Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Báo cáo thực tập Trạm 110kV Gò Đầm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.94 KB, 47 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Điện năng là nguồn năng lượng rất quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên
toàn thế giới, nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nền công nghiệp của mỗi quốc
gia. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, điện năng ngày càng chiếm tỷ
trọng cao trong tất cả các ngành. Vì vậy đòi hỏi ngành năng lượng điện cũng phải
phát triển mạnh cả về chiều rộng cũng như chiều sâu.
Là một sinh viên đang học ngành năng lượng điện, việc nắm bắt kiến thức về
thiết kế, vận hành hệ thống truyền tải và cung cấp điện là rất cần thiết.
Để hệ thống hoá được những kiến thức chuyên ngành và biết vận dụng những
kiến thức đó một cách hợp lý khoa học vào thực tiễn. Với sự chỉ đạo của ban lãnh đạo
trường Đại học KTCN Thái Nguyên và sự chỉ đạo của Công ty lưới điện Cao Thế
MB đã phân công về thực tập tại trạm 110kV- Gò Đầm.
Qua đợt thực tập này chúng em đã nắm được một cách khái quát, toàn diện mọi
hoạt động kỹ thuật của ngành từ khâu sản xuất truyền tải, phân phối điện năng đến
các bộ phận tiêu thụ điện. Hiểu rõ được cơ cấu tổ chức hành chính quản lý kỹ thuật
cũng như các kỷ luật về an toàn lao động của một đơn vị sản xuất.
Được sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của ban lãnh đạo và các cán bộ công
nhân viên trong trạm đã giúp chúng em hoàn thành tốt nội dung thực tập và viết báo
cáo thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, các anh chị trong
trạm 110KV Gò Đầm, Ban lãnh đạo Chi nhánh LĐCT Thái Nguyên, cùng các Thầy
cô hướng dẫn đã tạo điều kiện giúp em hoàn thành tốt đợt thực tập này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng cùng với sự chỉ bảo tận tình của các chú, các anh
các chị. Song chỉ với 10 tuần thực tập và viết báo cáo, thời gian hạn chế và trình độ
hiểu biết chưa sâu, kinh nghiệm còn chưa nhiều nên báo cáo không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Em kính mong có sự góp ý của ban lãnh đạo trạm, của các thầy cô
giáo để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn
Sông Công, ngày
tháng
năm 2014
Sinh viên



1


PHẦN 1
Cơ cấu tổ chức:
Giám đốc Công ty

Giám đốc Chi nhánh Thái Nguyên
Phó Giám đốc Chi nhánh

Phòng
tổng hợp

Phòng kỹ thuật an toàn

Phòng
kinh tế

Các Trạm: E6.3, E6.4, E6.5, E6.6, E6.7,
E6.8, E6.9, E6.13

Đội QLVH đường dây 110kV

Các Trạm Trưởng

Đội Trưởng

2



CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
I- Giám đốc Chi nhánh
1. Giám đốc Chi nhánh được Giám đốc Công ty bổ nhiệm và là người điều hành cao
nhất trong đơn vị; Giám đốc Chi nhánh tổ chức điều hành mọi mặt hoạt động của Chi
nhánh trên cơ sở phân cấp của Công ty.
2. Giám đốc Chi nhánh chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về mọi mặt hoạt
động ở Chi nhánh, về sử dụng đất đai, tài sản, phương tiện, tiền vốn, lao động; đồng
thời phối hợp với các đơn vị khác trong Công ty để hoàn thành KH Công ty giao.
3. Nhiệm vụ của Giám đốc Chi nhánh.
a. Về quản lý kỹ thuật và vận hành.
- Điều hành sản xuất của Chi nhánh.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các mệnh lệnh sản xuất, phương thức vận hành của Giám
đốc Công ty, Phó giám đốc Công ty.
- Khai thác có hiệu quả nhất năng lực thiết bị được giao đảm bảo thiết bị vận hành an
toàn, liên tục và kinh tế.
- Nắm chắc phương thức vận hành và hiện trạng thiết bị chính do Chi nhánh q.lý.
- Thông qua Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật, đôn đốc công tác quản lý kỹ thuật,
công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, vệ sinh công nghiệp, công tác sáng
kiến và bồi huấn đào tạo.
- Chủ động đề xuất với Công ty chương trình sửa chữa lớn và cải tạo lưới điện do Chi
nhánh quản lý vận hành.
b. Các mặt quản lý nghiệp vụ.
- Xây dựng kế hoạch và tiến độ công việc chung cho toàn Chi nhánh hàng tháng,
hàng tuần và hàng ngày, có biện pháp chỉ đạo thực hiện hoàn thành kế hoạch đó.
- Tổ chức lao động ở Chi nhánh một cách hợp lý, khoa học để có năng suất cao. Giao
nhiệm vụ cụ thể cho từng đội, trạm. Có biện pháp kiểm tra công việc của các đơn vị
trực thuộc.
- Thực hiện định mức về vật tư, lao động, quản lý chặt chẽ tài sản, vật tư trang thiết
bị. Tổ chức việc quản lý ghi chép, theo dõi số lượng, chất lượng một cách khoa học.

- Hàng tháng tổ chức báo cáo hoạt động kinh tế kỹ thuật của Chi nhánh và thông báo
kế hoạch công tác của tháng sau.
- Giám đốc Chi nhánh là Trưởng tiểu ban sáng kiến, Trưởng tiểu ban thi đua khen
thưởng, kỷ luật và xét đề nghị nâng bậc, nâng lương của Chi nhánh. Tranh thủ sự
lãnh đạo của Chi bộ, phối hợp với Công đoàn và Đoàn Thanh niên để thực hiện tốt
công tác này.
- Thực hiện đúng các nghĩa vụ và trách nhiệm của Chi nhánh với địa phương và các
đơn vị khác trong Công ty.
4. Quyền hạn của Giám đốc Chi nhánh:
- Được giải quyết các công việc và chế độ trong phạm vi đã được Công ty phân cấp
và uỷ quyền.
3


- Điều động vật tư, thiết bị trong nội bộ Chi nhánh nếu thấy việc này đem lại hiệu quả
kinh tế kỹ thuật nhưng không ảnh hưởng đến sự an toàn của lưới điện, sau đó phải
báo cáo với Công ty.
- Đề xuất lựa chọn các Phó Giám đốc Chi nhánh, Trưởng (phó) phòng trực thuộc Chi
nhánh, trạm trưởng, Đội trưởng, Đội phó, xem xét đề nghị bổ nhiệm và được uỷ
quyền cho Phó Giám đốc Chi nhánh giải quyết các công việc khi vắng mặt.
- Đề nghị khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công nhân của Chi nhánh theo phân cấp.
- Tạm thời đình chỉ công tác từ đội, trạm trở xuống nếu thấy vi phạm nghiêm trọng,
nhưng sau đó phải báo cáo ngay để Giám đốc Công ty giải quyết.
- Đề nghị Giám đốc Công ty thay đổi nhân lực cho phù hợp với khối lượng quản lý và
theo định biên.
- Đề nghị Giám đốc Công ty tạo điều kiện về các trang thiết bị, phương tiện, vật tư tối
thiểu để sản xuất.
II - Phó giám đốc.
Phó giám đốc Chi nhánh do Giám đốc Công ty bổ nhiệm. Phó giám đốc Chi
nhánh giúp việc cho Giám đốc Chi nhánh, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty

và Giám đốc Chi nhánh về công việc được phân công.
1. Nhiệm vụ của Phó Giám đốc Chi nhánh.
- Nắm vững phương thức vận hành và tình hình trang thiết bị trong phạm vi Chi
nhánh quản lý, có biện pháp ngăn ngừa và khắc phục sự cố được kịp thời.
- Chỉ huy xử lý sự cố đúng quy trình, khắc phục sự cố nhanh nhất để rút ngắn thời
gian ngừng cung cấp điện.
- Đề xuất kế hoạch sửa chữa lớn cải tạo lưới điện, thực hiện việc sửa chữa thiết bị
đảm bảo lưới điện vận hành an toàn liên tục có chất lượng và kinh tế.
- Tổ chức việc học tập, kiểm tra và thực hiện các quy trình, quy phạm kỹ thuật và an
toàn lao động; tổ chức thực hiện tốt công tác Bảo hộ lao động trong Chi nhánh theo
đúng quy định hiện hành…
Phó Giám đốc Chi nhánh có trách nhiệm phối hợp với Công đoàn và Đoàn Thanh
niên đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, khắc phục những khó khăn, tiết kiệm
nguyên nhiên vật liệu trong sản xuất.
- Tổ chức tốt việc quản lý hồ sơ tài liệu kỹ thuật, duyệt các phương án kỹ thuật và
báo cáo kỹ thuật của các đơn vị trong Chi nhánh.
- Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng
(HTQLCL) theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008 tại các đơn vị.
2. Quyền hạn của Phó Giám đốc Chi nhánh.
- Được giải quyết mọi công việc trong phạm vi được phân cấp về kỹ thuật ở Chi
nhánh.
- Được ra các mệnh lệnh sản xuất về phương diện kỹ thuật trong mảng công tác được
phân công. Được đình chỉ tạm thời các cá nhân hoặc tập thể vi phạm nghiêm trọng
4


quy trình quy phạm kỹ thuật và an toàn lao động, sau đó báo cáo ngay Giám đốc Chi
nhánh biết và giải quyết.
- Được sa thải thiết bị thuộc phạm vi quản lý khi thấy không an toàn, nguy cơ dẫn
đến sự cố. Sau đó báo cáo Giám đốc Chi nhánh, Phó Giám đốc kỹ thuật của Cty.

- Được quyền đề xuất với Giám đốc Chi nhánh xét đề nghị Công ty khen thưởng và
kỷ luật, xét đề nghị nâng bậc lương đối với công nhân thuộc phạm vi quản lý.
- Được ký các thông báo kỹ thuật.
- Được thay mặt Giám đốc Chi nhánh điều hành toàn bộ công việc của Chi nhánh khi
Giám đốc đi vắng hoặc uỷ quyền.
III - Phòng Tổng hợp.
1. Chức năng:
-Là phòng nghiệp vụ, tham mưu giúp Giám đốc Chi nhánh công tác hành chính, tổng
hợp, văn thư lưu trữ và quản trị đời sống; công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, nâng
lương nâng bậc; công tác lao động tiền lương; công tác thi đua khen thưởng.
2. Nhiệm vụ:
a. Về công tác tổng hợp, hành chính và quản trị:
- Lập lịch công tác tuần, tháng, quý, năm của lãnh đạo Chi nhánh.
- Tổng hợp ghi chép, thông báo kết luận của Lãnh đạo Chi nhánh trong các cuộc họp
giao ban, hội nghị của Chi nhánh.
- Là đầu mối giải quyết công tác hành chính, văn thư, lưu trữ, thông tin liên lạc trong
Chi nhánh theo pháp chế hành chính và quy định của Công ty.
- Làm đầu mối qui định, hướng dẫn và kiểm tra văn bản, công tác tổng hợp trong Chi
nhánh theo đúng thể thức văn bản qui định của Tổng công ty và Công ty.
- Quản lý, lưu giữ con dấu của Chi nhánh, tiếp nhận xử lý các văn bản đến, đi của Chi
nhánh và văn bản chỉ đạo của chi nhánh, tổng hợp theo dõi thực hiện.
- Đôn đốc các đơn vị trực thuộc báo cáo; Tổng hợp và lập báo cáo kết quả thực hiện
nhiệm vụ SXKD tháng, quý, năm và theo yêu cầu của Lãnh đạo Chi nhánh.
- Phục vụ lễ tân tiếp khách, giao dịch đối nội, đối ngoại của Chi nhánh; Tổ chức trang
trí khánh tiết các hội nghị, các buổi lễ kỷ niệm, tuyên truyền, mít tinh trong Chi
nhánh.
- Bảo vệ, vệ sinh môi trường cơ quan và các công việc tạp vụ khác.
- Quản lý và sử dụng tốt phương tiện đi lại của Chi nhánh đảm bảo phục vụ kịp thời,
đúng mục đích, đúng tiêu chuẩn và tiết kiệm.
- Quản lý công tác trật tự trị an trong Chi nhánh. Phối hợp với phòng Kỹ thuật - An

toàn thực hiện phương án bảo vệ, phương án phòng chống cháy nổ, phòng chống bão
lụt và phối hợp với các cơ quan chính quyền địa phương bảo vệ Chi nhánh và các đơn
vị trong những ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ, bão lụt ...
- Quản lý toàn bộ trang thiết bị hành chính của Chi nhánh theo đúng các quy định
hiện hành.
5


b. Về công tác tổ chức cán bộ:
- Xây dựng phương án và làm đầu mối việc thành lập, giải thể, sáp nhập chia tách các
đơn vị trực thuộc Chi nhánh theo phân cấp quản lý.
- Làm đầu mối ra quyết định thành lập các tổ công tác thực hiện nhiệm vụ cụ thể.
- Quản lý cán bộ, qui hoạch cán bộ theo qui chế phân cấp quản lý và Quy chế công
tác cán bộ của Công ty.
c. Về công tác lao động:
- Xây dựng kế hoạch sử dụng lao động trong nội bộ Chi nhánh đáp ứng yêu cầu
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trình Công ty phê duyệt.
- Theo dõi, thống kê báo cáo và giải quyết chế độ nghỉ phép, chế độ BHXH và các
chế độ chính sách khác có liên quan đến người lao động theo quy định của Nhà
nước, của Tông Công ty và Công ty.
- Quản lý lao động của Chi nhánh, theo dõi hướng dẫn thực hiện nội quy kỷ luật lao
động, ký kết hợp đồng lao động. Thống kế tổng hợp và phân tích tình hình về số
lượng, chất lượng lao động, sử dụng lao động, thời gian lao động, lao động dôi thừa,
nghỉ việc.
- Làm đầu mối giải quyết các vấn đề liên quan đến việc tranh chấp lao động trong Chi
nhánh.
- Phối hợp với các đơn vị có liên quan để quản lý CBCNV và bổ sung hồ sơ lý lịch
CBCNV hàng năm.
d. Về công nâng lương, nâng bậc:
- Là đầu mối tổ chức việc xét và đề nghị Công ty nâng lương, nâng bậc đối với

CBCNV trong Chi nhánh.
- Làm đầu mối tổ chức bồi huấn nghiệp vụ để không ngừng nâng cao trình độ quản lý
kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh và bố trí
cho CBCNV về Công ty dự các lớp bồi huấn nghiệp` vụ, thi nâng bậc, thi chuyển
ngạch theo kế hoạch của Công ty.
- Tổ chức kèm cặp để sát hạch chức danh, thi nâng bậc công nhân theo chỉ đạo của
Công ty và theo yêu cầu của lãnh đạo Chi nhánh.
e. Khen thưởng, kỷ luật:
- Làm đầu mối để thực hiện việc chấm điểm và xác định thành tích thi đua theo thang
điểm quy định của Công ty, Tổng công ty để Công ty xem xét thưởng hoặc đề nghị
Tổng công ty khen thưởng.
- Làm đầu mối để thực hiện việc tổ chức xét duyệt và đề nghị Công ty xét khen
thưởng các danh hiệu thi đua theo quy định của Tổng công ty và của Công ty.
- Làm đầu mối để tổ chức xét xếp loại thành tích lao động A, B, C, KK đối với
CBCNV hàng tháng.

6


- Làm đầu mối để tổ chức xét và đề nghị xử lý kỷ luật đối với công nhân viên vi
phạm nội quy kỷ luật lao động của Công ty, Tổng công ty và các quy định của nhà
nước, của địa phương có liên quan.
f. Về công tác Quản lý hệ thống chất lượng.
- Tham mưu cho lãnh đạo Chi nhánh về công tác quản lý hệ thống chất lượng
(HTQLCL) theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 và làm đầu mối tổ chức các lớp bồi huấn
nghiệp vụ về công tác HTQLCL cho cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh.
- Hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị thực hiện tốt việc áp dụng Hệ thống quản lý chất
lượng (HTQLCL) theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2008.
- Lập kế hoạch, xây dựng chương trình kiểm tra, đánh giá nội bộ tại các đơn vị hàng
quý, năm trình Giám đốc Chi nhánh phê duyệt.

- Lập các báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác ISO gửi Công ty đúng quy định.
g. Về công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- Xây dựng chương trình, lập kế hoạch đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của Chi nhánh.
- Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chương trình đào tạo nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực tại các đơn vị.
- Hàng tháng tổng hợp kết quả công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của các đơn vị báo cáo về Ban chỉ đạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Công ty
đúng quy định.
h. Các nhiệm vụ khác:
- Thực hiện các nhiệm vụ khác và nhiệm vụ đột xuất khi Cty yêu cầu cũng như Lãnh
đạo chi nhánh điều động như: Xử lý sự cố, khắc phục hậu quả do thiên tai…
- Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc Chi nhánh công tác kế hoạch SX
kinh doanh, công tác tài chính kế toán và công tác vật tư theo phân cấp của Cty.
IV - Phòng Kinh tế:
1. Chức năng:
Là phòng nghiệp vụ tham mưu giúp Giám đốc Chi nhánh công tác kế hoạch SX kinh
doanh, công tác tài chính kế toán và công tác vật tư theo phân cấp của C ty.
2.Nhiệm vụ:
a. Về công tác Kế hoạch:
- Đầu mối lập kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch năm, quý, kế hoạch SX kinh
doanh chung của Chi nhánh Công ty duyệt.
- Lập kế hoạch ĐTXD, kế hoạch SCL, kế hoạch chi phí SXKD, kế hoạch chỉ tiêu tổn
thất điện năng, suất sự cố (theo năm kế hoạch); Lập kế hoạch SCTX (theo quý) trình
Công ty duyệt.
- Theo dõi kế hoạch thực hiện các công trình lưới điện 110kV dự kiến tiếp nhận trên
địa bàn quản lý, nắm bắt quy hoạch phát triển lưới điện và nhu cầu phụ tải trên địa
bàn đề xuất các phương án xây dựng mới đường dây và trạm biến áp 110kV đáp ứng
yêu cầu cấp điện cho địa phương.
7



- Lập kế hoạch trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, trang thiết bị dụng cụ an toàn
trình Công ty xét phê duyệt.
b. Về công tác vật tư
- Lập, trình C ty duyệt và thực hiện mua sắm vật tư thiết bị phục vụ công tác quản lý
vận hành, sửa chữa, dự phòng và xử lý sự cố lưới điện 110kV theo phân cấp.
- Mở sổ theo dõi thường xuyên việc xuất nhập vật tư, trang thiết bị của Chi nhánh.
Báo cáo Giám đốc chi nhánh tình hình vật tư dự phòng của Chi nhánh.
- Thực hiện chế độ thống kế báo cáo về vật tư, thiết bị theo quy định; quản lý, cập
nhật, lưu giữ tài liệu theo đúng chức năng.
- Lập và trình Công ty đề nghị thanh lý những vật tư thiết bị thuộc diện ứ đọng, chậm
luân chuyển, kém hoặc mất phẩm chất, thu hồi trong quản lý và cung ứng.
- Điều động vật tư, thiết bị trong nội bộ Chi nhánh phù hợp với yêu cầu sản xuất và
xử lý sự cố sau khi được Công ty chấp thuận.
- Tiến hành kiểm kê định kỳ, đột xuất vật tư thiết bị thuộc Chi nhánh quản lý, báo cáo
kết quả kiểm kê kịp thời về Công ty.
- Chủ động lập kế hoạch và tổ chức thu hồi, quản lý vật tư thu hồi theo quy định của
Công ty và Tổng công ty.
- Tham gia hội đồng nghiệm thu và đánh giá vật tư thu hồi các công trình.
c. Về công tác Tài chính kế toán:
- Là đầu mối giải quyết các lĩnh vực liên quan đến công tác tài chính kế toán trong
Chi nhánh theo các quy định hiện hành của Pháp luật và của Công ty.
- Hướng dẫn các đơn vị trong Chi nhánh thực hiện các yêu cầu, nguyên tắc tài chính.
Thực hiện chế độ quản lý tài sản, tập hợp chi phí sản xuất để hạch toán đảm bảo đúng
nguyên tắc tài chính hiện hành.
- Lập sổ theo dõi tài sản cố định, dụng cụ, chi phí văn phòng phẩm của Chi nhánh.
- Theo dõi và tổng hợp bảng chấm công của các đơn vị trực thuộc Chi nhánh gửi về
Công ty đúng biểu mẫu quy định.
- Thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác cho CBCNV trong

Chi nhánh theo đúng chế độ và quy định hiện hành của Tổng Công ty và của Công ty.
- Lưu giữ đúng quy định hồ sơ chứng từ thanh toán tiền lương, tiền thưởng và các
khoản thu nhập khác cho CBCNV.
- Trực tiếp tham gia lập hồ sơ thanh quyết toán các công trình sửa chữa thường
xuyên, sửa chữa lớn.
- Quản lý theo dõi công cụ dụng cụ thi công trong Chi nhánh, hàng tháng có đối chiếu
với các trạm, đội.
- Báo cáo tình hình thực hiện KH chi phí về Công ty để theo dõi. Quyết toán chi phí
kịp thời.
- Định kỳ lập các mẫu biểu báo cáo tài chính theo quy định gửi về Công ty.
d. Công tác CBSX:
8


- Đầu mối phối hợp với các đơn vị có liên quan làm công tác chuẩn bị sản xuất đối
với các công trình lưới điện trên địa bàn được giao quản lý vận hành.
V - Phòng Kỹ thuật - An toàn:
1. Chức năng:
Tham mưu cho Giám đốc Chi nhánh công tác quản lý kỹ thuật, quản lý vận hành
lưới điện 110kV; công tác an toàn và bảo hộ lao động, vệ sinh lao động; ứng dụng
công nghệ mới và sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
2. Nhiệm vụ:
a. Về công tác quản lý kỹ thuật:
- Tham mưu cho lónh đạo Chi nhánh công tác quản lý kỹ thuật và thực hiện các giải
pháp kỹ thuật đảm bảo cho lưới điện VH an toàn, liên tục, đạt các chỉ tiêu KT- KT.
- Lập và quản lý toàn bộ hồ sơ lý lịch các thiết bị lưới điện 110kV (bao gồm các
đường dây và Trạm biến áp) thuộc phạm vi Chi nhánh quản lý.
- Hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật để các đơn vị quản lý vận hành các đường dây và
các trạm biến áp an toàn, có hiệu quả nhất.
- Lập phương án khai thác các đường dây và các trạm biến áp tối ưu, đảm bảo chất

lượng điện năng, giảm tổn thất điện năng.
- Thực hiện công tác thống kê kỹ thuật các đường dây và trạm; phân tích đánh giá
tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật trong toàn Chi nhánh.
- Giải quyết các khó khăn về mặt kỹ thuật do đội, trạm đề xuất.
- Kiểm tra và hướng dẫn các trạm, đội chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình, quy
phạm, kiểm tra chất lượng kỹ thuật các công việc.
- Lập các phương án kỹ thuật, các hồ sơ sửa chữa thường xuyên. Quản lý công tác
sửa chữa, bảo dưỡng đường dây và trạm.
- Tổ chức giám sát chất lượng các công trình SCL trên địa bàn quản lý.
- Tham gia nghiệm thu các công trình ĐTXD và SCL.
- Nắm bắt nhu vầu phụ tải và phát triển phụ tải khu vực quản lý. XD phương án và đề
xuất các biện pháp chống quá tải, cải tạo và XD lưới điện trình Công ty phê duyệt.
- Lập báo cáo tổng hợp sản xuất hàng tháng, quý.
- Quản lý kỹ thuật của các phương tiện vận chuyển, công cụ, dụng cụ, máy thi công.
- Thực hiện công tác đào tạo, bồi huấn để nâng cao trình độ kỹ thuật nghiệp vụ cho
cán bộ công nhân viên của Chi nhánh.
- Phối hợp tham gia chỉ huy xử lý sự cố đúng quy trình, khắc phục sự cố nhanh nhất,
rút ngắn thời gian ngừng cấp điện.
- Tham gia điều tra sự cố thiết bị, tai nạn lao động trong phạm vi Chi nhánh, phân
tích tìm ra nguyên nhân để khắc phục và phòng ngừa sự cố và tai nạn tái diễn.
- Lập báo cáo kỹ thuật theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Công ty.
- Quản lý và nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ, sáng kiến cải tiến kỹ thuật,
hợp lý hóa trong sản xuất.

9


- Hướng dẫn cán bộ, công nhân về quy phạm, quy trình vận hành, đào tạo bồi dưỡng
nghề, thi nâng bậc, cung cấp tài liệu liên quan đến vận hành đường dây và trạm cho
các đơn vị trong Chi nhánh.

- Tham gia kiểm tra, nghiệm thu kỹ thuật vật tư thiết bị trước khi đưa vào sử dụng
(khi có yêu cầu).
- Cung cấp, giám sát thông số kỹ thuật các thiết bị, vật tư phục vụ công tác quản lý
vận hành, sửa chữa của Chi nhánh.
b. Công tác quản lý vận hành lưới điện
- Chấp hành mệnh lệnh chỉ huy thống nhất của các cấp điều độ liên quan trong quá
trình điều hành và thực hiện phương thức vận hành, xử lý sự cố trong HTĐ.
- Nghiêm chỉnh chấp hành các quy trình, quy phạm của Tập đoàn điện lực Việt Nam
và các quy định của Công ty trong công tác quản lý vận hành lưới điện. Thực hiện
đầy đủ chế độ báo cáo thường xuyên, định kỳ và đột xuất tình hình vận hành lưới
điện và diễn biến sự cố (nếu có).
- Tham gia xử lý khắc phục nhanh sự cố lưới điện, hạn chế đến mức thấp nhất số lần
mất điện và thời gian mất điện. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định.
- Theo dõi thông số, chế độ vận hành hệ thống điện khu vực và lưới điện 110kV do
Chi nhánh quản lý vận hành. Báo cáo lãnh đạo Chi nhánh tình hình sản xuất và các
vấn đề liên quan đối với hệ thống điện theo quy định .
- Đề nghị Công ty đăng ký phương thức với các cấp điều độ liên quan phục vụ công
tác sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên, vệ sinh công nghiệp…
- Cập nhật sơ đồ kết dây lưới điện miền Bắc, lưới điện khu vực.
- Quản lý thông tin từ các Trạm, Đội giao và nhận các đường dây, thiết bị đưa ra sửa
chữa, thí nghiệm và đưa vào VH với điều độ các cấp và các đơn vị truyền tải điện.
- Theo dõi công tác sửa chữa bảo dưỡng, thí nghiệm định kỳ, đưa các đường dây và
hệ thống cáp quang, trạm 110kV mới vào vận hành.
- Theo dõi việc thao tác đưa ra sửa chữa và đưa vào vận hành các thiết bị thuộc quyền
quản lý của Chi nhánh.
- Đôn đốc công tác xử lý khiếm khuyết trên lưới điện, yêu cầu các đơn vị thực hiện
đúng thời gian, tiến độ, chất lượng theo lịch đã định.
- Tham gia xây dựng, kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình giảm tổn thất
điện năng của các đường dây và trạm biến áp, nắm bắt nhu cầu phát triển phụ tải của
khu vực Chi nhánh quản lý.

- Theo dõi tình hình vận hành các thiết bị thông tin, máy tính phục vụ công tác vận
hành, theo dõi tình hình vận hành đường truyền thông số từ các các trạm về Chi
nhánh và Công ty.
- Tập hợp nhu cầu cắt điện từ các Trạm, Đội, Tổ trực thuộc Chi nhánh, đăng ký cắt
điện với Điều độ theo quy định.

10


- Xử lý kịp thời các thông tin liên quan đến công tác điều độ vận hành lưới điện
110kV. Báo cáo đầy đủ, chính xác những vấn đề liên quan đến công tác xử lý sự cố
lưới điện 110kV cho Lãnh đạo Chi nhánh.
c. Công tác quản lý đo đếm và khách hàng.
- Thực hiện quản lý hệ thống đo đếm tại các trạm 110kV trực thuộc.
- Theo dõi hoạt động, chốt chỉ số công tơ và xác nhận điện năng giao nhận của các
điểm đo ranh giới giữa lưới điện 110kV trực thuộc với các đ.vị trong và ngoài ngành.
d. Về công tác an toàn:
- Tham mưu cho lãnh đạo chi nhánh về công tác an toàn, BHLĐ và vệ sinh LĐ.
- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Chi nhánh và CBCNV trực tiếp tham gia quản lý
vận hành, sửa chữa lưới điện về việc thực hiện Quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn
điện của nghành điện, của Bộ Công thương và các quy định của nhà nước đó ban
hành, các quy chế, quy định, văn bản chỉ đạo của Tổng công ty và của Công ty về
công tác quản lý kỹ thuật an toàn.
- Cập nhật, lưu giữ và bảo quản các loại tài liệu có liên quan đến công tác kỹ thuật an
toàn theo đúng quy định.
- Theo dõi, thống kê nguy cơ mất an toàn trong sản xuất có thể dẫn đến tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp trong phạm vi Chi nhánh quản lý và báo cáo cấp trên theo
đúng quy định. Phối hợp tham gia cùng các đoàn điều tra tai nạn lao động, điều tra
các vụ sự cố thiết bị, phân tích rõ nguyên nhân, kịp thời đề ra các biện pháp cần thiết
để phòng ngừa tai nạn lao động cũng như sự cố chủ quan.

- Lập kế hoạch và tổ chức huấn luyện (lý thuyết và thực hành), kiểm tra về an toàn
lao động, vệ sinh lao động định kỳ hoặc đột xuất cho CBCNV.
- Tổ chức huấn luyện, kèm cặp hướng dẫn công nhân mới tuyển dụng hoặc mới được
chuyển đến làm việc tại Chi nhánh về biện pháp an toàn trước khi làm việc.
- Thực hiện việc cấp Phiếu công tác, Phiếu thao tác cho các đơn vị theo quy định của
Tổng công ty, Công ty, tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ PTT, PCT tại các
Trạm 110kV, Đội và các loại sổ sách có liên quan.
- Phối hợp với Chủ tịch Công đoàn bộ phận định kỳ tổ chức kiểm tra về công tác an
toàn lao động, vệ sinh lao động tại các Trạm, Đội tạo điều kiện để mạng lưới an toàn
vệ sinh viên hoạt động có hiệu quả. Tổ chức phổ biến và triển khai thực hiện các văn
bản, hướng dẫn về công tác an toàn, vệ sinh LĐ của Cty và cấp trên…
- Lập kế hoạch và phối hợp với các đơn vị trực thuộc Công ty thực hiện việc kiểm tra
thử nghịêm định kỳ các dụng cụ an toàn và các trang thiết bị máy móc có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động.
- Thống kê số liệu các vụ vi phạm hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp và kết
quả thực hiện giảm thiểu các vụ vi phạm. Chủ động đề xuất và phối hợp với các cơ
quan chức năng tại địa phương có biện pháp ngăn chặn các vụ vi phạm hành lang an
toàn lưới điện cao áp và phổ biến tuyên truyền các biện pháp an toàn điện trong ND.
11


- Lập phương án PCCC của các đơn vị trực thuộc và tổ chức diễn tập phương án sau
khi được cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy địa phương phê duyệt.
- Lập phương án phòng chống lụt bão của Chi nhánh và phối hợp tổ chức diễn tập
phương án phòng chống lụt bão cho lực lượng xung kích của đơn vị.
- Lập báo cáo định kỳ (tuần, tháng, quý, năm) và đột xuất theo yêu cầu về công tác an
toàn lao động, vệ sinh lao động của Công ty.
- Tham gia xét duyệt và lập phương án tổ chức thi công và biện pháp an toàn cho các
công trình XD mới; công trình sửa chữa, cải tạo theo phân cấp của Cụng ty.
- Đề xuất các biện pháp an toàn lao động cho lãnh đạo Chi nhánh trong việc chỉ huy

xử lý những vụ sự cố xảy ra trong phạm vi Chi nhánh quản lý.
- Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ và lập hồ sơ khám sức khoẻ cho công nhân, theo
dõi bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động...
- Đề xuất các hình thức kỷ luật lao động đối với những CBCNV vi phạm quy trình kỹ
thuật, quy trình kỹ thuật AT, vi phạm các quy định về ATVSLĐ và BHLĐ. Đề nghị
khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác AT - vệ sinh lao động.
VI - Đội trưởng, Trạm trưởng, Tổ trưởng trực thuộc Chi nhánh.
1. Đội trưởng, trạm trưởng, tổ trưởng trực thuộc Chi nhánh được Giám đốc Công ty
bổ nhiệm và là người điều hành cao nhất của một tổ chức sản xuất trong đơn vị (đội,
trạm, Tổ); Đội trưởng, trạm trưởng, Tổ trưởng tổ chức điều hành mọi mặt hoạt động
của đơn vị trên cơ sở phân cấp của Công ty và Chi nhánh.
2. Đội trưởng, Trạm trưởng, Tổ trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty,
trước Giám đốc Chi nhánh về mọi mặt hoạt động của đơn vị, đồng thời phối hợp với
các đơn vị khác trong Chi nhánh để hoàn thành kế hoạch được giao.
3. Nhiệm vụ của Đội trưởng, Trạm trưởng, Tổ trưởng:
a- Về quản lý kỹ thuật và vận hành.
- Điều hành sản xuất hàng ngày của đơn vị.
- Chấp hành nghiêm chỉnh các mệnh lệnh SX, phương thức VH của Giám đốc Cty,
Phó Giám đốc Công ty, Giám đốc Chi nhánh và Phó Giám đốc Chi nhánh.
- Khai thác có hiệu quả nhất năng lực thiết bị được giao, đảm bảo thiết bị vận hành an
toàn, liên tục và kinh tế.
- Nắm chắc phương thức vận hành và hiện trạng thiết bị do đơn vị quản lý.
- Đôn đốc công tác quản lý kỹ thuật, công tác an toàn lao động, phòng chống cháy nổ,
vệ sinh công nghiệp. Đôn đốc công tác sáng kiến và bồi huấn đào tạo.
- Chủ động đề xuất với Giám đốc Chi nhánh chương trình sửa chữa thiết bị do đơn vị quản
lý vận hành.
- Đối với trạm trưởng: tham gia trực vận hành và có số công trực vận hành tối thiểu là
30% số công thực tế.
b- Các mặt quản lý nghiệp vụ.


12


- Xây dựng kế hoạch và tiến độ công việc chung cho toàn đơn vị hàng tháng, hàng
tuần và hàng ngày, có biện pháp chỉ đạo thực hiện hoàn thành kế hoạch đó.
- Tổ chức lao động ở đơn vị một cách hợp lý, khoa học để có năng suất cao. Giao nhiệm
vụ cụ thể cho từng tổ SX. Có biện pháp kiểm tra đôn đốc công việc của các tổ.
- Thực hiện định mức về vật tư, lao động, quản lý chặt chẽ tài sản, vật tư, trang thiết
bị. Tổ chức việc quản lý ghi chép, theo dõi số lượng, chất lượng một cách khoa học
và chính xác.
- Tham gia tiểu ban thi đua khen thưởng, kỷ luật và xét đề nghị nâng bậc, nâng lương
của Chi nhánh. Tranh thủ sự lãnh đạo của Chi bộ, phối hợp với công đoàn và Đoàn
Thanh niên để thực hiện tốt công tác này.
- Thực hiện đúng các nghĩa vụ và trách nhiệm của đơn vị với địa phương.
4. Quyền hạn của Đội trưởng, Trạm trưởng.
- Được giải quyết các công việc và chế độ trong phạm vi đã được Công ty, Chi nhánh
phân cấp và uỷ quyền.
- Đề xuất lựa chọn cấp Phó, xem xét đề nghị bổ nhiệm và được uỷ quyền cho cấp Phó
giải quyết các công việc khi vắng mặt.
- Được đề nghị đề bạt, miễn nhiệm các tổ trưởng tổ sản xuất.
- Được đề nghị khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công nhân của đơn vị theo phân cấp.
- Tạm thời đình chỉ công tác của các tổ SX nếu thấy có vi phạm nghiêm trọng. Nhưng
sau đó phải báo cáo ngay GĐ Chi nhánh, Phó Giám đốc Chi nhánh để giải quyết.
- Đề nghị Giám đốc Chi nhánh trình Giám đốc Công ty thay đổi nhân lực cho phù
hợp với khối lượng quản lý và theo định biên.
- Đề nghị Giám đốc Chi nhánh tạo điều kiện về các trang thiết bị, phương tiện, vật tư
tối thiểu để sản xuất.
*/ Trạm biến áp
Bao gồm có trạm trưởng và các cán bộ, nhân viên quản lý và vận hành trạm. Cơ cấu
định mức gồm 10 người 1 trạm trưởng và 9 nhân viên vận hành. Có nhiệm vụ chính

là quản lý và vận hành Trạm Biến áp đảm bảo an toàn và liên tục cung cấp điện cho
hộ phụ tải
PHẦN II
GIỚI THIỆU VỀ TRẠM 110KV - GÒ ĐẦM
I. ĐẶC ĐIỂM
1. Sự ra đời và phát triển của Trạm 110KV - Gò Đầm
Trạm 110KV - Gò Đầm - Chi nhánh LĐCT Thái Nguyên - Công ty lưới Điện
Cao Thế Miền Bắc được khởi công xây dựng vào năm 1980, đưa vào vận hành tháng
11/1983. Trạm có diện tích mặt bằng là 5700m 2. Được bố trí trên một nền đồi cao,
san phẳng thuộc địa phận phường Lương Châu - Thị xã Sông Công - Thái Nguyên.
- Trạm được thiết kế với các cấp điện áp 110KV - 35KV - 22KV - 6KV. Cấp
điện từ hai đường dây 110KV đến.
13


+ Lộ 172- E6.2 cấp điện cho trạm từ trạm biến áp 220KV Thái Nguyên
+ Lộ 172 - E1.19 cấp điện từ trạm 220KV Sóc Sơn - Hà Nội
Sơ đồ nối điện phía 110KV có kết cấu là sơ đồ cầu ngoài, thiết bị đóng cắt, bảo
vệ ngăn đường dây và ngăn cầu bằng máy cắt.
- Phân phối phía 35KV lắp đặt theo sơ đồ một hệ thống thanh cái có phân đoạn
bằng máy cắt nhận điện từ máy biến áp T2
- Phân phối phía 22KV lắp đặt theo sơ đồ một hệ thống thanh cái có phân đoạn
bằng máy cắt điện từ máy biến áp T1 và máy biến áp T2.
- Phân phối phía 6KV lắp đặt theo sơ đồ một hệ thống thanh cái có phân đoạn
bằng máy cắt và được cấp từ máy biến áp T3 (35/6KVA - 10500KVA) nhận điện từ
thanh cái C32.
Do trạm được cải tạo nâng cấp nhiều lần nên các thiết bị ở các cấp điện áp của
các máy biến áp, các thiết bị điều khiển không đồng bộ giữa thiết bị cũ và thiết bị
mới, loại thiết bị do nhiều hãng chế tạo do đó không cải thiện được nhiều điều kiện
vận hành, các thiết bị đóng cắt được trang bị trong giai đoạn đầu đã cũ và kém linh

hoạt ảnh hưởng đến quá trình vận hành cho trạm và hệ thống điện.
2. Cấu trúc mặt bằng trạm 110KV - Gò Đầm.
a. Sơ đồ mặt bằng (Bản vẽ kèm theo)
b. Cấu trúc
* Hai nhà cấp 4 gồm có
- Nhà 1: Phòng TBPP 22KV
- Nhà 2:
+ Phòng trưởng trạm
+ Phòng họp
+ Phòng ắc quy
+ Phòng kỹ thuật viên
+ Phòng điều khiển trung tâm
+ Phòng TBPP 6KV
* Nhà để xe, phòng bảo vệ
* Hệ thống PCCC gồm 02 hệ thống:
1. Hệ thống PCCC bằng nước bao gồm: 01 bể nước có dung tích 108m 3, hệ
thống vòi phun và các trụ nước lắp đặt xung quanh 2 MBA T1 và T2 được cung cấp
từ các máy bơm áp lực cao.
2. Trang bị PCCC khác gồm:
+ Các bình CO2
+ Các bình MTZ35
+ Các bình MFZ
+ Các bể cát
* Ba máy biến áp T1, T2 và T3
- T1 63000 kVA - 115/38.5/23kV
14


- T2 63000 kVA - 115/38.5/23kV
- T3 10500 kVA - 35/6kV

* Hai máy biến áp tự dùng 6/0,4kV - 40kVA(∆/Y-11) và một máy biến áp tự
dùng TD 22/0,4kV - 100kVA(Y/Y0 - 12).
* Các thiết bị điện, thiết bị đóng cắt, thiết bị điều khiển, đo lường, bảo vệ.
* Bể xả dầu sự cố;
* Hệ thống vòi nước xung quanh trạm;
* Vườn cây cảnh xung quanh trạm;
* Nhân viên trong Trạm 110KV - Gò Đầm gồm có:
+ 1 trưởng trạm
+ 9 công nhân vận hành
II. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA KỸ SƯ ĐIỆN Ở MỖI CƯƠNG VỊ
TRONG NGÀNH ĐIỆN
1. Vai trò của trưởng trạm.
+Trưởng trạm Trạm 110KV - Gò Đầm là người lãnh đạo trực tiếp của trạm, là
người chịu trách nhiệm trước Giám đốc CTy Lưới Điện Cao Thế MB về mọi mặt
hành chính kỹ thuật an toàn trạm.
+ Trưởng trạm phải có trình độ chuyên ngành điện, phải nắm vững quy trình
quy phạm quản lý, vận hành, sửa chữa, nắm vững lý lịch và tình trạng thiết bị trong
trạm, phải có bậc 5 an toàn.
+ Ngoài ra trưởng trạm còn là người quản lý nhân viên trong trạm, thường
xuyên kiểm tra tình trạng thiết bị, thường xuyên kiểm tra sổ ghi chép các ca trực
trong tuần. Đề ra và tổ chức thực hiện kế hoạch vận hành, thử nghiệm, sửa chữa định
kỳ, tổ chức học tập, kiểm tra quy trình quy phạm, bồi dưỡng nâng bậc thợ hàng năm
cho các công nhân theo hướng dẫn của CTy lưới Điện Cao Thế MB.
3. Đối với nhân viên vận hành
* Đối với trực chính.
+ Trực chính là người thay mặt trưởng trạm chỉ huy trực tiếp kíp vận hành của
mình, phải chịu trách nhiệm về mọi hành động không đúng của nhân viên vận hành.
Trực chính phải có trình độ kỹ sư điện và phải đạt bậc 4 an toàn trở lên.
+ Trực chính phải hiểu biết và nắm vững các sơ đồ nhị thứ, các trang bị đo
lường, bảo vệ và tự động hoá. Biết được nguyên lý làm việc và phạm vi tác động của

các loại bảo vệ Rơle của trạm, nắm vững sơ đồ, thông số kỹ thuật, chế độ vận hành,
nguyên tắc thao tác chuyển đổi phương thức vận hành trạm. Hiểu và nắm vững mối
quan hệ công tác của các cấp điều độ trong vận hành, danh mục các thiết bị thuộc
quyền điều khiển và kiểm tra của các cấp điều độ trong trạm. Biết phân tích, đánh
giá, phán đoán và xử lý những sự cố bất thường xảy ra trên các thiết bị trạm.
+ Trực chính có nhiệm vụ:
15


- Phân công điều hành mọi công việc trong ca.
- Cùng trực phụ theo dõi và kiểm tra thiết bị thuộc quyền quản lý của trạm, đảm
bảo cho việc vận hành an toàn, liên tục không để xảy ra sự cố.
- Báo cáo với điều độ CTy Điện lực Thái Nguyên (B6) và trạm trưởng các vấn
đề vận hành thiết bị trong trạm. Cung cấp số liệu theo yêu cầu của điều độ, nhanh
chóng chấp hành các mệnh lệnh của điều độ B6. Đảm bảo vận hành an toàn các thiết
bị , xử lý kịp thời các sự cố xảy ra trong ca theo lệnh của B6.
- Nhận và ghi lệnh thao tác của điều độ B6 hoặc viết phiếu thao tác rồi đọc cho
điều độ B6 duyệt. Sau đó giám sát để trực phụ thao tác. Trực chính là người chịu
trách nhiệm về thực hiện chế độ phiếu thao tác, khi có hiện tượng không bình thường
thì trực chính cùng trực phụ nhanh chóng kiểm tra, nắm vững tình hình hoạt động của
Rơle bảo vệ báo cáo các cấp trên theo quy định.
- Khi có nhóm công tác đến làm việc tại trạm trực chính có nhiệm vụ kiểm tra
phiếu công tác, báo cáo với điều độ B6, ký viết bổ sung biện pháp an toàn vào phiếu
(nếu cần), rồi cho thực hiện các biện pháp an toàn theo đúng quy trình. Ký phiếu
công tác và bàn giao hiện trường cho nhóm công tác, giám sát nhóm công tác và khi
nhóm công tác kết thúc công việc thì phải thu hồi phiếu công tác kiểm tra lại hiện
trường, nghiệm thu chất lượng công việc.
* Đối với trực phụ: Trực phụ phải biết đọc và hiểu bản vẽ nhất thứ, nắm vững
sơ đồ nhất thứ, vị trí thực tế của các thiết bị của trạm, tên gọi các thông số, ý nghĩa và
quan hệ giữa các thông số. Biết cách ghi chép và tính toán các thông số vận hành,

biết đọc các chỉ thị của Rơ le.
- Hiểu được tính năng tác dụng, nguyên tắc thao tác của các loại máy cắt, cầu
dao cách ly, áptomat, cầu chì, khoá điều khiển. Nắm vững cấu tạo, nguyên lý làm
việc của máy biến áp, máy biến áp đo lường (TU), máy biến áp dòng (TI), công tơ, tụ
bù. Hiểu hệ thống điện tự dùng, điện chiếu sáng, hệ thống một chiều của trạm.
- Trực phụ phải có trình độ trung cấp kỹ thuật điện và đạt bậc III an toàn trở
lên.
- Trong ca trực trực phụ luôn phải chấp hành nghiêm chỉnh nhanh chóng các
mệnh lệnh và sự phân công của trực chính. Trực phụ là người trực tiếp thao tác đóng
cắt các thiết bị điện trong trạm dưới sự giám sát của trực chính.
- Trực phụ chịu trách nhiệm ghi chép, quản lý sổ sách và các dụng cụ như: Nhật
ký vận hành, thông số MBA và các đường dây, sổ ghi sản lượng điện, nhật ký vận
hành ắc quy, hệ thống thông tin liên lạc, các biển báo an toàn, trang bị và dụng cụ
cứu hoả.
* Những biện pháp an toàn khi công tác ở trạm biến áp.
a. Những quy định tối thiểu cần phải nhớ
- Nghiêm cấm dẫn người lạ vào trạm, với người vào thăm quan, nghiên cứu
phải do đơn vị trưởng hướng dẫn.
16


- Những công nhân vào trạm làm việc nhất thiết phải có từ bậc 2 an toàn trở lên.
Nhóm trưởng phải có bậc 3 an toàn trở lên. Người vào một mình phải có bậc 5 an
toàn đồng thời phải có tên trong danh sách đã được đơn vị trưởng duyệt.
- Vào trạm làm việc, thăm quan đều phải tôn trọng nội quy trạm, những người
vào trạm lần đầu tiên phải được hướng dẫn tỷ mỉ. Vào trạm để làm công tác sửa chữa
thiết bị hoặc điều khiển Rơ le, đồng hồ nhất thiết phải có 2 người và chỉ làm việc
trong phạm vi cho phép.
- Mỗi lần vào trạm công tác bất cứ ai không phân biệt về chức vụ đều nhất thiết
phải ghi vào sổ nhật ký trạm những công việc đã làm.

- Chìa khoá trạm phải ghi tên rõ ràng và được quản lý theo nội quy riêng. Mỗi
khi rời trạm đều phải khoá và kiểm tra lại xem cửa đã khoá chặt chưa.
- Khi thiết bị trong trạm bị sự cố thì phải đứng cách xa thiết bị đó 5m khi đặt
trong nhà, 10m nếu đặt ngoài trời.
b. Khoảng cách an toàn khi công tác trong trạm phải đảm bảo.
* Không có rào chắn
- Điện hạ áp không nhỏ hơn 0.3m
- Điện áp đến 15KV không nhỏ hơn 0.7m
- Điện áp đến 35KV không nhỏ hơn 1.5m
- Điện áp đến 110KV không nhỏ hơn 1.5m
- Điện áp đến 220KV không nhỏ hơn 2.5m
- Điện áp đến 500KV không nhỏ hơn 4.5m
* Có rào chắn
- Điện áp đến 15KV không nhỏ hơn 0.35m
- Điện áp đến 35KV không nhỏ hơn 0.6m
- Điện áp đến 110KV không nhỏ hơn 1.5m
- Điện áp đến 220KV không nhỏ hơn 2.5m
- Điện áp đến 500KV không nhỏ hơn 4.5m
PHẦN III
KẾT CẤU TRẠM 110KV - GÒ ĐẦM
A. SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ CỦA TRẠM
1. Sơ đồ nối điện chính
2. Sơ đồ tự dùng trạm
3. Sơ đồ 1 chiều
4. Biểu đồ phụ tải
5. Sơ đồ mặt bằng trạm

17



B. LÝ LỊCH, THÔNG SỐ KỸ THUẬT, CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ, KẾT
CẤU LẮP ĐẶT CÁC THIẾT BỊ TRONG TRẠM.
Thiết bị trong Trạm 110KV - Gò Đầm gồm có:
* Ba máy biến áp : T1 – 63 MVA - 110/35/ 22kV đặt ngoài trời
T2 - 63 MVA - 110/35/ 22kV đặt ngoài trời
T3 - 10.5MVA - 35/6kV đặt ngoài trời
- Máy cắt phía 110kV: MC112, MC131, MC132
- Máy cắt phía 35kV: MC373, MC375, MC376, MC332, MC333, MC312.
- Máy cắt phía 22kV: MC431, MC432, MC471, MC472, MC473, MC474,
MC475, MC476, MC477, MC478, MC412, CDPT441.
- Máy cắt phía 6kV: MC631, MC633, MC612, MC671, MC672, MC673,
MC674, MC675, MC676, MC677, MC678, MC679, MC680, MC641, T601, T602,
MC641, MC642.
* Dao cách ly phía 110kV: CD171-7, 172-7, 112-1, 112-2, 131-1, 131-3, 1322, 132-3.
- Phía 35kV: CD 373-7, 373-1, 312-1, 312-2, 375-7, 375-1, 376-7, 376-2, 3322, 332-3, 333-2, 333-3.
* Dao tiếp địa phía 110kV: 171-76, 171-74, 172-76, 172-74, 112-15, 112-25,
131-15, 131-36, 132- 25, 132-35, 132-36, 131-0, 132-0.
- Dao tiếp địa phía 35kV: 373-76, 373-15, 312-15, 312-25, 375-76, 375-75,
375-15, 376-76, 376-75, 376-25, 332-25, 332-35, 333-25, 333-36.
- Dao tiếp địa phía 22kV: 431-38, 471-76, 473-76, 475-76, 441-38, 477-76, 479-76,
412-14, 474-76, 472-76, 432-38.
- Dao tiếp địa phía 6kV: 679-76, 677-76, 631-38, 641-38, 675-76, 673-76, 67176, 612-24, 672-76, 674-76, 676-76, 642-38, 633-38, 678-76, 680-76.
- Chống sét van phía 110kV: CS1T1, CS1T1-0, CS1T2-0, CS1T2
- Chống sét van phía 35kV: CS3T2, CS3T3, CS-C31, CS-C32
- Chống sét van phía 22kV: CS4-T1, CS4-T2
- Chống sét phía 6kV: CS6-T1, CS6-T3, CS6-C2
- Các máy biến áp đo lường: C11, C12, C31, C32, C41, C42, C61, C62
- Các máy biến dòng: BI112, BI131, BI132, BI373, BI312, BI375, BI376,
BI332, BI333.
- Các máy biến áp tự dùng phía 22kV: TD22 – 100kVA 23/0.4kV Y/Y0-12

- Các máy biến áp tự dùng phía 6kV: TD1&TD2 - 40kVA, 6/0.4kV - /Y - 11.
I. GIỚI THIỆU VỀ SƠ ĐỒ NGUYÊN LÝ TRẠM
- Trạm 110kV - Gò Đầm được cấp điện từ 2 đường dây 110kV một lộ được cấp
từ lộ 172 - E6.2 (TBA 220kV Thái Nguyên). Một lộ cấp từ 172 - E1.19 (Trạm 220kV
Sóc Sơn - Hà Nội). Sơ đồ điện phía 110kV có kết cấu là sơ đồ cầu ngoài.
18


- Trạm 110kV - Gò Đầm có các cấp điện áp 110kV - 35kV - 22kV - 6kV được
sử dụng với sơ đồ 1 thanh góp có máy cắt phân đoạn. Trên mỗi thanh góp có đặt 1
máy biến điện áp nhằm mục đích kiểm tra điện áp trong vận hành, đo lường trên mỗi
thanh góp để điều chỉnh điện áp phía 35kV, 22kV, 6kV của các máy biến áp, đảm
bảo chất lượng điện áp đầu nguồn trong việc cấp điện cho các phụ tải trong khu vực.
- Phía 110kV có 2 máy biến áp T 1, T2 vận hành độc lập nhau. Máy MBA T 1 cấp
nguồn cho phụ tải 22kV. Máy MBA T2 cấp nguồn 35kV và 22kV cho phụ tải. Cuộn
110kV của các máy biến áp này đều có thiết bị điều chỉnh điện áp dưới tải để điều
chỉnh điện áp đầu ra đảm bảo chất lượng điện áp theo yêu cầu, các cuộn dây của máy
biến áp đều được lắp đặt các chống sét van. Ngoài ra trạm có 2 cột chống sét đánh
trực tiếp vào các thiết bị trong toàn trạm. HT bảo vệ Rơ le đều dùng Rơ le số.
- Phía 35kV của trạm dùng sơ đồ hệ thống một thanh cái có phân đoạn bằng
máy cắt. Phía 35kV hiện lấy nguồn cung cấp từ máy biến áp T 2 (110/35/22kV- 63000
kVA) có nhiệm vụ cung cấp điện cho các phụ tải 35kV thuộc Thị xã Sông Công, một
phần huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình. Đồng thời có thể hỗ trợ nguồn 35kV cho
khu Gang thép Thái Nguyên, Thành phố Thái Nguyên bằng máy cắt và đường dây
mạch vòng 35kV Gò Đầm - Lưu Xá.
Ngoài ra phía 35kV còn có máy cắt 333 cấp nguồn cho máy biến áp trung gian
T3 (35/6kV - 10500kVA) để cấp nguồn 6kV cho phân đoạn 2 thanh góp 6kV.
- Phía 22kV lắp đặt theo sơ đồ 1 hệ thống thanh cái có phân đoạn bằng máy cắt,
nhận điện từ máy biến áp T 1 và máy biến áp T2 (63000kVA) các tủ máy cắt 22 sử
dụng MC hợp bộ trong nhà được lắp đặt thành 2 phân đoạn. Phân đoạn 1 sử dụng

máy cắt chân không (Tủ hợp bộ 8BK20 của hãng Siemens). Riêng 2 MC477 và
MC479 là loại MCSF6. Phân đoạn 2 sử dụng máy cắt khí SF6 (ABB). Hệ thống bảo
vệ đều dùng Rơ le số.
- Phía 6kV lắp đặt theo sơ đồ một hệ thống thanh góp có phân đoạn bằng máy
cắt, được cấp điện từ máy biến áp T3 (10500kVA).
* Phân đoạn C62: Được cấp từ máy biến áp T3 (36/6kV – 10500kVA) thông
qua hệ thống cáp ngầm. Tủ máy cắt tổng 633 đầu vào là loại tủ hợp bộ HD4 của hãng
ABB sản xuất. Các máy cắt 6kV lộ ra của trạm cấp điện trực tiếp cho các nhà máy xí
nghiệp gần trạm như: Trại ngựa Bá Vân, Công ty Diezen Sông Công, Công ty Phụ
tùng 1, nhà máy Y cụ II, nhà máy đúc Sông Công, nhà máy nước Sông Công.
Các tủ 6kV khác là các tủ hợp bộ của Liên Xô cũ sử dụng máy cắt ít dầu loại
BMΠЭ gồm 10 tủ lộ đi, 1 tủ lộ máy cắt phân đoạn, 2 tủ máy cắt tự dùng, 2 tủ TU, 2
tủ máy cắt tụ bù cho lưới 6 kV, 1 tủ chống sét van loại PB0.
Hệ thống bảo vệ sử dụng Rơle cơ, riêng 2 tủ MC tổng sử dụng Rơle số.

19


II. GIỚI THIỆU VỀ CÁC MBA CHÍNH
1.Máy biến áp T1.
Thông số kĩ thuật:
+ Loại máy: EEMC
+ Nước sản xuất: Việt Nam
+ Công suất định mức: ONAN - 40MVA , ONAF – 63MVA
+ Điện áp định mức: 115 ± 9 x 1,78%/38,5 ± 2 x 2,5%/23 kV
+ Tổ đấu dây: Y0/∆/Y0-11-12
+ Tổn thất không tải: Po = 30,8kW
Tổn thất ngắn mạch: (nấc 10, nhiệt độ cuộn dây 750C, công suất 63MVA)
Cao – Trung: 204,282kW
Cao - Hạ: 202,358kW

Trung - Hạ: 172,567kW
+ Dòng điện không tải: I0%= 0.098%
+ Điện áp ngắn mạch %:
C - T = 18,95%
C - H = 30,26%
T - H = 7,83%
+ Trọng lượng dầu:
31,5 tấn
+ Trọng lượng ruột :
59 tấn
+ Trọng lượng toàn bộ:
116 tấn
+ Năm sản suất:
9/2013
+ Thời gian vận hành:
10/2013
* Nhiệm vụ: Truyền tải năng lượng từ lưới 110kV qua máy cắt 131 xuống lưới
35kV (hiện chưa đưa vào sử dụng) và 22kV (C41), cấp điện cho các hộ sử dụng điện
thuộc thị xã Sông Công và khu công nghiệp Sông Công.
2. Máy biến áp T2 (63000 kVA)
Thông số kĩ thuật
+ Loại máy:
63000/3P/115 - 38,5(23)/RGH 100/120404
+ Nước sản xuất:
Việt Nam
+ Năm sản xuất:
2004
+ Thời gian vận hành: 2005
+ Công suất định mức: ONAN – 50.5MVA, ONAF – 63MVA
+ Điện áp định mức: 115 ± 9 x 1,78%/38,5 ± 2 x 2,5%/23 kV

+ Dòng điện định mức: Cao : 316,3 A
Trung: 944,8 A
Hạ : 1581.4 A
+ Tổ đấu dây: Yo/Yo/∆-12-11
+ Điện áp ngắn mạch (ở 750C) Uk%
20


Cao - trung : 11%
Cao - hạ : 18%
Trung - hạ : 6,5%
+ Io: 0,146%
+ ∆Po: 35 KW.
+ Tổn hao ngắn mạch ở 750 C ∆Pđm
Cao - trung: 215 KW
Cao - hạ:
210 KW
+ Trọng lượng dầu:
28000 kg
+ Trọng lượng ruột:
65000 kg
+ Trọng lượng toàn bộ: 110 000 kg
* Nhiệm vụ:
Truyền tải năng lượng từ lưới 110kV qua máy cắt 132 xuống lưới 35kV (C32)
và 22kV (C42), cấp điện cho các hộ sử dụng điện thuộc 3 huyện thị phía nam của tỉnh
Thái Nguyên như: Phú Bình, Phổ Yên, Sông Công và Khu CN Sông Công.
3. Máy biến áp trung gian T3:
+ Nhà chế tạo: Cty chế tạo thiết bị điện Đông Anh
+ Loại máy: BAD 10500 – 38,5/6,3
+ Năm sản xuất: tháng 9 năm 2009

+ Tần số:
50Hz
+ Công suất:
10500 kVA
+ Số pha:
3 pha
+ Tổ nối dây:
Y/∆ - 11
+ Dòng điện định mức
Cao:
157,5 A
Hạ:
962.2 A
+ Điện áp định mức:
38,5±2x2.5%/6,3kV
+ Trọng lượng dầu
4000 kg
+ Trọng lượng ruột
9800 kg
+ Trọng lượng toàn bộ
18750 kg
+ Dòng điện không tải: 1,7 %
+ Tổn thất không tải: 17,5 kW
+ Điện áp ngắn mạch: Cao - Hạ: 7,97 %
+ Tổn thất ngắn mạch: 76,9625 kW
* Nhiệm vụ:
Lấy điện 35kV từ máy cắt 333, hạ xuống cấp điện áp 6kV cho thanh cái C62
qua máy cắt tổng 633. Phân đoạn C62 cấp điện cho các hộ thuộc Thị xã Sông Công,
gồm nhà máy nước Sông Công, nhà máy Y cụ 2, Công ty phụ tùng I, Nhà máy đúc
Sông Công và một phần của Công ty Diezen Sông Công.


21


III. GIỚI THIỆU CÁC MÁY BIẾN ÁP TỰ DÙNG
1. Tự dùng TD61.
Thông số kĩ thuật:
+ Nước sản xuất:
Liên Xô
+ Mã hiệu:
TM 40/6 - 69 T1
+ Điện áp định mức: 6/0,4 kV
+ Dòng điện định mức:
Cao:
3,8A
Hạ:
57,8A
+ Công suất định mức: 40 kVA
+ Uk% =
4,5%
+ Tổ nối dây:
∆/Yo - 11
+ Loại dầu:
Liên Xô
+ Trọng lượng dầu:
150 kg
+ Trọng lượng ruột:
358 kg
+ Thời gian vận hành: 4/11/1983
+ Trọng lượng toàn bộ: 508 kg

+ Năm sản xuất:
1/3/1978
2. Tự dùng TD41.
Thông số kĩ thuật
+ Hãng chế tạo: Nhà máy chế tạo thiết bị điện Việt Nam
+ Kiểu máy: BAD - 100 - 23/0,4
+ Điện áp:
23/0,4 kV
+ Dòng điện định mức:
Cao:
2,51A
Hạ:
144,5A
+ Công suất định mức:
100 kVA
+ Tổ nối dây:
Y/Yo - 12
+ Loại dầu:
Caltex-Mỹ
+ Trọng lượng dầu :
280 kg
+ Trọng lượng ruột:
536 kg
+ Trọng lượng toàn bộ:
865 kg
+ Dòng điện không tải:
1,7%
+ Tổn hao ngắn mạch:
1,486 kW
+ Điện áp ngắn mạch:

4,2%
+ ∆P0:
0,427 kW
+ Thời gian vận hành:
14/10/2003
3. Tự dùng TD62:
Thông số kĩ thuật:
22


+ Nước sản xuất:
Hà Nội - Việt Nam
+ Mã hiệu:
40,6/0.4
+ Năm sản xuất:
2008
+ Điện áp định mức:
6/0,4 kV
+ Dòng điện định mức: 3,85/57,75 A
+ Công suất định mức: 40 kVA
+ Uk% :
5,79%
+ Tổ nối dây:
Y/Y - 12
+ Trọng lượng dầu
180 kg
+ Trọng lượng ruột:
215 kg
+ Trọng lượng toàn bộ: 460 kg
+ Số pha 3 –kiểu làm mát onan

* Nhiệm vụ:
Cung cấp nguồn điện 380/220V cho các phụ tải trong trạm như: Chiếu sáng làm
việc, cấp nguồn động cơ lên dây cót các máy cắt, cấp nguồn cho 2 tủ chỉnh lưu, điện
sinh hoạt, động cơ quạt mát các máy biến áp, cấp nguồn điều khiển cho các bộ điều
áp dưới tải máy biến áp, nguồn điều khiển hệ thống thông gió, điều hoà nhiệt độ,
nguồn sấy cho các tủ hợp bộ, hút ẩm nhà trung tâm, nhà phân phối....
Ba máy biến áp tự dùng của trạm được luân phiên vận hành hàng tháng.
4. Máy biến áp tạo trung tính TT2.
- Công suất:
630 kVA
- Điện áp định mức:
23 kV
- Tổ nối dây theo kiểu: Ziczac
- Có nhiệm vụ tạo trung tính cho cuộn tam giác phía 22kV của MBA T2.
IV. GIỚI THIỆU VỀ CÁC THIẾT BỊ TRONG TRẠM 110KV GÒ ĐẦM.

1. Phía 110 kV.
a. Máy cắt 132,131,112
Thông số kĩ thuật:
Kiểu loại - Mã hiệu: S1-145F1
Hãng sản xuất AEG
Số chế tạo: 97/6399-1468/04
Năm sản xuất: 1997
Năm đưa vào vận hành: 1999
Điện áp định mức:
145 kV
Dòng điện định mức: 3150 A
Dòng điện cắt ngắn mạch định mức: 31,5 kA
Thời gian duy trì dòng ngắn mạch định mức: 3s
Chu trình đóng cắt: Cắt-0.3s-đóng,cắt-3phút-đóng,cắt

Áp dụng cho máy cắt SF6
23


Áp suất vận hành khí SF6 ( ở 200C ): 6.8 bar
- Báo tín hiệu SF6 giảm:
0,58 bar
- SF6 khoá điều khiển:
0,55 bar
* Nhiệm vụ:
Máy cắt điện có nhiệm vụ đóng, cắt trong mạch điện trong vận hành bình
thường và tự động cắt khi sự cố.
b. Cầu dao: Có 8 bộ cầu dao 110kV. Gồm 171-7, 172-7, 131-1, 132-2, 112-1,
112-2, 131-3, 132-3.
Thông số kĩ thuật:
+ Nước sản xuất:
+ Điện áp định mức:
+ Điện áp xung sét:
+ Dòng điện định mức:
+ Dòng chịu đựng ngắn mạch:
+Điện áp điều khiển:
+ Thời gian chịu đựng ngắn mạch:
+ Trọng lượng:
* Nhiệm vụ:

Ấn Độ
123 kV
550 kV
1250 A
25/62 kA

220V
3s
780 kg

c. Máy biến điện áp: TUC11, TUC12
Thông số kĩ thuật:
+ Nhà sản xuất:
Thổ Nhĩ Kỳ
+ Kiểu (Điện dung):
KGT - 125
+ Năm sản xuất:
1997
+ Điện áp định mức hệ thống: 115 kV
+ Điện áp cao nhất hệ thống: 123 kV
+ Tần số danh định:
50 Hz
+ Công suất:
200 MVA
+ Cuộn 1:
Điện áp danh định thứ cấp: 100: 3 V
Cấp chính xác:
0,5
Công suất:
100 VA
+ Cuộn 2:
Điện áp danh định thứ cấp: 100:3 V
Cấp chính xác:
3P
Công suất:
100 VA

+ Điện áp chịu đựng tần số công nghiệp:
Sơ cấp: 230 kV
Thứ cấp: 3 kV
24


+ Điện dung định mức:
7500 PF
+ Điện áp định mức sơ cấp: 115: 3 V
+ Ngày vận hành:
31/1/2000
Nhiệm vụ:
Biến đổi điện áp có trị số lớn xuống điện áp có trị số nhỏ để phục vụ cho các
thiết bị đo lường, bảo vệ Rơle và tự động hóa.
d, Biến dòng điện (112,132,131)
Thông số kĩ thuật:
+ Nhà sản xuất:
Thổ Nhĩ Kì
+ Kiểu chế tạo:
AT- 125
+ Điều kiện làm việc:
Ngoài trời
+ Điện áp định mức:
115 kV
+ Điện áp cao nhất:
123 kV
+ Dòng định mức sơ cấp In:
200 - 400 - 600 - 800A
+ Dòng điện ngắn mạch định mức Ith: 25 KAMS
+ Dòng ổn định động định mức:

2,5 x Ith (kA)
Cuộn 1:
+ Tỉ số biến dòng:
200 - 400 - 600 - 800/5/5/5/5 A
+ Cấp chính xác:
0,5
+ Công suất định mức: 30 VA
Cuộn 2 và 3
+ Tỉ số biến dòng:
200 - 400 - 600 - 800/5/5/5/5 A
+ Cấp chính xác:
5P20
+ Công suất định mức: 30 VA
Cuộn 4:
+ Tỉ số biến dòng:
200 - 400 - 600 - 800/5/5/5/5 A
+ Cấp chính xác:
5P20
+ Công suất định mức: 30 VA
Nhiệm vụ:
Biến đổi dòng điện có trị số lớn xuống dòng điện có trị số nhỏ để phục vụ cho
các thiết bị đo lường, bảo vệ Rơle và tự động hóa.
2, Chống sét van
- Chống sét van 110 Trạm 110kV - Gò Đầm kèm bộ ghi sét
Thông số kĩ thuật:
+ Nhà sản xuất:
Đức
+ Hãng sản xuất:
Siemens
+ Tiêu chuẩn:

IEC - 99 - 4
+ Kiểu ngoài trời:
ZnO một pha
- Chống set van dùng trong hệ thống theo các điều kiện:
+ Điện áp danh định của hệ thống: 110 kV
25


×