Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống lạc nhập nội có triển vọng tại huyện hưng nguyên tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 154 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------

VƯƠNG THỊ THUÝ HẰNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG LẠC NHẬP NỘI CÓ TRIỂN VỌNG
TẠI HUYỆN HƯNG NGUYÊN, TỈNH NGHỆ AN

CHUYÊN NGÀNH : TRỒNG TRỌT
MÃ SỐ
: 60.62.01

LUẬN VĂN
THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học:
PGS - TS NGUYỄN NGỌC NÔNG

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2007


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng được sử dụng được bảo vệ một học vị nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này, đã được cám ơn và các
thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Người viết cam đoan


Vương Thị Thuý Hằng


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành tốt luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng
dẫn tận tình của thầy giáo, cô giáo hướng dẫn, các tổ chức và cá nhân nơi
triển khai đề tài, nhân dịp này tôi xin bày tỏ biết ơn tới:
- Thầy giáo PGS. TS. Nguyễn Ngọc Nông là người hướng dẫn khoa
học đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo trong suốt quá trình làm đề tài.
- Khoa Sau Đại Học trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo khoa Nông Học trường Đại
Học Nông Lâm Thái Nguyên đã góp ý để việc làm đề tài thuận lợi.
- Ban lãnh đạo huyện, phòng Nông nghiệp huyện Hưng Nguyên, cán bộ
các xã và bà con nhân dân của huyện Hưng Nguyên.
- Tất cả bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên giúp đỡ.
Một lần nữa tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới mọi sự giúp đỡ đó.
Xin chân thành cảm ơn!
Hưng Nguyên, tháng 10 năm 2007
Tác giả

Vương Thị Thuý Hằng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI...................................................................1
2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI ..........................................................2

2.1. Mục đích......................................................................................................2
2.2. Yêu cầu........................................................................................................2

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ...........................................................................3
1.2. Nguồn gốc và phân bố của cây lạc..............................................................4
1.2.1. Nguồn gốc ...........................................................................................4
1.2.2. Phân loại thực vật của cây lạc trồng (Arachis hypogaea L) ...............5
1.2.3. Phân nhóm lạc theo thời gian sinh trưởng ..........................................6
1.2.4. Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu và đất đai đến quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây lạc..........................................................6
1.2.5 Giá trị của cây lạc...............................................................................11
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lạc trên thế giới và trong nước .................14
1.3.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới ..................................................14
1.3.2. Tình hình tiêu thụ lạc trên thế giới....................................................17
1.3.3. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam ...................................................18
1.3.4. Tình hình tiêu thụ lạc ở Việt Nam ....................................................21
1.4. Tình hình nghiên cứu về cây lạc và nâng cao năng suất lạc trên thế giới
và Việt Nam..............................................................................................23
1.4.1. Tình hình nghiên cứu nâng cao năng suất lạc trên thế giới. .............23
1.4.1.1. Kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lạc trên thế giới................23
1.4.1.2. Một số yếu tố hạn chế chính đến sản xuất lạc trên thế giới......24
1.4.1.3. Một số kết quả nghiên cứu về kỹ thuật trồng lạc trên thế giới. ...... 26
1.4.1.4. Trồng lạc với kỹ thuật che phủ nilon (CPNL)..........................28


1.4.2. Tình hình nghiên cứu và nâng cao năng suất của cây lạc ở Việt Nam ......29
1.4.2.1. Một số kết quả nghiên cứu chọn tạo giống lạc ở Việt Nam .....29
1.4.2.2. Một số yếu tố hạn chế sản xuất lạc ở Việt Nam .......................32
1.4.2.3. Một số kết quả nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh tăng năng
suất lạc ở Việt Nam...................................................................33
1.4.2.4. Nghiên cứu kỹ thuật che phủ nilon trong thâm canh lạc ở
Việt Nam............................................................................38

1.4.2.5. Tình hình nghiên cứu phát triển lạc thu đông ở 1 số tỉnh
phía Bắc Việt Nam .............................................................39
1.4.3. Tình hình sản xuất, nghiên cứu và phát triển lạc ở tỉnh Nghệ An ....41
1.4.3.1. Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Nghệ An.....................................41
1.4.3.2. Tình hình nghiên cứu và đưa giống mới vào sản xuất ở
Nghệ An .............................................................................45
1.4.3.3. Một số yếu tố hạn chế sản xuất lạc ở Nghệ An .......................46
1.4.3.4. Một số yếu tố thuận lợi để phát triển lạc ở tỉnh Nghệ An .......48
1.4.3.5. Một số giải pháp khắc phục yếu tố hạn chế sản xuất lạc ở
Nghệ An .............................................................................49
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................50
2.1. Vật liệu nghiên cứu ...................................................................................50
2.2. Nội dung và địa điểm nghiên cứu .............................................................52
2.2.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................52
2.2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.....................................................52
2.2.3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................53
2.3. Điều kiện đất đai nơi thí nghiệm...............................................................53
2.4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................54
2.4.1. Phương pháp lấy mẫu đất, phân tích một số chỉ tiêu về đất. ............54
2.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm .........................................................54


2.4.2.1. Thí nghiệm so sánh, đánh giá khả năng sinh trưởng và phát
triển của một số giống lạc có triển vọng...................................54
2.4.2.2. Xây dựng mô hình thâm canh phát triển giống lạc có triển vọng
được chọn ra từ bộ giống thí nghiệm ở vụ xuân và vụ thu đông
năm 2006...................................................................................57
2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi. ........................................................................58
2.4.3.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển. .....................................58
2.4.3.2. Các chỉ tiêu về năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất. ..59

2.4.3.3. Đánh giá về khả năng chống bệnh............................................60
2.4.3.4. Các chỉ tiêu theo dõi đối với thử nghiệm sản xuất...................60
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................60
2.4.5. Tổ chức nông dân tham gia đánh giá và lựa chọn giống có triển vọng
đưa vào sản xuất ...............................................................................60
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................61
3.1. Đặc điểm 1 số yếu tố thời tiết khí hậu ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ
An có liên quan đến vấn đế nghiên cứu. ..................................................61
3.2. Kết quả nghiên cứu so sánh các giống lạc có triển vọng. .........................63
3.2.1. Các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển của các giống lạc thí nghiệm.....63
3.2.1.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống lạc thí
nghiệm.......................................................................................63
3.2.1.2. Một số đặc điểm sinh trưởng của các giống lạc thí nghiệm .....67
3.2.1.3. Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính qua các thời kỳ
sinh trưởng phát triển ................................................................70
3.2.1.4. Khả năng ra lá của các giống lạc thí nghiệm qua các thời kỳ
phát triển. ..................................................................................76
3.2.1.5. Mức độ nhiễm bệnh hại lá của các giống lạc thí nghiệm trong
vụ xuân và vụ thu đông năm 2006............................................82


3.2.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống lạc.......86
3.2.2.1. Một số tính trạng cấu thành năng suất của các giống lạc thí nghiệm........86
3.2.2.2. Năng suất của các giống lạc tham gia thí nghiệm....................89
3.2.2.3. Năng suất thực thu và khối lượng hạt trung bình của các giống
lạc thí nghiệm ở các vụ trong năm 2006...................................93
3.2.3. Một số đặc điểm nổi bật của các giống có triển vọng ......................95
3.2.3.1. Một số đặc điểm nông học của các giống thâm canh ...............95
3.2.3.2. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống có
triển vọng ..................................................................................96

3.3. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn ở vụ Xuân 2007 .......................................... 96
3.3.1. Kết quả xây dựng mô hình trình diễn các giống mới vụ Xuân 2007........... 96
3.3.2. Đánh giá của người dân đối với các giống tham gia xây dựng mô
hình sản xuất trong vụ xuân năm 2007.............................................99
Chương 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.......................................................101
4.1. Kết luận ...................................................................................................101
4.2. Đề nghị ....................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................103
A- Tài liệu tiếng Việt .....................................................................................103
B- Tài liệu tiếng anh.......................................................................................106


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ được viết tắt

Chữ viết tắt

Che phủ nilon

CPNL

Cục nông nghiệp quốc gia Mỹ

USDA

Cộng sự
Cộng tác viên
Đối chứng thí nghiệm
Đơn vị tính
Khối liên minh Châu Âu


CS
CTV
ĐC
ĐVT
EU

Không che phủ nilon

KCPNL

Nhà xuất bản Nông nghiệp

NXBNN

Năng suất lý thuyết

NSLT

Năng suất thực thu

NSTT

Phân chuồng

PC

Sen lai

S. lai


Thời gian sinh trưởng

TGST

Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc

FAO

Viện khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam
Viện Quốc tế nghiên cứu cây trồng vùng nhiệt đới bán khô hạn

VKHKTNNVN
ICRISAT


10

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ TRONG LUẬN VĂN
TT
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 1.5
Bảng 1.6
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 3.1

Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5

Bảng 3.6

Bảng 3.7
Bảng 3.8.

A. Hệ thống bảng
Trang
Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới (1996 - 2005).......... 15
Sản xuất lạc của một số nước có sản lượng trên 1 triệu
tấn/năm....................................................................................... 17
Diện tích, năng suất, sản lượng lạc Việt Nam (1995 - 2005) .... 20
Tình hình xuất khẩu lạc của Việt Nam từ năm 1998 - 2003 ..... 22
Tình hình sản xuất lạc ở tỉnh Nghệ An...................................... 42
Hình hình sản xuất lạc ở huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An
từ năm 2000 - 2006.................................................................... 44
Lý lịch và một số đặc điểm nổi bật của các giống lạc tham
gia thí nghiệm ............................................................................ 51
Kết quả phân tích một số chỉ tiêu trên về đất thí nghiệm trên
2 loại đất..................................................................................... 53
Lượng phân bón, kỹ thuật bón .................................................. 56
Diễn biến tình hình khí tượng thuỷ văn huyện Hưng Nguyên 61
Các giai đoạn sinh trưởng phát triển của các giống lạc thí
nghiệm vụ xuân và thu đông năm 2006 ............................
64
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống lạc thí

nghiệm trong vụ xuân năm 2006 ............................................... 68
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của các giống lạc thí
nghiệm trong vụ thu đông năm 2006......................................... 69
Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính qua các thời kỳ
sinh trưởng phát triển của các giống lạc thí nghiệm trong vụ
xuân năm 2006........................................................................... 71
Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính qua các thời kỳ
sinh trưởng phát triển của các giống lạc thí nghiệm trong vụ
thu đông năm 2006 .................................................................. 74
Số lá trên thân chính của các giống lạc thí nghiệm qua các
thời kỳ sinh trưởng phát triển ở vụ xuân năm 2006 .................. 77
Số lá trên thân chính của các giống lạ thí nghiệm ở vụ thu
đông năm 2006........................................................................... 79


11
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12
Bảng 3.13
Bảng 3.14
Bảng 3.15
Bảng 3.16

Biểu đồ 3.1

Biểu đồ 3.2

Biểu đồ 3.3

Biểu đồ 3.4
Biểu đồ 3.5
Biểu đồ 3.6

Sơ đồ 1

Mức độ nhiễm bệnh của các giống lạc thí nghiệm bố trí trong
năm 2006 ................................................................................... 83
Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lạc thí nghiệm
trong vụ xuân và vụ thu đông năm 2006 ................................... 87
Năng suất của các giống lạc thí nghiệm ở vụ xuân và vụ thu
đông năm 2006 ( tạ/ha) .............................................................. 90
So sánh năng suất thực thu và khối lượng hạt trung bình của các
giống lạc thí nghiệm trong vụ xuân và vụ thu đông năm 2006........... 93
Đặc điểm nông học của một số giống có triển vọng................. 95
Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống có
triển vọng ................................................................................... 96
Kết quả xây dựng mô hình trồng giống mới ở vụ xuân năm 2007..... 98
Kết quả người dân cho điểm về chọn giống lạc mới phục vụ
sản xuất ...................................................................................... 99
B- Danh mục các biểu đồ trong luận văn
Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính qua các thời kỳ
sinh trưởng phát triển của các giống lạc thí nghiệm trong vụ
xuân năm 2006........................................................................... 73
Động thái tăng trưởng chiều cao thân chính qua các thời kỳ
sinh trưởng phát triển của các giống lạc thí nghiệm trong vụ
thu đông năm 2006 .................................................................... 75
Số lá trên thân chính của các giống lạc thí nghiệm qua các
thời kỳ sinh trưởng phát triển ở vụ xuân năm 2006 .................. 78
Số lá trên thân chính của các giống lạ thí nghiệm ở vụ thu

đông năm 2006........................................................................... 81
Năng suất lý thuyết và năng suất thục thu của các giống lạc
thí nghiệm trong vụ xuân năm 2006 .......................................... 91
Năng suất lý thuyết và năng suất thục thu của các giống lạc
thí nghiệm trong vụ thu đông năm 2006.................................... 92
C- Sơ đồ trong luận văn
Phân loại lạc trồng .................................................................... 55


1

MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Lạc (Arachis hypogaea Line) là cây công nghiệp ngắn ngày, là cây thực
phẩm, cây lấy dầu có giá trị kinh tế cao, có khả năng cải tạo đất tốt. Cây lạc
chiếm vị trí hàng đầu trong các cây có hạt lấy dầu và chiếm một vị trí quan
trọng trong nền kinh tế thế giới, không chỉ do gieo trồng trên diện tích lớn ở
hơn 100 nước mà còn vì hạt lạc được sử dụng rộng rãi để làm thực phẩm và
nguyên liệu cho công nghiệp.
Ở Việt Nam lạc là sản phẩm quan trọng để xuất khẩu và sản xuất dầu
ăn mà hiện nay nước ta còn phải nhập khẩu. Hơn thế nữa cây lạc đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong hệ thống nông nghiệp ở vùng nhiệt đới bán khô hạn
như ở Việt Nam, nơi mà khí hậu biến động và canh tác đặc biệt khó khăn.
Trong những năm gần đây cây lạc đã được quan tâm nhiều hơn. Các nhà khoa
học nghiên cứu về cây lạc đã tập trung tổng kết kinh nghiệm các điển hình
tiên tiến trong thực tiễn sản xuất, tiếp cận với thành tựu khoa học về lạc của
thế giới, nghiên cứu và đề xuất các kỹ thuật trồng lạc mới phổ biến rộng rãi
cho nhân dân góp phần làm tăng năng suất lạc ở Việt Nam rất đáng kể nhưng
vẫn còn rất thấp so với một số nước trên thế giới.

Tỉnh Nghệ An là một trong những tỉnh có diện tích trồng lạc cao trong cả
nước, có điều kiện đất đai thuận lợi cho việc phát triển sản xuất lạc. Một số vùng
lạc thâm canh của tỉnh đã đạt được năng suất 4,0 tấn/ha trên quy mô 5-50ha
(Diễn Châu - Nghệ An) [2]. Tuy nhiên những năng suất thu được đó vẫn còn
thấp so với các điển hình của các nước như Trung Quốc (11,2 tấn/ha trên quy
mô 0,1 ha; 9,58 tấn/ha quy mô 14 ha; 4,5 tấn/ha trên quy mô hàng ngàn ha)
[19], Ấn Độ (7,0 tấn/ha trên quy mô 2,0 ha). Điều đó cho thấy tiềm năng nâng
cao năng suất lạc ở nước ta là có triển vọng và phù hợp với yêu cầu của người
sản xuất.


2
Huyện Hưng Nguyên nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, có các bãi
đất phù sa ven sông và các vùng đất ruộng một vụ lúa, diện tích hai loại đất
này tương đối lớn, có khả năng phát triển cây rau màu, cây công nghiệp ngắn
ngày, đặc biệt là lạc. Nhưng thực tế lạc ở Hưng Nguyên chưa phát triển mạnh,
việc mở rộng diện tích còn chậm, năng suất còn thấp. Nhiều giống lạc được
các đơn vị đưa vào sản xuất ở địa phương, nhưng cán bộ khuyến nông và
nông dân còn rất lúng túng trong việc chọn ra bộ giống thích hợp cho vùng
đất địa phương nhằm đạt được năng suất cao, thích ứng với vùng sinh thái của
huyện Hưng Nguyên - tỉnh Nghệ An.
Xuất phát từ yêu cầu bức xúc của sản xuất như vậy nên chúng tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của
một số giống lạc nhập nội có triển vọng tại huyện Hưng Nguyên - tỉnh
Nghệ An”.
2. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI

2.1. Mục đích
Nghiên cứu, đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, năng suất và
khả năng chống chịu một số sâu bệnh hại của các giống lạc trong điều kiện

sinh thái tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An nhằm xác định được giống
lạc có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng,
góp phần phát triển sản xuất lạc hàng hoá, nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng
đất đai ở địa phương.
2.2. Yêu cầu
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống lạc có
triển vọng, để bước đầu chọn ra được những giống có năng suất cao, thích
ứng với điều kiện sinh thái của huyện Hưng Nguyên - tỉnh Nghệ An.
- Xây dựng mô hình sản xuất lạc, trên cơ sở giống mới được chọn ra từ
thí nghiệm theo phương pháp thâm canh trên đồng ruộng của nông dân.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Nền sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất lạc nói riêng, muốn
tăng năng suất và chất lượng sản phẩm thì yếu tố quan trọng quyết định hàng
đầu đó là giống. Có một bộ giống tốt, có khả năng cho năng suất cao, thích
ứng với vùng sinh thái của địa phương đó là vấn đề bức thiết đặt ra cho các
nhà nghiên cứu chọn tạo giống và các nhà sản xuất. Giống là tiền đề để tác
động các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất lượng cây trồng
nói chung và cây lạc nói riêng
Khi sử dụng giống tốt, năng suất cây trồng được tăng lên, phẩm chất
cây trồng được cải tiến. Vì vậy, để phát huy được hiệu quả của giống tốt cần
phải sử dụng chúng phù hợp với điều kiện sinh thái, khí hậu đất đai và kinh tế
- xã hội của từng vùng. Trong quá trình nghiên cứu và tổ chức sản xuất các
nhà khoa học đã tổng kết: Chọn tạo giống lạc có thể làm tăng năng suất lạc

khoảng 15 - 30% nhưng nếu biết kết hợp cả giống mới với kỹ thuật canh tác
tiến bộ thì năng suất có thể lên khoảng 60 - 62%. Trong bối cảnh hiện nay,
khí hậu và môi trường sinh thái có nhiều biến đổi, con người phải tiến hành
một nền trồng trọt hiện đại. Nền sản xuất này dựa trên cơ sở áp dụng một cách
khoa học các yếu tố như: giống, nước, phân bón và kỹ thuật chăm sóc…,
đồng thời phải bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên, tránh được ô nhiễm
môi trường. Để đạt được mục đích này trong sản xuất thâm canh, bên cạnh
việc chọn được giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, có khả năng chống
chịu với các điều kiện sinh thái bất lợi và sâu bệnh hại, cần chú ý sử dụng
những loại cây trồng có khả năng cải tạo và bảo vệ đất như các cây họ đậu.


4
Ở Việt Nam từ năm 1998 đến nay năng suất lạc cũng có sự tăng đáng
kể, có được điều đó phải kể đến sự đóng góp tích cực của các tiến bộ kỹ thuật
mới về giống và các biện pháp canh tác tổng hợp. Tuy nhiên đây mới chỉ là
những kết quả bước đầu, tiềm năng năng suất có thể khai thác tốt nếu như
chúng ta chọn ra được những bộ giống lạc có khả năng sinh trưởng phát triển
tốt và cho năng suất cao, thích ứng với vùng sinh thái của địa phương. Hiện
nay ở nước ta đã có hàng chục giống lạc được sử dụng trong sản xuất, mỗi
giống có đặc tính di truyền riêng và có những yêu cầu nhất định về điều kiện
sinh thái. Vì vậy có giống ở vùng sinh thái này thì sinh trưởng thích hợp và
cho năng suất cao, ít bị sâu bệnh phá hại nhưng trong điều kiện sinh thái khác
thì lại sinh trưởng kém và cho năng suất thấp. Để phát triển sản xuất cây lạc
một số vùng nhất định thì việc nghiên cứu tính thích ứng của giống lạc, chọn
ra bộ giống sinh trưởng phát triển phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng sẽ
đem lại hiệu quả kinh tế cao và là một yêu cầu cần thiết trong công tác nghiên
cứu để phát triển sản xuất.
1.2. NGUỒN GỐC VÀ PHÂN BỐ CỦA CÂY LẠC


1.2.1. Nguồn gốc
Theo tài liệu của các nhà sử học, tự nhiên học, khảo cổ học và ngôn
ngữ, người ta cho rằng lạc có nguồn gốc từ Nam Mỹ. Đặc biệt trên những
vùng đảo Tây Ấn, Mêhicô, vùng biển đông - Đông bắc Braxin, trên những
vùng ấm áp thuộc lòng chảo Rio - plata (Achentina, Paragoay, Bôlivia, cực
Tây Nam Braxin, Bêru). Sau đó phổ biến sang Châu Âu, tới vùng bờ biển
Châu Phi, Châu Á (Trung Quốc, Inđônêxia, Ấn Độ), tới quần đảo Thái Bình
Dương và cuối cùng tới các vùng Đông Nam Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, trung tâm trồng lạc nguyên thuỷ xa xưa chưa được xác định
chính xác. Bằng phương pháp phóng xạ các nhà khoa học đã xác định cây lạc
được trồng cách đây 3259 - 3500 năm do dân tộc Inca trồng dọc các ven biển


5
Peru. Theo tác giả Candoble (1982) [36], Higginis (1951) [47] và một số tác
giả khác cho rằng Arachis hypogaea được thuần hoá ở Granchaco Tây Nam.
Krapovickas (1968) [51], qua những chuyến đi thu thập giống lạc ở khắp
Nam Mỹ lại giả thiết rằng vùng Thượng lưu sông Plata Bolivia là trung tâm
nguồn gốc của Arachis hypogaea.
Nguồn gốc của cây lạc ở Việt Nam cho tới nay chưa được xác minh rõ
ràng. Theo Lê Song Dự và CS, 1979 [9] thì cây lạc có thể từ Trung Quốc
nhập vào nước ta khoảng thế kỷ XVII, XVIII.
1.2.2. Phân loại thực vật của cây lạc trồng (Arachis hypogaea L.)
Lạc thuộc họ cánh bướm (Fabaceae), chi Arachis. Từ lâu người ta chỉ
biết đến một loài của chi Arachis đó là lạc trồng A. hypogaea do Line mô tả
từ năm 1753. Theo Gregory và CS, 1980 [45], hiện có 22 loài được mô tả,
phân chia theo nhóm dựa trên cấu trúc hình thái, khả năng tổ hợp và mức hữu
dục của con lai Krapovickas (1968) [51] đã tập hợp nhiều công trình nghiên
cứu của các tác giả trước và tóm tắt như sơ đồ 1.
Arachis hypogaea L

Loài phụ
Thứ:

Hypogaea
Hypogaea

Hirsuta

Fastigiata
Fastigiata

(Nhóm Virginia) (nhóm Valencia)

Vulgaris
(Nhóm Spanish)

Sơ đồ 1: Phân loại lạc trồng
Kế thừa những quan sát của Rjchte, năm 1980 Gregory [45] đã chứng
minh lợi ích của phương pháp phân loại lạc dựa trên hệ thống phân cành, đã
chia loài lạc trồng làm 2 nhóm lớn. Nhóm phân cành xen kẽ và nhóm phân


6
cành liên tục ứng với nhóm Virginia và nhóm Spanish - valencia. Sự khác
biệt về một số đặc điểm hình thái của 2 nhóm trên được tóm tắt ở phụ lục 2.
1.2.3. Phân nhóm lạc theo thời gian sinh trưởng
Thời gian sinh trưởng (TGST) là một chu kỳ sống của cây có hoa, từ hạt
ngủ nghỉ thông qua nẩy mầm, sinh trưởng sinh dưỡng, sinh trưởng sinh sản dẫn
đến ra hoa, hình thành quả và kết hạt. Quá trình này là bản chất di truyền của
giống. Tuy nhiên, nó còn chịu tác động của môi trường xung quanh như: yếu tố

nhiệt độ, thời gian chiếu sáng, bức xạ mặt trời, độ ẩm đất, độ ẩm không khí và
các chế độ canh tác khác...Vì vậy, phân nhóm theo thời gian sinh trưởng cũng
chỉ là một khái niệm tương đối. Lạc là cây trồng nhiệt đới nên yếu tố nhiệt độ
và ẩm độ đất là hai yếu tố quyết định sự biến động về TGST.
Theo Trần Đình Long và các cộng sự (1991) [20] TGST của cây lạc
được phân làm 9 nhóm với các giống điển hình như sau:
Nhóm 1: Dưới 90 ngày (Lì, Giấy, Tai nan)
Nhóm 2: Từ 91 - 100 ngày (Cúc Nghệ An)
Nhóm 3: Từ 101 - 110 ngày (14017, 4018)
Nhóm 4: Từ 111 - 120 ngày (14039, 4018)
Nhóm 5: Từ 121 - 130 ngày (F2H8 - 25, BH 78, Trạm Xuyên).
Nhóm 6: Từ 131 - 140 ngày (I4476, K453.705)
Nhóm 7: Từ 141 - 150 ngày (K50478, K.842)
Nhóm 8: Từ 151 - 160 ngày (K.897, K. 964 )
Nhóm 9: Trên 160 ngày (I.4510)
1.2.4. Ảnh hưởng của điều kiện khí hậu và đất đai đến quá trình sinh
trưởng và phát triển của cây lạc
1.2.4.1. Khí hậu
Các yếu tố sinh thái như nhiệt độ, ánh sáng chế độ nước có ảnh hưởng
rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển và cho năng suất của cây lạc cũng vì lẽ


7
đó mà các yếu tố khí hậu đã quyết định đến sự phân bố lạc trên thế giới (Lê
Song Dự và CTV, 1979) [9].
- Về nhiệt độ:
Lạc thích ứng với những vùng có nhiệt độ nóng và ẩm (25 - 350C)
(Nguyễn Bảo Vệ và CS, 2005) [33]. Nhiệt độ đất là một yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến sự nảy mầm, mọc và tốc độ sinh trưởng ban đầu của cây con.
Nhiệt độ đất dưới 180C làm cho cây lạc mọc chậm (Mixon và CTV, 1969)

[53]. Hạt mất sức nảy mầm khi nhiệt độ đất trên 450C (Dickens J.w and
khalsa J.S, 1967) [41]. Tuy nhiên cây lạc có khả năng thích ứng với nhiều
vùng địa lý vì chu kỳ sinh trưởng ngắn. Theo Moreshet và các cộng sự
(1996)[54] cho rằng nhiệt độ đất thấp, kết hợp thiếu nước làm cây thấp lá
vàng khô, mã quả xấu, năng suất thấp, còn nhiệt độ cao kết hợp hạn làm cây
thấp, thân nhỏ yếu, lá nhỏ, quả bé, năng suất thấp. Nhiệt độ dưới 130C làm
ngừng sinh trưởng của cây lạc. Sinh trưởng sinh thực mạnh nhất trong khoảng
nhiệt độ từ 240C - 270C. Nhiệt độ ở mức 330C trong thời gian dài làm ảnh
hưởng đến sức sống của hạt phấn (Mixon và CTV, 1969) [53]. Nhiệt độ dưới
200C ảnh hưởng xấu đến ra hoa và tỷ lệ đậu quả (Chand. H.H, 1974) [37]. Tốc
độ hình thành tia quả tăng từ 190C đến 230C. Nhiệt độ tối ưu cho quả phát
triển nằm trong khoảng 300C - 340C. Nhiệt độ quá cao làm cho hạt teo, lép.
-Về ánh sáng:
Lạc là cây quang hợp kiểu C3, ánh sáng ảnh hưởng tới cả quang hợp và
hô hấp. Cường độ ánh sáng thấp trong giai đoạn sinh trưởng làm tăng nhanh
chiều cao cây nhưng giảm khối lượng lá và số hoa (Hang N. and Mc Cloud,
1976) [46]. Việc ra hoa không phụ thuộc vào quang chu kỳ, nhưng phân hoá
mầm hoa và tổng số hoa hình thành quả phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng
(Forrestier E.J, 1957) [43]. Theo Hudgens và Mc Coud (1974) [48] thì sự ra
hoa rất nhạy cảm khi cường độ ánh sáng giảm và nếu cường độ ánh sáng thấp


8
trước thời kỳ ra hoa sẽ gây nên rụng hoa. Tác giả này cũng cho rằng nếu
cường độ ánh sáng thấp ở thời kỳ ra tia, hình thành quả thì làm cho số lượng
tia giảm đi một cách có ý nghĩa, đồng thời khối lượng quả cũng bị giảm theo.
- Về nước và độ ẩm:
Nước là yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất lạc, tuy
rằng lạc được coi là cây trồng chịu hạn, song thực ra chỉ chịu hạn được ở một
giai đoạn nhất định. Kết quả thực hiện tưới nước cho lạc ở Diễn Châu, Nghệ

An (1993) vào thời kỳ lạc bắt đầu ra hoa và rộ hoa cho thấy ở công thức có
tưới, năng suất đạt 24,2 tạ/ha, cao hơn đối chứng không tưới 40% (Đậu Thị
Lương, 1995) [24].
Độ ẩm đất trong suốt TGST của cây lạc yêu cầu từ 70 - 80% độ ẩm giới
hạn đồng ruộng, yêu cầu này có cao hơn một chút ở thời kỳ ra hoa, kết quả
(80 - 85%) và giảm xuống ở thời kỳ chín của hạt. Lúc này thời tiết cần khô
ráo để thu hoạch quả được khô, sạch, màu vỏ đẹp, không bị mọc mầm tại
ruộng và không bị nấm mốc gây hại [33]. Theo Phạm Văn Thiều, 2000 [29],
thời kỳ khủng hoảng nước của lạc là thời kỳ ra hoa rộ, đâm tia và làm quả,
thời kỳ ra hoa rộ mẫn cảm với nước. Lạc được cung cấp nước đầy đủ nhất
trong thời kỳ ra hoa đâm tia, làm quả có thể đạt năng suất tương đương với
cây được cung cấp đầy đủ trong suốt giai đoạn sinh trưởng [5].
1.2.4.2. Đất đai và dinh dưỡng
- Về đất đai:
Do đặc điểm của cây lạc là hình thành quả dưới đất, bộ rễ có nốt sần cho nên
độ màu mỡ tự nhiên của đất không phải là chỉ tiêu cần chọn đất để trồng lạc, mà
điều quan trọng là phải đảm bảo điều kiện thích đáng cho việc tiêu nước, khả năng
giữ nước, những yếu tố liên quan đến kết cấu và cấu trúc của đất. Trên những loại
đất như vậy mới tạo điều kiện tốt cho lạc nảy mầm, dễ dàng ngoi lên mặt đất, tia
đâm xuống đất thuận lợi, khi (nhổ lạc) thu hoạch không bị đứt làm sót quả. Mặt


9
khác đất có thoáng khí mới dễ dàng cho vi sinh vật ở bộ rễ phát triển. Ở đất bí
quả lạc hô hấp kém làm cho khối lượng quả bị giảm. Đất nhiều nước quá
không cung cấp đủ oxy cho rễ hô hấp sẽ làm ức chế sinh trưởng của rễ và trao
đổi chất của cả cây chậm lại. Cây lạc ưa đất hơi chua và trung tính pH = 6,0 - 6,4
(Nguyễn Văn Bình và CS, 1996) [1], (Lê Văn Diễn và CS, 1991) [8]. Đất kiềm
không tốt, khi pH = 7,5 - 8,5 lá trở nên vàng và vết đen xuất hiện trên vỏ quả. Reid
and Cox (1973) [55] lại cho rằng không có thông tin nào cho biết lạc đạt năng suất

cao trên đất có độ pH dưới 5.
- Về dinh dưỡng:
Hầu hết đất trồng lạc có thành phần cơ giới nhẹ nên nghèo dinh dưỡng,
vì vậy sự sinh trưởng của cây lạc phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng mà
cây được cung cấp trong một vụ canh tác. Cũng như các loại cây trồng khác,
cây lạc cần dưỡng chất khoáng đa lượng lẫn vi lượng, đặc biệt là P, Ca, Mo.
Vì thế trong dân gian có câu "không lân không vôi thì thôi trồng lạc".
* Đạm (N):
Thời kỳ lạc hấp thu đạm nhiều nhất là thời kỳ ra hoa, làm quả và hạt,
thời kỳ này chỉ chiếm 25% tổng TGST của cây lạc, nhưng hấp thụ từ 40 45% nhu cầu đạm của cả chu kì sinh trưởng (Nguyễn Văn Bình và CS,
1996)[1]. Nguồn đạm do vi khuẩn cộng sinh cố định đạm cung cấp có thể đáp
ứng được 50 - 70% nhu cầu đạm của cây và sau khi thu hoạch nó để lại trong
đất một lượng đạm đáng kể (Trần Văn Điền, 1990) [11].
Tuy nhiên các nốt sần chỉ xuất hiện khi lạc có cành nhánh và phát triển
nhiều khi lạc bắt đầu ra hoa. Do vậy, ở giai đoạn đầu sinh trưởng của cây còn
nhỏ (3-5 lá) cần được bổ sung một lượng đạm hoặc bón một lượng đạm kết
hợp với phân chuồng, nhằm tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển
mạnh, thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn cộng sinh ở giai đoạn sau (Ưng
Định và CS, 1977) [12]. Mặc dù yêu cầu về N của cây lạc là rất lớn, song


10
cũng chỉ cần bón một lượng nhỏ (25 - 30 kg N/ha) tuỳ từng giống hay từng
loại đất là đủ [4]. Nhiều nhà nghiên cứu đã cho thấy năng suất quả lạc chỉ
tăng khi có một tỉ lệ thích hợp giữa N và P, không nên chỉ bón đơn lẻ mỗi loại
yếu tố đó. Bón N có thể bón vào đất và bón qua lá. Hiệu lực 1kg đạm nguyên
chất tăng từ 5 đến 8,6kg lạc vỏ (Trần Văn lài và CS, 1993) [19].
* Lân (P2O5):
Lân là yếu tố dinh dưỡng chủ đạo của cây lạc. Lân có tác dụng kích
thích sự sinh trưởng của cây lạc, làm cho lạc chín sớm, lân thúc đẩy sự phát

triển của nốt sần, tăng sức sống của hạt (Phạm Văn Thiều, 2000) [29]. Bón
lân cho lạc làm tăng khả năng tích luỹ chất khô của cây, kéo dài thời gian ra
hoa và tăng tỷ lệ đậu quả (Lê Song Dự và CS, 1979) [9]. Tuy nhiên khi
nghiên cứu nhu cầu về lân của cây lạc, rất nhiều tác giả cho rằng, lạc hút một
lượng lân tương đối nhỏ. Bởi trong thực tế cây lạc có thể mọc bình thường dù
trong đất rất ít lân dễ tiêu, điều này có thể được là nhờ sự hình thành liên kết
rễ - nấm, hay vi khuẩn photphobacteria sống ở vùng rễ và làm lân khó tiêu
chuyển thành lân dễ tiêu.
Lạc hấp thụ lân nhiều nhất ở thời kỳ ra hoa, hình thành quả. Trong thời
gian này, lạc hấp thu tới 45% lượng hấp thụ lân của cả chu kỳ sinh trưởng. Sự
hấp thu lân giảm rõ rệt ở giữa thời kỳ quả chín (Nguyễn Văn Bình và CS,
1996) [1]. Theo kết quả nghiên cứu về lân đối với lạc cho thấy rằng đất càng
nghèo thì hiệu lực của phân lân càng cao. Mặc dù cây lạc chỉ cần một lượng
lân nhỏ dễ tiêu để sản xuất ra lượng lạc quả lớn song đối với cây lạc vẫn phải
bón một một lượng phân lân lớn vì hiệu quả hấp thụ lân từ phân bón rất thấp.
* Kali (K2O):
Kali có vai trò quan trọng trong sự quang hợp của lá và sự phát triển
của quả, tăng khả năng giữ nước của tế bào, làm cho thành tế bào vững chắc,
tăng thêm tính chịu hạn và chống xuất hiện nhiều quả 1 hạt [4]. Thiếu kali


11
cũng sẽ làm cho cây sinh trưởng chậm lại, các lá bị chết khô và chuyển màu
(Phạm Văn Thiều, 2000) [29]. Ở những lá già khi bị thiếu kali thì phần mép lá
xuất hiện các đốm vàng nhạt, phần còn lại vẫn có màu xanh đặc trưng. Còn
trên các lá non thì hiện tượng chuyển màu lại tương đối đều hơn, có khi còn
có những chấm nhỏ màu nâu hoặc vàng lá chét sẽ uốn cong như hình thìa.
Bón kali cho lạc trên đất có độ phì trung bình và giàu đã làm tăng khả
năng hấp thu N và P. Nếu thừa K sẽ cản trở sự hấp thụ Ca, Mg, đặc biệt ở
vùng quả, làm thối quả, quả không mẩy [4].

* Can xi (Ca):
Ca là nguyên tố không thể thiếu khi trồng lạc. Việc bón vôi cho lạc đã
được nông dân ta sử dụng từ thập kỷ 60 lại đây và đã được đưa vào quy trình
kỹ thuật từ nhiều năm nay. Bón vôi cho lạc không chỉ có ý nghĩa là để làm
tăng trị số pH của đất mà còn là chất dinh dưỡng cần thiết cho lạc, đồng thời
tạo môi trường thích hợp cho vi khuẩn cố đinh đạm phát triển dễ dàng (Phạm
Văn Thiều, 2000) [29]. Ca là một trong những yếu tố quan trọng nhất để sản
xuất lạc hạt to. Nhu cầu Ca của lạc cao nhất là thời kỳ hình thành quả và
hạt[4]. Kết quả nghiên cứu thử nghiệm (1991-1993) của Viện KHKTNNVN
tại Nghệ An và Hà Bắc cho thấy: Bón vôi cho lạc ở hầu hết các điểm đều cho
năng suất tăng lên đáng kể, từ 8,5 - 36% ở Nghệ An và 13 - 19,5% ở Hà Bắc.
1.2.5 Giá trị của cây lạc
1.2.5.1.Giá trị dinh dưỡng của cây lạc
Bộ phận sử dụng chủ yếu của lạc là hạt. Hạt lạc từ lâu đã được sử đụng
làm thực phẩm cho người. Nói chung, lạc là nguồn thức ăn có hàm lượng dầu
(40 -60) và protein cao (25-34%) [9], [12].
Ngoài ra trong lạc còn chứa 9-12% Gluxit, 2-4,5% xenlulô, 1,8-4,6%
tro, 6,0-22,05 hyđratcacbon và nhiều loại vitamin (A, B1, B2, B6, PP, E...).
Những thành phần sinh hoá này có thể thay đổi phụ thuộc vào giống, sự biến


12
động các điều kiện khí hậu giữa các năm, vị trí hạt ở quả và các yếu tố không
bình thường như sâu bệnh hại và phương pháp phân tích khác nhau cùng ảnh
hưởng tới, thành phần sinh hoá của hạt (Trần Văn Điền, 1990) [11].
Do hạt lạc có hàm lượng dầu cao nên năng lượng cung cấp lớn. Dầu lạc
là hỗn hợp glixerit bao gồm 80% axit béo không no và 20% axit béo no, do đó
dầu lạc rất thích hợp để làm dầu ăn thay mỡ động vật, làm giảm colextêron
trong máu. Protein của lạc có nhiều axit amin không thay thế quan trọng như
Lizin, triptofan, fenillanin, metionin, treonin, lơxin, izolơxin, valin. Ngoài ra

trong lạc còn có Cacbuahyđro thơm. Như vậy lạc là một loại thức ăn giàu lipit,
protein, nhiều vitamin và lạc rang có hương thơm, mùi vị đặc biệt không loại thực
phẩm nào có [1]. Từ lạc có thể chế biến nhiều loại thức ăn có giá trị cho con người
như: Lạc rang, lạc luộc, lạc muối, lạc chao dầu, bơ lạc, bột lạc, kẹo lạc, sữa lạc,
fomat lạc...
Ngoài giá trị dinh dưỡng cho con người, lạc còn là nguồn thức ăn tốt
cho gia súc. Trong thân lá lạc có tỉ lệ đường và đạm khá cao (đường>24%,
protein > 10%), vỏ quả lạc có 4,2% protein, đường 18,5%, đặc biệt là khô dầu
lạc có chứa 50,8% protein, do đó nó có thể cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho
gia súc [1].
1.2.5.2. Giá trị của cây lạc trong công nghiệp chế biến
Cây lạc là nguồn nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến,
công nghiệp thực phẩm như các ngành công nghiệp sản xuất dược phẩm, ép
dầu, làm bánh kẹo, làm fomat, bơ lạc, sữa lạc, làm nước chấm, đậu phụ lạc, xà
phòng, chế biến thức ăn gia súc...Từ các ngành công nghiệp chế biến lạc, đã
tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, góp phần tích cực vào việc nâng cao hiệu quả
sử dụng các sản phẩm của cây lạc và khả năng sử dụng lao động trong sản
xuất. Trong số các cây đậu đỗ thực phẩm thì lạc là cây quan trọng bậc nhất
trong công nghiệp chế biến.


13
Trong nhiều nước kém và đang phát triển, công nghiệp chế biến sản
phẩm cây đậu đỗ thường tồn tại ở mức sản xuất nhỏ, mang tính địa phương.
Tuy nhiên do nhu cầu về protein và dầu thực vật tăng lên, nên công nghiệp
chế biến sản phẩm cây đậu đỗ ở các cơ sở sản xuất nhỏ vẫn phải hoạt động và
đã đem lại một lượng sản phẩm đáng kể cho xã hội. Các sản phẩm từ chế biến
đậu đỗ là dầu được tinh chế, bột protein và các sản phẩm phụ như khô dầu.
Sản phẩm dầu tinh chế được cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng làm đồ
ăn, hoặc tiếp tục làm nguyên liệu chế biến cho các ngành công nghiệp khác.

Bột protein được sử dụng cho chế biến ăn chay, hay bổ sung thành phần trong
sản xuất xúc xích, batê và nhiều loại thực phẩm khác cho người. Bột protein
và khô lạc được sử dụng nhiều trong chế biến thức ăn cho gia súc với hàm
lượng dinh dưỡng cao.
1.2.5.3. Giá trị của cây lạc trong hệ thống trồng trọt
Lạc không những có khả năng cung cấp dinh dưỡng cho con người và
gia súc, mà nó còn có khả năng cải tạo đất nhờ hệ thống vi khuẩn cộng sinh
cố định đạm và các bộ phận thân lá rễ của cây lạc.
Cây lạc thuộc họ đậu, có khả năng đặc biệt là khi cộng sinh với loài vi
khuẩn Rhizobium virgna có khả năng sử dụng nitơ phân tử ở khí trời. Chính
nhờ khả năng này mà trồng lạc không cần bón phân đạm nhiều như các loại
cây trồng khác nhưng vẫn đảm bảo năng suất, đồng thời nó còn cung cấp trở
lại cho đất một lượng đạm đáng kể (Mayer R.J.K and wood I. M, 1987) [52].
Theo Lê Văn Diễn và CS (1991) [8] việc luân canh giữa cây họ đậu với
cây trồng khác đã góp phần cải thiện chế độ dinh dưỡng khoáng đối với các
cây trồng này. Mặt khác với bộ tán cây dày, có khả năng che phủ tốt, nên cây
lạc làm giảm mức độ xói mòn của đất, nó góp phần bảo vệ, nâng cao độ phì
của đất, đặc biệt vào mùa mưa.


14
1.3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ LẠC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.3.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Trên thế giới hiện nay nhu cầu sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng
đã và đang khuyến khích nhiều nước đầu tư phát triển sản xuất lạc với quy mô
ngày càng mở rộng.
Tổng hợp từ các nguồn số liệu của Florkowski (1994) [44], Cerar
(2002) [38], thống kê của FAO [42], USDA (2002 - 2006) [56] cho thấy diện
tích trồng lạc trên toàn thế giới trong 35 năm qua tăng 14,1%. Những năm 70

(ở phụ lục 4) diện tích lạc trung bình hàng năm là 17,965 triệu ha, sang những
năm thập kỷ 90 là 20,624 triệu ha. Diện tích bình quân hàng năm của sáu năm
gần đây (2000 - 2005) trên thế giới là 22,41 triệu ha, tăng so với những năm
70 là 24,5%, tăng so với những năm 90 là 10,4%.
Về năng suất lạc trên thế giới, nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật và sử dụng
giống lạc mới nên năng suất tăng không ngừng. Trong những năm 70 trung
bình năng suất lạc thế giới là 9,3 tạ/ha, những năm 80 là 11,0 tạ/ha, những
năm 90 là 12,8 tạ/ha [38], sáu năm gần đây (2000 - 2005) trung bình năng
suất lạc thế giới là 14,4 tạ/ha [42], [56], tăng so với những năm 70 là 5,1 tạ/ha
(+54,8%) [38], [42], [44]. Năng suất lạc trung bình toàn thế giới tăng, song
không đều giữa các vùng lãnh thổ, thậm chí có nhiều nơi giảm. Cụ thể: Ở
Châu Á tăng từ 9,1 tạ/ha (1970 - 1979) lên 16,4 tạ/ha năm 2004 [56]. Các
nước Châu Phi năng suất lạc rất thấp dưới 10,0 tạ/ha. Còn các nước khu vực
Châu Mĩ có năng suất lạc rất cao, như năm 2004 khu vực Bắc Mĩ năng suất
37,5 tạ/ha [56], ở Nam Mĩ đạt 21,5 tạ/ha [38]. Các nước Châu Âu năng suất
tăng từ 16,1 tạ/ha (1970 - 1979) lên 25,5 tạ/ha (1990 - 1999) [38].
Về sản lượng lạc trung bình thế giới những năm 90 là 26,399 triệu
tấn/năm, tăng 58,01% so với những năm 70 (16,707 triệu tấn/năm), trong đó:


15
Châu Á sản lượng tăng mạnh nhất là 104,69% (từ 9,548 triệu tấn/năm lên
19,543 triệu tấn/năm), điển hình tính riêng khu vực Đông Á, sản lượng lạc
trung bình những năm 90 tăng so với những năm 70 gần 300% [38], [51].
Châu Phi tăng 4,6% còn Châu Mĩ sản lượng giảm 4,9%. Sản lượng lạc trung
bình sáu năm gần đây (2000 - 2005) của thế giới là 32,261 triệu tấn/năm, tăng
so với những năm 70 là 93,1%, tăng so với những năm 90 là 23,5% [38], [56].
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới (1996 - 2005)
Năm


Diện tích (1000 ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (1000 tấn)

1996

20.872

13,8

28.958

1997

20.182

13,5

27.287

1998

21.225

14,0

29.819


1999

21.622

13,5

29.263

2000

22.038

13,7

30.192

2001

23.160

14,6

33.814

2002

21.260

14,3


30.402

2003

22.510

14,3

32.189

2004

22.690

14,6

33.140

2005

22.830

14,8

33.830

(Nguồn USDA - 2006), [56]

Theo các nguồn thống kê của Cesar và CS (2000) [38], Florkowski W.J
(1994) [44] thì Ấn Độ là quốc gia có diện tích trồng lạc lớn nhất thế giới, song

năng suất lạc rất thấp, thấp hơn năng suất trung bình của thế giới. Theo thống
kê của FAO [42] và USDA (2000 - 2006) [56] thì 5 năm gần đây (2000 2004) diện tích trồng lạc trung bình hàng năm ở Ấn Độ là 8 triệu ha, năng
suất là 8,6 tạ/ha giảm so với những năm 90 là 8,5%.


×