Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.9 KB, 22 trang )

1

Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu

Trang
1
1
2
2
2

II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lý luận
II.2. Thực trạng
a. Khó khăn, thuận lợi
b. Thành công, hạn chế
c. Mặt mạnh, mặt yếu
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
II.3. Biện pháp và giải pháp
a. Mục tiêu của biện pháp, giải pháp.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp và biện pháp
c. Kết quả khảo nghiệm
C/ PHẦN KẾT LUẬN


D/ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Tài liệu tham khảo

Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh

3
3
3
4
5
5
5
5
6
9
11
11
12


2

Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học

I. PHẦN MỞ ĐẦU
I.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Giáo dục kĩ năng sống chính thức được đưa vào nhà trường và là vấn đề
đang được quan tâm của Bộ giáo dục và đào tạo. Đối với trường Tiểu học, nhà
trường là nơi đang diễn ra cuộc sống thực của trẻ. Trẻ cần được học bằng chính
việc làm cụ thể, thông qua các hoạt động, qua giải quyết tình huống thực tiễn

chứ không phải chỉ nghe qua lí thuyết một cách áp đặt. Bởi thế, hoạt động ngoài
giờ lên lớp là nơi mà trẻ thể hiện kĩ năng sống rõ nét nhất và cũng là nơi trẻ
được kiểm chứng, được học hỏi, được thể hiện các năng lực của mình một cách
đầy đủ, hào hứng nhất.
Có thể nói việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp là xây dựng cho các
em các mối quan hệ phong phú, đa dạng, một cách có mục đích, có kế hoạch có
nội dung và phương pháp nhất định, gắn giáo dục với cộng đồng, tạo sự thân
thiện trong mọi tình huống. Biến các nhu cầu khách quan của xã hội thành
những nhu cầu của bản thân học sinh.
Vậy, vấn đề đặt ra với tôi là : Làm thế nào để giáo dục kĩ năng sống cho các
em qua hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả cao ?
Trong thực tế, việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp vẫn còn nhiều
hạn chế. Việc tổ chức hoạt động này chưa được thường xuyên, còn mang tính
hình thức bởi có nhiều lí do khách quan và chủ quan.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động
ngoài giờ lên lớp, tôi đã tìm tòi, thử nghiệm để đúc rút kinh nghiệm cải tiến về
hình thức và nội dung các hoạt động ngoài giờ lên lớp, làm sao để nâng cao hiệu
quả giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh Tiểu học. đó là lí do tôi lựa chọn
đề tài: “Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho các em qua hoạt động
ngoài giờ lên lớp cho học sinh Tiểu học”
I.2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI :
* Mục tiêu :
- Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh Tiểu học.
- Giúp phát huy tối đa năng lực hành vi cho trẻ qua những hoạt động ngoài
giờ lên lớp, từ đó hình thành các kĩ năng trong cuộc sống giúp trẻ phát triển một
cách toàn diện.
*Nhiệm vụ :
- Tìm hiểu về nội dung, cách thức tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp,
các hoạt động tập thể của Giáo viên và của khối tổ, chú ý sự sáng tạo trong việc
áp dụng phù hợp đối tượng học sinh.

- Nghiên cứu về nội dung, cách thức tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên
lớp và hiệu quả của việc giáo dục kĩ năng sống qua các hoạt động này.
- Thử nghiệm, rút kinh nghiệm, trao đổi với đồng nghiệp trong sinh hoạt
chuyên môn, đề xuất một số sáng kiến trong việc vận dụng linh hoạt các nội
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


3

Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học

dung, hình thức tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm nâng cao hiệu quả
của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học.
I.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Học sinh trường tiểu học
- Nội dung và cách thức tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các hoạt
động tập thể của Giáo viên và của khối tổ, của Đội ở trường Tiểu học Kim
Đồng.
- Sách báo, các tài liệu về chuyên môn. Tài liệu: Cẩm nang giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh tiểu học.
- Qua các sân chơi như : Giao lưu Tiếng Việt với trường bạn: Em yêu tiếng
Việt ; tổ chức chơi trò chơi dân gian; Hội thi thổi cơm, hoạt động lao động xây
dựng công trình măng non,…
I.4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU :
- Học sinh trường tiểu học Kim Đồng, thị trấn EaDrăng, EaH'leo, Đăk Lăk
nói chung và học sinh thuộc các lớp tôi chủ nhiệm (lớp 4D; 5D; 1A1) nói riêng.
- Tham khảo thêm một số đối tượng là học sinh Tiểu học ở trường khác
trong huyện qua quá trình đi thanh tra hoạt động dạy học.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
a. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu:

- Thu thập các thông tin liên quan đến nội dung, cách thức tổ chức các hoạt
động ngoài giờ lên lớp. Tìm hiểu và phân tích các tài liệu về việc giáo dục kĩ
năng sống qua các hoạt động này.
- Đọc Cẩm nang giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học để phân tích
các yêu cầu kĩ năng cơ bản trong các hoạt động, tham khảo các hoạt động theo
gợi ý của tài liệu này để áp dụng phù hợp cho từng đối tượng học sinh của mình,

b. Phương pháp điều tra thực tế quá trình hoạt động:
- Tìm hiểu thực trạng về nội dung, cách thức tổ chức các hoạt động ngoài
giờ lên lớp, các hoạt động tập thể của Giáo viên và của khối tổ ở trường tiểu học
Kim Đồng và một số trường bạn để có nhận định chung và riêng.
- Trao đổi với đồng nghiệp một số ý kiến về nội dung, cách thức tổ chức
các hoạt động ngoài giờ lên lớp và quan trọng hơn là việc đặt ra mục tiêu cho
hoạt động đó giáo dục kĩ năng gì. Qua đó học hỏi thêm kinh nghiệm để tổ chức
hoạt động cho học sinh, làm sao cuốn hút được học sinh hứng thú tham gia các
hoạt động mình đưa ra.
- Thực hiện nghiêm túc, thường xuyên và luôn có sự điều chỉnh trong nội
dung, mục đích yêu cầu các tiết, các buổi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Tham dự các hoạt động cụ thể do trường, khối tổ và đồng nghiệp tổ chức.
- So sánh sự tiến bộ của học sinh để thấy được hiệu quả của đề tài.
c. Phương pháp thực nghiệm:
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


4

Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học

- Xem xét, đánh giá những tác động của mỗi giáo viên đến học sinh qua
từng hoạt động như thế nào.

- Kiểm tra tính khả thi của việc áp dụng hỗ trợ thêm các biện pháp mà mình
đã đề xuất trong đề tài.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1. Cơ sở lý luận:
Giáo dục qua hoạt động ngoài giờ lên lớp là một hoạt động quan trọng, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục của
nhà trường, góp phần rất lớn trong việc hình thành nhân cách cuả học sinh. Qua
các hoạt động này, giáo dục kĩ năng sống cho các em, giúp các em biết tự hình
thành những kĩ năng cơ bản, tự rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân.
Nhân cách trẻ được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động có ý
thức. Chính trong quá trình sống, học tập, giao lưu, vui chơi giải trí… con người
đã tự bộc lộ và hình thành những kĩ năng cơ bản, qua đó phát triển nhân cách
của mình. Vì thế, cần thiết phải kết hợp việc học tập trên lớp với việc rèn luyện
kĩ năng thực hành, giúp học sinh dễ hiểu, dễ nhớ và nắm được bản chất cuả sự
vật hiện tượng, phát huy các kĩ năng và óc sáng tạo cho học sinh, tạo sân chơi bổ
ích giữa học và chơi - chơi và học nhằm đáp ứng nhu cầu tâm lý lứa tuổi học
sinh, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
Tại Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 51/2007/QĐBGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007của Bộ GD-ĐT, Điều 26 đã chỉ rõ : “Hoạt
động giáo dục bao gồm hoạt động trên lớp và hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm
rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh
yếu kém phù hợp đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi học sinh. Hoạt động giáo dục
trên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự
chọn. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt
động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động
bảo vệ môi trường; lao động công ích và các hoạt động xã hội khác”.
Chương trình giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học đã được Bộ GDĐT triển khai đến các địa phương. Ở mỗi địa phương, mỗi trường được áp dụng
chương trình này một cách linh hoạt (không giống nhau), tùy vào điều kiện của
mỗi nơi.
Như vậy chúng ta nhận thấy rằng, hoạt động ngoài giờ lên lớp có mối quan
hệ rất mật thiết đối với việc rèn kĩ năng sống cho các em. Hoạt động giáo dục

ngoài giờ lên lớp đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình dạy và học ở
trường nói chung và trương Tiểu học nói riêng. Bởi thế việc cần thiết là phải lựa
chọn nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động như thế nào để qua đó giáo dục
kĩ năng sống cho các em một cách hiệu quả, phù hợp đối tượng, tâm sinh lí lứa
tuổi các em, tránh được sự áp đặt máy móc. Qua các hoạt động, giúp các em biết
tự đánh giá năng lực của bản thân, hào hứng tham gia hoạt động và luôn có ý
thức hoàn thành nhiệm vụ.
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


5

Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học

II.2. Thực trạng:
a. Thuận lợi, khó khăn:
* Thuận lợi
* Giáo viên:
- Được tập huấn về các nội dung giáo dục kĩ năng sống và giáo dục hoạt
động ngoài giờ lên lớp;
- Được sự ban giám hiệu nhà trường khích lệ và luôn tạo điều về mọi mặt
để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ.
- Thư viện cung cấp tài liệu tương đối đầy đủ
- Được cùng trao đổi ý kiến, được nhận nhiều ý tưởng đóng góp, xây dựng
của đồng nghiệp
- Đội Thiếu Niên Tiền Phong đã phối hợp tốt với giáo viên trong một số
hoạt động có liên quan.
* Học sinh:
- Đa số học sinh hào hứng tham gia, các em có ý thức thi đua và ý thức tập
thể tương đối cao. Các em thích khám phá xung quanh, thích bộc lộ bản thân và

tự tin tham gia hoạt động.
- Một số giáo viên đã biết ủng hộ quan điểm dạy học mới theo hình thức
này, biết động viên các em tham gia hoạt động.
* Khó khăn :
* Giáo viên:
- Một số giáo viên còn thiếu kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động,
chưa sáng tạo trong lựa chọn nội dung hoạt động.
- Một số giáo viên còn non về kĩ năng tổ chức hoạt động, chưa nắm bắt kĩ
về tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh.
- Cơ sở vật chất và các phương tiện kĩ thuật, sân bãi, … còn hạn chế
- Một số giáo viên còn coi nhẹ tổ chức hoạt động và rèn kĩ năng cho cho
các em. Tổ chức các hoạt động đôi lúc còn mang tính hình thức, chưa chú trọng
giáo dục kĩ năng sống qua từng hoạt động cụ thể.
* Học sinh:
- Một số học sinh vẫn rụt rè khi tham gia các hoạt động tập thể.
- Học sinh trong lớp có hoàn cảnh gia đình khác nhau, một số các em học
sinh dân tộc có thói quen sinh hoạt khác với học sinh người kinh do tập quán địa
phương.
- Số đông phụ huynh chưa coi trọng các hoạt động ngoài giờ lên lớp của
các em, chưa chú trọng hỗ trợ việc giáo dục kĩ năng thường ngày cho các em.
b. Thành công – hạn chế:
* Thành công:
Sau khi áp dụng đề tài tôi thấy được hiệu quả rõ rệt là phụ huynh đã hiểu
được mục đích của các hoạt động này là giáo dục con em mình chứ không chỉ
đơn thuần là vui chơi giải trí. Qua trao đổi thấy họ hài lòng và quan tâm đến các
buổi tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, họ đã tạo điều kiện để các em tham gia
đầy đủ vào các hoạt động này. Điều rõ nét nhất là các em đã thay đổi hẳn một số
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh



6

Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học

thói quen và thái độ như: trước đây các em rụt rè, không muốn tham gia hoạt
động thì bây giờ lại rất hăng hái, tự chủ và hứng thú hơn trong các hoạt động,
các em có tinh thần trách nhiệm với bản thân cũng như với tập thể hơn, có ý
thức cao hơn trong việc muốn làm đẹp trường, đẹp lớp,…
Các em được học hỏi lẫn nhau về một số kĩ năng cơ bản và có ảnh hưởng
tốt lẫn nhau qua các hoạt động tập thể.
* Hạn chế:
Các hoạt động diễn ra không thường xuyên và luôn thay đổi không lặp lại
nên các kĩ năng các em hình thành được qua các hoạt động này đôi lúc thiếu bền
vững.
c. Mặt mạnh – mặt yếu:
- Các em được hoạt động nhiều, được bộc lộ bản thân, được khoe mình với
bạn bè, được giúp đỡ với tinh thần thoải mái, không bị bó buộc bởi không gian
và thời gian vì tất cả được cùng hoạt động.
- Việc tổ chức các buổi hoạt động đôi lúc còn mang tính thụ động, chưa chủ
động về không gian và thời gian.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Qua tìm hiểu thực tiễn kết hợp với nghiên cứu tài liệu và thử nghiệm nhiều
lần, tôi nhận thấy: có những hạn chế trên là do những nguyên nhân chủ yếu sau
đây:
- Một số giáo viên chưa đánh giá đúng mức vai trò, vị trí và tầm quan trọng
của việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp (HĐNGLL) cũng như việc cụ
thể hóa nội dung giáo dục kĩ năng sống cho học sinh qua các hoạt động này.
- Chưa có chương trình cụ thể cho hoạt động này ở cấp Tiểu học
- Ở một số hoạt động, giáo viên có tổ chức nhưng vẫn mang tính hình thức
chiếu lệ chưa thể hiện sự quan tâm đúng mức đến việc giáo dục kĩ năng sống

(GDKNS) cho các em.
- Công tác tuyên truyền, tác động đến tư tưởng của phụ huynh trong việc
kết hợp giáo dục kĩ năng sống cho các em vẫn còn hạn chế, một số phụ huynh
vẫn có tư tưởng ngại cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa chưa hiểu hết
mục đích của các hoạt động này. Mặt khác, có một vài yếu tố mang tính khách
quan như lo sợ về an toàn giao thông khi cho các em đi ra ngoài trường với quy
mô tập thể.
II.3. BIỆN PHÁP VÀ GIẢI PHÁP:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài đã đưa ra thì mục tiêu của biện pháp là
làm sao để phát huy được tính hiệu quả của đề tài.
Giải pháp và biện pháp đưa ra có tính hiệu quả cao, bằng các hoạt động
học và chơi, chơi và học nhằm hỗ trợ với các tiết dạy học trên lớp hình thành
cho các em những kĩ năng cơ bản, cần thiết cho cuộc sống của các em.
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


7

Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học

Nâng cao ý thức trách nhiệm của phụ huynh và huy động lực lượng này kết
hợp với GV chủ nhiệm cùng tham gia vào quá trình GDKNS cho các em.
Cùng với Đoàn, Đội tổ chức các hoạt động bổ ích, qua đó lồng ghép giáo
dục KNS, giúp các em hoàn thiện nhân cách của mình.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
Giáo dục kĩ năng sống (KNS) cho học sinh cũng như các mặt khác, đó là
một quá trình lao động sáng tạo. Để thực hiện giáo dục KNS đạt hiệu quả cao
người giáo viên phải nắm được yêu cầu nhiệm vụ của bậc học, tâm lí của học
sinh theo độ tuổi; nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, của bộ

phận chuyên môn từ cấp phòng đến cấp trường và tổ khối; Tham gia đầy đủ các
hoạt động chuyên môn, biết lựa chọn và tích lũy kiến thức, từ đó đúc rút kinh
nghiệm và thực hiện giáo dục các em một cách sáng tạo. Vì vậy, yếu tố đầu tiên
mang tính quyết định tác động đến hiệu quả giáo dục đó là người dạy. Bởi thế,
đòi hỏi người giáo viên phải có kĩ năng tổ chức hướng dẫn hoạt động tập thể.
Mặt khác giáo viên phải nắm rõ mục đích của từng hoạt động; cần hiểu giáo dục
kĩ năng gì cho các em qua hoạt động đó. Đồng thời phải bám vào bản chất của
phương pháp dạy học mới, đó là phương pháp tích cực hóa hoạt động của người
học. Trong đó, thầy cô đóng vai trò người tổ chức hoạt động. Mỗi học sinh đều
được hoạt động, được bộc lộ mình và được phát triển. Giáo viên phải linh hoạt
trong việc lựa chọn nội dung hoạt động và yêu cầu về kĩ năng phù hợp cho từng
nhóm đối tượng cụ thể.
Vậy vấn đề được đặt ra là người GV có kinh nghiệm gì lựa chọn hoạt động
phù hợp đối tượng HS? Có sáng kiến như thế nào trong việc tổ chức hoạt động
đó nhằm giáo dục KNS cho các em một cách nhẹ nhàng mà hiệu quả ?
* Bản thân tôi đã nhận thấy rõ việc lựa chọn hoạt động phù hợp với đối
tượng học sinh, với điều kiện hoàn cảnh của các em vô cùng quan trọng vì hoạt
động của các em mang tính vừa sức và phù hợp tâm lí lứa tuổi, nếu không sẽ
không đạt hiệu quả như mong muốn. Ví dụ:
+ Cùng giáo dục kĩ năng lao động với tên gọi hoạt động là làm đẹp trườnglớp thì với HS ở lớp 4; lớp 5 tôi đã hướng dẫn các em trồng và chăm sóc cây và
hoa, xây dựng công trình Măng non nhưng ở lớp 1 tôi lại chọn và hướng dẫn
cho các em hoạt động là nhặt rác, nhổ cỏ cho cây.
+ Giáo dục kĩ năng Tự phục vụ cho các em, tôi đã tổ chức cho các em HS
lớp 4; 5 dọn dẹp nhà cửa và tự chuẩn bị đồ dùng cá nhân khi đi giã ngoại; với
HS lớp 1 tôi hướng dẫn các em hoạt động thi tự sắp xếp gọn gàng góc học tập;
tự sắp xếp sách vở theo thời khóa biểu…
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


8


Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học

Một yếu tố không kém phần quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động
ngoài giờ lên lớp (NGLL) cho các em là phải có được sự đồng thuận và hợp tác
tích cực từ phía phụ huynh. Bởi vì, đây là vấn đề có tính quyết định cho việc
thành công trong giáo dục vì nếu phụ huynh hợp tác tốt thì con đường đi đến
đích của chung ta sẽ được ngắn hơn. Ngược lại, phụ huynh không tạo thuận lợi
và hợp tác thì sẽ cản trở việc tổ chức hoạt động của giáo viên.
Tâm lí của phụ huynh vẫn có nhiều người ngại khó, không muốn cho con ra
ngoài vì còn coi nhẹ việc GDKNS cho các em, còn làm thay cho các em những
việc mà đáng ra các em phải tự làm, mặt khác PH sợ không an toàn cho các em
khi tham gia họa động …Vì vậy, làm thế nào để tổ chức hoạt động thành công ?
đó là phải giúp PH hiểu giáo dục các em là trách nhiệm của mọi người, giúp họ
nắm mục đích của HĐNGLLlà gì. Thế nên việc tuyên truyền hết sức quan trọng.
* Tuyên truyền và tranh thủ tối đa sự ủng hộ từ phía phụ huynh:
Qua nhiều kênh thông tin như:
- Giải thích cho học sinh về ý nghĩa của HĐNGLL nói chung và một số
hoạt động mang tính điển hình nói riêng để các em về nhà giải thích với bố mẹ,
tìm sự đồng thuận, khuyến khích, ủng hộ của phụ huynh.
- Giao tiếp với phụ huynh qua sổ liên lạc, qua điện thoại nhắc phụ huynh
một số yêu cầu cơ bản, cụ thể cho từng đối tượng học sinh để phụ huynh chú ý
kèm cặp thêm trong sinh hoạt ở nhà (ngoài giờ học trên lớp).
- Họp phụ huynh, dành một khoảng thời gian để giúp phụ huynh hiểu và
ủng hộ, đồng thời có trách nhiệm tham gia vào một số hoạt động của lớp nhằm
nâng cao kĩ năng sống cho các em.
Tôi đã đặc biệt chú trọng đối tượng học sinh đồng bào vì phụ huynh của
các em ít chú trọng và quan tâm đến lĩnh vực này. Một số kĩ năng của các em
chủ yếu được hình thành một cách tự phát qua cuộc sống sinh hoạt hàng ngày
như lao động tự phục vụ; kĩ năng nữ công gia chánh (HS lớp 4;5);...

* Tổ chức hoạt động và có mục tiêu cụ thể :
Tổ chức mỗi hoạt động phải gắn với mục tiêu và lập kế hoạch cụ thể, chú
trọng thể hiện rõ việc rèn kĩ năng gì qua hoạt động đó, ví dụ:
+ Cả lớp cùng đi dã ngoại với chủ đề : “Thăm cảnh đẹp bên suối của buôn
em” và yêu cầu hoạt động là : Em sẽ làm hướng dẫn viên du lịch. Qua hoạt
động này giáo dục cho các em KN hoạt động chung, kĩ năng nghệ thuật bằng
ngôn ngữ,…
+ Thi tìm hiểu về thiên nhiên quanh em bằng trò chơi “Em là thầy thuốc
nhỏ tuổi”. Các em sưu tầm các loài cây, cỏ có ích (mỗi em sưu tầm một túi lá
cây). Giáo viên tổ chức thi đua, có tổng kết và xếp giải cho các em, có thưởng
và khen những em tìm được nhiều sản phẩm nhất, nêu được tác dụng của sản
phẩm cây cỏ có ích đó. Qua hoạt động này giáo dục cho các em KN ra quyết
định, kĩ năng độc lập, KN giúp đỡ,…
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


9

Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học

+ Tổ chức thi “Đi chợ khéo” bằng cách chia nhóm. Các em tự ghi tên các
loại lương thực, thực phẩm mua được; lên thực đơn cho một bữa ăn rồi đọc
trước lớp. Thi đua với nhau, cô giáo chấm điểm, nhóm nào tìm được nhiều loại
lương thực, thực phẩm, tên thực đơn hợp lí. Tùy theo mức độ thể hiện qua sản
phẩm, giáo viên xếp loại, nhận xét, khen thưởng cho các em … Mỗi học sinh
đều được hoạt động… Giáo viên nhận xét, khen các em biết cách sắp xếp thực
đơn đầy đủ dinh dưỡng. Qua hoạt động này giáo dục cho các em KN nữ công
gia chánh, kĩ năng hợp tác,…
……..
Đối với các em, bất kì học môn học nào hoặc tham gia một phong trào gì

các em đều thích được bộc lộ, thích khen và luôn thi đua. Vì thế, giáo viên phải
công bằng và đánh giá khách quan, chú ý khích lệ để các em tự tin tham gia tiếp
các hoạt động sau. Tâm lí các em trong đối tượng này dễ nhàm chán nên GV
phải tìm tòi để thay đổi hình thức tổ chức hoạt động một cách linh hoạt, phong
phú hơn.
* Kết hợp với Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức các sân chơi bổ ích
Theo chủ đề của từng đợt thi đua, tôi đã có báo cáo và kết hợp Liên đội tổ
chức các hoạt động như : tổ chức giao lưu kết nghĩa với các lớp để giúp đỡ, và
được giúp đỡ học tập, thi đua; tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa với tinh thần
hợp tác cao, được liên đội cổ vũ, khích lệ. Càng tổ chức cho các em tham gia
nhiều hoạt động thì các em càng linh hoạt và thể hiện tính độc lập sáng tạo cao
hơn. Các em đã coi đó là một niềm vui, hạnh phúc khi được tham gia.
*Một số ví dụ về các hoạt động tôi đã hướng dẫn HS tham gia:
- Ở lớp 4; lớp 5 :
Hoạt động làm đẹp trường-lớp, các em trồng và chăm sóc cây và hoa, xây
dựng công trình Măng non ; Hội thi nấu ăn theo hình thức dân gian cho học sinh
khối 5(1 lần cả khối thi nấu cơm bằng bếp củi; 1 lần cả khối thi nấu cơm theo
hình thức đốt đuốc vừa đi vừa nấu cơm theo hình thức Hội thi nấu cơm ở làng
Đồng Vân xưa; 2 lần tổ chức sinh hoạt tập thể và thi “Bịt mắt nấu cơm; dọn
mâm cơm trong bữa ăn gia đình...
Giáo dục tình cảm quê hương, yêu thiên nhiên đất nước, hướng về cội
nguồn, lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho các em, tạo hứng thú học tập – rèn
luyện, tôi đã tổ chức thêm hoạt động ngoại khoá như : Đến với địa chỉ đỏ, địa
chỉ hồng (Thăm hỏi, tặng quà bà mẹ đồng bào dân tộc - vợ liệt sĩ chống Pháp);
Đi giã ngoại: Tìm hiểu thiên nhiên quanh em ở suối buôn Lếch và tổ chức thi :
Tự phục vụ bằng việc chuẩn bị “bữa cơm thường trên đường hành quân”), …
Các hoạt động trên tôi đã tổ chức thành công bởi tôi luôn chú trọng đến
mục đích của hoạt động, luôn đảm bảo được tính chủ động, tính pháp lí và có
căn cứ khoa học; có báo cáo, có kế hoạch chi tiết. Tôi xin đưa ra một số bản báo
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh



10

Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học

cáo (quy mô của lớp) và kế hoạch (quy mô cấp khối) do tôi đã thực hiện để minh
chứng và đồng nghiệp tham khảo góp ý kiến (phụ lục 1A; 2A;3A;3B; 4A; 4B)
- Ở lớp 1 tôi lại chọn và hướng dẫn cho các em hoạt động làm đẹp trường
lớp em: nhặt rác, nhổ cỏ cho cây; hoạt động : thi tự sắp xếp gọn gàng góc học
tập; tự sắp xếp sách vở theo thời khóa biểu…
Tôi đã thực hiện tương đối tốt việc nâng cao dần kĩ năng cho các em qua
việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách chủ động, tích cực và
hứng thú.
* Để giáo dục các em những kĩ năng nói trên người giáo viên phải vận
dụng một cách linh hoạt các phương pháp và nắm bắt được yếu tố tâm lí một
cách chắc chắn từng đối tượng học sinh và khéo léo bằng hoạt động thực tiễn
cuốn các em vào hoạt động tự rèn luyện. Vậy, người thầy ở đây đóng vai trò
quyết định. Người giáo viên phải sáng tạo và hoàn thành công việc của mình
bằng chính tình yêu thương cùng sự say mê với nghề, phải tạo được mối quan
hệ thầy trò, cô trò thân thương : cô giáo như mẹ hiền; đề cao chuẩn mực đạo
đức của người giáo viên; nâng cao vị thế của nhà trường trong xã hội làm cho
phụ huynh và học sinh tin yêu.
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
Để tổ chức thực hiện được các hoạt động đạt mục đích đã đưa ra cần có
những điều kiện sau :
- Thời tiết thuân lợi, xác định địa điểm cụ thể, môi trường an toàn
- Tuy là một hoạt động nhẹ nhàng với nội dung đơn giản nhưng phải có kế
hoạch báo cáo cụ thể với cấp quản lí của mình và mang tính pháp lí rõ ràng và
an toàn cho đối tượng tham gia.

- Phải được sự cho phép của BGH và sự đồng thuận của phụ huynh, học
sinh.
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
- Các biện pháp đưa ra đề mang tính khoa học, có tính khả thi
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
- Đề tài đã được khảo nghiệm qua 3 lớp tôi trực tiếp chủ nhiệm và giảng
dạy, hiệu quả tác động của đề tài tương đối cao, có tính khả thi và có cơ sở
khoa học, không chỉ nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống mà còn có tác
động mạnh đến quá trình học tập và rèn luyện của các em, giúp các em tiến bộ
rõ rệt.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề
nghiên cứu :
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


11

Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học

Nhận thấy tình hình chung sau khi được chuyên môn triển khai về yêu cầu
nhiệm vụ cụ thể có tính mục đích trong việc GDKNS cho các em học sinh một
thời gian, tôi đã nhận rõ tầm quan trọng của việc tổ chức HĐNGLL. Từ đó tôi
đã quyết định thực hiện đề tài này với mục đích là làm thế nào để nâng cao hiệu
quả của việc GDKNS cho học sinh thông qua HĐNGLL. Sau nhiều lần áp dụng
thử nghiệm, rút kinh nghiệm, điều chỉnh và sáng kiến tôi có được kết quả là học
sinh có những thay đổi tích cực ở nhiều lĩnh vực. Trong phạm vi đề tài này, tôi
chỉ lấy một vài ví dụ về một lĩnh vực như sau :
So sánh cùng đối tượng trong một lớp trước và sau khi áp dụng đề tài cho
thấy chất lượng của việc GDKNS qua HĐNGLL được nâng lên rõ rệt; các hoạt
động được diễn ra sinh động hơn, học sinh hăng hái hơn, các em mạnh dạn hơn,

hoàn thành nhiệm vụ được giao nhanh gọn hơn.
- Đầu năm chỉ với 78% (25/32) số học sinh trong lớp tham gia hoạt động
tập thể; trong đó 7/32 (18%) em không tham gia có 2 em rụt rè, không thích
tham gia, 3 em bố mẹ không muốn cho tham gia; 2 em vì hoàn cảnh phải trông
nhà không tham gia)
Cuối năm học khi áp dụng đề tài có 100% học sinh trong lớp tham gia một
cách tích cực chủ động vào hoạt động tập thể.

Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


12

Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học

C - KẾT LUẬN
Nhờ có sự chú trọng cải tiến trong dạy học mà các em tiến bộ rõ rệt. Qua
thực tiễn áp dụng đề tài vào quá trình dạy học, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm
sau :
1/ Đối với giáo viên
- Phải hết sức nhiệt tình và tâm huyết với nghề, hiểu các em, thực sự yêu
thương các em; luôn tìm tòi sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động một cách
linh hoạt cho học sinh.
- Luôn rèn luyện bản thân để có uy tín đối với phụ huynh và học sinh.
- Chuẩn bị kĩ lưỡng nội dung và hình thức tổ chức khi tổ chức hoạt động
cho học sinh để đạt hiệu quả và an toàn trong hoạt động.
- Biết động viên phụ huynh tham gia quá trình giáo dục các em.
- Kiên trì, không ngại khó khăn và có niềm tin vào kết quả tiến bộ của HS.
- Thường xuyên đánh giá, khen ngợi để khích lệ các em.
2/ Đối với học sinh

- Phải có thói quen tự giác trong các hoạt động, phải có tinh thần hòa hứng
tham gia, đọc lập và sáng tạo, có tính kỉ luật cao.
- Phải hiểu được mục đích của hoạt động.
- Tự tin để bộc lộ của mình, học hỏi lẫn nhau để tiến bộ.
D/ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
- Nhà trường tạo điều kiện cho các em được tham gia nhiều sân chới dưới
nhiều hình thức phong phú.
- Tổ các cuộc thi dưới hình thức học mà chơi – chơi mà học để khích lệ thi
đua, để các em bộc lộ khả năng cao hơn.
Trên đây là một vài kinh nghiệm trong việc Làm thế nào để giáo dục kĩ
năng sống cho học sinh qua hoạt động ngoài giờ lên lớp đạt hiệu quả cao. Rất
mong các đồng chí đồng nghiệp góp ý thêm để tôi tiếp tục hoàn thiện hơn.
Đề tài tôi đã chọn để thực hiện trên đây chắc chắn vẫn còn nhiều hạn chế.
Kính mong được sự góp ý chân thành từ Ban giám khảo, các cấp quản lí và bạn
bè đồng nghiệp để đề tài này được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Eadrăng, ngày 15 tháng 2 năm 2012
NGƯỜI VIẾT

Phạm Thị Giang Thanh

Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


13

Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
“Tìm về cội nguồn qua trò chơi dân gian”


Phụ lục 1A

Thực hiện nhiệm vụ năm học là giáo dục và phát triển toàn diện cho học
sinh, giáo dục truyền thống dân tộc, tình yêu quê hương đất nước; hưởng ứng
phong trào “Nhà trường Thân thiện – Học sinh Tích cực”, KHỐI 5 hoạt động
ngoại khoá với nội dung : “ Tổ chức Hội thi Tìm về cội nguồn qua trò chơi dân
gian : Thi thổi cơm theo hình thức của Hội thổi cơm thi ở làng Đồng Vân”.
Thời gian : 1 ngày (Ngày 21/12/2009 từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 30 )
Đây là hoạt động thiết thực nhằm giúp HS tái hiện nét đẹp cổ truyền trong
sinh hoạt văn hoá của dân tộc, đồng thời tìm về lịch sử một thời hào hùng của
dân tộc từ các cuộc trẩy quân đánh giặc của người Việt cổ bên bờ sông Đáy xưa.
I/ Mục tiêu của hoạt động :
Đây là hoạt động thiết thực nhằm rèn tính kỉ luật, phát huy cao tinh thần
đoàn kết, và sự hoà nhập thân thiện trong môi trường học tập lẫn nhau, giúp HS
thể hiện sự khéo léo, sự phối hợp ăn ý nhịp nhàng, sự nhanh nhẹn thông minh
của cả tập thể để tái hiện nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc
Đặc biệt, qua hoạt động này, rèn luyện cho các em sự khéo léo, kĩ năng
phối hợp tập thể , sự ăn ý nhịp nhàng, sự nhanh nhẹn thông minh của cả tập thể.
Đồng thời hiups cacsc em hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa của các trò chơi dân gian
nói chung và ND Hội thi này nói riêng.
II. Thể lệ cuộc thi :
Có 5 đội tham gia trong đó :
Mỗi lớp thành lập 1 đội Gồm 8 em, trong đó 01 đội trưởng.
Mỗi đội tham gia phải thể hiện qua các phần thi sau :
1. Chuẩn bị :
- Chuẩn bị vật liệu : 1 cái niêu đất ; 1 cái gióng treo niêu, một cần tre để
treo niêu cơm, một đoạn dây nối từ cần tre đến cái gióng; một dây thun buộc
thanh tre vào thắt lưng người nấu cơm, đuốc để nấu cơm
- Trang phục : Mỗi đội tự mặc trang phục phù hợp tạo được nét đẹp dân
gian, làm sao cho các thành viên của đội đẹp, gọn gàng

2. Phần thể hiện :
- 01 đội trưởng là người vót 1 đôi đũa hoa, đồng thời bao quát để chỉ huy
hoạt động của đội mình sao cho các thành viên hỗ trợ kịp thời một cách nhịp
nhàng vào hoạt động nấu cơm.
- 1 thành viên đi lấy lửa bằng cách khéo léo trèo cột được bôi một lớp dầu
mỡ để lấy được 3 cây nhang gác sẵn trên đỉnh cột càng nhanh càng tốt để đổi lấy
3 que diêm về đưa cho đội mình. Việc nấu cơm được bắt đầu khi nào phụ thuộc
vào việc lấy lửa. Nếu việc lấy lửa không thành thì coi như đội đó đã chấp nhận
thua cuộc vì sẽ muộn giờ nấu cơm của đội.
- 1 thành viên nhận lấy các que diêm và đốt lửa rồi đưa cho người nấu cơm
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


14

Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học

- Trong khi thành viên kia lấy lửa thì 1 thành viên đi lấy nước; 1 thành viên
vo gạo (Giảm hoạt động giã lúa lấy gạo vì điều kiện của HS).
- 2 thành viên khác chịu trách nhiệm chuyền đuốc cho người nấu cơm.
- Thành viên cuối cùng có nhiệm vụ vô cùng quan trọng đó là vừa đi vừa
làm cho cơm chín bằng những cái đuốc kia.
Cả lớp đánh trống cổ vũ cho đội của mình.
** Lưu ý :
- Các đội chuẩn bị vật liệu sẵn sàng , sau 3 tiếng trống thì các hoạt động
đồng thời bắt đầu.
- Những em nấu cơm vừa đi vừa uốn lượn quanh 1 vòng tròn
- Các công đoạn từ khi bó đuốc đến khi kết thúc đề do các thành viên của
đội làm. Nếu bị một lỗi phải trừ 5 điểm.
3. Cách tính điểm :

1) Phần chuẩn bị :
- Bó đuốc: gọn gàng, tương đối chắc chắc, vừa đủ để phù hợp với cái niêu:
10 điểm
- Trang phục : có đồ dân gian , có trang điểm
10 điểm
2) Phần thực hiện :
- Lấy lửa : nhanh, sớm nhất :
10 điểm
Về thứ 2 : 8 điểm ; về thứ 3 : 6 điểm ; thứ 4 và 5 trừ 5 điểm
- Đũa : vót tròn vừa, tương đối trơn, tạo được hoa ở một đầu đôi đũa: 10 điểm
- Cơm : sau khi nấu chín , ban tổ chức đánh dấu từng đội để giữ bí mật rồi
mới mời Ban giám khảo chấm. Yêu cầu chấm theo 4 tiêu chuẩn :
20 điểm
+ Cơm trắng
+ Dẻo
+ Không cháy
+ Không mùi khói
** Tổng điểm tối đa là :
60 điểm
3) Các đội và các lớp phải có ý thức tổ chức kỉ luật tốt trong khi thực hiện.
Nếu lớp nào có những biểu hiện không đoàn kết hoặc thiếu kỉ luật sẽ bị trừ
điểm.
Eadrăng, ngày 20/12/2009
T/M TẬP THỂ KHỐI 5
Phạm Thị Giang Thanh

Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


15


Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học

Phụ lục 2A
TRƯỜNG TH KIM
LỚP 4D

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ`T NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
EaDrăng, ngày 4 tháng 3 năm 2010

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
(Đến với Địa chỉ đỏ ; Địa chỉ hồng)
Kính gửi : Ban giám hiệu trường Tiểu học Kim Đồng
Lớp 4D xin báo cáo hoạt động ngoại khóa (GDTT) như sau :
I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Chào mừng ngày 8/3 và 30/4, lớp 4D tổ chức hoạt động tập thể với ý
nghĩa và mục đích sau :
1. Qua hoạt động này HS thể hiện được tình cảm của mình đối với gia
đình thương binh liệt sĩ, đặc biệt là người mẹ, người vợ liệt sĩ và cụ già là người
dân tộc ít người (dân tộc Ê Đê); thể hiện được.
2. Giáo dục các em tình thân ái, tinh thần “Uống nước nhớ nguồn”, đoàn
kết vui vẻ; rèn luyện cho các em Kĩ năng hợp tác, kĩ năng phục vụ; KN biểu lộ
tình cảm kính trọng, yêu thương, kĩ năng giao tiếp, một số kĩ năng trong lao
động phục vụ, …
thực hiện các công việc: thăm hỏi; động viên giúp đỡ
3. Sau hoạt động này, học sinh thấy được ý nghĩa của việc làm là cảm
nhận được sự chia sẻ sâu sắc giữa con người với con người bằng tình yêu
thương, từ đó nhận thức được nhiệm vụ của mình trong việc học tập và rèn

luyện để trở thành công dân tốt, xứng đáng với cha ông mình.
II./ THỜI GIAN , ĐỊA ĐIỂM :
- Thời gian : 16h ngày 8 tháng 3 năm 2010.
- Địa điểm : Gia đình bà cụ : H’Ranh Adrơng – Vợ của liệt sĩ chống thực
dân Pháp xâm lược và bà cụ thọ 99 tuổi có tên thường gọi là Dạ Cao ở buôn
Blếch – TT Eadrăng
III./ THÀNH PHẦN THAM GIA :
1. Toàn thể Học sinh lớp 4D
2. GVCN lớp : Phạm Thị Giang Thanh
3. GV thực tập : Nguyễn Quang Lợi và Nguyễn Minh Sang
4. Mời : BGH + Tổng phụ trách Đội và bộ phận y tế
IV. NỘI DUNG:
1./ Thăm hỏi:
- Hỏi thăm sức khỏe, tặng quà.
- Văn nghệ : Hát mừng
2./ Giúp bà:
- Chia các tổ quét dọn , vệ sinh nhà cửa.
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


16

Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học

Kính báo cáo để liên đội theo dõi và tạo điều kiện thuận lợi giúp chi đội
thực hiện thành công buổi hoạt động ngoại khoá với mục đích trên.
Ý kiến BGH

NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO
GVCN LỚP


Phạm Thị Giang Thanh

Phụ lục 3A
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


17

Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học
TRƯỜNG TH KIM ĐỒNG
LỚP 4D

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
EaDrăng, ngày 10 tháng 4 năm

2010

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
(Tổ chức dã ngoại )

Kính gửi : - Ban giám hiệu trường Tiểu học Kim Đồng
- Tổng phụ trách Đội
Lớp 4D xin báo cáo hoạt động ngoại khóa (GDTT) như sau :
I./ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU :
Chào mừng ngày 30/4, lớp 4D tổ chức hoạt động tập thể với ý nghĩa và
mục đích sau :
1. Với chủ đề : “Mừng đất nước thống nhất – Xây dựng Đội vững

mạnh” , lớp 4D thực hiện buổi đi dã ngoại với các hoạt động: Tìm hiểu thiên
nhiên quanh ta ; Tự phục vụ bằng hình thức thi nấu một bữa cơm đơn giản.
Qua hoạt động này rèn luyện cho các em tính kỉ luật, nhanh nhẹn, ý thức
trách nhiệm cao, sáng tạo và có tinh thần tập thể cao; giáo dục các em tình cảm
yêu thiên nhiên quê hương đất nước mình. Rèn cho các em kĩ năng tự phục vụ;
KN quan sát; nhận xét; KN ra quyết định, KN giao tiếp; KN hòa nhập thân
thiện; …
2. HS đoàn kết, vui vẻ, hào hứng tham gia hoạt động với tính chất thi đua.
Các em thêm yêu cảnh đẹp buôn làng em.
II./ THỜI GIAN , ĐỊA ĐIỂM :
- Thời gian : ngày 10 tháng 4 năm 2010 (Bắt đầu tập trung từ 6h30’ cho
đến khi kết thúc trong 1 ngày)
- Địa điểm : Tập trung ở trường – đi tham quan phong cảnh xung quanh
buôn Blếch – TT Eadrăng
III./ THÀNH PHẦN THAM GIA :
1. Toàn thể Học sinh lớp 4D
2. GVCN lớp : Phạm Thị Giang Thanh
3. Mời đại biểu Khối 4; đại biểu lớp 5B (lớp kết nghĩa) cùng tham gia;
4. Báo cáo và mời : BCH + Các GV trong khối + Tổng phụ trách Đội và
bộ phận y tế cùng tham gia.
IV. NỘI DUNG:
1. Thi tìm hiểu thiên nhiên (hoạt động cá nhân).
Nội dung tìm hiểu : Thu thập các loại cây, hoa, lá ; giới thiệu, nêu tên (nếu
biết); so sánh,…
Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


18

Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học


2./ Nấu ăn (hoạt động tập thể):
Chia 3 tổ , mỗi tổ sẽ tự nấu một bữa ăn đơn giản gồm : cơm, canh, rau, 1
món mặn
Thi nấu ngon, nấu nhanh
3./ Chuẩn bị : phân công theo tổ
Xin báo cáo để BGH cho phép, theo dõi và tạo điều kiện thuận lợi giúp
chi đội thực hiện thành công buổi hoạt động tập thể với mục đích trên.
Ý kiến BGH

NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO
GVCN LỚP

Phạm Thị Giang Thanh

Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


19

Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học

Phụ lục 3B

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
(Tổ chức dã ngoại )
Lớp 5D

PHÂN CÔNG CHUẨN BỊ
Vật liệu

Nồi
Chén đũa
Tô lớn + vá
Gạch làm bếp
Gùi

Tổ 1
Tổ 2
Tổ 3
Y Phan – H’ Ôm
Y Hưng – Y Phiên
H’Brưn – H’Oan
Mỗi HS tự mang, HS kinh mang thêm 1 đôi chén đũa
Thiện – Bình
Y Hưng
H’Oan
Thiện – Y Phan (2)
Y Phiên (2) – Y Bảo Y Bung (2) – H’Brưn
H’Ôm – H’ Vui - Phan
PHIÊN – Mon - Mân H’Brưn – YCứu –
H’Oan
Y Phan - Y Thiện
Y Hưng – Tuyền
Y Cứu - Y Bung

Dao, quẹt
Đĩa
Cô giáo
Bạt
Dầu ăn

Thảo
Y Bảo
Y Cứu
Muối
Thiện
Tuyền
Nam
Bột ngọt
Oanh
Việt
Y Bung
Hành tỏi
Bình
H’ Mân
Vân
Nước nắm
H’ Vui
H’ Mon
Nam
Gạo
Mỗi em mang ½ lon
Nước uống
Mỗi em tự mang cho mình bằng chai nhỏ
Nước nấu
Mỗi tổ mang bằng can lớn
Mua thêm một số vật liệu : Bún – Thịt – Xì dầu – dưa leo (Cô giáo)

Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh

Phụ lục 4A



20

Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
(THI NẤU ĂN)
I/ Mục tiêu của hoạt động :
Đây là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện việc rèn kĩ năng sống cho học
sinh thông qua hoạt động tập thể (Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tự phục vụ , kĩ năng
độc lập sáng tạo, kĩ năng thẩm mĩ, …), kết hợp thể hiện việc học đi đôi với hành
trong môn kĩ thuật, nèn tính kỉ luật, phát huy cao tinh thần đoàn kết, và sự hoà
nhập thân thiện trong môi trường học tập lẫn nhau; giúp HS thể hiện sự khéo
léo, sự phối hợp ăn ý nhịp nhàng, sự nhanh nhẹn thông minh của cả tập thể qua
đó bộc lộ khả năng của mỗi cá nhân. Một mặt, thông qua trò chơi dân gian tái
hiện nét đẹp cổ truyền trong sinh hoạt văn hoá của dân tộc.
Qua hoạt động, phát huy tính sáng tạo của các em trong học tập cùng với
việc nhận thức của các em về ý nghĩa của trò chơi dân gian nói chung và trò
chơi “Bịt mắt nấu cơm” nói riêng.
II. Nội dung hoạt động:
Gồm 2 phần thi :
1) Bịt mắt nấu cơm.
2) Chế biến và nấu thức ăn từ đậu khuôn.
III. Thành phần tham gia hoạt cuộc thi : Có 5 đội tham gia trong đó :
Mỗi đội gồm 01 đội trưởng và 10 thành viên. 10 thành viên được chia ra 2
nhóm để tham gia 2 phần thi khác nhau.
+ Nhóm 1: tham gia thi Bịt mắt nấu cơm . Gồm 2 nam, 2 nữ
+ Nhóm 2: Tham gia chế biến và nấu thức ăn từ đậu khuôn. Gồm 6 em
IV. Thể lệ cuộc thi :

Mỗi đội tham gia phải thể hiện qua các phần thi sau :
4. Chuẩn bị :
- Chuẩn bị vật liệu
+ Nhóm 1: 2 cái nồi nhỏ ; 1kg gạo ; nước, lửa, củi, bếp, khăn bịt mắt.
+ Nhóm 2: đậu khuôn ; thịt ; cà chua, hành, ngò, gia vị, rau thơm; bột nêm,
nước mắm, … nồi, chảo chiên.
- Trang phục : Mỗi đội tự mặc trang phục phù hợp tạo được nét đẹp dân
gian, làm sao cho các thành viên của đội đẹp, gọn gàng.
- Thẻ thành viên của đội ghi tên đội của mình.
5. Phần thể hiện :
- 01 đội trưởng theo dõi điều hành chung.
- Nhóm 1 : chia ra 2 nhóm nấu cơm (2 nam ; 2 nữ), mỗi nhóm nấu 1/2kg gạo
* Yêu cầu : Thể hiện tính hợp tác cao, nhịp nhàng giữa người điều khiển và
người thực hiện. Cơm chín, vừa ăn (không nhảo, không khô) (10điểm)
- Nhóm 2 : Các nhóm tự phân công nhau cho phù hợp để thực hiện các thao
tác một cách nhanh nhẹn trong việc chế biến thức ăn rồi nấu thức ăn. Được phép
chuẩn bị trước : vật liệu , các điều kiện để thực hiện chế biến và nấu thức ăn.

Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


21

Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học

* Yêu cầu : Từ đậu khuôn và thịt lợn (số lượng và chất lượng vật liệu như
nhau), các em chế biến ít nhất 2 món (tùy vào sự sáng tạo của từng đội) ; mỗi
đội thêm 01 món rau. Trang trí mâm cơm sạch; đẹp mắt. (20 điểm)
Cả lớp cổ vũ cho đội của mình.
** Lưu ý :

- Các đội chuẩn bị vật liệu sẵn sàng, khi có lệnh bắt đầu các nhóm mới được
thực hiện.
- Nhóm nào quá chậm so với tốc độ chung hơn 10 phút, coi như nhóm đó bỏ
cuộc.
- Các hoạt động phải được diễn ra trong không khí thi đua sôi nổi, vui vẻ,
đoàn kết. Nếu có thành viên của lớp nào thuộc nhóm nào vi phạm tính kỉ luật
như : gây mất đoàn kết, nói lời không hay,… thì nhóm đó bị trừ 2điểm/ lượt.
6. Cách tính điểm : Tổng điểm là : 40 điểm được chia như sau:
- Phần thi nấu cơm : 10 điểm/ 1 đội
+ Sạch : 3 điểm
+ Cơm chín vừa ngon đảm bảo thời gian : 4 điểm
+ Thái độ vui vẻ đoàn kết, hợp tác : 2 điểm
+ Trang phục: trang phục dân gian có trang điểm 1 điểm, còn lại 0,5
điểm
- Phần thi chế biến thức ăn:
+ Sạch : 4 điểm
+ Thức ăn ngon : 5 điểm
+ Trình bày đẹp : 2 điểm
+ Thái độ vui vẻ đoàn kết, hợp tác : 2 điểm
+ Trang phục học sinh gọn gàng sạch đẹp : 2 điểm
+ Sáng tạo trong chế biến : 3 điểm
+ Thời gian : 2 điểm (nhóm xong sớm nhất 2đ; thứ 2 trừ 0,5đ; thứ 3 trừ
1đ; thứ 4 trừ 1,5đ; nhóm cuối cùng không cộng điểm thời gian)
4. Thời gian diễn ra hội thi : 1 ngày (22/01/2011)
5. Cơ cấu giải : 01 Giải nhất ;
01 Giải nhì
01 Giải 3 :
02 Giải khuyến khích
EaDrăng, ngày 20 tháng 01 năm 2011
TM KHỐI 5

Phạm Thị Giang Thanh

Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh


22

Nâng cao hiệu quả giáo dục kĩ năng sống qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho HS tiểu học

Phụ lục 4B

BẢNG CHẤM ĐIỂM HỘI THI : ẨM THỰC NGÀY XUÂN

1/ Nấu cơm nam
TT

LỚP

1
2
3
4
5

5A
5B
5C
5D
5E


Sạch
(3đ)

Chín
ngon


Thi độ


Trang
phục
(1đ)

Thời
gian


Tổng
điểm

Ghi
chú

Sạch
(3đ)

Chín
ngon



Thi độ


Trang
phục
(1đ)

Thời
gian


Tổng
điểm

Ghi
chú

1/ Nấu cơm nữ
TT

LỚP

1
2
3
4
5

5A

5B
5C
5D
5E

1/ Chế biến thức ăn:
TT

TN
LỚP

1
2
3
4
5

5A
5B
5C
5D
5E

Sạch
(4đ)

Ngon


Đẹp



Thi
độ


Sáng
tạo

Trang
phục

Thời Tổng
gian điểm

Ghi
chú

1/ Tổng cộng – xếp giải :
TT

LỚP

1
2
3
4
5

5A

5B
5C
5D
5E

Phần 1

Phần 2

Người thực hiện: Phạm Thị Giang Thanh

Phần 3

Tổng

Xếp
giải

Ghi chú



×