Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

tìm hiểu về nghệ thuật đường phố

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.21 KB, 16 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Nghệ thuật là sự kết tinh tinh hoa sáng tạo của con người, của mọi dân tộc tử thấp đến
cao và trở thành sản phẩm vật chất, tinh thần không thể thiếu của mọi tầng lớp, giai tầng
trong xã hội. Nghệ thuật là bộ mặt phản ánh trình độ, quan niệm về cái đẹp và quan hệ
xã hội trong giai đoạn phát triển lịch sử nhất định. Nghệ thuật là đỉnh cao của văn hóa,
mang trong mình bản chất sáng tạo và nhân văn qua “quan niệm về cái đẹp”, vì thế
thưởng thức nghệ thuật là nhu cầu không thể thiếu của mỗi con người.
Vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ
thuật đã đưa các Châu Âu trở thành những nước công nghiệp hiện đại, cùng với đó
nhiều trào lưu mới dần dần xuất hiện và ảnh hưởng ra khu vực và thế giới, trong đó có


trào lưu nghệ thuật đường phố. Đây là 1 trào lưu mang tính sáng tạo và được tầng lớp
giới trẻ trên khắp thế giới hưởng ứng và có tác động không nhỏ đến trào lưu nghệ thuật
của thế giới sau này.
Để hiểu rõ hơn về loại hình nghệ thuật này, nhóm chúng em đã nỗ lực tìm hiểu, khám
phá để phần nào thấy được quá trình phát triển và tầm ảnh hưởng của nó ra bên ngoài.
Trong bài viết có tham khảo một số sách nghiên cứu và nói về Văn hóa nghệ thuật
đường phố Châu Âu qua nhiều khía cạnh từ không gian đến thời gian. Tuy nhiên, bài
nghiên cứu của chúng em vẫn chưa hoàn chỉnh về mọi phần, mong cô cùng các bạn góp
ý để bài nghiên cứu sau có chiều sâu và mang tính khoa học hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG
I.

Tổng quan về nghệ thuật đường phố.
1. Tổng quan.



Nền tảng của nền văn hóa châu Âu đã được đặt bởi người Hy Lạp, củng cố bởi những
người La Mã, ổn định của Cơ Đốc giáo, cải cách và hiện đại hóa của thế kỷ mười lăm
Phục hưng và cải cách, toàn cầu hóa của các nhà tư bản châu Âu. Qua nhiều năm tháng
biến động về lịch sử, kinh tế và xã hội, Châu Âu vẫn giữ nguyên trong lòng mình những
đường nét cổ điển và sang trọng của một nền văn hóa nổi tiếng. Có những đường nét
văn hóa rất riêng của Châu Âu mà không nơi nào trên thế giới có được hoặc nếu có thể
có được cũng không bao giờ đủ sự tinh túy độc đáo bằng chính nơi đã sản sinh ra nền
văn hóa này.
Khởi đầu lịch sử Phương Đông và Phương Tây có sự phát triển ngang bằng nhau từ thời
tiền sử. Qua cổ đại và giai đoạn phong kiến, cả hai đều phát triển những bản sắc độc
đáo riêng của mình cùng với đó là sự xuất hiện dấu ấn riêng về văn hóa, văn học, nghệ
thuật. Nhưng từ thế kỷ thứ XIV đến thế kỷ XVII với phong trào phục hưng, phương
Tây đã không ngừng lớn mạnh và phát triển về nhiều mặt. Tiếp đến nhiều thành tựu nở
rộ trên mặt trận tư tưởng, khoa học kỹ thuật đã làm cho Phương Tây trở thành những
những cường quốc. Đến thế kỷ XVIII cùng với sự lớn mạnh của giai cấp tư sản đã đứng
lên lãnh đạo nhân dân lật đổ giai cấp phong kiến để giành quyền tự chủ, với ba quốc gia
tiêu biểu là Hà Lan, Anh và Pháp. Tinh thần khai sáng đã nhanh chóng đưa phương Tây
từ nền văn minh nông nghiệp sanh nền văn minh cơ khí, cơ giới hóa, kỹ thuật hóa.
Cùng với đó là sự ổn định về đời sống vật chất và phát tiển về các lĩnh vực tinh thần.
Hiện nay, nền văn hóa Châu Âu là nền văn hóa có sức mạnh ảnh hưởng lớn nhất trên
toàn thế giới, bao gồm tất cả các châu lục còn lại như Châu Á, Châu Mỹ, Châu Úc,
Châu Phi… Lý do một phần do những năm tháng lịch sử đô hộ và xâm chiếm của các
đế quốc Châu Âu, một phần do chính sức hấp dẫn không cưỡng lại được của nền văn
hóa nổi tiếng này vào những năm của thế kỷ XIX và XX. Nghệ thuật đường phố đã trở
thành một nét riêng biệt; một loại hình văn hóa không thể thiếu được mỗi khi nhắc đến
Châu Âu . Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các thể loại cũng như lịch sử hình thành các
loại hình nghệ thuật đường phố ở Châu âu để hiểu sâu sắc hơn về các nét nghệ thuật độc
đáo này.



2.

Khái niệm:

Nghệ thuật là hoạt động nhận thức của con người bằng hình tượng nghệ thuật – các
hình tượng nghệ thuật được sáng tạo với các loại thể nhất định và theo khả năng của
người nghệ sĩ. Mỗi loại hình nghệ thuật có công chúng riêng, có khả năng biểu hiện tác
động đến thị giác hay thính giác hoặc cả 2 nhằm phản ánh cuộc sống và bộc lộ tình cảm
của người nghệ sĩ sáng tạo.
Nghệ thuật thường có 2 loại là nghệ thuật không gian (kiến trúc, điêu khắc, hội họa…)
và nghệ thuật thời gian (âm nhạc, truyền thanh, điện ảnh, truyền hình…) và thường
phản ánh 3 mối quan hệ: thời đại – tác giả và công chúng. Thông qua hình tượng nghệ
thuật tác giả thường gửi gắm một thông điệp nào đó đến với công chúng của mình.
Nghệ thuật đường phố hay còn gọi là biểu diễn nghệ thuật trên đường phố là một nét
quen thuộc của nhiều nền văn hoá trên thế giới .Nghệ thuật đường phố - Street Art là
một thuât ngữ chung xác định các hình thức nghệ thuật thị giác được tạo ra ở địa điểm
công cộng, thường là tác phẩm nghệ thuật tự do lấy cảm hứng từ môi trường đô thị mà
được biết đến nhiều nhất là graffiti. Thuật ngữ này bao gồm như graffiti, điêu khắc, vẽ
phấn màu, nghệ thuật dán sticker, poster nghệ thuật đường phố, trình chiếu video, sắp
đặt trên đường phố … Các nghệ sĩ đường phố dùng mội trường hiện tại làm ngôn ngữ
sáng tác riêng cho mình. Họ cố gắng tạo ra các tác phẩm để giao tiếp với tất cả mọi
người, kết mối liên hệ xã hội với những ý tưởng nghệ thuật trong từng tác phẩm đặc
thù.
3.

Lịch sử hình thành và phát triển.

Ban đầu, nghệ thuật đường phố - Street Art được sử dụng với mục đích thuần túy là
công cụ đánh dấu lãnh thổ của những nhóm thanh niên trẻ sống trong thành phố hay thể

hiện quan điểm chính trị, hiện đang dần thay đổi như một phương tiện làm đẹp và tái
tạo đô thị. Đôi khi, nghệ thuật đường phố - Street Art còn được sử dụng như mục đích
truyền thông hoặc thương mại. Nestle,Greenpeace, McDonalds hay IKEA là những
công ty bắt đầu sử dụng nghệ thuật đường phố - Street Art như một công cụ quảng cáo
và tiếp thị.
Nghệ thuật đường phố - Street Art phần lớn được cho rằng bắt đầu bùng nổ từ New
York – Mỹ với giai đoạn trứng nước trong những năm 1960, trưởng thành hơn vào thập
niên 70 và từ 1980 thì phát triển và phân hóa mạnh mẽ.


Vào những năm 1960, ở thủ đô nước Mỹ, người ta ghi nhận những tác phẩm thai nghén
đầu tiên của một làn sóng nghệ thuật bao phủ khắp thế giới chỉ vài mươi năm sau. 1980
và 1990, những năm này nghệ thuật đường phố phát triển nhanh và mạnh hơn dựa trên
những mâu thuẫn chính trị giữa một bộ phận người dân và chính quyền Mỹ. Sau giai
đoạn này, nghệ thuật đường phố đã đánh chiếm cả thế giới với nhiều loại hình, nhiều
cách thức dù âm thầm hay ồ ạt.
Trước đây, khi nói đến nghệ thuật đường phố, rất nhiều người phương Tây sẽ nghĩ ngay
đến những gã mặc áo có mũ trùm đầu, tay cầm bình sơn, hay chửi thề và phá hoại cảnh
quan với những thông điệp nổi loạn. Đó là vào khoảng những năm 1970, khi phong trào
phản chiến diễn ra mạnh mẽ. Những người biểu tình, những thanh niên bất bình chọn
việc phun lên tường những lời tuyên bố giận dữ chống đối lại chính quyền.Cứ sau mỗi
đêm, những bức tường của nhà ga, các thành cầu hay những khu phố cổ lại chi chít
những hình vẽ sặc sỡ.Người qua đường phần lớn chẳng hề bận tâm đến những thông
điệp lộn xộn được ghi trên đó, một số người khác thì tỏ ra rất giận dữ.
Chẳng bao lâu sau khi graffiti (nghệ thuật vẽ tranh trên đường phố) xuất hiện, đột nhiên,
truyền thông bỗng thay đổi thái độ – những người lên án graffiti trước đây giờ bị chê là
thủ cựu, không nhìn thấy được vẻ đẹp thực sự của nghệ thuật, còn những tác phẩm bị
coi là làm dơ bẩn cảnh quan giờ đây được đánh giá như các kiệt tác. Đó là bởi giữa trào
lưu của những bức tranh màu phun sơn loạn xạ, có những nghệ sĩ thực sự xuất hiện,
đỉnh cao có thể nói là Robert Banks, hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc hơn:

Banksy.
Những tác phẩm phun sơn của Banksy đã trở nên quá nổi tiếng đến mức người ta sẵn
sàng gỡ phần bức tường mà ông vẽ ra, rồi bán tác phẩm với giá đắt đỏ. Sự thành công
của ông trở thành cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ đường phố khác và cả các cá nhân sưu
tầm tác phẩm nghệ thuật. Người ta nhận ra rằng các bức tường, hầm cầu cũ kỹ cũng có
thể trở thành phần nền để các nghệ sĩ sáng tạo. Các tác phẩm mang tính chất bốc đồng
cũng dần bớt đi, thay vào đó là các tác phẩm có đầu tư, mang thông điệp rõ ràng và tạo
thiện cảm hơn.
Tuy nhiên, trước khi tôn vinh Banksy, những người ủng hộ nghệ thuật hiện đại đã có
những động thái thể hiện sự tôn trọng dành cho graffiti, và coi đó là một thể loại nghệ
thuật đô thị.


Từ cuối 1970, đầu 1980, một số góc phố tại New York như Houston Street hay Bowery
đã trở thành không gian tự do của các nghệ sĩ đường phố. Một số khu vực tại Anh như
Brixton hay Westbourne Grove cũng cho phép các nghệ sĩ tự do thể hiện, ghi lại tên tuổi
của mình. Và khi giới trẻ bắt đầu chú ý đến những bức tranh sặc sỡ trên tường cũng là
lúc những người làm trong lĩnh vực truyền thông nhận thấy sức ảnh hưởng của những
tác phẩm đầy màu sắc tưởng chừng ngớ ngẩn ấy.
Nhờ sự quảng bá của truyền thông, một số nghệ sĩ đường phố đã dần dần bước vào thế
giới nghệ thuật chính thống – dù họ vẫn tiếp tục sáng tác trên đường phố. Nhiều thương
hiệu ngay lập tức nhận ra hiệu quả thị giác của những tác phẩm trên các bức tường,
thành cầu và mau mắn hợp tác với các nghệ sĩ để tổ chức các chiến dịch quảng cáo.Một
số nghệ sĩ thì tự phát triển sản phẩm dựa trên thương hiệu cá nhân của mình. Keith
Haring là một trong những nghệ sĩ sớm đi theo con đường này khi mở ra một cửa hàng
tại khu SoHo (New York), bán quần áo, đồ chơi. Ông còn thiết kế quảng cáo cho một
hãng rượu và đồng hồ Swatch.
Càng về sau này, sự tôn vinh dành cho các nghệ sĩ đường phố càng trở nên hiển nhiên
hơn. Năm 2008, nghệ sĩ Shepard Fairey vẽ nên một bức chân dung ứng cử viên tổng
thống vào thời điểm đó là Barack Obama trên phố. Sau đó, anh mau chóng được những

người phụ trách vận động bầu cử đặt hàng vẽ một tấm chân dung Obama cho riêng cuộc
bầu cử. Tấm chân dung này, thậm chí sau đó còn được đưa lên làm bìa của tạp chí Time.
Hiện nay nghệ thuật đường phố - Street Art có mặt tại trên toàn thế giới, từ trong các
thành phố lớn đến khu vực ngoại ô với sự phát triển đa dạng về nội dung, kĩ thuật thể
hiện và thể loại. Các nghệ sĩ đường phố, thông qua những tác phẩm nghệ thuật đường
phố - Street Art đã từng bước thể hiện khả năng sáng tạo nghệ thuật của mình và trở
thành 1 thứ không thể thiếu trong xã hội hiện đại.
II. Các loại hình nghệ thuật đường phố
Đế chế hùng mạnh của nghệ thuật đường phố bắt đầu từ những nhóm thanh niên cần
đánh dấu lãnh thổ. Nghệ thuật đường phố cũng đã trải qua nhiều thăng trầm để vươn
đến vị trí quan trọng như hôm nay. Nói đến nghệ thuật đường phố, chúng ta sẽ nghĩ
ngay đến graffiti nhưng kỳ thực nghệ thuật đường phố không chỉ có những bức tranh
tường, ngoài ra chúng ta còn bắt gặp những màn hình, bảng biểu khổng lồ ngoài trời
phục vụ cho truyền thông hoặc quảng cáo, những nhóm người nhảy flashmob đâu đó
giữa khu trung tâm thương mại hay công viên, những bức tường dán đầy sticker, một


vài sự kiện sắp đặt trên đường phố… tất cả đều là “street art”. Có thể chia nghệ thuật
đường phố thành 2 loại hình cơ bản: nghệ thuật đường phố truyền thống và nghệ thuật
đường phố hiện đại.
1.

Nghệ thuật đường phố truyền thống.

Nghệ thuật đường phố truyền thống là hình thức nghệ thuật phổ biến nhất trên đường
phố. Các nghệ sĩ thường dùng phun sơn hoặc lăn sơn với các kĩ thuật khéo léo hoặc
phức tạp tạo bức tranh trên bề mặt công cộng, phổ biến là các bức tranh tường – graffiti.


Tranh phun sơn (tiếng anh là Graffiti ) có nguồn gốc từ chữ "graphein" trong tiếng Hy

Lạp - có nghĩa là viết. Sau này, nó trở thành từ "graffito" trong tiếng LaTinh. Và "
Graffiti" là dạng số nhiều của "graffito". Hiểu cách đơn giản, graffiti là vẽ, viết chữ
nguệch ngọac lên một bề mặt phẳng. Đây là một loại hình nghệ thuật công cộng
hay nghệ thuật đường phố có thể hình thành bằng các hình thức đơn giản trên các bức
tranh tường ở các đường phố, khu phố và được vẽ bằng sơn hoặc đánh dấu bằng bất cứ
vật liệu gì hay chỉ là vẽ bằng sơn xịt lên những nơi có bề mặt phẳng, rộng. Nghệ thuật
"Graffiti" còn có một tên gọi khác là " mỹ thuật tội lỗi ".
Graffiti đã từng tồn tại từ thời cổ đại, ở Hy Lạp cổ đại và Đế chế La Mã trong những
bức tranh mang tính thần thoại, đời sống xuất hiện trên các đền thờ hay các khu công
cộng. Trong thời hiện đại nghệ thuật "Graffiti" xuất hiện trở lại lần đầu tiên ở New Your
vào những năm 1970. Nghệ thuật "Graffiti" ban đầu phần lớn do các thanh niên ở đây
sử dụng các chỗ công cộng như trạm điện thoại, trạm xe điện ngầm để vẽ tên của mình.
Ban đầu chỉ là vài bức đơn giản sau đó được nhân rộng ra khắp khu New York. Với
những tác phẩm phức tạp, kích thước ngày càng lớn hơn, phong cách ngày càng đa
dạng hơn, nổi bật là những hình được vẽ bằng kỹ thuật 3D.
Năm 1973 tờ NEWYORK MAGAZINES mở một cuộc bầu chọn tác phẩm xuất sắc
nhất trong đường xe điện ngầm và từ đó thừa nhận một môn nghệ thuật mới mang tên
'Graffiti". Năm 1976, ông CAINE đã làm sửng sốt mọi người, khi đã hoàn tất một bức
vẽ bao trùm cả một đường ống tàu điện ngầm. Trong thời gian này cũng có rất nhiều
bạn trẻ khắp nơi trên khắp thế giới sáng tạo những kiểu cách cho riêng mình. Tuy nhiên
nhữngkiểu chữ thông thường đã biến mất thay vào đó là những kiểu chữ méo mó dị
dạng nhưng vẫn mang đậm chất nghệ thuật. Có thể kể tên 1 số cách tân từ nghệ thuật
truyền thống sau:











Stencil – Khuôn tô: Đây là 1 loại tác phẩm được hình thành bằng cách phun sơn qua
khuôn giấy thường là giấy nến hoặc bìa các tông. Các hình ảnh có thể dễ dàng sao chép.
Blek le Rat được coi là cha đẻ của stencil graffiti, phổ biến với các hình ảnh của những
con chuột của ông trên những bức tường ở Paris vào đầu những năm 1980.
Sticker – dán nhãn: là một cách đơn giản và nhanh chóng để truyền tải một hình ảnh
hoặc thông điệp ở không gian công cộng bằng những miếng dán tự chế hoặc thiết kế in
sẵn. Sticker – dán nhãn nghệ thuật được coi là một tiểu thể loại của nghệ thuật hậu hiện
đại. Nhiều công ty truyền thông cho sản phẩm của họ bằng những hình dán dễ thương,
những họa tiết phong phú từ những hình dán đem lại cho người nhìn sự thoải mái , dễ đi
vào tâm trí hơn là những con chữ hay áp phích cứng nhắc.
Khảm Mosaic: là nghệ thuật tạo ra hình ảnh từ một tập hợp các thành phần nhỏ hoặc
mảnh nhỏ, tương tự như hình thức sử dụng các thành phần đơn lẻ tập hợp trong một tác
phẩm lớn của nghệ thuật. Khảm mosaic không chỉ là các vật liệu như gạch nung mà còn
bằng nhiều vật liệu khác nhau như kẹo dẻo, một số thành phố đã trang trí cả một con
đường
đầy
họa
tiết

mùi
vị
ngọt
ngào
từ
kẹo.
Có nhiều bức khảm khác nhau như hoa , gấu trúc và những hình học khác.
Nhiều con đường trên khắp thế giới được khảm chủ yếu bằng gạch nung từ những

người thợ thủ công chuyên nghiệp, những tấm gạch được nung và khảm thành nhiều
hình thù độc đáo, tạo nên một khối thống nhất.
Wood blocking sử dụng hình ảnh minh họa trên một miếng gỗ dán hoặc các vật liệu rẻ
tiền tương tự gắn bằng bu lông. Nó đã trở thành một hình thức graffiti sử dụng để minh
họa dấu hiệu, áp phích, hoặc thành phần quảng cáo dạng đứng hoặc treo.
wood blocking ra đời phục vụ cho hàng loạt đối tượng công ty truyền thông, vì hình
thức này không quá tốn kém với người sử dụng. Đồng thời các hình ảnh này cũng khá
dễ trong quá trình tháo lắp và di chuyển.
Ngoài hình thức truyền thống, nghệ thuật đường phố không ngừng phát triển về thể loại
lẫn hình thức với sự tham gia đông đảo của mọi tầng lớp trên toàn thế giới, đặc biệt là
giới trẻ đã tạo nên nhiều hình thức mới mang tính hiện đại và tính nghệ thuật cao.
2.

Nghệ thuật đường phố hiện đại.

Cuối thế kỷ XX đầu XXI với sự ổn định và phát triển không ngừng của đời sống - kinh
tế - xã hội, nhất là xu hướng toàn cầu hóa đã làm cho thế giới trở nên nhỏ bé. Cùng với
cuộc cách mạng truyền thông, truyền hình, số hoá, những ứng dụng công nghệ, kỹ thuật
mới đã được các nghệ sĩ tận dụng, hỗ trợ cho các sáng tác nghệ thuật thị giác. Thời đại


mới cần những hình thức diễn đạt mới, thể hiện được tốc độ sống và những thành tựu
kỹ thuật cao, từ những phức cảm thẩm mỹ đương đại. Chính vì thế trào lưu nghệ thuật
này đã xuất hiện thêm nhiều loại hình hoạt động mới như : parkour, ảo thuật, tâng bóng
nghệ thuật, popping, hiphop, rap, contact juggling, skate board, patin, guitar, diễu hành
đường phố, flea market ... có rất nhiều loại hình nghệ thuật đường phố mới nhưng điển
hình nhất là 1 số hình thức nghệ thuật sau:







Video Projection – Trình chiếu Video: Trên thế giới và các nước trong khu vực,
Digital art và Video art không còn là xa lạ trong các cuộc triển lãm nghệ thuật hiện nay,
nó trở thành một phương tiện biểu đạt bình thường của sáng tạo nghệ thuật thị giác và
đang từng bước tranh giành vị trí với nghệ thuật “truyền thống” như hội họa, đồ họa giá
vẽ. Đây là hình thức nghệ thuật kĩ thuật số sống động được tạo dựng hình ảnh qua máy
tính, thao tác lên bề mặt công cộng thông qua hệ thống ánh sáng và hình chiếu. Hình
thức này có họ hàng với điện ảnh, truyền hình.
Street installation – Thiết đặt đường phố: là một xu hướng phát triển của Nghệ thuật
đường phố - Street Art. Street installation sử dụng đối tượng 3D và không gian để tác
động lên môi trường đô thị, thay đổi những dấu hiệu trên đường phố hay tạo ra ảo ảnh
quang học.
Flash mobbing: tiếng Anh, dịch là một cuộc huy động chớp nhoáng hay ngắn gọn
là đám đông chớp nhoáng, "tự phát ngẫu hứng"…đây là màn trình diễn nghệ thuật
đường phố của một nhóm người đông đảo đã hẹn trước cùng thực hiện một việc gì đó lạ
mắt và lý thú theo kịch bản hay tự phát ngẫu hứng rồi lập tức giải tán nhanh như là chưa
hề có chuyện gì xảy ra. trong một thời gian ngắn, sau đó nhanh chóng giải tán. Flash
mob thông thường chỉ để làm một trò lạ mắt, vui nhộn, ngẫu hứng vô thưởng vô phạt
nhằm góp vui cho mọi người, nhưng nhiều khi nó còn được sử dụng để gây chú ý trong
việc truyền một thông điệp cụ thể nào đó. Hiện nay nó còn được sử dụng trong các mục
đích khác nhau, ví dụ như việc tỏ tình, quảng cáo, biểu tình ,các vấn đề xã hội, chính
trị…
Flash Mob là vũ điệu của cả cộng đồng, không những giúp giải tỏa căng thẳng mà còn
kết nối mọi người với nhau. Mặc dù không phân biệt lứa tuổi, tuy nhiên do hoạt động
vui nhộn và sôi động, Flash mob dễ dàng thu hút các bạn trẻ tuổi teen trên toàn thế giới
tham gia.




Yarn bombing: là loại hình nghệ thuật đường phố sử dụng màu sắc của vải dệt hoặc
móc chứ không phải bằng sơn hay phấn. hình thức nghệ thuật này có nguồn gốc từ






Texas - Mỹ, khi họ cố gắng tìm cách sáng tạo để sử dụng số vải dệt còn sót lại hoặc
chưa hoàn thiện. Yarn bombing đơn thuần tạo nên vẻ đẹp và sự sáng tạo.
ở khắp mọi nơi bằng các tấm vải đa màu sắc được ghép lại để tạo nên một vật dụng
công công hay một thứ trang trí trên đường phố.
Ảo Thuật Đường Phố: Ảo Thuật là bộ môn nghệ thuật đã có từ lâu đời, và được người
nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu với những sự chuẩn bị “công phu” và đẹp mắt. Ảo thuật
đường phố đã bắt đầu từ rất lâu nhưng đến những năm gần đây trào lưu này mới thực sự
nở rộ. Vào năm 2000 David Blaine đã làm 1 TV Show về ảo thuật đường phố và nó đã
làm cho hình thức nghệ thuật này sự phổ biến.
Tâng bóng nghệ thuật: Bóng đá nghệ thuật là môn thể thao mà người chơi tự do sáng
tạo, phát triển cũng như thể hiện mình với trái bóng qua những kỹ năng cơ bản của
bóng đá như tâng bóng, thăng bằng bóng, từ đó người chơi có thể sáng tạo cũng như kết
hợp với những môn nghệ thuật khác.
“Tâng bóng nghệ thuật" hiện nay đang trở nên rất cuốn hút, tạo ra một trào lưu chơi thể
thao cho tất cả mọi lứa tuổi, không phân biệt nam nữ và thường được biểu diễn ở nơi
đông người qua lại. Chỉ với 01 trái bóng, người tham gia có thể thực hiện được rất
nhiều động tác đẹp mắt, với kỹ thuật điêu luyện, tự do thể hiện khả năng, phong cách và
cá tính riêng, và có thể trở thành một "nghệ sỹ" thực thụ trong mắt bạn bè và những
người xung quanh.




Parkour (tên gọi khác trong tiếng Anh là Free running - chạy tự do): là một môn nghệ
thuật trong thế giới hiện đại của giới trẻ. Đặc điểm chính của parkour là người thực hiện
phải di chuyển thành thục thông qua các bước nhảy, nhào lộn... trên các địa hình không
bằng phẳng khác nhau.Việc di chuyển này phải được thực hiện rất nhanh và để tham gia
nhóm parkour, người chơi phải có sức khoẻ tốt và ưa mạo hiểm.
Trước năm 2002, thì Parkour mới chỉ được một bộ phận nhỏ thanh niên Paris biết đến,
mãi cho đến khi BBC công bố đoạn phim tư liệu mang trên giờ cao điểm mô tả chi tiết
môn thể thao này thì nó mới được giới thiệu rộng rãi và nhanh chóng trở nên phổ biến
trên toàn thế giới



HipHop: là hình thức nghệ thuật sự kết hợp giữa âm nhạc và các kỹ năng nhào lộn cơ
thể. Hip hop hiện lên với hình ảnh về một người với những bước chân thoăn thoắt,
những màn nhào lộn ngoạn mục trong những điệu nhạc mạnh và trở thành một trào lưu
mới, một làn sóng mới rất thịnh hành trong giới trẻ trên toàn thế giới.


Trên đây là 1 số hình thức nghệ thuật đường phố được đông đảo quần chúng tham gia
và có sức lan tỏa mạnh và mang tính toàn cầu. Ngoài ra còn có nhiều hình thức nghệ
thuật đường phố khác mang phong cách địa phương.
III . Ảnh hưởng và tác động của nghệ thuật đường phố.
1.

Ảnh hưởng của nghệ thuật đường phố ra bên ngoài.

Mảnh đất Châu Âu vốn nổi danh với nghệ thuật đường phố phong phú và đa dạng, từ
những nguồn cảm hứng khác nhau,nền văn hóa khác nhau. Châu âu tạo cho mình 1
phong cách mới lạ ở mỗi thời kì lịch sử .Ở mỗi góc nhỏ Châu Âu đều có thể cho ta thấy

toàn cảnh tuyệt đẹp với các loại hình nghệ thuật đường phố với những phong cách khác
nhau thường đan xen hòa hợp trong từng quảng trường,thị trấn, dọc các đường phố
chính ,lâu đài hoặc các khu vực nhà thờ như để cạnh tranh trong sự phong phú của nghệ
thuật đường phố.Nghệ thuạt đường phố Châu Âu hội tụ đầy đủ tài năng trí óc của người
nghệ sĩ như 1 bức tranh sống động về cuộc sống tấp nập,đông đúc của con người Châu
Âu.
Hiện nay chúng ta thấy một Châu Âu vô cùng sông động và đầy ắp âm nhạc, hội họa
ngay trên con phố, lòng đường, bến tàu ngầm, quán ăn.....Tạo nên bộ mặt hân hoan ấy
là các nghệ sĩ vô danh, nhìn họ rất bình thường, giản dị với những bản nhạc du dương,
sống động như níu chân khách qua đường ,tạo nên một nét đẹp văn hóa không thể thiêu
của người Phương tây.Thành phố là nơi lí tưởng dành cho nghệ thuật sáng tạo .Thành
phố hiện lại tuyệt đẹp qua nghệ thuật đường phố với các loại hình nghệ thuật như: âm
nhạc,hội họa,điêu khắc...
Đi qua các con phố trung tâm, cầu cảng và nhà ga tàu điện ở Châu Phi, Châu Úc, Châu
Á… chúng ta có thể bắt gặp những nghệ sĩ đang hát, chơi nhạc cụ, đóng giả làm các
bức tượng, những thanh niên đang nhảy Hiphop, Flash mobbing... Đến Tây Ban Nha
hay Châu Mỹ Latinh, chúng ta lại bắt gặp những nghệ sĩ ghita nồng nhiệt với giai điệu
Flamenco rộn rã trên đường phố bụi bặm… Đó chính là nghệ thuật đường phố và nó trở
nên quen thuộc với tất cả mọi người, nhất là các vùng thành thị.
Ảnh hưởng mạnh mẽ từ trào lưu văn hóa hip-hop qua phim ảnh, âm nhạc và những môn
thể thao được du nhập từ phương Tây; nổi trội nhất trong số đó là phong cách Graffiti
được phần đông giới trẻ ủng hộ bởi thông điệp mạnh mẽ thể hiện khát vọng tự do phóng
khoáng, xoáy thẳng vào các vấn đề xã hội được thể hiện qua những bức tranh muôn
màu xuất hiện ở khắp mọi ngóc ngách trong thành phố trên khắp thế giới.


Cũng trong năm 2008, bảo tàng danh giá Tate Modern tại Anh cũng tổ chức một cuộc
triển lãm Nghệ thuật đường phố, một lần nữa chính thức coi những tác phẩm trên đường
này là một phần giá trị văn hóa. Điều này hòa chung với trào lưu nghệ thuật đường phố
đã phát triển trên khắp thế giới. Từ Paris, Berlin đến Sao Paolo, Tokyo, Seoul… nghệ

thuật đường phố dần bước vào đời sống, được người dân và chính quyền địa phương
ủng hộ. Thậm chí, chúng còn được coi như một trong những địa điểm quan trọng, thu
hút khách du lịch tham quan.
Khi đến Việt Nam, nghệ thuật đường phố mới đầu chỉ manh nha cùng các yếu tố trong
văn hoá hip-hop nên nhiều bạn trẻ chưa biết đến sự phong phú của nó. Tới nay, cùng
với sự giao lưu mạnh mẽ về văn hóa, sự hỗ trợ thông tin từ các phương tiện truyền
thông, nghệ thuật đường phố đã không còn là cái gì đó quá mới mẻ với giới trẻ Việt
Nam. Chuyện các bạn trẻ biểu diễn break-dance, beat-box hay vẽ graffiti trên các đường
phố đã không còn là sự hiếm.Tuy nhiên, các hoạt động đó vẫn mang đậm tính bột phát,
chưa mang tính thường xuyên, lâu dài và có mục đích cụ thể.
Hoạt động nghệ thuật đường phố mang tính “chuyên nghiệp” nhất tại Việt Nam hiện
nay, nổi bật có hoạt động của nhóm “Sign In”. Mới thành lập từ đầu năm 2010 tại Hà
Nội nhưng đến nay "Sign In" đã có hơn 200 thành viên. Gần như toàn bộ đều là dân
nghiệp dư, song những buổi biểu diễn của họ lại chưa bao giờ thiếu đi sự cuốn hút với
sự đa dạng các loại hình nghệ thuật: chơi nhạc cụ, ca hát, nhảy break-dance, vẽ ký hoạ,
beat-box.... Nhóm đã tự tổ chức và tham gia vào nhiều hoạt động để đưa nghệ thuật
đường phố tới gần hơn với công chúng. Nhóm "Sign In" nói riêng và các tổ chức nghệ
thuật đường phố khác nói chung đã làm cho mọi người sẽ dần thay đổi quan niệm về
nghệ thuật đường phố cũng như trào lưu này của giới trẻ ở Việt Nam hiện nay.
Ở Việt Nam nghệ thuật đường phố trở thành một nét văn hóa đặc trưng thu hút khách
nước ngoài mỗi khi đến đây. Tuy loại hình này vẫn còn khá yếu ớt và mới mẻ nhưng sự
xuất hiện của con đường gốm sứ Hà Nội; những nghệ sĩ đường phố tại các kỳ Festival
Huế ; tác phẩm graffti tại các góc phố nhỏ như Hà Nội ; Sài Gòn ; Huế ; Hội An …. Đã
cho thấy tinh thần sáng tạo của các nghệ sĩ trẻ .
Tuy nhiên một phần vì tinh thần bảo thủ của nhiều người lớn tuổi, một phần vì cách ứng
xử thiếu văn minh của nhiều bạn trẻ khi đến tụ tập, chụp ảnh…nên đã có vài đánh giá
không tốt về nghệ thuật đường phố khi loại hình nghệ thuật mới mẻ này xuất hiện ở
Việt Nam.Nhiều người cho rằng đó là sự bốc đồng, nổi loạn của tuổi trẻ và coi những



bạn trẻ say mê nghệ thuật đường phố là tụ tập, vô công rồi nghề. Cho nên quãng đường
của trào lưu nghệ thuật đường phố ở Việt Nam vẫn còn khá dài và cần nhiều sự quan
tâm, thấu hiểu của cộng đồng trong tiếp thu loại hình nghệ thuật mới này.
2. Tác động của nghệ
2.1.
Mặt tích cực

thuật đường phố.

Nghệ thuật đường phố đang dần thay đổi như một phương tiện làm đẹp, ngoài ra còn
được sử dụng như mục đích truyền thông hoặc thương mại. Mỗi một loại hình nghệ
thuật đường phố cho ta những cái nhìn khác nhau về nét đẹp nhưng chắc chắn luôn có
những điểm chung cho thấy sự phá cách trong nghệ thuật, sự tự do thể hiện tài năng
của mình và sự bày tỏ những suy nghĩ cảm xúc của người nghệ sĩ qua tác phẩm nghệ
thuật của họ. Có thể đưa ra 1 số tác động của nghệ thuật đường phố mang hướng tích
cực sau:
Nghệ thuật đường phố làm lây lan cảm xúc: Từ cảm hứng sáng tạo, khát vọng cháy
bỏng tạo nên động lực bên trong, thôi thúc nghệ sĩ đường phố thể hiện vào trong tác
phẩm của mình đã truyền đạt một thông điệp, thông tin nào đó đến với quần chúng. Và
những tác phẩm nghệ thuật đó có thể đem đến cho mọi người những phản ứng tình cảm
dễ chịu, thoải mái và bình tĩnh, hay kích thích sự sáng tạo và hứng khởi. Cho nên
Tônxtôi có câu: "Sự hoạt động của nghệ thuật chính là dựa trên cái khả năng những
người này bị lây cảm xúc của những người khác...Những cảm xúc hết sức đa dạng, rất
mạnh mẽ và yếu ớt, rất có ý nghĩa và rất nhỏ nhặt, rất xấu xa và rất tốt đẹp, chỉ cần
chúng lây lan sang được độc giả, khán giả, thính giả sẽ làm nên đối tượng của nghệ
thuật" (Tônxtôi L.N., Thư gửi N.N. Xtrakhốp ngày 23 tháng 4, 1876, Toàn tập tác
phẩm, t62, M 1953)
Nghệ thuật đường phố giúp người xem trút xả tinh thần (street): Nhờ tính sáng tạo
và tính linh hoạt đa sắc màu của nghệ thuật đường phố đã giúp cho tâm hồn của người
xem được cởi mở, trút xả mọi lo lắng, buồn phiền.. Thay vào đó họ có thể bộc lộ cảm

xúc, khống chế và giảm căng thẳng thông qua các hình thức nghệ thuật do chính mình
thể hiện.
Người nghệ sĩ đường phố có thể biểu diễn bất cứ bộ môn nghệ thuật nào mà nó mang
lại niềm vui cho người xem, hoặc đơn giản chỉ là thỏa mãn sở thích, niềm đam mê của
bản thân. Đó có thể là hát, chơi nhạc cụ, biểu diễn xiếc hoặc ảo thuật, nhảy múa… Ai


cũng có thể trở thành một nghệ sĩ! Đặc biệt, rất nhiều bạn trẻ đã xem loại hình nghệ
thuật này như một phần của đời sống bởi họ thích cái chất phóng khoáng, tự do và cởi
mở của nó.
Nghệ thuật đường phố thúc đẩy sự hình thành và xuất hiện hành vi sáng tạo: Việc
thưởng thức nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo, bởi để cảm thụ nghệ thuật thì đơn thuần
việc trải nghiệm thành thật các cảm xúc đã chiếm lĩnh tác giả vẫn chưa đủ, còn nhất
thiết phải khắc phục một cách sáng tạo cảm xúc của bản thân. Do đó trong các tác phẩm
nghệ thuật đường phố, mỗi cá nhân sẽ tự thể hiện tài năng và bộc lộ tính sáng tạo, tính
thẩm mỹ cao để tạo nên cá tính và đặc thù riêng.
Nghệ thuật đường phố mang đến cái nhìn về góc khuất hiện thực xã hội: Những
hình thức biểu diễn đường phố đã phần nào làm hiện lên các vấn đề như: vô gia cư,
không việc làm....được phô bày trong âm nhạc, trong các bức họa thậm chí cả trong
điêu khắc .Tất cả sự phản ánh đó như kêu gọi sự quan tâm nhiều hơn của con người với
đồng loại qua góc nhìn nghệ thuật.
Ngoài ra ở Châu âu và 1 số nước trên thế giới sự có mặt của những người nghệ sĩ vô
danh, những nhạc công với những cái ống bơ hoặc một cái mũ lật ngược dưới chân để
hứng tiền lẻ, những bản nhạc rộn ràng, du dương, sống động…cũng là hình thức để níu
chân khách qua đường như một nét văn hóa không thể thiếu của thành phố hiện đại.
2.2.

Mặt tiêu cực.

Bên cạnh những khía cạnh tích cực mà nghệ thuật đường phố đem lại thì cũng có không

ít vấn đề bất cập mà môn nghệ thuật này đem lại. Chúng ta có thể điểm đến 1 số mặt
hạn chế như: hình thành lối sống buông thả, bốc đồng trong tầng lớp thanh niên mới
lớn, ô nhiễm môi trường, mất cảnh quan đô thị, hình thức trục lợi bất chính…
Những cuộc đấu giá các tác phẩm nghệ thuật đường phố ngày càng được tổ chức nhiều
hơn nhưng phần lợi ích chỉ thuộc vào 1 cá nhân hay tổ chức nào đó mà người nghệ sĩ
đường phố vẫn không được tôn vinh. Các tác phẩm của họ được gỡ ra khỏi đường phố,
đóng khung kính và đem trưng bày tại những bảo tàng sang trọng rồi sau đó được bán
với giá cao ngất ngưởng mà người nghệ sĩ không hề hay biết. Cụ thể như khi Banksy
trở nên nổi tiếng, tác phẩm của ông trên các con phố không còn được yên ổn như trước
đây. Tháng 5/2014, nhiều tác phẩm danh tiếng của ông như Noball game hay Liverpool


Rat sau khi bị ăn cắp đã được tổ chức bán đấu giá công khai, bất chấp sự phản đối dữ
dội của chính tác giả và người hâm mộ. Số tiền thu được từ cuộc đấu giá này ước tính
lên tới hàng triệu USD mà phần tác giả không được lợi gì.
Những trào lưu, lối sống mang tính hiện đại trong nghệ thuật đường phố đã bộc lộ một
số hình ảnh tiêu cực ít nhiều tác động vào giới trẻ . Một bộ phận không nhỏ giới trẻ có
lối sống; hình thức thể hiện quá phóng khoáng và phi văn hóa gây ô nhiễm môi trường
và ảnh hưởng không nhỏ cho xã hội.
IV Tổng kết
Có thể nói nghệ thuật đường phố là một bước đệm để mang nghệ thuật đến gần hơn với
mọi người, vì đường phố là nơi hội tụ tất cả những tầng lớp trong cuộc sống. Nghệ thuật
đường phố ra đời mang đến một bộ mặt mới cho đô thị và một cách thức mới để nắm
bắt được nhịp điệu của một thành phố. Nghệ thuật đường phố đã tạo nên một nét văn
hóa mới lạ,thu hú, không chỉ no nê con mắt ngắm nhìn mà thông qua chúng ta sẽ phần
nào hiểu về văn hóa, lịch sử thông qua điêu khắc, hội họa, âm nhạc...của dân tộc đó.
Nghệ thuật đường phố Châu Âu luôn có chỗ để lên ngôi, những nét đẹp này là những
thứ không thể thiếu được trong sự biểu trưng cái đẹp của cuộc sống.
Nghệ thuật đường phố ngày nay đã bước chân từ trong các bảo tàng, triển lãm để dạo
chơi trên các con phố trên khắp thế giới. Nghệ thuật đường phố ra đời mang đến một bộ

mặt mới cho đô thị và một cách thức mới để nắm bắt được nhịp điệu của một thành phố.
Cũng như các địa điểm văn hoá, nghệ thuật, giải trí khác, những bức tranh trên tường
cũng trở thành một điểm tham quan được nhiều du khách quan tâm khi đến thăm một
thành phố nào đó và là điểm nhấn không thể thiếu trong thế giới hiện đại ngày nay. Cho
nên việc phát triển nghệ thuật đường phố theo hướng tích cực là trách nhiệm của cộng
đồng và toàn xã hội để trả lại nét đẹp cho các loại hinh nghệ thuật nói chung và nghệ
thuật đường phố nói riêng.
Tài liệu tham khảo
1. Sách lịch sử văn minh thế giới Vũ Dương Ninh (chủ biên) Nguyễn Giao Phu, Nguyễn
Quốc Hùng, Đinh Ngọc Bảo.
2. Nghệ thuật Châu âu và các bài viết về Nghệ thuật đường phố trên các trang tạp chí
Thế giới ; Sống trẻ ; Văn hóa….


3. Mark Olga: welcome to Europe.
4. Nguyễn Qúy Đại: Nghệ thuật đường phố trên khắp thế giới(2003)
5. Bùi Mỹ Hạnh: Những điều bạn chưa biết về văn hóa châu âu,nxb trẻ,tp hà nội.
6. GS:Đặng Minh Chí: nền văn hóa châu âu.
7. Phan Mạnh Hùng: Đôi điều về ‘’street art’’.
8. PGS-TS. Trần Duy Hinh: Giáo trình Nghệ Thuật học, nxb giao thông vận tải Hà Nội2010



×