Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sức sản xuất của dê dịa phương tại một số xã vùng cao huyện vị xuyên, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.58 KB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
_____________________

PHAN ANH TÂN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SỨC
SẢN XUẤT CỦA DÊ ĐỊA PHƯƠNG TẠI MỘT SỐ XÃ
VÙNG CAO HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2006


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
_____________________

PHAN ANH TÂN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ SỨC
SẢN XUẤT CỦA DÊ ĐỊA PHƯƠNG TẠI MỘT SỐ XÃ
VÙNG CAO HUYỆN VỊ XUYÊN, TỈNH HÀ GIANG
Chuyên ngành : CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT NÔNG NGHIỆP
Mã số: 60 . 62 . 40

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Hướng dẫn khoa học : PGS.TS. NGUYỄN VĂN BÌNH

THÁI NGUYÊN - 2006


Lêi cam ®oan
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung
thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đã được cảm ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả

Phan Anh Tân


Lêi c¶m ¬n
Nhân dịp hoàn thành công trình khoa học này, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn và sự kính trọng sâu sắc tới :
Các thầy, cô giáo trong Khoa Sau Đại học, Khoa Chăn nuôi - Thú y
Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Sự quan tâm giúp đỡ của
GS.TS. Từ Quang Hiển, PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyên, PGS.TS. Nguyễn
Duy Hoan, PGS.TS. Trần Văn Tường, PGS.TS. Phan Đình Thắm, TS.
Trần Trang Nhung, TS. Trần Thanh Vân và các bạn đồng nghiệp.
Ban Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Ban Giám đốc Trung
tâm Thông tin và Chuyển giao Công nghệ mới Hà Giang, UBND huyện
Vị Xuyên và UBND các xã đã tạo điều kiện về thời gian và cơ sở vật
chất để tôi thực hiện hoàn thành luận văn đúng kế hoạch.
Đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn khoa học
TS. Nguyễn Văn Bình đã đầu tư nhiều công sức và thời gian hướng dẫn

tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành Luận văn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn tới toàn thể gia đình và bạn
bè gần xa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, sự giúp đỡ về mọi mặt, động
viên tôi hoàn thành Luận văn Thạc sỹ khoa học nông nghiệp này.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2006

Tác giả

Phan Anh Tân


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

1. Đặt vấn đề

1

2. Mục đích của đề tài

2

Chương I : TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài


3

1.1.1. Nguồn gốc và vị trí của dê trong hệ thống phân loại động vật

3

1.1.1.1. Nguồn gốc của dê

3

1.1.1.2. Vị trí của dê trong hệ thống phân loại động vật.

4

1.1.1.3. Đặc điểm sinh vật học của dê

4

1.1.2. Cơ sở khoa học việc nghiên cứu các tính trạng về năng suất

6

1.1.2.1. Khả năng sinh sản

6

1.1.2.2. Khả năng sinh trưởng

7


1.1.2.3. Khả năng cho thịt

10

1.1.3. Bản chất di truyền của các tính trạng năng suất ở động vật
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước

10
12

1.2.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới

12

1.2.2. Tình hình chăn nuôi dê ở Việt Nam

18

1.2.2.1. Tình hình chung

18

1.2.2.2 Một số đặc điểm của dê nội

20

1.2.3. Một số nghiên cứu về sức sản xuất của dê

22


1.2.3.1. Khả năng sinh sản của dê cái

22

1.2.3.2. Khả năng sinh sản của dê đực

30

1.2.3.3. Khả năng sinh trưởng

31

1.2.3.4. Khả năng sản xuất thịt

34

1.2.3.5. Khả năng cho sữa

36

1.2.3.6. Khả năng cho da, lông

38

1.2.4. Một số chỉ tiêu sinh lý máu dê

38



Chương II : ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

40

2.1. Đối tượng nghiên cứu

40

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

40

2.2.1. Thời gian nghiên cứu

40

2.2.2. Địa điểm nghiên cứu

40

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

40

2.3.1. Nội dung nghiên cứu

40

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu


41

2.4. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu

45

2.4.1. Tỷ lệ nuôi sống

45

2.4.2. Sinh trưởng tuyệt đối

45

2.4.3. Sinh trưởng tương đối

45

2.4.4. Một số chỉ tiêu khảo sát sức sản xuất thịt

46

2.5. Phương pháp sử lý số liệu
Chương III : KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
3.1. Kết quả điều tra về tình hình phát triển đàn dê

46
47
47


3.1.1. Biến động về số lượng đàn dê qua 5 năm (2001-2005)

47

3.1.2. Tình hình chăn nuôi dê và quy mô đàn dê

48

3.1.3. Cơ cấu đàn dê tại huyện Vị Xuyên

49

3.1.3.1. Cơ cấu đàn dê theo tính biệt

50

3.1.3.2. Cơ cấu đàn dê cái sinh sản theo tuổi

51

3.2. Kết quả nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của dê

52

3.2.1. Đặc điểm ngoại hình và tập tính sinh hoạt của dê

52

3.2.1.1. Đặc điểm ngoại hình của dê


52

3.2.1.2. Mầu sắc lông

53

3.2.1.3. Tập tính sinh hoạt

54

3.2.2. Một số chỉ tiêu sinh lý máu của dê
3.3. Khả năng sinh sản của dê
3.3.1. Tỷ lệ đực/cái và nguồn gốc đực giống

54
55
55


3.3.1.1. Tỷ lệ đực/cái

55

3.3.1.2. Nguồn gốc đực giống

56

3.3.2. Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của dê
3.4. Khả năng sinh trưởng của dê


57
61

3.4.1. Tỷ lệ nuôi sống và các yếu tố ảnh hưởng

61

3.4.2. Khả năng sinh trưởng của dê

63

3.4.2.1. Sinh trưởng tích lũy

64

3.4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối

66

3.4.2.3. Sinh trưởng tương đối

67

3.4.3. Kích thước một số chiều đo và chỉ số cấu tạo thể hình dê

69

3.4.3.1. Kích thước một số chiều đo

69


3.4.3.2. Chỉ số cấu tạo thể hình

72

3.4.4. Khả năng cho thịt của dê

73

3.4.4.1. Năng suất thịt dê

73

3.4.4.2. Thành phần hóa học của thịt dê

76

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

78

1. Kết luận

78

2. Đề nghị

79

TÀI LIỆU THAM KHẢO


80

1.Tiếng Việt

80

2.Tiếng nước ngoài

83

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Nội dung

Trang

Bảng 3.1

Biến động số lượng đàn dê qua 5 năm (2001 - 2005)

47

Bảng 3.2

Tình hình nuôi dê và quy mô đàn dê ở các địa phương


49

Bảng 3.3

Cơ cấu đàn dê theo tính biệt

50

Bảng 3.4

Cơ cấu đàn dê cái sinh sản theo tuổi

51

Bảng 3.5

Mầu sắc lông của dê huyện Vị Xuyên

53

Bảng 3.6

Một số chỉ tiêu sinh lý máu dê

54

Bảng 3.7

Tỷ lệ đực/cái của đàn dê


56

Bảng 3.8

Một số chỉ tiêu về khả năng sinh sản của đàn dê

58

Bảng 3.9

Tỷ lệ nuôi sống của dê con từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi

61

Bảng 3.10 Khối lượng cơ thể dê ở các độ tuổi

64

Bảng 3.11 Sinh trưởng tuyệt đối của dê qua các giai đoạn

66

Bảng 3.12 Sinh trưởng tương đối của dê qua các tháng tuổi (%)

68

Bảng 3.13 Kích thước một số chiều đo chính của dê

70


Bảng 3.14 Chỉ số cấu tạo thể hình của dê (%)

72

Bảng 3.15 Kết quả mổ khảo sát dê địa phương ở Vị Xuyên

74

Bảng 3.16 Thành phần hóa học của thịt dê ở 2 giai đoạn giết mổ

76


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ
Nội dung

Trang

Biểu đồ 3.1 Nguồn gốc của đàn đực giống

56

Biểu đồ 3.2 Sinh trưởng tuyệt đối của dê ở huyện Vị Xuyên.

67

§å thÞ 3.1

Sinh tr−ëng tÝch luü cña dª qua c¸c th¸ng tuæi.


65

Đồ thị 3.2

Sinh trưởng tương đối của dê qua các giai đoạn

69


MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghiên cứu giống vật nuôi có nghĩa là xem quá trình hình thành của giống
ấy, xem xét sự sinh trưởng và phát triển của giống trong những điều kiện địa lý,
kinh tế nhất định. Để thực hiện tốt công tác giống, trước tiên phải chú ý công tác
nghiên cứu cơ bản, lấy đó làm công việc trọng tâm và công việc này được coi là
giai đoạn mở đầu của công tác giống trong một khu vực, một địa phương nào đó.
Vì vậy phải nghiên cứu kỹ về các ưu điểm, nhược điểm về ngoại hình thể chất,
sinh trưởng phát dục, sức sản xuất, khả năng sinh sản, sinh trưởng (cho thịt, sữa,
lông, da ...) của giống để tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm phát huy tối đa
tiềm năng vốn có của giống đó.
Dê là một loại vật nuôi truyền thống ở nước ta và được phân bố khá rộng rãi,
đặc biệt ở các vùng trung du và miền núi phía Bắc đàn dê chiếm một tỷ lệ khá lớn
và được chăn nuôi theo phương thức quảng canh, tận dụng nguồn thức ăn thiên
nhiên là chủ yếu. Con dê đã tự khẳng định được những ưu thế của nó và được thể
hiện qua các mặt sau :
- Tính thích nghi cao với các điều kiện tự nhiên và phù hợp với phương thức
chăn thả quảng canh.
- Có tính bầy đàn cao và có khả năng tự tìm kiếm thức ăn trên những địa
hình núi đá hiểm trở nên ít tốn công chăn dắt và có khả năng sử dụng được nhiều

loại lá cây làm thức ăn, không cạnh tranh lương thực với con người.
- Dê thành thục sớm, mắn đẻ nên tốc độ tăng đàn nhanh, đầu tư ít vốn,
chuồng trại đơn giản làm bằng vật liệu tại chỗ, dễ tìm kiếm. . .
- Cung cấp nhiều sản phẩm có giá trị cho đời sống con người.
Vị Xuyên là huyện nằm ở phía Nam của tỉnh Hà Giang, đa số các xã của
huyện này nằm trên vùng núi cao, địa bàn đất đai rộng, mật độ dân cư thấp, nhân
dân có truyền thống chăn nuôi dê lâu đời. Số lượng dê được nuôi tương đối lớn và


là nguồn cung cấp thịt dê cho nhu cầu của huyện, tỉnh lỵ và một số tỉnh lân cận
như : Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội... Đặc biệt là ở những vùng núi
cao là nơi sinh sống của cộng đồng các dân tộc Mông, Dao, Nùng, Giấy . . . dê
được nuôi nhiều và chiếm một số lượng khá lớn. Trong những năm qua, dê nuôi ở
những vùng núi cao này được người tiêu dùng ưa thích vì chúng cho nhiều thịt và
đặc biệt là chất lượng thịt rất thơm ngon. Những kết quả điều tra, đánh giá ban đầu
cũng cho thấy dê ở vùng này có tầm vóc khối lượng lớn hơn dê cỏ nuôi ở những
vùng khác. Để có thêm những cơ sở khoa học đánh giá về giống dê này, xem xét
chúng có được xếp vào nhóm dê núi hay không, chúng tôi đã tiến hành đề tài:
"Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sức sản xuất của dê địa phương tại
một số xã vùng cao huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang".
2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI.

- Đánh giá tình hình phát triển đàn dê địa phương tại một số xã vùng cao
huyện Vị Xuyên.
- Xác định một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của dê địa
phương được nuôi theo tập quán chăn nuôi truyền thống của đồng bào dân tộc
thiểu số.
- Đánh giá, so sánh với kết quả nghiên cứu về dê cỏ nuôi ở những vùng khác
để rút ra những kết luận ban đầu về dê địa phương nuôi ở vùng này.
- Các kết quả thu được sẽ là cơ sở quan trọng cho việc đề xuất các chính

sách, các giải pháp hữu hiệu nhằm góp phần thúc đẩy nghề chăn nuôi dê địa
phương thuộc khu vực miền núi phía Bắc nói chung và tỉnh Hà Giang nói riêng.


CHƯƠNG I

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

1.1.1. Nguồn gốc và vị trí của dê trong hệ thống phân loại động vật
1.1.1.1. Nguồn gốc của dê
Dê là một trong những loài động vật được thuần hoá từ lâu đời và được con
người nuôi cách đây hơn hai vạn năm, trong đó các nước Trung Đông, Ấn Độ nuôi
từ rất sớm. Các tác giả Trần Kiên, Nguyễn Hữu Phước, Nguyễn Chí Trung, 1995
[14] cho rằng dê được thuần hoá từ 3 trung tâm :
- Trung tâm cổ nhất là trung tâm Cận Á - Ấn Độ, giống dê ở đây giống với
dê sừng xoắn (Capra Falconeri) hiện còn sống ở miền tây Hymalaya, Kasơmia,
Afganistan, loài dê này có sừng xoắn hướng lên trên.
- Trung tâm Cận Á có giống dê với nguồn gốc từ loài dê rừng (Capra
aegagrus), hiện còn sống ở miền Tây Ấn Độ, Cáp Ca, Tiểu Á và quần đảo Hy Lạp.
Loài này có sừng dẹp xuôi xuống 2 bên vai và cong về phía sau.
- Trung tâm Đông Nam Á là trung tâm mới nhất, ở đây việc nuôi dê bắt đầu
từ thời kỳ đồ đồng. Nơi đây là nguồn gốc các loài dê núi (Capra Prisca). Sừng của
loài dê này cong về phía sau, đi sang hai bên và hơi soắn một chút. Giống dê này
sau khi được thuần hoá thì được nuôi phổ biến ở Châu Âu, Châu Á và Châu Phi.
Theo một số tài liệu khác, dê nhà đã xuất hiện khoảng 6 - 7 nghìn năm trước
Công nguyên. Khó xác định chính xác thời điểm mà con người thuần dưỡng loài
dê và chỉ có thể cho rằng sự thuần dưỡng dê đã xảy ra ở vùng Tây Á hoặc quanh
vùng này. Phần lớn những dê rừng này có bộ lông đen, có lông dài ở khuỷu chân,
từ đây dê được phổ biến sang các vùng khác từ thời xa xưa. Việc nghiên cứu

nguồn gốc của dê, ngoài ý nghĩa về lý luận còn có ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Bởi vì
sự hiểu biết những biến đổi lịch sử của động vật sẽ giúp cho việc sử dụng các cá
thể hoang dã đã thuần hóa để lai khác loài và tạo ra những giống mới phù hợp với
yêu cầu của thực tế sản xuất hơn.


1.1.1.2. Vị trí của dê trong hệ thống phân loại động vật.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng dê nhà có tên khoa học là: Caprahircus,
thuộc loài dê (Capra), họ phụ dê cừu (Caprarovance) với 2 chi Caprinae và
Hemirragus thuộc họ sừng rỗng (Bovidae) bộ phụ nhai lại (Ruminantia), bộ guốc
chẵn (Artiodactila), lớp có vú (Mammalia). Theo Nguyễn Đình Rao và cộng sự,
1979[24], Nguyễn Văn Thiện, 1996[30] cho biết vị trí của dê nhà trong hệ thống
phân loại động vật như sau :
- Giới (Kingdom) : Animal
- Ngành (Phylum) : Chordata
- Lớp (Class)

: Mammalia

- Bộ (Oder)

: Atiodactila

- Bộ phụ nhai lại : Ruminantia
- Họ (Family)

: Bovidae

- Họ phụ dê cừu


: Caprarovance

- Chủng (Genus) : Capra
- Loài (Species)

: Caprahircus

Tuy con dê được xếp cùng trong họ phụ dê cừu nhưng nó khác hẳn cừu
không chỉ ở ngoại hình, mà dê còn khác về tập tính hoạt động như thích leo trèo
núi đá, ăn được rất nhiều loài lá cây mà trâu bò không sử dụng được.
Việc chọn lọc định hướng về giống, năng suất sản phẩm đã được nhiều nhà
khoa học nghiên cứu trong những thế kỷ qua và đã tạo ra nhiều giống dê, có năng
suất và chất lượng cao như các giống dê chuyên dụng sản xuất sữa, kiêm dụng sữathịt ... đã phục vụ được phần nào nhu cầu đời sống của con người.
1.1.1.3. Đặc điểm sinh vật học của dê
Đặc điểm ngoại hình: dê là loài động vật được thuần hoá rất lâu đời, nhìn
bên ngoài dê có râu ở cả con đực và con cái, có sừng, hai sừng gần sát nhau, trên
cổ có các túm lông. Trán dê lồi, xương mũi thẳng, mõm dê mỏng, môi hoạt động,
răng cửa sắc nhờ đó dê có thể gặm được cỏ mọc thấp và chọn lấy những lá, thân


cây mềm mại. Dê thích leo trèo ở những vùng núi đá cao, khô ráo, ưa các loại thức
ăn trên cành, lá. Lông dê sạch, da có ít tuyến mồ hôi, tuyến mỡ nhờ đó mà các cơ
quan hô hấp tham gia tích cực hơn vào quá trình điều tiết thân nhiệt. Lông tơ của
dê có cấu tạo mô học như lông cừu Merinos, lông tơ bắt mầu thuốc nhuộm tốt, sợi
lông tơ càng kéo dài thì độ thô của nó cũng ít.
Đặc điểm sinh lý: thân nhiệt của dê từ 38 - 400C, nhịp đập tim 70 - 80
P

P


lần/phút, nhịp thở 12 - 15 lần/phút. Ở dê cỏ số lượng hồng cầu là 13 - 14
triệu/mm3, bạch cầu 8 - 12 nghìn/mm3 (Đàm Văn Tiện, 1992) [33]; Ở dê Bách
P

P

P

P

Thảo số lượng hồng cầu là 12,28 triệu/mm3, bạch cầu 13,43 nghìn/mm3 (Đinh Văn
P

P

P

P

Bình, 1994) [3].
Tập tính của dê : dê có nhiều tập tính tốt, rất phàm ăn, luôn tìm những thức
ăn mới, chúng nếm mỗi thứ một chút. Dê hoạt động nhanh nhẹn, sống thoải mái và
tự do ở vùng đồi núi, thích nghi với nhiều loại địa hình, khí hậu, thức ăn và cách
nuôi dưỡng.
Tập tính sinh dục : dê đực hoạt động sinh dục quanh năm, có khả năng phối
giống rất mạnh. Dê có tính hay ghen, nếu trong đàn có nhiều dê đực chúng thường
húc nhau và tách đàn, mỗi con đực dẫn một đàn có khoảng từ 5 - 7 cái. Ở dê đực
mỗi lần giao phối, lượng tinh xuất ra khoảng 0,6 - 0,8 cm3 (Trần Kiên và cộng sự,
P


P

1995) [14]. Ở dê cái khi động dục cũng biểu hiện rất mãnh liệt, nhiều khi dê cái
tìm đến dê đực để giao phối. Trong đàn thường có dê đầu đàn dẫn đầu trên bãi
chăn, ở trong đàn dê rất yên tâm, khi bị tách khỏi đàn dê tỏ ra sợ hãi. Dê thích
nghỉ, ngủ ở những nơi cao ráo, trên những mô đất hoặc trên những tảng đá, khi
nằm dê vẫn thường nhai lại. Dê có khứu giác và thính giác rất phát triển, ban đêm
nếu có tiếng động nhỏ hoặc con người đi gần chuồng chúng phát hiện được ngay
và lao xao kêu khe khẽ như thông báo cho nhau biết.
Dê là những con vật hiếu động, dễ dàng di chuyển và có thể sử dụng những
diện tích đồng cỏ rộng, bởi vậy nhiều nước nuôi dê chủ yếu theo phương pháp
chăn thả trên đồng cỏ.


1.1.2. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu các tính trạng về năng suất
1.1.2.1. Khả năng sinh sản
Sinh sản là hoạt động sinh lý cơ bản của động vật để duy trì nòi giống, là sự
truyền đạt thông tin di truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia thông qua các tế bào
sinh dục là tinh trùng và trứng. Sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng tạo thành hợp
tử và phát triển thành phôi, thai và sinh ra một thế hệ mới.
Quá trình hoạt động sinh sản của gia súc là do hệ thống thần kinh thể dịch
của cơ thể điều khiển và chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và ngoại cảnh
(thời tiết, khí hậu, thức ăn, chăm sóc nuôi dưỡng ...). Trong chăn nuôi người ta
đánh giá khả năng sinh sản của chúng thông qua các chỉ tiêu sau:
- Ở con đực : tuổi thành thục sinh dục, tuổi phối giống lần đầu, khả năng sản
xuất, chất lượng tinh dịch và khả năng phối giống.
- Ở con cái : tuổi động dục lần đầu, tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lần đầu,
chu kỳ động dục, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (số lần đẻ/năm), số con đẻ ra/lứa, khối
lượng dê con đẻ ra, tỷ lệ nuôi sống của dê con sau 1, 3, 6 và 12 tháng tuổi.
Hoạt động sinh dục của dê cái theo chu kỳ, chu kỳ đó được gọi là chu kỳ

động dục. Chu kỳ động dục của dê cái xuất hiện đều đặn (trừ trường hợp con vật
mang thai). Thời gian của chu kỳ động dục được tính từ ngày đầu của chu kỳ
động dục này tới ngày đầu của chu kỳ động dục sau, một chu kỳ động dục ở dê
dài từ 17 - 19 ngày. Mỗi chu kỳ động dục bao gồm 4 giai đoạn:
Š Giai đoạn trước động dục: bao noãn chín, màng tử cung dày lên sung
huyết chuẩn bị đón trứng.
Š Giai đoạn động dục: bao noãn vỡ ra, trứng rụng, màng tử cung sung huyết,
dê cái động hớn, chịu đực. Giai đoạn động hớn ở dê kéo dài từ 1 - 3 ngày (ở dê
Bách Thảo kéo dài từ 18 - 43 giờ)
Š Giai đoạn sau động dục: thể vàng phát triển sau khi bao noãn được giải
phóng, màng nhày của tử cung dày lên để chuẩn bị đón trứng thụ tinh (hợp tử).


Š Giai đoạn yên tĩnh: ở buồng trứng thể vàng tiêu biến, niêm mạc tử cung lại
trở về trạng thái bình thường (nếu trứng không được thụ tinh) giai đoạn này thường
kéo dài nhất trong các giai đoạn của chu kỳ động dục.
Chu kỳ động dục của gia súc có sự khác nhau ngay ở cá thể trong cùng một
giống, nó biến đổi tùy thuộc vào điều kiện nuôi dưỡng và nguồn thức ăn. Đây là
một sự thích ứng sinh học để đảm bảo cho con non ra đời trong những điều kiện
thuận lợi nhất.
Dựa vào bản chất sinh học của sự sinh sản, người ta có thể nâng cao khả
năng sinh sản bằng cách ghép đôi giao phối hoặc thụ tinh nhân tạo. Một số nước
trên thế giới đã ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi bằng cách gây siêu bài noãn
để thu hoạch được nhiều phôi, nhằm nâng cao khả năng sinh sản ở dê, phát huy tối
đa khả năng sinh sản của những con giống quý. Hiện nay kỹ thuật này đang được
áp dụng ở các nước như : Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc, Malaixia, Thái Lan, Philippin
và Việt Nam (Thông tin khoa học kỹ thuật chăn nuôi, số 3/1998) [34].
Có thể nói mọi hoạt động sống của một cá thể động vật được biểu hiện bằng
các mặt sinh trưởng và phát dục của cơ thể . Tuy nhiên những điều đó chỉ có thể có
được khi có hoạt động sinh sản làm tiền đề.

1.1.2.2. Khả năng sinh trưởng
Sinh trưởng là một quá trình tích luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá,
là sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, thể tích, khối lượng, các cơ quan bộ phận
và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở các đặc tính di truyền từ đời trước truyền lại
cho đời sau (Trần Đình Miên và cộng sự, 1994) [18].
Bản chất về sự tăng khối lượng, thể tích tế bào cũng như toàn bộ cơ thể là do
sự tích lũy các chất dinh dưỡng thông qua thức ăn, trao đổi chất với ngoại cảnh làm
cho cơ thể đạt tới khối lượng nhất định nào đó (tất nhiên khả năng đó còn được
quy định bởi gen di truyền mà đời trước để lại). Tế bào phân chia mạnh ở giai đoạn
phát triển của phôi thai, tăng thể tích và các chất chứa trong tế bào và đó là cả quá
trình từ khi hình thành phôi thai tới khi cơ thể đạt tới sự ổn định về thể vóc. Tác


giả Trần Đình Miên và cộng sự, 1994 [18] cho biết trong quá trình sinh trưởng, sự
tăng số lượng tế bào và thể tích tế bào do kết quả của quá trình đồng hóa là quan
trọng nhất.
Quá trình phát triển của cơ thể là quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng.
Các chất dinh dưỡng lấy vào cơ thể để phát triển tế bào, vừa là cơ sở để hình thành
các chất trong tế bào và giữa các tế bào đó là protein, lipit, gluxit và các chất
khoáng ...
Đàm Văn Tiện, Lê Văn Thọ, 1992 [33] cho rằng quá trình sinh trưởng là sự
tổng hợp, sinh trưởng của các phần cơ thể như thịt, xương, da, mỡ.
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem là sự tăng cường tổng hợp protein
trong các mô bào. Vì thế việc tăng khối lượng, thể tích và kích thước các chiều đo
là chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng. Quá trình này thể hiện ở ba mặt :
- Phân chia làm tăng số lượng tế bào.
- Tăng thể tích của mỗi tế bào.
- Tăng thể tích giữa các tế bào.
Đồng thời sinh trưởng của gia súc là một quá trình mang 3 đặc tính : tốc độ,
thời gian và tính chất diễn tiến. Tốc độ sinh trưởng biểu thị sự tăng khối lượng, thể

tích, kích thước các chiều cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian
sinh trưởng là khoảng thời gian xác định để cân đo và tính tốc độ sinh trưởng nói
trên. (Trần Đình Miên và cộng sự, 1994) [18].
Sinh trưởng của gia súc tuân theo những quy luật nhất định, đó là quy luật
sinh trưởng phát dục theo giai đoạn, quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều
và quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ.
Theo quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn thì quá trình sinh trưởng
của gia súc được chia làm 2 thời kỳ, đó là thời kỳ trong bào thai và thời kỳ ngoài
bào thai. Ở thời kỳ bào thai các đặc tính của phẩm giống được hình thành rất sớm,
do đó giai đoạn này cơ thể mẹ cần được tăng cường về các chất dinh dưỡng như
nhu cầu protein và vitamin . . .


Thời kỳ ngoài bào thai kể từ lúc gia súc được sinh ra đến khi gia súc chết.
Gia súc sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn bú sữa cho tới khi thành thục về
tính dục. Ở giai đoạn này, cơ thể phát triển mạnh về hệ cơ, xương, cơ quan tiêu
hoá, sinh dục và hệ thống thần kinh. Do vậy, con người cần phải tác động những
biện pháp kỹ thuật hợp lý để con vật sinh trưởng phát triển mạnh, phát huy tối đa
năng lực của phẩm giống.
Tính quy luật không đồng đều trong sinh trưởng thể hiện sự không đồng đều
về tăng khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tháng tuổi, sự không đồng đều về phát
triển bộ xương, các cơ quan bộ phận nhưng lại tạo nên sự phát triển cân đối của
toàn bộ cơ thể con vật.
Quy luật có tính chu kỳ trong sinh trưởng của gia súc được thể hiện ở một số
mặt như: tính chu kỳ trong hoạt động sinh lý sinh sản, tính chu kỳ trong sự phát
triển thể hiện qua sự tăng trọng lượng và trao đổi chất thông qua quá trình đồng
hoá và dị hoá. (Trần Đình Miên và cộng sự, 1994) [18].
Quá trình sinh trưởng phát dục của gia súc chịu sự điều khiển của hệ thống
thần kinh thể dịch và phụ thuộc vào yếu tố di truyền, ngoại cảnh. Sự sinh trưởng
của gia súc còn phụ thuộc vào từng giai đoạn tuổi và ở mỗi giai đoạn tuổi. Sự phát

triển của từng cơ quan bộ phận trong cơ thể cũng có sự thay đổi khác nhau về
cường độ, tốc độ tăng trưởng. Trong nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng
người ta thường dùng các chỉ tiêu:
- Sinh trưởng tích luỹ.
- Sinh trưởng tuyệt đối.
- Sinh trưởng tương đối.
- Kích thước cơ thể và các chỉ số cấu tạo thể hình.
Tính quy luật trong sự sinh trưởng phát triển của cơ thể động vật có ý nghĩa
rất quan trọng trong công tác giống. Qua đó giúp chúng ta xây dựng và đề ra những
giải pháp kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho con vật phát triển tốt ngày từ


trong bào thai cho đến khi trưởng thành để từ đó nâng cao chất lượng phẩm giống,
nâng cao sức sản xuất và chất lượng sản phẩm sau này.
1.1.2.3. Khả năng cho thịt
Khả năng sản xuất thịt là một đặc điểm sinh vật học, đó là khả năng cung
cấp một khối lượng cơ vân cùng một số mô khác như mô mỡ, mô chống đỡ như
mô liên kết gồm : gân, dây chằng, nội mạc cơ. Ngoài sản phẩm thịt ra chúng ta còn
thu được một số sản phẩm như: nội tạng, máu, xương, lưỡi, lông, da ... có được
những sản phẩm này là do quá trình dinh dưỡng của các bộ phận khác nhau của thịt
và các sản phẩm phụ không đồng đều nhau. Mỗi loại gia súc, gia cầm khác nhau
đều cho sản phẩm thịt khác nhau, khả năng cho thịt của gia súc chính là mức độ
tích tụ các vật chất dinh dưỡng cho tế bào cơ, hệ thống cơ này khi gia súc còn sống
nó thực hiện hàng loạt các chức năng sinh lý như vận động, tuần hoàn, tiêu hoá,
hấp thu ...
Thành phần lý học, hoá học, đặc điểm cấu tạo của cơ phụ thuộc vào đặc
điểm di truyền, trao đổi chất và khả năng vận động cùng với những tác động khác
của điều kiện ngoại cảnh. Con người đã dùng các biện pháp kỹ thuật, kết hợp với
những khả năng sẵn có của gia súc để nâng cao khả năng cho thịt, đáp ứng nhu cầu
của con người. Trong chăn nuôi gia súc người ta đánh giá khả năng cho thịt theo

các chỉ tiêu sau:
- Khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ.
- Khối lượng và tỷ lệ thịt tinh.
- Khối lượng và tỷ lệ xương, da ...
1.1.3. Bản chất di truyền của các tính trạng năng suất ở động vật
Các tính trạng về năng suất ở động vật như khả năng cho thịt, khả năng sinh
sản, khả năng cho sữa, khả năng cày kéo, khả năng sinh trưởng ... đều là các tính
trạng số lượng. Các tính trạng này đều do kiểu gen quy định, đồng thời chịu sự tác
động lớn của điều kiện môi trường.


Giá trị đo lường được của tính trạng số lượng trên một cá thể được gọi là giá
trị kiểu hình (Phenotype value - P)
Các giá trị có liên hệ với kiểu gen là giá trị kiểu gen (Genotype value - G)
Giá trị có liên hệ với môi trường là sai lệch môi trường (Environmental
deviation - E)
Quan hệ này được biểu thị bằng công thức :
P=G+E
Giá trị kiểu gen (G) của tính trạng số lượng do nhiều gen có hiệu ứng nhỏ
(minorgene) cấu tạo thành. Đó là các gen mà hiệu ứng riêng biệt của từng gen thì
rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới tính trạng nghiên
cứu, hiện tượng này gọi là hiện tượng đa gen (polygen). Các minorgene này tác
động lên tính trạng theo 3 phương thức: cộng gộp, trội và át gen, vì vậy giá trị kiểu
gen hoạt động thể hiện qua công thức:
G=A+D+I
Trong đó : G : Giá trị kiểu gen.
A : Giá trị cộng gộp.
D : Là giá trị sai lệch trội.
I : Là giá trị sai lệch tương tác.
A Là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định

được và di truyền cho đời sau. Hai thành phần D và I cũng có vai trò quan trọng vì
đó là giá trị giống đặc biệt và chỉ xác định được thông qua con đường thực nghiệm.
Các tính trạng số lượng còn chịu ảnh hưởng của sai lệch môi trường (E), bao
gồm 2 thành phần là Eg và Es, do đó E được biểu diễn qua công thức:
E = Eg + Es
- Sai lệch môi trường chung (Eg): (General Environmental Deviation) là sai
lệch do các nhân tố môi trường tác động thường xuyên lên tính trạng một cách lâu
dài. Đó là các yếu tố thức ăn, khí hậu, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng... tác động lên
một nhóm cá thể hay một quần thể gia súc. (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [29].


- Sai lệch môi trường riêng (Es): (Special Environmental Deviation) là sai
lệch do các nhân tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng cá thể riêng biệt trong
nhóm vật nuôi hoặc một vài bộ phận riêng của một cá thể nào đó trong quần thể
trong một thời gian ngắn và không thường xuyên. (Nguyễn Văn Thiện, 1995 [29]).
Như vậy, giá trị kiểu hình có một tính trạng nào đó chi phối bởi từ 2 locus
trở lên thì giá trị ấy được biểu thị như sau:
P = G + E = A + D + I + Eg + Es
Từ những phân tích trên cho thấy, các tính trạng năng suất ở dê cũng như ở
các vật nuôi khác là kết quả tác động giữa các yếu tố di truyền và các yếu tố môi
trường. Yếu tố di truyền được thể hiện cao hay thấp phụ thuộc vào nhiều môi
trường sống, đặc biệt là các yếu tố khí hậu, thức ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản
lý. Vì thế trong thực tiễn công tác giống, muốn vật nuôi đạt năng suất chất lượng
cao thì ngoài việc thay đổi kiểu gen tạo ra những tổ hợp gen mới có năng suất chất
lượng cao, cần phải chú ý đến việc cải tiến môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc đối
với con vật.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC

1.2.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới
Chăn nuôi dê là một nghề đã được hình thành từ lâu đời. Đến nay đã hình

thành các hình thức chăn nuôi dê chuyên dụng sữa, thịt, lông hoặc nuôi kiêm
dụng: thịt - sữa, lông - thịt, sữa - lông ... tuỳ theo điều kiện kinh tế, kỹ thuật, điều
kiện địa lý và tập quán mỗi vùng, mỗi nước. Nuôi dê chuyên dụng được phát triển
nhiều ở nhiều nước Châu Âu, Australia . . . tại đó nuôi các giống dê chuyên dụng
năng suất cao đã được tiến hành đồng thời với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật
đồng bộ như: chọn giống, xây dựng tiêu chuẩn khẩu phần ăn, nuôi dưỡng riêng
từng cá thể hoặc theo nhóm có cùng năng suất, áp dụng rộng rãi thụ tinh nhân tạo,
vắt sữa bằng máy. . . do đó đã khai thác tối đa hiệu quả kinh tế và năng suất của
phẩm giống.


Ở Nam Phi và các nước Trung Đông người ta thường áp dụng chăn nuôi dê
theo các phương thức bán thâm canh đối với các giống dê chuyên dụng cũng như
kiêm dụng. Ở đây bằng phương pháp lai tạo giữa dê địa phương và dê cao sản nhập
nội người ta đã tạo ra các giống dê thích hợp với khí hậu và điều kiện chăm sóc,
quản lý của vùng. Riêng phương thức chăn nuôi dê chăn thả quảng canh mà bãi
chăn thả thường là rừng, đồi, bãi còn rất phổ biến ở các nước Châu Á và các nước
chậm phát triển. Việc nuôi dê lấy thịt, da chủ yếu là tận dụng khả năng cho thịt của
giống dê địa phương kiêm dụng và lai tạo giữa chúng với nhau, phát triển dựa trên
cơ sở thức ăn tự nhiên là chính, vì vậy năng suất đạt thấp. Số lượng dê trong một
số năm gần đây như sau:
Số lượng dê trên thế giới và các khu vực từ năm 2001 – 2003 (con)
Năm

2001

2002

2003


737.175.842

750.390.679

764.510.558

- Các nước phát triển

30.998.608

31.490.117

31.649.683

- Các nước đang phát triển

706.177.234

718.849.562

732.860.875

- Châu Á

464.344.462

474.179.766

487.588.456


- Châu Âu

18.199.686

18.179.413

18.425.226

- Châu Phi

217.614.386

219.399.142

219.736.486

- Châu Mỹ La Tinh và Caribe

34.804.839

36.496.508

36.713.150

Khu vực
1. Toàn thế giới
2. Phân bổ theo nhóm nước

3. Phân bổ theo Châu lục


Nguồn : Trần Trang Nhung và cộng sự, 2005 [22]
Qua đó cho thấy, số lượng dê của thế giới tăng dần qua các năm và đến năm
2003 đạt 764.510.558 con. Trong đó đàn dê tập trung chủ yếu ở các nước đang
phát triển với số lượng 732.860.875 con (chiếm 95,86% so với các nước phát triển)
và Châu Á có nhiều dê nhất với số lượng 478.588.456 con dê (chiếm 63,78 % tổng


đàn dê trên toàn thế giới). Tiếp theo là Châu Phi có 219.736.486 con (chiếm
28,74% tổng đàn). Châu Mỹ và Caribe có số lượng dê đứng thứ 3 với 36.713.150
con (chiếm 4,8 % tổng đàn). Ở các nước phát triển, mặc dù số lượng dê ít hơn
nhưng chăn nuôi với quy mô đàn lớn hơn, sử dụng các phương thức chăn nuôi tiên
tiến với mục đích lấy sữa và pho mát, do đó có hiệu quả kinh tế cao.
Ở Châu Á, nước nuôi nhiều dê nhất là Trung Quốc (172.957.208 con), sau
đó là Ấn Độ (124.500.000 con); Pakistan (52.800.000 con); Việt Nam có
780.331 con.
Theo Trần Trang Nhung và cộng sự, 2005 [22] cho biết: trong năm 2003,
sản lượng thịt các loại của toàn thế giới đạt 249.851.017 tấn. Trong đó, sản lượng
thịt dê đạt 4.091.190 tấn (chiếm 1,64% tổng sản lượng). Khu vực các nước đang
phát triển là nơi sản xuất nhiều thịt dê nhất với số lượng 3.903.357 tấn (chiếm
73,42% tổng sản lượng), trong đó tập trung ở các nước Châu Á (3.003.742 tấn),
nước sản xuất nhiều thịt dê nhất là Trung Quốc (1.518.081 tấn), sau đó là Ấn Độ
(473.000 tấn), Pakistan (373.000 tấn). Sản lượng sữa các loại trên toàn thế giới đạt
600.978.420 tấn, trong đó sữa dê là 11.816.315 tấn (chiếm 1,97%). Cũng như thịt
dê, sữa dê chủ yếu do các nước đang phát triển sản xuất (9.277.942 tấn - chiếm
78,52% tổng sản lượng). Các nước Châu Á cung cấp phần lớn lượng sữa này
(6.291.364 tấn - chiếm 53,24% tổng sản lượng), trong đó đứng đầu là Ấn Độ
(2.610.000 tấn), sau đó là Bangladesh (1.312.000 tấn) đến Pakistan (640.000 tấn)
và Trung Quốc (242.000 tấn).
Ngoài ra, chăn nuôi dê cũng đã cung cấp một khối lượng khá lớn sản phẩm
về lông da, sản lượng trong các năm 2001, 2002, 2003 tương ứng là 864.055 tấn,

894.934 tấn và 898.960 tấn.
Về số lượng các giống dê thế giới có 150 giống dê đã được biết đến và được
miêu tả cụ thể, trong số các giống dê trên có 63% là giống dê hướng sữa, 27% là
giống dê hướng thịt và 10% là giống dê kiêm dụng. Trong các giống dê trên có
42% là dê Châu Á, các nước có nhiều giống nhất là: Pakistan 25 giống, Trung
Quốc 25 giống, Ấn Độ 20 giống.


Ấn Độ là nước có ngành chăn nuôi dê rất phát triển. Công tác nghiên cứu về
chăn nuôi dê được Chính phủ đặc biệt quan tâm chú ý. Nước này đã thành lập Viện
nghiên cứu chăn nuôi dê, Viện sữa quốc gia, một số trường đại học và trung tâm
nghiên cứu về dê.
Ở Philippine với tổng số dê hiện nay là 6,25 triệu con, tốc độ tăng đàn
trong 10 năm qua là 1,2%/năm. Việc nghiên cứu phát triển chăn nuôi dê đã được
Chính phủ rất quan tâm chú ý, nhiều chương trình nghiên cứu và phát triển chăn
nuôi dê quốc gia đã được xây dựng. Hiện họ đã và đang tiến hành một chương
trình nghiên cứu toàn diện về con dê nhằm thúc đẩy mạnh ngành chăn nuôi dê
trong những năm tới.
Ở Trung Quốc, từ năm 1978 Chính phủ đã bắt đầu quan tâm đến chăn nuôi
dê, do đó tốc độ phát triển đàn dê khá nhanh. Hiện tại Trung Quốc có 12 trại dê
giống sữa, giống Ximong – Saanen là giống dê phổ biến ở đây. Trung Quốc đã sử
dụng giống dê này lai với dê địa phương, con lai cho năng suất sữa tăng lên từ 80 –
100% ở thế hệ thứ nhất, 200% ở thế hệ thứ hai. Hiện nay có tới 95% dê sữa Trung
Quốc là giống Ximong – Saanen và các thế hệ con lai của chúng. Trung Quốc là
nước đã sử dụng kỹ thuật cấy truyền hợp tử trên dê.
Để hội tụ các nhà khoa học cùng tham gia nghiên cứu và tổ chức trao đổi,
học tập kinh nghiệm lẫn nhau, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi dê trên toàn thế giới,
Hội chăn nuôi dê thế giới đã được thành lập từ năm 1976 (International Goat
Association) và 4 năm họp một lần.
Khu vực châu Á cũng thành lập tổ chức chăn nuôi gia súc nhai lại nhỏ

(Small Ruminant Production System Network for Asia) có trụ sở tại Indonexia với
mục đích góp phần đẩy mạnh trao đổi thông tin nghiên cứu và phát triển chăn nuôi
dê cừu trong khu vực.


Một số giống dê cao sản trên thế giới

TT

1
2
3
4
5

6

7

8
9
10
11

Giống dê

Vùng nuôi chủ
yếu

Khối lượng

trưởng thành (kg)
Con đực Con cái

Pháp, Bỉ, Thụy
Saanen
Sỹ, Úc, Bắc Phi, 70 - 100
Châu Mỹ
Pháp, Bắc, Trung
Alpin
65 - 80
Phi
Thụy Sỹ, Châu
Togenburg
Âu, Châu Mỹ, Ấn 60 - 70
Độ
Anh, Thụy Sỹ,
Anglo, Nubian
50 - 60
Ấn Độ
Nâu cải tiến Đức Cộng hoà liên
55 - 65
(German
bang Đức
Improved Brown)
Trắng cải tiến
Cộng hoà liên
80 - 100
Đức
(German
bang Đức

improved White)
Trắng cải tiến Ba
Lan
(Polish Ba Lan, Đông Âu 60 - 80
Improved White)
Nâu cải tiến Ba
Lan
(Polish Ba Lan, Đông Âu 65 - 85
Improved Brown)
Ấn Độ, Tây Á,
Jumnapari
80
Thổ Nhĩ Kỳ
Ấn Độ, Tây Á,
Beeltal
80 - 90
Thổ Nhĩ Kỳ
Ấn Độ, Tây Á,
Barbari
35 - 40
Thæ NhÜ Kú

Năng suất
sữa bình
quân/ngày
(kg)

50 - 70

2,5 - 3,5


50 - 60

2,5 - 3,0

45 - 50

2,2 - 2,6

40 - 50

1,0 - 1,2

40 - 45

2,2 - 2,5

50 - 70

2,2 - 2,5

45 - 60

1,8 - 2,5

45 - 65

1,1 - 2,2

50


1,0 - 1,2

45 - 50

0,8 - 1,0

25 - 30

0,6 - 0,9

Nguồn số liệu: Đặng Quang Nam, 1996 [20]


×