Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biên pháp kỹ thuật đối với giống hồng không hạt pác bó tại huyện hà quảng, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 107 trang )

i
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
....................................................

NÔNG VĂN NINH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
ĐỐI VỚI GIỐNG HỒNG KHÔNG HẠT PÁC BÓ
TẠI HUYỆN HÀ QUẢNG TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số: 60.62.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: 1.TS.Nguyễn Đức Thạnh
2.TS.Nguyễn Thế Huấn

Thái Nguyên, tháng 10 năm 2010


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát
triển và một số biên pháp kỹ thuật đối với giống hồng không hạt Pác Bó tại
huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng” là do chính tôi thực hiện, dưới sự hướng
dẫn khoa học của TS Nguyễn Đức Thạnh và TS Nguyễn Thế Huấn. Mọi số
liệu trong luận văn là trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ bất cứ một
công trình khoa học nào.


Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện luận văn đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.

Thái nguyên, tháng 10 năm 2010
HỌC VIÊN CAO HỌC

Nông Văn Ninh


iii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên, Khoa sau đại học, Khoa trồng trọt, các thầy giáo, cô
giáo đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn TS Nguyễn
Đức Thạnh và TS Nguyễn Thế Huấn những người thầy đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ tôi trong suất quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân, các phòng
ban chuyên môn Huyện Hà Quảng. UBND xã Trường Hà, huyện Hà Quảng,
tỉnh Cao Bằng và các hộ gia đình chị Vấn, chị Khiêm, anh Báu xã Trường
Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng có vườn để đặt thí nghiệm đã tạo điều
kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình theo dõi thu thập số liệu cho
bản luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp,
cơ quan và gia đình đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành luận văn này.


Thái nguyên, tháng 10 năm 2010
HỌC VIÊN CAO HỌC

Nông Văn Ninh


iv

MỤC LỤC
Phần 1 : MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1

1. Đặt vấn đề .......................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ............................................................................ 2
3. Yêu cầu và ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................. 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................ 3
2.1.1. Cơ sở khoa học của biện pháp cắt tỉa.............................................................3
2.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón qua lá.......................................6
2.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất điều hoà sinh trưởng.......................9
2.2. Nguồn gốc, phân bố và tình hình sản xuất hồng ăn quả ........................... 13
2.2.1. Nguồn gốc và phân loại.................................................................................13
2.2.2. Tình hình phân bố và sản xuất hồng ăn quả................................................16
2.3. Những nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học liên quan đến phạm vi
của đề tài .............................................................................................. 26
2.3.1. Nghiên cứu về đặc điểm sinh vật học cây hồng..........................................26
2.3.2. Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh cây hồng .................................................30
2.3.3. Nhu cầu dinh dưỡng và kỹ thuật bón phân cho hồng.................................33
2.3.4. Nguồn gốc, đặc tính một số chất điều hoà sinh trưởng và phân bón
qua lá sử dụng trong nghiên cứu của đề tài.....................................................35

2.3.5. Một số đặc điểm của giống hồng Pác Bó....................................................36
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......... 38
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................. 38
3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................. 38
3.3. Nội dung nghiên cứu ..................................................................... 38
3.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................... 38
3.4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình sản xuất cây ăn quả và cây
hồng tại Hà Quảng - Cao Bằng...............................................................................38
3.4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh học .....................................................................39
3.4.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất giống
hồng không hạt Pác Bó tại Hà Quảng - Cao Bằng................................................39
3.5. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi các chỉ tiêu ............................... 40


v
3.5.1. Theo dõi đặc điểm sinh học của giống hồng Pác Bó .................................40
3.5.2. Nghiên cứu các giai đoạn ra hoa, đậu quả, năng suất, chất lượng quả ....41
3.5.3. Các chỉ tiêu về chất lượng quả......................................................................42
3.5.4. Các chỉ tiêu về sâu bệnh................................................................................42
3.6. Phương pháp xử lý số liệu và tính toán.......................................... 44
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 45
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sản xuất hồng tại
huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng ........................................................... 45
4.1.1. Điều kiện tự nhiên..........................................................................................45
4.1.2. Tình hình sản xuất hồng tại huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng...................49
4.1.3. Tình hình áp dụng các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc...................51
4.1.4. Cơ cấu giống hồng tại xã Trường Hà huyện Hà Quảng tỉnh
Cao Bằng ................................................................................................................53
4.2. Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống hồng Pác Bó .... 53
4.2.1. Những nghiên cứu về đặc điểm hình thái ở cây hồng Pác Bó ..................53

4.2.2. Quá trình ra hoa, đậu quả của giống hồng Pác Bó......................................59
4.2.3. Đặc điểm hình thái quả và năng suất quả hồng Pác Bó.............................61
4.2.4. Tình hình sâu bệnh hại trên cây hồng Pác Bó tại Hà Quảng Cao Bằng .....62
4.3. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật hạn chế hiện tượng rụng
quả trên giống hồng Pác Bó tại Hà Quảng Cao Bằng................................. 63
4.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất chất
lượng cây hồng Pác Bó tại Hà Quảng Cao Bằng..................................................63
4.3.2. Kết quả nghiên cứu tác dụng của chế phẩm điều tiết sinh trưởng và
phân bón qua lá đến khả năng ra hoa đậu quả của cây hồng Pác Bó...... 68
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................. 75
1. Kết luận............................................................................................ 75
2. Đề nghị............................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 77
PHẦN PHỤ LỤC ............................................................................................. 83


vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NS

Năng suất

SL

Sản lượng

DT

Diện tích


PTNT

Phát triển nông thôn

CAQ

Cây ăn quả

TGST

Thời gian sinh trưởng

Cành TT

Cành thành thục


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sản lượng trồng hồng của một số nước trên thế giới năm 2005 - 2008..... 17
Bảng 2.2: Sự phân bố và sử dụng của các loài thuộc chi Diospyros .............. 18
Bảng 2.3: Diện tích, sản lượng hồng ở Việt Nam đến năm 2000................... 19
Bảng 2.4: Diện tích hồng của một số tỉnh trong cả nước năm 2004............... 20
Bảng 2.5: Lượng phân bón cho hồng ở các cấp tuổi (kg/cây) ........................ 34
Bảng 4.1. Diễn biến khí hậu trung bình 10 năm và năm 2009 tại Cao Bằng . 47
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tại Hà Quảng ........................ 49
Bảng 4.3: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây ăn quả chính năm 2006- 2008..50
Bảng 4.4: Diện tích, cấp độ tuổi cây hồng tại xã Trường Hà huyện Hà Quảng
tỉnh Cao Bằng năm 2009................................................................. 51

Bảng 4.5: Số hộ, tỷ lệ hộ áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc hồng..... 52
Bảng 4.6 :Cơ cấu các giống hồng hiện đang đợc trồng tại xã Trường Hà
huyện Hà Quảng.............................................................................. 53
Bảng 4.7: Đặc điểm thân, cành hồng Pác Bó.................................................. 54
Bảng 4.8: Đặc điểm lá của giống hồng Pác Bó............................................... 55
Bảng 4.9: Đặc điểm và khả năng sinh trưởng lộc xuân năm 2009 ................. 56
Bảng 4.10: Đặc điểm và khả năng sinh trưởng lộc hè năm 2009 ................... 57
Bảng 4.11: Đặc điểm và khả năng sinh trưởng lộc thu năm 2009.................. 58
Bảng 4.12: Động thái tăng trưởng chiều dài các đợt lộc năm 2009 ............... 59
Bảng 4.13: Quá trình ra hoa, đậu quả của hồng Pác Bó ................................. 60
Bảng 4.14: Một số chỉ tiêu liên quan đến năng suất, chất lượng và năng suất
quả hồng Pác Bó.............................................................................. 62
Bảng 4.15:Tình hình sâu bệnh hại trên cây hồng tại Hà Quảng Cao Bằng .... 62
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng ra hoa, đậu quả,
năng suất hồng Pác Bó .................................................................... 64
Bảng 4.17: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến kích thước quả và năng suất
hồng Pác Bó .................................................................................. 65


viii
Bảng 4.18: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến chất lượng quả hồng Pác Bó ......67
Bảng 4.19: Hiệu quả kinh tế của biện pháp cắt tỉa cho hồng.......................... 67
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của GA3 và phân bón dinh dưỡng qua lá đến tình hình
ra hoa và đậu quả của cây hồng Pác Bó........................................ 69
Bảng 4.21: Ảnh hưởng của GA3 và phân bón dinh dưỡng qua lá đến kích
thước quả và năng suất quả hồng Pác Bó ..................................... 70
Bảng 4.22: Ảnh hưởng của phun GA3 kết hợp phân bón dinh dưỡng qua lá
đến chất lượng hồng Pác Bó ......................................................... 73
Bảng 4.23: Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế khi phun GA3 kết hợp phân bón
dinh dưỡng qua lá cho hồng.......................................................... 74



ix

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1: Phân loại hồng theo Mori 1953 ........................................................ 15
Đồ thị 4.1: So sánh lượng mưa và nhiệt độ giữa các tháng ............................ 48
Đồ thị 4.2 : Tỷ lệ các loại lộc của giống hồng Pác Bó.................................... 58
Đồ thị 4.3: Ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến số quả và năng suất ........... 66
Đồ thị 4.4: Ảnh hưởng phun GA3 kết hợp phân bón qua lá đến năng suất của
hồng Pác Bó .................................................................................................... 72


1
Phần 1

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Cây hồng (Diospyros Kaki L), thuộc họ thị (Ebenaceae) là một trong
những loại cây ăn quả quan trọng nhất của các nước châu Á thuộc miền ôn
đới như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên… Người châu Âu đánh giá quả
hồng khá cao, chỉ sau đào, lê, táo tây, bơ, Ở châu Âu hồng được trồng nhiều ở
vùng Địa Trung Hải.
Hồng ở Việt Nam được coi là một trong những loại quả quý vì có mã
quả đẹp, vị ngọt, không chua nên rất hợp với khẩu vị của người Á đông. Cây
hồng được đánh giá rất cao vì một số lý do sau:
Hồng không chỉ nổi tiếng là loại quả chứa nhiều đường 12 - 16%,
trong đó chủ yếu là đường glucoza và fructo, vì thế hồng thuộc loại quả ăn
kiêng. Lượng axit 0,1% (ít khi tới 0,2%). Trong 100g thịt quả chín (phần ăn

được) chứa 16 mg vitamin C, 0,16 mg caroten; Ngoài ra còn có Vitamin PP;
B1, B2,…, các hợp chất hữu cơ, sắt và chất chát (tanin) có 0,25 - 0,3%.
Huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng có giống hồng không hạt (mà người dân
thường gọi là hồng Pác Bó) là loại quả đặc sản được nhiều người biết đến. Đặc
biệt với những người đến thăm quan địa danh Pác Bó đều có cơ hội thưởng thức
giống hồng này. Còn các địa phương khác người dân biết đến sản phẩm này
không nhiều vì nó chưa được nghiên cứu và giới thiệu như các giống hồng khác
thậm chí các tài liệu viết về cây hồng này cũng rất ít. Giống hồng không hạt Pác
Bó khi chín quả có màu vàng, thịt quả khi ăn có mùi thơm, vị ngọt, dẻo...), quả
chín vào đúng dịp tết trung thu hàng năm (đáp ứng nhu cầu thị trường ngày rằm
tháng tám) và có thời gian thu hoạch bảo quản tương đối dài. Do vị trí địa lý,
kinh tế xã hội, tập quán canh tác... Đặc biệt là giao thông và thông tin thị trường
làm hạn chế rất nhiều đến sự phát triển của giống hồng này. Bên cạnh đó hiện


2
nay do người dân chưa đầu tư thời gian, nhân lực, vật lực để phát triển nên diện
tích còn rất khiêm tốn và sản phẩm chưa được bán rộng rãi trên thị trường cả
nước. Qua theo dõi thực tế, phần lớn diện tích Hồng không hạt Pác Bó được
người dân trồng theo cách truyền thống, thiếu chăm sóc, bón phân không đầy đủ
và chưa cân đối, kịp thời nên tỷ lệ hoa và quả rụng nhiều, cây thiếu dinh dưỡng
còi cọc, chậm phát triển. Việc phát triển cây hồng còn nhiều hạn chế so với tiềm
năng của giống và ưu thế về điều kiện tự nhiên - xã hội huyện Hà Quảng. Vì
vậy, với mong muốn phát triển cây hồng thành vùng sản xuất hàng hoá, đáp ứng
thị trường người tiêu dùng và phát huy lợi thế của vùng để tăng thu nhập cho
người dân thì việc nghiên cứu và áp dụng biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý để
phát triển cây hồng Pác Bó trở thành cây hàng hoá, góp phần nâng cao thu nhập
của người dân địa phương là rất cần thiết. Từ những vấn đề đặt ra ở trên chúng
tôi tiến hành thực hiện đề tài:
"Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật

đối với giống hồng không hạt Pác Bó tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng".
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của cây hồng không hạt
Pác Bó tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế hiện tượng rụng
quả, nâng cao năng suất nhằm góp phần hoàn thiện quy trình chăm sóc hồng.
3. YÊU CẦU VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

- Xác định một số đặc điểm sinh học, sinh trưởng liên quan đến năng suất,
chất lượng của giống hồng không hạt Pác Bó tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
- Xác định hiệu quả của một số biện pháp kỹ thuật: cắt tỉa, phun chất
điều hoà sinh trưởng, phân bón qua lá, liên quan đến tỷ lệ đậu quả, năng suất
và chất lượng quả hồng không hạt Pác Bó, từ kết quả nghiên cứu tìm ra biện
pháp tốt nhất để ứng dụng vào thực tiễn sản xuất.
- Đề tài góp phần bổ sung vào quy trình trồng và chăm sóc cây hồng Pác bó.


3
Phần 2

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.1. Cơ sở khoa học của biện pháp cắt tỉa
Bên cạnh công tác chọn giống thích hợp với vùng sinh thái và mục
đích sử dụng, việc nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất
và chất lượng cây ăn quả nói chung và cây hồng Pác Bó nói riêng có ý nghĩa
quan trọng đối với người trồng trọt và các nhà khoa học.
Cây hồng sinh trưởng và phát triển tốt khi nó nhận được đầy đủ dinh

dưỡng từ 2 nguồn:
- Dinh dưỡng nuôi cây được hút thông qua bộ rễ
- Dinh dưỡng cung cấp cho cây từ bộ lá do quá trình quang hợp
Sự cân đối giữa hai nguồn dinh dưỡng trên giúp cho cây sinh trưởng
phát triển tốt từ đó con người tác động vào cây để có tỷ lệ C/N thích hợp (C
là nguồn cacbon, N là nguồn đạm). Tỷ lệ C/N cao thường xảy ra ở cây già bộ
rễ hoạt động kém nên cung cấp nhựa nguyên không đủ, trong khi bộ khung
tán lớn, lá nhiều quang hợp cũng không tốt do vậy việc vận chuyển nhựa gặp
nhiều khó khăn. Tỷ lệ C/N thấp thì nhựa luyện ít do quang hợp yếu, lá quá
dày hơn nữa thường xảy ra vào trường hợp cây còn non bộ rễ sung sức, hút
các chất dinh dưỡng mạnh và bón quá nhiều phân nhất là đạm.
Cũng như các loại cây ăn quả khác cây hồng đều trải qua hai giai đoạn
đó là:
- Giai đoạn kiến thiết cơ bản
- Giai đoạn kinh doanh
Cắt tỉa ở giai đoạn kiến thiết cơ bản để tạo cho cây có bộ khung tán
vững chắc, cành phân bố đều còn cắt tỉa ở giai đoạn kinh doanh (cây đã cho
thu hoạch quả) là một biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao năng suất, phẩm


4
chất, khắc phục được hiện tượng ra quả cách năm, kéo dài thời gian thu
hoạch và làm tăng hiệu quả kinh tế.
Cắt tỉa tạo cho cây khoẻ mạnh sung sức và bồi dưỡng được nhiều cành
mẹ tốt, dinh dưỡng không bị phân tán, nhằm điều chỉnh cân đối giữa quá
trình sinh trưởng sinh dưỡng và quá trình sinh trưởng sinh thực tạo điều kiện
cho cây ra hoa đậu quả tốt. Trích dẫn Nguyễn Kim Đương [9] theo Giáo sư
Trần Thế Tục (1997) Cắt tỉa là biên pháp kỹ thuật quan trọng và cần thiết
được tiến hành thường xuyên, giúp cho cây phân bố thân, cành một cách
đồng đều, hợp lý để tận dụng không gian, rút ngắn độ cao, tăng chiều rộng

tán. Làm cho cây thông thoáng, quang hợp tốt, tránh được sâu bệnh và tránh
những cành ra không có hiệu quả mất nhiều dinh dưỡng không cần thiết. Tuy
nhiên hiện nay người làm vườn vẫn chưa nhận thức đầy đủ về biện pháp cắt
tỉa, mới chỉ tập trung vào khâu bón phân và phòng trừ sâu bệnh.
Tuỳ thuộc vào tuổi cây và điều kiện sinh thái nơi trồng trọt, trong chu
kỳ sống một năm cây hồng thường ra 2 - 3 đợt lộc là xuân, hè, thu. Phạm Văn
Côn (2002) [5], Vũ Công Hậu (1980) [9], Vũ Công Hậu (1999) [11], Trần
Như Ý và cộng sự [34], [35]. Các đợt lộc có liên quan chặt chẽ với nhau, quá
trình ra lộc của năm trước là tiền đề cho sự ra hoa kết quả của năm sau. Nắm
bắt được quy luật trên để có các biện pháp kỹ thuật thích hợp điều khiển quá
trình ra lộc sẽ hạn chế ra hoa đực, hạn chế hiện tượng ra quả cách năm, bồi
dưỡng cành mẹ của cành quả năm sau, điều chỉnh cân đối giữa các bộ phận
dưới mặt đất, hạn chế sâu bệnh, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng quả
hồng [3], [4], [9], [11]. Chính vì những ưu điểm trên việc nghiên cứu quá
trình ra các đợt lộc trong năm trên cây hồng Pác Bó là rất cần thiết và là tiền
đề để xây dựng các biện pháp kỹ thuật.
Theo Phạm Văn Côn (2004) [6], Trần Thế Tục (1994) [28]. Người làm
vườn cần phải tác động tích cực để tạo dựng hệ thống cành, khung, nửa


5
khung và cành nhánh của cây cho phù hợp với cấu trúc của vườn và mục đích
kinh doanh. Trong kỹ thuật làm vườn hiện dại việc đốn, cắt tỉa là khâu kỹ
thuật then chốt, cần có kiến thức, kinh nghiệm và tay nghề.
Hiện nay, nhiều biện pháp đốn tỉa, tạo hình cho cây hồng rất được quan
tâm. thông thường mới đem trồng phải tạo hình ngay, chỉ giữ một thân chính
cao 80 - 100cm. Các cành cắt cụt hết để cây bật ra những cành khoẻ hơn. Chọn
trên thân chính 3 cành khoẻ mọc ra 3 hướng khác nhau để làm cành khung.
Cuối năm thứ nhất, chủ yếu là cắt ngắn các cành khung cấp I để cây ra cành
khung cấp II. trên mỗi cành khung cấp I chỉ để 2 - 3 cành khung cấp II ở các vị

trí thích hợp sao cho các cành hướng ra phía ngoài. Nếu cây khoẻ có thể gây
thêm một cành khung cấp I thứ 4 ở phía ngọn cây. Cuối năm thứ 2 chủ yếu là
cắt ngắn các cành khung cấp II và năm thứ 3 chủ yếu là cắt ngắn cành khung
cấp III. Hết năm thứ 3 coi như tán cây hồng đã ổn định, cây hồng bắt đầy bói
quả và bắt đầu bước sang thời kỳ đốn tạo quả [5], [6], [9], [10], [11].
Cành quả chỉ sinh ra trên cành mẹ mọc từ năm trước. Cành mẹ thường
sinh ra cành quả ở mắt thứ nhất đến mắt thứ 3 tính từ ngọn xuống. Do vậy,
các tác giả trên đã đưa ra nguyên tắc cơ bản của đốn tỉa tạo quả là không đốn
hớt ngọn vì dễ làm mất những mắt sinh ra cành quả, mà cắt từ chân loại bỏ
hẳn những cành mẹ cành quả nào quá yếu, quả tập trung. Cành đã ra quả do
dinh dưỡng tập trung nuôi quả nên sinh trưởng yếu đi, do vậy cũng cần đốn,
kỹ thuật cắt tỉa như sau: cắt tận chân nếu cành yếu, cắt phía trên, nơi đã có
quả, để lại một, hai mầm, những mầm này năm sau sẽ phát triển thành cành
mẹ cành quả và sẽ chọn ở gốc cành một hai cành mẹ cành quả khoẻ nhất.
Những cành mẹ cành quả năm nay nếu được đốn tỉa hợp lý, năm sau sẽ
sinh ra những cành quả khoẻ với số lượng phù hợp ở những vị trí cần thiết
[4], [5], [6], [9], [10], [11]. Như vậy việc nghiên cứu các biện phát cắt tỉa có ý
nghĩa quan trọng trong sản xuất hồng.


6
2.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng phân bón qua lá
2.1.2.1. Biện pháp sử dụng phân bón qua lá
Nhiều kết quả nghiên cứu về phân phức hợp hữu cơ vi sinh tăng năng
suất cây trồng cho thấy: thường sau khi hoa nở rộ hoặc hoa đã tàn lúc này cây
đang ở tình trạng thiếu dinh dưỡng trầm trọng [23], [30]. Ở thời điểm này bộ
rễ ở dưới đất phát triển yếu vì bị ức chế do hoa nở rộ, nếu bón phân vào đất rễ
cũng chưa có điều kiện hấp thu được ngay. Nguyễn Ngọc Nông (1997) [14].
Do vậy, phải kịp thời phun dinh dưỡng lên cây để bổ sung dinh dưỡng và làm
bớt rụng quả sinh lý. Trần Văn Uyển (1995) [30].

Lá là một bộ phận quan trọng của cây trồng, nhiệm vụ của lá là quang
hợp hấp thu dinh dưỡng cho cây. Tất cả quá trình này được diễn ra trên cơ
quan ở mặt lá đó là lỗ khí khổng. Tuy nhiên sự hấp thu các nguyên tố khoáng
dưới dạng ion từ dung dịch gặp phải khó khăn hơn vì tầng cultin ở lớp ngoài
cùng của lá, tầng cultin này có thể dày hay mỏng thuỳ theo từng loại cây
trồng và tuổi của cây.
Lỗ khí khổng có kích thước trung bình 100µm2 (dài 7- 10µm, rộng 312µm), số lượng khá lớn, có thể chiếm tới 1% diện tích lá. Lỗ khí khổng
phân bố ở cả mặt trên và mặt dưới của lá. Số lượng lỗ khí khổng của từng
loại cây rất khác nhau như: số lượng lỗ khí khổng/1mm2 lá ở lá ngô là 120; ở
lá cà chua là 142; đặc biệt ở những cây thân gỗ số lượng lỗ khí khổng rất lớn
từ 300 - 400. Điều đáng chú ý là muốn cho phân bón qua lá mang lại hiệu quả
cao nhất thì nó phải được phun lên bề mặt lá có nhiều lỗ khí khổng. Phương
pháp dinh dưỡng qua lá đặc biệt có hiệu quả trong điều kiện đất nghèo dinh
dưỡng và sự hấp thụ dinh dưỡng của cây ở đất bị hạn chế. Do vậy, việc áp
dụng bón phân qua lá từ 2 - 3 lần ở những thời điểm thích hợp là hoàn toàn
có thể đáp ứng được nhu cầu của cây và cải thiện được năng suất cây trồng.
Horst (1993) [46].


7

2.1.2.2. Hiệu quả của biện pháp sử dụng phân bón qua lá
Bón phân qua lá được xác định là biện pháp có hiệu suất sử dụng phân
bón cao nhất, kinh tế nhất, cây trồng hấp thu được tới 95% lượng phân bón
vào. Nguyên nhân chính là do phân bón qua lá được sản xuất với nguyên liệu
tinh khiết trong sạch đến 99,9%. Trong quá trình sản xuất, phân bón lá được
kết hợp với nhiều nguồn Enzim (enzymes) chiết xuất từ động vật, thực vật,
sinh vật, vi khuẩn hoặc vi nấm, các vi lượng cần thiết giúp cho cây trồng sinh
trưởng, phát triển tốt hơn, Horst (1993) [46].
2.1.2.3. Ưu điểm, nhược điểm của việc sử dụng phân bón qua lá

* Ưu điểm:
Phương pháp sử dụng phân bón qua lá đặc biệt có hiệu quả trong
những trường hợp sau đây:
- Tầng đất mặt nghèo dinh dưỡng, khả năng hấp thu dinh dưỡng của
cây bị hạn chế.
- Đất bị khô hạn không thể cung cấp dinh dưỡng vào đất.
Sử dụng phân bón qua lá là phương pháp rất phổ biến với các nguyên
tố trung lượng như Magiê, S và các nguyên tố vi lượng được yêu cầu với liều
lượng nhỏ. Phương pháp này hoàn toàn có thể thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng
của cây. Điều chỉnh sự mất cân bằng dinh dưỡng của cây khi chuyển giai
đoạn từ sinh trưởng sinh dưỡng sang sinh trưởng sinh thực. Lúc này các chất
dinh dưỡng được tập trung vào hình thành cơ quan sinh sản làm giảm sinh
trưởng bộ rễ, giảm hút khoáng chất dẫn đến mất cân bằng nên bổ sung dinh
dưỡng qua lá sẽ khắc phục được tình trạng này. [55], [56].
Sử dụng phân bón qua lá rất có hiệu quả khi trong đất có hiện tượng
đối kháng ion. Trong điều kiện đất giàu K+ và Mg2+, hàm lượng K lớn hơn
300 mg/kg đất và lớn hơn 160 mg Mg2+/kg đất. Sự hấp thu Mg bị ngăn cản
do hiện tượng đối kháng ion, cây có biểu hiện thiếu Mg nếu bón Mg cho cây


8
vào đất sẽ làm cho cây mất cân bằng dinh dưỡng và chết do ngộ độc Mg,
trong khi đó bón Mg qua lá lại giúp cây hấp thu và sinh trưởng tốt. [55].
* Nhược điểm:
- Chỉ một lượng nhỏ chất khoáng có thể hút qua lá. Đối với các nguyên
tố đa lượng chỉ khoảng 10% là được đồng hoá qua lá. Vì thế phương pháp
này không được sử dụng phổ biến với các nguyên tố đa lượng, với các
nguyên tố này thì dinh dưỡng qua lá được xem như là một biện pháp hỗ trợ
cho các phương pháp dinh dưỡng vào đất trong điều kiện cần thiết và chỉ phổ
biến với các nguyên tố trung lượng và vi lượng.

- Phân bón qua lá rất dễ bị trôi khỏi lá, vì thế khi sử dụng phụ thuộc rất
nhiều vào điều kiện thời tiết.
- Dung dịch dinh dưỡng sau khi phun đòi hỏi phải tạo thành một lớp
phin mỏng trên bề mặt lá với thời gian tồn tại lâu, vì vậy khi phun phải chọn
lúc trời râm mát, phun vào chiều tối và thường kết hợp với các chất hoạt động
bề mặt. [55], [56].
2.1.2.4. Các nghiên cứu về việc sử dụng phân bón qua lá
Khi nghiên cứu về phân phức hợp hữu cơ vi sinh tăng năng suất cây
trồng. Lê Văn Trí (2000) [23], Trần Văn Uyển (1995) [30] nhận thấy: thông
thường sau khi hoa nở rộ hoặc hoa đã tàn cây trồng ở trong tình trạng thiếu
dinh dưỡng trầm trọng. Lúc này bộ rễ ở dưới đất phát triển yếu vì bị ức chế
do hoa nở rộ, đất thiếu nước nếu bón phân vào đất rễ cũng chưa có điều kiện
hấp thu được ngay. Nguyễn Ngọc Nông (1997) [14].
Theo Nguyễn Bảo Vệ, Trần Văn Hau (2004) [32] cho biết: xử lý hoa
xoài Châu Hạng Võ bằng cách phun Thioure nồng độ 0,5% hoặc phun
Nitratkali nồng độ 1,5% (sau khi kích thích tượng mầm hoa bằng tưới
Paclobutrazol ở nồng độ 1 gam a.i/1m đường kính tán cây) không làm ảnh
hưởng đáng kể đến thời gian nhú hoa và nở hoa, thời gian từ khi trổ đến thu


9
hoạch và cũng không làm ảnh hưởng đến phẩm chất của trái. Nhưng biện
pháp xử lý ra hoa này có tác dụng mạnh mẽ đến tỷ lệ đợt ra hoa và năng suất
trái so với cách xử lý ra hoa của nông dân. Đặc biệt là phun Thioure cho năng
suất trái cao nhất, cao hơn gấp đôi cách xử lý của nông dân (phun Dola 0,2e).
Như vậy, phun Thioure nồng độ 0,5% sau tưới Paclobutrazol 1 gam a.i/1m
đường kính tán giúp xoài Châu Hạng Võ ra hoa nhiều và có năng suất cao mà
không ảnh hưởng đến phẩm chất trái. Do vậy, phun dinh dưỡng qua lá kịp
thời là biện pháp quan trọng để bổ sung dinh dưỡng và làm giảm bớt rụng
quả sinh lý, Trần Văn Uyển (1995) [30].

2.1.3. Cơ sở khoa học của việc sử dụng chất điều hoà sinh trưởng
2.1.3.1. Cơ sở khoa học của biện pháp sử dụng chất điều hoà sinh trưởng
Các tác giả: Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm
(1994) [17], Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (1996) [18] cho rằng:
chất điều hoà sinh trưởng ngày nay đã và đang được sử dụng rộng rãi trong
trồng trọt như là một phương tiện điều chỉnh hoá học quan trọng. Nó có nhiều
ứng dụng như kích thích nhanh sinh trưởng của cây, điều khiển sự ngủ nghỉ
của hạt, củ, điều khiển sự ra hoa của cây, điều chỉnh giới tính của hoa, tăng
hiệu quả và tạo quả không hạt, điều chỉnh sự chín của quả.
Quả được hình thành sau khi sảy ra quá trình thụ phấn, thụ tinh. hợp tử
phát triển thành phôi. Phôi sinh trưởng là trung tâm sinh ra các chất kích
thích sinh trưởng có bản chất auxin và giberelin. Các chất này khuyếch tán
vào bầu kích thích sự lớn lên của quả. Vì vậy, nếu không có quá trình thụ
phấn, thụ tinh thì hầu hết hoa sẽ rụng. [16], [17], [18], [23], [33].
Nếu chúng ta sử dụng auxin và giberelin ngoại sinh cho hoa trước khi
thụ phấn, thụ tinh chúng sẽ thay thế được nguồn gốc phyohormon nội sinh từ
hạt và quả sẽ được hình thành, nhưng không qua thụ tinh và sẽ không có hạt.
Việc sử dụng chất điều hoà sinh trưởng tăng sự đậu quả và tạo quả không hạt


10
được sử dụng rất rộng rãi và có hiệu quả cao trong sản xuất với các đối tượng
như; nho, bầu, bí, cà chua, táo...[17], [18], [19], [23].
Hiện nay năng suất quả hồng thu hoạch chưa cao, không ổn định và
chịu tác động của nhiều yếu tố như giống, trình độ và kỹ thuật canh tác cũng
như mức độ đầu tư sản xuất... Năng suất thấp và không ổn định của cây
hồng chủ yếu là do rụng quả. Tỷ lệ đậu quả của hồng khá cao nhưng tỷ lệ
rụng quả của hồng cũng tương đối lớn. Mức độ rụng quả hồng tuỳ thuộc vào
giống, khí hậu và điều kiện chăm sóc. Nhìn chung cây hồng rụng quả khá
nhiều, tỷ lệ cao nhất tới 70% trong đó giống hồng vuông có tỷ lệ rụng quả

cao nhất (Lưu Vinh Quang 1995) [15]. Nguyên nhân rụng quả ở cây hồng
có thể chia thành 3 loại:
- Sự rụng quả sinh lý.
- Tác hại của sâu bệnh.
- Nguyên nhân cơ giới.
Trong đó rụng quả sinh lý là nguyên nhân chủ yếu làm giảm năng suất
của cây hồng. Rụng quả sinh lý bao gồm: quả không thụ tinh, hoa nở muộn,
thiếu nắng, mất cân đối về các chất dinh dưỡng, mất cân đối về chất điều hoà
sinh trưởng. Để khắc phục nguyên nhân này có thể dùng một số chất điều hoà
sinh trưởng phun lên cây nhằm giảm tỷ lệ rụng quả. Phun chất điều hoà sinh
trưởng không những thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của cây, mà
còn làm chậm lại việc hình thành tầng rời, bảo đảm cho việc vận chuyển các
chất dinh dưỡng vào nuôi quả, do đó giảm được tỷ lệ rụng quả [21], [22],
[23], [24]. Như vậy, việc nghiên cứu phun chất điều tiết sinh trưởng cho hồng
để tăng tỷ lệ đậu quả là rất cần thiết trong điều kiện sản xuất hiện nay.
2.1.3.2. Vai trò sinh lý của chất điều tiết sinh trưởng
Chất điều tiết sinh trưởng còn được gọi hoocmon thực vật, nó có tác
dụng tham gia điều chỉnh các quá trình sinh trưởng phát triển của cây trồng.


11
Các hoocmon thực vật là các chất hữu cơ được tổng hợp với lượng nhỏ trong
các bộ phận nhất định của cây và vận chuyển đến các bộ phận khác để điều
hoà các hoạt động sinh lý, các quá trình sinh trưởng phát triển và duy trì mối
quan hệ hài hoà giữa các cơ quan, bộ phận thành một thể thống nhất. Do chức
năng điều chỉnh sự hình thành các cơ quan sinh sản và cơ quan dự trữ nên
hoocmon thực vật có vai trò quyết định đến quá trình hình thành năng suất
thu hoạch của cây hồng. Bằng việc xử lý các chất điều tiết sinh trưởng ngoại
sinh cho các đối tượng cây trồng khác nhau con người có thể nâng cao năng
suất và chất lượng sản phẩm cây hồng. Phạm Văn Côn (2004) [6], Hoàng

Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (1993) [16], Lê Văn Tri [21], [22];
2.1.3.3. Phân loại chất điều hoà sinh trưởng
Để sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng có hiệu quả trong sản xuất
nông nghiệp, việc quan trọng nhất là phân loại và tìm hiểu tính năng tác dụng
của chúng với cây trồng và môi trường.
Căn cứ vào nguồn gốc người ta chia chất điều tiết sinh trưởng làm 2
nhóm là các phytohormon và chất điều tiết sinh trưởng tổng hợp.
Căn cứ vào hoạt tính sinh lý: chia làm 2 nhóm đối kháng nhau về mặt
sinh lý là:
+ Các chất kích thích sinh trưởng: Gồm các nhóm chất Auxin,
Giberellin và Xytokynin được sản sinh ra từ các cơ quan non như lá non, chồi
non, quả non... ở nồng độ thấp chúng kích thích quá trình sinh trưởng của cây
và chi phối sự sinh trưởng hình thành các cơ quan dinh dưỡng.
+ Các chất ức chế sinh trưởng: Gồm Axit abxixic, Erthylen, các
phenol... được hình thành và tích luỹ chủ yếu trong các cơ quan trưởng thành,
cơ quan sinh sản, cơ quan dự trữ. Chúng ức chế quá trình sinh trưởng, thúc
đẩy cây chuyển hoá nhanh vào gian đoạn hình thành cơ quan sinh sản, cơ
quan dự trữ, gây già hoá và chết.


12
2.1.3.4. Sử dụng chất điều tiết sinh trưởng trong sản xuất cây ăn quả
Nguyên tắc sử dụng:
- Nồng độ: Hiệu quả của chất điều tiết sinh trưởng đối với cây phụ
thuộc vào nồng độ. Thông thường, nếu nồng độ quá thấp thì hiệu quả sinh lý
kém, nồng độ sử dụng ở mức thấp sẽ gây hiệu quả kích thích sinh trưởng,
nồng độ cao lại có tác động ức chế, nồng độ quá cao phá huỷ và dẫn đến huỷ
diệt mô cây. Vì vậy, tuỳ theo mục đích tác động mà chọn nồng độ sử dụng
khác nhau.
- Phối hợp: Chất điều tiết sinh trưởng không phải là chất dinh dưỡng,

chúng chỉ có tác dụng hoạt hoá quá trình trao đổi chất. Vì vậy để nâng cao
hiệu quả kinh tế thì cần phải phối hợp giữa việc xử lý chất điều tiết sinh
trưởng với việc thoả mãn nhu cầu về nước và dinh dưỡng cho cây trồng.
- Đối kháng sinh lý giữa các chất xử lý ngoại sinh và các chất nội sinh
trong cây: Sự đối kháng sinh lý này sẽ triệt tiêu tác dụng của nhau. Chẳng
hạn, sự đối kháng sinh lý giữa Auxin ngoại sinh và Ethylen nội sinh trong
phòng ngừa rụng hoa, quả; sự đối kháng giữa GA ngoại sinh và ABA nội
sinh trong việc phá ngủ nghỉ; sự đối kháng giữa Auxin và Xytokinin trong
phân hoá rễ và chồi.
- Chọn lọc: Mỗi loại chất điều tiết sinh trưởng chỉ có hiệu quả đối với
một số giống, loài cây nhất định hoặc với một số vùng nhất định. Do vậy,
muốn sử dụng chất điều tiết sinh trưởng có hiệu quả cần phải nghiên cứu cụ
thể, khi có kết quả chắc chắn mới mở rộng ra sản xuất đại trà.
2.1.3.5. Các kết quả nghiên cứu sử dụng chất điều tiết sinh trưởng cho cây
trồng và cây ăn quả
* Ở Ấn Độ, nhiều công trình nghiên cứu cho biết khi xử lý chất
Paclobutrazol (PBZ) có tên thương mại là Cultar 10g/cây cho xoài đã có tác
dụng làm xoài ra hoa sớm hơn đối chứng không xử lý là 20 - 25 ngày, với tỷ


13
lệ cây ra hoa 76 - 85% và năng suất trung bình đạt 68,3 - 76,9 kg/cây so với
đối chứng 13,3 kg/cây (gấp 5 - 6 lần).
* Cooper (1942) đã sử dụng chất điều tiết sinh trưởng NAA nồng độ 5
- 10ppm phun cho dứa làm cho dứa ra hoa sớm hơn đối chứng không phun.
* Vanoverbach (1946) đã sử dụng 2,4 D và NAA nồng độ 5 - 10ppm
phun cho cây dứa giống Cabenzonna liên tục trong các tháng trong năm đều
cho ra hoa 100% (Thí nghiệm với cây dứa 14 tháng tuổi).
Theo nghiên cứu của Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972) [36]; để
chống rụng quả hồng, ngoài thụ phấn bổ khuyết còn có thể phun hoá chất

(NAA 10ppm; 2,4 D; 2,45 T phun 2 - 3 lần) và kết hợp bón phân đạm vào lúc
thích hợp có tác dụng chống rụng quả tốt cho cây hồng.
Theo Trần Thế Tục [25], [26], [27] biện pháp tăng tỷ lệ đậu quả tốt
nhất là phun các chất điều hoà sinh trưởng như GA3, NAA, Axit Boric,
Sunphát đồng, các chất này có thể dùng riêng rẽ với các nguyên tố vi lượng.
Theo tác giả Nguyễn Thị Kim Thanh (2003) [20] cho biết: khi phun
Ethrel cho hồng vào thời kỳ rụng lá tự nhiên 80% đã làm cho lá hồng rụng
nhanh hơn, lộc ra muộn hơn so với đối chứng không phun, nhưng lộc lại ra
tập trung hơn, nâng cao tỷ lệ cành mang hoa cái.
Tác giả Phạm Văn Côn (2004) [6] cho rằng: khi phun NAA nồng độ 10
ppm và GA3 nồng độ 30 ppm vào thời kỳ sau hoa nở rộ có tác dụng làm
giảm tỷ lệ rụng hoa, quả rõ rệt đặc biệt là GA3.
2.2. NGUỒN GỐC, PHÂN BỐ VÀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HỒNG ĂN QUẢ

2.2.1. Nguồn gốc và phân loại
*Nguồn gốc:
Cây hồng có nguồn gốc từ Trung Quốc (nguyên sản ở lưu vực sông
Trường Giang), phân bố tự nhiên ở 320 - 370 vĩ độ Bắc. Từ Trung Quốc hồng
được đưa đến trồng tại Địa Trung Hải, cũng từ đây hồng được đưa sang Mỹ từ
năm 1856, được nhập vào châu Âu năm 1789. Vũ Công Hậu [9], [10], [11].


14
Hồng là cây trồng á nhiệt đới khởi nguyên từ Trung Quốc và cũng là
cây trồng có nguồn gốc ở Hàn Quốc (cây bản địa). Việc trồng hồng được sử
dụng vào nhiều mục đích khác nhau, ngoài ăn quả còn được sử dụng để chữa
các bệnh như: bệnh liệt, tê cóng, bỏng và làm ngưng chảy máu vì trong lá của
hồng có rất nhiều chất tanin, phenol, axit hữu cơ, chlorophyl... nhưng tanin là
nguyên tố chủ yếu [38].
Theo một số tác giả: khi nghiên cứu về nguồn gốc của cây hồng

phương Đông đều cho rằng một số nhóm hồng thuộc loài hồng dại Diospyros
kaki tồn tại trong những khu rừng của Trung Quốc. Tài liệu của cây hồng
xuất hiện đầu tiên ở Trung Quốc vào thế kỷ thứ V, VI [43], [49], [59].
Cây hồng được nhập từ Trung Quốc đến châu Âu vào năm 1789 và di
chuyển san châu Mỹ vào năm 1856 [3], [4], [5], [10], [11], [12].
Ở Việt Nam, cây hồng được nhập từ Trung Quốc qua miền Bắc Việt
Nam rồi đến Đà Lạt Việt Nam. [36].
*Phân loại
Cây hồng (Diospyros) thuộc họ thị (Ebenaceae), phân lớp sổ
(Dilleniaceae), thuộc lớp hai lá mầm (Dicotylledoneae), ngành thực vật hạt
kín (Angiospermae) [1], [2].
Theo Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972) [36] trích dẫn kết quả
nghiên cứu của các nhà phân loại học Nhật Bản cho biết: hiện nay có 800 1000 loài hồng. Cây hồng được trồng phổ biến ở các nước có khí hậu ôn hoà
thuộc châu Á, bắc Mỹ và chỉ có 4 loài được trồng để lấy quả đó là: Diospyros
kaki linn: D. oleifera Cheng: D. virginiana Linn: D. lotus Linn.
Chi Diospyros gồm 400 loài, chủ yếu phân bố ở vùng á nhiệt đới châu
Á, châu Phi và nam Mỹ, một số loài trong đó có hồng phương đông phân bố
rộng trên các vùng ôn đới [41], [42], [58].
Cây hồng (Diospyros kaki linn) được trồng rộng rãi ở Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc và một số vùng khí hậu ôn hoà, cận nhiệt đới như
Califonia (Mỹ), Italia, Israen, Braxin, Niudilân, Úc... có hai nhóm hồng chính
là hồng chát và hồng không chát.


15
Cũng theo tác giả Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972) [36] trích
dẫn kết quả nghiên cứu cho biết: Mori (1953) chia hồng thành 4 nhóm là:
+ Nhóm 1:Nhóm PCNA (Pollination constant Non- Astringnt): những
giống không chát và không biến đổi với sự thụ phấn, gồm các giống Fuju,
Jiro, Gosh, Suruga, thịt quả gồm những đốm tanin sẫm.

+ Nhóm 2: nhóm PVNA (Pollination Variant Non- Astringnt): những
giống không chát và biến đổi với sự thụ phấn, gồm các giống: Zenjimaru,
Shogatsu, Mizushima, Anahya kume, thịt quả có những đốm tanin sẫm và khi
không có hạt thì thịt quả có vị chát.
+ Nhóm 3: nhóm PCA (Pollination constant Astringent): những giống
chát, không biến đổi với sự thụ phấn, gồm những giống: Yokomo,
Yotsumizo, Shakokaski, Hagakushi, Hachiya, Ghionho, thịt quả không có
những đốm tanin sẫm.
+ Nhóm 4: nhóm PVA (Pollination Variant Astringnt): những giống
chát biến đổi với sự thụ phấn, gồm các giống: Azumi Shirazu, Emon,
Kosshuhya kume, Hiratanenashi, có thể chát khi được thụ phấn và có một vài
đốm tanin sẫm xung quanh hạt [51], [60].
Sơ đồ 1: Phân loại hồng theo Mori 1953
Hồng
Không chát

Thụ phấn bất
biến

Chát

Thụ phấn biến
đổi

Thụ phấn bất
biến

Thụ phấn biến
đổi


(Nguồn: Đào Thanh Vân (2002)

Ở Việt Nam, những điều tra ban đầu từ năm 1990 về cây hồng đã phát
hiện 3 loài hồng sau:


16
+ Hồng lông (D. Tokinensis L) được phân bố rải rác khắp nơi ở miền
Bắc.Thân cao to thường có màu trắng tro, cây phân cành ngang, tạo nhiều
tầng cành, tán hình tròn. Lá thuôn dài, mặt trên màu sẫm, có lông vàng màu
xanh, mặt dưới màu xanh nhạt, có lông màu hơi vàng. Quả to tròn hoặc tròn
dẹt; khi còn xanh, mặt ngoài quả có lông tơ màu xanh, khi chín, lông màu
vàng nhạt, trong quả có nhiều hạt (6 - 9 hạt), to dày, màu vàng nâu.
+ Hồng cậy (D. lotus L) được trồng rải rác ở các tỉnh phía Bắc Việt
Nam như Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình. Thân cây cao to, tán lớn, lá nhỏ
hẹp, mặt trên màu xanh đậm nhẵn nhưng không bóng, mặt lá màu xanh trắng
có ít lông. Quả hình tròn dẹt, bé, chiều cao quả trung bình 2,2 cm, đường kính
quả trung bình 2,6cm. Hiện nay, nông dân thường thu hoạch quả chín để lấy
hạt gieo làm gốc ghép.
+ Hồng trơn có lá nhẵn (D. kaki L) được trồng nhiều ở các tỉnh phía
Bắc và vùng Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng. Thân cây thường có màu nâu, cành hẹp,
tán hình tròn hoặc hình tháp, lá hình bầu dục hoặc elip, mặt trên màu xanh
sẫm, nhẵn, mặt dưới có lông màu xanh nhạt hoặc trắng. Quả to, nhỏ tuỳ
giống, khi còn xanh vỏ nhẵn, trơn màu xanh lục, khi chín màu vàng đỏ.
Trong quả có ít hạt hơn 2 loài trên (0 - 6 hạt). Hạt nhỏ, mỏng màu nâu cánh
gián. (Phạm Văn Côn (2002) [5]).
2.2.2. Tình hình phân bố và sản xuất hồng ăn quả
2.2.2.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Trong lịch sử phát triển cây hồng, theo Yung Kyung Choi và Jung
Hokim (1972) [36] cho biết: Từ Trung Quốc hồng được đưa sang Nhật Bản,

Triều Tiên sang châu Âu rồi đến Mỹ.
Theo Grubov, U.I (1967) [44]: Hiện nay những nước trồng hồng và
xuất khẩu nổi tiếng nhát là: Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên và các nước á
nhiệt đới miền Nam Liên Xô cũ.


×