Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số biện pháp về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non hòa phú

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.24 KB, 17 trang )

Đề tài: Một số biện pháp về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non Hòa Phú
__________________________________________________________________________

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TÂY HÒA
TRƯỜNG MẦM NON HÒA PHÚ

BÁO CÁO KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG
ĐỀ TÀI:
MỐT SỐ BIỆN PHÁP VỀ CÔNG TÁC XÂY DỰNG
CƠ SỞ VẬT CHẤT TRƯỜNG MẦM NON HÒA PHÚ

Người nghiên cứu: Lê Thị Diệu Huyền
Đơn vị: Trường Mầm non Hòa Phú

Năn học 2012 -2013

__________________________________________________________________________
Người thực hiện :
Lê Thị Diệu Huyền
Trang: 1


Đề tài: Một số biện pháp về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non Hòa Phú
__________________________________________________________________________

MỤC LỤC
(………………………..)

__________________________________________________________________________
Người thực hiện :
Lê Thị Diệu Huyền


Trang: 2


Đề tài: Một số biện pháp về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non Hòa Phú
__________________________________________________________________________

I. TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết hiện nay sự phát triển của xã hội ngày càng cao, nhu
cầu đòi hỏi của các bậc phụ huynh cũng tăng lên; đặc biệt là phụ huynh của các
cháu ở lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo lại càng có nhu cầu cao hơn, phụ huynh muốn
đưa trẻ đi học họ phải chọn trường, chọn lớp và chọn cô giáo. Một trong những
nhu cầu đầu tiên đó là trường. Nói đến trường có nghĩa là nói đến cơ sở vật chất
của nhà trường có đảm bảo môi trường, phương tiên, thiết bị và an toàn cho trẻ
được chăm sóc, nuôi dưỡng, học tập, vui chơi hay không. Đứng ở góc độ nhận
thức là như thế; Tuy nhiên, thực tiễn trong những năm qua cũng như hiện nay, cơ
sở vật chất Trường Mầm non Hòa Phú vẫn còn nhiều khó khăn, chưa đáp ứng
được các nhu cầu của nhân dân, phụ huynh nêu trên.
Đứng trước những nhu cầu và thực trạng nêu trên đồng thời để đáp ứng yêu
cầu phổ cập trẻ mẫu giáo 5 tuổi nói chung, Trường Mầm non Hòa Phú nói riêng
cần phái xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường nhằm để thu hút trẻ đến
trường .Việc xây dựng cơ sở vật chất ở trường mầm non đóng một vai trò, vị trí
rất quan trọng, nó là nền tảng là cơ sở vững chắc để chăm sóc nuôi dưỡng trẻ và
cũng là một trong những phương tiện giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
Trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, phòng học không đủ, diện tích phòng
học không đảm bảo, bàn ghế không đúng quy cách thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng
đến việc chắm sóc nuôi dưỡng , phát triển về mọi mặt của trẻ. Qua nhiều năm
trăn trở, suy nghĩ với mong muốn đổi mới bộ mặt nhà trường, chúng tôi quyêt
định chọn để tài “Một số biện pháp về công tác xây dựng cơ sở vật chất Trường
Mầm non Hòa Phú”.
Để thực hiên đề tài này, chúng tôi chọn 2 xã Hòa Phú (huyện Tây Hòa),

Sơn Giang (huyện Sông Hinh) để thực nghiệm; 2 xã này có điều kiện về kinh tế xã hội được xem là tương đương nhau. Chọn xã Hòa Phú làm thực nghiêm (nhóm
thực nghiệm), xã Sơn Giang làm đối chứng (nhóm đối chứng). Kết quả nghiên
cứu cho thấy khi tác động một số biện pháp mới về công tác xây dựng cơ sở vật
chất (CSVC) đã thay đổi lớn về nhận thức và hành động của nhân dân, phụ huynh
(tức là ý thức của nhân dân, phụ huynh trong xã hội hóa giáo dục góp phần xây
dưng CSVC mạnh mẽ hơn).
Để có được kết luận nêu trên, trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử
dụng phương pháp thống kê toán học để phân tích, chứng minh các dữ liệu thu
thập được như sau (các công thức có sẵn trong bảng Excel, internet):
- Giá trị trung bình: Average(number1, number2…);
__________________________________________________________________________
Người thực hiện :
Lê Thị Diệu Huyền
Trang: 3


Đề tài: Một số biện pháp về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non Hòa Phú
__________________________________________________________________________

- Độ lệch chuẩn: Stdev(number1, number2…);
- T-test, độc lập để so sánh kết quả ở một thời điểm của 2 nhóm đối tượng:
(p) = T-test(array1, array2, array3, tail, type).
- T-test phụ thuộc để so sánh kết quả ở hai thời điểm khác nhau của cùng
một nhóm đối tượng: (p) = T-test(array1, array2, array3, tail, type).
- Mức độ ảnh hưởng sau tác động (giá trị trung bình chuẩn):
SMD = (AverageN1- averageN2)/StdevN2
II. GIỚI THIỆU:
*Hòa Phú là một xã thuộc huyện Tây Hòa.
- Diện tích: 3493746 ha
- Dân số: 9556 - Điều kiện kinh tế: Thu nhập thấp đời sống khó khăn

- Phổ cập trung học và tiểu học đã công nhận đạt chuẩn
- Phổ cập Mầm non vào cuối tháng 4/ 2013 về kiểm tra công nhận
- Cơ sở vật chất trường Mầm non Hòa Phú:
+ Tổng số phòng học 8 phòng trong đó mượn trường Tiểu học số 1 Hòa Phú 04
phòng học chung trụ sở thôn Lạc Mỹ 01 phòng.
Hiện tại trường có 3 phòng học kiên cố hóa.
*Sơn Giang là một xã thuộc huyện Sông Hinh
- Diện tích: khoảng 5.000 ha
- Dân số: hơn 5.000 người
- Điều kiện kinh tế: Thu nhập thấp đời sống khó khăn chủ yếu là cây mía
- Phổ cập trung học và tiểu học đã công nhận đạt chuẩn
- Phổ cập Mầm non vào năm 2015 mới hoàn thành
- Cơ sở vật chất trường Mầm non Sơn giang
Cơ sở vật chất khó khăn, đa số phòng học còn thiếu hiện đang học tạm
1. Lí do chọn đề tài
Xây dựng CSVC trường học nói chung, trong đó trường Mầm non nói
riêng có ý nghĩa rất quan trọng nó là nền tảng là cơ sở vững chắc để chăm sóc
nuôi dưỡng trẻ và cũng là một trong những phương tiện giúp trẻ phát triển toàn
diện về mọi mặt. Xây dựng CSVC trường học là một trong những chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước ta, vì thế, Chính phủ đã đưa vấn đề này vào Chương trình
mục tiêu của Quốc gia, chính sách xã hội hóa giáo dục (XHHGD) thể hiện đậm
nét nhất là Trái phiếu Chính phủ đầu tư phát triển CSVC trường học trong nhiều
năm qua. Tuy nhiên, chỉ dựa vào kinh phí của Nhà nước mà không tính đến chính
sách XHHGD ở từng địa phương thì khả năng đáp ứng của Nhà nước sẽ không
đảm bảo nhu cầu của nhân dân. Vì vậy vấn đề xây dựng CSVC trường học luôn
là vấn đề được các cấp quản lý và toàn xã hội quan tâm lớn nhất. Chính vì thế,
chúng tôi chọn đề tài “Một số biện pháp về công tác xây dựng cơ sở vật chất
__________________________________________________________________________
Người thực hiện :
Lê Thị Diệu Huyền

Trang: 4


Đề tài: Một số biện pháp về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non Hòa Phú
__________________________________________________________________________

Trường Mầm non Hòa Phú” để nghiên cứu, mục đích là tìm ra giải pháp mới để
làm thay đổi bộ mặt của nhà trường nhằm đáp ứng được nhu cầu của nhân dân và
phụ huynh.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Liên quan đến đề tài mà chúng tôi nghiên cứu, trước đây cũng như hiện
nay có rất nhiều người đã mghiên cứu; Tuy nhiên, ở mỗi địa phương, mỗi vùng
miền đều có những điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, phong tục tập quán
khác nhau nên việc nghiên cứu để đề ra các giải pháp, biện pháp sao cho phù hợp
cũng có khác nhau. Để đạt được mục đích của đề tài, chúng tôi đã khảo sát, đánh
giá thực trạng về CSVC của 2 xã Hòa Phú (huyện Tây Hòa), Sơn Giang (huyện
Sông Hinh) bằng phiếu thăm dò thái độ của nhân dân, phụ huynh đối với việc xây
dựng CSVC trường học trước khi tác động giải pháp, biện pháp mới để làm căn
cứ so sánh với kết quả sau khi tác động. Như vậy để có căn cứ so sánh, sau thời
gian tác động, chúng tôi tiếp tục thu thập thông tin về thái độ bằng phiếu thăm dò
lần cuối cùng (tổng hợp kết quả thăm dò được đính kèm trong phần phụ lục của
đề tài)
3.

Giải pháp thay thế:

Để thực hiện đề tài chúng tôi chọn nhóm giải pháp sau:
- Báo cáo tình hình cơ sở vật chất
- Xây dựng kế hoạch phát triển qui mô trường lớp
- Tăng cường công tác tham mưu với lãnh đạo cấp trên

- Khai thác và huy động nguồn lực trong và ngoài xã hội
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nguồn qũi phụ huynh học sinh…
- Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục.
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
4. Vấn đề và giả thuyết nghiên cứu:
Vấn đề đặt ra là việc thực nghiệm nhóm các giải pháp nêu trên có đem lại hiệu
quả trong công tác xây dựng CSVC trường Mầm non Hòa Phú không ? Giả
thuyết của chúng tôi khẳng định là có đem lại hiệu quả.
III. Phương pháp nghiên cứu.
3.1. Khách thể nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu là nhân dân, phụ huynh thuộc 2 xã Hòa Phú (huyện Tây
Hòa), Sơn Giang (huyện Sông Hinh)
3.2. Thiết kế nghiên cứu.
__________________________________________________________________________
Người thực hiện :
Lê Thị Diệu Huyền
Trang: 5


Đề tài: Một số biện pháp về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non Hòa Phú
__________________________________________________________________________

Để có được kết quả một cách chính xác về vấn đề nghiên cứu, chúng tôi chọn
kiểu thiết kế 2 với mô hình sau:
Bảng 1
Nhóm (xã)

Thăm dò

Tác động


trước tác động

Thăm dò
sau tác động

N1

O1

X

O3

N2

O2

-

O4

Trong đó: N1 là nhóm thực nghiệm (xã Hòa Phú)
N2 là nhóm đối chứng (xã Sơn Giang)
3.3. Quy trình nghiên cứu.
Đầu tiên, chúng tôi dựa vào kết quả thăm dò thái độ lần thứ nhất vào tháng
8/2012 đối với nhân dân 2 xã. Sau đó chúng tôi tác động giải pháp mới trong
khoản thời gian 6 tháng. Đến cuối tháng 3/2013 chúng tôi thu thập thông tin qua
phiếu thăm dò lần thứ hai.
Bước 1:


Xây dựng phiếu thang đo thái độ.

Mức độ

Rất đồng ý

Đồng ý

Tương đối

Không
đồng ý

Câu hỏi thăm dò
thái độ
Câu 1: Độ tuổi
MN phải được đến
trường
2. Trường MN
phải đảm bảo các
yêu cầu về CSVC
3. GVMN phải đạt
chuẩn và trên
chuẩn
4. Phụ huynh cần
được trang bị kiến
thức nuôi, dạy trẻ
5. Trẻ 5 tuổi phải
đực PCMN 100%

6.Xây dựng CSVC
__________________________________________________________________________
Người thực hiện :
Lê Thị Diệu Huyền
Trang: 6


Đề tài: Một số biện pháp về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non Hòa Phú
__________________________________________________________________________

trường MN kinh
phí từ NSNN
7.Xây dựng CSVC
trường MN cần
phải huy động mọi
nguồn lực
8.Xây dựng CSVC
trường MN cần có
nguồn quĩ PHHS
9.Xây dựng CSVC
trường MN phải
XHHGD
10. Từ muc 6-9
phải thực hiện
đồng bộ
Ghi chú: Rất đồng ý:100 diểm; Đồng ý:85 điểm
Tương đối đồng ý: 70 điểm; Không đồng ý: 50 điểm
Mức độ cho điểm chỉ người nghiên cứu thực nghiệm biết. Người được hỏi chỉ
cần đánh dấu chéo vào 1 trong 4 mức độ cho mỗi câu hỏi.
Bước 2: - Gửi phiếu thang đo thái độ lần thứ nhất đến nhân dân 2 xã và thu hồi

phiếu thang đo; mỗi xã gửi 100 phiếu.
- Gửi phiếu thang đo thái độ lần thứ 2 đến nhân dân 2 xã và thu hồi
phiếu thang đo; mỗi xã gửi 100 phiếu.
Phân tích nội dung nghiên cứu
Biện pháp giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài.
3.3.1.Cơ sở đề xuất các biện pháp, giải pháp:
Dựa vào những nguyên nhân nói trên tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp,
giải pháp nhằm giúp cho trường có điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm
trang thiết bị cho các nhóm, lớp để các cháu có đủ điều kiện hoạt động, vì ở lứa
tuổi này trẻ học mà chơi, chơi mà học. Bên cạnh ấy cũng tạo được môi trường sư
phạm cho các cô giáo truyền tải hết khả năng của mình vào cho trẻ;việc tạo môi
trường vật chất đầy đủ và khang trang cho trẻ hoạt động là điều rất cần thiết
nhằm giúp cho trẻ được học tập vui chơi, sinh hoạt trong một không khí trong
lành, trường lớp sạch, đẹp để trẻ phát triển toàn diện.
3.3.2. Các biện pháp, giải pháp chủ yếu:
Dựa vào nguyên nhân của thực trạng đề tài tôi đề ra 7 biện pháp và giải pháp
sau.
__________________________________________________________________________
Người thực hiện :
Lê Thị Diệu Huyền
Trang: 7


Đề tài: Một số biện pháp về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non Hòa Phú
__________________________________________________________________________

- Báo cáo tình hình cơ sở vật chất
- Xây dựng kế hoạch phát triển qui mô trường lớp
- Tăng cường công tác tham mưu với lãnh đạo cấp trên
- Tranh thủ thời cơ khai thác và huy động nguồn lực trong và ngoài xã hội

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nguồn qũi phụ huynh học sinh…
-Tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục.
- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên.
3.3.3. Tổ chức triển khai thực hiện::
+ Giải pháp 1: Báo cáo tình hình cơ sở vật chất:
Trình bày cụ thể tình hình thực tế ở trường tổng số phòng học 08 trong đó
mượn trường Tiểu học số 1 Hòa Phú 4 phòng, học chung trụ sở thôn Lạc Mỹ 01
phòng.Từ nguyên nhân thiếu phòng học đẫn đến chất lượng chăm sóc giáo dục
trẻ không mang lại hiệu quả cao.
+ Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch phát triển qui mô trường lớp:
Bước vào năm học 2012-2013 tôi xây dựng kế hoạch qui mô phát triển trường
lớp và cơ sở vật chất, hiện nay chỗ nào còn thiếu phòng học, chỗ nào cần tu sửa
lại phải cụ thể rõ ràng thông qua hội nghị CBCC đầu năm học..
+ Giải pháp 3: Tăng cường công tác tham mưu với lãnh đạo cấp trên:
* Đối với địa phương:
Xin ý kiến chỉ đạo vận động nhân dân đóng góp quĩ để xây dựng CSVC mua
sắm trang thiết bị . Đặc biệt là công tác bảo quản cơ sỏ vật chất cho nhà trường
* Đối phòng giáo dục:
Có kiến nghị, đề xuất cụ thể như hiện nay điểm trường Tân Mỹ, Lương
Phước không có phòng học.mượn trường Tiểu học số 1 Hòa Phú. Đặc điểm các
phòng học chung với các lớp trường Tiểu học thì phải chung bàn ghế , vì vậy rất
khó khăn cho việc thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ,
phần nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Đề nghị Phòng giáo dục nhanh
chóng có hưởng giải quyết
+ Giải pháp 4: Tranh thủ thời cơ khai thác và huy động các nguồn lực
trong và ngoài xã hội.
Tạo điều kiện tiếp cận với lãnh đạo địa phương, lãnh đạo PGD& ĐT huyện Tây
Hòa khai thác các nguồn vốn hổ trợ từ địa phương, các nguồn vốn từ các chương
trình dự án hổ trợ và các nhà hảo tâm.
+ Giải pháp 5: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nguồn quĩ phụ

huynh học sinh..
__________________________________________________________________________
Người thực hiện :
Lê Thị Diệu Huyền
Trang: 8


Đề tài: Một số biện pháp về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non Hòa Phú
__________________________________________________________________________

Vào đầu năm học, tôi lên kế hoạch xây dựng cụ thể về chương trình hoạt
động chăm sóc giáo dục trẻ, các phong trào thi đua, nội dung tuyên truyền, hình
thức tuyên truyền đến phổ biến rộng rãi trong hội đồng sư phạm và cho tất cả phụ
huynh trong nhà trường và ngoài xã hội . Riêng giáo viên từng lớp tôi yêu cầu
các nhóm lớp xây dựng kế họach và tổ chức tuyên truyền tới các bậc phụ huynh,
đặc biệt tôi còn tranh thủ các buổi họp phụ huynh toàn trường hoặc các buổi họp
ban đại diện phụ huynh học sinh để tuyên truyền những kiến thức chăm sóc và
nuôi dạy con theo khoa học. Từ đó phụ huynh sẽ thấy rõ việc nuôi dưỡng phải
gắn liền với việc xây dựng cơ sở vật chất , từ đó sẽ tạo điều kiện cho tôi kết hợp
với hội phụ huynh học sinh vận động hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất một
cách dễ dàng hơn và được sự đông tình cao của phụ huynh.
+ Giải pháp 6. Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục.

Trong xây dựng cơ sở vật chất công tác xã hội hóa giáo dục vô cùng quan
trọng nó đóng một vai trò then chốt, vì vậy để thành công ta cần phải tăng cường
công tác vận động tuyên truyền về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
một cách có khoa học, để nâng cao chất lượng và đảm bảo được số lượng thì
chúng ta mới có thể làm tốt được công tác xã hội giáo dục trong việc xây dựng cơ
sở vật chất trong trường mầm non. Nhưng nếu chỉ trông chờ vào nguồn đóng
góp của nhân dân không thì không thể xây dựng được mà cần phái có sự hổ trợ

của toàn xã hội cho nên vào đầu năm học tôi đã tranh thủ viết thư ngõ đến các cơ
quan, đơn vị đóng trên địa bàn xã Hòa Phú và các doanh nghiệp , nhà hảo tâm
trong và ngoài tỉnh xin hổ trợ nguồn quĩ để xây dựng thêm phòng học và tạo
cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp, an toàn.
+ Giải pháp 7: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp cho đội ngũ giáo

viên.
Hàng năm vào dịp hè nhà trường có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng chuyên môn
hè, đăng ký học tập nâng cao trình độ trên chuẩn và trình độ B tin học ngoại ngữ ,
ngoài ra tôi còn xây dựng các tiết dạy thực hành chuyên đề để chị em dự giờ,
học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao trình độ chuyên môm, và
kỷ năng sáng tạo. Nhà trường phối hợp với công đoàn tổ chức đăng ký thi viết
Lạc Mỹ 01 phòng.Từ nguyên nhân thiếu phòng học đẫn đến chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ không mang lại hiệu quả cao.
+ Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch phát triển qui mô trường lớp:
Bước vào năm học 2012-2013 tôi xây dựng kế hoạch qui mô phát triển trường
lớp và cơ sở vật chất, hiện nay chỗ nào còn thiếu phòng học, chỗ nào cần tu sửa
lại phải cụ thể rõ ràng thông qua hội nghị CBCC đầu năm học..
+ Giải pháp 3: Tăng cường công tác tham mưu với lãnh đạo cấp trên:
* Đối với địa phương:
__________________________________________________________________________
Người thực hiện :
Lê Thị Diệu Huyền
Trang: 9


Đề tài: Một số biện pháp về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non Hòa Phú
__________________________________________________________________________

Xin ý kiến chỉ đạo vận động nhân dân đóng góp quĩ để xây dựng CSVC mua

sắm trang thiết bị . Đặc biệt là công tác bảo quản cơ sỏ vật chất cho nhà trường
* Đối phòng giáo dục:
Có kiến nghị, đề xuất cụ thể như hiện nay điểm trường Tân Mỹ, Lương
Phước không có phòng học.mượn trường Tiểu học số 1 Hòa Phú. Đặc điểm các
phòng học chung với các lớp trường Tiểu học thì phải chung bàn ghế , vì vậy rất
khó khăn cho việc thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục toàn diện cho trẻ,
phần nào cũng ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Đề nghị Phòng giáo dục nhanh
chóng có hưởng giải quyết
+ Giải pháp 4: Tranh thủ thời cơ khai thác và huy động các nguồn lực
trong và ngoài xã hội.
Tạo điều kiện tiếp cận với lãnh đạo địa phương, lãnh đạo PGD& ĐT huyện Tây
Hòa khai thác các nguồn vốn hổ trợ từ địa phương, các nguồn vốn từ các chương
trình dự án hổ trợ và các nhà hảo tâm.
+ Giải pháp 5: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nguồn quĩ phụ
huynh học sinh..
Vào đầu năm học, tôi lên kế hoạch xây dựng cụ thể về chương trình hoạt
động chăm sóc giáo dục trẻ, các phong trào thi đua, nội dung tuyên truyền, hình
thức tuyên truyền đến phổ biến rộng rãi trong hội đồng sư phạm và cho tất cả phụ
huynh trong nhà trường và ngoài xã hội . Riêng giáo viên từng lớp tôi yêu cầu
các nhóm lớp xây dựng kế họach và tổ chức tuyên truyền tới các bậc phụ huynh,
đặc biệt tôi còn tranh thủ các buổi họp phụ huynh toàn trường hoặc các buổi họp
ban đại diện phụ huynh học sinh để tuyên truyền những kiến thức chăm sóc và
nuôi dạy con theo khoa học. Từ đó phụ huynh sẽ thấy rõ việc nuôi dưỡng phải
gắn liền với việc xây dựng cơ sở vật chất , từ đó sẽ tạo điều kiện cho tôi kết hợp
với hội phụ huynh học sinh vận động hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất một
cách dễ dàng hơn và được sự đông tình cao của phụ huynh.
+ Giải pháp 6. Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục.

Trong xây dựng cơ sở vật chất công tác xã hội hóa giáo dục vô cùng quan
trọng nó đóng một vai trò then chốt, vì vậy để thành công ta cần phải tăng cường

công tác vận động tuyên truyền về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ
một cách có khoa học, để nâng cao chất lượng và đảm bảo được số lượng thì
chúng ta mới có thể làm tốt được công tác xã hội giáo dục trong việc xây dựng cơ
sở vật chất trong trường mầm non. Nhưng nếu chỉ trông chờ vào nguồn đóng
góp của nhân dân không thì không thể xây dựng được mà cần phái có sự hổ trợ
của toàn xã hội cho nên vào đầu năm học tôi đã tranh thủ viết thư ngõ đến các cơ
quan, đơn vị đóng trên địa bàn xã Hòa Phú và các doanh nghiệp , nhà hảo tâm
trong và ngoài tỉnh xin hổ trợ nguồn quĩ để xây dựng thêm phòng học và tạo
cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp, an toàn.
__________________________________________________________________________
Người thực hiện :
Lê Thị Diệu Huyền
Trang: 10


Đề tài: Một số biện pháp về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non Hòa Phú
__________________________________________________________________________
+ Giải pháp 7: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp cho đội ngũ giáo

viên.
Hàng năm vào dịp hè nhà trường có kế hoạch tổ chức bồi dưỡng chuyên môn
hè, đăng ký học tập nâng cao trình độ trên chuẩn và trình độ B tin học ngoại ngữ ,
ngoài ra tôi còn xây dựng các tiết dạy thực hành chuyên đề để chị em dự giờ,
học tập trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm nâng cao trình độ chuyên môm, và
kỷ năng sáng tạo. Nhà trường phối hợp với công đoàn tổ chức đăng ký thi viết
sáng kiến kinh nghiệm, thi làm đồ dùng, đồ chơi, cách soạn giảng , cách thiết kế
các bài giảng Power Point.
3.3.4. Kết quả đạt được:
Trong quá trình thực hiện các giải pháp của đề nghiên cứu khoa học ứng dụng
công nghệ thông tin với đề tài “ Một số biện pháp về công tác xây dựng cơ sở vật

chất trường Mầm non Hòa Phú” nhà trường đã đạt được những kết quả sau.
* Về chất lượng:
Với những giải pháp trên đã làm cho chất lượng dạy và học trong nhà trường
được nâng lên rõ rệt, cuối năm tỉ lệ chuyên chăm trẻ đạt 98,5% , tỉ lệ bé ngoan
đạt 89,2% giáo viên đạt lao động tiên tiến ở học kỳ 1 tỉ lệ 85%, giáo viên tham
gia hội giảng giáo viên giỏi cấp huyện đạt tiết xuất sắc, cấp tỉnh được công nhận
giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh chính vì chất lượng giáo viên nâng lên cho nên việc
chăm sóc trẻ cũng đạt chất lượng cao.
* Về xây dựng cơ sở vật chất:
Vào đầu tháng 10 năm 2013 nhà trường đã xây dựng được cổng tường rào, bê
tông sân trường ở điểm trường chính thôn Thạch Bàn ( với số tiền 63. 457.000đ)
sáu mươi ba triệu bốn trăm năm mươi bảy nghìn đồng. Trong đó quĩ cha mẹ phụ
huynh ( 43. 250.000đ) bốn mươi ba triệu hai trăm năm mươi nghìn đồng, còn lại
của các nhà hảo tâm đóng trên địa bàn xã và CBVGNV trong nhà trường ủng hộ.
Vào cuối tháng 01 năm 2013 được tiếp nhận 01 phòng học mới ở điểm trường
Thạch Bàn do Phòng giáo dục và đào đào tạo huyện Tây Hòa xây dựng. ( với số
tiền 500.000.000đ) và hiện nay đang thi công công trình nhà vệ sinh ở điểm
trường Thạch Bàn ( với số tiền 160.780.000 đ) do dự án công trình vệ sinh xây
dựng. Và đang được sự ủng hộ của 01 nhà hảo tâm ( với số tiền 5.000.000 d)
Năm triệu đồng đang thuê lắp ráp 2 cánh cữa sắt của cổng trường Liên Thạch. Và
mới nhận được 20 bộ bàn ghế đúng qui cách cho học sinh.
Qua kết quả đạt được đã nêu trên đó chính là thành quả mà tôi đã bỏ công nghiên
cứu để tìm ra các giải pháp mang tính khả thi để thực hiện trong suốt từ đầu năm
học cho đến nay
3.4.5. Bài học kinh nghiệm.
Thật vậy việc xây dựng cơ sở vật chất là một vấn đề then chốt nó đóng một vai
trò quan trọng, nó là nền tảng vững chắc để tạo tiền đề cho việc chăm sóc và nuôi
__________________________________________________________________________
Người thực hiện :
Lê Thị Diệu Huyền

Trang: 11


Đề tài: Một số biện pháp về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non Hòa Phú
__________________________________________________________________________

dạy trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo hiện nay.Nếu như ở điều kiện cơ sở vật chất thiếu
thốn thì việc phát triển toàn diện của trẻ tin chắc rằng sẽ không mang lại hiệu
quả cao.Bỡi thế để làm được vấn đề này đòi hỏi người hiệu trưởng phải có được
một tầm nhìn rộng và phải biết vận dụng thời cơ đúng lúc, đúng nơi và đúng
thành phần.Vì vậy công tác tham mưu với lãnh đạo cũng là một điều kiện cần
thiết và quan trọng.Bên cạnh ấy cần phải phối hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường
gia đình , nhà trường và xã hội.Nhưng cũng không xem nhẹ việc bồi dưỡng, nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và đặc biệt là công tác
chăm sóc , giáo dục nuôi dạy trẻ theo từng độ tuổi. Đó chính là những yếu tố hội
tụ mà sẽ tác động có hiệu quả trong công tác xây dựng cơ sở vật chất ở trường
mầm non trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo.
3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu.
Chúng tôi đã dựa vào thu thập được từ 2 lần thăm dò thái độ để làm kết quả đo
lường và thu thập dữ liệu. Để đảm bảo dữ liệu thu thập được mang tính khách
quan, chúng tôi đã tiến hành chọn xác xuất ngẫu nhiên 10 phiếu/100 phiếu lần
thứ nhất và cũng chọn xác xuất ngẫu nhiên 10 phiếu/100 phiếu lần thứ 2
Dữ liệu thu thập qua 2 lần như sau:
3.4.1. Dữ liệu thu thập lần thứ nhất – dữ liệu trước tác động:
Bảng2
Câu hỏi của phiếu

Nhóm thực nghiệm N1

Nhóm đối chứng N2


thăm dò

(Xã Hòa Phú)

(Xã Sơn Giang)

Câu 1

85

85

2

85

70

3

85

85

4

70

85


5

70

70

6

100

100

7

70

85

8

70

50

9

70

70


10

70

70

3.4.2. Dữ liệu thu thập lần thứ hai – dữ liệu sau tác động:
Bảng 3
__________________________________________________________________________
Người thực hiện :
Lê Thị Diệu Huyền
Trang: 12


Đề tài: Một số biện pháp về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non Hòa Phú
__________________________________________________________________________

Câu hỏi của phiếu

Nhóm thưc nghiệm N1

Nhóm đối chứng N2

thăm dò

(Xã Hòa Phú)

(Xã Sơn Giang)


Câu 1

100

100

2

100

85

3

100

85

4

100

85

5

85

85


6

100

100

7

100

85

8

100

70

9

100

70

10

85

70


3.5. Phân tích dữ liệu và bàn luận kết quả.
Bảng 4
Câu hỏi
thăm dò

Nhóm thưc nghiệm N1

Nhóm đối chứng N2

(Xã Hòa Phú)

(Xã Sơn Giang)

Trước tác động

Sau tác động Trước tác động

Sau tác động

Câu1

85

100

85

100

2


85

100

70

85

3

85

100

85

85

4

70

100

85

85

5


70

85

70

85

6

100

100

100

100

7

70

100

85

85

8


70

100

50

70

9

70

100

70

70

10

70

85

70

70

Kết quả các thông số thống kê trước tác động:

Bảng 5
__________________________________________________________________________
Người thực hiện :
Lê Thị Diệu Huyền
Trang: 13


Đề tài: Một số biện pháp về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non Hòa Phú
__________________________________________________________________________

Giá trị trung bình

N1

N2

87.25

80.25

13.12

12.61

=average(number1, number2…)

Độ lệch chuẩn
=stdev(number1, number2…)

Giá trị p1 (ttest độc lập)

=ttest(array1,arry2,tail,type)

0.46

Các thông số thống kê sau tác động
Bảng 6
Giá trị trung bình

N1

N2

97

80.25

6.32

12.61

=average(number1, number2…)

Độ lệch chuẩn
=stdev(number1, number2…)

Giá trị p2 (ttest phụ thuộc)

0.008

=ttest(array1,arry2,tail,type)


Mức độ ảnh hưởng (độ chênh lệch giá
trị trung bình chuẩn)

1.22

SMD = (averageN1 – averageN2)/stdevN2

Căn cứ vào kết quả của Bảng 5, hàm T-test (độc lập) cho kết quả p1 = 0.46
> 0.05 là không có ý nghĩa, điều này chứng tỏ 2 nhóm được chọn trước tác động
tương đương nhau.
Tại Bảng 6, sau khi tác động kiểm chứng chênh lệch trung bình bằng hàm
T-test(phụ thuộc) cho ta giá trị p2 = 0.008 < 0.05, điều này cho thấy chênh lệch
giữa điểm trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là rất có ý
nghĩa, tức là chênh lệch về điểm trung bình của nhóm thực nghiệm cao hơn điểm
trung bình của nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của việc tác
động khi sử dụng hệ thống các giải pháp mới mang lại.
Cũng tại Bảng 6, Kết quả SMD = 1.22
__________________________________________________________________________
Người thực hiện :
Lê Thị Diệu Huyền
Trang: 14


Đề tài: Một số biện pháp về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non Hòa Phú
__________________________________________________________________________

Theo bảng tiêu chí của Cohen
Tiêu chí Cohen


Mức độ ảnh hưởng Kết quả nghiên cứu
của đề tài

> 1.0

Rất lớn

0.8 – 1.0

Lớn

0.5 – 0.79

Trung bình

0.2 – 0.4

Nhỏ

< 0.2

Rất nhỏ

SMD = 1.22

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=1.22 cho thấy mức độ ảnh
hưởng của việc thực nghiệm bằng đưa nhóm các giải pháp về xây dựng cơ sở vật
chất của trường Mầm non Hòa Phú là rất lớn.
Vì vậy, giả thuyết nghiên cứu: Việc sử dụng nhóm các giải pháp về xây
dựng cơ sở vật chất của trường Mầm non Hòa Phú đã được kiểm chứng và có

hiệu quả thiết thực trong quản lí nhà trường Mầm non.
IV BÀN LUẬN:
Trong điều kiện CSVC trường học Mầm non còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt
là trường Mầm non Hòa Phú. Vơi tinh thần trách nhiệm của người cán bộ quản lý
giáo dục ở cơ sở, tôi đã chịu khó tìm tòi, nghiên cứu và mạnh dạng đưa ra các
nhóm giải pháp có tính tích cực nhằm làm thay đổi từng bước bộ mặt của nhà
trường và cũng là mục đích dần đáp ứng nhu cầu học tập của trẻ mà nhân dân đặt
ra ngày càng cao. Với kết quả nghiên cứu công phu, qua thu thập, đo lường và
phân tích dữ liệu băng những thông số thống kê xác đáng cho chúng ta thấy đề tài
đưa ra là có hiệu quả.
Hạn chế:
Nghiên cứu mà sử phương pháp vận động tuyên truyền là đem lại kết quả nhằm
giúp cho trường có giải pháp để làm tốt công tác xây dựng cơ sở vật chất ở đơn vị
__________________________________________________________________________
Người thực hiện :
Lê Thị Diệu Huyền
Trang: 15


Đề tài: Một số biện pháp về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non Hòa Phú
__________________________________________________________________________

trường. Nhưng để áp dụng có hiệu quả bản thân cần phải tìm hiểu rõ các thông tin
về việc huy động phụ huynh đóng góp quĩ. Mạt khác cần phải phối hợp với các
ban ngành đoàn thể trong nhà trường và chủ tịch hội phụ huynh một cách nhịp
nhàng hơn.

V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển

của xã hội. vậy việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng chính là việc đầu tư sự nghiệp
giáo dục trẻ sau này, mà cái chính ở đây trong đề tài này là cần phải xây dựng cơ
sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ để trẻ có đủ điều kiện phát
triển toàn diện về mọi mặt như nhận thức, thể chất, thẩm mỹ, tình cảm…
Theo lời Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã nói:
Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngon.
Như vậy làm công tác xây dựng cơ sở vật chất trong nhà trường với nhiệm vụ
một cán bộ làm công tác quản lý trường mầm non tôi luôn suy nghĩ rằng phải:
Phải có ý thức trách nhiệm cao với ngành, với các phong trào, với nhân và phụ
huynh, có lòng yêu nghề ,mếm trẻ.
Phải xây dựng kế hoạch cụ thể đựa trên tình hình thực tế của địa phương, thực
lực của nhà trường mang tính thuyết phục và tính khả thi cao.Đặc biệt là làm tốt
công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, từ đó mới có thể.
- Tạo cảnh quan môi trường sư phạm rộng, thoáng mát, xanh sạch đẹp an toàn;
mới có thể nâng cao được số lượng và chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.
1. Khuyến nghị:
- Đối các cấp lãnh đạo:
Năm học 2013-2014 xây dựng bếp ăn một chiều, tuyển thêm giáo viên nhóm
trẻ, nhân viên cấp dưỡng.
Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho nhóm trẻ như: bàn ăn, tủ đựng thức ăn,
bếp điện, nồi điện.
- Đối với địa phương:

__________________________________________________________________________
Người thực hiện :
Lê Thị Diệu Huyền
Trang: 16



Đề tài: Một số biện pháp về công tác xây dựng cơ sở vật chất trường mầm non Hòa Phú
__________________________________________________________________________

Hổ trợ cho nhà trường về công tác xã hội hóa giáo dục, công tác vận động
tuyên truyền bằng nhiều hình thức.

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
-Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng. bộ giáo dục và đào tạo
- Tạp chí giáo dục Mầm non NXB Giáo dục – Năm 2009
- Báo cáo tổng kết năm học 2011-2012 của trường Mầm non Hòa Phú.

VII. PHỤ LỤC

__________________________________________________________________________
Người thực hiện :
Lê Thị Diệu Huyền
Trang: 17



×