Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tiểu luận môn kinh doanh quốc tế kinh doanh quốc tế hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.68 KB, 24 trang )

THÀNH VIÊN NHÓM 4:
1.Nguyễn Thị Lan Anh
2.Trịnh Thu Linh
3.Đặng Thuỳ Linh
4.Đoàn Thu Thuỷ
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
I.BIỆN PHÁP THỰC THI CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI .................................................. 2
II.YÊU CẦU VỀ HÀM LƯỢNG NỘI ĐỊA HOÁ ................................................................. 4
III.CÁC BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH ................................................................................... 5
IV.CHÍNH SÁCH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ ......................................................................... 5
1.Khái niệm....................................................................................................................... 5
2.Các biện pháp chống bán phá giá .................................................................................... 6
V.TÌNH HUỐNG VỀ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ. ................................................. 6
VI.CÁC LẬP LUẬN KINH TẾ BIỆN HỘ CHO SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ ......... 8
VII.CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CHIẾN LƯỢC.............................................................. 9
VIII.QUAN ĐIỂM XÉT LẠI VỀ THƯƠNG MẠI TỰ DO ................................................. 10
1. Biện pháp trả đũa và chiến tranh thương mại ............................................................... 11
2. Các chính sách nội địa ................................................................................................. 11
3. Sự phát triển của hệ thống thương mại thế giới ............................................................ 12
4. Từ thời đại của SMIT đến cuộc đại suy thoái ............................................................... 12
IX.VÒNG ĐÀM PHÁN URUGUAY VÀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI .............. 15
1.Dịch vụ và sở hữu trí tuệ .............................................................................................. 15
2.Tổ chức thương mại thế giới ......................................................................................... 15
X.WTO: TRẢI NGHIỆM CHO ĐẾN NGÀY NAY ............................................................ 16
1.WTO trong vai trò cảnh sát toàn cầu ............................................................................. 16
2.Mở rộng các thỏa thuận thương mại ............................................................................. 17
3.Tương lai của WTO: Các vấn đề chưa được giải quyết và vòng đàm phán Doha ........... 17
4.Các hành động chống bán phá giá ................................................................................. 18
5.Chủ nghĩa bảo hộ trong nông nghiệp ............................................................................ 18
TIÊU ĐIỂM Ý NGHĨA QUẢN TRỊ.................................................................................... 21


1.Các rào cản thương mại và chiến lược của công ty........................................................ 22
2.Vân dụng chính sách .................................................................................................... 23


Môn: Kinh doanh Quốc tế Hiện đại
LỜI MỞ ĐẦU
Trong chương này, chúng ta sẽ xem xét thực tế chính trị của thương mại quốc
tế. Mặc dù nhiều quốc gia trên danh nghĩa đã cam kết tự hoá thương mại, họ vẫn có xu
hướng can thiệt vào thương mại quốc tế để bảo hộ lợi ích của những nhóm chính trị
quan trọng hoặc tăng cường lợi ích của những nhà sản xuất nội địa trọng yếu. Như vào
năm 2010, Trung Quốc áp đặt hạn ngạch xuất khẩu đối với kim loaị đất hiếm, giảm
nguồn cung xuất khẩu đi 30%. Bởi vì hiện nay Trung Quốc chiếm đến 95% sản lượng
đất hiếm thế giới, là thành phần quan trọng trong các sản phẩm công nghệ cao, nên
việc áp dụng ngay hạn ngạch xuất khẩu đẩy giá đất hiếm ngòai Trung Quốc lên cao, và
vì vậy chi phí sản xuất của các nhà sản xuất nước ngoài cũng cao lên. Nói cách khác,
chính sách này đã tạo một môi trường thuận lợi cho các nhà sản xuất Trung Quốc có
được lợi thế cạnh tranh cao hơn các đối thủ nước ngoài của họ. Nhiều quốc gia phát
triển đã phản đối quyết định này và dọa sẽ khiếu nại lên WTO. Họ cho rằng hành động
của Trung Quốc đã vi phạm các cam kết của họ theo các nguyên tắc của WTO. Chúng
ta vẫn phải chờ xem tranh chấp này sẽ diễn tiến ra sao, nhưng việc này cho thấy một ví
dụ rõ ràng về sự can thiệp của nhà nước vào thương mại thế giới nhằm bảo hộ các lợi
ích của nhà sản xuất nội địa.
Chương này sẽ tìm hiểu các lý do kinh tế, chính trị mà các chính phủ đưa ra
nhằm can thiệt vào thương mại quốc tế. Các chính phủ thường can thiệp bằng cách hạn
chế nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đi vào nước mình, cùng lúc đó áp dụng các chính
sách khuyến khích sản xuất nội địa và xuất khẩu. Thông thường, động cơ của họ là bảo
hộ sản xuất trong nước. Trong những năm gần đây, các vấn đề xã hội đã tác động đến
các quyết sách này. Ví dụ, ở Mỹ, đang rộ lên phong trào cấm nhập khẩu các hàng hóa
từ các quốc gia không áp dungj các quy định về lao động, vệ sinh, môi trường tương tự
ở Hoa Kỳ.

Chương này bắt đầu bằng việc mô tả các biện pháp chính sách mà nhà nước sử
dụng để can thiệp vào thương mại quốc tế. Tiếp đó sẽ xem xét chi tiết tác các động cơ
kinh tế và chính trị khác nhau khiến chính phủ phải áp dụng các chính sách can thiệp.
Trong phần 3 của chương này, chúng ta sẽ xem xét quan điểm về thương mại tự do sẽ
đứng vững như thế nào trước những lý lẽ biện minh cho sự can thiệp của chính phủ
vào thương mại quốc tế. Tiếp đó, chúng ta sẽ xem xét sự trỗi dậy của hệ thống thương
mại quốc tế hiện đại dựa trên nền tảng của Tổ chức Hiệp định Chung về Thuế quan và
mậu dịch (GATT) và tổ chức hậu duệ cuả nó, WTO.

1


Môn: Kinh doanh Quốc tế Hiện đại
I.BIỆN PHÁP THỰC THI CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI
Chính sách thương mại sử dụng 7 công cụ chính: thuế, tài trợ, hạn ngạch nhập
khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện, yêu cầu về hàm lượng nội địa hóa, các biện pháp
hành chính, và thuế chống bán phá giá.
- Thuế là công cụ thực thi chính sách thương mại lâu đời nhất và đơn giản nhất. Như
thấy ở phần sau của chương này, thuế cũng là biện pháp mà GATT và WTO đã áp
dụng thành công nhất trong việc hạn chế đó. Trong những thập kỷ gần đây, các rào
cản thuế đã ít được áp dụng hơn, tuy nhiên đi kèm là sự gia tăng áp dụng của các
hàng rào phi thuế, như trợ cấp, hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyên,
và thuế chống bán phá giá.
Thuế quan: Thuế là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu (hay xuất khẩu). Thuế
được chia làm 2 loại chính. Thuế tuyệt đối được áp dưới dạng 1 mức phí cố định trên
mỗi đơn vị hàng hóa nhập khẩu. Thuế theo giá trị sẽ được áp dưới dạng tỉ lệ phần trăm
trên giá trị của hàng hóa nhập khẩu. Trong đa số trường hợp, thuế áp dụng đối với
hàng hóa nhập khẩu để bảo hộ các nhà sản xuất nội địa với cạnh tranh từ hàng ngoại
nhập thông qua việc nâng gía các mặt hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, thuế cũng tạo ra
nguồn thu cho chính phủ. Ví dụ, cho tới trước khi thuế thu nhập được áp dụng, chính

phủ Mỹ dựa vào nguồn thu chủ yếu từ thuế xuất nhập khẩu.
Điều quan trọng phải hiểu về thuế là ai chịu thuế và ai hưởng lợi. Chính phủ
được hưởng lợi, vì thuế tăng nguồn thu chính phủ. Các nhà sản xuất nội địa hưởng lợi,
vì thuế tạo cho họ 1 sự bảo hộ nhất định trước những đối thủ cạnh tranh nước ngoài
thông qua việc gia tăng chi phí của hàng ngoại nhập. Người tiêu dùng chịu thiệt vì họ
phải trả nhiều hơn cho 1 số mặt hàng nhập khẩu. Ví dụ, vào năm 2002 chính phủ Mỹ
đã đánh thuế từ 8% đến 30% giá trị nhập khẩu của các loại thép ngoại. Việc này nhằm
bảo hộ các nhà sản xuất thép nội địa khỏi thép ngoại nhập gía rẻ. Tuy nhiên, tác động
của việc này là làm tăng giá các mặt hàng thép ở Mỹ lên 30-50%. Một số nhà tiêu thụ
thép ở Mỹ, từ các nhà sản xuất thiết bị cho tới các công ty ô tô, đã lên tiếng phản đối
rằng đánh vào thép làm gia tăng chi phí sản xuất và khiến cho việc cạnh tranh trên thị
trường toàn cầu của họ khó khăn hơn. Các lợi ích đem lại cho chính phủ và các nhà sản
xuất nội địa lớn hơn tổn thất mà các nhà tiêu thụ phải chịu hay không còn phụ thuộc
vào nhiều yếu tố khác nhau, như số tiền thuế thu được, mức độ quan trọng của hàng
hóa nhập khẩu đối với các nhà tiêu thụ nội địa, số lượng việc làm được duy trì trong
ngành công nghiệp được bảo hộ và những yếu tố khác.
Nhìn chung, có thể rút ra 2 kết luận từ phân tích kinh tế về tác động của thuế
nhập khẩu. Thứ nhất, nói chung thuế hỗ trợ cho nhà sản xuất và chống lại người tiêu
dùng. Trong khi chúng bảo vệ các nhà sản xuất khỏi đối thủ cạnh tranh nước ngoài,
biện pháp hạn chế nguồn cung này lại làm tăng giá hàng hóa trong nước.
Thứ 2, thuế nhập khẩu hạn chế hiệu qủa chung của nền kinh tế thế giới. Chúng
là, giảm hiệu quả vì thuế bảo hộ khuyến khích các doanh nghiệp nội địa sản xuất các
sản phẩm trong nước, mà theo lý thuyết, có thể được sản xuất hiệu quả hơn ở nước
ngoài. Hệ quả là xảy ra tình trạng sử dụng không hiệu quả các tài nguyên. Ví dụ, thuế
đánh trên gaọ nhập khẩu vào Hàn Quốc đã dẫn đến gia tăng sản xuất gạo trong nước;
tuy nhiên, sử dụng đất để sản xuất gạo là hoạt động kém hiệu quả ở Hàn Quốc. Sẽ tốt
hơn nếu Hàn Quốc nhập khẩu gạo từ các nhà sản xuất có chi phí thấp hơn ở nước
2



Môn: Kinh doanh Quốc tế Hiện đại
ngòai và tận dụng đất hiện đang trồng lúa vào mục đích khác, như phát triển các ngành
hàng thực phẩm, với hiệu qủa sản xuất có thể cao hơn ở những nước khác, hoặc cho
các mục đích công nghiệp và nhà ở.
Đôi khi, thuế áp dụng vào 1 loại hàng xuất khẩu ở 1 quốc gia. Thuế xuất khẩu ít
phổ biến hơn nhiều so với thuế nhập khẩu. Thuế xuất khẩu có 2 mục tiêu: thứ nhất,
tăng thu cho chính phủ, và thứ hai, giảm xuất khẩu từ 1 khu vực, thường là do những
nguyên nhân chính trị.
-

Tài trợ: Tài trợ là một khoản chi của chính phủ dành cho nhà sản xuất nội địa. Có
nhiều dạng trợ cấp, bao gồm tài trợ bằng tiền mặt, các khoản vay lãi suất thấp, ăn
hạn về thuế, và việc góp vốn của chính phủ vào các doanh nghiệp nội địa. Thông
qua việc giảm chi phí sản xuất, trợ cấp giúp các nhà sản xuất nội địa bằng 2 cách:
(1) cạnh tranh với hàng ngoại nhập và (2) giành lợi thế trên các thị trường xuất
khẩu.

Những lợi ích chính từ trợ cấp thường dành cho các nhà sản xuất nội địa, từ đó
làm tăng năng lực cạnh tranh quốc tế của họ. Những người ủng hộ chính sách thương
mại chiến lược ủng hộ trợ cấp nhằm giúp các doanh nghiệp nội địa đạt được vị thế
thống trị trong các ngành công nghiệp, mà ở đó lợi ích kinh tế theo quy mô đóng vai
trò quan trọng và thị trường thế giới không đủ lớn để hỗ trợ mang lại lợi nhuận cho
nhiều hơn vài doanh nghiệp. Theo lập luận này, trợ cấp có thể giúp một doanh nghiệp
đạt được lợi thế cuả người dẫn đầu trong 1 ngành công nghiệp mới nổi. Nếu như đạt
được mục đích trên, thì sẽ nảy sinh những lợi ích lớn hơn cho nền kinh tế nội địa đến
từ nhu cầu lao động và nguồn thu thuế mà một công ty toàn cầu quan trọng có thêr tạo
ra. Tuy nhiên, trợ cấp của chính phủ thông thường có được từ nguồn thu thuế đánh vào
cá nhân và doanh nghiệp.
Trợ cấp có tạo ra những lợi ích lớn hơn những tổn thất quốc gia hay không vẫn
còn là điều gây tranh cãi. Trên thực tế, nhiều khoản trợ cấp đã không thành công trong

việc gia tăng năng lực cạnh tranh quốc tế của các nhà sản xuất nội địa. Hơn nữa, chúng
có xu hướng bảo hộ cho hoạt động sản xuất kém hiệu quả và thúc đẩy sản xuất thừa.
Một nghiên cứu ước tính rằng nếu các nước phát triển từ bỏ trợ cấp nông nghiệp,
thương mại toàn cầu về các mặt hàng nông nghiệp sẽ gia tăng 50% và toàn thế giới sẽ
tiết kiệm được 160 tỷ USD. Một nghiên cứu khác ước tính tằng việc xóa bỏ tất cả các
hàng rào thương mại trong lĩnh việc nông nghiệp sẽ tăng thu nhập của thế giới chiến
182 tỷ USD. Điều này làm tăng của cải xã hội nhờ vào việc sử dụng đất nông nghiệp
hiệu quả hơn.
- Biện pháp hàn ngạch nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu tự nguyện:
Hạn ngạch nhập khẩu là biện pháp hạn chế trực tiếp về số lượng 1 loại hàng hóa
có thể nhập khẩu vào 1 nước. Biện pháp hạn chế này thường được thực thi bằng cách
cấp phép nhập khẩu cho 1 nhóm các cá nhân hay doanh nghiệp. Ví dụ, nước Mỹ áp
dụng hạn ngạch nhập khẩu đổi với pho mát. Chỉ có 1 số doanh nghiệp thương mại nhất
định được phép nhập khẩu pho-mát, trong đó mỗi doanh nghiệp được phân bổ quyền
nhập khẩu 1 khối lượng tối đa pho-mát mỗi năm. Trong 1 số trường hợp, quyền bán
được trao trực tiếp cho chính phủ các nước xuất khẩu. Trong lịch sử, điều này đã đước
áp dụng trong các trường hợp nhập khẩu đường và hàng dệt may vào Mỹ. Tuy nhiên,
3


Môn: Kinh doanh Quốc tế Hiện đại
có những hiệp định quốc tế chi phối việc áp đặt hạn ngạch nhập khẩu đối với hàng dệt
may, ví dụ như Hiệp ước Multi-Fiber, đã hết hạn vào tháng 12 năm 2004.
Một biện pháp kết hợp giữa hạn ngạch và thuế được biết đến dưới dạng thuế
theo hạn ngạch. Khi áp dụng biện pháp thuế theo hạn ngạch, một mức thuế đước áp
dụng cho hàng nhập khẩu nằm trong hạn ngạch sẽ thấp hơn mức thuế cho hàng hóa
nhập khẩu vượt hạn ngạch.
Một biến thể của biện pháp hạn ngạch nhập khẩu là hạn chế xuất khẩu tự
nguyện. Biện pháp hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER) là hạn ngạch về thương mại
được đặt ra bởi nước xuất khẩu, thường là theo yêu cầu của chính phủ nước nhập khẩu.

Một trong các ví dụ nổi tiếng nhất lịch sử là biện pháp hạn chế xuất khẩu ô tô đến Mỹ
được thực thi bởi các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản vào năm 1981. Hành động này nhắm
đối phó với áp lực trực tiếp từ chính phủ Mỹ. Biện pháp hạn chế này đã giới hạn lượng
nhập khẩu từ Nhật Bản xuống còn không quá 1,68 triệu chiếc mỗi năm. Thỏa thuận đã
được sửa đổi lại năm 1984, cho phéo nhập khẩu 1,85 triệu chiếc từ Nhật mỗi năm.
Thoả Thuận đã được phía Mỹ đồng ý xỏa bỏ năm 1985, nhưng vào thời điểm đó chính
phủ Nhật bản lại tỏ ý muốn tiếp tục hạn chế xuất khẩu sang Mỹ ở mức 1,85 triêụ chiếc
mỗi năm. Các nhà sản xuất nước ngoài đồng ý với VER bởi họ lo sợ tổn thất do thuế
mang tính trừng phạt gây ra hoặc hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng, nếu họ không
đồng ý với biện pháp trên. Việc đồng ý với VER được coi là giải pháp tốt nhất trong 1
tình huống xấu, qua đó xoa dịu các áp lực bảo hộ ở 1 nước.
Cũng như thuế và trợ cấp, cả hạn ngạch nhập khẩu và VER đều đem lại lợi ích
cho các nhà sản xuất nội địa thông qua hạn chế khả năng cạnh tranh của hàng nhập
khẩu. Cũng giống như mọi biện pháp hạn chế về thương mại khác, hạn ngạch không
làm lợi cho người tiêu dùng. Biện pháp hạn ngạch nhập khẩu hoặc VER luôn làm tăng
giá nội địa của mặt hàng nhập khẩu. Khi hàng nhập khẩu bị hạn chế chỉ chiếm 1 phần
nhỏ trên thị trường bở hạn ngạch hoặc VER, thì giá cả bị đẩy lên do nguồn cung từ
nước ngoài bị hạn chế. Biện pháp VER trong ngành công nghiệp ô tô, như được đề cập
ở trên, đã làm tăng giá hàng nhập khẩu có giới hạn từ Nhật Bản. Theo 1 nghiên cứu
của Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ, VER xe hơi đã tiêu tốn của người tiêu
dùng Mỹ khoảng 1 tỷ đô-la mỗi năm trong giai đoạn từ 1981 đến 1985. Khoản 1 tỷ
USD mỗi năm đó đã chảy vào túi các nhà sản xuất Nhật Bản dưới dạng giá cả cao hơn.
Phần lợi tức có thêm khi nguồn cung bị hạn chế giả tạo bới hạn ngạch nhập khẩu được
gọi là lợi tức từ hạn ngạch.
Nếu ngành công nghiệp nội địa thiếu khả năng đáp ứng nhu cầu, hạn ngạch
nhập khẩu có thể làm tăng giá cho cả hàng hóa sản xuất trong nước lẫn hàng nhập
khẩu.
II.YÊU CẦU VỀ HÀM LƯỢNG NỘI ĐỊA HOÁ
Khái niệm: là yêu cầu về một tỷ lệ nhất định hàng hoá phải được sản xuất trong
nước. Yêu cầu này có thể được diễn đạt dưới dạng các điều kiện vật lý ( ví dụ, 75%

các thành phần của sản phẩm này phải được sản xuất trong nước) hoặc dưới dạng điều
kiện về giá trị ( ví dụ, 75% giá trị sản phẩm này phải được sản xuất trong nước).

4


Môn: Kinh doanh Quốc tế Hiện đại
Các quy định về hàm lượng nội địa hoá đã được sử dụng rộng rãi bởi các quốc
gia đang phát triển để chuyển các cơ sở sản xuất của họ từ thuần tuý lắp ráp sản phẩm
sử dụng các linh kiện ngoại nhập sang sử dụng các linh kiện sản xuất trong nước.
Chúng cũng được sử dụng ở các nước đang phát triển nhằm cố gắng bảo hộ việc làm
và các ngành sản xuất trong nước khỏi sự cạnh tranh từ nước ngoài
Ví dụ một đạo luật ít được biết đến ở Mỹ, Đạo luật Mua hàng Mỹ ( Buy
America act) quy định rằng các cơ quan chính quyền phải ưu tiên cho các sản phẩm
của Mỹ khi đưa các hợp đồng thiết bị ra đấu giá, trừ khi sản phẩm ngoại có lợi thế
đáng kể về giá. Đạo luật này quy định hàng hoá là “của Mỹ” nếu 51% giá trị nguyên
liệu được sản xuất ở Mỹ. Đó chính là yêu cầu về hàm lượng nội địa hoá.
Các quy định về hàm lượng nội địa hoá cung cấp sự bảo hộ cho nhà sản xuất
linh kiện trong nước theo cách thức tương tự như hạn ngạch nhập khẩu: thông qua việc
giới hạn cạnh tranh từ nước ngoài. Các tác động kinh tế tổng thể cũng tương tự; các
nhà sản xuất nội địa hưởng lợi, nhưng biện pháp hạn chế hàng nhập khẩu làm tăng giá
các linh kiện nhập khẩu. Tiếp đó, giá linh kiện nhập khẩu cao hơn lại được chuyển
sang cho người tiêu dùng sản phẩm cuối cùng dưới dạng giá cả thành phẩm cao hơn.
Như vậy cũng như mọi chính sách thương mại, các quy định hàm lượng nội địa hoá có
xu hướng làm lợi cho nhà sản xuất, chứ không phải người tiêu dùng.
III.CÁC BIỆN PHÁP HÀNH CHÍNH
Ngoài các biện pháp chính thức của chính sách thương mại, các chính phủ đôi
khi sử dụng cả những biện pháp không chính thức hay biện pháp hành chính để hạn
chế nhập khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu.
Khái niệm: là các quy định hành chính được dựng lên nhằm gây khó khăn cho

hoạt động nhập khẩu vào một quốc gia.
Có lập luận cho rằng Nhật Bản là bậc thầy về các loại hàng rào thương mại này.
Trong những thập kỷ gần đây, các hàng rào thuế và phi thuế chính thống của Nhật Bản
luôn nằm ở mức thấp nhất thế giới. Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng điều đó
không thể bù trừ cho các rào cản hành chính không chính thức của nước này đối với
hoạt động nhập khẩu.
Ví dụ: có thời điểm Hà Lan xuất khẩu hoa tuy líp tới hầu hết các nước trừ Nhật
Bản. Ở Nhật, các thanh tra hải quan yêu cầu kiểm tra từng củ tuy líp bằng cách cắt dọc
chúng làm đôi , và gần như khéo léo tới đâu cũng không thể gắn chúng được lại.
IV.CHÍNH SÁCH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ
1.Khái niệm

Trong bối cảnh thương mại quốc tế, bán phá giá được định nghĩa theo nhiều
cách khác nhau như là hoạt động bán hàng tại thị trường nước ngoài ở mức giá thấp
hơn chi phí sản xuất hay hoạt động bán hàng tại thì trường nước ngoài dưới mức giá
thị trường “hợp lý”.

5


Môn: Kinh doanh Quốc tế Hiện đại
Hai định nghĩa này có sự khác biệt, giá trị thị trường hợp lý của một loại hàng
hoá thường được hiểu là lớn hơn chi phí sản xuất hàng hoá đó vì định nghĩa sau bao
gồm cả một mức lợi nhuận hợp lý.
Bán phá giá được nhìn nhận như một cách thức, mà nhờ đó các doanh nghiệp xả
hàng sản xuất dư thùa ở thị trường nước ngoài. Một vài trường hợp bán phá giá có thể
là kết quả của hành vi thôn tính, khi các nhà sản xuất sử dụng lợi nhuận chủ yếu từ thị
trường trong nước để trợ giá ở thị trường nước ngoài với kỳ vọng loại đối thủ cạnh
tranh bản địa ra khỏi thị trường. Khi đạt được điều này, doanh nghiệp đi thôn tính có
thể nâng giá bán và thu được lợi nhuận đáng kể.

Ví dụ được cho là bán phá giá xảy ra năm 1997, khi các nhà sản xuất vật liệu
bán dẫn Hàn Quốc, LG Semicon và Huyndai Electronics, bị cáo buộc đang bán các con
chip bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động (DRAM) ở thị trường mỹ dưới mức chi phí sản
xuất. Hành động này diễn ra giữa lúc thế giới dư thừa năng lực sản xuất chip. Các
doanh nghiệp trên bị cáo buộc là cố tình xả hàng sản xuất dư thùa của họ vào nước
Mỹ.
2.Các biện pháp chống bán phá giá

Các biện pháp chống bán phá giá được thiết kế để trừng phạt các doanh nghiệp
nước ngoài tham gia vào việc bán phá giá. Mục tiêu cuối cùng là để bảo vệ nhà sản
xuất nội địa từ sự cạnh tranh thiếu công bằng của phía nước ngoài.
Các biện pháp chống bán phá giá hơi khác nhau giữa nước này với nước khác,
đa số vẫn có điểm tương đồng với những biện pháp đã được sử dụng ở Mỹ.
Ví dụ: trong trường hợp DRAM của hàn Quốc, công ty micron Technology,
một nhà sản xuất tại Mỹ đã nộp đơn khiếu kiện. Các cơ quan chính phủ sau đó sẽ tiến
hành điều tra vụ kiện. Nếu khiếu kiện đó là thoả đáng, Bộ Thương mại có thể áp thuế
chống bán phá giá lên các hàng hoá ngoại nhập vi phạm( thuế chống bán phá giá
thường được gọi là thuế chống trợ cấp – Countervailing duties). Các loại thuế này là
loại thuế đặc biệt, có thể khá cao và thời gian hiệu lực có thể tới 5 năm.
Ví dụ sau khí xem xét khiếu kiện của công ty Micron, Bộ thương mại đã áp thuế
chống trợ cấp ở mức 9% và 4% lần lượt đối với chip DRAM của LG Semicon và
Guyndai.
V.TÌNH HUỐNG VỀ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ
Các lập luận chính trị biện hộ cho sự can thiệp của chính phủ bao trùm một loạt
các vấn đề, bao gồm việc duy trì việc làm, bảo hộ các ngành công nghiệp có vai trò
trọng yếu đối với an ninh quốc gia, trả đũa hành động cạnh tranh không công bằng của
nước ngoài, bảo vệ người tiêu dùng khỏi những hàng hoá “ nguy hiểm”, thúc đẩy hơn
nữa các mục tiêu của chính sách đối ngoại, và thúc đầy nhân quyền ở các quốc gia xuất
khẩu.
-


Bảo vệ việc làm và các ngành công nghiệp: đây có lẽ là lý do phổ biến nhất biện
minh cho sự can thiệp của chính phủ là bảo vệ việc làm và các ngành công nghiệp
khỏi sự cạnh tranh không công bằng với nước ngoài.
6


Môn: Kinh doanh Quốc tế Hiện đại
Ví dụ: biện pháp thuế đánh vào thép nhập khẩu bởi tổng thống George W.Bush
năm 2002, được đưa ra nhằm thực hiện bảo vệ khỏi sự cạnh tranh với nước ngoài.
Tuy nhiên nó cũng khiến giá thép tăng cao với các nhà tiêu thụ thép ở Mỹ, như các
công ty Oto, khiến họ kém cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu.
- An ninh quốc gia: các nước đôi khi cũng cần phải bảo vệ ngành công nghiệp nhất
định bởi chúng có vai trò quan trọng đối với an ninh quốc gia Đặc biệt như các
ngành công nghiệp lien quan đến quốc phòng ( ví dụ, hàng không vũ trụ, công nghệ
điện tử tiên tiến, vật liệu bán dẫn…). Mặc dù không còn phổ biến như trước đây,
xong lập luận này vẫn còn được sử dụng.
Ví dụ: Những người ủng hộ việc bảo hộ ngành sản xuất vật liệu bán dẫn ở Mỹ khỏi
cạnh tranh từ nước ngoài lập luận rằng vật liệu bán dẫn hiện nay là những thành
phần quan trọng trong các sản phẩm quốc phòng, do đó sẽ nguy hiểm nếu phụ
thuộc phần lớn vào các nhà sản xuất nước ngoài. Năm 1986, lập luận này đã giúp
thuyết phục chính quyền lien bang ủng hộ Sematech, một tập đoàn gồm 14 công ty
sản xuất vật liệu bán dẫn ở Mỹ chiếm tới 90% doanh thu của ngành công nghiệp
này. Nhiệm vụ của Sematech là thực hiện các nghiên cứu chung về các kỹ thuật sản
xuất sau đó có thể phân bổ lại cho các thành viên. Chính phủ nhận thấy tầm quan
trọng của tập đoàn này đến mức đã đặc cách cho Sematech không phải chịu luật
chống độc quyền. Ban đầu chính phủ Hoa Kỳ cung cấp cho Sematech khoản trợ
cấp 100 triệu đô-la mỗi năm. Tuy nhiên, vào khoảng giữa những năm 1990, nhờ
vào sự bùng nổ của máy tính cá nhân và nhu cầu chip vi xử lý do Intel chế tạo.
Năm 1994, ban điều hành tập đoàn đã bỏ phiếu để chấm dứt nguồn tài trợ từ chính

quyền liên bang, và kể từ năm 1996, tập đoàn này đã hoạt động hoàn toàn bằng vốn
tư nhân.
- Biện pháp trả đũa: Một số người lập luận rằng chính phủ nên sử dụng biện pháp đe
doạ can thiệp trong chính sách thương mại như một công cụ mặc cả nhằm giúp mở
cửa các thị trường nước ngoài và buộc các đối tác thương mại phải “tuân theo quy
luật của trò chơi”. Chính phủ Hoa Kỳ đã từng đe doạ trừng phạt bằng cách cấm vận
thương mại trong nỗ lực nhằm buộc chính phủ Trung Quốc thực thi nghiêm túc các
đạo luật về quyền sở hữu trí tuệ.
Nếu biện pháp này có hiệu quả, thì lý lẽ mang động cơ chính trị cho sự can
thiệp của chính phủ có thể thúc đẩy tự do hoá thương mại và mang những lợi ích kinh
tế. Tuy nhiên, đây là một chiến lược đầy rủi ro. Một nước bị áp lực có thể sẽ không
chịu lùi bước, mà thay vào đó sẽ trả đũa. Ví dụ: đó chính là điều mà chính quyền
Trung Quốc đã đe doạ thực hiện khi bị gây áp lực bởi phía Mỹ, dù cho cuối cùng họ đã
chịu nhượng bộ. Tuy nhiên, nếu một chính phủ không chịu lùi bước, thì kết quả có thể
là các rào cản thương mại cao hơn ở khắp nơi và tổn thất kinh tế cho tất cả các bên liên
quan.
- Bảo vệ người tiêu dùng: nhiều chính phủ từ lâu đã có quy định để bảo vệ người tiêu
dùng khỏi những sản phẩm không an toàn. Kết quả gián tiếp của những quy định
này thường là hạn chế hoặc cấm nhập khẩu những mặt hàng đó.
Ví dụ : năm 2003, một số nước trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc, đã quyết định
cấm nhập khẩu thịt bỏ từ Mỹ,sau khi trường hợp bệnh bò điên được phát hiện ở
Washington. Lệnh cấm có động cơ là để bảo vệ người tiêu dùng khỏi những thực
phẩm không an toàn. Sau 2 năm, cả hai nước đã dỡ bỏ lệnh cấm, dù vậy họ vẫn đặt ra
những yêu cầu nghiêm ngặt đối với thịt bò nhập khẩu từ Mỹ để giảm thiểu rủi ro là
7


Môn: Kinh doanh Quốc tế Hiện đại
thịt bò nhập khẩu có thể bị bệnh bò điên ( ví dụ, Nhật Bản yêu cầu tất cả thịt bò phải
được lấy từ gia súc dưới 21 tháng tuổi).

- Thúc đẩy các mục tiêu chính sách đối ngoại: các chính phủ đôi khi sử dụng chính
sách thương mại để hỗ trợ các mục tiêu của chính sách đối ngoại của họ. Một chính
phủ có thể trao các điều kiện thương mại ưu đãi cho một quốc gia, mà họ muốn xây
dựng mối quan hệ chặt chẽ. Chính sách thương mại đã được sử dụng nhiều lần để
gây áp lực hoặc trừng phạt “ các quốc gia hiếu chiến”, không tuân thủ luật pháp hay
thông lệ quốc tế.
Ví dụ: Mỹ từ lâu đã duy trì lệnh cấm vận thương mại với Cuba. Mục đích chính của
cấm vận là làm suy yếu Cuba với hy vọng những khó khăn về kinh tế sẽ dẫn tới sự sụp
đổ của chính quyền này và thay thế nó với một chế độ có khuynh hướng dân chủ hơn (
và thân Mỹ hơn). Mỹ cũng áp dụng trừng phạt thương mại đối với Libya và Iran, buộc
tội cả hai nước này hỗ trợ hoạt động khủng bố, chống lại lợi ích của nước Mỹ và phát
triển các vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Vào năm 2003, các biện pháp cấm vận chống Libya
dường như đã thu được những kết quả nhất định khi quốc gia này tuyên bố sẽ ngừng
chương trình phát triển vũ khí hạt nhân, và chính phủ Mỹ đã đáp lại bằng cách nới lỏng
các biện pháp cấm vận này
Tuy nhiên các Quốc gia khác có thể xem nhẹ các biện pháp cấm vận thương
mại. Ví dụ: các biện pháp cấm vận của Mỹ chống Cuba đã không làm ngưng trệ hoạt
động thương mại của các quốc gia phương Tây khác với Cuba. Các biện pháp của Mỹ
không làm được nhiều hơn là tạo ra một khoảng trống thuận lợi cho các quốc gia
thương mại khác, như Canada hay Đức nhảy vào. Mỹ đã tiếp tục nỗ lực nhằm ngăn
chặn tình trạng này và siết chặt các biện pháp trừng phạt hơn nữa bằng cách thông qua
đạo luật Helms-Burton (năm 1996) nhằm cho phép người Mỹ kiện các doanh nghiệp
nước ngoài sử dụng tài sản mà họ bị tịch thu ở Cuba sau cuộc cách mạng năm
1959.Tuy nhiên đạo luật này đã khơi mào cho nhiều cuộc phản đối từ các đối tác
thương mại với Mỹ, trong đó có liên minh Châu Âu, Canada và Mexico. Bất chấp
những cuộc phản đối này, đạo luật vẫn nằm trong khuôn khổ luật pháp Hoa Kỳ dù Hoa
kỳ không thể thực thi được – nhiều khả năng vì bất khả thi.
Bảo vệ nhân quyền: Việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền ở các quốc gia khác là
một nhân tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của nhiều nền dân chủ. Các
chính phủ đôi khi sử dụng chính sách thương mại để cố gắng cải thiện chính sách

về nhân quyền ở các nước là đối tác thương mại.
Ví dụ: từ lâu chính quyền Mỹ đã áp đặt lệnh cấm vận thương mại chống lại
Myanmar, phần lớn vì thực trạng nhân quyền ở nước này.
-

VI.CÁC LẬP LUẬN KINH TẾ BIỆN HỘ CHO SỰ CAN THIỆP CỦA
CHÍNH PHỦ
Với sự phát triển của lý thuyết thương mại mới và chính sách thương mại chiên
lược ( tại chương 6), các lập luận về kinh tế biện minh cho sự can thiệp của chính phủ
đã trải qua thời kỳ phục hưng trong những năm gần đây.
Gần như là lập luận kinh tế lâu đời nhất biện hộ cho sự can thiệp của chính
phủ.Alexander Hamilton đã đề xuất lập luận này vaoaf năm 1972. Theo như lập luận
này, nhiều nước đang phát triển có lợi thế so sánh tiềm tàng trong sản xuất, nhưng lúc
8


Môn: Kinh doanh Quốc tế Hiện đại
đầu các ngành công nghiệp sản xuất không thể cạnh tranh được với các ngành công
nghiệp đã ra đời lâu ở các nước phát triển. Để tạo cho ngành sản xuất trong nước có
một chỗ đứng, lập luận cho rằng các chính phủ nên tạm thời hỗ trợ các ngành công
nghiệp mới ( bằng thuế, hạn ngạch nhập khẩu, và trợ cấp) cho đến khi họ phát triển đủ
mạnh để có thể cạnh tranh quốc tế.
Lập luận này đã thu hút được sự chú ý của chính phủ các quốc gia đang phát
triển trong suổt 50 năm qua, và GATT đã thừa nhận lập luận các ngành công nghiệp
non trẻ là một lý do chính đáng cho chính sách bảo hộ mậu dịch. Tuy thế nhiều nhà
kinh tế vẫn giữ thái độ chỉ trích vấn đề này vì hai lý do chính.
Thứ nhất, sự bảo hộ sản xuất khỏi cạnh tranh với nước ngoài không có lợi, trừ
sự bảo hộ đó giúp ngành công nghiệp hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên qua nhiều trường
hợp thực tế cho thấy, sự bảo hộ dường như đã không làm được gì nhiều, ngoài việc
khuyến khích sự phát triển của các ngành công nghiệp kém hiệu quả, mà rất ít hy vọng

có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ví dụ: Brazil đã xây dựng ngành công
nghiệp ô tô lớn thứ 10 trên thế giới, được bảo hộ bởi các hàng rào thuế và hạn ngạch.
Tuy nhiên, khi những hàng rào này được dỡ bỏ vào những năm cuối thập niêm 1980,
nhập khẩu từ nước ngoài đã tăng lên chóng mặt, và phải đối mặt với thực tế là sau 30
năm bảo hộ, ngành công nghiệp ô tô Brazil là một trong những ngành kém hiệu quả
nhất thế giới.
Thứ hai, lập luận ngành công nghiệp non trẻ dựa trên các giả thuyết là các
doanh nghiệp không thể đầu tư dài hạn hiệu quả bằng cách vay tiền từ các thị trường
vốn trong nước hay quốc tế. Vì vậy, các chính phủ buộc phải trợ cấp cho đầu tư dài
hạn. Dựa vào sự phát triển của thị trường vốn toàn cầu trong vòng 20 năm qua cho
thấy giả thiết này không còn giá trị như trước đây. Ngày nay, nếu một nước đang phát
triển có lợi thế so sánh tiềm tang trong một ngành sản xuất, các doanh nghiệp ở nước
đó có thể vay tiền từ các thị trường vốn để tài trợ cho các khoản đầu tư cần thiết. Có
được sự hỗ trợ tài chính, các doanh nghiệp đặt lại các nước có lợi thế so sánh tiềm tàng
sẽ có động lực vượt qua những thua lỗ tất yếu ban đầu để có được lợi nhuận dài hạn,
mà không cần đến sự bảo hộ của chính phủ. Nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc và Đài
Loan đã làm được điều này trong các doanh nghiệp như dệt may, vật liệu bán dẫn, máy
công cụ, thép, tàu biển. Như vậy, trong điều kiện các thị trường vốn toàn cầu hiệu quả,
các ngành công nghiệp duy nhất có thể cần sự bảo hộ của chính phủ sẽ là các ngành
không có giá trị.
VII.CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CHIẾN LƯỢC
Một số học thuyết gia thương mại mới đã đề xuất lập luận chính sách thương
mại chiến lược. Chúng ta đã xem xét lập luận cơ bản ở Chương 6, khi nghiên cứu lý
thuyết thương mại mới. Lý thuyết thương mại mới lập luận rằng trong các ngành công
nghiệp mà sự tồn tại của lợi thế kinh tế theo quy mô là trọng yếu, có nghĩa là thị
trường thế giới sẽ hỗ trợ đem lại lợi nhuận cho chỉ một số doanh nghiệp, thì các nước
có thể thắng thế trong xuất khẩu một số sản phẩm nhất định, đơn giản bởi vì họ có các
doanh nghiệp có khả năng chiếm lấy lợi thế của người dẫn đầu. Sự thống trị lâu dài của
Boeing trong ngành sản xuất máy bay thương mại được cho là do các yếu tố trên.
9



Môn: Kinh doanh Quốc tế Hiện đại
Lập luận về chính sách thương mại chiến lược có hai phần chính:
Thứ nhất, người ta lý luận rằng với các hành động thích hợp, một chính phủ có
thể giúp nâng cao thu nhập quốc gia, nếu họ có thể, bằng cách nào đó, đảm bảo rằng
doanh nghiệp hay các doanh nghiệp nội địa, chứ không phải doanh nghiệp nước ngoài,
giành được lợi thế dẫn đầu trong một ngành công nghiệp. Như vậy, theo lập luận về
chính sách thương mại chiến lược, một chính phủ nên sử dụng trợ cấp để hỗ trợ các
doanh nghiệp tiềm năng đang hoạt động năng động trong các ngành công nghiệp mới
nổi. Ủng hộ quan điểm này, người ta chỉ ra rằng các hộ trợ mạnh mẽ về R&D của
chính phủ Mỹ dành cho Boeing trong thập niên 1950 và 1960 có thể đã giúp làm
nghiêng cán cân cạnh tranh trong lĩnh vực máy báy dân dụng ở thị trường mới nổi về
phía có lợi cho Boeing. Các lập luận tương tự đã được đưa ra để giải thích cho sự
thống trị của Nhật bản trong ngành sản xuất màn hỉnh tinh thể lỏng. Mặc dù các màn
hỉnh này được phát minh tại Mỹ, chính quyền Nhật Bản, hợp tác cùng với các công ty
điện tử lớn, đã tập trung hỗ trợ cho công tác nghiên cứu của ngành công nghiệp này
trong những năm cuối thập niên 1970 và những đầu năm 1980. Kết quả là các doanh
nghiệp Nhật Bản, chứ không phải doanh nghiệp Mỹ, đã dần chiếm lĩnh lợi thế người
dẫn đầu trong thị trường này.
Thứ hai, chính phủ có thể thu lợi từ việc can thiệp vào một ngành công nghiệp
khi giúp các doanh nghiệp nội địa vượt qua các hàng rào, được tạo ra bởi các doanh
nghiệp nước ngoài đã giành được lợi thế người dẫn đầu nhằm cản trở các doanh nghiệp
mới gia nhập ngành. Lập luận này là cơ sở cho sự hỗ trợ của chính phủ đối với Airbus
Industrie, đối thủ cạnh tranh chính của Boeing. Được thành lập năm 1966, dưới dạnh
liên danh của 4 công ty từ Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha, Airbus chiếm ít hơn 5%
thị phần máy bay thương mại thế giới, khi nó bắt đầu hoạt động sản xuất giữa những
năm 1970. Đến năm 2011, Airbus đã tăng thị phần lên 45%, đe dọa vị trí thống trị thị
trường lâu đời của Boeing. Theo chính hủ Mỹ, Airbus đạt được điều này là nhờ khoản
trợ cấp 15 tỷ USD từ các chính phủ Anh, Pháp, Đức và Tây Ban Nha. Nếu không có

khoản trợ cấp này, Airbus sẽ không bao giờ có khả năng thâm nhập vào thị trường thế
giới.
Nếu các lập luận này đúng, chúng sẽ hậu thuẫn cho lý do biện minh cho sự can
thiệp của chính phủ vào thương mại quốc tế. Các chính phủ tập trung vào mục tiêu
công nghệ vì nó đóng vai trò quan trọng cho tương lai và nên sử dụng trợ cấp để hỗ trợ
công tác phát triển hướng tới thương mại hóa các công nghệ đó. Hơn nữa, các chính
phủ nên tiến hành trợ cấp xuất khẩu cho đến khi các doanh nghiệp nội địa tạo lập được
ưu thế người dẫn đầu trên thị trường thế giới. Sự hỗ trợ từ chính phủ cũng có thể xem
là chính đáng, nếu họ có thể giúp cho danh nghiệp nội địa vượt qua được ưu thế dẫn
đầu đang nằm trong tay các đối thủ cạnh tranh nước ngoài khác và nổi lên như đối thủ
cạnh tranh vững mạnh trên thị trường thế giới. Trong trường hợp này, một chính sách
kết hợp giữa bảo hộ trên thị trường nội địa và trợ cấp khuyến khích xuất khẩu có thể là
cần thiết.
VIII.QUAN ĐIỂM XÉT LẠI VỀ THƯƠNG MẠI TỰ DO
Các lập luận về chính sách thương mại chiến lược của các học giả ủng hộ thuyết
thương mại mới đưa ra các lý do kinh tế biện minh cho sự can thiệp của chính phủ vào
10


Môn: Kinh doanh Quốc tế Hiện đại
thương mại quốc tế. Sự biện minh này thách thức luận điểm thương mại tự do không
hạn chế được thấy trong các công trình nghiên cứu của các học giả theo thuyết thương
mại cổ điển. Để đáp lại thách thức quan điểm chính thống về kinh tế này, một số các
nhà kinh tế đã chỉ ra rằng mặc dù chính sách thương mại chiến lược có vẻ hấp dẫn về
mặt lý thuyết, nhưng trên thực tế có thể không có giá trị. Chính sự đáp trả lại lập luận
chính sách thương mại chiến lược nói trên đã dẫn tới quan điểm xét lại về thương mại
dự do.
1. Biện pháp trả đũa và chiến tranh thương mại

Krugman – một trong một số người chịu trách nhiệm phát triển thuyết thương

mại mới – lập luận rằng một chính sách thương mại chiến lược hướng tới việc thành
lập các doanh nghiệp nội địa có vị thế thống trị trong một ngành công nghiệp toàn cầu
là một chính sách “làm nghèo hàng xóm”, qua đó đã nâng cao thu nhập quốc gia bằng
chi phí của các nước khác. Một nước nếu nỗ lực sử dụng các chính sách như trên, thì
nhiều khả năng sẽ vấp phải biện pháp trả đũa. Trong nhiều trường hợp, kết quả là chiến
tranh thương mại giữa hai hay nhiều chính phủ có chính sách can thiệp sẽ đẩy tất cả
các nước liên qua vào tình trạng tồi tệ hơn và không áp dụng các chính sách can thiệp
ngay từ đầu. Ví dụ, neeys chính phủ Mỹ phản ứng lại trợ caaos cho Airbus bằng cách
tăng các khoản trợ cấp của mình cho Boeing, thì kết quả có thể là các khoản trợ cấp đó
tự triệt tiêu lẫn nhau. Trong bối cảnh như vậy, thì cả những người dân chịu thuế ở
Châu Âu và Mỹ cuối cùng đều phải trả giá cho một cuộc chiến tranh thương mại đắt đỏ
và vô ích, và cả Châu Âu lẫn Mỹ đều trở nên tồi tệ hơn.
Krugman có lẽ đã đúng về sự nguy hại của chính sách thương mại chiến lược
khi nó dẫn tới chiến tranh thương mại. Tuy nhiên, vấn đề là phản ứng như thế nào khi
các đối thủ cạnh tranh đang được hỗ trợ bởi nguồn trợ cấp từ chính phủ; hay cụ thể,
Boeing và nước Mỹ sẽ phản ứng thế nào với sự trợ cấp dành cho Airbus? Theo
Krugman, câu trả lời có lẽ không dính líu đến cách hành động trả đũa, nhưng nên giúp
tạo ra luật chơi làm giảm thiểu việc sử dụng các biện pháp trợ cấp bóp méo thương
mại. Đó là điều mà Tổ chức Thương mại Thế giới đang tìm các thực hiện.
2. Các chính sách nội địa

Các chính phủ không phải lúc nào cũng hành động dựa trên lợi ích quốc gia, khi
họ can thiệp vào nền kinh tế; Những nhóm lợi ích có vai trò chính trị quan trọng
thường tác động đến họ. Sự ủng hộ của Liên minh Châu Âu đối với Chính sách nông
nghiệp chung (CAP), thứ đã xuất hiện nhờ vào sức mạnh chính trị của các nhà sản xuất
nông nghiệp ở Đức và Pháp, là một ví dụ. CAP đem lại lợi ích cho những nhà nông sản
xuất không hiệu quả và các chính khách dựa vào những lá phiếu của họ, nhưng không
mang lại gì cho người tiêu dùng ở EU, những người cuối cùng phải chi trả nhiều hơn
cho hàng hóa thực phẩm của mình. Như vậy, lý do sâu xa hơn cho việc không áp dụng
chính sách thương mại chiến lược, theo Krugman, là chính sách này gần như chắc chắn

sẽ khống chế bởi các nhóm lợi ích đặc biệt trong nền kinh tế, những người sẽ bóp méo
chính sách đó phục vụ lợi ích của họ. Krugman kết luận rằng ở Mỹ.
Để đề nghị Bộ thương mại bỏ qua tư tưởng chính trị đặc lợi khi xây dựng chính
sách cụ thể cho nhiều ngành là không thực tế: Để thiết lập một chính sách khung cho
thương mại tự do, chỉ bao gồm các ngoại lệ trong trường hợp có áp lực quá lớn, dường
11


Môn: Kinh doanh Quốc tế Hiện đại
như không phải là chính sách tối ưu theo thuyết này, nhưng có lẽ là chính sách tốt nhất
mà một nước có thể có được.
3. Sự phát triển của hệ thống thương mại thế giới

Những lý luận kinh tế vững chắc đang hỗ trợ cho thương mại tự do không giới
hạn. Trong khi nhiều chính phủ đã nhận ra giá trị của những lý luận này, họ vẫn không
sẵn long đơn phương hạ thấp rào cản thương mại do lo ngại các quốc gia khác có thể
sẽ không thực hiện tương tự. Xem xét vấn đề mà hai nước làng giềng Brazil và
Argentina phải đối mặt khi quyết định liệu có nên hạ thấp rào cản thương mại giữa họ
không. Về nguyên tắc, chính phủ Brazil có lẽ ủng hộ việc hạ thấp các rào cản thương
mại, nhưng có thể là miễn cưỡng do lo ngại Argentina sẽ không làm như thế. Chính
phủ có lẽ lo ngại rằng Argentina sẽ lợi dụng chính sách hạ thấp rào cản thương mại của
Brazil để thâm nhập vào thị trường Brazil, trong khi vẫn tiếp tục hạn chế, đóng cửa thị
trường của họ đối với hàng hóa Brazil thông qua những rào cản thị trường khắt khe.
Chính phủ Argentina hẳn cũng tin rằng họ cũng phải đối mặt với tình trạng khó xử
tương tự. Cốt lõi của vấn đề đó là thiếu tin tưởng. Cả hai chính phủ đều nhận ra rằng
mỗi quốc gia đối tác sẽ có lợi khi hạ thấp rào cản thương mại giữa họ, nhưng không
chính phủ nào sẵn sang thực hiện do lo sự rằng đối phương có thể sẽ không làm theo.
Tình trạng bế tắc như vậy có thể được giải quyết nếu cả hai quốc gia đàm phán
một bộ các quy tắc chi phối thương mại qua biên giới và hạ thấp rào cản thương mại.
Vậy ai là người giám sát các chính phủ để chắc chắn rằng họ chơi đúng luật chơi

thương mại? Ai sẽ là người thực thi các biện pháp trừng phạt đối với một chính phủ
gian lận? Cả hai chính phủ đều có thể thiết lập một cơ quan độc lập để hành động như
một trọng tài kinh tế. Trọng tài kinh tế này có thể giám sát thương mại giữa hai quốc
gia, đảm bảo rằng không bên nào gian lận, và áp đặt các biện pháp trừng phạt lên quốc
gia nào gian lận trong trò chơi thương mại đó.
Trong khi có vẻ như không có một quốc gia nào chịu thỏa hiệp về chủ quyền
quốc gia của mình bằng cách đồng ý với những sắp đặt như vậy, thì kể từ Chiến tranh
Thế giới thứ hai, một khuôn khổ thương mại quốc tế đã phát triển với đầy đủ những
đặc trưng này. Trong 50 năm hoạt động đầu tiên, khuôn khổ này biết đến như Hiệp
định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT). Từ năm 1992, nó được biết đến với tên
gọi Tổ chức thương mại thế giới (WTO)
4. Từ thời đại của SMIT đến cuộc đại suy thoái

Tự do thương mại dưới dạng một chính sách của chính phủ chỉ chính thức được
theo đuổi lần đầu tiên bởi Anh Quốc vào năm 1846, khi Quốc hội Anh bãi bỏ Đạo luật
về ngũ cốc. Đạo luật về ngũ cốc đánh thuế cao vào hoạt động nhập khẩu ngũ cốc nước
ngoài. Mục đích của thuế theo Đạo luật về ngũ cốc nước Anh. Đã có những kiến nghị
hàng năm trong nghị viện. Tuy nhiên, chính sách bảo hộ nông nghiệp chỉ được bãi bỏ
như là hệ quả của những tranh cãi kéo dài, sau khi Anh chịu nhiều tác động do mùa
màng thất bát kết hợp với mối đe dọa về nạn đói cận kề ở Ireland. Đối mặt với những
khó khăn và khốn khổ của dân chúng, nghị viện gần như đã đảo ngược lại quan điểm
lâu nay của mình.
Trong suốt khoảng 80 năm tiếp theo, Anh Quốc, một trong những cường quốc
thương mại có ảnh hưởng lớn của thế giới, đã thúc đẩy quan điểm về tự do hóa thương
12


Môn: Kinh doanh Quốc tế Hiện đại
mại; nhưng chính phủ Anh chỉ như là một tiếng gọi nơi hoang dã. Các đối tác thương
mại chính của họ đã không hưởng ứng chính sách của Anh về tự do thương mại đơn

phương. Lý do duy nhất người Anh giứ chính sách này trong một thời gian dài vì Anh
Quốc là một quốc gia xuất khẩu lớn nhất trên thế giới, họ sẽ thiệt hại nhiều hơn bất cứ
quốc gia nào khác, nếu chiến tranh thương mại nổ ra.
Vào những năm 1930, nỗ lực của người Anh nhằm thúc đẩy thương mại hóa tự
do bị chôn vùi dưới đống đổ nát của cuộc Đại suy thoái. Cuộc Đại Suy Thoái có nguồn
gốc từ sự thất bại của nền kinh tế thế giới trong việc đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh
tế bền vững sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất namw 1918. Mọi thứ trở nên tồi tệ hơn
vào năm 1929 khi thị trương chứng khoán Mỹ sụp đổ và kế tiếp là sự tháo chạy khỏi
thị trường ngân hàng Mỹ. Các vấn đề kinh tế nổi lên dồn dập trong năm 1930 khi Nghị
viện Hoa Kỳ thông qua đạo luật thuế Smoot-Hawley. Nhằm tránh tỷ lệ thất nghiệp
tăng cao bằng cách bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước và chuyển hướng nhu
cầu của người tiêu dùng khỏi các sản phẩm nước ngoài, Đạo luật Smooth-Hawley đã
dựng lên một bức tường khổng lồ của hàng rào thuế. Hầu như mọi ngành sản xuất đều
được hưởng lợi từ thuế “thực hiện để lập lại trật tự” của nó. Đặc biệt, có một khía cạnh
nhỏ của việc áp dụng thuế Smoot-Hawley, đó là nước Mỹ thặng dư cán cân thanh toán
và là quốc gia chủ nợ lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Đạo luật Smoot-Hawley đã tạo ra
hiệu ứng hủy hoại đối với việc làm ở nước ngoài. Các nước khác đã trả đũa hành động
này của Mỹ bằng cách nâng cao các rào cản thuế của họ. Kết quả là xuất khẩu của Mỹ
tuột dốc, và thế giới lún sâu hơn vào cuộc Đại Suy Thoái.
1947 – 1979: TỰ DO HÓA THƯƠNG MẠI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
Tổn thất kinh tế gây nên bởi các chính sách thương mại “làm nghèo hàng xóm”,
mà Đạo luật Smoot-Hawley gây ra, đã đưa đến những tác động sâu sắc đến các thể chế
tinh tế và hệ tư tưởng thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới II. Nước Mỹ đã nổi lên từ cuộc
chiến tranh như một kẻ thắng trận và thống trị kinh tế. Sau thất bại trong cuộc Đại Suy
Thoái, quan điểm trong Nghị viện Hoa Kỳ đã thay đổi mạnh mẽ theo hướng ủng hộ
thương mại tự do. Dưới sự lãnh đạo của Mỹ, GATT được thành lập vào năm 1947.
GATT là một hiệp định đa phương mà mục tiêu là tự do hóa thương mại bằng
cách xóa bỏ thuế, trợ cấp, hạn ngạch nhập khẩu và những biện pháp tương tự. Từ khi
thành lập vào năm 1947, cho đến khi được tuy thế bởi WTO, số lượng thành viên của
GATT đã tăng từ 19 đến hơn 120 quốc gia. GATT không nỗ lực để loại bỏ các hạn chế

thương mại ngay lập tức, đó là điều không tưởng. Thay vào đó, quá trình cắt giảm thuế
đã trải qua 8 vòng đàm phán. Cuối cùng là Vòng đàm phán Uruguay, được khởi động
vào năm 1986 và hoàn tất vào tháng 12 năm 1993. Trong tất cả các vòng đàm phán
này, tiến trình cắt giảm thuế chung được đưa ra đàm phán giữa tất cả các thành viên.
Sau đó, những bên đã ký kết hiệp định cam kết sẽ không nâng thuế nhập khẩu lên trên
mức đã đàm phán. Các quy định của GATT được thực thi bởi một cơ chế giám sát
chung. Nếu một quốc gia cho rằng một trong các đối tác thương mại của họ đang vi
phạm quy định của GATT, họ có thể yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của GATT tại
Geneva tiến hành điều tra. Nếu các điều tra viên của GATT xem xét thấy rằng khiếu
kiện là có căn cứ, các nước thành viên có thể được yêu cầu gây áp lực để buộc bên vi
phạm thay đổi chính sách của mình. Nhìn chung, áp lực như vậy là đủ mạnh để buộc

13


Môn: Kinh doanh Quốc tế Hiện đại
quốc gia vi phạm phải thay đổi chính sách. Nếu không, quốc gia vi phạm sẽ bị khai trừ
khỏi GATT
Trong những năm đầu hoạt động, GATT đã rất thành công trên nhiều phương
diện. Từ năm 1953 tới 1963, thương mại thế giới tăng trưởng ở mức 6,1% mỗi năm, và
thu nhập thế giới tăng trưởng ở mức 5,1% mỗi năm. Ngay cả, kết quả đạt được từ năm
1963 đến 1973 còn tốt hơn, thương mại thế giới tăng bình quân 8,9% mỗi năm, và thu
nhập toàn cầu tăng 5,1% mỗi năm.
1980 – 1993: CÁC XU HƯỚNG BẢO HỘ MẬU DỊCH
Trong suốt những năm 1980 và đầu thập niên 90, hệ thống thương mại thế giới
được dựng lên bởi GATT rơi vào tình trạng căng thẳng, dưới áp lực của chủ nghĩa bảo
hộ đang nổi lên ở khắp nơi trên thế giới. Có 3 lý do khiến các áp lực này gia tăng trong
những năm 80.
Thứ nhất, sự thành công kinh tế của Nhật Bản trong thời kỳ đó đã gây ra căng
thẳng cho hệ thống thương mại thế giới. Nhật Bản ở trong tình trạng đổ nát khi GATT

mới thành lập. Nhưng đến những năm 1980, nước này đã trở thành nền kinh tế lớn thứ
hai thế giới và là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Sự thành công của Nhật Bản trong
các ngành như sản xuất ô tô và chất bán dẫn có lẽ đã là đủ để làm căng thẳng hệ thống
thương mại thế giới. Mọi thứ đã trở nên tồi tệ hơn bởi tư tưởng bành trướng của
phương Tây, mặc dù chính sách thuế và trợ cấp thấp, thị trường Nhật Bản đã đóng của
đổi với hàng nhập khẩu và đầu tư nước ngoài bằng các rào cản hành chính.
Thứ 2, hệ thống thương mại thế giới đã trở nên căng thẳng bởi thâm hụt thương
mại kéo dài ở nền kinh tế lớn nhất thế giới, nước Mỹ. Mặc dù thâm hụt đã đạt đỉnh vào
năm 1987 ở mức hơn 170 tỷ USD, tới cuối năm 1992, bình quân hàng năm vẫn ở mức
80 tỷ USD. Từ góc độ chính trị, vấn đề đã trở nên tồi tệ hơn vào năm 1992 bởi mức
thâm hụt thương mại 45 tỷ USD của Mỹ với Nhật Bản, một nước được coi là đã chơi
không đúng luật. Hậu quả của thâm hụt thương mại Mỹ phải kể đến nhứng điều chỉnh
đau đớn trong các ngành sản xuất ô tô, máy công cụ, vật liệu bán dẫn, thép, và dệt
may, những lĩnh vực mà các nhà sản xuất nội địa đang mất dần thị phần vào tay các
đối thủ cạnh tranh nước ngoài. Thất nghiệp đã dẫn đến các yêu cầu từ nghị viện Mỹ
đòi khôi phục biện pháp bảo hộ chống lại hàng nhập khẩu.
Thứ 3, xu hướng bảo hộ rộng lớn hơn là nhiều nước tìm ra những cách thức để
né quy định của GATT, Các hạn chế cuất khẩu tự nguyện song phương, hay VER, đã
phá vỡ các thỏa thuận của GATT, bởi cả nước nhập khẩu lẫn nước xuất khẩu đều
không khiếu kiện lên văn phòng của GATT ở Geneva – và khi không có khiếu kiện,
Văn phòng của GATT không thể làm gì. Các nước xuất khẩu đồng ý thực hiện VER để
tránh những biện pháp thuế trừng phạt gây thiệt hại lớn hơn. Một trong những ví dụ
được biết đến nhiều nhất là VER trong ngành sản xuất ô tô giữa Mỹ và Nhật Bản, mà
theo đó các nhà sản xuất Nhật Bản đã cam kết sẽ giới hạn số lượng ô tô nhập khẩu của
họ vào Mỹ như một cách để xoa dịu các căng thẳng thương mại đang tăng. Theo một
nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, 13% lượng nhập khẩu vào các nước công nghiệp
phát triển trong năm 1981 đã phải chịu các hàng rào thương mại phi thuế như VER.
Đến 1986, con số này lên tới 16%. Tốc độ tăng nhanh nhất là ở Mỹ, nơi giá trị nhập
khẩu bị ảnh hưởng bởi các hàng rào phi thuế (chủ yếu là VER) đã lên tới 23% trong
giai đoạn 1981-1986.

14


Môn: Kinh doanh Quốc tế Hiện đại

IX.VÒNG ĐÀM PHÁN URUGUAY VÀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
Để chống lại tình trạng các áp lực của chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng, năm
1986, các thành viên GATT đã bắt tay vào vòng đàm phán thứ 8 nhằm mục đích giảm
thuế, Vòng đàm phán Uruguay. Đây là vòng đàm phán khó khăn nhất, chủ yếu bởi vì
đó cũng là vòng đàm phán với nhiều tham vọng nhất. Cho đến lúc đó, các quy tắc của
GATT chỉ được áp dụng đối với thương mại hàng hóa chế tạo và hàng hóa thông
thường khác. Trong vòng đàm phán Uruguay, các nước thành viên tìm cách mở rộng
các quy tắc của GATT sang cả thương mại dịch vụ. Họ cũng tìm cách soạn ra những
quy định chi phối việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, giảm trợ cấp nông nghiệp, và củng
cố cơ chế kiểm soát cũng như thực thi của GATT.
Vòng đàm phán Uruguay đã kéo dài 7 năm trước khi đạt được một thỏa thuận vào
15 tháng 12 năm 1993. Thỏa thuận có hiệu lực ngày 1 tháng 7 năm 1995. Vòng đàm
phán Uruguay bao gồm những điều khoản sau:
1. Thuế đối với hàng hóa sẽ được cắt giảm hơn một phần ba, và thuế sẽ được dỡ
bỏ trên hơn 40% các hàng hóa chế tạo và hàng hóa thông thường khác.
2. Mức thuế trung bình được áp bởi các quốc gia phát triển trên hàng hóa chế tạo
sẽ được giảm xuống còn nhỏ hơn 4% giá trị, mức thấp nhất trong lịch sử hiện
đại.
3. Các khoản trợ cấp nông nghiệp sẽ được cắt giảm mạnh.
4. Các quy tắc về thâm nhập thị trường và thương mại bình đẳng của GATT sẽ
được mở rộng sang cả những lĩnh vực dịch vụ.
5. Các quy tắc của GATT cũng sẽ được mở rộng để cung cấp sự bảo hộ đối với
bằng sáng chế, bản quyền, và thương hiệu (sở hữu trí tuệ).
6. Các rào cản thương mại trong dệt may sẽ được gỡ bỏ đáng kể trong vòng 10
năm.

7. Tổ chức thương mại thế giới sẽ được thành lập để thực thi thỏa thuận của
GATT
1.Dịch vụ và sở hữu trí tuệ
Trong dài hạn, việc mở rộng các quy tắc GATT sang lĩnh vực dịch vụ và sở hữu trí tuệ
có lẽ là đặc biệt có ý nghĩa. Cho tới năm 1995, các quy định của GATT chỉ áp dụng
đối với hàng hóa công nghiệp (ví dụ, hàng hóa chế tạo và hàng hóa thông thường).
Năm 2010, thương mại thế giới về dịch vụ đạt mức 3.690 tỷ USD (so với thương mại
thế giới về hàng hóa đạt 15.237 tỷ USD). Cuối cùng, việc mở rộng các quy tắc GATT
sang đấu trường thương mại quan trọng này đã có thể làm gia tăng đáng kể cả thị phần
của thương mại dịch vụ và tổng kim ngạch thương mại thế giới. Việc mở rộng các quy
tắc của GATT sang lĩnh vực sở hữu trí tuậ sẽ tạo nhiều điều kiện dễ dàng hơn cho các
công ty công nghệ cao kinh doanh ở các quốc gia đang phát triển, nơi mà các quy định
về sở hữu trí tuệ vốn được thực thi rất kém.
2.Tổ chức thương mại thế giới
Việc làm rõ và củng cổ các quy tắc của GATT, cộng với sự ra đời của Tổ chức
thương mại thế giới cũng hứa hẹn một quá trình hoạch định chính sách và thực thi các
quy tắc GATT hiệu quả hơn. WTO đóng vai trò như một tổ chức hỗ trợ khi bao bọc
15


Môn: Kinh doanh Quốc tế Hiện đại
GATT cùng với hai cơ quan mới, một về dịch vụ và một còn lại về sở hữu trí tuệ. Hiệp
định chung của WTO về thương mại và dịch vụ (GATS) đã dẫn đường cho việc mở
rộng các hiệp định thương mại tự do sang lĩnh vực dịch vụ. Hiệp định của WTO về
Các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) là một nỗ
lực nhằm thu hẹp những khoảng cách theo cách thức mà quyền sở hữu trí tuệ đang
được bảo hộ ở nhiều nơi trên thế giới và đặt nó dưới các quy tắc quốc tế chung. WTO
đã nhận lấy trách nhiệm phân xử các tranh chấp thương mại và giám sát các chính sách
thương mại của các nước thành viên. Trong khi WTO hoạt động dựa trên cơ sở đồng
thuận như GATT đã làm, thì trong việc giải quyết tranh chaos các nước thành viên

không còn khả năng ngăn chặn việc thông qua các báo cáo của trọng tài thương mại
nữa.Các báo cáo của hội đồng trọng tài về các tranh chaos thương mại giữa các nước
thành viên sẽ tự động được thông qua bởi WTO trừ khi có sự đồng thuận phản đối
chúng. Các nước đã bị hội đồng trọng tài kết luận là vi phạm các quy tắc GATT được
quyền kháng cáo đến một cơ quan phúc thẩm, nhưng phán quyết của cơ quan đó sẽ có
tính ràng buộc. Nếu các thành viên vi phạm không tuân thủ các khuyến nghị của hội
đồng trọng tài, các đối tác thương mại có quyền đòi bồi thường, hoặc dùng phương
sách cuối cùng, là áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại. Mỗi giai đoạn của quá
trình này đồi buộc phải tuân theo giới hạn thời gian nghiêm ngặt. Như vây, WTO đã có
được thứ mà GATT chưa từng có.
X.WTO: TRẢI NGHIỆM CHO ĐẾN NGÀY NAY
Đến năm 2012, WTO đã có 153 thành viên, trong đó có Trung Quốc, nước đã
gia nhập cuối năm 2001. Các nước này chiếm tổng cộng 97% thương mại thế giới. 25
nước khác, bao gồm Liên Bang Nga, đang đàm phán để gia nhập. Kể từ khi hình
thành, WTO đã duy trì các nỗ lực đi đầu trong việc thúc đẩy thương mại tự do toàn
cầu. Các nước sang lập ra nó đã bày tỏ hy vọng rằng các cơ chế thực thi đã trao cho
WTO sẽ giúp nó hoạt động hiệu quả hơn GATT trong quá trình giám sát việc tuân thủ
các quy tắc thương mại toàn cầu. Người ta có kỳ vọng lớn lao rằng WTO có thể nổi lên
như một cơ quan bảo vệ và hỗ trợ hiệu quả cho các giao dịch thương mại tương lai, đặc
biệt trong các lĩnh vực dịch vụ. Các kết quả cho tới nay là rất đáng khích lệ, cho dù có
những thất bại trong Hội nghị WTO ở Seattle vào cuối năm 1999, diễn tiến chậm chạp
trong vòng đàm phán thương mại tiếp theo, và sự trở lại của chủ nghĩa bảo hộ mậu
dịch, ở một giới hạn nào đó, trong giai đoạn 2008-2009 có làm dấy lên những câu hỏi
về hướng đi trong tương lai của WTO.
1.WTO trong vai trò cảnh sát toàn cầu
Trong 15 năm đầu hoạt động, WTO đã cho thấy cơ chế giám sát và thực thi của mình
đang thu được kết quả tích cực. Trong giai đoạn từ 1995 đến đầu 2010, hơn 400 vụ
tranh chấp thương mại giữa các quốc gia đã được đưa ra WTO. Đây là một kỷ lục so
với tổng số 196 trường hợp đã được thụ lý bởi GATT trong gần nửa thế kỷ. Trong số
các trường hợp được đưa ra WTO, ¾ được giải quyết bằng tham vấn không chính thức

giữa các nước tranh chấp. Việc giái quyết các trường hợp còn được tiến hành theo
trình tự chính thức, nhưng như vậy đã là thành công lớn. Nhìn chung, các nước có liên
quan đã thực thi các khuyến nghị của WTO. Thật sự là các nước đang sử dụng WTO

16


Môn: Kinh doanh Quốc tế Hiện đại
thể hiện sự ủng hộ to lớn và tin tưởng vào thủ tục giải quyết tranh chấp của tổ chức
này.
2.Mở rộng các thỏa thuận thương mại
WTO được trao vai trò làm trung gian thúc đẩy các thỏa thuận tương lai nhằm
mở của cho thương mại toàn cầu về dịch vụ. WTO cũng được khuyến khích quan tâm
đến các quy định chi phối đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, điều mà GATT chưa từng
thực hiện. Hai ngành đầu tiên được lấy làm mục tiêu để tái cấu trúc là viễn thông toàn
cầu và dịch vụ tài chính.
Trong tháng 2 năm 1997, WTO đã làm trung gian cho một hiệp định, trong đó
các nước đồng ý mở cửa thị trường viễn thông của mình cho cạnh tranh, cho phép các
nhà điều hành nước ngoài mua cổ phần điều hành trong các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ viễn thông nội địa, và xây dựng bộ quy tắc chung về cạnh tranh bình đẳng.
Theo thỏa thuận này, 68 quốc gia chiếm 90% doanh thu viễn thông toàn cầu đã cam
kết bắt đầu mở cửa thị trường của họ cho cạnh tranh nước ngoài và tuân theo các quy
tắc chung nhằm đảm bảo cạnh tranh bình đẳng trong ngành viễn thông. Hầu hết các thị
trường lớn nhất thế giới, trong đó có là Mỹ, Liên minh Châu Âu, Nhật Bản, đã mở cửa
hoàn toàn vào 1.1.1998, khi thỏa thuận này có hiệu lực, tất cả các dạng dịch vụ viễn
thông cơ bản đều được bao gồm trong thỏa thuận này, trong đó có điện thoại, truyền
dẫn dữ liệu và fax, liên lạc qua radio và vệ tinh. Nhiều công ty viễn thông đã hưởng
ứng tích cực thỏa thuận này, vì nhận thấy rằng nó sẽ cho họ khả năng to lớn hơn rất
nhiều việc cung caaos cho khách hàng của họ một dịch vụ trọn gói – dịch vụ thông
suốt và toàn cầu đáp ứng mọi nhu cầu của doanh nghiệp họ với chỉ một hóa đơn cước

dịch vụ.
Điều này được nối tiếp vào tháng 12 năm 1997 bằng một hiệp định tự do hóa
thương mại xuyên biên giới về các dịch vụ tài chính. Hiệp định bao gồm hơn 95% thị
trường tài chính thế giới. Theo thỏa thuận này, khi nó có hiệu lực vào đầu tháng 3 năm
1999, 102 nước cam kết mở cửa (dưới nhiều mức độ khác nhau) các lĩnh vực ngân
hàng, chứng khoán và bảo hiểm của họ cho cạnh tranh nước ngoài. Cùng chung với
thỏa thuận về viễn thông, hiệp định này bao gồm không chỉ thương mại xuyên biên
giới mà còn cả các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài. 70 nước đã đồng ý cắt giảm
đáng kế hoặc xóa bỏ các rào cản đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài trong khi vực dịch
vụ tài chính của họ. Nước Mỹ và Liên minh Châu Âu, với chỉ một số ngoại tệ nhỏ, đã
hoàn toàn mở cửa cho các khoản đầu tư trong nước vào các ngân hàng, công ty chứng
khoán và bảo hiểm nước ngoài. Như một phần của thỏa thuận, nhiều nước châu Á lần
đầu tiên đã đưa ra nhứng nhượng bộ quan trọng cho phép sự tham gia đáng kể của
nước ngoài vào khu vực dịch vụ tài chính của họ.
3.Tương lai của WTO: Các vấn đề chưa được giải quyết và vòng đàm phán Doha
Sau những thành công của thập kỷ 90, WTO đã và đang chiến đấu để lên trên
mặt trận thương mại quốc tế. Do phải đối mặt với tốc độ tăng trưởng chậm hơn của
nền kinh tế thế giới sau năm 2001, chính phủ ở nhiều nước đã lơ là với việc đồng ý
tiến hành một vòng đàm phán mới liên quan đến các chính sách nhằm giảm rào cản
thương mại. Các hành động chống đối WTO mang tính chính trị đang này càng tăng ở
nhiều quốc gia. Khi toàn cầu hóa trở thành vấn đề chung, vài chính trị gia và các tổ
chức phi chính trị buộc tội WTO về một loạt các khiếm khuyết, bao gồm thất nghiệp
17


Môn: Kinh doanh Quốc tế Hiện đại
cao, hủy hoại môi trường, điều kiện lao động nghèo nàn trong các nước đang phát
triển, giảm mức lương thực tế của một số nhóm được trả lương thấp hơn ở các nước
đang phát triển, gia tăng tình trạng bất bình đẳng về thu nhập. Sự trồi dậy nhanh chóng
của Trung Quốc, trở thành một quốc gia thương mại chiếm ưu thế, đóng một vai trò

nào đó. Cũng giống như những vấn đề nhạy cảm về Nhật cách đây 20 năm, nhiều
người nhận thấy rằng Trung Quốc đã chơi không đẹp theo đúng luật chơi của thương
mại quốc tế, ngay cả khi nước này đã gia nhập WTO.
Đối mặt với bối cảnh chính trị khó khăn trên, thì vẫn còn rất nhiều tồn tại cần
được giải quyết trên mặt trận thương mại quốc tế. Bốn vấn đề được đặt lên hàng đầu
trong chương trình nghị sự hiện tại của WTO là các biện pháp chống bán phá giá,
chính sách bảo hộ mậu dịch ở mức cao trong lĩnh vực nông nghiệp, thiếu các biện pháp
bảo hộ hiệu quả đối với quyền sở hữu trí tuệ ở nhiều quốc gia, và các mức thuế vẫn
duy trì ở mức cao đối với dịch vụ và hàng hóa phi nông nghiệp ở nhiều quốc gia.
4.Các hành động chống bán phá giá
Các hành động chống bán phá giá bắt đầu xuất hiện trong thập niên 1990. Các
quy tắc của WTO cho phép các nước áp thuế chống bán phá giá đối với những hàng
hóa nước ngoài đang được bán với giá thấp hơn tại nơi sản xuất, hoặc dưới chi phí sản
xuất, khi các nhà sản xuất nội địa chứng minh được rằng họ đang bị thiệt hại. Thật
không may, một định nghĩa khá mơ hồ về các yếu tố cấu thành hành vi bán phá giá đã
tạo kẽ hở để nhiều nước khai thắc nhẳm phục vụ cho chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch.
Trong giai đoạn 1995-2011, các thành viên đã báo cáo lên WTO việc thực hiện
khoảng 3.922 vụ chống bán phá giá. Ấn Độ là nước thực hiện nhiều nhất, khoảng 564
trường hợp; EU thực hiện 391 vụ, và Mỹ là 418 vụ. Các biện pháp chống bán phá giá
dường như tập trung vào các khu vực kinh tế nhất định, như ngành công nghiệp kim
loại ở bản (nhôm, thép…), hóa chất, chất dẻo và máy móc, thiết bị điện tử. Các khu
vực này chiếm khoảng 70% tổng số các vụ chống bán phá giá được báo cáo lên WTO.
Từ năm 1995, 4 khu vực trên đã trở thành đặc trưng cho thời kỳ cạnh tranh căng thẳng
và năng lực sản xuất dư thừa, dấn đến giá cả hàng hóa và lợi nhuận thấp cho các doanh
nghiệp trong ngành. Do đó, sẽ là bất hợp lý khi cho rằng số vụ chống bán phá giá ở
mức độ cao trong các ngành này nói lên nỗ lực của các nhà sản xuất đang khốn đốn sử
dụng tiến trình chính trị tại nước mình để tìm kiếm sự bảo hộ khỏi các đối thủ cạnh
tranh nước ngoài, những đối thủ mà họ cho là đang tham gia cạnh tranh không công
bằng. Một số ý kiến của họ có giá trị, tuy nhiên, tiến trình đó có thể bị chính trị hóa rất
nhiều bởi đại diện của các doanh nghiệp và công nhân của họ thông qua vận động hành

làng của các quan chức chính phủ nhằm bảo vệ việc làm trong nước khỏi cạnh trạnh
không công bằng từ nước ngoài. Các quan chức chính phủ, do quan tâm đến việc cần
phải giành được phiếu bầu trong kỳ bầu cử tiếp theo, nên buộc phải đưa ra các hành
động chống bán phá giá. WTO thực sự lo ngại về xu hướng này. WTO cho rằng việc
này phản ánh các xu thế của chỉ nghĩa bảo hộ mật dịch cố chấp và vị vậy thúc đẩy các
thành viên củng cố các quy định nhằm giám sát biện pháp áp thuế chống bán phá giá.
Ở một mức độ nào đó, WTO đã đạt được thành công, các hành động chống bán phá giá
lên đến đỉnh điểm vào giai đoạn 1999-2001 và giảm xuống sau đó.
5.Chủ nghĩa bảo hộ trong nông nghiệp

18


Môn: Kinh doanh Quốc tế Hiện đại
Một trọng tâm nữa của WTO gần đây là biện pháp giảm thuế và các khoản trợ
cấp ở mức độ cao trong khu vực nông nghiệp tại nhiều nền kinh tế. Mức thuế đánh
vào sản phẩm nông nghiệp nhìn chung đã cao hơn rất nhiều so với mức thuế trên hàng
hóa công nghiệp hay dịch vụ. Như vậy, người tiêu dùng ở các nước này đang phải trả
mức giá cao hơn nhiều so với mức cần thiết cho các sản phẩn nông nghiệp được nhập
khẩu từ nước ngoài vào, khiến cho họ còn lại ít tiền hơn để chi tiêu cho các hàng hóa
và dịch vụ khác.
Trong quá khứ, các mức thuế cao trên các sản phẩm nông nghiệp phản ánh
mong muốn bảo hộ nền nông nghiệp trong nước và các cộng đồng canh tác truyền
thống khỏi sự cạnh tranh từ nước ngoài. Ngoài thuế cao, các nhà sản xuất nông nghiệp
còn thu lợi từ các khoản trợ cấp đáng kể. Theo ước tính của tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế (OECD), trợ cấp của chính phủ chiếm trung bình khoảng 17% chi phí sản
xuất nông nghiệp ở Canada, 21% ở Mỹ, 35% ở Liên minh Châu Âu, và 59% ở Nhật
Bản. Tính tổng cộng, các quốc gia OECD chi tiêu hơn 300 tỷ USD mỗi năm cấp cho
nông nghiệp.
Không có gì ngạc nhiên, sự kết hợp của hàng rào thuế cao cộng với các khoản

trợ cấp lớn đã gây ra những biến dạng đáng kể trong nền sản xuất nông nghiệp và
thương mại quốc tế đối với các sản phẩm này. Kết cục là làm tăng giá đối với người
tiêu dùng, giảm kinh ngạch thương mại nông nghiệp, và khuyến khích việc sản xuất dư
thừa rất lớn các sản phẩm đã được trợ cấp. Vì thương mại toàn cầu trong lĩnh vực nông
nghiệp hiện chiếm tới 10,5% tổng thương mại hàng hóa, hay khoảng 750 tỷ USD mỗi
năm, WTO lập luận rằng dỡ bỏ hàng rào thuế quan và trợ cấp có thể thúc đẩy mạnh mẽ
tổng mức thương mại, giảm giá cho người tiêu dùng và thúc đẩy kinh tế toàn cầu thông
qua việc giải phóng sức tiêu thụ và các tài nguyên đầu tư cho những mục đích hiệu quả
hơn. Theo ước tính của Quỹ tiền tệ quốc tế, xóa bỏ thuế và trợ cấp cho các sản phẩm
nông nghiệp sẽ nâng phúc lợi kinh tế toàn cầu thêm 128 tỷ USD mỗi năm. Số còn lại
cho rằng tiết kiệm được 182 tỷ USD
Những người bảo hộ lớn nhất trong hệ thống hiện tại là các quốc gia phát triển
trên thế giới. Họ muốn bảo hộ khu vực nông nghiệp của nước mình khỏi cạnh tranh
bởi các nhà sản xuất chi phí thấp ở các quốc gia đang phát triển. Trái lại, các quốc gia
đang phát triển lại đang thúc giục mạnh mẽ các cải cách để giúp các nhà sản xuất của
họ có thể thâm nhập mạnh hơn vào các thị trường được bảo hộ ở các quốc gia phát
triển. Nói cách khác , thương mại tự do trong nông nghiệp có thể giúp tạo ra một cú
hích cho tăng trưởng kinh tế ở các nước nghèo hơn trên thế giới và giảm bớt đói nghèo
toàn cầu.
-

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ: Một vấn đề khác đang ngày càng trở nên quan trọng
đối với WTO là bảo hộ quyền sở hữu trí tuê. Hiệp ước Uruguay năm 1995 liên
quan việc thành lập WTO cũng đề cập đến 1 thỏa thuận về bảo vệ quyền sở hữu trí
tuệ( Hiệp định về Các Khía cạng Liên quân đến Thương mại của Quyền sở hữu trí
tuệ, hay TRIPS). Các quy định của TRIPS bắt buộc các thành viên WTO phải công
nhận và duy trì thời hạn bảo hộ bằng sáng chế trong ít nhất 20 năm, đối với quyền
bản quyền là 50 năm. Các nước nghèo, nơi mà nói chung việc thực hiện quyền bảo
hộ đó yếu kém hơn nhiều, được ăn hạn trong 5 năm, và 1 số nước nghèo nhất là 10
năm. Nền tảng của thỏa thuận này dựa vào niềm tin mạnh mẽ giữa các quốc gia ký

19


Môn: Kinh doanh Quốc tế Hiện đại
kết hiệp ước rằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thông qua bằng sáng chế, thương
hiệu và bản quyền là yếu tố cơ bản của hệ thống thương mại quốc tế. Việc bảo hộ
quyền sở hữu trí tuệ kém hiệu quả sẽ làm giảm động lực của các phát minh sáng
chế. Lập luận cho rằng 1 thỏa thuận đa phương là cần thiết để bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ, vì phát minh, sáng chế là động lực của tăng trưởng kinh tế và gia tăng mức
sống.
Nếu không có thỏa thuận này, người ta lo ngại rằng các nhà sản xuất ở 1 nước,
ví dụ Ấn Độ, có thể tiếp thị những sản phẩm làm nhái từ các phát minh tiên tiến đã
được cấp bằng sáng chế ở 1 nước khác, ví dụ Mỹ. Điều này có thể ảnh hưởng tới
thương mại quốc tế theo 2 cách. Thứ nhất, giảm các cơ hội xuất khẩu của Ấn Độ cho
nhà sáng chế gốc ở Mỹ. Thứ 2, thậm chí nhà sản xuất Ấn Độ có thể xuất khẩu sản
phẩm làm nhái của mình sang những nước khác, thì cũng làm giảm cơ hội xuất khẩu
sang cách nước khác đối với nhà sáng chế ở Mỹ. Ai đó cũng có thể lập luận rằng khi
quy mô của thị trường thế giới đối với các nhà sáng chế bị giảm, thì động cơ để theo
đuổi những sáng tạo rủi ro và tốn kém cũng bị giảm. Kết quả cuôí cùng sẽ là ít có sự
sáng tạo hơn trong nền kinh tế thế giới và tăng trưởng kinh tế chậm hơn.
-

Thâm nhật thị trường đối với hàng hóa và dịch vụ phi nông nghiệp: WTO và
GATT đã tạo ra những bước tiến dài trong việc giảm thuế trên các sản phẩm phi
nông nghiệp, tuy nhiên vẫn còn nhiều việc phải làm. Mặc dù hầu hết các quốc gia
phát triển đã đưa mức thuế của họ trên các sản phẩm công nghiệp xuống mức trung
bình 3,8% giá trị hàng hóa, vẫn còn những ngoại lệ. Cụ thể, trong khi thuế trung
bình thấp, suất thuế cao vẫn tồn tại đối với những mặt hàng nhập khẩu nhất định
vào các quốc gia phát triển, điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận thị trường và
tăng trưởng kinh tế. Ví dụ, Úc và Hàn Quốc, đều là các nước trong OECD, vẫn giới

hạn trần thuế ở mức 15,1% và 24,6%, tương ứng trên thiết bị vận tải nhập khẩu.
Trái lại, trần thuế đối với hàng nhập khẩu thiết bị vận tải vào Hoa Kỳ, EU và Nhật
Bản là 2,7%, 4,8% và 0%, theo thứ tự. Một lĩnh vực đặc biệt cần quan tâm là mức
thuế cao đánh vào hàng nhập khẩu của một số hàng hóa nhất định từ các quốc gia
đang phát triển vào các quốc gia phát triển.

Ngoài ra, thuế đối với dịch vụ vẫn còn cao hơn các hàng công nghiệp. Ví dụ,
thuế trung bình trên dịch vụ tài chinhs và kinh doanh nhập khẩu vào Mỹ là 8,2%, vào
EU là 8,5%, và vào Nhật Bản là 19,7%. Vì giá trị kim ngạch hàng hóa dịch vụ xuyên
biên giới đang tăng lên, việc giảm mức thuế trên hy vọng tạo ra nhiều lợi ích to lớn.
WTO còn muốn giảm thuế hơn nưã và giảm phạm vi áp dụng của các suất thuế
cao. Mục tiêu cuối cùng là giảm thuế xuống mức 0. Mặc dù điều này nghe có vẻ đầy
tham vọng, nhưng thực tế 40 quốc gia đã đưa thuế về mức 0 đối với các hàng hóa công
nghệ thông tin rồi, vậy là đã có tiền lệ.
Nhìn xa hơn, WTO cũng muốn giảm thuế trên các hàng nhập khẩu phi nông
nghiệp vào các quốc gia đang phát triển. Nhiều nước trong số này sử dụng lập luận
ngành công nghiệp non trẻ để biện hộ cho việc áp đặt các mức thuế cao lâu dài, tuy
nhiên, các mức thuế đó cuối cùng cần phải giảm để các quốc gia này có thể gặt hái
được những lợi ích đầy đủ cuả thương mại quốc tế.
-

Vòng đàm phán mới Doha: Vào năm 2001, WTO khởi động 1 vòng đàm phán mới
giữa các quốc gia thành viên nhằm tự do hóa hơn nưã phạm vi thương mại và đầu
20


Môn: Kinh doanh Quốc tế Hiện đại
tư toàn cầu. Trong cuộc họp này, tổ chức WTO đã chọn một nơi xa xôi- Doha- ở
vùng Vịnh Ba Tư của Qatar- để tổ chức vòng đàm phán. Các buổi đàm phán ban
đầu dự định diễn ra trong 3 năm liên tiếp, tuy nhiên giờ đây chúng đã kéo dài hơn

10 năm mà chưa đi đến kết luận gì.
Chương trình nghị sự bao gồm việc cắt giảm thuế đối với hàng hóa và dịch vụ
công nghiệp, loại bỏ dần trợ cấp dành cho các nhà sản xuất nông nghiệp, giảm bớt
hàng rào đối với đầu tư xuyên biên giới, và hạn chế sử dụng luật chống bán phá giá.
Để đi đến thỏa thuận chung về chương trình nghị sự, một số thỏa hiệp khó khăn đã đạt
được. EU và Nhật Bản đã phải đưa ra nhượng bộ đáng kể về vấn đề trợ cấp nông
nghiệp, đã được sử dụng rộng rãi bởi cả 2 chính thể nhằm hỗ trợ cho các nhà sản xuất
nông nghiệp có ảnh hưởng chính trị. Nước Mỹ đã gật đầu trước những áp lực từ mọi
phía trong đàm phán về những sửa đổi luật chống bán phá giá mà nước Mỹ đã sử dụng
rộng rãi để bảo hộ các nahf sản xuất thép khỏi cạnh tranh từ nước ngoài. Châu Âu đã
phải giảm bớt những nỗ lực của mình trong việc đưa chính sách môi trường vào đàm
phán thương mại, chủ yếu là vì áp lực từ các quốc gia đang phát triển cho rằng các
chính sách bảo vệ môi trường là rào cản thương mại dưới 1 cái tên khác. Bất cứ đề
xuất nào liên quan đến nỗ lực gắn thương mại với tiêu chuẩn lao động ở 1 quốc gia đều
bị loại ra khỏi chương trình nghị sự.
Các nước có ngành dược phẩm lớn ngầm thỏa thuận với nhau yêu cầu các quốc
gia châu Phi, châu Á, và Mỹ Latinh xem xét vấn đề bằng sáng chế dược phẩm. Cụ thể,
ngôn ngữ trong hiệp ước khẳng định rằng quy định của WTO về quyền sở hữu trí tuệ
“không và không nên ngăn chặn các thành viên áp dụng các biện pháp để bảo vệ sức
khỏe công dân”. Những tiếng nói này nghĩa là đảm bảo rằng các quốc gia nghèo hơn
trên thế giowsi có thể tạo ra hoặc mua các sản phẩm không cần bằng sáng chế tương
đương về chủng loại để chiến đấu chống lại các dịch bệnh nguy hiểm chết người như
AIDS hay bệnh sốt rét.
Cuộc đàm phán hiện đang được tiến hành, và dường như thường thấy, các cuộc
đàm phán có đặc điểm là tiến trình hay bị trì hoãn, đánh dấu bởi những bước giật lùi
đáng kể và không kết thúc đúng hạn. Kỳ họp tháng 9 năm 2003 ở Cancun, Mexico đã
đổ vỡ, chủ yếu vì không đạt được thỏa thuận nào về cách thức tiến hành cắt giảm trợ
cấp cho các nhà nông có ảnh hưởng chính trị, trong khi các nước như Brazil, và 1 số
quốc gia Tây Phi nhất định muốn thương mại tự do nhanh nhất có thể. Vào năm 2004,
cả Mỹ và EU đã chủ động thúc đẩy để tái khởi động cuộc đàm phán. Tuy nhiên, kể từ

đó ít có tiến triển nào được tạo ra và đàm phán rơi vào bế tắc, chủ yếu vì các bất đồng
xung quanh mức độ cắt giảm trợ cấp sản xuất nông nghiệp. Đến đầu năm 2012, mục
tiêu giảm thuế cho các hàng hóa nông nghiệp và hàng chế taọ từ 60 đến 70%, và giảm
trợ cấp còn 1 nửa mức hiện tại, nhưng việc đạt sự nhất trí chung của các quốc gia đối
với các mục tiêu nay đã cho thấy là vô cùng khó khăn.

TIÊU ĐIỂM Ý NGHĨA QUẢN TRỊ
Ý nghĩa của tất cả những điều trên đối với thực tiễn kinh doanh là gì? Tại sao
các nhà quản trị quốc tế nên quan tâm đến nền kinh tế chính trị của thương mại tự do
21


Môn: Kinh doanh Quốc tế Hiện đại
hoặc đến các giá trị tương đối của các lý luận về thương mại tự do và chủ nghĩa bảo hộ
mậu dịch?. Có hai câu trả lời cho câu hỏi này . Câu trả lời đầu tiên liên quan đến ảnh
hưởng của hàng rào thương mại tới chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Câu trả
lời thứ hai liên quan đến vai trò mà công ty có thể có trong việc thúc đẩy thương mại
tự do hay là các rào cản thương mại.
1.Các rào cản thương mại và chiến lược của công ty
Theo các học thuyết về thương mại, ta đã thảo luận về ý nghĩa của việc doanh nghiệp
phân bổ hoạt động hiệu quả nhất. Do đó, thật hợp lý nếu một doanh nghiệp có thể thiết
kế và chế tạo sản phẩm của mình ở một nước, sản xuất các bộ phận, thực hiện các công
đoạn lắp ráp cuối cùng ở một nước khác, và sau đó xuất khẩu thành phẩm tới phần còn
lại của thế giới.
Rõ ràng, hàng rào thương mại ngăn cản khả năng của doanh nghiệp phân tán
hoạt động sản xuất của mình theo cách đó. Đầu tiên và hiển nhiên nhất là hàng rào thuế
làm tăng chi phí xuất khẩu sản phẩm tới một nước ( hoặc xuất khẩu các bán thành
phẩm đã hoàn thành ở các nước khác nhau). Điều này có thể đặt doanh nghiệp vào tình
thế bất lợi về cạnh tranh so với các đối thủ bản địa ở nước đó. Để đối phó, doanh
nghiệp có thể nhận ra rằng việc đặt các cơ sở sản xuất ngay tại nước đó sẽ kinh tế hơn

và vì vậy có thể cạnh tranh ngay cả ngang bằng với các đối thủ khác.
Thứ hai, hạn ngạch có thể hạn chế năng lực kinh doanh của một doanh nghiệp
có thể là đặt cơ sở sản xuất ở nước đó – ngay cả dù cho việc đó có thể làm phát sinh
nhiều chi phí sản xuất hơn. Đó là một trong những nhân tố đằng sau sự mở rộng khả
năng sản xuất nhanh chóng của các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản ở Mỹ trong những năm
1980 và 1990. Điều này nối tiếp sự xuất hiện của hiệp ước VER giữa Mỹ và Nhật,
nhằm hạn chế lượng ô tô nhập khẩu của Mỹ từ các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản.
Thứ ba, để tuân theo các quy định về hàm lượng nội địa hoá, một doanh nghiệp
có thể phải đưa nhiều hoạt động sản xuất sang một thị trường nhất định nhiều hơn. Một
lần nữa, từ góc độ doanh nghiệp, hệ quả là làm tăng chi phí sản xuất lên trên mức có
thể đạt được khi mỗi hoạt động sản xuất được phân tán tới một nơi tối ưu.
Và cuối cùng, kể cả khi các hàng rào thương mại không tồn tại, doanh nghiệp
có thể vẫn muốn đưa các hoạt động sản xuất tới một nước nhất định để giảm nguy cơ
hàng rào thương mại có thể bị áp đặt trong tương lai.
Tất cả những hành động trên có xu hướng làm tăng chi phí của doanh nghiệp
cao hơn mức có thể đạt được ở một thế giới không có hàng rào thương mại. Tuy nhiên,
chi phí cao hơn không hẳn là bất lợi cạnh tranh so với các doanh nghiệp nước ngoài
khác, nếu các nước đang áp đặt hàng rào thương mại thực hiện các biện pháp tương tự
đối với tất cả các doanh nghiệp nước ngoài, không tính tới xuất xứ quốc gia của chúng.
Nhưng khi các hàng rào thương mại nhằm vào xuất khẩu từ một quốc gia cụ thể, các
doanh nghiệp nước đó sẽ gặp bất lợi cạnh tranh so với các doanh nghiệp ở các quốc gia
khác. Doanh nghiệp có thể đối phó với các hàng rào thương mại có chủ đích này bằng
cách chuyển hoạt động sản xuất sang quốc gia đang áp đặt hàng rào thương mại. chiến
lược khác là chuyển hoạt động sản xuất đến các quốc gia, mà hoạt động xuất khẩu
không bị cản trở bởi rào cản thương mại cụ thể.

22


Môn: Kinh doanh Quốc tế Hiện đại

Cuối cùng, nguy cơ bị kiện bán phá giá hạn chế khả năng doanh nghiệp sử dụng
chính sách giá rẻ để chiếm lĩnh thị phần ở một nước. các doanh nghiệp ở một nước
cũng có thể sử dụng chiến lược kiện bán phá giá để hạn chế sự cạnh tranh mang tính
xâm lược từ các nhà sản xuất chi phí thấp ở nước ngoài.
2.Vân dụng chính sách
Doanh nghiệp kinh doanh là những diễn viên chính trên sàn thương mại quốc tế.
Bởi vì có vai trò trọng yếu trong thương mại quốc tế, các doanh nghiệp có thể và thực
sự cần sử dụng tầm ảnh hưởng mạnh mẽ của mình để tác động lên các chính sách
thương mại của chính phủ.
Kiên trì với chính sách thương mại chiến lược, có thể tìm thấy đâu đó các ví dụ
về sự can thiệp của chính phủ dưới dạng thuế, hạn ngạch, các biện pháp chống bán phá
giá, và trợ cấp giúp các công ty và các ngành tạo lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế
thế giới. Tuy nhiên những lập luận được nêu ở chương này cho thấy sự can thiệp của
chính phủ có 3 mặt hạn chế:
-

Sự can thiệp có thể tự huỷ hoại bới nó có xu hướng bảo hộ sự kém hiệu quả hơn là
giúp cách doanh nghiệp trở thành những đối thủ cạnh tranh toàn cầu hiệu quả.
Việc can thiệp là nguy hiểm vì có thể tạo ra sự trả đữa và gây ra chiến tranh thương
mại.
Việc can thiệp không chắc sẽ được thực hiện tốt, vì một chính sách nào đó có thể bị
lợi dụng bởi các nhóm lợi ích đặc biệt khi có cơ hội.

Hầu hết các nhà kinh tế có thể lập luận rằng lợi ích cao nhất của kinh doanh
quốc tế phụ thuộc vào lập trường thương mại tự do, nhưng không phải lập trường
không can thiệp. có thể mang lại lợi ích tốt nhất về dài hạn cho một cộng đồng kinh
doanh, khi khuyến khích chinh phủ thúc đẩy một cách táo bạo thương mại tự do rộng
hơn, ví dụ như tăng cường sức mạng của WTO. Doanh nghiệp có thể thu lợi nhiều hơn
từ các nỗ lực của chính phủ nhằm mở cửa các thị trường bảo hộ nhập khẩu và đầu tư
trực tiếp nước ngoài hơn là nỗ lực của chính phủ nhằm hỗ trợ một số ngành nội địa

nhất định theo kiểu kiên trì với các biện pháp khuyến nghị của chính sách thương mại
chiến lược.

23



×