Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Giải pháp của các hiệp hội nhằm hỗ trợ và nâng cao năng lực thích ứng của doanh nghiệp trước tác động của TPP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (53.75 KB, 3 trang )

Giải pháp của các Hiệp hội nhằm hỗ trợ và nâng cao năng lực thích ứng của doanh
nghiệp trước tác động của TPP.
Bài làm:
- Một là, mỗi Hiệp hội cần phải đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động
thông qua chất lượng nguồn nhân lực và ứng dụng khoa học công nghệ để có thể hỗ
trợ cho các doanh nghiệp một cách nhanh chóng và chính xác.
Một nguyên nhân quan trọng làm cho các Hiệp hội doanh nghiệp Việt Nam
hoạt động chưa hiệu quả dẫn tới chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập là do lực
lượng cán bộ còn yếu kém về năng lực và trình độ, khả năng phân tích và hoạch
định chương trình của cán bộ là còn hạn chế. Do đó, cần có các giải pháp đồng bộ
đào tạo đội ngũ cán bộ vừa có trình độ, năng lực chuyên môn cao, vừa có phẩm
chất đạo đức tốt, củng cố kiến thức về thương mại quốc tế, luật pháp quốc tế, đặc
biệt là những yêu cầu của Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương
(TPP).
Bên cạnh việc nâng cao năng lực hoạt động của đội ngũ cán bộ, hiện đại hoá
cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm đáp ứng khả năng hội nhập Quốc tế cũng là một yêu
cầu rất cấp bách. Những năm gần đây, hoạt động của các Hiệp hội, đặc biệt là hệ
thống các Hiệp hội lớn đã được hiện đại hoá, tuy nhiên còn khoảng cách khá xa so
với khu vực và thế giới. Vì vậy, cần phải tiếp tục đầu tư, ứng dụng khoa học công
nghệ mới, đặc biệt là đổi mới hệ thống thông tin. Chính vì thiếu thông tin và khả
năng trao đổi thông tin giữa các tổ chức hạn chế dẫn đến khả năng phân tích và
triển khai các hoạt động của Hiệp hội không hiệu quả. Do đó, cần phải có giải pháp
xây dựng hệ thống thông tin hiện đại, nối mạng thông suốt giữa các chủ thể tham
gia hoạt động.
- Hai là tìm hiểu, tập hợp thông tin về các xu hướng, cam kết trong TPP có
liên quan tới hoạt động của ngành nhằm chủ động hướng dẫn, giải thích, hỗ trợ các
doanh nghiệp trong hiệp hội có nhận thức đầy đủ về những nội dung đã được cam


kết trong TPP cùng với những diễn biến mới của kinh tế thế giới khi TPP có hiệu
lực, qua đó giúp cho các doanh nghiệp hoạch định chương trình, chiến lược, mục


tiêu phát triển để có thể sớm thích nghi và đáp ứng tốt các yêu cầu đặt ra trong bối
cảnh mới.
- Ba là chủ động phân tích, đánh giá tác động của các cam kết trong TPP đối
với triển vọng kinh doanh của ngành để tư vấn, giúp đỡ các doanh nghiệp hoạch
định chiến lược kinh doanh.
Để có thể cạnh tranh được với hàng hóa các nước sau TPP, trước tiên và trên
hết các hiệp hội doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ về TPP để xem lợi ích mà ngành
mình tìm kiếm nằm ở đâu, thách thức ở đâu, điều kiện của chúng là gì, để từ đó xác
định xem mình phải chuẩn bị gì để đáp ứng điều kiện hay hóa giải những thách
thức. Ví dụ với nhóm doanh nghiệp xuất khẩu, sẽ phải xem dòng thuế nào được
loại bỏ vào thị trường nào, quy tắc xuất xứ để được hưởng ưu đãi thuế là gì.
Với nhóm doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ nội địa, sẽ phải tìm kiếm xem
sản phẩm tương tự của mình từ các nước TPP khi nào thì được vào Việt Nam miễn
thuế, lộ trình là thế nào để điều chỉnh sản xuất cho hợp lý….
/>- Bốn là, Hiệp hội cũng cần có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá
thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam rộng khắp trong nước cũng như tại thị trường
các nước thuộc TPP để người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến các thương
hiệu Việt Nam nhiều hơn, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của thương hiệu Việt
Nam. Cụ thể:
- Hỗ trợ doanh nghiệp quảng cáo thương hiệu qua nhiều kênh khác nhau
như: quảng cáo trên website, quảng cáo thông qua các ấn phẩm, đĩa CD, video của
Cục xúc tiến Thương mại, qua các Trung tâm giới thiệu sản phẩm Việt Nam ở nước
ngoài, quảng cáo trên các báo Việt Nam xuất bản bằng tiếng Anh, các báo kinh tế
có phát hành ra nước ngoài. Kết hợp với Đài truyền hình Việt Nam quảng cáo trên


kênh VTV4 nhằm vào đối tượng Việt kiều. Tiến tới, quảng cáo trên các tạp chí
kinh tế, thương mại của các nước trong Hiệp định TPP.
- Kết hợp với Tổng cục Du lịch và các hãng hàng không để xây dựng một
chương trình quảng cáo Thương hiệu quốc gia và các thương hiệu nổi tiếng Việt

Nam tới khách du lịch nước ngoài, đặc biệt đối với những chuyến bay hướng tới thị
trường các nước trong nhóm TPP.
- Quảng cáo các sản phẩm của doanh nghiệp thuộc Hiệp hội thông qua các sự
kiện thể thao văn hoá trong nước và quốc tế.
- Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các cuộc triển lãm và tiếp thị quốc tế. Việc
có một cơ sở pháp lý tin cậy đứng ra hỗ trợ tổ chức hội chợ triển lãm hoặc tham gia
triển lãm quy mô lớn sẽ tạo được hình ảnh chung và gây được tiếng vang cho các
thương hiệu hàng hoá Việt Nam.
Bên cạnh vấn đề về hàng nhái, hàng giả thì việc doanh nghiệp bị đăng ký
mất thương hiệu ở nước ngoài cũng là vấn đề mà Hiệp hội cần lưu ý. Để tránh tình
trạng này, trước tiên, Hiệp hội phải tăng cường khuyến cáo các doanh nghiệp nên
nhanh chóng đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài, ở những nước hiện chưa xuất khẩu
tới nhưng sẽ có tiềm năng trong tương lai. Hiệp hội nên trợ giúp doanh nghiệp
trong việc chuẩn bị hồ sơ và làm thủ tục đăng ký.
Hiệp hội cũng nên hỗ trợ doanh nghiệp bằng các chương trình đào tạo (như
tập huấn, hướng dẫn kỹ năng xây dựng và quảng bá nhãn hiệu, tổ chức các buổi hội
thảo, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm về nhãn hiệu...) cho các doanh nghiệp để họ có
thể tiếp cận với những kiến thức mới một cách có hệ thống và đầy đủ.
- Năm là, tổ chức các hoạt động xã hội, các sự kiện thường niên nhằm gắn
kết các doanh nghiệp trong Hiệp hội, xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp vững
chắc, thường xuyên trao đổi những thông tin hữu ích về thị trường trong và ngoài
nước, tiến tới một cộng đồng doanh nghiệp đầy sức cạnh tranh hơn.



×