Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề cương sinh 1 tiết học kì II lớp 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.31 KB, 5 trang )

1.HÔ HẤP TẾ BÀO
Thế nào là hô hấp tế bào ?
- Hô hấp là quá trình chuyển năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng ATP
Quá trình hít thở của con người có liên quan như thế nào với quá trình hô hấp tế bào
- Cơ thể con người được cấu tạo nên từ các tế bào, vì vậy các quá trình diễn ra ở cơ thể người đều có liên
quan đến tế bào. Quá trình hít thở của con người là quá trình hô hấp ngoài. Đây thực chất là quá trình trao
đổi khí giữa cơ thể với môi trường. Trong đó, cơ thể hít vào khí O2 (nguyên liệu cần cho quá trình hô hấp tế
bào) và thải ra khí CO2 (sản phẩm của quá trình hô hấp tế bào)
Phương trình tổng quát:

C6H12O6 + O2 → CO2 + H2O + Năng lượng (ATP+nhiệt)
(glucôzơ)
Bản chất của hô hấp tế bào :là một chuỗi các phản ứng oxi hóa - khử
Tốc độ của hô hấp tế bào: phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào.
Quá trình hô hấp của một vận động viên đang luyện tập diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao?
- Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập luyện diễn ra mạnh mẽ, vì khi tập luyện các tế bào
cơ bắp cần nhiều năng lượng ATP, do đó quá trình hô hấp tế bào phải được tăng cường.
- Chúng ta có thể thấy biểu hiện của việc tăng quá trình hô hấp tế bào thông qua việc tăng hô hấp ngoài do
tăng cường hấp thụ ôxi và thải CO2 (ta có thể thấy những người tập luyện phải thở mạnh hơn). Trong
trường hợp tập luyện quá sức, nhiều khi quá trình hô hấp ngoài không cung cấp đủ ôxi cho quá trình hô hấp
tế bào, các tế bào cơ phải sử dụng quá trình lên men để tạo ra ATP. Khi đó có sự tích lũy axit lactic trong tế
bào dẫn đến hiện tượng đau mỏi cơ ta không thể tiếp tục tập luyện được nữa, cần phải nghỉ ngơi, xoa bóp
thải axit lactic ra ngoài cơ thể mới luyện tập tiếp được.
Các giai đoạn chính:
Các giai đoạn

Nơi xảy ra

Nguyên liệu

Sản phẩm



Đường phân

bào tương

phân tử glucozơ (6C), 2 phân tử
ATP, 2 NAD+

2 phân tử axit piruvic (3C), 2
phân tử ATP, 2 phân tử
NADH

Chu trình Crep

chất nền của ti thể

2 phân tử axit piruvic, 6 NAD+,
2FAD+

6 phân tử NADH, 4 phân tử
CO2, 2 FADH2, 2 ATP

Chuỗi truyền
electron hô hấp

màng trong của ti thể

NADH, FADH2, O2

H2O, ATP


Glucozo ------------------>2 axit piruvic--------------------> axetyl coA---------> chu kì crep-->6 NADH
2 ATP, 2 NADH
2 CO2, 2NADH
-->2 FADH2
-->4 CO 2
-->2 ATP




Hô hấp tế bào có thể được chia làm mấy giai đoạn chính ? Là những giai đoạn nào?
gồm 3 giai đoạn chính, đó là : Đường phân, Chu trình Crep và Chuỗi truyền electron hô hấp
Mỗi giai đoạn của quá trình hô hấp diễn ra ở đâu ? nhìn trong bảng nhé <3
Tại sao tế bào không sử dụng luôn năng lượng của các phân tử glucozo mà phải đi vòng qua hoạt
động sản xuất ATP của ti thể ?


-

-



-

Năng lượng của các phân tử hữu cơ là dạng năng lượng tiềm ẩn chứa trong các liên kết hóa học(thế năng).
Dạng năng lượng này tế bào không sử dụng được. Vì vậy, trong tế bào diễn ra hoạt động chuyển hóa dạng
năng lượng tiềm ẩn đó thành dạng năng lượng dễ sử dụng (ATP) cung cấp cho các hoạt động sống của tế
bào.

Hơn nữa năng lượng chứa trong phân tử glucôzơ là quá lớn so với nhu cầu năng lượng của các phản ứng
đơn lẻ trong tế bào. Trong khi đó ATP chứa vừa đủ năng lượng cần thiết và thông qua quá trình tiến hóa,
các enzim đã thích nghi với việc dùng năng lượng ATP cung cấp cho các hoạt động cần năng lượng của tế
bào.
Qua quá trình đường phân và chu trình Crep, tế bào thu được bao nhiêu phân tử ATP ? Theo em số
phân tử ATP này có mang toàn bộ năng lượng của phân tử glucozo ban đầu hay không ? Nếu không
thì phần năng lượng còn lại nằm ở đâu?
Cuối chu trình Crep tế bào thu được 4ATP Số năng lượng này chỉ là phần nhỏ của năng lượng trong phân tử
glucozo ban đầu
Năng lượng còn lại tích lũy trong phân tử NADH và FADH2

2.QUANG HỢP
Khái niệm: là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ
Đại diện:Trong sinh giới, chỉ có thực vật, tảo và một số vi khuẩn (lam) có khả năng quang hợp
Phương trình tổng quát

CO2 + H2O + Năng lượng ánh sáng → (CH2O) + O2
VD:

6CO2 + 6H2O + Năng lượng ánh sáng → C6H12O6 + 6O2
Các pha của quá trình quang hợp: 2 pha là pha sáng và pha tối
Phân biệt

Pha sáng

Pha tối

Khái niệm

là giai đoạn chuyển hóa năng lượng

ánh sáng thành năng lượng trong
các liên kết hóa học của ATP,
NADPH

là quá trình cố định CO2 lại trong
các phân tử cacbohidrat

Nơi xảy ra

màng tilacoit của lục lạp

chất nền của lục lạp

Điều kiện xảy ra

Có ánh sáng

có thể diễn ra khi có a’s’ và cả trong
tối

Nguyên liệu

Năng lượng ánh sáng, H2O, NADP+,
ADP, Pi

ATP và NADPH , CO2

Sản phẩm

ATP, NADPH, O2


Các sản phầm hữu cơ(tinh bột và
saccarozo)

Những phân tử nào chịu trách nhiệm hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quang hợp ?
- Những phân tử chịu trách nhiệm hấp thụ năng lượng ánh sáng cho quang hợp là các phân tử sắc tố quang
hợp như clorophyl (chất diệp lục), carôterôit (sắc tố vàng, da cam, tím đó), phicôbilin
Ôxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình quang hợp ? O2 sinh ra từ H2O trong pha sáng
của quá trình quang hợp
Ở thực vật, pha sáng của quá trình quang hợp diễn ra ở đâu và tạo ra sản phẩm gì để cung cấp cho pha
tối ?


Ở thực vật, pha sáng diễn ra khi có ánh sáng được biến đổi thành năng lượng trong các phân tử ATP và NADPH để
cung cấp cho pha tối.
Pha tối của quang hợp diễn ra ở đâu ? Sản phẩm ổn định dầu tiên của chu trình C3 là gì ? Tại sao người ta
lại gọi con đường C3 là chu trình ?
Pha tối của quang hợp diễn ra trong chất nền của lục lạp. Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là một hợp
chất có ba cacbon (do đó chu trình này có tên là chu trình C3). Người ta gọi đây là chu trình vì trong con đường này,
chất kết hợp với CO2 đầu tiên là RiDP lại được tái tạo trong giai đoạn sau để con đường tiếp tục quay vòng.
Chu trình Calvin(C3):
-

Nguyên liệu: ATP,NADPH
Chất nhận CO2 đầu tiên: RiDP (5C)
Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên: hợp chất 3C

3.VI SINH VẬT
+
+

+

Khái niệm: là những sinh vật có kích thước nhỏ, chỉ quan sát được bằng kính hiển vi.
Đặc điểm:
Kích thước nhỏ
hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng sinh sản nhanh, phân bố rộng
Cơ thể đơn bào, nhân thực hoặc nhân sơ, tập đoàn đơn bào

Các kiểu dinh dưỡng

-

Tiêu chí để phân chia thành các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật:
dựa vào các nhu cầu của vi sinh vật của nguồn năng lượng và nguồn cacbon, người ta chia các hình thức
dinh dưỡng thành 4 kiểu

Kiểu dinh dưỡng

Nguồn năng lượng

Nguồn cacbon chủ yếu

Ví dụ

Quang tự dưỡng

Ánh sáng

CO2


Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu
huỳnh màu tía và màu lục.

Hóa tự dưỡng

Chất vô cơ

CO2

Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn ôxi hóa
Hiđrô, ôxi hóa lưu huỳnh

Quang dị dưỡng

Ánh sáng

Chất hữu cơ

Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục
và màu tía

Hóa dị dưỡng

Chất hữu cơ

Chất hữu cơ

Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi
khuẩn không quang hợp




Cho các ví dụ về môi trường tự nhiên có vi sinh vật phát triển

Trong các môi trường tự nhiên, vi sinh vật có mặt ở khắp nơi, trong các môi trường và điều kiện sinh thái rất đa
dạng. Ví dụ, vi khuẩn lên men lactic, lên men êtilic; nấm rượu vang; nấm men cadina albicans gây bệnh ở người.
4.SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
Khái niệm:
-

Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật được hiểu là sự tăng số lượng tế bào của quần thể


-

Thời gian thế hệ (kí hiệu là g) là thời gian từ khi sinh ra một tế bào cho đến khi tế bào đó phân chia hoặc số
tế bào trong quần thể đó tăng gấp đôi, thời gian phụ thuộc vào loài và điều kiện môi trường.

VD: E.coli trong điều kiện nuôi cấy thích hợp cứ 20 phút tế bào lại nhân đôi một lần
n=t/g g: thời gian thế hệ
n

Nt=N0.2

t: thời gian nuôi cấy

N0: số tế bào ban đầu

n: số lần phân chia


Nt: số tế bào sau thời gian t

Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn
1. Nuôi cấy không liên tục
- Khái niệm: là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng và không được lấy đi sản phẩm
chuyển hóa vật chất.

Pha

Tiềm phát

Lũy thừa

Cân bằng

Suy vong

Dạng đường

đường thẳng ngang

đường thẳng đi lên

đường thẳng ngang

đường thẳng đi
xuống

Đặc điểm


VK thích nghi với
MT, enzim cảm ứng
được hình thành để
phân giải cơ chất

VK sinh trưởng với
tốc độ lớn nhất và
không đổi

Số lượng TB sinh ra
bằng số lượng TB
chết đi

TB trong quần thể bị
phân hủy, chất dinh
dưỡng cạn kiệt, chất
độc tích hại quá
nhiều

Số lượng tế bào

Chưa tăng

Tăng lên rất nhanh

Đạt đến mức cực
đại và không thay
đổi theo thời gian

Giảm dần


Nội dung

2. Nuôi cấy liên tục:
-

Khái niệm: là môi trường nuôi cấy được bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng vào và đồng thời lấy ra 1

-

lượng dịch nuôi cấy tương đương
Đặc điểm: không xảy ra pha tiềm phát và pha suy vong
Ứng dụng: người ta sử dụng phương pháp nuôi cấy liên tục trong sản xuất sinh khối để thu nhận protêin
đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như các axit amin, enzim, các kháng sinh, các hoocmon,..



Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn

-

trong quá trình nuôi cấy liên tục thì không có pha này ?
Trong nuôi cấy không liên tục thì phải có thời gian làm quen để hình thành enzim tương ứng, do đó nên có



pha tiềm phát.
Trong nuôi cấy liên tục thì môi trường ổn định, đã có sẵn enzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát.
Vì sao, trong nuôi cấy không liên tục, vi sinh vật tự phân hủy ở pha suy vong, còn trong nuôi cây liên


-

tục hiện tượng này không xảy ra ?
Trong nuôi cấy không liên tục các chất dinh dưỡng dần cạn kiệt, các chất độc hại qua trao đổi tích lũy ngày
càng nhiều. Do đó, tính thẩm thấu của màng bị thay đổi, làm cho vi khuẩn bị thủy phân. Còn trong nuôi cấy


liên tục các chất dinh dưỡng và các chất trao đổi luôn ở trong trạng thái tương đối ổn định nên không có

-

hiện tượng tự thủy phân của vi khuẩn.
Để không xảy ra pha suy vong của quần thể vi khuẩn thì phải làm gì ?
Cần liên tục thêm các chất dinh dưỡng vào môi trường nuôi cấy
Lấy đi một lượng tương đương dịch nuôi cấy



×