Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường Đặng Thanh Hà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (562.32 KB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường Đại Học Nông Lâm

KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
(Tài liệu môn học)
Đặng Thanh Hà

2004

C:\HA\KTTNMT-Handouts

1


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
I. GIỚI THIỆU VỀ MÔN HỌC KTTNMT.
I.1. Khái niệm.
Kinh tế học là môn học nghiên cứu những lưạ chọn của cá nhân và xã hội về cách thức sử dụng
các nguồn tài nguyên có giới hạn.
- Mục đích của việc lựa chọn là để có thể thỏa mãn cao nhất nhu cầu trong hiện tại và trong
tương lai của cá nhân và xã hội.
- Những lựa chọn của cá nhân và xã hội được biểu hiện thành những hiện tượng và những hoạt
động kinh tế. Kinh tế học nghiên cứu các hiện tượng và các hoạt động này trên hai góc độ:
một là góc độ bộ phận cuả nền kinh tế và thứ hai là góc độ của toàn bộ nền kinh tế.
- Kinh tế vi mô nghiên cứu các bộ phận hợp thành của nền kinh tế như người tiêu dùng, người
sản xuất, một doanh nghiệp, một nghành, một thò trường.
- Kinh tế vó mô nghiên cứu nền kinh tế như là một tổng thể bao gồm tất cả các bộ phận hợp
thành cuả nó. Kinh tế vó mô nghiên cứu nền kinh tế và sự hoạt động cuả nền kinh tế.
- Kinh tế học nghiên cứu các khiá cạnh của cuộc sống kinh tế để trả lời các câu hỏi:
- Sản xuất cái gì?


- Sản xuất như thế nào?
- Sản xuất cho ai?
Kinh tế tài nguyên môi trường là một bộ phận cuả kinh tế học nghiên cứu mối quan hệ tương tác
giữa môi trường và phát triển. Tập trung vào vấn đề các hoạt động phát triển kinh tế và tác động
của chúng đến môi trường.
- Con người đã nhận thấy môi trường bao gồm những tài nguyên khan hiếm và có thể bò cạn
kiệt.
- Cần nghiên cứu kinh tế về việc phân phối các nguồn tài nguyên khan hiếm đó cho các mục
đích sử dụng khác nhau và cạnh tranh với nhau.
- Khan hiếm: khi cầu lớn hơn cung tại giá khác không.
- Sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong vài thế kỷ qua đã biến chất lượng môi trường từ chổ
được coi là một loại hàng hóa không có giá (tự do sử dụng) trở nên ngày càng khan hiếm
hơn.
- Đầu thế kỷ: không khí,nước sạch… có cung lớn hơn cầu, giá bằng (o). . Ngày nay do con
người ngày càng tàn phá môi trường, chúng càng trở nên khan hiếm cả ở các nước phát triển
và đang phát triển, cả trong nền kinh tế tư bản và XHCN.
- Mối quan hệ cung cầu về chất lượng môi trường đã thay đổi. Nhu cầu về chất lượng môi
trường ngày càng tăng nhanh trong khi đó cung lại giảm nhanh chóng (do chất lượng môi
trường đang bò giảm sút).
- Sản phẩm phụ của quá trính tăng trưởng và phát triển kinh tế là sự gia tăng nhanh chóng các
chất gây ô nhiễm dẫn đến việc tăng nhanh nhu cầu về chất lượng môi trường. Khi thu nhập
C:\HA\KTTNMT-Handouts

2


-

-


-

-

và mức sống tăng lên, người ta cũng sẵn lòng trả nhiều tiền hơn cho một môi trường sống tốt
hơn.
Về mặt cung: tăng trưởng và phát triển kinh tế cùng với sự gia tăng dân số và đô thò hóa làm
giảm lượng cung về không khí, nước sạch và khả năng hấp thụ chất thải cuả môi trường. Do
đó tăng trưởng kinh tế đã làm cho loại hàng hóa chất lượng môi trường trở thành một loại
hàng hóa khan hiếm.
Để giải quyết vấn đề này, kinh tế có một vai trò hết sức quan trọng. Do chất lượng môi
trường trở nên khan hiếm, xã hội chỉ có thể có nhiều loại hàng hóa này hơn bằng cách giảm
đi một phần lượng hàng hóa tiêu dùng và dòch vụ mong muốn khác.
Có sự hy sinh (được cái này và mất cái kia) giữa chất lượng môi trường và các sản phẩm
hàng hóa , dòch vụ. Ở đây có tồn tại một loại chi phí cơ hội (chi phí cơ hội của việc có chất
lượng môi trường cao hơn bằng giá trò sản phẩn, dòch vụ mất đi).
Chất lượng môi trường cũng là một sản phẩm hàng hóa và do đó vấn đề môi trường cũng
phải được coi là một vấn đề kinh tế.
KTTNMT tập trung vào nghiên cứu vấn đề: làm thế nào và tại sao con người làm các quyết
điinh có tác động ảnh hưởng đến môi trường và tài nguyên.
KTTNMT sử dụng các công cụ phân tích của kinh tế vi mô để nghiên cứu các vấn đề: Tại
sao môi trường và tài nguyên trở nên suy thoái? Những nguyên nhân gây nên sự suy thoái
của môi trường. Hậu quả của sự suy thoái này là gì? Cần làm gì để cải thiện sự suy thoái
này?

I.2. Phạm vi của môn kinh tế TNTNMT
-

Phân tích kinh tế các vấn đề môi trương giúp chúng ta hiểu rõ những mối quan hệ phức tạp
của hệ thống kinh tế.

Tương tác giữa kinh tế và môi trường là tương tác đa bao gồm nhiều lónh vực giữa kinh tế
phúc lợi và thuyết tăng trưởng.

C:\HA\KTTNMT-Handouts

3


Kinh tế phúc
lợi và phân tích
chi phí lợi ích

Các công cụ chính
sách chi tiêu của
chính phủ và mối
liên hệ đối với môi
trường

Tác động môi
trường trong
kinh tế thò
trường và kinh
tế kiểm soát

Tác động về
phân phối của
các công cụ
chính sách

KINH TẾ MÔI TRƯỜNG

(ENVIRONMENTAL ECONOMICS)

Kinh tế sử dụng
tài nguyên

Phân tích tác động
kinh tế của ô nhiễm

Tăng trưởng kinh
tế và cân bằng
môi trường

Chi phí kiểm
soát ô nhiễm và
ảnh hưởng đến
môi trường

Chính sách môi trường, tác
động quốc gia và quốc tế
đối với thương mại ở các
nền kinh tế phát triển và
đang phát triển

Hình 1. Các khía cạnh nghiên cứu của kinh tế TNMT.

Về lý thuyết,
KTTNMT có nền tảng từ kinh tế phúc lợi (welfare economics).
- Về mặt lý thuyết, phạm vi nghiên cứu cuả KTTNMT baogồm cả lý thuyết về yếu tố ngoại vi,
lý thuyết hàng hóa công cộng, và lý thuyết tăng trưởng và phát triển.
- Do ô nhiễm là một hiện tượng ngoại vi (externality) làm ngăn cản sự hoạt động có hiệu quả

của thò trường (tạo ra những sự sai lệch so với tối ưu), KTMT bắt đầu với lý thuyết về yếu tố
ngoại vi. Kinh tế môi trường liên quan đến vấn đề ô nhiễm trở thành một nhánh đặc biệt cuả
kinh tế phúc lợi.
- Tất nhiên ngoài vấn đề ô nhiễm, KTMT cũng nghiên cứu về các nguồn tài nguyên khác,
nhất là vấn đề bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.KTMT cũng bao gồm các mô hình sử dung tối
ưu tài nguyên và các phương pháp bảo tồn tài nguyên..
- Khía cạch lý thuyết thứ ba trong kinh tế môi trường liên quan đến việc phân tích vấn đề:
Liệu tăng trưởng/phát triển kinh tế có trên cơ sở hy sinh (chi phí) môi trường hay không? Tốc
độ phát triển kinh tế cần ởø mức nào? Có thể cắt giảm ô nhiễm xuống ở mức bằng không hay
không?
C:\HA\KTTNMT-Handouts

4


Về mặt thực tiễn:
- Kinh tế TNMT quan tâm đến các biện pháp, chính sách sử dụng bền vững TNTNMT, các
công cụ kinh tế như thuế, trợ giá, quỹ môi trường, giấy phép xả thải có thể mua bán được… có
thể sử dụng để kiểm soát ô nhiễm.
- Nghiên cứu tác động của các hệ thống kinh tế (tư bản, XHCN) đến môi trường.
- Kinh tế môi trường đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tác động môi trường, nhất là
trong phân tích chi phí lợi ích các dự án.
- Ngoài ra vấn đề bình đẳng cũng là vấn đề quan trọng được quan tâm trong kinh tế môi
trường. Trong phân tích chi phí lợi ích, phân tích các chiến lược kiểm soát ô nhiễm và huỷ
hoạïi môi trường, vấn đề tác động đến phân phối cũng cần phải được nghiên cứu. Câu hỏi đặt
ra là ai nhận được lợi ích và ai phải gánh chòu chi phí? Ai là người có quyền: người gây ô
nhiễm hay người bò ô nhiễm? Hiệu quả (efficiency) và bình đẳng (equity) là hai chỉ số về kết
quả cuả hoạt động kinh tế.
II. LỊCH SỬ CUỘC TRANH LUẬN VỀ MÔI TRƯỜNG.
Mối lo ngại về môi trường trước năm 1973

- Trong những năm 60 và 70 đã có mối lo ngại thực sự về môi trường.
- Nền kinh tế thế giới bùng nổ phát triển cho đến khi nổ ra cuộc khủng hoảng dầu lửa
năm 1973.
- Quan điểm phổ biến cho răng tăng trưởng kinh tế sẽ tiếp tục.
- Mối lo ngại về môi trường thời kỳ cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70 chủ yếu xuất
phát từ các nhà sinh thái học và các nhà khoa học về môi trường.
- Họ lo ngại về những xu hướng sử dụng các nguồn lực môi trường cuả hành tinh và sợ
răng hệ sinh thái sẽ không thể hỗ trợ được cho dân cư trên thế giới được nữa.
- Họ không tin rằng có thể phối hợp tăng trưởng kinh tế với việc bảo vệ môi trường, và
cho rằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường phải đánh đổi cái này lấy cái
kia.
Hội nghò “Môi trường sống 72” tại Xtochom (Thụy Điển)
- Năm 1972, hội nghò của liên hiệp quốc về môi trường của con người với tiêu đề “Môi
trường sống 72” được tổ chức tại Thụy Điển.
- Hội nghò tập trung vào những nhu cầu của con người ở các nước đang phát triển, thảo
luận về mức an ninh lương thực cần thiết, nhà ở vững chắc, nước an toàn, và kế hoạch
hoá gia đình (vì tăng dân số được coi là vấn đề lớn).
- Hội nghò nói chung không tranh luận về bảo vệ môi trường.
Câu lạc bộ Roma
- Đã thu thập dữ liệu và sử dụng các mô hình trên máy điện toán để làm cơ sở cho lập
luận cuả họ.
- Cho rằng nếu như quá trình tăng trưởng cuả nền kinh tế thế giới cứ tiếp tục như nó đã
từng diễn ra, thì sự tăng trưỡng này sẽ nhân lên theo số mũ và xã hội sẽ sụp đổ.
- Nhìn nhận quá trình tăng dân số như là vấn đề chủ yếu.
C:\HA\KTTNMT-Handouts

5


Đã chỉ ra những hậu quả cuả tăng trưởng kinh tế liên tục và lập luận rằng có tồn tại

những giới hạn đối với tăng trưởng vì dân cư trên thế giới sẽ không thể khắc phục được
các hậu quả.
- Kết luận rằng cần phải có sự thay đổi cơ bản trong thái độ cuả xã hội.
- Dự đoán một viễn cảnh chung bi quan: nhìn thấy sự đánh đổi giữa tăng trưởng kinh tế
và bảo vệ môi trường.
Kể từ những năm 1980
- Nền kinh tế thế giới, phần nào do khủng hoảng dầu lửa, đã không tăng trưởng như Câu
lạc bộ Roma và các nhóm khác dự đoán.
- Suy thoái kinh tế lan rộng, và những lập luận ủng hộ việc giảm tăng trưởng kinh tế
thời kỳ đầu những năm 70 đã không còn cơ sở vì tăng trưởng theo số mũ đã không xảy
ra.
- Người ta lo ngại vì suy thoái kinh tế và ít quan tâm hơn đến môi trường.
-

Trong những năm 80, môi trường một lần nữa thu hút được sự quan tâm lớn trong chương
trình nghò sự. Đã diễn ra một số thay đổi:
- Mối lo ngại về môi trường được đặt ra dưới ánh sáng cuả các bằng chứng khoa học.
Giờ dây, nó không còn đơn giản là mối lo ngại về con người (tăng dân số), mà sự lo
ngại về môi trường đã được nhìn rộng hơn và ngày càng được coi như một vấn đề khoa
học. Ví dụ: rừng đang bò mất dần, tầng Ôzôn đang trở nên ngày càng mỏng và dự báo
về sự thay đổi khí hậu toàn cầu.
- Người ta thừa nhận rằng suy thoái môi trường là một vấn đề đối với toàn thể dân cư
trên thế giới.
- Người ta quan tâm đến phương thức phát triển kinh tế mà các nước đang phát triển sẽ
theo đuổi (đặc biệt là bằng cách nghiên cứu các nước công nghiệp mới ở Đông Nam
á).
Phát triển bền vững
- Những mối lo ngại nói trên đã dẫn đến việc thành lập y ban thế giới về môi trường
và phát triển, còn gọi là y ban Brundland.
- Bản báo cáo có tên gọi là “Báo cáo Brundland” năm 1987 của y ban thế giới về môi

trường và phát triển đã phổ cập thuật ngữ “phát triển bền vững”.
- Bản báo cáo của Pearce cũng đóng một vai trò quantrọng trong những cố gắng nhằm
xác đònh phát triển bền vững có thể có ý nghóa gì trên thực tế.
- Lần này các cố gắng đã được đưa ra nhằm phối hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ
môi trường. Nhiều nhà kinh tế môi trường đã trở nên tích cực trong cuộc tranh luận.
Những điểm chính cuả hai báo cáo:
Báo cáo Brundland:
- Phát triển kinh tế và phát triển môi trường là không thể tách rời.
- Phổ cập thuật ngữ “phát triển bền vững”
- Xen xét phân chia Bắc-nam.
- Nói chung lạc quan
C:\HA\KTTNMT-Handouts

6


Báo cáo cuả Pearce:
- Lập luận rằng hiểu biết kinh tế học là cần thiết để hiểu được lhái niệm phát triển bền
vững.
- Cố chứng minh rằng phát triển bền vững là việc khả thi, thực tiễn và có thể đạt được.
- Bảo vệ sinh thái là việc làm tốt đối với nền kinh tế: bảo vệ môi trường sẽ tạo thêm
việc làm và những thò trường mới.
- Cho rằng vấn đề chủ yếu là nguồn lực môi trường không được quý trọng và không
được đánh giá một cách rõ ràng trong nền kinh tế, lập luận rằng cần phải đưa mối
quan tâm về môi trường vào các quyết đònh kinh tế.
- Áp dụng quan điểm phòng ngưà trong quản lý môi trường.
- Tin vào khả năng và hiệu quả cuả quản lý trong việc giải quyết các vấn đề môi
trường, nếu như quản lý được thực hiện một cách đúng đắn.
- Lập luận rằng nền kinh tế cần bao hàm cả môi trường, ở đây không có sự đánh đổi
giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

“Hội nghò cấp cao trái đất” tại Rio
- Sức ép từ phía các nhóm công dân quan tâm đến môi trường trên khắp thế giới tăng
lên trong những năm gần đây đã dẫn đến sự thừa nhận ở những cấp chính trò cao nhất
về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa môi trường và phát triển.
- Sự thưà nhận này được chính thức hoá tại hội nghò cuả liên hiệp quốc về môi trường và
phát triển (UNCED) tại Rio de Janeiro tháng 6 năm 1992.
- Tại cuộc hội nghò được gọi là “Hội nghò cấp cao trái đất” này, các chính phủ và các tổ
chức phi chính phủ quốc tế đã nhất trí Chương trình ngò sự 21 và tuyên bố Rio về môi
trường và phát triển và cam kết đưa tiêu chuẩn môi trường vào các chính sách, các quy
trình và hoạt động phát triển cuả họ.
- Đây là một điểm khởi đầu nổi bật trong suốt quá trình lâu dài và vẫn đang tiếp diễn
nhằm bảo vệ môi trường toàn cầu.

III. VAI TRÒ CUẢ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN MÔI TRƯỜNG TRONG NỀN KINH TẾ
1. Mô hình kinh tế cổ điển:
• Mô hình:
P
C

-

-

U

K
Sản xuất (P) với mục đích sản xuất ra hàng hóa tiêu dùng (C) và hàng hoá cho sản xuất –vốn
(K). K được dùng cho sản xuất hàng tiêu dùng trong tương lai. Mục đích tiêu dùng dể tạo nên
sự thỏa mãn/sự hữu dụng (U) hay phúc lợi.
Đây là dạng mô hình tuyến tính.

Mô hình còn thiếu yếu tố tài nguyên môi trường và chưa chú ý đến vấn đề MT.

C:\HA\KTTNMT-Handouts

7


3. Mô hình nền kinh tế tuần hoàn.
• Thêm yếu tố tài nguyên thiên nhiên (R) vào ta có mô hình đầy dủ hơn ( tuy nhiên vẫn thiếu).
R
P
C
- Mô hình có thêm R (tài nguyên thiênnhiên), và đã đề cập đến chức năng đầu tiên của tài
nguyên môi trường đó là chức năng cung cấp đầu vào (input) cho hệ thống sản xuất.
- Mô hình này vẫn chưa đầy đủ, vẫn còn thiếu về vấn đề các sản phẩm chất thải sinh ra.
Tiếp tục mở rộng mô hình:
- Ta có chất thải (W) bao gồm: chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất (Wp), sinh ra trong
tiêu dùng (Wc), và ngay cả tài nguyên thiên nhiên cũng sinh ra lượng chất thải (Wr).
- Mở rông mô hình ta có:
R


-

-



P


C

Wr
Wp
Wc
Mối quan hệ giưã tài nguyên thiên nhiên và tổng các chất thải tại một thời điểm:
Bỏ qua yếu tố K ta có: Tổng lượng chất thải (W) trong mỗi thời kỳ bằng lượng tài nguyên
thiên nhiên dược sử dụng.
R = W = Wr + Wp + Wc
Đó là theo đònh luật nhiệt động học- đònh luật thứ nhất: Vật chất và năng lượng không tự mất
đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang sạng khác.
Đònh luật này cho thấy ta không thể tạo nên hay làm biến đi vật chất hay năng lượng. Ta sử
dụng bất cứ tài nguyên nào thì nó sẻ kết thúc ở đâu đó trong hệ thống môi trường (ở một dạng
khác), chúng không bò triệt tiêu đi. Chúng chỉ bò hao mòn hay bò chuyển đổi sang dạng khác.
Ví dụ Coal than đá->đốt ->sinh ra nhiệt, so2.
Trên đây vẫn chỉ là dạng tuyến tính. Mô hình chuyển sang hệ thống tuần hoàn khi ta thêm
yếu tố tái sử dụng (r ).
R
P
C

W
r
Môi trường là nơi nhận chất thải
Tại sao không thể thu hồi tất cả các chất thải?
- Đònh luật thứ hai động nhiệt học: không thể thu hồi 100% vật chất và năng lượng sau khi chế
biến và biến đổi.
- Theo đòng luật này: không thể thu hồi 100% chất th (W) để quay lại chu trình.
- Phần chất thải không thể thu hồi được sẽ đi đâu? Chúng đi vào trong môi trường.


C:\HA\KTTNMT-Handouts

8


-

-

-

Môi trường có khả năng tiếp nhận chất thải và chuyển đổi chúng trở lại dạng sphẩm không có
hại hay hữu ích về mặt sinh thái. Đây là khả năng hấp thụ của môi trường- là một chức năng
thứ hai của môi trường thiên nhiên.
Khả năng hấp thụ chất thải của môi trường không phải là vô hạn, mà có giới hạn nhất đònh.
Nếu ta thải chất thải vượt quá mức gây thiệt h cho khả năng hấp thụ của môi trường thì chức
năng tiếp nhận chất thải của môi trường sẽ bò giảm sút. Nếu giữ mức thải ở đúng mức, MT sẽ
tiếp nhận chất thải và chuyển đổi chất thải trở lại hệ thống kinh tế.
Tài nguyên thiên nhiên (R) có hai dạng:
- Tài nguyên có thể bò can kiệt: tài nguyên này bản thân nó không tự tái tạo (Ví dụ: than
đá, dầu lửa, khoáng sản…)
- Tài nguyên tái tạo đưọc: là tài nguyên tự bản thân nó có thể tái tạo lại được (ví dụ
rừng, thuỷ sản…). Muốn sử dụng bền vững loại tài nguyên này cần sử dụng/khai thác ở
mức không vượt quá khả năng tái tạo của chúng.
Gọi: h=tốc độ thu hoạch/khai thác; y= năng xuất cuả tài nguyên. Nếu hnguyên sẽ phát triển tăng lên (+). Nếu h>y vốn tài nguyên sẽ suy giảm (-)
Tổng thể mô hình nền kinh tế tuần hoàn sẽ là:
(+)
R
ER


RR
(-)
h>y

(-)
h>y

tn cạn kiệt

(+)

P

r

(+)
h
W

(-)

A
(+)

W =
A =
r =
R =

RR =
ER =

U

tn tái tạo được

(-)








C (+)

W
W>A

Luồng vật chất/năng lượng
Luồng hữu dụng (utility)
Waste (lượng chất thải)
Assimilative capacity (khả năng hập thụ chất thải)
recycling (tái sử dụng/tái chế)
Resource (lượng tài nguyên)
Renewable Resource (tài nguyên có khảnăng tái sinh)
Exhaustible Resources (tài nguyên không có khả năng tái sinh/ có thể cạn kiệt)


C:\HA\KTTNMT-Handouts

9







y =
h =
(+) =
(-) =

-

Mô hình này còn được gọi là mô hình cân bằng vật chất (material balance model)
Qua mô hình cho ta thấy 3 chức năng của tài nguyên môi trường:
- Cung cấp tài nguyên cho sxuất
- Hấp thụ chất thải
- Cung cấp sự hữu dụng trực tiêp ch con gnười.
Đó là những chức năng kinh tế và có giá trò kinh tế. Nếu ta mua, bán trên thò trường chúng
cũng cần phải có giá lớn hơn 0 (dương).
Mối nguy hiểm gây nên sự đối sử sai lầm môi trường thiên nhiên là ở chỗ chúng ta không
nhận thấy giá (giá trò) cuả các chức năng đó cuả môi trường.
KTTNMT cần chỉ ra các giá trò đó cuả TNTNMT.

-


yield (năng xuất tăng thêm)
harvest (sản lượng thu hoạch)
tăng.
giảm.

IV. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG
Các nhà kinh tế giải thích sự huỷ hoại TNTNMT thông qua khái niệm sai lầm trong chính
sách và sai sót của thò trường.
1. Sai sót cuả thò trường (market failure) hay sự không hoàn thiện của thò trường (market
imperfection)
Thò trường tự do:
- Thò trường tự do là những thò trường trong đó không có sự can thiệp cuả chính phủ. Các cá
nhân trên thò trường tự do tự do theo đuổi những lợi ích riêng của họ và cố gắng làm những
điều tốt nhất cho bản thân mà họ có thể làm được trong điều kiện không có bất kỳ sự hỗ trợ
hoặc sự can thiệp nào cuả chính phủ.
- Ý tưởng cho rằng hệ thống như vậy có thể giải quyết đượïc tất cả các vấn đề: sản xuất cái gì,
sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai là một trong những chủ đề lâu đời nhất cuả kinh tế
học, có nghuồn gốc từ Adam Smith, một nhà kinh tế học–nhà triết học nổi tiếng người
Xcốtlen mà tác phẩm cuả ông: cuốn sách “Sự giàu có cuả các dân tộc (1776) đến nay vẫn
được coi là kinh điển.
- Smith lập luận rằng các cá nhân trong khi theo đuổi những lợi ích riêng của họ sẽ bò dẫn dắt
“dường như bởi một bàn tay vô hình” tới chỗ làm những điều có lợi cho toàn thể xã hội.

C:\HA\KTTNMT-Handouts

10


Thò trường hoạt động như thế nào:

- Thò trường là tập hợp những cơ chế mà qua đó những người bán và người mua tiếp xúc với
nhau để trao đổi các hàng hóa và dòch vụ.
- Thò trường đònh ra những mức giá đảm bảo sao cho lượng hàng mà người ta muốn mua bằng
với lượng hàng mà người ta muốn bán. Giá cả và sản lượng không thể xem xét tách rời nhau.
- Cơ chế cơ bản của thò trường là tự điều tiết. Thay đổi diễn ra thông qua sự thay đổi giá cả.
- Để hiểu quá trình này một cách đầy đủ hơn, ta có thể sử dụng một mô hình thò trường điển
hình trong đó cầu thể hiện hành vi người mua và cung thể hiện hành vi người bán. Thông qua
nghiên cứu tác động qua lại giữa cung và cầu ta có thể thấy được thò trường hoạt động như thế
nào trên thực tế.
D

S

Px

-

-

-

-

Qx
Sơ đồ cung và cầu cơ bản
Cầu: là lượng hàng hoá mà người mua muốn mua tại mỗi mức giá. Trong những điều kiện
như nhau, giá càng thấp thì lượng cầu càng lớn. Mối quan hệ giữa giá và lượng cầu thể hiện
trên đồ thò qua đường cầu. Đường cầu có đặc tính dốc xuống.
Cung: là lượng hàng hoá mà người bán muốn bán tại mỗi mức giá. Trong những điều kiện như
nhau, giá càng cao thì lượng cung càng lớn. Trên đồ thò, đường cung thể hiện mối quan hệ

giưã giá và lượng cung. Đường cung dốc lên.
Thò trường cung vừa đủ cầu (hay thò trường ở trạng thái cân bằng) khi mức giá trên thò trường
khiến lượng cung bằng cầu.
Tại những mức giá thấp hơn so với mức cân bằng, cầu sẽ cao quá mức (cung thiếu hụt), và
tình trạng này tự nó sẽ làm tăng giá. Tại những mức giá cao hơn so với mức cân bằng, cung sẽ
dư thừa và tình trạng này tự nó sẽ làm giảm giá.
Trên thò trường tự do những sai lệch cuả giá so với mức cân bằng có xu hướng tự điều chỉnh.

Vì sao thò trường thất bại trong việc bảo vệ TNTNMT?




Một nền kinh tế thành đạt phụ thộc vào một thò trường hoạt động hoàn hảo trong đó thò trường
đưa ra các tín hiệu về sự khan hiếm tương đối của các loại tài nguyên thiên nhiên khác nhau
thông qua giá cả cuả chúng trên thò trường và phân phối chúng vào nơi có giá trò sử dụng cao
nhất.
Nếu môi trường bò tiêu dùng quá nhiều (Vdụ-rừng bò chặt phá quá nhiều, có quá nhiều cá bò
đánh bắt, có quá nhiều chất thải được thải suống sông hồ…) Thì đây chính là dấu hiệu cho

C:\HA\KTTNMT-Handouts

11












thấy thò trường đang sai sót trong việc đưa ra các tín hiệu (giá cả) về sự khan hiếm đang ngày
càng tăng cuả các tài nguyên thiên nhiên môi trường đó.
Nhìn về phiá cầu thì ta thấy sự sử dụng quá mức tài nguyên thiên nhiên &MT.
Nhìm về phiá cung: rõ ràng ta cũng thấy có dấu hiệu cuả sự sai sót cuả thò trường. Con người
ít hoặc không đầu tư vào việc bảo vẹ tnguyên thnhiêMT (Vd: vào đầu tư trồng rừng, bảo vệ
thú vật hoang dã, cá, làm sạch nguồn nước sông hồ…). Với nhiều nguyên nhân, thò trường đã
không khuyến khích vào việc đầu tư và bảo vệ TN TNMT.
Sự sai sót cuả thi trường có thể do nhiều yếu tố gây nên. Nhiều sai lầm trong quản lý và sử
dụng TN TNMT vì lý do:
- Thò trường hoạt động sai sót
- Thò trường bò bóp méo
- Sự vắng bóng cuả thò trường (không có thò trường cho sản phẩm, hàng hoá đó)
Giá cả do các thò trường này tạo nên đã không phản ánh đúng chi phí và lợi ích xã hội thực sự
cuả việc sử dụng các nguồn TN TNMT này.
Giá cả đã đưa ra thông tin sai lệch về mức độ khan hiếm và đã không tạo nên động lực đầu đủ
cho việc quản lý và sử dụng có hiệu quả cung như việc bảo vệ TN TNMT.
Những nguyên nhân gây nên sai sót cuả thò trường gồm có:
- Yếu tố ngoại vi ( externalities)
- TN TNMT không được đònh giá và vắng bóng thò trường cho chúng
- Chi phí dao dòch (transaction cost)
- Quyền sở hữu (property rights)
- Sụ sao nhãng và không chắc chắn ( ignorance & uncertainty)
- Tầm nhìn ngắn hạn (short-sightedness)
- Tính không đảo ngược (irreversibility)

a. Yếu tố ngoại vi ( externalities)

• nh hường ngoại vi là những ảnh hưởng do hoạt động của một thực thể (đơn vò, cá nhân) gây
nên một cách không ý thức đối với một hay nhiều thực thể khác (các cá nhân, xí nghiệp
khác..). nh hưởng ngoại vi xuất hiện khi một quyết đònh sản xuất hay tiêu dùng của một một
thực thể (đơn vò, cá nhân) tác động trực tiếp tới việc sản xuất hay tiêu dùng cuả một hay
nhiều thực thể khác (các cá nhân, xí nghiệp khác..) mà không bằng giá cả thò trường.
• VD một xí nghiệp thải chất thải phát sinh trong quá trình sxuất của mình ra một khúc sông
đang được dùng lấy nước sinh hoạt,hay sử dụng cho các mục đích khác gây nên những ảnh
hưởng phụ làm giảm sức khoẻ, lợi ích hay tăng phí tổn cho những người này.
Chất thải, tiếng ồn, nhạc, vườn hoa (ảnh hưởng ngoại vi có ích và có hại)
• Gọi Uj là hàm hữu dụng cuả cá nhân j ta có thể đònh nghóa ảnh hưởng ngoại vi như sau: nh
hưởng ngoại vi xuất hiện (tồn tại) khi mà phúc lợi (welfare) của một/một số cá nhân (j) không
những chỉ bò tác động bởi những hoạt động (Xnj) do chính họ kiểm soát, mà còn bò ảnh hưởng
bởi một số các hoạt động (Xmk) do những người khác (k) kiểm soát.
j≠k
Uj = Uj ( X1j , X2j , … Xnj , Xmk )
( Hoạt động cuả cá nhân j )

C:\HA\KTTNMT-Handouts

(Hoạt động của cá nhân k)

12


• Ảnh hưởng ngoại vi có liên quan (a relevant externality)
Một ảnh hưởng ngoại vi được g là có liên quan (relevant) khi mà người bò ảnh hưởng không
bàng quan đối với nó. nh hưởng ngoại vi có liên quan xuất hiện khi mà người bò ảnh hưởng (cá
nhân thứ 1) bò ảnh hưởng bởi hoạt động cuả người khác (cá nhân thứ 2) và cá nhân thứ nhất muốn
cá nhân thứ 2 thay đổi hoạt động cuả anh ta.
Ảnh hưởng ngoại vi có liên quan Pareto (a Pareto-relevant externality): tồn tại khi mà có thể

thay đổi hoạt động Xmk cuả cá nhân k bằng các nào đó làm cho phúc lợi cuả người bò ảnh
hưởng (cá nhân j) được cải thiện hơn mà không làm cho phúc lợi cuả người gây ra (cá nhân k)
bò thiệt hại đi.
nh hưởng ngoại vi có liên quan Pareto chỉ có thể tồn tại khi nền kinh tế vẫn chưa đạt
đến mức có hiệu quả tối ưu Pareto (Pareto efficient). Tức là vẫn có tiềm năng để cải thiện
Pareto.




nh ưởng ngoâi vi không kinh tế (không mong muốn ): tồn tại khi mà người bò tác động (cá
nhân j) bò thiệt hại bởi hoạt động (Xmk) cuả cá nhân k và có mong muốn làm giảm mức độ
cuả hoạt động này.



Ảnh hưởng ngoại vi có kinh tế (mong muốn): là ảnh hưởng ngoại vi trong đó cá nhân j bò ảnh
hưởng có lợi (được cải thiện hơn) do có hoạt động Xmk cuả cá nhân k và do đó mong muốn
tăng mức độ cuả hoạt động này cuả cá nhân k lên.
Ta có thể thấy có các loại ảnh hưởng ngoại vi xuất hiện trong trong tiêu dùng, trong sản suất,
và có thể có cả trong sản xuất lẫn tiêu dùng.
Trong kinh tế học, điều này có nghiã làcác yếu tố nghoại vi xuất hiện khi chi phí (lợi ích) cá
nhân khác với chi phí (lợi ích ) xã hội cuả tất cả các bên bò ảnh hưởng.
Chi phí cá nhân + yếu tố ngoại vi (chi phí ngoại vi) = chi phi xã hội (tất cả các chi phí mà xã
hôi phải gánh chòu do sản xuất gây ra)
Lợi ích cá nhân + yếu tố ngoại vi (lợi ích ngoại vi) = lợi ích xã hội (toàn bô lợi ích mà xã hội
có được)
Yếu tố ngoại vi là một khái niệm hữu ích giúp ta hiểu được vấn đề bảo vệ môi trường. Nhiều
hành hoá, dòch vụ môi trường có thể được mô tả là yếu tố ngoại ứng.








Vấn đề ở đây là do ta đã không có hệ thống giá cả hoạt động hiệu quả.
• Thò trường đã không đưa ra được các tín hiệu về phí tổn cuả các ảnh hưởng ngoại vi này và đã
không đưa dược ngược trở lại cho người đã gây ra nó và buộc họ phải gánh chòu. Tức là đã
không tạo được động lực làn cho người gây ra ảnh hưởng ngoại vi này buộc họ phải làm giảm
các ảnh hưởng ngoại vi đó.
• T sao ta không có hệ thống gía cả hoạt động hiệu quả? Do thiếu quyền sở hữu đầy đủ, do đó
không có thò trường hoàn thiện hoặc thò trường không tồn tại và không có hệ thống giá cả có
hiệu quả. Điều này dẫn đến kết quả là không đạt được mức tối ưu mà xã hội mong muốn.
• Nhiệm vụ của các nhà làm chính sách la øcần có gắng nội hóa các ảnh hưởng ngoại vi
(internalizing externalities) bằng các bắt buộc người gây ra chúng phải tự gánh chòu toàn bộ
C:\HA\KTTNMT-Handouts

13




các phí tổn do hoạt động cuả họ gây ra đối với người khác (nguyên tắc người gây ra ô nhiễn
phải trả).
Hai cách có thể nội hóa các ảnh hưởng ngoại vi:
- Buộc người gây ra ảnh hưởng ngoại vi phải trả trực tiếp phí tổn.
- Buộc người gây ra ảnh hưởng ngoại vi phải xây dựng/lắp đặt các thiết bò để
kiển soát các ảnh hưởng ngoại vi mà họ gây ra.


b. TN TNMT không được đònh giá và vắng bóng thò trường cho chúng
• Một nguyên nhân khác gây nên sai sót cuả thò trường là do vấn đề nhiều tài nguyên TNMT
đã không đònh được giá và do đó chúng không được mua bán trên thò trường, không tồn tại thò
trường cho chất lượng môi trường. (ví dụ không có thò trường cho chức năng hấp thụ các chất
thải cuả sông hồ, vùng đất ngập ướt, chức năng lọc, hấp thụ các chất khí gây hiệu ứng nhà
kính cuả rừng, một quá trình gây nên hiện tương khí hậu toàn cầu nóng dần lên, …).
• Nhiều TN TNMT được xã hội đánh giá cao như không khí trong lành, cảnh quan đẹp, hấp
dẫn, sự đa dạng phong phú cuả nguồn tai nguyên động thực vật… đã không được mua và bán
trên thò trường.
• Nếu không có biện pháp hạn chế thì các cá nhân sẽ không có động lực để giảm mức sử dụng
các tài nguyên TNMT đó và cũng không đầu tư vào việc bảo tồn và phát triển chúng.
Nhiều tài nguyên TNMT không đònh được giá do tính chất tài sản công cộng cuả chúng, do tính
không độc chiếm trong sử dụng hoăïc do tính không loại trừ trong tiêu dùng.
Tính chất tài sản công cộng cuả một số tài nguyên:
• Trong một số trường hợp, các tài nguyên thiên nhiên không đònh được giá do chúng là các tài
sản công cộng và việc buộc chi lệ phí sử dụng chúng rất khó khăn hoặêc không thể làm được.
• Tài sản công cộng là loại tài sản sẵn sàng cho mọi người sử dụng và không thể ngăn cản bất
cứ ai không được sử dụng chúng. Kết quả là không thể nào đánh lệ phí sử dụng loại tài sản
này được. Điều này dẫn đến là sẽ không có lời nếu một cá nhân nào đầu tư vào việc bảo vệ
và phát triển nguồn tài nguyên công cộng này do không thể nào bù lại chi phí đầu tư từ việc
thu lệ phí sử dụng chúng. Và cũng không có động lực nào ngăn việc mọi người sử dụng
chúng.





Tính không độc chiếm trong sử dụng :
Rất nhiều loại hàng hoá tài nguyên có đặc tính này.
Tại sao tính không độc chiếm trong sử dụng lại gây nên sự không hiệu quả trong sử dụng?

Đây là tình trạng không ai có thể ngăn cản người khác sử dụng tài nguyên đó mà không phải
trả tiền. Khi mà không độc chiếm và loại trừ người khác không được sử dụng, thì không thể
thu tiền cho việc sử dụng tài nguyên đó, dẫn đến tình trạng là tài nguyên đó không có giá và
do đó không có tác dụng khuyến khích việc quyết đònh về phân phối sử dụng tài nguyên một
cách tối ưu.
Trong tường hợp hàng hoá TN TNMT thuộc loại hàng hoá có đặc tính không độc chiếm,
không thể loại trừ ngưới khác sử dụng thì thông thường việc phân phối sử dụng tài nguyên đó
sẽ dẫn đến kết quả là:

C:\HA\KTTNMT-Handouts

14


Mức cung sẽ quá thấp so với mức tối ưu yêu cầu (do không ai muốn đầu tư vào
sản suất chúng.
- Khai thác và sử dụng quá mứ so với mức sử dụng tối ưu.
- Đầu tư quá thấp vào việc bảo tồn và quản lý tài nguyên TNMT.
• Vậy nếu ta đã biết là tính không loại trừ (độc chiếm) dẫn đến việc sử dụng không có hiệu quả
nguồn TN TNMT thì tại sao chúng ta vẫn để cho tình trạng này sảy ra?
Lý do là:
- một số TN TNMT vẫn còn thuộc loại hàng hoá có đặc tính không loại trừ trong
sử dụng do những lý do về văn hoá và chính trò.
- một số TN TNMT vẫn còn thuộc loại hàng hoá có đặc tính không loại trừ trong
sử dụng do bản chất đặc tính cuả chúng. Nhiều trường hợp chi phí xác đònh,
đảm bảo và thi hành quyền sở hữu đối với chúng quá cao so với lợi ích thu
dược. Do đó tốt nhất là để cho nó kém hiệu quả hơn là áp dụng và thi hành
quyền sở hữu.
-







Tính không loại trừ trong tiêu dùng
Có những loại hàng hoá một khi đã sản xuất ra thì có cho mọi người sử dụng mà không có sự
loại trừ trong tiêu dùng. Sự tiêu dùng cuả một cá nhân không làm ảnh hưởng đế việc tiêu
dùng hàng hoá đó cuả một cá nhân khác. Do đó nhiều cá nhân vầ có thể tiêu dùng hàng hoá
này mà không phải trả tiềân và người khác vẫn có thể hưởng thụ sau khi cá nhân khác đã tiêu
dùng hàng hoá này.
Vdụ: xem cảnh qua đẹp, thăm một điạ điểm hấp dẫn
Với hàng hoá không có cạnh tranh trong tiêu dùng thì chi phí cận biên cho sự tăng thêm một
cá nhân người tiêu dùng nưã là bằng không. Do đó khó áp dụng nguyên tắc tối ưu để quản lý
và sử dụng chúng và do đó không khuyến khích các cá nhân đầu tư để bảo vệ và phát triển.

c. Quyền sở hữu (property rights)
• Để hoạt động hoàn hảo, thò trường cần phải được trợ giúp bằng các thể chế, đặc biệt là quyền
sở hữu.
• Nói chung, khi mà quyền sở hữu có đặc tính rõ ràng (clear), loại trừ (exclusive), bảo đảm
(secure), thực thi (enforcable), và chuyển giao được (transferable) thì người sở hữu chúng mới
có động cơ để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên cuả họ.
• Nếu một số các điều kiện trên bò thiếu mất đi thì động cơ này sẻ bò mất đi.

d.




Sự sao nhãng và không chắc chắn (ignorance and uncertainty)

Sự sao nhãng và không chắc chắn cũng làm cản trờ chức năng hoạt động cuả thò trường.
Chức năng cuả thò trường là đưa ra những thông tin báo hiệu về sự khan hiếm cuả TN TNMT.
Vấn đề là do các quá trình môi trường đã không được hiểu biết một cách đầy đủ và các thay
đổi theo thời gian cuả môi trường có thể cũng không được nhận biết đấy đủ để đònh giá cho
các hoạt động.

C:\HA\KTTNMT-Handouts

15


e. Tầm nhìn ngắn hạn (short-sightedness)
• Tầm nhìn ngắn hạn làm trầm trọng thêm vấn đề huỷ hoại TN TNMT.
• Đa số các cá nhân có tầm nhìn kế hoạch ngắn hạn theo nghiã họ chú ý nhiều đến vấn đề tài
chính và mức sống xảy ra trong tương lai gần hơn là trong tương lai xa.
• Chính quyền có khả năng có tầm nhìn dài hạn hơn nhưng nhiều khi cũng bò ảnh hưởng do
nhiều yếu tố khác.
• Kết quả cuả cách nhìn ngắn hạn là chi phí và cả lợi ích dài hạn thường bò triết khấu với mức
triết khấu cao và các dự án về môi trường thường bò đánh giá thiên lệch.
f. Tính không thể đảo ngược (irreverible)
• Thò trường cũng sai sót khi các quá trình MTrường có tính không đảo ngược.
• Khi tương lai không chắc chắn thì giá trò cuả việc để lại các phương án phát triển trong tương
lai còn không rõ ràng.
• Vdụ Xây đập thủy điện sẽ phá mất đòa điểm có tính lòch sử, kiến trúc, cảnh quan sẽ bò mất- ->
do đó mất đi phương án sử dụng chúng trong trương lai. Một khi đã xây dựng đập thủy điện
thì điều này không đảo ngược lại được.
• Thò trường đã sao nhãng giá trò lưạ chọn (option value) của TNTNMT khi đối với quyết đònh
xây đập thuỷ điện.
• XH càng phát triển thì giá trò lựa chọn (giá trò cho việc gìn giữ TN TNMT cho việc sử dụng
trong tương lai) càng cao.


2. SAI LẦM CUẢ CHÍNH PHỦ (hay CHÍNH PHỦ THẤT BẠI TRONG
VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG NHƯ THẾ NÀO)
Tại sao chính phủ can thiệp:
• Những sai sót cuả thò trường cho thấy không thể dưạ hoàn toàn vào thò trường tự do để baỏ vệ
TNTNMT. Thò trường đã thất bại trong nhiều trường hợp do: không có thò trường tồn tại,
không có hệ thống giá cả có hiệu quả cho các dòch vụ, hàng hoá TNTNMT, do ảnh hưởng
ngoại tác, tự do tiếp cận đối với TN TNMT, …
• Do đó cần có sự can thiệp cuả chính phủ vào thò trường để bảo vệ những nạn nhân chòu ảnh
hưởng ngoại tác này và để sưả chữa những sai sót của thò trường.
• Chính quyền cũng cần can thiệp trong trường hợp TN TNMT bò tàn phá, huỷ hoại do không
có ai là chủ thực sự TN TNMT này.
• Chính phủ cần can thiệp để quản lý TN TNMT, đưa ra các quy đònh, đònh chế không cho phép
sả chất thải vượt quá mức cho phép, không khai thác TN TNMT quá mức…
Tuy nhiên trong nhiều trường hợp chính quyền cũng thất bại khi can thiệp do:
1. Ở một số quốc gia, chính quyền có thể chuyên chế và chỉ quan tâm đến quyền lợi cuả một
nhóm người trong xã hội.
2. Chính quyền không có đủ thông tin
C:\HA\KTTNMT-Handouts

16


3. Bộ máy chính quyền quan liêu, có ít động cơ rõ rệt để hành động vì lợi ích cuả cộng đồng.
• Tại nhiều quốc gia, bản thân chính quyền chưa phải là người bảo vệ hoàn hảo lợi ích xã hội
và nhiều trường hợp chính quyền có những tác động vào thò trường và còn làm cho vấn đề
thêm trầm trọng.
• Sai lầm không chỉ do sai lầm trong quá trình điều chỉnh những lệch lạc, thiên lệch cuả thò
trường mà còn do việc đưa ra các chính sách, biện pháp mới, thay vì cải thiện những sai lệch
cuả thò trường thì những biện pháp, chính sách này lại gây nên những lệch lạc mới trên thò

trường hoặc làm cho trầm trọng thêm những lệch lạc hiện có.
• Một số ví dụ về sai lầm trong chính sách:
- Thuỷ lợi phí quá thấp
- Trợ giá năng lượng
- Trợ giá thuốc BVTV
- Thuế khuyến khích & trợ cấp tín dụng cho phát triển ngành chăn thả gia súc
- Tệ quan liêu trong cấp quyền sử dụng đất
- Cải cách ruộng đất nưả vời, tạo nên sự không an toàn , chắc chắn về quyền sở
hữu đất
- Thuế khai thác gổ thấp.
- Quốc hữu hoá rừng mà không có biện pháp quản lý tốt.

V.








KHÁI NIỆM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Phát triển bền vững: là một loại hình phát triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn
tài nguyên thiên nhiên và nâng cao chất lượng môi trường. Phát triển bền vững cần phải đáp
ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không phương hại đến khả năng cuả các thế hệ tương
lai trong việc đáp ứng những nhu cầu của họ.
Khi cuốn Tài nguyên chung của chúng ta do ủy ban Brundland xuất bản năm 1987, khái niệm
phát triển bền vững trở thành tiêu điểm cho các cuộc thảo luận về môi trường và phát triển.
Khái niệm này đã được hiệp hội quốc tế về bảo tồn thiên nhiên đưa ra năm 1980 nhưng còn
hạn bò giới hạn trong lãnh vực cuả các nhà bảo tồn thiên nhiên va do đó chỉ có ảnh hưởng rất

hạn chế đến cách suy nghó cuả các chính quyền và các cơ quan tài trợ.
Khái niệm này xuất hiện khi vấn đề môi trường trở thành vấn đề hàng đầu cuả các cuộc bàn
luận về chính trò.
Môi trường và phát triển kinh tế là hai mục tiêu có khả năng hoà hợp hay hỗ trợ cho nhau
thông qua phát triển bền vững .
Có mối nguy hiểm là khái niệm phát triển bền vững có thể bò hiểu sai lệch. Tuy nhiên, việc
khẳng đònh có mối quan hệ tương hỗ giữa môi trường và phát triển kinh tế, ít nhất buộc các
nhà làm chính sách phải tìm kiếm giải pháp hoà hợp thông qua việc thiết kế các dự án phát
triển một cách cẩn trọng hay qua cải cách chính sách kinh tế.

C:\HA\KTTNMT-Handouts

17


Phát triển kinh tế và tăng trưởng kinh tế
• Chúng ta cần phân biệt rõ hai khái niệm này. Phát triển có thể hiểu là một sự thay đổi/chuyển
đổi dẫn đến một sự cải thiện hay tiến bộ. Rõ ràng nó đòi hỏi phải có mội sự thay đổi hay
chuyển đổi.
• Một nền kinh tế làm tăng mức thu nhập (thực sự) trên một đầu người theo thời gian mà không
trải qua quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế và xã hội cuả nó thường khó được coi là đang
phát triển.
• Phát triển kinh tế nhằm đạt được một loạt các mục tiêu xã hội. Do các mục tiêu này thay đổi
theo thới gian, phát triển kinh tế cần phải hiểu là một quá trình. Một xã hội trong quá trình
phát triển kinh tế thường trải qua những thay đổi sau:
• Tiến bộ trong hưởng thụ (Cải thiện trong thoả mãn, phúc lợi cuả các cá nhân trong xã
hội). Một yết tố chính để cải thiện phúc lợi là cải thiện tăng thu nhập trên một đầu
người. Yếu tố khác cũng quan trọng trong việc cải thiện phúc lợi là chất lượng môi
trường. Phúc lợi cuả nhóm, khu vực bất lợi nhất trong xã hội cần phải được chú trong
nhiều hơn trong xã hội dang phát triển. Nếu phúc lợi chung cuả xã hội dược cải thiện

nhưng trong khi đó phúc lợi cuả nhóm bò bất lợi nhất trong xã hội đó bò thiệt hại/giảm
sút đi thì có thể nói là xã hội đó chưa phát triển.
• Thay đổi tiến bộ trong đào tạo, sức khỏe và chất lượng sống nói chung. Phát triển kinh
tế bao gồm sự tiến bộ về kỹ năng, kiến thức, khả năng và sự lưạ chọn.
• Tự tin và tự trọng và tăng tính độc lập.
• Phát triển kinh tế bao hàm nghiã rộng hơn là tăng trưởng kinh tế.
• Tăng trương kinh tế thường được coi là tăng thu nhập quốc dân trên đầu người (hay có khi là
tăng mức tiêu dùng trên đầu người).
• Sự phân biệt giữa tăng trưởng và phát triển rất quan trọng để hiểu rõ sự khác biệt giưã phát
triền kinh tế bền vững và tăng trưởng kinh tế bền vững. Tất nhiên giưã chúng có mối liên hệ
với nhau. Một xã hội nếu không duy trì và cải thiện thu nhập trên đầu người thì khó có thể
phát triển được. Tuy nhiên nếu như nó đạt tăng trưởng kinh tế dưạ trên chi phí/phí tổn của các
bộ phận chính trò , tầng lớp khác trong xã hội thì sự phát triển này đang gây nên tổn hại.

Môi trường và phát triển
• Chất lượng môi trường và dòch vụ do môi trường thiên nhiên cung cấp rất quan trọng cho quản
lý kinh tế vá kế hoạch phát triển. Cần hiểu đầy đủ các chức năng của tài nguyên thiên nhiên
và môi trường.
• Các chức năng đó bao gồm:
• nh hưởng trực tiếp làm tăng chât lượng cuộc sống. (hưởng thụ cảnh quan đẹp, hoạt
động giải trí…).
• nh hưởng gián tiếp đối với chất lượng cuộc sống: ô nhiễm không khí, nước, tiếng ồn
làm giản phúc lợi, ảnh hưởng đến sức khoẻ, giảm khả năng lao động và do đó ảnh
hưởng đến hoạt động kinh tế.
• nh hưởng trực tiếp vào thu nhập quốc dân: Chi phí bảo vệ môi trường,
C:\HA\KTTNMT-Handouts

18



nh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh tế: Cung cấp nguyên vật liệu, năng lượng sử
dụng trong quá trình sản xuất – ví dụ than đá, dầu lưả, khí, khoáng sản, gỗ,…, hấp thụ
chất thải.
• Duy trì hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống cuả con người: chức năng bảo vệ nguồn nước,
lọc sạch nước, tầng ô zôn bảo vệ con người khỏi tác hại cuả tia cực tím…
Tóm lại, tài nguyên thiên nhiên môi trường có ba chức năng kinh tế chính: nó cung cấp sự
hữu dụng trực tiếp cho con người, cung cấp nguyên liệu đầu vào cho quá trình hoạt động kinh
tế, và nó cung cấp dòch vụ hỗ trợ duy trì cuộc sống. Ba chức năng này liên quan trực tiếp đến
phát triển bền vững.




Phát triển bền vững và vấn đề bình đẳng
• Vấn đề bình đẳng (trong cùng một thế hệ và giữa các thế hệ) cũng là vấn đề quan trọng cần
giải quyết để đạt được phát triển bền vững.
• Bình đẳng trong cùng một thế hệ: Bình đẳng giưã các cá nhân, nhóm trong một quốc gia, giưã
các quốc gia trong môt thời điểm.
• Bình đẳng giưã các thế hệ (liên thế hệ): Thoả mãn nhu cầu cuả thế hệ hiện tại mà không
được làm mất đi khả năng cuả thế hệ mai sau nhằm thoả mãn nhu cầu cuả họ.
-

-

-

Phát triển bền vững cũng cần phân biệt khác với phát triển tối ưu. Phát triển bền vững là một
quá trình phát triển làm tăng một cách liên tục (hay ít nhất là duy trì) phúc lợi cuả con người
theo thời gian.
Ta cũng cần hiểu thêm về khái niệm duy trì (survivability) là sự duy trì tồn tại mức sống tối

thiểu tức mức dưới đó xã hội không tồn tại được.
Đường phát triển tối ưu có thể không phải là đường phát triển bền vững hoặc đường duy trì
mức sống tối thiểu và đường phát triển bền vững cũng có thể không phải là dường tối ưu.

Minh hoạ: Đường phát triển tối ưu, bền vững, và duy trì.

Phúc lợi xã hội
W

Wmin

0

C:\HA\KTTNMT-Handouts

Thời gian (t)

19


a) Đường phát triển có thể là tối ưu nhưng không bền vững và không duy trì.

Phúc lợi xã hội
W

Wmin

0
Thời gian (t)
b) Đường phát triển có thể tối ưu nhưng không bền vững măc dầu nó có thể duy trì.cuộc sống.


Phúc lợi xã hội
W

Wmin

0
Thời gian (t)
c) Đường phát triển có thể không tối ưu nhưng bền vững và duy trì cuộc sống.



Đền bù giưã các thế hệ:
• Đền bù giưã các thế hệ như thế nào?
• Có thể có hai cách: tạo nên quỹ liên thế hệ và bảo tồn lượng tư bản không suy giảm.
• Quỹ liên thế hệ: Để đảm bảo thế hệ trong tương lai không bò thiệt hại/kém đi cần phải
có một cơ chế cho việc chuyển giao tài nguyên cho thế hệ tương lai. Một cơ chế
chuyển dòch có thể là bằng tiền mặt. Có thể dùng trong phân tích chi phí lợi ích trong
các dự án trong đó mỗi dự án phải tính thêm phần tiền để dền bù cho thế hệ trong
tương lai. Tuy nhiên do sự không chắc chắn trong vấn đề ảnh hưởng liên thế hệ nên
cách này ít có ý nghiã trong thực tế.
• Bảo tồn lượng tư bản không suy giảm:
Chúng ta có nhiều loại tư bản như:
- Tư bản nhân tạo (Km): Máy móc thiết bò, nhà xưởng, xí nghiệp, dường xá, cơ sở hạ
tầng…

C:\HA\KTTNMT-Handouts

20



-

-

-

Tư bản nhân lực (Kh): vốn kiến thức, kỹ năng cuả con người
Tư bản tự nhiêm (Kn): tài nguyên đất, rừng, nước, thuỷ sản, khóang sản, khả năng
hấp thụ chất thải cuả môi trường…
Do đó tổng vốn tư bản (K) sẽ là:
K = Km + Kh + Kn
(để đơn giản, có thể gộp Km và Kh).
Ngay tư bản tự nhiên cũng có thể phân ra nhiềi loại.
K = (Km + Kh) + Kn + Kn*
Kn* : lại tư bản tự nhiên thiết yếu cho cuộc sống cuả con người, rất khó hoăïc
không thể thay thế bằng tư bản nhân tạo đươdc.
Kn: loại tư bản tự nhiên có thể thay thế bằng tư bản nhân tạo.
Sự bền vững thấp: để lại cho thế hệ mai sau tổng lượng tư bản không ít hơn lượng
tư bản hiện có nhưng bằng cách bồi hoàn những giảm sút về tài nguyên TNMT
bằng tư bản nhân tạo (dực trên giả thiết cứng nhắc là có khả năng thay thế hoàn
toàn giữa các dạng tư bản). Thay tư bản tự nhiên mất đi bằng tư bản nhân tạo tăng
thêm. Ví dụ diện tích rừng ít đi, môi trường xấu hơn, thay vào đó bằng hệ thống
đường xá, công trình kiến trúc, máy móc công nghệ… tăng thêm)
Sự bền vững cao: không chấp nhận giả thiết là có khả năng thay thế hoàn toàn
giữa các dạng tư bản. Một số chức năng và dòch vụ cuả hệ sinh thái rất thiết yếu
đối với sự sinh tồn của con người do đó không thể thay thế bằng tư bản nhân tạo
được. Ví dụ môi trường nước, không khí, tầng zôn… Quy luật bền vững cao đòi
hỏi ohải bảo vệ chúng.


Nhìn chung khái niệm phát triển bền vững bao hàm 3 quan điểm chính về kinh tế, xã hội và sinh
thái.
- Theo từng cách tiếp cận riêng rẽ ta có:
- Kinh tế: cách tiếp cận kinh tế về bền vững dựa trên cơ sở khái niệm cuả Hicks-Linhda về
tối đa luồng thu nhập có thể tạo ra được trong khi vẫn đảm bảo ít nhất là giữ nguyên trữ
lượng tư bản (tự nhiên và nhân tạo) cần đề tạo nên những thu nhập đó.
- Sinh thái: quan điểm sinh thái về phát triên bền vững tập trung vào sự bền vững của hệ
thống sinh học và vật chất.
- Văn hóa xã hội: khái niệm bền vững về văn hóa xã hội là tìm kiếm và duy trì sự bền vững
cuả các hệ thống xã hội và văn hóa, kể cả việc giảm và loại trừ các mâu thuẫn. Chú trọng
cả hai vấn đề: bình đẳng trong cùng một thế hệ (nhất là loại trừ nghèo đói) và bình đẳng
giưã các thế hệ (bao gồm quyền cuả các thế hệ tương lai).
- Để đạt được phát triển bền vững cần phải có sự cân bằng giưã môi trường, xã hội, phát triển
kinh tế, cũng như các lợi ích cuả thế hệ hiện tại và tương lai.

C:\HA\KTTNMT-Handouts

21


Để đạt được phát triển bền vững cần phải kết hợp 3 mục tiêu chính trên:

Mục tiêu kinh tế
(hiệu quả/tăng trưởng kinh tế)

- phân phối thu nhập
- tạo việc làm
- trợ giúp các nhóm mục tiêu

Mục tiêu xã hội

(nghèo đói/bình đẳng)

- đánh giá tác động môi trường
- Đònh giá môi trường
- Nội hóa ảnh hưởng ngoại vi

- sự tham gia cuả cộng đồng
- tư vấn MT

- đa thành phần trong quản lý TNTNMT

Mục tiêu sinh thái
(bảo vệ TNTNMT)

Những nguyên tắc hoạt động cho sự phát triển bền vững:
a. Điều chỉnh những sai sót cuả thò trường và những thất bại do sự can thiệp cuả chính quyền
liên quan đến giá cuả tài nguyên thiên nhiên và quyền sỡ hữu.
b. Duy trì năng lực tái sinh cuả tái nguyên thiên nhiên có khả năng tái sinh, tránh ô nhiễm quá
mức làm đe dọa khả năng hấp thụ chất thải của môi trường và các hệ thống TNTN bảo vệ
cuộc sống của con người.
c. Điều phối, khuyến khích thay đổi côngnghệ theo hướng từ sử dụng các tài nguyên không tái
sinh sang sử dụng tài nguyên có thể tái sinh, gia tăng hiệu quảcuả các công nghệ chế biến.
d. Khai thác tài nguyên có thể tái sinh ở mức bằng với tốc độ tái tạo hay thay thế cuả nguồn tài
nguyên đó.
e. Tổng quy mô các hoạt động kinh tế phải nằm trong giới hạn mà tài nguyên thiên nhiên MT có
thể gánh vác được.

C:\HA\KTTNMT-Handouts

22



CHƯƠNG II
MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ KINH TẾ PHÚC LI
1.

Khái niệm về tối ưu Pareto

1.1

Hiệu quả và phúc lợi kinh tế: (Tại sao lại quan tâm đến Tối ưu Pareto)

Mục đích của kinh tế phúc lợi là đánh giá sự mong muốn cuả xã hội đối với các
trạng thái kinh tế khác nhau. Một trạng thái kinh tế thể hiện một sự xắp xếp các hoạt
động kinh tế và phân phối tài nguyên trong nền kinh tế. Mỗi trạng thái được đặc trưng
bởi một sự phân phối tài nguyên khác nhau và một sự phân phối các mức lợi khác nhau
đối với các hoạt động kinh tế.
Các biện pháp chính sách thường được áp dụng để thay đổi các trạng thái kinh tế
(hay hiện trạng kinh tế). Vấn đề quan trọng la øcần phải biết rõ là trong các trường hợp
này, liệu sự thay đổi đó là mong muốn đối với xã hội hay không.
Phúc lợi cuả một xã hội nói chung phụ thuộc vào các mức độ thỏa mãn cuả người
tiêu dùng. Tuy nhiên đa số các biện pháp, chính sách áp dụng sẽ có những ảnh hưởng
có lợi đối với một số cá nhân, nhóm cá nhân trong xã hội nhưng cũng gây ra những ảnh
hưởng bất lợi đối với một số cá nhân, nhóm cá nhân khác.
Để giúp cho sự lựa chọn các biện pháp, chính sách một các có hiệu quả và có được
sự thay đổi mong muốn, cần thiết phải xây dựng các chỉ tiêu thông qua đó để đánh giá
hiện trạng và đánh giá các giải pháp được đưa ra để thay đổi.
Rõ ràng là cần có khái niệm rõ ràng về thế nào là tốt (hay trạng thái tốt) để có thể
xác đònh được cái gì chưa tốt và cái gì là một sự cải thiện thật sự. Do đó người ta đưa ra
khái niệm tối ưu Pareto (Pareto efficiency).

1.2

Thế nào là tối ưu Pareto
Trong kinh tế, một sự phân phối thể hiện thông qua các mức tiêu dùng cuả mỗi cá
nhân trong xã hội và các mức sản lượng cuả mỗi người sản xuất.
Tối ưu Pareto cho ta một đònh nghiã về hiệu quả kinh tế cuả việc phân phối tài
nguyên một cách có hiệu quả trong xã hội và là cơ sở cuả kinh tế phúc lợi (Wefare
economics).
Một sự phân bố được gọi là tối ưu Pareto nếu không thể nào có thể xắp xếp lại sản
xuất và tiêu dùng để có thể làm tăng mức hữu dụng cuả một hay nhiều cá nhân trong
xã hội mà không hề làm giảm mức hữu dụng cuả bất kỳ một cá nhân nào khác.
Do đó nếu một sự phân phối nào đó trong xã hội vẫn có thể được thay đổi để có thể
làm tăng mức hữu dụng (hay phúc lợi) cuả bất kỳ một cá nhân nào đó thì sự phân bố đó
được coi là chưa tối ưu Pareto.
Cần lưu ý là chỉ tiêu tối ưu Pareto cũng có mặt hạn chế là: Phúc lợi cuả xã hội là
một khái niệm tổng hợp. Tối ưu Pareto thể hiện tích hiệu quả, bao gồm hiệu quả trong

C:\HA\KTTNMT-Handouts

23


sản xuất, trong thương mại và tiêu dùng. Chỉ riêng chỉ tiêu hiệu quả kinh tế không thôi
vẫn chưa đủ để đảm bảo tối đa hoá phúc lợi cuả xã hội do khái niệm hiệu quả kinh tế
chưa thể hiện được vấn đề trong phân phối lợi ích của các hoạt động kinh tế đó là vấn
đề ai nhận được cái gì.
2.

Các điều kiện để đạt được tối ưu Pareto


2.1.

Tối ưu Pareto trong sản xuất (Pareto efficiency in production)

Giả sử :
- Có hai loại sản phẩm q1, q2 (ví dụ luá và bắp) sẽ được sản xuất thông qua sử dụng
hai loại vật tư là lao động (L) và vốn (K).
- Lượng đầu vào L và K là cố đònh: L=L0 ; K=K0
- Mỗi sản phẩm này được sản xuất với công nghệ sản xuất riêng thể hiện qua hàm
sản xuất cuả q1 và q2 (hàm sản xuất luá và bắp).
- Tương ứng với hàm sản xuất ta có các bản đồ đồng lượng (iso maps) từ các đường
đồng lượng (Iso quant).
Đường đồng lïng (Iso quant):
là đường biểu thò tất cả những cách thức kết hợp
các yếu tố đầu vào để sản xuất ra cùng một lượng sản phẩm đầu ra.
- Để sản xuất ra cùng một mức sản lượng q1 cố đònh ta có thể kết hợp các yếu tố sản
xuất L và K bằng nhiều cách thức khác nhau (ví dụ LA,KA ; LB,KB ). Ngoài ra còn
có vô số các tổ hợp khác nhau giữa L và K để sản xuất ra cùng một lượng sản
phẩm q1 .
- Đường cong nối tất cả các điểm thể hiện các tổ hợp này gọi là đường cong đồng
lượng (Isoquant).

K

KA

A

KB


B
q0 1

O

LA

LB

L

Hình 1. Đường cong đồng lượng

C:\HA\KTTNMT-Handouts

24


Bản đồ đồng lượng:
- Tập hợp tất cả các đường cong đồng lượng (các đường cong đồng lượng, mỗi cái
thể hiện các cách thức kết hợp các yếu tố sản xuất để sản xuất một mức sản lượng
nào đó) cho ta một bản đồ đồng lượng.

K
q = 400
q = 300
q =200
q=100
L
Hình 2. Bản đồ đồng lượng

Tạo lập khung Edgeworth:
- Trước hết ta xây dựng một bản đồ đồng lượng cho luá và một cho ngô. Sau đó lấy
bản đồ đồng lượng cho ngô và xoay nó 1800 sao cho điểm gốc đồ thò nằmphía trên.
- Với số lượng lao động (L) và vốn (K) cố đònh, nếu muốn sản xuất nhiều lúa hơn thì
lượng ngô sản xuất ra sẽ bò giảm đi. Trong hình: khi di chuyển lên hướng Đông Bắc
(phía phải lên trên) trong ô, lượng luá sản xuất tăng trong khi đó lượng ngô giảm
đi. Ngược lại nếu chuyển dòch xuống phía Tây Nam (phía phải bên dưới) thì lượng
ngô sản xuất ra tăng lên và luá giảm đi.
- Trong hình có vô số các đường đồng lượng cuả luá và ngô và các đường đồng lượng
cuả luá và ngô có những điểm tiếp giáp với nhau.
L ngô
0 (Ngô)
0
K
Đường cong thể hiện
hiệu quả trong sản xuất
Lúa

K luá

K ngô

Ngô

0 (Luá)
L luá
L0
Hình 3. khung Edgeworth trong sản xuất
Đường cong thể hiện hiệu quả trong sản xuất (production efficiency locus)


C:\HA\KTTNMT-Handouts

25


×