Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

THỰC TẬP CƠ SỞ BẾN XE GIÁP BÁT, CÔNG TY NEWAY,CÔNG TY ĐƯỜNG SẮT RATRACO,HẠ LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 99 trang )

MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu, hình vẽ………………………………………………………5

1


Danh Mục Bảng Biểu
Bảng 2.1 : Danh sách các doanh nghiệp vận tải điển hình có xe hoạt động trong
bến……………………………………………………………………………………32
Bảng 2.2 Sơ đồ bố trí phương tiện trên bến xe Giáp Bát
………………………………………………………………………………… 35
Bảng 3.1. Số xe hiện có của Xí nghiệp 50
Bảng 3.2 : Số lượng lao động của từng bộ phận trong cơ cấu lao động

của Xí nghiệp 52
Bảng 3.3: Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo 54
Bảng 3.4 kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 55
Bảng 4.1. Số lượng khách của công ty từ năm 2009 – 2013 72
Biểu đồ 4.1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2009-2013 72
Biểu đồ 4.2.: Tỷ suất lợi nhuận của công ty qua các năm 2009 – 2013 (%) 73
Bảng 4.2 số lượng khách du lịch qua các tháng từ năm 2009-2013 74
Bảng 4.3 Thị trường khách từ năm 2009-2013 74
Biểu đồ 4,3 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo nguồn khách giai đoạn
2009-2013 75
Bảng 4.4 Kết quả sản xuất inh doanh năm 2013 75
Biểu đồ 4.4 số khách du lịch của công ty qua các tháng năm 2013 78
Biểu đồ 4.5: Doanh thu công ty năm 2013 biến động qua các tháng… 78
Biểu đồ 4.6 về chi phí công ty năm 2013 biến động qua các tháng 79
Biểu đồ 4.7 Lãi gộp của công ty năm 2013 biến động qua các tháng 79
Bảng 5.1 Cơ cấu của Chi nhánh Công ty TNHH một thành viên Du lịch Công đoàn
Việt Nam tại Quảng Ninh 81


Bảng 5.2 Thiết bị trong phòng 89
Bảng 5.3 Tổng hợp phát sinh của một tài khoản Tài khoản: 551 – Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ Từ ngày: 01/01/2012 đến ngày: 31/12/2012 101
Bảng 5.4. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh( Từ ngày: 01/01/2012 đến ngày:
31/12/2012)Đơn vị tính: VNĐ….. 101
Danh mục hình vẽ
2


Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức lao động của Xí nghiệp quản lý bến xe Phía Nam…24
Hình 2.2: Sơ đồ bến xe khách Phía Nam. 36
Hình 2.3 Sơ đồ quy trình nghiệp vụ tại bến xe phía Nam 38
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của doanh nghiệp 45
Sơ đồ 4.1 công ty cổ phần vận tải và thương mại đường sắt Ratraco……58
Hình 4.2 Sơ đồ công ty TNHH Du lịch đường sắt RATRACO (Vietnam …61
Hình 4.3 Sơ đồ văn phòng 97- Lê Duẩn
Sơ đồ 5.1: Bộ phận bếp 92
Sơ đồ 5.2: Quy trình đón tiếp và nhập thủ tục tại khách sạn…. 96

3


LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình học tập và tìm hiểu tại trường, em đã được các thầy cô giảng
dạy và trang bị cho nhiều kiến thức về một số môn chuyên ngành Kinh tế vận tải và
Du Lịch. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở những lý thuyết trên sách vở thì chưa đủ, nó
chỉ cho chúng em hình dung được một các tổng quát nhất, chung nhất, có khi là trừu
tượng, khó hiểu, xa rời thực tế. Chính vì thế nhà trường đã tổ chức cho chúng em các
buổi thực tế đi tới các công ty, xí nghiệp kinh doanh vận tải – du lịch.
Thông qua các buổi thực tế này, dưới sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong

bộ môn và sự giúp đỡ nhiệt tình của các đơn vị thực tập em đã có cơ hội hiểu sâu sắc
về những kiến thức mình đã được học. Em đã biết được cơ cấu quản lý của các đơn vị
kinh doanh vận tải và du lịch, cơ sở vật chất, các trang thiết bị được trang bị cho
ngành bao gồm những gì và biết thêm một số nghiệp vụ tại các đơn vị…
Sau đây là nội dung báo cáo thực tập về các đơn vị mà em đã được đi thực tập.

Nội dung báo cáo bao gồm các phần:
CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH
VẬN TẢI & DU LỊCH
CHƯƠNG II: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ NGHIỆP VỤ
TRONG BẾN XE GIÁP BÁT
CHƯƠNG III: TÌM HIỂU CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA DOANH NGHIỆP KINH
DOANH VẬN TẢI NEWWAY
CHƯƠNG IV: TÌM HIỂU CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ NGHIỆP VỤ TRONG
DOANH NGHIỆP DU LỊCH: CÔNG TY TNHH DU LỊCH ĐƯỜNG SẮT
RATRACO
CHƯƠNG V: TÌM HIỂU CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ NGHIỆP VỤ TRONG KINH
DOANH KHÁCH SẠN CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM TẠI HẠ LONG.
CHƯƠNG VI: TUYẾN ĐIỂM DU LỊCH HÀ NỘI – HẠ LONG

4


-CHƯƠNG ITÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ NGHIỆP VỤ NGÀNH VẬN TẢI &
DU LỊCH
1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội trên địa bàn của Doanh nghiệp
1.1.1 Tình hình phát triển kinh tế
a, Hà Nội

- Kinh tế Hà Nội năm 2013 duy trì tăng trưởng so của cùng kỳ năm

trước: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)tăng 8,25% so cùng kỳ năm trước. Trong
đó:
+ Giá trị tăng thêm ngành nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 2,46%; Giá trị tăng
thêm ngành công nghiệp, xây dựng tăng 7,57%; Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ
tăng 9,42%
+ Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng Mười hai năm 2013 tăng 10,4% so với
cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp cộng dồn cả năm 2013 tăng 4,5%.
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cộng dồn 11 tháng năm 2013
tăng 10%. Chỉ số tồn kho tại thời điểm 1/12/2013 của ngành công nghiệp chế biến,
chế tạo tăng 17,4% so với cùng thời điểm năm trước.
+ Ước tính năm 2013, vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt
279.200 tỷ đồng, tăng 12% so với năm trước. Trong đó, vốn nhà nước trên địa bàn
5


tăng 8,1%; vốn ngoài nhà nước tăng 14%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng
11,3%.
Thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội năm 2013 đạt khoảng 52,3 triệu
đồng/người, cao hơn mức 41,8 triệu đồng của năm 2011.
b ,Quảng Ninh
-Năm 2013 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 7,5%, tổng thu ngân sách đạt
34,184 nghìn tỷ đồng, là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thu ngân
sách, trong đó đáng chú ý thu nội địa đạt 15,593 nghìn tỷ đồng.
+ Tổng vốn đầu tư thu hút tăng thêm năm 2013 đạt 286,02 triệu USD (trong đó:
dự án trong nước là 4.958 tỷ đồng, tương đương 232,8 triệu USD tăng gấp 9,9 lần so
với kế hoạch; dự án FDI là 53,22 triệu USD, đạt 106,4 % kế hoạch năm 2013).
+ Cơ cấu kinh tế tương ứng từ năm 2012 đến năm 2013 như sau: Nông lâm thủy
sản (6,1%-5,7%); Công nghiệp xây dựng (55,3%-55,5%); Dịch vụ (38,6%-38,9%).
Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 31 tỷ đồng, tổng sản lượng lương thực
cả năm ước đạt 234 ngàn tấn, vượt gần 1.000 tấn so với kế hoạch đề ra.

.- Thu nhập bình quân đầu người của tình đạt 2.6000 USD 1 năm gấp hơn 1,5 lần
thu nhập bình quân của cả nước (1,540 USD/năm)
1.1.2 Tình hình văn hóa- xã hội
a, Hà Nội
Tất cả các cơ quan thông tấn, báo chí, xuất bản cấp quốc gia đều đóng tại Hà Nội.
Tin tức của mọi vùng lãnh thổ trên đất nước cũng được phát ra từ đây trên sóng phát
thanh và truyền hình. Hàng trăm tờ báo và tạp chí, hàng chục đầu sách mới củagần 40
nhà xuất bản trung ương phát hành khắp nơi, ra cả nước ngoài, làm phong phú đời
sống văn hóa của nhân dân và giới thiệu hình ảnh Việt Nam với bạn bè thế giới
Hà Nội có riêng một Đài phát thanh và Truyền hình Hà Nội, một tờ báo hàng ngày
là tiếng nói của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô: tờ "Hà Nội mới", một tờ
báo của Ủy ban nhân dân thành phố: tờ “Kinh tế đô thị Hà Nội”, bảy tờ tuần báo hoặc
ra tuần nhiều kỳ của các ngành, các đoàn thể, một tạp chí, hàng chục bản tin chuyên
đề. Nhà xuất bản Hà Nội mỗi năm ra hàng trăm đầu sách, mà sách về đề tài Hà Nội
chiếm tỷ trọng hàng đầu.
Đi trên đường phố thủ đô, ta thường bắt gặp các khuôn mặt quen thuộc của nhiều
văn nghệ sĩ và nhà khoa học danh tiếng. Trụ sở trung ương các hội văn học - nghệ
thuật, các hội khoa học - kỹ thuật, các xưởng phim, nhà hát quốc gia của các bộ môn
nghệ thuật đều đóng ở thủ đô.
6


Về số lượng nhà bảo tàng, thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ, rạp hát, chiếu bóng,
hiệu sách,... di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc và cách mạng, Hà Nội đứng hàng đầu,
521 trong số hơn 2000 di tích đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận xếp hạng.
Bên cạnh các nhà hát nghệ thuật quốc gia, riêng Hà Nội có sáu nhà hát và đoàn
nghệ thuật. Vốn nghệ thuật dân gian truyền thống được quan tâm bảo tồn và phát huy.
Đoàn múa rối nước Thăng Long không chỉ sáng đèn hằng đêm ở nhà hát bên Hồ
Hoàn Kiếm mà còn đi lưu diễn nhiều lần ở các châu lục.
Câu lạc bộ chèo truyền thống Nguyễn Đình Chiểu vẫn thường xuyên trình diễn

các trích đoạn chèo cổ của ông cha để lại. Vở Kiều của Nhà hát cải lương Hà Nội đã
có hơn 2000 đêm diễn. Nhà hát kịch Hà Nội, Nhà hát ca múa Thăng Long là những
đơn vị nghệ thuật có hạng của cả nước với tuổi đời hơn 40 năm. Hội liên hiệp Văn
học Nghệ thuật Hà Nội với chín hội thành viên, gần 2000 hội viên.
-

-

-

b, Quảng Ninh
Quảng Ninh có gần 500 di tích lịch sử, văn hoá, nghệ thuật... gắn với nhiều lễ hội
truyền thống, trong đó có những di tích nổi tiếng của quốc gia như chùa Yên Tử, đền
Cửa Ông, di tích lịch sử Bạch Đằng, chùa Long Tiên, đình Quan Lạn... đây là những
điểm thu hút khách thập phương đến với các loại hình du lịch văn hoá, tôn giáo, nhất
là vào những dịp lễ hội.
Một nét đặc sắc trong văn hoá khiến Quảng Ninh khác biệt hẳn so với các vùng khác
là bên cạnh những di sản văn hoá mang nét truyền thống, Quảng Ninh còn có một nền
“văn hoá công nhân mỏ” mang đậm hơi thở của cuộc sống công nghiệp hiện đại, góp
phần làm cho kho di sản văn hoá của Quảng Ninh ngày càng thêm phong phú, đa
dạng. Văn hóa công nhân vùng Mỏ được hình thành và phát triển gần 150 năm, gắn
liền với quá trình lao động, đấu tranh cách mạng. Văn hóa vùng Mỏ là sự kết hợp của
hai yếu tố: những nét văn hóa truyền thống chắt lọc tinh hoa của khắp các vùng miền
trong cả nước và văn hóa hiện đại ra đời từ cuộc sống công nghiệp. Nhiều loại hình
văn hóa hiện đại đã được xây dựng như nghệ thuật biểu diễn cá Voi, công viên nhạc
nước, ngắm cảnh Vịnh Hạ Long từ trên cao... Những hoạt động văn hóa truyền thống
được biểu diễn chuyên nghiệp trên các phương tiện và sân khấu hiện đại, quy mô
hoành tráng mang tầm cỡ quốc tế đã nâng cao giá trị nghệ thuật dân tộc.
Quảng Ninh còn là một trong những tỉnh có kho di sản văn hoá lớn nhất, phong phú,
đa dạng nhất, với 541 di sản văn hoá vật thể là những đình, chùa, đền, miếu, danh lam

thắng cảnh và 2.848 hồ sơ di sản văn hoá phi vật thể là những phong tục, tập quán,
trò chơi dân gian… Bảo tồn và phát huy giá trị những di sản văn hoá quý báu này

7


-

-

-

chính là chiếc cầu nối quan trọng để Quảng Ninh cùng với cả nước bước vào hội
nhập với thế giới.
- Các di sản văn hoá của Quảng Ninh được trải dài theo cả thời gian: từ khi con
người đặt chân đến đây ở giai đoạn đồ đá, đồ đồng (cách ngày nay hàng ngàn năm)
đến các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, giai đoạn chống Pháp, chống Mỹ...và theo cả
không gian, với sự phân bố từ miền núi tới hải đảo, từ Trà Cổ (Móng Cái) tới Đông
Triều. Bên cạnh đó, Quảng Ninh có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống, mỗi dân
tộc lại có những bản sắc văn hoá riêng.
1.1.3 Tình hình phát triển và cơ cấu dân cư trong khu vực
a, Hà Nội
Ở các huyện ngoại thành và một phần quận Tây Hồ, dân cư chủ yếu là người dân gốc.
Còn ở các quận cũ của nội thành, dân cư hầu hết đều tập hợp từ các tỉnh, thành khắp
đất nước về sinh sống và làm việc trong các cơ quan Trung ương. Cư dân Hà Nội chủ
yếu là người Việt, song cũng có một số dân tộc ít người khác.
Dân số toàn thành phố ước năm 2013 là 7146,2 nghìn người, tăng 2,7% so với năm
2012, trong đó dân số thành thị là 3089,2 nghìn người chiếm 43,2% tổng số dân và
tăng 4,4%; dân số nông thôn là 4057 nghìn người tăng 1,4%.
Tính đến trung tuần tháng 10 năm 2013, toàn Thành phố đã giải quyết việc làm cho

128,6 nghìn người, các quận, huyện, thị xã đã xét duyệt 2.650 dự án vay vốn Quĩ
quốc gia giải quyết việc làm với số tiền 370 tỷ đồng, tạo việc làm cho 24 nghìn lao
động.
b ,Quảng Ninh

-

Tính đến năm 2011, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh đạt gần 1.163.700 người, mật độ
dân số đạt 191 người/km² . Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 606.700 người ,
dân số sống tại nông thôn đạt 557.000 người. Dân số nam đạt 597.100 người, trong
khi đó nữ đạt 566.600 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng
9,2 ‰

-

Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009,
toàn tỉnh Quảng Ninh có 34 dân tộc và người nước ngoài cùng sinh sống. Trong
đó, người Kinh đông nhất với 1.011.794 người, tiếp sau đó là người Dao đông thứ nhì
với 59.156 người, người Tày 35.010 người, Sán Dìu có 17.946 người, người Sán
Chay có 13.786 người, người Hoa có 4.375 người. Ngoài ra còn có các dân tộc ít
người như người Nùng, người Mường, người Thái

-

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2009, toàn tỉnh Quảng Ninh có 6 Tôn giáo khác nhau
chiếm 23.540 người, trong đó, nhiều nhất là Công Giáo có 19.872 người, Phật giáo có

8



3.302 người, Đạo Tin Lành có 271 người, Đạo Cao Đài có 87 người, Hồi Giáo có 7
người, ít nhất là Tịnh độ cư sĩ.
1.1.4 Điều kiện tự nhiên khí hậu
a , Hà Nội
 Vị trí
+ Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú. Với
vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa
học lớn, đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.
+ Vĩ độ bắc: 20o53' đến 21o23'
+ Kinh độ đông: 105o44' đến 106o02'
+ Giáp với năm tỉnh: Thái Nguyên ở phía bắc, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía
đông và đông nam, Hà Tây và Vĩnh Phúc ở phía nam và phía tây.
+ Diện tích tự nhiên 920,97 km2.
+ Chiều dài nhất từ phía bắc xuống phía nam là hơn 50 km
+ Chỗ rộng nhất từ tây sang đông 30 km
+Cao nhất là núi Chân Chim: 462 m (huyện Sóc Sơn)
+Thấp nhất thuộc xã Gia Thụy (huyện Gia Lâm), 12 m so với mặt nước biển.
 Địa Hình
+ Dạng địa hình chủ yếu của Hà Nội là đồng bằng được bồi đắp bởi các dòng
sông với các bãi bồi đại, bãi bồi cao và các bậc thềm. Xen giữa các bãi bồi đại và các
bãi bồi cao còn có các vùng trũng với các hồ, đầm (dấu vết của các lòng sông cổ) .
+ Phần lớn diện tích Hà Nội nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng với
độ cao trung bình từ 15m đến 20m so với mặt biển.
+ Còn lại chỉ có khu vực đồi núi ở phía bắc và phía tây bắc của huyện Sóc Sơn
thuộc rìa phía nam của dãy núi Tam Đảo có độ cao từ 20m đến hơn 400m, đỉnh Chân
Chim cao nhất là 462m.
 Khí hậu
+Khí hậu Hà Nội là khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, mùa hè nóng, mưa nhiều và
mùa đông lạnh, mưa ít.
+Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt

trời dồi dào và có nhiệt độ cao. Do chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và
lượng mưa khá lớn.
+ Trung bình hằng năm, nhiệt độ không khí 23,6oC, độ ẩm 79%, lượng mưa 1245
mm
9


+ Mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa. Hà Nội có đủ bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.
Sự luân chuyển của các mùa làm cho khí hậu Hà Nội thêm phong phú, đa dạng và có
những nét riêng.
+ Từ tháng 5 đến tháng 8 là mùa hè: nóng và thi thoảng có mưa rào.
+ Từ tháng 9 đến tháng 11 là mùa thu. Thời tiết khô ráo, trời cao, xanh ngắt, gió
mát, nắng vàng.
+ Từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau là mùa đông: Thời tiết lạnh, khô ráo.
+ Từ tháng 2 đến tháng 4 là mùa xuân: Cây cối xanh tốt với hàng ngàn loài hoa
khoe sắc, mùa của những lễ hội truyền thống độc đáo, mở đầu là Tết nguyên đán, lễ
hội lớn và quan trọng nhất của người Việt Nam.
+ Nhiệt độ thấp nhất là 2,70C (tháng 1/1955).
+ Nhiệt độ cao nhất: 42,80C(tháng 5/1926).
+ Khách du lịch có thể tới thăm Hà Nội quanh năm. Tuy nhiên, mùa xuân, mùa
thu và mùa đông rất thích hợp với du khách ở những vùng hàn đới.
b , Quảng Ninh
 Vị trí địa lý
+ Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đông bắc Việt Nam, có dáng một hình
chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng đông bắc - tây nam. Phía tây tựa lưng vào núi
rừng trùng điệp. Phía đông nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc bộ với bờ biển
khúc khuỷu nhiều cửa s
+ Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106 o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ
20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195 km. Bề
dọc từ bắc xuống nam khoảng 102 km. Điểm cực bắc là dãy núi cao thuộc thôn Mỏ

Toòng, xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc
Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực tây là sông Vàng Chua ở xã Bình Dương và xã
Nguyễn Huệ, huyện Đông Triều. Điểm cực đông trên đất liền là mũi Gót ở đông bắc
xã Trà Cổ, thị xã Móng Cái.
+ Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân
dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và
thị xã Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây
với 132,8 km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng
Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250 km.
+ Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là tính đến ngày 1-10-1998 là
611.081,3 ha. Trong đó đất nông nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513 ha,
đất ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng 268.158,3 ha.
 Địa hình
+ Quảng Ninh là tỉnh miền núi - duyên hải. Hơn 80% đất đai là đồi núi. Hơn hai
nghìn hòn đảo nổi trên mặt biển cũng đều là các quả núi.

10


+ Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình Liêu,
Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập Vạn Đại
Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc - tây nam. Có hai dãy núi chính: dãy
Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao Xiêm (1.330 m) chiếm phần lớn diện tích tự
nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi (1.166 m) ở phía bắc
huyện Tiên Yên. Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thị
xã Uông Bí và thấp dần xuống ở phía bắc huyện Đông Triều. Vùng núi này là những
dãy nối tiếp hơi uốn cong nên thường được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh
Yên Tử (1.068 m) trên đất Uông Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hoành Bồ.
+ Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong hoá
và xâm thực tạo nên những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các triền sông

và bờ biển. Đó là vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Yên Hưng, nam Tiên Yên, Đầm Hà,
Hải Hà và một phần Móng Cái. ở các cửa sông, các vùng bồi lắng phù sa tạo nên
những cánh đồng và bãi triều thấp. Đó là vùng nam Uông Bí, nam Yên Hưng (đảo Hà
Nam), đông Yên Hưng, Đồng Rui (Tiên Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam
Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven
biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù
phú của Quảng Ninh.
+ Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Hơn hai
nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/ 2779), đảo trải dài theo đường
ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp. Có những đảo rất lớn như đảo Cái Bầu,
Bản Sen, lại có đảo chỉ như một hòn non bộ. Có hai huyện hoàn toàn là đảo là huyện
Vân Đồn và huyện Cô Tô. Trên vịnh Hạ Long và Bái Tử Long có hàng ngàn đảo đá
vôi nguyên là vùng địa hình karst bị nước bào mòn tạo nên muôn nghìn hình dáng
bên ngoài và trong lòng là những hang động kỳ thú.
+ Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những
bãi cát trắng táp lên từ sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho
công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan
Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng...)
+ Địa hình đáy biển Quảng Ninh, không bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m.
Có những lạch sâu là di tích các dòng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh
trưởng các rạn san hô rất đa dạng. Các dòng chảy hiện nay nối với các lạch sâu đáy
biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển khúc khuỷu kín gió
nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng cảng biển và giao thông
đường thuỷ rất lớn
 Khí hậu
11


+ Khí hậu Quảng Ninh tiêu biểu cho khí hậu các tỉnh miền Bắc Việt Nam vừa có
nét riêng của một tỉnh miền núi ven biển. Các quần đảo ở huyện Cô Tô và Vân

Đồn ... có đặc trưng của khí hậu đại dương.
+ Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa
nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất.
+ Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên
đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú.
+ Ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành
hai mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mưa, mùa đông lạnh với mùa khô.
+ Về nhiệt độ: được xác định có mùa đông lạnh, nhiệt độ không khí trung bình ổn
định dưới 20oC. Mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC.
+ Về mưa: theo quy ước chung, thời kỳ có lượng mưa ổn định trên 100 mm là
mùa mưa; còn mùa khô là mùa có lượng mưa tháng ổn định dưới 100 mm.
+ Theo số liệu quan trắc, mùa lạnh ở Quảng Ninh bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và
kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu
tháng 10.
+ Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nhiều bắt
đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10.
+ Giữa hai mùa lạnh và mùa nóng, hai mùa khô và mùa mưa là hai thời kỳ
chuyển tiếp khí hậu, mỗi thời kỳ khoảng một tháng (tháng 4 và tháng 10).
+ Sự chênh lệch về nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa đông (tháng
1) thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng tiêu biểu cho mùa hạ (tháng 7) là 12 0C và
thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng 1 theo tiêu chuẩn nhiệt độ cùng vĩ tuyến là
5,10C.
1.2 Cơ sở vật chất phục vụ cho kinh doanh vận tải
1.2.1 Mạng lưới giao thông, các công trình phục vụ vận tải
a, Hà Nội
Là thành phố thủ đô và có vị trí ở khu vực trung tâm của miền Bắc, bên cạnh
con sông Hồng, giao thông từ Hà Nội đến các tỉnh khác của Việt Nam tương đối
thuận tiện, bao gồm cả đường không, đường bộ, đường thủy và đường sắt. Giao thông
đường không, ngoài sân bay quốc tế Nội Bài cách trung tâm khoảng 35 km,
 Giao thông đường bộ

Cho đến cuối năm 2011, Hà Nội hiện có 7.365 km đường giao thông, trong đó
20% là trục đường chính, 7 trục hướng tâm và 3 tuyến vành đai, cũng như đang quản
lý hơn 4,3 triệu phương tiện giao thông các loại, trong đó riêng xe máy chiếm gần 4
triệu .
12


Các bến xe Phía Nam, Gia Lâm, Lương Yên, Nước Ngầm, Mỹ Đình là nơi các xe
chở khách liên tỉnh tỏa đi khắp đất nước theo các quốc lộ 1A xuyên Bắc – Nam, quốc
lộ 2 đến Hà Giang, quốc lộ 3 đến Cao Bằng; quốc lộ 5 đi Hải Phòng, quốc lộ
18 đi Quảng Ninh, quốc lộ 6 và quốc lộ 32 đi các tỉnh Tây Bắc. Ngoài ra, Hà Nội còn
có các nhiều tuyến đường cao tốc trên địa bàn như đại lộ Thăng Long, Pháp Vân- Cầu
Giẽ, ngoài ra các tuyến cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn, Hà Nội-Hải Phòng, Nội Bài-Lào
Cai, Hà Nội-Thái Nguyên cũng đang trong quá trình xây dựng.
 Giao thông hàng không
Hà Nội có hai sân bay: sân bay Nội Bài (quốc tế và nội địa) và sân bay Gia
Lâm (sân bay nhỏ, nơi có thể thuê trực thăng du lịch).
Sân bay Nội Bài cách thành phố 45 km về phía Bắc. Sân bay Gia Lâm cách trung
tâm Hà Nội 8 km. Ngoài ra, Hà Nội còn có một sân bay quân sự hiện đang không sử
dụng là sân bay Bạch Mai.
 Giao thông đường sắt
- Hà Nội là một đầu mút của đường sắt Thống Nhất Bắc Nam dài 1.726 km, nằm trong
tổng chiều dài 2.600 km của hệ thống đường sắt Việt Nam, chủ yếu doPháp xây dựng.
- Ngoài ra, từ Hà Nội còn có các tuyến đường sắt nối với các tỉnh phía Bắc và đi
ra cảng Hải Phòng.
- Hà Nội là đầu mối giao thông của năm tuyến đường sắt trong nước và một tuyến liên
vận sang Bắc Kinh, Trung Quốc, đi nhiều nước châu Âu, một tuyến quốc tế sang Côn
Minh Trung Quốc
- Ðường sắt Việt Nam có tổng chiều dài 2.600km, gồm các tuyến đường sắt chính - Hà
Nôi- Tp Hồ Chí Minh ( 1726 Km )

+ Hà Nội – Lào Cai
+ Hà Nội- Hải Phòng
+ Hà Nội- Quán Triều
+ Hà Nội- Đồng Đăng
 Tàu sắt liên vận Hà Nội- Trung Quốc đi qua ga Đồng Đăng ( Lạng Sơn)
 Đường sắt Việt Nam cũng có tiềm năng nối liền với mạng lưới Đường sắt
Campuchia, Thái Lan và Malaysia để đến Singapore và tuyến đường sắt của Lào khi
được phát triển
 Giao thông đường thủy
Hà Nội có hệ thống sông ngòi khá lớn, thuận lợi cho việc vận tải bằng đường
sông. Các sông chảy qua địa bàn: sông Hồng , sông Đáy ,sông Đuống ,sông Nhuệ ,
sông Từ, sông Tô Lịch,…
b, Quảng Ninh
 Đường bộ:
13


Quốc lộ: có 5 tuyến với 381 km; trong đó chủ yếu đường đạt cấp IV, cấp III, còn
lại 32 km đường Quốc lộ 279 (84%) đạt cấp V mặt đường đá dăm nhựa.
Đường tỉnh: Có 1 tuyến với 301km, trong đó đường đạt cấp IV, cấp III là 154 km
(chiếm 51%), còn lại là cấp thấp, chủ yếu là mặt đường đá dăm nhựa.
Đường huyện: tổng số 764 km, đã cứng hóa mặt đường 455 km, đạt 60%, khối
lượng còn lại cần đầu tư 309 km, chiếm 40%.
Đường xã: tổng số 2.233 km đường xã, đã cứng hóa mặt đường là 527 km, đạt
24%, khối lượng còn lại cần đầu tư 1706 km, chiếm 76%.
Bến tuyến vận tải khách: Bến xe khách: toàn tỉnh có 16 bến xe trong đó 6 bến xe liên
tỉnh hỗn hợp. Tuyến vận tải khách: toàn tỉnh có 125 tuyến vận tải khách cố định liên
tỉnh và liên tỉnh liền kề; 18 tuyến vận tải khách nội tỉnh và 11 tuyến xe buýt.
 Đường thủy nội địa
Bến: toàn tỉnh có 96 bến thủy nội địa

Luồng: Đã đưa vào cấp quản lý 642 km đường thủy nội địa
 Đường biển phục vụ công tác vận tải thuỷ bao gồm các bến cảng và hệ thống luồng,
lạch.
Bao gồm các cảng sau : cảng Cái Lân , Cảng Vạn Gia ,Cảng Cửa Ông Cảng
Hòn Nét, Cảng Mũi Chùa
 Đường sắt
Toàn tỉnh có 65 km đường sắt quốc gia thuộc tuyến Kép-Hạ Long (hiện nay đang
cải tạo tuyến Yên Viên – Cái Lân khổ đôi 1,0m và 1,435m). Ngoài ra còn có hệ thống
đường sắt chuyên dùng ngành than.
 Các cảng hàng không
Dịch vụ air-taxi đã được công ty Dịch vụ bay miền Bắc giới thiệu nhằm phục vụ
nhu cầu đi lại của hành khách được thuận tiện hơn. Thời gian đầu, hãng cung cấp
dịch vụ tại các điểm từ Hà Nội đi Hải Phòng, Quảng Ninh, Vịnh Hạ Long và các
thành phố lân cận Hà Nội.
Lịch trình: Đây là dịch vụ taxi bay chuyên chở du khách thăm quan bằng máy
bay trực thăng với sức chở 7 người (gồm cả phi công và hành khách), theo tuyến Hà
Nội - Quảng Ninh và từ Hạ Long đi thăm các danh thắng trên Vịnh Hạ Long. Máy
bay trực thăng từ Gia Lâm (Hà Nội) đến Vịnh Hạ Long vào thứ bảy từ 8 giờ sáng.
1.2.2

Hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông
14


 Bến xe
 Bến xe là một bộ phận thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, được xây dựng để
ô tô đón trả khách; là nơi khởi đầu và kết thúc cả một hoặc nhiều tuyến vận tải khách
đường bộ.
 Hiện tại Hà Nội có 6 bến xe liên tỉnh. Đó là:
+ Bến xe khách phía Nam (Giáp Bát): Diện tích bến: 36.600 m2. Là bến xe

cấp 1
+ Bến xe Mỹ Đình: Diện tích bến :19.378 m2, là bến xe cấp 1
+ Bến xe Gia Lâm: Diện tích bến :14.000 m2 là bến xe cấp 2
+ Bến xe Lương Yên: Diện tích bến :10.000 m2 là bến xe cấp 3
+ Bến xe Nước Ngầm: Diện tích bến :8.000 m2 là bến xe cấp 1
+ Bến xe Yên Nghĩa: Diện tích bến: gần 25.000 m² là bến xe cấp 1
-

Một số bến xe khách tại Quảng Ninh
+ Bến xe Cẩm Phả
+ Bến xe Cửa Ông
+ Bến xe Tiên Yên
+ Bến xe Móng Cái
+ Bến xe Bãi Cháy
 Trạm dừng nghỉ
-Trạm dừng nghỉ là công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, được
xây dựng dọc theo tuyến quốc lộ hoặc đường tỉnh để cung cấp các dịch vụ phục vụ
người và phương tiện tham gia giao thông
-Dọc theo lộ trình từ Hà Nội đến Quảng Ninh có rất nhiều các điểm dừng nghỉ
dọc đường phân bố đều trên cả tuyến hành trình như
+ Komo Việt Thanh ở Sao Đỏ Chí Ninh Hải Dương
+ Nhà hàng 599 ở quốc lộ 18 thị xã Chí Ninh Hải Dương
-Hầu hết các trạm dừng nghỉ có cơ sở vật chất mới và tiện nghi phục vụ khách du
lịch hoặc khách đường dài để nghỉ ngơi ăn uống .Ngoài ra ở đó còn bán các loại sản
phẩm đặc sản rất phong phú đa dạng
 Cơ sở bảo dưỡng sửa chữa và trạm cấp nhiên liệu
 Dọc theo tuyến hành trình Hà Nội Hạ Long cơ sở sửa chữa và trạm cấp nhiên liệu
được bố trí đều ,hợp lí ở những nơi dễ dàng nhìn thấy và đều có biển báo thông
thường thì chúng được đặt ở những khu vực đông dân cư ở đầu mỗi thị xã thị trấn,…
 1 Số trạm xăng trên tuyến hành trình Trạm xăng dầu DNTN Việt Long , Xăng dầu

Nam Đuống, Xăng dầu Vân Dương ( Băc Ninh Quang Huy - Cửa hàng xăng dầu số
15


169, Cửa hàng xăng dầu số 155 - Trạm tiếp xăng dầu hợp tác xã Hải Am, Xăng dầu
Đức Hậu. - Trạm xăng dầu số 10 (chí linh) ,Cửa hàng xăng dầu Đông Mai, Cửa hàng
xăng dầu số 59 – Minh Thành, Cửa hàng xăng dầu Đại Yên. - Xăng dầu Tuần Châu,
Cửa hàng xăng dầu số 58 – Hà Khẩu.
 Tình hình phương tiện hoạt động
-Thành phố Hà Nội - hiện nay tổng số ô tô, xe máy của Hà Nội hơn 4 triệu
phương tiện, trong đó có 368.325 ô tô và khoảng 3,8 triệu xe máy. Cả thành phố có
60 tuyến buýt với khoảng 1300 xe hoạt động trải dài trên thành phố
-Hiện nay để phục vụ du lich thì Hà Nội đang thí điểm sử dụng 40 chiếc xe
điện,và có khoảng 7000-8000 xích lô đang hoạt động
-Ở Quảng Ninh trong 3 tháng đầu năm 2014, Công an tỉnh đã tổ chức đăng ký
mới 7.925 phương tiện giao thông đường bộ; trong đó, xe mô tô là 6.950, ô tô là 975,
nâng tổng số phương tiện hiện tỉnh quản lý là 616.453 (71.885 ô tô, 544.568 xe mô
tô).
-Ngoài ra để phục vu du lich còn có trên 525 tàu du lịch tham quan vịnh Hạ
Long, gồm các loại từ 10 tới 50 chỗ ngồi trong đó có 185 tàu được phép phục vụ
khách lưu trú qua đêm trên Vịnh Hạ Long.
1.3

Cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh du lịch

1.3.1 Tài nguyên du lịch trong chuyến tham quan
a, Hà Nội
-Với quá trình lịch sử phát triển lâu đời, Hà Nội sở hữu rất nhiều tài nguyên du
lịch tự nhiên và văn hóa phong phú như di tích Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu
Quốc Tử Giám, khu phố cổ trầm mặc, những làng nghề truyền thống cùng những

cảnh quan mang giá trị riêng như Hồ Tây, hồ Hoàn Kiếm… Chính vì vậy Hà Nội vẫn
luôn là điểm đến thu hút du khách quốc tế lớn nhất cả nước bởi vẻ đẹp trầm mặc,
thanh lịch.
b, Quảng Ninh
Đảo Tuần Châu
Khu du lịch đảo Tuần Châu cách trung tâm thành Phố Hạ Long khoảng 2km. Khu
du lịch đảo Tuần Châu có diện tích 220ha, được kiến tạo bởi những ngọn đồi thoai
thoải. Một con đường trải bê tông dài khoảng 2km nối đảo với đất liền. Tại Tuần
Châu có rất nhiều hạng mục công trình đã và đang được xây dựng. Từ ngoài cổng đi
vào lần lượt du khách sẽ đi qua một khu đồi với khu biệt thự có hạ tầng cơ sở đạt tiêu
chưần quốc tế. Đi tiếp vào trong khu phố ẩm thực với năm nhà hàng và nhà tròn được
16


thiết kế theo kiến trúc cung đình rất đẹp cùng một lúc có thể phục vụ trên 1.000 thực
khách với những món ăn Âu, Á và dân tộc do các đầu bếp nổi tiếng trong nước và
ngoài nước thực hiện. Các tiếp viên nhà hàng đều mang trang phục truyền thống của
Việt Nam. Vào khu trung tâm du khách sẽ choáng ngơp bởi câu lạc bộ biểu diễn cá
heo, hải cẩu, sư tử biến được xây dựng rất hiện đại và độc đáo.

Bãi tắm Tuần Châu với thảm cát trải dài 2km sẽ làm cho du khách thoải mái vùng
vẫy giữa làn sóng biển trong xanh. Sát bãi biển là khu biệt thự 50 phòng nghỉ đạt tiêu
chuẩn quốc tế 5 sao mang đến cho dư khách những phút giây thoải mái. Ở đây còn có
trên 300 phòng nghỉ khác đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tại đảo Tuần Châu du khách có thể
tham dự các hoạt động thể thao dưới nước: mô tô trượt nước tốc độ cao; ca nô kéo dù,
lướt ván; câu cá trên biển Hạ Long; chèo thuyền; khinh khí cầu tham quan vịnh Hạ
Long hoặc leo núi, cắm trại . Các dịch vụ: biểu diễn cá heo, sư tử biển, hải cẩu, xiếc
thú, võ thuật phục vụ khách liên tục 3 suất/ngày trong tất cả các ngày trong tuần trừ
thứ 2, công viên nhạc nước. Hiện nay khu du lịch đảo Tuần Châu đang hoan thiện.
Rất nhiều dự án khác đang chờ các nhà đầu tư, biến đảo Tuần Châu thành đảo Ngọc

Châu của Hạ Long, với ước mong được đón bạn đến với năm “Du lịch Hạ Long”.
 Vịnh Hạ Long

Vịnh Hạ Long – được Unesco nhiều lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế
giới với hàng nghìn hòn đảo được làm nên bởi tạo hoá kỳ vĩ và sống động. Vịnh Hạ
17


Long có phong cảnh tuyệt đẹp nên nơi đây là một điểm du lịch rất hấp dẫn với du
khách trong nước và quốc tế.
Vịnh Hạ Long là một di sản độc đáo bởi địa danh này chứa đựng những dấu tích
quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển lịch sử trái đất, là cái nôi cư trú
của người Việt cổ, đồng thời là tác phẩm nghệ thuật tạo hình vĩ đại của thiên nhiên
với sự hiện diện của hàng nghìn đảo đá muôn hình vạn trạng, với nhiều hang động kỳ
thú quần tụ thành một thế giới vừa sinh động vừa huyền bí. Bên cạnh đó, vịnh Hạ
Long còn là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình cùng
với hàng nghìn loài động thực vật vô cùng phong phú, đa dạng. Nơi đây còn gắn liền
với những giá trị văn hóa – lịch sử hào hùng của dân tộc.
Vịnh Hạ Long nổi bật với hệ thống đảo đá và hang động tuyệt đẹp. Đảo ở Hạ
Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng
phía đông nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía tây nam vịnh Hạ Long. Đây là hình
ảnh cổ xưa nhất của địa hình có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 – 280 triệu năm, là kết
quả của quá trình vận động nâng lên, hạ xuống nhiều lần từ lục địa thành trũng biển.
Quá trình Carxto bào mòn, phong hoá gần như hoàn toàn tạo ra một Hạ Long độc
nhất vô nhị trên thế giới.
Hàng trăm đảo đá, mỗi đảo mang một hình dáng khác nhau hết sức sinh động:
hòn Đầu Người, hòn Rồng, hòn Lã Vọng, hòn Cánh Buồm, hòn Trống Mái, hòn Lư
Hương… Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp gắn với
nhiều truyền thuyết thần kỳ như động Thiên Cung, hang Đầu Gỗ, động Sửng Sốt,
hang Trinh Nữ, động Tam Cung… Đó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn

trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là
“kỳ quan đất dựng giữa trời cao”
Quảng Ninh có tài nguyên du lịch rất phong phú đa dạng có giá trị du lịch lớn như
Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, Khu Di tích nhà Trần ở Đông Triều ,Đền Trần
Hưng Đạo , Cụm di tích và danh thắng Núi Bài Thơ, Lễ hội Yên Tử,…
 Hang Sửng Sốt

18


- Vị trí và diện tích: Hang Sửng Sốt là một hang dạng ống, nằm ở độ cao 25m
so với mực nước biển hiện tại. Diện tích khoảng 10.000m2, chiều dài hơn 200m, chỗ
rộng nhất 80m, khoảng cách lớn nhất từ nền tới trần hang xấp xỉ 20m. Hang được
chia thành 2 ngăn chính. Quá trình phát hiện và quản lý:
- Do có cửa hang mở rộng, hang Sửng Sốt được phát hiện khá sớm trên Vịnh
Hạ Long (cuối thế kỷ thứ XIX). Tên của hang mãi đến năm 1946 mới được xuất hiện
trên các phương tiện thông tin đại chúng do một số đoàn thám hiểm đã đến đây.
- Năm 1999, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long đã đầu tư tôn tạo Hang Sửng Sốt. Hệ
thống đường đi, ánh sáng để du khách có thể quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của
những khối nhũ, măng đá trong lòng hang.Ánh sáng được thiết kế phù hợp với kiến
trúc hang đồng thời hài hoà với ánh sáng tự nhiên từ phía cửa hang.
- Hiện nay Hang Sửng Sốt thuộc sự quản lý của Trung tâm bảo tồn Công viên
hang động (BQL Vịnh Hạ Long).
- Ðường lên hang Sửng Sốt quanh co uốn lượn dưới những tán lá rừng, với
những bậc đá ghép cheo leo, khúc khuỷu. Ðộng được chia làm hai ngăn chính, toàn
bộ ngăn thứ nhất như một nhà hát lớn rộng thênh thang với trần hang được phủ bằng
nhũ đá, những tượng đá, voi đá, hải cẩu, mâm xôi, hoa lá, mở ra một thế giới của cổ
tích. Ngăn 2 cách biệt với ngăn 1 qua một lối đi hẹp. Bước vào lòng ngăn này, động
mở ra một khung cảnh mới khác lạ hoàn toàn với lòng ngăn rộng có thể chứa được
hàng ngàn người. Trong lòng ngăn 2 của hang Sửng Sốt có những hình tượng được

gắn với truyền thuyết Thánh Gióng: cạnh lối ra vào là khối đá hình chú ngựa,
thanh gươm dài và trong lòng hang có những ao hồ nhỏ như vết chân ngựa Gióng
 Đảo Tip Top.

19


Đảo Ti Tốp cách cảng tàu du lịch Bãi Cháy khoảng 7 - 8 km về phía đông nam.
Đảo Ti Tốp có bãi cát hình vành trăng lưỡi liềm. Cát ở đây bốn mùa được nước thủy
triều rửa sạch trắng tinh. Ngày 22/11/1962 hòn đảo nhỏ này được đón Hồ Chủ Tịch
cùng nhà du hành vũ trụ, anh hùng lao động Liên Xô, anh hùng lao động Việt Nam
Giéc Man Ti Tốp lên thăm và nghỉ tại đây. Để ghi dấu kỷ niệm chuyến đi đó, Hồ Chủ
Tịch đã đặt tên cho đảo là đảo Ti Tốp. Nơi đây đã trở thành điểm du lịch tắm biển hấp
dẫn. Các dịch vụ thuê áo tắm, phao bơi, nước ngọt luôn sẵn sàng phục vụ du khách.
1.3.2 Cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh du lịch
a , Hà Nội
 Nhà hàng, khách sạn
- Hà Nội hiện có: 10 khách sạn 5 sao: như Deawoo, Hilton opera, Horison, Melia, Nikko,
Sheraton, Sofitel plaza, Sofitel metropole, Movenpick Hà Nội, Inter-cotinetal.
+ 10 khách sạn 4 sao: Bảo Sơn, Flower garden, Fortune, Hà Nội, Lake side,
Somerset garden, Thắng Lợi, Sunway, Fraser suites Hà Nôi, Sedona suites Hà Nội.
+ 48 khách sạn 3 sao: Công Đoàn, Á Châu, Bảo Khánh, Dân Chủ, Đông Đô,
Galaxy….
+ 99 khách sạn 2 sao:Gia Thịnh, Gia Bảo, Gold, Đức Huy, Đồng Lợi…
-Tổng số khách sạn ở Hà Nội lên tới 525 khách sạn.
-

-

Các khách sạn được ưa chuộng nhất ở Hà Nội như: Golden Lotus Hotel, Silk Part,

Green Dimond, Medallion Hà Nội,Jasmine Garden, Deawoo, Mường Thanh, Maison
D’hanoi hanova, Nikko.
Các cơ sở ăn uống ở Hà Nội thời gian qua phát triển nhanh chóng phong phú và đa
dạng từ các nhà hàng dân tộc như nhà hàng Thái Lan, nhà hàng Nhật Bản, nhà hàng
Hàn Quốc đến các quán Bar, caffe, các quán ăn nhanh của các tập đoàn lớn trên thế
giới như KFC, Lotteria... đã có mặt ở Hà Nội, đáp ứng nhu cầu ẩm thực rất lớn của
đông đảo du khách và người dân Hà Nội.

20


-

Cơ sở dịch vụ ăn uống, ẩm thực như như các nhà hàng ăn Âu, Á, cà phê, bar phát
triển ngày càng tiện nghi. Trong thời gian qua thành phố đã thực hiện đầu tư xây
dựng thí điểm phố ẩm thực Tống Duy Tân nhằm giới thiệu nghệ thuật ẩm thực Việt
Nam và Hà Nội.
 Khu vui chơi giải trí
- Hà Nội tập trung các cơ sở văn hoá lớn của cả nước như nhà hát lớn, Trung tâm chiếu
phim quốc gia, các bảo tàng lớn, các nhà biểu diễn nghệ thuật dân gian như nhà hát
chèo, múa rối nước rất hấp dẫn đối với du khách quốc tế và trong nước.
- Hệ thống công viên cây xanh như công viên Lê Nin, công viên Thủ Lệ, công viên
Đống Đa, Công viên Tuổi Trẻ, công viên nước Hồ Tây, công viên Thiên Đường Bảo
Sơn, Việt Phủ Thành Chương …. đang ngày càng trở thành các điểm tham quan được
du khách quan tâm.
b , Quảng Ninh
 Nhà hàng khách sạn
- Theo số liệu thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 1.000 cơ sở lưu trú
du lịch, trong đó có 99 khách sạn từ 1-5 sao. Hệ thống khách sạn từ 2-4 sao phần lớn
tập trung ở TP Hạ Long, trung tâm du lịch của tỉnh. Tính đến nay, TP Hạ Long có

khoảng 60 khách sạn xếp hạng từ 2-4 saoTrên thực tế, nhiều cơ sở lưu trú du lịch trên
địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi mới về phương thức kinh doanh cho phù hợp với tình
hình thực tế, như: Kết hợp hài hoà giữa dịch vụ ăn và nghỉ, cũng như các loại hình
dịch vụ bổ sung khác, tạo mối liên kết qua lại tương hỗ lẫn nhau, do vậy luôn có được
mức giá hợp lý, và thu hút lượng khách thường xuyên rất ổn định như: Khách sạn Sài
Gòn Hạ Long, Công Đoàn, Hạ Long Palace...
-

Thời điểm gần đây nhất, cuối năm 2013, đầu năm 2014, TP Hạ Long đã đưa thêm 2
khách sạn cao cấp vào phục vụ du khách; đó là: Khách sạn Royal Hạ Long và khách
sạn Mường Thanh Quảng Ninh. Trong đó, khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh mới
được khánh thành và đưa vào hoạt động cuối tháng 12-2013. Khách sạn được đầu tư
với tổng số vốn lên đến 500 tỷ đồng, với 34 tầng, 508 phòng nghỉ. Khách sạn có hệ
thống phòng hội nghị, hội thảo sức chứa lên đến 1.200 người và các nhà hàng Âu - Á
sang trọng, tạo thêm một điểm nhấn mới cho du lịch Quảng Ninh...

-

Một số khách sạn được mọi người thương xuyên sử dụng : Khách sạn quốc tế lita,
khách sạn 4 sao Sài Gòn Hạ Long, Novotel Hạ Long, Hạ Long DC, khách sạn
Majectic-VRG,……..
 Khu vui chơi giải trí
-Nổi bật tại Hạ Long là khu vui chơi giải trí quốc tế Tuần Châu bao gồm :
+ Nhà biểu diễn mái vòm - Biểu diễn cá heo, hải cẩu , sư tử
21


+ Cung trình diễn vũ điệu nhạc nước và ánh sáng Laser

-


+ Khu phố ẩm thực Việt Nam
+ Các loại hình vui chơi giải trí khác như leo núi , cắm trại ,..
Ngoài ra còn phải kể đến 1 số khu vui chơi mua sắm sau
+ Ha Long Marine Plaza
+ Bảo tàng Quảng Ninh
+ Công viên Hoàng Gia
+ Trung tâm thương mại Bãi Cháy
+ Khu vui chơi thể thao tại phường Giếng Đáy (TP Hạ Long)
1.4. Điều kiện kinh tế xã hội tác động đến vận tải và du lịch
1.4.1. Sự tác động của kinh tế - xã hội đến vận tải
Các ngành kinh tế khác đều là các khách hàng của ngành giao thông vận tải.
Tình hình phân bố các cơ sở công nghiệp, trình độ phát triển kinh tế của các vùng,
quan hệ kinh tế giữa nơi sản xuất và nơi tiêu thụ quy định mật độ mạng lưới giao
thông vận tải, các loại hình vận tải, hướng và cường độ của các luồng vận chuyển..
Sự phân bố các cơ sở kinh tế có nhu cầu vận chuyển các loại hàng này sẽ quy định
việc tổ chức vận tải của từng loại phương tiện.
Sự phát triển của ngành công nghiệp cơ khí vận tải, công nghiệp xây dựng cho
phép duy trì và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành giao thông vận tải.
- Phân bố dân cư, đặc biệt là sự phân bố của các thành phố lớn và các chùm đô thị
có ảnh hưởng sâu sắc tới ngành vận tải hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội trên địa bàn doanh nghiệp đã tác động đến vận
tải trong công tác thiết kế và khai thác công trình giao thông vận tải, trong quá trình
vận tải. Và trong quá trình khai thác các tuyến vận tải trên địa bàn doanh nghiệp. Bên
cạnh đó điều kiện kinh tế xã hội phát triển tác động tích cực đến nhu cầu vận tải của
người dân, kinh tế càng phát triển thì nhu cầu vận tải và đi du lịch càng lớn, hoạt
động vận tải ngày càng được quan tâm chú trọng và đổi mới để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của xã hội.
1.4.2. Sự tác động của kinh tế - xã hội đến du lịch
Điều kiện tự nhiên trên địa bàn doah nghiệp đã tạo nên tiềm năng du lịch lớn.

Các giá trị và sản phẩm du lịch ngày càng phong phú và đa dạng. Kinh tế xã hội phát
triển là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của ngành kinh tế du lịch. Du lịch là ngành
dịch vụ, nhận nhiệm vụ “chuyển tải” sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của các ngành kinh
tế khác để cung cấp cho du khách nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Vì vậy điều kiện kinh tế
đóng vai trò góp phần cung cấp các hàng hóa, dịch vụ cho du lịch. Khi nói đến nền
22


kinh tế của đất nước, không thể không nói đến giao thông vận tải. Từ xa xưa, giao
thông vận tải đã trở thành một trong những nhân tố chính cho sự phát triển của du
lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Giao thông vận tải ảnh hưởng đến sự phát triển du
lịch trên hai phương diện: Số lượng và chất lượng. Sự phát triển về số lượng làm cho
mạng lưới giao thông thông vươn tới mọi miền trái đất. Chất lượng của phương tiện
giao thông ảnh hưởng tới chuyến du lịch ở các mặt sau: tốc độ, an toàn, tiện nghi, giá
cả. Tóm lại điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tác động thuận chiều đến vận tải và du
lịch. Kinh tế xã hội phát triển sẽ kéo theo vận tải và du lịch phát triển, và ngược lại
khi nền kinh tế bị kìm hãm thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cả vận tải và du
lịch.
Tình hình và xu hướng phát triển kinh tế có ảnh hưởng rất lớn tới du lịch, được
phân tích và đánh giá theo các hướng chính sau:
Thu nhập bình quân đầu người. Nền kinh tế phát triển làm tăng GDP/người là yếu
tố quan trọng ảnh hưởng tới cầu du lịch. Con người chỉ nghĩ đến đi du lịch khi có thời
gian rảnh rỗi và phải có khả năng chi trả.
Sự phát triển của các ngành công nghiệp nhẹ, nông nghiệp và công nghiệp chế
biến lương thực, thực phẩm,có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành du
lịch.
Môi trường xã hội ổn định là điều kiện quan trọng để phát triển du lịch của một
đất nước.

23



-CHƯƠNG IITÌM HIỂU TÌNH HÌNH CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ NGHIỆP VỤ TRONG
BẾN XE PHÍA NAM

2.1 Tổng quan chung về Xí nghiệp quản lý bến xe Phía Nam.
2.1.1. Giới thiệu chung về Xí nghiệp.
Xí nghiệp quản lý bến xe phía Nam là thành viên trực thuộc Công ty quản lý
bến xe Hà Nội và chịu sự quản lý chuyên ngành của Sở GTVT Hà Nội.
- Có trụ sở tại: Tầng 1 - Bến xe phía Nam Hà Nội - Km6 - Đường Giải Phóng Quận Hoàng Mai - TP Hà Nội
- Tên giao dịch: Xí nghiệp quản lý bến xe phía Nam.
- Số điện thoại: 043.8641487-04-38642439.
- Số FAX: 04-38644536.
- Giám đốc: Ông Nguyễn Tất Thành
2.1.2. Vị trí của bến xe khách phía Nam.
Bến xe khách phía Nam nằm trên địa bàn phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai
với tổng diện tích 37.700m2. Nằm trên trục đường Giải Phóng, tại cửa ngõ phía Nam
thành phố, bến xe khách phía Nam có một vai trò quan trọng trong việc đón tiễn các
đoàn phương tiện vận tải hành khách bằng xe buýt liên tỉnh và nội tỉnh, đảm nhiệm
việc vận chuyển hành khách ra vào thành phố Hà nội. Cụ thể:
- Phía Bắc: giáp khu dân cư phường Giáp Bát.
- Phía Nam: giáp khu dân cư phường Thịnh Liệt.
- Phía Tây: giáp đường Giải phóng.
24


- Phía Đông: giáp khu dân cư phường Thịnh Liệt, trông ra hồ Giáp Bát.
Bến xe khách phía Nam hoàn tất việc xây dựng và chính thức đi vào hoạt động
vào năm 1987. Tại thời điểm này, bến xe nằm trong quy hoạch chung của thành phố,
có đường nhựa bao xung quanh bến xe. Về phía Nam, đường nhựa 16m nối thẳng

sang đường Trương Định kéo dài. Với thiết kế này, việc tổ chức giao thông ra vào bến
thực sự thuận lợi và an toàn, do bến sẽ có luồng ra của phương tiện dẫn theo đường
Trương Định, không xung đột với luồng vào của phương tiện từ cổng trên mặt đường
Giải phóng. Luồng ra của các phương tiện xuất bến Giáp Bát do đó cũng không ảnh
hưởng đến di chuyển của luồng phương tiện trên trục đường Giải Phóng, vốn là trục
chính ra vào thành phố với lưu lượng phương tiện rất lớn.
2.1.3 Cơ cấu tổ chức Xí nghiệp quản lý bến xe Phía Nam
Để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ trên xí nghiệp quản lý bến xe phía nam đã
xây dựng mô hình tổ chức như sau:

Giám đốc Công ty
Giám đốc Xí nghiệp
Phó giám đốc

Bộ phận điều độ
Bộ phận bán vé
Bộ phận phát thanh
Bộ phận bảo vệ
( trật tự an toàn bộ phận trong bến…)
Bộ phận kiểm soát
Văn phòng (tổ chức hành chính, thu ngân, kế hoạch, tài vụ…)
Bộ phận dịch vụ ( đời sống, vệ sinh, gửi hàng hóa...)

Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức lao động của Xí nghiệp quản lý bến xe Phía
Nam.









* Số lượng cán bộ công nhân viên:
Tổng CBCNV của xí nghiệp là 164 người được biên chế như sau:
Giám đốc: 1 người.
Phó giám đốc: 1 người.
Điều độ: 8 người, chia làm 2 nhóm theo 2 ca sản xuất.
Bán vé: 40 người, chia 2 nhóm theo 2 ca sản xuất.
Phát thanh: 4 người.
Kiểm soát: 40 người, chia làm 2 tổ làm 2 ca.
25


×