Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

CĐ Ôn thi THPT QG: VĂN XUÔI 1945 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.44 KB, 14 trang )

Chuyên đề ôn thi TN THPT Quốc Gia
Tiết 7 - 8 - 9

VĂN XUÔI CÁCH MẠNG 1945 – 1975
(3 TIẾT)
A. MỤC TIÊU ÔN
Giúp HS ôn tập
1. Kiến thức
- Đặc điểm văn xuôi cách mạng 1945 – 1975
- Nắm được các tác giả, tác phẩm tiêu biểu
- Nắm được nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm tiêu biểu
2. Kĩ năng
Rèn kĩ năng tổng hợp kiến thức, kĩ năng đọc hiểu văn bản, kĩ năng nghi luận văn xuôi
3. Giáo dục
Giáo dục truyền thống cách mạng, lòng yêu nước, ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
- Hướng dẫn dạy học theo Chuẩn kiến thức kĩ năng.
2. Học sinh
SGK, Tài liệu HD ôn tập, vở ghi, vở đề cương
C. PHƯƠNG PHÁP ÔN
- Gợi mở, đàm thoại, thảo luận nhóm, thuyết giảng.
D. TIẾN TRÌNH ÔN
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra đề cương ôn tập
3. Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt thi tốt nghiệp
Tiết 1
I. Kiến thức cơ bản


1

Nội dung cần đạt thi đại học


Gv tổ chức cho HS ôn tập về
đặc điểm chung của văn học
giai đoạn văn học 1945 – 1975
Nhắc lại các đặc điểm của VH
giai đoạn 1945-1975? Từ đó
thấy được những đặc điểm cơ
bản nào về thể loại văn xuôi?

1. Đặc điểm văn xuôi cách mạng 1945 – 1975
- VH chủ yếu vận động theo hướng CM hóa, gắn bó sâu sắc với
vận mệnh chung của đất nước
+ Ca ngợi cách mạng và cuộc sống mới, phục vụ công cuộc cải
cách ruộng đất, ngợi ca thành tựu khôi phục kinh tế và công
cuộc xây dựng CNXH.
+ Phục vụ cuộc đấu tranh thống nhất đất nước. Cổ vũ cao trào
chống Mĩ, biểu dương các chiến công giải phóng miền nam
thống nhất đất nước.
- Văn học hướng về đại chúng
+ Phê phán tư tưởng coi thường quần chúng đưa ra cách hiểu
mới về phẩm chất, tinh thần sức mạnh của họ trong kháng chiến.
+ Trực tiếp ca ngợi quần chúng hoặc xây dựng hình tượng đám
đông, nhân vật anh hùng mà kết tinh là nhân dân, dân tộc với
phẩm chất tốt đẹp.
+ Nói về sự đổi mới của nhân dân khi đón nhận ánh sáng cách
mạng

- VH chủ yếu mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn
+ Khuynh hướng sử thi
. Là nền văn học của chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh
hùng của toàn dân và sự kiện lịch sử trọng đại của cả dân tộc.
. Nền văn học này là tiếng nói của cả cộng động dân tộc
trước thử thách quyết liệt giữa còn hay mất, tự do hay nô lệ.
. Nhân vật trung tâm phải là con người gắn bó với số phận,
vận mệnh đất nước.
. Người cầm bút phải nhân danh cộng đồng mà ca ngợi,
ngưỡng mộ với những chiến công chói lọi.
+ Cảm hứng lãng mạn: Tuy khó khăn gian khổ, mất mát đau
thương nhưng tâm hồn của những người nghệ sĩ cũng như nhân
dân luôn hướng về tương lai, lý tưởng độc lập tự do. Chính tâm
2


hồn lãng mạn này giúp quân dân ta được tiếp thêm nghị lực sức
mạnh để vượt qua gian khổ, khó khăn hướng tới ngày chiến
thắng với tinh thần lạc quan nhất để thực hiện khát vọng tự do
2. Tác giả, tác phẩm tiêu biểu
Lập bảng thống kê những tác Tác giả
Tác phẩm
giả, tác phẩm tiêu biểu đã học
Tô Hoài
Vợ chồng A Phủ
Kim Lân
Vợ nhặt
Nguễn Trung Thành
Rừng xà nu
Nguyễn Thi

Những đứa con trong gia đình
3. Nội dung và nghệ thuật
a, Vợ chồng A Phủ (Trích)
HS tóm tắt tác phẩm
* Nội dung:
Nhắc lại những nét chính về - Nhân vật Mị:
nhân vật Mị?
+ Cuộc sống thống khổ: Mị là cô gái trẻ, đẹp, yêu đời nhưng vì
món nợ “truyền kiếp”, bị bắt làm “con dâu gạt nợ” nhà thống lí
Pá Tra, bị đối xử tàn tệ, mất ý thức về cuộc sống
+ Sức sống tiềm tàng và khát vọng hạnh phúc: Mùa xuân đến
(thiên nhiên, tiếng sáo gọi bạn, bữa rượu,…), Mị đã thức tỉnh
(kỉ niệm sồng dậy, sống với tiếng sáo, ý thức về thời gian, thân
phận,…) và muốn đi chơi (thắp đèn, quấn tóc,…). Khi bị A Sử
trói vào cột, Mị “như không biết mình đang bị trói”, vẫn thả hồn
theo tiếng sáo.
+ Sức phản kháng mạnh mẽ: Lúc đầu, thấy A Phủ bị trói, Mị
dửng dưng “vô cảm”. Nhưng khi nhìn thấy “dòng nước mắt
chảy xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ, Mị xúc
động, nhớ lại mình, đồng cảm với người, nhận ra tội ác của bọn
thống trị. Tình thương, sự đồng cảm giai cấp, niềm khát khao tự
do mãnh liệt,… đã thôi thúc Mị cắt dây trói cứu A Phủ và tự giải
3

Diễn biến tâm lí phức tạp
nhưng thống nhất của Mị trong
đêm tình mùa xuân
- So sánh Mi và A Phủ:
+ Giống nhau: về số phận,
phẩm chất, tính cách

Họ đều là những người lao
động nghèo khổ, bất hạnh. Là
nạn nhân của cường quyền và
thần quyền bị áp bức bóc lột
tàn nhẫn. Họ là những con
người có phẩm chất đáng quý,
đặc biệt là có sức sống mãnh


Cảm nhận chung về nhân vật
A Phủ?

Điểm tương đồng và khác biệt
giữa Mị và A Phủ?

Nhắc lại thành công về nghệ
thuật của tác phẩm?

HS tóm tắt tác phẩm
GV giới thiệu chung về bối
cảnh của tác phẩm

thoát cho cuộc đời mình.
- Nhân vật A Phủ:
+ Số phận éo le, là nạn nhân của hủ tục lạc hậu và cường quyền
phong kiến miền núi (mồ côi cha mẹ, lúc bé đi làm thuê hết nhà
này đến nhà khác, lớn lên nghèo đến nỗi không lấy nổi vợ).
+ Phẩm chất tốt đẹp: có sức khỏe phi thường, dũng cảm; yêu tự
do, yêu lao động; có sức sống tiềm tàng mãnh liệt…
- Giá trị của tác phẩm:

+ Giá trị hiện thực: miêu tả chân thực số phận cực khổ của
người dân nghèo, phơi bày bản chất tàn bạo của giai cấp thống
trị ở miền núi.
+ Giá trị nhân đạo: thể hiện tình yêu thương, sự đổng cảm sâu
sắc với thân phận đau khổ của người dân lao động miền núi
trước Cách mang; tố cáo, lên án, phơi bày bản chất xấu xa, tàn
bạo của giai thống trị; trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, sức
sống mãnh liệt và khả năng cách mạng của nhân dân Tây Bắc;…
* Nghệ thuật:
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc (A Phủ
được miêu tả qua hành động, Mị chủ yêu khắc họa tâm tư,…).
- Trần thuật uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy
bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng; kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình
tiết khéo léo.
- Biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người
dân miền núi.
- Ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính
tạo hình và thấm đẫm chất thơ,…
b, Vợ nhặt
* Nội dung:
- Nhân vật Tràng: là người lao động nghèo, tốt bụng và cởi mở
(giữa lúc đói, anh sẵn lòng đãi người đàn bà xa lạ), luôn khát
4

liệt và có khả năng làm Cách
mạng.
+ Khác nhau: Nghệ thuật xây
dựng nhân vật



khao hạnh phúc và có ý thức xây dựng hạnh phúc. Câu “nói đùa
chứ có về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về” đã ẩn
chứa niềm khát khao tổ ấm gia đình và Tràng đã “liều” đưa
người đàn bà xa lạ về nhà. Buổi sáng đầu tiên khi có vợ, thấy
Chỉ ra nét riêng và chung giữa nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng, Tràng cảm thấy yêu thương và gắn
ba nhân vật?
bó, có trách nhiệm với gia đình, nhận ra bổn phận phải lo lắng
cho vợ con sau này. Anh cũng nghĩ tới sự đổi thay cho dù vẫn
chưa ý thức thật đầy dủ (hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng trên đê
Sộp).
- Người “vợ nhặt”: là nạn nhân của nạn đói. Những xô đẩy dữ
dội của hoàn cảnh đã khiến “thị” chao chát, thô tục và chấp nhận
làm “vợ nhặt”. Tuy nhiên, sâu thẳm trong con người này vẫn
khao khát một mái ấm. “Thị” là một con người hoàn toàn khác
khi trở thành người vợ trong gia đình.
- Bà cụ Tứ: một người mẹ nghèo khổ, rất mực thương con; một
người phụ nữ Việt Nam nhân hậu, bao dung và giàu lòng vị tha;
một con người lạc quan, có niềm tin vào tương lai, hạnh phúc
tươi sáng.
Nhắc lại những nét nghệ thuật * Nghệ thuật:
của tác phẩm
- Xây dựng được tình huống truyện độc đáo: Tràng nghèo, xấu,
lại là dân ngụ cư, giữa lúc đói khát nhất, khi cái chết đang cận
kề lại “nhặt” được vợ, có vợ theo. Tình huống éo le này là đầu
mối cho sự phát triển của truyện, tác động đến tâm trạng, hành
động của các nhân vật và thể hiện chủ đề của truyện.
- Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh động, có
nhiều chi tiết đặc sắc.
- Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn
tượng, thể hiện tâm lí tinh tế.

Tiết 2
- Ngôn ngữ một mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi.
HS tóm tắt tác phẩm
c, Rừng xà nu
5

Ba nhân vật có niềm khát
khao sống và hạnh phúc, niềm
tin và hi vọng vào tương lai
tươi sáng và ở cả những thời
khắc khó khăn nhất, ranh giới
mong manh giữa sự sống và
cái chết. Qua các nhân vật, nhà
văn muốn thể hiện tư tưởng:
“dù kề bên cái đói, cái chết,
người ta vẫn khao khát hạnh
phúc, vẫn hướng về ánh sáng,
vẫn tin vào sự sống và vẫn hi
vọng vào tương lai”.


* Nội dung:
Cảm nhận về các hình tượng - Hình tượng cây xà nu:
trong tác phẩm?
+ Cây xà nu đã trở thành một phần máu thịt trong đời sống vật
chất và tinh thần của người dân làng Xô Man.
+ Cây xà nu tượng trưng cho phẩm chất và số phận của nhân
dân Tây Nguyên trong chiến tranh CM. Vẻ đẹp , những thương
tích mà rừng xà nu phải gánh chịu, những đặc tính của xà nu…là
hiện thân cho vẻ đẹp, những mất mát, đau thương, sự khát khao

tự do và sức sống bất diệt của dân làng Xô Man nói riêng, đồng
bào Tây Nguyên nói chung.
- Hình tượng nhân vật Tnú:
+ Là người gan góc, dũng cảm, mưu trí;
+ Có tính kỉ luật cao, trung thành với CM;
+ Có một trái tim yêu thương và sôi sục căm thù: Sống rất
nghĩa tình và luôn mang trong tim ba mối thù: thù của bản thân,
thù của gia đình, thù của buôn làng.
+ Cuộc đời bi tráng và con đường đến với CM của T nú điển
hình cho con đường đến với CM của người dân Tây Nguyên, góp
Mối quan hệ giữa rừng xà nu phần làm sáng tỏ chân lí của thời đại: phải dùng bạo lực CM để
và Tnú như thế nào?
tiêu diệt bạo lực phản CM; đấu tranh vũ trang là con đường tất
yếu để tự giải phóng.
* Nghệ thuật:
- Không khí, màu sắc đậm chất Tây Nguyên thể hiện ở bức
tranh thiên nhiên; ở ngôn ngữ, tâm lí, hành động của các nhân
Nhắc lại những nét nghệ thuật vật.
của tác phẩm
- Xây dựng thành công các nhân vật vừa có những nét cá tính
sống động vừa mang những phẩm chất có tính khái quát, tiêu
biểu(cụ Mết; T nú, Dít...)
- Khắc họa thành công hình tượng cây xà nu-một sáng tạo
nghệ thuật đặc sắc-tạo nên màu sắc sử thi và lãng mạn bay bổng
6

Hình tượng rừng xà nu và Tnú
có mối quan hệ khăng khít, bổ
sung cho nhau. Rừng xà nu chỉ
giữ được màu xanh bất diệt khi

có những con người biết hi sinh
như Tnú; sự hi sinh của những
con người như Tnú góp phần là
cho những cánh rừng mãi mãi
xanh tươi.


cho thiên truyện.
- Lời văn giàu tính tạo hình, giàu nhạc điệu, khi thâm trầm,
khi tha thiết, trang nghiêm,…
HS tóm tắt tác phẩm
d, Những đứa con trong gia đình
Cảm nhận chung về nhân vật * Nội dung:
Việt?
- Việt: Là một thanh niên mới lớn, rất hồn nhiên (không sợ
chết nhưng lại rất sợ ma, hay tranh giành với chị, đi chiến đấu
vẫn mang súng cao su trong người,…); có một tình yêu thương
gia đình sâu đậm, một tính cách anh hùng, tinh thần chiến đấu
gan dạ, kiên cường. Trong anh có dòng máu của những con
người gan góc, sẵn sàng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc
Cảm nhận chung về nhân vật (còn nhỏ mà dám tấn công kẻ giết cha, xin đi tòng quân và chiến
Chiến?
đấu rất dũng cảm…)
- Chiến: Là một cô gái mới lớn, tính khí vẫn còn nét trẻ con
nhưng cũng là một người chị biết nhường em, biết lo toan, tháo
vát; vừa có những điểm giống mẹ, vừa có những nét riêng. Chiến
căm thù giặc sâu sắc, gan góc, dũng cảm, lập được nhiều chiến
công.
* Nghệ thuật:
- Tình huống truyện: Việt-một chiến sĩ Quân giải phóng-bị

thương phải nằm lại chiến trường. Truyện kể theo dòng nội tâm
Nhắc lại những nét nghệ thuật của Việt khi liền mạch(lúc tỉnh), khi gián đoạn(lúc ngất) của
của tác phẩm
người trong cuộc làm câu chuyện trở nên chân thật hơn; có thể
thay đổi đối tượng, không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ
tình.
- Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể vừa giàu ý nghĩa, gây
ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo
hình và đậm sắc thái Nam bộ.
- Giọng văn chân thật, tự nhiên, nhiều đoạn gây xúc động
mạnh…
7

Chiến và Việt là hai khúc sông
trong dòng sông truyền thống
của gia đình. Hai chị em là sự
tiếp nối thế hệ của chú Năm và
má, song lại mang dấu ấn riêng
của thế hệ trẻ Miền Nam thời
kì chống Mỹ cứu nước.


Gv cung cấp một số dạng đề II. Rèn luyện kĩ năng
cơ bản và nâng cao để HS thực Đề 1: Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân qua tác
hành và tham khảo
phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)(Sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2)
Đề 2: Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong truyện ngắn
Vợ nhặt (Kim Lân)
Đề 3: Ph©n tÝch gi¸ trÞ nh©n ®¹o cña truyện ng¾n Vî nhÆt cña
Kim L©n

Đề 4: Cảm nhận của anh (chị) về nhân vật Tnú trong tác phẩm
Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành.
Đề 5: Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con
trong gia đình của nhà văn Nguyễn Thi.
Đề 6: Số phận con người trong Vợ Nhặt (Kim Lân) và Vợ Chồng
A Phủ (Tô Hoài) ?
Đề 7: Về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của
Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là một người phụ nữ liều lĩnh,
thiếu lòng tự trọng. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là một người
phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá của mình. Từ cảm nhận
của mình về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, anh/chị hãy bình
luận các ý kiến trên.
Đề 8: Những vẻ đẹp khác nhau của các thế hệ người Tây Nguyên
thời đánh Mỹ trong truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn
Trung Thành
Đề 9: Vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt trong tác phẩm cùng
tên của Kim Lân và người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền
ngoài xa của Nguyễn Minh Châu
Đề 10: So sánh vẻ đẹp anh hùng cách mạng của Việt và Tnú?
GV tổ chức cho HS rèn luyện Gợi ý
8


kĩ năng làm văn nghị luận về
một tác phẩm văn xi
Chia nhóm có sự phân hóa HS
Đề 1 đến 5 dành cho HS TByếu.
Đề 6 đến 10 dành cho HS Khá
– giỏi
HS thực hiện theo các bước:

- Tìm hiểu đề, lập dàn ý,
viết một đoạn văn triển
khai luận điểm. Hs thực
hành theo nhóm bàn với
mỗi bàn 1 đề.
- Gv theo dõi, gợi ý
Tiết 3
- Hs trình bày kết quả
- Gv bổ sung, sửa chữa và
chốt lại
Minh họa các đề tiêu biểu với
dàn ý cụ thể

Gợi ý những nội dung cần đạt
để xét Đại học

Đề 1:
- Mị nghe thấy tiếng sáo gọi bạn tình, khơng khí chờ đợi tết…
→ Sự chuyển biến tâm lý nhân vật. Nó giúp đánh thức kí ức và
gợi lại những kỉ niệm u đương bị vùi lấp bấy lâu trong tâm hồn

- Mị tìm đến rượu, Mị uống rượu uống ừng ực từng bát rồi say
lịm người
→ Cái say vừa gợi nhớ, vừa gây lãng qn. Mị nhớ những ngày
còn con gái, nhớ những đêm xn hò hẹn, …và lãng qn thực
tại. Chính cái say đã mơ hồ gợi cho Mị nhớ rằng mình vẫn còn là
một con người, Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi.
- Mị vấn lại tóc, mặc lại quần áo Mị muốn đi chơi
→ Sức sống vẫn còn tiềm tàng trong con người Mị chỉ cần một
tác động nhỏ có thể thổi bùng khát vọng sống, lòng ham sống

trong con người Mị.
- Mị bị A Sử trói nhưng khi bị trói Mị cứ hết thiếp đi rồi chợt
tỉnh nhưng hình như cả đêm ấy tiếng sáo dìu dặt của những đám
bạn chơi vẫn đưa tâm hồn Mị sống lại những ngày còn đẹp đẽ.
→ Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Mị và đồng thời cũng chứng tỏ nghệ
thuật miêu tả tâm lý sắc sảo của nhà văn.
Đề 3: phân tích giá trị của tác phẩm
* Nêu vấn đề cần nghị luận
* Khái quát
- Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm “Vợ nhặt”.
- Tóm tắt cốt truyện.
- Trình bày ý nghóa nhan đề.
* Phân tích
Phơi bày cuộc sống khốn cùng của người dân trong nạn đói
9

Thể hiện bước đột phá ấy, ngòi
bút Tơ Hồi rất tài tình và điêu
luyện. Nhà văn đã dùng yếu tố
ngoại cảnh để “gọi dậy” những
nỗi niềm tưởng như đã bị chơn
vùi trong nhân vật. Trong đó,
chính tiếng sáo là âm thanh
linh diệu đã dẫn dắt dòng tâm
tư của Mị.
Đêm ấy thật là một đêm
có ý nghĩa với Mị. Đó là đêm
cơ thực sự sống cho riêng mình
sau bao nhiêu đêm cơ sống vật
vờ như một cái xác khơng hồn.

Đó là một đêm cơ vượt lên uy
quyền và bạo lực đế sống theo
tiếng gọi trái tim mình. Giá trị
nhân đạo của tác phẩm ngời lên
ở đó.


khủng khiếp
Tác phẩm phản ánh sinh động, chân thực nạn đói kém năm
1945. Tác giả vừa thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với nỗi
khổ của người nông dân vừa lên án tội ác dã man, chính sách
vô nhân đạo của bọn thực dân - phát xít.
* Ngợi ca những con người biết cưu mang, đùm bọc nhau trong
lúc khốn cùng; sống khát khao hạnh phúc với niềm tin yêu
mãnh liệt
- Nhân vật Tràng
+ Hoàn cảnh sống
+ Ngoại hình
+ Tâm hồn( Nhân hậu, thương người, Khát khao hạnh
phúc)
- Tâm lý của Tràng khi có vợ
+ Trên đường về nhà
+ Sáng hôm sau
⇒ thấy được vẻ đẹp tâm hồn và niềm khát khao cháy bỏng
hạnh phúc đời thường của người lao động nghèo.
- Nhân vật bà cụ Tứ
+ Ngoại hình
+ Diễn biến tâm lý phức tạp
⇒ phẩm chất đáng quý của người mẹ Việt Nam nhân hậu, bao
dung, độ lượng, thương con tha thiết và dù trong hoàn cảnh

nào cũng vươn lên hướng tới tương lai.
- Người vợ nhặt.
+ Cuộc sống nghèo khổ, làm thuê làm mướn và trở thành
10

So sánh với các các phẩm khác
cùng về đề tài cái đói để thấy
được nét độc đáo riêng của nhà
văn

Tố cáo XH gay gắt: khi những
hạnh phúc bình dị, chính đáng
nhất của con người cũng bị XH
vùi dập khiến họ khơng dám
nghĩ đến.
chính tình thương và lòng
nhân ái của mẹ con bà cụ Tứ
đã vẫy gọi chò, đã trả lại cho
chò bản năng làm vợ và làm
mẹ.
Ba nhân vật có niềm khát khao
sống và hạnh phúc, niềm tin và
hi vọng vào tương lai tươi sáng


người vợ nhặt.
+ Trong nạn đói, chò vẫn nghó về sự sống và hướng tới sự sống.
* Nghệ thuật
- Tình huống truyện độc đáo và hấp dẫn- - Tình huống éo le,
buồn vui lẫn lộn

- Giọng văn mộc mạc, giản dò.
- Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo.
* Khẳng định vấn đề
Đề 5: phân tích nhân vật
- Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Thi, truyện ngắn Những
đứa con trong gia đình và nhân vật Việt.
- Việt sinh ra trong một gia đình nơng dân ở Nam Bộ. Đó là một
gia đình giàu truyền thống Cách mạng vẻ vang đồng thời cũng
chịu tổn thất nặng nề do tội ác của giặc Mĩ - Ngụy.
- Việt là cậu thanh niên vừa mới lớn nên sự vơ tư và nết trẻ con
còn in dấu rất đậm: khơng sợ chết nhưng lại rất sợ ma, hay tranh
giành với chị, đi chiến đấu vẫn mang súng cao su trong người,…
- Việt là chàng trai giàu tình u thương. Tuy sống hồn nhiên vơ
tư nhưng Việt khơng vơ tâm với những người xung quanh. Việt
ln u thương cha mẹ chị em trong gia đình và người thân
cũng như đồng đội xung quanh.
- Việt là người chiến sĩ hội tụ những phẩm chất lí tưởng của
người anh hùng:
+ Có lòng căm thù giặc sâu sắc, khát khao chiến đấu giết giặc để
trả thù nhà.
+ Việt là một tấm gương tiêu biểu về lòng quả cảm.
- Nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật: bằng chi tiết cụ thể,
sinh động, tâm lí nhân vật sắc sảo, ngơn ngữ độc thoại nội tâm
được phát huy. Đặt nhân vật vào hồn cảnh độc đáo để làm nổi
11

và ở cả những thời khắc khó
khăn nhất, ranh giới mong
manh giữa sự sống và cái chết.
Qua các nhân vật, nhà văn

muốn thể hiện tư tưởng: “dù kề
bên cái đói, cái chết, người ta
vẫn khao khát hạnh phúc, vẫn
hướng về ánh sáng, vẫn tin vào
sự sống và vẫn hi vọng vào
tương lai”.

Tố cáo chiến tranh gay gắt.
Việt sớm phải cầm súng chiến
đấu


bật tính cách, phẩm chất. Nghệ thuật trần thuật độc đáo, ngôn
ngữ đậm chất Nam bộ góp phần làm nổi bật vẻ đẹp nhân vật.
- Đánh giá chung: Việt là hình ảnh tiêu biểu cho tuổi trẻ miền
Nam trong kháng chiến chống Mĩ. Qua Việt, nhà văn muốn
khẳng định chính truyền thống gia đình và truyền thống dân tộc
đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn cho con người Việt Nam
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Đề 8
* Cụ Mết, một cụ già làng 60 tuổi, thủ lĩnh tinh thần của người
dân Xô Man.
- Cụ xuất hiện với một dáng hình oai phong, lẫm liệt : “ râu
dài tới ngực, mắt vẫn sáng và xếch ngược. Ông cụ ở trần, ngực
căng như một cây xà nu lớn...”. Tiếng nói của cụ “ồ ồ dội vang
trong lồng ngực”.
- Tinh cách dứt khoát: chỉ một lời khen “Được!” của ông cụ
cũng làm cho mọi người hả dạ.. là đại diện của quần chúng, là
các gạch nối giữa Đảng và đồng bào dân tộc “cán bộ là Đảng,
Đảng còn núi nước này còn”; “Chúng nó đã cầm súng, mình

phải cầm giáo”.
- Trong những giờ phút trọng đại nhất giữa cáci chết và cái
sống, Cụ Mết đã thay mặt Tnú lãnh đạo buôn làng nổi dậy đồng
khởi
* Tnú - một chàng trai dũng mãnh, là niềm tự hào của buôn
làng XôMan được nhà văn khắc họa bằng những đường nét độc
đáo, giàu chất sử thi:
- TNú là người Strá, “cha mẹ nó chết sớm, làng Xô Man này
nuôi nó. Đời nó khổ nhưng bụng nó sạch như nước suối làng ta”.
- Tham gia liên lạc cho cách mạng từ nhỏ, Tnú là một người
gan góc và táo bạo, dũng cảm và thông minh, giàu tự trọng
- Tnú còn là một con người biết vươn lên mọi đau đớn và bi kịch
12

So sánh Việt với Tnú

Cụ Mết là biểu tượng cho sức
mạnh tinh thần và vật chất có
tính truyền thống và cội nguồn
– là chỗ dựa tinh thần và là pho
sử sống – là nhịp cầu nối giữa
quá khứ và hiện tại của các thế
hệ người dân Tây Nguyên.
So sánh Tnú với Việt


cá nhân: Chứng kiến kẻ thù giết vợ con trong nỗi đau đớn và xót
xa vô cùng Anh đã bất chấp sự can ngăn của cụ Mết xông ra giữa
vòng vây của kẻ thù để cứu vợ con. Bị bắt, Tnú chịu đựng sự tra
tấn man rợ của kẻ thù, hai bàn tay bị đốt cháy, “mười ngón tay

đã trở thành mười ngọn đuốc” anh vẫn không kêu van... Sau đó
anh vẫn tham gia bộ đội để giết giặc trả thù cho người thân và
quê hương.
- Tnú có tính kỉ luật cao: Tuy nhớ nhà, nhớ quê hương nhưng
phải được cấp trên cho phép mới về, và chỉ về đúng một đêm
như quy định trong giấy phép.
- Anh còn là người giàu tình thương yêu đối với mọi người; là
con người chung của dân làng Xô Man, của dân Strá (cảnh Tnú
trở về được người dân: già, trẻ, lớn, bé đón chào, yêu mến...).
* Hình ảnh của Mai và Dít, tiêu biểu cho hình ảnh của
người phụ nữ mới của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thời
đánh Mỹ.:
- Thuở bé, Mai đã vào rừng tiếp tế và bảo vệ cán bộ.Mai học
chữ giỏi (ba tháng đọc được chữ,sáu tháng làm được tóan hai con
số).Khi trở thành người vợ, người mẹ, Mai đã dũng cảm lấy thân
mình để bảo vệ đứa con thơ và chị đã bất khuất hy sinh trước
những trận mưa cây sắt của thằng Dục.
- Còn Dít (em gái của Mai), là một cô gái gan dạ, có tinh thần
trách nhiệm cao, có bản lĩnh từ bé: liên lạc cho du kích, bị bắt, bị
uy hiếp “đạn xượt qua tai, xém tóc, cày đất xung quanh cho hai
chân nhỏ...đôi mắt... vẫn nhìn bọn giặc bình thản...” Dít chính là
hiện thân và là sự tiếp nối của Mai: tự giác và quyết liệt trong
cuộc đối mặt với kẻ thù.
* Bé Heng: chú bé nhanh nhẹn, thông minh, thuộc con đường
và những hầm chông, những ác chiến điểm của làng mình như
thuộc lòng bàn tay mình.Tuy chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc,
13

Có thể nói, Tnú là điển hình
cho số phận và con đường

Cách mạng của dân làng Xô
Man; những phẩm chất đẹp đẻ
của người anh hùng Tnú mang
ý nghĩa tiêu biểu cả làng Xô
man từ già đến trẻ đều có
những phẩm chất tương tự (gan
dạ, kiên trung, anh hùng, yêu
nước...). Dưới ngòi bút của
Nguyễn Trung Thành, nhân vật
Tnú mang một vẻ đẹp huyền
thoại,đậm chất sử thi.


đóng vai trò của người dẫn đường, nhưng hình của cậu bé lại hết
sức ấn tượng.Bé Heng đã trưởng thành cùng với cuộc chiến đấu
vũ trang của dân làng XôMan.
4. Củng cố
- HS cần nắm được dặc điểm văn xuôi cách mạng 1945 – 1975, các tác giả, tác phẩm tiêu biểu, nắm được nội dung, nghệ thuật của
các tác phẩm tiêu biểu.
- Cần có kĩ năng nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
5. Dặn dò
- HS thực hiện ở nhà các đề sau dưới dạng viết bài văn nghị luận
Đề 6: Số phận con người trong Vợ Nhặt (Kim Lân) và Vợ Chồng A Phủ (Tô Hoài) ?
Đề 7: Về nhân vật người vợ nhặt trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là một người phụ nữ liều lĩnh,
thiếu lòng tự trọng. Ý kiến khác thì khẳng định: Đó là một người phụ nữ tự trọng, có ý thức về phẩm giá của mình. Từ cảm nhận của
mình về hình tượng nhân vật người vợ nhặt, anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.
- Chuẩn bị chuyên đề tiếp theo
Xác nhận của tổ CM

14




×