Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Luận án tiến sĩ Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng bắc trung bộ Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 176 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

TRẦN NGHĨA HÒA

THU HóT §ÇU T¦ TRùC TIÕP N¦íC NGOµI
ë VïNG B¾C TRUNG Bé VIÖT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số: 62 34 01 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ MINH CHÂU

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án

Trần Nghĩa Hòa


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU



Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG
BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM

1.1. Những thành quả nghiên cứu ở các nước về thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
1.3. Những vấn đề về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cần phải tiếp
tục nghiên cứu
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VÙNG KINH TẾ

2.1. Khái niệm, đặc điểm và sự cần thiết thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
2.2. Nội dung, hình thức, tiêu chí và các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng kinh tế
2.3. Kinh nghiệm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của một số vùng
và bài học cho vùng Bắc Trung Bộ
Chương 3: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI VÀO VÙNG BẮC TRUNG BỘ

3.1. Lợi thế và bất lợi thế của vùng Bắc Trung Bộ về điều kiện, tự
nhiên, kinh tế và xã hội liên quan đến thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài
3.2. Thực trạng thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
vùng Bắc Trung Bộ
3.3. Đánh giá thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào vùng
Bắc Trung Bộ
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở VÙNG BẮC TRUNG BỘ


4.1. Dự báo và phương hướng tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài ở vùng Bắc Trung Bộ
4.2. Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở vùng
Bắc Trung Bộ

6
6
18
23
27
27
42
52
64

64
68
88
116
116

KẾT LUẬN

132
152

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


154
155


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

: Association of Southeast Asian Nations - Hiệp hội các
Quốc gia Đông Nam Á

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
DN

: Doanh nghiệp

ĐT

: Đầu tư

ĐTNN

: Đầu tư nước ngoài

GDP

: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

FDI


: Foreign Direct Investment - Đầu tư trực tiếp nước ngoài

IMF

: International Monetary Fund - Quỹ tiền tệ quốc tế

KCN

: Khu công nghiệp

KH&CN

: Khoa học và công nghệ

KT-XH

: Kinh tế - xã hội

MNEs

: Multinational Cporation - Công ty đa quốc gia

NK

: Nhập khẩu

ODA

: Official Development Assistance - Hỗ trợ phát triển
chính thức


PTA

: Preferential Trade Arangements - Thỏa thuận thương
mại ưu đãi

SXKD

: Sản xuất, kinh doanh

TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

TNCs

: Transnational Corpration - Công ty xuyên quốc gia

USD

: United States dollar - Đô la Mỹ

UBND

: Ủy ban nhân dân

XK

: Xuất khẩu


WTO

: World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, HÌNH
Trang
Bảng 3.1

Số dự án và vốn FDI đăng ký còn hiệu lực giai đoạn
2012-2014 (theo lũy kế tính đến ngày 31/12)

Bảng 3.2

88

Số doanh nghiệp FDI đang hoạt động sản xuất, kinh
doanh tại thời điểm 31/12 hàng năm ở vùng Bắc Trung
Bộ giai đoạn 2007-2014

Bảng 3.3

89

Lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lũy kế đến
ngày 31/12 ở vùng Bắc Trung Bộ đang hoạt động
giai đoạn 2007-2014

Bảng 3.4


Thuế đã nộp trong năm của các doanh nghiệp FDI
vùng Bắc Trung Bộ (2007-2014)

Hình 3.1

91
102

Tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp FDI đang hoạt
động sản xuất, kinh doanh tại thời điểm 31/12 hàng
năm ở vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2007-2014

Hình 3.2

Mức tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại
vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2007-2014

Hình 3.3

90
91

FDI vào vùng Bắc Trung Bộ phân theo lĩnh vực năm 2014
92


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức đầu tư (ĐT) dài hạn của cá

nhân hay doanh nghiệp (DN) nước này vào nước khác bằng cách thành lập cơ sở
sản xuất, kinh doanh (SXKD) và nắm quyền quản lý trực tiếp. Động lực để nhà
đầu tư nước ngoài (ĐTNN) bỏ vốn vào cơ sở SXKD ở nước khác là tìm kiếm cơ
hội ĐT có tỷ suất sinh lời cao hơn, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm vốn có
của họ, tiếp cận nguồn lực của nước khác. Động cơ để một nước thu hút FDI là
bổ sung vốn phục vụ phát triển kinh tế, du nhập công nghệ mới vào trong nước,
mở rộng thị trường ở nước ngoài, tạo việc làm, thu nhập mới cho dân cư. Sự gặp
nhau giữa nhà ĐTNN và chính sách thu hút FDI của nước sở tại sẽ đem đến
thành công cho cả hai bên.
Nhận thức rõ lợi ích của đầu tư nước ngoài đối với quá trình phát
triển kinh tế trong nước, trong nhiều năm nay Chính phủ và các cấp chính
quyền địa phương ở Việt Nam đã tích cực đưa ra nhiều chính sách thu hút
FDI. Nhờ đó lượng FDI vào Việt Nam khá lớn. Tính đến ngày 31/12/2014,
cả nước đã thu hút được 17.768 dự án FDI từ 101 quốc gia và vùng lãnh
thổ với tổng vốn đăng ký đạt 252,7 tỷ USD [29]. Những năm gần đây bình
quân, khu vực FDI đã đóng góp gần 20% GDP, cung cấp nhiều việc làm
với mức thu nhập khá cao, cung cấp phần lớn nguồn hàng công nghiệp cho
xuất khẩu (XK). Tuy nhiên, FDI vẫn phân bố chủ yếu ở các địa phương
phát triển trong nước. Các địa phương kém phát triển hơn gặp khá nhiều
khó khăn trong thu hút FDI.
Bắc Trung Bộ là một trong những vùng thu hút được ít FDI. Từ năm
1987 đến nay, cả vùng mới thu hút được 272 dự án FDI với số vốn đăng ký gần
25 tỷ USD, tương đương 1,5% số dự án và gần 10% vốn đăng ký của cả nước
[96]. Trong khi đó Bắc Trung Bộ là khu vực rộng lớn, trọng yếu của quốc gia,
rất cần vốn để phát triển. Mặc dù về nhiều phương diện Bắc Trung Bộ không


2
có sức mạnh cạnh tranh như Vùng Đông Nam Bộ, Vùng Đồng bằng sông
Hồng, nhưng các tỉnh trong Vùng cũng có một số lợi thế nhất định như nguồn

lao động dồi dào, siêng năng, sáng tạo, nguồn tài nguyên khoáng sản phong
phú, bờ biển dài với nhiều bãi biển có tiềm năng du lịch, nằm trên các
tuyến đường giao thông chính của quốc gia, quốc tế…Trong những năm
gần đây, các tỉnh trong Vùng cũng sáng tạo tìm cách thu hút nhiều dự án
FDI hơn nữa để phát huy được thế mạnh của vùng phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội (KT-XH). Nếu thu hút được nhiều FDI vào địa bàn, vùng Bắc
Trung Bộ không những có điều kiện đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, đuổi
kịp các vùng khác trong nước, mà còn tạo cú hích về đào tạo tay nghề cho
lực lượng lao động của địa phương, thúc đẩy cải cách hành chính trong khu
vực, kích thích ĐT trong nước phát triển.
Hơn nữa, chủ trương mở rộng phân cấp ra quyết định ĐT cho chính
quyền địa phương của Nhà nước ta đã tạo điều kiện cho chính quyền các tỉnh
trong Vùng có thể năng động, linh hoạt trong xây dựng chính sách đặc thù thu
hút FDI, khuyến khích các tỉnh liên kết, hợp tác phát triển các chuỗi giá trị sản
phẩm lấy FDI làm chất xúc tác.
Để giúp chính quyền các tỉnh trong Vùng thu hút FDI, cần tiến hành
nghiên cứu có hệ thống những vấn đề liên quan đến thu hút FDI vào Vùng. Đó
là lý do nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài "Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam" làm đối tượng nghiên cứu trong luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về
thu hút FDI phục vụ phát triển KT-XH tại vùng lãnh thổ của Việt Nam; phân
tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 20072014; đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường FDI vào vùng trong
giai đoạn đến 2020.


3
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích trên, quá trình nghiên cứu đề tài luận án đã

hoàn thành các nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa có bổ sung, phát triển cơ sở lý luận về thu hút FDI phục vụ
phát triển KT-XH vùng lãnh thổ của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
- Tìm hiểu kinh nghiệm thu hút FDI ở một số nước và một số vùng trong
nước, rút ra bài học cho vùng Bắc Trung Bộ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút FDI ở vùng Bắc Trung Bộ trong
giai đoạn 2007-2014, chỉ ra những thành công và hạn chế trong thu hút nguồn
vốn ĐT này.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút FDI
vào các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn đến 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu đề tài là thu hút FDI vào các tỉnh trong Vùng Bắc
Bộ đặt trong khung khổ chính sách chung của cả nước, có tính đến tính liên kết,
hợp tác giữa các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về không gian: Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm 6 tỉnh: Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phạm vi về thời gian: Thời gian khảo sát, phân tích và đánh giá thực
trạng thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ giới hạn trong giai đoạn 20072014, tức là từ khi Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO) đến nay. Phạm vi đề xuất phương hướng và giải pháp
được xác định cho giai đoạn đến 2020.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận chủ yếu từ góc độ hành động của chính quyền
các tỉnh nhằm thu hút FDI vào tỉnh mình. Sự liên kết vùng chỉ được xem xét ở


4
phương diện hợp tác tự nguyện của chính quyền các tỉnh nằm trong vùng trên
cơ sở chính sách thu hút FDI chung của cả nước. Góc độ động cơ của nhà

ĐTNN chỉ được xem xét ở phương diện đối tượng thu hút của chính quyền
cấp tỉnh.
Khung phân tích dựa trên lý thuyết lợi thế về chi phí để thu hút FDI vào
vùng. Chủ thể thu hút là chính quyền các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ trong
khung khổ chính sách chung của quốc gia và thẩm quyền phân cấp cho cấp
tỉnh. Quá trình phân tích nội dung thu hút có xem xét lợi thế so sánh của vùng
trong quan hệ với vùng khác trong nước.
Các nghiên cứu, khảo luận dựa trên các giả định là sẵn có các nhà
ĐTNN mong muốn ĐT trực tiếp vào vùng Bắc Trung Bộ. Vấn đề là chính
quyền các tỉnh trong vùng phải có chính sách thích hợp nhằm thu hút sự quan
tâm của họ và tạo điều kiện cho họ hoạt động hiệu quả trong Vùng. Do ở Việt
Nam không có chính quyền cấp vùng, cũng không có trung tâm điều phối
chính sách vùng đủ mạnh, nên hướng tiếp cận trong luận án chú trọng vai trò
hạt nhân của chính quyền cấp tỉnh, đặt trong khung khổ chính sách quốc gia
và lợi ích vùng để xem xét.
Ngoài các phương pháp chung, phổ biến trong nghiên cứu khoa học xã hội
như phương pháp trừu tượng khoa học, phương pháp phân tích hệ thống, phương
pháp phân tích logic kết hợp với lịch sử, phân tích - tổng hợp dựa trên các dữ liệu
thu thập được, trong luận án còn sử dụng một số phương pháp đặc thù sau:
- Phương pháp phân tích dựa trên các khung phân tích đã được ứng dụng
thành công trong nghiên cứu FDI, cụ thể là phương pháp nghiên cứu lực hút từ
nước nhận ĐT thông qua các chính sách tạo lợi thế so sánh về chi phí đầu tư
thấp, môi trường đầu tư an toàn và thuận lợi. Phương pháp này được sử dụng
trong phân tích, tổng hợp các vấn đề lý thuyết.
- Phương pháp tổng kết thực tiễn dựa trên số liệu thống kê của các cơ
quan nhà nước để đánh giá thực trạng thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ.


5
- Phương pháp phân tích - so sánh dựa trên dữ liệu chính thống của các

cơ quan nhà nước, thành quả nghiên cứu thể hiện trong các công trình khoa
học đã công bố nhằm so sánh kết quả và thực trạng thu hút FDI vào vùng Bắc
Trung bộ trong các thời kỳ khác nhau, so sánh FDI vùng Bắc Trung Bộ với
vùng khác trong nước.
- Phương pháp nhân - quả để đánh giá định tính tác động của FDI đến
phát triển kinh tế và việc làm, thu nhập của dân cư trong vùng.
Ngoài ra, trong luận án còn sử dụng ở mức độ hạn chế phương pháp dự
báo, ngoại suy để đưa ra các kiến nghị khoa học về phương hướng, giải pháp tăng
cường thu hút FDI vào vùng Bắc Trung Bộ trong giai đoạn từ nay đến 2020.
5. Những đóng góp về khoa học của luận án
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận thu hút FDI vào vùng kinh tế từ phương
diện địa phương nhận ĐT gắn với đặc điểm, điều kiện thực tế của vùng kinh
tế trong tiến trình hội nhập quốc tế.
- Làm rõ điểm mạnh, điểm yếu của thực trạng thu hút FDI vào các tỉnh
trong vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2007-2014, chỉ ra các nguyên nhân dẫn
đến các hạn chế đó.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường thu hút FDI vào
vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn đến 2020.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận án được trình bày trong 4 chương, 10 tiết.


6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO VÙNG BẮC TRUNG BỘ VIỆT NAM
1.1. NHỮNG THÀNH QUẢ NGHIÊN CỨU Ở CÁC NƯỚC VỀ THU HÚT ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI


1.1.1. Những nghiên cứu xác định nguyên nhân dịch chuyển vốn ra
nước ngoài
Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài nhận định
rằng, thu hút FDI là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế ở các nước. Điển hình là một số công trình sau:
- Trong nghiên cứu lý thuyết về nguyên nhân ĐT trực tiếp ra nước ngoài
của các công ty lớn, tác giả A. L. Calvet trong bài: "A synthesis of foreign
direct investment theories and theories of the multinational firm" (Một sự tổng
hợp của các lý thuyết đầu tư trực tiếp nước ngoài và các lý thuyết của các công
ty đa quốc gia) [116] đã phân loại các lý thuyết FDI theo mô hình không hoàn
hảo của thị trường và cho rằng, sự khác biệt quốc tế của các hoạt động và hội
nhập qua biên giới các quốc gia là một nhân tố quan trọng thúc đẩy di chuyển
vốn ra nước ngoài. Sự hấp dẫn của dịch chuyển tư bản ra ngoài xuất phát từ
việc tránh thuế nhập khẩu, thị trường tiêu thụ mới, nguồn lao động rẻ và sự sẵn
có của tài nguyên.
- Pan Long Tsai, giáo sư kinh tế của Đại học quốc gia Đài Loan - NTU,
trong bài: "Determinants of foreign direct investment and its impact on economic
growth" (Yếu tố quyết định đầu tư trực tiếp nước ngoài và tác động của nó đối
với tăng trưởng kinh tế) [163], bằng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, đã đi
đến kết luận: quy mô thị trường trong nước và cán cân thương mại là hai yếu tố
quyết định FDI vào một nước nào đó, mặc dù tăng trưởng kinh tế, chi phí lao


7
động và sự khác biệt về địa lý cũng là những yếu tố tác động rất lớn đến xu
hướng di chuyển dòng vốn ĐT này.
- ELhanan Helpman cùng các cộng sự trong bài: "Export Versus FDI
with Heterogeneous Firms" (Xuất Versus FDI với các hãng không đồng
nhất) [134]; Richard Bruton trong bài viết: "Policy Statement on Foriegn

Direct Investment in Ireland" [168] đã cho rằng các DN của một nước, nhận
thấy lợi ích từ việc tránh chi phí thương mại khi XK sản phẩm ra nước ngoài
lớn hơn chi phí của việc duy trì năng lực sản xuất của DN tại nước đó, sẽ lựa
chọn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài, hình thành FDI.
- Lý thuyết giải thích FDI từ chu kỳ sản phẩm: Akamatsu Kaname trong
bài: "A Historical Pattern of Economic Growth in Developing Countries" (Một
mẫu lịch sử của tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển) [148] đã cho
rằng, sản phẩm mới, ban đầu được phát minh và sản xuất ở nước ĐT, sau đó
được XK ra thị trường nước ngoài. Tại nước nhập khẩu (NK), ưu điểm của sản
phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường bản địa tăng lên, nên nước NK chuyển
sang sản xuất để thay thế sản phẩm NK này bằng cách thu hút vốn, kỹ thuật
của nước ngoài. Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường
trong nước bão hòa, nhu cầu XK lại xuất hiện. Hiện tượng này diễn ra theo
chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI [148]. Cũng cùng quan điểm này,
Raymond Vernon trong: "International Investment and International Trade in
the Product Cycle" (Đầu tư quốc tế và thương mại quốc tế trong các chu kỳ sản
phẩm) [166] đã viết: khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa
trong chu kỳ phát triển của mình, cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất
nhiều nhà cung cấp. Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh
giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định
cắt giảm chi phí sản xuất. Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất
sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn.
- Tiếp cận từ lợi thế của công ty đa quốc gia, Stephen H. Hymes trong
"Product life-cycle theory" (Lý thuyết vòng đời sản phẩm), "FDI and Portfolio


8
Investment Theory" (FDI và Lý thuyết Danh mục đầu tư) [173] đã cho rằng, các
công ty đa quốc gia có những lợi thế đặc thù (chẳng hạn năng lực cơ bản) cho
phép công ty vượt qua những trở ngại về chi phí ở nước ngoài, nên họ sẵn sàng

ĐT trực tiếp ra nước ngoài. Khi chọn địa điểm ĐT, những công ty đa quốc gia sẽ
chọn nơi nào có các điều kiện (lao động, đất đai, chính trị) cho phép họ phát huy
các lợi thế đặc thù nói trên.
- Quan điểm tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại (nảy sinh
từ các cuộc xung đột thương mại giữa Nhật Bản và các nước như Mỹ, Tây Âu
từ sau chiến tranh thế giới thứ hai). Những người theo quan điểm này cho
rằng, ĐT trực tiếp ra nước ngoài là một biện pháp để tránh xung đột thương
mại song phương. Ví dụ, Nhật Bản hay bị Mỹ và các nước Tây Âu phàn nàn
do Nhật Bản có thặng dư thương mại còn các nước kia bị thâm hụt thương mại
trong quan hệ song phương. Để đối phó, Nhật Bản đã tăng cường ĐT trực tiếp
vào các thị trường đó, như sản xuất và bán ô tô, máy tính ngay tại Mỹ và châu
Âu, để giảm XK các sản phẩm này từ Nhật Bản sang. Nhật còn ĐT trực tiếp
vào các nước thứ ba, và từ đó XK sang thị trường Bắc Mỹ và châu Âu để
hưởng ưu đãi NK mà các nước phát triển dành cho nước chậm phát triển [183].
- Tiếp cận tổng hợp từ nhiều nguyên nhân hình thành DN FDI. Chẳng hạn,
trong công trình nghiên cứu của nhóm John Dunning: "Why Do Companies Invest
Overseas?" (Tại sao công ty Đầu tư nước ngoài?) [130] đã giải thích vì sao công
ty lựa chọn ĐT vào các thị trường nước ngoài. Ngoài lý do mở rộng hoạt động của
mình ra nước ngoài, còn có bốn lý do chính để công ty ĐT ra nước ngoài, bao
gồm: i) Tìm kiếm thị trường (Sutherland 1998); ii) Chi phí thấp hơn; iii) Tìm kiếm
sản phẩm chiến lược; và iv) Hiệu quả tìm kiếm. Ví dụ, biến động tỷ giá hối đoái
cũng có thể thay đổi những tính toán lợi nhuận của một công ty hàng đầu để thay
đổi việc phân bổ các nguồn tài nguyên của nó....
Dunning, J. H. trong: "Trade, location of economic activity and the
MNE: a search for an eclectic approach" (Thương mại, vị trí của hoạt động


9
kinh tế và các doanh nghiệp đa quốc: tìm kiếm một phương pháp chiết trung)
[128] đã nêu các khái niệm, lý thuyết và định hướng nghiên cứu thực nghiệm,

phát triển các mô hình chiết trung của các các nhà nghiên cứu quốc tế nhằm
giải thích lực chính thúc đẩy FDI, bao gồm quyền sở hữu (O), vị trí (L), và
nhu cầu được quốc tế hóa (I). Theo tác giả, các công ty công nghệ cao có thể
có một mức độ độc quyền, và lợi nhuận độc quyền có thể là phần thưởng cho
sự đổi mới. Trong điều kiện nhất định, cho dù nắm quyền kiểm soát công
nghệ của mình, nhưng các công ty đa quốc gia có thể phát triển công nghệ ra
các nước thông qua ĐT nước ngoài hoặc hợp tác với các DN của nước sở tại
để thay thế công nghệ ở đó. Lý thuyết quốc tế hóa và mô hình chiết trung này
đã được hoàn thiện trong hơn 40 năm qua để trở thành cơ cở lý thuyết nền
tảng giải thích hoạt động FDI của công ty đa quốc gia.
Ngoài ra, còn có những công trình khác viết về vai trò của FDI trong dòng
chảy vốn quốc tế, như: "The role of foreign direct investment in international
capital flows" (Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong dòng vốn quốc tế)
của RE Lipsey, RC Feenstra, CH Hahn [169], "Tax policy and foreign direct
investment" (Chính sách thuế và đầu tư trực tiếp nước ngoài) của David G.
Hartman [124]; "Perspectives on China's outward foreign direct investment"
(Những quan niệm về đầu tư trực tiếp ra bên ngoài nước ngoài của Trung
Quốc) của R Morck, B Yeung, M Zhao [170]...
1.1.2. Những nghiên cứu về tác động của đầu tư trực tiếp nước
ngoài đối với sự phát triển của nước tiếp nhận
Các nghiên cứu tiếp cận từ cách giải thích sự tồn tại của FDI bắt nguồn
từ tác động của nó đối với nước tiếp nhận cũng xuất hiện khá nhiều. Có thể
nêu ra một số công trình điển hình sau:
- Các công trình nghiên cứu về vai trò của FDI đối với việc làm và thu
nhập: Nhiều nghiên cứu cho rằng, FDI không chỉ góp phần trực tiếp tạo ra
việc làm mà còn gián tiếp tạo ra các cơ hội việc làm tại các tổ chức khác như


10
nhà cung cấp hoặc người tiêu dùng sản phẩm của các DN có vốn ĐTNN.

Theo UNCTAD, các công ty đa quốc gia đã tạo ra khoảng 73 triệu việc làm
trên toàn thế giới, trong đó hơn 60% việc làm được tạo ra từ các công ty mẹ
và 40% là từ các chi nhánh tại nước ngoài [180]. Slaughter đã sử dụng một bộ
dữ liệu trong giai đoạn 1982 - 1990 của 7 ngành công nghiệp thuộc 16 nước
phát triển và đang phát triển để hồi qui tìm ra mối quan hệ giữa tiền công và
sự hiện diện của các DN nước ngoài. Kết quả cho thấy sự hiện diện của các
DN nước ngoài có tác động tích cực đến việc nâng cao kỹ năng của người lao
động [155]. Fenstra và Hanson sử dụng mô hình trao đổi thương mại Bắc Nam và mô hình ĐT để kiểm tra tác động của FDI đến nhu cầu lao động có
tay nghề tại Mexico trong giai đoạn 1975-1988. Kết quả cho thấy, tăng trưởng
FDI làm tăng nhu cầu đối với lao động có tay nghề cao. Tại các khu vực FDI
tập trung nhiều, các công ty nước ngoài chiếm trên 50% nhu cầu lao động kỹ
thuật của thị trường. Tác giả cho rằng, kết quả này phản ánh một thực tế là
hầu hết các công ty nước ngoài sử dụng công nghệ đòi hỏi người lao động
phải có kỹ năng cao [171].
- Các công trình nghiên cứu về FDI có tác động thúc đẩy tăng trưởng
và giảm nghèo ở nước tiếp nhận: Nghiên cứu của De Melo đã sử dụng hàm
sản xuất Cobb Douglas mở rộng có tính đến sự tồn tại của mô hình nội sinh
trong FDI, lấy mẫu ở 16 nước phát triển và 17 nước đang phát triển. Kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng, FDI có hiệu ứng tích cực và quan trọng đối với tăng
trưởng kinh tế thời kỳ 1970 - 1990. Tác động này càng lớn hơn đối với các
nước đang phát triển ở châu Phi trong giai đoạn 1980-2005 [125].
Nghiên cứu của các học giả Berthelemy và Demurger; Graham và
Wada và Buckey et al, sử dụng số liệu FDI phân theo địa bàn lãnh thổ của
Trung Quốc cũng cho thấy, FDI đóng vai trò quan trọng trong việc thúc
đẩy tăng trưởng kinh tế của các tỉnh. Các tỉnh ven biển, nơi thu hút phần
lớn FDI của Trung Quốc, đã có tốc độ phát triển nhanh hơn các tỉnh khác.


11
Công trình của MU Klein, C Aaron, B Hadjimichael viết cho Ngân hàng

Thế giới (WB): "Foreign direct investment and poverty reduction" (Đầu tư
trực tiếp nước ngoài và giảm nghèo) [157] đã đề cập đến vấn đề này. Trong
công trình này các tác giả chứng minh rằng, FDI có vai trò quan trọng
trong góp phần xóa đói giảm nghèo. Sự tăng trưởng của FDI kéo theo sự
tăng trưởng GDP của nước tiếp nhận đầu tư và do đó làm tăng thu nhập của
người dân bản địa.
H Jalilian, J Weiss trong bài: ''Foreign direct investment and poverty in
the ASEAN region" (Đầu tư trực tiếp nước ngoài và nghèo đói trong khu vực
ASEAN) [140] đã đi sử dụng dữ liệu của một số nước để xác định mối quan
hệ giữa FDI với tăng trưởng và giảm nghèo. Kết quả cho thấy, không có bằng
chứng chứng minh FDI làm suy yếu tăng trưởng và giảm thu nhập của người
nghèo. Ngược lại, dòng vốn FDI, đặc biệt là trong trường hợp của ASEAN, có
liên quan với tăng trưởng kinh tế cao và có một mối quan hệ chặt chẽ với tăng
trưởng thu nhập bình quân đầu người và tăng trưởng thu nhập của người nghèo.
Hans-Rimbert Hemmer và Nguyen thi Phuong Hoa, "Contribution of
Foreign Direct Investment to Poverty Reduction: The Case of Vietnam in the
1990" (Đóng góp của đầu tư trực tiếp nước ngoài để giảm nghèo: Trường hợp
của Việt Nam trong năm 1990) [139] đã phân tích vai trò của FDI đối với
giảm nghèo ở Việt Nam, chỉ ra ích lợi của dòng vốn đầu tư này và kiến nghị
nhà nước Việt Nam phải có chính sách thu hút FDI thích hợp.
Nghiên cứu Prof. Martin Paldam chỉ ra rằng, FDI và tăng trưởng kinh
tế có mối quan hệ mật thiết với nhau. FDI không những trực tiếp tác động đến
tăng trưởng kinh tế, mà còn thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và đổi mới
công nghệ. Điểm đáng lưu ý trong nghiên cứu này là, nước nhận FDI phải có
nguồn nhân lực và công nghệ đạt tới trình độ nhất định mới hấp dẫn FDI. Nếu
nước nhận ĐT có trình độ nguồn nhân lực và công nghệ thấp hơn nước ĐT thì
sẽ ít nhận được tác động tích cực [165].


12

- Vai trò của FDI đối với phát triển thương mại quốc tế: Nhiều nghiên
cứu thực nghiệm về FDI và thương mại đã tập trung giải quyết vấn đề liệu
FDI có khả năng kích thích hoặc thay thế cho thương mại hay không? Thông
qua việc sử dụng mô hình hồi quy, họ giải thích mối quan hệ giữa XK, FDI và
các biến giải thích có liên quan khác. Hầu hết các nghiên cứu định lượng cho
thấy, FDI kích thích thương mại phát triển (Amit và Wakelin, 2003; Liu et al,
2001). Chẳng hạn, Zhang và Felmingham đã dựa trên chuỗi số liệu theo tháng
trong giai đoạn 1986 - 1990 đã phát hiện có mối quan hệ hai chiều giữa FDI
và XK ở cấp quốc gia và cấp tỉnh Trung Quốc theo hướng: FDI là một nhân
tố thúc đẩy XK. Fukao et al, Prof. Martin Paldam đã phân tích vai trò của FDI
trong những thay đổi thương mại của các nước Đông Á trong giai đoạn 1980 2000 và đi đến nhận định: FDI có tác động rất tích cực trong trao đổi thương
mại ngành công nghiệp thiết bị điện và có vai trò quan trọng đối với sự gia
tăng thương mại giữa các DN trong cùng ngành thuộc khu vực Đông Á.
Aizenmen và Noy thông qua nghiên cứu mối quan hệ hai chiều giữa FDI và
thương mại của hai nhóm nước phát triển và đang phát triển đã đi đến kết luận
rằng, mối quan hệ hai chiều giữa thương mại và FDI mạnh hơn ở các nước
đang phát triển [155].
- Các nghiên cứu về vai trò của chính quyền địa phương trong thu hút
FDI: C.Chunlai, trong cuốn: "Provincial characteristics and foreign direct
investment location decision within China" (Đặc điểm của tỉnh và trực tiếp
quyết định địa điểm đầu tư nước ngoài trong phạm vi Trung Quốc) [122] đã
sử dụng mô hình hồi quy bội số để chứng minh: nhờ thu hút FDI trong giai
đoạn 1987-1994 mà 29 tỉnh của Trung Quốc có GDP tăng cao, thu nhập bình
quân đầu người cao hơn. Họ cũng chứng minh rằng, kết cấu hạ tầng giao
thông vận tải chuyên sâu đã có tác dụng lớn trong thu hút FDI. Một nhận xét
khác trong công trình này là: chính sách phát triển theo khu vực của Trung
Quốc đã có một tác động mạnh mẽ đến phân bố FDI vào các địa phương.


13

E. Malesky trong: "Straight ahead on red: how foreign direct investment
empowers subnational leaders" (Thẳng về phía trước màu đỏ: làm thế nào
nước ngoài đầu tư trực tiếp trao quyền cho các nhà lãnh đạo quốc gia phụ)
[132] đã đưa ra bằng chứng chứng minh ảnh hưởng của FDI vào các quyết
định cải cách kinh tế của 61 tỉnh thành Việt Nam giai đoạn 1990 - 2000.
Nghiên cứu kinh nghiệm thu hút FDI ở các nước đang phát triển, K
Akamatsu trong cuốn: "A historical pattern of economic growth in developing
countries" (Một mô hình lịch sử của sự phát triển kinh tế ở các nước đang
phát triển) [148], thông qua phân tích các giai đoạn phát triển của một số
nước đang phát triển ở khu vực Đông Á, đã ví quá trình phát triển công
nghiệp của các nền kinh tế này như "mô hình đàn sếu bay", trong đó di
chuyển FDI từ nước phát triển sang nước kém phát triển hơn trở thành động
lực phát triển công nghiệp ở các nước này. Từ nhận xét đó, ông đưa ra lý
thuyết "đuổi bắt sản phẩm" và "khoảng cách công nghệ" với kết luận: khoảng
cách công nghệ càng gần thì càng có điều kiện để nước đi sau có thể tiếp thu
công nghệ đuổi kịp nước đi trước và nó sẽ tạo ra sự năng động trong khu vực.
E Asiedu trong: ''Foreign direct investment in Africa: The role of natural
resources, market size, government policy, institutions and political instability''
(Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại châu Phi: Vai trò của tài nguyên thiên nhiên, quy
mô thị trường, chính sách của chính phủ, các tổ chức và bất ổn chính trị) [131],
bằng khảo sát dữ liệu từ một số nhà ĐT, đã cho rằng, sự bất ổn kinh tế vĩ mô, hạn
chế ĐT, tham nhũng và bất ổn chính trị có tác động tiêu cực đến FDI vào châu
Phi. Tác giả sử dụng dữ liệu bảng cho 22 quốc gia trong giai đoạn 1984-2000 để
xem xét và đi đến kết luận các nguồn tài nguyên thiên nhiên, quy mô thị trường,
các chính sách của chính phủ, bất ổn chính trị và chất lượng của các tổ chức của
nước chủ nhà vào FDI có tác động nhiều chiều luồng FDI.
M Blomström, A Kokko, JL Mucchielli trong cuốn: "The economics of
foreign direct investment incentives" (Kinh tế học về ưu đãi đầu tư trực tiếp



14
nước ngoài) [154] đã phát hiện ra tình trạng: FDI tăng đáng kể trong vài thập
kỷ gần đây do hầu hết các nước đã giảm bớt rào cản và mở ra các lĩnh vực
mới cho FDI từ các tập đoàn nước ngoài với hy vọng sẽ tăng việc làm, tăng
XK hoặc doanh thu thuế, hoặc tăng kỹ năng làm việc cho người lao động.
T. Buthe, H.V. Milner trong: "The politics of foreign direct investment
into developing countries: increasing FDI through international trade
agreements?" (Tính chính trị của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước
đang phát triển: tăng FDI thông qua các hiệp định thương mại quốc tế?) [176]
đã cho rằng, dòng vốn FDI chảy vào các nước đang phát triển thay đổi theo
thời gian do thay đổi các yếu tố chính trị, chủ yếu nhờ các thỏa thuận thương
mại quốc tế GATT/WTO hoặc các hiệp định thương mại ưu đãi (PTA). Phân
tích thống kê của 122 nước đang phát triển từ năm 1970 - 2000 đã ủng hộ lập
luận này. Các nước đang phát triển trong WTO tham gia vào nhiều PTA
thường thu hút dòng vốn FDI nhiều hơn các nước khác.
H Mirza, A Giroud trong: "Regionalization, foreign direct investment
and poverty reduction: Lessons from Vietnam in ASEAN" (Khu vực hóa, đầu
tư trực tiếp nước ngoài và giảm nghèo: Bài học từ Việt Nam trong ASEAN)
[141] đã cho thấy Việt Nam được hưởng lợi từ FDI do gia nhập vào ASEAN
năm 1995. Chính sự lạc quan và các hiệu ứng khu vực đã tạo ra thị trường, tạo
mối liên kết thành các giá trị khu vực và chuỗi giá trị toàn cầu khuyến khích FDI
vào Việt Nam nhiều hơn. Hơn nữa, các công ty con nước ngoài tại Việt Nam được
tích hợp chặt chẽ vào chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu sẽ mang lại cho Việt Nam
những sự đổi mới nhanh chóng. Tuy nhiên, sự tham gia chuỗi giá trị này đòi hỏi
Việt Nam phải được quản lý rất cẩn thận để có được hiệu ứng lan tỏa.
"Does foreign direct investment promote economic growth in
Vietnam?" (Có đầu tư trực tiếp nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam?) của Thâu Thị Hoàng, P Wiboonchutikula [177], xem xét các tác
động của FDI vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam bằng cách sử dụng các mô



15
hình dữ liệu bảng trên 61 tỉnh, thành phố trong giai đoạn 1995-2006 để đi đến
kết luận: FDI có ảnh hưởng mạnh mẽ và tích cực đến tăng trưởng kinh tế ở
Việt Nam, là một kênh tăng chứng khoán vốn, nâng cao trình độ công nghệ và
kiến thức của Việt Nam.
"Foreign direct investment in Vietnam: An overview and analysis the
determinants of spatial distribution across provinces" (Đầu tư trực tiếp nước
ngoài tại Việt Nam: Tổng quan và phân tích các yếu tố quyết định phân bố
không gian giữa các tỉnh) của N.A. Nguyen, Nguyen T [160] đã cung cấp một
cái nhìn tổng quan về FDI tại Việt Nam và cố gắng xem xét về tình trạng hiện
tại của các yếu tố quyết định đến FDI cũng như tác động của nó đến nền kinh
tế của Việt Nam. Phân tích hồi quy về các yếu tố quyết định của không gian
phân phối FDI giữa các tỉnh cho thấy tầm quan trọng của thị trường, lao động
và kết cấu hạ tầng trong việc thu hút FDI. Chính sách của Chính phủ được đo
bằng khả năng cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) có tác động không rõ nét. Đồng
hướng nghiên cứu trên có bài: "Foreign direct investment in provinces: A
spatial regression approach to FDI in Vietnam" (Đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại tỉnh: Một phương pháp hồi quy không gian đối với FDI tại Việt Nam) của
Esiyok, Bulent và Ugur, Mehmet [135] đã sử dụng phương pháp hồi quy
không gian của FDI tại Việt Nam.
Ngoài ra, còn có một số nghiên cứu khác giải thích về thu hút FDI ở
các nước đang phát triển và Việt Nam, như "Provincial Governance and
Foreign Direct Investment in Vietnam" (Quản trị cấp tỉnh và đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam) của Edmund J. Malesky [133]; "Does foreign direct
investment increase the productivity of domestic firms? In search of spillovers
through backward linkages" (Có đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng năng suất
của các doanh nghiệp trong nước? Trong tìm kiếm của sự lan tỏa thông qua
các liên kết ngược) của Beata Smarzynska Javorcik [117], "BIT by BIT The
growth of bilateral investment treaties and their impact on foreign investment



16
in developing countries..." (BIT bởi BIT Sự phát triển của các hiệp ước đầu tư
song phương và tác động của đầu tư nước ngoài ở các nước đang phát triển
...) của JW Salacuse [147]; "Foreign direct investment and the business
environment in developing countries: The impact of bilateral investment
treaties..." (Đầu tư trực tiếp nước ngoài và môi trường kinh doanh ở các nước
đang phát triển: Tác động của hiệp định đầu tư song phương ...) của J Tobin,
S Rose-Ackerman [146] ... Các công trình khoa học này đã cung cấp cơ sở lý
thuyết và gợi ý về các yếu tố thu hút FDI vào các nước đang phát triển, so sánh
chính sách của các nước khác nhau trong thu hút FDI để rút ra kinh nghiệm thu
hút FDI cũng như nhấn mạnh vai trò của các Hiệp định hợp tác quốc tế trong thu
hút FDI vào các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
1.1.3. Những nghiên cứu về xu hướng dịch chuyển của dòng đầu tư
trực tiếp nước ngoài
Hướng nghiên cứu về dịch chuyển dòng FDI cũng được nhiều nhà khoa
học quan tâm. Công trình: "Trends in foreign direct investment flows: A
theoretical and empirical analysis" (Xu hướng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài: Một phân tích lý thuyết và thực nghiệm) của D Sethi, S E Guisinger, S
E Phelan and D M Berg [126] đã giải thích xu hướng thay đổi dòng chảy FDI
là những cân nhắc chiến lược kinh tế vĩ mô. Thông qua phân tích số liệu
thống kê ĐT của các DN đa quốc gia (MNEs), các tác giả đã đi đến nhận
định: các MNEs tăng ĐT vào châu Á để khai thác mức lương thấp và hướng
tới mục tiêu thâm nhập vào các thị trường mới.
"World Investment Report 2013: Global Value Chains: Investment and
Trade for Development" (Báo cáo đầu tư thế giới năm 2013: Chuỗi giá trị
toàn cầu: Đầu tư và Thương mại để phát triển) [183] đã phân tích xu hướng
phục hồi FDI hậu khủng hoảng (2008-2009), coi đó là xu hướng tích cực do
hiệu ứng của cải thiện điều kiện kinh tế vĩ mô và các nhà ĐT đã lấy lại được

niềm tin trong trung hạn. Vì thế các công ty xuyên quốc gia (TNCs) có thể


17
thay đổi các mức nắm giữ tiền mặt trong các khoản ĐT mới. Tuy nhiên, xu
hướng phục hồi dòng FDI toàn cầu còn phải mất nhiều thời gian hơn dự kiến.
Theo hướng nghiên cứu này, James Zhan trong: "Latest Developments in FDI
Trends and Policies" (Diễn biến mới nhất trong xu hướng và chính sách FDI)
[144] đã khẳng định: những phát triển mới nhất trong xu hướng FDI toàn cầu
giảm chủ yếu là do các nhà ĐT cảm nhận về sự mong manh kinh tế vĩ mô và
không chắc chắn của chính sách.
Richard Bruton, T.D. trong: "Policy Statement on Foreign Direct
Investment in Ireland" (Tuyên bố Chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài
tại Ireland) của Richard Bruton, T.D [168] đã cho rằng, xu hướng của FDI
vẫn tăng trưởng mạnh trong thời gian tới vì nó giữ vai trò quan trọng trong
việc thúc đẩy phát triển kinh tế của Ireland trong những thập kỷ vừa qua và sẽ
tiếp tục như vậy trong nhiều thập kỷ tới. Vì vậy, để thu hút được nguồn đầu tư
này, Chính phủ cần nỗ lực hơn về mặt chính sách để làm thế nào để có thể
duy trì một môi trường kinh doanh cạnh tranh trên toàn cầu, tạo môi trường
thuận lợi cho dòng chảy FDI.
Gordon G. Chang trong: "Foreign Direct Investment Falling: Trend
Could Last Long" (Ngoại rơi Đầu tư trực tiếp: Trend sẽ kéo dài) [138] đã
phản ánh xu hướng suy giảm FDI vào Trung Quốc trong mấy năm gần đây
bởi chính sách chống độc quyền của nước này.
Ngoài các sách và bài viết trên, còn có những những nghiên cứu về xu
hướng dòng FDI trên thế giới hiện nay, như: James K. Jackson trong "U.S.
Direct Investment Abroad: Trends and Current Issues" về ĐT FDI của Hoa
Kỳ; "Foreign Direct Investment in China: Recent Trends and Current Policy
Issues" của John Henley, Colin Kirkpatrick and Georgina Wilde; "Foreign
Direct Investment Falling: Trend Could Last Long", "How beneficial is

foreign direct investment for developing countries?" của P Loungani, A Razin;
"Foreign direct investment and economic development" của T Ozawa;


18
"Explaining the international direct investment position of countries: towards
a dynamic or developmental approach"; "The determinants of foreign direct
investment in transition economies" của Alan A. Bevan (12/2000); "Foreign
Direct Investment - Global Trend and Pattern" của M. Tahlin Azim; 2015
World FDI Report - Free investment crossborder report [178] … Các nghiên
cứu này đã quan tâm đến các xu hướng dòng chảy của FDI những năm gần
đây không chỉ từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, mà còn
diễn ra chiều hướng ngược lại: ĐT từ các nước đang phát triển sang các nước
phát triển để tiếp cận công nghệ của các nước phát triển và mở rộng thị
trường. Xu hướng này đang ngày càng được thúc đẩy mạnh mẽ hơn.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI

1.2.1. Những nghiên cứu về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Việt Nam
Đã có nhiều công trình khoa học phân tích thực trạng hoạt động của
FDI tại Việt Nam những năm qua. Một số trong những công trình tiêu biểu đã
công bố tại Việt Nam gần đây là: Nguyễn Huy Thám: "Kinh nghiệm thu hút
vốn FDI ở các nước ASEAN và vận dụng vào Việt Nam" [77]; Nguyễn Bích
Đạt, "Khu vực kinh tế có vốn ĐT nước ngoài - vị trí, vai trò của nó trong nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam" [25]; Trung tâm Thông tin
Kinh tế - Viện Nghiên cứu phát triển thành phố Hồ Chí Minh: "Xu hướng FDI
của các công ty đa quốc gia hiện nay"[98]. Các tác giả của các công trình nêu
trên đã tiến hành tổng kết kinh nghiệm thu hút FDI của một số nước khu vực
Châu Á khi đã là thành viên của WTO để rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt

Nam và xác định tầm quan trọng của FDI đối với quá trình phát triển kinh tế
Việt Nam.
Mai Ngọc Cường trong cuốn sách: "Hoàn thiện chính sách và tổ chức
thu hút ĐT trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam" [19]; Trần Quang lâm và An


19
Như Hải trong cuốn sách "Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hiện
nay" [44]; Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Trung tâm thông tin tư
liệu trong cuốn: "Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn FDI vào Việt Nam"
[113]; … đã khái quát về tình hình thu hút và sử dụng FDI ở Việt Nam từ khi
Nhà nước ban hành Luật ĐT nước ngoài vào Việt Nam và xác định xu hướng
FDI vào Việt Nam trong các năm tiếp theo cùng những gợi ý chính sách.
Phạm Thị Hoàng Anh và Lê Hà Thu, trong bài: "Đánh giá tác động
giữa vốn FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam" [1] đã dựa vào mô hình
VAR để phân tích mối quan hệ giữa FDI và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Nghiên cứu cho thấy FDI có tác động rất tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại
Việt Nam và ngược lại. Nguồn vốn FDI đã kích thích XK, nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực, công nghệ, là những tiền đề quan trọng cho sự tăng
trưởng của kinh tế Việt Nam. Những kiến nghị chính sách góp phần hoàn
thiện cơ chế quản lý của nước ta về FDI, cũng như nâng cao tác động qua lại
giữa FDI và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Cuốn: "Điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam trong tiến trình hội
nhập kinh tế quốc tế" của Phùng Xuân Nhạ [58] đã nghiên cứu cơ sở lý luận và
thực tiễn điều chỉnh chính sách thu hút FDI ở Việt Nam giai đoạn 1988-2008, tác
động của điều chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam và một số gợi ý cho việc điều
chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam trong thời gian tiếp theo.
Phùng Xuân Nhạ: "FDI tại Việt Nam: Lý luận và thực tiễn" [59] đã tiếp
cận từ quan điểm cho rằng: điều chỉnh chính sách FDI là công việc thường
xuyên của các cơ quan hoạch định chính sách. Mỗi lần điều chỉnh, có nhiều

quy định thay đổi, trong đó có những thay đổi đảm bảo nguyên tắc "không hồi
tố", nhưng cũng có những thay đổi hoặc bổ sung làm giảm tính nhất quán của
các chính sách. Các tác giả bổ sung, phát triển các kết quả nghiên cứu đã có,
phân tích một cách có hệ thống, cập nhật các vấn đề lý luận và thực tiễn của
FDI ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và tập trung phân


20
tích các luận cứ khoa học, làm rõ thực trạng các chính sách và kết quả hoạt
động FDI ở Việt Nam trong hơn 20 năm qua, đưa ra gợi ý điều chỉnh chính
sách, biện pháp điều tiết thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI ở Việt Nam.
Lê Như Tùng: "Cơ sở lý luận về FDI (FDI)" [102] đã nghiên cứu về vai
trò và bản chất của FDI, chính sách của các nước đang phát triển đối với hoạt
động của FDI, Liên minh châu Âu đối với FDI, tình hình FDI và ĐT trực tiếp của
EU tại Việt Nam, khái quát ĐT của từng nước EU. Cuốn sách có ý nghĩa làm tài
liệu tham khảo khi nghiên cứu về thu hút FDI vào các tỉnh Bắc Trung Bộ.
Nguyễn Thị Tuệ Anh trong đề tài "Nghiên cứu điều chỉnh chính sách
FDI ở Việt Nam đến năm 2020" [3] đã phân tích cơ sở lý luận của điều chỉnh
chính sách FDI đối với các nước đang phát triển, kinh nghiệm của các nước
Malaysia, Trung Quốc và Hàn Quốc trong điều chỉnh chính sách, đánh giá
thực trạng chính sách thu hút FDI của Việt nam, hiệu quả của FDI và đề xuất
các định hướng, giải pháp điều chỉnh chính sách thu hút FDI.
Nguyễn Duy Quang trong công trình: "Đầu tư trực tiếp của Liên minh
Châu Âu vào Việt Nam" [64] đã phân tích các yếu tố hấp dẫn nhà đầu tư thuộc
Liên minh Châu Âu của Việt Nam và đưa ra các kiến nghị nhằm tăng cường thu
hút nhiều hơn FDI của khu vực này vì đó là nguồn đầu tư có chất lượng cao.
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu về sự cần thiết, kinh nghiệm
và thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam như: Nguyễn Như Bình và Johnathan
Haughton, S. Parker, Phan Vinh Quang và Nguyễn Ngọc Anh nêu lên Hiệp
định thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ giúp thu hút FDI

vào Việt Nam; Nguyễn và K. Meyer chỉ ra yếu tố pháp lý có tác động đáng kể
đến quyết định ĐTNN vào Việt Nam. Năm 2006, Nguyễn Phi Lân, bằng việc
sử dụng mô hình GMM, đã đi đến kết luận rằng, mối quan hệ giữa FDI và
tăng trưởng kinh tế Việt Nam là tích cực. Trần Quang Tiến chỉ ra FDI làm
nâng cao kết cấu hạ tầng của nước ta, và ngược lại.


×