Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

6Vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.32 KB, 19 trang )

Vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
I. Thực trạng của đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
1. Trước khi mở cửa
Chỉ sau hai năm sau ngày thống nhất đất nước. Ngày 18-7-1977 chính phủ
nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành điều lệ về đầu tư của nước
ngoài ở CHXHCN Việt Nam trong đó: "Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam hoan
nghênh việc đầu tư của nước ngoài ở trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền
của Việt Nam và hai bên cùng có lợi". Để khuyến khích đầu tư của nước ngoài vào
Việt Nam, bản điều lệ cũng đã đưa ra nhiều hình thức ưu đãi đối với đầu tư của
nước ngoài ở Việt Nam và đây như là một tín hiệu tích cuực rất đáng quan tâm.
Tuy nhiên sau khi bản điều lệ ra đời thì không có đối tác nào bỏ tiền vào nơi đang
nằm trong tình trạng chiến tranh, tình hình an ninh không ổn định. Hơn nữa tình
hình kinh tế Việt Nam lúc đó rất nhiều khó khăn, sản xuất lạc hậu, cơ sở hạ tầng
yếu kém, các dịch vụ không phát triển, hệ thống pháp luật vừa thiếu vừa không phù
hợp về các thông lệ quốc tế, vừa quan điểm không rõ ràng về đường lối tổng thể
phát triển kinh tế.
2. Sau khi mở cửa
Sau khi ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 12/1987, năm đầu tiên
thực hiện (1988) đã có 37 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam với tổng
số vốn đầu tư là 366 triệu USD. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra đời phù
hợp với xu hướng của sự hợp tác nhiều mặt, nhiều chiều, tuỳ thuộc lẫn nhau giữa
các quốc gia, trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi. Tuy nhiên sau hai năm thực hiện
đầu tư nước ngoài cũng đã bộc lộ một số quan điểm chưa phù hợp với điều kiện
thực tế và thông lệ quốc tế. Vì vậy chúng ta đã thực hiện hai lần sửa đổi. Luật bổ
sung thứ nhất được quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua
ngày 30-6-1990 và luật sửa đổi thứ hai là vào 23-12-1992. Trên cơ sở nhận thức
ngày càng đúng đắn về hoạt động đầu tư nước ngoài, chúng ta đã có quan điểm rõ
ràng về thu hút và sử dụng nguồn lực bên ngoài để phục vụ cho sự nghiệp công
nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế. Chúng ta coi trọng nguồn lực trong nước là
quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng đối với sự phát triển lâu dài của nền
kinh tế.


a) Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian qua
Giai đoạn trước 1996: FDI liên tục gia tăng cả về số dự án và vốn đầu tư, đạt
mức kỷ lục là 8,6 tỷ USD về tổng số vốn đăng ký vào năm 1996. Trong giai đoạn
này tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt
khoảng 50% một năm. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng đáng kể từ mức 37 dự
án với tổng số vốn đầu tư đăng ký 342 triệu USD năm 1988 lên 326 dự án với tổng
số vốn đầu tư đăng ký 8640 triệu USD năm 1996.
Giai đoạn sau 1996: FDI vào Việt Nam liên tục giảm. Trong giai đoạn 1997-
2000 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm trung bình khoảng 24% một năm. Đầu
tư trực tiếp nước ngoài đã giảm đáng kể từ mức vốn đầu tư đăng ký khoảng 8,6 tỷ
USD năm 1996 xuống còn 1,9 tỷ USD năm 2000. Ngoài ra, trong giai đoạn này,
còn có một xu hướng khác rất đáng lo ngại và vốn đầu tư giải thể tăng cao hơn
nhiều so với giai đoạn trước. Tổng số vốn đầu tư giải thể giai đoạn 1997-2000
khoảng 2,56% tỷ USD so với 2,69 tỷ USD của năm trước đó cộng lại.
Tính đến cuối năm 2002 đã có hơn 4500 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài
(ĐTTTNN) được cấp giấy phép đầu tư với tổng vốn đăng ký và tăng vốn đạt trên
80 tỷ USD. Trừ các dự án giải thể trước thời hạn hoặc đã hết hạn hoạt động, hiện
có trên 3670 dự án đang có hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt trên 39 tỷ USD.
Trong đó có gần 2000 dự án đang triển khai hoạt động kinh doanh. 980 dự án đang
trong thời kỳ xây dựng cơ bản và làm các thủ tục hành chính, gần 700 dự án chưa
triển khai do nhiều nguyên nhân. Tổng số vốn đầu tư thực hiện của các dự án đã
cấp giấy phép khoảng 24 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện của các dự án còn hiệu
lực là trên 21 tỷ USD. Đầu tư nước ngoài chủ yếu dựa vào lĩnh vực công nghiệp và
xây dựng với 66% số dự án và 64,5% vốn thực hiện. Lĩnh vực này cũng thu hút tới
trên 70% số lao động và tạo ra trên 90% giá trị xuất khẩu của khu vực đầu tư nước
ngoài. Lĩnh vực dịch vụ chiếm 21% số dự án và 22,5% vốn thực hiện, lĩnh vực
nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 13% số dự án và 6% vốn thực hiện.
Về địa bàn đầu tư thì đầu tư trực tiếp nước ngoài tập trung chủ yếu vào vùng
kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng kinh tế trọng điẻem ở phía Nam. Trong số các
địa phương thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài, thành phố Hồ Chí Minh giữ vị trí

hàng đầu với 1224 dự án và 10394 triệu USD vốn đăng ký còn hiệu lực, tiếp theo
là Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương. Khu vực phía Bắc thu hút được ít hơn, trong
đó đáng kể là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh với tổng số 634 dự án,
9.625 triệu USD vốn đăng ký còn hiệu lực.
b) Những hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam quy định có ba hình thức chủ yếu là: Xí
nghiệp liên doanh , xí nghiệp 100% vốn nước ngoài, hợp tác kinh doanh trên cơ sở
hợp đồng và hình thức ký hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao(BOT).
Với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở Việt Nam.
+ Hình thức xí nghiệp liên doanh.
Đây là hình thức đầu tư được các nhà đầu tư nước ngoài sử dụng nhiều nhất
trong thời gian qua, bởi vì:
Một là, họ tranh thủ được sự hỗ trợ và những kinh nghiệm của các đối tác
Việt Nam trên thị trường mà họ chưa quen biết.
Hai là, các nhà đầu tư nước ngoài muốn san sẻ rủi ro với các đối tác Việt
Nam do môi trường đầu tư Việt Nam còn nhiều bất trắc.
Ba là, hình thức này có khả năng thuận lợi hơn để các nhà đầu tư nước ngoài
mở rộng phạm vi và lãnh thổ hoạt động kinh doanh so với hình thức 100% vốn đầu
tư nước ngoài.
Mặt khác, nhà nước cũng tạo điều kiện và giúp đỡ các doanh nghiệp trong
nước liên doanh với nước ngoài nhằm sử dụng có hiệu quả mặt bằng và nhà xưởng,
máy móc thiết bị hiện có.
Hiện nay, hình thức này chiếm 66,4% trong tổng số 815 xí nghiệp liên doanh
đã được cấp giấy phép, 51% số vốn đăng ký và 30% số dự án.
+ Xí nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Hình thức này ngày càng phát triển trong những năm gần đây, từ 5% năm
1989 đến 27% năm 1995 trong tổng số các dự án đã được cấp giấy phép.
Hình thức 100% vốn nước ngoài được các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài
lựa chọn ngày càng nhiều vì nó có phần dễ thực hiện và thuận lợi hơn cho họ.
nhưng bằng hình thức đầu tư này, về phía nước nhận đầu tư thường chỉ nhận được

các lợi ích trước mắt, về lâu dài, hình thức đầu tư này không hứa hẹn những lợi ích
tốt đẹp, mà thậm chí nước nhận đầu tư còn phải gánh chịu nhiều hậu quả khó
lường.
Khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinh tế, hoặc áp dụng các
hoạt động xây dựng- vận hành- chuyển giao(BOT) hay xây dựng chuyển giao vận
hành (BTO)
Hiện nay hình thức này chiếm 36% vốn đăng ký và 66% số dự án
+ Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Là hình thức mà theo đó bên nước ngoài và bên Việt Nam cùng nhau thực
hiện một hợp đồng đã được ký giữa hai bên, quy định rõ trách nhiệm, quyền lợi và
nghĩa vụ của mỗi bên trong sản xuất kinh doanh mà không thành lập một pháp
nhân mới.
Hình thức này đã xuất hiện sớm ở Việt Nam nhưng đáng tiếc cho đến nay
vẫn chưa hoàn thiện được các qui định pháp lý cho nó. Điều đó đã gây không ít
khó khăn cho việc giải thích hướng dẫn và vận dụng vào thực tế.
Lợi dụng sơ hở này, một số nhà đầu tư nước ngoài đã trốn tránh sự quản lý
của nhà nước, đầu tư chui vào Việt Nam. Hoặc khi thực hiện các dự án lớn, các bên
hợp doanh thường gặp khó khăn trong việc điều hành dự án.
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức dễ thực hiện và có ưu thế lớn
trong việc phối hợp sản xuất các sản phẩm kỹ thuật cao đòi hỏi có sự kết hợp thế
mạnh của nhiều công ty ở nhiều quốc gia. Đây cũng sẽ là xu hướng hợp tác sản
xuất kinh doanh trong một tương lai gần, xu hướng của sự phân công lao động
chuyên môn hóa sản xuất trên phạm vi quốc tế.
Và hình thức này chiếm 13% vốn đăng ký và 4% số dự án.
c) Các đối tác đầu tư
Đối tác Việt Nam
Theo qui định của Luật đầu tư nước ngoài (LĐTNN) đã sửa đổi bổ sung
12/1992 thì mọi tổ chức kinh tế Việt Nam, kể cả doanh nghiệp nhà nước (DNNN)
và doanh nghiệp tư nhân (DNTN) được hợp tác trực tiếp với nước ngoài.
Nhưng thực tế thời gian qua, hầu như chỉ có các DNNN tham gia hợp tác

kinh doanh với nước ngoài (chiếm 96% số dự án và 99% tổng số vốn đầu tư). Tình
hình này phản ánh tình trạng thực tế của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn
nhỏ bé, trình độ sản xuất và năng lực quản lý còn yếu kém.
Vì vậy, vấn đề đặt ra là cần phải có chính sách thích hợp để khuyến khích
phát triển DNTN và đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các DNTN.
Đối tác nước ngoài:
Thời kỳ đầu mới thực hiện luật đầu tư nước ngoài chủ yếu là các công ty
nhỏ, thậm chí cả công môi giới đầu tư vào nước ta. phần lớn là công ty thuộc khu
vực Đông á-TBD và Tây- Bắc âu.
Về khu vực các nước đầu tư vào Việt Nam thì khu vực Đông Bắc á(gồm
Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông) chiếm 55,4% số dự án và 40,8 vốn đăng ký của
tất cả dự án đang còn hiệu lực. Đầu tư các nước ASEAN vào Việt Nam từ năm
1997 trở lại đây có chiều hướng suy giảm do tác động của cuộc khủng hoảng tài
chính- tiền tệ khu vực và những hạn chế về khả năng phục hồi kinh tế (Singapore,
vẫn giữ vị trí hàng đầu với 236 dự án và 7,2 tỷ USD vốn đăng ký). Đầu tư các
nước Châu Âu như Pháp, Hà Lan vẫn nằm trong số 10 nước đầu tư lớn nhất vào
Việt nam, Hoa Kỳ đứng ở vị trí 13 với hơn 1,1 tỷ USD vốn đăng ký trong năm
2002.
d) Thực trạng đầu tư của mỹ vào Việt Nam.
Tính đến ngày 31-8-2001, Mỹ có dự án còn hiệu lực với tổng số vốn đầu tư
đăng ký là 1058 triệu USD và vốn đầu tư thực hiện đạt 489,4 triệu USD, Mỹ có 82
dự án đầu tư vào ngành công nghiệp chiếm 58,6% tổng số vốn đầu tư là 306,2 triệu
USD, tiếp đến là ngành dầu khí, công nghiệp nhẹ, xây dựng và thực phẩm. Nông,
lâm nghiệp có 16 dự án chiếm 13,5% tổng vốn đầu tư.
Theo hình thức đầu tư, Mỹ có 83 dự án 100% vốn nước ngoài (chiếm 64,3%
tổng số dự án), với tổng số vốn đầu tư là 554,3 triệu USD (chiếm 52,4% tổng vốn
đầu tư); Tiếp theo là hình thức liên doanh có 33 dự án (25,6%) với vốn đầu tư là
369,8 triệuUSD (34,9%) và hợp đồng hợp tác liên doanh có 11 dự án (10,1%) với
tổng vốn đầu tư là 134,1 triệu USD (12,7%).
Các dự án đầu tư của Mỹ đầu tư tại 26 tỉnh thành phố nhưng tập trung chủ

yếu tại thành phố HCM với 37 dự án, với vốn đầu tư là 187,5 triệu USD; Hà Nội:
22 dự án với 158,1 triệu USD và Đồng Nai với 14 dự án, với vốn đầu tư là 181,4
triệu USD; 3 địa phương này chiếm 56% tổng số dự án và 50% tổng vốn đầu tư
của Mỹ tại Việt Nam. Đây là những địa bàn có cơ sở hạ tầng và điều kiện sản xuất
kinh doanh tốt hơn so với các tỉnh thành trong cả nước.
Tác động của hiệp định thương mại Việt - Mỹ đến triển vọng thu hút đầu tư
trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam.
Cơ hội đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Việt Nam thể hiện ở những điểm chính
sau:
Thứ nhất, với mức thuế suất của nhiều mặt hàng giảm từ 40-60% xuống còn
3%, xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng. Ngân hàng Thế giới dự báo xuất khẩu
Việt Nam sang Mỹ sẽ tăng từ 368 triệu USD (mức năm ngoái) lên 1 tỷ USD/năm
trong vòng 4 năm tới. Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp Mỹ đầu tư vào
Việt Nam, đặc biệt có lợi cho ngành sản xuất quần áo, giày dép vì các doanh
nghiệp Mỹ muốn tận dụng lợi thế nhân công rẻ ở Việt Nam "Việt Nam thực sự là
nơi lý tưởng cho sản xuất, và điều này sẽ còn trở nên tốt hơn trong thời gian tới".
Đó là lời phát biểu của ông Lalit Monteiro. (Tổng giám đốc hãng Nike tại Việt
Nam)
Thứ hai, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ sẽ làm cho vị thế của Việt Nam
được nâng trên trường quốc tế do đó sẽ có một số nhà đầu tư nước ngoài đến đây
để xây dựng nhà máy sản xuất hàng hoá xuất khẩu đi Mỹ và những nhà đầu tư
nước ngoài khác đang đầu tư tại Việt Nam sẽ có kế hoạch sản xuất.
Thứ ba, bằng những cam kết thực hiện dần việc minh bạch hoá, giảm thuế
xuất, bỏ hàng rào phi thuế quan, cởi mở hơn nữa cho đầu tư nước ngoài, bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ… Môi trường kinh doanh của Việt Nam chắc chắn sẽ ngày
càng tốt hơn và mọi bên đều có lợi. Điều đó đồng nghĩa với đầu tư trực tiếp của
Mỹ vào Việt Nam sẽ tăng.
II. Thực trạng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam
1. Quy mô nhịp độ thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh
Từ khi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực cho đến hết ngày 12

năm 2001 thì nhịp độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh từ 1988 đến
1995 cả về số lượng dự án cũng như vốn đăng ký.

×