VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐÀO THỊ THU HẰNG
DỊCH VỤ BẢO HIỂM CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI
KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ
BÀI HỌC ÁP DỤNG CHO VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 62 31 01 06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS LÊ BỘ LĨNH
2. PGS.TS. NGUYỄN VIẾT THẢO
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong Luận án này trung thực
và chưa được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Nghiên cứu sinh
Đào Thị Thu Hằng
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên hướng dẫn khoa
học PGS.TS Lê Bộ Lĩnh và PGS.TS. Nguyễn Viết Thảo đã trực tiếp hướng dẫn tôi
hoàn thành luận văn. Với những lời chỉ dẫn, những tài liệu, sự tận tình hướng dẫn
và những lời động viên của các Thầy đã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá
trình thực hiện Luận án này .
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô giảng dạy và các Thầy giáo Cô
giáo là thành viên các hội đồng bảo vệ tổng quan, bảo vệ 3 chuyên đề đã đóng góp,
truyền dạy những kiến thức quý báu, hữu ích giúp cho tôi nhiều trong quá trình thực
hiện nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn GS.TS. Nhà giáo nhân dân Đỗ Thế Tùng, PGS.TS.
Nguyễn Minh Duệ, PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh, PGS.TS. Hà Văn Hội, TS. Đặng Thị
Phương Hoa về những góp ý có ý nghĩa rất lớn kể từ khi tôi thực hiện đề cương
nghiên cứu cho đến khi thực hiện xong Luận án.
Xin cảm ơn các Thầy, Cô trong bộ môn Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế
Quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình tôi tham gia khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
NCS. Đào Thị Thu Hằng
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ
NGOÀI NƯỚC ................................................................................................................ 8
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài ..................................................................... 9
1.1.1. Nhóm các nghiên cứu về vai trò và sự cần thiết của bảo hiểm cây trồng,
vật nuôi, một số vấn đề cụ thể của loại bảo hiểm này ...................................... 9
1.1.2. Nhóm các nghiên cứu về cơ chế, chính sách của Nhà nước đối với bảo
hiểm cây trồng, vật nuôi .................................................................................. 11
1.1.3. Nhóm các nghiên cứu về hình thức, mô hình triển khai dịch vụ bảo
hiểm cây trồng, vật nuôi .................................................................................. 15
1. 2. Các nghiên cứu trong nước .................................................................. 17
1.2.1.Nhóm các nghiên cứu về vai trò, sự cần thiết của bảo hiểm cây trồng,
vật nuôi và một số vấn đề cụ thể của loại bảo hiểm này ................................ 17
1.2.2. Nhóm các nghiên cứu về bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở một số nước 19
1.2.3. Nhóm các nghiên cứu về bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Việt Nam ............ 22
Tiểu kết chương............................................................................................... 27
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BẢO HIỂM CÂY
TRỒNG, VẬT NUÔI ..................................................................................... 30
2.1. Khái niệm và sự cần thiết của bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ............. 30
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ............. 30
2.1.2. Sự cần thiết của việc phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi . 38
2.2. Vai trò, đặc điểm và các loại dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi .. 44
2.2.1. Vai trò của dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ................................. 44
2.2.2. Đặc điểm của dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ............................. 47
2.2.3. Phân loại dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ................................... 48
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển dịch vụ bảo hiểm cây
trồng, vật nuôi............................................................................................... 50
2.3.1. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp ..................................................... 50
2.3.2. Quan điểm và chính sách của Nhà nước đối với việc triển khai dịch vụ
bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ........................................................................... 53
2.3.3. Nhận thức, khả năng tài chính và quy mô sản xuất của người sản xuất
nông nghiệp ..................................................................................................... 53
2.3.4. Mục tiêu, chiến lược của các doanh nghiệp bảo hiểm ......................... 54
2.4. Cơ chế chính sách và mô hình dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi
......................................................................................................................... 56
2.4.1. Cơ chế chính sách ................................................................................. 56
2.4.2. Các mô hình dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi .............................. 58
Tiểu kết chương............................................................................................... 61
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI DỊCH VỤ BẢO HIỂM
CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM ........................................................................................................ 63
3.1. Thực trạng dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của một số nước
trên thế giới .................................................................................................... 63
3.1.1. Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của Mỹ ...................................... 63
3.1.2. Dịch vụ bảo hiểm cây trồng và vật nuôi của Nhật Bản ........................ 67
3.1.3. Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của Tây Ban Nha ...................... 72
3.1.4. Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Philippines............................. 76
3.1.5. Dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Trung Quốc............................ 81
3.2. Nhận xét, đánh giá và bài học kinh nghiệm từ quá trình triển khai
dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của một số nước ............................. 89
3.2.1. Nhận xét, đánh giá quá trình triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật
nuôi của một số nước ...................................................................................... 89
3.2.2. Một số bài học kinh nghiệm từ nghiên cứu mô hình dịch vụ bảo hiểm
cây trồng, vật nuôi ở một số nước ................................................................... 94
Tiểu kết chương............................................................................................... 98
CHƯƠNG 4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO
HIỂM CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI Ở VIỆT NAM .................................... 100
4.1. Khái quát về dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Việt Nam trong
thời gian qua ................................................................................................ 100
4.1.1. Sự cần thiết của bảo hiểm cây trồng, vật nuôi tại Việt Nam ............... 100
4.1.2. Quá trình triển khai thực hiện dịch vụ bảo hiểm cây trồng và vật nuôi ở
Việt Nam ........................................................................................................ 102
4.1.3. Nhận xét, đánh giá .............................................................................. 126
4.2. Một số giải pháp đẩy mạnh dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi tại
Việt Nam....................................................................................................... 132
4.2.1. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách vĩ mô ...................................... 132
4.2.2. Nhóm giải pháp về phía doanh nghiệp ............................................... 138
4.2.3. Nhóm giải pháp đối với người tham gia bảo hiểm ............................. 140
4.2.4. Nhóm các giải pháp liên quan đến sự phối hợp của Nhà nước, doanh
nghiệp bảo hiểm và người nông dân ............................................................. 140
4.3. Đề xuất mô hình triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi tại
Việt Nam....................................................................................................... 144
KẾT LUẬN .................................................................................................. 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 157
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BHNN
BHCTVN
CAP
Tiếng Việt
Tiếng Anh
Bảo hiểm nông nghiệp
Agricultural Insurance
Bảo hiểm cây trồng vật nuôi
Crop and livestock insurance
Chính sách chung về nông
Common Agriculture Policy
nghiệp
CAT
Bảo hiểm rủi ro thảm họa
Catastrophic Risk Protection
CEA
Ủy ban bảo hiểm Châu Âu
Comité Européen des Assurances
Nghiên cứu khoa học
Scientific research
NDT
Nhân dân tệ
Agricultural development...
MPCI
Bảo hiểm đa rủi ro
Multiple Peril Crop Insurance
GRP
Bảo hiểm rủi ro nhóm
Group Risk Protection
KHKT
Khoa học kỹ thuật
Science-technology
KTQD
Kinh tế quốc dân
National Economy
FTA
Hiệp định thương mại tự do
Free trade Agreement
FNGCA
Quỹ bảo đảm quốc gia đối với
Le Fonds National de Garantie
NCKH
thiên tai trong nông nghiệp ở
Pháp
GDP
Tổng sản phẩm quốc nội
Gross Domestic Product
IMF
Quỹ tiền tệ quốc tế
International Monetary Fund
Tổ chức hợp tác và phát triển
Organization For Economic -
kinh tế
Cooperation and Development
Mô hình hợp tác công tư
Public and Private Parneships
Phát triển nông nghiệp
Agricultural development
Ngân hàng thế giới
World Bank
Tổ chức thương mại thế giới
World Trade Organization
OECD
PPP
PTNN
WB
WTO
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: So sánh các sản phẩm bảo hiểm truyền thống và bảo hiểm theo chỉ
số
................................................................................................................................. 48
Bảng 3.1: Các gói dịch vụ bảo hiểm và sản phẩm được bảo hiểm ......................... 71
Bảng 3.2: Quá trình triển khai chính sách BH CTVN Philippines ......................... 77
Bảng 4.1: Số lượng hộ nông dân/tổ chức sản xuất nông nghiệp tham gia bảo
hiểm ......................................................................................................................... 115
Bảng 4.2: Giá trị và doanh thu bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ................................. 116
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biều đồ: Khung phân tích của luận án thể hiện như sau .............................. 7
Biểu đồ 2.1: Mức độ phản ứng trước rủi ro............................................................. 31
Biểu đồ 2.2: Mối quan hệ các tác nhân trong hoạt động bảo hiểm CTVN ..58
Biểu đồ 2.3: Các mô hình bảo hiểm nông nghiệp ........................................61
Biểu đồ 3.1: Mô hình tổ chức dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp Nhật Bản .....69
Biểu đồ 4.1: Sơ đồ tổ chức triển khai bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam .114
Biểu đồ 4.2: Quy trình mua bảo hiểm và nhận bồi thường của Bảo Việt ....122
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của nghiên cứu
Nông nghiệp là ngành có mức độ phụ thuộc rất cao vào điều kiện địa lý,
thời tiết. Người nông dân do vậy luôn phải đối mặt với hàng loạt rủi ro do thời
tiết, sâu bọ, dịch bệnh gây ra. Để hạn chế những rủi ro này, một số biện pháp
quản lý rủi ro đã được phát triển, trong đó bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) là
một trong những biện pháp quan trọng nhất. Trong BHNN thì bảo hiểm cây
trồng, vật nuôi là chủ yếu bởi vì khi nói đến lĩnh vực sản xuất nông nghiệp thì
đó chính là việc trồng trọt và chăn nuôi, trồng cây (trồng lúa, khoai, sắn…)
chăn nuôi (lợn, gà, cá…). Còn các hoạt động khác trong lĩnh vực nông nghiệp
như sản xuất máy móc thiết bị, phân bón, thuốc trừ sâu, thủy lợi… chỉ mang
tính chất hỗ trợ cho trồng cây, chăn nuôi mà thôi. Chính vì vậy, bảo hiểm cây
trồng, vật nuôi (BHCTVN) đã được chú trọng và triển khai thực hiện từ lâu ở
một số nước phát triển cũng như đang phát triển. Vấn đề này luôn được Nhà
nước chú ý, quan tâm với nhiều chính sách hỗ trợ cho người nông dân trong
việc đóng phí bảo hiểm nhằm giảm thiểu những thiệt hại khi gặp rủi ro lớn.
Đối với Việt Nam, bảo hiểm cây trồng, vật nuôi càng trở nên cần thiết,
bởi là một nước nông nghiệp, trên 70% số hộ gia đình sống bằng nghề nông,
sản xuất luôn bị tiềm ẩn nhiều nguy cơ do thiên tai, dịch bệnh (nước ta được
xác định là một trong mười nước gánh chịu nhiều thiên tai nhất thế giới, hằng
năm thiên tai và dịch bệnh thường cướp đi 13 – 15 nghìn tỉ đồng (tương
đương 1,5% GDP). Nếu không có bảo hiểm nông nghiệp, mỗi khi gặp rủi ro,
người nông dân sẽ bị mất trắng và họ dễ dàng rơi vào cảnh nghèo đói hoặc tái
đói, tái nghèo, từ đó sẽ kéo theo nhiều vấn đề xã hội nan giải khác. Tuy nhiên,
cho đến nay thị trường bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Việt Nam gần như bị
bỏ ngỏ. Khi đề cập tới thực trạng BHCTVN ở Việt Nam hiện nay, người ta
hình dung ngay tới loại dịch vụ mà khách hàng cần nhưng chưa biết rõ nên
mua ở đâu, thủ tục thế nào...; còn doanh nghiệp bảo hiểm chưa muốn “sản
xuất” bởi đinh ninh thị trường tuy rộng nhưng chẳng ai mua vì không có thói
quen. Những người nông dân đã phải “tự cứu mình” bằng việc tự lập ra các
quỹ với một số hộ gia đình tự nguyện cùng nhau đóng góp tiền hoặc một phần
1
sản lượng thu hoạch sau mỗi mùa vụ để chia sẻ cho các hộ khi mất mùa, gặp
rủi ro. Sự ra đời của các quỹ kiểu này tuy chỉ mang tính tự phát , không bền
vững bởi có những rủi ro mang tính khách quan ngoài tầm kiểm soát của
người nông dân như dịch bệnh, bão lũ, thị trường… đã gây ảnh hưởng lớn đến
thu nhập của các hộ nông dân mà các quỹ bảo hiểm tự nguyện này khó có thể
bù đắp hết được những tổn thất mà các hộ gia đình đó gặp phải. Trong bối
cảnh đó, việc hình thành và phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi
phù hợp với đặc thù của nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam và
tình hình thị trường bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Việt Nam hiện nay là hết
sức cần thiết và cấp bách.
Tuy nhiên, cần phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Việt
Nam theo hướng nào? Với mô hình nào? Vai trò của Nhà nước cũng như các
doanh nghiệp bảo hiểm ra sao?... là những vấn đề đặt ra đòi hỏi cần phải có
một nghiên cứu chuyên sâu để tìm ra những nguyên nhân cụ thể dẫn đến thị
trường dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp nói chung và dịch vụ bảo hiểm cây
trồng, vật nuôi nói riêng ở Việt Nam chưa phát triển, từ đó tìm ra hướng giải
pháp khắc phục, nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường bảo hiểm cây trồng,
vật nuôi ở Việt Nam, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của
Việt Nam.
Từ những vấn đề nêu trên, Luận án tiến sỹ kinh tế với chủ đề “Dịch vụ
bảo hiểm cây trồng, vật nuôi - kinh nghiệm của một số nước và bài học cho
Việt Nam” chính là nhằm giải quyết các vấn đề nêu trên.
2. Mục tiêu của nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung:
Thông qua những nghiên cứu về chính sách, mô hình và các dịch vụ bảo
hiểm cây trồng, vật nuôi của một số nước, từ đó rút ra bài học nhằm thúc đẩy
việc hình thành và phát triển dịch vụ này cho Việt Nam.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích, luận giải một số vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm, sự cần
thiết và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển của dịch vụ bảo hiểm
cây trồng, vật nuôi cũng như làm rõ của dịch vụ này.
2
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá chính sách, mô hình và các dịch vụ
bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của một số nước, trên cơ sở đó rút ra được
những thành công và hạn chế để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Trên cơ sở bài học rút ra từ kinh nghiệm của một số nước về phát triển
dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi Luận án đề xuất một số định hướng và
giải pháp phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở Việt Nam trong
thời gian tới.
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu như đã nêu trên, các vấn đề đặt ra
sau đây cần được giải quyết:
i) Tại sao cần phải phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi?
ii) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi?
iii) Một số nước có sự thành công trong phát triển dịch vụ bảo hiểm cây
trồng, vật nuôi đã áp dụng chính sách và mô hình nào?
iv) Trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước, Chính phủ và các doanh
nghiệp Việt Nam cần thực hiện các giải pháp gì để thúc đẩy sự phát triển dịch
vụ bảo hiểm, cây trồng vật nuôi?
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cách tiếp cận của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu chính sách và những loại hình, xu hướng phát triển của dịch
vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở một số nước trên thế giới và ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khái niệm bảo hiểm nông nghiệp có nội hàm rộng hơn so với khái niệm
dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi và bản thân bảo hiểm là một loại dịch vụ
đặc biệt. Trong khuôn khổ của luận án này, phạm vi nghiên cứu sẽ chỉ tập
trung vào phân tích các mô hình dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi là hai
đối tượng chủ yếu của bảo hiểm nông nghiệp, vì vậy nên khi các thuật ngữ về
bảo hiểm nông nghiệp được sử dụng trong luận án cũng hàm ý bảo hiểm cây
trồng, vật nuôi.
- Về không gian: Nghiên cứu một số mô hình dịch vụ bảo hiểm cây
trồng, vật nuôi điển hình trên thế giới như mô hình bảo hiểm nông nghiệp một
3
số nước phát triển (Mỹ, Nhật Bản và Tây Ban Nha), mô hình một số nước
đang phát triển hoặc có điều kiện tương đồng như Việt Nam (Trung Quốc,
Philippines).
- Về thời gian: Tại mỗi nước, thời điểm bắt đầu áp dụng dịch vụ bảo
hiểm cây trồng, vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp là khác nhau. Tuy nhiên,
luận án lấy mốc thời gian nghiên cứu từ năm 1982 - khi mà dịch vụ bảo hiểm
nông nghiệp bắt đầu được triển khai thí điểm ở Việt Nam.
- Về nội dung: Nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới
về dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của họ và từ đó tìm ra giải pháp có
thể áp dụng vào thực tiễn của Việt Nam.
3.3. Cách tiếp cận của luận án
Luận án tiếp cận nghiên cứu dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi trên
góc độ vĩ mô mà không đi sâu vào nghiên cứu nghiệp vụ và kỹ thuật của loại
hình dịch vụ bảo hiểm này. Do vậy cách tiếp cận của luận án là:
- Luận án cũng nghiên cứu cơ chế chính sách, mô hình triển khai bảo
hiểm cây trồng, vật nuôi như một trong những điều kiện để cho hàng hóa
đó/dịch vụ đó có thể được sử dụng thuận lợi trên thị trường. Từ đó có thể rút
ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
- Nghiên cứu dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi gắn với biến đổi khí
hậu và tiến trình hội nhập quốc tế, vì biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế tạo
ra một loạt các nguy cơ, một loạt các tổn thương, rủi ro trong trồng trọt, và
chăn nuôi. Và bản chất của bảo hiểm và dịch vụ bảo hiểm là làm giảm bớt các
rủi ro, tổn thất.
- Tài liệu và số liệu sử dụng để phân tích là các tài liệu thứ cấp do tác
giả không có điều kiện điều tra, khảo sát tại các nước được nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính như sau:
- Phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
Chủ nghĩa Mác – Lênin được sử dụng nhiều trong phân tích những thành công
và hạn chế của các mô hình dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp / dịch vụ bảo hiểm
4
cây trồng, vật nuôi trên thế giới, những kinh nghiệm và bài học cho Việt Nam.
Đây là phương pháp rất quan trọng, mang tính chất nền tảng của hệ tư tưởng.
- Phương pháp nghiên cứu như phương pháp phân tích thống kê, mô
hình hóa, phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu, chuyên gia theo quan điểm
logic và lịch sử để làm sáng tỏ những vấn đề trình bày, đặc biệt được sử dụng
khi nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
tới luận án, cơ sở lý luận và thực tiễn của dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật
nuôi, các mô hình dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp (BHNN), bảo hiểm cây
trồng, vật nuôi (BHCTVN) trên thế giới. Các phương pháp chủ đạo và cụ thể
sẽ được áp dụng như sau:
+ Phương pháp phân tích thống kê: Nguồn số liệu từ Tổ chức Lương
thực và Nông nghiệp Liên Hợp quốc (FAO), Quỹ tiền tệ quốc tế, Nhóm ngân
hàng thế giới, Diễn đàn Hợp tác kinh tế Thái Bình Dương, ASEAN, Tổng cục
Thống kê Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Hội Nông dân Việt Nam, các dữ liệu thống kê sau khi thu thập đều
được hệ thống hóa và điều chỉnh về cùng mặt bằng để so sánh.
+ Phương pháp so sánh: Dựa trên cơ sở những mô hình và các số liệu
thực tế thu thập được để so sánh dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi một số
nước điển hình trên thế giới với Việt Nam, từ đó đưa ra được những định
hướng và đề xuất giải pháp cho việc phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng,
vật nuôi ở Việt nam trong thời gian tới.
+ Phương pháp chuyên gia: Tổ chức gặp gỡ, trao đổi để tham khảo ý
kiến các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu và các nhà chuyên môn để trao đổi
sâu các vấn đề liên quan đến luận án. Thông qua các ý kiến của các chuyên
gia, luận án sẽ có những đánh giá sát thực về sự cần thiết cũng như vai trò của
bảo hiểm cây trồng, vật nuôi tại Việt Nam.
+ Phương pháp kết hợp logic với lịch sử dùng để phân tích những tiến bộ
của xã hội thông qua những lát cắt lịch sử. Phân tích sự phát triển của các
dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi trên thế giới trong những bối cảnh lịch
sử nhất định, hoặc theo những lát cắt của lịch sử để thấy được sự tiến hóa của
các dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở các nước trên thế giới như thế nào.
5
5. Những đóng góp mới của Luận án
Luận án có những đóng góp mới như sau:
- Luận án đã luận giải và chỉ rõ những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến
việc phát triển hoạt động bảo hiểm cây trồng, vật nuôi. Cũng như chỉ ra các
đặc điểm, phương thức hoạt động của dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi.
- Luận án đã làm rõ vai trò của dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi đặt
trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu đã làm tăng.
- Luận án phân tích và đánh giá quá trình triển khai dịch vụ bảo hiểm
cây trồng, vật nuôi ở một số nước, chỉ ra những thành công, hạn chế của hoạt
động này và nguyên nhân của những hạn chế, từ đó rút ra bài học cho Việt
Nam trong việc phát triển dịch vụ này.
- Luận án phân tích thực trạng triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng,
vật nuôi của Việt Nam, đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân chậm phát triển
của dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi tại Việt Nam. Từ đó, Luận án đề
xuất phương hướng và một số giải pháp nhằm tổ chức và phát triển dịch vụ
này ở Việt Nam.
6. Kết cấu của Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, biểu, danh mục các
chữ viết tắt, và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án được kết cấu thành 4
Chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của bảo hiểm cây trồng, vật nuôi.
Chương 3. Thực trạng triển khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở một
số nước và bài học kinh nghiệm
Chương 4. Một số giải pháp phát triển dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở
Việt Nam
6
Biểu đồ. Khung phân tích của luận án
Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Các nghiên cứu nước ngoài về bảo hiểm cây trồng, vật nuôi.
- Các nghiên cứu trong nước về bảo hiểm cây trồng, vật nuôi.
Cở sở lý luận và thực tiễn về bảo
hiểm cây trồng, vật nuôi
- Cơ sở lý luận
Khái niệm, đặc điểm
Sự cần thiết
Các yếu tố ảnh hưởng
- Cơ sở thực tiễn
Thực trạng triển khai
dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi của một số nước
- Về cơ chế, chính sách
- Về mô hình
- Về phương thức thực hiện
Nhận xét hoạt động triển khai
dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật
nuôi của một số nước
- Về cơ chế, chính sách
- Về mô hình
- Về phương thức thực hiện
Đánh giá hoạt động triển
khai dịch vụ bảo hiểm cây trồng,
vật nuôi của một số nước
- Những thành công
- Những thất bại và nguyên nhân
Đề xuất giải pháp, bài học kinh nghiệm và gợi mở
cho Việt Nam
7
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG
VÀ NGOÀI NƯỚC
Bảo hiểm nông nghiệp nói chung, bảo hiểm cây trồng, vật nuôi nói
riêng đã được triển khai trên thế giới khá lâu. Chính vì vậy, cho đến nay, trên
thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng, các Chính phủ, các tổ
chức quốc tế, các nhà nghiên cứu đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề
này. Trong hàng chục năm nay, các tổ chức quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng
Thế giới và Tổ chức lương nông của Liên Hợp Quốc đã có rất nhiều đánh giá
nghiên cứu, tổ chức các dự án tài trợ cho bảo hiểm cây trồng, vật nuôi ở nhiều
nước kém/đang phát triển. Sự phát triển của nông nghiệp và nông thôn ở Việt
Nam trong thời gian qua đã góp phần quan trọng vào thành công của công
cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của nông dân, làm cơ sở cho ổn
định và phát triển kinh tế-xã hội trong nước. Trong khi đó, sản xuất nông
nghiệp chịu nhiều rủi ro như giá cả, thời tiết, dịch bệnh, thiên tai... khiến cho
người nông dân, người sản xuất nông nghiệp chịu nhiều thiệt hại. Chính vì
vậy, làm thế nào giảm thiểu rủi ro, nâng cao đời sống cho người nông dân
luôn được Nhà nước và Chính phủ quan tâm, trong đó bảo hiểm nông nghiệp
là một chính sách còn khá mới ở Việt Nam. Tuy nhiên, ở Việt Nam, dịch vụ
này còn đang mới mẻ. Chính vì vậy, các công trình nghiên cứu về dịch vụ này
còn tương đối ít. Hiện đã có một số công trình nghiên cứu quy định về Luật
Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Kinh tế, nghiên cứu về các quốc gia châu Âu,
những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội châu Âu, nhưng chưa có nghiên cứu
lớn về bảo hiểm nông nghiệp ở một số nước châu Âu, vai trò của bảo hiểm
nông nghiệp và những lợi ích kinh tế được công bố. Có thể thấy một số công
trình nghiên cứu liên quan về kinh nghiệm của các nước phát triển và đang
phát triển trong việc phát triển nền nông nghiệp bền vững. Có thể chia các
công trình nghiên cứu trong và ngoài nước nghiên cứu về bảo hiểm nông
nghiệp nói chung, bảo hiểm cây trồng, vật nuôi nói riêng theo nhóm các vấn
đề sau:
8
1.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Cho đến nay, trên thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói
riêng, các Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các nhà nghiên cứu và những người
quan tâm đến lĩnh vực dịch vụ bảo hiểm cây trồng, vật nuôi đã có nhiều công
trình nghiên cứu về vấn đề này. Trong hàng chục năm nay, các tổ chức quốc
tế, đặc biệt là Ngân hàng Thế giới và Tổ chức lương nông của Liên Hợp Quốc
đã có rất nhiều đánh giá nghiên cứu, tổ chức các dự án tài trợ cho bảo hiểm
cây trồng, vật nuôi ở nhiều nước kém/đang phát triển.
1.1.1. Nhóm các nghiên cứu về vai trò và sự cần thiết của bảo hiểm cây
trồng, vật nuôi, một số vấn đề cụ thể của loại bảo hiểm này
- Công trình nghiên cứu của Olivier Mahul (2012), Agricultural
Insurance for Developing Countries: The Role of Governments, WB, là một
nghiên cứu sâu, khẳng định vai trò của bảo hiểm nông nghiệp đối với tăng
trưởng và giảm đói nghèo. Tác giả của nghiên cứu này cho rằng, nông nghiệp
là một lĩnh vực không chắc chắn, những cải tiến giảm nhẹ rủi ro trong chuyển
nhượng, sản xuất có thể mang lại lợi ích lớn cho các hộ nông thôn dễ bị tổn
thương. Bảo hiểm nông nghiệp có thể giảm bớt rủi ro và tăng năng suất trung
bình cho nông dân và người phụ thuộc. Bảo hiểm nông nghiệp là tăng tiếp cận
tín dụng. Tuy nhiên, bảo hiểm nông nghiệp chỉ có hiệu quả khi kết hợp với
các biện pháp quản lý rủi ro nông nghiệp khác. Trong nghiên cứu này, nghiên
cứu sinh cũng chỉ ra rằng, bảo hiểm nông nghiệp còn kém phát triển ở các
nước đang phát triển và rút ra bài học chính: Thúc đẩy quan hệ đối tác công tư trong công tác bảo hiểm nông nghiệp nói chung và bảo hiểm cây trồng, vật
nuôi nói riêng [43].
R.A.J. Roberts, 2005, trong tác phẩm Insurance of crops in developing
countries do FAO xuất bản, đã cho rằng, quản lý rủi ro có tầm quan trọng đặc
biệt trong các quyết định đầu tư và tài chính của nông dân ở các nước đang
phát triển và các nền kinh tế quá độ. Các biện pháp quản lý mạo hiểm trong
nông nghiệp gồm lựa chọn các giống cây trồng, vật nuôi khác nhau, các thực
tế trồng trọt và chăn nuôi, việc đa dạng hóa các doanh nghiệp nông nghiệp
9
cũng như có những biện pháp phòng ngừa thận trọng để chống lại những hiện
tượng thời tiết cực đoan [45].
Trong công trình Crop and Agricultural Insurance do FAO công bố
năm 2007, các tác giả cho rằng những hiện tượng thời tiết như: Hạn hán, mưa
to, bão và gió lốc sẽ gây ra những thiệt hại nặng nề cho người nông dân. Rất
khó có khả năng không để xảy ra các thiệt hại, nhưng ở một chừng mực nhất
định, có thể dự đoán được và có thể có giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu
cực của chúng. Tuy vậy, trong một số trường hợp cũng không thể dự đoán
được các thiệt hại và người nông dân phải chịu những tổn thất khi nó xảy ra.
Bảo hiểm nông nghiệp, gồm có chăn nuôi, nghề cá và trồng rừng, chủ yếu
được nhằm giảm thiểu những tổn thất do tác động tiêu cực của thời tiết và
những hiện tượng tương tự vượt quá tầm kiểm soát của người nông dân. Đó là
một trong những công cụ thường hay được nhắc đến nhất để quản lý rủi ro
gắn với nông nghiệp. Mặc dù nhiều chương trình bảo hiểm thí điểm đã được
áp dụng ở các nước đang phát triển, chủ yếu là cho các doanh nghiệp nông
nghiệp nhỏ, những năm qua, song bảo hiểm nông nghiệp cho đến nay vẫn là
ngành kinh doanh cho các trang trại ở các quốc gia phát triển. Trên thực tế,
mới có một phần rất nhỏ, chủ yếu là các nông dân lớn và giàu có ở các quốc
gia đang phát triển tham gia bảo hiểm nông nghiệp. Bảo hiểm không phải là
giải pháp phổ thông cho những rủi ro và những điều không chắc chắn mà
người nông dân phải đối mặt. Nó chỉ có thể giải quyết được một phần những
tổn thất do một số tai ương gây ra và không thể thay thế cho các biện pháp
quản lý rủi ro tốt tại chỗ cho các giải pháp quản lý trang trại và sản xuất hợp
lý và cho việc đầu tư thích đáng vào công nghệ được [27].
Myong Goo KANG, 2007, trong “Innovative agricultural insurance
products and schemes’’ cho rằng, người nông dân luôn phải đối mặt với các
nguy cơ khác nhau như biến động giá cả, thời tiết bất lợi, sâu bệnh, tác động
đến thu nhập và phúc lợi của họ, về lâu dài sẽ làm suy giảm đầu tư của họ vào
nông nghiệp. Do đó, bảo hiểm nông nghiệp được phát triển để giảm thiểu
những tác động tiêu cực của điều kiện khí hậu đến sản lượng. Tuy nhiên, do
10
nông nghiệp ngày càng trở nên phức tạp hơn nên người sản xuất, các công ty
tiếp thị và các ngân hàng đòi hỏi bảo hiểm phải bao hàm nhiều nguy cơ hơn
nữa. Đáp ứng yêu cầu này và để khắc phục những hạn chế của bảo hiểm nông
nghiệp truyền thống, nhất là những phi vụ giao dịch lớn và tốn kém chi phí
đánh giá những sản phẩm và kế hoạch bảo hiểm mới đã liên tục được phát
triển. [51]. Công trình này cũng đưa ra những mô tả và ví dụ về các sản phẩm,
kế hoạch bảo hiểm nông nghiệp mới nhằm giảm thiểu các nguy cơ đối với
nông nghiệp ở các nước đang phát triển. Công trình còn trình bày những kỹ
thuật quản lý rủi ro rất đáng quan tâm đối với các nhà hoạch định chính sách,
các công ty bảo hiểm và các hội nông dân [51].
1.1.2. Nhóm các nghiên cứu về cơ chế, chính sách của nhà nước đối
với bảo hiểm cây trồng, vật nuôi
Jesús Antón, Shingo Kimura trong “Risk Management in Agriculture in
Spain” đã tập trung nghiên cứu, phân tích rủi ro, chính sách quản lý và đánh
giá rủi ro trong nông nghiệp, thực tiễn triển khai quản lý rủi ro; đồng thời
phân tích mối quan hệ hợp tác công - tư trong thực hiện quản lý trong bảo
hiểm nông nghiệp, vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách hỗ
trợ trong bảo hiểm nông nghiệp, mối quan hệ tương tác giữa bảo hiểm nông
nghiệp của Tây Ban Nha với bảo hiểm nông nghiệp Liên minh Châu Âu và
đưa ra một số gợi ý hoàn thiện cơ chế quản lý rủi ro trong nông nghiệp ở Tây
Ban Nha[trích lại từ 8].
Trong công trình “Các chương trình bảo hiểm nông nghiệp”
“Agricultural Insurance schemes”, nhóm tác giả đã tập trung phân tích và
đánh giá tổng quan chính sách nông nghiệp chung của EU qua các thời kỳ từ
khi được thiết lập đến giai đoạn hiện nay, qua đó phân tích các công cụ quản
lý rủi ro trong nông nghiệp, làm rõ các khái niệm về thảm họa và khủng
hoảng, đánh giá phân tích hệ thống bảo hiểm nông nghiệp hiện hành của EU,
so sánh mô hình bảo hiểm của EU với một số quốc gia khác trên thế giới như
Mỹ, Canada, Nhật…; phân tích các khía cạnh kỹ thuật, phân tích tính khả thi
về việc mở rộng hệ thống bảo hiểm nông nghiệp EU [trích lại từ 8 ].
11
World Bank Insurance for the Poor Program, June 2008: “Public
Intervention in Agricultural Insurance” (Sự can thiệp của Nhà nước vào bảo
hiểm nông nghiệp). Do bảo hiểm nông nghiệp là một ngành kinh doanh rất
khó khăn, hầu hết các công ty và dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp đều không có
lãi hoặc lãi không đáng kể, các công ty bảo hiểm không muốn tham gia, nên
Nhà nước cần phải có sự can dự bằng các hình thức khác nhau để xây dựng và
phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp [48 ].
Báo cáo của Scientific Advisory Board for Agricultural Policy at the
BMELV (2011), “Risk and crisis management in agriculture”, phân tích
những cơ sở pháp lý một số quốc gia và tổ chức đề ra nhằm hỗ trợ phát triển
bảo hiểm nông nghiệp, đồng thời đưa ra một số khuyến nghị của Ban Cố vấn
khoa học về Chính sách Nông nghiệp (CHLB Đức) nhằm xác định những
lĩnh vực và giải pháp mà Nhà nước cần thực hiện nhằm phát triển thị trường
bảo hiểm nông nghiệp của Đức trong khuôn khổ Chính sách Nông nghiệp
chung của EU [trích lại từ 8].
“Farm Income Insurance Scheme withdrawn”, trong The Hindu
Business Line, ngày 11/6/2004 và bài viết National Agricultural Insurance
Scheme (NAIS) của Rashtriya Krishi Bima Yojana (RKBY) chuyên bàn về
Agricultural insurance in India (Bảo hiểm nông nghiệp ở Ấn Độ) cho rằng
nông nghiệp Ấn Độ rất dễ tổn thương trước các rủi ro như hạn hán và lụt lội.
Do đó, cần thiết phải bảo vệ nông dân trước các thảm họa thiên nhiên và đảm
bảo cho họ có thể sống được bằng nghề, tiếp tục phát triển vào các vụ sau. Để
đạt được mục đích này, Chính phủ Ấn Độ đã áp dụng rộng rãi nhiều chế độ
bảo hiểm nông nghiệp trên khắp cả nước. Có thể kể đến những Chương trình
bảo hiểm nông nghiệp sau đây đã được chính phủ Ấn Độ áp dụng:
Comprehensive Crop Insurance Scheme (Chương trình BH cây trồng toàn
diện), Experimetal Crop Insurance (Chương trình bảo hiểm cây trồng thí
điểm), Farm Income Insurance Scheme (Chương trình bảo hiểm thu nhập
nông nghiệp), và National Agriculture Insurance Scheme (Chương trình bảo
hiểm nông nghiệp quốc gia) [46].
12
Nataliya Gerasyme (2008), “Crop insurance in Ukraine: Challenges
and perspectives” đã nghiên cứu hệ thống bảo hiểm nông nghiệp ở Ukraine,
so sánh nó với hệ thống bảo hiểm nông nghiệp của một số nước EU. Qua
phân tích, bài viết rút ra nhận xét: mặc dù phạm vi các sản phẩm bảo hiểm
nông nghiệp ở Ukraine tương tự như ở nhiều nước EU, nhưng thị trường bảo
hiểm nông nghiệp ở Ucraina vẫn còn chưa phát triển, nguyên nhân chính là do
thiếu cơ chế thực hiện và các vấn đề về cơ sở hạ tầng [trích lại từ 8].
Ở góc độ khác khi nghiên cứu mô hình bảo hiểm nông nghiệp của Tây
Ban Nha, tác giả Alberto Garrido David Zilberman (2006) trong “Revisiting
the demand of agricultural insurance: The case of Spain”, Agricultural
Finance Review, Vol. 68 Iss: 1, pp.43-66, đã phân tích nhu cầu đối với sản
phẩm bảo hiểm nông nghiệp ở Tây Ban Nha, đồng thời xây dựng mô hình
đáp ứng để nông dân Tây Ban Nha có thể tiếp cận được các sản phẩm bảo
hiểm nông nghiệp; đồng thời nhấn mạnh vai trò của nhà nước trong hỗ trợ
cho người nông dân tham gia bảo hiểm nông nghiệp, cải cách phương thức
hỗ trợ bảo hiểm sẽ giúp thu hút nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm nông
nghiệp ở Tây Ban Nha [trích lại từ 8].
The World Bank, June 2007: “China: Innovation in Agricultural
Insurance” (Trung Quốc: Sự cải tiến trong bảo hiểm nông nghiệp). Trong
công trình này, các tác giả có bàn đến những đổi mới của chính phủ Trung
Quốc trong việc tạo điều kiện để phát triển và duy trì sự tồn tại của thị trường
bảo hiểm nông nghiệp [50].
Báo cáo của Krzysztof Łyskawa (2011), Đại học kinh tế Poznan, Vụ
bảo hiểm, “Application of insurance-based support of agriculture by the state
- the Polish experience and the EU guidelines”, đã phân tích cơ chế hỗ trợ bảo
hiểm nông nghiệp ở EU và Ba Lan hiện nay, thực trạng thị trường bảo hiểm
nông nghiệp ở Ba Lan, từ đó đưa ra một số kiến nghị đối với EU cũng như Ba Lan
nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở quốc gia này
[trích lại từ 8].
13
Báo cáo của World Bank (2010) “Government Support to Agricultural
Insurance: challenges and options for developing countries” đã phân tích
những kinh nghiệm thực hiện các chương trình bảo hiểm cho cây trồng, vật
nuôi tại hơn 65 quốc gia phát triển và đang phát triển, trong đó có các nước
Châu Âu như Italia, Áo, Đức, Pháp, Hungary, Séc, Ba Lan, Síp, Tây Ban Nha,
Bồ Đào Nha, Thụy Sỹ, Hà Lan, Ucraina, có áp dụng hoặc không áp dụng hỗ
trợ của chính phủ. Từ những phân tích này, báo cáo xác định một số vai trò
quan trọng nhất mà chính phủ có thể đảm nhiệm nhằm hỗ trợ và phát triển các
chương trình bảo hiểm nông nghiệp một cách hiệu quả, khả thi và bền vững,
đồng thời phân tích một số thách thức chủ yếu khi thực hiện, nhưng mức độ
khảo sát báo cáo này tập trung số liệu cho đến năm 2008 [trích lại từ 8].
Khi nghiên cứu về cơ chế hỗ trợ rủi ro trong nông nghiệp của Pháp,
Philippe Boyer (2002), The French System of Protection against the Risks of
Farm Production and its recent evolution, đã phân tích cơ chế bồi thường của
nhà nước cho người nông dân, đánh giá những hạn chế bảo hiểm nông nghiệp
đối với các trang trại và xu hướng phát triển quản lý rủi ro trong nông nghiệp
ở Pháp. Tác giả bài viết đã chú trọng phân tích vai trò của Quỹ Bảo đảm quốc
gia về Rủi ro trong nông nghiệp (FNGCA) trong việc hỗ trợ nông trại khi gặp
rủi ro, cũng như phân tích việc tạo quỹ thông qua thu phí bảo hiểm mùa vụ và
vật nuôi. Tuy nhiên, bài nghiên cứu chưa đề cập, đánh giá tính phù hợp với
nguyên tắc về chính sách trợ cấp của EU trong trường hợp bảo hiểm nông
nghiệp ở Pháp. [trích lại từ 8].
Bên cạnh đó còn một số nghiên cứu khác như: nghiên cứu của Asia
Development Bank (2005) về phát triển bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam,
nghiên cứu của Skees (2005) về phản ứng sáng tạo của Chính phủ trong việc
chia sẻ rủi ro trong bảo hiểm nông nghiệp tại các nước đang phát triển, hay
nghiên cứu của Antón và Kimura đã tập trung nghiên cứu, phân tích rủi ro,
chính sách quản lý và đánh giá rủi ro trong nông nghiệp, thực tiễn triển khai
quản lý rủi ro; đồng thời phân tích mối quan hệ hợp tác công - tư trong thực
hiện quản lý bảo hiểm nông nghiệp, vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện
14
chính sách hỗ trợ trong bảo hiểm nông nghiệp, mối quan hệ tương tác giữa
bảo hiểm nông nghiệp của Tây Ban Nha với bảo hiểm nông nghiệp Liên minh
Châu Âu và đưa ra một số gợi ý hoàn thiện cơ chế quản lý rủi ro trong nông
nghiệp ở Tây Ban Nha [trích từ 8, 49].
1.1.3. Nhóm các nghiên cứu về hình thức, mô hình triển khai dịch vụ bảo
hiểm cây trồng, vật nuôi
Nghiên cứu của tác giả Münchener Rückversicherungs-Gesellschaft
(2011), “Crop insurance for the wealthy? Why revenue insurance comes at a
price”. Báo cáo phân tích những nguyên nhân vì sao bảo hiểm theo doanh thu
sẽ phù hợp hơn bảo hiểm theo sản lượng. Tuy nhiên, bảo hiểm theo doanh thu
sẽ có mức thu cao hơn nhiều, do đó các nước cần phải xây dựng khuôn khổ
hợp tác công - tư trước, với cơ chế hợp tác tài chính và tối thiểu hoá các quy
định của khu vực công. Thị trường bảo hiểm nông nghiệp của các quốc gia sẽ
từng bước phát triển bảo hiểm theo sản lượng một cách chuyên nghiệp, từ đó
tiến lên bảo hiểm theo doanh thu [trích từ lại 8].
Báo cáo Dự án “Quản lý rủi ro và kế hoạch bảo hiểm trong nông nghiệp
tại EU - Risk management and agricultural insurance scheme in Europe” của
The Institute for the Protection and Security of Citizen (2009) được giới học
giả, các nhà hoạch định chính sách EU đánh giá rất cao khi đã phân tích một
cách toàn diện hệ thống bảo hiểm nông nghiệp EU, mặt ưu và nhược điểm của
hệ thống quản lý rủi ro của EU. Từ những phân tích trên, báo cáo đi tới kết
luận: Đối với những rủi ro không có hệ thống, bảo hiểm tư nhân sẽ rất phù
hợp; Đối với các sản phẩm bảo hiểm có phạm vi bảo hiểm rộng cần thiết phải
có sự hỗ trợ của khu vực công. Báo cáo cũng đưa ra một số khuyến nghị
nhằm thúc đẩy hệ thống bảo hiểm nông nghiệp ở các quốc gia thành viên;
đồng thời cũng chỉ ra rằng chính phủ luôn đóng một vai trò quan trọng trong
việc giúp đỡ các nông trại đối mặt với những thảm họa. Thông thường, chính
phủ của các nước thành viên thường có các chương trình hỗ trợ hoặc bồi
thường cho người dân thông qua các quỹ hỗ trợ [trích lại từ 8].
15
Nghiên cứu của tác giả E. Vávrová (2005), “The Czech agricultural
insurance market and a prediction of its development in the context of the
European Union”. Bài viết phân tích những phương thức có thể giúp giảm
những nguy cơ rủi ro mà ngành nông nghiệp có khả năng gặp phải, mô tả
những phương thức tiếp cận cơ bản nhằm giảm thiểu những rủi ro gắn với
hoạt động nông nghiệp. Theo đó, cần phải chú trọng tới việc hỗ trợ và phát
triển hệ thống chức năng của bảo hiểm nông nghiệp ở Cộng hoà Séc và EU
trong khuôn khổ Chính sách Nông nghiệp chung (CAP). Bên cạnh đó, bài viết
tập trung phân tích hệ thống bảo hiểm nông nghiệp ở một số nước EU và phân
tích thực trạng bảo hiểm nông nghiệp cũng như thị trường sản phẩm bảo hiểm
nông nghiệp ở Cộng hoà Séc [trích lại từ 8].
Tác giả Myong Goo KANG (như đã dẫn) khi nghiên cứu về các phương
thức, mô hình triển khai dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp, cho rằng cũng đưa ra
những mô tả và ví dụ về các sản phẩm, kế hoạch bảo hiểm nông nghiệp mới
nhằm giảm thiểu các nguy cơ đối với nông nghiệp ở các nước đang phát triển.
Công trình còn trình bày những kỹ thuật quản lý rủi ro rất đáng quan tâm đối
với các nhà hoạch định chính sách, các công ty bảo hiểm, các hội nông dân
[51] và bảo hiểm nông nghiệp, mặc dù là một trong những công cụ quản lý rủi
ro thường được kể đến nhất chỉ có thể giữ vai trò hạn chế trong việc quản lý
rủi ro liên quan đến nông nghiệp. Khả năng vận dụng bảo hiểm vào bất cứ
hoàn cảnh nào cần căn cứ vào việc cân nhắc xem nó có phải là phương cách
có hiệu quả về chi phí để giải quyết một rủi ro nào đó không [45].
Khi nghiên cứu về cơ chế hỗ trợ rủi ro trong nông nghiệp của Pháp,
Philippe Boyer (2002), The French System of Protection against the Risks of
Farm Production and its recent evolution, đã phân tích cơ chế bồi thường của
Nhà nước cho người nông dân, đánh giá những hạn chế bảo hiểm nông nghiệp
đối với các trang trại và xu hướng phát triển quản lý rủi ro trong nông nghiệp
ở Pháp. Tác giả bài viết đã chú trọng phân tích vai trò của Quỹ Bảo đảm quốc
gia về Rủi ro trong nông nghiệp (FNGCA) trong việc hỗ trợ nông trại khi gặp
rủi ro, cũng như phân tích việc tạo quỹ thông qua thu phí bảo hiểm mùa vụ và
16