Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Dàn ý Thuyết minh về trái xoài, bài tập làm văn lớp 10, bài thuyết minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.37 KB, 4 trang )

Mỗi học sinh chúng ta đang trong tuổi phát triển cần bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng để cung
cấp năng lượng. Ngoài những bữa ăn hằng ngày, không thể thiếu những loại trái cây ngọt lành và
rất tốt trong sức khỏe. Trong số những loại quả ấy em thích nhất là xoài không chỉ vì vị thơm
ngon của nó mà còn bởi những công dụng mà nó mang lại cho cơ thể.
TB: Thuyết minh: Xoài- Vua của các loại trái cây
- Đặc điểm: + Xoài (tên khoa học là Mangifera) là một loại trái cây vị ngọt thuộc chi Xoài, bao
gồm rất nhiều quả cây nhiệt đới, được trồng chủ yếu như trái cây ăn được. Trên thế giới, Xoài có
nguồn gốc ở Nam Á và Đông Nam Á, từ đó nó đã được phân phối trên toàn thế giới để trở thành
một trong những loại trái cây được trồng hầu hết ở vùng nhiệt đới. Mật độ cao nhất của chi
Xoài(Magifera) ở phía tây của Malesia (Sumatra, Java và Borneo) và ởMyanmar và Ấn Độ. Nó
trở thành hoa quả quốc gia của Ấn Độ, Pakistan,Philippines, và cây quốc gia của Bangladesh.
[3]
Trong một số nền văn hóa, trái cây và lá của nó được sử dụng như là nghi lễ trang trí tại các
đám cưới, lễ kỷ niệm, và nghi lễ tôn giáo.
+Các loài xoài có thể chia làm hai loại, một loại có nguồn gốc từ Ấn Độ còn loại kia có nguồn
gốc từ Philippines và Đông Nam Á. Chủng loại Ấn Độ không chịu được điều kiện quá ẩm ướt,
có chồi non màu đỏ, dễ bị nấm mốc sương, quả đơn phôi có màu sáng và hình dạng bình thường.
Chủng loại Đông Nam Á chịu được điều kiện quá ẩm ướt, có chồi màu lục nhạt hay đỏ và kháng
nấm mốc sương. Quả của chúng là đa phôi có màu lục nhạt và dài hình quả thận
+Cây xoài thuộc họ cây sơn. Ở miền Nam nước ta trồng rất nhiều xoài. Xoài thuộc thân cây gỗ,
lưu niên, có cây xoài cao to, sum suê như cây đa, cây đè. Các nhà làm vườn dùng cách chiết cành
có thể tạo ra những cây xoài chỉ cao hơn đầu người đã cho hàng trăm quả mỗi vụ. Hoa xoài màu
trắng, nở thành từng chùm. Ong rất thích hoa xoài. Mùa hoa, ong kéo đến dập dìu hút mật, lúc
nào cũng nghe tiếng vù vù trên các vòm lá, chùm hoa
+Ở Việt Nam, Xoài được trồng nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long và một số khu vực miền
Trung, Tây Bắc... Năm 2013, sản lượng xoài cả nước vào khoảng 780.000 tấn (đứng thứ 13 trên
thế giới), riêng khu vực trồng nhiều nhất cả nước là Đồng bằng sông Cửu Long là khoảng
417.268 tấn.
+Có rất nhiều loài xoài: xoài tượng, xoài thơm, xoài cơm (xoài voi), xoài bui, xoài nứt, xoài lửa,
xoài vàng, xoài cà lăm, muỗm, xoài thanh ca, xoài rừng...thuws nafo cx quys vaf ngon
+Cũng như vải Thanh Hà, nhãn lồng Hưng Yên... xoài cũng chọn đất mà thành đặc sản. Đầu tiên


phải kể đến là xoài Hòa Lộc (Hà Giang). Giống xoài này trái to, trọng lượng trung bình từ 600700g, cơm dày, thịt dẽ, không có xơ, màu vàng, hột nhỏ, mỏng ngọt và có hương vị rất ngon.


Tiếp đến là xoài Cát Chu. Với trọng lượng trung bình khoảng 500g, cơm dày, hột nhỏ, không xơ
ngon và ngọt thì đây là giống xoài được thị trường phía Bắc hết sức ưa chuộng…
- Công dụng: Chuyển ý: Xoài mọng nước, ngon và ngọt: từ hương vị cũng như mùi thơm. Và
trên hết xoài là một loại thức ăn có nhiều lợi ích thú vị:
+Gỉam nguy cơ ung thư nhờ phenol \
+ Gíup tăng cân: có nhiều tinh bột
+ Hỗ trợ tiêu hóa: chứac các enzym tiêu hóa
+ Trị mụn (làm thông thoáng các lỗ chân lông bít tắc bằng cách xoa)
+ Ngăn ngừa lão hóa: chứa Vitamin A, C và Collagen
+ Tăng khả năng miễn dịch : chứa Beta – caroten
+ Tăng cường sức mạnh não bộ: vitamin B6
+ Tốt cho người thiếu máu: chất Fe
+ Cải thiện sức khỏe mắt: Vitamin A
- Khác: +Chống stress và cải thiện trí nhớ: B1 axit glutamin
Vỏ quả xoài chín cũng như quả xoài có tác dụng cầm máu tử cung, khai huyết, chảy máu ruột,
dưới dạng cao lỏng với liều 10g cao lỏng cho vào 120ml nước rồi cứ cách một hay hai giờ cho
uống một thìa cà phê.
Chữa đau răng, viêm lợi: Vỏ xoài phơi khô 3 phần, quả me một phần, quả bồ kết một phần. Tất
cả sấy khô tán nhỏ, đắp vào nơi răng đau, lợi viêm đã rửa sạch.
Nhân xoài: được người Malaysia, Ấn Độ và Brazil dùng làm thuốc trị giun sán (liều 1,5 đến 2g
sấy khô, tán bột); chữa chảy máu tử cung, trĩ; kiết lị. Nhân xoài còn giảm nguy cơ gây ung thư:
Phenol có trong xoài cũng như tính chất chống oxy hóa của xoài ngăn ngừa, làm giảm nguy cơ
ung thư, trong đó bao gồm ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, chất xơ pectin của xoài cũng giúp
ngăn ngừa ung thư.
Với bệnh kiết lị, nghiền 20 đến 25g nhân với 2 lít nước, nấu kỹ cho tới khi cạn còn hơn 1 lít thì
lọc để bỏ bã, thêm vào nước lọc 300 - 400g đường và tiếp tục đun cho tới khi còn 1 lít. Mỗi ngày
dùng hai hay ba lần, mỗi lần dùng 50 đến 60g thuốc chế như trên. Đây là công thức của

người Philipin.
Vỏ thân xoài (dùng tươi hoặc khô): Tươi thì giã vắt lấy nước, được dùng như vỏ quả, vỏ khô
dưới dạng thuốc sắc được dùng chữa thấp khớp (đắp nóng bên ngoài), hoặc rửa khí hư bạch đới
của phụ nữ. Tại miền Bắc Việt Nam, vỏ được dùng sắc uống chữa sốt hay chữa đau răng.


Nhựa vỏ cây xoài: có màu đen không mùi, vị đắng hắc, để ra không khí đặc lại, hoà vào nước
chanh dùng bôi trị ghẻ lở.
Lá xoài: được dùng tại một số vùng ở Ấn Độ để nuôi trâu bò nhưng lá già chứa một lượng nhỏ
chất độc cho nên nếu trâu bò ăn lâu ngày có thể gây ngộ độc chết trâu bò.
Thịt quả xoài Chống khát khô giọng miệng, ho khản cổ, mất tiếng, viêm họng: Ăn uống xoài tươi
hoặc lấy nước, ngậm xoài khô, mứt. Dùng tốt cho thầy cô giáo, ca sĩ... Chống say tàu xe, buồn
nôn: Ăn sống hoặc nấu chín còn cứng giòn. Chữa ăn không tiêu, trẻ bị cam tích: Ăn xoài chín
tươi vào các buổi tối. Chữa táo bón và đau dạ dày thừa toan: Ăn xoài chín. Chảy máu chân răng
(thiếu vitamin C): Dùng quả xoài gần chín còn chứa nhiều vitamin C làm các dạng thích hợp.
Hoặc ăn xoài chín, uống nước ép. Trẻ còi xương, suy dinh dưỡng: Ăn xoài chín thái nhỏ hoặc
nghiền. Hoặc làm bột khô hòa nấu với sữa để được cung cấp vitamin A. Ho đờm nhiều do phế
nhiệt: Ăn xoài chín tươi. Bồi bổ trí não, chữa suy nhược thần kinh: Ăn xoài tươi chín hằng ngày
trước bữa ăn. Chữa bỏng nước sôi, bỏng lửa: Lấy phần thịt xoài chín cắt lát hoặc giã nhuyễn đắp
có tác dụng tiêu viêm, giảm đau, diệt khuẩn. Chữa các bệnh đường hô hấp: Dùng xoài xanh tươi
hoặc khô nấu với thịt heo nạc. Có thêm 1 miếng trần bì (vỏ quýt lâu năm). Giải nhiệt, chống mỏi
mệt mùa hè: Nấu canh chua xoài xanh với các loại cá đồng. Vỏ quả xoài Cầm máu ở các trường
hợp chảy máu: Ho, nôn, đại tiểu tiện, rong kinh... Vỏ quả xoài chín khoảng 30 g sắc nước uống,
hoặc nấu thành cao lỏng rồi lấy ra pha loãng để uống. Uống mỗi lần 1 thìa con (thìa cà phê 15
ml), cách nhau vài giờ. Viêm da, chàm: Vỏ quả xoài 150 g nấu lấy nước để rửa, bã đắp. Thủy
thũng: Vỏ quả xoài 15 g, nhân hạt xoài 30 g. Sắc uống ngày 1 lần. Chu ý nhân hạt xoài có độc
gây say. Lá xoài Chữa cao huyết áp: Sắc nước lá xoài khô để uống. Hái để sau 1 ngày thì dùng
được, thái nhỏ hãm nước sôi sau 1 giờ lọc lấy nước uống thay nước uống hàng ngày hoặc ngày 2
bát trong 3 ngày liền, nghỉ 1 ngày uống tiếp. Lá xoài có tác dụng an thần. Chữa đái tháo đường.
Do lá xoài có chất anthxyanidin có tác dụng hạ đường huyết, phòng các biến chứng ở mắt và

mạch máu do đái tháo đường. Lưu ý: Xoài nếu ăn ít sẽ giúp nhuận tràng, ăn nhiều có thể gây tiêu
chảy cũng do quá ngọt. Quả xanh chua chát gây táo bón nếu ăn nhiều. Cũng do tanin và xơ, ăn
vào lúc đói nồng độ dịch vị cao sẽ tạo điều kiện gây vón làm tắc ruột.

KB: - Suy nghĩ: Thích
- Hành động : Ăn nhiều , mời ăn… hướng dẫn viên




×