Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến năng suất, chất lượng của giống sắn KM98 7 tại trung tâm thực hành thực nghiệm trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN VĂN THUẦN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG ĐẠM
BÓN THÚC ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG CỦA GIỐNG
SẮN KM98-7 TẠI TRUNG TÂM THỰC HÀNH THỰC NGHIỆM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng
2. TS. Nguyễn Viết Hưng

THÁI NGUYÊN - NĂM 2011


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ bất cứ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Học viên


Nguyễn Văn Thuần


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập và nghiên cứu đề tài, tôi đã hoàn thành luận văn
nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy giáo, cô giáo
trong Khoa Sau đại học; Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm - Đại
học Thái Nguyên; các bạn đồng nghiệp, các em sinh viên và các hộ dân ở
Trung tâm thực hành thực nghiệm, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS. TS Nguyễn Thế
Hùng và TS. Nguyễn Viết Hưng đã luôn quan tâm giúp đỡ tôi nhiệt tình trong
suốt quá trình nghiên cứu đề tài và hoàn thành luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình với lòng biết ơn sâu
sắc nhất vì đã tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cũng như động viên tôi
vượt mọi khó khăn để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi sự giúp đỡ quý
báu trên.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2011
Học viên

Nguyễn Văn Thuần


iii

MỤC LỤC

Phần thứ nhất: ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................... 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 2
1.3. Yêu cầu của nghiên cứu .......................................................................... 3
Phần thứ hai: TỔNG QUAN TÀI LIỆU....................................................... 4
2.1. Nguồn gốc và giá trị kinh tế của cây sắn ................................................ 4
2.1.1. Nguồn gốc.......................................................................................... 4
2.1.2. Giá trị kinh tế ..................................................................................... 4
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam................. 5
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới ................................ 5
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn tại Việt Nam ............................. 12
2.2.3. Tình hình sản xuất sắn tỉnh Thái Nguyên........................................ 16
2.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón và một số biện pháp kỹ thuật
thâm canh sắn ở trên thế giới và trong nước ........................................ 17
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới ................................................. 17
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam:.................................................. 24
Phần thứ ba: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .............................................................................. 33
3.1. Đối tượng ............................................................................................... 33
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................... 33
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 33
3.4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 33
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ........................................................ 33
3.4.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi ............................................. 35
3.4.3. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu: .......................................... 37
Phần thứ tư: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 38
4.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến sinh trưởng của giống
sắn KM 98-7 năm 2010 ........................................................................ 38



iv
4.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến tốc độ tăng trưởng
chiều cao cây .................................................................................. 38
4.1.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến tốc độ ra lá . ............ 41
4.1.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến tuổi thọ lá ................ 45
4.1.4 Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến một số đặc điểm
nông học của cây sắn ..................................................................... 49
4.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến các yếu tố cấu thành
năng suất, năng suất và chất lượng của giống sắn KM 098-7 năm
2010 ...................................................................................................... 53
4.2.1. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống sắn KM 98-7 .......................................................... 53
4.2.2. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến năng suất thân lá,
năng suất sinh vật học, NSCT và chỉ số thu hoạch của giống
sắn KM98-7 .................................................................................... 59
4.2.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến năng suất củ khô,
năng suất tinh bột và chất lượng giống sắn KM 98-7 .................... 67
4.3. Ảnh hưởng của liều lượng đạm đến hiệu quả kinh tế của giống sắn
KM 98-7 năm 2010 .............................................................................. 73
4.4. Tương quan liều lượng đạm với số củ/gốc, năng suất lá và năng
suất củ tươi giống sắn KM 98-7 ........................................................... 76
4.4.1. Tương quan từng phần (tương quan của liều lượng đạm với số
củ/gốc, năng suất thân lá và năng suất củ tươi) ............................. 76
4.4.2. Tương quan giữa liều lượng đạm bón thúc đến số củ/gốc .............. 77
4.4.3. Tương quan giữa liều lượng đạm bón thúc và NSTL .................... 78
4.4.4. Tương quan giữa liều lượng đạm bón thúc và NSCT ..................... 79
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................... 80
1. Kết luận .................................................................................................... 80
2. Đề nghị ..................................................................................................... 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82



v

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CIAT

: Trung tâm Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới

CTCRI

: Viện nghiên cứu Cây có củ

CATAS

: Học viện cây trồng nhiệt đới Nam Trung Quốc

FCRI

: Viện nghiên cứu Cây trồng Thái Lan

FAO

: Tổ chức Lương nông Liên hiệp Quốc

GSCRI

: Viện nghiên cứu Cây trồng Cận nhiệt đới Quảng Tây Trung
Quốc


IITA

: Viện Quốc tế Nông nghiệp Nhiệt đới

IFPRI

: Viện nghiên cứu Chính sách lương thực thế giới

MARIF

: Viện nghiên cứu Cây lượng thực Marlang - Indonexia

TTDI

: Viên tinh bột sắn Thái Lan

NLSH

: Năng lượng sinh học

NSCT

: Năng suất củ tươi

NSSVH

: Năng suất sinh vật học

NSTL


: Năng suất thân lá

NSCK

: Năng suất củ khô

NSTB

: Năng suất tinh bột

TLCK

: Tỉ lệ củ khô

TLTB

: Tỉ lệ tinh bột

CSTH

: Chỉ số thu hoạch


vi


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn trên thế giới giai đoạn

1995 - 2009 ....................................................................................... 5
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của những nước trồng sắn
chính trên thế giới năm 2009 (Sản lượng hơn 1 triệu tấn) .............. 6
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của 5 nước ở Châu Á giai
đoạn 1970 - 2009 .............................................................................. 8
Bảng 2.4. Tình hình xuất, nhập khẩu sắn toàn cầu giai đoạn 2006 - 2009 ..... 11
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của Việt Nam giai đoạn
1995 - 2009 ..................................................................................... 13
Bảng 2.6: Diễn biến diện tích, sản lượng sắn của các vùng trồng sắn ở
Việt Nam từ năm 1995 - 2009 ........................................................ 14
Bảng 2.7. Diện tích, năng suất, sản lượng sắn ở Thái Nguyên giai đoạn
2005 - 2009 ..................................................................................... 16
Bảng 2.8: Diện tích và năng suất của một số giống sắn đang sử dụng ở
Việt Nam hiện nay.......................................................................... 27
Bảng 4.1: Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến tốc độ tăng
trưởng chiều cao cây của giống sắn KM98-7 ................................ 39
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến tốc độ ra lá của
giống sắn KM98-7 .......................................................................... 43
Bảng 4.3: Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến tuổi thọ lá của
giống sắn KM98-7 .......................................................................... 46
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến chiều cao thân,
chiều dài các cấp cành và đường kính gốc của giống sắn KM
98-7 ................................................................................................. 51


viii
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến các yếu tố cấu
thành năng suất của giống sắn KM98-7 ......................................... 54
Bảng 4.6. So sánh ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến khối
lượng củ/gốc với đối chứng............................................................ 57

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến năng suất củ
tươi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học và chỉ số thu
hoạch của giống sắn KM98-7......................................................... 59
Bảng 4.8. So sánh anh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến năng
suất củ tươi với đối chứng .............................................................. 60
Bảng 4.9. So sánh ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến năng
suất thân lá với đối chứng .............................................................. 63
Bảng 4.10. So sánh ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến năng
suất sinh vật học với đối chứng ...................................................... 65
Bảng 4.11: Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến NS tinh bột,
NSCK, TLCK và TLTB của giống sắn KM98-7 năm 2010 .......... 68
Bảng 4.12. So sánh ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến năng
suất củ khô đối với đối chứng ........................................................ 70
Bảng 4.13. So sánh ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến năng
suất tinh bột đối với đối chứng ....................................................... 72
Bảng 4.14: Ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến hiệu suất kinh
tế của giống sắn KM 98-7 .............................................................. 73
Bảng 4.15. Phương trình tương quan và hệ số tương quan của liều
lượng đạm bón với số củ/gốc, năng suất thân lá và năng suất
củ tươi ............................................................................................. 77


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Đồ thị ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến tốc độ
tăng trưởng chiều cao cây giống sắn KM98-7 ............................... 40
Hình 4.2. Đồ thị ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến tốc độ ra
lá của giống sắn KM98-7 ............................................................... 44
Hình 4.3. Đồ thị ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến tuổi thọ

lá của giống sắn KM98-7 ............................................................... 47
Hình 4.4 Đồ thị ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến chiều cao
cây, chiều dài cành cấp I của giống sắn KM98-7 .......................... 52
Hình 4.5. Biểu đồ ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến đường
kính gốc cuả giống sắn KM98-7 .................................................... 53
Hình 4.6. Biểu đồ ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến khối
lượng củ/gốc của giống sắn KM 98-7 ............................................ 57
Hình 4.7. Biểu đồ so sánh ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến
năng suất củ tươi của giống sắn KM 98-7 ..................................... 61
Hình 4.8. Biểu đồ ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến năng
suất thân lá của giống sắn KM 98-7 ............................................... 63
Hình 4.9. Biểu đồ ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến năng
suất sinh vật học của giống sắn KM 98-7 ...................................... 65
Hình 4.10. Biểu đồ ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến năng
suất củ khô của giống sắn KM 98-7 ............................................... 70
Hình 4.11. Biểu đồ ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến năng
suất tinh bột của giống sắn KM 98-7 ............................................. 72
Hình 4.12. Biểu đồ ảnh hưởng của liều lượng đạm bón thúc đến hiệu
suất kinh tế của giống sắn KM 98-7............................................... 74


x
Hình 4.13. Đồ thị phương trình tương quan giữa liều lượng đạm bón
thúc với số củ/gốc........................................................................... 77
Hình 4.14. Đồ thị phương trình tương quan giữa liều lượng đạm bón
thúc với năng suất thân lá ............................................................... 78
Hình 4.15. Đồ thị phương trình tương quan giữa liều lượng đạm bón
thúc với năng suất củ tươi .............................................................. 79



1

Phần thứ nhất
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây sắn (Manihot Esculenta Crantz) là cây lương thực, thực phẩm
chính của hơn 500 triệu người trên thế giới, hiện được trồng trên 100 nước có
khi hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc ba Châu lục: Châu Á, Châu Phi và
Châu Mỹ Latinh. Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO) xếp sắn là cây lương
thực quan trọng ở các nước đang phát triển sau lúa gạo, ngô và lúa mì. Tinh
bột sắn là một thành phần quan trọng trong chế độ ăn của hơn một tỷ người
trên thế giới (www. IITA.Foot market, 2009). Đồng thời, sắn cũng là cây thức
ăn gia súc, cây hàng hoá xuất khẩu để làm nguyên liệu cho ngành chế biến bột
ngọt, rượu, cồn, bánh kẹo, mì ăn liền, ván ép, bao bì, màng phủ sinh học và
phụ gia dược phẩm… Đặc biệt trong thời gian tới, sắn là nguyên liệu chính
cho công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học (ethanol).
Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực quan trọng sau lúa và ngô, nó đã
chuyển đổi vai trò từ cây lương thực thành cây công nghiệp với tốc độ cao,
năng suất và sản lượng sắn đã tăng nhanh ở thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Cây
sắn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ dân nghèo, do sắn dễ trồng, ít kén
đất, ít vốn đầu tư, phù hợp với sinh thái và điều kiện kinh tế nông hộ (Hoàng
Kim và Phạm Văn Biên, 1997). Đồng thời là nguồn nguyên liệu chính cho các
nhà máy chế biến tinh bột cũng như thức ăn gia súc với sản phẩm khá đa dạng
và phong phú. Nó đã trở thành cây xuất khẩu hàng hoá của nhiều tỉnh.
Tuy nhiên, có một khó khăn đang làm cản trở đến tiềm năng phát triển
cây sắn ở nước ta cũng như nhiều nước trên Thế giới, đó là vấn đề đất trồng
sắn. Sắn là cây trong hệ thống cây trồng được trồng trên đất dốc đã quá nghèo
dinh dưỡng. Mặt khác, sắn là cây có nhu cầu dinh dưỡng cao. Đất trồng sắn



2
nhanh bị nghèo kiệt khi trồng sắn liên tục nhiều năm, chất dự trữ trong đất bị
giảm nhanh chóng. Vì vậy, mà ta cần phải bón trả lại dinh dưỡng cho đất.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, việc bón nhiều phân hữu cơ,
bón hợp lý phân khoáng và trồng xen cây họ đậu đem lại kết quả rất tốt, vừa
nâng cao năng suất, chất lượng sắn, vừa bảo vệ đất.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, việc bón phân, nghiên cứu và khuyến cáo
phân bón cho cây trồng nói chung và cho sắn nói riêng vẫn theo phương pháp
tĩnh. Sử dụng phương pháp tĩnh nghĩa là khuyến cáo phân bón cho cây theo
một liều lượng chung cho một vùng hay địa phương nào đó, không căn cứ vào
tình hình sinh trưởng của cây trước khi bón phân. Thực tế ở nhiều nước phát
triển cho thấy, bón phân thúc cho cây theo một liều lượng chung dẫn tới thừa
phân ở ruộng này, nhưng lại thiếu phân ở ruộng khác. Kết quả là năng suất
cây trồng thấp, hiệu suất sử dụng phân bón không cao và đặc biệt là gây ô
nhiễm môi trường.
Để khắc phục khuyến cáo phân bón theo phương pháp tĩnh, phương
pháp tính toán lượng phân bón thúc dựa vào tình hình sinh trưởng và dinh
dưỡng của cây trồng trước khi bón đã được nghiên cứu và sử dụng ở một số
nước phát triển như Mỹ, Canada, Nhật. Nhưng ở nước ta phương pháp này
chưa được nghiên cứu nhiều..
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu ảnh
hưởng của liều lượng Đạm bón thúc đến năng suất, chất lượng giống sắn
KM98-7" nhằm xác định lượng N bón thúc thích hợp cho giống sắn KM 98-7
đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
* Nghiên cứu liều lượng và thời gian bón thúc đạm ảnh hưởng tới sinh
trưởng, năng suất và chất lượng của giống sắn KM 98-7. Nhằm xác định liều
lượng đạm và thời gian bón thúc đạm thích hợp cho giống sắn KM 98-7 đạt



3
năng suất chất lượng và hiệu quả kinh tế cao nhất nhằm góp phần vào phục vụ
kỹ thuật thâm canh tăng năng suất sắn ở tỉnh Thái Nguyên và một số tỉnh
Trung du và miền núi phía Bắc ngày một phát triển bền vững.
1.3. Yêu cầu của nghiên cứu
- Theo dõi quá trình sinh trưởng, phát triển của các giống sắn KM 98-7.
- Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng suất, chiều dài, đường kính, số
củ/gốc và khối lượng củ/gốc của giống sắn KM 98-7.
- Nghiên cứu năng suất (củ tươi, thân lá, sinh vật học, củ khô, tinh bột)
và chất lượng (tỷ lệ chất khô, tỷ lệ tinh bột) của giống sắn KM 98-7.
- Nghiên cứu hiệu quả của liều lượng đạm bón thúc đối với giống sắn
KM 98-7.
- Đánh giá tương quan gữa liều lượng đạm bón thúc với năng suất
giống sắn KM 98-7.


4

Phần thứ hai
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Nguồn gốc và giá trị kinh tế của cây sắn
2.1.1. Nguồn gốc
Cây sắn có nguồn gốc hoang dại ở vùng nhiệt đới Châu Mỹ La Tinh và
được con người trồng cách đây 5000 năm. Khảo cổ học đã xác minh trung
tâm phát sinh chính tại Đông Bắc Braxin và trung tâm phân hóa phụ Mexico,
Trung Mỹ và Nam Mỹ.
Cây sắn được du nhập vào Châu Á vào khoảng thế kỷ thứ 17 và có thể
theo hai con đường. Ban đầu vào Ấn Độ sau đó cây sắn lan rộng sang các nước
như: Trung Quốc, Myanma cũng như một số nước Châu Á và con đường từ
Châu Phi, Nam Mỹ đến Philipin, Indonexia. Tại Việt Nam cây sắn được du

nhập vào giữa thế kỷ 18 và được trồng tập chung chủ yếu ở miền núi trung du
Bắc Bộ, ven biển Nam Trung Bộ, Khu bốn cũ và miền Đông Nam Bộ.
2.1.2. Giá trị kinh tế
Sắn củ tươi giàu tinh bột, giàu Gluxit khó tiêu, nghèo chất đạm, muối
khoáng và vitamin.
Sắn là một trong những cây quan trọng thường trồng để thu hoạch lấy
củ. Nhân dân thường lấy củ sắn tươi để luộc, độn cơm, thái lát phơi khô làm
thức ăn dự trữ cho người và gia súc, gia cầm hoặc chế biến làm tinh bột.
Bột củ sắn có độ mịn cao dùng làm lương thực và chế biến thành bánh
kẹo sử dụng rất tốt. Trong ngành công nghiệp sắn được sử dụng và chế biến
thành tinh bột, thành mạch nha để cung cấp cho các nhà máy chế biến bánh
kẹo, sắn lát viên để xuất khẩu. Ngoài ra trong ngành chế biến tinh bột sắn cần
được sử dụng làm rượu và sử dụng trong các ngành dệt, cao su…
Sắn không những dùng củ mà thân lá sắn còn sử dụng được cả khi lá
sắn còn tươi, có hàm lượng Protein khá cao chiếm 7,22% và nhiều loại
axitamin nên con người có thể chế biến thành dạng tinh bột để bổ sung vào
khẩu phần thức ăn cho lợn, gà, con người có thể dùng làm rau ăn qua chế


5
biến. Lá sắn tươi còn dùng để chăn tằm, tằm ăn lá sắn là một loại tằm cho
năng suất cao, tuy nhiên chất lượng xơ kém hơn tằm ăn lá dâu. Một hecta sắn
có thể cho khoảng 300-350kg kén tươi.
Thân lá sắn khi phơi khô còn dùng làm vật liệu để đun bếp, ở các nước
công nghiệp phát triển có thể chế biến thân lá sắn để lấy xelulose.
2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn trên thế giới
2.2.1.1 Tình hình sản xuất sắn trên thế giới
Năm 2009 Faostat đã thống kê diện tích sắn trên toàn thế giới đạt 19,06
triệu ha năng suất bình quân 12,46 tấn/ha tổng sản lượng đạt là 240,98 triệu

tấn. (31).
Diện tích, năng suất và sản lượng sắn thế giới có chiều hướng tăng
trong giai đoạn từ năm 1995 - 2009 (bảng 2.1).
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn trên thế giới
giai đoạn 1995 - 2009
Năm
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

Diện tích
Năng suất
(triệu ha)
(tấn/ha)
16,43
9,84
16,25
9,75

16,05
10,06
16,56
9,90
16,56
10,31
16,86
10,70
17,17
10,73
17,31
10,61
17,59
10,79
18,51
10,94
18,63
10,94
18,69
10,87
18,39
12,16
21,94
12,87
19,06
12,64
(Nguồn: FAOSTAT 2010[31])

Sản lượng
(1000 tấn)

161,79
158,51
161,60
164,10
170,92
177,89
184,36
183,82
189,99
202,64
203,86
203,94
223,75
223,75
240,98


6
Qua bảng số liệu 2.1 ta thấy diện tích trồng sắn trên toàn thế giới năm
2009 tăng 13,1% (tương ứng 5,16 triệu ha so với năm 1995), năng suất tăng
31,3% (tương ứng 3,07tấn/ha so với năm 1995) và sản lượng tăng 35,9%
(tương ứng 39,35 triệu tấn so với năm 1995). Có được kết quả đó là do chiến
lược phát triển lương thực toàn cầu đã thực sự tôn vinh giá trị của cây sắn, là
cây lương thực dễ trồng thích hợp với đất nghèo dinh dưỡng và là cây công
nghiệp có khả năng cạnh tranh cao với nhiều cây công nghiệp khác.
Hiện nay cây sắn được trồng tại 105 quốc gia, năm 2009 toàn thế giới có
19.058 nghìn ha săn, trong đó có 64% diện tích sắn được trồng ở Châu Phi, Châu
Á chiếm 21%, Châu Mỹ chiếm 14%. Năm 2009 trên thế giới có 51,8% sản lượng
sắn được sản xuất ở Châu Phi, Châu Á 33,8% và chỉ có 14,4% ở Châu Mỹ.
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của những nước trồng sắn

chính trên thế giới năm 2009 (Sản lượng hơn 1 triệu tấn)
Vùng trồng
Toàn Thế giới
Châu Phi
Angola
Cameroon
Ghana
Uganda
Châu Á
Thái Lan
Indonesia
Việt Nam
Ấn Độ
Trung Quốc
Philippin
Campuchia
Châu Mỹ
Brazil
Colombia
Paraguay
Peru

Diện tích
Năng suất
(1000 ha)
(tấn/ha)
19.058,00
12,64
12.353,00
10,10

994,42
12,9,0
365,00
6,85
885,80
13,81
411,00
12,60
4.037,00
20,18
1.326,74
22,68
1.175,67
18,75
508,80
16,81
280,00
34,37
270,58
16,67
215,90
9,47
157,00
22,27
2.668,00
13,00
1.872,81
13,90
164,75
13,37

180,00
14,50
104,82
11,65
(Nguồn: FAOSTAT 2010 [31])

Sản lượng
(triệu tấn)
240,98
124,83
12,83
2,50
12,23
5,18
81,47
30,09
22,04
8,55
9,62
4,51
2,04
3,50
34,68
26,03
2,20
2,61
1,22


7

Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy:
- Châu Phi có tổng diện tích trồng sắn năm 2009 là 12.353 nghìn ha,
năng suất củ tươi bình quân 10,10 tấn/ha, sản lượng 124,83 triệu tấn [31].
- Ở Châu Phi nước có diện tích sắn lớn nhất là Angola với 994,42 nghìn
ha, năng suất đạt 12,9 tấn/ha, sản lượng 12,83 triệu tấn. Angola là nước có
diện tích sắn lớn nhất nhưng năng suất sắn lại thấp hơn Ghana 0,91 tấn/ha.
Sắn là ngồn lương thực chính của người dân tại nhiều nước ở vùng này.
Châu Phi là nơi tình trạng thiếu lương thực, suy dinh dưỡng tăng lên gấp đôi trong
hai thập kỷ qua nên cây sắn được coi là giải pháp an toàn lương thực hàng đầu.
- Châu Mỹ Năm 2009 tổng diện tích sắn trồng là 2.668 nghìn ha, năng
suất củ tươi bình quân 13,00 tấn/ha, sản lượng 34,68 triệu tấn. Năng suất trung
bình ở Châu Mỹ cao hơn năng suất trung bình của Châu Phi là 2,9 tấn/ha.
Brazil là nước có tổng diện tích trồng sắn lớn nhất thế giới với 1.872,81 nghìn
ha. Tồn tại chính trong sản xuất và tiêu thụ sắn ở Châu Mỹ là trình độ kỹ thuật
thâm canh chưa cao, công nghiệp chế biến tinh bột sắn không phát triển bằng
Châu Á, sắn chủ yếu sử dụng tươi và làm thức ăn gia súc.
- Châu Á cùng với Châu Phi và Châu Mỹ là một trong ba vùng sắn
quan trọng của Thế giới. Diện tích sắn Châu Á hiện có 4.037 nghìn ha, sản
lượng 81,47 triệu tấn đứng thứ hai sau Châu Phi, năng suất ở Châu Á hiện đạt
bình quân 20,81 tấn/ha cao hơn Châu Phi 10,08 tấn/ha [31]. Ấn Độ hiện là
nước có năng suất đạt cao nhất trên thế giới với 34,37 tấn/ha, Thái Lan là
nước là nước có diện tích lớn thứ 2 trên Thế giới với 1.326,74 nghìn ha, thấp
hơn so với Brazil là 546,07 nghìn ha và có năng suất cao đứng thứ hai trên thế
giới (22,68 tấn/ha) thấp hơn so với Ấn Độ là 11,69 tấn/ha. Sản xuất sắn tại
Châu Á tăng ở mức cao 3%/năm trong thời gian cuối những năm 70 và đầu
80, những năm 90 sản xuất sắn phát triển chậm lại. Sản xuất sắn được phát
triển khá nhanh trở lại ở 3,3%/năm trong suốt 10 năm qua (Reinhardt Howeler
và Keith Fahrne 2008). Kết quả về sản xuất sắn ở một số nước Châu Á giai
đọan 1970-2009 được thể hiện ở bảng 2.3.



8
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của 5 nước ở Châu Á giai đoạn 1970 - 2009
Vùng
trồng
Thái Lan

Năm
Chỉ tiêu

2000

2005

2008

2009

1.121,44

1.487,54

1.130,88

985,91

1.183,54

1.326,74


Năng suất (tấn/ha)

15,32

14,75

16,85

17,18

17,18

21,25

22,68

Sản lượng (triệu tấn)

3,431

16,54

19,06

16,93

16,93

25,25


30,09

1.398,07

1.412,48

1.248,00

1.213,46

1.213,46

1.193,32

1.175,67

7,49

9,72

12,53

15,92

15,92

18,09

18,75


Sản lượng (triệu tấn)

10,48

13,72

16,09

19,32

19,32

21,59

22,04

Diện tích (1.000ha)

131,00

442,90

243,90

425,50

425,50

555,70


508,80

7,21

7,50

8,66

15,78

15,78

16,90

16,81

0,94

3,32

1,98

6,72

6,72

9,39

8,56


Diện tích (1.000ha)

352,60

351,90

223,50

244,70

244,70

270,00

280,00

Năng suất (tấn/ha)

14,79

16,61

26,91

30,49

30,49

33,54


34,36

5,21

5,84

6,01

7,46

7,46

9,05

9,62

Diện tích (1.000ha)

160,69

238,37

239,11

260,75

260,75

270,58


270,58

Năng suất (tấn/ha)

11,88

14,62

15,97

15,40

15,40

16,30

16,67

1,91

3,48

3,82

4,01

4,01

4,41


4,51

Việt Nam Năng suất (tấn/ha)
Sản lượng (triệu tấn)

Sản lượng (triệu tấn)

Quốc

1990

224,00

Indonesia Năng suất (tấn/ha)

Trung

1980

Diện tích (1.000ha)

Diện tích (1.000ha)

Ấn Độ

1970

Sản lượng (triệu tấn)

(Nguồn: FAOSTAT 2010) [31]



9
Qua số liệu ở bảng 2.3 ta thấy nước có diện tích, sản lượng sắn cao nhất
của Châu Á là Thái Lan với 1.326,74 nghìn ha và sản lượng đạt 30,09 triệu
tấn, kế đến là Indonexia với 1.175,67 nghìn ha và sản lượng là 22,04 triệu tấn.
Năng suất sắn của các nước ở Châu Á trong các năm qua đều tăng nhanh, Ấn
Độ là nước có năng suất sắn cao nhất thế giới (34,36 tấn/ha), kế đến là Thái
Lan (22,68 tấn/ha).
Diện tích sắn năm 2009 Thái Lan đạt cao nhất, tiếp đến là Indonexia,
Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc. Diên tích sắn của Thái Lan tăng nhanh năm
1980 là 1.121,44 ha, vào năm 1990 là 1.487,54 nghìn ha, đến những năm đầu
thế kỷ 21 diện tích sắn giảm nhiều (năm 2005 còn 985,91 nghìn ha) và tăng
trở lại ở năm 2008 là 1.183,54, vào năm 2009 lên 1.326,74 nghìn ha.
Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của Việt Nam cũng tăng trở lại từ
năm 2005-2009 với 425,5 - 560,4 nghìn ha. Năm 2008 so với năm 1979,
1980, 1990, 2000 cũng không ngừng tăng lên và đạt 555,7 ha, năng suất đạt
16,9 tạ/ha và sản lượng 9,63 triệu tấn.
Tóm lại từ năm 1979 đến năm 2009 diện tích, năng suất, sản lượng sắn
của Thái Lan và Việt Nam, Trung Quốc đều tăng. Chỉ có Ấn Độ, Indonexia
diện tích tuy có giảm nhưng năng suất và sản lượng cũng đều tăng đó là do áp
dụng những giống mới và kỹ thuật thâm canh cao vào sản xuất
Từ những năm 1980 diện tích sắn của Indonexia luôn giảm từ 1.412,48
nghìn ha, năm 2009 chỉ còn 1.175,67 nghìn ha. Ấn Độ và Trung Quốc là hai
nước luôn giữ ổn định diện tích trồng sắn.
Qua phân tích tình hình sắn trên thế giới ta thấy rằng, sắn ngày càng có
vai trò kinh tế quan trọng và đa dạng trong việc phát triển hệ thống lương thực
quốc gia trong hai thập kỷ tiếp theo.
Cây sắn có hệ thống cố định Cacbon cho phép cây tiếp tục quang hợp
trong quá trình thiếu nước kéo dài [18]. Vì vậy, sắn hiện nay đang được sử



10
dụng như một nguyên liệu phù hợp để sản xuất thành ethanol trên toàn Châu Á,
Châu Phi và Mỹ Latinh. Nhiên liệu sinh học hiện có tầm quan trọng trong cuộc
sống hiện đại do nhiên liệu hóa thạch trên thế giới ngày một cạn kiệt và trong
thời gian gần đây giá nhiên liệu đã bắt đầu tăng vọt do các vấn đề chính trị
cũng như bảo vệ môi trường vì cuộc sống của con người. Nên các nước đang
phát triển đã bắt đầu sử dụng nhiên liệu sinh học như pha ethanol và diezel sinh
học (sản xuất từ các nguồn tái tạo) với nhiện liệu hóa thạch (xăng, diezel) hoặc
sản xuất nhiên liệu sinh học (UNEP 2009; Peter Baker 2009) [32]. Để có
nguyên liệu thì một số nước như Trung Quốc, Brazil, Nigeria, Thai Lan,
Indonexia, Colombia, Việt Nam và Campuchia đã thấy cây sắn được xem là
một cây trồng quan trọng để sử dụng cho việc sản xuất nhiên liệu sinh học.
2.2.1.2. Tình hình xuất, nhập khẩu sắn trên thế gới
Qua bảng số liệu 04 ta thấy:
Xuất khẩu sắn trên thế giới năm 2009 là 12,118 triệu tấn, trong đó tinh
bột sắn là 4,651triệu tấn, sắn lát và sắn viên là 7,802 triệu tấn. So với năm
2008 lượng sắn xuất khẩu năm 2009 tăng 2,968 triệu tấn. Thái Lan chiếm
85% lượng xuất khẩu toàn cầu, kế đến là Indonexia và Việt Nam. Thị trường
xuất khẩu sắn chủ yếu của Thái Lan là Trung Quốc và Đài Loan, Nhật Bản và
cộng đồng Châu Âu với tỷ trọng xuất khẩu sắn khoảng 40% bột và tinh bột
sắn, 25% là sắn lát và sắn viên. Nước nhập khẩu sắn nhiều nhất hiện nay là
Trung Quốc, Nhật Bản, Indonexia, Malaysia.
Trung Quốc hiện là nước nhập khẩu nhiều sắn nhất trên thế giới để làm
cồn sinh học (bio ethanol), tinh bột biến tính (modify starch), thức ăn gia súc và
dùng trong công nghiệp thực phẩm dược liệu. Năm 2009 Trung Quốc đã nhâp
khẩu 6.019.424 tấn sắn lát khô, trung bình mỗi tháng Trung Quốc nhập khẩu
501.618 tấn sắn lát khô, tháng thấp nhất là 259.886 tấn, tháng cao nhất là
616.875 tấn. Trong đó nhập khẩu từ Thái Lan là 3.862.662 tấn, Việt Nam là



11
2.010.560 tấn, Indonesia là 143.072 tấn và số lượng còn lại là nhập khẩu ở một
số nước khác. Để hạn chế việc nhập khẩu sắn từ các nước khác và chủ động
nguồn cung cấp sắn cho các ngành công nghiệp thực phẩm, thức ăn gia súc và
làm cồn sinh học ở trong nước, Trung Quốc đã có nhiều chính sách để tiếp tục
mở rộng diện tích và nâng cao năng suất sắn trong nước như: giới thiệu các
giống sắn mới hơn và nâng cao kỹ thuật trồng rừng kết hợp với trồng sắn.
Bảng 2.4. Tình hình xuất, nhập khẩu sắn toàn cầu giai đoạn 2006 - 2009
Đơn vị tính: triệu tấn
Thị trường sắn
1. Xuất khẩu sắn toàn cầu
Tinh bột sắn
Thái Lan
Việt Nam và các nước khác
Sắn lát và sắn viên
Việt Nam
Thái Lan
Indonesia
Các nước khác
2. Nhập khẩu sắn toàn cầu
Tinh bột và bột sắn
Trung Quốc
Nhật Bản
Malaysia
Indonesia
Các nước khác
Sắn lát viên
Trung Quốc

Hàn Quốc
Cộng đồng Châu Âu
Các nước khác

2006
10,245
4,852
4,616
0,236
5,692
1,041
4,348
0,132
0,108
8,964
4,616
1,399
0,694
0,312
0,968
1,244
4,348
3,693
0,268
0,341
-0,224

2007
10,922
4,686

4,416
0,269
6,506
1,317
4,824
0,210
0,156
9,240
4,416
1,242
0,729
0,256
0,667
1,523
4,824
3,168
0,20
1,436
0,200

2008
9,150
4,265
3,963
0,302
5,187
2,000
2,848
0,170
0,169

6,810
3,963
1,114
0,873
0,296
0,417
1,284
2,848
1,214
0,474
0,989
1,170

Nguồn: Cassava FAO Food Outlook December 2009 [42]

2009
12,118
4,651
4,316
0,335
7,802
4,000
3,450
0,160
0,919
7,766
4,316
1,745
0,725
0,400

0,270
1,176
3,450
3,000
0,111
0,20
0,319


12
Viện nghiên cứu Chính sách lương thực trên Thế giới (IFPRI), đã tính
toán nhiều mặt và dự báo tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn toàn cầu với tầm
nhìn đến năm 2020. Năm 2020 sản lượng sắn toàn cầu ước đạt 275,10 triệu
tấn, trong đó sản xuất sắn chủ yếu ở các nước đang phát triển là 274,7 triệu
tấn, các nước đã phát triển khoảng 0,40 triệu tấn. Mức tiêu thụ sắn ở các nước
đang phát triển dự báo đạt 254,60 triệu tấn so với các nước đã phát triển là
20,5 triệu tấn. Tốc độ tăng hàng năm của nhu cầu sử dụng sản phẩm sắn làm
lương thực, thực phẩm và thức ăn gia súc đạt tương ứng là 1,98% và 0,95%.
Châu Phi vẫn là khu vực dẫn đầu về sản lượng với dự báo đến năm 2020 sẽ
đạt 168,6 triệu tấn. Trong đó, khối lượng sản phẩm dùng làm lương thực, thực
phẩm là 77,2%, làm thưc ăn gia súc là 4,4%. Châu Mỹ la tinh giai đoạn 1993
- 2020, ước tốc độ tiêu thụ sản phẩm sắn hàng năm là 1,3%, so với châu Phi là
2,44% và châu Á là 0,84 - 0,96%. Cây sắn lại giữ vai trò quan trọng trong
nhiều nước Châu Á, đặc biệt là các nước vùng Đông Nam Á nơi cây sắn có
tổng diện tích đứng thứ ba sau lúa và ngô, tổng sản lượng đứng thứ ba sau lúa
và mía. Chiều hướng sản xuất sắn phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh cây
trồng. Giải pháp chính là tăng năng suất bằng cách áp dụng giống mới và các
biện pháp kỹ thuật tiến bộ.
2.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sắn tại Việt Nam
Ở Việt Nam, sắn là một trong bốn cây trồng, có vai trò quan trọng trong

chiến lược an toàn lương thực sau lúa và ngô. Việt Nam là nước nông nghiệp
với dân số trên 80 triệu người. Trong đó hiện có 5% hộ đói và 20% hộ nghèo
nên cây sắn vẫn là nguồn thu nhập quan trọng của các hộ dân nghèo.
Ngoài ra cây sắn từ lâu đã trở thành cây có củ đứng hàng đầu về diện
tích và sản lượng so với cây có củ ở nước ta và trở thành cây công nghiệp
hàng hoá xuất khẩu và làm thức ăn cho gia súc có giá trị kinh tế cao trong xu
thế hội nhập khu vực và thế giới.


13
Bảng 2.5. Diện tích, năng suất, sản lượng sắn của Việt Nam
giai đoạn 1995 - 2009
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(nghìn ha)

(tấn/ha)

(nghìn tấn)

1995

277.40

7,79


2.211.675

1996

275,60

7,50

2.067.000

1997

245,40

9,45

2.404.080

1998

235,50

7,55

1.778.025

1999

226,80


7,99

1.805.328

2000

234,90

8,66

2.034.234

2001

250,00

8,30

2.075.000

2002

329,90

13,16

4.156.740

2003


371,00

14,06

5.226.102

2004

370,00

14,50

5.365.000

2005

390,00

14,60

5.700.000

2006

474,80

16,25

7.771.400


2007

560,00

15.89

8.900.000

2008

557,40

16,85

9.300.000

2009

508,80

16,81

8.557.000

Năm

(Nguồn: FAOSTAT 2010 [31])
Qua bảng số liệu 2.5 ta thấy: Trong vòng 10 năm từ năm 2000-2009
diện tích trồng sắn tăng từ 234,90 nghìn ha lên 508,80 nghìn ha và năng suất
tăng từ 8,66 tấn/ha lên 16,81 tấn/ha. Sản lượng tăng gấp 4 lần từ 2.034 nghìn

tấn lên 8.557 nghìn tấn.


14

Bảng 2.6: Diễn biến diện tích, sản lượng sắn của các vùng trồng sắn ở Việt Nam từ năm 1995 - 2009
Diện tích (1.000ha)

Năm
Vùng

1995

2000

2005

Sản lượng (1.000tấn)
2009

1995

2000

2005

2009

Đồng Bằng Sông Hồng


10,9

9,9

8,5

7,9

79,0

87,9

92,4

105,5

Vùng núi trung du phía Bắc

80,4

82,1

89,4

110,0

606,3

678,5


986,8

1.330,0

Vùng ven biển Trung Bộ

94,0

83,8

133,0

170,0

602,1

645,9

1.855,9

2.810,0

Vùng Tây Nguyên

32,6

38,0

89,4


150,0

283,7

351,5

1.446,6

2.400,0

Vùng Đông Nam Bộ

49,3

16,1

98,8

115,0

560,8

154,3

2.270,5

2.700,0

Đồng Bằng Sông Cửu Long


10,2

7,7

6,4

7,5

79,6

68,2

64,0

110,0

Tổng

277,4

237,6

425,5

560,4

2.211,5

1.986,3


6.716,2

9.455,0

Nguồn: [19]


×