Tải bản đầy đủ (.doc) (150 trang)

Một số giải pháp kinh tế kỹ thuật phát triển sản xuất rau an toàn tại xã vạn hòa, thành phố lào cai, tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 150 trang )

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Rau xanh là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của
mỗi người. Xã hội càng phát triển thì người tiêu dùng càng quan tâm hơn tới
chất lượng và tính đa dạng, phong phú về chủng loại rau xanh. Thị trường rau
cũng có những đòi hỏi ngày càng cao. Hơn nữa, tình trạng ô nhiễm vi sinh
vật, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại…ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức
khỏe con người. Do đó, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đối với mặt hàng
nông sản đang được toàn xã hội quan tâm, đặc biệt là mặt hàng rau. Sản xuất
rau an toàn đang là vấn đề quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nhằm bảo
vệ sức khoẻ người tiêu dùng. Đây không chỉ là vấn đề tất yếu của sản xuất
nông nghiệp hiện nay mà còn góp phần nâng cao tính cạnh tranh của nông sản
hàng hoá trong điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế
giới, mở ra thị trường tiêu thụ rộng rãi trong và ngoài nước, khuyến khích
phát triển sản xuất.
Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, Việt Nam có nhiều lợi thế trong phát
triển sản xuất rau xanh. Những năm gần đây, mặc dù diện tích gieo trồng cây
hàng năm liên tục giảm do quá trình đô thị hoá nhưng diện tích sản xuất các
loại cây thực phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng ngày càng tăng, nhất là
các loại rau, màu thực phẩm. Điều đó chứng tỏ việc chuyển dịch cơ cấu cây
trồng theo hướng tăng diện tích các loại cây thực phẩm có ý nghĩa quyết định
đến tốc độ phát triển của ngành trồng trọt nói riêng và sản xuất nông nghiệp
nói chung. Nhưng thực sự vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được quan
tâm đúng mức, đã gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người.
Trước thực trạng này, ngành nông nghiệp có nhiều biện pháp hướng
dẫn nông dân để sản xuất rau an toàn bằng việc ứng dụng phương pháp quản
lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên cây rau, màu kết hợp với việc làm mô hình

1



trình diễn. Đây là những kỹ thuật cơ bản giúp người trồng rau biết áp dụng
các biện pháp thâm canh hợp lý, vừa giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả
kinh tế, đồng thời cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm bảo đảm vệ
sinh an toàn thực phẩm.
Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc, còn gặp nhiều khó khăn, thách
thức trong sản xuất nông nghiệp do điều kiện khí hậu và tập quán canh tác.
Mặc dù vậy, tỉnh đã nỗ lực vượt qua các khó khăn và sản xuất nông nghiệp
được xác định là lĩnh vực được quan tâm đầu tư. Đặc biệt, năm 2009 là năm
đầu tiên, tỉnh Lào Cai thực hiện Nghị quyết Trung ương VII về "Nông nghiệp,
nông dân, nông thôn" nên Chính phủ đã có nhiều cơ chế, chính sách đầu tư
phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Đồng thời cũng là
năm thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm trong nông nghiệp; các
chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp được tỉnh
quan tâm. Đặc biệt, đề án sản xuất rau an toàn của tỉnh Lào Cai giai đoạn
2006-2010 đang được các địa phương (Sa Pa, Bắc Hà, thành phố Lào Cai)
tích cực chỉ đạo triển khai và tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân đầu tư.
Xã Vạn Hòa là một trong những xã của thành phố Lào Cai được chọn
làm khu vực triển khai thực hiện sản xuất rau an toàn theo Đề án của tỉnh Lào
Cai. Hiện nay, trên địa bàn xã đang mở rộng diện tích gieo trồng rau an toàn
góp phần giải quyết nhu cầu tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn thành phố nói
riêng và toàn tỉnh nói chung. Tuy nhiên, sản xuất rau an toàn ở Vạn Hòa còn
nhiều vấn đề cần nghiên cứu và giải quyết như quy mô sản xuất, quy trình sản
xuất rau an toàn chưa được áp dụng triệt để, vốn đầu tư cho sản xuất còn hạn
hẹp..., cơ sở kỹ thuật cho bảo quản rau an toàn còn thiếu và yếu, người nông
dân bị động trước những biến đổi của thị trường rau… Điều này đã gây ra
những rủi ro cho người nông dân, ảnh hưởng tới phát triển sản xuất rau an
toàn trên địa bàn xã.
Trước những nhu cầu về rau an toàn của người tiêu dùng và hạn chế rủi ro

2



cho người sản xuất, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp kinh
tế-kỹ thuật phát triển sản xuất rau an toàn tại xã Vạn Hòa, thành phố Lào
Cai, tỉnh Lào Cai.”
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp kinh tế-kỹ thuật nhằm phát triển
sản xuất rau an toàn tại xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản
xuất rau an toàn tại xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
- Tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng sản xuất rau an toàn tại xã
Vạn Hòa, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
- Phân tích các yếu tố kinh tế-kỹ thuật ảnh hưởng tới sản xuất rau an
toàn trong hộ nông dân xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
- Đề xuất một số giải pháp kinh tế-kỹ thuật nhằm phát triển sản xuất rau
an toàn tại xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu một số giải pháp kinh tế-kỹ thuật phát triển
sản xuất rau an toàn tại xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai.
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về nội dung
- Xác định các yếu tố kinh tế-kỹ thuật ảnh hưởng tới sản xuất rau an
toàn trong hộ nông dân.
- Xác định những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức đối với phát
triển sản xuất rau an toàn ở địa bàn nghiên cứu.
- Tìm ra các căn cứ khoa học cho việc đề xuất một số giải pháp kinh tếkỹ thuật phát triển sản xuất rau an toàn trong thời gian tới tại địa phương.

3



1.4.2 Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai,
tỉnh Lào Cai.
1.4.3 Phạm vi về thời gian
- Thời gian nghiên cứu đề tài: số liệu thứ cấp được thu thập trong ba
năm 2007, 2008 và 2009
- Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2010

4


PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Khái niệm về rau an toàn
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức nông nghiệp và lương
thực của Liên hợp quốc (FAO), rau sạch là sản phẩm không chứa lượng độc
tố, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật gây hại quá ngưỡng cho
phép.
(Đặng Văn Tiến (1988), Khảo sát thị trường rau sạch Hà Nội, Trường
ĐH nông nghiệp I Hà Nội)
Theo Vũ Mỹ Liên, sản phẩm rau an toàn chỉ bón phân hữu cơ và được
phòng trừ sâu bệnh bằng các loại thuốc trừ sâu chiết suất từ thảo mộc, hoặc
bằng bẫy Pheromon, bằng Virut, ong mắt đỏ, ong vàng, trừ cỏ bằng phương
pháp phủ rơm, phủ nilon…
(Kiều Oanh (1998), “rau sạch”, Tạp chí người tiêu dùng, số 78, tháng 8,
trang 9)
Theo Trần Khắc Thi, sản phẩm rau được xem là an toàn khi đáp ứng đủ

các yêu cầu sau:
- Sạch, hấp dẫn về hình thức: tươi, sạch bụi bẩn và tạp chất, thu và
đóng gói đúng độ chín (có chất lượng cao nhất), không có triệu chứng bệnh,
có bao bì vệ sinh hấp dẫn.
- Sạch, an toàn về chất lượng: khi sản phẩm rau chứa dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật, dư lượng Nitrat, dư lượng kim loại nặng và lượng vi sinh vật
gây hại không vượt quá ngưỡng cho phép của Tổ chức Y tế thế giới.
(Trần Khắc Thi (1998), Kỹ thuật trồng rau sạch, nxb nông nghiệp, Hà Nội)
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn của Việt Nam đưa ra những
quy định về sản xuất rau an toàn như sau:

5


Những sản phẩm rau tươi (bao gồm tất cả các loại rau ăn củ, thân, lá,
hoa quả) có chất lượng đúng như đặc tính giống của nó, hàm lượng các hoá
chất độc và mức độ nhiễm các sinh vật gây hại ở dưới mức tiêu chuẩn cho
phép, bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng và môi trường, thì được coi là rau
đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, gọi tắt là "rau an toàn".
Các yêu cầu chất lượng của rau an toàn:


Chỉ tiêu về nội chất



Chỉ tiêu nội chất được quy định cho rau tươi bao gồm:




Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.



Hàm lượng nitrat (NO3).



Hàm lượng một số kim loại nặng chủ yếu: Cu, Pb, Hg, Cd, As,...



Mức độ nhiễm các vi sinh vật gây bệnh (E.coli, Samonella ...) và kí

sinh trùng đường ruột (trứng giun đũa Ascaris).
Tất cả các chỉ tiêu trong sản phẩm của từng loại rau phải được dưới mức cho
phép theo tiêu chuẩn của Tổ chức Quốc tế FAO/WHO hoặc của một số nước
tiên tiến: Nga, Mỹ ... trong khi chờ Việt Nam chính thức công bố tiêu chuẩn
về các lĩnh vực này.


Chỉ tiêu về hình thái: Sản phẩm được thu hoạch đúng lúc, đúng yêu cầu

từng loại rau (đúng độ già kỹ thuật hay thương phẩm); không dập nát, hư thối,
không lẫn tạp chất, sâu bệnh và có bao gói thích hợp.
Tóm lại, rau an toàn là rau đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực
phẩm, được canh tác với quy trình kỹ thuật tổng hợp, hạn chế sử dụng phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật ở mức tối thiểu cho phép.
2.1.2 Điều kiện sản xuất rau an toàn
Sản xuất các loại "rau an toàn", khi thực hiện phải vận dụng cụ thể

cho từng loại rau, từng điều kiện thực tế của từng địa phương. Để bảo
đảm các yêu cầu về "rau an toàn" cần thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các
quy định sau:

6


- Đất trồng:
Đất để sản xuất "rau an toàn" không trực tiếp chịu ảnh hưởng xấu của
các chất thải công nghiệp, giao thông khu dân cư tập trung, bệnh viện, nghĩa
trang, không nhiễm các hóa chất độc hại cho người và môi trường.
- Phân bón:
Chỉ dùng phân hữu cơ như phân xanh, phân chuồng đã được ủ hoai
mục, tuyệt đối không dùng các loại phân hữu cơ còn tươi như: phân bắc, phân
chuồng, phân rác... Sử dụng hợp lý và cân đối các loại phân (hữu cơ, vô
cơ ...). Số lượng phân bón dựa trên tiêu chuẩn cụ thể quy định trong các quy
trình của từng loại rau, đặc biệt đối với rau ăn lá phải kết thúc bón trước khi
thu hoạch sản phẩm 15-20 ngày. Có thể dùng bổ sung phân bón lá (có trong
danh mục được phép sử dụng ở Việt Nam) và phải theo đúng hướng dẫn. Hạn
chế tối đa sử dụng các chất kích thích và điều hòa sinh trưởng cây trồng.
- Nước tưới:
Chỉ dùng nước giếng khoan, nước từ các sông suối hồ lớn... không bị ô
nhiễm các chất độc hại. Tuyệt đối không dùng trực tiếp nước thải từ công
nghiệp, thành phố, bệnh viện, khu dân cư nước ao, mương tù đọng.
- Phòng trừ sâu bệnh:
Phải áp dụng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) trên
nguyên tắc hạn chế thấp nhất sự thiệt hại do sâu bệnh gây ra; có hiệu quả kinh
tế cao, ít độc hại cho người và môi trường, do đó cần chú ý các biện pháp
chính sau:
+ Giống:

Phải chọn giống tốt, các cây con giống cần được xử lý sạch sâu bệnh
trước khi xuất ra khỏi vườn ươm.
+ Biện pháp canh tác:
Cần tận dụng triệt để các biện pháp canh tác để góp phần hạn chế thấp
nhất các điều kiện và nguồn phát sinh các loại dịch hại trên rau. Chú ý thực hiện

7


chế độ luân canh: lúa-rau hoặc xen canh giữa các loại rau khác họ với nhau: Bắp
cải, su hào, suplơ với cà chua để giảm bớt sâu tơ và một số sâu hại khác.
+ Dùng thuốc:
Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết. Phải có sự điều tra phát hiện sâu
bệnh, hướng dẫn dùng thuốc của cán bộ kỹ thuật. Tuyệt đối không dùng thuốc
có trong danh mục cấm và hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Hoặc hạn chế tối đa
sử dụng các loại thuốc có độ độc cao (thuộc nhóm độc I và II), thuốc chậm
phân hủy thuộc nhóm Clor và lân hữu cơ. Triệt để sử dụng các loại thuốc sinh
học, thuốc thảo mộc, thuốc có độc thấp (thuộc nhóm độc III trở lên), thuốc
chóng phân hủy, ít ảnh hưởng các loài sinh vật có ích trên ruộng.
+ Cần sử dụng luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh sâu nhanh
quen thuốc. Bảo đảm thời gian cách ly trước khi thu hoạch đúng hướng dẫn
trên nhãn của từng loại thuốc. Tuyệt đối không sử dụng đạm ủ rau tươi (xử lý
sản phẩm đã thu hoạch) bằng các hoá chất BVTV.
(http/www.ctu.edu.vn/colleges/agri/gtrinh/bvtv/rausach/source/kythuat/dulg_t
huoc.htm)
2.1.3 Vai trò của sản xuất rau an toàn
Điều kiện khí hậu ở Việt Nam thuận lợi cho việc có thể tiến hành trồng
rau quanh năm, ngành rau nước ta đã phát triển từ khá lâu và đóng góp
khoảng 3% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp.
Trong cuộc sống của con người, rau là thức ăn không thể thiếu, là

nguồn cung cấp Vitamin phong phú như các loại Vitamin A, B, C, D, E, K,
các loại axit hữu cơ và khoáng chất như Ca, P, Fe rất cần thiết cho sự phát
triển của cơ thể con người mà nhiều thành phẩm khác nhau không thể thay thế
được. Rau không chỉ cung cấp Vitamin và khoáng chất mà còn có tác dụng
chữa bệnh, chất xơ trong rau có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim, huyết áp và
bệnh đường ruột, Vitamin C giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày và lợi. Vitamin D
trong rau giàu Caroten có thể hạn chế những biến cố về ung thư phổi.

8


Khi lương thực và nguồn đạm động vật đã được đảm bảo thì nhu cầu về
số lượng và chất lượng rau xanh càng tăng lên. Người ta xem rau như một
nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Phát triển rau
có ý nghĩa rất lớn về kinh tế, xã hội, tạo việc làm và tận dụng lao động, đất và
nguồn tài nguyên cho hộ gia đình.
Trồng rau không những tận dụng được đất đai mà còn tận dụng được
lao động và tư liệu sản xuất khác, cây rau có giá trị kinh tế cao, một hecta
trồng rau mang lại thu nhập gấp 2-5 lần so với trồng lúa. (Phạm Vân Đình, Đỗ
Kim Chung (1998), Giáo trình kinh tế nông nghiệp, Trường ĐH nông nghiệp
I Hà Nội). Vì vậy, trồng rau mang lại cho người lao động thu nhập cao hơn.
Ngoài ra, rau còn là nguồn xuất khẩu quan trọng, là nguồn nguyên liệu
cho chế biến. Sản xuất rau có ý nghĩa trong việc mở rộng quan hệ quốc tế,
góp phần làm tăng nguồn thu nhập ngoại tệ cho nền kinh tế quốc dân trên con
đường CNH-HĐH. Sản xuất rau tạo ra những mặt hàng xuất khẩu có giá trị
kinh tế cao như bắp cải, cà chua, dưa chuột, … đóng góp một phần đáng kể
vào sản xuất chung của cả nước và mở rộng quan hệ quốc tế.
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh ở
miền Bắc nên thích nghi với việc trồng rau ôn đới, nếu khai thác tốt vụ đông
sẽ có khối lượng rau lớn để xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

địa phương, vùng. Trong tương lai gần, ngành sản xuất rau sẽ là ngành sản
xuất hàng hóa lớn và có giá trị xuất khẩu cao trong ngành nông nghiệp.
Sản xuất rau cung cấp nguyên liệu để phát triển ngành công nghệ thực
phẩm nhằm phát triển dự trữ, góp phần điều hoà cung trên thị trường và ổn
định giá cả, đồng thời để xuất khẩu và tăng giá trị sản phẩm rau, một số loại
như khoai sọ, khoai tây có giá trị như cây lương thực, trong thời gian qua đã
góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Sản xuất rau còn là nguồn cung cấp
thức ăn cho chăn nuôi, góp phần phát triển ngành chăn nuôi thành ngành sản
xuất chính.

9


Do đó, sản xuất rau có một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. Rau cung cấp thực phẩm cho con người, là thức ăn cho chăn nuôi,
nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến và là sản phẩm xuất khẩu, góp
phần làm tăng sản lượng cho ngành nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực
quốc gia, tăng thu nhập cho người nông dân, tận dụng đất đai, điều kiện môi
trường.
2.1.4 Đặc điểm về sản xuất rau an toàn
Sản xuất rau an toàn là một biện pháp của sản xuất nông nghiệp nói
chung. Bên cạnh các đặc điểm sản xuất của ngành, sản xuất rau có những đặc
điểm riêng:
- Sự chống chịu bệnh tật, sự phát triển cũng như chất lượng của sản
phẩm phần nào phụ thuộc vào giai đoạn rau ở vườn ươm. Do vậy, khi sản
xuất phải xử lý giống.
- Rau an toàn là loại cây đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, đầu tư vật chất
cũng như lao động lớn hơn so với nhiều cây trồng khác.
- Rau an toàn là loại sản phẩm tươi xanh, nhiều chất dinh dưỡng, khả
năng nhiễm sâu hại cao. Quá trình canh tác sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực

vật, do vậy người sản xuất khi sử dụng phải tuân thủ đúng quy định (đúng liều
lượng, loại thuốc, thời hạn sử dụng…) thì sản phẩm rau vừa cho năng suất cao
vừa đảm bảo chất lượng.
- Rau an toàn đòi hỏi về tiêu chuẩn của thị trường rất nghiêm ngặt. Do
vậy, người sản xuất rau an toàn phải đáp ứng đầy đủ các quy định, tiêu chuẩn
của quy trình sản xuất thì mới có thể tồn tại trên thị trường.
- Do quá trình sản xuất phải đảm bảo theo những tiêu chuẩn cho trước
nên sản xuất rau an toàn phải tuân thủ những quy định ngặt nghèo về kỹ thuật,
đòi hỏi mức độ đầu tư vật chất, lao động cao hơn sản xuất rau bình thường
trong khi năng suất và sản lượng thấp hơn là nguyên nhân chính dẫn tới giá
bán loại rau này trên thị trường cao hơn nhiều lần so với những sản phẩm rau

10


cùng loại sản xuất trong điều kiện bình thường, điều này dẫn đến hạn chế sức
mua của người tiêu dùng.
- Rau an toàn là sản phẩm tươi sống khó vận chuyển và khó bảo
quản, nên thường tiêu thụ tại chỗ. Rau phục vụ cho nhu cầu thiết yếu hàng
ngày, được tiêu thụ đều trong các tháng trong năm. Mặt khác, tiêu thụ rau ở
nước ta diễn ra quanh năm nên việc thị trường rau diễn ra ổn định, ít co
giãn về mặt cung cầu. Hơn nữa, mỗi người dân chỉ có thể tiêu thụ một
lượng rau nhất định, do đó sự biến động về giá rau không tác động lớn tới
khối lượng rau tiêu thụ.
- Tiêu thụ rau mang tính thời vụ rõ rệt, biểu hiện qua lượng cung và giá
rau, hai yếu tố nay biến động tỷ lệ nghịch với nhau. Sự khan hiếm rau ở đầu
vụ và cuối vụ dẫn tới giá bán tăng cao và giảm hẳn vào chính vụ do lượng
cung trên thị trường tăng lên.
(Đào Duy Tâm (2004), Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh sản xuất và tiêu
thụ rau an toàn trên địa bàn Hà Nội, luận văn thạc sĩ kinh tế, trường ĐH nông

nghiệp Hà Nội)
* Đặc điểm kinh tế-kỹ thuật chủ yếu của sản xuất và tiêu thụ rau an toàn:
- Đặc điểm sản xuất và tiêu thụ rau:
+ Rau là loại cây ngắn ngày, đa dạng và phong phú về chủng loại.
+ Sản xuất rau phải đầu tư nhiều lao động.
+ Sản xuất ra có tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
nên cần bố trí mùa vụ, có kế hoạch chăm sóc và sử dụng lao động cho hợp lý
và khoa học.
+ Rau là loại sản phẩm mang tính hàng hóa cao và khó bảo quản.
+ Tiêu thụ rau trên thị tường cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố thời vụ, do
lượng cung dồi dào vào thời điểm chính vụ, khan hiếm vào đầu và cuối vụ,
trong khi nhu cầu của người tiêu dùng là bất cứ lúc nào.
- Đặc điểm riêng cho sản xuất và tiêu thụ rau an toàn

11


+ Quá trình sản xuất phải tuân theo quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt.
+ Yêu cầu chặt chẽ về điều kiện sản xuất và do đặc điểm sản phẩm nên
gây ra nhiều khó khăn cho người sản xuất trong việc cung ứng số lượng và
chủng loại rau ra thị trường.
+ Quá trình tiêu thụ rau an toàn còn phụ thuộc nhiều vào tâm lý, thu
nhập, thói quen và tập quán của người tiêu dùng.
+ Với xu hướng phát triển hiện nay của nước ta, nhu cầu tiêu dùng rau
an toàn ngày càng tăng. Thị trường rau an toàn phát triển cả về số lượng, chất
lượng và chủng loại.
2.1.5 Khái niệm phát triển
Phát triển là một quá trình xã hội đạt tới mục đích thỏa mãn những nhu
cầu không chỉ là vật chất mà cả những nhu cầu về quan hệ xã hội, văn hóa,
tinh thần và môi trường.

(Ngô Thị Thuận (2005), Phát triển năng lực tập huấn trong nông nghiệp
nông thôn, nxb nông nghiệp, Hà Nội)
2.1.6 Khái niệm phát triển sản xuất rau an toàn
Phát triển sản xuất rau an toàn là mở rộng về quy mô, sản lượng, chủng
loại và chất lượng rau an toàn. Sản phẩm rau an toàn có thị trường tiêu thụ ổn
định và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Sự phát triển sản xuất rau an toàn không những đáp ứng được nhu cầu
trong nước mà còn trở thành mặt hàng xuất khẩu. Bên cạnh đó, nó còn mang
lại những lợi ích về mặt xã hội và môi trường.
2.1.7 Khái niệm kinh tế
Kinh tế là khoa học về phân tích việc sử dụng các nguồn lực khan hiếm để
đạt được những mục tiêu trông đợi. Thông thường khoa học kinh tế liên quan đến:
- Việc ra quyết định những phương thức để sử dụng các nguồn lực có hạn
- Thỏa mãn nhu cầu đa dạng của con người
- Tính đến hành vi và việc ra quyết định của con người để sử dụng

12


những nguồn lực đã có
(Phạm Vân Đình, Đỗ Kim Chung (1998), Giáo trình kinh tế nông nghiệp,
Trường ĐH nông nghiệp I Hà Nội)
2.1.8 Khái niệm kỹ thuật
Kỹ thuật là các thao tác, phương tiện sử dụng để đạt được hiệu quả sản
xuất tối đa mà mất ít công sức nhất.
2.1.9 Khái niệm giải pháp kinh tế-kỹ thuật phát triển sản xuất rau an
toàn
Giải pháp kinh tế-kỹ thuật phát triển sản xuất rau an toàn là cách giải
quyết những vấn đề khó khăn trong sản xuất rau an toàn nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng, quy mô, chủng loại rau an toàn... để vừa đảm bảo các yêu cầu

kỹ thuật vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất đồng thời mang
lại lợi ích cho xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái.
2.1.10 Một số giải pháp kinh tế-kỹ thuật trong phát triển sản xuất rau an
toàn
- Mở rộng diện tích, tăng năng suất, đảm bảo chất lượng sản phẩm rau
an toàn. Vùng sản xuất rau an toàn phải được quy hoạch tập trung, xác định
các chủng loại phù hợp với điều kiện sản xuất để hình thành các tiểu vùng.
Bên cạnh đó, vùng sản xuất rau an toàn cần được xây dựng đẹp, tiên tiến, điển
hình, chất lượng và gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi
trường. Năng suất và chất lượng rau an toàn sẽ được nâng cao khi có giống rau
tốt, do đó cần tổ chức đầu tư thâm canh để hình thành các trung tâm giống rau
an toàn, nhân giống theo phương pháp khoa học đồng thời tham khảo, học hỏi
kiến thức từ các hộ gia đình có kinh nghiệm trong việc lai tạo và sản xuất
giống rau an toàn. Ngoài ra, có thể sản xuất rau an toàn bằng phương pháp
thủy canh, trồng rau trong nhà lưới, nhà kính, trồng rau trong điều kiện ngoài
đồng… Đặc biệt là phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật từ khâu trồng, chăm
sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, bảo quản, đóng gói. Trước khi đưa ra thị

13


trường, sản phẩm rau an toàn phải được kiểm tra, đóng gói, có nhãn hiệu và
phiếu bảo hành. Thực hiện tốt các vấn đề trên là một trong những hoạt động
nhằm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau an toàn.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm rau an toàn đa dạng, phong phú về chủng
loại với nguồn hàng hóa lớn ổn định, lâu dài. Mạng lưới tiêu thụ rộng khắp ra
các siêu thị, đại lý, cửa hàng có gắn chứng nhận rau an toàn với sử dụng
thương hiệu của nhà sản xuất; có kế hoạch chủ động trong tiêu thụ; đồng thời
đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, tổ chức hội chợ, giới thiệu sản phẩm rau an
toàn tới người tiêu dùng, khuyến khích tiêu thụ sản phẩm rau an toàn. Tăng

cường công tác khuyến nông, marketing trong nông nghiệp để cung cấp cho
người nông dân những thông tin về cung, cầu, giá cả thị trường nhằm hạn chế
rủi ro do thiên tai và biến động thị trường gây ra.
- Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ cho người nông dân các kiến thức
về kỹ thuật, thị trường... Áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm nâng
cao năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng và vốn đầu tư cho sản xuất rau an toàn: các
địa phương có kế hoạch đầu tư hệ thống thủy lợi, thông tin, giao thông nhằm
tạo thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm rau an toàn. Huy động nguồn
vốn tự có trong các hộ gia đình; hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp tập huấn nâng
cao trình độ kỹ thuật, tài liệu, tham quan, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý,
trình độ khoa học kỹ thuật sản xuất rau an toàn. Có các chính sách vay vốn, lãi
suất ưu đãi đối với người sản xuất rau an toàn tùy theo nhu cầu vay ngắn hạn
hay trung hạn để mua vật tư nông nghiệp, giống cây trồng, đầu tư mở rộng
diện tích, làm nhà lưới... Ngoài ra tăng cường liên doanh, liên kết với các tổ
chức để tạo vốn đầu tư cho sản xuất rau an toàn.
- Xúc tiến thương mại: quảng bá sản phẩm, mở hội nghị khách hàng
nhằm giới thiệu rau an toàn đến người tiêu dùng
- Tổ chức thực hiện: phối hợp liên kết “4 nhà” trong sản xuất rau an

14


toàn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau an toàn.
- Cơ chế chính sách: Các cơ quan chức năng ban hành các tiêu chuẩn vệ
sinh đối với sản xuất rau an toàn, các quy định về điều kiện sản xuất, lưu
thông, kiểm tra và giám sát thực hiện. Các cấp, các ngành quan tâm tới việc
tuyên truyền, mở rộng thị trường, thường xuyên kiểm tra chất lượng rau an
toàn và có các chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất rau an toàn
theo hướng xanh, sạch và bền vững.

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.2.1 Kinh nghiệm sản xuất rau an toàn trên thế giới
- Trung Quốc
Trung Quốc là nước sản xuất, xuất khẩu và tiêu thụ rau, quả lớn nhất châu
Á. 90% rau, quả của Trung Quốc hiện nay được tiêu thụ dưới dạng tươi, 10% còn
lại được chế biến thành nước ép, đóng hộp, đông lạnh, sấy khô, mứt quả…
( Tại Đại lục Trung Quốc có khoảng
608 cơ sở sản xuất rau trên số diện tích 46.667 ha để cung cấp cho Hồng
Kông và tương tự là con số 154 cơ sở với diện tích 7.000 ha chuyên sản
xuất rau cho Macao.
( />ID=26&LangID=1&tabID=5&NewsID=4024)
- Ấn Độ
Ấn Độ là quốc gia có sản lượng rau lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung
Quốc, sản lượng rau của Ấn Độ chiếm 15% sản lượng rau toàn thế giới đạt 71
triệu tấn, diện tích trồng rau chiếm 6,2 triệu ha, chiếm 3% diện tích trồng trọt
của Ấn Độ. Sản xuất rau đã tăng lên đến 133,07 triệu tấn trong năm tài khóa
2008-2009, so với 129,26 triệu tấn trong năm tài khóa 2007-2008 và 115,01
triệu tấn năm tài khóa 2006-2007.
( />
15


ID=49&LangID=1&tabID=5&NewsID=4986)
Năm 1993, Ấn Độ xuất khẩu 68,500 tấn rau đã qua chế biến. Đến năm
2007, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu rau đạt trung bình 25% và
lượng xuất khẩu đạt 16%. Trong đó, lượng xuất khẩu hành chiếm 93% tổng
khối lượng xuất khẩu rau tươi của Ấn Độ. Ngoài ra, Ấn Độ còn xuất khẩu một
số các sản phẩm rau tươi khác như: khoai tây, cà chua, đậu, cà rốt, ớt… Các
thị trường nhập khẩu rau tươi chủ yếu của Ấn Độ là các quốc gia vùng vịnh,
Anh, Sri Lanka, Malaysia và Singapo. Mặc dù, đứng thứ 2 thế giới về sản

lượng rau tươi nhưng sản lượng trung bình của các loại rau Ấn Độ còn thấp
hơn so với các nước khác trên thế giới. Hiện tại ở Ấn Độ, nguyên liệu rau tươi
không đủ để cung cấp cho các nhà máy chế biến.
Các loại rau như : khoai tây, cà chua, hành, bắp cải và súp lơ có tổng
khối lượng chiếm khoảng 60% sản lượng rau của Ấn Độ. Rau tươi của Ấn Độ
hiện được trồng phổ biến trên đồng ruộng, trái ngược với các quốc gia phát
triển, hiện tại ở các quốc gia phát triển họ đang sử dụng kỹ thuật trồng rau
trong nhà, kỹ thuật này sẽ giúp cho sản lượng rau đạt kết quả cao hơn nhiều.
Ngành sản xuất rau tươi của Ấn Độ đang đề nghị chính phủ giúp đỡ nguồn
nguyên liệu trồng trọt có chất lượng tốt, giảm sử dụng hạt giống lai, nâng cao
trình độ quản lý và trình độ kỹ thuật để tăng sản lượng rau của Ấn Độ.
( />ID=20&LangID=1&tabID=2&NewsID=1770)
- Hàn Quốc
Tổng giá trị sản xuất rau ở Hàn Quốc đến năm 1992 khoảng 7 tỷ USD
với tổng diện tích gieo trồng rau là 356 nghìn ha. Từ năm 1970 đến 1992,
tổng diện tích đất trồng trọt giảm 10,6% nhưng riêng diện tích trồng rau vẫn
tăng 1,46 lần.

16


Từ kinh nghiệm của Hàn Quốc cho thấy, khó khăn lớn nhất trong phát
triển rau là thiếu lao động nông thôn do đó tiền lương cho thuê lao động trong
tổng chi phí cao, giá rau hàng năm vẫn chưa giải quyết được. Do đó phải tập
trung nghiên cứu các vấn đề để tìm cách làm ổn định giá rau, làm thế nào để
nông dân giảm giá thành sản xuất, để đứng vững trước sự cạnh tranh khốc
kiệt của thị trường.
- Đài Loan
Sản xuất rau của Đài Loan tập trung ở phía Đông và Nam của đất nước.
Với tổng diện tích trồng rau là 188 nghìn ha, sản lượng đạt 2,8 triệu tấn với

năng suất bình quân gần 15 tấn/ha. Giá trị sản lượng rau năm 1992 đạt 1,14 tủ
USD, chiếm 11% giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp. Sản lượng rau sản
xuất chủ yếu phục vụ tiêu dùng trong nước.
Năm 1992, lượng rau tiêu thụ trong nước là 2,5 triệu tấn, còn lại là xuất
khẩu, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng rau trong nước của Đài Loan là 3,1 triệu
tấn, hàng năm phải nhập khẩu 0,6 triệu tấn. Sản lượng tiêu dùng rau hàng năm
của Đài Loan có xu hướng tăng dần 115kg/năm/người.
Từ kinh nghiệm sản xuất rau của Đài Loan cho thấy, để đảm bảo lượng
rau cung cấp cho người tiêu dùng, từ năm 1971, phương pháp sản xuất rau
trong nhà lưới, nhà vòm đã được hướng dẫn cho người dân. Năm 1973, chính
phủ đã có các chính sách, chương trình khuyến khích nông dân hình thành các
vùng chuyên canh rau, tổ chức sản xuất và hướng dẫn kỹ thuật gieo trồng.
Chính sách trợ giá trong nông nghiệp ra đời từ năm 1976, để đảm bảo ổn định
giá và lưu thông phân phối sản phẩm. Từ năm 1980, Đài Loan chuyển sang
nghiên cứu xuất khẩu rau.
- Một số nước khác
Kinh nghiệm của một số nước khác như Srilanka cho thấy hệ thống
marketing rau chủ yếu do tư nhân đảm nhận và chưa làm tốt chức năng của
nó. Diện tích trồng rau phân tán, người dân còn thiếu hiểu biết về kỹ thuật

17


trồng rau, vốn đầu tư, các thông tin về thị trường tiêu thụ và bảo quản rau...
Ở Malaysia, việc sản xuất gặp nhiều khó khăn trong thu gom sản phẩm
do diện tích canh tác nhỏ lẻ, manh mún. Thị trường độc quyền làm ảnh hưởng
tới giá cả hàng hóa, ảnh hưởng tới doanh thu của người buôn bán nên cần
phải điều chỉnh thị trường bán buôn như tăng cung, thông tin về thị trường,
tăng cường giao dịch thị trường, khuyến khích phát triển sản xuất rau an toàn.
Tóm lại, qua nghiên cứu tình hình sản xuất của một số nước khu vực

châu Á cho thấy: phần lớn các nước châu Á có điều kiện phát triển sản xuất
rau quanh năm. Đa số các nước có diện tích gieo trồng hàng năm tăng, riêng
Đài Loan có xu hướng giảm, năng suất chưa cao 10 tấn/ha. Thị trường tiêu
thụ rau đa dạng, mỗi nước có một cách tổ chức sản xuất và phân phối sản
phẩm khác nhau. Nhu cầu tiêu dùng rau bình quân đầu người còn thấp. Các
nước đang phát triển gặp một số khó khăn trong sản xuất rau như: thiếu giống
tốt, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón còn chưa đúng liều
lượng, kỹ thuật, người dân còn thiếu thông tin về thị trường, cơ sở hạ tầng
kém, đầu tư cho phát triển sản xuất rau còn hạn chế.
2.2.2 Kinh nghiệm sản xuất rau an toàn ở Việt Nam
Việt Nam là một nước đang phát triển, nên trong thời gian dài chúng ta
tập trung chủ yếu giải quyết vấn đề tăng năng suất, đảm bảo đủ nhu cầu lương
thực, thực phẩm. Tuy nhiên, hiện nay, mục tiêu của người tiêu dùng đang yêu
cầu ngày càng cao các nông sản phải có chất lượng tốt và an toàn vệ sinh thực
phẩm. Thực tế rau an toàn của Việt Nam chưa đáp ứng được các yêu cầu tiêu
chuẩn quốc tế, do đó chỉ mới tiêu thụ chủ yếu trong nước. Để giải quyết vấn
đề trên, năm 2008 Bộ đã ban hành Quy định thực hành sản xuất nông nghiệp
tốt (VietGAP) trong sản xuất rau, quả, chè an toàn; Quyết định số
84/2008/QĐ-BNN về Quy chế chứng nhận VietGAP; Quyết định số
99/2008/QĐ-BNN về quản lý và kinh doanh rau, quả và chè an toàn. Thủ
tướng chính phủ đã ban hành Quyết định số 107/2008/QĐ-TTg về một số

18


chính sách hỗ trợ sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau, quả, chè an toàn nhằm tạo
động lực thúc đẩy áp dụng VietGAP vào sản xuất.
Trong những năm gần đây, diện tích trồng rau an toàn của nước ta tăng
nhanh. Theo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), năm
2008, tổng diện tích rau của cả nước là 722 nghìn ha, năng suất trung bình đạt

159 tạ/ha với sản lượng hơn 11,4 triệu tấn. Sáu tháng đầu năm 2009, cả nước
sản xuất gần 500 nghìn ha rau, đậu các loại, trong đó Miền Bắc là 240 nghìn
ha. Năm 2009, cả nước có 43 tỉnh, thành đã quy hoạch các vùng sản xuất rau
an toàn, với diện tích khoảng 60.000ha, hình thành những mô hình liên kết
sản xuất rau an toàn như: vùng đồng bằng sông Hồng (Hà Nội, Vĩnh Phúc,
Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh), vùng 9 tỉnh miền Đông Nam Bộ... Diện
tích vùng rau an toàn được thể hiện cụ thể qua bảng 2.1. Hiện nay nước ta có
80 ha rau an toàn, 5 ha cải (chiếm 0,12%) trong tổng số gần 722.000 ha của
cả nước được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, với sản lượng gần 106 tạ/ha.
So với năm 2007, diện tích, năng suất và sản lượng rau tăng đáng kể khoảng
8-10%. So với các lĩnh vực khác trong ngành nông nghiệp mức tăng này là
cao. Sáu tháng đầu năm 2009, cả nước sản xuất gần 500 nghìn ha rau đậu các
loại. Miền Bắc đạt 240 nghìn ha với năng suất trung bình tương đương năm
trước.
Năm 2008, miền Bắc đạt năng suất trung bình 145 tạ/ha, diện tích canh
tác lên tới 390 nghìn ha, sản lượng gần 5 triệu tấn. Với khối lượng rau an toàn
như trên, Việt Nam thuộc nhóm nước có bình quân đầu người tiêu thụ rau cao
trên Thế giới. Với những thuận lợi của điều kiện tự nhiên, đồng bằng sông
Hồng trở thành vùng sản xuất rau lớn nhất trong nước. Tuy nhiên, diện tích
các vùng sản xuất rau an toàn tập trung được quy hoạch còn rất hạn chế, hiện
nay diện tích sản xuất rau an toàn trên cả nước mới đạt 8-8,5% tổng diện tích
trồng rau. ( />
19


Bảng 2.1: Quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn
Tỉnh,
thành phố

Năm 2008

Tổng
diện
tích
rau
(nghìn
ha)

Năng
suất
(tạ/ha
)

Sản
lượng
(nghìn
tấn)

Đến tháng 7 năm 2009
Diện
Số
tích đã
Diện
vùng
Diện
chưng
tích đã
sản
tích
nhận
quy

xuất
chuyên
đủ
hoạch
đủ
canh
điều
(ha)
điều
kiện
kiện
(ha)

Cả nước
710,0 160,0 11.400
Miền Nam
368,8 165,1 6.090,1
TP HCM
9,2 193,9
178,4
Miền Bắc
336,5 145,0 4.879,2
ĐB s.Hồng
100,2 185,0 1.862,3 14.816
673,3
Hà Nội
25,7 175,0
449,8
6.820
5.048

219,3
22
Hải Phòng
13,1 218,3
286,0
2.500
600
57,0
3
Vĩnh Phúc
8,5 169,1
143,7
1.500
20,0
Hải Dương
30,5 195,5
596,3
3.000
4.800
378,0
Bắc Ninh
10,3 177,9
183,2
800
2,0
13
Hưng Yên
12,1 185,5
224,5
196

4
(Nguồn:Trần Khắc Thi, Tô Thị Thu Hà, Phạm Mỹ Linh – Viện nghiên cứu rau
qủa)
Đồng Bằng sông Cửu Long, trong những năm gần đây, diện tích trồng
rau tăng nhanh chóng. Năm 2007, diện tích trồng rau là 233.809 ha (chiếm
khoảng 20% diện tích trồng rau của cả nước), lớn nhất nước Việt Nam. Các
tỉnh có diện tích trồng rau lớn như: Tiền Giang 31.994 ha, An Giang 31,052
ha, Trà Vinh 25.894 ha, Sóc Trăng 24,427 ha, Vĩnh Long 15.000 ha. Trong
đó, diện tích rau ăn lá 105.154 ha, rau ăn trái 77.068 ha, rau ăn củ 25.393 ha
và còn lại là các loại rau khác. Năng suất rau bình quân của đồng bằng sông
Cửu Long là 16,25 tấn/ha, cao hơn 4,7% năng suất của các tỉnh phía Nam, sản
lượng 3.863.097 tấn, chiếm khoảng 30% sản lượng rau cả nước, rau ăn lá
chiếm 1.775.630 tấn, rau ăn trái 1.558.692 tấn và rau ăn củ 476.445 tấn.
Bên cạnh đó, sản xuất rau an toàn ở đồng bằng sông Cửu Long cũng
được chú trọng phát triển. Năm 2007, tổng diện tích rau an toàn 8.439 ha

20


(chiếm 3,6% diện tích trồng rau của ĐBSCL), trong đó rau ăn lá 4,451 ha (cải bẹ
xanh, tần ô, rau dền, xà lách xoong, rau má, mồng tơi, cải thảo, rau muống, cải
bắp, cải bông trắng, cải bông và các loại rau gia vị), rau ăn trái 3.835 ha (dưa leo,
mướp đắng, đậu đũa, cà chua, đậu bắp, bí xanh, bí đỏ…) và rau ăn củ là 131 ha
(củ cải, khoai môn, khoai ngọt, sắn, gừng,…); năng suất bình quân 23,05 tấn/ha
và sản lượng 206.991 tấn (Phạm Văn Dư và cộng tác viên, 2008).
* Sản xuất rau an toàn ở Việt Nam, cơ hội và thách thức
Việt Nam gia nhập WTO đã tạo ra nhiều cơ hội cho nền nông nghiệp
nói chung và sản xuất rau an toàn nói riêng. Đặc biệt, khi hội nhập kinh tế
quốc tế tạo điều kiện cho nông sản Việt Nam có thị trường tiêu thụ rộng lớn
hơn, sản phẩm rau an toàn Việt Nam được người tiêu dùng nhiều nước trên

thế giới biết đến. Hơn nữa nhu cầu của con người về thực phẩm an toàn vệ
sinh ngày càng cao, đây cũng là một trong những điều kiện thuận lợi để phát
triển sản xuất rau an toàn. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ giúp Việt Nam mở rộng
quan hệ với các nước trên thế giới, như vậy sẽ có nhiều dự án hỗ trợ nông dân
sản xuất rau an toàn. Để nông sản Việt Nam có thể xuất khẩu với sản lượng
cao và chất lượng tốt, Bộ nông nghiệp đã xây dựng quy trình nông nghiệp an
toàn (VietGAP) dựa vào bộ khung chung về tiêu chuẩn GAP.
Bên cạnh những cơ hội khi gia nhập WTO, nông nghiệp Việt Nam
cũng gặp không ít những thách thức. Đối với sản xuất rau an toàn Việt Nam
còn gặp nhiều khó khăn, thách thức như: diện tích canh tác nhỏ lẻ, quy trình
sản xuất và lưu thông chưa đồng bộ, chi phí đầu tư lớn nên giá thành sản xuất
cao dẫn đến khó khăn trong tiêu thụ rau. Nhiều vùng sản xuất rau an toàn rơi
vào vùng quy hoạch. Hơn nữa, mạng lưới tiêu thụ còn hạn hẹp. Chất lượng
rau an toàn khó kiểm soát do rau đưa ra thị trường tiêu thụ chưa có nhãn hiệu
và giấy chứng nhận của các cơ quan chức năng. Bên cạnh đó, người sản xuất
chưa kiểm soát được sâu bệnh nên chưa hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật. Các cấp chính quyền còn chưa thực sự quan tâm tới sản xuất rau

21


an toàn, một số đại phương thương hiệu còn mang tính phiếm diện chạy theo
số lượng, thành tích nên thiếu tính bền vững.
2.2.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan
a/ Đinh Đức Huấn, “Nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ rau sạch tại
trung tâm kỹ thuật rau hoa quả Hà Nội”, 2001
Qua điều tra khảo sát tình hình sản xuất và tiêu thụ rau sạch tại Trung
tâm kỹ thuật rau hoa quả Hà Nội, nghiên cứu phân tích một số yếu tố ảnh
hưởng đến quá trình sản xuất rau sạch, đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản
xuất và tiêu thụ rau sạch đòng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao

hơn nữa quá trình sản xuất và tiêu thụ rau sạch. Nghiên cứu đưa ra một số kết
luận sau:
- Quy mô sản xuất rau sạch hiện tại của Trung tâm còn nhỏ, năng suất
và sản lượng của một số loại rau sản xuất theo quy trình sạch thấp.
- Chi phí trung gian làm giá cả của rau sạch trên thị trường bị đẩy lên rất cao.
- Chất lượng rau sản xuất ra tại Trung tâm đều đảm bảo được các tiêu
chuẩn chất lượng của nhà nước quy định nhưng chủng loại rau còn nghèo nàn
chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dung. Trung tâm chưa có hệ thống
cửa hàng để tiêu thụ sản phẩm, chưa tiếp cận trực tiếp được với đối tượng tiêu
dung nên hạn chế khả năng tiêu thụ sản phẩm.
- Đa số dân chúng chưa có điều kiện tiếp cận được với các loại rau sạch
sản xuất ra.
- Cần tìm ra các loại giống rau mới có chất lượng cao, có khả năng
chống chịu tốt, hoàn thiện quy trình sản xuất rau sạch. Nhà nước cần có chính
sách đầu tư vốn và mở rộng hoạt động khuyến nông cho người sản xuất. Cần
tạo cơ hội thị trường cho rau sạch không những đáp ứng nhu cầu nội địa mà
còn có thể phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu nhằm phát triển sản xuất rau sạch
với quy mô lớn hơn.
b/ UBND thành phố Hồ Chí Minh, Chương trình phát triển rau sạch an toàn

22


trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2002 - 2005
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sản xuất, kinh doanh,và tiêu thụ rau trên địa bàn
thành phố HCM
- Đánh giá được thực trạng ô nhiễm độc tố trên sản phẩm rau quả tại
TP.HCM
- Triển khai sản xuất rau an toàn trong thời gian qua

- Nhận định và đánh giá chung
Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu trên địa bàn thành phố nhiều năm qua để phân tích về
số lượng nhằm dự báo được nhu cầu tiêu dùng rau thời kỳ tiếp theo.
- Trên cơ sở phân tích số liệu về chất lượng rau để thúc đẩy sản xuất
rau sạch, rau an toàn đến năm 2010.
- Điều tra, dự báo nhu cầu tiêu dùng rau để triển khai kế hoạch mở rộng
diện tích gieo trồng rau an toàn.
c/ Hồ Thanh Sơn, Bùi Thị Thái và Nguyễn Văn Tình, Báo cáo đánh giá hoạt
động sản xuất rau sạch tại huyện Tam Dương, Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh phúc,
2001
* Vấn đề nghiên cứu
- Đánh giá tính hiệu quả của dự án về hoạt động sản xuất rau sạch tại
huyện Tam Dương, Bình Xuyên
- Đánh giá sự ảnh hưởng của dự án đến sự phát triển của địa phương
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu (Thu thập số liệu thứ cấp, sơ cấp, điều
tra khảo sát)
- Phương pháp tổng hợp, phân tích thống kê kinh tế
* Kết quả nghiên cứu
- Lợi ích của dự án về mặt xã hội

23


- Tính xác đáng về mặt thị trường
- Tác động kinh tế kỹ thuật của hoạt động trồng rau sạch
- Hoạt động của các nhóm sản xuất rau sạch và các mối quan hệ về mặt
thị trường, thể chế.


24


PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên
a/ Vị trí địa lý
Xã Vạn Hòa nằm cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về phía Đông
Nam.
Phía Bắc giáp phường Phố Mới thành phố Lào Cai, xã Bản Phiệt huyện
Bảo Thắng.
Phía Nam giáp phường Bình Minh, Nam Cường thành phố Lào Cai
Phía Đông giáp xã Bản Phiệt huyện Bảo Thắng.
Phía Tây là sông Hồng, bên kia bờ sông là phường Kim Tân và phường
Bắc Cường thành phố Lào Cai.
Với vị trí như vậy xã Vạn Hòa có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh
tế nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
b/ Địa hình
Địa diện xã Vạn Hòa là một dải sườn phía Tây của phần đầu dãy Con
Voi gồm vạt núi dốc khá hiểm trở và thẻo đất ven sông Hồng màu mỡ phù sa,
nên tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
c/ Khí hậu
Vạn Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa khô bắt đầu
từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau; mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9;
mưa, bão tập trung vào các tháng 4 và tháng 9 với lượng mưa trung bình hàng
năm là 2200 mm. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao nhất 250C, thấp nhất
12oC. Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình 18 oC; tần suất sương muối
thường xảy ra vào mùa rét. Đặc điểm khí hậu thuận lợi với sự sinh trưởng,
phát triển của nhiều loại giống cây trồng. Điều này góp phần làm phong phú


25


×