Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Tìm hiểu về pansori và chèo trong văn hóa truyền thống hai dân tộc hàn, việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.39 KB, 53 trang )

Lời cảm ơn
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Ths Nguyễn Minh Chung, người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ em suốt quá trình thực hiện và hoàn
thành niên luận này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Đông Phương
học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập và nghiên cứu của em để hoàn thành
niên luận này.
Do điều kiện và khả năng còn hạn chế nên niên luận này không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và chỉ dẫn
thêm của các thầy cô.
Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Nga
K56 Hàn Quốc học


MỤC LỤC
A.

B.

PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn lựa đề tài

2.

Lịch sử nghiên cứu


3.

Mục đích nghiên cứu

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

5.

Phương pháp nghiên cứu

6.

Cấu trúc đề tài nghiên cứu

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: Khái quát chung về Pansori và Chèo.
1.

Khái quát về Pansori

2.

Khái quát chung về nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thống.
2.1

Một số khái niệm cơ bản.


2.2

Lịch sử hình thành và phát triển của Chèo.

2.3

Mấy nét đặc trưng của nghệ thuật sân khấu Chèo.

Chương 2: Các điểm giống nhau và khác nhau của Pansori và Chèo.
Chương 3: : Một số vấn đề và giải pháp phát triển hai nghệ thuật Pansori

Chèo trong xã hội hiện đại.


C.

PHẦN KẾT LUẬN

D.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


A.

PHẦN MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài


Có thể nói, Pansori và Chèo là hai loại hình nghệ thuật đặc sắc mang đậm tính
truyền thống và biểu trưng rõ nét cho văn hóa hai dân tộc Hàn- Việt. Người ta
vẫn nhắc đến Pansori như linh hồn của dân tộc Hàn và cho Chèo là cái tinh hoa,
cốt lõi của nghệ thuật sân khấu Việt. Từ xa xưa đến nay, nó đã trở thành niềm
yêu thích, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống người dân
hai nước.
Với lịch sử quan hệ ngoại giao hơn 20 năm, Việt Nam và Hàn Quốc đã thực sự
trở thành đối tác thân thiết của nhau trong nhiều lĩnh vực. Không dừng lại ở sự
đầu tư và những chính sách về kinh tế, gần đây, sự tìm hiểu và giao lưu văn hóa
giữa hai nước ngày càng được mở ra cả ở bề rộng lẫn bề sâu. Thế nên, việc tìm
tòi, nghiên cứu, đặc biệt trên phương diện đối sánh những tinh hoa, giá trị văn
hóa dân tộc của hai nước dựa trên những nét gần gũi, tương đồng nhưng cũng
rất phong phú và đa dạng như thế này là một việc làm vô cùng cần thiết và quan
trọng góp phần củng cố mối quan hệ, trở thành cầu nối vững chắc nhất cho tình
hữu nghị giữa hai dân tộc.
Chúng ta đều biết, cái làm nên nguồn cội và bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia
chính là những giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại,
chúng ta hay quay lưng lại với quá khứ và lãng quên đi những giá trị văn hóa cổ
truyền của dân tộc.Viết đề tài này, tôi hy vọng đem đến cho tất cả mọi người,
đặc biệt là giới trẻ một nhận thức mới về vai trò, tầm quan trọng cũng như sức
hấp dẫn tiềm tàng của những giá trị văn hóa truyền thống, thông qua việc khám
phá Pansori và Chèo, tinh hoa của hai nền nghệ thuật.
2.

Lịch sử nghiên cứu

Pansori và Chèo thực sự đã trở thành cầu nối văn hóa giữa Hàn Quốc, Việt Nam



và bạn bè quốc tế. Tìm hiểu về hai loại hình nghệ thuật này, chúng ta hiểu biết
sâu sắc hơn về một góc của nền văn hóa hai dân tộc. Có lẽ vì thế mà trong nhiều
thập kỷ qua, những vấn đề về nghệ thuật sân khấu Chèo và Pansori được giới
nghiên cứu trong nước và nước ngoài đặc biệt quan tâm. Nhiều công trình
nghiên cứu đã được công bố, nhiều cuộc hội thảo với quy mô lớn đã được tiến
hành, khó có thể thống kê được một cách tường tận.
Đã có khá nhiều đề tài tiếp cận đến Pansori hoặc chèo với những kiến thức khá
phong phú về nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, sự mai một của
chúng trong cuộc sống hiện đại… Cũng có một vài chuyên gia tìm ra nét tương
đồng giữa Pansori và nghệ thuật hát bài Chòi ở vùng Trung Bộ Việt Nam. Tuy
nhiên, hiếm thấy đề tài nào đi sâu và chỉ ra những nét gặp gỡ và khác biệt giữa
Pansori và nghệ thuật sân khấu Chèo vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Ở đây, trên cơ sở thành tựu của những đề tài nghiên cứu của những nhà khoa
học, tôi xin tổng hợp một số nét tiêu biểu nhất của nghệ thuật sân khấu Chèo
Việt Nam và Pansori của Hàn Quốc cùng với một vài khám phá nho nhỏ trên
phương diện so sánh, như là một sự kế thừa và phát huy những gì mà các nhà
khoa học đã làm được.
3.

Mục đích nghiên cứu

Cung cấp cái nhìn sâu sắc và toàn diện về hai loại hình nghệ thuật truyền thống
của hai nước trên cơ sở tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt, qua đó đưa
ra những giải pháp bảo tồn những giá trị văn hóa đích thực ấy trong cuộc sống
hiện đại. Và tôi hy vọng đề tài nghiên cứu này có thể trở thành một tài liệu tham
khảo có giá trị cho những nghiên cứu sau này.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Pansori truyền thống vùng Jeollado và nghệ thuật sân khấu Chèo vùng đồng
bằng Bắc Bộ.


5.

Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp
thu thập và xử lý số liệu, phương pháp thực địa, phương pháp phân tích, so sánh
tổng hợp…
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:
Là phương pháp chính được sử dụng trong đề tài. Trên cơ sở thu thập thông tin
dữ liệu từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau có liên quan đến đề tài nghiên
cứu, người viết sẽ xử lý, chọn lọc để có những kết luận cần thiết, có được tầm
nhìn khái quát về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp thực địa:
Quá trình thực địa giúp thu thập tài liệu, nhằm nhận được thong tin xác thực,
cần thiết cho việc hoàn thiện đề tài.
Phương pháp phân tích, so sánh tổng hợp:
Phương pháp này giúp định hướng, phân tích để có cái nhìn tương quan hơn,
phát hiện những điểm gặp gỡ và điểm độc đáo của hai loại hình nghệ thuật;
mang lại cho đề tài cơ sở trong việc thực hiện các mục tiêu dự báo, các chương
trình phát triển, định hướng, các chiến lược và giải pháp bảo tồn, phát triển
Pansori và Chèo trong tương lai.
6.

Cấu trúc đề tài nghiên cứu

Ngoài phần Mục lục, Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, đề tài được chia

làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về Pansori và Chèo.
Chương 2: Các điểm giống nhau và khác nhau của Pansori và Chèo.


Chương 3: : Một số vấn đề và giải pháp phát triển hai nghệ thuật Pansori và
Chèo trong xã hội hiện đại.


B.

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PANSORI VÀ CHÈO

1.

Khát quát về Pansori

1.1

Pansori là gì?

Pansori là nghệ thuật biểu diễn truyền tải đến thính giả những câu chuyện bằng
lời nói và những câu hát, trong đó người hát đứng một mình và cử chỉ phải hợp
với người gõ trống.(1)
Người đánh trống (được gọi là kosu) cầm dùi bằng tay phải và tay trái vỗ
mặt trống bên kia, người hát (được gọi là changja) thường cầm quạt hay khăn,
vừa hát kể những câu chuyện dân gian, vừa dùng điệu bộ diễn tả. Tiếng trống
vừa giữ nhịp và khen thưởng tiếng hát, vừa cổ vũ thính giả. Điệu hát Pansori

dồn dập mạnh mẽ ngay cả những lúc than vãn hoặc kể lể, biểu hiện rõ phong
cách văn hóa đặc thù của Hàn Quốc.
Bài hát thường là một giai thoại, hay có khi là một trường thi. Một trường
ca Pansori có thể được hát ứng khẩu và kéo dài suốt ngày, trong đó người hát
đứng hoặc ngồi một chỗ để diễn các vai cho đến khi chấm dứt. Nơi trình diễn
không trang bị phông cảnh gì ngoài tấm bình phong hoặc tấm màn trắng, không
có kỹ xảo âm thanh và ánh sáng trợ giúp.
Lối kể chuyện mang phong cách riêng, một kho chuyện kể và những điệu
bộ cử chỉ bắt chước. Trong suốt một chương trình biểu diễn kéo dài trong suốt 8
tiếng đồng hồ, người kể chuyện, có thể là nam hoặc nữ, cùng với một tay trống,
thể hiện nội dung câu chuyện bằng nhiều ngôn ngữ đa dạng, trong đó bao gồm
cả phương ngữ khu vực nông thôn đến ngôn ngữ biểu đạt uyên bác trong lĩnh
vực văn học.
1.2

Vì sao gọi là ‘Pansori’?


Từ khi Hàn Quốc quan tâm nhiều hơn đến chính sách quảng bá, mở rộng hình
ảnh đất nước Hàn Quốc giàu truyền thống văn hóa ra toàn thế giới, người ta đã
biết nhiều hơn đến Pansori và dành cho nó một sự quan tâm, yêu thích đặc biệt.
Tuy nhiên, người ta chỉ biết đến Pansori như một loại hình âm nhạc, một lối hát
nói có sự kết hợp, tương tác nhịp nhàng giữa người hát và nhạc công chứ không
mấy quan tâm đến nguồn gốc của từ ‘pansori’, kể cả những người Hàn Quốc.
Vậy nên, việc tìm hiểu xem cái tên ‘pansori’ mang ý nghĩa gì là một việc làm
cần thiết, khiến cho người thưởng thức Pansori có tầm nhìn sâu rộng và hiểu sâu
sắc hơn về thể loại âm nhạc này.
Tên gọi Pansori không phải là tên gọi từ khi loại hình âm nhạc này ra đời.
Trước khi tên Pansori được sử dụng rộng rãi thì người ta đã từng dùng hàng loạt
những tên như 타령 (taryong), 창( xướng) , 잡가 (tạp ca), 소리 (hát) , 광대소

리 (hát phường), 창악 (xướng nhạc), 극가 (ca kịch), 가곡 (ka kok) , 창극조
(ướng kịch). Không có cách nào để biết chính xác tên gọi Pansori bắt đầu được
dùng từ khi nào. Tư liệu có tên gọi Pansori xuất hiện đầu tiên là cuốn sách mang
tên “Choson ca kịch sử” xuất bản năm 1940 của Jeong No Sik. Vì thế, người ta
cho rằng tên gọi Pansori có thể có trước đó ít lâu. Nhưng trong cuốn sách đó
cũng không thường xuyên sử dụng tên Pansori, và hơn nữa tên sách cũng không
có từ Pansori mà lại có từ 창극( Chang geuk)-“ca kịch cổ điển”. Chứng tỏ
trong thời kì đó tên gọi Pansori vẫn chưa được sử dụng phổ biến.
Tên gọi Pansori ra đời từ sau thời giải phóng. Những nghệ nhân hát
Pansori và cả những người hâm mộ Pansori đều nói như thế. Nhưng sau khi
nghệ thuật Pansori ra đời đến hơn hai trăm năm về sau thì tên gọi Pansori mới
được sử dụng rộng rãi và hầu như người ta không sử dụng những tên gọi khác
nữa. Vì sao lại thế? Điều đó chỉ có thể giải thích là vì bản thân cái tên gọi
Pansori phản ánh chính xác nhất đặc trưng của loại hình nghệ thuật độc đáo này.


Do đó, chúng ta nên tìm hiểu chính từ Pansori này đã được tạo nên như thế nào,
nó mang ý nghĩa gì?
Từ Pansori do hai từ Pan và sori tạo thành. Trước hết, chúng ta hãy tìm
hiểu nghĩa của từ “pan” .
Trước hết, giống với từ Pan trong các từ như 노름판(No reum pan), 씨름
판 (Ssireum pan), 굿판 (Gut pan), nghĩa là nơi tổ chức trò chơi, đấu vật hay là
lễ pháp thuật. Và đương nhiên, ở Pan, mọi người tụ tập rất đông đúc. Nơi chỉ có
một mình thì không thể gọi là Pan được. Thêm nữa, Pan chỉ được ghép với
những biểu thị sự việc đặc biệt, nên không có nhiều từ xuất hiện “ pan”. Tóm
lại, nghĩa thứ nhất của từ Pan ở đây là “ nơi có đông người tụ tập và mở ra một
sự kiện đặc biệt” . Và tiết mục mà tụ tập nhiều người xem chính là nghệ thuật
biểu diễn. Như vậy, trước hết, ‘pansori’ chính là môn nghệ thuật biểu diễn.
Thứ hai, là nghĩa trong các từ như 씨름 한 판- một trận đấu vật, 바둑 두
판 –hai ván cờ…… Lúc này, Pan có nghĩa là một quá trình từ đầu đến cuối.

Vậy, với lớp nghĩa này, ‘pansori’ là ‘bài hát kể lại toàn bộ câu chuyện từ đầu
đến cuối’, tức là Pansori là loại âm nhạc hát về một câu chuyện có mở đầu, đoạn
giũa và kết thúc.
Thứ ba, Pan xuất hiện trong các từ như 판노름“pan noreum”, 판굿“pan
gut” . Pan noreum hay là pangut là trò chơi của những đoàn đi biểu diễn lưu
động thời Choson. Những người này tổ chức thành đoàn nghệ sĩ chuyên nghiệp,
đi rong ruổi đây đó và tập trung mọi người lại, tổ chức trò chơi rồi kiếm tiền từ
những người tham gia chơi và những người xem. Vì thế, từ Pan ở đây có nghĩa
là trò chơi hay là sự kiện của những người chuyên môn. Với lớp nghĩa này của
từ ‘pan’, ‘pansori’ được hiểu là thể loại ca hát mà chỉ có những người trải qua
sựu đào tạo chuyên ngành để học tập kỹ năng chuyên môn thì mới có thể hát
được.


Và với những cách giải thích như vậy thì đương nhiên ‘sori’ ở đây không
đơn thuần là một bài hát ngắn ngủi hay là luồng không khí, một chấn động
nhanh của vật thể nghe thấy ở tai theo như giải thích của vật lý học. Sori ở đây
là từ rút gọn của giọng trong cổ họng 목소리 ( Mok sori), hay còn gọi là thanh
nhạc. (2)
1.3

Nguồn gốc hình thành và quá trình phát triển của Pansori

Pansori bắt nguồn từ khu vực Tây Nam Hàn Quốc vào thế kỷ 17, là một loại
hình biểu diễn mới của những ca khúc mang tính kể chuyện của đạo Shaman.
Đến tận cuối thế kỷ 19, thể loại này vẫn được coi như một loại hình nghệ thuật
truyền miệng trong tầng lớp thường dân, khi nó được bổ sung thêm nhiều nội
dung mang tính văn học phức tạp hơn và ngày càng được yêu thích ở khu vực
thành thị. Sự dàn cảnh, nhân vật và những tình huống đã đưa thể loại Pansori
thực sự phát triển trên bán đảo Triều Tiên vào giai đoạn Joseon (1392-1910).

Các đề tài mà những vở Pansori khai thác là lòng hiếu thảo, sự mất mát và tình
yêu. Các nghệ nhân Pansori phải trải qua một quá trình đào tạo dài và vô cùng
khắt khe để thể hiện được tất cả những âm sắc đa dạng và ghi nhớ phần kịch
bản hết sức phức tạp. Rất nhiều nghệ sỹ bậc thầy đã tạo nên phong cách trình
diễn riêng biệt và nổi tiếng với phong cách độc đáo trong những trường đoạn
kịch đặc sắc.
Vào nửa sau thế kỷ 20, Hàn Quốc hiện đại hóa nhanh chóng, các giá trị cổ
truyền và các loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc đứng trước nguy cơ bị mai
một. Năm 1964, Pansori được chính phủ Hàn Quốc công nhận là di sản văn hóa
của quốc gia, từ đó được nhiều tổ chức văn hóa quốc tế chú ý và ủng hộ, và dần
dần đã khôi phục. Hiện nay, Pansori tiếp tục là nguồn cảm hứng cho các tác
phẩm mới trong mọi ngành, kể cả phim ảnh, ca vũ và múa rối, và được trình
diễn thường xuyên tại các lễ hội ở Hàn Quốc và trên thế giới.


Pansori được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể của nhân loại vào ngày
7/11/2003.(3)
1.4
1.4.1

Một vài nét đặc trưng cơ bản của Pansori
Người diễn Pansori

Trong nghệ thuật biểu diễn Pansori, người hát ( được gọi là 소리꾼 hay 광대)
có vai trò vô cùng quan trọng, bởi Pansori là hình thức nghệ thuật chỉ do một
người duy nhất biểu diễn.
Không phải ai muốn trở thành nghệ sĩ Pansori đều được, bởi đến với Pansori,
người ta không chỉ cần có cái năng khiếu cảm thụ và xướng nhạc mà cần có một
quá trình tập luyện vô cùng gian khổ trong vòng 100 ngày. Để đạt được cái chất
giọng trầm và lên xuống tự nhiên của Pansori, người hát phải luyện tập không

hề đơn giản.
Trong Pansori, người hát chỉ có một mình nên người đó phải làm tất cả mọi
việc. Người hát phải cho người nghe thấy được câu chuyện, phải là người tường
thuật từ đầu đến cuối câu chuyện và phải đóng vai trò là nhân vật trong mỗi câu
chuyện. Và trong quá trình biểu diễn, không chỉ cất lên giọng hát, người hát
Pansori còn phải kết hợp với nói ( được gọi là 아니리) và những động tác nhịp
nhàng ( được gọi là 너름새, 발림 hoặc 사체) để phù hợp với mỗi tình tiết của
câu chuyện.(4)
1.4.2

Trống và người chơi trống

Người chơi 북(puk) -trống được gọi là 고수(kosu) . Loại trống được sử dụng
trong Pansori thì được gọi là 소리(soripuk )hay 고장북( kojangpuk).
Có 3 yếu tố mà kosu cần phải kết hợp đó là tư thế, nhạc điệu, và juimsae khi
chơi trống.


Tư thế cơ bản của côsu là ngồi vuông vắn ( ngồi khoanh chân chữ bát ), mở
bụng và nhìn thẳng vào changja (người hát trong Pansori).
Trống được đặt trước gối hoặc bên trái, gối trái và bàn chân phải làm điểm tựa
để giữ cho nó không xê dịch. Tư thế của côsu phải tự nhiên, chắc chắn và linh
hoạt.
Phải tự nhiên để tạo cho người xem có thiện cảm, phải linh hoạt không được
cứng nhắc mà bất kỳ tình huống nào cũng phải có thái độ sử lý tự tin.
Sau đây là một số tư thế sai:
1.

Tư thế ngồi sai: tư thế không vững chãi, ngồi không yên và quay


bên nọ, bên kia.
2.

Tư thế nhìn sai: tư thế nhìn mông lung như thể tiếng hát và động tác

không có sự liên quan
3.

Tư thế nghe : tư thế chơi trống mà không biết sôri kun làm gì mà

chỉ chăm chăm đánh trống
4.

Tư thế mồm: miêng mở lờ đờ

5.

Tư thế bụng : bụng không mở thẳng mà gập về phía trước

6.

Tư thế môi răng: răng trên, răng dưới chạm vào nhau theo nhịp

trống
7.

Tư thế con rắn : tư thế lưỡi uốn chủ yếu là ở các nhịp 합 “hap” và

trường đoạn 탁 “ tac”
8.


Tư thế múa bụng: tư thế cử động bụng theo nhịp trống

9.

Tư thế quay cổ ra trước sau trái phải theo nhịp trống giống như

trong nongakpukquay từ 상쇠( sangswae) đến 상모 (sangmo)
10. Tư thế miệng của kosu hơi méo theo nhịp đánh trống


11. Tư thế dùi trống đánh vượt quá vai
12. Tư thế mắt mở trừng trừng, mặt thể hiện sự cổ vũ, biểu hiện không
liên quan gì với giọng hát
13. Tư thế cười nhạo: tư thế như đang diễu cợt sorikun hoặc giọng hát
14. Tư thế ngạc nhiên: trường hợp trống đánh mạnh nhưng tư thế không
tự nhiên mà tỏ ra ngạc nhiên
15. Tư thế ngại ngùng; mặt đỏ, miệng cười, đôi mắt nhìn loanh quanh
xuống sàn.(5)
Những tư thế sai như thế phần lớn các trường hợp là do thiếu tự tin hoặc do có
những thói quen mà bản thân cũng không biết. Đã là thói quen thì rất khó sửa
chữa nên ngay từ ban đầu phải thật sự chú ý để có tư thế đúng.
가락 (karác) là từ biểu thị sự biến hóa nhịp điệu một cách đa dạng của tiếng
trống và để làm được điều đó phải qua quá trình rèn luyện lâu dài. Người kosu
phải biết nhiều loại nhịp điệu trống nhưng không có nghĩa là bất cứ lúc nào
cũng phải đánh nhiều nhịp điệu trống mà phải tạo ra nhịp điệu trống sao cho
phù hợp với giọng hát. Khi biết được loại nhịp điệu nào phù hợp với đoạn nào
của giọng hát, lúc đó để chơi tốt người kosu cần tiếp cận với sorikun và nhiều
giọng hát.
Có câu nói như sau: “ Có thể có 명장(myeongchang)- (danh ca ) trẻ nhưng

không thể có kosu trẻ nổi tiếng”. Câu nói này ý muốn nói để trở thành một kosu
nổi tiếng thì phải trải qua thời gian rèn luyện đầy gian khổ. Thêm vào đó 송영
주(Songyongju) một kosu nổi tiếng đã từng nói “ Người chơi trống một nghìn
lần khác với người chơi trống một nghìn linh một lần”. Câu nói này nhấn mạnh
việc trở thành một kosu thành công chỉ có thể thông qua sự luyện tập và nỗ lực


không ngừng . Như vậy trong biễu diễn Pansori, kosu đảm nhận công việc như
thế nào?
Kosu thực hiện công việc của mình thông qua vai trò công việc của 북장단
(pukchangtan) - nhịp trống và juimsae trong biểu diễn Pansori. Do đó vai trò
của kosu kết hợp với chức năng của juimsae và pukchangtan (nhịp trống). Sau
đây ta chỉ đi nói về công việc của kosu thông qua chức năng của pukchangtan.
1. Thứ nhất: Chức năng đệm nhạc: phối hợp nhịp nhàng 장단 ( chang
tan)- nhịp với giọng hát trong một khoảng thời gian nhất định để tạo
thuận lợi cho sorikun. Kosu bằng việc phối hợp này đã xóa bỏ đi tính đơn
điệu của giọng hát và tạo nên sự màu của giọng hát.
2. Thứ hai: Điều phối không gian âm thanh. Dùng tiếng trống để bổ sung
âm thanh trong thời gian người hát nghỉ hát.
3. Thứ ba: Thay thế hiệu quả. Ví dụ như trong bối cảnh các quân sỹ đang
đánh lộn,lúc này nhịp trống mạnh, dồn dập tạo được hiệu quả âm thanh
như thật. Trong bối cảnh 춘항이 (chunhyangi) - Xuân Hương bị dùng
hình, tiếng trống mạnh cũng tạo ra hiệu quả âm thanh giống như đang bị
đánh.
4. Thứ tư: Vai trò giúp đỡ sorikun điều chỉnh tốc độ: Trong quá trình
biểu diễn tốc độ của sorikun bị chậm, kosu sẽ làm tăng nhịp trống kéo
theo tốc độ của giọng hát cũng nhanh lên. Nếu sorikun bị nhanh thì nhịp
trống chậm lại, và duy trì tốc độ ổn định.
5. Thứ năm: chức năng 보비위( popiwi). Là chức năng sử dụng trong
trường hợp làm tăng tốc độ của giọng hát để sorikun thể hiện kỹ thuật

hoặc trường hợp sorikun bị sai nhịp thiếu nhịp hoặc thừa nhịp (12 nhịp
hát thành 10 nhịp hoặc 13 nhịp). Khi đó nhịp trống cũng tăng lên.


Tóm lại trong biểu diễn Pansori sorikun và kosu có chung một vận mệnh, do đó
họ khắc phục cho nhau nhưng lỗi sai, và khi một bên làm tốt sẽ tạo động lực cho
bên còn lại cũng làm tốt vì mục đích thành công của buổi biểu diễn.
Tính quan trọng của kosu được thể hiện trong câu nói: “thứ nhất kosu, thứ hai
là myeongchang”. Câu nói này ý nói rằng kosu quan trọng nhất sau đó mới là
myeongchang. Không thể nói rằng kosu quan trọng nhất như lý giải thông
thường của câu nói. Nhưng nếu như nhìn lại tất cả các chức năng như trên thì
kosu cũng quan trọng như sorikun.
1.4.3

Trường đoản

Trường đoản rất quan trọng trong Pansori. Trường đoản là sự ăn khớp, tương
xứng giữa giọng hát và nhịp trống. Khi dạy hát Pansori, thanh điệu có thể sai
lệch một chút cũng không ảnh hưởng nhiều, nhưng tuyệt đối không được sai
trường đoản.
Trường đoản là một khái niệm rất phức tạp. Những người sáng tác cho trường
đoản thuộc vào nhịp điệu. Nhưng nhịp điệu lại có các cung bậc đa dạng nên rất
khó để nói một cách nhất quán. Vì thế ở đây chúng ta chỉ xét trường đoản ở khía
cạnh nhịp phách. Nhịp phách Pansori có 7 loại, phổ biến nhất là nhịp 6-4. Học
nhịp phách phải học kèm trống. Chúng ta thường nghĩ trống sẽ phải đánh đúng
nhịp phách và lặp đi lặp lại đều đặn. Nhưng không hẳn vậy. Giọng hát luôn biến
đổi, tương tự nhịp phách cũng biến đổi không ngừng.
Luôn thay đổi nhưng vẫn không hề vượt ra ngoài một hình thức đã định sẵn.
Đây cũng chính là bản chất của nhịp điệu trường đoản.
1.4.4


Pansori là một môn nghệ thuật có sự đòi hỏi về chuyên môn rất
cao.

Để hát được Pansori, người học phải trải qua quá trình học tập, rèn luyện
nghiêm ngặt, lâu dài. Một trong những phương pháp quan trọng nhất đối với


người luyện Pansori là 백일 공부 – peak il kong pu (100 ngày học). “100 ngày
học” là việc học tập và luyện hát Pansori diễn ra thật tập trung trong 100 ngày.
Trong quá trình này, người học sẽ phải dồn tất cả tâm sức rèn luyện để trở thành
một nghệ sĩ hát Pansori thực thụ. Như vậy thì tại sao lại có 100 ngày học và
khóa học này diễn ra như thế nào?(6)
1.5

Những tác phẩm nổi tiếng của Pansori.

Người ta nói rằng, từ khi ra đời cho đến nay, trong Pansori có tất cả 12 tác
phẩm. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn lại 5 tác phẩm và đây cũng là 5 tác phẩm đặc
sắc nhất của nghệ thuật Pansori.
1.5.1
1.5.1.1

Chun Hyang ga( 춘향가)- Xuân Hương ca
Tóm tắt cốt truyện

Vào thời vua Thục Tông thuộc triều đại Choseon, Lee Mong Ryong, con trai
của quan huyện xứ Nam Won và Chun Hyang- mỹ nữ không ai sánh bằng và
cũng là con gái của ca nữ đã gặp nhau trong ngày Tết Đoan Ngọ tại
KwangHanru rồi họ đã yêu nhau. Nhưng họ vừa gặp đã phải chia ly vì bố của

Lee Mong Ryong phải chuyển lên Seoul. Khi đó, Byun Hak Do- một viên quan
mới được bổ nhiệm của Nam Won đã tổ chức buổi tiệc để gọi các ca nữ đến và
viên quan này đã dụ dỗ nàng làm vợ nhưng nàng kiên quyết từ chối, quyết giữ
lòng chung thủy. Vì thế mà nàng bị tống vào ngục, mạng sống luôn bị đe dọa.
Lee Mong Ryong đã đến Seoul, đỗ đạt khoa cử rồi trở thành Mật sứ. Trong buổi
tiệc mừng thọ quan huyện, những viên quan dưới quyền đều đến vui chơi và
Lee Mong Ryong đã ra lệnh bắt quan huyện Nam Won và cứu Chun Hyang, hai
người cùng sống đến trăm năm hạnh phúc.
1.5.1.2

Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của câu chuyện.

Có thể nói, ‘Xuân Hương truyện’ là một câu chuyện cảm động về tình yêu
mà người Hàn Quốc từ xưa đến nay đã coi là ‘câu chuyện tình yêu của thế


kỷ’. Với cốt truyện nhiều tình tiết, có sự móc xích giữa những sự kiện, với
kết cấu cao trào rồi thắt nút như một vở kịch, đây là tác phẩm hấp dẫn người
đọc và kể cả khi trở thành cốt truyện cho thể loại Pansori, nó vẫn được thính
giả yêu thích mặc dù đã thuộc làu cốt truyện và nghe đi nghe lại nhiều lần.
Qua tác phẩm này, những phong tục tập quán, những nét văn hóa cổ truyền
của dân tộc Hàn được hiện lên rõ nét, đặc biệt là dấu vết văn hóa sinh hoạt
du mục. Hơn hết, văn hóa tầng lớp quý tộc và chế độ xã hội, thân phận con
người thời Choseon được hiện lên vô cùng rõ nét qua tác phẩm này.
1.5.2
1.5.2.1

Su Gung Ga( 수궁가) Thủy cung ca
Tóm tắt cốt truyện


Kwang Li Wang là long vương của vùng Nam Hải đã mắc bệnh và có thể
chết. Một viên quan nói rằng nếu ăn được gan thỏ sống trên đất liền sẽ khỏi
bệnh. Vì thế, Long Vương tập trung các đại thần ở Thủy cung lại và cuối
cùng rùa biển đã đồng ý nhận nhiệm vụ. Rùa biển cầm bức ảnh chân dung
thỏ và đi về phía đất liền. Trong buổi nói chuyện với các loài động vật, rùa
biển đã gặp gỡ thỏ và dụ dỗ rằng nếu đi xuống thủy cung sẽ được làm quan
to. Thỏ đã theo rùa biển về long cung. Khi đến gặp Long vương, long vương
bảo hãy đưa gan ra thì lúc ấy thỏ mới biết mình bị lừa. Và thỏ đã nhanh trí
nói nói để gan trên đất liền. Long vương đã rất ân cần với thỏ và nói hãy trở
lại đất liền và lấy gan mang xuống Long cung. Thỏ cùng rùa biển trở lại đất
liền nhưng đã bỏ chạy vào rừng sâu. Rùa biển định tự sát. Đúng lúc đó có
một người xuất hiện và đưa cho rùa biển thần dược.
1.5.2.2

Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

‘Thủy cung ca’ là tác phẩm lột tả rõ nhất hình ảnh của núi non sông nước
Hàn Quốc giàu đẹp và phong phú thông qua chuyến hành trình đi tìm thỏ
của rùa biển và khung cảnh của thủy cung. Bên cạnh đó, người đọc cũng


thấy được hình ảnh của những gia đình truyền thống Hàn qua cảnh ly biệt
giữa rùa biển và gia đình để chuẩn bị lên đất liền làm nhiệm vụ vua giao.
Câu chuyện mang đến nét trào phúng và hài hước. Sự trung thực và trí tuệ
của rùa và thỏ được nhân hóa, vừa mang nét hiện đại, vừa tiếp nối được những
nét trào phúng và hài hước về nhân vật hoặc tình huống. Dáng dấp của thỏ dám
bất chấp hoàn cảnh khốn khổ và giữ đựơc mạng sống chính là dáng dấp của con
người. Dù trong mọi hoàn cảnh khó khăn không trốn tránh mà đường hoàng giải
quyết. Bởi con người luôn biết vượt lên trên hoàn cảnh và tin tưởng vào ngày
mai.

Lý do mà ”Su Gung Ga”vẫn còn sống mãi đầy tính nghệ thuật là bên
trong bản tính của thỏ có thể nhìn thấy được bản thân con người chúng ta.
1.5.3
1.5.3.1

Heung Bu Ga( 흥부가) Hưng Phụ ca
Tóm tắt cốt truyện

Ở một vùng đất nơi giáp biên giới ba đảo Kyeongsang – Jeolla - Chungcheong
có hai anh em sinh sống với nhau, người anh là Nolbu xấu tính và hay gắt gỏng
còn người em Heungbu thì hiền lành và ôn hòa, Nolbu chẳng những độc chiếm
hết gia sản mà cha mẹ để lại mà còn nhẫn tâm đuổi Heungbu đi, vợ và các con
của Heungbu đã phải làm đủ loại công việc nặng nhọc mà vẫn luôn sống trong
nghèo đói. Một hôm vào một ngày mùa xuân mặt trời rực rỡ, có một con chim
với chiếc chân bị gãy nằm trên đất trước nhà Heungbu, với trái tim nhân từ
Heungbu đã chữa lành chân cho con chim và vào mùa xuân một năm sau đó con
chim mang về cho Heungbu một hạt giống của trái bầu. Heungbu đem hạt gieo
trồng, cũng vào mùa thu năm ấy hạt nở ra một trái bầu thật lớn và khi bổ trái
bầu ra, bên trong lại có rất nhiều vàng bạc châu báu, Heungbu từ đó trở thành
bậc phú gia trong vùng. Nolbu sau khi nghe được chuyện, đã cố tình làm gãy
chân chim rồi sau đó lại tận tình cứu chạy rồi thả chim đi, cũng vào đúng một
năm sau đó một hạt bầu thần đã được đưa về cho ông ta. Nolbu cũng gieo trồng


hạt, và mùa thu năm ấy cây cũng cho ra một trái bầu to, nhưng khi bổ ra thì bên
trong lại túa ra đủ loại yêu tinh, quái thú. Nolbu sau đó thân bại danh liệt.
Heungbu nghe tin, chia tài sản của mình cho anh. Nolbu đã nhận ra lỗi lầm của
mình và sau đó hai anh em hòa giải với nhau. Cuối cùng họ lại cùng hòa thuận
sống bên nhau.
1.5.3.2


Giá trị của tác phẩm

Thông điệp mà "Heung Bo Ga" gửi gắm đó chính là tình cảm anh em. Anh em
trong một nhà phải biết thương yêu đùm bọc và giúp đỡ nhau lúc khó khăn. Sự
giàu sang được xây dựng bằng lao động chân chính và sự đoàn kết thì mới bền
vững.
Hiểu đựơc các tác phẩm Pansori, chúng ta sẽ hiểu được đạo lý làm người, đạo lý
về tình anh em trong gia đình, giữa người với người trong xã hội.
1.5.4
1.5.4.1

Sim Cheong Ga(심청가) Trầm Thanh ca
Tóm tắt cốt truyện

Simcheongga có nội dung viết về nhân vật chính là cô gái nghèo tên
Simcheong. Mẹ mất khi Simcheong mới sinh ra, để lại cô một mình tận tâm
chăm sóc người cha bị mù già yếu Simbongsa trong cảnh nghèo éo le. Một ngày
nọ, người cha sẩy chân rơi xuống một rãnh suối nhưng may mắn được một vị sư
cứu giúp. Vị sư này đã nói với ông rằng nếu ông biếu nhà chùa 300 bao gạo thì
Đức Phật sẽ giúp ông sáng mắt. Vì nhà quá nghèo, Simcheong đã phải đổi thân
cho một đoàn thủy thủ lấy 300 bao gạo giúp cha sáng mắt. Để xoa dịu
Yongwang (Long Vương), Simcheong đã bị ném xuống biển để làm vật tế. Sau
đó, cô được đưa đến Long Cung và rồi được đưa Long Vương thương tình đưa
về đất liền bằng một đóa hoa sen. Cô được đưa thẳng đến hoàng cung, vô tình
gặp được hoàng đế, được ngài hết lòng yêu thương và sắc phong làm hoàng hậu.
Để tìm lại cha, cô đã tổ chức một buổi lễ dành riêng cho những người đàn ông


bị mù và cuối cùng cũng gặp được cha. Ngay khi nghe giọng nói của con gái,

ông đã ngạc nhiên đến nỗi đôi mắt đột nhiên sáng trở lại.
1.5.4.2

Khái quát giá trị của tác phẩm

Ở 'Chun Hyang Ga' , người ta thấy được cái đẹp về sự chung thuỷ của người
con gái thì ở “Sim Chyong Ga“ lại là cái đẹp về chữ hiếu của đạo làm con.
Lời ca buồn không phải vì trong tác phẩm có sự nghèo khổ của những người lao
động không tìm được lối thoát mà đó là nỗi buồn của người đàn ông mất đi vợ
con, vì còn những bất công trong xã hội. Người ta thường ví ở "Sim Chyong
Ga" chứa đựng tất cả những nỗi buồn của nhân loại.Chính vì vậy mà có người
không thích nghe 'Sim Chyong Ga" bởi vì từ đầu đến cuối chỉ thấy buồn và
khóc. Cũng có nhiều người thích tác phẩm này bởi lẽ họ cho rằng chính từ trong
cái buồn lại toát lên bao cái đẹp,từ cái đẹp đó họ thấy được ý chí vươn lên.
Đoạn cuối trong “Sim Chyong Ga“ còn mở ra một hi vọng cho con người. Đó là
sự xuất hiện của Long cung. Sau khi Sim Chyong gieo mình xuống biển, cô đã
không chết mà con được Long Vương cứu.Sau này cô đã gặp lại được cha và
đôi mắt của ông cũng sáng lại.
Tất nhiên Long cung là không có thật nhưng trong cái không có thật đó lại là
ước mơ về một cuộc sống bình dị của con người. Người xưa nghĩ ra Long cung
rồi sự xuất hiện của các vị thần như để gửi gắm ước mơ, niềm hi vọng về một
tương lai tươi sáng hơn.
1.5.5

Jeok Pyeok Ga( 적벽가)

Trong số 5 tác phẩm thì 4 tác phẩm trên được xây dựng trên cơ sở những giai
thoại dân gian."Jeokbyokga" lại dựa trên cốt truyện của cuốn tiểu thuyết nổi
tiếng của Trung Quốc :"Tam quốc chí". Chính vì vậy mà nội dung toàn bộ tác
phẩm không khác với tác phẩm của Trung Quốc. Một lần nữa chúng ta như

được hoà mình vào những cuộc tranh giành giang sơn khốc liệt, những trận


chiến của ba nước Nguỵ,Thục ,Ngô. Và những anh hùng kiệt xuất như : Khổng
Minh, Lưu Bị, Quan Vũ,Trương Phi...
“Jeokbyokga” còn có tên gọi khác nữa là “ ca khúc về vách đá màu đỏ“. Đây là
một tác phẩm về chiến tranh nên không thể không có những cảnh bi thương,
mất mát…
Cảm nhận về Jok Byok Ga, người ta nói cốt truyện thì chẳng khác gì “Tam quốc
chí“ nhưng đi vào chi tiết thì lại hoàn toàn khác. Một điều hết sức quan trọng là
lời ca trong '"Jok Byok Ga " rất khó diễn tả bởi hầu hết các đoạn đều yêu cầu
tiếng reo hò, khó mà diễn được. Chính vì vậy người hát Pansori giỏi phải là
người mà truyền đến cho người nghe đựơc cảm hứng.

2.

Khái quát chung về nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thống.

2.1

Một số khái niệm cơ bản

2.1.1

Sân khấu

Theo TS Mỹ học Thế Hùng: Sân khấu là loại hình nghệ thuật tổng hợp, tái hiện
những hoàn cảnh, những tình huống của cuộc đời, lột tả những tính cách, số
phận của con người trong các kịch bản sân khấu qua sự diễn xuất của diễn viên.
2.1.2


Chèo

Có nhiều nhà nghiên cứu khoa học đã đưa ra nhiều định nghĩa về nghệ thuật sân
khấu Chèo nhưng tựu chung lại thì Chèo được hiểu là “nghệ thuật tổng hợp bắt
nguồn từ kho tàng văn nghệ dân gian, lấy dân ca, dân vũ làm nền tảng, thể hiện
sự hợp tác lý thú giữa văn hóa cổ điển và dân gian.”(GS Trần Bảng)
2.2

Lịch sử hình thành và phát triển của Chèo

Có nhiều ý kiến khác nhau về nguồn gốc và sự hình thành của Chèo. Tuy nhiên,
co thể tóm tắt một số ý kiến đã phát biểu từ trước đến nay về nguồn gốc và thời
điểm xuất hiện của Chèo như sau:


Chèo có nguồn gốc ngoại lai, bắt đầu từ sự kiện quân ta cầm giữ nghệ nhân Lý
Nguyên Cát ở trận Tây Kết.
Chèo khởi lên từ Trịnh Trọng Tử cho quân hát khúc Long quân đang khi đưa
tang vua Trần Nhân Tông.
Chèo chỉ động tác chèo thuyền, để nói nguồn gốc Chèo xuất phát từ trò tang lễ
và lao động.
Chèo là hình thức sân khấu thuần túy dân tộc, bắt nguồn từ kho tàng văn hóa
nghệ thuật dân gian phong phú lâu đời ở Việt Nam.
Chèo là biến âm của Trào, sau được gắn với động tác chèo thuyền tồn tại trong
đời sống và tín ngưỡng phong tục lâu đời của người Việt.
Chèo đi ra từ nghi lễ tôn giáo cổ xưa, là loại hình sân khấu nảy sinh và phát
triển từ nền ca vũ nhạc dân tộc và sinh hoạt văn hóa dân gian.
Kinh đô Hoa Lư(Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu Chèo, người sáng lập là bà
Phạm Thị Trân, một ca vũ tài ba trong hoàng cung nhà Đinh vào thế kỷ 10, sau

phát triển rộng ra đồng bằng Bắc Bộ. Địa bàn phổ biến từ Nghệ- Tĩnh trở ra.
Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của Chèo dựa trên
các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn hơn. Sự phát triển của Chèo có một
mốc quan trọng là thời điểm một binh sỹ quân Mông Cổ đã bị bắt ở Việt Nam
vào thế kỷ 14. Binh sỹ này vốn là một diễn viên nên đã đưa nghệ thuật Kinh
kịch của Trung Quốc vào Việt Nam. Trước kia Chèo chỉ có phần nói và ngâm
các bài dân ca, nhưng từ đây, Chèo có thêm phần hát.
Vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông không cho phép biểu diễn Chèo trong cũng
đình do chịu ảnh hưởng của đạo Khổng. Chèo trở về với nông dân, kịch bản lấy
từ truyện viết bằng chữ Nôm.
Tới thế kỷ 18, Chèo phát triển mạnh ở nông thôn Việt Nam và đạt đến đỉnh cao
vào thế kỷ 19. Những vở nổi tiếng như Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình Dương
Lễ, Kim Nham, Trương Viên xuất hiện trong giai đoạn này.


Đến thế kỷ 19, Chèo ảnh hưởng của tuồng, khia thác một số tích truyện như
Tống Trân, Phạm Tải hoặc tích truyện Trung Quốc như “Hán Sở tranh hùng”.
Đầu thế kỷ 20, Chèo được đưa lên sân khấu thành thị, trở thành Chèo văn minh.
Như vậy có thể thấy rằng, Chèo là nghệ thuật của người nông dân phía Bắc Việt
Nam, được họ yêu quý, giữ gìn và phát triển qua bao thế hệ. Chèo đáp ứng nhu
cầu thẩm mỹ của người lao động, mang phong vị mà người nông dân Việt Nam
yêu thích. Sở dĩ Chèo vẫn trường tồn và phát triển như ngày nay vì nó tôn thờ
cái Thiện, cái Đẹp, cái cao thượng, nó thấm đẫm chủ nghĩa nhân văn dân tộc,
đồng thời nó mang đậm tâm hồn người nông dân Việt Nam. Những vẻ đẹp của
thuần phong mỹ tục, những mẫu mực về đạo đức truyền thống đã thực sự tạo
nên hình hài của văn hóa ứng xử “đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam”.
2.3
2.3.1

Mấy nét đặc trưng của nghệ thuật sân khấu Chèo

Nội dung của Chèo.

Nếu như có một sự đối sánh nho nhỏ với nghệ thuật sân khấu Tuồng, ta sẽ thấy
Chèo gần gũi với đời sống người Việt Nam hơn nhiều. Không giống Tuồng chỉ
ca tụng hành động anh hùng của các giới quyền quý, Chèo đi sâu vào lột tả
những gì chân thực và gần gũi nhất, bình dị nhất của người nông dân. Một đất
nước nông nghiệp như Việt Nam thì Chèo thực sự là một thứ nghệ thuật chân
thực nhất và cần thiết nhất.
Nội dung của các vở Chèo được lấy từ những truyện cổ tích, truyện Nôm; được
nâng lên một mức cao bằng nghệ thuật sân khấu mang giá trị hiện thực và tư
tưởng vô cùng sâu sắc. Trong tích Chèo, cuộc sống vất vả của những người phụ
nữ hy sinh bản thân mình vì người khác luôn dành được sự quan tâm đáng kể,
và cái thiện thì luôn chiến thắng cái ác, các sỹ tử hiền lành, tốt bụng luôn đỗ đạt,
làm quan còn người vợ tiết nghĩa cuối cùng sẽ được đoàn tụ với chồng….
Nếu như tích Chèo lấy từ truyện cổ tích, truyện Nôm thì lời thơ và nhạc trong
Chèo cũng mang đậm tính dân gian. Nhạc trong Chèo lấy từ dân ca dân vũ; lời
thơ chủ yếu là lời thơ dân gian. Lối Chèo thường diễn những việc vui cười,


những thói xấu của người đời như các vai: Thầy mù, Hương câm, Đồ điếc,
Quan Âm Thị Kính…
Chèo luôn gắn với chất “trữ tình”, thể hiện những xúc cảm và tình cảm cá nhân
của con người, phản ánh mối quan tâm chung của cả nhân loại, đó là tình yêu,
tình bạn và tình thương.
2.3.2

Nhân vật trong Chèo.

Đặc trưng nổi bật nhất của nhân vật trong Chèo đó là tính ước lệ, chuẩn hóa và
rập khuôn. Tính cách của các nhân vật trong Chèo thường không thay đổi nhiều

với chính vai diễn đó. Tuy nhiên qua thời gian, một số nhân vật như Thị Kính,
Thị Mầu, Xúy Vân… đã thoát khỏi tính ước lệ đó và trở thành một nhân vật có
cá tính sắc nét.
Chèo là một loại hình sân khấu bao gồm nhiều nhân vật, mỗi nhân vật dù là
trung tâm hay nhân vật phụ thì vẫn có vai trò quan trọng trong việc chuyển tải
nội dung, ý nghĩa của câu chuyện. Những nhân vật phụ của Chèo có thể đổi đi
và lặp lại ở bất kỳ vở nào nên hầu như không có tên riêng. Có thể gọi họ là thầy
đồ, phú ông, thừa tướng, thư sinh, hề…
Có một điểm dễ nhận thấy đó là diễn viên đóng Chèo nói chung là những người
không chuyên, hợp nhau trong tổ chức văn nghệ dân gian nên được gọi là
phường chèo hay phường trò… Có lẽ vì thế mà Chèo dễ đi sâu vào đời sống
người nông dân, là đại diện tiêu biểu cho nghệ thuật dân làng quần chúng bởi ai
cũng có thể trở thành nhân vật trong các vở Chèo, chỉ cần có niềm đam mê và
một chút thời gian luyện tập.
Đặc điểm nổi bật của Chèo là sự xuất hiện của yếu tố hài qua nhân vật hề, tạo
nên giá trị thẩm mỹ vô cùng độc đáo. Cũng như những anh hề trong cung điện
của vua chúa Châu Âu, anh hề trong Chèo được phép chế nhạo thoải mái, là nơi
để người dân đả kích những thói hư tật xấu, sự lộng quyền, ngạo nghễ, ‘ăn trên
ngồi chốc’ của bọn lý trưởng, quan lại trong làng trong xã, sự mục ruỗng của xã


×