Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.45 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

Phạm Thị Ngọc Lan

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ GIẢI
PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI
TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC
Chuyên ngành: Môi trường đất và nước
Mã số: 62-85-02-05

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT

Hà Nội - 2012


Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Thuỷ lợi Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Nguyễn Văn Thắng
GS.TS. Đặng Huy Huỳnh

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp nhà nước


họp tại: Trường Đại học Thủy lợi Việt Nam.
Vào hồi:

giờ ngày tháng

năm

Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia
- Thư viện Trường Đại học Thủy lợi

ii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sông Trà Khúc là một con sông liên tỉnh, có tiềm năng nguồn nước
phong phú, giá trị M0 của lưu vực >70 l/s.km2, nguồn nước của sông rất quan
trọng đối với phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi. Mặc dù có tiềm năng tài
nguyên nước (TNN) phong phú nhưng do một số tồn tại trong khai thác sử
dụng (KTSD) và quản lý bảo vệ nguồn nước đã khiến cho nguồn nước của
sông ở hạ lưu đang bị suy thoái và cạn kiệt tương đối nghiêm trọng, kéo theo
những tác động tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh vật và hệ sinh thái (HST)
thủy vực và môi trường dòng sông.
Trong bối cảnh chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào về phát triển
bền vững (PTBV) tài nguyên nước trên LVS Trà Khúc thì yêu cầu nghiên
cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp để từng bước khắc phục tồn tại
trên, thực hiện PTBV tài nguyên nước LVS Trà Khúc là cần thiết, đóng góp
thiết thực cho phát triển KTXH của Tỉnh Quảng Ngãi. Luận án " Nghiên cứu
cơ sở khoa học và giải pháp phát triển bền vững tài nguyên, môi trường
nước lưu vực sông Trà Khúc" do nghiên cứu sinh thực hiện kỳ vọng cung cấp

những dẫn liệu khoa học cho cơ quan quản lý nhà nước về TNN để làm cơ sở
cho việc hoạch định các chính sách quản lý, bảo vệ TNN lưu vực sông.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án
(1) Xác định được cơ sở khoa học về PTBV tài nguyên, môi trường nước lưu
vực sông Trà Khúc.
(2) Đề xuất được các giải pháp để phát triển tài nguyên nước lưu vực sông
Trà Khúc theo hướng bền vững.
3. Phạm vi nghiên cứu
(1) Tài nguyên và môi trường nước mặt LVS Trà Khúc.
(2) Các giải pháp đề xuất trong luận án mang tính định hướng, tập trung chủ
yếu vào khu vực hạ lưu là nơi mà nguồn nước sông đang bị suy thoái cạn kiệt
và ô nhiễm tương đối nghiêm trọng.
4. Nội dung nghiên cứu của luận án
1) Tổng quan tình hình nghiên cứu và thực hiện PTBV tài nguyên, môi
trường nước lưu vực sông.
2) Đánh giá tài nguyên, môi trường nước lưu vực sông Trà Khúc.
3) Nghiên cứu cơ sở khoa học cho PTBV tài nguyên nước LVS Trà Khúc.
4) Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển tài nguyên nước (PTTNN) LVS
Trà Khúc theo hướng bền vững.
5. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp kế thừa; phương pháp thu thập,
thống kê, phân tích tổng hợp; phương pháp điều tra thực địa và điều tra xã
hội học; phương pháp ước tính giá trị tài nguyên và môi trường; phương
1


pháp phân tích trong phòng thí nghiệm; phương pháp tính toán cân bằng
nước; phương pháp chuyên gia.
6. Những đóng góp mới của luận án
1) Đã phân tích và đánh giá được thực trạng PTTNN lưu vực sông Trà Khúc,
phân tích xác định được những biểu hiện không bền vững trong PTTNN lưu

vực sông Trà Khúc.
2) Xây dựng được cơ sở khoa học, thực tiễn phục vụ quản lý, khai thác và
bảo vệ môi trường nước LVS Trà Khúc gồm: Đưa ra được phương pháp tính
toán và xác định yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu tại hạ lưu sông Trà
Khúc; Xây dựng được bộ chỉ thị bảo vệ môi trường nước và HST thủy vực
sông Trà Khúc làm cơ sở cho quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường nước
LVS theo quan điểm PTBV; Xây dựng được phương pháp ước tính giá trị
kinh tế các dịch vụ và chức năng hệ sinh thái thủy vực LVS Trà Khúc và xác
định cụ thể cho khu vực hạ lưu với chương trình hỗ trợ tính toán kèm theo.
3) Đã đề xuất và xác định được các giải pháp để khắc phục các tồn tại trong
khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên, môi trường nước của lưu vực sông,
PTTNN lưu vực sông Trà Khúc theo hướng bền vững .

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG

1.1 Một số khái niệm và định nghĩa
Luận án đã lựa chọn một số thuật ngữ liên quan đến tài nguyên và môi
trường nước: bảo vệ tài nguyên nước, cạn kiệt nguồn nước, chỉ số chất lượng
nước, chỉ thị môi trường, dòng chảy môi trường, dòng chảy tối thiểu, hệ sinh
thái, môi trường, phát triển bền vững, phát triển nguồn nước, suy thoái nguồn
nước, tài nguyên nước.
1.2 Phát triển bền vững tài nguyên nước
1.2.1 Khái niệm
PTBV tài nguyên nước hiểu theo khái niệm của PTBV sẽ là trong
khai thác sử dụng, quản lý tài nguyên nước phải đảm bảo bền vững, hay nói
cách khác KTSD nước phải mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần cho
phát triển xã hội, nhưng vẫn duy trì được khả năng tái tạo và bảo vệ được
TNN cho các thế hệ mai sau sử dụng.
Theo Daniel P (1999) thì “PTBV tài nguyên nước là sự phát triển được thiết

kế và được quản lý nhằm đáp ứng đầy đủ mục tiêu của xã hội, hiện tại và
tương lai, trong khi đó vẫn duy trì được tính toàn vẹn về sinh thái, môi
trường và thủy văn của chúng” .
1.2.2 PTBV tài nguyên nước lưu vực sông
2


- Trong mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đã nêu ở trên
đã cho thấy để PTBV thì tài nguyên nước của LVS phải quản lý tổng hợp,
thống nhất.
- QLTHTNN và quản lý TNN theo lưu vực sông là hai nội dung chủ yếu cần
phải thực hiện trên lưu vực sông để PTBV tài nguyên nước.
- Thực hiện quản lý TNN theo LVS thì phải có quy hoạch LVS được xây
dựng và thực hiện. Trên LVS phải thành lập cơ quan quản lý LVS để chỉ đạo
các hoạt động KTSD nước và bảo vệ TNN thống nhất trên toàn bộ LVS.
1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu và thực hiện PTBV tài nguyên
nước lưu vực sông trên thế giới và ở Việt Nam
1.3.1 Trên thế giới
- Đã có khá nhiều nghiên cứu về PTBV Tài nguyên nước một số sông lớn
trên thế giới và đã đạt được những thành tựu nhất định về KTSD nước hợp
lý, thực hiện quản lý tổng hợp TNN (LVS Murray-Darling-Úc), sử dụng các
công cụ kinh tế trong kiểm soát ô nhiễm nước trên lưu vực (một số LVS ở
Trung quốc), chú trọng đến sự tham gia của cộng đồng trong quản lý LVS
(LVS Ruhuna –Srilanka)v.v..
- Một số bài học kinh nghiệm rút ra: để PTBV tài nguyên nước của LVS cần
phải đầu tư kịp thời, đúng mức, với sự kết hợp chặt chẽ giữa giải pháp kỹ
thuật và giải pháp kinh tế. Bên cạnh đó, việc xem xét về mặt xã hội là một
trong ba tiêu chí của PTBV cần phải được chú trọng. Cải tiến thể chế, chính
sách phù hợp để thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước (QLTHTNN),
quản lý lưu vực sông (QLLVS) cũng là kinh nghiệm bổ ích, cần vận dụng

một cách linh hoạt vào trong quá trình PTTNN các LVS của nước ta.
1.3.2 Tại Việt Nam
- Đã có hệ thống văn bản pháp luật về QLTNN, nhưng do còn thiếu nhiều
các hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện nên sự chuyển biến trên thực tế
trong việc thực hiện QLTHTNN, QLLVS trên các LVS ở nước ta hiện nay
còn rất chậm chạp
- Rất nhiều kết quả nghiên cứu của các đề tài dự án về QLTHTNN, QLLVS
đã được thực hiện trên các LVS của nước ta nhưng việc áp dụng các kết quả
nghiên cứu đó vào trong thực tế để PTTNN của các LVS nhìn chung chưa
thấy rõ hiệu quả; các kết quả nghiên cứu chưa phát huy được nhiều trong
thực tế để đóng góp cho PTBV tài nguyên nước trên các LVS là do kết quả
nghiên cứu còn nặng về lý thuyết, còn chung chung, chưa chi tiết và cụ thể
để áp dụng dễ dàng trong thực tế sản xuất .
- Trên LVS Trà Khúc: đã có nhiều đề tài, dự án nghiên cứu để PTTNN.
Nhìn chung các đề tài dự án nghiên cứu đã xây dựng được những cơ sở khoa
học ban đầu cho KTSD, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước LVS Trà Khúc.
3


Tuy nhiên chưa có đề tài nào đi sâu về PTBV tài nguyên nước cũng như tạo
dựng cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp cho PTBV tài nguyên nước LVS.
1.4 Những tồn tại trong nghiên cứu và thực hiện PTBV tài nguyên nước
lưu vực sông Trà Khúc và tiếp cận nghiên cứu của luận án
1.4.1 Những tồn tại
- Trên lưu vực chưa có được phương thức KTSD nước bền vững
- Quản lý TNN trên LVS chủ yếu vẫn theo phương thức truyền thống
- Còn mất cân đối giữa KTSD và bảo vệ tài nguyên nước nên KTSD nước
hiện nay đang làm cạn kiệt nguồn nước ở khu vực hạ lưu.
- Việc chia sẻ, phân bổ hợp lý nguồn nước LVS cho sử dụng của các ngành
và duy trì HST và môi trường ở hạ du là rất cần thiết. Song chưa có nghiên

cứu nào thực hiện về vấn đề này trong thực tiễn của LVS Trà Khúc.
- Yêu cầu nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp để đảm bảo nhu cầu nước
cho HST và duy trì môi trường sông để khắc phục tình trạng cạn kiệt nguồn
nước là cần thiết. Tuy nhiên còn rất ít nghiên cứu liên quan đến vấn đề này.
- Việc áp dụng các công cụ kinh tế vào đánh giá hiệu quả của các phương án
KTSD nước kể cả các giá trị kinh tế của HST thủy vực sông cũng chưa có
nghiên cứu nào đề cập tới.
1.4.2 Hướng tiếp cận và nội dung nghiên cứu của luận án
Sơ đồ logic tiếp cận nghiên cứu được biểu thị ở hình 1.2 được xây dựng trên
cơ sở nghiên cứu, phân tích và đánh giá những bài học kinh nghiệm trên thế
giới cũng như những tồn tại về PTBV trên LVS Trà Khúc.
1) Nghiên cứu đánh giá hiện trạng tài nguyên nước và khai thác sử dụng
nguồn nước trên lưu vực sông
2) Nghiên cứu xác định các cơ sở khoa học cho PTBV tài nguyên, môi
trường nước trên lưu vực sông Trà Khúc bao gồm: (i) Phân tích xác định
những biểu hiện không bền vững trong phát triển PTTNN lưu vực sông Trà
Khúc; (ii) Xác định yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu (DCTT) trên sông
chính ở khu vực hạ lưu và vấn đề thực hiện để quản lý kiểm soát nguồn
nước; Đề xuất các chỉ thị bảo vệ môi trường nước và HST thuỷ vực hạ lưu
sông Trà Khúc; Nghiên cứu phương pháp và thực hiện việc ước tính giá trị
kinh tế HST thuỷ vực hạ lưu Trà Khúc và đề xuất ý kiến về việc lồng ghép
trong xem xét giải pháp trợ giúp ra quyết định quản lý sử dụng nước
(3) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp mang tính định hướng cho PTBV tài
nguyên, môi trường nước lưu vực sông.

4


Đánh giá Tài nguyên nước
- Số lượng nước

- Chất lượng nước và thủy sinh vật
- Khai thác, sử dụng

Những tồn tại trong
PTTNN lưu vực sông

PTBV Tài
nguyên nước
lưu vực sông

Điều kiện PTBV Tài
nguyên nước LVS

Cơ sở khoa học cho PTBV tài nguyên nước LVS

Những biểu hiện
không bền vững
trong PTTNNT

Phục vụ cho
nghiên cứu đề
xuất các giải pháp
thực hiện PTBV
Tài nguyên nước
LVS Trà Khúc

Xác định dòng chảy
tối thiểu

Để xem xét các phương

án và là cơ sở XD các
giải pháp bổ sung nguồn
nước, đảm bảo dòng
chảy hạ du

Bộ chỉ thị BVMT và
HST thủy vực sông
Trà Khúc

Ước tính kinh tế các
giá trị dịch vụ và chức
năng HST thủy vực

Cung cấp bộ dẫn
liệu ứng với các
thời điểm xác
định, phục vụ
đánh giá tình trạng
và diễn biến MT
nước LVS Trà
Khúc

Trợ giúp cho việc
xem xét các phương
án KTSD nước, lồng
ghép vào quá trình
ra quyết định lựa
chọn đầu tư CT hạ
tầng về nước theo
quan điểm PTBV


Đề xuất các giải pháp PTTNN lưu vực sông theo hướng
bền vững

Hình 1-2. Khung thực hiện nghiên cứu

1.5 Kết luận chương 1
- PTBV tài nguyên nước đã và đang được thực hiện ở nhiều LVS trên thế
giới cũng như ở Việt Nam, các bài học kinh nghiệm cũng như những tồn tại
trong việc triển khai thực hiện trên thế giới và ở Việt nam đã được tổng hợp
và đánh giá trong chương này. Một số bài học kinh nghiệm trên thế giới được
rút ra từ những trường hợp nghiên cứu điển hình đó là việc sử dụng kết hợp
và linh hoạt các giải pháp cứng và mềm, giải pháp kỹ thuật kết hợp với giải
pháp kinh tế trong thực tiễn phát triển TNN lưu vực sông.
5


- Những đề tài, dự án nghiên cứu cho LVS Trà Khúc trong vài thập kỷ qua
đã có những đóng góp nhất định về đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo vệ
tài nguyên, môi trường nước LVS. Tuy nhiên, các giải pháp cũng còn khiếm
khuyết nhất định, ví dụ chưa đề cập đến cũng như chưa giải quyết vấn đề
chia sẻ, phân bổ hợp lý nguồn nước của sông ở trung và thượng lưu cho sử
dụng ở hạ lưu, đặc biệt là vấn đề duy trì nước cho HST và môi trường dòng
sông như chính sách và pháp luật về TNN hiện hành đòi hỏi. Vì vậy, yêu cầu
nghiên cứu cơ sở khoa học cũng như phương pháp luận và công cụ kỹ thuật
phù hợp để đề xuất các giải pháp PTBV tài nguyên nước cho LVS Trà Khúc
là cần thiết.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC
2.1 LVS Trà Khúc và tình hình khai thác sử dụng nước trên lưu vực

2.1.1 Lưu vực sông Trà Khúc
- Diện tích lưu vực: 3337 km2, chiều dài sông 148km.
- Mùa kiệt kéo dài từ tháng I-IX, mùa lũ X-XII.
- Dân số: theo số liệu thống kê năm 2010 là 663.605 người, khu vực hạ lưu là
524.500 người (tính từ đập Thạch nham ra tới cửa sông).
2.1.2 Tình hình khai thác sử dụng nước
- Nước cho tưới: nhờ HTTL Thạch Nham, đến 2010 tưới cho gần 31000 ha,
năng lực thiết kế của hệ thống là 50.000 ha.
- So sánh với nguồn nước đến đập Thạch Nham trong các tháng mùa kiệt cho
thấy hiện tại đập Thạch Nham lấy từ 20 % đến 45 % lượng nước mùa kiệt
của sông.
- Các công trình thủy lợi khác: hồ Nước trong đang thi công; 267 công trình
thủy lợi nhỏ: 43 hồ chứa, 186 đập dâng và 38 trạm bơm (xem bản đồ hệ
thống CTTL)
- Nước của HTTL Thach Nham cấp cho công nghiệp năm 2010 là 21.900
m3/ng.đêm; Nước lấy từ sông Trà Khúc cấp cho sinh hoạt và công nghiệp
thành phố Quảng Ngãi là 20.000 m3/ng.đêm.
- Nước cho nuôi trồng thủy sản nước lợ vùng cửa sông: khoảng 11,4 triệu m3.
2.2 Đánh giá tài nguyên nước
2.2.1 Tình hình số liệu quan trắc khí tượng thủy văn
Bản đồ mạng lưới các trạm quan trắc khí tượng thủy văn trong khu vực
như hình 2-2 và thống kê trong bảng 2-6. Trong trường hợp lưu vực nghiên
cứu rộng như vậy thì các trạm đo mưa, thủy văn và khí tượng như liệt kê ở
bảng 2-6 là còn ít so với yêu cầu sử dụng.
Bảng 2-6. Các trạm quan trắc khí tượng thủy văn LVS Trà Khúc và vùng lân cận
Tên trạm
Loại
Thời gian
Yếu tố
Ghi chú

trạm
quan trắc quan trắc
6


Trà Khúc
Quảng Ngãi
Sơn Giang
Sơn Hà
Giá Vực
Trà Bồng
Mộ Đức
Đức Phổ
Minh Long
Ba Tơ
An Chỉ

Thủy văn
Khí tượng
Thủy văn
Khí tượng
Đo mưa
Đo mưa
Đo mưa
Đo mưa
Đo mưa
Khí tượng
Thủy văn

1977- 2010

1977-2010
1979-2010
1977-2010
1977-2010
1977-2010
1977-2010
1977-2010
1977-2010
1977-2010
1977- 2010

X,H
X,T,Z,U,V
X,H,Q,ρ
X
X
X
X
X
X
X,T,Z,U,V
X,H,Q,ρ

Ở hạ lưu LV Trà Khúc
Ở hạ lưu LV Trà Khúc
Ở trung lưu LV Trà Khúc
Ở trung lưu LV Trà Khúc
Ở thượng lưu LV Trà Khúc
Trên lưu vực Trà Bồng
Ở hạ lưu LV sông Vệ

Ở hạ lưu LV sông Vệ
Ở thượng lưu LV Trà Khúc
Ở thượng lưu LV sông Vệ
Ở thượng lưu LV sông Vệ

2.2.2 Đánh giá tài nguyên nước mưa
- Lượng mưa tập trung chủ yếu trong 4 tháng mùa mưa chiếm 70-75 %
lượng mưa cả năm. Tháng X và XI của mùa mưa có lượng mưa tháng lớn
nhất trong năm với tổng lượng mưa 2 tháng này phổ biến từ 950-1750 mm,
chiếm 45-55% tổng lượng mưa toàn năm.
- Dựa vào bản đồ đẳng trị lượng mưa năm trung bình nhiều năm X0 LVS Trà
Khúc tính toán được Xo của LVS Trà Khúc đến trạm Sơn Giang là 3087mm,
đến đập Thạch Nham là 3099 mm, đến trạm thủy văn Trà Khúc là 3070mm,
đến cửa sông là 2742 mm. Tiềm năng nước mưa ở trung và thượng lưu lưu
vực tính đến đập Thạch Nham là 8.832 tr.m3 và của cả lưu vực là 9.150 tr.m3 .
- Đánh giá: Với lượng mưa bình quân lưu vực 2742 mm thì lưu vực Trà
Khúc thuộc loại mưa tương đối nhiều. Nếu tính bình quân trên 1 km2 diện
tích lưu vực thì lượng nước mưa ở trung và thượng lưu từ Thạch Nham trở
lên là 3,10 tr.m3/km2 và trên toàn bộ LVS là 2,74 tr. m3/km2.
2.2.3 Đánh giá tài nguyên nước mặt
Theo mô đuyn dòng chảy năm bình quân nhiều năm M0 (l/s.km2): M0 của
LVS Trà Khúc là 70,8 l/s-km2, thuộc loại nhiều nước.
Dựa trên lượng nước mặt bình quân đầu người LVS Trà Khúc có tổng
lượng dòng chảy mặt là 7,629 tỷ m3/năm, lượng nước mặt trung bình/đầu
người của lưu vực là 11.496 m3/người/năm vượt trên mức trung bình của thế
giới (4000m3/người/năm) tới 2,8 lần. Mùa kiệt, tổng lượng dòng chảy mặt
theo kết quả tính ở bảng 2-10 bằng 34 % tổng lượng dòng chảy mặt trong
năm, tương 2,594 tỷ m3. Vậy lượng nước mặt bình quân đầu người trong 9
tháng mùa kiệt là 3.909 m3/năm.
Theo 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp:Lượng nước trên 1 ha diện tích đất

nông nghiệp của lưu vực là 124.636 m3/ha/năm và 42.376 m3/ha/mùa kiệt.
Đánh giá: LVS Trà Khúc thuộc loại giàu nước như đã đánh giá theo các chỉ
tiêu ở trên. Tuy nhiên, do TNN mặt phân phối rất không đều theo thời gian
trong năm, trong 3 tháng mùa lũ có 70-75 % lượng nước của cả năm. Nguồn
7


nước dư thừa chảy tràn trên bề mặt đất gây úng ngập các vùng trũng thấp hai
bên sông và hạ lưu rồi chảy ra biển. Trong 9 tháng mùa kiệt có nhu cầu nước
sử dụng lớn nhất nhưng chỉ có 25-30 % lượng nước vì thế thường xảy ra
khan hiếm và thiếu nước.
2.3 Đánh giá môi trường nước
2.3.1 Chất lượng nước
• Nguồn ô nhiễm nước đổ trực tiếp xuống sông Trà Khúc: Nước thải sinh
hoạt của TP Quảng ngãi, TT Sơn Tịnh và 22 xã dọc hạ lưu sông; NTCN từ
Công ty cổ phần đường Quảng ngãi và nhà máy tinh bột mỳ Sơn Hải;
• Khảo sát CLN và thủy sinh vật: 4 đợt, năm 2010 2 đợt 2011 2 đợt vào
tháng 7 và tháng 11; môi trường lấy mẫu: nước, trầm tích, cá, hến. Tổng số:
256 mẫu gồm có 87 mẫu nước mặt, 70 mẫu nước thải, 38 mẫu nước ngầm,
45 mẫu trầm tích, và 16 mẫu thủy sinh vật
• Số liệu CLN sử dụng: ngoài đo đạc trực tiếp 4 đợt, luận án còn kế thừa số
liệu quan trắc thường xuyên của Chi cục BVMT tỉnh. Chất lượng số liệu tốt,
tin cậy.
Đánh giá diễn biến CLN theo không gian và thời gian
So với yêu cầu chất lượng nước cột A2 của QCVN 08:2008:
- Đoạn từ sau đập Thạch Nham đến cầu Trường Xuân: nước sông đã bị
ô nhiễm ở mức độ thấp do nguồn gây ô nhiễm phân tán hai bên sông chảy
xuống và do nguồn xả thải của nhà máy mỳ Sơn Hải ở thượng lưu.
- Đoạn sông chảy qua thành phố Quảng Ngãi chất lượng nước bị suy
giảm nhanh chóng và ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm sinh học đã rất rõ rệt với

thông số BOD5 và COD vẫn gấp tiêu chuẩn cho phép trong cột A2 của
QCVN 08:2008 từ 1,5 đến trên 5 lần.
- Đoạn hạ lưu từ sau bến Tam Thương đến cửa sông : mức độ ô nhiễm
giảm đi, giá trị BOD5 và COD vẫn > cột A2 QCVN 08:2008 từ 1 đến 3 lần.
2.3.2 Đánh giá tài nguyên thủy sinh vật ở lưu vực sông Trà Khúc
- Thành phần thuỷ sinh vật khá phong phú và đa dạng: gồm 96 loài tảo, 61
loài động vật nổi, 9 loài thân mềm, tôm, cua nước ngọt, 96 loài cá, trong đó
có 3 loài cá quý, hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam.
- Cá bống sông Trà đã trở thành thương hiệu, có giá trị kinh tế cao, chính vì
vậy việc nhân dân địa phương thường khai thác quá mức, hậu quả là loài này
đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
2.4 Nguyên nhân suy thoái TN&MT nước hạ lưu sông Trà Khúc
2.4.1 Suy thoái và cạn kiệt nguồn nước khu vực hạ lưu
1). Do ảnh hưởng tổng hợp các nguyên nhân: (1) suy thoái điều kiện mặt
đệm lưu vực từ đó làm suy giảm dòng chảy mùa cạn ở hạ lưu: phá rừng,
trồng rừng (bảng 2-21); khai thác khoáng sản quá mức, không kiểm soát.
8


2) KTSD nước chưa hợp lý ở thượng lưu, trong đó có việc lấy quá mức
nguồn nước đến tự nhiên của sông của đập Thạch Nham
Bảng 2-23. Tổng hợp tình hình lấy nước của đập Thạch Nham và số ngày nước
không qua ngưỡng tràn
Năm
1998
2002
2003
2004
2005
2006

2010

Qsơn
Giang
(m3/s)

Q đến
ThạchNham
(m3/s)

253.9
184.7
222.5
182.8
234.3
156.5
184,6

265.4
193.0
232.5
191.0
244.8
163.5
194.6

W lấy nước HT (tr.m3)
Cả năm
758,3
688,6

657,83
631,2
666,7
665,8
635,7

Mùa kiệt
728,5
635,7
654,6
580,1
623,7
603,3
590,1

Số ngày nước
không qua
ngưỡng tràn
98/270
78/270
64/270
34
75/270
44
62/270

Qua phân tích thấy khi Qđến đập Thạch Nham trong khoảng 20-40
m /s thì đã có thể xảy ra tình trạng nước không qua tràn.
3


Hình 2-11 Biểu đồ Qthang min tại trạm TV Trà Khúc

Hình 2-12 Biểu đồ Qngaymin tại trạm thủy văn Trà Khúc

Từ hai hình 2-11 và 2-12 có thể thấy việc lấy nước của đập Thạch Nham
đã làm cạn kiệt dòng chảy ở hạ lưu thể hiện rõ rệt nhất ở giá trị Q ngày min,
trong đó giá trị Q ngày min thời kỳ trước khi có đập biến đổi trong khoảng
9


25-47 m3/s, nhỏ nhất là 16,67 m3/s. Tuy nhiên sau khi đập Thạch Nham lấy
nước, Q ngày min giảm nhỏ hơn nhiều, thường biến đổi trong khoảng 5,5 -12
m3/s. Phân tích giá trị Qtháng min cũng cho thấy quy luật tương tự.
3) Ảnh hưởng của BĐKH toàn cầu làm biến đổi nguồn nước đến LVS, hiện
tại chưa có các nghiên cứu chuyên sâu trên lưu vực để định lượng bằng con
số ảnh hưởng này.
2.4.2 Suy thoái môi trường nước và HST thủy sinh
Suy giảm chất lượng nước và gia tăng ô nhiễm nước
- Do gia tăng các nguồn xả thải và chất ô nhiễm chảy vào sông
- Do suy thoái cạn kiệt nguồn nước sông trong thời gian mùa kiệt các năm
gần đây
Suy thoái thủy sinh vật và nguồn lợi thủy sản
Đây là hậu quả của:
(i) Suy thoái và cạn kiệt nguồn nước; (ii) Gia tăng ô nhiễm nước; (iii) Còn
do ảnh hưởng của việc vận hành đập Thạch Nham; (iv) Ảnh hưởng của khai
thác cát sỏi trong lòng sông ; (v) Khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản, khai
thác bằng các hình thức hủy diệt.
2.5 Kết luận chương 2
- Tài nguyên nước mặt LVS Trà Khúc thuộc loại tương đối giàu nước như
đã đánh giá theo các chỉ tiêu khác nhau. Tuy nhiên, do những nguyên nhân

khách quan và chủ quan nên mức độ đảm bảo về nước của lưu vực có những
thời gian sẽ thấp hơn nhiều so với đánh giá theo các chỉ tiêu ở trên.
- Môi trường nước LVS Trà Khúc được đánh giá cả về phương diện chất
lượng nước và về thủy sinh vật. Cho tới năm 2011, CLN trên dòng chính
sông Trà Khúc đã có nhiều đoạn bị ô nhiễm cục bộ, đặc biệt đoạn sông chảy
qua TP Quảng ngãi, nơi là nguồn cấp nước sinh hoạt cho cư dân thành phố
cũng như các các KCN, CCN ở vùng xung quanh.
- Đã phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới biến đổi TNN lưu vực
sông Trà Khúc, như: sự BĐKH toàn cầu tới TNN nước mặt LVS Trà Khúc;
sự suy thoái điều kiện mặt đệm ở khu vực thượng nguồn; các hoạt động
KTSD nước trên lưu vực, nhất là ảnh hưởng lấy nước của đập Thạch Nham.
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC PTBV TÀI NGUYÊN,
MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG TRÀ KHÚC
3.1 Phân tích, xác định những biểu hiện không bền vững trong PTTNN
lưu vực sông Trà Khúc
(1) Không bền vững về nguồn nước cho khai thác sử dụng
- Nguồn nước đến sông Trà Khúc rất phong phú nhưng phân bố không đều
theo thời gian và không gian, không đảm bảo bền vững cho KTSD.
10


- Sự suy thoái điều kiện mặt đệm ở thượng lưu trong những thập kỷ qua đã
ảnh hưởng đến sự bền vững của nguồn nước cho sử dụng ở hạ lưu.
(2) Không bền vững trong KTSD tài nguyên nước
- Không bền vững về cơ sở hạ tầng các công trình KTSD nước và về phương
thức KTSD nguồn nước của LVS
- Không bền vững trong quy hoạch, khai thác sử dụng nước LVS
(3) Không bền vững trong bảo vệ TNMT nước và HST thủy vực
- Suy thoái và cạn kiệt nguồn nước ở hạ lưu Trà Khúc trong hơn một thập kỷ
gần đây là hậu quả của suy thoái mặt đệm, KTSD không hợp lý nguồn nước

ở khu vực thượng lưu.
- Ô nhiễm nước ở hạ lưu chưa khống chế được.
- Chưa đảm bảo nước cho HST và duy trì điều kiện môi trường dòng sông ở
hạ lưu Trà Khúc.
(4) Không bền vững trong quản lý tài nguyên nước, quản lý LVS
- Quản lý TNN: hiện tại, việc quản lý TNN lưu vực sông Trà Khúc chủ yếu
vẫn theo phương thức truyền thống, chưa xây dựng được những cơ sở cần
thiết để chuyển đổi sang thực hiện QLTNN theo phương thức tổng hợp.
- Quản lý tổng hợp LVS: trên lưu vực hiện chưa có quy hoạch LVS được
xây dựng và phê duyệt, chưa tổ chức được cơ quan quản lý LVS để chỉ đạo
và điều phối các hoạt động KTSD tài nguyên và BVMT lưu vực, giải quyết
các mâu thuẫn, xung đột trong sử dụng nước của các ngành và nước cho môi trường.
3.2 Nghiên cứu xác định yêu cầu duy trì dòng chảy tối thiểu trên sông
chính hạ lưu sông Trà Khúc
3.2.1 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
- Hiện tại Bộ TNMT vẫn chưa đưa ra hướng dẫn cụ thể về phương pháp xác
định lượng DCTT để sử dụng thống nhất trên thực tế. Nghiên cứu của luận
án về vấn đề này vì thế sẽ có đóng góp về mặt khoa học trong việc giải quyết
vấn đề trên, và đối với LVS Trà Khúc. Kết quả tính toán lượng DCTT cần
duy trì trong sông sẽ là cơ sở cho việc xem xét các phương án KTSD nước,
giải pháp chia sẻ phân bổ nguồn nước của đập Thạch Nham cho sử dụng ở
hạ lưu đảm bảo yêu cầu bền vững.
3.2.2 Phương pháp xác định yêu cầu duy trì DCTT hạ lưu Trà Khúc
1. Khái niệm và phương pháp xác định DCTT cần duy trì tại tuyến tính toán
- Lượng DCTT là tổng hòa của ba thành phần: (i) Nước cho đáp ứng sự phát
triển bình thường của HST; (2) Nước cho duy trì “ sức khỏe” của dòng sông
hoặc đoạn sông; (3) Nước cho bảo đảm ở mức tối thiểu các nhu cầu sử dụng
của các ngành ở đoạn sông hạ lưu tuyến tính toán.
DCTT = DCMT + Nước sử dụng ở hạ lưu
(3-1)

11


- Khi tính toán cân bằng nước để xác định lượng DCTT mà công trình KTSD
nước phải xả trả lại sông ở hạ lưu tuyến tính toán cần được trừ đi lượng nước
nhập lưu địa phương này. Trong trường hợp hai bên đoạn sông hạ lưu có các
khu tưới trồng lúa nước thì nhập lưu địa phương còn thêm lượng nước hồi
quy từ ruộng lúa chảy xuống sông.
DCTT = DCMT + Nước sử dụng ở hạ du - Nhập lưu địa phương (3-2)
2. Xác định yêu cầu duy trì DCTT ở hạ lưu sông Trà Khúc
- Tính lượng nước nhập lưu chảy vào sông
Đập Thạch Nham
F- 2850 km2

F= 332 km2

Lấy nước của NMN
Quảng Ngãi
2

F=155 km

Trạm thủy văn Trà Khúc
(Tuyến tính toán DCTT)
F= 3182 km2
Lượng nước điều tiết
của lưu vực hạ lưu
tuyến tính toán DCTT

Lượng nước

hồi quy

Cửa sông
F= 3337 km2

Hình 3-2. Sơ đồ tuyến tính toán DCTT và các thành phần nguồn nước

- Xác định lượng nước sử dụng ở đoạn sông hạ lưu tuyến tính toán: cấp cho
sinh hoạt của TP Quảng ngãi, cho KCN Quảng phú và cho nuôi 285 ha thủy
sản vùng gần cửa sông
- Xác định nhu cầu nước cho HST/dòng chảy môi trường tại tuyến tính toán:
sử dụng 3 phương pháp sau: Tennant, kinh nghiệm chuyên gia, đường duy trì
Q bình quân ngày được 3 kết quả, chọn giá trị 24,8 m3/s làm giá trị Qdcmt
trung bình mùa kiệt tại tuyến tính toán.
- Xác định lượng DCTT cần duy trì tại tuyến tính toán: tính theo công thức
(3-2) được QDCTT = 24,1 m3/s.
Lượng DCTT biến đổi theo các tháng của mùa kiệt
12


Với QDCTT mùa kiệt là 24,1 m3/s và mượn mô hình PPDC dạng bình
quân của trạm thủy văn Trà Khúc (bảng 3-3) sẽ xác định được quá trình biến
đổi theo tháng trong mùa kiệt của lượng DCTT tại tuyến tính toán như bảng 3-5.
Bảng 3-5. Q dctt theo các tháng mùa kiệt tại tuyến tính toán
Tháng
Q (m3/s)

I
53,9


II
25,6

III
14,9

IV
12,2

V
18,5

VI
14,4

VII
10,2

VIII
17,0

IX
49,9

Mùa kiệt

24,1

3. Vận hành công trình KTSD nước ở thượng lưu bảo đảm yêu cầu duy trì
lượng DCTT ở hạ lưu sông Trà Khúc

3.3 Đề xuất bộ chỉ thị BVMT nước và HST thủy vực sông Trà Khúc
3.3.1 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Bộ chỉ thị môi trường được xác định ứng với một thời điểm nhất định
cho LVS Trà Khúc nhằm để quan trắc, cung cấp các dẫn liệu phục vụ cho
đánh giá tình trạng và diễn biến môi trường nước và HST thủy vực, từ đó làm
cơ sở xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển KTXH dài hạn trên
LVS. Nó còn có ý nghĩa khá quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của các
biện pháp quản lý TNMT nước trên LVS.
3.3.2 Phương pháp tiếp cận và các nguyên tắc xây dựng bộ chỉ thị
Luận án đã áp dụng khung DPSIR (Động lực Dynamic- Áp lực Pressure
– Hiện trạng State – tác động Impact - ứng phó Response) để xây dựng bộ
chỉ thị “BVMT nước và HST thủy vực sông Trà Khúc”, gồm 25 chỉ thị: 9 chỉ
thị nhóm động lực, 3 chỉ thị áp lực; 6 chỉ thị nhóm hiện trạng; 3 chỉ thị nhóm
tác động và 4 chỉ thị nhóm ứng phó. Sau đó đã xác định các chỉ thị này cho
hạ lưu sông Trà Khúc như bảng 3-11.
Bảng 3-11. Xác định một số chỉ thị bảo vệ môi trường nước và HST thủy vực hạ lưu
sông sông Trà Khúc tại thời điểm năm 2010
TT


hiệu

Tên chỉ thị

D1.1

Tốc độ tăng dân số
lưu vực Trà Khúc

2


D1.2

Mật độ dân số đô thị
TP Quảng ngãi và các
thị trấn trong LVS Trà
Khúc

3

D2.1 đã được thành lập trên

1

Tổng số KCN/cụm CN

4

5

D2.2

D3.1

LVS Trà Khúc
Tổng diện tích đã lấp
đầy của các KCN,
CCN tập trung hạ lưu
Trà Khúc
Lượng phân bón hóa


Đơn vị

Giá trị

Nguồn số liệu

%

0,85

Báo cáo KTXH năm
2010

v.vn

Người/ha

- TP Quảng Ngãi:
3022
- TT Sơn Tịnh: 953
- TT Tư Nghĩa:
1127

Niên giám thống kê 2010
tỉnh Quảng Ngãi

Khu/Cụm
CN


2 KCN; 2 CCN

Chi cục BVMT- Sở TNMT

ha

Tịnh Phong 45 ha,
Quảng Phú 58 ha

Đã xác định được từ số liệu
của Sở Công thương

kg/sào/vụ

20

Trung tâm khuyến nông

13


6

D3.2

7

D3.3

8


D4

9

D5

10

P1.1

11

P1.2

12

P2

13

S1

14

S2

15

S3


học dùng cho ruộng
lúa canh tác 2 vụ
Tổng diện tích mặt
nước nuôi trồng thủy
sản nước ngọt
Tổng diện tích mặt
nước nuôi trồng thủy
sản nước lợ

huyện, tỉnh
ha

25

Trung tâm khuyến ngư
huyện, tỉnh; UBND xã

ha

294,2

Trung tâm khuyến ngư
huyện, tỉnh; UBND xã

Số lượng khách đến
du lịch tại hạ lưu TK

lượt
người/năm


9650

Năm 2010

Diện tích rừng đầu
nguồn HTTL Thạch
nham bị mất
Nhu cầu nước phục vụ
nông nghiệp
Nhu cầu nước phục vụ
công nghiệp; sinh hoạt
Tổng lượng nước thải
trong các lĩnh vực:
công nghiệp, sinh hoạt
và dịch vụ hạ lưu sông
Độ che phủ rừng

ha/năm

3934 (tính cho
LVS Trà Khúc)

Triệu
m3/năm
Triệu
m3/năm
Triệu
m3/năm


%

383,4

Năm 2010

78,6

Ước tính cho 2010

92,57

Ước tính cho 2010

21,7 (tính cho LVS
Trà Khúc)
8,1

m3/s

16

S4

17

S5

Lượng dòng chảy ngày
nhỏ nhất tại hạ lưu

Số ngày dài nhất của
một đợt mà nước
không tràn qua đập TN
trong mùa kiệt
Chất lượng nước mặt:
Nhiệt độ, tổng Ni-tơ,
tổng Phốt pho, DO,
BOD5, pH, thuốc trừ
sâu, kim loại nặng,
coliform tổng số
Số loài sinh vật nổi

18

S6

Số loài cá

loài

96

S7

Số loài thuỷ sinh quý
hiếm, số loài có giá trị
kinh tế
Số lần cá chết do xả
nước thải của các
nguồn xả thải tập trung

ven sông xảy ra trong
năm
Tổng thiệt hại nuôi
trồng thủy sản trên
sông do ô nhiễm nước
trong năm
Tỷ lệ % các cơ sở CN
trong vùng hạ lưu có
hệ thống XLNT đạt
tiêu chuẩn MT

loài

3 loài quý hiếm
9 loài cá có giá trị
KT
2 lần

19
I1

20
I2

21

22

R2


Chi cục kiểm lâm, Chi cục
Lâm nghiệp

ngày

Chi cục kiểm lâm, Chi cục
Lâm nghiệp
Tại Trạm TV Trà Khúc
năm 2010
Công ty Khai thác CTTL
cung cấp số liệu

62
mg/l

Xem bảng 3.12 bên dưới

loài

157

lần/năm

Triệu VND
/năm

≈ 6958

%


65

Thông qua phân tích mẫu
thủy sinh vật (Phụ lục 2)
Thông qua phân tích mẫu
thủy sinh vật (Phụ lục 2)
Thông qua phân tích mẫu
thủy sinh vật (Phụ lục 2)
Năm 2010

Số liệu được cung cấp bởi
UBND 2 xã Tịnh Khê và
Tịnh Long

14


23
R3

24

R4

25

R5

Số lượng đề tài, dự án
nghiên cứu về PTBV

tài nguyên nước và
ĐDSH được thực hiện
trên lưu vực Trà Khúc
Số tiền đầu tư cho dự
án bảo vệ MT nước
của tỉnh QN/năm lấy
trong ngân sách của
tỉnh
Các văn bản pháp luật
về BVMT được tỉnh
ban hành

Số đề tài,
dự án/năm

3

Năm 2010

Tỷ VND
/năm

≈ 1,2

Cho 3 dự án trong đó có
phần liên quan đến bảo vệ
nguồn nước và ĐDSH

Số lượng


4

Theo công bố của Ủy ban
ND Tỉnh

3.4 Nghiên cứu phương pháp ước tính giá trị kinh tế HST thủy vực hạ
lưu Trà Khúc trợ giúp cho quá trình ra quyết định KTSD nước LVS
3.4.1 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
- Theo các dẫn liệu và đánh giá trong chương 2, HST sông Trà Khúc ở hạ
lưu đã và đang bị suy thoái.
- Việc quy ra tiền tệ các giá trị dịch vụ HST hạ lưu sông Trà Khúc cho phép
hiểu biết một cách tường tận hơn toàn bộ các giá trị thật của chúng, làm cơ sở
khoa học mang tính thuyết phục để đề xuất các giải pháp hợp lý về phân bổ,
chia sẻ nguồn nước sao cho duy trì được DCMT và HST thủy vực ở hạ du.
Từ đó, giúp cho các nhà quy hoạch, các nhà quản lý, các nhà ra quyết định
trong việc lựa chọn các phương án phát triển, đầu tư các công trình hạ tầng
về nước trong LVS theo quan điểm PTBV.
3.4.2 Phương pháp ước tính giá trị kinh tế dịch vụ và chức năng HST
- Việc ước tính giá trị kinh tế các HST đã được nghiên cứu và áp dụng từ lâu
ở nhiều quốc gia. Mặc dù các HST sông cũng đã được nghiên cứu ước tính
giá trị kinh tế nhưng chưa nhiều và chưa thật nổi bật.
- nghiên cứu ước tính kinh tế các giá trị HST ở Việt Nam chưa nhiều, mới
tập trung chủ yếu vào các HST biển ven bờ, HST rừng ngập mặn, HST rừng
mà chưa có những nghiên ước tính giá trị kinh tế các chức năng và dịch vụ
của HST sông.
3.4.3 Phương pháp luận ước tính giá trị kinh tế các dịch vụ HST
- Tổng giá trị kinh tế = Giá trị sử dụng + Giá trị phi sử dụng
- Các phương pháp đã được sử dụng để ước tính giá trị kinh tế (GTKT) các
dịch vụ HST thủy vực hạ lưu sông Trà Khúc trong luận án này bao gồm : giá
cả thị trường, chi phí du lịch, chi phí thay thế, đánh giá ngẫu nhiên.

3.4.4 Xây dựng phương pháp ước tính giá trị kinh tế các dịch vụ và
chức năng HST thủy vực hạ lưu sông Trà Khúc
1. Các loại giá trị kinh tế các dịch vụ của HST thủy vực sông
(1) Các giá trị sử dụng trực tiếp
- Gía trị khai thác thủy sản nước ngọt
15


- Gía trị nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước lợ
- Gía trị chăn nuôi thủy cầm như vịt thịt, vịt đẻ trên sông
- Gía trị khai thác cát, sạn vào mùa kiệt
- Gía trị du lịch
(2) Các giá trị sử dụng gián tiếp
- Giá trị tích lũy các bon và hấp thụ, giảm khí CO2
- Giá trị thư giãn, giải trí, tiêu khiển
- Giá trị cung cấp tài nguyên thủy sinh vật, ĐDSH
(3). Các giá trị phi sử dụng: Luận án tập trung vào giá trị bảo tồn ĐDSH của
HST sông cho các thế hệ mai sau.
2. Ước tính giá trị kinh tế các dịch vụ HST thủy vực hạ lưu Trà Khúc
- Lượng giá kinh tế các giá trị HST hạ lưu sông Trà Khúc được quy ra
tiền từ những giá trị sử dụng trực tiếp, gián tiếp và các giá trị chưa sử dụng.
Bảng 3-15. Kết quả ước tính giá trị kinh tế HST hạ lưu sông Trà Khúc

TT

Tên các giá trị

Gia trị kinh tế các dịch vụ HST ( triệu VND)
Trường hợp 2:
Trường hợp 1: hiện tại - năm 2010

trước khi có
đập TN
Theo giá trị
Quy đổi về
Tỷ lê% so
Theo giá trị
đồng tiền ở
giá trị đồng với tổng giá
đồng tiền ở
thời điểm hiện
tiền năm
trị kinh tế
thời điểm năm
tại năm 2010
1979
HST
1979
140.064
20.008
71,4

1

Giá trị sử dụng trực tiếp

1.1

Gía trị khai thác thủy sản

69.268


9.895

35,4

35.386

1.2

Gía trị nuôi trồng thủy sản

24.394

3.485

12,0

-

1.3

Gía trị chăn nuôi thủy cầm

6.574

939

3,3

-


1.4

Gía trị khai thác sạn, cát

29.459

4.208

15,3

-

1.5

Gía trị du lịch

10.369

1.481

5,4

-

51.505

7357

26,6


-

2

Giá trị sử dụng gián tiếp
Gía trị ĐDSH, nơi nuôi
dưỡng, sinh đẻ cho các loài
thủy hải sản

13.854

1979

7,0

Tích lũy cac bon ( thảm thực
vật trên các bãi ven sông,
RNM ở cửa sông...)

19.988

2855

10,2

2.3

Thư giãn, nghỉ ngơi giải trí
hai bên sông


17.663

2523

9,4

-

3

Giá trị chưa sử dụng

3.900

557

2,0

-

195,469

27.922

100

-

2.1


2.2

TỔNG GIÁ TRỊ

-

-

Nhận xét kết quả: (từ chương trình tính)
16


(1) Tính cho thời điểm hiện tại năm 2010: khi nguồn nước sông bị suy thoái
cạn kiệt theo số liệu điều tra thực địa
Tổng giá trị kinh tế của 9 dịch vụ HST thủy vực sông Trà Khúc: 195,5 tỷ
đồng, trong đó giá trị sử dụng trực tiếp chiếm 71,4%.
(2) Trường hợp trước khi có đập Thạch Nham, chọn năm 1979 để tính toán,
khi nguồn nước sông còn dồi dào ngay cả trong mùa kiệt.
Do phải điều tra truy hồi nên chỉ ước tính được 1 giá trị khai thác thủy
sản, quy đổi ra gấp 3,57 lần giá trị khai thác thủy sản năm 2010, khi điều này
chứng tỏ nguồn nước dồi dào sẽ cho năng suất đánh bắt tự nhiên cao
3.5 Kết luận chương 3
(1) Đã phân tích các biểu hiện không bền vững trong PTTNN của LVS làm
cơ sở cho đề xuất các giải pháp thực hiện PTBV tài nguyên nước. (2) Đã xây
dựng phương pháp tính toán và xác định được yêu cầu duy trì DCTT ở hạ lưu
sông Trà Khúc làm cơ sở cho nghiên cứu xây dựng giải pháp chia sẻ, phân
bổ nguồn nước. (3) Để làm cơ sở cho BVMT nước và hệ sinh thái thủy vực,
luận án đã xây dựng bộ chỉ thị BVMT nước và HST thủy vực sông Trà Khúc
bao gồm 23 chỉ thị. (4) Đã ước tính được GTKT các dịch vụ của HST thủy

vực trong hai trường hợp: (i) Nguồn nước và điều kiện dòng sông như hiện
tại năm 2010 đã bị suy thoái, (ii) nguồn nước và điều kiện dòng sông những
năm từ 1979 trở về trước, khi nguồn nước của sông còn rất dồi dào. Mặc dù
mới chỉ là ước tính nhưng kết quả nghiên cứu này đã giúp ta lượng hóa một
cách cụ thể GTKT của HST thủy vực hạ lưu sông Trà Khúc, lồng ghép vào
trong quá trình xem xét và ra quyết định KTSD, chia sẻ, phân bổ nguồn nước
đến đập Thạch Nham cho sử dụng ở khu vực hạ lưu.
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN NƯỚC LVS TRÀ KHÚC
4.1 Cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp
4.1.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp
a) Yêu cầu và các điều kiện PTBV tài nguyên nước của LVS; b) Những biểu
hiện không bền vững trong PTTNN sông Trà Khúc. c) Chiến lược Quốc gia
về TNN đến năm 2020. d) Tình hình và điều kiện cụ thể của LVS .
4.1.2 Định hướng cho đề xuất giải pháp
Bảng 4-1. Các giải pháp PTTNN lưu vực sông Trà Khúc theo hướng bền vững
TT
1

Tên giải pháp

Nội dung giải pháp

Giải pháp công trình
Xây dựng bổ sung tiến tới
hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng
các công trình KTSDN
trên lưu vực sông đáp ứng

1) Xây dựng các hồ chứa ở thượng nguồn để bổ

sung nguồn nước cho đập Thạch Nham đảm bảo
đủ nguồn để cung cấp cho khu vực hạ lưu
2) Phát triển hợp lý các hồ chứa nước và đạp dâng
17


nhỏ ở khu vực thựơng lưu đảm bảo nhu cầu cấp
nước tại chỗ và không làm suy giảm dòng chảy
kiệt ở khu vực hạ lưu

yêu cầu bền vững

2

Giải pháp phi công trình

2.1 Chia sẻ, phân bổ nguồn
nước đến đập Thạch
Nham cho sử dụng ở khu
vực hạ lưu
2.2

2.3

2.4

1) Nghiên cứu giải quyết bài toán chia sẻ, phân bổ
hợp lý nguồn nước đến đập Thạch Nham cho sử
dụng của các ngành ở khu vực hạ lưu
2) Xem xét đánh giá khả năng đáp ứng yêu cầu

duy trì DCTT ở khu vực hạ lưu
Thực hiện phương thức
1) Tạo nguồn, thay đổi cách quản lý phân phối
quản lý nhu cầu nước thay nước với mục tiêu đáp ứng đủ nhu cầu nước cho
cho quản lý cung cấp nước người dùng.
hiện hành
2) Hạn chế tổn thất nước trong hệ thống
3) Thực hiện triệt để tiết kiệm nước :sử dụng thiết
bị tiết kiệm nước, nâng cao ý thức sử dụng nước
tiết kiệm của người dùng..
Nâng cao hiệu quả khai
1) Đầu tư cho tu sửa, nâng cấp để hoàn chỉnh hệ
thác sử dụng nước của đập thống kênh mương giảm tổn thất nước trong hệ
Thạch Nham
thống..
2) Cải tiến quản lý vận hành theo hướng hiện đại
3) Thực hiện quản lý nhu cầu nước trong hệ thống
Bảo vệ môi trường nước
1) Quản lý kiểm soát chặt chẽ các nguồn xả thải
và HST thuy vực
chảy vào sông
2) Thực hiện quy định xử lý nước thải đói với
KCN, cơ sở công nghiệp, nước thải sinh hoạt TP
Quảng Ngãi.
3) Tăng cường quản lý bảo vệ chất lượng nước và
HST thủy sinh khu vực hạ lưu

4.2 Giải pháp công trình
Nội dung giải pháp gồm: (1) nghiên cứu để xây dựng bổ sung các hồ chứa ở
thượng nguồn để bổ sung nguồn nước đến cho đập Thạch Nham, (2) điều

chỉnh một cách hợp lý việc xây dựng các hồ chứa nước và đập dâng nhỏ ở
khu vực thượng lưu nhằm đảm bảo nhu cầu cấp nước tại chỗ và không làm
suy giảm dòng chảy kiệt ở khu vực hạ lưu.
4.2.1 Nguồn nước đến đập Thạch Nham và xác định các công trình bổ sung
nguồn nước

1. Nguồn nước đến đập Thạch Nham
Bảng 4-2. PPDC năm thiết kế theo năm thủy văn (P=85%) đến đập Thạch Nham
Tháng
3

Q(m /s)

X

XI

XII

I

II

III

IV

V

VI


VII

VIII

IX

Năm

347

363

364

115

96,1

51,1

33,6

30,7

31,2

37,7

48,8


110

135

2. Phân tích xác định các công trình bổ sung nguồn nước và đánh giá khả
năng bổ sung nguồn nước của chúng
Đến năm 2020 sẽ có ba công trình hồ chứa ở thượng nguồn bổ sung
nguồn nước cho đập Thạch Nham: (1) Hồ Nước Trong V hiệu dụng = 258,7
18


tr.m3; (2) Hồ thủy điện Thượng Kon Tum V hiệu dụng = 103,6 tr.m3; Hồ
thủy điện ĐăkRinh V hiệu dụng = 205,2 tr.m3
4.2.2 Đánh giá khả năng bổ sung nguồn nước và thực hiện giải pháp
Bảng 4-4. Lượng nước đến HTTL Thạch Nham trong 9 tháng mùa kiệt khi có các
công trình bổ sung nguồn nước
TT
1
2

Tên hồ chứa
Nguồn nước tự nhiên đến đập T.Nham
Các CT bổ sung nguồn nước cho đập TN
a) Hồ TĐ Thượng KonTum (sông Sê San)
b) Hồ Nước Trong
c) Hồ TĐ Đăk Rinh
Tổng cộng

F

(km2)
2850
374
460
421

W bổ sung trong 9
tháng mùa kiệt
(106m3)
1.444
725
261
258,7
205,3
2.169

4.3 Giải pháp chia sẻ, phân bổ nguồn nước đến đập Thạch Nham cho sử
dụng ở khu vực hạ lưu
4.3.1 Bài toán chia sẻ, phân bổ nguồn nước và phương pháp tính toán
1. Bài toán và phương pháp tính: - Để giải quyết bài toán này: (i) Cần đề xuất
nguyên tắc chia sẻ, phân bổ nguồn nước đến cho các nhu cầu sử dụng ở hạ
lưu phù hợp với điều kiện của nguồn nước đến. (ii) Xác định lượng nước chia
sẻ, phân bổ cho các nhu cầu sử dụng theo nguyên tắc chia sẻ, phân bổ đã đề xuất.
- Theo phương pháp tính toán cân bằng nước: giữa nguồn nước đến và nhu
cầu sử dụng ở hạ lưu để đánh giá khả năng đáp ứng của nguồn nước trong
phương án tính toán; Chia sẻ, phân bổ nguồn nước đến cho các nhu cầu sử
dụng cho phương án tính có xem xét nguyên tắc ưu tiên trong sử dụng nước;
Đánh giá hiệu quả sử dụng nước của phương án.
2. Nguyên tắc chia sẻ, phân bổ nguồn nước đến đập Thạch Nham
- Ưu tiên số 1 là đáp ứng đủ nhu cầu nước cho sinh hoạt; ưu tiên 2 là đáp ứng đủ nhu

cầu nước cho công nghiệp; Lượng nước còn lại xem xét phân bổ cho tưới và cho duy
trì HST và môi trường hạ lưu như bảng 4-5
Bảng 4-5. Nguyên tắc chia sẻ, phân bổ nguồn nước đến đập Thạch Nham cho sử
dụng ở khu vực hạ lưu theo đề xuất của luận án
TT
1

Điều kiện NN
đến đập TN
Đủ nguồn

2

Hạn chế

3

Rất hạn chế

Qđến TN
(m3/s)
Lớn hơn 40
30-40

Nhỏ hơn 30

Q lấy vào HTTL Thạch Nham

Q môi trường hạ du


Lấy vào đủ theo nhu cầu của hệ thống
Lấy vào ở mức hạn chế bằng 90- 95%
tổng nhu cầu, chia sẻ cho các nhu cầu
trong HT theo nguyên tắc ưu tiên
Lấy vào ở mức hạn chế bằng 85-90%
nhu cầu, chia sẻ cho các nhu cầu trong
HT theo nguyên tắc ưu tiên

Lượng nước còn lại
Lượng nước còn lại

Lượng nước còn lại

19


3. Tính toán cân bằng nước hệ thống để đánh giá phương án chia sẻ, phân bổ
nguồn nước đến đập Thạch Nham cho sử dụng ở hạ lưu
- Sơ đồ tính toán cân bằng nước: như hình 4-1.
- Nội dung tính toán CBN: cho 9 tháng mùa kiệt theo thời đoạn ngày, tại hai
vị trí: (1) tuyến đập Thạch Nham, và (2) tại tuyến kiểm soát DCTT tại hạ lưu
(trạm TV Trà Khúc); (3) So sánh Qtính Quảng Ngãi với QDCTT yêu cầu tại
Quảng Ngãi để đánh giá khả năng nguồn nước có đảm bảo nhu cầu nước của
hệ thống và duy trì được lượng DCTT theo yêu cầu hay không.
Hồ TĐ Thượng Kon Tum

Hồ Nước Trong

Hồ TĐ DăkRinh


ĐẬP THẠCH NHAM

Kênh Chính Nam
Tưới cho KT Nam Trà KHúc
và Nam Sông Vệ.
Nước cho SH và chăn nuôi
trong khu tưới

Kênh Chính Bắc
Nước hồi
quy từ KT

Nước nhập lưu
địa phương

TP Quảng Ngãi

Tưới cho KT Bắc Trà Khúc
Nước cho CN (KCN Tịnh
Phong và KCN Dung Quất.
Nước cho SH và chăn nuôi
trong khu tưới

Trạm TV Trà Khúc
( Tuyến KS DCTT)

Hình 4-1 . Sơ đồ tính toán cân bằng nước hạ lưu sông Trà Khúc

4. Các phương án tính toán CBN: như bảng 4-6
Bảng 4-6. Các phương án tính toán chia sẻ, phân bổ nguồn nước

TT
1
2

Phương án
PA 1
PA2a

3

PA3a

4

PA4a

Nội dung phương án
Nhu cầu sử dụng nước 2010, sử dụng nguồn nước đến tự nhiên
Nhu cầu sử dụng nước 2010, sử dụng nguồn nước đến tự nhiên của
sông có bổ sung nguồn nước của hồ Nước Trong
Nhu cầu sử dụng nước 2010, sử dụng nguồn nước đến tự nhiên của
sông có bổ sung nguồn nước của hồ Nước Trong và hồ Thượng Kon
Tum
Nhu cầu sử dụng nước 2010, sử dụng nguồn nước đến tự nhiên của
sông có bổ sung nguồn nước của hồ Nước Trong , hồ Thượng Kon
20


5
6

7

PA2b
PA3b
PA4b

Tum và hồ ĐăkRinh
Như PA2a nhưng nhu cầu sử dụng nước dự báo đến năm 2020
Như PA3a nhưng nhu cầu sử dụng nước dự báo đến năm 2020
Như PA4a nhưng nhu cầu sử dụng nước dự báo đến năm 2020

- Số liệu đầu vào cho tính toán nhu cầu sử dụng nước được tính cho 2 trường
hợp: hiện tại - năm 2010; dự báo - năm 2020 gồm dân số, nhu cầu nước tưới,
mức tưới, nhu cầu nước cho CN.
5. Chương trình mô phỏng CBN
- Luận án xây dựng một chương trình tính toán CBN và chia sẻ phân bổ
nguồn nước đến đập Thạch Nham cho sử dụng ở hạ lưu theo phương pháp đã
nêu. Chương trình gồm 3 mô đun: (i) ước tính giá trị kinh tế các dịch vụ HST
– kết quả tính biểu thị ở bảng 3-15 chương 3 (ii) tính toán CBN và phân bổ
nguồn nước, (iii) ước tính giá trị kinh tế sử dụng nước của phương án.
6. Kết quả tính CBN các phương án và nhận xét (xem các hình vẽ kèm theo)
• Kết quả tính toán của các phương án từ chương trình tính được biểu thị
dưới 2 dạng: các biểu đồ ở hình 4-2 và dưới dạng bảng kết quả tính toán cân
bằng sử dụng nước của các phương án
Bảng 4-8. Tổng hợp kết quả các phương án

Phương
án

Số ngày

nước
không
qua tràn

PA 1
PA2a
PA3a

69
14
3

Lượng nước
thiếu tại QN
so với yêu
cầu duy trì
DCTT
(Tr. m3)
43,41
12,55
1,51

Phương
án

Số ngày
nước
không
qua tràn


PA4a
PA2b
PA3b
PA4b

0
55
31
9

Lượng nước thiếu tại
QN so với yêu cầu
duy trì DCTT
(Tr. m3)
0
26,45
12,73
3,29

• Nhận xét - Đến 2015 nguồn nước chưa đủ nên cần phải chia sẻ, phân bổ
trong điều kiện nguồn nước đến hạn chế như bảng 4-5.
- Từ 2015-2020 và sau 2020: lúc đó có nguồn nước của hồ Nước Trong,
Thượng Kon Tum và Đăk Rinh (PA4b) với diện tích tưới đạt đến 50.000 ha
trong điều kiện thiết kế, thì nguồn nước đến đập Thạch Nham vẫn bị thiếu
một ít, song nếu hồ Nước Trong điều tiết thì sẽ hoàn toàn đảm bảo nhu cầu
nước cho tất cả các ngành và duy trì DCTT ở hạ du như đã tính toán.
- Hồ Nước Trong cần phải xây dựng quy trình vận hành hợp lý lấy trọng tâm
là điều tiết dòng chảy để đảm bảo cấp nước ổn định.
7. Đánh gía hiệu quả kinh tế của phương án
Gía trị kinh tế = Gía trị kinh tế sử dụng nước + Gía trị kinh tế sinh thái

Bảng 4- 11. Tổng hợp giá trị kinh tế các phương án ( tỷ VND)
TT

Phương án

Giá trị kinh tế

Giá trị kinh tế các

Tổng giá trị
21


1
2

Nguồn nước đến và sử
dụng nước như hiện tại
Đã được bổ sung nguồn
nước không còn cạn kiệt
ở hạ lưu

của sử dụng
nước

chức năng và dịch
vụ HST

kinh tế của
phương án


230

195,5

425,5

424,5

478,6

903,1

Qua bảng trên có thể thấy rằng khi đã được bổ sung nguồn nước không
còn cạn kiệt ở hạ lưu thì tổng giá trị kinh tế trong PA 4b lớn hơn PA1 là
477,6 tỷ VND. Theo phương pháp như trên và sử dụng chương trình tính có
thể đánh giá và so sánh hiệu quả kinh tế của các phương án chia sẻ, phân bổ
nguồn nước. Các kết quả này mặc dù mới chỉ ở mức ước tính nhưng cũng có
thể làm cơ sở để tham khảo trước khi ra quyết định về phương án KTSD,
hoặc chia sẻ, phân bổ nguồn nước của LVS.
4.4 Giải pháp thực hiện phương thức quản lý nhu cầu nước thay cho
phương thức quản lý cung cấp nước hiện hành
- Cơ quan cung cấp dịch vụ về nước sẽ cung cấp đúng và đủ lượng nước
theo nhu cầu của người dùng và người dùng nước cũng trả đủ chi phí theo
giá trị lượng nước đã sử dụng.
- Biện pháp: đầu tư tạo nguồn nước; hoàn chỉnh hệ thống kênh mương; sử
dụng nhiều thiết bị tiết kiệm nước; xây dựng quy trình vận hành hợp lý;
đánh thuế sử dụng nước và định giá nước; Thay đổi cách quản lý và tăng
cường trách nhiệm của cơ quan quản lý phân phối nước
4.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nước của HTTL Thạch Nham

(i) Tập trung nguồn vốn để đầu tư hoàn chỉnh hệ thống kênh dẫn, chống thất
thoát nước; (ii) Cải tiến quản lý vận hành lấy nước và phân phối nước bên
trong hệ thống; (iii) Đề xuất cải tiến thể chế chính sách về thủy lợi phí. (iv)
Xây dựng chương trình tiết kiệm nước và bảo vệ nguồn nước tưới
4.6 Giải pháp bảo vệ môi trường nước và hệ sinh thái thủy vực
(i) Nghiên cứu di dời nguồn xả thải tập trung và có tiềm năng gây ô nhiễm
lớn nhất vào sông (ii) Thực hiện nghiêm quy định XLNT theo luật Bảo vệ
môi trường đối với hai KCN tập trung là Quảng Phú và Tịnh Phong. (iii)
Thực hiện các biện pháp quản lý và kỹ thuật để giảm tải lượng chất ô nhiễm
sinh hoạt tại nguồn phát sinh.
4.7 Kết luận chương 4
(1) Từ các tồn tại/biểu hiện không bền vững trong PTTNN của LVS, đã đề
xuất các giải pháp chủ yếu mang tính định hướng cho PTBV tài nguyên nước
LVS bao gồm 5 giải pháp cùng những hoạt động chủ yếu của mỗi giải pháp.
(2) Về giải pháp hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng các công trình KTSDN của LVS,
đã phân tích đánh giá các công trình bổ sung nguồn nước từ nay đến 2020.
22


(3) Nghiên cứu giải pháp chia sẻ, phân bổ hợp lý nguồn nước đến đập Thạch
Nham, luận án đã đưa ra các nguyên tắc ưu tiên trong sử dụng nước và đánh
giá khả năng duy trì DCTT ở khu vực hạ lưu; đánh giá hiệu quả kinh tế
phương án sử dụng nước; xây dựng chương trình tính toán CBN; và tính toán
giá trị kinh tế trong sử dụng nước của phương án để sử dụng trong thực tế trợ
giúp cho phân tích và ra quyết định chia sẻ phân bổ nguồn nước đến đập
Thạch Nham cho sử dụng ở khu vực hạ lưu.
(4) Luận án cũng nghiên cứu định hướng cho các giải pháp cải tiến quản lý
nâng cao hiệu quả sử dụng nước của HTTL Thạch Nham, giải pháp thực hiện
phương thức quản lý nhu cầu nước thay cho phương thức quản lý cung cấp
nước hiện hành, giải pháp BVMT nước và HST thủy vực hạ lưu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Những nội dung chính đã thực hiện của luận án
1) Luận án đã đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu và thực hiện PTBV
tài nguyên và môi trường nước các LVS trên thế giới và ở Việt Nam, đặt ra
yêu cầu nghiên cứu cơ sở khoa học và hướng tiếp cận nghiên cứu PTBV tài
nguyên, môi trường nước các LVS ở Việt Nam, trong đó có LVS Trà Khúc.
Đi sâu nghiên cứu đối với LVS Trà Khúc, luận án đã chỉ rõ được thực trạng
KTSD nước ở khu vực hạ lưu, ở đó tiềm ẩn những nguyên nhân gây ra suy
thoái, cạn kiệt nguồn nước.
2) Tiếp theo, luận án đã đánh giá tài nguyên và môi trường nước LVS Trà
Khúc. Thông qua đánh giá về số lượng, CLN, đánh giá thủy sinh vật của
LVS, luận án đã làm rõ được hiện trạng TNMT nước của LVS cần xem xét
giải quyết để PTBV tài nguyên nước của LVS Trà Khúc.
3) Nghiên cứu cơ sở khoa học cho PTBV tài nguyên, môi trường nước lưu
vực sông Trà Khúc là một nội dung quan trọng của luận án. Cơ sở khoa học
thứ nhất là phân tích xác định những biểu hiện không bền vững trong
PTTNN phục vụ cho việc đề xuất một số giải pháp PTBV tài nguyên nước
của LVS trong chương 4 của luận án.
Yêu cầu phục hồi điều kiện môi trường – sinh thái ở khu vực hạ lưu, đặc biệt
là nguồn nước của sông không còn bị suy thoái và cạn kiệt trong các tháng
mùa kiệt như tình trạng hiện nay là vô cùng cấp thiết. Vì vậy, luận án đã
nghiên cứu phương pháp tính toán và xác định yêu cầu duy trì DCTT ở hạ
lưu làm cơ sở cho xây dựng giải pháp chia sẻ, phân bổ nguồn nước và vận
hành các công trình KTSD nước ở thượng lưu.
Với cách tiếp cận kinh tế-sinh thái, luận án đã xây dựng phương pháp và ước
tính GTKT các dịch vụ HST thủy vực hạ lưu sông Trà Khúc. Kết quả này có
thể lồng ghép vào trong bài toán đánh giá GTKT các phương án chia sẻ, phân
23



×