lương thực quốc gia trong hai thập kỷ tiếp theo. Cây sắn có hệ thống cố
định Cacbon cho phép cây tiếp tục quang hợp có hiệu quả trong thời gian
thiếu nước kéo dài.
Vì vậy, sắn hiện nay đang được sử dụng như một nguyên liệu phù hợp để
sản xuất ethanol trên toàn châu Á, châu Phi và Mỹ Latin. Nhiên liệu sinh học
hiện có tầm quan trọng trong cuộc sống hiện đại kể từ khi giá nhiên liệu hóa
thạch đã bắt đầu tăng vọt do các vấn đề chính trị và cũng là mối quan tâm
ngày càng tăng trên tất cả các vấn đề về ô nhiễm môi trường. Xem xét những
vấn đề này, các nước phát triển và đang phát triển đã xây dựng chính sách để
bắt buộc pha ethanol và diesel sinh học (sản xuất từ các nguồn tái tạo) với
nhiên liệu hóa thạch (xăng, diesel).
Từ đó dẫn đến một nhu cầu lớn đối với nguyên liệu để sản xuất nhiên
liệu sinh học (UNEP 2009; Peter Baker 2009) ở Trung Quốc, Brazil, Nigeria,
Thái Lan, Indonesia, Colombia, Việt Nam. Tại Việt Nam và Campuchia sắn
được xem là một cây trồng quan trọng để sử dụng cho việc sản xuất nhiên liệu
sinh học.

1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, sắn là một trong bốn cây trồng có vai trò quan trọng trong
chiến lược an toàn lương thực quốc gia sau lúa và ngô (Phạm Văn Biên,
1998) [4].
Từ lâu, cây sắn đã trở thành cây có củ đứng hàng đầu về diện tích và
sản lượng so với cây có củ ở nước ta và trở thành cây công nghiệp hàng hóa
xuất khẩu và làm thức ăn cho gia súc có giá trị kinh tế cao trong xu thế hội
nhập khu vực và thế giới.


19
Tình hình sản xuất sắn ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 - 2011 được
thể hiện ở bảng 1.4.
Bảng 1.4: Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn ở Việt Nam
giai đoạn từ năm 2005 đến 2011
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(tạ/ha)
Sản lƣợng
(triệu tấn)
2005
425,50
157,84
6,71
2006
475,20
163,77
7,78

2007
495,50
165,34
8,19
2008
555,70
169,08
9,39
2009
508,80
168,18
8,55
2010
496,00
171,79
8,52
2011
558,40
177,30
9, 89
(Nguồn: FAOSTAT 2012[18])
Số liệu ở bảng 1.4 cho thấy diện tích trồng sắn Việt Nam trong giai
đoạn 2005-2011 tăng 31,23% (tương ứng với 132,9 nghìn ha), năng suất sắn
năm 2011 tăng 12,32% (tương ứng 19,46 tạ/ha) so với năm 2005 và mức tăng
hàng năm từ 1-3%. Sản lương năm 2011 đạt 9,89 triệu tấn tăng 47,39% so với
năm 2005.
Ngoài ra, sắn cũng là cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu và tiêu thụ
trong nước. Sắn là nguyên liệu chính để chế biến bột ngọt, bio- ethanol, mì ăn
liền, bánh kẹo, siro, nước giải khát, bao bì, ván ép, phụ gia dược phẩm, màng
phủ sinh học và chất giữ ẩm cho đất.

Việt Nam đã đạt tiến bộ kỹ thuật nhanh nhất châu Á về chọn tạo và
nhân giống sắn. Tiến bộ này là do nhiều yếu tố mà yếu tố chính là thành tựu
trong chọn tạo và nhân giống sắn lai. Năng suất và sản lượng sắn của nhiều


20
tỉnh đã tăng lên gấp đôi do trồng các giống sắn mới năng suất cao và áp dụng
kỹ thuật canh tác sắn thích hợp, bền vững.
Diện tích canh tác giống sắn mới toàn quốc hiện đạt trên 500.000 ha,
chủ yếu là các giống KM94, KM140, KM98-5, KM98-1, SM937-26, KM98-7.
Sắn lát và tinh bột sắn có lợi thế cạnh tranh cao và thị trường sắn là triển
vọng. Sự kết hợp giữa phát triển sản xuất và chế biến sắn làm tinh bột, thức
ăn gia súc và làm cồn sinh học đã tạo ra nhiều việc làm, tăng xuất khẩu, thu
hút đầu tư nước ngoài và góp phần vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa một số
khu vực nông thôn.
Tại Việt Nam, cây sắn được coi là cây công nghiệp chính cung cấp nguồn
nhiên liệu cho sản xuất năng lượng sinh học (NLSH). Bộ Công thương đã hoàn
thiện việc quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu cho năng lượng sinh học
(Phạm Văn Biên, Hoàng Kim, 1991) [3]. Khi chương trình NLSH của Nhà
nước vận hành, các nhà máy sản xuất ethanol sẽ tiêu thụ một khối lượng sắn
rất lớn. Dự kiến năm 2015, sản xuất ethanol sẽ tiêu thụ 35% sản lượng sắn,
năm 2020 chiếm 41% và đến năm 2025 chiếm 48%. Các tính toán này dựa
vào dự báo nhu cầu xăng tăng 8,5%/năm, năm 2015 áp dụng E10, sản lượng
sắn tăng 5%/năm. Sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp NLSH
làm thay đổi kết cấu thị trường sắn Việt Nam theo hướng có lợi cho nông
nghiệp và nông thôn (Phạm Anh Tuấn) [14].
Hiện nay Việt Nam là nước xuất khẩu lớn thứ hai về các sản phẩm sắn
sau Thái Lan với 2,00 - 4,00 triệu tấn sắn lát khô tương ứng khoảng 0,4 - 0,8
tấn tinh bột sắn xuất khẩu. Trung Quốc vẫn là nhà nhập khẩu sắn lớn nhất của
Việt Nam và chiếm 90% thu nhập xuất khẩu của ngành công nghiệp. Hàn

Quốc và Đài Loan là hai nước đứng thứ hai và thứ ba trong tốp các nhà nhập
khẩu lớn nhất. Nhu cầu đã tăng vọt, chủ yếu do nhu cầu từ Trung Quốc, trong


21
đó sử dụng để sản xuất ethanol. Tổng xuất khẩu trong năm 2009 khoảng
4.000.000 tấn sắn lát khô và hơn 350.000 tấn tinh bột sắn và bột mì. Giá xuất
khẩu sắn lát khô giảm xuống mức thấp 135$/tấn vào đầu năm 2008, nhưng kể
từ đó đã tăng lên từ 180$ và 195$/tấn trong cuối tháng 12 năm 2009 (Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn) [2].
1.2.3. Tình hình một số vùng trồng sắn chính ở nước ta
Năm 2010 diện tích trồng sắn nhiều nhất tập trung ở 7 tỉnh: Gia Lai
(52,9 nghìn ha), Tây Ninh (40,1 nghìn ha), Kon Tum (37,7 nghìn ha), Đắk
Lắc (25,3 nghìn ha), Bình Thuận (25,7 nghìn ha), Bình Phước (20,4 nghìn
ha), Đắc Nông và Đồng Nai (14,8 nghìn ha). Về sản lượng sắn, dẫn đầu cả
nước là Tây Ninh (14.150,7 nghìn tấn), tiếp theo là Gia Lai (827,5 nghìn tấn),
Kon Tum (563 nghìn tấn), Bình Phước (462 nghìn tấn), Đồng Nai (357,4
nghìn tấn) [1]. Cụ thể tập trung ở 4 vùng trồng sắn chính sau:
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ: Có diện tích sắn
lớn nhất cả nước, trong những năm qua nhờ có các chính sách mở cửa cho
phép các tổ chức liên doanh đầu tư xây dựng mới nhiều nhà máy chế biến tinh
bột sắn và quy hoạch vùng sản xuất sắn nguyên liệu nên diện tích sắn tăng
mạnh trong những năm gần đây. Năm 2010, diện tích sắn toàn vùng đạt 155
nghìn ha (chiếm 31,25% tổng diện tích sắn toàn quốc), năng suất 168,2 tạ/ha,
sản lượng 2,6 triệu tấn củ tươi (chiếm 30,6% tổng sản lượng sắn toàn quốc),
(Bộ Công thương) [1]. Diện tích tập trung tại một số tỉnh như: Thanh Hóa
(vùng sắn huyện Như Xuân, Bá Phước, Quang Hóa, Lang Chánh và huyện
Thường Xuân), Nghệ An (vùng sắn huyện Thanh Chương, Tương Dương, Kỳ
Sơn, Quế Phong), Hà Tĩnh (vùng sắn huyện Kỳ Anh), Quảng Bình (vùng sắn
huyện Tuyên Hóa, Bố Trạch, Lệ Thủy), Quảng Trị (vùng sắn huyện Hương

Hóa, Vĩnh Linh, Hải Lăng, Cam Lộ), Thừa Thiên Huế (vùng sắn huyện Phú
Vang, Phong Điền, A Lưới), Quảng Nam (vùng sắn huyện Quế Sơn, Thăng


22
Bình, Núi Thành), Quảng Ngãi (vùng sắn huyện Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa
Hành, Sơn Hà), Bình Định (vùng sắn huyện Phù Cát, Tây Sơn, Vân Canh) và
Phú Yên (vùng sắn huyện Đồng Xuân, Sông Hinh và Tuy Hòa).
- Vùng Tây Nguyên: Có diện tích sắn lớn thứ 2 cả nước, với ưu thế về
điều kiện tự nhiên và con người, diện tích sắn liên tục tăng mạnh trong thời
gian qua. Năm 2010, diện tích sắn toàn vùng đạt 133,2 nghìn ha (chiếm
26,8% diện tích toàn quốc), năng suất 163,6 tạ/ha, sản lượng ước đạt trên 2,2
triệu tấn củ tươi (chiếm 25,6% tổng sản lượng sắn toàn quốc) [1]. Diện tích
tập trung tại một số tỉnh: Kon Tum (vùng sắn huyện Đắk Tô, Đắk Hà, Ngọc
Hồi và Sa Thầy), Gia Lai (vùng sắn huyện An Khê, Măng Yang, Chư Prông,
Krông Pa và Đức Cơ), Đắc Lắc (vùng sắn huyện Ea Kar, MDrăk, Đăk Song,
Đăk Lấp, Đăk Nông và Krông Bông).
- Vùng Đông Nam Bộ: là vùng có năng suất trung bình cao nhất toàn
quốc, diện tích tăng liên tục trong thời gian qua, đặc biệt từ năm 2000 đến nay
do nhu cầu sắn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột tăng cao, việc
đầu tư thâm canh cây sắn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn một số cây
trồng khác trong cùng điều kiện như mía, lúa 1 vụ…, người trồng sắn đã bắt
đầu có tích lũy và làm giàu nhờ nghề trồng sắn. Năm 2010 diện tích toàn vùng
đạt 90,1 nghìn ha (chiếm 18,2% diện tích toàn quốc), năng suất 252,9 tạ/ha, sản
lượng đạt gần 2,3 triệu tấn củ tươi (chiếm 26,8% tổng sản lượng toàn quốc) [1].
Diện tích tại một số tỉnh như: Tây Ninh (vùng sắn ở huyện Tân Biên, Tân
Châu, Dương Minh Châu và Châu Thành), Đồng Nai (vùng sắn ở huyện Vĩnh
Cửu, Xuân Lộc, Đông Phú, Phước Long, Lộc Ninh, Bù Đăng và Bình Long),
Bà Rịa - Vũng Tàu (vùng sắn huyện Xuyên Mộc), Bình Thuận (vùng sắn
huyện Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Tánh Linh, Hàm Tân và

Đức Linh), Ninh Thuận (vùng sắn ở huyện Bắc Ái).


23
- Vùng Trung du miền núi phía Bắc: có lịch sử phát triển cây sắn từ
lâu đời, đây là vùng có đầy đủ lợi thế về phát triển sắn, đã có thời điểm diện
tích gieo trồng toàn vùng chiếm tới gần 50% diện tích sản lượng cả nước,
tuy nhiên vùng Trung du miền núi phía Bắc phát triển chậm hơn so với vùng
Đông Nam Bộ là do năng lực chế biến phát triển chậm, đồng thời sản xuất
sắn gặp nhiều điều kiện hạn chế do điều kiện khí hậu, đất dốc, giao thông
khó khăn. Năm 2010, diện tích toàn vùng đạt 104,6 nghìn ha (chiếm 21%
tổng diện tích sắn toàn quốc), năng suất đạt trên 120,5 tạ/ha, sản lượng 1,26
triệu tấn củ tươi (chiếm 14,8% tổng sản lượng sắn toàn quốc), (Bộ Công
thương) [1]. Sắn được trồng trên các chân đất đồi có độ dốc trên 10
0
là chủ
yếu và trồng theo vùng nguyên liệu, diện tích trồng tập trung chủ yếu tại các
tỉnh Yên Bái (vùng sắn Văn Yên, Yên Bình), Phú Thọ (vùng sắn Phù Ninh,
Thanh Ba, Thanh Sơn, Yên Lập), Hòa Bình (vùng sắn Lạc Sơn, Kim Bôi, Đà
Bắc, Tân Lạc).
1.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn ở huyện Sơn Dương, Tuyên Quang
Huyện Sơn Dương có trên 1200 ha sắn, phân bổ đều ở các xã trong
toàn huyện. Các giống sắn chủ yếu được trồng ở đây là các giống địa phương,
những năm gần đây diện tích sắn cao sản đã được nâng lên đáng kể (chủ yếu
là giống KM94). Với năng suất bình quân là 13,2 tấn/ha, sản lượng toàn
huyện khoảng là 16.000 tấn qua đó đã góp phần đáng kể nâng cao thu nhập
cho người dân (Báo cáo Cục Thống kê Tuyên Quang) [15].
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang chưa có nhà máy chế biến tinh
bột sắn, nhưng trên địa bàn các huyện Sơn Dương, Chiêm Hóa, Na Hang có 3 cơ
sở chế biến tinh bột sắn ướt quy mô nhóm hộ và hợp tác xã, với công suất 10-

20 tấn củ tươi/ngày. Ngoài ra, ở hầu khắp các địa phương đều có các cơ sở
chế biến và thu mua sắn lát khô để bán cho các nhà máy thức ăn chăn nuôi
trong nước và xuất khẩu sắn lát khô cho Trung Quốc. Đây là các cơ hội thị

×