Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian cai sữa đến sinh trưởng của lợn con và năng suất sinh sản của lợn mẹ tại trại CHAROEN POKHAN huyện việt yên tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (21.61 MB, 96 trang )

đại học thái nguyên
trờng đại học nông lâm
------------------

nguyễn thị hạnh

Nghiên cứu ảnh hởng của thời gian cai sữa đến
sinh trởng của lợn con và năng suất sinh sản của
lợn mẹ tại trại charoen pokhan
huyện việt yên tỉnh bắc giang

Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

thái nguyên, năm 2010


đại học thái nguyên
trờng đại học nông lâm
------------------

nguyễn thị hạnh

Nghiên cứu ảnh hởng của thời gian cai sữa đến
sinh trởng của lợn con và năng suất sinh sản của
lợn mẹ tại trại CHAROEN POKHAN
huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang

Chuyên ngành: chăn nuôi
Mã số : 60.62.40

Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp



Ngời hớng dẫn khoa học: TS. trơng hữu dũng

Thái nguyên, năm 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực và chưa từng sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi
sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin,
tài liệu trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.

TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Hạnh


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
TS. Trương Hữu Dũng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin được chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Sau đại học, Khoa
Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông Lâm - Thái Nguyên, trại chăn nuôi
CHAROEN POKHAN Việt Yên – Bắc Giang đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn. Xin được cảm ơn bạn bè, gia đình và đồng nghiệp đã động viên, tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Một lần nữa cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả những sự
giúp đỡ quý báu trên.
TÁC GIẢ


Nguyễn Thị Hạnh


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục các bảng

vi

Danh mục các hình

vii

MỞ ĐẦU 1


1.

Đặt vấn đề

8

2.

Mục đích đề tài

9

3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

10

1.1.

Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái

1.2

Đặc điểm sinh lý, sinh trưởng của lợn con và các yếu tố ảnh hưởng tới


10

khả năng sinh trưởng

19

1.3

Cai sữa cho lợn con

32

1.4.

Nguồn gốc, đặc điểm và năng suất sinh sản của giống lợn ngoại

1.5.

Landrace và Yorkshire

34

Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

36

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU40
2.1.


Vật liệu nghiên cứu

40

2.2.

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

40

2.3.

Nội dung nghiên cứu

40

2.4.

Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi

41

2.5.

Phương pháp xử lý số liệu

45


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.

Ảnh hưởng của thời gian cai sữa đến khả năng sinh trưởng của lợn con
thí nghiệm

3.2.

46

46

Ảnh hưởng thời gian cai sữa đến tình hình cảm nhiễm bệnh của đàn lợn
thí nghiệm

59

Ảnh hưởng của thời gian cai sữa đến năng suất sinh sản lợn nuôi ở lứa

3.3

kế sau

63

Ảnh hưởng của cai sữa sớm đến tiêu tốn thức ăn đàn lợn thí nghiệm 70

3.4.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


73

1.

Kết luận

73

2.

Đề nghị

74

PHỤ LỤC

81


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CTV

Cộng tác viên

CS

Cộng sự

TTTĂ


Tiêu tốn thức ăn

NXB

Nhà xuất bản

TN

Thí nghiệm

ĐC

Đối chứng

KHKT

Khoa học kỹ thuật

ĐVT

Đơn vị tính

CP

CHAROEN POKHAN

HTX

Hợp tác xã


SS

Sơ sinh


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

1.1

Tên bảng

Một số chỉ tiêu sinh lý và khả năng sinh sản của lợn Yorkshire và
Landrace

1.2

Trang

35

Khả năng sinh sản bình quân của 3 lứa đẻ 1, 2 và 3 của lợn
Yorkshire và Landrace

36

2.1

Thành phần dinh dưỡng trong thức ăn tập ăn của lợn con


41

3.1

Sinh trưởng tích luỹ của đàn lợn thí nghiệm (kg/con)

46

3.2

Sinh trưởng tuyệt đối của đàn lợn thí nghiệm (gam/con/ngày)

50

3.3

Sinh trưởng tương đối của đàn lợn thí nghiệm

53

3.4

Độ đồng đều của đàn lợn thí nghiệm qua các giai đoạn

55

3.5

Tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn thí nghiệm qua các giai đoạn


58

3.6

Tỷ lệ nhiễm bệnh tiêu chảy ở đàn lợn thí nghiệm

59

3.7

Tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng ở lợn thí nghiệm

62

3.8

Kết quả theo dõi năng suất sinh sản của lợn nái ngoại ở lứa thứ 4

64

3.9

Kết quả theo dõi năng suất sinh sản của lợn nái ngoại ở lứa thứ 5

69

3.10

Tiêu tốn thức ăn/kg cho lợn 60 ngày tuổi ở lứa đẻ 5


71


7

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Tên hình

Trang

3.1

Sinh trưởng tích lũy của lợn con qua các giai đoạn

49

3.2

Sinh trưởng tuyệt đối của đàn lợn thí nghiệm

50

3.3

Sinh trưởng tương đối của đàn lợn thí nghiệm

53


3.4

Độ đồng đều của lợn con qua các giai đoạn thí nghiệm

57

3.5

Số con sơ sinh/ổ, số con sơ sinh cón sống/ổ và số con cai sữa/ổ của đàn
lợn nái thí nghiệm ở lứa đẻ 4

65


8

MỞ ĐẦU

1.

Đặt vấn đề
Nền nông nghiệp nước ta có 2 ngành sản xuất chính đó là trồng trọt và

chăn nuôi. Trong chăn nuôi thì chăn nuôi lợn là nghề truyền thống và giữ vị
trí quan trọng, sản phẩm chăn nuôi được cung cấp ra thị trường chủ yếu là thịt
lợn chiếm 75 - 76%. Đàn lợn trong cả nước đã có sự tăng trưởng trong những
năm vừa qua với tổng đàn có mặt thường xuyên từ 21,8 triệu con năm 2001
và tăng lên 27,63 triệu con năm 2009. Xu hướng đàn nái ngoại tăng cao, nái
nội và nái lai tăng chậm hơn. Tổng đàn lợn nái tăng từ 2,9 triệu con năm 2001
lên 4,09 triệu con năm 2009, trong đó nái ngoại chiếm 13,10%, phấn đấu đến

năm 2010 đạt 14,20 % (Cục Chăn nuôi, 2009), [7].
Mặc dù chăn nuôi lợn ở nước ta đã tăng trưởng khá nhanh về số lượng và
chất lượng. Tuy nhiên, chất lượng thịt lợn đang được sản xuất ra còn thấp, tỷ
lệ nạc chưa cao, đặc biệt ở các tỉnh miền Bắc. Do đó, chưa đáp ứng được nhu
cầu tiêu dùng hiện nay đó là thịt lợn có nhiều nạc, ít mỡ, thịt mềm, mùi vị
thơm ngon, cũng như chưa có đủ sức cạnh tranh với thị trường khu vực và
trên thế giới.
Để đáp ứng được yêu cầu trên ngành chăn nuôi lợn đã có các giải pháp
nhằm nâng cao năng suất và chất lượng bằng cách nhập các giống lợn ngoại
(Landrace, Yorkshire, Duroc...). Các giống này được sử dụng trong chương trình
nhân giống để tạo ra các tổ hợp lai, trong đó giống lợn Landrace và Yorkshire rất
phù hợp với điều kiện ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc Việt Nam.
Là một trong 9 huyện của tỉnh Bắc Giang, huyện Việt Yên đã rất quan tâm
đến phát triển đàn lợn nái ngoại trong trang trại, tuy nhiên người chăn nuôi khi
chuyển từ tập quán chăn nuôi lợn nội, lợn lai sang chăn nuôi các giống lợn cao
sản, còn nhiều khó khăn như: kỹ thuật chăm sóc, công tác quản lý, phòng


9
bnh nhng hn c l vn v thi gian cai sa cho ln con thi im
no t hiu qu kinh t nht.
Hin nay cỏc tri ang thc hin cai sa cho ln con thi im t 21
n 25 ngy tui. Nhng vi mc ớch nõng cao nng sut sinh sn ca ln
nỏi ngoi, gim chi phớ thc n cho 1 kg ln con cai sa, tng s la
/nỏi/nm, hn ch truyn mt s bnh t ln m sang ln con, thỡ vic la
chn thi im cai sa thớch hp cho ln con l vic cn phi lm.
Xut phỏt t thc t trờn chỳng tụi tin hnh ti:
Nghiên cứu ảnh hởng của thời gian cai sữa đến sinh trởng của lợn con
và năng suất sinh sản của lợn mẹ tại trại CHAROEN POKHAN
huyện Việt Yên - tỉnh Bắc Giang

2.

Mc ớch ti
- ỏnh giỏ nh hng ca thi gian cai sa n sinh trng v tỡnh hỡnh

nhim bnh ca ln con.
- ỏnh giỏ nh hng ca thi gian cai sa n nng sut sinh sn ca ln m
la k sau.
- Nghiờn cu ti nhm xỏc nh thi im cai sa thớch hp cho ln con
mang li hiu qu cao trong cho hot ng chn nuụi ln ngoi ti Bc Giang.
3.

í ngha khoa hc v thc tin ca ti
Trờn c s kt qu nghiờn cu ca ti, cung cp thờm mt s

thụng tin k thut ngi chn nuụi cú nh hng trong vic la chn
thi im cai sa tt nht cho ln con, gúp phn nõng cao hiu qu kinh t
trong chn nuụi ln ngoi.


10

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1.

Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái

1.1.1


Đặc điểm hoạt động sinh dục và sinh lý tiết sữa của lợn nái

1.1.1.1 Đặc điểm hoạt động sinh dục
Lợn cái thường thành thục về tính dục ở thời điểm 6 - 8 tháng tuổi và
phụ thuộc vào phẩm giống, điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, thời tiết khí
hậu. Biểu hiện động dục lần đầu báo hiệu sự thành thục về tính ở lợn cái
hậu bị, ở lần động dục này đa số chưa ổn định và sự ổn định sẽ đạt dần qua
các lần động dục tiếp theo. Tuổi động dục lần đầu có ý nghĩa quan trọng
giúp người chăn nuôi định tuổi phối giống thích hợp, nhằm tăng thời gian
và hiệu quả sử dụng lợn nái. Tuổi động dục lần đầu ngoài chịu ảnh hưởng
của giống, còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác như khả năng sinh
trưởng, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, khí hậu và tác động kích thích từ con
đực. Phạm vi biến động từ 135 - 250 ngày tuổi (Hughes và cs, 1975) [40].
Kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân, 1998 [30] cho biết, lợn Landrace
thành thục tính dục là 213,1 ngày và lợn Yorkshire là 219,4 ngày.
Lợn cái được đưa vào nhân giống ở 7 tháng tuổi, khi đã thành thục về
tính, cơ quan sinh dục con cái có những biến đổi khác nhau và hiện tượng
rụng trứng xuất hiện, lặp đi lặp lại theo khoảng thời gian nhất định. Hiện
tượng này chính là chu kỳ tính hay là chu kỳ động dục, ở mỗi loài, giống khác
nhau thì chu kỳ động dục cũng khác nhau (Schmitten và cs, 1989) [48].
Theo tác giả Banne Bonadona, 1995 [3], thì chu kỳ động dục ở lợn cái là
21 ngày và được chia làm 4 giai đoạn: tiền động dục (Prooestrus) kéo dài


11
khoảng 4 ngày; động dục (Oestrus) khoảng 6 ngày; sau động dục (Postoestrus)
3 ngày và giai đoạn yên tĩnh (Pioestrus) khoảng 8 ngày.
Kết quả nghiên cứu của Rapael, 1971 [22] cho thấy: ở lợn cái hậu bị
có chu kỳ động dục ngắn hơn lợn nái trưởng thành. Lứa đẻ thứ 2, 3 có chu

kỳ động dục là 19,40 ngày; lứa 4, 5 là 20,80 ngày; lứa thứ 6, 7 là 21,50
ngày; lứa 8, 9 là 22,40 ngày.
Chu kỳ động dục ở lợn cái được điều khiển bởi hệ thống thần kinh trung
ương và hormone của vùng dưới đồi (Hypothalamus), tuyến yên và buồng
trứng theo cơ chế điều hòa ngược (Schmitten và cs, 1989) [48].
Dưới tác dụng kích thích của pheremon, ánh sáng, nhiệt độ, màu sắc, ...
vào vỏ đại não thì Hypothalamus sẽ tiết ra hormone GRH (gồm có FRF và
LRF) và chính hormone này sẽ kích thích thuỳ trước tuyến yên sinh ra gồm
hai loại:
- FSH (Follicle Stimulating Hormone), hormone này có tác dụng kích
thích bao noãn làm cho nó phát triển và tiết ra kích tố Oestrogen.
- LH (Luteinizing Hormone), thúc đẩy bao noãn chín và hình thành thể vàng.
Hai loại hormone này có tỉ lệ luôn ổn định và FSH tiết ra trước, LH được tiết ra
sau.
Khi noãn bào chín, nó sẽ tiết ra hormone oestrogen làm cho lượng
oestrogen trong máu tăng lên từ 64 tới 112 mg% gây kích thích toàn thân và biểu
hiện động dục. Đồng thời cơ quan sinh dục cũng biến đổi theo, tử cung hé mở,
âm đạo xung huyết có màu đỏ, dịch nhờn tiết ra đặc, keo dính. Sừng tử cung và
ống dẫn trứng tăng sinh, tạo điều kiện cho sự làm tổ của hợp tử sau này.
Bên cạnh đó, oestrogen còn kích thích làm tuyến yên ngừng tiết FSH
và tăng tiết LH và Prolactin, các hormone này tác động đến quá trình trứng
chín và rụng. Tuỳ theo giống lợn mà thời gian trứng rụng kéo dài hay ngắn,
trung bình khoảng 6 - 8 giờ, ở lợn cái hậu bị thì có thể 10 giờ, ở lợn trưởng


12
thành số trứng rụng trong một chu kỳ động dục 15 - 25 trứng, tuy nhiên
trứng rụng nhiều hay ít còn phụ thuộc vào giống, tuổi và nồng độ GSH có
trong máu và chế độ nuôi dưỡng. Khi trứng được thụ tinh tạo thành hợp tử,
hợp tử sẽ được làm tổ ở sừng tử cung và phát triển thành bào thai. Đồng

thời thể vàng sẽ tồn tại suốt trong quá trình con vật mang thai, nó sản sinh
ra progesteron (tác dụng lên tuyến yên làm ngừng tiết FSH). Thời gian
mang thai ở lợn nái thường kéo dài 114 ngày.
Sau khi cai sữa cho lợn con khoảng 7 ngày thì lợn mẹ động dục trở lại,
thời gian này có thể dao động từ 5 - 12 ngày. Biết được đặc điểm sinh lý
này giúp việc phát hiện động dục kịp thời và phối giống đúng thời điểm, sẽ
góp phần nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái.
1.1.1.2

Sinh lý tiết sữa

Sự tiết sữa của lợn nái trong quá trình nuôi con là một quá trình sinh lý
phức tạp do có những đặc điểm khác với gia súc là bầu vú của lợn nái không
có bể sữa nên ở lợn nái không có dự trữ sữa trong bầu vú. Sữa tiết ra trong 2 –
3 ngày đầu sau đẻ gọi là sữa đầu. Sữa đầu có đặc điểm có màu vàng đậm, hơi
mặn, hàm lượng chất khô và chất hữu cơ gấp 1,3 lần, protein gấp 3,5 lần so
với hàm lượng chất dinh dưỡng tương ứng trong sữa lợn mẹ sau đẻ 45 ngày.
Đặc biệt trong sữa đầu có chứa nhiều kháng thể và các chất khác bảo vệ lợn
con mới đẻ chống lại sự tấn công các virus, vi trùng gây bệnh.
Sữa lợn mẹ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao tỷ lệ nuôi
sống của lợn con. Trên thực tế người ta có thể tiến hành cai sữa cho lợn
con ngay từ khi đẻ ra, tuy nhiên sữa lợn mẹ luôn được coi là nguồn thức
ăn lý tưởng cho lợn con.
Theo quy luật tiết sữa của lợn nái, lượng sữa lợn tiết ra tăng dần từ
tuần lễ thứ nhất đến đỉnh cao lúc 21 ngày sau khi đẻ, sau đó giảm dần.


13
Lượng sữa này nhiều hay ít phụ thuộc vào tính chất di truyền giống, đặc
biệt chế độ nuôi dưỡng lợn nái, ít phụ thuộc vào số con đẻ ra. Ngày nay

có những nghiên cứu về chất lượng và sản lượng sữa của lợn nái trong
chu kỳ tiết sữa có xu hướng ngắn lại từ 28 ngày tuổi năm 1952 (5 kg
sữa/ngày), 21 ngày tuổi năm 1971 (7 kg sữa/ngày) đến 14 ngày năm 1996
(với 15 kg sữa/ngày) cho thấy việc rút ngắn hơn nữa thời gian cai sữa cho
lợn con là điều hoàn toàn trong tầm tay. Vì vậy sự hiểu biết về năng suất
và thành phần của sữa lợn mẹ có vai trò quan trọng, đó là cơ sở cho việc
đưa ra quyết định thời điểm cai sữa lợn con thích hợp và chăm sóc nuôi
dưỡng lợn mẹ.
1.1.2.

Các chỉ tiêu sinh sản và các yếu tố cấu thành năng suất sinh sản của

lợn nái
Một yêu cầu quan trọng của chăn nuôi lợn nái là phải tăng khả năng sinh sản
nhằm đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng lợn cho khâu sản xuất lợn thịt.
Theo Ian Gordon (2004) [42] cho biết: trong các trại chăn nuôi hiện đại,
số lợn con cai sữa do một nái sản xuất trong một năm là chỉ tiêu đánh giá
đúng đắn nhất năng suất sinh sản của lợn nái. Tác giả cũng cho biết tầm
quan trọng của các thành phần cấu thành ảnh hưởng đến chỉ tiêu số lợn con
cai sữa do một nái sản xuất trong một năm lần lượt là: số con đẻ ra trong ổ,
tỷ lệ chết của lợn con từ sơ sinh đến cai sữa, thời gian bú sữa, tuổi đẻ lứa
đầu và thời gian từ cai sữa đến khi thụ thai lứa sau. Theo Ducos (1994) [36],
các thành phần đóng góp vào chỉ tiêu số con còn sống đến khi cai sữa gồm:
số trứng rụng, tỷ lệ sống khi sơ sinh và tỷ lệ lợn con sống tới khi cai sữa.
Theo kết quả nghiên cứu của Mabry và cộng sự (1997) [44] thì các tính
trạng năng suất sinh sản chủ yếu của lợn nái bao gồm: số con đẻ ra/ổ, số con
cai sữa/ổ, khối lượng toàn ổ ở 21 ngày tuổi và số lứa đẻ/nái/năm. Các tính
trạng này ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của người chăn nuôi lợn nái.



14
Ở nước ta theo tiêu chuẩn nhà nước (TCVN - 1280 - 81, 3879 - 54, 3900
- 84, ngày 1/1/1995), các chỉ tiêu giám định về khả năng sinh sản của lợn nái
nuôi tại các cơ sở công nghiệp lợn giống nhà nước như sau:
- Số con đẻ ra sống/lứa (con)
- Khèi l−îng s¬ sinh/æ (kg)
- Khèi l−îng s¬ sinh/con (kg)
- Khối lượng 21 ngày tuổi/lứa (kg)
- Khối lượng cai sữa/lứa (kg)
- Tuổi đẻ lứa đầu (với lợn đẻ lứa 1) (ngày)
- Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày)
- Sè løa ®Î/n¨m
1.1.3.

Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của lợn nái

Năng suất sinh sản của lợn nái có mối liên quan chặt chẽ đến 2 yếu tố, đó là
di truyền và ngoại cảnh. Yếu tố di truyền phụ thuộc vào đặc tính con giống, mỗi
giống khác nhau thì tuổi thành thục về tính, sức sản xuất cũng khác nhau. Yếu tố
ngoại cảnh bao gồm: thức ăn, thú y, chuồng trại, qui trình chăm sóc…
Đồng thời năng suất sinh sản của lợn nái phụ thuộc vào nhiều chỉ tiêu
khác nhau như số con cai sữa/lứa, khoảng cách lứa đẻ, số lợn con đẻ ra còn
sống, thời gian phối giống sau cai sữa, tỉ lệ thụ thai, số trứng rụng. Những chỉ
tiêu này có hệ số di truyền thấp khoảng 0,02 - 0,30, do vậy nó chịu ảnh hưởng
nhiều của các điều kiện ngoại cảnh.
* Ảnh hưởng của mùa vụ
Theo Nguyễn Văn Đức (1997) [37] các yếu tố cố định cơ sở, năm, mùa
vụ và mối tương tác giữa chúng có ảnh hưởng rõ rệt đến các chỉ tiêu năng suất
sinh sản. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến số con sơ sinh sống/lứa, khối lượng
lợn con sơ sinh/lứa, số con cai sữa/lứa và khối lượng lợn con cai sữa/lứa

tương ứng với mức P < 0,01; P < 0,001.


15
Mựa v l yu t quan trng nh hng n kh nng sinh sn ca ln
nỏi. Mựa v cú nh hng n s con ra/. Mựa cú nhit cao l nguyờn
nhõn lm kt qu sinh sn ln nỏi nuụi chn th thp, t l cht ln con
cao. Nhit cao lm kh nng thu nhn thc n ca ln nỏi thp, t l hao
ht ln nỏi tng v t l ng dc tr li sau cai sa gim.
Vit Nam theo bỏo cỏo ca Trn Quc Vit (1997) [32]: yu t mựa v
gõy nh hng rừ rt n khi lng ln con. Ln con c vo mựa ụng u
cú khi lng s sinh v khi lng cai sa cao hn cỏc mựa khỏc trong nm.
Sự khác biệt về mùa vụ khi lợn sinh ra cũng có tác động tới kỳ động dục
đầu tiên. Nói chung lợn nái hậu bị sinh ra trong mùa thu sẽ thành thục khi thể
trọng còn thấp hơn và tuổi cũng ít hơn so với lợn hậu bị đợc sinh ra trong
mùa xuân (Trơng Hữu Dũng, 2000) [9].
* nh hng ca dinh dng
Dinh dng l yu t ht sc quan trng m bo kh nng sinh sn
ca ln nỏi. Ln nỏi v ln cỏi hu b cú cha cn c cung cp v s v
cht lng cỏc cht dinh dng cú kt qu sinh sn tt.
Zimmerman v cng s (1996) (trớch t Rothschild v cng s, 1998)
[47] cho bit: cỏc mc n khỏc nhau trong giai on t cai sa n phi
ging tr li cú nh hng ti t l th thai. Nuụi dng hn ch i vi
ln cỏi trong giai on hu b s lm tng tui ng dc ln u, tng t l
loi thi so vi nuụi dng y [51]. Nuụi dng tt ln nỏi trc khi
ng dc cú th lm tng s lng trng rng, tng s phụi sng (Books v
Cooper, 1972; trớch t Ian Gordon, 1997) [41].
Do ú ỏp dng ch dinh dng Flushing trong pha sinh trng ca
bung trng ca ln nỏi ó lm tng s lng trng rng (85% so vi 64%) v
tng lng progesterone trong mỏu lờn 10,5 ng so vi 4,5 ng/ml.



16
Tăng lượng thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn đầu và giữa chu
kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng làm giảm thời gian động dục trở lại hơn là tăng lượng
thức ăn thu nhận cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn cuối, tăng lượng thức ăn thu nhận
cho lợn nái tiết sữa ở giai đoạn giữa và cuối chu kỳ tiết sữa sẽ có tác dụng làm
tăng khối lượng cai sữa hơn là tăng ở giai đoạn đầu (Ian Gordon, 2004) [41].
Mục tiêu của nuôi dưỡng lợn nái là làm sao cho số ngày dừng sản xuất ít
nhất, khối lượng cơ thể tăng phù hợp trong thời kỳ có chửa và có được khối
lượng cơ thể thích hợp trong giai đoạn nuôi con.
Nuôi dưỡng lợn nái trong thời kỳ tiết sữa nuôi con với mức lyzin và
protein thấp sẽ làm suy yếu sự phát triển của bao noãn, giảm khả năng trưởng
thành của tế bào trứng, giảm số con đẻ ra và số con còn sống trên ổ, tăng tỷ lệ
hao hụt của lợn mẹ đồng thời giảm tốc độ sinh trưởng của lợn con [51]. Song
mức protein quá cao trong khẩu phần sẽ không tốt cho lợn nái.
* Ảnh hưởng của bệnh và sốlứa đẻ
Bệnh sẽ làm giảm năng suất sinh sản ở lợn. Ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ
cùng độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các vi sinh vật gây
bệnh. Hơn nữa, ở các nước đang phát triển sức khoẻ của động vật chưa được
kiểm tra tốt, bệnh tật sẽ làm tăng giá thành các sản phẩm ngành chăn nuôi.
Bệnh có thể làm cho lợn nái mất khả năng thụ thai, giảm số con
sống/lứa, cùng với việc số con sơ sinh chết và thai gỗ tăng lên.
Yếu tố lứa đẻ ảnh hưởng đến chỉ tiêu số con/lứa. Đã có nhiều nghiên cứu
về vấn đề này cho thấy: nhìn chung số con/lứa tăng từ lứa thứ nhất đến lứa
thứ 4, 5 và sau đó giảm dần đến lứa thứ 10 [37].
Theo Đặng Vũ Bình (1999) [4] năng suất sinh sản của hai giống
Landrace và Yorkshire từ lứa 1 đến lứa 6 như sau:
- Số con sơ sinh còn sống/ổ tăng từ lứa 1 đến lứa 6 lần lượt là: 8,86;
8,89; 9,83; 9,98; 10,72; 10,75con.



17
- Số con 21 ngày tuổi từ lứa 1 đến lứa 6 lần lượt là: 8,24; 8,93; 8,87;
8,64; 9,01; 8,52con.
- Khối lượng sơ sinh trung bình/con từ lứa 1 đến lứa 6 lần lượt là: 1,23;
1,23; 1,24; 1,28; 1,26; 1,22kg. Chỉ tiêu này cao nhất ở lứa thứ 4 và 5, thấp
nhất ở lứa thứ 6.
Như vậy ảnh hưởng của yếu tố lứa đẻ đến năng suất sinh sản là khá rõ rệt.
Năng suất sinh sản tăng từ lứa 1 đến lứa 5, từ lứa 6 bắt đầu có xu thế giảm xuống.
* Ảnh hưởng của phương pháp phối giống
Có hai phương pháp phối giống là cho phối trực tiếp và thụ tinh nhân tạo.
Phương pháp thụ tinh nhân tạo thường làm giảm tỷ lệ thụ thai từ 10 - 25% so với
phương pháp phối trực tiếp. Nguyên nhân chủ yếu là do kỹ thuật thụ tinh nhân
tạo chưa thực hiện đúng vào thời điểm phù hợp với sự rụng trứng.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Nhiệm và CS (2002) [19]
trên đàn lợn nái Landrace, Yorkshire và Móng Cái: số con sơ sinh/ổ bằng
phương pháp thụ tinh nhân tạo và cho phối trực tiếp lần lượt là 10,83;
9,43con và số con sơ sinh còn sống là 9,9; 8,6con.
Kỹ thuật phối giống có ảnh hưởng đến số lượng lợn con/lứa. Chọn
thời điểm phối giống thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ thụ thai và số con/lứa. Nếu
lợn nái động dục kéo dài 48 giờ thì trứng sẽ rụng vào 8 – 12 giờ trước khi
kết thúc chịu đực, tức là 37 – 40 giờ sau khi bắt đầu chịu đực. Cho phối
giống quá sớm hay quá muộn thì tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra/ổ sẽ giảm.
Số lần phối giống trong một lần động dục ở lợn nái có ảnh hưởng tới số
con đẻ ra/ổ (Clark và Leman, 1986, trích từ Ian Gordon, 1997) [41] và chính
Clark và Leman (1986) còn cho biết: phối đơn trong một chu kỳ động dục ở
lúc động dục cao nhất có thể đạt được số con đẻ ra/ổ cao, nhưng phối giống
hai lần trong một chu kỳ động dục làm tăng số con đẻ ra/ổ.
* Ảnh hưởng của thời gian nuôi con



18
Thời gian nuôi con có ảnh hưởng đến khoảng cách lứa đẻ, số
lứa/nái/năm, số lợn con cai sữa/nái/năm, từ đó ảnh hưởng đến năng suất
sinh sản của lợn mẹ.
Lợn nái động dục khi đang nuôi con nhất là khi tiết sữa kéo dài quá 5 - 6
tuần. Nếu lợn mẹ không có biểu hiện động dục trong khi đang nuôi con, hầu
như sẽ không động dục trở lại trong vòng 3 - 7 ngày sau cai sữa. Vì khi tiết
sữa, động dục và rụng trứng đều có quan hệ khống chế nhau đều thông qua
thần kinh thể dịch hình thành những điểm hưng phấn khác nhau. Hormon
protalactin vừa có tác dụng tiết sữa vừa có tác dụng duy trì thể vàng tiết
progesteron, hai tác động này kìm hãm tuyến yên tiết FSH và LH làm cho bao
noãn không phát triển, do đó con vật tạm thời không hưng phấn trong thời
gian cho con bú. Việc chọn giống những nái động dục trong vòng 7 ngày sau
cai sữa là chỉ tiêu chính để giữ lợn nái lại làm giống.
Cai sữa sớm cho lợn con là một biện pháp rút ngắn thời gian nuôi con
và tăng số lứa đẻ/nái/năm, cũng như giảm tỷ lệ hao hụt lợn mẹ, nhằm tăng
năng suất sinh sản lợn nái.
Trần Quốc Việt và cs (1997) [32] cho biết: đối với lợn nái cai sữa
sớm hơn 10 - 15 ngày so với cai sữa truyền thống vẫn động dục trở lại
trong vòng 5 - 7 ngày sau khi cai sữa lợn con, tỷ lệ hao mòn cơ thể thấp
hơn (7,5% và 8,72% so với 15,08%).
* Ảnh hưởng của sốcon đểlại nuôi
Khi số con để lại nuôi nhiều, cơ thể mẹ phải huy động nhiều năng lượng,
dinh dưỡng để tạo sữa, đáp ứng nhu cầu nuôi con. Nếu khẩu phần thức ăn hàng
ngày cung cấp không đủ cho nhu cầu duy trì và tiết sữa thì lợn mẹ phải huy động
năng lượng dự trữ của cơ thể để sản sinh sữa dẫn đến sự hao hụt khối lượng cơ
thể mẹ đồng thời làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất và động dục trở lại



19
sau cai sữa. Thời gian động dục trở lại sau cai sữa sẽ kéo dài hơn và tỷ lệ thụ thai
thấp hơn nên nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh sản của lợn nái.
1.2 Đặc điểm sinh lý, sinh trưởng của lợn con và các yếu tố ảnh hưởng
tới khả năng sinh trưởng
1.2.1

Đặc điểm sinh trưởng, phát dục của lợn con
Sinh trưởng là quá trình tích luỹ các chất hữu cơ nhờ đồng hoá và dị

hoá, là sự tăng về chiều cao, chiều dài, chiều ngang, khối lượng của các bộ
phận và toàn bộ cơ thể con vật, trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước.
Phát dục là quá trình hình thành những tổ chức, bộ phận mới của cơ thể
ngay từ giai đoạn đầu tiên của bào thai và trong cả quá trình phát triển của cơ thể
sinh vật, hay có thể hiểu phát dục là quá trình thay đổi về chất, tức là sự tăng
thêm, hoàn chỉnh các tính chất, chức năng của các bộ phận trong cơ thể gia súc.
Theo Nguyễn Văn Thiện và cs, (2005) [26] lợn con bú sữa có khả năng
sinh trưởng phát dục nhanh. So với khối lượng sơ sinh thì khối lượng lợn con
lúc 7 - 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần, lúc 21 ngày tuổi tăng gấp 4 lần, lúc 30
ngày tuổi tăng gấp 5 lần, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 10 - 15 lần.
Trong thực tế sản xuất khối lượng cai sữa của lợn con tăng lên gấp 15 20 lần so với khối lượng lúc sơ sinh vì vậy khả năng đồng hoá và trao đổi chất
của lợn con rất mạnh làm cho lợn con sinh trưởng và phát dục nhanh. Một lợn
con sau khi đẻ 20 ngày tuổi mỗi ngày cần tích luỹ được 0,9 - 1,4gam
protein/1kg khối lượng cơ thể, trong khi đó lợn trưởng thành mỗi ngày cần
tích luỹ được 3 - 4 gam protein /1kg khối lượng cơ thể.
Tuy lợn con bú sữa có tốc độ sinh trưởng phát dục nhanh nhưng không
đều qua các giai đoạn. Tốc độ sinh trưởng tăng nhanh nhất là 21 ngày đầu,
sau 21 ngày tốc độ sinh trưởng giảm xuống. Tốc độ sinh trưởng giảm do
nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lượng sữa mẹ bắt đầu giảm và hàm

lượng hemoglobin của lợn con cũng giảm. Thời gian giảm tốc độ phát triển


20
thường kéo dài khoảng hai tuần gọi là giai đoạn khủng hoảng của lợn con.
Giai đoạn này, lợn dễ bị suy dinh dưỡng, tỷ lệ còi cọc cao, dễ mắc bệnh và
có tỷ lệ chết cao. Chúng ta có thể hạn chế ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
bằng cách cho lợn con tập ăn sớm để bổ sung dinh dưỡng cho chúng.
1.2.2

Đặc điểm cơ quan tiêu hóa của lợn con

1.2.2.1. Đặc điểm sinh lý tiêu hoá của lợn con
Tiêu hoá là quá trình biến đổi thức ăn một cách toàn diện về mặt lý, hóa
học để làm cho thức ăn từ dạng hợp chất phức tạp trở thành dạng đơn giản mà
cơ thể có thể dễ dàng hấp thu và chuyển hoá được. Quá trình tiêu hoá chịu tác
động bởi 3 tác động: cơ học, hoá học, vi sinh vật học.
Khối lượng cơ thể lúc 10 ngày tuổi tăng gấp 2 lần so với sơ sinh. Các
cơ quan tiêu hoá phát triển, tăng về kích thước, hoàn thiện về chức năng.
Dung dịch dạ dày tăng gấp 3 lần lúc sơ sinh, sau 70 ngày tăng lên 8 lần và
khi trưởng thành đạt 3,4 - 4 lít. Chiều dài ruột non sau 20 ngày tăng 3 lần,
ruột già tăng 1,5 lần so với lúc sơ sinh.
Chức năng của bộ máy tiêu hoá chưa hoàn thiện đặc biệt là trong thời gian 3
- 4 tuần đầu. Nguyên nhân do thiếu HCl, men pepsinogen không được hoạt hóa
thành pepsin nên giai đoạn trước 21 ngày lợn tiêu hoá kém, đặc biệt là các thức
ăn ngoài sữa. Lợn con chỉ tiêu hoá được nhờ sữa, men capepsin và tripsin hỗ trợ
HCl trong dạ dày có chức năng diệt khuẩn, do trong dạ dày bị thiếu nên giai đoạn
này lợn con dễ mắc phải bệnh ỉa phân trắng [8].
Trong giai đoạn này phản xạ thần kinh và thể dịch lợn con còn yếu khả
năng phân tiết dịch vị còn chậm, hoạt tính của dịch vị và khả năng kháng

khuẩn còn kém nên cần chú ý tới vệ sinh thức ăn, nước uống, chuồng trại.
Lợn con sinh ra thường thiếu sắt do sữa lợn mẹ thiếu vì thế cần bổ sung bằng
cách tiêm sắt dưới dạng Dextran Fe ở ngày tuổi thứ 3 và ngày thứ 10.


21
Theo A.V.K Vasnhixky, (1954) [33] lợn con 20 - 30 ngày tuổi lượng
dịch tụy phân tiết trong một ngày là 150 - 350 ml. Chức năng tiêu hoá của
lợn con sơ sinh chưa hoàn thiện, trong giai đoạn theo mẹ chức năng tiêu
hoá của một số men tiêu hoá được hoàn thiện dần [21].
+ Men Pepsin: đây là men tiêu hóa protein thức ăn, men Pepsin ở lợn
dưới 25 ngày tuổi chưa có khả năng tiêu hoá protein của thức ăn do thiếu
HCl. Nếu tập ăn cho lợn con sớm từ 7 - 10 ngày tuổi thì HCl ở dạng tự do
có thể được tiết ra từ lúc 14 ngày tuổi [21].
+ Men Amilaza và Mantaza: sau 3 tuần tuổi 2 men này mới có hoạt tính
mạnh do đó khả năng tiêu hoá tinh bột của lợn con cũng tốt hơn.
+ Men Saccraza: đối với lợn con dưới hai tuần tuổi men này hoạt tính còn
thấp, nếu cho ăn đường Sacacrose trong thời gian này lợn con rất dễ bị ỉa chảy.
Nếu có bổ xung đường thì nên bổ xung đường đơn như: Glucose, Fuctose.
+ Men Lactaza: có tác dụng tiêu hoá lượng lactose trong sữa, men này
có hoạt tính mạnh ngay từ khi mới đẻ và hoạt lực tăng cao nhất ở tuần tuổi
thứ 2 sau đó giảm dần.
Ngoài ra còn có một số men khác giảm dần qua các lứa tuổi như Trypsin,
Catepsin, Lipaza và men Chymosin.
1.2.2.2. Hệ vi sinh vật đường tiêu hoá của lợn
Nghiên cứu của Đào Trọng Đạt và cs, (1995) [12] cho thấy: vi sinh vật
tại chỗ trong dạ dày và ruột được phân thành 5 nhóm:
- Vi khuẩn gram âm: chủ yếu thuộc chi Lactobacillus, cư trú ở biểu
mô lát phân lớp của phần trước dạ dày.
- Nấm men: thuộc chi Candida, cư trú ở mô hình trụ của phần dạ dày.

- Vi khuẩn hình sợi: cư trú ở biểu mô của 2/3 chiều dài đoạn cuối ruột non.
- Vi khuẩn yếm khí: tuỳ tiện và tuyệt đối cư trú ở biểu mô của ruột tịt
và ruột kết.


22
- Vi khuẩn hình xoắn và Spirocheta: cư trú trong các hốc Lieberkihn của
ruột tịt và ruột kết.
Tác động qua lại của vi khuẩn đường tiêu hoá có thể là đối kháng hay hiệp
đồng. Tác động qua lại của chúng chịu trách nhiệm chính về sự duy trì và điều
tiết hệ sinh thái giữa vật chủ và các vi sinh vật cư trú trong đường tiêu hoá.
Khi có bất cứ một nhân tố stress nào tác động vào hệ sinh thái đường tiêu
hoá, ảnh hưởng đến sự cân đối của quần thể sinh vật cư trú trong dạ dày ruột đều có thể tạo thuận lợi cho những loài “vi sinh vật không mong
muốn” xâm nhập và dẫn tới tiêu chảy.
1.2.3

Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt và miễn dịch ở lợn con
Cơ năng điều tiết nhiệt của lợn con chưa hoàn chỉnh, thân nhiệt lợn con

chưa ổn định, sự sinh nhiệt và thải nhiệt của lợn con chưa cân bằng, thân nhiệt
luôn có xu hướng hạ thấp.
Khả năng điều tiết nhiệt của lợn con kém do nhiều nguyên nhân:
- Lớp mỡ dưới da còn mỏng, lượng mỡ và glyceril dự trữ trong cơ thể còn
thấp, trên thân lợn con lông còn thưa nên khả năng cung cấp và giữ nhiệt rất kém.
- Hệ thống thần kinh điều khiển cân bằng nhiệt chưa hoàn chỉnh. Trung khu
điều tiết nhiệt nằm ở vỏ não mà não của gia súc là cơ quan phát triển muộn nhất
ở cả giai đoạn trong và ngoài bào thai.
- Diện tích bề mặt của lợn con so với khối lượng chênh lệch tương đối cao,
nên lợn con dễ dàng bị mất nhiệt nhanh khi gặp khí hậu lạnh.
- Lợn con lúc này phải làm quen với môi trường sống mới, khi còn trong

bào thai điều kiện sống tương đối ổn định, các chất dinh dưỡng được cơ thể mẹ
cung cấp qua nhau thai. Sau khi sinh ra cơ thể con tiếp xúc với điều kiện ngoại
cảnh. Do đó chăm sóc không tốt lợn con dễ dàng bị mắc một số bệnh như: còi
cọc, chậm lớn, ỉa chảy, cảm lạnh và tỷ lệ chết cao.


23
Lợn con giai đoạn đầu duy trì được thân nhiệt chủ yếu nhờ nước
trong cơ thể, sự hoạt động mạnh của hệ tuần hoàn. Hàm lượng nước trong
cơ thể lợn con giảm từ 81 - 81,5% xuống còn 75 - 78% ở 3 - 4 tuần tuổi,
nhịp đập của tim là 200 lần/phút. Đây là yếu tố quan trọng trong việc điều
tiết thân nhiệt (Nguyễn Thiện và cs, 1998) [24].
Lợn con sẽ bị hạ thân nhiệt nếu được nuôi trong chuồng có nhiệt độ
thấp, nếu nhiệt độ chuồng là 18o C thì thân nhiệt lợn con sẽ hạ xuống 2o C
so với ban đầu, nếu nhiệt độ chuồng là 0 o C thì thân nhiệt lợn con sẽ hạ
xuống 4oC so với ban đầu. Lợn con 6 ngày tuổi bị lạnh sau khi đưa vào
phòng ấm, thân nhiệt vẫn tiếp tục hạ xuống 4 phút nữa, nhưng hiện tượng
đó không xảy ra với lợn con lúc 20 ngày tuổi [24].
Tóm lại khả năng điều tiết nhiệt của lợn con dưới 3 tuần tuổi còn kém,
nhất là trong tuần đầu mới sinh. Nhiệt độ của chuồng nuôi càng thấp thì thân
nhiệt lợn con giảm càng nhanh. Sau 3 tuần tuổi thì cơ năng điều tiết nhiệt mới
hoàn chỉnh và thân nhiệt ổn định hơn 39 - 39,5oC.
Lợn con khi mới sinh ra trong cơ thể hầu như chưa có kháng thể. Lượng
kháng thể tăng rất nhanh ngay sau khi lợn con được bú sữa đầu của lợn mẹ. Cho
nên khả năng miễn dịch của lợn con hoàn toàn thụ động, phụ thuộc lượng kháng
thể hấp thu được nhiều hay ít từ sữa đầu của lợn mẹ. Do đó lợn con không được
bú sữa đầu thì sức đề kháng rất kém, dễ mắc bệnh, tỷ lệ chết cao. Vì vậy việc
cho lợn con bú sữa đầu là vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến khả năng
sinh trưởng và phòng bệnh ở lợn con. Sau khi đẻ cần cho lợn con bú sữa đầu
càng sớm càng tốt và tiến hành cố định đầu vú cho chúng [21].

1.2.4

Các thời kỳ quan trọng của lợn con
Các nhà khoa học đã nghiên cứu về đặc điểm sinh học của lợn con đều đi

đến kết luận rằng: Lợn con ngay từ khi sinh ra đến khi trưởng thành trải qua 3
thời kỳ khủng hoảng do điều kiện sống mang lại đó là:


×