Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý kinh nghiệm của một số nước và thực tiễn tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THI ̣HƢƠNG

BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ –
KINH NGHIỆM CỦ A MỘT SỐ NƢỚC VÀ THƢ̣C TIỄN TẠI
VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THI ̣HƢƠNG

BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐỐI VỚI CHỈ DẪN ĐỊA LÝ –
KINH NGHIỆM CỦ A MỘT SỐ NƢỚC VÀ THƢ̣C TIỄN TẠI
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Luật Quốc tế
Mã số: 60 38 01 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐOÀN NĂNG

HÀ NỘI - 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN

NGUYỄN THỊ HƢƠNG


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam doan
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHỈ DẪN ĐIA
̣ LÝ VÀ BẢO
HỘ CHỈ DẪN ĐIA
̣ LÝ ................................................................................6
1.1.

Khái niệm chỉ dẫn địa lý .............................................................................6


1.1.1.

Khái niệm Chỉ dẫn địa lý theo pháp luật quốc tế ..........................................6

1.1.2.

Khái niệm Chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam ....................................11

1.1.3.

Phân biê ̣t chỉ dẫn điạ lý với chỉ dẫn nguồ n gố c và tên go ̣i xuấ t xứ .............14

1.1.4.

Phân biê ̣t chỉ dẫn điạ lý với nhañ hiê ̣u , nhãn hiệu chứng nhận và nhãn
hiê ̣u tâ ̣p thể ..................................................................................................18

1.1.5.

Phân biê ̣t chỉ dẫn điạ lý với tên thương ma ̣i ................................................24

1.2.

Khái niệm, cơ sở pháp ly,́ điề u kiêṇ , hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý
........25

1.2.1.

Khái niệm bảo hộ chỉ dẫn địa lý ..................................................................25


1.2.2.

Cơ sở pháp lý của viê ̣c bảo hô ̣ chỉ dẫn địa lý ..............................................27

1.2.3.

Điề u kiê ̣n bảo hô ̣ chỉ dẫn điạ lý ...................................................................31

1.2.4.

Hình thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý ..................................................................34

1.3.

Ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý ....................................................38

Chƣơng 2: KINH NGHIỆM CỦ A MỘT SỐ NƢỚC VỀ BẢO HỘ CHỈ
DẪN ĐIA
̣ LÝ VÀ BÀ I HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM ..............................42
2.1.

Pháp ............................................................................................................42

2.1.1.

Xây dựng hê ̣ thố ng bảo hô ̣ chỉ dẫn điạ lý ....................................................44

2.1.2.


Thực tiễn xây dựng, phát triể n chỉ dẫn điạ lý ..............................................46

2.2.

Hoa Kỳ ........................................................................................................48

2.2.1.

Xây dựng và phát triển bảo hộ chỉ dẫn địa lý..............................................48


2.2.2.

Phát triển sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý .....................................................53

2.3.

Thái Lan .....................................................................................................55

2.3.1.

Xây dựng chỉ dẫn điạ lý ..............................................................................55

2.3.2.

Thái Lan tăng cường thực hiện nhiều biện

pháp nhằm phát triển các

chỉ dẫn địa lý của mình ...............................................................................56

2.4.

Trung Quố c ...................................................................................................57

2.5.

Bài học kinh nghiệm đối với Viêṭ Nam .......................................................62

Chƣơng 3: THƢ̣C TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐIA
̣ LÝ TẠI VIỆTNAM ..............70
3.1.

Kế t quả đa ̣t đƣơ ̣c tƣ̀ hoa ̣t đô ̣ng bảo hô ̣ chỉ dẫn điạ lý ta ̣i Viêṭ Nam .....70

3.2.

Thƣ ̣c tra ̣ng bảo hô ̣ chỉ dẫn điạ lý ta ̣i Viêṭ Nam ......................................76

3.3.

Thƣ ̣c tra ̣ng viêc̣ kiể m soát chấ t lƣơ ̣ng đố i với chỉ dẫn điạ lý ................83

3.4.

Giải pháp ....................................................................................................87

3.4.1.

Sự cầ n thiế t phải xây dựng và bảo hô ̣ chỉ dẫn điạ lý của Viê ̣t Nam ............87


3.4.2.

Kiế n nghi ̣và giải pháp nhằ m nâng cao hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng b ảo hộ chỉ
dẫn điạ lý tại Viê ̣t Nam ................................................................................90

KẾT LUẬN ..............................................................................................................99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................101


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 1.1: Phân biệt chỉ dẫn địa lý với nhãn hiệu

20

Bảng 1.2: Phân biệt chỉ dẫn địa lý với nhãn hiệu chứng nhận

22

Bảng 1.3: Phân biệt tên thương mại với chỉ dẫn địa lý

24


Bảng 3.1: Danh sách các chỉ dẫn đi ̣a lý của Viê ̣t Nam đươ ̣c đăng ba ̣

72

Bảng 3.2: Bảng so sánh số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
đươ ̣c tiế p nhâ ̣n/ xử lý qua các năm 2010 và 2011

73

Bảng 3.3: Mô ̣t số chỉ dẫn điạ lý đươ ̣c bảo hô ̣ dưới danh nghiã nhañ
hiê ̣u tâ ̣p thể

75


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thời xa xưa, khoa học kỹ thuật còn chưa phát triển và nền kinh tế chủ yếu
dựa vào các nông sản, khoáng sản hay các mặt hàng thủ công đơn giản như đồ gốm
hay vải dệt… thì lợi thế cạnh tranh của một sản phẩm so với sản phẩm khác chủ yếu
là nhờ vào những đặc tính và chất lượng riêng biệt mà các điều kiện địa lý như khí
hậu và địa chất của các khu vực địa lý mang lại. Các nhà sản xuất đã nhận ra được
ưu thế này và tìm cách để bảo vệ lợi thế này trước đối thủ cạnh tranh. Những chỉ
dẫn địa lý như rượu vang Bordeaux của Pháp, Oliu vùng Kalamata của Hy Lạp…là
những chỉ dẫn địa lý đã nổi tiếng trên thế giới và có lịch sử lâu đời là những minh
chứng. Không nằm ngoài xu hướng thế giới, tại Việt Nam, những sản phẩm nổi
tiếng đã quen thuộc với người dân nhờ việc mang tên cùng với các địa danh như
bưởi Đoan Hùng, chè Tân Cương, nước mắm Phú Quốc, cà phê Buôn Ma Thu ột.
Các địa danh này ngoài việc bộc lộ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm còn giúp người
tiêu dùng nắm bắt được đặc tính cũng như chất lượng của sản phẩm nhờ nguồn gốc

địa lý đó. Đó là tài sản chung của cộng đồng, nhà sản xuất, chế biến các sản phẩm ở
vùng địa lý tương ứng. Điều kiện được bảo hộ là những sản phẩm được sản xuất và
chế biến ở các vùng địa lý tương ứng.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Chỉ dẫn địa lý đang ngày
càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và thịnh vượng của nhiều doanh
nghiệp, khu vực và quốc gia trên thế giới. Bởi vậy, các quốc gia trên thế giới càng
ngày càng quan tâm hơn tới việc đưa các sản phẩm của mình thâm nhập vào thị
trường của các nước khác thông qua việc sử dụng chỉ dẫn địa lý. Tuy nhiên do
những lợi ích to lớn về thương mại mà chỉ dẫn địa lý mang lại cho người sử dụng,
các chủ thể khác, vì mục đích tư lợi có thể sẵn sàng tìm m ọi cách sử dụng danh
tiếng đó, gây ảnh hưởng rất lớn đến các quốc gia và lãnh thổ sở hữu chỉ dẫn địa lý
đó. Sự ra đời của Hiệp định TRIPS năm 1994 nói riêng và pháp luật quốc tế nói
chung đã đánh dấu một bước phát triển mới cho việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở phạm
vi quốc gia và quốc tế. Hiê ̣p đinh
̣ TRIPS chính là cơ sở pháp lý, là chuẩn mực cho

1


hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý của các quốc gia thành viên WTO khi mà các quốc
gia này đều phải sửa đổi, hoàn thiện hệ thống luật pháp của mình để phù hợp hay
tương thích với những yêu cầu về bảo hộ chỉ dẫn địa lý trong Hiệp định này.
Việt Nam đang trong giai đoa ̣n công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa với những cơ
hô ̣i và thách thức trong quá trình mở cửa , hô ̣i nhâ ̣p đang đòi hỏi chúng ta phải có
các cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động sáng tạo , tạo môi trường cạnh tranh lành
mạnh cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghê ̣ và sản xuấ t kinh
doanh. Vố n là m ột nước nông nghiệp với những điều kiện địa lý riêng cũng như
kinh nghiệm sản xuất lâu đời đã cho ra những sản phẩm nông sản mang giá trị cao,
đă ̣c thù như ga ̣o tám Hải Hâ ̣u , nhãn lồng Hưng Yên , vải thiều Tha nh Hà , xoài cát
Hòa Lộc…cùng rất nhiều địa phương với nhiều đặc sản nổi tiếng như nước mắm

Phú Quốc, bánh cuốn Thanh Trì , lụa Hà Đông ... Để bảo vệ được uy tín cũng như
chất lượng của các sản phẩm này trên thị trường thế giới nhất là khi chúng ta đã gia
nhập WTO với môi trường kinh tế rộng mở nhưng không tránh khỏi xảy ra cạnh
tranh gay gắt, Việt Nam cần phải chú trọng đến vấn đề chỉ dẫn địa lý, để từ đó xây
dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp bảo vệ lợi ích kinh tế của quốc gia, lợi ích thương
mại của doanh nghiệp, mặt khác tạo điều kiện để nâng cao giá tri ̣hàng hóa Viê ̣t
Nam, phát triển sản phẩm mang tính chỉ dẫn địa lý của Việt Nam ở phạm vi quốc
gia và quốc tế. Bên ca ̣nh đó còn góp phầ n bảo tồ n các giá tri ̣văn hóa và tri

thức

truyề n thố ng của dân tô ̣c.
Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ chỉ
dẫn địa lý nói riêng về cơ bản là tương đối đầy đủ và tương thích với pháp luật quốc
tế. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn có các quy định bất cập. Cho đế n nay mới chỉ có
rấ t ít chỉ dẫn điạ lý / tên go ̣i xuấ t xứ đươ ̣c bảo hô ̣ ta ̣i Viê ̣t Nam , hàng giả, hàng kém
chấ t lươ ̣ng tràn lan trên thi ̣trường mà cu ̣ thể là sản phẩ m nước mắ m Phú Quố c

.

Việc thực thi pháp luâ ̣t cũng g ặp khá nhiều khó khăn bởi sự thiếu tập trung và phối
hợp giữa các cơ quan chức năng dẫn đến hiệu quả bảo hộ chưa cao. Các vi phạm về
chỉ dẫn địa lý đã và đang diễn ra phổ biến và phức tạp gây hậu quả tiêu cực cho các
chủ thể kinh doanh, cho người tiêu dùng và xã hội. Hơn thế nữa chúng ta chưa nhâ ̣n

2


thức đươ ̣c vai trò , ý nghĩa của việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý và chưa có một hệ thống
bảo hộ thích hợp với các loại thương hiệu mang chỉ dẫn địa lý .

Việc tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề bảo hộ chỉ dẫn địa
lý dưới góc độ lí luận và thực tiễn, xem xét pháp luật quốc gia cùng với pháp luật
quốc tế là rất cần thiết trong bối cảnh này. Vì vậy học viên mạnh dạn lựa chọn đề tài
“Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý - Kinh nghiệm của một số nước và
thực tiễn tại Việt Nam”
2. Mục đích và nhiêm
̣ vu ̣ nghiên cƣ́u
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở khoa học về bảo hộ sở hữu
trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý; Sau khi phân tích và đánh giá thực tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng bảo
hô ̣ sở hữu trí tuê ̣ đố i với chỉ dẫn điạ lý của Viê ̣t Nam và

kinh nghiê ̣m mô ̣t số nước

trên thế giới về bảo hô ̣ chỉ dẫn điạ lý , luâ ̣n văn đề xuấ t các giải pháp tăng cườn g bảo
hô ̣ chỉ dẫn điạ lý nhằ m phát triể n và gia tăng giá tri ̣cho các sản phẩ m mang chỉ dẫn
điạ lý của Viê ̣t Nam trên thi ̣trường trong nước và quố c tế .
2.2. Nhiê ̣m vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu mô ̣t số vấ n đề về bảo hô ̣ quyề n

sở hữu trí tuê ̣ đố i với chỉ dẫn

điạ lý : khái niệm, chức năng chỉ dẫn điạ lý , phân biê ̣t chỉ dẫn điạ lý với mô ̣t số chỉ
dẫn thương ma ̣i ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý

, phương thức

bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia .
- Phân tích và đánh giá thực tra ̣ng hoa ̣t đô ̣ng xác lâ ̣p quyề n , khai thác và phát
triể n bề n vững, quản lý và bảo vệ chỉ dẫn địa lý của Việt Nam như là tiêu c hí, thước

đo phản ánh hoa ̣t đô ̣ng bảo hô ̣ sở hữu trí tuê ̣ đố i với chỉ dẫn điạ lý .
- Nghiên cứu kinh nghiê ̣m về hoa ̣t đô ̣ng bảo hô ̣ quyề n sở hữu trí tuê ̣ của mô ̣ t
số nước trên thế giới như Pháp , Hoa Kỳ , Thái Lan, Trung Quố c . Rút ra bài ho ̣c cho
Viê ̣t Nam từ thành công và thấ t ba ̣i của các nước này đối với việc bảo hộ sở hữu trí
tuê ̣ đố i với chỉ dẫn điạ lý .
- Xây dựng hê ̣ thố ng các giải pháp nhằ m đẩ y ma ̣nh hoa ̣t đô ̣ng bảo hô ̣ sở hữu
trí tuệ đối với chỉ dẫn điạ lý đáp ứng yêu cầ u hô ̣i nhâ ̣p kinh tế quố c tế .

3


3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các quy định của các điề u ước quố c tế , pháp luật về
bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý, thực tiễn thi hành ở một số nước
trên thế giới và các văn bản pháp luật cũng như thực tiễn của Việt Nam về bảo hộ sở
hữu trí tuệ đối với Chỉ dẫn địa lý.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ tập trung phân tích các quy định của các
điều ước quốc tế, kinh nghiệm thực tiễn thi hành ở một số nước trên thế giới như
Pháp, Hoa Kỳ, Thái Lan, Trung Quố c. Đây đề u là các nước đi đầ u trong viê ̣c bảo hô ̣
chỉ dẫn địa lý và các văn bản pháp luật cũng như thực tiễn của Việt Nam về bảo hộ
sở hữu trí tuệ với chỉ dẫn địa lý.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở vâ ̣n du ̣ng phép duy vâ ̣t biê ̣n chứng và duy vâ ̣t lich
̣ sử của chủ
nghĩa Mác – Lênin, Luâ ̣n văn sử du ̣ng các phương pháp phân tić h

, tổ ng hơ ̣p , so

sánh, đố i chiế u, diễn giải, quy na ̣p để nghiên cứu.
Viê ̣c phân tić h các quy đinh

̣ về bảo hô ̣ chỉ dẫn điạ lý là mô ̣t nghiên cứu khá
phức ta ̣p, vừa mang tính quản lý , vừa mang tính kinh tế . Viê ̣c phân tích số liê ̣u chủ
yế u dựa trên phân tić h thông tin mang tin
́ h chấ t

đinh
̣ tin
́ h thu thâ ̣p qua nghiên cứu

thực điạ về liñ h vực này.
5. Tình hình nghiên cứu
Trong bố i cảnh kinh tế thi ̣trường của nước ta như hiê ̣n nay

, nhấ t là từ khi

Viê ̣t Nam gia nhâ ̣p WTO , các lĩnh vực của sở hữu trí tuệ đang ng ày càng thu hút
đươ ̣c sự quan tâm của Nhà nước , các cơ quan đoàn thể , các doanh nghiệp và người
tiêu dùng trong cả nước . Có rất nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập đến khía
cạnh pháp lý, thương ma ̣i của quyề n sở hữu trí tuê ̣ cũng như nhiề u chương trình , dự
án đã và đang được xây dựng nhằm nâng cao hiểu biết , thúc đẩy sự phát triển đối
với sở hữu trí tuê ̣ nói chung và chỉ dẫn điạ lý nói riêng . Tuy nhiên, viê ̣c nghiên cứu
về chỉ dẫn điạ lý của Việt Nam vẫn chưa được chú trọng đúng mức.
Chính vì vậy , trên cơ sở xác đinh
̣ thực tra ̣ng pháp luâ ̣t sở hữu trí tuê ̣ và các
ngành luật có liên quan , phân tích các vấ n đề liên quan bảo hô ̣ đố i với các chỉ dẫn

4


điạ lý của Việt Nam, luâ ̣n văn tiế p tu ̣c nghiên cứu những yêu cầ u về mă ̣t lý luâ ̣n và

thực tiễn xây dựng , điề u chin̉ h, hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của các
mô hình trong thực tế .
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống, toàn diện nh ững vấn đề
liên quan đến Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý.
Đề tài được lựa chọn không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những vấn đề lý
luận và thực tiễn của việc bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật
quốc tế mà còn nêu lên được những tồn tại, thiếu sót của hệ thống pháp luật quố c gia
điều chỉnh hoạt động nêu trên trên cơ sở phân tích các vấn đề thực tiễn, kết hợp so sánh
với các quy định pháp luật của một số nước khác, từ đó đề xuất một vài phương án
nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Việt Nam.
7. Nội dung của luâ ̣n văn
Để thực hiện mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bày ở trên, ngoài
lới mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được thiết kế thành 3
chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về chỉ dẫn địa lý và bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Chương 2: Kinh nghiệm của một số nước về bảo hộ chỉ dẫn địa lý và bài
học đối với Việt Nam
Chương 3: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bảo hộ chỉ
dẫn địa lý tại Việt Nam

5


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ CHỈ DẪN ĐIA
̣ LÝ VÀ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐIA
̣ LÝ
1.1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý

Từ xa xưa , viê ̣c sử du ̣ng những dấ u hiê ̣u về nguồ n gố c điạ lý của hàng hóa
trong thương ma ̣i để phân biê ̣t các sản phẩ m trên thi ̣trường đã rấ t phổ biế n và có ý
nghĩa quan trọng . Nhiề u điạ danh thông thường đã trở thành những chỉ dẫn trong
thương ma ̣i, đươ ̣c người sản xuất sử dụng như một lợi thế trong kinh doanh . Những
tên điạ danh như : Champagne, Bordeaux, Burgundy, Cognac… đã trở nên quen
thuô ̣c và nổ i tiế ng trên toàn thế giới , khiế n người tiêu dùng liên tưởng đế n những
sản phẩm có chấ t lươ ̣ng cao, có nguồn gốc từ những khu vực địa lý xác định.
Mă ̣c dù những dấ u hiê ̣u để chỉ dẫn về nguồ n gố c điạ lý của hàng hóa ra
đời và đươ ̣c sử du ̣ng rô ̣ng raĩ từ nhiề u thế kỷ trước trên thế giới nhưng những
quy đinh
̣ về bảo hô ̣ các chỉ dẫn xuấ t xứ từ nay mới chỉ xuấ t hiê ̣n trong các văn
bản pháp lý quốc tế .
1.1.1. Khái niệm chỉ dẫn địa lý theo pháp luật quốc tế
Chỉ dẫn địa lý (Geographical Indications) là một khái niệm pháp lý khá sinh
đô ̣ng, có nguồn gốc ở Châu Âu, và được phổ biến rộng rãi trong khuôn khổ Tổ chức
thương ma ̣i thế giới thông qua Hiê ̣p đinh
̣ về các khiá ca ̣nh thương ma ̣i liên quan đế n
quyề n sở h ữu trí tuệ (Hiê ̣p đinh
̣ TRIPS). Thuâ ̣t ngữ chỉ dẫn địa lý được sử dụng để
chỉ dẫn sản phẩm thông qua tên của nơi sản xuất hoặc nơi thu hoạch các sản phẩm đó.
Dưới góc đô ̣ pháp luâ ̣t quố c t ế, trước khi Hiê ̣p đinh
̣ TRIPS ra đời, thuâ ̣t ngữ
chỉ dẫn địa lý ra đời , các sản phẩm gắn với địa danh nơi sản xuất đã được đề cập
đến trong Công ước Paris 1883 về bảo hô ̣ sở hữu công nghiê ̣p và Thỏa ước Lisbon
1958 về bảo hô ̣ đăng ký quố c tế tên go ̣i x

uấ t xứ hàng hóa dưới tên go ̣i Chỉ dẫn

nguồ n gố c (Indication of Source) và Tên gọi xuất xứ (Apellations of Origin).
Chỉ dẫn nguồn gốc (Indication of Source ) là thuật ngữ xuất hiện sớm nhất

trong ba thuâ ̣t ngữ trên . Từ xa xưa , trong giao lưu thương ma ̣i , các chủ thể thông

6


qua viê ̣c gắ n các dấ u hiê ̣u trên sản phẩ m để phân biê ̣t sản phẩ m hàng hóa của mình
với các sản phẩ m hàng hóa của các chủ thể khác khi đưa chúng lưu thông trên thi ̣
trường. Các dấu hiệu này có thể chỉ đơn thuần mang chức năng xác định người tạo
ra sản phẩ m đó , có thể bao gồm cả chức năng xác định nơi mà sản phẩm đó tạo ra .
Theo công ước Paris 1883, chỉ dẫn nguồn gốc là bất kỳ dấu hiệu hay cách
thức thể hiện nào dùng để chỉ dẫn một sản phẩm có nguồn gốc từ một quốc gia , mô ̣t
khu vực hoă ̣c mô ̣t vùng điạ lý cu ̣ thể . Tuy nhiên, sản phẩm đó không nhất thiết phải
có chất lượng đặc thù do yếu tố địa lý tạo nên . Ví dụ, các sản phẩ m mang cu ̣m từ
“Made in Hong Kong” hay “Made in Italy” là các sản phẩ m có nguồ n gố c từ Hồ ng
Kông và Italia . Trên thực tế , chấ t lươ ̣ng của những hàng hóa đó không phu ̣ thuô ̣c
vào yếu tố địa lý của nơi sản xuất . Công ướ c Paris chỉ đưa ra khái niê ̣m cũng như
các dấu hiệu của chỉ dẫn nguồn gốc . Kế thừa và phát triể n công ước Paris , thỏa ước
Madrid (1891) về đăng ký quố c tế nhañ hiê ̣u hàng hóa quố c tế đã quy đinh
̣ về chỉ
dẫn nguồ n gố c “Bât kỳ sản phẩm nào mang chỉ dẫn sai lệch và lừa dối mà qua đó ,
một trong số các quố c gia thành viên của thỏa ước Madrid hoặc một đi ̣a điể m tại
nước đó được chỉ dẫn trực tiế p hoặc gián tiế p là nước hoặc đi ̣a điể m xuấ t xứ

hàng

nhập khẩu vào bấ t kỳ quố c gia thành viên nào của thỏa ước đề u bi ̣ ti ̣ch thu”

. Chỉ

dẫn nguồ n gố c đươ ̣c quy đinh

̣ trong Thỏa ước Madrid phải là dấ u hiê ̣u chỉ dẫn chính
xác về một quốc gia hoặc một địa điểm trong một q

uố c gia mà ta ̣i đó , hàng hóa

đươ ̣c ta ̣o ra.
Tên go ̣i xuấ t xứ hàng hóa

(Apellations of orgin ) thuâ ̣t ngữ này cũng xuấ t

hiê ̣n lầ n đầ u tiên trong công ước Paris nhưng maĩ đế n hiê ̣p đinh
̣ Lisbon đươ ̣c kí kế t
thì khái niệm tên gọi xuất xứ hàng hóa mới đươ ̣c chuẩ n hóa . Có thể thấy rằng, Công
ước Paris 1883 cũng như Thỏa ước Madrid đều không nhắc tới thuật ngữ chỉ dẫn
điạ lý (Geographical Indications) mà chỉ nhắc tới thuật ngữ chỉ dẫn nguồn gốc
(Indication of Source ) và tên gọi xuất xứ

(Apellations of Origin ). Tuy nhiên cả

Công ước và Thỏa ước kể trên không đưa ra đươ ̣c khái niê ̣m về hai thuâ ̣t ngữ này
mà chỉ nhắc tới chúng với tư cách là đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ
Đế n năm 1958, Thỏa ước Lisbon về bảo hộ và đăng ký quốc tế tên gọi xuât xứ của
hàng hóa ra đời đã lần đầu tiên đưa ra khái niệm về tên gọi xuất xứ hàng hóa .
7

.


Theo Điề u 2, Thỏa ước Lisbon năm 1958 đưa ra khái niê ̣m về tên go ị xuấ t xứ
như sau: “Tên gọi xuấ t xứ hàng hóa là tên địa lý của một nước , một khu vực , một

đi ̣a phương nơi xuấ t xứ của sản phẩm mà chấ t lượng và các tính chấ t đặc thù thì cơ
bản của sản phẩm này do môi trường địa lý c ủa khu vực đó quyết đi ̣nh, kể cả yế u tố
tự nhiên và con người” [40, Điều 2]. Theo đinh
̣ nghiã này , những chỉ dẫn nguồ n gố c
đơn giản tức là những sản phẩ m mà đă ̣c tính của nó không bắ t nguồ n từ điề u kiê ̣n
điạ lý , sẽ không thuô ̣c pha ̣m vi bảo hô ̣ của tên go ̣i xuấ t xứ

. Cũng theo Thỏa ước

Lisbon thì tên go ̣i xuấ t xứ hàng hóa cầ n có bố n điề u kiê ̣n : Thứ nhấ t là tên go ̣i xuấ t
xứ phải là tên điạ lý của mô ̣t nước , mô ̣t khu vực , hoă ̣c mô ̣t điạ phương. Thứ hai, tên
gọi xuất xứ hàng hóa nhằm giúp xác định nơi xuất xứ của một sản phẩm và khu vực
điạ lý . Thứ ba, hàng hóa mang tên gọi xuất xứ hàng hóa phải có chất lượng và các
đă ̣c tiń h đă ̣c thù riêng biê ̣t . Thứ tư, chấ t lượng và tính chất đặc thù phải có mối liên
hê ̣ với môi trường điạ lý và cơ bản nhờ vào điề u kiê ̣n điạ lý , nế u sự liên hê ̣ về chấ t
lươ ̣ng sản phẩ m và khu vực điạ lý thì không đủ , nghĩa là các tiêu chuẩn chất lượng
không cao, mà chỉ ở một mức độ nhỏ thì sản phẩm đó không đượ c gắ n với tên go ̣i
xuấ t xứ . Điề u kiê ̣n điạ lý bao gồ m những yế u tố tự nhiên như đấ t đai
yế u tố con người như bí quyế t truyề n thố ng nghề nghiê ̣p

, khí hậu và

, kỹ năng , kỹ xảo của

những người sản xuấ t ta ̣i khu vực điạ lý có liên quan.
Những quy đinh
̣ chă ̣t chẽ của Thỏa ước Lisbon về tên go ̣i xuấ t xứ đã làm ha ̣n
chế số lươ ̣ng quố c gia thành viên tham gia . Chỉ các quốc gia Châu Âu với truyền
thố ng lich
̣ sử lâu đời và hê ̣ thố ng thực thi pháp luâ ̣t quố c gia hiê ̣u quả mới có khả

năng tham gia Thỏa ước Lisbon , bởi vào thời điể m này , hầ u hế t các quố c gia chưa
biế t nhiề u đế n khái niê ̣m tên go ̣i xuấ t xứ .
Tuy nhiên, nhu cầ u bảo hô ̣ đố i với các sản phẩ m có chấ t lươ ̣ng đă ̣c thù của
các quốc gia trên thế giới vẫn không ngừng tăng

. Thương ma ̣i quố c tế phát triể n

khiế n cho viê ̣c làm hàng nhái , hàng giả các sản phẩm nổi tiếng càng trờ nên phổ
biến. Điề u này làm nảy sinh nhu cầ u cầ n có những quy đinh
̣ cu ̣ thể mang tin
́ h quố c
tế nhằ m bảo hô ̣ đố i tươ ̣ng đă ̣c biê ̣t này . Hiê ̣p đinh
̣ TRIPS đươ ̣c coi là văn bản pháp
lý về sở hữu trí tuệ toàn diện nhất với các quy định cụ

8

thể về chỉ dẫn điạ lý như


sau:“Chỉ dẫn đi ̣a lý (Geographical Indications) được hiể u là một chỉ dẫn nhằ m xác
đi ̣nh một sản phẩm có xuấ t xứ từ lãnh thổ của một nước thành viên hoặc từ một
vùng, một khu vực đi ̣a lý của nư ớc đó, mà chất lượn g, danh tiế ng hay các đặc tí nh
khác của sản phẩm chủ yếu có được do nguồn gốc địa lý này mang lại” .
Theo đinh
̣ nghiã này thì mô ̣t sản phẩ m đươ ̣c mang chỉ dẫn điạ lý là sản phẩ m
phải có ba điều kiện:
Thứ nhấ t , các chỉ dẫn này có thể là dấu hiệu bất kỳ (từ ngữ , hình ảnh) miễn
là qua đó có thể chỉ ra được hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ bắt nguồn từ
lãnh thổ của quốc gia nào hoặc thuộc khu vực địa ph ương nào của lañ h thổ quố c gia

đó. Tuy nhiên dấ u hiê ̣u trên hàng hóa phải liên quan đế n mô ̣t quố c gia cu ̣ thể hoă ̣c
mô ̣t điạ phương, khu vực của mô ̣t quố c gia cu ̣ thể đế n mức qua dấ u hiê ̣u người tiêu
dùng biết được hàng hóa bắt nguồ n từ đâu
Thứ hai, hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý phải có nguồn gốc từ quốc gia hoặc từ
khu vực điạ phương mà hàng hóa đó đươ ̣c xác đinh
̣ mang chỉ dẫn điạ lý
Thứ ba, hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý phải có chất lượng

, uy tin
́ hoă ̣c đă ̣c

tính nhất định chủ yếu do quốc gia hay khu vực địa phương đã được chỉ dẫn là nơi
hàng hóa bắt nguồn quy định
Thuâ ̣t ngữ “điạ lý” đươ ̣c dùng ở đây với mô ̣t nghiã rô ̣ng “điạ lý” không chỉ
với nghiã pha ̣m vi, khu vực hay mô ̣t vùng của lañ h thổ , mà còn thể hiện yếu tố hành
chính, kinh tế và văn hóa của vùng điạ lý đó

. Điề u đó có nghiã “chỉ dẫn điạ lý” ,

theo cá ch hiể u của Hiê ̣p đinh
̣ TRIPS , không nhấ t thiế t phải là mô ̣t tên go ̣i . Chỉ dẫn
điạ lý còn có thể là những dấ u hiê ̣u , ký hiệu hoặc những từ ngữ khác với tên gọi địa
lý, miễn là chúng thể hiê ̣n đươ ̣c mố i liên hê ̣ giữa sản phẩ m với nguồ n gố c xuấ t xứ .
Những dấ u hiê ̣u, ký hiệu hoặc những từ ngữ ấ y tuy không là tên go ̣i điạ lý của mô ̣t
khu vực hay mô ̣t điạ phương nhưng chúng la ̣i có khả năng làm cho khách hàng gắ n
kế t với đă ̣c điể m riêng biê ̣t của hàng hóa . Chẳ ng ha ̣n như hình tháp Effeil chỉ những
sản phẩm có ng uồ n gố c từ Paris (Pháp), hay hin
̀ h ảnh con Kanguru chỉ các sản
phẩ m có nguồ n gố c từ Australia.
Như vâ ̣y, chỉ dẫn địa lý có những quy định chặt chẽ hơn chỉ dẫn nguồn gốc

nhưng không quá ràng buô ̣c như tên go ̣i xuấ t xứ .
9


Chỉ dẫ n nguồ n gố c nhấ n ma ̣nh khía ca ̣nh xuấ t xứ hàng hóa

, chỉ dẫn rằng

nguồ n gố c hàng hóa đế n từ đâu , từ mô ̣t quố c gia , mô ̣t khu vực hoă ̣c mô ̣t nơi cu ̣ thể
nào mà không cần thiết phải chỉ ra đặc thù do yếu tố địa lý tạo nên . Còn chỉ dẫn điạ
lý không những chỉ ra nơi xuất xứ hàng hóa mà còn thể hiện chất lượng , uy tín hoă ̣c
đă ̣c tiń h riêng biê ̣t của hàng hóa có đươ ̣c nhờ môi trường điạ lý , bao gồ m yế u tố tự
nhiên và yế u tố con người . Hơn nữa , yế u tố về “con người” của vùng ta ̣o cho sản
phẩ m đă ̣c tiń h khu vực của vùng đó thường là yế u tố truyề n thố ng trong kỹ thuâ ̣t
sản xuất. Như vâ ̣y, khái niệm chỉ dẫn nguồn gốc bao hàm cả khái niệm chỉ dẫn địa
lý. Chỉ dẫn địa lý cũng khác với tên go ̣i xuấ t xứ ở mức đô ̣ quan hê ̣ giữa sản phẩ m và
nguồ n gố c lañ h thổ . Nế u như tên go ̣i xuấ t xứ chỉ những sản phẩ m có mố i liên hê ̣
chă ̣t chẽ , khách quan với địa phương mà nó mang tên thể hiện ở hai đi

ểm: i)

Nguyên liê ̣u sản xuấ t và chế biế n thành phẩ m phải diễn ra trong mô ̣t vùng lañ h thổ
nhấ t đinh
̣ mà sản phẩ m mang tên ; ii) chấ t lươ ̣ng hoă ̣c đă ̣c tin
́ h của sản phẩ m có
đươ ̣c là nhờ vào các yế u tố về điạ lý của điạ phươn g đó , thì đối với chỉ dẫn địa lý ,
mố i liên hê ̣ giữa sản phẩ m và điạ phương giảm nhe ̣ hơn . Chỉ cần một công đoạn của
quá trình sản xuất diễn ra ở một khu vực địa lý nhất định , ví dụ nguyên liệu sản xuất
có thể nhập từ mô ̣t nơi khác . Hơn nữa , mố i liên hê ̣ đó không nhấ t thiế t phải nổ i trô ̣i
và mối liên hệ về lãnh thổ nhẹ hơn . Như vâ ̣y , tên go ̣i xuấ t xứ có thể hiể u là mô ̣t

dạng đặc biệt của chỉ dẫn địa lý.
Theo quy đinh
̣ của Luâ ̣t sở hữu công nghiê ̣p Ba Lan ngày 30/6/2000: “Chỉ
dẫn đi ̣a lý là từ chỉ đi ̣nh rõ ràng tên của một đi ̣a điể m , đi ̣a phương, vùng hoặc quốc
gia (vùng lãnh thổ), xác định một hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ lãnh thổ đó và
chấ t lượng, danh tiế ng, hoặc các đặc trưng khác của hàng hóa là do nguồ n gố c đi ̣a
lý của hàng hóa đó tạo nên” [50].
Theo đa ̣o luâ ̣t chỉ dẫn điạ lý Ấn Đô ̣ năm 1999:
Chỉ dẫn địa lý là chỉ dẫn xác định các hàng hóa như sản phẩm
nông nghiê ̣p, các sản phẩm tự nhiên hoặc sản phẩm chế biến có nguồn
gố c hoă ̣c đươ ̣c sản xuấ t ở lañ h thổ của mô ̣t quố c gia

, khu vực hoă ̣c điạ

phương trong lañ h thổ đó , nơi mà chấ t lươ ̣ng , danh tiế ng, hoă ̣c các đă ̣c

10


trưng khác của nhữ ng sản phẩ m như vâ ̣y do nguồ n gố c điạ lý ta ̣o nên và
trong trường hơ ̣p những hàng hóa như vâ ̣y là hàng hóa đươ ̣c chế biế n , thì
mô ̣t trong các hoa ̣t đô ̣ng như sản xuấ t hoă ̣c chế biế n hoă ̣c tham gia của
hàng hóa đó phải diễn ra ở vùng lãnh thổ, khu vực hoă ̣c điạ phương [50].
Theo quy đinh
̣ của Luâ ̣t chỉ dẫn điạ lý Thái Lan : “chỉ dẫn địa lý là tên biểu
tượng hoặc bấ t cứ một chỉ dẫn nào dùng để chỉ về một quố c gia hoặc một vùng lãnh
thổ, địa phương thuộc một quố c gia và có khả năng phân biệt hàng hóa xuất xứ đó có
chấ t lượng, danh tiế ng hoặc các đặc tính khác chủ yế u do nguồ n gố c đi ̣a lý tạo nên
”.
Luâ ̣t chỉ dẫn điạ lý của Malaysia năm 2000 quy đinh:

̣
Chỉ dẫn điạ lý là những chỉ dẫn phân biê ̣t bấ t cứ hàng hóa có
nguồ n gố c trong mô ̣t quố c gia

, lãnh thổ , mô ̣t vùng , mô ̣t điạ phương

trong quố c gia đó hoă ̣c lañ h thổ đó , có chất lượng , danh tiế ng hoă ̣c các
đă ̣c tiń h khác của hàng hóa chủ yếu do nguồn gốc địa lý của hàng hóa
quyế t đinh
̣ [25].
Như vâ ̣y, có thể thấy dù quy đ ịnh khác nhau nhưng nhìn chung khái niê ̣m chỉ
dẫn điạ lý theo các Điề u ước quố c tế và pháp luâ ̣t mô ̣t số quố c gia đề u thể hiê ̣n hai
nô ̣i dung cơ bản sau đây:
Thứ nhấ t , Chỉ dẫn địa lý là những chỉ dẫn về nguồn gốc của hàng hóa . Hàng
hóa mang chỉ dẫn địa lý bắt nguồn từ lãnh thổ , điạ phương hay khu vực tương ứng
với chỉ dẫn đia lý.
Thứ hai, Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý phải có chất lượng

, uy tín hay các

đă ̣c tiń h nhấ t đinh
̣ chủ yế u do xuấ t xứ điạ lý của sản phẩ m quyế t đinh
̣ .
1.1.2. Khái niệm chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam
Mă ̣c dù là thành viên của Công ước Paris 1883 từ năm 1949 nhưng cho đế n
năm 1995, những quy đinh
̣ đầ u tiên về tên go ̣i xuấ t xứ mới đươ ̣c chin
́ h thức đưa vào
Điề u 786 Bô ̣ luâ ̣t Dân sự 1995, theo tinh thầ n của Công ước Paris như sau:
Tên go ̣i xuấ t xứ hàng hóa là tên điạ lý của nước , điạ phương dùng

để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước , điạ phương đó với điề u kiê ̣n những
mă ̣t hàng này có tính chấ t , chấ t lươ ̣ng đă ̣c thù dựa trên các điề u kiê ̣n điạ

11


lý độc đáo và ưu việt , bao gồ m yế u tố tự nhiên , con người hoă ̣c kế t hơ ̣p
với cả hai yế u tố đó [26, Điề u 786].
Ngày 10/3/2000 Nghị định của Chính Phủ số

54/2000/NĐ-CP về bảo hô ̣

quyề n sở hữu công nghiê ̣p đố i với bí mâ ̣t kinh doanh , chỉ dẫn địa lý, tên thương mại
và bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới sở hữu công
nghiê ̣p đã đưa ra quy đinh
̣ về chỉ dẫn điạ lý như sau :
1. chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của
hàng hóa đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
Thể hiê ̣n dưới da ̣ng mô ̣t từ ngữ , dấ u hiê ̣u , biể u tươ ̣ng hoă ̣c hình
ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ , điạ phương thuô ̣c
mô ̣t quố c gia;
Thể hiê ̣n trên hàng hóa , bao bì hàng hóa hay g iấ y tờ giao dich
̣ liên
quan tới viê ̣c mua bán hàng hóa nhằ m chỉ dẫn rằ ng hàng hóa nói trên có
nguồ n gố c ta ̣i quố c gia , vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về
chấ t lươ ̣ng, uy tín , danh tiế ng hoă ̣c các đă ̣c tính khác củ a loa ̣i hàng hóa
này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên .
2. Nế u chỉ dẫn điạ lý là tên go ̣i xuấ t xứ hàng hóa thì viê ̣c bảo hô ̣
đươ ̣c thực hiê ̣n the o quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t hi ện hành về tên go ̣i xuấ t xứ

hàng hóa [6].
Như vâ ̣y, tên go ̣i xuấ t xứ hàng hóa chỉ dùng ở Viê ̣t Nam từ khi có pháp lê ̣nh
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (1989) đến khi Luật sở hữu trí tuệ có hiệu lực.
Trong khoảng thời gian này , từ khi Nghi ̣đi ̣ nh 54/2000/NĐ-CP đươ ̣c ban
hành và có hiệu lực, khái niệm chỉ dẫn địa lý cũng được sử dụng . Mà chỉ dẫn địa lý
có thể là tên gọi xuất xứ hàng hóa mà cũng có thể không và theo quy định của Bộ
luâ ̣t Dân sự năm 1995 thì tên gọi xuất xứ muốn được bả o hô ̣ thì phải đăng kí còn
theo Nghi ̣đinh
̣ 54 chỉ dẫn địa lý không phải đăng ký.
Có thể thấy trong giai đoạn này các quy định của pháp luật không thống nhất
gây nên sự khó phân biê ̣t hai thuâ ̣t ngữ chỉ dẫn điạ lý và tên go ̣i

xuấ t xứ hàng hóa .

Luâ ̣t sở hữu trí tuê ̣ năm 2005 ra đời đã bỏ thuâ ̣t ngữ tên go ̣i xuấ t xứ hàng hóa thố ng
nhấ t chỉ sử du ̣ng thuâ ̣t ngữ chỉ dẫn điạ lý
12


Năm 2005, Luâ ̣t sở hữu trí tuê ̣ ra đời và đế n năm

2009 Luâ ̣t Sở hữu trí tu ệ

sửa đổ i và bổ sung đã đưa ra mô ̣t đinh
̣ nghiã ngắ n go ̣n hơn về chỉ dẫn điạ lý và
những đă ̣c trưng của chỉ dẫn điạ lý đươ ̣c đưa vào phầ n quy đinh
̣ về điề u kiê ̣n bảo hô ̣
chỉ dẫn địa lý chứ không gộp trong định nghĩa như tro ng Nghi ̣đinh
̣ 54/2000/NĐ-CP
như sau: “Chỉ dẫn đi ̣a lý là dấ u hiê ̣u để chỉ sản phẩm có nguồ n gố c từ khu vực , đi ̣a

phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”… [5].
Như vâ ̣y , khái niệm chỉ dẫn địa lý theo Luật sở hữu trí tuệ củ

a Viê ̣t Nam

cũng tương thích với khái niệm chỉ dẫn địa lý theo Hiệp định TRIPs ở chỗ cả hai
khái niệm đều đề cập tới sản phẩm , mố i liên hê ̣ giữa nguồ n gố c điạ lý của sản phẩ m
và các đặc tính của sản phẩm có được từ nguồ n gố c điạ lý đó .
Tóm lại, theo Điề u 80, Luâ ̣t Sở hữu trí tuê ̣: chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu để chỉ
sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực , đi ̣a phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia tương
ứng với chỉ dẫn địa lý , có danh tiếng và chấ t lượng hoặc đặc tính chủ yế u do yế u tố
tự nhiên hoặc con người ở đó mang lại .
Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý là sản phẩm đặc thù có danh tiếng , chấ t lươ ̣ng
hoă ̣c đă ̣c tiń h chủ yế u do điề u kiê ̣n điạ lý của điạ p hương, khu vực hoă ̣c nước tương
ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định . Danh tiế ng của sản phẩ m mang chỉ dẫn điạ lý
đươ ̣c xác đinh
̣ bằ ng mức đô ̣ tín nhiê ̣m của người tiêu dùng biế t đế n và lựa cho ̣n sản
phẩ m đó. Chấ t lươ ̣ng, đă ̣c tiń h của sản phẩ m mang chỉ dẫn điạ lý đươ ̣c xác đinh
̣ bằ ng
mô ̣t hoă ̣c mô ̣t số chỉ tiêu đinh
̣ tính, đinh
̣ lươ ̣ng, hoă ̣c cảm quan về vâ ̣t lý , hóa học, vi
sinh và các chỉ tiêu đó phải có khả năng kiể m tra đươ ̣c bằ ng phương tiê ̣

n kỹ thuâ ̣t

hoă ̣c chuyên gia, theo phương pháp kiể m tra phù hơ ̣p. (Điề u 81, Luâ ̣t Sở hữu trí tuê).̣
Các điều kiện địa lý liên quan đến chỉ dẫn địa lý là những yếu tố tự nhiên

,


yế u tố về con người quyế t đinh
̣ danh tiế ng , chấ t lượng đặc tính của sản phẩm mang
chỉ dẫn địa lý đó . Trong đó , yế u tố tự nhiên bao gồ m các yế u tố về khí hâ ̣u

, thủy

văn, điạ chấ t, điạ hiǹ h, hê ̣ sinh thái và các điề u kiê ̣n tự nhiên khác . Để ta ̣o ra nét đă ̣c
trưng của sản phẩ m mang chỉ dẫn điạ lý , ngoài yếu tố thiên nhiên phải có sự đóng
góp của trí tuệ và bàn tay lao động của con người tạo nên

. Yế u tố con người bao

gồ m kỹ năng , kỹ xảo của người sản xuất , quy trin
̀ h sản xuấ t truyề n thố ng của địa
phương đươ ̣c hô ̣i tu ̣ trong sản phẩ m .

13


1.1.3. Phân biê ̣t chỉ dẫn điạ lý với chỉ dẫn nguồ n gố c và tên gọi xuấ t xứ
Chỉ dẫn nguồn gốc (Indication of source ) là thuật ngữ xuất hiện sớm nhất
trong ba thuâ ̣t ngữ trên. Từ xa xưa, trong giao lưu thương ma ̣i, các chủ thể thông qua
viê ̣c hàn gắ n các dấ u hiê ̣u trên sản phẩ m để phân biê ̣t sản phẩ m hàng hóa của mình
với các sản phẩ m hàng hóa của c ác chủ thể khác khi đưa ch úng lưu thông trên thi ̣
trường. Các dấu hiệu này có thể chỉ đơn thuẩn mang chức năng xác định người tạo ra
sản phẩm đó, có thể bao gồ m cả chức năng xác đinh
̣ nơi mà sản phẩ m đó ta ̣o ra.
Chỉ dẫn nguồn gốc lần đầu tiên được đề cập đến trong Công ước Par is (1883)
về bảo hô ̣ quyề n sở hữu công nghiê ̣p , nhưng công ước này chưa đưa ra khái niê ̣m

cũng như các dấu hiệu của chỉ dẫn nguồn gốc . Kế thừa và phát triể n công ước Paris ,
thỏa ước Madrid (1891) về đăng ký quố c tế nhañ hiê ̣u hàng hóa quốc tế đã quy định
về chỉ dẫn nguồ n gố c : “Bấ t kì sả n phẩm nào mang tính chỉ dẫn sai lê ̣ch hoặc lừa
dố i mà qua đó một trong số các quố c gia thành viên của thỏa ước Madrid hoặc
một đi ̣a điể m tại nước đó được c

hỉ dẫn địa lý trực tiế p hoặc gián tiế p là nước

hoặc đi ̣a điể m xuấ t xứ thì hàng nhập khẩu vào bấ t kỳ quố c gia thành viên nào
của Thỏa ước Madrid đều bị tịch thu” [10].
Như vâ ̣y, với khái niê ̣m trên, có thể hiểu Chỉ dẫn nguồ n gố c là bấ t kỳ sự diễn
đa ̣t đươ ̣c sử du ̣ng để chỉ dẫn về nguồ n gố c của sản phẩ m từ mô ̣t quố c gia hoă ̣c mô ̣t
vùng lãnh thổ của một quốc gia nơi hàng hóa đó có nguồn gốc xuất xứ . Sự diễn đa ̣t
đó có thể nêu ra như: từ ngữ, tên go ̣i, biể u tươ ̣ng, hình ảnh…
Chỉ dẫn nguồn gốc là khái niệm rộng nhất , bao gồ m chỉ dẫn điạ lý và tên go ̣i
xuấ t xứ hàng hóa.
Chỉ dẫn nguồn gốc bao gồm tên gọi , chỉ dẫn , dấ u hiê ̣u hay những chỉ dẫn
khác dẫn chiế u tới mô ̣t nước nhấ t đinh
̣ hoă ̣c tới mô ̣t khu vực của nước đó nơi có thể
truyề n tải khái niê ̣m rằ ng hàng hóa mang chỉ dẫn này có nguồ n gố c từ trước đó hoă ̣c
điạ phương đó . Ví dụ về chỉ dẫn nguồn gốc là tên một nước (như Đức, Nhâ ̣t...) hay
tên mô ̣t thành phố (như Luân Đôn , Paris...) khi dươ ̣c sử du ̣ng trên hoă ̣c gầ n với
những hàng hóa nhằ m chỉ ra nơi sản xuấ t hoă ̣c nguồ n gố c của những hàng hóa đó .
Chỉ dẫn địa lý được hiểu là chỉ dẫn nguồn gố c điạ lý của hàng hóa

14


Theo Nghi ̣đinh
54/2000/NĐ-CP ngày 03-10-2000 của Chính phủ về việc

̣
bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (SHCN) Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin
về nguồ n gố c điạ lý của hàng hóa đáp ứng đủ cá c điề u kiê ̣n sau đây:
Thể hiê ̣n dưới da ̣ng mô ̣t từ ngữ , dấ u hiê ̣u, biể u tươ ̣ng hoă ̣c hin
̀ h ảnh , dùng để
chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, điạ phương thuô ̣c mô ̣t quố c gia;
Thể hiê ̣n trên hàng hóa , bao bì hàng hóa hay giấ y t

ờ giao dịch liên quan

tới viê ̣c mua bán hàng hóa nhằ m chỉ dẫn bằ ng hàng hóa nói trên có nguồ n gố c ta ̣i
quố c gia , vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng
danh tiế ng hoă ̣c các đă ̣c tính khác của loa ̣

, uy tin
́ ,

i hàng hóa này có đươ ̣c chủ yế u do

nguồ n gố c điạ lý ta ̣o nên .
Chỉ dẫn địa lý được coi là tài sản quốc gia . Chỉ dẫn địa lý không thuộc độc
quyề n của riêng tổ chức , cá nhân nào mà thuộc quyền sử dụng của tất cả các cơ

sở

sản xuất, đưa ra thi trươ
̣
̀ ng đă ̣c sản đó , kể cả các cơ sở chế biế n và đóng gói .
Quyề n bảo hô ̣ chỉ dẫn điạ lý tự đô ̣ng đươ ̣c xác lâ ̣p khi có đủ điề u kiê ̣n quy
đinh,

̣ không cầ n phải đăng ký . Tính chất đặc thù của sản phẩ m mang chỉ dẫn điạ lý
chính là các điều kiện để một chỉ dẫn địa lý được bảo hộ , bao gồ m các yế u tố cầ n và
đủ để xác đinh
̣ đă ̣c trưng và phân biê ̣t sản phẩ m cùng loa ̣i của các điạ phương khác .
Chỉ dẫn địa lý thườn g dùng gắ n cho nông sản chưa chế biế n hoă ̣c mới sơ chế như :
trái cây, hoa tươi, rau củ.
Ví dụ: Vú sữa “Lò Rèn” (Tiề n Giang), bưởi “Phúc Tra ̣ch” (Quảng Bình), hoa
đào làng “Nhâ ̣t Tân” (Hà Nội), rau húng thơm “Láng Ha ̣” (Hà Nội).
Tên go ̣i xuấ t xứ hàng hóa(Appllations of orgin) thuâ ̣t ngữ này cũng xuấ t hiê ̣n lầ n
đầ u tiên trong công ước Paris nhưng maĩ đế n hiê ̣p đinh
̣ Lisbon đươ ̣c ký kế t thì khái niê ̣m
tên go ̣i xuấ t xứ hàng hóa mới đươ ̣c chuẩ n hó.aTheo điề u 2, hiê ̣p đinh
̣ Lisbon: “Tên gọi
xuấ t xứ hàng hóa là tên đi ̣a lý của nươ,́ ckhu vực hoặc vùng lãnh thổ dùng để chỉ dẫn cho
sản phẩm bắt nguồn từ khu vực đó
, có chất lượng hoặc những nh
tí chấ t đặc thù riêng biê
t ̣
xuấ t pháttừ môi trường đi ̣a ly
, bao
gồ m yế u tố tự nhiên và con ngườ[19,
i” Điều 2].
́
Theo Thỏa ước Lisbon thì tên go ̣i xuấ t xứ hàng hóa cầ n có 4 điề u kiê ̣n:
Thứ nhấ t , tên go ̣i xuấ t xứ hàng hóa là tên go ̣i của mô ̣t khu vực điạ lý hoă ̣c
mô ̣t quố c gia cu ̣ thể .
15


Thứ hai, tên go ̣i xuấ t xứ hàng hóa phải có chức năng chỉ dẫn về nguồ n gố c

của hàng hóa . Hay nói ngươ ̣c la ̣i thì hàng hóa phải đươ ̣c sản xuấ t ra từ khu vực điạ
lý hay nước mà nó mang chỉ dẫn xuất xứ .
Thứ ba , hàng hóa mang tên gọi xuất xứ hàng hóa phải có chất lượng

, tính

chấ t đă ̣c thù riêng biê ̣t.
Thứ tư, chấ t lươ ̣ng và tính chấ t đă ̣c thù phải có mố i liên hê ̣ với môi trường
điạ lý.
Ở Việt Nam tên gọi xuất xứ hàng hó a lầ n đầ u tiên đươ ̣c đưa vào Điều 786 Bộ
luật Dân sự 1995 nước CHXHCN Việt Nam thì "Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên
địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương
đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên
các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người, hoặc
kết hợp cả hai yếu tố đó”. Theo Bô ̣ luâ ̣t dân sự 1995 thì tên gọi xuất xứ hàng hóa
cầ n có bố n điề u kiê ̣n:
Thứ nhấ t , tên go ̣i xuấ t xứ hàng hóa phải là tên chính thức và đang được sử
dụng tại một quốc gia, mô ̣t điạ phương xác đinh
̣ trên bản đồ điạ lý .
Ví dụ: năm 2000 INAC (trung tâm bảo hô ̣ rươ ̣u vang của Pháp ) yêu cầ u Viê ̣t
Nam bảo hô ̣ hai sản phẩ m rươ ̣u vang Champagne và Cognac . Nhà nước Việt Nam
chỉ bảo hộ cho sản phẩm rượu vang Cognac vì Champagne là một địa danh cổ nay
không còn mô ̣t điạ phương nào mang tên này .
Thứ hai, hàng hóa mang tên gọi xuất xứ phải có xuất xứ từ nước , điạ phương
đã đươ ̣c xác đinh
̣ mang tên go ̣i xuấ t xứ hàng hóa.
Thứ ba , hàng hóa mang tên gọi xuất xứ hàng hóa phải có chất lượng

, tính


chấ t đă ̣c thù riêng biê ̣t.
Thứ tư, chấ t lươ ̣ng và tin
́ h chấ t đă ̣c thù phải có mố i liên hê ̣ v

ới môi trường

điạ lý.
Theo Điề u 7, Nghị định 63/CP của Chin
̣ chi tiế t về sở hữu
́ h phủ quy đinh
công nghiê ̣p: “Một tên gọi xuấ t xứ hàng hóa được bảo hộ phải là tên đi ̣a lý của một
nước hoặc một đi ̣a phương là nơi mà hàng hó a tương ứng được sản xuấ t và hàng

16


hóa đó phải có tính chất , chấ t lượng đặc thù do yế u tố đi ̣a lý (tự nhiên, con người)
của nước, đi ̣a phương đó quyế t đi ̣nh” [2, Điều 7].
Quyề n Sở hữu công nghiê ̣p đố i với tên go ̣i xuấ t xứ hà

ng hóa chỉ phát sinh

trên cơ sở Văn bằ ng bảo hô ̣ do Cơ quan có thẩ m quyề n cấ p . Giấ y chứng nhâ ̣n quyề n
sử du ̣ng tên go ̣i xuấ t xứ hàng hóa có hiê ̣u lực vô thời ha ̣n kể từ ngày cấ p , trừ trường
hơ ̣p xuấ t hiê ̣n các yế u tố làm mấ t tin
̣
́ h đă ̣c thù như quy đinh.
Quyề n nô ̣p đơn yêu cầ u cấ p Giấ y chứng nhâ ̣n quyề n sử du ̣ng tên go ̣i xuấ t xứ
hàng hóa gồm mọi tổ chức , cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm có
tính chất, chấ t lươ ̣ng đă ̣c thù ta ̣i điạ ph ương có tên điạ lý tương ứng với tên go ̣i xuấ t

xứ hàng hóa. Quyề n nô ̣p đơn này không đươ ̣c chuyể n giao
Các yếu tố thể hiện tính chất đặc thù của sản phẩm, hàng hóa mang tên gọi
xuất xứ hàng hóa rất đa dạng, có thể là đặc trưng về chất lượng (tính chất lý, hóa,
sinh, cảm quan), về những thuộc tính khác của sản phẩm, đặc trưng về điều kiện tự
nhiên (khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn) về con người (bí quyết, công nghệ
sản xuất, chế biến truyền thông, kỹ năng, kỹ xảo) và gắn với một khu vực địa lý có
ranh giới xác định (bằng bản đồ) với địa danh cụ thể. Các yếu tố đặc trưng phải có
khả năng kiểm tra được vì đó là những yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong khâu
kiể m soát viê ̣c sử du ̣ng, vì vậy phải tìm ra phương pháp để thẩ m đinh
̣ các yế u tố .
Ví dụ: Nước mắ m Phú Quố c , Rươ ̣u vang Đà La ̣t , cà phê Buôn Ma Thuột là
tên go ̣i xuấ t xứ hàng hóa đã đươ ̣c bảo hô ̣ ta ̣i Viê ̣t Nam
Như vâ ̣y, Chỉ dẫn nguồn gốc, tên go ̣i xuấ t xứ và chỉ dẫn điạ lý có mố i liên hê ̣
với nhau. Về nghiã đen, các thuật ngữ nêu trên chỉ khác nhau ở hai từ “tên gọi” (điạ
danh) và “chỉ dẫn” (gồ m điạ danh và các dấ u hiê ̣u khác ). Chỉ dẫn nguồn gốc là đối
tươ ̣ng có nghiã rô ̣ng nhấ t bao hàm cả hai đố i t ượng còn lại . Còn tên gọi xuất xứ là
đố i tươ ̣ng có nghiã he ̣p nhấ t , thuô ̣c cả hai đố i tươ ̣ng còn la ̣i . Nói cách khác , tên go ̣i
xuấ t xứ là mô ̣t da ̣ng đă ̣c biê ̣t của chỉ dẫn điạ lý , chỉ dẫn địa ý là một dạng đặc biệt
của c hỉ dẫn nguồn gốc . Cụ thể hơn , chỉ dẫn nguồn gốc đơn thuần chỉ đề cập tới
nguồ n gố c điạ lý của sản phẩ m trong khi đó chỉ dẫn điạ lý và tên go ̣i xuấ t xứ đề câ ̣p

17


đến cả đặc tính của sản phẩm do xuất xứ địa lý đem lại

. Yêu cầ u về mố i quan hê ̣

giữa sản phẩ m với xuấ t xứ điạ lý đố i với tên go ̣i xuấ t xứ chă ̣t chẽ hơn so với chỉ dẫn
điạ lý. Đối với tên gọi xuất xứ , sản phẩm phải có chất lượng và tính chất đặc thù do

điề u kiê ̣n đia lý t ự nhiên và con người tạo nên trong khi đó đối với chỉ dẫn địa lý

,

sản phẩm chỉ có một đặc tính nào đó do nguồn gốc địa lý đem lại , bấ t kể đó là đă ̣c
tính về chất lượng , danh tiế ng hay đă ̣c tính nào khác . Đối với tên g ọi xuất xứ , toàn
bô ̣ quy triǹ h sản xuấ t (từ sản xuấ t nguyên liê ̣u thô đế n chế biế n , tinh chế sản phẩ m )
nhấ t thiế t phải diễn ra ta ̣i khu vực điạ lý tương ứng còn đố i với chỉ dẫn điạ lý

, chỉ

cầ n mô ̣t hoă ̣c mô ̣t số công đoa ̣n sản xuất diễn ra tại địa phương đã đủ tạo nên đặc
tính của sản phẩm.
Chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa liên quan đến lợi ích quốc gia và
có ý nghĩa trong việc : Phát triển sản xuất đặc sản

(chẳ ng nơi nào có đươ ̣c), phát

triể n giá tri ̣tài sản quố c gia ; phát triển ngành , nghề truyề n thố ng , phát triển nông
nghiê ̣p, nông thôn, hạn chế di dân tự do về thành thị ; giữ gin
̣ bản sắ c
̀ và khẳ ng đinh
dân tô ̣c; bảo vệ sự thật ; bảo vệ quyề n lơ ̣i người tiêu dùng ; bảo vệ quyền lợi người
sản xuất, kinh doanh.
1.1.4. Phân biê ̣t chỉ dẫn điạ lý với nhãn hiê ̣u , nhãn hiệu chứng nhận và
nhãn hiệu tập thể
Khái niệm chỉ dẫn địa lý chính thức được đề cập đến trong Hiê ̣p đinh
̣ TRIPs
và trở thành một trong số bảy loại hình sở hữu trí tuệ thuộc phạm vi điều chỉnh của
Hiê ̣p đinh

̣ này . Mă ̣c dù vâ ̣y , hiê ̣n nay mô ̣t số quố c gia trong đó có Mỹ vẫn sử du ̣ng
mô ̣t số khái niê ̣m liên quan đế n chỉ d ẫn địa lý để bảo hộ những sản phẩm có đặc
tình, đă ̣c thù bắ t nguồ n từ những vùng điạ danh của những quố c gia đó . Những khái
niê ̣m liên quan đó là nhañ hiê ̣u, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể
Phân biêṭ chỉ dẫn địa lý với nhãn hiệu (trademark)
Chỉ dẫn địa lý được hiểu là những cụm từ hay biểu tượng khiến người ta
nhâ ̣n ra sản phẩ m là có nguồ n gố c từ mô ̣t quố c gia , mô ̣t vùng hay điạ phương nào
đó, nơi mà chấ t lươ ̣ng , uy tiń hay những đă ̣c tin
́ h khác của sản phẩ m có được là do

18


chính nguồn gốc của nó mang lại.
Nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa , dịch vụ của các tổ chức ,
cá nhân khác nhau (Theo Điề u 82, Luâ ̣t Sở hữu trí tuê ̣ 2009). Dưới góc đô ̣ thương
mại, chỉ dẫn đị a lý là những dấ u hiê ̣u cung cấ p thông tin cho người tiêu dùng về
nguồ n gố c sản phẩ m hay nói cách khác chỉ dẫn điạ lý chính là mô ̣t da ̣ng nhañ hiê ̣u
đă ̣c biê ̣t. Tuy nhiên, chỉ dẫn địa lý cũng có những đặc điểm khác biệt nhất định.
Nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý là các đối tượng đã được định nghĩa trong hệ
thố ng pháp luâ ̣t về bảo hô ̣ quyề n sở hữu trí tuê ̣ của Viê ̣t Nam

. Viê ̣c phân chia các

đố i tươ ̣ng này dựa trên cơ sở của sự khác nhau v ề thuộc tính, vai trò, tiêu chí bảo hô ̣
và chế độ pháp lý.
Nế u nhañ hiê ̣u là mô ̣t dấ u hiê ̣u theo nghiã rô ̣ng thì chỉ dẫn điạ lý là dấ u hiê ̣u ,
biể u tươ ̣ng điạ lý truyề n thố ng gắ n với nơi sản xuấ t ra sản phẩ m .
Viê ̣c sản xuấ t nhữ ng sản phẩ m mang nhañ hiê ̣u đươ ̣c thực hiê ̣n mô ̣t cách đô ̣c
lâ ̣p, trong phạm vi quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu . Trong khi đó, đố i với sản phẩ m

mang chỉ dẫn điạ lý thì viê ̣c sản xuấ t đươc ̣ tiế n hành tâ ̣p thể ta ̣i khu vực điạ lý mà danh
tiế ng và những đă ̣c tính của sản phẩ m có đươ ̣c nhờ nguồ n gố c điạ lý nó mang .la ̣i
Chỉ dẫn địa lý giống nhãn hiệu tập thể là đều được quản lý bởi các tổ chức
tâ ̣p thể như hiê ̣p hô ̣i , hơ ̣p tác xã , liên minh hơ ̣p tác xã… Tuy nhiên , mục đích của
nhãn hiệu tập thể là chỉ ra hàng hóa hay dịch vụ mang nhãn hiệu tập thể
xuấ t bởi mô ̣t doanh nghiê ̣p là thành viên của tổ chức tâ ̣p thể đó

, đươ ̣c sản

, mang đă ̣c điể m

chung của nhañ hiê ̣u tâ ̣p thể . Các đặc điểm chung đó có thể là đặc điểm về nguồn
gố c xuấ t xứ . Song, tên của nhañ hiê ̣u tâ ̣p thể không nhấ t thiế t phải có mố i liên hê ̣
với điạ phương nơi sản xuấ t sản phẩ m và dich
̣ vu ̣ đó .
Hiê ̣p hô ̣i – đa ̣i diê ̣n cho những nhà sản xuấ t sản phẩ m gắ n chỉ dẫn điạ lý chiụ
trách nhiệm quản lý sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý . Trong khi đó , nhãn hiệu do chủ
sở hữu nhañ hiê ̣u quản lý .

19


×