Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh chế biến từ phế phụ phẩm nông nghiệp đến sinh trưởng và chất lượng của giống chè LDP2 tuổi 5 tại khải xuân thanh ba phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.63 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NGUYỄN THỊ KIỀU NGỌC
NGUYỄN THỊ KIỀU NGỌC

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN HỮU CƠ VI SINH
CHẾ BIẾN TỪ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP
NGHIÊN
CỨU ẢNHVÀ
HƯỞNG
PHÂN
HỮU

VI2SINH
ĐẾN
SINH TRƯỞNG
CHẤT CỦA
LƯỢNG
CỦA
CHÈ
LDP
TUỔI 5
CHẾ
BIẾN XUÂN
TỪ PHỤ
PHẨM NÔNG
NGHIỆP
TẠI KHẢI
- THANH


BA - PHÚ
THỌ
ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ CHẤT LƯỢNG CỦA CHÈ LDP2 TUỔI 5
TẠI KHẢI XUÂN - THANH BA - PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thái Nguyên - năm 2011
Thái Nguyên - năm 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn của tôi là
hoàn toàn trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự
giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này đều đã được cảm ơn. Các thông tin trích
dẫn và tài liệu trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc./

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kiều Ngọc


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của
các thầy cô giáo giảng dạy, cô giáo hướng dẫn khoa học, được sự giúp đỡ của
các cơ quan, tập thể, cá nhân và nhân dân địa phương nơi thực hiện đề tài.

Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến:
TS. Nguyễn Thị Ngọc Bình - Phó trưởng bộ môn Nông Lâm kết hợp Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc
Đảng ủy - UBND xã Khải Xuân - Thanh Ba - Phú Thọ
Gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và
thực hiện đề tài.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2011

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kiều Ngọc


MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu……………………………………………………………........i
Danh mục các chữ viết tắt…………………………………………………………..iv
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................6
1.Tính cấp thiết của đề tài ...........................................................................................6
2. Mục đích - yêu cầu của đề tài..................................................................................7
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ..................................................7
PHẦN 1:TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................9
2.1. Cơ sở khoa học xác định biện pháp kỹ bón phân hữu cơ vi sinh cho chè ...........9
2.2. Tình hình nghiên cứu phân hữu cơ vi sinh đến cây chè trên thế giới và ở Việt
Nam………………………………………………………………………………...11
PHẦN 2:VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............19
2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................19
2.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................19
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................19
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................19
PHẦN 3:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .........................................26

3.1.Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh phối hợp với các mức đạm khác
nhau đến sinh trưởng và chất lượng của chè LDP2 tuổi 5.........................................26
3.1.1. Ảnh hưởng của bón phân HCVS phối hợp với các mức đạm khác nhau đến
động thái sinh trưởng chiều cao cây và chiều rộng tán chè .....................................26
3.1.2. Ảnh hưởng của việc bón phân HCVS phối hợp với các mức đạm khác nhau
đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chè ..27
3.1.3. Ảnh hưởng của việc bón phân HCVS phối hợp với các mức đạm khác nhau
đến tỷ lệ mù xòe, chất lượng nguyên liệu chè...........................................................32
3.1.4. Ảnh hưởng của việc bón phân HCVS phối hợp với các mức đạm khác nhau
đến chất lượng chè: chất lượng sinh hóa, chất lượng cảm quan ...............................34
3.1.5. Ảnh hưởng của bón phân HCVS phối hợp với các mức đạm khác nhau đến
sâu bệnh hại chè ........................................................................................................37


3.1.6. Hiệu quả kinh tế ..............................................................................................40
3.2. Thí nghiệm 2 ......................................................................................................42
3.2.1. Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến động thái sinh trưởng
của cây chè ................................................................................................................42
3.2.2. Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chè .........................................43
3.2.3. Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến lý tính, hóa tính và vi
sinh vật đất trước và sau khi tiến hành thí nghiệm ...................................................47
3.2.4. Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến tỷ lệ mù xòe, chất
lượng nguyên liệu chè ...............................................................................................52
3.2.5. Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến chất lượng chè: chất
lượng sinh hóa, chất lượng cảm quan .......................................................................54
3.2.6. Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến sâu bệnh hại chè .....56
3.2.7. Hiệu quả kinh tế ..............................................................................................60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................68
1. Kết luận .................................................................................................................64

2. Đề nghị ..................................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................66


i

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng
Bảng 3.1

Nội dung

Tr

Ảnh hưởng của bón phân HCVS phối hợp với các mức đạm 32
khác nhau đến chiều cao cây chè, chiều rộng tán chè

Bảng 3.2

Ảnh hưởng của việc bón phân HCVS phối hợp với các mức 33
đạm khác nhau đến động thái tăng trưởng chiều dài búp chè

Bảng 3.3

Ảnh hưởng của bón phân HCVS phối hợp với các mức đạm 35
khác nhau đến chiều dài búp, các yếu tố cấu thành năng suất
chè: Mật độ búp, khối lượng búp

Bảng 3.4


Ảnh hưởng của việc bón phân HCVS phối hợp với các mức 38
đạm khác nhau đến chất lượng nguyên liệu chè

Bảng 3.5

Ảnh hưởng của việc bón các mức đạm khác nhau phối hợp 40
với phân HCVS đến chất lượng sinh hóa của chè

Bảng 3.6

Ảnh hưởng của việc bón phân HCVS phối hợp với các mức 42
đạm khác nhau đến kết quả thử nếm cảm quan

Bảng 3.7

Ảnh hưởng của bón phân HCVS phối hợp với các mức đạm 43
khác nhau đến sâu bệnh hại chè

Bảng 3.8

Ảnh hưởng của việc bón phân HCVS phối hợp với các mức 46
đạm khác nhau đến hiệu quả kinh tế của các công thức bón
phân

Bảng 3.9

Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến 48
chiều cao cây và chiều rộng tán chè

Bảng 3.10


Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đếnđộng 49
thái sinh trưởng búp chè sau bật mầm

Bảng 3.11

Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến năng 50
suất và các yếu tố cấu thành năng suất chè

Bảng 3.12

Thành phần hóa học của đất trước và sau khi thí nghiệm

53


ii

Bảng 3.13

Thành phần lý tính đất trước và sau khi thí nghiệm

55

Bảng 3.14

Hoạt động của vi sinh vật trước và sau khi thí nghiệm

56


Bảng 3.15

Độ ẩm đất qua các tháng ở độ sâu 20cm

57

Bảng 3.16

Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đên chất 58
lượng nguyên liệu chè

Bảng 3.17

Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến 60
thành phần sinh hóa của búp chè

Bảng 3.18

Kết quả thử nếm cảm quan chè thành phẩm của các công 61
thức nghiên cứu

Bảng 3.19

Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến sâu 62
bệnh hại

Bảng 3.20

Ảnh hưởng của các công thức bón phân khác nhau đến hiệu 66
quả kinh tế


Hình 3.1

Động thái tăng trưởng chiều dài búp

Hình 3.2

Ảnh hưởng của việc bón phân HCVS phối hợp với các mức 36

34

đạm khác nhau đến chiều dài búp
Hình 3.3

Ảnh hưởng của việc bón phân HCVS phối hợp với các mức 36
đạm khác nhau đến mật độ búp

Hình 3.4

Ảnh hưởng của việc bón phân HCVS phối hợp với các mức 38
đạm khác nhau đến năng suất

Hình 3.5

Diễn biến gây hại của bọ cánh tơ

44

Hình 3.6


Diễn biến gây hại của bọ xít muỗi

45

Hình 3.7

Diễn biến gây hại của nhện đỏ

45

Hình 3.8

Diễn biến gây hại của rầy xanh

46

Hình 3.9

Động thái tăng trưởng chiều dài búp

50


iii

Hình 3.10

Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến chiều dài búp

51


Hình 3.11

Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến mật độ búp

52

Hình 3.12

Ảnh hưởng của các công thức bón phân đến năng suất

53

Hình 3.13

Diễn biến gây hại của bọ cánh tơ

63

Hình 3.14

Diễn biến gây hại của bọ xít muỗi

64

Hình 3.15

Diễn biến gây hại của nhện đỏ

65


Hình 3.16

Diễn biến gây hại của rầy xanh

66


iv

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ

Từ và cụm từ viết tắt
ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á

CT

Công thức

Cs

Cộng sự

Ctv

Cộng tác viên


Đ/C

Đối chứng

ĐHNN

Đại học Nông nghiệp

Công nghệ EM

Công nghệ vi sinh vật hữu hiệu

HCVS

Hữu cơ vi sinh

KHKT

Khoa học kỹ thuật

Viện KHKT NLN MNPB Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi
phía Bắc
NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PHCVSVCN

Phân hữu cơ vi sinh vật chức năng


TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

VIETGAP

Thực hành sản xuất Nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn
Việt Nam

VSV

Vi sinh vật

TCN

Tiêu chuẩn ngành


1
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có lịch sử trồng chè lâu đời nhưng cây chè mới chỉ được trồng và phát triển
với quy mô lớn từ khoảng 100 năm nay. Với đặc điểm là loại cây công nghiệp dài ngày,
dễ trồng và chăm sóc, nhiệm kỳ kinh tế dài 30 - 40 năm, phù hợp với điều kiện tự nhiên
ở các vùng đất dốc của Việt Nam, do vậy cây chè đã trở thành cây công nghiệp mũi
nhọn, mang lại giá trị kinh tế cao, tham gia vào thị trường xuất khẩu.
Năng suất và chất lượng chè phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, khí hậu, đất
đai, phân bón, kỹ thuật canh tác và công nghệ chế biến. Việc áp dụng tiến bộ kỹ
thuật trong thâm canh chè ở các khâu: chọn tạo đưa giống năng suất cao vào sản
xuất, chế độ bón phân, áp dụng kỹ thuật hái, kỹ thuật đốn chè đã giúp cho ngành

chè đạt được sự phát triển nhanh chóng về diện tích, năng suất và sản lượng.
Ngày nay, mặc dù phân hoá học được coi là yếu tố tiên phong trong việc cải tạo
năng suất cây trồng và xu hướng sử dụng phân hoá học ngày càng có chiều hướng
gia tăng do sử dụng phân hóa học tiết kiệm thời gian và công lao động song phân
hữu cơ vẫn giữ một vai trò quan trọng không thể thay thế trong sản xuất nông
nghiệp nói chung và ngành chè nói riêng, đặc biệt là canh tác chè bền vững. Trong
nền nông nghiệp cổ truyền của các nước trên thế giới cũng như ở các nước Asian và
ở Việt Nam, phân hữu cơ không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng với hàm
lượng vốn có của nó mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các đặc
tính lý hoá học của đất thông qua vai trò của vật chất hữu cơ (Koorevaar và cộng sự,
1983) [3]. Thực tế sản xuất cho thấy, người trồng chè thường bón phân hữu cơ chủ
yếu là phân chuồng kết hợp với phân vô cơ cho chè ở giai đoạn kiến thiết cơ bản,
trồng mới và chủ yếu sử dụng phân vô cơ cho chè ở các giai đoạn sản xuất kinh
doanh để tiết kiệm thời gian và công lao động, thúc đẩy nhanh quá trình sinh trưởng
của búp mới, tăng năng suất. Mặc dù đã nhận thức được vai trò của phân hữu cơ vi
sinh trong việc nâng cao năng suất, cải thiện độ phì của đất, song ở Việt Nam cho
đến nay mức độ ứng dụng loại phân bón này còn hết sức hạn chế. Vì vậy, việc tìm
ra các giải pháp thay thế một phần phân hóa học và tận dụng phế phụ phẩm nông


2
nghiệp tại chỗ đang là một xu hướng mới được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu. Do đó xây dựng quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phế phụ phẩm nông
nghiệp phục vụ sản xuất chè an toàn là một trong những hướng nghiên cứu của
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc. Dưới sự hướng dẫn
của Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bình - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp
miền núi phía Bắc, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh chế biến từ phế phụ
phẩm nông nghiệp đến sinh trưởng và chất lượng của giống chè LDP2 tuổi 5 tại
Khải Xuân - Thanh Ba - Phú Thọ ”

2. Mục đích - yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các công thức bón phân hữu cơ vi sinh được sản
xuất từ phụ phẩm nông nghiệp đến sinh trưởng của cây chè LDP2 tuổi 5.
- Nâng cao năng suất, phẩm chất chè búp góp phần nâng cao giá trị kinh tế cho
người trồng chè tại địa phương.
2.2. Yêu cầu
- Đánh giá ảnh hưởng của các công thức bón phân hữu cơ vi sinh khác nhau
đến khả năng sinh trưởng, năng suất của cây chè.
- Đánh giá ảnh hưởng của các công thức bón phân hữu cơ vi sinh được sản xuất
từ phụ phẩm nông nghiệp đên chất lượng búp chè nguyên liệu và chè thành phẩm.
- Xác định được diễn biến loài sâu hại chính gây hại trên giống chè LDP2
- Xác định được thành phân lý hóa tính của đất trước và sau khi tiến hành thí nghiệm.
- Xác định được công thức cho hiệu quả kinh tế cao nhất.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu các biện pháp bón phân hữu cơ vi được sản xuất từ phụ phẩm nông
nghiệp sẽ là cơ sở khoa học để xác định mức bón phân hữu cơ vi sinh hợp lý cho
giống chè LDP2 tuổi 5.


3
- Kết quả nghiên cứu góp phần hoàn thiện quy trình sử dụng phân hữu cơ vi sinh
cho giống chè LDP2, phục vụ cho sản xuất chè an toàn tại tỉnh Phú Thọ.
- Kết quả nghiên cứu góp phần củng cố cơ sở khoa học và thực tiễn, phục vụ
canh tác bền vững trên đất dốc, bảo vệ và cải tạo đất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần đưa ra giải pháp cải thiện năng suất và chất
lượng chè, từ đó nâng cao thu nhập cho người trồng chè.
- Hướng dẫn giúp đỡ các hộ nông dân biết sử dụng nguồn phế phụ phẩm nông

nghiệp tại chỗ làm phân hữu cơ vi sinh, thay thế phân chuồng và một phần phân vô
cơ, tăng độ xốp và cải thiện độ phì cho đất, đảm bảo tăng và ổn định năng suất chè,
khai thác hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất.


4
PHẦN 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học xác định biện pháp kỹ bón phân hữu cơ vi sinh cho chè
1.1.1. Cơ sở khoa học của kỹ thuật bón phân cho chè
Cây chè Việt Nam chủ yếu được trồng đồi núi có địa hình dốc là chính, nên đất
bị xói mòn lớn, làm trôi lớp đất màu mỡ, nước không được giữ lại, dẫn đến thiếu
nước trầm trọng trong mùa khô sau đó. Việc lạm dụng phân bón hóa học dẫn đến
chất lượng sản phẩm thu được không cao. Tuy bước đầu đã nhận thức được vai trò
của phân bón hữu cơ vi sinh trong việc nâng cao năng suất, cải thiện độ phì của đất,
song ở Việt Nam nói chung đặc biệt là khu vực trung du, miền núi Phía Bắc cho đến
nay mức độ ứng dụng loại phân bón này còn hết sức hạn chế. Mặt khác, chè là cây
công nghiệp dài ngày, sản phẩm là búp chè chỉ chiếm 8-13% sinh khối của cây, lại
phải thu hái nhiều lần trong 1 năm, mặt khác năng suất chè của ta chưa cao, cho nên
so với những cây công nghiệp dài ngày khác như cà phê, cao su...thì nhu cầu dinh
dưỡng của cây chè không lớn. Với năng suất 2 tấn búp khô trên 1ha/năm, chè lấy đi
từ đất trung bình là 80kg N, 23 kg P2O5, 48kg K2O và 16 kg CaO. Tuy nhiên ngoài
hàm lượng búp chè được hái hàng năm, chè còn được đốn cành, chặt cây và mang
đi khỏi vườn, cho nên tổng lượng các chất dinh dưỡng chè lấy đi khỏi đất là 144 kg
N, 71 kgP2O5, 62kg K2O , 24kg MgO và 40 kg CaO.
Như vậy, việc bón phân cân đối, đúng tỷ lệ và liều lượng làm cho năng suất chè
tăng 14-20%, với hệ số lãi là 2,8-3,9 lần. Bón phân đúng còn làm tăng hàm lượng
tanin thêm 2,0-6,5%, chất hoà tan tăng 1,5-3,5% và hương vị chè được cải thiện.
1.1.2. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển của
cây chè

Xu hướng sử dụng phân bón cho chè chủ yếu vẫn là 3 nguyên tố đa lượng chính
N, P, K. Một số nước còn quan tâm tới 2 nguyên tố bán đa lượng là Mg và S. Dạng
phân bón cho chè thường là phân phối hợp theo một số tỷ lệ nhất định, phù hợp điều


5
kiện đất đai và năng suất búp chè của từng vùng nhằm tăng hiệu suất sử dụng của
từng loại phân bón. Đồng thời bón phân cân đối phần nào có ảnh hưởng tốt phẩm chất chè.
Vai trò cụ thể của một số nguyên tố dinh dưỡng đối với chè như sau:
Đạm (N): là thành phần của chất hữu cơ, diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit
nucleic, protein. Đạm giúp tăng chiều cao cây, ra nhiều lá và búp mới, tăng năng suất chè.
Lân (P): là thành phần của phophatides, axit nucleic, protein… quan trọng trong
quá trình trao đổi năng lượng và protein. Lân cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ,
kích thích chồi mới, tăng khả năng chịu hạn, tăng tuổi thọ của cây, tăng năng suất
và lượng đượng hòa tan và tanin, tăng chất lượng chè.
Thiếu lân: lá có màu xanh đục mờ không sáng bóng, thân cây mảnh, rễ kém phát
triển, khả năng hấp thụ đạm kém. Chè thiếu lân trầm trọng sẽ bị trụi cành, năng suất
thấp và chất lượng kém.
Kali (K): hoạt hóa enzym liên quan đến quang hợp, tổng hợp hydratcacbon,
protein, điều chỉnh pH và nước ở khí khổng. Giúp cây cứng chắc, tăng khả năng
chống chịu sâu bệnh, rét và hạn, giảm khô lá và rụng lá già, tăng năng suất và tăng
độ ngọt, độ đậm trong chè búp.
Thiếu kali: cây sinh trưởng chậm, mép và chóp lá có màu xám hay nâu nhạt sau
khô dần, lá già rụng sớm, lá non ngày càng nhỏ, dễ bị sâu bệnh. Búp thưa, vỏ cây có
màng trắng bạc, cây chậm ra búp, năng suất thấp, chè kém ngọt, chất lượng giảm.
Magiê (Mg): cấu tạo diệp lục tố, enzym chuyển hóa hydratcacbon và axit
nucleic, thúc đẩy hấp thụ, vận chuyển lân và đường trong cây, giúp cây cứng chắc
và phát triển cân đối, tăng năng suất và chất lượng chè khô.
Thiếu magiê: xuất hiện những vệt màu xanh tối hình tam giác ở giữa lá, lá già
dần chuyển vàng, hạn chế khả năng ra búp, năng suất thấp, chất lượng chè khô giảm.

Kẽm (Zn): là thành phần của men metallo-enzymes-carbonic-anhydrase,
anxohol dehydrogenase, quan trọng trong tổng hợp axit indol acetic, axit nucleic và
protein, tăng khả năng sử dụng lân và đạm của cây. Thúc đẩy sinh trưởng, phát


6
triển, tăng năng suất và chất lượng chè. Thiếu kẽm: cây lùn, còi cọc, lá chuyển dần
bạc trắng, số búp ít.
Bo (B): cần cho sự phân chia tế bào, tổng hợp protein, lignin trong cây, tăng khả
năng thấm ở màng tế bào và vận chuyển hydrat carbon. Tăng độ dẻo của búp, giảm
rụng lá, tăng năng suất và chất lượng chè.
Molypđen (Mo): là thành phần của men nitrogenase, cần cho vi khuẩn
Rhizobium cố định đạm, tăng hiệu suất sử dụng đạm, năng suất và chất lượng chè.
Theo định nghĩa: Phân bón hữu cơ vi sinh vật (tên thường gọi: phân hữu cơ vi
sinh) là sản phẩm được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau, nhằm
cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng, cải tạo đất, chứa một hay nhiều chủng vi
sinh vật sống được tuyển chọn với mật độ đạt tiêu chuẩn quy định, góp phần nâng
cao năng suất, chất lượng nông sản. Phân hữu cơ vi sinh vật không gây ảnh hưởng
xấu đến người, động vật, môi trường sinh thái và chất lượng nông sản.
1.2. Tình hình nghiên cứu phân hữu cơ vi sinh đến cây chè trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu phân hữu cơ vi sinh trên thế giới
Quá trình khai hoang trồng mới chè đã phá vỡ hầu hết thực bì trên bề mặt đất.
Qua 4 năm từ lúc khai hoang trồng mới đến hết giai đoạn kiến thiết cơ bản đất bị lộ
thiên, dưới ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, sự tổn thất
về chất hữu cơ càng rõ rệt. Chuyển sang giai đoạn kinh doanh, chế độ canh tác hiện
hành đã làm giảm đáng kể lượng mùn trong đất. Phân tích đất tại điểm cố định sau
khi trồng chè cho thấy: Hàm lượng mùn của đất hoang là 2,83%, sau 7 năm trồng
chè còn 2,09%, sau 11 năm trồng chè giảm 0,73%.
Như vậy, cây trồng hút chất dinh dưỡng từ đất để sinh trưởng và phát triển. Ngoài
các bộ phận thu hoạch ra, trong các sản phẩm phụ cũng chứa đựng các chất dinh dưỡng

mà cây trồng lấy từ đất. Sau mỗi vụ thu hoạch, cây trồng lại để lại cho đất một lượng lớn
các phụ phẩm hữu cơ. Thông qua các quá trình chuyển hoá vật chất trong đất mà các sản
phẩm này trở thành nguồn dinh dưỡng đáng kể cho cây trồng vụ sau.
Theo cuốn Thực vật cận lợi chí của tác giả Tôn Phúc Bảo và tuyển tập Lư Sơn
vật sản chí cảo của tác giả Mẫu Bá Bình (1930), (dẫn theo Đỗ Ngọc Quỹ) đều nói


7
rằng phân hữu cơ là những phân bón chủ yếu của vườn chè đương thời, trong đó
khô dầu là tốt nhất. Và cũng theo đây, các giới học giả nói chung đều gọi phân hữu
cơ là phân bón thế hệ 1 của các vườn chè Trung Quốc [10].
Theo F.Roule (1934), (dẫn theo Đỗ Ngọc Quỹ) cho thấy trong quy trình canh
tác với cây chè, người Châu Âu thường hay vùi phân xanh ở đồi chè nhằm tạo
lượng phân hữu cơ.
Ấn độ, Trung Quốc, Cu Ba... là những vùng trồng mía lớn trên thế giới cũng có
cách thức trả lại ngọn mía và lá mía cho đất để làm dinh dưỡng cho vụ sau thông
qua kỹ thuật ủ tạo phân hữu cơ. Van Dillewijn (1952) phân tích thấy bộ phận ngọn
và lá mía chiếm 62 % N, 50 % P2O5 và 55 % K2O trong tổng số của bộ phận thu
hoạch. Như vậy có nghĩa nếu trả lại ngọn lá mía bón lại cho vụ sau thì cung cấp một
lượng dinh dưỡng tương đối lớn cho cây [37].
Theo tài liệu của Đỗ Ngọc Quỹ, Kooevaar và cộng sự (1983) nhận thấy rằng:
nền nông nghiệp cổ truyền của các nước trên thế giới, các nước Asian và ở Việt
Nam, phân hữu cơ không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng với hàm
lượng vốn có của nó mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện các đặc
tính lý hoá học của đất thông qua vai trò của vật chất hữu cơ.
Từ năm 1992- 1997, Quỹ Kellogg, W.K tài trợ thử nghiệm bón phân hữu cơ
được bổ xung thêm một số loài vi sinh vật có ích thuộc 2 chi: Bacillus,
Pseudomonas có khả năng phân giải lân, kali tại 2 vùng trồng chè trọng điểm của
Srilanca và nhận thấy năng suất chè tăng từ 9- 14 % so với đối chứng có bón phân
hữu cơ và tăng 17 % so với đối chứng không sử dụng loại phân bón này [31].

Ngoài ra, sử dụng phế phụ phẩm còn tiết kiệm được 50 % lượng phân bón hoá
học, giảm chi phí cho người dân trong sản xuất. Heman và Cs (Viện nghiên cứu
Khoa học Nông nghiệp, trường đại học Banaras Hindu của Ấn Độ, (1992) cũng
thừa nhận ảnh hưởng của vùi phụ phẩm nông nghiệp đến năng suất cây trồng ở
vùng khô hạn của Ấn Độ. Sinh khối tăng 25,3 % và năng suất hạt tăng 9,2 % so với
công thức đối chứng [30].


8
Viện lân và Kali của Canada (1995) xác nhận 80 % tổng số kali cây lấy đi nằm
trong xác bã cây. Nếu các xác bã thực vật này được hoàn lại cho đất đã canh tác thì
chúng sẽ cung cấp một lượng kali đáng kể cho các cây trồng vụ sau.
Ở các nước Canada và Mỹ, sản phẩm hữu cơ sau khi thu hoạch thông thường được
trả lại trực tiếp hoặc qua một thời gian ủ làm cho chúng bị phân huỷ hoặc bán phân
huỷ, bằng cách đó làm tăng hiệu quả sử dụng của cây trồng. Lai (1997) đã cho thấy
rằng lượng phụ phẩm nông nghiệp tạo ra phụ thuộc vào đặc tính của từng loại cây
trồng. Ước tính về phụ phẩm nông nghiệp cho thấy lúa có thể cho từ 3,5- 4,5 tấn / ha,
ngô khoảng 2,7- 3,2 tấn/ ha, đậu tương 0,8- 1,0 tấn/ ha, lúa mạch 2,6- 3,3 tấn/ ha.
Christian Brun và cs (2000) cũng cho thấy nếu phân hữu cơ (làm từ phân người,
gia súc và cây xanh) có bổ xung thêm Baciluus Subtilus, Lactobacillus
Rhammossus bón cho chè thì chất hoà tan trong chè tăng từ 47,31 % (chỉ bón phân
hữu cơ) lên 51,01 % [26].
Thí nghiệm so sánh giữa hiệu lực phân bón hữu cơ và phân bón hữu cơ vi sinh
cho chè vùng Pritchard của Phil Renfrow và Jim Evans (2000) nhận thấy: sử dụng
phân bón hữu cơ vi sinh cho hiệu quả hơn hẳn so với phân bón hữu cơ.
Theo kết quả nghiên cứu của trung tâm Bảo vệ Nguồn lợi tự nhiên - Bộ Nông nghiệp
Hoa Kỳ năm 2002, hàm lượng các phụ phẩm nông nghiệp có khác nhau đối với các
nhóm cây trồng khác nhau, nó phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại cây trồng.
Do vậy, sử dụng phụ phẩm nông nghiệp tại chỗ cho các cây trồng là một giải
pháp đúng đắn nhằm tận dụng nguồn hữu cơ sẵn có. Tuy nhiên việc lựa chọn các

loại phụ phẩm nông nghiệp cũng cần quan tâm đến hàm lượng dinh dưỡng và thời
gian phân huỷ sau vùi. Trong trường hợp sản xuất cây phân xanh, để sử dụng tối đa
nguồn dinh dưỡng, chúng ta cần tính toán thời điểm thu hoạch hợp lý, khi khả năng
tích luỹ các chất dinh dưỡng đạt ngưỡng tối đa.
Chương trình: “sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cho nông nghiệp hữu cơ” của
Philipin (2003) đã tổng kết và ghi nhận hiệu quả tăng năng suất chè trong các công
thức có dùng phân bón hữu cơ vi sinh hơn là chỉ sử dụng phân bón hữu cơ [24].


9
Thí nghiệm của Karthikeyan ở vùng Assam- Ấn Độ, Vân Nam - Trung Quốc,
Java - Indonexia khẳng định hiệu quả phối trộn giữa phân bón hữu cơ với
Mycorrhiza, Trichoderma để tạo phân hữu cơ vi sinh làm tăng năng suất chè 12 - 16
% so với chỉ sử dụng riêng phân hữu cơ [29].
Theo Zakhtop và Sevich thì việc bón phân hữu cơ có tác dụng chống xói mòn
đất rất tốt (giảm 40,4% so với không bón) vì phân bón thúc đẩy cây trồng sinh
trưởng và phát triển tốt, tạo độ che phủ nhiều hơn. Khi bón phân, đất có kết cấu tốt
hơn, khả năng ngấm vào đất tốt hơn, thúc đẩy vi sinh vật hoạt động, góp phần cải
tạo các tính chất của đất.
Kết quả điều tra của Zhen va cộng sự (2005) tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc
cho thấy tình hình sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp ủ thành phân bón hữu cơ
trong sản xuất nông nghiệp đã tăng dần. Khoảng 77 % nông dân sử dụng 60 % phụ
phẩm của cây trồng vụ trước cho cây trồng vụ sau, 18 % hộ nông dân sử dụng 90 %
sản phẩm phụ cho cây trồng vụ sau [3].
Tại Brazil, Nghiên cứu dài hạn về ảnh hưởng của việc sử dụng nguồn phụ phẩm
nông nghiệp trên đất phiến thạch. Diekow và cộng sự (2005) sau 17 năm đã chỉ ra
rằng, trong công thức luân canh với sử dụng tối đa nguồn hữu cơ từ thân lá ngô và
cây họ đậu đã làm tăng hàm lượng cácbon trong tầng đất mặt (0- 17,5 cm) 24 % và
đạm tổng số tăng 15 % và hàm lượng kali dễ tiêu cũng tăng 5 % so với đối
chứng.Tại Úc, thí nghiệm được tiến hành đối với cây lúa mỳ, trên đất đỏ thoái hoá

thuộc vùng Warialda phía Bắc của bang New South Wales ghi nhận năng suất tăng
5-6 % khi vùi phụ phẩm [27].
Như vậy, sự đa dạng về chủng loại phế phụ phẩm cây trồng có thể cho phép
nông dân lựa chọn những loại phế phụ phẩm khác nhau. Và cho thấy sản phẩm phụ
cây trồng như lúa mỳ, rơm rạ, bã mía và các cây phân xanh đều có thể sử dụng như
một loại phân bón hữu cơ và mang lại những hiệu quả kinh tế đáng kể thông qua
việc cải tạo độ phì đất và năng suất cây trồng. Đặc biệt trong điều kiện các nước
đang phát triển để đảm bảo việc bền vững và duy trì độ phì đất thông qua nguồn
hữu cơ tại chỗ là điều hết sức cần thiết.


10
Cây chè cũng vậy, lý tính đất trồng chè có vai trò đặc biệt quan trọng trong
canh tác chè trên đất dốc. Quá trình đi lại, chăm sóc và cạn kiệt chất hữu cơ đã làm
cho đất chặt cứng, không thuận lợi cho cây chè sinh trưởng và phát triển. Vì vậy các
biện pháp cải tạo lý tính đất làm tăng khả năng giữ nước và lưu thông chất dinh
dưỡng của đất chè được coi là quan trọng hơn cải thiện hoá tính và những chỉ tiêu
hoá tính được quy định bởi lý tính của đất.
Người Pháp đã thử nghiệm nhiều loại phân hữu cơ và qua các kết quả nghiên
cứu cho thấy phân hữu cơ có tác dụng lâu bền và cải tạo đất chè nghèo mùn. Bên
cạnh việc sử dụng phân trâu, phân bò, cây chè còn có thể được bón bằng phân xanh
và phân hữu cơ nhân tạo theo kinh nghiệm của Châu Âu và đã được áp dụng tại một
số nước trồng chè như: Ấn Độ, Srilanca và Indônêxia.
Các đồn điền trồng chè ở Châu Âu, việc sản xuất phân bón hữu cơ là rất khó
khăn vì nguyên liệu để sản xuất phân hữu cơ là không sẵn có. Trước đây, các nhà
trồng trọt phương Tây chưa bao giờ nghĩ đến biện pháp sản xuất phân bón hữu cơ
nhân tạo. Chỉ gần đây, Trạm nghiên cứu Rothamsted ở nước Anh mới bắt đầu
nghiên cứu kinh nghiệm của người Trung Quốc và Nhật Bản khi chế tạo phân hữu
cơ nhân tạo.
Tại Srilanca và Indonêxia người trồng chè nhận thấy phân hoá học chỉ có tác

dụng khi đất trồng chè có nhiều mùn. Sản xuất phân hữu cơ nhân tạo chất lượng tốt,
bằng nguyên liệu và phương tiện tại chỗ có thể thay thế phân chuồng và giảm bớt
phân hoá học bón cho chè [32], [33].
Trong công trình nghiên cứu: “Nông nghiệp nhiệt đới” Angladette khuyến cáo
nông dân trồng chè nên tận dụng nguồn phân xanh tại chỗ để sản xuất phân hữu cơ
bón cho chè. Điều này làm tăng dự trữ mùn cho đất, tăng độ xốp, tăng khả năng hút
nước, khả năng đệm của đất và số lượng vi sinh vật trong đất.
Ở Ấn Độ, Jha đã phối trộn nấm cộng sinh Mycorrhiza với phân hữu cơ sản xuất từ
rơm rạ thành phân bón hữu cơ vi sinh bón cho chè đã thấy tỷ lệ bệnh trên chè giảm
12 %, năng suất tăng 13 %, đặc biệt ở những vùng khô hạn năng suất tăng 18 % so
với đối chứng [29].


11
Do vậy, cần tăng cường cung cấp nguồn chất hữu cơ ổn định và bổ xung thêm
một số chủng vi sinh vật thuộc: Mycorrhiza,

Trichoderma, Bacillus,

Pseudomonas...một cách tương đối là con đường trọng yếu để tăng năng suất và
chất lượng chè. Giải quyết nguồn chất hữu cơ cho nương chè kinh doanh bằng biện
pháp khả thi nhất là sử dụng các nguồn tại chỗ: Cành lá chè đốn hàng năm, chất
xanh từ cây che bóng mát họ đậu, cỏ dại trên nương chè và ven đường lộ, rơm rạ,
thân lõi ngô, phế phụ phẩm nhà máy tinh bôt sắn, bồm cẫng chè.
Hàng năm, theo ước tính trên thế giới lượng phế phụ phẩm tạo ra từ sản xuất lúa
là 1017 triệu tấn. Chỉ riêng Mỹ, lượng rác thải nông nghiệp hàng năm đã là 4 tỷ tấn.
Đã có nhiều biện pháp sử lý rác thải nông nghiệp như: đốt, chôn lấp, ủ phân hữu cơ
vi sinh. Ở Austrlia, Pháp, Indonexia, Malaysia, Miến Điện, Philppine, Tây Ban Nha
và Thái Lan phụ phẩm nông nghiệp thường được đem đốt. Các nước Mỹ, Đức,
Italia... xử lý bằng cách chôn vùi chiếm 60 - 80 % [3].

Bên cạnh việc sử dụng nguồn rác thải nông nghiệp để làm nhiên liệu, trong
nuôi trồng thuỷ sản, công nghiệp sản xuất silic... đa số lượng rác thải còn lại được
đốt bỏ không sử dụng.
Phân hữu cơ vi sinh được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng cho sản xuất
nông, lâm nghiệp nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng và cải tạo độ phì
nhiêu của đất. Để làm phân hữu cơ nhìn chung mất khoảng từ 6 - 8 tháng.
Trong quá trình sản xuất phân bón hữu cơ của nhiều quốc gia, vào công đoạn
tạo thành phẩm người ta thường bổ sung thêm một số chủng vi sinh vật đã được
phân lập và tuyển chọn kỹ. Các chủng vi sinh vật thường được bổ sung vào là các
chủng có hoạt tính : Phân giải lân, cố định Nitơ, sinh các chất kích thích sinh trưởng
thực vật, đối kháng nấm bệnh... các chủng vi sinh vật được bổ sung vào sẽ tăng
cường khả năng hấp thu dinh dưỡng của cây, tăng khả năng kháng bệnh.
1.2.2. Tình hình nghiên cứu phân hữu cơ vi sinh ở Việt Nam
Việt Nam có lịch sử trồng chè từ rất lâu nhưng mới được chú trọng với quy mô
lớn và tập trung khoảng 100 năm trở lại đây. Điều kiện đất đai và khí hậu nước ta
rất thích hợp cho cây chè phát triển, 2/3 diện tích đất là đất đồi núi, đặc biệt ở vùng


12
núi cao có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã tạo nên những giống chè đặc sản nổi
tiếng. Trong quá trình canh tác thì người dân đã biết tận dụng các cành chè sau đốn
để tủ gốc cho chè (ép xanh).
Từ những năm 1968 - 1975, Trại thực nghiệm chè Phú Hộ tiến hành thực
nghiệm phân bón trên 8000 m2 chè sản xuất kinh doanh, giống chè Trung du 8 - 15
tuổi tại Phú Hộ, Hợp tác xã Đồng Tâm (Ninh Dân - Thanh Ba - Phú Thọ) và nông
trường chè Văn Lĩnh, không bón phân chuồng mà thay vào ép xanh cành lá chè đốn
hàng năm vào tháng 1 cộng với 800 kg sunfat đạm và 100 kg clorua kali. Kết quả
làm năng suất bình quân trong 8 năm đạt 800 kg bup chè/ha. Bón ép xanh bằng
cành lá già và cỏ Stilo cũng làm năng suất chè tăng 13,9 - 24,2 %. Độ xốp tăng 5 %,
độ mịn (0 - 20 cm) tăng 0,3 % ở khu ép xanh bằng cành lá chè già. Độ xốp đất tăng

8,7 % và mùn tăng 0,84 - 3,87 % ở khu ép xanh bằng cỏ Stilo. Tốt nhất là ép xanh
bằng ½ cỏ Stilo + ½ cành lá chè già, sản lượng chè tăng 3,19 - 16,4 %, độ ẩm tăng 3
- 5 %. Kết quả thí nghiệm cho thấy: các nguồn phụ phẩm đều có thể sử dụng để bón
cho chè và hiệu quả tăng năng suất chè đáng kể, cải thiện lý hoá tính đất chè rõ rệt.
Cành lá chè đốn tốt hơn cây phân xanh xen giữa hàng chè [15].
Kết quả nghiên cứu ở Phú Hộ năm 1981 - 1984 cho thấy tổng sinh khối phần
đốn hàng năm ở nương chè kinh doanh phụ thuộc vào loại hình năng suất. Để sử
dụng có hiệu quả lượng cành lá chè đốn hàng năm (1981 - 1987) ở Phú Hộ đã triển
khai nghiên cứu nội dung này trên chè kinh doanh tuổi 7 - 12. Kết quả cho thấy làm
tăng đáng kể lượng mùn trong đất [15].
Năm 1996 - 1997, Viện nghiên cứu chè đã sử dụng toàn bộ cành lá chè đốn
hàng năm, cây cỏ dại quanh đồi và trên nương chè ủ với vôi, supe lân cải thiện tốt
chế độ mùn và năng suất chè tăng 8 - 10 % .
Năm 1996 - 1997 kết quả nghiên cứu ở Trại chè Phú Hộ cho thấy: Cứ 2 hàng
chè đào rãnh rộng 25 cm, sâu 25 cm vào trung tuần tháng 12 hàng năm rồi bỏ phân
chuồng, nguyên liệu đốn chè cuối vụ, cỏ dại đưa vào rãnh, vùi toàn bộ lân, bón
magie 20 kg/ha, lấp đất phía gốc chè cao hơn giữa hàng 5 - 7 cm, năm sau đào rãnh


13
ở hàng bên cạnh theo chu kỳ luân phiên 2 năm đã làm tăng đáng kể khả năng giữ ẩm
của đồi chè kinh doanh, nương chè đủ ẩm cho thu hoạch búp ở cả những tháng khô hạn [15].
Biện pháp bón thẳng nguồn vật liệu hữu cơ có sẵn và chưa qua xử lý có mang
lại hiệu quả tăng năng suất và bước đầu nâng cao độ phì nhiêu đất, tăng độ ẩm...
nhưng sử dụng nhiều năm (từ 3 năm trở lên ) sẽ dẫn đến tăng mật độ nấm bệnh đối
với nương chè. Bởi khi sử dụng phương thức bón phân hữu cơ cho chè như vậy chỉ
đáp ứng được nhu cầu cung cấp chất hữu cơ cho đất, cải thiện được một phần lý tính
đất nhưng mối quan hệ giữa vi sinh vật - đất - thực vật chưa được cải thiện một cách
đáng kể, vì vậy Nguyễn Văn Sức và cs (2003) bắt đầu thử nghiệm đánh giá hiệu lực
của 3 loại phân bón hữu cơ vi sinh là: phân HCVS Cầu Diễn, Fitohocmon và phân

HCVS Sông Gianh. Kết quả thí nghiệm cho thấy việc thay thế 30 % lượng phân
khoáng bằng phân hữu cơ vi sinh cho hiệu quả tốt nhất [23].
Nguyễn Thị Ngọc Bình (2005) đã thử nghiệm phân lân hữu cơ vi sinh Sông
Gianh cho cây chè Trung du trồng tại Tân Cương, Thái Nguyên cho thấy khi thay
thế 50 % theo giá trị đầu tư phân bón hóa học bằng phân hữu cơ vi sinh cho hiệu
quả kinh tế cao nhất [1].
Cũng theo TS Nguyễn Thị Ngọc Bình: phế phụ phẩm nông nghiệp ở nước ta
chủ yếu bao gồm: Vỏ trấu, lõi ngô, bã mía, mùn cưa, vỏ dừa, bã thải nhà máy
đường, nhà máy sắn, tổng sản lượng phế thải sinh khối hàng năm ở nước ta có thể
đạt 8 – 11 triệu tấn, trong đó riêng công nghiệp mía đường khoảng 2,5 - 3 triệu tấn
bã mía, 0,25 - 0,3 triệu tấn mùn mía. Công nghiệp cà phê mỗi năm tạo ra khoảng 0,2
- 0,25 triệu tấn vỏ cà phê. Vùng Tây Bắc có tới 55.000 - 60.000 tấn mùn cưa từ việc
khai thác và chế biến gỗ. Tính riêng vỏ sắn thải ra từ các nhà máy sắn đóng trên địa
bàn 3 tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang mỗi năm lần lượt là: 4.500; 11.000 và
2.200 tấn. Ngoài ra còn có, một số cây tạo nguồn phân xanh tốt như: Đậu mèo
(năng suất trên 20 tấn/ha, đến lúc ra hoa tạo lớp thảm dày đạt trên 35 tấn/ha),
Muồng hoa vàng lá tròn (năng suất 30 - 40 tấn/ha), keo giậu, cỏ Lào, các loại cỏ
sinh khối lớn và các phế thải nông nghiệp như rơm rạ, cỏ và các cây hoang dại khác


14
như: Tế, guột, cỏ Lào, cúc quỳ...là nguồn nguyên liệu sạch, thích hợp cho việc làm
phân ủ hữu cơ sinh học [3].
Ngay từ những năm 60, các nhà khoa học Việt Nam đã bắt tay vào nghiên cứu
phân bón hữu cơ sử dụng cho cây trồng, các phương pháp truyền thống trong sản xuất
phân ủ được áp dụng rộng rãi ở nhiều nơi có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao độ
phì nhiêu của đất trồng. Song đến tận đầu những năm 90, phân bón vi sinh vật mới
chính thức được đưa vào chương trình nghiên cứu cấp nhà nước và kéo dài cho đến
nay. Phân hữu cơ sinh học từ nguồn phế thải giàu xenluloza đã được nghiên cứu và
triển khai tương đối thành công tại một số nhà máy mía đường như Lam Sơn, Thanh

Hoá, và một số đơn vị chế biến, xử lý rác thải thành phố (Cầu Diễn, Hà Nội), tuy nhiên
cũng chỉ dừng lại ở quy mô nhỏ, hoặc thử nghiệm, chưa đáp ứng được nhu cầu của
thực tế. Việc bổ sung vi sinh vật có ích vào sản phẩm hữu cơ sau khi ủ đã được quan
tâm nghiên cứu, nhưng chưa được áp dụng rộng rãi [21].
Trong những năm gần đây, có nhiều đề tài nghiên cứu xử lý rác thải bằng biện
pháp sinh học. Nhiều đề tài đi sâu nghiên cứu phương pháp tuyển chọn các chủng vi
sinh vật có hoạt tính phân giải các chất khó phân giải và phù hợp với môi trường
của bể tủ rác, tạo chế phẩm phù hợp và thử nghiệm trong thực tế cho thấy vừa rút
ngắn thời gian xử lý, vừa tăng số lượng và chất lượng mùn rác thu được [1], [2], [7],
[19], [20], [21].
Tuy nhiên, các chế phẩm vi sinh vật cũng chỉ mới được áp dụng xử lý rác thải
sinh hoạt, chưa được áp dụng nhiều trong việc xử lý chất thải nông nghiệp cũng như
đưa ra mô hình xử lý phù hợp cho các loại chất thải nông nghiệp. Do vậy, việc
nghiên cứu và tuyển chọn các chủng giống vi sinh vật cũng như xây dựng mô hình
xử lý rác thải nông nghiệp làm phân bón hữu cơ chất lượng cao là cần thiết
Kết quả thực hiện chương trình công nghệ sinh học KHCN - 02: “Nghiên cứu
và áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất phân bón vi sinh - hữu cơ từ nguồn
phế thải hữu cơ rắn” xác định được quy trình chế biến phân hữu cơ vi sinh có hoạt
tính sinh học cao.


15
Giai đoạn 1996 - 2000 và 2001 - 2005, trong quá trình triển khai các đề tài
KHCN cấp nhà nước về phân bón vi sinh vật, các cán bộ khoa học, Viện khoa học
kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu xử lý một số nguyên liệu
và phế thải giàu hợp chất cacbon thành các chất hữu cơ đơn giản sử dụng làm cơ
chất cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh học trên nền chất không mang khử trùng.
Viện công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội
năm 1999 - 2000 đã thực hiện đề tài: “Công nghệ xử lý một số phế thải nông sản
chủ yếu (lá mía, vỏ thải cà phê, rác thải nông nghiệp) thành phân bón hữu cơ sinh

học” thuộc chương trình công nghệ sinh học KHCN - 02 - 04 B. Kết quả của đề tài
đã đề xuất được công nghệ xử lý lá mía thành phân hữu cơ sinh học với thời gian
ngắn (còn 30 % so với bình thường bằng chế phẩm vi sinh vật), xây dựng được
công nghệ xử lý rác thải nông nghiệp bằng bộ chế phẩm vi sinh vật Emuni, hoàn
thiện được công nghệ xử lý vỏ cà phê thành phân hữu cơ vi sinh bằng bộ chế phẩm Mcrocom.
Đào Châu Thu và cs (2003) (Thuộc trung tâm nghiên cứu và phát triển nông
nghiệp bền vững thuộc trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội) đã hợp tác với khoa
sinh học và kinh tế Nông nghiệp, Đại học Udine, Italia (2003 - 2005) tiến hành đề
tài: “Sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ rác thải hữu cơ sinh hoạt và phế thải nông
nghiệp để dùng làm phân bón cho rau sạch vùng ngoại ô thành phố” bước đầu cho
kết quả khả quan. Năng suất rau được giữ vững, hàm lượng các kim loại nặng trong
rau giảm 18 - 24 % so với đối chứng [19].
Hiện nay, nước ta có 2 nhà máy xử lý hiếu khí rác thải sinh hoạt làm phân bón
(Cầu Diễn - Hà Nội và Việt Trì - Phú Thọ). Trong nước cũng đã có nhiều dây
truyền sản xuất phân hữu cơ vi sinh đồng bộ. Các dây truyền này thường sản xuất
phân vi sinh từ mùn mía, than bùn...[3].
Tại huyện Phụng Hiệp tỉnh Hậu Giang, Nguyễn Mỹ Hoa và cs (2008) đã đánh
giá chất lượng phân hữu cơ vi sinh được ủ từ nguồn phế thải thực vật nông thôn, kết
luận: Phân hữu cơ - vi sinh do nông dân sản xuất tại nhà từ các nguồn dư thừa thực
vật ở nông thôn như: rơm rạ, bèo tây, cỏ vườn...có bổ xung vi sinh vật đảm bảo chất
lượng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [7].


16
Tuy bước đầu đã nhận thức được vai trò của phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh
trong việc nâng cao năng suất, cải thiện độ phì của đất, song ở Việt Nam nói chung
đặc biệt là khu vực trung du, miền núi Phía Bắc cho đến nay mức độ ứng dụng loại
phân bón này còn hết sức hạn chế. Người nông dân, nhất là đồng bào dân tộc miền
núi chưa thực sự được thừa hưởng thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt
Nam về phân bón hữu cơ vi sinh. Nói cách khác chúng ta mới chỉ sản xuất phân bón

hữu cơ vi sinh trong nhà máy hoặc một vài cơ sở sản xuất lớn, giá thành sản xuất
còn cao, việc chuyên chở tới vùng sâu, vùng xa còn có nhiều hạn chế. Người nông
dân trồng chè khu vực trung du - miền núi phía Bắc có rất ít cơ hội để tiếp xúc và sử
dụng loại phân bón này.
Chúng ta đã xây dựng được quy trình sản xuất phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh
từ bùn - bã mía, vỏ cà phê, rơm rạ, vật liệu chất xanh,…tuy nhiên với vỏ củ, bã sắn
trong công nghiệp sản xuất tinh bột sắn thì vẫn chưa có một quy trình cụ thể. Trong
khi đó hàng năm các nhà máy sắn của 3 tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang thải
ra khoảng 17.700 tấn vỏ sắn, 84.600 tấn bã sắn. Vỏ củ sắn chủ yếu là được đốt còn
bã sắn thì chôn lấp trong các ao hồ xung quanh khu vực của nhà máy. Rõ ràng
lượng phụ phẩm này hiện chưa được sử dụng một cách hợp lý, gây ô nhiễm môi
trường, lãng phí tài nguyên thiên nhiên [3].
Để khuyến khích, tạo điều kiện cho người nông dân nghèo, các đối tượng thiệt
thòi trong xã hội sử dụng hữu cơ vi sinh, giảm thiểu mức đầu tư trong sản xuất
nông nghiệp, góp phần phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, trong khuôn khổ
kinh phí từ Chương trình Nông nghiệp Hướng tới Khách hàng của Dự án: “Khoa
học Công nghệ Nông nghiệp vốn vay của ADB” Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
Lâm nghiệp Miền núi Phía Bắc phối hợp với Viên Thổ nhưỡng Nông hóa thực hiện
đề tài: “Nghiên cứu chuyển giao kỹ thuật chế biến phân hữu cơ vi sinh từ phế phụ
phẩm nông nghiệp phục vụ sản xuất chè an toàn”
Đề tài đã đánh giá hàm lượng N, P2O5 và K20 tổng số trong phế phụ phẩm vỏ bã
sắn, thân cây ngô và một số phụ phẩm khác lựa chọn nguyên liệu, lựa chọn các
thông số của quy trình ủ tạo phân hữu cơ thực nghiệm quy trình ủ tạo phân hữu cơ,


×