Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Các Làng Nghề Truyền Thống Tại Huyện Hoài Đức,Hà Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.47 KB, 59 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

`PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở nước ta hiện nay có trên 2.000 làng nghề truyền thống hơn 100 năm
tuổi, hàng năm đóng góp cho xuất khẩu 600 triệu USD. Hầu hết đó là những
làng nghề thủ công truyền thống sản xuất mây, tre đan, dệt vải, thêu ren, sản
xuất đồ nội thất, sơn mài... Các làng nghề tại Việt Nam hiện nay đã góp phần
giúp kinh tế tại các làng quê ngày một phát triển hơn, giúp giải quyết việc làm
và tăng thu nhập cho nông dân trong lúc nông nhàn . Tuy nhiên, làng nghề
VN lại đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề như khả năng tổ chức quản lý,
thiết bị và nguồn lực tài chính, kiến thức thị trường, kỹ năng marketing, cơ sở
hạ tầng và kỹ thuật công nghệ. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm tại các làng
nghề còn chưa đồng đều, mẫu mã sản phẩm không phù hợp với phong cách
hiện đại… làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, nhất là thị
trường quốc tế. Hơn thế với gần 80% dân số hoạt động trong nông nghiệp
và sống ở nông thôn với mức thu nhập đầu người rất thấp cùng với việc tỷ lệ
sinh đẻ cao, đất canh tác ngày càng có xu hướng co hẹp lại tạo ra một sức ép
rất lớn cho môi trường cũng như hệ sinh thái.Ô nhiễm nguồn nước, không
khí, hóa chất công nghiệp…đang là vấn đề nghiêm trọng cần phải được giải
quyết ngay. Do vậy nghiên cứu việc phát triển bền vững các làng nghề truyền
thống gắn liền với bảo vệ môi trường ô nhiễm môi trường làng nghề hiện rất
cần được quan tâm và nghiên cứu.
Hà Tây ( cũ ) là vùng đất có nhiều ngành nghề thủ công nổi tiếng trong cả
nước và đã giao lưu với quốc tế và huyện Hoài Đức cũng không nằm ngoại lệ
trong đó các làng nghề truyền thống đóng một vai trò rất lớn trong việc nâng
cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương.Tuy nhiên vấn đề
phát triển các làng nghề ở huyện Hoài Đức nói riêng cũng giống như những
SV: Nguyễn Đình Quang Khải

1



Lớp: KTMT 47


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

vấn đề về phát triển làng nghề của nước ta nói chung đều vẫn còn những hạn
chế cần được quan tâm nghiên cứu. Nằm gần thủ đô Hà Nội nên huyện Hoài
Đức cũng có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển các làng nghề như
thị trường, giao thông thuận tiện … cũng như có thể tiếp cận với trung tâm
kinh tế văn hóa thủ đô. Một vài năm trở lại đây các làng nghề tại huyện đã có
những bước tiến vượt bậc và tạo được tiếng vang trong và ngoài nước, đời
sống nhân dân cũng ngày được nâng cao một cách đáng kể.Tuy vậy kinh tế
làng nghề Hoài Đức vẫn mang đậm nét của nông thôn Việt Nam. Chính vì
vậy các làng nghề tuy phát triển nhưng chưa có định hướng lâu dài và ổn
định.Không chỉ vậy việc các làng nghề phát triển ngày càng mạnh vô hình
chung đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến môi trường trong vùng nói riêng và
có nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường của huyện cũng như những khu vực
xung quanh.Do đó “ Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững các làng
nghề truyền thống tại huyện Hoài Đức,Hà Tây” từ đó đưa ra được các biện
pháp nhằm cải thiện môi trường cũng như phát triển các làng nghề là hết sức
cần thiết .Và đó chính là lý do tôi chọn đề tài trên làm chuyên đề tốt nghiệp
2.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Chuyên đề được thực hiện với các mục tiêu như sau:


Phân tích thực trạng sản xuất kinh doanh và các vấn đề môi trường

ở các làng nghề truyền thống tại huyện Hoài Đức



Nghiên cứu sự cần thiết của việc phát triển các làng nghề truyền

thống gắn liền với bảo vệ môi trường tại huyện Hoài Đức


Đề xuất một số giải pháp nhằm gắn kết giữa phát triển kinh tế và

bảo vệ môi trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của các làng nghề
truyền thống của huyện Hoài Đức
SV: Nguyễn Đình Quang Khải

2

Lớp: KTMT 47


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: một số làng nghề truyền thống đặc trưng của huyên
Hoài Đức: Cát Quế, Dương Liễu, Sơn Đồng, Minh Khai…
Phạm vi nghiên cứu: huyện Hoài Đức –Hà Nội ( Hà Tây cũ)
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
a. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
b. Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu
c. Phương pháp lập bảng tính điểm tìm mức độ quan trọng của các giải
pháp
5. KẾT CẤU CHUYÊN ĐỀ
Chương I


: Cơ sở lý luận về phát triển bền vững các làng nghề

Chương II

: Thực trạng phát triển kinh tế và môi trường ở các làng nghề

truyền thống huyện Hoài Đức
Chương III

: Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững các làng nghề huyện

Hoài Đức
Kết luận và kiến nghị
Xin chân thành cảm ơn khoa Kinh tế môi trường - đô thị cùng sự giúp
đỡ của Th.s Vũ Thị Hoài Thu đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề này.

SV: Nguyễn Đình Quang Khải

3

Lớp: KTMT 47


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Về PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC
LÀNG NGHỀ
I.KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI LÀNG NGHỀ
1. Khái niệm

Trong những năm gần đây, nhờ chủ trương đa dạng hóa các thành phần kinh
tế và phương hướng đa dạng hóa các ngành nghề của chính phủ, bộ mặt nông
thôn Việt Nam đã có những thay đổi rõ rệt. Các loại hình sản xuất đã bước
đầu đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế, đặc biệt là sự hồi
sinh của loại hình các làng nghề sản xuất truyền thống. Chính sự hồi sinh đó
của các làng nghề đã tham gia vào xây dựng kinh tế - xã hội ở nông thôn, góp
phần nâng cao thu nhập giảm đói nghèo nâng cao dân trí… cũng như đem lại
nguồn thu nhập lớn cho địa phương cũng như đất nước.
Cùng với trồng trọt và chăn nuôi, hầu hết dân cư sống ở vùng nông thôn đều
có hoạt động thêm một số nghề thủ công với mục đích ban đầu sản xuất ra
một số hàng gia dụng phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống của hộ gia
đình mang tính chất tự cung tự cấp trên cơ sở sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn
có. Nhưng qua một quá trình dài phát triển do có sự khác nhau về tay nghề và
kinh nghiệm tích luỹ được ở từng địa phương nhất định đã có sự chuyên môn
hoá và các sản phẩm làm ra bắt đầu đưa ra thị trường trao đổi như những loại
hàng hoá. Đó là quá trình chuyên môn hoá lâu đời và các sản phẩm của địa
phương đó không những bền đẹp mà có giá thành rẻ nên được xã hội chấp
nhận. Chẳng hạn quê lụa Hà Tây có làng lụa Vạn Phúc nổi tiếng cả trong và
ngoài nước, hoặc nghề rèn ở Đa Sỹ…và Hà Tây nơi có nhiều làng nghề nổi
tiếng nên được thiên hạ đặt tên là “đất của trăm nghề”. Không riêng Hà Tây
mà hầu hết các địa phương trên cả nước ở làng quê nào ngoài sản xuất nông
nghiệp đều có làm thêm một vài nghề phụ. Song vấn đề quan tâm ở đây là
SV: Nguyễn Đình Quang Khải

4

Lớp: KTMT 47


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp


những hoạt động ngành nghề nào được gọi là nghề. Theo quan điểm chung,
các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở địa phương nào đó được gọi là
nghề khi nào phải tạo ra được một khối lượng sản phẩm chiếm lĩnh thị trường
thường xuyên và những người sản xuất, hoặc hộ sản xuất đó lấy nghề đang
hành làm nguồn thu chủ yếu thì mới được xem là có nghề . Một làng được gọi
là làng nghề khi hội tụ 2 điều kiện sau:
- Có một số lượng tương đối các hộ cùng sản xuất một nghề;
- Thu nhập do sản xuất nghề mang lại chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng
thu nhập của làng.
Hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa chính xác hoàn chỉnh vể khái niệm làng
nghề nhưng ta có thể chia làng nghề thành hai loại là làng nghề truyền thống
và làng nghề mới
2. Phân loại
• Làng nghề truyền thống: là những thôn, làng làm nghề thủ công truyền
thống có từ lâu đời, qua nhiều năm, nhiều thế kỷ và các bí quyết của nghề
được giữ bí mật và lưu truyền từ đời này sang đời khác.
• Làng nghề mới:là những làng nghề được hình thành do nhu cầu phát
triển kinh tế mà một số cổ đông các hộ tham gia chuyên sản xuất một mặt
hàng nào đó.
Tuy có sự phân chia về mặt định nghĩa của hai loại làng nghề nhưng chúng
vẫn có những đặc điểm chung của làng nghề đó là sản phẩm làng nghề thường
có tính độc đáo, độ tinh xảo cao,thể hiện được nét đặc trưng của các vùng
miền khác nhau.

SV: Nguyễn Đình Quang Khải

5

Lớp: KTMT 47



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

II.VAI TRÒ CỦA CÁC LÀNG NGHỀ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH
TẾ- XÃ HỘI Ở NÔNG THÔN
Trên thực tế Việt Nam có diện tích đất bình quân đầu người tương đối
thấp, hơn thế công việc của nhà nông lại mang tính thời vụ cao và chỉ làm
trong một thời gian nhất định. Do đó việc dư thừa lao động nhàn rỗi trong
thời gian dài của người dân tương đối lớn ( gần 30% quỹ sức lao động tương
đương với 9 triệu lao động ). Đồng thời thu nhập thuần nông rất thấp và chủ
yếu mới giải quyết được vấn đề lương thực.Chính vì vậy sự phát triển của các
làng nghề mang tính tất yếu để có thể tận dụng thời gian rảnh rỗi của người
dân nhằm tăng thêm thu nhập và giải quyết công ăn việc làm cũng như thúc
đẩy các vùng lân cận phát triển.Mặt khác nó còn tạo ra các dòng lưu thông
lưu thông hàng hóa và văn hóa giữa các vùng, miền với nhau.
Ở nước ta với trên dưới 2000 làng nghề khác nhau đã taọ việc làm cho
khoảng gần 2 triệu lao động.Tính riêng Hà Tây (cũ nay được sát nhập vào Hà
Nội) hiện có gần 100 làng nghề đã sử dụng 80.000 nhân công, chiếm hơn 7%
lượng lao động nông thôn ( Số liệu Bộ LĐTB xã hội, 2006). Bắc Ninh có 60
làng nghề sử dụng 24.000 lao động chiếm 8.5% tổng lực lượng lao động,
chiếm 74% giá trị sản lượng công nghiệp ngoài quốc doanh ( Theo Báo Nhân
Dân , 2006)
Trong vòng 10 năm qua lọai hình sản xuất làng nghề có mức tăng trưởng
(giá trị sản lượng ) vào khoảng 8% năm (VietNamNet 8-9-2006 ). Các tỉnh
xung quanh Hà Nội tỷ lệ này nói chung là cao hơn,ví dụ Hà Tây tăng trưởng
23% năm 2005 và 29% 2006 (VietNamNet 3-11-2007).
Các làng nghề đang đóng vai trò tích cực trong việc phát triển ngành tiểu
thủ công, ngành nghề truyền thống và nghề mới, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn. Hiện cả nước có 2017 làng nghề, thu hút hàng chục vạn cơ


SV: Nguyễn Đình Quang Khải

6

Lớp: KTMT 47


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

sở sản xuất kinh doanh thuộc các loại hình khác nhau như doanh nghiệp, tổ
sản xuất, hộ gia đình, và đặc biệt là các nghệ nhân. Làng nghề phát triển đã
tạo việc làm cho người dân nông thôn trong thời gian nông nhàn, tạo thêm
việc làm mới cho số người mới đến tuổi lao động, nông dân không còn ruộng
trong các vùng đô thị hoá và lao động dôi dư trong quá trình sắp xếp lại doanh
nghiệp nhà nước. Theo ước tính, cứ sản xuất và xuất khẩu được 1 triệu USD
sản phẩm làng nghề thì giải quyết được việc làm cho khoảng 3000-4000 nhân
công.
Xuất khẩu sản phẩm làng nghề đóng vai trò quan trọng trong việc đóng
góp giá trị gia tăng cho nền kinh tế mỗi địa phương nói riêng và cả nước nói
chung. Các sản phẩm làng nghề Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước trên thế
giới, trong đó có các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Năm 1991,
xuất khẩu sản phẩm làng nghề cả nước đạt 6,8 triệu USD, năm 2000 là 300
triệu USD và năm 2005 đạt 700 triệu USD. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu
thu về của làng nghề là khoảng 750 triệu USD. Năm 2008, kim ngạch của
làng nghề vẫn ước đạt khoảng 850 triệu USD. Nếu phân tích chuỗi giá trị một
số ngành hàng xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam như dệt may, da giày, điện
tử, tỷ lệ giá trị xuất khẩu giữ lại tối đa là 20%, thì xuất khẩu sản phẩm thủ
công mỹ nghệ của làng nghề đóng góp hầu như nguyên vẹn kim ngạch xuất
khẩu cho nền kinh tế, nhờ những lợi thế về nguyên liệu có sẵn trong nước,

nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm tỷ trọng nhỏ từ 3-5% giá trị nhập khẩu.
Hoạt động của các làng nghề truyền thống đã góp phần huy đông tối đa và
đẩy nhanh vòng quay của vốn trong dân. Theo điều tra tổng số vốn nhàn rỗi
trong dân nông thôn hiện nay không dưới 6000 tỷ đồng, chủ yếu dưới hình
thức tiền mặt,vàng bạc… Lượng vốn này thường rất khó huy dộng bởi các
hình thức thu hút vốn quy mô lớn từ nhà nước do người dân phần lớn còn
mang tư tưởng e ngại và thiếu thông tin cũng như hiểu biết cần thiết.Các dự
SV: Nguyễn Đình Quang Khải

7

Lớp: KTMT 47


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

án lớn của nhà nước hay các doanh nghiệp thường là rất lâu mới có khả năng
thu hồi vốn cho nhân dân do đó họ thường giữ tiền hoặc gửi ngân hàng.Chính
vì vậy các làng nghề với đặc điểm là hoạt động đơn giản và không loại trừ
( tùy từng người mà vốn huy động khác nhau ) mà mọi người từ người có vốn
lớn đến người có vốn nhỏ đều có thể tham gia.Người dân tham gia vào hoạt
động tạo ra sản phẩm tại các làng nghề không nhất thiết phải cần có nhà
xưởng to lớn mà họ có thể tận dụng được ngay nhà ở của mình để tham gia
sản xuất.Chính vì điều kiện đơn giản đấy của sản phẩm làng nghề nên việc
phát triển làng nghể tại các địa phương của Việt Nam là rất cần thiết.Chính có
sự phát triển của làng nghề cũng góp phần vào việc hạn chế và giảm thiểu các
tác động tiêu cực của việc có rất nhiều lao động nhàn rỗi hiện nay.
Đặc biệt với việc tỷ lệ chênh lệch dân giữa thành thị và nông thôn rất lớn
hiện nay thì việc các làng nghề được chú trọng sẽ góp phần giảm bớt được
lượng lao động lớn tại các địa phương di cư đến các đô thị vốn đã quá đông

đúc. Bởi khả năng tiếp nhận luồng di cư còn hạn chế của các trung tâm kinh tế
nên hầu hết người dân di cư đều chỉ làm được những công việc đơn giản nên
cũng giống như ở nông thôn họ cũng có thời gian nhàn rỗi rất lớn.Chính vì
vậy nó sẽ tạo ra rất nhiều vấn đề về xã hội như quản lý dân, an ninh trật tự…
Do đó sự phát triển của các làng nghề sẽ gián tiếp góp phần giảm bớt các vấn
đề xã hôi phát sinh bởi luồng dân cư không có việc làm ổn định di cư đến các
đô thị.
Cũng chính những điều kiện và các yếu tố trên mà các làng nghề đã và đang
trở thành một lực lượng kinh tế đáng kể có vai trò không nhỏ trong sự tồn tại
và phát triển chung của nền kinh tế - xã hội ở nông thôn nói riêng và toàn bộ
nền kinh tế nói chung.

SV: Nguyễn Đình Quang Khải

8

Lớp: KTMT 47


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

III. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
1.Khái niệm và nội dung của phát triển bền vững
1.1 Khái niệm
Phát triển bền vững là một khái niệm được nhắc đến rất nhiều trong thời
gian gần đây trên rất nhiều những cuộc họp cũng như các diễn đàn về kinh tế
trong và ngoài nước. Tuy nhiên hiện nay có rất nhiều định nghĩa về phát triển
bền vững ( thường không tương hợp với nhau)đã được nêu ra và tranh luận
trên nhiều tài liệu nghiên cứu. Điều này chứng tỏ trong các cuộc tranh luận đã
làm nổi lên một chuỗi các phương pháp khác nhau vì chúng gắn với các chủ

nghĩa môi trường khác nhau.Theo quan điểm thuần về sinh thái,các nhà sinh
thái học cực đoan gần như chối bỏ cả chính sách phát triển “có thay đổi bổ
xung” dựa trên cơ sở sử dụng bền vững nguồn tài sản tự nhiên.Đối với họ chỉ
có một chiến lược phát triển tối thiểu là có thể tán thành đươc về mặt đạo đức.
Ngược lại theo quan điểm thuần về công nghệ,các nhà phân tích lại cho rằng
các khái niệm về bền vững không mấy mới mẻ đối với chính sách và lý thuyết
kinh tế đã được quy định.
Tiền đề lịch sử
Những ý tưởng hàm ý phát triển bền vững sớm xuất hiện trong xã hội loài
người nhưng phải đến thập niên đầu của thế kỷ XX, những hàm ý này mới
phát triển, chuyển hoá thành hành động và cao hơn là phong trào xã hội. Tiên
phong cho các trào lưu này phải kể đến giới bảo vệ môi trường ở Tây Âu và
Bắc Mỹ.
Uỷ ban bảo vệ môi trường Canada được thành lập năm 1915, nhằm khuyến
khích con người tôn trọng những chu kỳ tự nhiên, và cho rằng mỗi thế hệ có
quyền khai thác lợi ích từ nguồn vốn thiên nhiên, nhưng nguồn vốn này phải
được duy trì nguyên vẹn cho những thế hệ tương lai để họ hưởng thụ và sử
dụng theo một cách thức tương tự. Trong báo cáo với nhan đề "Toàn thế giới
SV: Nguyễn Đình Quang Khải

9

Lớp: KTMT 47


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

bảo vệ động vật hoang dã", tại Hội nghị Paris (Pháp) năm 1928, Paul Sarasin
- nhà bảo vệ môi trường Thuỷ Sĩ đã đề cập đến việc cần phải bảo vệ thiên
nhiên.

Mối quan hệ giữa bảo vệ thiên nhiên và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng
là mối quan tâm hàng đầu của các tổ chức quốc tế từ sau đại chiến thế giới II
(UNDP, UNESCO, WHO, FAO, và ICSU). Các tổ chức này đã phối hợp chặt
chẽ trong việc tìm hiểu diễn biến môi trường tự nhiên, từ đó đưa ra chương
trình hành động hướng các quốc gia phát triển theo mô hình bền vững. Năm
1951, UNESCO đã xuất bản một tài liệu đáng lưu ý với tiêu đề "Thực trạng
bảo vệ môi trường thiên nhiên trên thế giới vào những năm 50". Tài liệu này
được cập nhật vào năm 1954 và được coi là một trong số những tài liệu quan
trọng của "Hội nghị về môi trường con người" (1972) do Liên hiệp quốc tổ
chức tại Stockholm (Thuỵ Điển) và cũng được xem như là "tiền thân" của báo
cáo Brunđtland.
Thập kỷ 70, thuật ngữ xã hội bền vững tiếp tục xuất hiện trong các công trình
nghiên cứu của các học giả phương Tây, với công trình của Barry Cômmner
"Vòng tròn khép kín" (1971), Herman Daily "Kinh tế học nhà nước mạnh"
(1973) và công trình "Những con đường sử dụng năng lượng mềm: về một
nền hoà bình lâu dài" của Amory Lovins (1977). Khái niệm phát triển bền
vững tiếp tục được đề cập và bổ sung với những đóng góp quan trọng thể hiện
trong các tác phẩm của Maurice Strong (1972), và Ignacy Sachs (1975). Đặc
biệt khái niệm này được đề cập toàn diện nhất trong công trình của Laster
Brown "Xây dựng một xã hội bền vững" (1981).
Đầu thập niên 80, thuật ngữ phát triển bền vững lần đầu tiên được sử dụng
trong chiến lược bảo tồn thế giới do Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài
nguyên thiên nhiên quốc tế, Quỹ động vật hoang dã thế giới và Chương trình
môi trường Liên hiệp quốc đề xuất, cùng với sự trợ giúp của UNESCO và
SV: Nguyễn Đình Quang Khải

10

Lớp: KTMT 47



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

FAO. Tuy nhiên. khái niệm này chính thức phổ biến rộng rãi trên thế giới từ
sau báo cáo Brundrland (1987). Kể từ sau báo cáo Brundtland, khái niệm bền
vững trở thành khái niệm chìa khoá giúp các quốc gia xây dựng quan điểm,
định hướng, giải pháp tháo gở bế tắc trong các vấn đề trong phát triển. Đây
cũng được xem là giai đoạn mở đường cho "Hội thảo về phát triển và môi
trường của Liên hiệp quốc và Diễn đàn toàn cầu hoá được tổ chức tại Rio de
Janeiro (1992), và Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tại
Johannesburg (2002).
Định nghĩa phổ biến nhất về bền vững là định nghĩa của Ủy Ban Thế Giới
về môi trường và phát triển ( WCED) (Ủy Ban Brundtland, 1987).Ủy ban này
định nghĩa “phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn những nhu cầu hiện
tại mà không xâm phạm đến khả năng làm thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ
tương lai”.(WCEd,1987,tr.43)
1.2 Nội dung của phát triển bền vững
Trên cơ sở của định nghĩa này,cả hai vấn đề công bằng giữa các thế hệ và
sự công bằng trong cùng một thế hện phải được thỏa mãn trước khi bất cứ
một xã hội nào có thể đạt được mục tiêu bền vững.Phát triển kinh tế và xã hội
phải được thực hiện sao chốc thể tối thiểu hóa được các ảnh hưởng của hoạt
động kinh tế (đối với tài nguyên tự nhiên và khả năng hấp thụ hóa giải chất
thải) bất cứ khi nào mà chi phí do các thế hệ sau phải gánh chịu.Nếu các goạt
động thiết yếu hiện tại lại tạo ra các chi phí phải gánh chịu cho tương lai ( ví
dụ như khai thác khoáng sản không tái sinh ) thì người ta phải trả toàn bộ các
khoản bồi thường .
Ủy ban này cũng nhấn mạnh “những nhu cầu thiết yếu của người nghèo
trên thế giới phải được ưu tiên trên tất cả”.Nói cách khác, phát triển bền vững
phải cho phép gia tăng mức sống (theo nghĩa rộng ) của mọi người,với sự chú
SV: Nguyễn Đình Quang Khải


11

Lớp: KTMT 47


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

ý đặc biệt đến cuộc sống của người nghèo đồng thời phải tránh những chi phí
đáng kể và không thể bồi thường được mà thế hệ tương lai phải gánh chịu.
Khaí niệm phát triển bền vững,được đồng ý một các tổng quát, là một sự
phát triển kinh tế tồn tại được về lâu dài.Nội dung của phát triển bền vững
được biểu thị qua sơ đồ dưới đây:

-

PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Công nghiệp hoá, đô thị hoá
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Cải cách doanh nghiệp nhà nước
Thu hút đầu tư nước ngoài
Cải cách ngân hàng
Quản lý chi tiêu công
Hội nhập kinh tế toàn cầu

PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
Kế hoạch hoá dân số
Xoá đói giảm nghèo
Phát triển giáo dục
Tạo công ăn việc làm

Chuyển dịch cơ cấu lao động
Nâng cao phúc lợi xã hội

PHÁT
TRIỂN
BỀN
VỮNG

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI
NGUYÊN
- Sử dụng hợp lý tài nguyên đất
- Sử dụng hợp lý tài nguyên nước
- Tăng độ che phủ rừng
- Bảo tồn đa dạng sinh học
- Tiết kiệm tài nguyên không tái
sinh: than, dầu khí, đá, đất sét, các
kim loại...

Cân đối hài hoà

Hình vẽ: 1.1 Các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội
và bảo vệ môi trường trong PTBV.

SV: Nguyễn Đình Quang Khải

12

Lớp: KTMT 47



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1.3“Phát triển bền vững” qua một số nghiên cứu ở Việt Nam
Khái niệm “Phát triển bền vững” được biết đến ở Việt Nam vào những
khoảng cuối thập niên 80 đầu thập niên 90. Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam khá
muộn nhưng nó lại sớm được thể hiện ở nhiều cấp độ.
Về mặt học thuật, thuật ngữ này được giới khoa học nước ta tiếp thu nhanh.
Đã có hàng loạt công trình nghiên cứu liên quan mà đầu tiên phải kể đến là
công trình do giới nghiên cứu môi trường tiến hành như "Tiến tới môi trường
bền vững” (1995) của Trung tâm tài nguyên và môi trường, Đại học Tổng hợp
Hà Nội. Công trình này đã tiếp thu và thao tác hoá khái niệm phát triển bền
vững theo báo cáo Brundtland như một tiến trình đòi hỏi đồng thời trên bốn
lĩnh vực: Bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt nhân văn, bền vững về
mặt môi trường, bền vững về mặt kỹ thuật. "Nghiên cứu xây dựng tiêu chí
phát triển bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam - giai đoạn I” (2003) do Viện
Môi trường và phát triển bền vững, Hội Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật
Việt Nam tiến hành. Trên cơ sở tham khảo bộ tiêu chí phát triển bền vững của
Brundtland và kinh nghiệm các nước: Trung Quốc Anh, Mỹ, các tác giả đã
đưa ra các tiêu chí cụ thể về phát triển bền vững đối với một quốc gia là bền
vững kinh tế, bền vững xã hội và bền vững môi trường. Đồng thời cũng đề
xuất một số phương án lựa chọn bộ tiêu chí phát triển bền vững cho Việt
Nam. "Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững (2000) do Lưu Đức
Hải và cộng sự tiến hành đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành
động quản lý môi trường cho phát triển bền vững. Công trình này đã xác định
phát triển bền vững qua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững môi trường,
bền vững văn hoá, đã tổng quan nhiều mô hình phát triển bền vững như mô
hình 3 vòng tròn kinh kế, xã hội, môi trường giao nhau của Jacobs và Sadler
(1990), mô hình tương tác đa lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, công
nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của WCED (1987), mô hình liên hệ thống kinh
SV: Nguyễn Đình Quang Khải


13

Lớp: KTMT 47


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

tế, xã hội, sinh thái của Villen (1990), mô hình 3 nhóm mục tiêu kinh tế, xã
hội, môi trường của Worl Bank.
Chủ đề này cũng được bàn luận sôi nổi trong giới khoa học xã hội với các
công trình như "Đổi mới chính sách xã hội - Luận cứ và giải pháp" (1997) của
Phạm Xuân Nam. Trong công trình này, tác giả làm rõ 5 hệ chỉ báo thể hiện
quan điểm phát triển bền vững: Phát triển xã hội, phát triển kinh tế, bảo vệ
môi trường, phát triển chính trị, tinh thần, trí tuệ, và cuối cùng là chỉ báo quốc
tế về phát triển. Trong một bài viết gần đây đăng trên Tạp chí Xã hội học
(2003) của tác giả Bùi Đình Thanh với tiêu đề "Xã hội học Việt Nam trước
ngưỡng của thế kỷ XXI" tác giả cũng chỉ ra 7 hệ chỉ báo cơ bản về phát triển
bền vững: Chỉ báo kinh tế, xã hội, môi trường, chính trị, tinh thần, trí tuệ, văn
hoá, vai trò phụ nữ và chỉ báo quốc tế. Nhìn chung các công trình nghiên cứu
này có một điểm chung là thao tác hoá khái niệm phát triển bền vững theo
Brundtland, tuy nhiên cần nói thêm rằng những thao tác này còn mang tính
liệt kê, tính thích ứng của các chỉ báo với thực tế Việt Nam, cụ thể là ở cấp độ
địa phương, vùng, miền, hay các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội vẫn
chưa được làm rõ.
2. Phát triển bền vững các làng nghề truyền thống
2.1 Sự cần thiết phải phát triển bền vững các làng nghề truyền thống
Sự phát triển của các làng nghề là một trong những lời giải rất chính
xác cho bài toán giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông thôn hiện
nay.Tuy nhiên các làng nghề hiện nay vẫn mang nhiều tính tự phát và chưa có

một kế hoạch dài hạn cho tương lai.Chính vì vai trò quan trọng như vậy của
làng nghề các làng nghề hiện nay mà việc nghiên cứu phát triển bền vững là
vô cùng cần thiết.Hơn thế với xu thế phát triển ngày càng mạnh mẽ của các
làng nghề nhưng không quan tâm tới môi trường sẽ dẫn đến sự mất cân bằng
SV: Nguyễn Đình Quang Khải

14

Lớp: KTMT 47


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

giữa các yếu tố về kinh tế môi trường cũng như xã hội.Do đó rất cần có một
chiến lược phát triển bền vững các làng nghề vì trong tương lai các làng nghề
sẽ trở thành một thành phần kinh tế không thể thiếu. Với tình trạng các làng
nghề phát triển một cách rời rạc không có kế hoạch như tại hầu hết các làng
nghề hiện nay không những khiến cho các làng nghề mất đi hiệu quả mà còn
góp phần làm chất lượng môi trường tại địa phương ngày một xấu hơn.Không
chỉ vậy với các địa phương có sai lầm trong cách tổ chức phát triển sẽ không
chỉ ảnh hưởng đến chính bản thân làng nghề đấy mà nó cũng sẽ gián tiếp tác
động đến các làng nghề khác.
2.2 Nội dung phát triển bền vững các làng nghề truyền thống
Phát triển bền vững các làng nghề truyền thống là đảm bảo cho các làng
nghề có định hướng phát triển rõ ràng và đúng đắn hơn.Trong quá trình phát
triển của mình các làng nghề không chỉ đem lại lợi ích cá nhân của địa
phương đấy mà nó còn góp phần phát triển kinh tế của vùng. Phát triển bền
vững làng nghề ở đây là có thể đưa ra được các biện pháp phát triển kinh tế
làng nghề ngày càng sâu rộng. Đồng thời với việc tổ chức phát triển các làng
nghề là những công tác cải thiện điều kiện môi trường trong khu vực, gắn kết

mạnh giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tại địa phương.Do đó
kinh tế gắn liền với môi trường đồng thời gắn với trách nhiệm xã hội là nội
dung lớn nhất của phát triển bền vững các làng nghề truyền thống.

2.3 Những thuận lợi và thách thức
Thuận lợi
Nhận thức rõ vai trò và tiềm năng kinh tế từ phát triển làng nghề, Chính
phủ, các Bộ, ngành đều đã có những chương trình, chính sách nhằm bảo tồn,
phát triển làng nghề, phát triển ngành nghề nông thôn. Năm 2006, Chính phủ
SV: Nguyễn Đình Quang Khải

15

Lớp: KTMT 47


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

ban hành Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn,
trong đó nhấn mạnh chương trình bảo tồn, phát triển làng nghề bao gồm: bảo
tồn phát triển làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề gắn với du lịch,
phát triển làng nghề mới, phong tặng nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân,
thương hiệu làng nghề thủ công nổi tiếng cho những đơn vị, cá nhân có công
bảo tồn, phát triển ngành nghề thủ công truyền thống, ngành nghề mới ở nông
thôn nước ta. Năm 2006, Bộ Công nghiệp đã xây dựng xong và trình Chính
phủ chiến lược phát triển tiểu thủ công nghiệp giai đoạn 2006-2015, trong đó
đặt mục tiêu giải quyết việc làm thường xuyên cho 1,5 triệu lao động và từ 35 triệu lao động nông nhàn, xây dựng hệ thống sản xuất cạnh tranh và bền
vững, phát triển các sản phẩm thủ công và tăng cường năng lực cho các làng
nghề. Năm 2005, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn đã có đề án
Chương trình phát triển “Mỗi làng một nghề” giai đoạn 2006-2015. Mục tiêu

là nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng của các địa phương về ngành nghề nông
thôn, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, thu hút và tạo ra mối
liên kết chặt chẽ hơn giữa nhiều “nhà” như: nhà nước, nhà kinh doanh, nhà
khoa học, nhà văn hoá, nhà thiết kế mỹ thuật, nhà du lịch cùng tham gia phát
triển ngành nghề, tạo ra những nghề mới, bảo tồn giá trị truyền thống, tạo ra
các bản sắc mới của làng xã trong các sản phẩm. từ đó thúc đẩy ngành nghề
nông thôn phát triển bền vững, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
nghiệp nông thôn theo hướng nâng cao tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp,
dịch vụ và nâng cao thu nhập của người dân nông thôn. Tổng Cục Du lịch
đang hình thành “Nghiên cứu khả thi phát triển du lịch gắn với sản xuất tiểu
thủ công nghiệp dọc hành lang Đông-Tây”. Mục tiêu của dự án là kết hợp
giữa hoạt động phát triển du lịch với sản xuất hàng thủ công nghiệp thông qua
du lịch làng nghề trong khu vực dọc theo tuyến hành lang từ Myanmar, qua
Thái Lan, Lào đến Việt Nam.Phát triển ngành nghề nông thôn là cách làm
SV: Nguyễn Đình Quang Khải

16

Lớp: KTMT 47


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

“rẻ” nhất để tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Điều
quan trọng là phải làm rõ làm cái gì làm như thế nào để hỗ trợ phát triển mạnh
mẽ hơn làng nghề Việt Nam, mang lại không chỉ giá trị kinh tế, mà còn giá trị
văn hóa, nhân văn, truyền thống dân tộc, thể hiện qua những sản phẩm làng
nghề, những khối óc bàn tay tinh túy của các nghệ nhân. Nghị định 66-TTg
Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn thể hiện rõ quan điểm, chủ
trương của chính phủ mong muốn hỗ trợ phát triển mạnh mẽ nông thôn Việt

Nam.
So với các vùng khác trên cả nước, vùng Đồng bằng Sông Hồng nói
chung và huyện Hoài Đức nói riêng đang hội tụ các cơ hội phát triển bền
vững làng nghề theo hướng bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, phát
triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch. Chiến lược phát triển tiểu thủ
công nghiệp xác định vùng Đồng bằng Sông Hồng sẽ thực hiện việc tổ chức
hợp tác giữa các làng nghề để phát triển ngành nghề thủ công có nhiều lao
động tham gia, hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới sử dụng tay nghề thủ công
truyền thống và nguyên vật liệu tại địa phương. Trong đề án “ Nghiên cứu
khả thi phát triển du lịch gắn với sản xuất tiểu thủ công nghiệp dọc hành lang
Đông-Tây”, của Tổng Cục du lịch, 9 làng nghề quanh Hà Nội ( gốm Bát
Tràng, tranh Đông Hồ, sơn mài Chuyên Mỹ, mây tre đan Phú Vinh, lụa Vạn
Phúc, trầm nón lá Chương, điêu khắc đá Ninh Vân, thêu Ninh Hải, khắc gỗ
Đồng Giao) đã được khảo sát và đánh giá tiềm năng xây dựng các sản phẩm
du lịch làng nghề phù hợp với nhu cầu của các thị trường du lịch tiềm năng,
đặc biệt là thị trường du lịch Nhật Bản. Các tiêu chí được đánh giá là vị trí, cơ
sở hạ tầng, phương pháp sản xuất, chất lượng sản phẩm, lịch sử phát triển của
làng nghề là các nội dung cụ thể để phục vụ hoạt động du lịch.

SV: Nguyễn Đình Quang Khải

17

Lớp: KTMT 47


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Thách thức
Các làng nghề nói chung và vùng Đồng bằng Sông Hồng nói riêng tuy có

nhiều làng nghề trong cùng khu vực địa lý, nhưng mức độ phát triển giữa các
làng nghề rất khác nhau. Một số làng nghề phát triển rất nhanh nhờ vào sự ổn
định đầu ra của sản phẩm như lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh, nhưng
cũng có những làng nghề như: cốm làng Vòng đang đứng trước nguy cơ bị
mai một. Chiến lược phát triển du lịch làng nghề đang mang tới cho làng
tranh Đông Hồ những cơ hội khôi phục lại nghề truyền thống, song cũng có
những làng nghề đã từng mai một nhưng tự hồi sinh như gốm Phù Lãng với
thương hiệu Gốm Nhung. Gốm sứ Bát Tràng vẫn duy trì được nhờ hoạt động
thương mại và du lịch … Đây cũng là đặc điểm chung của các làng nghề Việt
Nam hiện nay. Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, hiện nay chỉ
có 32% làng nghề hoạt động tốt, 42% làng nghề hoạt động cầm chừng và
26% số làng nghề hoạt động kém, có nguy cơ mai một.
Một trong những điểm yếu lớn nhất hiện nay của các làng nghề là công
tác thông tin và kỹ năng thị trường, ở các làng nghề có nhiều nghệ nhân có
đôi “bàn tay vàng”, làm ra những sản phẩm chất lượng rất tốt, nhưng ít người
được biết đến, mức độ chủ động tham gia thị trường rất hạn chế. Việt Nam đã
trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), điều này sẽ
mở ra cơ hội lớn để sản phẩm làng nghề vươn ra thế giới. Để nắm bắt được cơ
hội này, trang bị kỹ năng thị trường là điều kiện số 1 để có được thành công,
tuy nhiên phải thấy được thách thức “Ở các nước trên thế giới, nước nào cũng
có chủ trương phát triển hàng thủ công mỹ nghệ, mà họ làm việc này từ nhiều
năm nay. Muốn thắng trong cuộc cạnh tranh này, VIệt Nam làm và phải làm
mạnh mẽ để hỗ trợ làng nghề phát triển. Những cố gắng của Chính phủ, các
làng nghề, và nghệ nhân sẽ phải nhiều hơn rất nhiều để đưa sản phẩm của
mình vươn ra thế giới một cách thắng lợi, tránh rơi vào tình trạng “thua ngay
SV: Nguyễn Đình Quang Khải

18

Lớp: KTMT 47



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

trên sân nhà”. Một số làng nghề cũng có nghiên cứu thị trường, nhưng chưa
đồng bộ, chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng phụ thuộc nhiều vào trung
gian, môi giới, kế hoạch sản xuất không ổn định.
Tình trạng thiếu sự liên kết và hợp tác chặt chẽ giữa các nghệ nhân, người
sản xuất, người quản lý, người tìm kiếm thị trường đang hạn chế sức phát
triển của các làng nghề hiện nay. ”. Chính sách và hỗ trợ cho các nghệ nhân
truyền nghề chưa được giải quyết thoả đáng. Vì vậy, đội ngũ nghệ nhân lớp
trước còn lại quá ít, lớp thợ trẻ thì vừa thiếu, vừa yếu tay nghề. Tình trạng tổ
chức sản xuất “mạnh ai nấy làm”, tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh là
yếu kém lớn của làng nghề hiện nay. Ví dụ điển hình cho sự liên kết chặt chẽ
giữa những người cùng buôn bán là Trung Quốc: Hiệp hội Hoa thương làm
rất tốt việc này. Một khách Mỹ mà đến khu phố Tàu để khảo sát giá, càng đi
nhiều nhà để khảo sát, nhà càng về sau nói giá càng cao, điều kiện càng khó,
khiến họ phải quay trở lại hàng đầu tiên. Họ liên kết chặt chẽ với nhau, đồng
lòng nên khách hàng không ép được giá, có được hợp đồng thì cùng nhau tổ
chức sản xuất
Với những thuận lợi và thách thức như trên thì việc phát triển bền vững là
một điều cần thiết nhưng cũng không phải dễ dàng.Tuy nhiên đây là một việc
hết sức quan trọng và là một yêu cầu cấp thiết.

SV: Nguyễn Đình Quang Khải

19

Lớp: KTMT 47



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ
MÔI TRƯỜNG CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG HUYỆN
HOÀI ĐỨC

I.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÁC LÀNG NGHỀ HUYỆN HOÀI ĐỨC
1.Điều kiện tự nhiên của huyện
1.1 Vị trí địa lý
- Vị trí: nằm phía Tây thủ đô Hà Nôi, cách trung tâm Hà Nội khoảng 16km
(Phía đông giáp huyện Từ Liêm, phía Tây giáp huyện Quốc Oai, giáp huyện
Đan Phượng và Phúc Thọ ở phía bắc, giáp huyện Chương Mỹ, Thanh Oai và
thành phố Hà Đông ở phía nam.Địa bàn huyện có các Quốc lộ, tỉnh lộ chạy
qua như đường Láng- Hòa Lạc, Quốc lộ 32 và các đường tỉnh lộ 70,422,423.
- Diện tích: Tổng diện tích tự nhiên là 8.246,77 ha chia ra :
- Vùng đồng 5.824,96 ha
- Vùng bãi là 2.421,81 ha
Trong đó :
- Đất nông nghiệp: 4.217,09 ha
- Đất phi nông nghiệp: 3972,38 ha
- Đất chưa sử dụng: 57.30 ha
Toàn huyện có 19 xã, 01 thị trấn trong đó vùng đồng gồm 09 xã và 01 thị
trấn, vùng bãi sông Đáy gồm 10 xã.

SV: Nguyễn Đình Quang Khải

20

Lớp: KTMT 47



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

1.2 Điều kiện khí hậu
Các điều kiện khí tượng tại khu vực có mối quan hệ chặt chẽ tới sự lan truyền
và khả năng tự chuyển hóa của các chất ô nhiễm phát tán. Các yếu tố ảnh
hưởng trực tiếp là:
Nhiệt độ và độ ẩm không khí
Nhiệt độ không khí hàng năm khoảng 23,64 oC.Tháng có nhiệt độ trung
bình thấp nhất là tháng 1 ( nhiệt độ từ 13,2 oC – 17,1 oC ), còn tháng có nhiệt
độ trung bình cao nhất là tháng 7 ( nhiệt độ từ 13,2 oC - 38 oC ).
Độ ẩm không khí
Độ ẩm trung bình hàng năm là 85,59%.Độ ẩm trung bình tháng cao
nhất : 91% ( tháng 3) , thấp nhất 82%( tháng 2 )
Lượng mưa
Mưa phân bố không đồng đều, thường tập trung từ tháng 5 – tháng 10
có lượng mưa lớn và chiếm tới 60%- 70% tổng lượng mưa năm. Mưa có tác
dụng làm sạch khôn gkhis cũng như pha loãng chất lỏng. Do vậy nếu có
lượng mưa lớn thì khả năng giảm thiểu ô nhiễm càng tăng.Tại huyện có 2
mùa rõ rệt : Mùa mưa (tháng 5- tháng 10), Mùa khô ( tháng 11-tháng 4)
Lượng mưa trung bình năm là 1218 mm. Lương mưa trung bình cao
nhất 2099 mm, thấp nhất 1188mm.
Gió và hướng gió
Trong năm có 2 mùa chính: Mùa đông có gió hướng Bắc và Đông Bắc
từ tháng 11- tháng 4 năm sau. Mùa hè có gió hướng Nam và Đông Nam từ
thán 4- tháng 10, tốc độ gió trung bình năm khoản 2.0 m/s, tốc độ gió lớn nhất
đo được khoảng 3.2 m/s.

SV: Nguyễn Đình Quang Khải


21

Lớp: KTMT 47


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

2 Điều kiện kinh tế xã hội
2.1 Tình hình dân số
Tổng số toàn huyện có 42.884 hộ, dân số 180.979 người; mật độ dân số
2.200 người/km2; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2008 là 1,35%, tỷ lệ hộ
nghèo là 4,2%. Số người trong độ tuổi lao động là 92.629 người, số lao động
làm việc trong các ngành kinh tế là 87.998 người, số lao động trong khu vực
nhà nước 3300 người.
2.2 Tình hình kinh tế xã hội
Hiện trên địa bàn có 455 doanh nghiệp vừa và nhỏ đang hoạt động; có 08
quỹ tín dụng nhân dân; 66 HTX ( trong đó số HTX phi nông nghiệp là 26), số
hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký là 3114 hộ.Ngoài ra còn có 17.381 hộ có
nghề phụ sản xuất trong các làng nghề, chiếm 40.5 % số hộ toàn huyện.
Toàn huyện hiện có 51/53 làng nghề, trong đó có 11 làng nghề được
UBND tỉnh Hà Tây ( trước đây ) công nhận.
Tổng giá trị sản xuất năm 2008 là 2.330 tỷ đồng, trong đó công nghiệp –
xây dựng chiếm 55,4 % ,thương mại dịch vụ chiếm 32 %; nong nghiệp chiếm
12,6 % cơ cấu giá trị sản xuất. Thu nhập bình quân đầu người năm 2008 theo
giá hiện hành là 13,7 triệu đồng/người. Các ngành nghề chủ yếu là chế biến
nông sản chiếm 37,1 %; dệt may chiếm 28,3 %; công nghiệp khác chiếm 34,6
%. Giá trị sản xuât công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tính theo thành phần
kinh tế : khối doanh nghiệp Nhà nước chiếm 3.3 %; khối doanh nghiệp tư
nhân chiếm 40,1 %; hộ gia đình chiếm 56,6 %. Do quá trình đô thị hóa, công

nghiệp hóa diễn ra nhanh chóng; diện tích sản xuất nông nghiệp cuối năm
2008 giảm còn 4.076,97 ha so với 5.020,84 ha năm 2005, riêng diện tích đất
trồng lúa giảm 1.079,13 ha. Trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi chiếm tỷ
trọng cao, năm 2008 số lượng gia súc, gia cầm toàn huyện gồm 411 con trâu,

SV: Nguyễn Đình Quang Khải

22

Lớp: KTMT 47


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

bò 3.703 con, lợn 87.904 con, gia cầm 376.735 con, trong đó có một số xã
phát triển chăn nuôi như Cát Quế, Đức Thượng cũng gây ô nhiễm môi trường.
2.3. Các hoạt động chính của các làng nghề truyền thống của huyện Hoài
Đức
Nằm trong vùng Đồng bằng Châu thổ Sông Hồng về phía đông của
thành phố Hà Nội, đã từ lâu, Hoài Đức đã nổi danh với những làng nghề
truyền thống đa dạng và phong phú. Hầu hết các xã trong huyện đều có làng
nghề truyền thống, trong đó có 11 làng nghề được tỉnh công nhận. Đây là điều
kiện cơ bản để Hoài Đức phát triển mạnh công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Bên cạnh đó, với vi trí địa lý hết sức thuận lợi là nằm trong khu tam giác kinh
tế trọng điểm của khu vực phía bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh), lại
có hệ thống đường giao thông thuận tiện nối liền Thủ đô Hà Nội và các tỉnh,
thành trong cả nước bằng quốc lộ 6 và quốc lộ 32 và đường cao tốc Láng Hòa lạc, các tỉnh lộ 70,72,79; đặc biệt, trong thời gian tới, tuyến đường vành
đai 4 của Thủ đô Hà Nội sẽ đi qua 6 xã của huyện Hoài Đức (An Khánh, Vân
Canh, Di Trạch, Dương Nội, Kim Chung, La phù) sẽ biến Hoài Đức trở thành
địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong đó cũng có nhứng đầu tư lớn

mạnh cho các làng nghề. Huyện Hoài Đức có các làng nghề tiêu biểu với
những hoạt động chính như chế biến nông sản ở Minh Khai, Dương Liễu, Cát
Quế, nghề trạm khắc tượng phật ở Sơn Đồng…
Tại xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây ( nay là Hà Nội ) là xã
có nghề chế biến nông sản phát triển từ lâu đời với quy mô sản xuất nhỏ gắn
liền với những sản phẩm quen thuộc của làng nghề như tinh bột sắn, miến
dong...Đến nay, hệ thống làng nghề ở Minh Khai đã phát triển vượt bậc với
hàng loạt sản phẩm phong phú như mạch nha, bún phở khô, tách vỏ đỗ xanh,
các loại bánh kẹo, bim bim...
SV: Nguyễn Đình Quang Khải

23

Lớp: KTMT 47


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Hoài Đức là huyện có vị trí liền kề với Thủ đô Hà Nội, với nhiều lợi thế
và tiềm năng cho phát triển kinh tế như công nghiệp, thương mại, dịch vụ và
đặc biệt là phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong sản xuất và chế
biến nông sản. Hàng năm, để phục vụ cho nguyên liệu đầu vào cho công
nghiệp xay xát và chế biến gạo, bên cạnh lượng thóc khoảng 30.000-40.000
tấn sản xuất nội tỉnh , các doanh nghiệp chế biến gạo Hoài Đức thu mua thóc
từ các tỉnh phía Nam và một số tỉnh phía Bắc, khoảng 70.000-80.000 tấn/năm
nhằm phục vụ hoạt động sản xuất và chế biến. Trong tổng lượng thóc
100.000-120.000 tấn, Hoài Đức tiêu dùng khoảng 30% để đưa vào chế biến
các sản phẩm từ gạo như mỳ, bún,phở…, 50% đưa vào tiêu dùng đô thị và
20% xay xát gạo xuất khẩu theo đơn đặt hàng trực tiếp. Chính vì thế là điều
kiện để phát triển một làng nghề mới tại 2 xã Đức Giang và Trôi.

Còn tại xã Sơn Đồng từ lâu đã nổi tiếng với nghề tạc tượng sơn son thiếp
vàng cho các bức tượng phật được đông đảo khách trong và ngoài nước rất
yêu thích.
II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC LÀNG NGHỀ HUYỆN HOÀI
ĐỨC
Trong những năm gần đây nhờ đổi mới cơ chế cũng như chinh sách phát
triển được đảng cùng các cấp chính quyền quan tâm giúp đỡ mà bộ mặt của
các làng nghề cũng dần thay đổi ngày một phát triển hơn. Thật vậy các làng
nghề hiện nay đã có những đóng góp không nhỏ cho nền kinh tế của huyện
cũng như cải thiện đáng kể đời sống của người dân.Có thể kể đến là sự phát
triển của các làng nghề đã tạo được tiếng vang cũng như có đóng góp lớn cho
huyện. Đó là các làng nghề chế biến nông sản ở Minh Khai, Dương Liễu, Cát
Quế, là làng nghề chuyên tạc tượng phật ở Sơn Đồng, làng dệt La Phù, hay
như làng chế biến gạo Đức Giang…
SV: Nguyễn Đình Quang Khải

24

Lớp: KTMT 47


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Ðến nay, xã Dương Liễu, huyện Hoài Ðức (tỉnh Hà Tây)có hơn 2.650
hộ, thì đã có khoảng 2.000 hộ tham gia sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, thương mại dịch vụ (CN, TTCN, TMDV); toàn xã có 25 công ty trách
nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần, trong đó 18 công ty hoạt động trên lĩnh
vực sản xuất, chế biến các mặt hàng nông sản thực phẩm với 6.500 lao động,
riêng lao động bên ngoài đến làm thuê thường xuyên dao động từ 300 - 500
người.

Ngoài các sản phẩm truyền thống của xã như miến dong, bún khô, đỗ xanh
bóc tách, mạch nha có mặt ở khá nhiều địa phương trong cả nước và xuất
khẩu sang một số nước như Lào, Cam-pu-chia, Nga, Trung Quốc; gần đây
xuất hiện các nghề mới như dệt len, dệt chun, thêu và may công nghiệp, làm
màng mỏng.
Chỉ nói riêng về các mặt hàng nông sản thực phẩm, hằng năm người dân
Dương Liễu đã sản xuất, chế biến một khối lượng bao gồm: 60 nghìn tấn bột
sắn, 17 nghìn tấn tinh bột dong, 15 nghìn tấn mạch nha, 4.500 tấn đỗ xanh
bóc tách, 4.500 tấn miến dong, 4.000 tấn bánh, kẹo các loại.... Theo cách tính
toán của cán bộ xã thì mấy năm trở lại đây, thu nhập từ sản phẩm nông nghiệp
giảm dần, và tỷ trọng CN, TTCN và dịch vụ không ngừng tăng lên.
Còn tại xã La Phù, năm 2007, đạt giá trị sản xuất là 598 tỷ đồng. Trong
đó, giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN, thương mại dịch vụ làng nghề đạt
567 tỷ đồng chiếm gần 95% cơ cấu kinh tế. Làng nghề xã Minh Khai giá trị
sản xuất đạt hơn 175,5 tỷ đồng, trong đó, giá trị công nghiệp, TTCN làng
nghề và xây dựng đạt 126,5 tỷ đồng, chiếm 80,3% cơ cấu kinh tế....

SV: Nguyễn Đình Quang Khải

25

Lớp: KTMT 47


×