Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Tìm hiểu và xử lý ngộ độc hóa chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.71 KB, 52 trang )

Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất
Bộ môn: Hóa Phân Tích.

MỤC LỤC
LỜI CẢM TẠ
LỜI NÓI ĐẦU
MỤC LỤC…………………………………………………………………..….……3
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG…………………..........................................7
1.

Lý do chọn đề tài..........................................................................................8

2.

Mục đích nghiên cứu....................................................................................8

3.

Đối tượng nghiên cứu...................................................................................8

4.

Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................8

5.

Phương pháp nghiên cứu..............................................................................8


PHẦN 2: TỔNG QUAN………………………………………………………….…9
Chương 1: Tình hình môi trường nhiễm bẩn và thực trạng ngộ độc trên thế giới và Việt
Nam……………………………………………………………………………………….9
1.1

Định nghĩa……………………………………………………………...….9

1.2

Tình hình môi trường bị nhiễm bẩn…………………………………...…..9

1.2.1 Những yếu tố dẫn đến môi trường bị nhiễm bẩn……………………….….9
1.2.2 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc…………………………………..10
1.2.3 Phân loại tác nhân ngộ độc……………………………………………….10
1.3

Thực trạng ngộ độc trên thế giới………………………………………....11

1.4

Thực trạng ngộ độc tại Việt Nam……………………………………...…12

Chương 2: Sơ lược về các hóa chất gây ngộ độc…………………………..…13
2.1

Những độc tố kim loại nặng………………………………………….......13

2.1.1Độc tố Thạch tín – Asen (As)…………………………………………….14
2.1.1.1


Nguyên tố As…………………………………………………….........14

GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan

Trang 3

Nhóm I


Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất
Bộ môn: Hóa Phân Tích.

2.1.1.2

Đặc tính nguyên tố…………………………………………………….14

2.1.1.3

Trạng thái tự nhiên…………………………………………………....15

2.1.1.4

Ứng dụng………………………………………………………….…..17

2.1.2Độc tố Thủy Ngân (Hg)…………………………………………………..18
2.1.2.1


Nguyên tố Hg…………………………………………………….……19

2.1.2.2

Đặc tính nguyên tố…………………………………………….………19

2.1.2.3

Trạng thái tự nhiên………………………………………………..…..21

2.1.2.4

Ứng dụng…………………………………………………………..….22

2.1.3Độc

tố Chì (Pb)…………………………………………………………...25

2.1.3.1

Nguyên tố Pb……………………………………………………….…25

2.1.3.2

Đặc tính nguyên tố…………………………………………………….25

2.1.3.3

Trạng thái tự nhiên……………………………………………….…...26


2.1.3.4

Ứng dụng………………………………………………………….…..26

2.1.4Độc

tố Cadimi (Cd)………………………………………………….…...28

2.1.4.1Nguyên tố ………………………………………………………….…28
2.1.4.2Đặc tính nguyên tố………………………………………………….…28
2.1.4.3Trạng thái tự nhiên……………………………………………………30
2.1.4.4Ứng dụng……………………………………………………………...30
2.2

Độc tố Xianua (KCN, NaCN, HCN và [CN]-)………………………...…32

2.2.1

Hợp chất Xianua………………………………………………………32

2.2.2

Đặc tính hóa học ………………………………………………….…..32

2.2.3

Trạng thái tự nhiên……………………………………………………34

2.2.4


Ứng dụng……………………………………………………………...34

2.3

Độc tố Carbon Monoxide (CO)…………………………………………..35

2.3.1

Hợp chất CO…………………………………………………………..35

2.3.2

Đặc tính khí CO……………………………………………………….35

GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan

Trang 4

Nhóm I


Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất
Bộ môn: Hóa Phân Tích.

2.3.3

Trạng thái tự nhiên……………………………………………………36


2.3.4

Ứng dụng……………………………………………………………...37

2.4

Độc tố Photpho (P)………………………………………………….........37

2.4.1 Nguyên tố Photpho……………………………………………………37
2.4.2 Đặc tính nguyên tố…………………………………………………….38
2.4.3 Trạng thái tự nhiên………………………………………………….…40
2.4.4 Ứng dụng……………………………………………………………...41
Chương 3: Những trường hợp ngộ độc thường gặp và biện pháp xử lý……43
3.1

Ngộ độc do bị nhiễm kim loại nặng……………………………….
……...43

3.1.1 Ngộ độc Thạch tín – As…………………………………………………..43
3.1.2 Ngộ độc Hg và những hợp chất của Hg…………………………………..43
3.1.3 Ngộ độc Pb và những hợp chất của Pb (PbO, Pb3O4, chì axetat, chì tetreetyl…)…………44
3.1.4 Ngộ độc Cd và những hợp chất của Cd…………………………………..44
3.2

Ngộ

độc

Xianua




những

hợp

chất

của

Xianua…………………………45
3.3

Ngộ

độc

CO………………………………………………………………45
3.4

Ngộ

độc

Ancaloit

(atropine,

cocain,


nicotin,

bruxin…)

[NaOH,

KOH,

Ca(OH) 2]

………………….45
3.5

Ngộ

độc

chất

kiềm

đặc

………………………...45
3.6

Ngộ

độc




axít





đặc

(H 2SO4,

HCl,

HNO3)

………………………….46
3.7

Ngộ

độc

bởi

AgNO3…………………………………………………………...46
GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan

Trang 5


Nhóm I


Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất
Bộ môn: Hóa Phân Tích.

3.8Ngộ độc Phốtpho và hợp chất…………………………………………….46
3.9

Ngộ độc đồng và hợp chất của đồng (gỉ đồng, thạch lục, v.v…)
………...47

3.10

Ngộ độc kẽm và hợp chất (kẽm axetat, kẽm oxít, ZnSO4)…………….
…47

3.11

Ngộ độc do khí độc (Br2, Cl2, P, focmamdehit, acrolein)
………………...48

3.12

Ngộ độc á phiện và hộp chất (mocphin, laudanum)……………….
……..48


3.13

Ngộ

độc

Strychnin………………………………………………………..49
3.14

Ngộ

độc

các

dung

môi

hữu

cơ……………………………………………49
Chương 4: Phương pháp phòng chống……………………………………50
PHẦN 3: KẾT LUẬN……………………………………………………………...52
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………...……53

GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan

Trang 6


Nhóm I


Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

Năm
Số BN ngôộ đôộc
Tử vong
Tỉ lệ tử vong

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất
Bộ môn: Hóa Phân Tích.

1998

2000

2002

2003

2004

118
10

740
10


1817
18

1669
14

1846
9

8.5%

1.35%

0.99%

0.84%

0.49%

PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.

Lý do chọn đề tài:
Theo kết quả của Bộ Y Tế và những số liệu được thống kê (1996 – 2004) từ các

bệnh viện của các tỉnh (có số liệu đính kèm):
Bảng 1: Số người ngộ độc cấp điều trị tại khoa HSCC (Hồi Sức Cấp Cứu) – Bệnh viện Hai Bà
Trưng.


GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan

Trang 7

Nhóm I


Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất
Bộ môn: Hóa Phân Tích.

Bảng 2: Số bệnh nhân ngộ độc điều trị - Bệnh viện Bạch Mai.
Số bệnh nhân

Số người ngộ

(SBN)

độc cấp (NĐC)

1996

788

123

15,6


1997

1.014

145

14,29

1998

1156

124

10,72

Tổng số

2961

392

13,23

Nǎm

Tỷ lệ %

Qua điều tra thống kê ở trên, người ta cho thấy nguyên nhân ngộ độc chủ yếu là do bị

nhiễm kim loại nặng. Nguyên nhân này chiếm 91% (trong đó có 72% là do chủ ý tự tử,

19% là do ăn uống nhầm lẫn) và 9% là do công tác phòng hộ lao động không chu đáo. Con
đường gây nhiễm độc chủ yếu là qua đường ăn uống (tiêu hoá) và hô hấp chiếm 97%, qua
da là 0.8%. Đối tượng bị nhiễm chủ yếu là đối tượng ở tuổi lao động.
Qua đó, chúng ta nhận thấy rằng đây là một thực trạng đáng lo ngại và cũng là mối
quan tâm lớn của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức xã hội và chính bản thân của mỗi cộng
đồng dân cư, nước ta cũng không ngoại lệ. Chính vì lẽ đó, nhằm góp phần vào việc cải
thiện và xử lý nhạy bén những trường hợp cấp bách cho nên chúng em đã chọn đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu:
 Nhằm phát huy tính tích cực học tập của sinh viên.
 Tập cho sinh viên bước đầu làm quen với nguyên cứu khoa học.
 Viết phần tổng quan lý thuyết về tình trạng ngộ độc hóa chất và các phương
pháp xử lý nhanh chóng.
GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan

Trang 8

Nhóm I


Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa
3.

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất
Bộ môn: Hóa Phân Tích.

Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài chính là những vấn đề về ngộ độc hóa chất và


các biện pháp xử lý cấp cứu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tìm và đọc những tài liệu có liên quan đến đề tài, sau đó tổng hợp và trình bày
một cách cô đọng, tương đối đầy đủ về thực trạng ngộ độc hóa chất và phương pháp
xử lý nhạy bén trong những trường hợp cấp bách hiện nay.
5. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng những kiến thức đã được học; nghiên cứu và phân tích hệ thống hóa lý thuyết…

PHẦN II: TỔNG QUAN
CHƯƠNG 1:
TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG NHIỄM BẨN VÀ THỰC TRẠNG NGỘ
ĐỘC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.1

Định nghĩa:
Ngộ độc là gây tổn thương hay làm chết một sinh vật bằng độc chất, thuốc
hay thức ăn. Ngộ độc cũng bao hàm triệu chứng lâm sàn và cả hoàn cảnh tiếp
xúc với độc chất như tự tử, tai nạn hoặc không cố ý. Ngộ độc cấp tính khi tiếp
xúc với độc chất một lần hoặc nhiều lần trong vòng một ngày, ngộ độc mãn
tính khi tiếp xúc trong thời gian dài, nhiều tháng hay nhiều năm.

1.2

Tình hình môi trường bị nhiễm bẩn:

GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan

Trang 9


Nhóm I


Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất
Bộ môn: Hóa Phân Tích.

1.2.1 Những yếu tố dẫn đến môi trường bị nhiễm bẩn.
1.2.1.1

Sự phát triển đất nước.
Kinh tế mở cửa, hội nhập.
Sự phát triển nông nghiệp, công nghiệp hóa nhằm xuất khẩu.
Phát triển dân số nhanh.
Sự lan tràn của hóa chất (nhập lậu thuốc bảo vệ thực vật, ma túy…).

1.2.1.2

Sự thay đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường.
Suy thoái tầng ozone.

Phá rừng, cháy rừng.
Hủy diệt sinh vật.
Sử dụng công nghệ sinh học cao (thức ăn gia súc, cây quả, ăn uống…).
Thay đổi thời tiết, khí hậu.
Xe máy, chất thải (Dioxin trong chiến tranh, CS).
1.2.2 Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ngộ độc:
 Nhận thức khoa học hạn chế, không song song với phát triển kinh tế.

 Luôn phải tiếp xúc với nhiều chất độc trong môi trường.
 Quản lý - chế tài lỏng lẻo chưa nghiêm túc.
1.2.3 Phân loại tác nhân ngộ độc:

GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan

Trang 10

Nhóm I


Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất
Bộ môn: Hóa Phân Tích.

1.2.3.1 Ngộ độc hóa chất:
Như chất tẩy rửa gia dụng, chất bay hơi, dầu hỏa dùng làm nhiên liệu
trong gia đình, mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật, nọc ong, rắn, côn trùng.
1.2.3.2 Ngộ độc thuốc: Do sử dụng thuốc quá liều, không theo chỉ định của bác sĩ.
1.2.3.3 Ngộ độc thức ăn:
Do nhiễm khuẩn trước hoặc sau khi nấu, bảo quản không thích hợp. Thực
phẩm không an toàn như rau củ dự trữ lượng thuốc trừ sâu, nước bị ô nhiễm,
chất bảo quản thịt cá, màu công nghiệp. Thức ăn độc như nấm, động vật và
sinh vật biển có chứa độc tố.

1.3

Thực trạng ngộ độc trên thế giới:


Bảng 3:

Số
Hoa Kỳ
(1998)
Woolf
(1992)
Úc
(1987 – 1995)
Italia
(1975 – 1990)
Hồng Kông
(1994)
Thái Lan
(1992)
Carolina
(1990 – 1993)
Ấn độ
(1998)
Ireland, Ý, Do Thái, HK, Áo,Pháp
Ba Lan, Nga, Mỹ Latinh, Hungary

ca/năm
> 2 triệu

Tỷ

Tỷ lệ


Tử vong

lệ/100.000
950
580 – 970
210,5
352
113,5

trẻ em

(%)

12,1
29
0,23 – 3,3
Tử: 1,3 – 1
Tử: 1 – 1,7

Ấn Độ
Harare
GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan

12,5
ICU: 21%
Trang 11

Nhóm I



Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

1.4

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất
Bộ môn: Hóa Phân Tích.

Thực trạng ngộ độc tại Việt Nam.

1.4.1

Ngộ độc người lớn:

Bảng 4:

Số bệnh nhân
Số tử vong
Tỉ lệ tử vong (%)
Số bệnh nhân
Số tử vong
Tỉ lệ tử vong (%)

1998
1999
2000
Khoa Hồi Sức Cấp Cứu
118
526
740

10
6
10
8,5
1,14
1,35
48 bệnh viện tỉnh
8110
8339
8916
305
252
244
3,76
3,02
2,74

2001

1 – 6/2002

1100
15
1,36

9976
9
0,09
2298
29

1,26

Tỷ lệ ngộ độc: khoảng 80 bệnh nhân/100.000 dân/năm; 800 bệnh nhân/1 triệu
dân/năm; 64000 bệnh nhân/80 triệu dân/năm.
Tỷ lệ tử vong: 15 bệnh nhân/1 triệu dân/năm; khoảng 1200 người chết/80 triệu dân.
1.4.2

Ngộ độc trẻ em: Chưa có số liệu thống kê.

GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan

Trang 12

Nhóm I


Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất
Bộ môn: Hóa Phân Tích.

CHƯƠNG 2:
SƠ LƯỢC VỀ CÁC HOÁ CHẤT GÂY NGỘ ĐỘC
2.1. Những độc tố kim loại nặng:
Định nghĩa: là một khái niệm để chỉ các kim loại có nguyên tử lượng cao và
thường có độc tính đối với sự sống.
Kim loại nặng thường liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường. Nguồn gốc
phát thải của kim loại nặng có thể là tự nhiên ( như asen As), hoặc từ hoạt
động của con người, chủ yếu là từ công nghiệp (các chất thải công nghiệp) và

từ nông nghiệp, hàng hải (các chế phẩm phục vụ nông nghiệp, hàng hải...).
Nhìn chung, kim loại nặng khi vượt quá giới hạn cho phép đều ảnh hưởng xấu tới
sức khỏe của chúng ta: Ví dụ, Thuỷ ngân (Hg) thường tác động lên hệ thần kinh, nó có
thể gây rối loạn tiêu hoá, phá huỷ chức năng thận và ảnh hưởng tới thai nhi. Nếu Asen
(As) bị ô nhiễm, cơ thể bị rối loạn vận chuyển dinh dưỡng, nó có thể gây rối loạn
chuyển hoá do enzym bị thay đổi và có khả năng gây ung thư biểu mô da, phế quản,
phổi. Chì (Pb) gây nên sự ức chế tạo hồng cầu, ta thường gặp những bênh nhân bị
nhiễm chì có màu da mặt xám rất đặc trưng. Cadimi (Cd) có thể phá huỷ chức năng
thận, làm biến dạng xương. Còn đồng (Cu) tuy tính độc không cao nhưng nó cũng có
khả năng gây tổn thương đường tiêu hoá, gan, thận và niêm mạc....
GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan

Trang 13

Nhóm I


Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất
Bộ môn: Hóa Phân Tích.

Đặc tính của kim loại nặng là không thể tự phân hủy nên có sự tích lũy trong dây truyền
thức ăn của hệ sinh thái. Quá trình này bắt nguồn với nồng độ thấp của các kim loại nặng tồn
dư trong đất, sau đó được tích tụ nhanh trong thực vật, động vật sống dưới nước, tiếp đến là
các sinh vật sử dụng các động vật, thực vật này, cuối cùng đủ lớn để gây hại cho con người.

Trong thời gian qua, báo chí và các phương tiện truyền thông đã phản ảnh nhiều vụ
ngộ độc và những trường hợp ngộ độc này đều có thể đo đếm ngay được. Tuy nhiên có

những sự ảnh hưởng mang tính tiềm ẩn và lâu dài đến sức khỏe con người như sự ảnh hưởng
của các kim loại nặng. Đặc biệt là trong thực phẩm. Để đánh giá sự ảnh hưởng của các kim
loại nặng thì có những quan điểm khác nhau nhưng sự đánh giá hàm lượng mà chúng hấp
phụ vào đất do nước tưới bị ảnh hưởng của các vùng công nghiệp là quan điểm hoàn toàn
hợp lý hơn cả.
2.1.1

Độc tố Thạch tín – Asen (As)

2.1.1.1 Nguyên tố As:
Asen lần đầu tiên được Albertus Magnus (Đức) viết về nó vào năm 1250.
Từ Asen là từ vay mượn từ tiếng Ba Tư -‫ زرنيييخ‬Zarnikh nghĩa là "opiment vàng" (tức thư hoàng). Zarnikh
được vay mượn sang tiếng Hy Lạp thành arsenikon, nghĩa là
đàn ông hay hiệu nghiệm. Asen đã được biết đến và sử dụng
tại Ba Tư và một vài nơi khác.
Albertus Magnus (1193-1280) được coi là người đầu tiên cô lập được Asen
nguyên tố vào năm 1250. Năm 1649, Johann Schröder công bố hai cách điều chế Asen.
2.1.1.2 Đặc tính nguyên tố:

GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan

Trang 14

Nhóm I


Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất

Bộ môn: Hóa Phân Tích.

Asen về tính chất hóa học rất giống với nguyên tố đứng trên nó là Phốtpho (P). Tương
tự như Phốtpho, nó tạo thành các ôxít kết tinh, không màu, không mùi như As2O3 và As2O5
là những chất hút ẩm và dễ dàng hòa tan trong nước để tạo thành các dung dịch có tính axít.
Ngoài ra, Asen tạo thành hiđrua dạng khí và không ổn định, đó là arsin (AsH3):

2As + 3H2  2AsH3.
Sự tương tự lớn đến mức asen sẽ thay thế phần nào cho Phốtpho trong các phản
ứng hóa sinh học và vì thế nó gây ra ngộ độc. Độ độc của Arsenic giảm dần theo thứ tự:
Arsine (AsH3) > As (III) vô cơ > As (III) hữu cơ > As (V) vô cơ > As (V) hữu cơ > các
hợp chất -AsH4 và As-As (III) độc gấp 10 lần As (V).
Asen tương đối bền vững trong nước và không khí. Nó không tác dụng với các
axit yếu. Tuy nhiên, nó tác dụng rất mạnh với axit Sulfuaric đặc. Ở nhiệt độ cao asen có
phản ứng với lưu huỳnh, Clo, Flo và Oxy tạo thành các hợp chất. Phản ứng giữa asen và
hydrô tạo thành Alsenictrihydride đây là loại khí không màu cực độc. Asen không hoà
tan trong nước. Khi bị đốt nóng trong không khí sẽ tạo thành arsenic glass (As 2O3) có
dạng bột hay tinh thể mà người ta gọi là “sương thạch”, “bạch thạch” hay “bạch tín”.
Chất này độc tố rất mạnh, chỉ uống khoảng 0,1 gam con người sẽ tử vong.
Tuy nhiên, ở các liều thấp hơn mức gây ngộ độc thì các hợp chất asen hòa tan lại
đóng vai trò của các chất kích thích.
2.1.1.3 Trạng thái tự nhiên
Vỏ Trái đất chỉ chứa một hàm lượng rất nhỏ thạch tín (~0,0001%); tuy nhiên, nó lại
phân bố rộng rãi trong tự nhiên. Trong tự nhiên, nguyên tố Thạch tín tồn tại ở dạng nguyên
chất với ba dạng hình thù (dạng alpha có màu vàng, dạng beta có màu đen, dạng gamma có
màu xám). Nguyên tố thạch tín cũng tồn tại ở một số dạng ion khác. Thạch tín là nguyên tố
GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan

Trang 15


Nhóm I


Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất
Bộ môn: Hóa Phân Tích.

thứ 33 trong bảng hệ thống tuần hoàn. Nó được xem như một dạng phi kim, hay được gọi:
á kim. Nó mang nhiều độc tính tương tự một số kim loại nặng như Chì và Thủy ngân.

Trong vỏ đất, hàm lượng Asen - một loại chất mà khi nhắc đến mọi người thường
không thông thạo - có khoảng 1 phần triệu. Trong thiên nhiên, asen thường tồn tại dưới
dạng vật chất của lưu huỳnh. Loại quặng chủ yếu nhất của Asen thường gồm 3 thành
phần chính: asen, lưu huỳnh và sắt (arsenopyrit: FeAsS). Những khoáng vật này đem
nung trong môi trường cách hiệt với không khí sẽ có thể điều chế được asen (arsenium).
Dạng vô cơ của thạch tín độc hơn so với dạng hữu cơ của nó. Cơ quan đăng ký
Độc chất và Bệnh tật của Mỹ liệt kê thạch tín vào một trong 15 độc tố hoá học nguy
hiểm nhất. Hầu hết các bộ phân cơ quan trên cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng bởi hiệu
ứng độc hại của thạch tín.
Nguyên tố thạch tín tồn tại ở bốn trạng thái oxy hóa As-3, As0, As+3, và As+5. Trong môi
trường nước (ở điều kiện hiếu khí), dạng thường thấy nhất của thạch tín vô cơ là Arsenate [ở
trạng thái oxy hóa As+5] được viết dưới hai dạng công thức H2AsO4- và HAsO42-. Ở môi
trường hiếm khí, Arsenite [As hóa trị (III) thường được biểu viết dưới hai dạng công thức
H3AsO3 và H2AsO3-] là những dạng phổ biến hơn. Cả Arsenate và Arsenite đều dễ hòa tan.
Arsenate thường kết dính chặt trên bề mặt của một số khoáng chất thông dụng
trong đó có pyrite (FeS2) hay arsenopyrite (FeAsS). Sự kết dính này phản ánh khả năng
di chuyển của Arsenate trong môi trường nước rất yếu. Arsenite kết hợp yếu hơn với
một số ít hơn các khoáng chất. Do đó, anion Arsenite trong nước di chuyển linh động

hơn. Và quy trình các phản ứng ôxy hóa diễn ra:

 Ở dạng ion:

GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan

Trang 16

Nhóm I


Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất
Bộ môn: Hóa Phân Tích.

 Ở dạng hoàn chỉnh:

Asen là một nguyên tố không chỉ có trong nước mà còn có trong không khí, đất,
thực phẩm và có thể xâm nhập vào cơ thể con người. Điều nguy hiểm là asen không gây
mùi khó chịu khi có mặt trong nước, cả khi ở hàm lượng có thể gây chết người, nên
không thể phát hiện. Vì vậy, các nhà khoa học còn gọi Asen là “sát thủ vô hình”.
2.1.1.4 Ứng dụng
Có tài liệu cho rằng, hồi trung thế kỷ, thuật sĩ luyện đan người Đức Naccơna là
người đầu tiên đã điều chế được asen nguyên chất. Thực ra, người Trung Quốc đã biết
và sử dụng các hợp chất của asen từ lâu. Các thuật sĩ luyện đan chế “tiên dược” trường
sinh bất lão thường lấy hồng hoàng, từ hoàng (những tên gọi khác của hợp chất lưu
huỳnh và asen) làm nguyên liệu. Mỏ quặng hùng hoàng ở hang Giới Bài, Hồ Nam là mỏ
quặng hùng hoàng lớn nhất thế giới.

Hùng hoàng và từ hoàng đều là hợp chất của lưu huỳnh và asen. Khi bị nung chúng sẽ
bốc ra mùi thối, người, vật hít vào có thể bị trúng độc. Hùng hoàng (con trống) và từ hoàng
(con mái) thường có ở cùng một nơi, nên người ta thường gọi chúng là “quặng uyên ương”.
Phạm vi ứng dụng của hùng hoàng rất rộng. Người Trung Quốc vào dịp tết Ðoan
Ngọ thường uống rượu hùng hoàng để cầu may, vảy nước hùng hoàng quanh nhà để trừ
độc. Trong y học, người ta dùng hùng hoàng để làm thuốc ổn định nhịp tim và chữa đầy
hơi chướng khí. Nếu dùng sơn pha vào hùng hoàng quét lên đồ gỗ sẽ chống được mối
mọt. Quét lên tàu thuyền chống được hà bám. Hùng hoàng còn dùng làm nguyên liệu
chế thuốc nhuộm, chế hương trừ muỗi, pháo bánh và pháo hoa.

GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan

Trang 17

Nhóm I


Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất
Bộ môn: Hóa Phân Tích.

Người ta đã sớm biết lợi dụng độc tố của sương thạch để phục vụ lợi ích của con
người từ rất lâu. Chẳng hạn, trộn sương thạch vào thức ăn làm bả chuột hoặc ngâm hạt
giống, trộn hạt giống với sương thạch đề phòng sâu, kiến tha hạt.

Trong Tiếng Nga, từ asen mang ý nghĩa là “thuốc chuột”, còn theo tiếng La tinh
thì mang nghĩa “khoáng vật dùng để nhuộm màu”, còn tiếng Hy Lạp lại có nghĩa là
“nam tính” hoặc “quyền lực”.

Các loại hợp chất khác của asen như: arsenilic natri, arsennons canxi , arsenilic
chì, arsenilic mangan đều là những nông dược thông dụng, người nông dân dùng để diệt
châu chấu, kiến, sâu róm, bọ rùa vàng, sâu lông và những côn trùng khác.
Ở Châu Phi dịch bệnh ngủ vào đầu thế kỷ 20, do một loại vi trùng gây nên. Người
bị mắc bệnh chìm vào giấc ngủ triền miên, hôn mê, rồi chết. Người ta buộc phải dung
loại hợp chất hữu cơ rất độc có chứa asen RAsH2 (còn gọi là thuốc 606) để chữa trị. Ðại
bộ phận các hợp chất của asen đều rất độc cần đề phòng khi bảo quản và sử dụng.
2.1.2
2.1.2.1

Độc tố Thủy Ngân (Hg)
Nguyên tố Hg:

Thủy ngân, là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Hg [từ
tiếng Hy Lạp hydrargyrum, tức là thủy ngân (hay nước bạc)] và số nguyên tử thứ 80. Là
một kim loại chuyển tiếp nặng có ánh bạc, thủy ngân là một trong hai nguyên tố được
biết có dạng lỏng ở nhiệt độ phòng (25oC) [nguyên tố còn lại là brôm (Br)].
Hg là ký hiệu hóa học ngày nay cho thủy ngân. Nó là
viết tắt của Hydrargyrum, từ Latinh hóa của từ Hy Lạp
GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan

Trang 18

Nhóm I


Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất

Bộ môn: Hóa Phân Tích.

Hydrargyros, là tổ hợp của 2 từ: “nước” và “bạc” - vì nó lỏng giống như nước, và có ánh
kim giống như bạc. Trong ngôn ngữ châu Âu, nguyên tố này được đặt tên là Mercury, lấy
theo tên của thần Mercury của người La Mã, được biết đến với tính linh động và tốc độ.
Biểu tượng giả kim thuật của nguyên tố này cũng là biểu tượng chiêm tinh học cho Thủy
Tinh.

2.1.2.2

Đặc tính nguyên tố

Thủy ngân rất độc, có thể gây chết người khi bị nhiễm độc qua đường hô hấp.
Khi xâm nhập vào cơ thể, thủy ngân có thể liên kết với những phân tử như
nucleic acid, protein.... làm biến đổi cấu trúc và ức chế hoạt tính sinh học của tế bào. Sự
nhiễm độc thủy ngân gây nên những thương tổn trung tâm thần kinh với triệu chứng run
rẩy, khó khăn trong diễn đạt, giảm sút trí nhớ ... và nặng hơn nữa có thể gây tê liệt,
nghễnh ngãng, nói lắp, thao cuồng. Thủy ngân làm gẫy nhiễm sắc thể và ngăn cản sự
phân chia tế bào. Do vậy gây hiện tượng vô sinh ở nam giới khi ngộ độc thủy ngân lâu
dài. Nếu nhiễm độc thủy ngân qua đường ăn uống với liều lượng cao, một thời gian sau
(có thể từ 10 - 20 năm) sẽ gây tử vong.
Thủy ngân tạo ra hợp kim với phần lớn các kim loại, bao gồm vàng (Au), nhôm
(Al) và bạc (Ag), đồng (Cu) nhưng không tạo với sắt (Fe). Do đó, người ta có thể chứa
thủy ngân trong bình bằng sắt. Telua cũng tạo ra hợp kim, nhưng nó phản ứng rất chậm
để tạo ra telurua thủy ngân. Hợp kim của thủy ngân được gọi là hỗn hống.
Độc tính của thủy ngân và các hợp chất theo thứ tự sau: (CH 3)2Hg > CH3HgCl >
Hg > Hg2+. Hợp chất này nhanh chóng thấm qua da.
Độc tính này sẽ càng tăng nếu có hiện tượng “ tích luỹ sinh học “ hay “khuyếch đại
sinh học”. Sự “tích luỹ sinh học” là quá trình đồng hoá và “cô đọng” những kim loại nặng
GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan


Trang 19

Nhóm I


Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất
Bộ môn: Hóa Phân Tích.

trong cơ thể. Quá trình này diễn ra gồm hai giai đoạn : Sự “tích luỹ sinh học” bắt đầu bởi cá
thể (thuỷ ngân hoà tan có được bài tiết ra rất ít và được đồng hoá bởi, động vật, cá, ...) sau đó
được tiếp tục nhờ sự truyền giữa các cá thể, do sự “cô lại” liên tục (động vật ăn cỏ, động vật
ăn cá, ....) . Do đó nồng độ dần dần tăng lên. Hiện tượng “tích luỹ sinh học” này rất nguy
hiểm, nhất là với metyl thuỷ ngân vì xuất phát từ môi trường lúc đầu ít ô nhiễm [Nồng độ

metyl thuỷ ngân (CH3Hg+) thấp], nồng độ đó có thể tăng lên đến hàng nghìn lần và trở thành
rất độc.
Trong tự nhiên, do tác dụng của men cobalamin, Hg 2+ sẽ chuyển thành CH3Hg+,
hợp chất này đi vào cơ thể sống, tích lũy và tồn tại rất lâu, nó liên kết với các hệ
enzyme quan trọng của cơ thể (nhất là các enzyme có chứa nhóm thiol S-SH và amine
-NH) và bất hoạt các enzyme này. Hơn 90% thủy ngân tồn tại ở dạng CH 3Hg+, cá sống
càng lâu thì càng tích lũy nhiều Hg, cá biển ít Hg hơn cá đồng (20 µg/kg so với 60
µg/kg). Hg dạng hơi độc hơn dạng ion do hơi Hg dễ khuếch tán qua các phế nang trong
phổ mà vào máu. Hg lỏng tương đối ít độc và ngày xưa người ta thậm chí còn uống Hg
kim loại để chữa bệng tắc ruột (không thấy có báo cáo là các bệnh nhân này sau đó có
bị vô sinh hay không). Tuy vậy, nếu các bị tắc ruột thì nên tới bệnh viện chứ không nên
vào lab uống Hg. Trong môi trường thì Hg một phần ở dạng hơi trong khí quyển, một

phần lớn hơn thì liên kết với các hơp chất chứa “-S-” hay “-N-” và lắng đọng ở dạng
trầm tích. Đừng nên tìm Hg trong nước môi trường vì sẽ khó tìm thấy Hg (trừ tại các
miệng cống thải của các nhà máy hóa chất có thải Hg) mà nên tìm trong bùn.
Thủy ngân hiếm khi tồn tại trong nước. Tuy nhiên các muối thủy ngân được dùng
trong công nghệ khai khoáng có khả năng làm ô nhiễm nguồn nước.
Khi nhiễm độc thủy ngân các cơ quan như thận và hệ thần kinh sẽ bị rối loạn. Tiêu
chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng thủy ngân nhỏ hơn 0,001 mg/l.
GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan

Trang 20

Nhóm I


Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất
Bộ môn: Hóa Phân Tích.

Về mặt hoá lí, thuỷ ngân là một kim loại rất dễ thay đổi dạng tồn tại cũng như
tính chất. Rất dễ bay hơi, nó dễ dàng chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi ở
nhiệt độ phòng. Khi có mặt oxy (O2), thuỷ ngân dễ dàng bị oxy hoá chuyển từ dạng kim
loại (Hg0), dạng lỏng hoặc khí sang trạng thái ion, (Hg 2+). Nó cũng dễ dàng kết hợp với
những phân tử hữu cơ tạo nên nhiều dẫn xuất thuỷ ngân.

Kim loại này có hệ số nở nhiệt là hằng số khi ở trạng thái lỏng, hoạt động hóa
học kém kẽm (Zn) và cadmium (Cd). Trạng thái ôxi hóa phổ biến của nó là Hg+1 và
Hg+2. Rất ít hợp chất trong đó thủy ngân có hóa trị (III) tồn tại.
2.1.2.3


Trạng thái tự nhiên:

Các sản phẩm có thủy ngân thải ra môi trường làm ô nhiễm không khí, mặt đất;
nhưng quan trọng nhất là ô nhiễm nguồn nước – đặc biệt là nguồn nước biển. Trong môi
trường nước biển, các loài vi khuẩn ưa mặn sẽ biến đổi nguồn thủy ngân vô cơ (ít độc)
thành thủy ngân hữu cơ (methyl mercury) có độc tính cao. Các phiêu sinh vật là nguồn
cảm nhiễm đầu tiên, kế đó là các loài cá nhỏ, rồi cá lớn (cá săn mồi). Con người là
chuỗi mắt xích cuối cùng nhiễm thủy ngân, sau khi ăn các loài cá có nhiễm chất này.
Hầu hết thủy ngân làm ô nhiễm không khí và nước đều xuất phát từ việc khai
thác quặng, sản xuất công nghiệp nặng và từ các nhà máy điện chạy bằng than…
 Họ thuỷ ngân vô cơ, gồm ba dạng khác nhau :
 Thuỷ ngân nguyên tử, dưới dạng lỏng (kí hiệu Hg 0). Đó là dạng quen
thuộc nhất . Nó được sử dụng trong các nhiệt kế.
 Thuỷ ngân dưới dạng khí (kí hiệu Hg0), là thuỷ ngân dưới tác dụng của
nhiệt chuyển thành hơi.

GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan

Trang 21

Nhóm I


Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất
Bộ môn: Hóa Phân Tích.


 Thuỷ ngân vô cơ, dưới dạng ion.
 Họ thuỷ ngân hữu cơ
Khi nó kết hợp với một phân tử chứa cacbon (C), là nền tảng của những cá
thể sống. Các dạng này có thể chuyển hoá qua lại vì thuỷ ngân có khả năng tự

chuyển hoá, nhất là trong môi trường axit và có mặt phân tử có khả năng kết
hợp [Clo (Cl), Lưu huỳnh (S)]. Có thể miêu tả sự chuyển hoá như sau :
 Từ thuỷ ngân kim loại thành ion thuỷ ngân - sự oxy hoá. Thuỷ ngân được
hít vào dưới dạng hơi, dưới tác động của catalaze có trong hồng cầu, thuỷ
ngân kim loại được chuyển thành ion Hg2+ lưu thông trong máu.
 Từ ion Hg2+ thành thuỷ ngân hữu cơ - sự metyul hoá. Sự metyl hoá diễn
ra chủ yếu trong môi trường nước hoặc trong cơ thể chuyển biến theo
tính axit và sự có mặt của lưu huỳnh. Những hợp chất hữu cơ của thuỷ
ngân được biết đến nhiều là metyl thuỷ ngân và đimetyl thuỷ ngân.
2.1.2.4

Ứng dụng

Từ giữa thế kỷ 18 đến giữa thế kỷ 19, một công nghệ gọi là “carroting” được sử
dụng trong sản xuất mũ phớt. Da động vật được ngâm vào trong dung dịch màu da cam
của hợp chất nitrat thủy ngân, Hg(NO3)2.2H2O. Công nghệ này tách lông ra khỏi con da
và cuộn chúng lại với nhau. Dung dịch này và hơi của nó rất độc. Việc sử dụng chất này
đã làm cho một loạt các nhà sản xuất mũ ngộ độc thủy ngân. Triệu chứng của nó là dễ
bị kích thích, cáu gắt, run tay chân, dễ xúc cảm, mất ngủ, hay quên và ảo giác.
Tháng 12 năm 1941, Dịch vụ sức khỏe cộng đồng Mỹ đã cấm sử dụng thủy thủy
ngân trong sản xuất mũ.
GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan

Trang 22


Nhóm I


Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất
Bộ môn: Hóa Phân Tích.

Người Trung Quốc và Hindu cổ đại đã biết tới thủy ngân và nó được tìm thấy
trong các ngôi mộ cổ Ai Cập có niên đại vào khoảng năm 1500 Tr.CN. Tại Trung Quốc,
Ấn Độ và Tây Tạng, việc sử dụng thủy ngân được cho là kéo dài tuổi thọ, chữa lành chỗ
gãy và duy trì một sức khỏe tốt. Người Hy Lạp cổ đại sử dụng thủy ngân trong thuốc

mỡ và người La Mã sử dụng nó trong mỹ phẩm. Vào khoảng năm 500 Tr.CN, thủy
ngân đã được sử dụng để tạo các hỗn hống với các kim loại khác.
Từ Rassayana trong tiếng Ấn Độ có nghĩa là giả kim thuật còn có nghĩa là “con
đường của thủy ngân”. Các nhà giả kim thuật thông thường nghĩ rằng thủy ngân là vật
chất khởi đầu để các kim loại khác được tạo ra. Các kim loại khác nhau có thể được sản
xuất bởi các lượng và chất khác nhau của lưu huỳnh chứa trong thủy ngân. Khả năng
chuyển thủy ngân thành kim loại khác phụ thuộc vào “chất lượng thủy ngân thiết yếu”
của các kim loại. Tinh khiết nhất trong số đó là vàng (Au), và thủy ngân là thiết yếu để
biến đổi của các kim loại gốc (hay không tinh khiết) thành vàng. Đây là nguyên lý và
mục đích cơ bản của giả kim thuật, xét cả về phương diện tinh thần hay vật chất.
Thủy ngân được sử dụng trong các nhiệt kế, áp kế và các thiết bị khoa học khác.
Thủy ngân thu được chủ yếu bằng phương pháp khử khoáng chất thần sa.
2.1.2.4.1

Trong lĩnh vực nha khoa


Thủy ngân nguyên tố là thành phần chính trong hỗn hống nha khoa. Tranh luận
xung quanh các ảnh hưởng sức khỏe từ việc sử dụng hỗn hống thủy ngân bắt đầu kể từ khi
nó được đưa vào sử dụng ở phương Tây khoảng 200 năm trước. Năm 1843, Hiệp hội các
nha sĩ Mỹ, lo ngại về ngộ độc thủy ngân, đã yêu cầu các thành viên ký cam kết bảo đảm
không sử dụng hỗn hống. Năm 1859, Hiệp hội nha khoa Mỹ (ADA) đã được các nha sĩ (tin
rằng hỗn hống là an toàn và hiệu quả) thành lập. ADA, tiếp tục tin rằng “hỗn hống là lựa

GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan

Trang 23

Nhóm I


Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất
Bộ môn: Hóa Phân Tích.

chọn có giá trị, an toàn đối với các bệnh nhân nha khoa” như đã viết ra trong tuyên bố về
hỗn hống nha khoa của họ. Năm 1993, Dịch vụ sức khỏe cộng đồng Mỹ báo cáo rằng “việc
bơm hỗn hống giải phóng một lượng nhỏ hơi thủy ngân”, nhưng nhỏ tới mức nó “không
chỉ ra rõ các hiệu ứng bất lợi cho sức khỏe nào”. Năm 2002, California trở thành bang đầu

tiên cấm sử dụng việc bơm hỗn hống trong tương lai (có hiệu lực từ năm 2006). Cho đến
thời điểm năm 2005, tranh cãi xung quanh hỗn hống nha khoa vẫn còn tiếp diễn.
2.1.2.4.2

Trong lĩnh vực y tế


Thủy ngân đã được sử dụng để chữa bệnh trong hàng thế kỷ. Clorua thủy ngân (I)
[Hg2Cl2] và clorua thủy ngân (II) [HgCl2] là những hợp chất phổ biến nhất. Thủy ngân
được đưa vào điều trị giang mai sớm nhất vào thế kỷ 16, trước khi có các chất kháng
sinh. “Blue mass”, viên thuốc nhỏ chứa thủy ngân, đã được kê đơn trong suốt thế kỷ 19
đối với hàng loạt các triệu chứng bệnh như táo bón, trầm cảm, sinh đẻ và đau răng
(NationaGeographic). Trong đầu thế kỷ 20, thủy ngân được cấp phát cho trẻ em hàng năm
như là thuốc nhuận tràng và tẩy giun. Nó là bột ngậm cho trẻ em và một số vacxin có chứa
chất bảo quản Thimerosal (một phần là etyl thủy ngân) kể từ những năm 1930 (Báo cáo
của FDA). Clorua thủy ngân (II) là chất tẩy trùng đối với các bác sĩ, bệnh nhân và thiết bị.
Thuốc và các thiết bị chứa thủy ngân tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, mặc dù chúng đã
được sử dụng rộng rãi trong quá khứ. Nhiệt kế và huyết áp kế chứa thủy ngân đã được
phát minh trong thế kỷ 18 và 19, trong đầu thế kỷ 21, việc sử dụng chúng đã giảm và bị
cấm ở một số quốc gia, khu vực và trường đại học. Năm 2002, Thượng viện Mỹ đã thông
qua sắc luật cấm bán nhiệt kế thủy ngân không theo đơn thuốc. Năm 2003, Washington
và Maine trở thành các bang đầu tiên cấm các thiết bị đo huyết áp có chứa thủy ngân
(HCWH News release). Năm 2005, các hợp chất thủy ngân được tìm thấy ở một số dược
phẩm quá mức cho phép, ví dụ các chất tẩy trùng cục bộ, thuốc nhuận tràng, thuốc mỡ
GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan

Trang 24

Nhóm I


Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất
Bộ môn: Hóa Phân Tích.


trên tã chống hăm, các thuốc nhỏ mắt hay xịt mũi. Cục quản lý thuốc và thực phẩm
(FDA) có “dữ liệu không đủ để thiết lập sự thừa nhận chung về tính an toàn và hiệu quả”
của thành phần thủy ngân trong các sản phẩm này (Code of federal regulations).

2.1.3

Độc tố Chì (Pb)

2.1.3.1 Nguyên tố Pb:
Chì là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn hóa học
viết tắt là Pb (Latinh: Plumbum) và có số nguyên tử là 82. Chì là
một kim loại mềm, nặng, độc hại và có thể tạo hình. Chì có màu
trắng xanh khi mới cắt nhưng bắt đầu xỉn màu thành xám khí tiếp
xúc với không khí. Chì dùng trong xây dựng, ắc quy chì, đạn, và là
một phần của nhiều hợp kim. Chì có số nguyên tố cao nhất trong các nguyên tố bền .
Pb có cấu trúc tinh thể mạng lập phương tâm diện với khoảng cách giữa 2 nguyên
tử, cạnh của hình lập phương anpha = 4,91 A0.
Pb & Sn dã dược biết từ thời thượng cổ xa xưa cùng với 5 nguyên tố kim loại khác: Au,
Cu, Ag, Hg, Fe. Ba bốn ngàn năm trứơc công nguyên, người cổ Ai Cập đã chế tạo đựơc hợp
kim thau từ thiếc và đồng và đã dùng chì để đúc tiền, đúc tượng và những vật dụng khác.
2.1.3.2 Đặc tính nguyên tố
Pb và hợp chất của Pb rất nguy hiểm ở chỗ khó có những phương tiện để cứu
chữa khi bị nhiễm độc lâu dài cho nên cần hết sức cẩn thận khi tiếp xúc vào chúng. Một
lượng Pb khi vào cơ thể sẽ tích lũy lại, thay thế một phần Ca trong Ca 3(PO4)2 của
xương; tác dụng độc gây ra vành xám ở lợi răng và sự rối loạn thần kinh.
GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan

Trang 25


Nhóm I


Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất
Bộ môn: Hóa Phân Tích.

PbCrO4 rất khó tan trong nước (tích số tan Tt = 1,8.10-14) nhưng lại dễ tan hơn trong
dung dịch HNO3 và cả trong dung dịch kiềm. Do khả năng hòa tan bé nên được dùng để
định phân Pb. Pb (II) cromat được dung làm sơn vô cơ màu vàng (vàng cromat).

Khi hàm lượng chì trong máu cao có thể gây tổn thương não, rối loạn tiêu hóa,
yếu cơ, phá hủy hồng cầu. Chì có thể tích lũy trong cơ thể đến mức cao và gây độc.
Tiêu chuẩn nước uống và nước sạch đều quy định hàm lượng chì nhỏ hơn 0,01 mg/l.
Trở lại trường hợp ngộ độc chì nêu trên, chúng ta nên biết chì (lead) rất phổ biến
trong môi trường sống của những xã hội kỹ nghệ hóa như xã hội chúng ta đang sống.
Trước cuộc cách mạng kỹ nghệ (industrial revolution) xảy ra cách đây mấy trăm năm, cơ
thể chúng ta chỉ chứa chừng 2 mg chì, hiện nay thì trung bình lượng chì trong cơ thể chúng
ta cao gấp 100 lần. Chì hầu như ở khắp nơi. Các triệu chứng ngộ độc chì có thể nặng, chết
người như mê man, co giật vì sưng óc, triệu chứng cũng có thể rất mơ hồ và có vẻ như
không liên hệ tới ngộ độc chì, như mệt mỏi khó chịu, đau bụng, nhức đầu, học kém, v.v…
phần lớn trường hợp thuộc vào loại các triệu chứng mơ hồ đó nên cần sự cảnh giác.
Trường hợp nặng sẽ gây suy thận, viêm cơ tim. Lâu ngày chì gây tổn thương não
khiến trẻ dễ bị kích thích, co giật, hôn mê có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng không
hồi phục. Các dấu hiệu đặc trưng là dấu tích tụ chì ở răng tạo đường viền chì ở chân răng
và đọng ở các vùng sụn đầu xương thấy trên phim X quang, làm ngưng sự phát triển của
xương. Trẻ sơ sinh bị di chứng thần kinh ngay trong giai đoạn sơ sinh. Nếu không được
điều trị thích hợp bệnh thường diễn tiến nặng và tái đi tái lại do thời gian để loại chì ra khỏi

cơ thể rất lâu. Thời gian để loại chì ra khỏi thận là 7 năm và ra khỏi xương là 32 năm.
2.1.3.3 Trạng thái tự nhiên

GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan

Trang 26

Nhóm I


Trường ĐHCN TP.HCM
TT. Công Nghệ Hóa

Đề tài: Tìm Hiểu Và Xử Lý Ngộ Độc Hóa Chất
Bộ môn: Hóa Phân Tích.

Trong chất sống (chủ yếu là thực vật) có chứa khoảng 5.10-5mg Pb theo khối
lượng và trong nước biển đại dương thì có 10-5 mg Pb trong 1l nước biển.
Trong nguồn nước thiên nhiên chỉ phát hiện hàm lượng chì 0,4 – 0,8 mg/l. Tuy
nhiên do ô nhiễm nước thải công nghiệp hoặc hiện tượng ăn mòn đường ống nên có thể

phát hiện chì trong nước uống ở mức độ cao hơn. Cơ chế của của hiện tựong này là:
Lựơng CO2 hoà tan trong nước ảnh hưởng mạnh đến tính bền của Pb đối với nước. Với
nồng độ thấp, khí CO2 đã làm cho các ống dẫn nước bằng chì bền hơn do tạo lớp PbCO 3
thực tế không tan (Tt = 1.10-13) nhưng khi nồng độ CO2 lớn sẽ tạo ra Pb(HCO3)2 dễ tan
hơn, gây hiện tượng ngộ độc chì khi uống loại nước chứa nhiều CO2.
PbCO3 + CO2 + H2O = Pb(HCO3)2
Trong các mẫu đá lấy được từ Mặt trăng do các tàu vũ trụ đưa về Quả Đất thì
hàm lượng Pb có trong mẫu đá lấy về là như sau:


Nguyên tố
Pb

Hàm lượng trung bình (số gam/1g mẫu đá )
Apollo – 11

Apollo – 12

Luna – 6

1.2.10-5

4.10-6

4.10-6

Pb có 18 đồng vị, có 4 đồng vị thiên nhiên là

204

Pb (1.48%); 206Pb (23.6%);

207

Pb

(22.6%); 208Pb (52.3%); đồng vị phóng xạ bền nhất là 202Pb có chu kỳ bán hủy là 3.105 năm.
2.1.3.4 Ứng dụng:

GVHD: Phùng Thị Cẩm Loan


Trang 27

Nhóm I


×