Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế biến sữa đậu nành đóng chai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (822.79 KB, 27 trang )

Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, công nghệ sản xuất nước giải khát phát triển rất nhanh. Trên thị
trường có nhiều dòng sản phẩm nước giải khát từ trái cây, thảo mộc, trà… Và sữa đậu nành là
sản phẩm nước giải khát rất phổ biến với nhiều chủng loại đa dạng từ đóng chai, đóng lon đến
đóng hộp. Sữa đậu nành là sản phẩm quen thuộc với người dân Việt Nam , đậu nành có tỷ lệ
chất đạm rất cao, có nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, isoflavones… Protein của đậu nành
không những có giá trị sinh học gần như protein động vật, mà lại dễ tiêu hơn, nhiều axit béo
chưa bảo hòa có lợi cho sức khỏe. Mà giá thành thấp hơn những loại sữa có nguồn gốc từ động
vật.
Nhằm nắm bắt được quy trình công nghệ sản xuất sữa đậu nành nhóm chúng em chọn đề tài
báo cáo: Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị
trong dây chuyền chế biến sữa đậu nành đóng chai

1


Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai

I. GIỚI THIỆU VỀ SỮA ĐẬU NÀNH

Hạt đậu nành chứa 8% nước, 5% chất vô cơ, 15- 25% glucose, 15-20% chất béo, 35- 45%
chất protein với đủ các loại amino acid cần thiết; các loại sinh tố khoáng chất. So với thịt động
vật, đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng trong 100 gr đậu nành có: 411 calo, 34 gr protein, 18 gr
béo,165mg calcium, 11mg sắt; trong khi đó thịt bò loại ngon chỉ có 165 calo, 21gr protein, 9gr
béo, 10mg calcium, 2.7mg sắt. Protein này rất tốt để thay thế cho protein động vật vì có ít mỡ


và cholesterol. Nhưng quan trọng hơn cả là trong đậu nành có một hóa chất tương tự như kích
thích tố nữ estrogen mà nhiều công trình khoa học chứng minh là rất tốt trong việc trị và ngừa
một số bệnh. Ðó là chất isoflavones. Isoflavones cũng tác dụng như một chất chống oxy hóa,
giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Sữa đậu nành chống nguy cơ loãng xương
ở phụ nữ, có khả năng ngăn ngừa ung thu vú

2


Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai

II. QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHUNG

Hạt đậu nành
Sàng
Gia nhiệt
Tách vỏ
Nghiền ướt
UHT
Ly tâm
Đồng hóa
Phối trộn
Lọc
Tròng nhãn
Hấp
Chiết
3



Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai

Rữa
Kiểm tra
Chai
Phụ gia, hương liệu
Sản phẩm
Ngâm trong nước nóng

4


Xây dựng quy trình cơng nghệ, ngun lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai

III. MÁY THIẾT BỊ
1. Máy sàng
-

Loại bỏ các tạp chất bám trên bề mặt của vỏ đậu nành như đá, đất, bụi, hạt cỏ, kim loại. Làm
cho hạt sạch hơn, sáng hơn, tăng giá trị cảm quan, đồng thời cũng tăng chất lượng sản phẩm.
1.1. Kết cấu
CẤP LIỆU

BỤI

Van điểu chỉnh
lưu lượng khí


I
Sàng số 1

Tạp chất nhẹ
Tạp chất lớn

II

Sàng số 2

Tạp chất lớn

Sàng số 3
Tạp chất bé

Hạt
chính

Hình 1. Máy làm sạch có quạt hút tác động đơn kiểu kín
Máy sàng gồm có 5 bộ phận chính: 1. Bộ phận cấp liệu, 2. Quạt hút tạp chất, 3. Sàng phẳng, 4.
Bộ phận truyền động, 5. Khung máy.
5


Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai

- Phần tĩnh tại (I) được cố định trong một khung bằng gỗ hoặc thép và có lắp một quạt hút.

Quạt hút hút các tạp chất nhẹ như: rác, cát nhuyễn…

-Phần dao động (II) treo trên khung và hoạt động nhờ một cơ cấu lệch tâm lắp trên trục chuyển
động. Phần dao động gồm có: nam châm vĩnh cửu (để hút các tạp chất bằng kim loại), 3 loại
sàng với các kích cỡ khác nhau (loại bỏ các tạp chất lớn nhỏ khác nhau). Sàng được làm bằng
tấm kim loại mỏng có khoan lỗ tròn, dài, xiên,… nhưng phổ biến nhất vẫn là khoang lỗ tròn.
-

Nếu có n lưới sàng thì sẽ có n + 1 sản phẩm theo kích thước khác nhau.
Sàng được lắp nghiêng một góc α (góc α là góc xác định độ tự chảy của hạt).
Ở thiết bị này, sàng chuyển động theo kiểu chuyển động lắc. Sàng được nối với động cơ là biên
tay quay (chuyển động lên xuống). Chính chuyển động này làm các hạt vừa chuyển động chảy
vừa nảy lên khỏi mặt sàng rơi qua lỗ sàng giúp hạt được phân loại tốt hơn, loại được nhiều tạp

-

chất hơn.
Có thể dùng sàng tĩnh hoặc sàng rung. Nếu sử dụng sàn rung sẽ giúp nâng cao được năng suất
làm việc của máy đặc biệt là khi có trục lệch tâm thì trọng tâm bị dịch chuyển khi đó lực ly tâm
lớn nhất. Trong một chu trình xảy ra ba giai đoạn: đầu tiên khi lực ly tâm hướng lên trên thì sẽ
có xu hướng kéo lò xo đi lên, tiếp theo khi lực ly tâm hướng xuống dưới thì nó sẽ kéo lò xo
xuống, cuối cùng là nén lò xo xuống. Do đó, nó làm cho hạt đậu nành dễ di chuyển theo chiều

-

rung của sàng. Trong trường hợp này người ta thường sử dụng bánh đà lệch tâm.
Trong thiết kế máy tùy theo điều kiện mặt bằng của từng nhà sản xuất mà có thể bố trí nhiều
sàng có chiều dài ngắn để tiết kiệm không gian hoặc thiết kế một sàng dài trên đó có phân đoạn
kích thước lỗ sàng từ nhỏ tới lớn để đảm bảo yêu cầu của hạt đậu nành đầu ra.
1.2. Nguyên lý hoạt động
- Đậu nành được phân loại thành những phần có kích thước khác nhau dựa trên nguyên tắc phân
loại theo tỷ trọng và theo kích thước.

Ở phần tĩnh hạt được phân loại dựa trên nguyên tắc phân loại theo tỷ trọng. Khi đó, những tạp
chất nhẹ có tỷ trọng thấp được hút ra ngoài còn đậu nành có tỷ trọng cao hơn sẽ rơi xuống lưới
sàng.
Ở phần dao động hạt được phân loại dựa trên nguyên tắc phân loại theo kích thước. Tùy theo
kích thước lỗ sàng mà ta có thể phân loại được hạt đậu nành có kích thước mong muốn.
1.3. Quá trình hoạt động
- Đậu nành được cung cấp vào máy qua 1 cửa ở trên cao (cửa cấp liệu). Theo nguyên tắc tỷ
trọng hạt sẽ hút được các tạp chất nhẹ có trong đậu nành như bụi, rác, … lưu lượng dòng khí
6


Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai

được điều chỉnh bằng van. Tạp chất nhẹ sẽ rơi vào một thùng đáy hình côn của buồng hút và
được tự động thải ra ngoài qua cửa tạp chất nhẹ. Cửa này có gắn 1 van không khí kép (dùng cho
việc xả tự động).
- Hạt đậu rơi xuống sàng số 1 có khoan lỗ lớn để tách các tạp chất lớn và nặng đi ra cửa tạp
chất lớn, rồi được đổ vào sàng số 2,tại đây các tạp chất lớn được tiếp tục thu hồi và đi ra cửa tạp
chất lớn (phần này chủ yếu là những hạt đậu nành bị hỏng trương lên to hơn kích thước thông
thường.
- Trước khi hạt đậu nành rơi xuống sàng số 2 thì nam châm ngắn dưới tấm dẫn của sàng số
1 để hút các tạp chất bằng kim loại. Sau đó các hạt đậu và các tạp chất còn lại rơi xuống sàng số
2.
- Đậu nành sau khi di chuyển qua sàng thứ 3 sẽ loại được các tạp chất như cát, sỏi, hạt vỡ,
hạt lép nên ta thu được hạt đậu nành có kích thước mong muốn.
- Sản phẩm trên sàng là hạt đậu nành đã được làm sạch sơ đi ra ngoài theo cửa hạt chính.
Quạt sẽ thổi không khí và bụi bẩn vào một xiclon để phân ly bụi. Điều này làm cho toàn bộ
khâu làm sạch trên thực tế không gây nhiễm bẩn môi trường.
2. Thiết bị gia nhiệt

Gia nhiệt cho đậu nành để làm giản bớt hàm lượng oligosaccharide (raffinose, stachyose)
-> tăng khả năng tiêu hóa, làm đậu nành “ dậy mùi”, giảm mùi hăng để góp phần tăng giá
trị cảm quan của sản phẩm, đgiảm vi sinh vật bám trên vỏ đậu.
2.1. Kết cấu

Hình 2. Thiết bị gia nhiệt băng tải
Thiết bị gia nhiệt băng tải gồm:

7


Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai

-

Hệ thống 3 băng tải vận chuyển nguyên liệu chuyển động ngược chiều nhau, dài 20 – 30
m/băng tải, rộng 1 – 3 m. Nếu sử dụng một băng tải thì chưa đủ để thoát ẩm nên dùng nhiều

-

băng tải để khả năng thoát ẩm cao hơn.
Phểu cấp liệu.
Buồng gia nhiệt.
Quạt vận chuyển không khí nóng vào thiết bị.
Bộ phận lọc không khí.
Bộ phận gia nhiệt không khí.
Tùy theo điều kiện mà có thể sử dụng một hoặc nhiều băng tải. Quan trọng phải tính toán cho
phù hợp giữa thời gian sấy và chiều dài băng tải sao cho đạt được độ ẩm cần thiết của đậu nành.
2.2. Nguyên lý hoạt động


-

Do chênh lệch áp suất và nhiệt độ kéo hơi nước trong vật liệu đi ra đồng thời làm liên kết giữa
lớp vỏ kém bền do các mối liên kết hóa học bị suy giảm, xảy ra quá trình thoát ẩm từ bên trong
hạt ra môi trường ngoài, độ ẩm của đậu nành 12 – 13%, một số protein biến tính. Hạt đậu nành
sau khi được gia nhiệt phải để nguội với mục đích làm cho vỏ đậu nành giòn và quá trình tách
vỏ được dễ dàng hơn.
2.3. Quá trình hoạt động
- Đậu nành sau khi làm sạch được vận chuyển theo hệ thống gàu tải vào cửa nhập liệu của
thiết bị gia nhiệt. Trong thiết bị gia nhiệt, đậu nành được vận chuyển bằng hệ thống ba băng tải
chuyển động ngược chiều nhau, khi đi hết băng tải này nguyên liệu rơi xuống băng tải khác đến
khi ra khỏi thiết bị.
Không khí qua bộ phận lọc được gia nhiệt (95 oC) trước khi vào thiết bị. Dòng không khí
được phân phối đều nhờ quạt đảm bảo cho quá trình gia nhiệt diễn ra đồng đều. Không khí sau
khi trao đổi nhiệt với nguyên liệu sẽ thoát ra ngoài theo ống dẫn khí. Vận tốc băng tải được điều
chỉnh thích hợp đảm bảo nguyên liệu được gia nhiệt đủ thời gian trước khi ra khỏi thiết bị.
3. Thiết bị tách vỏ kiểu rulo cao su
Thành phần vỏ đậu nành chủ yếu là celullose, giá trị dinh dưỡng không cao, có mùi hăng nên
trước khi đưa vào quá trình nghiền ướt cần tách vỏ ra và để tăng hiệu suất lọc sau này.

8


Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai

Phểu cấp
liệu


rulo

voû

Khoâng khí

3.1.Kết cấu

Quạt

Hình 3. Thiết bị tách vỏ kiểu rulô cao su
Hai bộ phận làm việc chính của máy bao gồm: 1. Cặp rulo (bằng gang) có vỏ cao su, 2. Quạt để
hút vỏ.
Ngoài ra còn có:
-Phễu nhập liệu.
- Bộ phận phân phối.
- Quạt để hút vỏ ra khỏi buồng tách vỏ.
- Bộ phận điều khiển khoảng cách giữa hai trục cán.
Một ru lô quay cùng với trục, không đổi vị trí (tạm gọi là trục cố định). Ru lô thứ 2 cùng
quay trên trục có thể thay đổi vị trí (trục di động) để thay đổi khoảng cách giữa hai ru lô. Hai ru
lô nhận truyền động từ động cơ qua hệ thống truyền động đai hoặc bánh răng. Hai ru lô quay
ngược chiều với vận tốc khác nhau. Kích thước ru lô càng lớn, năng suất bóc vỏ càng cao.
3.2. Nguyên lý hoạt động
9


Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai

- Khi hạt đậu nành rơi vào giữa hai ru lô (khe hở giữa hai ru lô nhỏ hơn kích thước hạt đậu

nành), dưới áp lực, cao su kéo hạt đậu nành đi theo. Do chênh lệch vận tốc giữa hai ru lô và lớp
cao su làm tăng lực ma sát nên vỏ hạt bị bóc ra (nhưng lực không đủ để tách hoàn toàn vỏ hạt
đậu nành). Dưới tác dụng của dòng không khí, vỏ được quạt hút ra ngoài, hạt đậu nành sau khi
tách vỏ rơi xuống và được thu hồi.
Do tính chất đàn hồi của cao su nên khi ru lô được bọc cao su thì lúc đậu nành qua khe hẹp
sẽ không bị vỡ nếu kích thước khe hẹp có nhỏ hơn kích thước hạt đậu nành (nhỏ hơn trong giới
hạn tương đối).
Chú ý:
- Phần cao su bị mài mòn trong quá trình máy làm việc nên vận tốc tiếp tuyến giảm, làm
giảm năng suất bóc vỏ của máy.
- Khi làm việc, ru lô quay nhanh sẽ bị mòn nhiều hơn, vì vậy sau một thời gian làm việc,
cần thay đổi vị trí giữa hai ru lô để bề dày lớp cao su trên hai ru lô không chênh lệch nhiều, điều
này tạo điều kiện khi thay mới sẽ thay đồng bộ cả hai ru lô.
- Do bộ phận phân phối không chính xác, bề mặt làm việc của hai ru lô bị mài mòn không
đều, cần hồi phục bề mặt làm việc bằng cách lấy bớt lượng cao su thừa.
4. Máy nghiền
Để đạt được đặc trưng cho sản phẩm là huyền phù trắng đục thì hiện nay chỉ dùng phương pháp
nghiền ướt ( để tăng hiệu suất nghiền và tăng tỷ lệ thu hồi thì ta ngâm qua nước nóng trước khi
nghiền). Huyền phù sau khi nghiền các phân tử có kích thước khoảng 20µm.
Máy nghiền kiểu đĩa 1 đĩa quay
4.1. Kết cấu

Hình 4. Máy nghiền kiểu đĩa 1 đĩa quay

10


Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai


1.Nhận vật liệu tới tâm đĩa; 2. Vỏ; 3. Đĩa cố định; 4. Đĩa quay; 5. Khỏang trống để chứa
bột nghiền; 6. Khớp nối trục quay của đĩa, 7. Với trục động cơ 8; 9. Cơ cấu để điều chỉnh
khỏang cách giữa các đĩa; 10. Đầu ra của bột nghiền.
Hai trục đồng tâm nếu lệch tâm nó sẽ chuyển sang chuyển động cắt khi đó nó sẽ không
đảm bảo được yêu cầu chà sát nguyên liệu thành dạng huyền phù.
Muốn huyền phù có kích thước càng nhỏ thì bề mặt đĩa càng nhẵn.
4.2.Nguyên lý làm việc
Máy nghiền 1 đĩa hoạt động theo nguyên tắc chà sát. Vật liệu nằm ở giữa hai đĩa và trong
quá trình di chuyển của đĩa thì nó bị tách ra nhờ bề mặt tiếp xúc của đĩa và vật liệu, chuyển
động này là chuyển động trượt.
4.3 Quá trình hoạt động
Vật liệu được đưa qua ống nối 1 và theo ống cố định trung tâm qua cửa trung tâm của đĩa
cố định 3 và đĩa quay 4. Đĩa 4 được truyền động quay từ động cơ qua khớp nối 6, trục nối 7
cùng với động cơ 8. Khe hở giữa hai đĩa được điều chỉnh bởi cơ cấu 9, cho phép dịch chuyển
đĩa cố định theo trục nằm ngang trong phạm vi yêu cầu.
Đậu nành sau khi ngâm được đưa vào cùng với nước qua phễu cấp liệu, sau đó đi vào
khoảng không giữa hai đĩa, tại đây hạt đậu nành được nghiền nhỏ, huyền phù sau khi nghiền
thoát ra khỏi máy nghiền qua ống 10.
Máy nghiền kiểu đĩa 2 đĩa quay

Hình 5. Máy nghiền kiểu đĩa 2 đĩa quay
11


Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai

1.Đĩa, 2. Vỏ, 3. Cửa nhập vật liệu, 4. Bề mặt nghiền gợn trên bề mặt đĩa, 5. Đầu ra bột.
5. Máy ly tâm trục vít nằm ngang
Sử dụng máy ly tâm lắng liên tục tháo bã bằng vít xoắn để tách bã đậu những phần từ có

kích thước nhỏ và trung bình. Hỗn hợp sau khi nghiền được vận chuyển tới thiết bị ly tâm để
tách một cách nhanh chóng bã đậu nhờ lực ly tâm và hệ thống vít tải nằm trong thiết bị.
5.1. Kết cấu
Máy ly tâm lắng liên tục tháo bả bằng trục vít gồm có hai rôto. Rôto ngoài có dạng hình trụ

Hình 6. Máy ly tâm
nón, góc nghiêng phần hình nón của rôto khoảng 9o -10o.
Rôto trong có dạng hình trụ mà mặt ngoài của nó có gắn vít tải (chiều xoắn của cánh vít và
chiều quay của trục vít sẽ ảnh hưởng đến chiều di chuyển của vật liệu, bước vít và kích thước
rôto trong sẽ ảnh hưởng đến khả năng tách bã). Ở khoảng giữa của rôto trong có đục lỗ để dịch
đậu nành thoát ra (lỗ được đục ở khoảng giữa để tăng hiệu quả của quá trình ly tâm).
Rôto trong và rôto ngoài quay cùng chiều nhưng rôto trong quay chậm hơn rôto ngoài 1,5-2 %
(khoảng 20-100 vòng/phút) nhờ hộp giảm tốc vi sai.
Van stack: có tác dụng ổn định dòng chảy (tạo dòng chảy tầng) trước khi dịch đậu nành ra khỏi
máy ly tâm.
5.2. Nguyên lý hoạt động
Khi rôto quay dưới tác dụng của lực ly tâm, huyền phù hay nhũ tương được phân thành các
lớp riêng biệt tùy theo khối lượng riêng của nó. Lớp khối lượng riêng lớn ở sát thành rôto, lớp
có khối lượng riêng nhỏ ở phía trong.
12


Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai

Chuyển động hạt đậu nành (dạng huyền phù) là chuyển động quay và chuyển động trượt
theo bề mặt cánh. Do đậu nành và nước có tỷ trọng, kích thước khác nhau nên xảy ra hiện
tượng phân tầng: nước nhẹ hơn sẽ ở phía trong còn đậu nành nặng hơn sẽ ở phía ngoài và sẽ có
xu hướng chuyển động theo hai chiều ngược nhau. Lợi dụng điều này người ta có thể tách bã
hoặc dịch đậu nành ra khỏi thiết bị theo hướng mình mong muốn.

Ly tâm lắng gồm hai quá trình:
-

Quá trình lắng pha rắn tiến hành theo những quy luật của thủy động lực học;
Quá trình nén bã tiến hành theo những quy luật cơ học.

5.3. Quá trình hoạt động
Dịch đậu nành được đưa vào lòng của rôto trong đến khoảng giữa của rôto trong thì dịch
được thoát ra khoảng không giữa rôto trong và ngoài nhờ một số lỗ trên bề mặt của rôto trong.
Dưới tác dụng của chuyển động quay của vít tải nên xuất hiện lực ly tâm, do đó dịch được
phân ra làm hai tầng. Quá trình lắng xảy ra trong khoảng không gian giữa hai rôto, bã bám vào
mặt trong của rôto ngoài và được vít tải đẩy về phía cửa tháo bã. Nước trong đi về phía ngược
lại, chảy qua van stack rồi đi ra ngoài. Trong phần rôto không bị ngập nước, bã vừa được đưa ra
khỏi rôto vừa được làm khô.
6. Lọc
Sau khi ly tâm này vẫn chưa loại bỏ được hoàn toàn cặn nhỏ còn sót lại. Do đó, để sữa đậu nành
không bị lẫn phần cặn, tránh tách lớp trong khi đóng chai và để tăng giá trị cảm quan khi sử
dụng nên phải dùng thiết bị lọc để loại bỏ cặn. Ngoài ra, trong quá trình lọc tinh còn có thể loại
bỏ được một số vi sinh vật không có lợi. Giúp cho quá trình truyền nhiệt tốt hơn trong các giai
đoạn sau.
- Quá trình lọc tinh dựa trên nguyên lý: dung dịch đi qua túi lọc dưới áp suất dư so với áp
suất bên dưới màng lọc. Áp suất này được tạo ra do áp suất thủy tĩnh của lớp chất lỏng trên
màng lọc hoặc do bơm làm thay đổi trạng thái dung dịch từ huyền phù sang keo.
- Bộ phận lọc là túi vải lọc với kích thước lỗ là 10 µm nằm bên trong thùng lọc. Sữa từ bên
ngoài chảy vào trong thiết bị qua túi lọc rồi theo ống bên dưới thoát ra ngoài. Túi lọc được giữ
căng nhờ lưới sắt nằm giữa thiết bị và túi lọc.
7. Phối trộn
13



Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai

- Nhằm thu được sản phẩm sữa đậu nành có hương vị, màu sắc thích hợp và độ đặc cần
thiết ta trộn sữa với các thành phần khác như nước, đường,chất làm đặc, chất ổn định, chất
chống oxy hoá … đồng thời còn đạt được hiệu quả kinh tế.
- Sản phẩm phải có hương thơm rõ rệt của nguyên liệu, vị ngọt thích hợp. Sản phẩm
thường có nồng độ 0,3-0,4 Be, và có pH từ 6 – 6.5.
7.1. Kết cấu

Hình 8. Thiết bị phối trộn
1. Thùng khuấy, 2. Cánh khuấy, 3. Nhiệt kế, 4. Máy bơm, 5. Lưu lượng kế

Thùng khuấy hình trụ đáy chảo cầu có hai lớp, gia nhiệt gián tiếp bằng nước hoặc dầu.
Trục khấy đặt lệch tâm để góp phần tạo chuyển động dọc trục và xuyên tâm do đó không
tạo chuyển động lõm giữa thùng nên quá trình này là quá trình chảy rối.
Sử dụng cánh khuấy không phải dùng cánh khuấy bình thường mà sử dụng cánh khuấy có
khả năng tạo ra phản lực, dạng turbin cánh nghiêng 450.
7.2. Nguyên lý hoạt động
Nguyên tắc làm việc của máy phối trộn là dựa trên cánh khuấy dạng nghiêng 45 0. Nếu sử
dụng turbin cánh thẳng hoặc cánh nghiêng, thì dạng turbin cánh thẳng sẽ tạo ra dòng chảy
xuyên tâm với ứng suất cắt lớn. Còn dạng turbin cánh nghiêng 45 0 tạo ra dòng chảy xuyên tâm
và dọc trục và ứng suất cắt nhỏ hơn so với turbin cánh thẳng. Chúng ta không nên dùng cánh
14


Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai

khuấy dạng chân vịt vì tạo dòng chảy hướng tâm và ứng suất cắt nhỏ nên không đảm bảo yêu

cầu khuấy trộn sữa. Do đó, trong thiết bị phối trộn sử dụng turbin cánh nghiêng vừa tạo ra dòng
chảy xuyên tâm, hướng trục vừa tạo chuyển động xung quanh, đồng thời tạo ra vòng xoắn kết
hợp với nhiệt độ của thùng khuấy giúp tăng khả năng phân tán các phụ gia cũng như hương
liệu, đồng thời nấu chín sữa đậu nành mà không bị cháy khét. Cánh khuấy dạng turbin có vai
trò gần như máy đồng hóa. Khuấy kết hợp với nấu có bản chất giống quá trình thanh trùng,
nhưng thanh trùng nhằm mục đích tiêu diệt vi sinh vật, còn nấu là làm sữa chín hoàn toàn, tạo
hương vị của sản phẩm, đảm bảo protein biến tính hoàn toàn.
7.3. Quá trình hoạt động
- Chất lỏng được đưa vào thùng trộn cùng với hương liệu và phụ gia, cánh khuấy được gắn
lên 1 trục, trục được nối với rôto, khi rôto hoạt động kéo theo cánh khuấy hoạt động quá trình
đảo trộn bắt đầu.
Nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ thùng khuấy luôn ổn định. Nấu trong khoảng thời gian thích hợp
thì máy bơm sẽ hút sữa ra ngoài.
Thời gian trộn tại tank trộn phụ gia là 20 - 25 phút, nhiệt độ lớn hơn 650C.
8. Bài khí chân không
Trong các quá trình chế biến cơ học như nghiền, chà, lọc, ép v.v... và vận chuyển các bán chế
phẩm như bơm chuyển từ thùng chứa này sang thùng chứa khác, khi cho thực phẩm vào trong
bao bì, đều làm cho một số không khí xâm nhập, hòa lẫn vào các sản phẩm đó. Trong các gian
bào của thực phẩm lúc đóng hộp cũng còn tồn tại các chất khí như không khí, hơi nước, khí
carbonic... Sản phẩm cho vào bao bì không hoàn toàn chiếm đầy cả dung tích của hộp mà còn
lại một khoảng không gian trong chai kín, chứa không khí và hơi nước. Vì vậy trước khi đóng
chai, cần loại bỏ các chất khí tồn tại trong chai. Giảm áp suất bên trong chai khi thanh trùng,
hạn chế sự oxy hóa, hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn hiếu khí còn tồn tại trong chai, tạo
độ chân không trong sản phẩm khi đã làm nguội.
8.1. Kết cấu
- Thiết bị hình trụ đứng có đáy nón với phần đỉnh nón quay lên phía trên. Dưới nắp thiết bị là
bộ phận ngưng tụ được nối với một bơm chân không. Người ta thiết kế hệ thống đường ống vào
và ra cho tác nhân lạnh trong bộ phận ngưng tụ xuyên qua nắp thiết bị. Đối với đường ống dẫn
sữa vào có tiết diện lớn và thiết kế nằm trên thân thiết bị.
15



Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai

- Buồng tạo chân không gồm có: thiết bị tải lạnh nằm nối với ống dẫn hơi nước lạnh, van
điều chỉnh chân không.
8.2 Nguyên lý hoạt động
- Thiết bị bài khí chân không dựa trên nguyên lý chân lệch nhiệt độ và áp lực chân không.

Hình 9. Thiết bị bài khí chân không
-

1. Buồng tạo chân không, 2. Ống dẫn sữa vào, 3. Ống dẫn sữa ra
Bộ phận chân không tạo ra sự chênh lệch áp suất bên trong thiết bị sao cho nhiệt độ sữa giảm đi

khoảng 7 – 80C. Khi đó, các khí ở dạng phân tán, hòa tan vào một phần hơi nước nước cùng các
hợp chất dễ bay hơi khác sẽ đi vào bộ phân ngưng tụ được đặt ở trên đỉnh thiết bị bài khí. Khi
đó, nước từ trạng thái hơi chuyển sang dạng lỏng rơi xuống đáy thiết bị. Còn khí và các cấu tử
khác không ngưng tụ sẽ được bơm chân không hút thải ra ngoài.
8.3 Quá trình hoạt động
Sữa được nâng nhiệt độ trong quá trình nấu rồi đi vào thiết bị bài khí theo phương tiếp
tuyến với thiệt bị bài khí dạng hình trụ qua cửa cấp liệu. Do sự chênh lệch áp suất trong thiết bị
mà các phân tử bay hơi, hơi nước và các cấu tử khác đi lên buồng chân không. Ở đây, nhiệt độ
thấp hơi nước ngưng tụ rơi xuống thiết bị, còn các phân tử khí bị buồng hút chân không đi ra

16


Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế

biến sữa đậu nành đóng chai

ngoài. Các khí phân tán và một phần hơi thoát ra khỏi sữa sẽ làm tăng tốc độ dòng chuyển động
của của sữa theo vòng xoáy đi xuống thiết bị thoát ra ngoài theo đường ống dẫn sữa ra
9. Đồng hóa
Quá trình đồng hóa sẽ giúp hệ nhũ tương được đồng nhất, ổn định về kết cấu, cải thiện sản
phẩm làm cho sữa trở nên đồng nhất, tăng hiệu quả truyền nhiệt và tăng giá trị cảm quan.
9.1. Kết cấu

Hình 10. Thiết bị đồng hóa
1. Mô tơ chính, 2. Bộ truyền đai, 3. Đồng hồ đo áp suất, 4. Trục quay, 5. Piston, 6. Hộp pít tông, 7.

-

Bơm, 8. Van, 9. Bộ phận đồng hóa, 10. Hệ thống tạo áp thủy lực
- Mô tơ chính có nhiệm vụ khởi động thiết bị
- Bộ phận truyền xích hoạt động tạo ra lực lớn kéo theo trục quay hoạt động.
Pittong nằm trong bộ phận được nối với trục quay, khi trục quay hoạt động thì pittong sẽ di
chuyển bên trong xylanh. Nhiệm vụ của pittong là tạo ra áp suất lớn. Trên thân của pittong có
những vòng sec nhờ những vòng này mà khi chuyển động pittong dãn nở vì nhiệt sẽ không bị

-

kẹt lại trong xylanh.
Van được nối liền với bộ phận xylanh, khi pittong đi lên kéo van mở ra, khi pittong đi xuống

-

kéo van đóng lại.
Bơm hoạt động phụ thuộc vào van, khi van mở ra bơm hoạt động đẩy sữa đi vào hệ thống đồng

hóa, khi van đóng lại bơm ngưng không bơm sữa tiếp. Vòng hoạt động liên tục như vậy cho tới
khi sữa được bơm hết.
17


Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai

- Hệ thống tạo áp thủy lực tăng áp lực của dòng sữa, từ đó vận tốc chảy của dòng sữa lớn và lực

va đập mạnh.
- Hệ thống lò xo để kiểm tra áp suất đồng hóa, khi áp suất đạt 10 – 25 MPa thì lò xo bị đẩy lùi
tạo điều kiện cho sữa đi qua khe hẹp.
- Bộ phận đồng hóa gồm có: van đồng hóa , vòng va đập và đế van. Van đồng hóa phải chịu
đựng được áp lực chảy của dòng sữa. Đế van được thiết kế với góc nghiêng 50 so với
dòng chảy của sữa đưa vào nhằm tạo thêm áp lực đưa sữa vào kheo hẹp kích thước 1mm
nhanh hơn.

1 - Van đồng hóa
2 – Vòng va đập
3 - Đế van
4 – Sơ đồ hệ thống

9.2.

Nguyên lý làm việc
Hình 11: Bộ phận đồng hóa

Dựa trên nguyên tắc dùng áp lực cao và lực va đập mạnh để phá vỡ các hạt chất béo.
Dòng sữa liên tục được đưa vào hệ thống đồng hóa, ở đây dòng sữa sẽ va đập đầu tiên vào

van đồng hóa với áp lực lớn nhưng lực va đập không đáng kể. Khi dòng sữa đi vào khe hẹp
giữa đế van và van đồng hóa, do sữa đang đi từ đường ống lớn sang đường ống nhỏ mà để đảm
18


Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai

bảo lưu lượng thì vận tốc và áp suất phải tăng làm sữa đi thẳng lên va đập rất mạnh vào vòng va
đập làm hạt sữa vỡ ra thành những kích thước nhỏ hơn. Sữa được bơm liên tục với áp suất từ 10
– 25 MPa.
Quá trình hoạt động
Pittong hoạt động nhờ môtơ chính được khởi động thông qua bộ phận truyền đai và trục quay
9.3.

làm thay đổi nhịp chuyển động của xylanh. Pittong được kéo lên tạo ra áp lực lớn. Bình thường
bơm và van sẽ đóng lại nhưng khi pittong hoạt động tạo áp lực lập tức van mở ra, bơm hoạt
động tạo khe hở và áp lực rất lớn hút nguyên liệu sữa đi vòa các ống đẩy sữa vào bộ phận đồng
hóa. Pittong tạo ra áp suất đẩy sữa chảy vào bộ phận đồng hóa với áp suất được duy trì ở 10 –
25 MPa (100 – 250 bar). Sữa chảy với vận tốc rất nhanh 100 – 400 m/s va đập vào van đồng
hóa theo khe hẹp của đế van tạo ra tia sữa có áp suất rất cao (cao hơn áp suất pittong tạo ra) đập
mạnh vào vòng va đập. Bơm vẫn tiếp tục hoạt động đẩy các dòng sữa liên tục đi vào bộ phận
đồng hóa, áp suất và vận tốc lớn liên tục được tạo ra trong thiết bị đồng hóa và hạt chất béo liên
tục bị vỡ thành kích thước nhỏ hơn kích thước 20μm ban đầu rất nhiều.
9.4 Đồng hóa 2 pha

1 – đồng hóa 1 pha
2 –đồng hóa 2 pha

Hình 12: Đồng hóa 2 pha

19


Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai

-

Cấu tạo: đồng hóa 1 pha và 2 pha là giống nhau. Nhưng sản phẩm đồng hóa ở pha 1 là

nguyên liệu để tiếp tục đồng hóa ở pha 2.
- Nguyên tắc hoạt động: được trình bày ở trên, dòng sữa được đẩy liên tục với áp lực cao qua
khe hẹp các hạt chất béo bị vỡ tiếp tục bị đẩy sang bộ phận đồng hóa 2 pha với áp lực lớn hơn
và kích thước khe hẹp nhỏ hơn đồng hóa 1 pha.
- Diễn biến hoạt động: Sữa sẽ được đưa vào thiết bị đồng hóa bởi một bơm pittong, bơm sẽ tạo
áp lực 3500 psi cho sữa đi lên tại đầu vào khe hẹp thứ nhất. Ở đây, tạo một đối áp lên sữa bằng
cách hiệu chỉnh khoảng cách khe hẹp trong thiết bị. Sau khi qua khe hẹp thứ nhất các hạt pha
phân tán bị phá vỡ và giảm kích thước. Tuy nhiên, hạt chất béo vẫn còn lớn, những sản phẩm
cần độ phân tán cao và độ nhớt thấp thì dùng 2 pha. Sau đó, sữa đươc tăng đối áp để tạo áp lực
lên cao hơn áp lực ban đầu là 500 psi tại đầu khe hẹp thứ hai nhờ áp lực tạo ra sau khi sữa đi
qua khe hẹp thứ nhất. Đối áp được kiểm tra bởi hệ thống lò xo. Đồng hóa lần thứ hai tạo điều
kiện cho các chùm hạt của pha phân tán tách ra thành từng hạt riêng lẻ, sữa không bị tách pha
trong quá trình bảo quản.
10. Thanh trùng
Thanh trùng chủ yếu là để tiêu diệt vi sinh vật có trong sữa. Công nghệ thanh trùng UHT ở
nhiệt độ cao trong thời gian ngắn sẽ giúp tiêu diệt vi sinh vật nhưng giảm thiểu được tổn thất
dinh dưỡng so với thanh trùng bình thường. Sữa được thanh trùng UHT ở chế độ 140 oC/30s.

Hình 13 . Thiết bị thanh trùng dạng bản mỏng.
10.1. Kết cấu

20


Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai

Kết cấu thiết bị gồm 2 bộ phận chính: bản thép mỏng và khung máy. Các tấm thép bản
mỏng ghép lại với nhau trên một khung. Trên mỗi tấm bản đều có 4 lỗ ở 4 góc, hai lỗ tạo thành
đường dẫn dịch cho sữa, 2 lỗ còn lại dẫn chất tải nhiệt, có thể cho dịch sữa đi vào phía trên hoặc
phía dưới đều được còn chất tải nhiệt sẽ chảy theo hướng ngược lại để tăng hiệu quả truyền
nhiệt.
Trên mỗi tấm bản đều có lắp gioãng cao su để khi ghép các tấm bản lại sẽ đảm bảo độ kín
cho máy và phân ra hai đường dịch chuyển khác nhau trong lòng các tấm bản. Khi đó mới có
thể chứa sữa hoặc chất tải nhiệt bên trong. Tấm bản có độ dày rất mỏng để tăng hiệu quả truyền
nhiệt do nó giảm khoảng cách nhiệt phải truyền từ thành bản đến trung tâm của dòng sữa.
Ngoài ra trên bề mặt của bản còn có hệ thống các đường rãnh xuyên để tạo dòng chảy rối và
tăng diện tích truyền nhiệt.
Khung máy chỉ gồm 2 tấm kim loại dày ở mặt đầu và mặt cuối máy cùng với các thanh
ngang để cố định các tấm bản. Số lượng thanh phụ thuộc vào kích thước từng máy, phổ biến
thường dùng 6 thanh.
10.2. Nguyên lý hoạt động
Khi cho sữa ở nhiệt độ thấp tiếp xúc với chất tải nhiệt qua tấm bản thép, do có sự chênh
lệch nhiệt độ nên xảy ra hiện tượng truyền nhiệt bằng dẫn nhiệt qua vách của các tấm bản và
truyền nhiệt bằng đối lưu (cho sữa và chất tải nhiệt chuyển động ngược chiều giữa các tấm
bản).
10.3. Quá trình hoạt động
Dòng sữa và chất tải nhiệt được bơm vào thiết bị tạo thành dòng chảy trong thiết bị. Sau khi
quá trình trao đổi nhiệt xảy ra thì dòng chất tải nhiệt và sữa đã thanh trùng đi ra khỏi thiết bị.
Quá trình truyền nhiệt giữa các tấm bản là như nhau nên nó đảm bảo được hiệu quả thanh trùng
đồng đều sữa. Để đảm bảo chế độ thanh trùng đạt yêu cầu thì cần kiểm soát lưu lượng đầu vào

để có thời gian lưu chính xác ứng với nhiệt độ dòng sữa và nhiệt độ dòng chất tải nhiệt đã biết.
Chất tải nhiệt thường dùng là nước nóng và hơi nước nóng.
11. Rửa chai
Chai sẽ được đưa qua hệ thống rửa chai trước khi vào bồn chiết nhằm loại bỏ tạp chất như
đất, cát, bụi, kim loại, sữa còn bám trên chai… để đảm bảo an toàn vệ sinh.

21


Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai

Hình 14: Sơ đồ rửa chai

11.1 Kết cấu
Kết cấu máy rửa chai có 5 vòi: 3 vòi xịt nước và 2 vòi xịt hóa chất theo thứ tự. Chai được làm
sạch sơ bộ ở vòi xịt nước thứ 1, tiếp theo được xịt hóa chất ở vòi thứ 2, thứ 3 (do pH của sữa là
pH axit nên hóa chất sử dụng là NaOH), sau đó được xịt nước nóng ở vòi thứ 4, tiếp tục xịt
nước lạnh ở vòi thứ 5.
11.2 Nguyên lý hoạt động
Máy rửa chai dựa trên nguyên lý dùng áp lực của của nước và tác dụng hóa học của NaOH để
tẩy (trung hòa) chất bẩn bám trên chai.
11.3 Quá trình hoạt động
- Chai sau khi thu từ thị trường về được chứa trong các két và được băng tải vận chuyển lên
máy gắp chai. Các chai sau khi được gắp ra khỏi két sẽ đi theo băng chuyền đến máy rửa chai.
Tại máy rửa chai, các chai sẽ được đưa vào các rọ trên các vỉ chứa chai, các vỉ này sẽ được lần
lượt đi qua các hầm trong máy rửa theo trình tự như sau:
- Vòi 1: Có các cây béc phun trong và béc phun ngoài để làm sạch sơ bộ các chai, loại bỏ
sữa, tạp chất còn sót trong chai.
- Vòi 2: chứa NaOH ở nhiệt độ 700C và nồng độ 1-1,5%.

- Vòi 3: chứa NaOH ở nhiệt độ 800C, nồng độ 1-2%, có bổ sung P3 stabilon (hàm lượng 0,1 –
0,2%) mục đích loại bỏ các cặn hữu cơ còn sót lại trong chai và photphat để làm bóng chai.
- Vòi 4: chứa nước, nhiệt được cung cấp vào ở 700C, còn sót NaOH được xịt từ vòi thứ 3.
- Vòi 5: xịt nước lạnh để rửa sạch chai lần cuối.
22


Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai

- Chai sau khi qua máy rửa sẽ được bộ phận QC kiểm tra dư lượng NaOH của chai ở đầu ra
máy rửa.

Hình 15. Máy rửa chai loại mâm tròn
1. Băng tải cáp chai, 2. Vít chia chai, 3. Đĩa cấp chai, 4. Mâm quay rửa, 5. Đĩa dẫn chai
- Trong đó, cụ thể trên mâm tròn sẽ có18 đầu kẹp đưa chai vào và ra, 22 đầu phun nước, 10
đầu phun hóa chất, 12 đầu phun nước rửa hóa chất, cặn bẩn.
11.3. Kiểm tra chai
Chai sau khi được rửa xong sẽ qua bộ phận kiểm tra xem có còn sót tạp chất không, nước
rửa dư, chai bị bể miệng hoặc chai dính một số tạp chất không rửa sạch được.
Nguyên lý:
Các chai được các ngón kẹp trên một bánh sao gắn trên một tang quay quanh trục đứng đưa
qua hệ thống kiểm tra. Hệ thống này gồm một đèn chiếu mạnh chiếu từ dưới đáy chai lên. Ánh
sáng xuyên qua chai và bộ phận cảm biến sẽ phân tích tín hiệu nhận được, nếu chai không đảm
bảo vệ sinh sẽ bị loại ra ngoài khỏi dây truyền nhờ một hệ thống khí tác động khí nén. Do chức
năng của máy và do những sai sót khi kiểm tra, trên dây truyền có bố trí bàn đèn để công nhân
vận hành kiểm tra trực tiếp bằng mắt, loại bỏ những chai do chức năng của máy không kiểm tra
được hay sai sót khi kiểm tra.
23



Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai

12.Máy chiết chai
Sau khi sữa được nạp vào chai để tiếp tục thực hiện các công đoạn khác cần có quá trình
chiết chai để trách các bụi, bẩn rơi vào sữa, tránh không để tạp nhiễm vi sinh vật từ môi trường
ngoài. Sữa được chiết đẳng áp để chai không bị vỡ.
12.1. CẤu tẠo

Bánh hình sao đưa chai ra
Băng tải đầu vào
Bánh hình sao đưa chai vào
Vòng chiết
Bánh hình sao ở giữa
Máy đóng nắp
Băng tải đầu ra

Hình 15. Máy chiết chai
12.2. Nguyên tắc hoạt động
- Băng tải vận chuyển chai vào vị trí gặp bánh hình sao đầu vào.
- Bánh hình sao này đưa chai vào bộ phận nâng chai: bộ phận này đưa chai lên, chai được
con đội nâng lên bịt kín chai vào van chiết bằng vòng ép cao su.
- Vòng ép cao su có hình nón cụt sao cho khi chiết, sữa được xả từ thành chai xuống tránh
tạo bọt.
- Khi chai đã vào đúng vị trí, van chiết sẽ chuyển động một đoạn ngắn đến hệ thống cam
( đây là hệ thống gồm trục cam và các cam, trục cam sẽ quay để cam tác động vào các van)
- Cam tác dụng vào van hút chân không, lúc này van được khai thông và bơm hút chân
không sẽ hút không khí trong chai ra, sau đó van chân không được nhả ra.


24


Xây dựng quy trình công nghệ, nguyên lý làm việc và kết cấu của các máy, thiết bị trong dây chuyền chế
biến sữa đậu nành đóng chai

- Tiếp đó ở bồn chiết, các cam sẽ tác dụng vào cần đẩy của van khí CO 2 (hay N2) để đưa
CO2 (hay N2)vào chai.
- Kế tiếp qua cam thứ ba sẽ đóng bớt van CO 2 (hay N2) để cân bằng áp giữa chai và bồn
chiết, khi đạt đến cân bằng áp, van chiết sẽ tự động mở ra ,sữa sẽ tràn xuống chai theo nút cao
su hình nón cụt vào thành chai và đẩy CO2 (hay N2) thoát trở về bồn chiết.
- Khi sữa đầy đến van bịt đầu (nút cao su) khí CO 2 (hay N2) không thể tiếp tục thoát ra, gây
chênh lệch áp, van sữa sẽ tự động ngừng cấp sữa.
-Tiếp đó, chai được chuyển qua vòi phun nước nóng khoảng 80 oC kích thích CO2 (hay N2)
trào lên đẩy hết oxy ra khỏi chai tránh hư hỏng sữa sau này.
- Sau đó, chai được đưa vào một bánh hình sao và đi vào thiết bị đóng nắp.
- Cuối cùng, chai được đưa ra bánh hình sao đầu ra rồi chuyển lên băng tải

25


×