Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

THUYẾT MINH THIẾT KẾ BVTC ĐÊ CHẮN SÓNG PHÍA NAM THUỘC DỰ ÁN : ĐTXD CÔNG TRÌNH LUỒNG CHO TÀU TRỌNG TẢI LỚN VÀO SÔNG HẬU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.53 MB, 106 trang )

Mục lục
1.

Tổng quan dự án ............................................................................................... 1

1.1

Giới thiệu chung ......................................................................................................... 1

1.2

Qui mô công trình được phê duyệt .............................................................................. 3

1.3

Thông tin chung về dự án ............................................................................................ 5

1.4

Tiêu chuẩn áp dụng ..................................................................................................... 6

1.4.1
1.4.2

Các văn bản pháp lý ................................................................................................... 6
Khung tiêu chuẩn áp dụng trong công tác khảo sát, thiết kế ........................................ 6

2.

Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 10


2.1

Điều kiện địa hình ..................................................................................................... 10

2.2

Điều kiện địa chất ..................................................................................................... 10

2.3

Khí tượng thủy văn ................................................................................................... 10

2.3.1
2.3.2

Khí hậu .................................................................................................................... 10
Lượng mưa .............................................................................................................. 12

2.4

Thủy hải văn ............................................................................................................. 13

2.4.1
2.4.2
2.4.3

Đặc tính sóng ........................................................................................................... 13
Hải lưu ..................................................................................................................... 14
Thủy triều ................................................................................................................ 15


3.

Sóng thiết kế .................................................................................................... 16

3.1

Sóng bão ................................................................................................................... 16

3.2

Sóng gió mùa ............................................................................................................ 16

3.3

Chiều cao sóng trước đê ............................................................................................ 16

3.4

Chiều cao sóng bão phía sau đê ................................................................................. 17

4.

Rà soát thiết kế kỹ thuật ................................................................................. 18

4.1

Rà soát cao trình đỉnh đê ........................................................................................... 18

4.1.1
4.1.2


Cao trình đỉnh đê đã được phê duyệt ........................................................................ 18
Kết quả rà soát cao trình đỉnh đê .............................................................................. 18

4.2

Rà soát tính toán trọng lượng khối phủ ...................................................................... 20

4.2.1
4.2.2
4.2.3

Khối phủ tính toán theo TKKT ................................................................................. 20
Rà soát tính toán khối phủ ........................................................................................ 20
Trọng lượng khối phủ............................................................................................... 21

4.3

Rà soát chiều rộng đỉnh đê ........................................................................................ 21

4.4

Lớp bảo vệ chống xói chân đê ................................................................................... 22

4.4.1

Trọng lượng đá bảo vệ chống xói chân đê ................................................................ 22


4.4.2


Phạm vi bảo vệ chống xói chân đê............................................................................ 22

4.5

Lớp lót và đá lõi đê ................................................................................................... 22

4.6

Rà soát kiểm tra cấu tạo đầu đê ................................................................................. 23

4.7

Rà soát điều kiện ổn định đê chắn sóng ..................................................................... 23

4.7.1
4.7.2
4.7.3

Tính chất cơ lý của lớp cát thay thế .......................................................................... 23
Kết quả tính toán ổn định ......................................................................................... 23
Dự báo lún ............................................................................................................... 25

5.

Thiết kế bản vẽ thi công các hạng mục công trình......................................... 26

5.1

Thiết kế bản vẽ thi công đê chắn sóng ....................................................................... 26


5.1.1
5.1.2

Mặt bằng đê chắn sóng ............................................................................................. 26
Qui mô, kết cấu đê chắn sóng ................................................................................... 26

5.2

Vị trí đổ đất nạo vét................................................................................................... 32

5.3

Các công trình phụ trợ............................................................................................... 34

5.3.1
5.3.2
5.3.3
5.3.4
5.3.5

Đê bao bãi đổ thải trên bờ (K8B) .............................................................................. 34
Bãi đúc và bãi chứa khối Chinese Accropode ........................................................... 38
Bến tạm.................................................................................................................... 42
Bãi tạm .................................................................................................................... 47
Đường công vụ ........................................................................................................ 49

6.

Khối lượng xây dựng công trình ..................................................................... 50


6.1

Khối lượng đê chắn sóng ........................................................................................... 50

6.2

Khối lượng đê bao và cửa tràn................................................................................... 50

6.3

Khối lượng bãi đúc – bãi chứa khối Chinese Accropode............................................ 51

6.4

Khối lượng bãi tạm ................................................................................................... 51

6.5

Khối lượng đường công vụ ........................................................................................ 52

6.6

Khối lượng bến tạm và luồng công vụ ....................................................................... 52

7.

Trình tự biện pháp và tiến độ thi công tổng thể ............................................ 53

7.1


Qui mô các hạng mục công trình ............................................................................... 53

7.2

Phạm vi và khối lượng thi công của các đơn vị trong liên danh ................................. 54

7.3

Giải pháp thi công tổng thể ....................................................................................... 55

7.3.1
7.3.2
7.3.3

Trình tự thi công tổng thể ......................................................................................... 55
Giai đoạn thi công .................................................................................................... 58
Các công tác chung .................................................................................................. 59

7.4

Tiến độ thi công đê sóng ........................................................................................... 61

7.5

Các giải pháp thi công chi tiết ................................................................................... 62

7.5.1
7.5.2


Các quy định chung .................................................................................................. 62
Thi công nạo vét....................................................................................................... 63


7.5.3
7.5.4
7.5.5
7.5.6
7.5.7
7.5.8
7.5.9

Thi công thay cát san lấp hố móng ........................................................................... 67
Thi công đổ đá đệm.................................................................................................. 69
Thi công đổ đá lõi đê ................................................................................................ 71
Thi công lớp đá lót ................................................................................................... 74
Thi công sản xuất và lắp đặt khối Chinese Accropode .............................................. 77
Thi công các công trình phụ tạm .............................................................................. 83
Hệ thống quan trắc lún ............................................................................................. 84

8.

Chỉ dẫn kỹ thuật, sai số cho phép thi công và nghiệm thu ............................ 86

8.1

Yêu cầu các công tác thi công ................................................................................... 86

8.1.1
8.1.2

8.1.3

Công tác thay cát ...................................................................................................... 86
Công tác đá .............................................................................................................. 89
Công tác bê tông ...................................................................................................... 93

8.2

An toàn lao động và bảo vệ môi trường ..................................................................... 95

8.3

Các yêu cầu về sai số và nghiệm thu khối lượng cho các hạng mục thi công .............. 99

8.3.1
8.3.2
8.3.3
8.3.4

Công tác nạo vét....................................................................................................... 99
Công tác san lấp ..................................................................................................... 100
Nghiệm thu khối lượng công tác đổ đá ................................................................... 101
Sai số về hình dạng và tim tuyến công trình ........................................................... 101

9.

Những điểm cần lưu ý ................................................................................... 102

10. Các kiến nghị ................................................................................................. 103



THUYẾT MINH THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG

GÓI THẦU 10A : THI CÔNG ĐÊ CHẮN SÓNG PHÍA NAM
DỰ ÁN : ĐTXD CÔNG TRÌNH LUỒNG CHO
TÀU TRỌNG TẢI LỚN VÀO SÔNG HẬU
1.

Tổng quan dự án

1.1

Giới thiệu chung

1.
1.
1.

Dự án Luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu (LSH) được xây dựng với mục tiêu mở
rộng luồng tàu ổn định lâu dài cho tàu biển có trọng tải 10.000 DWT (đầy tải) đến
20.000DWT (giảm tải) ra vào, đảm bảo thông qua lượng hàng hóa của khu vực ĐBSCL.
Dự án đã được BGTVT phê duyệt theo Quyết định số 3744/QĐ-BGTVT ngày 30/11/2007.
Trong đó, tổng chiều dài luồng khoảng 40km (đoạn sông Hậu 6km, kênh Quan Chánh Bố
19km, kênh Tắt 9km; và đoạn luồng biển 6km); đáy luồng -6.5m (Hệ Hải đồ); chiều rộng
85m÷90m trong đất liền và 150m tại đoạn luồng biển. Phía cửa vào Kênh Tắt được thiết kế
hai đê biển (Đê Bắc dài 2,5km và Đê Nam dài 1,5km) với vai trò ban đầu là để ngăn sự vận
chuyển bùn cát dọc bờ biển gây bồi lấp luồng tàu.

Hình 1.1 : Tổng quan khu vực dự án
Thực hiện chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ, trong quá trình lập Dự án ĐTXDCT cảng biển

Trung tâm điện lực Duyên Hải (TTĐLDH), các phương án phối hợp với dự án (LSH) đã được
triển khai nghiên cứu. Ngày 18/4/2011, Bộ Giao thông vận tải đã có văn bản số
2190/BGTVT-KHĐT thống nhất phương án chỉ xây dựng 2 đê thay cho 4 đê (2 đê của dự án
LSH và 2 đê của dự án TTĐLDH) và ngày 29/4/2011, EVN đã ra quyết định số 387/QĐ-EVN
phê duyệt điều chỉnh dự án. Trong đó, phạm vi thực hiện của từng dự án như sau:


Dự án Luồng cho tàu biển có trọng tải lớn vào sông Hậu (LSH):
-

Xây dựng đê Nam dài 2,4km dọc theo đoạn luồng Kênh Tắt.

-

Nạo vét luồng biển nối vào kênh Tắt tới cao độ -6,5m (CD)

Công ty CPTVXD Cảng – Đường thủy (TEDIPORT)

Trang : 1


Dự án ĐTXD luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu
Hạng mục : Đê chắn sóng phía Nam





Thiết kế bản vẽ thi công


Dự án Cảng biển Trung tâm Điện lực Duyên Hải (TTĐLDH):
-

Xây dựng đê Bắc dài 3,9km kết hợp với đê Nam của dự án Luồng sông Hậu tạo thành
bể cảng, phục vụ cho Dự án Cảng biển TTĐLDH và phát triển khu bến tiềm năng
trong tương lai.

-

Nạo vét khu nước trước bến, vũng quay tàu, luồng riêng đến cao độ -9,5m (CD).

-

Nạo vét đoạn luồng sử dụng chung từ cao độ -6,5m đến -9,5m(CD).

-

Nạo vét thêm khoảng 1,8km kéo dài luồng chung ra phía biển tới cao độ tự nhiên
-9,5m (CD)

Khu cảng tiềm năng: khoảng 3,4 km bến sẽ được đầu tư phát triển trong tương lai phục vụ
cho nhu cầu vận tải khu vực ĐB sông Cửu Long.

Hình 1.2 : Mặt bằng phương án phối hợp được duyệt (2 đê theo QĐ 387/QĐ-EVN)

Công ty CPTVXD Cảng – Đường thủy (TEDIPORT)

Trang : 2



Dự án ĐTXD luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu
Hạng mục : Đê chắn sóng phía Nam

1.2

Thiết kế bản vẽ thi công

Qui mô công trình được phê duyệt

Thiết kế kỹ thuật hạng mục đê chắn sóng phía Nam được Cục Hàng hải Việt Nam phê duyệt
tại quyết định số 1244/QĐ-CHHVN ngày 25/12/2013 gồm các nội dung chính như sau:
Mục tiêu và quy mô xây dựng

1)

Xây dựng 01 đê chắn sóng phía Nam dài 2400m để bảo vệ luồng biển, kết hợp bảo vệ khu
nước bể cảng chung bao gồm bến cảng của Trung tâm Điện lực Duyên Hải.
Các chỉ tiêu kỹ thuật chủ yếu của công trình

2)
-

Chiều dài đê: L = 2400m; Bao gồm 03 đoạn như sau:
+

Đoạn 1: L1 = 100m;

+

Đoạn 2: L2 = 1225m;


+

Đoạn 3: L3 = 1075m;

-

Cao trình đỉnh đê: +7,5m (hệ Hải đồ, chưa bao gồm chiều cao 30cm dự phòng lún cố
kết sau 25 năm đến cao trình đỉnh đê sau khi hoàn thành công tác thi công +7,8m);

-

Chiều rộng đỉnh đê: Bđ = 6,0m (riêng đoạn 1 có chiều rộng đỉnh đê Bđ = 6,6m);

-

Chiều rộng chân đê (phần mở rộng): Bc = 3,6 – 5,0m;

-

Mái dốc thân đê: m = 1,6;

-

Tuổi thọ công trình: 50 năm.
Các giải pháp thiết kế chính của công trình đê chắn sóng

3)

Đê chắn sóng có kết cấu đê mái nghiêng, hệ số mái dốc hai bên (phía biển và phía bể cảng)

m=1,6; lõi đê bằng đá hộc đổ; lớp phủ bảo vệ phía ngoài cùng bằng các khối bê tông Chinese
Chinese Accropode, mỗi khối có trọng lượng từ 2 tấn đến 5 tấn, đảm bảo yêu cầu hiệu quả
bảo vệ ổn định đê; nền móng đê được xử lý thay thế bằng lớp cát có chiều dày từ 3,5m đến
6,0m. Chi tiết như sau:


Đoạn 1:
-

Chiều dài : L1 = 100m (từ lý trình Km2+300 đến Km2+400);

-

Bề rộng đỉnh đê: Bđ = 6,6m;

-

Hệ số mái dốc : m = 1,6 (phía biển và phía bể cảng);

-

Bề rộng chân đê : Bc= 5m;

Kết cấu đoạn đầu đê gồm các lớp theo thứ tự từ dưới lên trên như sau:
-

Nền đê: Nạo vét lớp đất yếu dưới đáy nền đê với bề rộng 40m, mái dốc nạo vét hố
móng về hai bên (phía biển và phía bể) cảng m = 3, cao độ đáy nạo vét -9,0m (hệ Hải
đồ); thay thế lớp đất nền bằng lớp cát;


-

Lớp đệm chống xói được bố trí để bảo vệ lớp phủ, phạm vi kéo dài từ chân lớp phủ ra
ngoài >= 14m; bằng đá cấp phối có trọng lượng (5 – 200)kg/viên, chiều dày 1,0m; cao
độ sau khi hoàn thiện của mặt trên lớp đệm là -2,0m (hệ Hải đồ);

-

Lớp lõi đê: Sử dụng cấp phối đá hộc có trọng lượng (5-200)kg/viên; cao độ sau khi
hoàn thiện của mặt trên lớp lõi là +4,9m (hệ Hải đồ);

-

Lớp đá hộc lót: Sử dụng cấp phối đá hộc có trọng lượng (300-700)kg/viên; chiều dày
lớp 1,3m; cao độ sau khi hoàn thiện của mặt trên lớp đá hộc lót là +6,20m (hệ Hải đồ);

Công ty CPTVXD Cảng – Đường thủy (TEDIPORT)

Trang : 3


Dự án ĐTXD luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu
Hạng mục : Đê chắn sóng phía Nam

-



Thiết kế bản vẽ thi công


Lớp phủ: Sử dụng khối phá sóng Chinese Accropode bằng bê tông mác 350, đá 1x2,
xếp thành hàng, chiều dày lớp 1,62m, trọng lượng mỗi khối từ 5,0 tấn, thể tích 2,1m3,
chiều cao khối 1,80m; cao độ sau khi hoàn thành công tác thi công của mặt trên lớp
phủ là +7,80m (hệ Hải đồ); cao độ mặt đê sau lún cố kết là +7,50m (hệ Hải đồ); phía
dưới chân đê, xếp khối phá sóng mở rộng ra hai phía (phía biển và phía bể cảng) B =
5,0m.

Đoạn 2:
-

Chiều dài : L2 = 1225m (từ lý trình Km1+075 đến Km2+300);

-

Bề rộng đỉnh đê: Bđ = 6,0m;

-

Hệ số mái dốc : m = 1,6 (phía biển và phía bể cảng);

-

Bề rộng chân đê : Bc= 4,5m;

Kết cấu đoạn giữa đê gồm các lớp theo thứ tự từ dưới lên trên như sau:



-


Nền đê: Nạo vét lớp đất yếu dưới nền đê với bề rộng 34m, mái dốc nạo vét hố móng về
hai bên (phía biển và phía bể cảng) m = 3, cao độ đáy nạo vét -8,5m (hệ Hải đồ); thay
thế lớp đất nền bằng lớp cát;

-

Lớp đệm chống xói được bố trí để bảo vệ lớp phủ, phạm vi kéo dài từ chân lớp phủ ra
ngoài >= 14m; bằng đá cấp phối có trọng lượng (5 – 200)kg/viên, chiều dày 1,0m; cao
độ sau khi hoàn thiện của mặt trên lớp đệm là -1,5 đến -2,0m (hệ Hải đồ);

-

Lớp lõi đê: Sử dụng cấp phối đá hộc có trọng lượng (5-200)kg/viên; cao độ sau khi
hoàn thiện của mặt trên lớp lõi là +5,1m (hệ Hải đồ);

-

Lớp đá hộc lót: Sử dụng cấp phối đá hộc có trọng lượng (200-500)kg/viên; chiều dày
lớp 1,2m; cao độ sau khi hoàn thiện của mặt trên lớp đá hộc lót là +6,30m (hệ Hải đồ);

-

Lớp phủ: Sử dụng khối phá sóng Chinese Accropode bằng bê tông mác 350, đá dăm
1x2, xếp thành hàng, chiều dày lớp 1,48m, trọng lượng mỗi khối từ 3,5 tấn, thể tích
1,5m3, chiều cao khối 1,64m; cao độ sau khi hoàn thành công tác thi công của mặt trên
lớp phủ là +7,80m (hệ Hải đồ); cao độ mặt đê sau lún cố kết là +7,50m (hệ Hải đồ);
phía dưới chân đê, xếp khối phá sóng mở rộng ra hai phía (phía biển và phía bể cảng)
B = 4,5m.

Đoạn 3:

-

Chiều dài : L3 = 1075m (từ lý trình Km0+000 đến Km1+075);

-

Bề rộng đỉnh đê: Bđ = 6,0m;

-

Hệ số mái dốc : m = 1,6 (phía biển và phía bể cảng);

-

Bề rộng chân đê : Bc= 3,6m;

Kết cấu đoạn giữa đê gồm các lớp theo thứ tự từ dưới lên trên như sau:
-

Nền đê: Nạo vét lớp đất yếu dưới nền đê với bề rộng 28m, mái dốc nạo vét hố móng về
hai bên (phía biển và phía bể) cảng m = 3, cao độ đáy nạo vét thay đổi từ -2,5m đến 8,0m (hệ Hải đồ); thay thế lớp đất nền bằng lớp cát;

-

Lớp đệm chống xói được bố trí để bảo vệ lớp phủ, phạm vi kéo dài từ chân lớp phủ ra
ngoài >= 14m; bằng đá cấp phối có trọng lượng (5 – 200)kg/viên, chiều dày 1,0m; cao
độ sau khi hoàn thiện của mặt trên lớp đệm là +2,0 đến -1,2m (hệ Hải đồ);

-


Lớp lõi đê: Sử dụng cấp phối đá hộc có trọng lượng (5-200)kg/viên; cao độ sau khi
hoàn thiện của mặt trên lớp lõi là +5,6m (hệ Hải đồ);

Công ty CPTVXD Cảng – Đường thủy (TEDIPORT)

Trang : 4


Dự án ĐTXD luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu
Hạng mục : Đê chắn sóng phía Nam

Thiết kế bản vẽ thi công

-

Lớp đá hộc lót: Sử dụng cấp phối đá hộc có trọng lượng (100-300)kg/viên; chiều dày
lớp 1,3m; cao độ sau khi hoàn thiện của mặt trên lớp đá hộc lót là +6,60m (hệ Hải đồ);

-

Lớp phủ: Sử dụng khối phá sóng Chinese Accropode bằng bê tông mác 350, đá 1x2,
xếp thành hàng, chiều dày lớp 1,20m, trọng lượng mỗi khối từ 2,0 tấn, thể tích 0,8m3,
chiều cao khối 1,33m; cao độ sau khi hoàn thành công tác thi công của mặt trên lớp
phủ là +7,80m (hệ Hải đồ); cao độ mặt đê sau lún cố kết là +7,50m (hệ Hải đồ); phía
dưới chân đê, xếp khối phá sóng mở rộng ra hai phía (phía biển và phía bể cảng) B =
3,60m.

1.3

Thông tin chung về dự án


(1) Tên dự án:
Dự án ĐTXD công trình luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông hậu
Hạng mục: Thi công đê chắn sóng phía Nam
(2) Địa điểm công trình:
Huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh
(3) Giai đoạn thiết kế:
Thiết kế bản vẽ thi công
(4) Cấp công trình :
Cấp đặc biệt
(5) Chủ đầu tư:
Cục Hàng hải Việt Nam
(6) Đại diện CĐT :
Ban QLDA Hàng hải 3
Địa chỉ: Lầu 4-89 Pasteur, Bến Nghé, Q7, Tp Hồ Chí Minh
Tel: 08.38272362; Fax: 08.38223973.
(7) Cơ quan tư vấn lập thiết kế bản vẽ thi công
Công ty CP TVXD Cảng – Đường thủy (TEDIPORT)
Địa chỉ: 278 Tôn Đức Thắng - Đống Đa - Hà Nội.
Tel: 04.38513626;

Fax: 04.38515817.

E-mail:

Công ty CPTVXD Cảng – Đường thủy (TEDIPORT)

Trang : 5



Dự án ĐTXD luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu
Hạng mục : Đê chắn sóng phía Nam

1.4

Thiết kế bản vẽ thi công

Tiêu chuẩn áp dụng

1.4.1 Các văn bản pháp lý
TT

Nội dung văn bản

Ngày ban hành

Số hiệu

1

Nghị định của Chính phủ về quản lý chất lượng
công trình xây dựng

15/2013/NĐ-CP

06/2/2013

2

Nghị định của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư

xây dựng công trình

12/2009/NĐ-CP

12/02/2009

3

Nghị định của Chính Phủ về sửa đổi, bổ sung một
số điều của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12
tháng 02 năm 2009

83/2009/NĐ-CP

15/10/2009

4

Quyết định của Bộ Xây dựng về việc ban hành quy
chế áp dụng tiêu chuẩn xây dựng nước ngoài trong
hoạt động xây dựng ở Việt Nam

09/2005/QĐ-BXD

07/04/2005

5

Quyết định của Bộ GTVT quy định về việc áp dụng
tiêu chuẩn trong xây dựng các công trình giao thông


25/2005/QĐBGTVT

13/05/2005

1.4.2 Khung tiêu chuẩn áp dụng trong công tác khảo sát, thiết kế
STT

TÊN QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN, TÀI LIỆU

MÃ HIỆU

I

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam

1

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện tự nhiên dùng trong xây
dựng.

II

Các tiêu chuẩn áp dụng cho khảo sát địa hình, địa chất

1

Tiêu chuẩn về “Công tác trắc địa trong xây dựng công trình – Yêu
cầu chung”


TCXDVN 309:2004

2

Tiêu chuẩn kỹ thuật đo và xử lý số liệu GPS trong trắc địa công
trình

TCXDVN 364:2006

3

Tiêu chuẩn về khảo sát cho xây dựng

TCVN 4419 - 87

4

Quy phạm đo vẽ bản đồ

96TCN 43-90

5

Tiêu chuẩn ngành về qui phạm đo vẽ bản đồ địa hình 1/500, 1/1000,
1/2000, 1/5000 phần ngoài trời của Cục đo đạc bản đồ nhà nước.

96-TCN42-90

6


Quy phạm khảo sát đường ô tô

22 TCN 263-2000

7

Quy trình khảo sát địa chất công trình các công trình đường thủy

22 TCN 260 - 2000

8

Quy trình khoan thăm dò địa chất công trình

22 TCN 259 - 2000

9

Qui trình về định vị lỗ khoan, xuyên của Tổng cục địa chất

96 TCN 43 - 90

10

Đất xây dựng – phương pháp xác định khối lượng riêng của đất

TCVN 4195 - 2012

11


Đất xây dựng – phương pháp xác định độ ẩm và độ hút ẩm của đất

TCVN 4196 - 2012

12

Đất xây dựng – phương pháp xác định giới hạn chảy và giới hạn
dẻo

TCVN 4197 - 2012

13

Đất xây dựng – phương pháp xác định thành phần hạt của đất

TCVN 4198 - 2012

14

Đất xây dựng – phương pháp xác định sức chống cắt của đất

TCVN 4199 - 2012

Công ty CPTVXD Cảng – Đường thủy (TEDIPORT)

QCXDVN02:2009/BXD

Trang : 6



Dự án ĐTXD luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu
Hạng mục : Đê chắn sóng phía Nam

STT
III

TÊN QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN, TÀI LIỆU

Thiết kế bản vẽ thi công

MÃ HIỆU

Các tiêu chuẩn thiết kế, thi công và nghiệm thu cho dự án

1

Quy trình thiết kế kênh biển

QĐ 115/KT4-78

2

Công trình biển cố định – Phần 1: Quy định chung

TCVN – 6170-1-1996

3

Công trình biển cố định – Phần 2: Điều kiện môi trường


TCVN – 6170-2-1998

4

Công trình biển cố định – Phần 3: Tải trọng thiết kế

TCVN – 6170-3-1998

5

Công trình bến Cảng biển – Tiêu chuẩn thiết kế

22TCN 207-92

6

Công trình bến Cảng sông – Tiêu chuẩn thiết kế

22TCN 219-94

7

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải

QCVN
20:2010/BGTVT

8

Tải trọng & tác động do sóng & do tàu tác động lên công trình thủy


22TCN 222-95

9

Tải trọng và tác động – Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 2737:1995

10

Thiết kế công trình chịu động đất

TCVN 9386:2012

11

Kết cấu bê tông và bê tông thủy công

TCVN 4116:1985

12

Kết cấu BT và BTCT – Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 5574:2012

13

Kết cấu BT và BTCT lắp ghép – Quy phạm thi công và nghiệm thu


TCVN 9115:2012

14

Kết cấu BT và BTCT – Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi
trường biển

TCVN 9346:2012

15

Kết cấu thép – Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 5575:2012

16

Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc

TCXD 205:1998

17

Đóng và ép cọc – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu

TCVN 9394:2012

18


Nền các công trình thủy công – Tiêu chuẩn thiết kế

TCVN 4253:1986

19

Công tác đất – Quy phạm thi công và nghiệm thu

TCVN 4447:1987

20

Xi măng pooclăng – Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 2682:1999

21

Xi măng pooclăng hỗn hợp – Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 6260:1997

22

Xi măng pooclăng bền sun phát – Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 6067:1995

23


Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 7570:2006

24

Nước cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật

TCVN 4506:1987

25

Thép cốt bê tông cán nóng

TCVN 1651-2008

26

Thép các bon cán nóng dùng trong xây dựng

TCVN 5709-1993

27

Bê tông – Yêu cầu dưỡng ẩm tự nhiên

TCVN 8828-2011

28


Bê tông khối lớn – Quy phạm thi công và nghiệm thu

TCXDVN 305-2004

29

Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công
và nghiệm thu

TCVN 4453-1995

30

Hỗn hợp bê tông trộn sẵn – Các yêu cầu cơ bản đánh giá chất lượng
và nghiệm thu

TCVN 9340:2012

31

Quy trình kỹ thuật thi công và nghiệm thu công trình bến cảng

22TCN 289-02

IV

Các tiêu chuẩn nước ngoài phục vụ thiết kế, thi công

1


Sổ tay kỹ sư thiết kế nạo vét

Công ty CPTVXD Cảng – Đường thủy (TEDIPORT)

R.N.Bray & A.D.Bates
Trang : 7


Dự án ĐTXD luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu
Hạng mục : Đê chắn sóng phía Nam

Thiết kế bản vẽ thi công

TÊN QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN, TÀI LIỆU
Dredging, a handbook for Engineers

MÃ HIỆU
& J.M.Land. Arnold
USA

2

Tiêu chuẩn thiết kế công trình biển (Vương quốc Anh)
British Standard Code for Maritime Structures

BS 6349

Tiêu chuẩn kỹ thuật công trình cảng Nhật Bản
Technical Standards and Commentaries for Port and Harbours
Facilities in Japan


OCDI – 2009

3

4

Sổ tay kỹ thuật cảng biển
Handbook of Port and Harbours Engineering

Gregory.P.Tsinker, 2003

5

Tiêu chuẩn thiết kế kết cấu thép trong xây dựng (Vương quốc Anh)
Structure use of steelwork in building

BS 5950:2003

6

Tiêu chuẩn thiết kế nền móng (Vương quốc Anh)
Code of practice for Foundations

BS 8004:1986

7

Tiêu chuẩn thiết kế bê tông cốt thép (Vương quốc Anh)
Structural use of concrete


BS 8110:1997

8

Tiêu chuẩn thiết kế tường chắn (Vương quốc Anh)
Design of concrete structures for retaining aqueous liquids

BS 8007:1987

9

Yêu cầu công tác bê tông (Vương quốc Anh)
Requirements for concrete work

BS 5328:1997

10

Xi măng Pooclăng bền sunfat (Vương quốc Anh)
Specification for sulfate-resisting Portland cement

BS 4027:1996
CIRIA-83/CUR-154

11

Sổ tay sử dụng đá trong kỹ thuật bờ biển và đường bờ (Anh – Hà
lan)
Manual on the use of rock in coastal and shoreline engineering


12

Sổ tay sử dụng đá trong kỹ thuật thủy lực (Anh – Hà Lan)
Manual on the use of rock in Hydraulic engineering

CIRIA-2000/CUR-169
CIRIA C683, 2007

13

Sổ tay về đá – Sử dụng đá trong kỹ thuật thủy lực (Anh – Pháp – Hà
Lan)
The Rock Manual – The use of rock in Hydraulic engineering (2nd
edition)

14

Sổ tay kỹ thuật bờ biển (Quân đội Mỹ)
Coastal Engineering Manual

CEM – 2006

15

Tiêu chuẩn kỹ thuật cho xi măng Pooclăng (Mỹ)
Standard Specification for Portland Cement

ASTM C150
ASTM C127-88


16

Tiêu chuẩn thí nghiệm dung trọng và độ hấp thụ của đá (Mỹ)
Standard test method for specific gravity and absorption of coarse
aggregate

ASTM C88-90

17

Tiêu chuẩn thí nghiệm về độ chặt khít của đá bằng phương pháp sức
bền chống sunfat Natri, sunfat manhê (Mỹ)
Standard test method for soundness of aggregates by use of sodium
sulfate of magnesium sulfate

18

Tiêu chuẩn thí nghiệm về chống mài mòn của bê tông bằng phương
pháp phun cát (Mỹ)

ASTM C418-90

STT

Công ty CPTVXD Cảng – Đường thủy (TEDIPORT)

Trang : 8



Dự án ĐTXD luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu
Hạng mục : Đê chắn sóng phía Nam

STT

TÊN QUY CHUẨN, TIÊU CHUẨN, TÀI LIỆU
Standard test method for abrasion resistance of concrete by
sandblasting

Thiết kế bản vẽ thi công

MÃ HIỆU

ASTM C131

19

Tiêu chuẩn thí nghiệm về chống phá hủy của thành phần kích cỡ
nhỏ bằng phương pháp mài mòn và tác động của máy Los Angeles
(Mỹ)
Standard test method for resistance to degradation of small size
coarse aggregate by abrasion and impact in the Los Angeles
machine

20

Tiêu chuẩn thiết kế và thi công đê (Trung Quốc)
Code of Design and Construction of Breakwaters

JTJ298-98


21

Technical code of regulation work for navigation channel

Bổ sung

Công ty CPTVXD Cảng – Đường thủy (TEDIPORT)

Trang : 9


Dự án ĐTXD luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu
Hạng mục : Đê chắn sóng phía Nam

2.

Thiết kế bản vẽ thi công

Điều kiện tự nhiên

2.
2.
2.

Các số liệu điều kiện tự nhiên phục vụ trong bước thiết kế bản vẽ thi công bao gồm các số liệu
do TEDIPORT khảo sát bổ sung (2014) và kết hợp với các số liệu trong bước TKKT do liên
danh Portcoast – Nippon Koei – DHI thực hiện năm 2009.
2.1


Điều kiện địa hình

Số liệu khảo sát địa hình phục vụ TKBVTC do TEDIPORT thực hiện năm 2014 địa hình khu
vực dự án tương đối thoải. Phía trong bờ (gần gốc đê) địa hình có cao độ trung bình khoảng
+1,2m đến +1,5m (hệ Hải đồ) và thoải đều ra đến đầu đê đạt cao độ trung bình -2,2m.
2.2

Điều kiện địa chất

Địa tầng tại khu vực này là tương đối đồng nhất và chi thành các lớp từ trên xuống như sau:
-

Lớp 2: Cát, kết cấu rời rạc

-

Lớp 3a (CL/CH): Bùn sét, trạng thái từ chảy tới dẻo chảy, xám sẫm, tính dẻo trung
bình đến cao.

-

Lớp 3b (CL): Sét, sét pha cát, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng, xám vàng, xám xanh,
tính dẻo vừa.

-

Lớp 4b (SM/SC-SM): Cát pha sét, pha bụi, xám vàng, kết cấu chặt vừa

-


Lớp 5 (CL/CH): Sét, trạng thái dẻo cứng đến nửa cứng, xám xanh, xám vàng, tính dẻo
thay đổi lớn từ trung bình đến cao.

-

Lớp 6 (SC/SC-SM): Cát pha bụi, pha sét, xám xanh, xám vàng, kết cấu chặt vừa.

-

Lớp 7(CL/CH/MH): Sét, sét lẫn cát, trạng thái nửa cứng đến cứng, xám vàng, xám
xanh, tính dẻo biển đổi từ vừa đến cao.

-

Lớp 8(SM/SC-SM): Cát pha bụi, xám xanh, xám, kết cấu chặt đến rất chặt.

-

Thấu kính TKC2(SC-SM): thấu kính cát pha bụi, xám vàng, kết cấu chặt vừa. Thấu
kính này xuất hiện trong lớp 5 của hố khoan LKD44.

-

Thấu kính TKC3: thấu kính cát kết, xám vàng, rất cứng. Thấu kính này xuất kiện
trong hố khoan LKD46 (từ 52.0-52.5m).

Thống kê chỉ tiêu cơ lý và trụ cắt lỗ khoan địa chất được trình bày trong báo cáo địa chất
2.3

Khí tượng thủy văn


Nguồn : Thiết kế kỹ thuật điều chỉnh
2.3.1 Khí hậu
Vùng ĐBSCL thuộc vùng nhiệt đới chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Châu Á, có hai loại gió
chính tại khu vực này.
-

Gió mùa Tây Nam từ tháng 5-11, gió cùng với hơi thổi từ biển gây mưa gọi là mùa
mưa.

-

Gió mùa Đông Bắc từ tháng 12-4, gió thổi từ Đông Bắc và gọi là mùa khô.

Công ty CPTVXD Cảng – Đường thủy (TEDIPORT)

Trang : 10


Dự án ĐTXD luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu
Hạng mục : Đê chắn sóng phía Nam

-

Thiết kế bản vẽ thi công

Dữ liệu gió theo quan sát của trung tâm khí tượng thủy văn miền Nam gần khu vực dự
án cũng được thu thập để miêu tả điều kiện tại khu vực dự án. Công tác quan sát đo
đạc được thực hiện tại trạm Trà Vinh. Từ dữ liệu quan sát (2006-2008) cho thấy phân
phối hướng gió tại khu vực dự án như sau:


Hình 2.1 : Hướng gió hàng năm tại ĐBSCL
Dữ liệu gió theo quan sát của trung tâm khí tượng thủy văn miền Nam gần khu vực dự án
cũng được thu thập để miêu tả điều kiện tại khu vực dự án. Công tác quan sát đo đạc được
thực hiện tại trạm Trà Vinh. Từ dữ liệu quan sát (2006-2008) cho thấy phân phối hướng gió
tại khu vực dự án như sau:

Hình 2.2 : Phân phối hướng gió tại trạm Trà Vinh (2006 ÷ 2008)
Công ty CPTVXD Cảng – Đường thủy (TEDIPORT)

Trang : 11


Dự án ĐTXD luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu
Hạng mục : Đê chắn sóng phía Nam

Thiết kế bản vẽ thi công

2.3.2 Lượng mưa
Mưa tại ĐBSCL do gió mùa Đông Nam hoặc gió mùa hướng Đông gây ra. Phía Tây ĐBSCL
là khu vực có lượng mưa hàng năm lớn nhất với dữ liệu ghi nhận được là hơn 2000mm. Do
hướng gió thổi từ biển vào đất liền gặp vịnh Thái Lan nên lượng mưa hàng năm bị giảm. Phân
bố lượng mưa tại khu vực ĐBSCL như hình dưới đây:

Hình 2.3 : Phân bố lượng mưa tại ĐBSCL
Tại khu vực giữa sông Hậu và dông Cổ Chiên, hu vực hạ lưu có lượng mưa nhiều hơn trên
1,800mm trong khi ở khu vực thượng lưu ví dụ như Châu Đốc, dữ liệu ghi nhận được là dưới
1,400 mm. Một số dữ liệu tại khu vực gần dự án cũng đã được thu thaaipj để mô tả điều kiện
thực tế. Dữ liệu sử dụng do trung tâm khí tượng thủy văn miền Nam ghi nhận tại trạm Trà Cú
(tỉnh Trà Vinh) giai đoạn 2006-2008. Dữ liệu lượng mưa trung bình hàng tháng và tổng hàng

năm được tổng hợp như sau:

Công ty CPTVXD Cảng – Đường thủy (TEDIPORT)

Trang : 12


Dự án ĐTXD luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu
Hạng mục : Đê chắn sóng phía Nam

2.4

Thiết kế bản vẽ thi công

Thủy hải văn

Nguồn : Thiết kế kỹ thuật điều chỉnh
2.4.1 Đặc tính sóng
Theo số liệu mô phỏng sóng do gió ngoài khơi khu vực dự án trong 10 năm kể từ năm 19992008 được trình bày như ở dưới đây

Hình 2.4 : Phân bố chiều cao sóng và hướng sóng khu vực ngoài khơi
Các hình dưới dây thể hiện phân bố tần suất xuất hiện giữa chiều cao sóng và hướng sóng khu
vực gần bờ thông qua mô phỏng lan truyền sóng.

Công ty CPTVXD Cảng – Đường thủy (TEDIPORT)

Trang : 13


Dự án ĐTXD luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu

Hạng mục : Đê chắn sóng phía Nam

Thiết kế bản vẽ thi công

Hình 2.5 : Phân bố chiều cao sóng và hướng sóng khu vực gần bờ
2.4.2 Hải lưu
Các dòng hải lưu trong khu vực dự án chủ yếu chịu ảnh hưởng của gió mùa. Hình bên dưới
thể hiện đồ thị hải lưu trong mỗi đợt gió mùa tại Biển Đông:

Hình 2.6 : Hoa dòng chảy trong gió mùa Đông Bắc và Tây Nam
Công ty CPTVXD Cảng – Đường thủy (TEDIPORT)

Trang : 14


Dự án ĐTXD luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu
Hạng mục : Đê chắn sóng phía Nam

Thiết kế bản vẽ thi công

2.4.3 Thủy triều
Mực nước thiết kế theo hệ Hải đồ (CDL) trong khu vực dự án được trình bày tóm tắt như sau:
-

Mực nước cao nhất (HHWL) :

+5.17m

-


Mực nước cao (HWL) :

+4.71m

-

Mực nước trung bình (MWL) :

+3.13m

-

Mực nước thấp (LWL)

:

+1.22m

-

Mực nước thấp nhất (LLWL) :

+0.92m

Bảng 2.1 : Tần suất xuất hiện mực nước cao nhất hàng năm
1

2

5


10

20

50

Ghi chú

Hmax năm (cm)

+524

+522

+520

+518

+515

+508

Hệ hải đồ

Hmax năm (cm)

+121

+210


+208

+206

+203

+196

Hệ Hòn Dấu

P (%)

Bảng 2.2 : Tần suất xuất hiện mực nước thấp nhất hàng năm
50

75

90

95

98

99

Ghi chú

Hmin năm (cm)


+101

+96

+91

+87

+82

+78

Hệ hải đồ

Hmin năm (cm)

-211

-216

-221

-225

-230

-234

Hệ Hòn Dấu


P (%)

Nước dâng do bão tại khu vực dự án theo Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam khoảng 0.5m, mực
nước thiết kế (với tần suất P=2% cho trong bảng 1) có xem xét thêm nước dâng do bão được
chọn để tính toán là +5.72m (hệ Hải đồ) (ký hiệu: H.D.W.L).

Công ty CPTVXD Cảng – Đường thủy (TEDIPORT)

Trang : 15


Dự án ĐTXD luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu
Hạng mục : Đê chắn sóng phía Nam

3.

Thiết kế bản vẽ thi công

3.
3.
3.

Sóng thiết kế

Sóng thiết kế được lấy từ kết quả tính toán và nghiên cứu trên mô hình toán của bước thiết kế
kỹ thuật, các thông số sóng thiết kế được trình bày dưới đây:
3.1

Sóng bão


Chiều cao sóng bão khu vực nước sâu theo chu kỳ lặp được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.1 : Sóng nước sâu
Chu kỳ lặp (năm)

Chiều cao sóng nước sâu H0 (m)

1

3,73

3

4,49

5

4,85

10

5,33

25

5,97

50

6,45


100

6,94

Ghi chú

Sóng nước sâu thiết kế

Chiều cao sóng bão khu vực nước sâu sử dụng để mô phỏng phục vụ cho công tác thiết kế kết
cấu được lựa chọn với chu kỳ xuất hiện 50 năm như sau: H0 = 6,45m ; T0 = 10,7s
3.2

Sóng gió mùa

Chiều cao sóng gió mùa lớn nhất hàng năm được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.2 : Chiều cao sóng gió mùa lớn nhất khu vực ngoài khơi
Chu kỳ lặp (năm)
Chiều cao sóng HS (m)

3.3

1

2

4

5

10


20

50

100

3,5

3,7

3,9

4,0

4,2

4,4

4,7

4,9

Chiều cao sóng trước đê

Tổng hợp chiều cao sóng bão và sóng gió mùa trước công trình sử dụng trong thiết kế trình
bày trong bảng sau:
Bảng 3.3 : Chiều cao sóng tính toán tại chân công trình
Điểm


Khoảng cách
từ gốc đê (m)

Sóng bão chu kỳ 50 năm
HS (m)

Sóng gió mùa chu kỳ 1 năm
HS (m)

Hướng Nam

Hướng Đ.Nam

Hướng Nam

Hướng Đ.Nam

X1

2400

3,12

3,00

2,0

2,0

X2


2000

2,91

2,84

1,8

2,0

X3

1500

2,71

2,52

1,7

1,9

X4

1000

2,53

2,80


1,6

1,8

X5

500

2,35

2,02

1,5

1,6

X6

100

2,14

1,87

1,0

1,1

Công ty CPTVXD Cảng – Đường thủy (TEDIPORT)


Trang : 16


Dự án ĐTXD luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu
Hạng mục : Đê chắn sóng phía Nam

Thiết kế bản vẽ thi công

Vị trí các điểm trích rút sóng dọc công trình được minh họa trong Hình 3.1dưới đây:

Hình 3.1 : Vị trí các điểm trích rút chiều cao sóng
3.4

Chiều cao sóng bão phía sau đê

Tổng hợp chiều cao sóng bão phía sau đê được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.4 : chiều cao sóng bão phía sau đê
Hướng sóng
Nam Đông Nam

Chiều cao sóng bão HS (m)
S1

S2

S3

S4


S5

S6

2,3

1,7

1,5

0,8

0,6

0,5

Công ty CPTVXD Cảng – Đường thủy (TEDIPORT)

Trang : 17


Dự án ĐTXD luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu
Hạng mục : Đê chắn sóng phía Nam

4.

Thiết kế bản vẽ thi công

4.
4.

4.

Rà soát thiết kế kỹ thuật

4.1

Rà soát cao trình đỉnh đê

4.1.1 Cao trình đỉnh đê đã được phê duyệt
Theo TKKT đã được phê duyệt, cao trình đỉnh đê chưa bao gồm chiều cao 30cm dự phòng
lún cố kết sau 25 năm là +7,5m (hệ Hải đồ).
4.1.2 Kết quả rà soát cao trình đỉnh đê
Đê chắn sóng phía Nam được thiết kế đảm bảo các yêu cầu về độ yên tĩnh và an toàn khi thi
công.
Do đê chắn sóng phía Nam được thiết kế để đảm bảo chắn sóng cho khu vực các bến của
trung tâm điện lực Duyên Hải nên cao trình đỉnh đê được kiểm tra theo điều kiện đảm chiều
cao sóng gây ra bởi sóng bão truyền qua đê và sóng bão lan truyền qua cửa cảng nhỏ hơn
chiều cao sóng cho phép HS  2m.
Xác định chiều cao sóng truyền qua đê

4)

Chiều cao sóng truyền qua đê do sóng tràn qua đỉnh và sóng truyền qua lõi đê được xác định
theo công thức:
Ct  H t / H i  Et / Ei

(4.1)

Trong đó:
Ct: Hệ số truyền qua đê;

Hi: Chiều cao sóng trước đê (m);
Ht: Chiều cao sóng truyền qua đê (m).
Theo CIRIA C683, chiều cao sóng tràn được xác định theo công thức được phát triển bởi
d’Angremond et al (1997) và được Briganti (2004) kiểm chứng thông qua cơ sở dữ liệu của
DELOS. Và từ đó thiết lập được 2 công thức khác nhau xác định hệ số tràn Ct


Với công trình hẹp, tức là B/Hi < 10

R
B 
Ct  0 ,4. c  0 ,64.

HS
 HS 


0 ,31

1  exp  0 ,5 P 

(4.2)

1  exp  0 ,41 P 

(4.3)

Với công trình rộng, B/Hi > 10
R
B 

Ct  0 ,35. c  0 ,51.

HS
 HS 

0 ,65

Với :
RC: chiều cao từ mực nước cao nhất đến đỉnh đê (m);
B: chiều rộng đỉnh đê (m);
Thông số tương tự hay Iribarren .

Công ty CPTVXD Cảng – Đường thủy (TEDIPORT)

Trang : 18


Dự án ĐTXD luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu
Hạng mục : Đê chắn sóng phía Nam



Thiết kế bản vẽ thi công

tan 
s0

(4.4)

Độ dốc sóng s0 = H / L0

s0 

H 2 H

L0
g Tp 2

(4.5)

TP : chu kỳ đỉnh sóng TP = 1,1TS
Với 2 công thức trên thì giá trị lớn nhỏ nhất của hệ số truyền Ct là 0,05 và giá trị lớn nhất
được xác định theo chiều rộng của đê

Ct ,max  0 ,006.B / H S  0 ,93

(4.6)

Công thức của Briganti, 2004 áp dụng được với sóng xiên tác dụng vào công trình với góc
xiên lên tới 700.
Kết quả tính toán chiều cao sóng truyền qua đê được trình bày trong bảng sau:
Bảng 4.1 : Kết quả tính toán sóng truyền qua đê
Vị trí

Khoảng
cách từ
gốc đê
(m)

Hi (m)


MNTK
(m)

X1
X2
X3
X4
X5
X6

2400
2000
1500
1000
500
100

3.12
2.91
2.71
2.53
2.35
2.14

5.72
5.72
5.72
5.72
5.72
5.72


5)

Chiều
Chiều
Cao trình
Mái dốc
cao tĩnh rộng đỉnh
đỉnh đê
đê
không
đê

7.5
7.5
7.5
7.5
7.5
7.5

Chu kỳ sóng
T.số
(s)
Iribarren

RC (m)

B(m)

tg


TS

TP

1.78
1.78
1.78
1.78
1.78
1.78

6.6
6
6
6
6
6

0.625
0.625
0.625
0.625
0.625
0.625

6.8
6.6
6.4
6.1

5.9
5.6

7.5
7.3
7.0
6.7
6.5
6.2

P
3.3
3.3
3.3
3.3
3.3
3.3

Tỷ số

Rc/ Hi

B/Hi

0.57
0.61
0.66
0.70
0.76
0.83


2.1
2.1
2.2
2.4
2.6
2.8

Ct

Ht (m)

0.18
0.17
0.14
0.11
0.08
0.04

0.56
0.49
0.38
0.28
0.19
0.09

Chiều cao sóng bão lan truyền qua cửa cảng

Chiều cao sóng bão lan truyền qua cửa cảng ứng với mực nước cao thiết kế (+5,72m) được
lấy theo bước thiết kế kỹ thuật:

HP = 1,23m (sóng hướng Nam)
6)

Tổ hợp chiều cao sóng truyền qua đê và sóng lan truyền qua cửa cảng

H S  H t2  H P2

(4.7)

Kết quả tính toán chiều cao sóng do ảnh hưởng của sóng truyền qua đê và sóng lan truyền qua
cửa cảng được trình bày trong bảng dưới đây:
Hình 4.1 : Kết quả tính toán chiều cao sóng tại bến của TTĐL Duyên Hải
Cao trình
đỉnh đê
(m)

Chiều cao
sóng truyền
lớn nhất Ht
(m)

Chiều cao
sóng lan
truyền qua cửa
cảng HP (m)

Sóng tại
khu bến
(m)


Ghi chú

+7,5

0,56

1,23

1,35

 2,0m

Cao trình đỉnh đê (chưa bao gồm dự phòng lún) : +7,5m là hợp lý

Công ty CPTVXD Cảng – Đường thủy (TEDIPORT)

Trang : 19


Dự án ĐTXD luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu
Hạng mục : Đê chắn sóng phía Nam

4.2

Thiết kế bản vẽ thi công

Rà soát tính toán trọng lượng khối phủ

4.2.1 Khối phủ tính toán theo TKKT
Theo TKKT được phê duyệt, khối phủ tính toán được lựa chọn là khối Chinese Accropode có

trọng lượng 2 tấn đến 5 tấn, cụ thể như sau:
-

Đoạn 1 – đoạn đầu đê dài 100m từ Km 2+300 đến 2+400 : Chinese Accropode 5T (2,1
m3);

-

Đoạn 2 dài 1.225m từ Km 1+075 đến Km 2+300 : Chinese Accropode 3,5T (1,5 m3);

-

Đoạn 3 dài 1.075m từ Km 0+000 đến Km 1+075 : Chinese Accropode 2,0T (0,8 m3)

4.2.2 Rà soát tính toán khối phủ
1)

Cơ sở tính toán

Trọng lượng khối phủ mặt đê được tính toán theo công thức Hudson:
W

Wr H D

3

(4.8)
3

W


K D . r  1 Ctg
 Ww


Trong đó:
WR : Khối lượng riêng của vật liệu làm khối (T/m3);
WW: Khối lượng riêng của nước biển (T/m3);
KD: Hệ số ổn định, phụ thuộc vào từng loại khối; vị trí khối;
Với khối Chinese Accropode, hệ số ổn định KD được lấy như sau
+

Khối đầu đê : KD = 9,5;

+

Thân đê: KD = 12

HD: Chiều cao sóng thiết kế được chọn là sóng H1/10 (m).
2)

Kết quả tính toán
Bảng 4.2 : Trọng lượng khối Chinese Accropode
Chiều cao sóng

Điểm

Vị trí
(m)


X1

2400

X1a

2300

Đặc điểm

Đầu đê (Km 2+300 đến Km 2+400)

Hệ số ổn
Dung
định
trọng BT

Dung trọng
nước biển

WR

WW

Trọng
lượng khối
yêu cầu

(T/m3)


(T/m3)

(T)

(T)

9.5

2.33

1.025

4.62

5.0

4.0

12.0

2.33

1.025

3.66

3.5

Mái dốc
HS


H1/10

(m)

(m)

1.6

3.12

4.0

1.6

3.12

KD

Lựa chọn

Đoạn 2 (Km 1+075 đến Km 2+300)
X2

2000

1.6

2.91


3.7

12.0

2.33

1.025

2.97

3.5

X3

1500

1.6

2.71

3.4

12.0

2.33

1.025

2.40


3.5

X4

1000

1.6

2.53

3.2

12.0

2.33

1.025

1.95

2.0

Đoạn 2 (Km 0+000 đến Km 1+075)
X5

500

1.6

2.35


3.0

12.0

2.33

1.025

1.56

2.0

X6

100

1.6

2.14

2.7

12.0

2.33

1.025

1.18


2.0

Công ty CPTVXD Cảng – Đường thủy (TEDIPORT)

Trang : 20


Dự án ĐTXD luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu
Hạng mục : Đê chắn sóng phía Nam

Thiết kế bản vẽ thi công

4.2.3 Trọng lượng khối phủ
Trọng lượng khối phủ được lựa chọn như sau:
-

Đoạn 1 – đoạn đầu đê dài 100m từ Km 2+300 đến 2+400 : Chinese Accropode 5T (2,1
m3);

-

Đoạn 2 dài 1.225m từ Km 1+075 đến Km 2+300 : Chinese Accropode 3,5T (1,5 m3);

-

Đoạn 3 dài 1.075m từ Km 0+000 đến Km 1+075 : Chinese Accropode 2,0T (0,8 m3)

4.3


Rà soát chiều rộng đỉnh đê

Chiều rộng đỉnh đê tính toán theo kích thước khối phủ Chinese Accropode được lựa chọn
thông qua tính toán chiều rộng khối phủ theo công thức dưới đây và kết hợp với tài liệu
hướng dẫn của nhà sản xuất khối Accropde.
Công thức tính toán chiều rộng theo công thức sau:
1

 W 3

B  n.k  .
W
R



(4.9)

Trong đó:
B : chiều rộng đỉnh đê (m);
n: số khối xếp trên đỉnh đê, yêu cầu tối thiểu phải đảm bảo 3 lớp khối;
W : Khối lượng khối phủ danh định (T);
WR: Khối lượng riêng của vật liệu làm khối phủ (T/m3);
k : Hệ số lớp, lấy theo hướng dẫn của CLI , k = 1,29;
Bảng 4.3 : Kết quả tính toán chiều rộng đỉnh đê

Đặc điểm

Số khối


Hệ số

Khối
Dung
lượng
trọng BT
danh định

Chiều rộng
Lựa chọn
yêu cầu

k

W

WR

B

B

(m)

(Tấn)

(T/m3)

m


m

Đầu đê (Km 2+300 đến Km 2+400)

4

1.29

5.0

2.33

6.7

6.6

Đoạn 2 (Km 1+075 đến Km 2+300)

4

1.29

3.5

2.33

5.9

6.0


Đoạn 2 (Km 0+000 đến Km 1+075)

5

1.29

2.0

2.33

6.1

6.0

Như vậy : chiều rộng đê đã chọn trong TKKT là phù hợp.

Công ty CPTVXD Cảng – Đường thủy (TEDIPORT)

Trang : 21


Dự án ĐTXD luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu
Hạng mục : Đê chắn sóng phía Nam

4.4

Thiết kế bản vẽ thi công

Lớp bảo vệ chống xói chân đê


4.4.1 Trọng lượng đá bảo vệ chống xói chân đê
Trọng lượng khối bảo vệ chân đê được xác định theo công thức của Vandermeer

 HS 
hb

 0,253.
dS

D
n 50 


0, 7

(4.10)

Trong đó:
hb, dS : chiều sâu nước tại chân thềm và trước thềm (m);
HS: chiều cao sóng tính toán – H1/3 (m);
: tỷ trọng vật liệu làm khối so với nước  = (c - w)/w;
c: khối lượng riêng của vật liệu làm khối (T/m3);
w: khối lượng riêng của nước biển (T/m3).
Bảng 4.4: Trọng lượng khối bảo vệ chân.
Cao
MNTK
độ
(m)
đáy


Đường Khối
kính đá lượng
ds (m) hb (m)
Dn50 yêu cầu
(kg)
(m)

Vị trí

Khoảng cách từ
gốc đê (m)

Hi (m)

X1

2400

3.12

5.72

-2

7.72

7.72

0.3


29

5 ÷ 200kg

X2

2000

2.91

5.72

-2

7.72

7.72

0.3

24

5 ÷ 200kg

X3

1500

2.71


5.72

-1

6.72

6.72

0.2

19

5 ÷ 200kg

X4

1000

2.53

5.72

-1

6.72

6.72

0.2


16

5 ÷ 200kg

X5

500

2.35

5.72

0.8

4.92

4.92

0.2

13

5 ÷ 200kg

X6

100

2.14


5.72

0.8

4.92

4.92

0.2

9

5 ÷ 200kg

Lựa chọn

Lựa chọn lớp đá chống xói bảo vệ chân là đá hỗn hợp khối lượng 5 ÷ 200kg
4.4.2 Phạm vi bảo vệ chống xói chân đê
-

Theo CLI, với kết cấu đê sử dụng khối Chinese Accropode, phạm vi chống xói chân đê
từ (1÷1,5)HS.

-

Theo Vandermeer và tính toán theo yêu cầu chống xói, phạm vi bảo vệ chống xói đê
tối thiểu từ 5 đến 10m.

Do miệng hố móng nạo vét rộng từ 14÷25m nên lựa chọn phạm vi bảo vệ chống xói chân đê
từ 14 ÷ 25m (theo phạm vi nạo vét thay nền).

4.5

Lớp lót và đá lõi đê

Trọng lượng lớp trung gian được qui định tùy thuộc vào đặc điểm của từng loại khối phủ mái
và thường được chọn bằng 1/10 đến 1/20 trọng lượng của khối phủ ngoài; đá lõi đảm bảo nằm
trong khoảng 1/200  1/400 trọng lượng khối phủ mái.

Công ty CPTVXD Cảng – Đường thủy (TEDIPORT)

Trang : 22


×