Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Đề cương ôn tập vật lí lớp 8 HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.99 KB, 3 trang )

Câu 1: Viết công thức tính công cơ học. Nêu tên và đơn vị có
mặt trong công thức.
Trả lời
A = F.s

* Trong đó: A là công của lực F (J)
F là lực tác dụng vào vật (N)
S là quãng đường vật dịch chuyển (m)

Câu 2: Viết công thức tính công suất. Nêu tên và đơn vị có mặt
trong công thức.
Trả lời
P = A/t

* Trong đó: A là công thực hiện được (J)
T là thời gian thực hiện công đó (s)

Câu 3: Nhiệt lượng là gì? Đơn vị của nhiệt lượng là gì?
Trả lời
-

-

Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong
quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
Nhiệt năng và nhiệt lượng có đơn vị như đơn vị của cơ năng
đó là jun(J)

Câu 4: Mở lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều
ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại sao?
Trả lời


Vì các phân tử nước hoa chuyển động theo mọi hướng, nên có
một số phân tử này chuyển động ra khỏi lọ nước hoa và tới được
các vị trí khác nhau trong lớp học.


Câu 5: Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước. Dù không khuấy
cũng chỉ sau một thời gian ngắn toàn bộ nước trong cốc đều
có màu mực. Tại sao? Nếu tăng nhiệt độ của nước thì hiện
tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi? Tại sao?
Trả lời
Vì các phân tử nước chuyển động không ngừng về mọi phía.
Khi tăng nhiệt độ thì hiện tượng xảy ra nhanh hơn vì các phân tử
chuyển động nhanh hơn.
Câu 6: Tại sao khi rót nước sôi vào cốc thủy tinh thì cốc dày
dễ bị vỡ hơn cốc mỏng? Muốn cốc khỏi bị vỡ khi rót nước sôi
vào thì làm thế nào?
Trả lời
Rót nước sôi vào cốc dày thì lớp thủy tinh bên trong nóng lên
trước, nở ra và làm vỡ cốc. Nếu cốc mỏng thì cốc nóng lên đều và
không bị vỡ. Muốn cốc khỏi vỡ, nên tráng cốc bằng một ít nước
nóng trước khi rót nước sôi vào.
Câu 7: Tại sao về mùa lạnh khi sờ vào miếng đồng ta cảm
thấy lạnh hơn khi sờ vào miếng gỗ? Có phải vì nhiệt độ của
đồng thấp hơn gỗ hay không?
Trả lời
Vì đồng dẫn nhiệt tốt hơn. Những ngày rét, nhiệt độ bên ngoài
thấp hơn nhiệt độ cơ thể nên khi sờ vào đồng, nhiệt từ cơ thể
truyền vào đồng và phân tán trong miếng đồng nhanh nên ta cảm
thấy lạnh.



Câu 8: Một học sinh thả 300g chì ở 100’C vào 250g nước ở
58,5’C làm cho nước nóng lên tới 60’C
Hỏi nhiệt độ của chì ngay khi có cân bằng nhiệt?
b. Tính nhiệt lượng nước thu vào?
c. Tính nhiệt dung riêng của chì?
d. So sánh nhiệt dung riêng của chì tính được với nhiệt
dung riêng của chì tra trong bảng và giải thích tại sao có
sự chênh lệch . lấy nhiệt dung riêng của nước là
4190J/kg.K.
Trả lời
a. Nhiệt độ cuối của chì cũng là nhiệt độ cuối của nước và
bằng 60’C
b.
Nhiệt lượng nước thu vào:
Q1= m1.c1( t – t1)
= 4190.0,25(60 – 58,5)
= 1571,25J
c.
Nhiệt dung riêng của chì:
Qthu = Qtỏa
C= Q/m2(ts – t) =1571,25/0,3(100 – 60)
= 130,93J/kg.K
d. Chỉ gần bằng, vì đã bỏ qua nhiệt lượng truyền cho môi
trường xung quanh.
a.






×