Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống TH3 3 của các hộ nông dân xã trung đông huyện trực ninh tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.18 KB, 89 trang )

Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Lúa gạo là lương thực của khoảng hơn 3 tỷ người trên thế giới, phần
lớn lúa gạo sản xuất ra trên thế giới được tiêu thụ bởi những nông dân trồng
lúa. Sản lượng lúa hiện nay không ngừng gia tăng trong thời gian qua đã
mang lại sự an sinh và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của các nước. Năm
2004 Hội đồng Liên hiệp Quốc đã chọn là năm Lúa gạo Quốc tế với khẩu
hiệu “Cây lúa là Cuộc sống”. Lúa là cây lương thực quan trọng có diện tích
148,4 triệu ha ở thế giới, (trong đó Châu Á 135 triệu ha). Việt Nam có diện
tích sản xuất lúa 4,36 triệu ha, sản lượng 38,0 triệu tấn, năng suất bình quân
4,67tấn/ha, xuất khẩu 6 triệu tấn gạo năm 2009 (đồng bằng sông Cửu Long có
sản lượng lúa 17,6 triệu tấn, năng suất 4,61tấn/ha). Theo Hiệp hội Lương thực
Việt Nam (VFA), tính đến ngày 25/11/2009, lượng gạo ký hợp đồng đạt trên
6,72 triệu tấn, tăng hơn 47,8% so cùng kỳ và lượng đã giao ở thời điểm này
đạt 5,601 triệu tấn. Số lượng giao trong tháng 12/2009 khoảng 1,12 triệu tấn.
Trong năm 2009 này, lượng gạo xuất khẩu đạt hơn 6 triệu tấn các loại.
Chúng ta có thể khẳng định một điều hết sức quan trọng trong lĩnh vực
sản xuất lúa đó là vấn đề sản xuất lúa giống. Đây là một trong những khâu
quan trọng bậc nhất, là yếu tố quyết định năng suất, chất lượng và hiệu quả
kinh tế. Quá trình nghiên cứu đã tạo ra và đưa vào sản xuất các giống lúa mới
cho năng suất cao, phẩm chất tốt đó là vấn đề hết sức cần thiết, để tạo ra lúa
hàng hóa có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ trên thị
trường. Những nghiên cứu ứng dụng về cây lúa trong thời gian qua đã đóng
góp vào sự phát triển nông nghiệp Việt Nam là kết quả với sự hợp tác giữa
nhà quản lý, các tổ chức nghiên cứu ứng dụng trong nước và hợp tác Quốc tế.

1




Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

Hiện nay đa số các giống lúa lai đang được trồng ở Việt Nam là những
giống lúa được nhập khẩu từ Trung Quốc. Hàng năm, chúng ta vẫn phải nhập
trên 80% lúa giống F1 từ Trung Quốc về sản xuất tại Việt Nam gọi là lúa lai
thương phẩm, với các tên giống lúa lai hiện đang cho năng suất cao như
Khang Dân, Hải Phong, Q1, Q5.. Chính điều đó đã cho thấy sự mất tự chủ
của chúng ta trong khâu giống. Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong số 55 giống lúa lai 3 dòng mà Trung
tâm khảo nghiệm giống cây trồng Trung ương tiến hành khảo nghiệm chỉ vẻn
vẹn… có 2 giống của Việt Nam, còn là của Trung Quốc. Do không chủ động
được giống, nên tuy Bộ đề ra kế hoạch sản xuất hạt lai F1 trong vụ đông xuân
vừa qua là 1.500 ha, nhưng các địa phương chỉ sản xuất được trên 1.200 ha.
Trong mấy năm gần đây việc Việt Nam đã nghiên cứu ra một số giống
lúa lai hai dòng có nhiều đặc tính ưu việt đáp ứng được yêu cầu cho đưa ra
sản xuất lúa lai thương phẩm như giống lúa Việt Lai 20 do Phó Giáo sư, Tiến
sỹ Nguyễn Văn Hoan, Trưởng bộ môn Di truyền chọn giống cây trồng thuộc
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội nghiên cứu thành công. Giống lúa lai
này đang được ưa chuộng rộng rãi không chỉ ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ và
Trung Bộ mà còn cả ở các vùng trung du, miền núi. Các giống lúa TH3-3,
TH3-4,… là giống lúa lai hai dòng do PGS. TS Nguyễn Thị Trâm cùng các
cộng sự tại Viện Sinh học nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
nghiên cứu ra. Đặc biệt ông Đoàn Văn Sáu, Giám đốc Công ty TNHH Cường
Tân, nơi đã ký hợp đồng mua bản quyền giống lúa TH3-3 của PGS-TS
Nguyễn Thị Trâm với giá 10 tỉ đồng.
Xã Trung Đông thuộc huyện Trực Ninh tỉnh Nam Định là xã sản xuất

lúa có năng suất cao của huyện. Lúa là sản phẩm chính trong ngành trồng trọt
của xã và đem lại thu nhập khá cao cho nông dân của xã. Đặc biệt trong tình
hình hiện nay việc phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá tạo nhiều điều
kiện thuận lợi cho sản xuất của nông dân trong xã. Từ năm 1997 xã đã mạnh

2


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

dạn đưa mô hình sản xuất lúa giống vào trong cơ cấu mùa vụ, tập trung chủ
yếu ở các hộ nông dân thôn Trung Lao và đến nay đã đạt nhiều kết quả tốt tác
động rõ rệt đến đời sống kinh tế xã hội và khẳng định có hiệu quả kinh tế cao.
Xuất phát từ thực tế trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
hiệu quả kinh tế sản xuất lúa giống TH3-3 của các hộ nông dân xã Trung
Đông - huyện Trực Ninh - tỉnh Nam Định”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất lúa giống (chủ yếu là
giống TH3-3) ở các hộ nông dân xã Trung Đông - huyện Trực Ninh - tỉnh
Nam Định, trên cơ sở đó phân tích những khó khăn và hạn chế cũng như
thuận lợi, từ đó đề xuất định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả trong sản
xuất lúa giống trong các hộ nông dân.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế
nói chung và hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa nói riêng.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa giống TH3-3 của các hộ
nông dân xã Trung Đông.

- Phân tích các nguyên nhân các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và hiệu quả
kinh tế trong sản xuất lúa giống của các hộ nông dân.
- Đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm phát triển sản xuất và
nâng cao hiệu quả trong sản xuất lúa giống của xã Trung Đông trong thời gian
tới.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình sản xuất lúa giống và các mối quan hệ trong sản
xuất cũng như hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa giống tổ hợp TH3-3 của các
hộ nông dân xã Trung Đông.

3


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

1.4 Phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu tại xã Trung Đông - huyện Trực Ninh - tỉnh Nam
Định
1.4.2 Phạm vi thời gian
- Thời gian nghiên cứu tiến hành từ ngày 10/01/2010 đến 20/5/2010.
- Đề tài thu thập số liệu trong giai đoạn từ 2007 - 2009.
1.4.3 Phạm vi nội dung
Trong phạm vi đề tài chúng tôi chủ yếu nghiên cứu và đánh giá hiệu
quả kinh tế trong sản xuất lúa giống TH3-3 ở xã Trung Đông - huyện Trực
Ninh - tỉnh Nam Định. Đi sâu đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa
giống TH3-3 vụ mùa năm 2008 và vụ mùa năm 2009.


4


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là là một phạm trù kinh tế xã hội, nó phản ánh mặt
chất và mặt lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh và là đặc trưng của mọi
nền sản xuất xã hội. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh
giữa phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra với phần giá trị các yếu tố
nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó được xem xét và so sánh cả tương đối
và tuyệt đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ gữa hai đại lượng đó.
2.1.1.2 Một số quan điểm về hiệu quả kinh tế
Khái niệm HQKT đặt ra vấn đề làm thế nào để đạt hiệu quả cao nhất, trong
sản xuất kinh doanh điều chú ý đầu tiên đó là lợi nhuận. Các nhà kinh tế khác
nhau có các quan niệm về hiệu quả kinh tế khác nhau, đã từ lâu nhiều nhà khoa
học và các nhà kinh tế đã tổ chức tranh luận về vấn đề này nhưng đến khoảng
những năm 20 của thế kỷ XX mới có được văn bản pháp quy về đánh giá HQKT
của vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Hiện nay có rất nhiều quan điểm về HQKT
chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một số hệ thống quan niệm về HQKT cơ bản sau:
Hệ thống quan điểm thứ nhất: Những người theo hệ thống quan điểm
này cho rằng HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí
bỏ ra (các nguồn nhân lực, tiền vốn, nguyên vật liệu..) để đạt được kết quả đó.
Theo công thức sau:


5


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

H=
Trong đó:

Q
C

H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả đạt được
C: Chi phí bỏ ra để đạt được kết quả Q

Đại diện quan điểm này đó là Culicốp. Ông cho rằng: “hiệu quả sản
xuất là tính kết quả của một nền sản xuất nhất định, chúng ta sẽ so sánh kết
quả với chi phí cần thiết để đạt được kết quả đó”. Khi lấy tổng sản phẩm chia
cho vốn sản xuất chúng ta được hiệu suất vốn, tổng sản phẩm chia cho số vật
tư ta được hiệu suất vật tư, tổng sản phẩm chia số lao động được hiệu suất lao
động. Hệ thống này đã chỉ rõ tương quan giữa kết quả với các nguồn lực sử
dụng để tạo ra kết quả đó, từ đó chỉ rõ mức độ hiệu quả của việc sử dụng các
nguồn lực sản xuất khác nhau, qua đó chúng ta có thể so sánh được hiệu quả
kinh tế giữa các quy mô sản xuất khác nhau. Tuy nhiên nó không cho biết
được quy mô của hiệu quả là bao nhiêu.
Hệ thống quan điểm thứ hai: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng
cách so sánh phần tăng thêm của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi
phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của

kết quả và phần tăng thêm của chi phí, hay quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ sung
và chi phí bổ sung. Tính theo công thức sau:

H=

∆Q
∆C

Trong đó: ∆Q: Phần tăng thêm của kết quả sản xuất
∆C: Phần tăng thêm của chi phí sản xuất
Hệ thống này được sử dụng để nghiên cứu tính toán trong việc đầu tư
theo chiều sâu, trong nông nghiệp thì nghiên cứu trong các hoạt động thâm
canh các loại cây trồng. Nó xác đinh được lượng kết quả tăng thêm trên một
đơn vị chi phí tăng thêm hay nói cách khác khi ta tăng thêm một đồng chi phí

6


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

thì sẽ tạo ra thêm được bao nhiêu đồng lợi nhuận, hoặc để tăng thêm một đơn
vị đầu ra thì phải đầu tư thêm bao nhiêu đơn vị đầu vào.
Hệ thống quan điểm này cũng như hệ thống quan điểm thứ nhất đó là
cũng không cho biết được quy mô của hiệu quả là bao nhiêu. Vấn đề này chủ
yếu được các doanh nghiệp quan tâm.
Hệ thống quan điểm thứ ba: HQKT được đo bằng hiệu số giữa kết quả
đạt được và lượng chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó.
H=Q–C

Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả đạt được
C: Chi phí bỏ ra để thu được kết quả Q
Điển hình của cách đánh giá này có quan điểm cổ truyền của nền kinh
tế học khu vực sản xuất cho rằng mục tiêu của doanh nghiệp là đạt lợi nhuận
tối đa. Chỉ tiêu này chỉ rõ quy mô hiệu quả kinh tế, nhưng nó chưa phản ánh
đúng mức hiệu quả vì nhà sản xuất muốn đạt được kết quả với nguồn lực ít
nhất chứ không phải đạt được kết quả sản xuất với bất cứ mức chi phí nào. Ở
đây phép trừ được thực hiện nhưng trong một số trường hợp thì phép trừ
không có ý nghĩa.
Hệ thống quan điểm thứ tư: Hệ thống này là theo quan điểm của kinh tế
học vi mô, đi sâu hơn về hiệu quả kinh tế. Khi các doanh nghiệp tham gia thị
trường đều đặt mục tiêu hàng đầu là tối đa hóa lợi nhuận, với mỗi loại hình
doanh nghiệp thì có sự lựa chọn hướng đi, cách đi khác nhau trong từng thời
kỳ và từng giai đoạn.
Trong sản xuất ngắn hạn nguyên tắc chung lựa chọn giá trị sản lượng Q * để
đạt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận đó là MR = MC (MR là doanh thu cận biên,
MC là chi phí cận biên). Doanh nghiệp sẽ tăng mức sản lượng đến khi nào
doanh thu cận biên còn lớn hơn chi phí cận biên (MR>MC) và khi giá trị MR
= MC thì dừng lại. Đây là sản lượng tối ưu (Q*) để tối đa hóa lợi nhuận.

7


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

Xét về chi phí trong sản xuất ngắn hạn thì có chi phí cố định (FC) và
chi phí biến đổi (VC).

Hình 2.1 dưới đây thể hiện mối quan hệ giữa doanh thu cận biên (MR)
và chi phí cận biên (MC), tổng chi phí bình quân (ATC). Đường chi phí biên
luôn cắt đường ATC tại điểm ATCmin. Nếu thị trường chấp nhận ở mức giá P1,
đường cầu và doanh thu cận biên là D 1 và MR1. Khi đó doanh nghiệp sẽ lựa
chọn sản xuất ở mức sản lượng Q1 đơn vị sản phẩm, tương ứng tại điểm D
nơi cắt nhau giữa dường MR và đường MC. Do ATC nhỏ hơn giá cả nên
doanh nghiệp thu được lợi nhuận. Như vậy doanh nghiệp sẽ tối đa hóa lợi
nhuận tại điểm D (MC=MR1), với mức sản lượng (Q2=Q*).
Chi
phí

MC
ATC

P1

A

D

D1=MR
AVC

P2

B

C

Sản lượng


0

Q1

*

Q2 =Q

Hình 2.1: Hiệu quả kinh tế trong kinh tế học vi mô
Bản thân doanh nghiệp mất đi một khoản lợi nhuận là diện tích tứ giác
ABCD và năng lực sản xuất của doanh nghiệp chưa sử dụng hết, còn để lãng
phí.
Như vậy theo quan điểm của kinh tế học vi mô hiệu quả kinh tế gồm
các nội dung sau:

8


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

- Tất cả những quyết định sản xuất cái gì trên đường cong giới hạn
năng lực sản xuất là tận dụng hết các nguồn lực và tại đó là có hiệu quả.
- Sự thỏa mãn tối đa về các loại hàng hóa, số lượng, chất lượng hàng
hóa theo nhu cầu của thị trường, trên giới hạn của đường cong năng lực sản
xuất, đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Kết quả thu được trên một đơn vị chi phí càng lớn, hoặc chi phí trên
một đơn vị kết quả càng nhỏ thì hiệu quả kinh tế càng cao.

Trong nền kinh tế quốc dân của một quốc gia có rất nhiều các doanh
nghiệp tham gia vào quá trình sản xuất với rất nhiều loại sản phẩm. Mỗi
doanh nghiệp đều lựa chọn cho mình một phương thức sản xuất tốt và sản
xuất có HQKT cao thì nền kinh tế quốc dân sẽ có hiệu quả cao, sẽ tăng trưởng
nhanh và ổn định.
Hệ thống quan điểm thứ năm: Hệ thống quan điểm HQKT trong nền
kinh tế thị trường. Các nguồn lực trong xã hội chịu tác động và chi phối của
quy luật khan hiếm nguồn lực, thực tế cho thấy các nguồn lực dành cho quá
trình sản xuất như đất đai, lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên… đều khan
hiếm. Nhưng nhu cầu của xã hội ngày càng tăng về chất lượng cũng như số
lượng, bởi vậy phải tiết kiệm nguồn lực, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn
lực. David Begg lại cho rằng "Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể
tăng một loại hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một hàng hóa khác.
Một nền kinh tế có hiệu quả, một doannh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì các
điểm lựa chọn đều nằm trên một đường giới hạn khả năng sản xuất của nó".
Ông còn khẳng định hiệu quả là không lãng phí.
Hiệu quả kinh tế là mối quan tâm chủ yếu của kinh tế học nói chung,
kinh tế vi mô nói riêng, trong thực tế hiện nay với sự phát triển của kinh tế xã
hội thì nâng cao hiệu quả kinh tế đang phát triển và được sử dụng rộng rãi kể
cả trong kinh tế gia đình, hộ nông dân, các trang trại… Sản xuất có hiệu quả

9


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

kinh tế cao nhất hiện nay là đạt lợi nhuận tối đa và sử dụng đầy đủ hợp lý các
nguồn lực.

Tóm lại, hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu chất lượng của quá trình sản xuất
và được thể hiện bằng việc đem so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ
ra. Hiệu quả kinh tế đạt được khi kết quả thu được trên một đơn vị chi phí
càng lớn hay chi phí trên một đơn vị kết quả càng nhỏ. HQKT không chỉ xem
xét đến nội dung tiết kiệm nguồn lực để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm mà
còn phải xem xét đến việc thỏa mãn nhu cầu hàng hóa dịch vụ cho xã hội, ta
phải chú ý tiết kiệm được nguồn lực và thỏa mãn cao nhất nhu cầu.
2.1.1.3 Khái niệm về nâng cao hiệu quả kinh tế
Nâng cao hiệu quả kinh tế là quá trình sử dụng các nguồn lực vào quá
trình sản xuất để mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường ngày càng
cao hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người. Khi xem xét khái
niệm hiệu quả kinh tế ta phải đề cập đến các khía cạnh sau đây:
Thứ nhất: Nâng cao được hiệu quả sản xuất trên một đồng chi phí bỏ ra.
Thứ hai: Kết quả sản xuất đạt được phải tăng nhanh hơn so vớ chi phí
tăng thêm để đạt được kết quả đó.
Thứ ba: Giảm kết quả sản xuất khi chi phí bỏ ra giảm nhanh hơn. Trong
thực tế khía cạnh này ít được sử dụng chủ yếu áp dụng khía cạnh thứ hai.
Trong sản xuất nông nghiệp HQKT cây trồng là tỏng hợp của HQKT
và HQKT sinh học, ba yếu tố chủ yếu tạo nên HQKT của cây trồng là năng
suất cây trồng, hệ số vòng quay đất đai và thị trường. Do đó chuyển đổi cơ
cấu cây trồng đạt HQKT cao phải dựa trên cơ sở các nguồn lực tự nhiên, cơ
sở vật chất, kỹ thuật, vốn đầu tư hợp lý, thực hiện thâm canh tăng vụ, tăng
năng suất, tiến hành chuyên môn hóa, giải quyết tốt thị trường tiêu thụ phải
phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay quá trình chuyển đổi cơ cấu
cây trồng phải đảm bảo nâng cao giá trị hàng hóa đưa ra thị trường đồng thời

10



Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống nhân dân,
xóa đói giảm nghèo, đảm bảo phát triển mạnh trong thời buổi hội nhập đảm
bảo phát triển bền vững giảm tối đa những tác động xấu đến môi trường.
2.1.1.4 Nội dung cơ bản của hiệu quả kinh tế
Nền kinh tế hiện nay gắn với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đang
phát triển lên một nền kinh tế tri thức toàn diện. Những kiến thức của con
người được áp dụng trong thực tế ngày càng sâu rộng và đạt được những kết
quả tốt, tạo ra những bước tiến lớn trong quá trình phát triển.nền kinh tế hiện
nay có khuynh hướng đi theo chiều sâu và toàn cầu hóa mạnh mẽ đây là yếu
tố tạo ra nhiều cơ hội và thách thúc cho các nền kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường mỗi quốc gia đều dựa vào điều kiện cụ thể
của mình và các mối quan hệ của mình với các nước mà có các chiến lược
phát triển sản xuất thích hợp nhằm nhanh chóng tham gia vào thị trường thế
giới có nhiều lợi thế nhất, tạo ra quá trình phân công lao động quốc tế sao cho
sản xuất ra khối lượng lớn nhất các loại sản phẩm. Quá trình sản xuất là sự
liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, biểu hiện kết quả của mối
quan hệ và thể hiện tính hiệu quả của sản xuất. Mục đích của sản xuất hàng
hóa là thỏa mãn tốt nhất nhu cầu vật chất và tinh thần cho toàn xã hội. Phải
đảm bảo với một nguồn lực hữu hạn nhất định tạo ra được một khối lượng sản
phẩm cung cấp cho xã hội là lớn nhất.
HQKT là một phạm trù kinh tế chung nhất nó liên quan trực tiếp đến
nền sản xuất hàng hóa và tất cả các phạm trù kinh tế khác. Với nền kinh tế
nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang khuyến khích tất cả các thành
phần kinh tế phát triển mạnh mẽ.
HQKT là một phạm trù kinh tế xã hội với những đặc thù phức tạp nên

việc xác định HQKT gặp nhiều khó khăn và nó mang tính tương đối. Khái

11


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

niệm HQKT liên quan đến các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh
doanh bao gồm nhũng vấn đề sau:
- Xác định chi phí đầu vào: Hiệu quả là một đại lượng để đánh giá xem
xét kết quả hữu ích được tạo ra, từ các nguồn chi phí nào và là bao nhiêu
trong điều kiện cụ thể nhất định. Ta có thể biểu hiện nó dưới dạng chi phí
trung gian, chi phí sản xuất, chi phí lao động, chi phí vốn đầu tư đất đai. Việc
xác định các chi phí đầu vào cũng gặp những khó khăn như là một tư liệu sản
xuất tham gia nhiều quá trình sản xuất, những khoản thu gián tiếp không được
tính như cơ sở hạ tầng (giao thông, thông tin liên lạc…), đào tạo, tuyên
truyền, khoa học kỹ thuật, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, các
yếu tố tự nhiên tác động tích cực cũng như tiêu cực vào quá trình sản xuất đặc
biệt là trong sản xuất nông nghiệp. Tình trạng quản lý việc sử dụng các yếu tố
đầu vào trong quá trình sản xuất không tốt là một trong những nguyên nhân
quan trọng làm cho ta chưa tính được chính xác chi phí đầu vào.
- Xác định yếu tố đầu ra: Đây là công việc xác định mục tiêu đạt được
các kết quả đạt được có thể là giá trị sản xuất, khối lượng sản phẩm, giá trị
sản phẩm, giá trị gia tăng, lợi nhuận. Đối với mỗi doanh nghiệp hay cơ sở sản
xuất đều có mục tiêu sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, phù hợp với
mục tiêu chung của nền kinh tế quốc dân. Trong hộ nông dân thì trước hết là
sản xuất cho tiêu dùng gia đình sau đó là mục tiêu cho kinh doanh.
2.1.2 Bản chất và phân loại hiệu quả kinh tế

2.1.2.1 Bản chất của hiệu quả kinh tế
Khi đánh giá hiệu quả kinh tế của một hoạt động sản xuất kinh doanh ta
cần phân biệt rõ ràng giữa “Hiệu quả” và “Kết quả”. Như ta đã biết bất kỳ
một hoạt động hay hành động của con người diễn ra trong xã hội đều đem lại
kết quả cho dù tốt hay xấu. Kết quả là một đại lượng vật chất tạo ra do mục
đích của con người được thể hiện bằng chỉ tiêu, nội dung, tùy thuộc vào từng
trường hợp cụ thể mà xác định. Do có sự mâu thuẫn bởi khả năng các nguồn

12


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

lực có hạn với nhu cầu tăng lên của của con người mà người ta phải xem xét
đến lý thuyết lựa chọn để xem xét về kết quả tạo ra như thế nào, chi phí là bao
nhiêu? Có đưa lại kết quả hữu ích hay không? Cần đánh giá đến chất lượng
của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp chủ yếu do hai quy luật chi phối là
quy luật cung cầu và quy luật hiệu quả giảm dần đặc biệt phụ thuộc vào yếu
tố thời tiết Trong đó hiệu quả sinh học của sản xuất nông nghiệp không phụ
thuộc vào người tiêu dùng có thích hay có mua sản phẩm đó hay không, còn
hiệu quả kinh tế nông nghiệp thì lại bị khống chế bởi những vấn đề này. Nếu
sản phẩm sản xuất ra không có người mua thì người sản xuất không có thu
nhập và sản xuất bị ngừng trệ, do đó tiêu thụ sản phẩm là mối quan tâm hàng
đầu của người sản xuất.
Xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế, toàn xã hội thì các chi phí bỏ ra
để thu được kết quả là chi phí lao động xã hội và được tính bằng tương quan
so sánh giữa lượng kết quả hữu ích thu được với hao phí lao động xã hội bỏ ra

để đạt được kết quả đó. Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế là tối đa hóa kết quả
và tối thiểu hóa chi phí trong điều kiện các nguồn lực hữu hạn. Hiệu quả kinh
tế là quan hệ so sánh, đo lường cụ thể quá trình sử dụng các yếu tố sản xuất
(đất đai, vốn, lao động, khoa học kỹ thuật, tiến bộ quản lý…) để tạo ra khối
lượng sản phẩm lớn hơn với chất lượng cao hơn. Hiệu quả kinh tế phải được
gắn liền với kết quả của những hoạt động sản xuất cụ thể trong các doanh
nghiệp, nông hộ và nền sản xuất xã hội ở những điều kiện xác định về thời
gian và hoàn cảnh kinh tế xã hội. Hiệu quả kinh tế phải lượng hóa được cụ thể
việc sử dụng các yếu tố đầu vào (chi phí) và các yếu tố đầu ra (kết quả) trong
quá trình sản xuất ở từng đơn vị, từng ngành, và cả nền sản xuất xã hội trong
từng thời kỳ nhất định.
2.1.2.2 Phân loại hiệu quả kinh tế
* Phân loại theo nội dung và bản chất của hiệu quả kinh tế

13


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

- Hiệu quả kinh tế: Thể hiện quan hệ so sánh giữa lượng kết quả đạt
được về mặt kinh tế với lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Do đó,
khi xác định HQKT phải xem xét đầy đủ mối quan hệ giữa hai đại lượng tuyệt
đối và tương đối. Tiêu chuẩn của hiệu quả kinh tế là tối đa hoá về kết quả sản
xuất và tôi thiểu hoá chi phí trong điều kiện nguồn lực bị giới hạn.
- Hiệu quả xã hội: Là mối tương quan so sánh kết quả đạt được về mặt
xã hội (như tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, phân phối công bằng trong
cộng đồng, nâng cao đời sống nhân dân…) với chi phí sản xuất bỏ ra. Hiệu
quả xã hội phản ánh mối quan hệ giữa kết quả hữu ích về mặt xã hội và chi

phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nó đánh giá chủ yếu về mặt xã hội của hoạt
động sản xuất. Các loại hiệu quả có liên quan chặt chẽ với hiệu quả kinh tế và
biểu hiện mục tiêu hoạt động của con người.
- Hiệu quả môi trường: Là mối tương quan so sánh kết quả đạt được về
mặt môi trường và chi phí bỏ ra. Nó là hiệu quả mang tính lâu dài, bền vững
đảm bảo lợi ích hiện tại và tương lai, gắn với quá trình khai thác và sử dụng
tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Hiệu quả môi trường là hiệu quả
của việc làm thay đổi môi trường do hoạt động sản xuất gây ra như: xói mòn,
ô nhiễm đất, không khí, bệnh tật…Việc xác định hiệu quả môi trường là
tương đối khó. Trong ba loại hiệu quả trên thì hiệu quả kinh tế đóng vai trò
quyết định và nó được đánh giá đầy đủ khi kết hợp với hiệu quả xã hội và môi
trường.
Trong điều kiện hiện nay còn xét đến yếu tố hiệu quả phát triển bền
vững: là hiệu quả kinh tế - xã hội có được do những tác động hợp lý để tạo ra
nhịp độ tăng trưởng tốt và đảm bảo những lợi ích kinh tế - xã hội, nhưng có
tính tới yếu tố môi trường về lâu dài.
Xét tên tầm vĩ mô thì chính phủ phải điều tiết nền kinh tế đảm bảo cho
cả ba lợi ích đạt hiệu quả cao nhất, nghĩa là ba vòng tròn hiệu quả kinh tế,
hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường trùng nhau là lớn nhất.

14


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

* Phân loại theo yếu tố sản xuất và hướng tác động vào sản xuất
- Hiệu quả sử dụng đất
- Hiệu quả sử dụng lao động

- Hiệu quả sử dụng vốn
- Hiệu quả áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
Sự phân chia này nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực khan
hiếm để đảm bảo cung ứng tốt nhất cho các nhu cầu của xã hội.
* Phân loại theo yêu cầu tổ chức và quản lý kinh tế theo cấp, ngành
- HQKT quốc dân: HQKT tính chung cho toàn bộ nền sản xuất xã
hội.
- HQKT vùng và lãnh thổ: được xem xét đối với từng vùng kinh tế
tự nhiên và phạm vi lãnh thổ hành chính.
- HQKT khu vực sản xuất và chi phí vật chất.
- HQKT của từng đơn vị sản xuất kinh doanh.
- Hiệu quả các biện pháp kỹ thuật và quản lý.
Như vậy khi đánh giá hiệu quả phải xem xét một cách toàn diện cả về
mặt thời gian và không gian trong mối quan hệ hiệu quả chung của nền kinh
tế quốc dân với hiệu quả bộ phận của các đơn vị, xí nghiệp, địa phương, quan
hệ giữa vấn đề kinh tế - xã hội với kỹ thuật của sản xuất và môi trường sinh
thái, quan hệ giữa HQKT hiện tại với tương lai. Hiệu quả đó bao gồm cả
HQKT và xã hội, có mối quan hệ mật thiết đến nhau như một thể thống nhất
không thể tách rời.
2.1.3 Vai trò và ý nghĩa của nâng cao hiệu quả kinh tế
2.1.3.1 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
Việc nâng cao hiệu quả kinh tế có vai trò hết sức quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân. Lý do là các nguồn lực trong xã hội ngày càng khan hiếm
trong khi đó nhu cầu của con người ngày càng tăng. Yêu cầu với một nguồn
lực nhất định ta phải sản xuất ra lượng của cải vật chất nhiều nhất có thể và

15


Khóa luận tốt nghiệp đại học


Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

chú ý rằng làm sao phải tiết kiệm tối đa các nguồn lực. Hoặc với một lượng
sản phẩm nhất định ta cũng phải làm sao sử dụng ít nguồn lực thì càng tốt. Có
như thế mới đảm bảo tốt các lợi ích.
Trong sản xuất nông nghiệp luôn luôn có những rủi ro bất thường xảy
ra chủ yếu do thời tiết, thị trường… làm cho kết quả sản xuất không được như
mong muốn, không ổn định. Bởi vậy việc hạn chế các rủi ro có vai trò hết sức
quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp.
2.1.3.2 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế
Bất kỳ một quốc gia, một nền kinh tế nào hay một đơn vị sản xuất kinh
doanh nào đều có mục tiêu đạt lợi nhuận tối đa. Trong điều kiện các nguồn
lực có hạn đều muốn sản xuất ra được một lượng sản phẩm nhiều nhất và
chúng phải có chất lượng và giá trị cao nhất. Bởi thế trong quá trình sản xuất
kinh doanh các nhà kinh tế đều tính toán kỹ lưỡng sao cho đạt hiệu quả cao
nhất. Nâng cao hiệu quả kinh tế là một cơ hội lớn để tăng lợi nhuận từ đó tích
lũy vốn mở rộng sản xuất, cải thiện đời sống cho người lao động. chỉ có tăng
hiệu quả kinh tế ta mới tăng được hiệu quả lao động cho doanh nghiệp và cho
toàn xã hội. Khi nâng cao hiệu quả kinh tế thì cả người sản xuất và người tiêu
dùng. Đối với người sản suất thì đó chính là tiết kiệm chi phí và tăng lợi
nhuận, còn người tiêu dùng sẽ được đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của
mình, sẽ có nhiều cơ hội trong việc lựa chọn các sản phẩm có chất lượng tốt
và giá thành hợp lý.
Trong sản xuất nông nghiệp, việc nâng cao hiệu quả kinh tế các loại
hình sử dụng đất có ý nghĩa hết sức quan trọng. Muốn nâng cao được hiệu
quả sử dụng đất nông nghiệp thì điều cốt lõi là trên một diện tích đất có hạn
phải sản xuất ra được khối lượng nông sản phẩm nhiều nhất và thị trường cần.
Đặc biệt tình hình hiện nay đất nông nghiệp bị thu hẹp do nhường cho phát
triển các khu công nghiệp. Muốn có hiệu quả kinh tế cao cần áp dụng thâm


16


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

canh tăng vụ, có các công thức luân canh hợp lý, áp dụng các tiến bộ khoa
học kỹ thuật hiện đại.
Nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế
nói chung và phát triển sản xuất nông nghiệp nói riêng, khi các nguồn lực
được khai thác một cách một cách đầy đủ hợp lý và tiết kiệm mang tính bền
vững thì khi đó mới đạt hiệu quả kinh tế cao nhất và nó sẽ góp phần đem lại
được lợi ích cho toàn xã hội ở hiện tại và tương lai.
Nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa
nói riêng đều phải chú ý tới việc tiết kiệm nguồn lực. Trong sản xuất lúa chú
ý yếu tố thời vụ công tác giống, bảo vệ thực vật, tính bền vững, thâm canh
tăng vụ,… đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Nâng cao hiệu quả kinh tế
sản xuất lúa cũng góp một phần đáng kể vào việc nâng cao đời sống của nông
dân cũng như toàn xã hội.
2.2 Vị trí của công tác giống cây trồng và đặc điểm cơ bản của sản xuất
hạt giống lúa lai F1 tổ hợp TH3-3
2.2.1 Vị trí của công tác giống cây trồng và vị trí của công tác giống lúa
2.2.1.1 Vị trí của công tác giống cây trồng
Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại
thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống,
có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự
phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây
trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di

truyền được( />Trong sản xuất nông nghiệp yếu tố đầu tiên để có kết quả là giống,
không có giống thì bất thành sản xuất nông nghiệp. Muốn trồng loại cây hay
nuôi một loại con gì thì phải có giống. Cây giống, con giống phải tốt mới đảm
bảo cho sự nảy mầm, sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh cho năng suất cao.

17


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

Nhiều chuyên gia nông nghiệp và bà con nông dân đã khẳng định rằng giống
tốt có thể làm tăng năng suất lên 25 - 30%.
Xuất phát từ thực tế vai trò của giống cây trồng trong sản xuất nông
nghiệp ta thấy công tác giống giữ một vai trò quan trọng trong sản xuất.
Giống tốt hay không do con người chọn tạo nều công tác giống cây trồng
không tốt thì sẽ không có giống tốt để sản xuất.
2.2.1.2 Vị trí của công tác giống lúa
Cây lúa là cây lương thực chính cung cấp lương thực cho con người,
Việt Nam là nước có lợi thế sản xuất lúa gạo. Trong điều kiện tình hình sản
xuất lương thực trên thế giới hiện nay chưa đủ để đáp ứng nhu cầu nhân loại,
vấn đề an ninh lương thực được đặt lên hàng đầu. Bởi thế nó đặt ra cho công
tác giống cây trồng nhiệm vụ nghiên cứu lai tạo, chọn lọc ra những giống lúa
có năng suất cao và ổn định, ngắn ngày, có tính thích ứng cao để sản xuất
được nhiều lương thực phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của con người. Với
nền kinh tế phát triển như hiện nay thì nhu cầu ăn uống của con người chuyển
dần từ ăn no sang ăn ngon và ăn uống mang tính chất thưởng thức. Yêu cầu
những giống lúa là phải năng suất cao chất lượng hạt gạo ngon để đáp ứng
nhu cầu trong nước và nhu cầu cho xuất khẩu và đặc biệt đảm bảo an ninh

lương thực quốc gia. Cho nên vai trò của công tác giống lúa là rất quan trọng.
Nó có vị trí đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong sản xuất
lương thực nói riêng.
2.2.2 Đặc điểm cơ bản của sản xuất hạt giống lúa lai F1 tổ hợp TH3-3
2.2.2.1 Những đặc điểm chung của giống lúa TH3-3
TH3-3 là giống lúa lai hai dòng do PGS. TS Nguyễn Thị Trâm cùng
các cộng sự tại Viện Sinh học nông nghiệp (Trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội) chọn tạo từ tổ hợp lai T1S96/R3, được công nhận là giống quốc gia và
được cấp bằng bảo hộ giống cây trồng mới. Hiện nay đã có tổ hợp TH3-4 và
TH3-5.

18


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

Tuy năng suất không cao bằng những giống lúa lai 3 dòng nhập từ
Trung Quốc nhưng TH3-3, TH3-4 phù hợp với túi tiền của người nông dân vì
được sản xuất hoàn toàn trong nước, lại có nhiều ưu điểm như thời gian sinh
trưởng ngắn, thân cây cứng và không cao nên ít bị đổ do gió bão.
Giống lúa này cũng thích hợp với nhiều vùng khí hậu khác nhau, chất lượng
gạo thơm ngon và kháng được nhiều loại bệnh. Lúa TH3 - 3 có thể đạt năng
suất 7 – 8 tấn/ha.
Hiện nay, có hàng chục tổ hợp giống lúa lai được sử dụng tại Việt Nam
nhưng rất ít trong số đó được sản xuất hoàn toàn trong nước, chủ yếu được
nhập khẩu. Bởi vậy, việc chuyển giao thành công công nghệ sản xuất hạt lai
F1 của tổ hợp lai Việt Nam TH3 - 3, TH3 - 4 đã mở ra thêm một triển vọng
mới trong việc chủ động và đảm bảo chất lượng nguồn giống lúa trong nước.

Từ lúc bắt đầu sản xuất đến ra hạt giống thành phẩm trải qua quy trình
cơ bản sau:
- Chọn ruộng sản xuất theo tiêu chuẩn của ruộng sản xuất giống.
- Gieo các dòng bố mẹ đúng thời vụ gieo dòng mẹ trước, dòng bố sau.
- Cấy các dòng bố mẹ.
- Chăm sóc và bón phân.
- Dự đoán và điều chỉnh trỗ bông nở hoa.
- Phun GA3 để hoa nở đồng loạt.
- Thụ phấn bổ sung và khử lẫn.
- Thu hoạch và phơi sấy bảo quản.
2.2.2.2 Đặc điểm nổi bật
- Thời gian sinh trưởng ngắn: vụ xuân: 120-125 ngày, vụ mùa: 105-110
ngày.
- Chiều cao cây: 90-100 cm, đẻ nhánh khá, bản lá mỏng, xanh sáng.
- Năng suất: 6-8 tấn/ha/vụ, bông to dài, nhiều hạt, hạt dài xếp sít, khối
lượng 1.000 hạt 24-26 gam.

19


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

- Chất lượng xay xát tốt: tỷ lệ gạo xát 69-71%, gạo nguyên 60-70%, hạt
gạo trắng trong, thon dài, hàm lượng amyloza 20-21%, prôtêin 8,8%, cơm
trắng, ngon, mềm, vị đậm.
- Chống chịu: giai đoạn mạ chịu lạnh khá; lúa cứng cây, chống đổ tốt,
kháng đạo ôn, nhiễm nhẹ khô vằn, bạc lá, chịu hạn, chịu phèn, chịu thâm canh
trung bình, chống đổ khá, dễ canh tác.

- TH3-3 có phổ thích ứng rộng từ miền núi đến đồng bằng, ven biển,
khu IV cũ ở vụ xuân, vụ mùa sớm, hè trung và hè thu. TH3-3 hoàn toàn chủ
động hạt giống bố mẹ, công nghệ sản xuất hạt lai F1 đã hoàn thiện, năng suất
hạt lai cao, giá thành hạ.
2.4 Thực trạng sản xuất lúa giống trên thế giới và Việt Nam
2.4.1 Thực trạng sản xuất lúa giống trên thế giới
2.4.1.1 Sản xuất lúa giống ở Thái Lan
Hơn 60% nông dân Thái Lan gồm 3,7 triệu nông hộ là những người
trồng lúa trên tổng diện tích là 10,7 triệu Ha đất lúa. Hàng năm sản xuất được
29,4 triệu tấn lúa, tiêu thụ nội địa 21,4 triệu tấn, còn 8 triệu tấn được xuất
khẩu khiến cho Thái Lan trở thành nước xuất khẩu gạo chủ yếu trên thị
trường thế giới Giống lúa nổi tiếng nhất là KHAO DAWK MALI 105 (HOM
MALI) hay cón gọi là HƯƠNG NHÀI (JASMINE) có phẩm chất ngon, mềm
và thơm. Thái Lan có nguồn gen dồi dào về giống lúa. Ngân hàng gen có hơn
24.000 dòng/giống. Gần 100 giống lúa cải tiến đã được công nhận đưa vào
sản xuất Tổng nhu cầu lúa giống của Thái Lan khoảng 1 triệu tấn. Tuy nhiên,
một số nông dân thường tự để dành giống riêng trong 2-3 năm, trước khi thay
thế bằng hạt giống mới. Sở Lúa Gạo ước tính tổng nhu cầu lúa giống của Thái
Lan xấp xỉ 571.000 tấn/năm.
Các hình thức sản xuất lúa giống của Thái Lan thể hiện qua hình 2.2.
Việc cải tạo giống lúa đã được nông dân bản xứ thực hiện qua nhiều thế kỷ do
họ đã trồng nhiều giống địa phương trên cùng một lô ruộng cho phép sự lai

20


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C


tạp tạo ra một dạng cây mới, rồi chọn lọc cẩn thận những con lai tốt nhất để
gieo trồng trong vụ sau.
Năm 1907, cuộc đấu xảo giống lúa đầu tiên được tiến hành tại Thái Lan
đã thúc đẩy công tác chọn tạo giống lúa.
Năm 1916, trại thí nghiệm lúa đầu tiên được thành lập và chương trình
lai tạo giống cũng như các công tác nghiên cứu mọi mặt đã được thiết lập.
Hiện nay, công tác chọn tạo giống lúa là một trong những nhiệm vụ chính của
Phòng Nghiên cứu & Phát triển Lúa và 27 Trung tâm Nghiên cứu Lúa trực
thuộc. Phòng Nghiên cứu & Phát triển Lúa cũng chịu trách nhiệm sản xuất
2.500 tấn hạt giống lúa nguyên chủng hàng năm.
Hiện nay Phòng Lúa giống và 23 Trung tâm Lúa giống chịu trách
nhiệm sản xuất khoảng 100.000 tấn lúa giống hàng năm. Khối lượng lúa
giống được sản xuất chỉ có thể đáp ứng được 10% nhu cầu lúa giống.
KHU VỰC NHÀ NƯỚC

& uức nêihgN gnòhP
aúL nểirt táhP
cọh iạĐ gnờưrt cáC
uức nêihgN nệiV cáC

uức nêihgN gnòhP
aúL nểirt táhP
&

KHU VỰC TƯ NHÂN
/YT GNÔC
NẢS ÀHN
AÚL TẤUX
GNỐIG


GNỐIG OẠT NỌHC
UÊIS GNỐIG TẠH
GNỦHC NÊYUGN
-

TẠH
GNỐIG
IAL

GNỐIG TẠH
GNỦHC NÊYUGN

GNỐIG
PO

GNỐIG
GNÔN
NÂD

gnốig aúL gnòhP
gnốig aúL gnòhP
gnôn nếyuhK gnòhP
gnơưrt hcếuhK &
oạg aúL
gnơưrt hcếyuhK ởS
ãx cát pợH

-GNỐIG TẠH
ÝK GNĂĐ


GNỐIG TẠH
IẠM GNƠƯHT

ỰT
ỂĐ

-

GNỐIG TẠH
NẬHN CÁX

GNÔN
NÂD

-

HNÀD

NÂD GNÔN

Hình 2.2: Sơ đồ sản xuất và phân phối lúa giống ở Thái Lan

21


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

2.4.1.2 Sản xuất lúa giống ở Trung Quốc

Là quốc gia đông dân nhất thế giới nhưng hàng năm Trung Quốc vẫn tự
túc phần lớn lương thực phục vụ nhu cầu trong nước. Hiện nay Trung Quốc
có ưu thế mạnh trong nghiên cứu và áp dụng các công nghệ sinh học trong
sản xuất lúa giống, các giống lúa mới được tạo ra có năng suất và chất lượng
cao và được thị trường ưa chuộng.
Viện sĩ Viên Long Bình cho biết, theo Chương trình "nghiên cứu cải
tiến và ứng dụng giống lúa lai siêu cấp chất lượng cao" do Bộ Khoa học kỹ
thuật Trung Quốc ấn định vào năm 2008, mục tiêu giai đoạn 3 được thực thi
theo 3 bước, tức là chỉ tiêu sản lượng thí điểm trên diện tích rộng lúa lai siêu
cấp một vụ năm 2010 lên tới 830 kg/sào; năm 2012 lên tới 860 kg/sào; năm
2015 lên tới 900 kg/sào. Viện sĩ Viên Long Bình nói, "nghiên cứu lúa lai siêu
cấp có ý nghĩa to lớn, có lợi cho đảm bảo an ninh lương thực Trung Quốc và
thế giới; có lợi cho nông dân. Trung Quốc gia tăng thu nhập, nông nghiệp
tăng năng suất; có lợi cho kinh tế Trung Quốc phát triển bền vững; nâng cao
trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật ngành giống Trung Quốc; thúc đẩy
nông

nghiệp

phát

triển

bền

vững



bảo


vệ

môi

trường

( 09/04/2010 10:21).
Những năm gần đây, các khu vực như

châu Á, châu Phi

và châu Mỹ đã có hơn

40 nước nghiên cứu và giới thiệu giống lúa lai, năng suất tăng đáng kể. Cho
đến nay, chính phủ Trung Quốc đã đào tạo hơn 2000 chuyên gia về giống lúa
lai cho trên 50 nước, đồng thời hỗ trợ xây dựng trung tâm thí điểm công nghệ
nông nghiệp

với trọng điểm là giống lúa lại tại các nước như

Philippin, Liberia,

hơn

nữa thông qua các dự án hợp tác để cử hơn 700 chuyên gia và nhân viên kỹ
thuật
(

nông


nghiệp

tới

7

nước

như

Mauritania,

Ghana

/>
ra-the-gioi.html, Thứ sáu, 11 Tháng 9 2009 16:20).

22


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

2.4.1.3 Ở một số nước khác
* Nhật Bản
Các nhà khoa học Nhật Bản đã phát triển thành công một giống lúa
giúp những người bị bệnh tiểu đường không phải tiêm insulin hằng ngày bằng
cách bình thường cơ thể sản xuất ra loại hormon quan trọng này.

Đây là giống lúa biến đổi gen, kết quả phối hợp nghiên cứu của Viện
khoa học Nông – Sinh quốc gia (NIAS) cùng ngành công nghiệp giấy tư nhân
Nhật Bản và Viện nghiên cứu Sanwa Kagaku. Đây là lần đầu tiên một loại
thực phẩm được phát triển thành một phương thức điều trị có hiệu quả đối với
bệnh nhân tiểu đường. Hạt gạo của loại giống mới này có chứa hàm lượng cao
một loại hormon khác thuộc hormon GLP-1, hormon này kích thích tuyến tụy
tiết ra hormon insulin ( />*Ấn Độ
Các chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Lúa Quốc gia (CRRI) ở bang
Orissa đã lai ghép thành công giống lúa “gạo mềm” – giống lúa được trồng
chủ yếu tại bang Assam ở vùng đông bắc Ấn Độ. Gạo của loại lúa này không
cần nấu mà chỉ cần ngâm nước là có thể ăn được.
Cho đến nay, giống lúa năng suất thấp này chỉ được trồng ở vùng đông
bắc Ấn Độ, nhưng các nhà khoa học tại Viện CRRI đã lai ghép thành công
giống lúa này với các giống có năng suất cao. Kết quả thử nghiệm giống lúa
lai mới, có tên là Aghunibora, cho thấy những tín hiệu rất khả quan. Nếu
thành công, giống lúa này có thể được trồng ở những vùng có khí hậu khác
nhau. "Đây là lần đầu tiên giống lúa “gạo mềm” sẽ được trồng ở bất cứ vùng
nào của Ấn Độ”, tiến sĩ TP Adhya, Giám đốc Viện CRRI, nói. “Chúng tôi đã
thử nghiệm giống lúa này ở bang Orissa, nơi có độ ẩm, nhiệt độ cao hơn và
biến

động

hơn

so

mới

quê


hương

23

của

nó,

bang

Assam"


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

( />2.4.2 Thực trạng sản xuất lúa giống ở Việt Nam
Những năm qua, cây lúa lai đã trở thành một trong những giống lúa cho
năng suất và hiệu quả khá cao được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
xây dựng thành chương trình phát triển 1 triệu ha lúa lai vào năm 2010. Để
đạt mục tiêu này đòi hỏi phải có một sự nỗ lực rất cao của ngành nông nghiệp
cũng như chính quyền các địa phương. Nhưng xung quanh việc đưa cây lúa
lai vào trồng còn nhiều vấn đề cần phải bàn tới, đó là trình trạng một số giống
lúa lai không có hạt. Mặc dù, quy trình khảo nghiệm giống lúa lai mới khá cụ
thể và rõ ràng nhưng việc xảy ra những sai sót không đáng có trong khâu
giống đã đặt ra phải có sự kiểm nghiệm chặt chẽ hơn. Do không chủ động
được giống, nên tuy Bộ đề ra kế hoạch sản xuất hạt lai F1 trong vụ đông xuân
vừa qua là 1.500 ha, nhưng các địa phương chỉ sản xuất được trên 1.200 ha.

Việc phụ thuộc vào các giống lúa lai Trung Quốc đã khiến cho nhiều
địa phương không thể chủ động được kế hoạch sản xuất cũng như ổn định về
chất lượng giống. Do các giống lúa lai thường có ưu điểm là ngắn ngày, năng
suất cao nhưng có nhược điểm là khả năng chống chịu sâu bệnh kém, đòi hỏi
qui trình chăm sóc rất nghiêm ngặt. Do vậy, khâu khảo nghiệm đòi hỏi ngành
nông nghiệp và các địa phương cần phải đưa vào sản xuất thử, nếu đạt yêu
cầu mới đem ra trồng đại trà.
Hàng năm, Trung Quốc được hỗ trợ kinh phí của nhà nước tới hàng
triệu đô la để tìm giống lúa mới thì ở Việt Nam con số này là rất thấp. Để
khắc phục tình trạng không chủ động được về giống lúa lai, hiện nay, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã trình Chính phủ một phương án “dài
hơi”, đó là mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực làm công tác nghiên cứu. Bên
cạnh đó, kêu gọi liên kết hợp tác với các chuyên gia Trung Quốc, hay các
chuyên gia nước khác để sản xất ra giống lúa bố mẹ ngay tại Việt Nam.

24


Khóa luận tốt nghiệp đại học

Vũ Ngọc Trường - Lớp KT51C

Ngày nay đã có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng: cùng với
những tiến bộ khoa học - kỹ thuật khác, giống lúa lai đã góp phần làm tăng
năng suất, sản lượng lúa trên đồng ruộng, đặc biệt đối với các tỉnh phía Bắc.
Tuy vậy, mặt trái phía sau tấm huân chương là cả một thị trường giống lúa lai
đầy phức tạp. Thị trường đó hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào Trung Quốc
( />_pageid=33,355911&_dad=portal&_schema=PORTAL&pers_id=355764&it
em_id=376225&p_details=1).
Theo một số thống kế gần đây của Trung tâm khảo nghiệm giống cây

trồng TW, vụ Đông Xuân và vụ mùa ở Đồng bằng sông Hồng có 10/98 loại
giống lúa được xếp loại hàng đầu. Điều đặc biệt đáng quan tâm là trong tốp
này chỉ có duy nhất 1 giống lúa chọn tạo trong nước là Xi23 của Viện Nghiên
cứu Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam và một giống lúa của Viện
Nghiên cứu lúa quốc tế là Iri352, còn lại là giống lúa lai, lúa thuần của Trung
Quốc.
Tính đến nay, nước ta đi vào sản xuất lúa lai đã khoảng chục năm.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, những năm qua Nhà nước đã
phải đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để phát triển lúa lai, thông qua các chương
trình: nghiên cứu khoa học, chương trình khuyến nông, chuyển dịch cơ cấu
sản xuất, các dự án hợp tác quốc tế, nghiên cứu lai tạo giống, hỗ trợ vật tư sản
xuất lúa lai F1, tập huấn sản xuất, trợ giá giống lúa lai cho nông dân... Riêng
chương trình sản xuất giống lúa lai đã được Bộ đầu tư gần 20 tỷ đồng và mỗi
năm các tỉnh vẫn phải trợ giá nhiều tỷ đồng cho các công ty nhập giống lúa lai
từ Trung Quốc.
Nguyên nhân chính là do nhiều năm qua ngành chủ quản - cụ thể là Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn buông lỏng công tác quản lý từ nghiên
cứu, sản xuất đến khâu cung ứng giống lúa lai.

25


×