Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

tổng hợp câu hỏi ôn thi học sinh giỏi môn sinh học 12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.36 KB, 13 trang )

CÂU HỎI ÔN LUYỆN HSG KHỐI 12
Chương: Thành phần hoá học và cấu trúc của tế bào
1. Ở tế bào động vật thì 3 loại cấu trúc dưới tế bào nào có chứa Pr và a.nuclêic?
Hãy nêu sự khác nhau giữa 3 loại a.nuclêic có trong 3 loại cấu trúc đó? Vai trò
của các cấu trúc đó?
Câu hỏi tương tự với tế bào thực vật?
2. Hãy xác định các phát biểu sau đây đúng hay sai. Giải thích?
a. Các tế bào có thể nhận biết nhau do MSC có các dấu chuẩn là Pr bám màng.
b. Mỗi tế bào đều có MSC, TBC, các bào quan và nhân
c. Dầu và Mỡ đều là este của glixerol với axit béo nên chúng có cấu tạo giống
nhau
d. G và X có cấu trúc vòng kép còn A và T có cấu trúc vòng đơn
3. Nghiên cứu 3 đoạn ADN trong 3 loại tế bào của 3 loài sinh vật khác nhau:
- ADN I có: A = T = 2. 107 nu, G = X = 3. 107 nu
- ADN II có: G = X = 2. 107 nu, A = T = 3. 107 nu
- ADN III có: A = T = 105 nu , G = X = 4.105 nu
ADN nào có nhiệt độ nóng chảy cao hơn. Giải thích?
4. Tại sao nói tế bào vừa là đơn vị cấu trúc vừa là đơn vị chức năng của cơ thể?
5. Những phát biểu nào sau đây là đúng hay sai? Giải thích?
a. Tế bào thực vật để trong dung dịch nhược trương sẽ bị trương lên và vỡ ra
b. Các tế bào bạch cầu ở người có khả năng thay đổi hình dạng nhưng không bị
đứt mà vẫn hoạt động bình thường
c. Các vi ống, vi sợi là thành phần bền nhất của khung xương tế bào
d. Xenlulozơ tìm thấy nhiều trong lục lạp
e. Côlestêrôn trong MSC càng nhiều thì màng càng lỏng lẻo
f. Lizôxôm có nhiều trong tế bào thực bào
6. Sự khác nhau về cấu trúc, tính chất, chức năng giữa màng sinh chất và màng
nhân?


7. Trong thí nghiệm co và phản co nguyên sinh của tế bào thực vật, thành phần


cấu trúc nào của tế bào đóng vai trò chính trong quá trình đó? Tại sao?
8. Mô tả cấu trúc và chức năng của ribôzim?
9. Hai bào quan nào đã tham gia vào quá trình chuyển hoá năng lượng. So sánh
cấu trúc và chức năng của 2 loại bào quan đó?
10.Lizôxôm có chức năng gì trong tế bào? Tại sao các enzim thuỷ phân có trong
lizôxôm lại khômh làm vỡ chính nó?
11.Vì sao nói ngoài đặc tính tương tự “màng bán thấm vật lí”, màng tế bào còn là
“màng sống”. Nêu 1 cách xác định áp suất thẩm thấu của tế bào?
12.Phân biệt màng tế bào động vật, thực vật và VSV
13.Nêu điểm giống và khác nhau về cấu tạo, tính chất của tinh bột, xenlulozơ,
glicôgen? Các đường đa này có đặc tính khác nhau là do đâu?
14.Tại sao xenlulozơ được xem là cấu trúc lí tưởng cho thành tế bào thực vật
15.Tại sao tinh bột là nguyên liệu dự trữ lí tưởng nhất của thực vật
16.Trong cơ thể người, loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào nào không có
nhân? Các tế bào không nhân có khả năng sinh trưởng hay không? vì sao?
17.Các câu sau đúng hay sai. Giải thích?
a. Glicôgen và Stêrôit dều là lipit phức tạp
b. Thành phần cấu tạo của dầu và mỡ khác nhau ở nhóm glixêrol
c. Người bị bệnh xơ vữa động mạch là do tỉ lệ giữa photpholipit/ côlestêrol cao
d. Vi khuẩn Gram âm có nhiều peptiđoglican trong thành tế bào hơn so với vi
khuẩn Gram dương, cấu trúc thành tế bào phức tạp hơn
18.Giả sử 1 tế bào nhân tạo có màng thấm chọn lọc chứa 0,06 mol saccarôzơ, 0,04
mol glucôzơ được đặt trong một bình đựng dung dịch có chứa 0,03 mol
saccarôzơ, 0,02 mol glucôzơ, 0,01 mol fructôzơ
a. Kích thước tế bào nhân tạo thay đổi như thế nào. Giải thích?
b. Các chất tan ở trên đã khuếch tán như thế nào?
19.Các câu sau đây đúng hay sai. Giải thích?
a. Perôxixôm là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật
b. Tinh bột là một loại pôlisaccarit được cấu tạo bởi các phân tử glucôzơ tạo
thành mạch thẳng không phân nhánh



c. Không bào của tế bào lông hút ở thực vật chịu hạn chứa dịch không bào có
nồng độ muối khoáng và đường cao hơn hẳn so với không bào ở thực vật ưa
ẩm
d. Ti thể và lục lạp là bào quan tổng hợp ATP cho tế bào
e. Đường lưu thông trong máu chủ yếu là đisaccarit
f. Những chất có thể qua lớp phôtpholipit nhờ sự khuyếc tán là: H2O, O2, CO2,
ơstrôgen
20.Bào quan nào chỉ có ở tế bào động vật, không có ở tế bào thực vật? Cấu trúc và
chức năng của bào quan trên? Tế bào thực vật có thực hiện được chức năng
này không? Tại sao?
21.Vì sao mantôzơ và saccarôzơ cùng là đường đôi và cùng có công thức phân tử
là C12H22O11 nhưng mantôzơ là đường khử còn saccarôzơ không là đường
khử?
22.Bào quan chứa enzim thực hiện quá trình tiêu hoá nội bào ở tế bào nhân thực
được hình thành từ đâu? Có cấu tạo như thế nào?
23.Trả lời ngắn gọn các câu sau:
a. ADN có những đặc tính gì giúp nó thực hiện được chức năng lưu giữ, bảo quản
và truyền đạt thông tin di truyền.
b. Nêu chức năng các thuỳ của t. ARN
c. Tại sao khi màng trong ti thể của cơ thể người bị hỏng thì dẫn đến cơ thể giảm
cân, có thể bị chết
24.Các phát biểu sau đây đúng hay sai? Giải thích?
a. Các phân tử nước thẩm thấu qua màng tế bào nhờ lớp kép phôtpholipit
b. Thành tế bào là cấu trúc đóng vai trò chính trong quá trình thẩm thấu của tế
bào thực vật
c. Khi chưa có nhu cầu, các enzim trong lizôxôm ở trạng thái bất hoạt
d. Chỉ những loại lá cây có màu xanh mới có lục lạp
25.Tại sao ăn nhiều thực phẩm chứa côlestêrôn có hại cho sức khoẻ

26.Tế bào lông hút và tế bào máu( hồng cầu) có sự phù hợp vớin việc hấp thụ các
chất. Đặc điểm chung của 2 loại tế bào này là gì?


27.Các tế bào của một mô thực vật có áp suất thẩm thấu là 1,6 atm được đặt vào
dung dịch đường có áp suất thẩm thấu là 0,9atm. Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu áp
suất trương nước của tế bào trước khi đặt vào là 0,5atm.
28. Cho tế bào thực vật vào dung dịch có áp suất thẩm thấu là 0,7atm. Biết rằng áp
suất thẩm thấu của tế bào là 1atm. Hỏi nước sẽ dịch chuyển như thế nào?
29. Ngâm các tế bào của cùng một loại mô thực vật vào dãy dung dịch đường có
áp suất thẩm thấu lần lượt là: 0,8; 0,9; 1,0; 1,1; 1,4; 2,0 atm. Áp suất trương nước
của tế bào trước khi ngâm vào dung dịch là 0,5atm và áp suất thẩm thấu là 1,6atm.
Sẽ có hiện tượng gì xảy ra khi ngâm các mô trên? Giải thích?
30. Prôtêin, tinh bột trong thức ăn được chuyển hoá như thế nào trong cơ thể? Nếu
dùng quá nhiều các chất này trong thức ăn sẽ dẫn đến hậu quả gì?


CHƯƠNG III VÀ IV PHẦN TẾ BÀO
Câu 1: Tại sao nói hô hấp là quá trình sinh lí trung tâm có vị trí đặc biệt quan trọng
trong quá trình TĐC – NL?
Câu 2: Tại sao hô hấp kị khí giải phóng rất ít ATP nhưng lại được duy trì ở tế bào cơ
của người, vốn là loại tế bào cần nhiều ATP?
Câu 3: Khi chiếu sáng qua lăng kính vào tảo Spirogyra có mặt vi khuẩn hiếu khí
Pseudômnas, người ta nhận thấy:
- Vi khuẩn tập trung ở hai đầu sợi tảo. Giải thích hiện tựơng này?
- Số lượng vi khuẩn tập trung ở hai đầu sợi tảo khác nhau rõ rệt? hãy giải thích
vì sao?
Câu 4: Trong tế bào 2n của người chứa lượng ADN bằng 6.109 cặp nuclêôtit. Hãy cho
biết các tế bào sau đây chứa lượng ADN bằng bao nhiêu đv.C? Giải thích?
- Tế bào ở pha G1

- Tế bào ở kì giữa nguyên phân
- Tế bào ở kì cuối giảm phân II
- Tế bào hồng cầu


Câu 5: Phân biệt pha sáng và pha tối trong quá trình quang hợp ở cây xanh về các đặc
điểm sau: Nơi xảy ra, nguyên liệu, sản phẩm tạo thành? Sự chuyển hoá năng lượng
trong quang hợp của cây xanh diễn ra như thế nào?
Câu 6: Phân biệt quang tổng hợp và hoá tổng hợp?
Câu 7: về ATP và NADH:
- ATP được tổng hợp ở đâu trong tế bào?
- Điều kiện nào dẫn đến quá trình tổng hợp ATP?
- Có gì khác nhau trong vai trò của NADH trong hô hấp và lên men?
Câu 8: Tại sao khi chúng ta hoạt động TD-TT thì các tế bào cơ lại sử dụng đường
glucôzơ trong hô hấp hiếu khí mà lại không dùng mỡ để hô hấp nhằm tạo ra nhiều
ATP hơn?
Câu 9: Tại sao lá cây có màu xanh? Màu xanh của lá cây có vai trò như thế nào trong
quá trình quang hợp?
Câu 10: Tại sao đồng hoá cácbon bằng phương thức quang hợp ở cây xanh có ưu thế
hơn so với phương thức hoá tổng hợp ở vi sinh vật?
Câu 11: Nêu đặc điểm các pha trong kì trung gian của quá trình phân bào. Em có
nhận xét gì về kì trung gian ở các loại tế bào sau: Tế bào vi khuẩn, tế bào hồng cầu, tế
bào thần kinh, tế bào ung thư?
Câu 12: Trở ngại và thuận lợi lớn nhất trong chế tạo ATP bằng phương thức lên men
là gì? Trong các giai đoạn của hô hấp nội bào, giai đoạn nào được xem là cổ nhất?
Vì sao?
Câu 13: Phân biệt quang hợp có thải Ôxi và quang hợp không thải Ôxi. Trong hai
dạng trên,dạng nào tiến hoá hơn? Vì sao?
Câu 14: Nêu điểm khác nhau giữa phân bào ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
Sự khác nhau cơ bản giữa nguyên phân và giảm phân?

Câu 15: Nói “ Pha tối của quá trình quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc vào ánh
sáng” đúng không? Giải thích?
Tại sao nói quá trình quang hợp là các phản ứng ôxi hoá khử?
Câu 16: Vì sao quá trình đường phân xảy ra trong tế bào chất còn chu trình Crep lại
xảy ra bên trong ti thể?


Câu 17: Một tế bào đang thực hiện quá trình phân bào. Quan sát dưới kính hiển vi
thấy có 8 NST kép xếp thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Tế bào trên đang trải
qua kì nào của quá trình phân bào? Xác định bộ NST lưỡng bội của loài trên?
Trong phân bào, việc phân chia vật chất di truyền về các tế bào con được thực hiện
nhờ những yếu tố nào?
Vì sao qua giảm phân lại tạo ra các giao tử có tổ hợp gen khác nhau?
Câu 18: Nêu sự khác nhau trong chuỗi truyền điện tử xảy ra trên màng tilacôit của lục
lạp và trên màng trong của ti thể? Năng lượng của dòng điện tử được sử dụng như thế
nào? Tại sao ATP được coi là “đồng tiền năng lượng” của tế bào?
Câu 19: Có 20 phân tử Glucôzơ qua giai đoạn đường phân, 60% sản phẩm tiếp tục đi
vào chu trình Crep. Xác định năng lượng(Kcal) được sản xuất ra sau khi chấm dứt
quá trình hô hấp tế bào? Cho rằng quá trình hô hấp diễn ra ở tế bào nhân sơ, 1ATP
giải phóng 7,3Kcal.
Trình bày các biến đổi trong giai đoạn đường phân của quá trình phân giải Glucôzơ.
Câu 20: Cho biết cơ chế và ý nghĩa của quá trình quang phân li nước trong quang
hợp?
Các nhận định sau đúng hay sai? Giải thích?
- Trong pha tối của QH sử dụng ATP của pha sáng để khử CO2 thành các chất
hữu cơ.
- Trong các con đường cố đinh CO2 thì con đường C3 là phổ biến cho thực vật
vùng khô, nóng, nhiều ánh sáng
-


Hô hấp tế bào là quá trình chuyển hoá năng lượng trong chất hữu cơ thành
năng lượng trong ATP

Câu 21: Tóm tắt quá trình hô hấp nội bào theo bảng sau:
Giai

Nơi diễn

Nguyên

đoạn

ra

liệu

Đường
phân
Giai
đoạn V/c

Sản phẩm

Năng

Năng

Tổng

lượng tiêu


lượng giải

năng

hao

phóng

lượng


a. piruvic
Chu trình
Crep
Chuỗi
chuyền e
hô hấp
Tại sao nói khi hô hấp hiếu khí 1 phân tử Glucôzơ sẽ tạo ra được 36 ATP, khi thì lại
nói sẽ tạo được 38 ATP
Câu 22: G/sử bộ NST của 1 tế bào kí hiệu là AaBb, trong quá trình giảm phân xuất
hiện một số tế bào bất thường có thành phần NST:
a. AaB, Ob

b. AAB, OB, ab

Giả thích cơ chế tạo ra các tế bào trên?
Câu 23: Vì sao nhóm TV bậc thấp lại có nhóm sắc tố quang hợp phicôbilin?
CÂU HỎI PHẦN VI SINH VẬT
Câu 1:

1. Tại sao ở đáy biển sâu rất phong phú vi khuẩn hoá tự dưỡng nhưng lại rất ít vi
khuẩn quang tự dưỡng?
2. Vì sao vi khuẩn gây viêm loét dạ dày không ưa axit nhưng sống được trong dạ dày
có pH rất thấp( pH = 2-3)?
3. Nuôi 2 chủng VSV A và B trong cùng một môi trường tối thiểu thấy chúng sinh
trưởng phát triển bình thường nhưng khi tách 2 chủng A và B ra nuôi riêng trong điều
kiện môi trường nuôi cấy tối thiểu thì cả 2 chủng đều không phát triển được? Hãy
giải thích hiện tượng trên?
4. Nuôi cấy E.coli trong môi trường dinh dưỡng nhân tạo có cung cấp cacbon là
Glucôzơvà sorbitol, sau một thời gian người ta nhận thấy sự sinh trưởng của quần thể
vi khuẩn có dạng đồ thị sau:


Chú thích các pha sinh trưởng ứng với các vị trí 1,2,3,4 của đồ thị và giải thích?
Câu 2:
1.Thế nào là VSV nguyên dưỡng, VSV khuyết dưỡng? Hãy giải thích tại sao có
những vi khuẩn khuyết dưỡng không thể sốngđược trên môi trường nuôi cấy tối thiểu
nhưng khi được nuôi cấy chung với một chủng VSV nguyên dưỡng khác thì cả hai
đều sinh trưởng và phát triển bình thường?
2. Tại sao virut và thể ăn khuẩn thường được sử dụng làm đối tượng nghiên cứu sự
sống?
3. Vì sao vi khuẩn lam vừa có khả năng quang hợp lại vừa có khả năng cố định nitơ
tự do?
4. Vì sao những virut có vật chất di truyền là ARN( ví dụ HIV) thì khó bị tiêu diệt
hơn?
Câu 3:
1. Trong giờ kiểm tra, một h/s viết phương trình lên men như sau:
C12H22O11 + O2 ---> 2 C2H5OH + 2CO2 + Q
Phương trình trên đúng chưa? Giải thích và cho biết loại VSV nào thực hiện quá trình
này?

2. Virut khác các VSV có cấu tạo tế bào như thế nào?
3. Trình bày cách làm giấm ăn? VSV nào tham gia vào quá trình này? Hình dạng và
kiểu hô hấp của VSV đó?
Câu 4:
1. VK lam tổng hợp chất hữu cơ từ nguồn cacbon nào? Kiểu dinh dưỡng của chúng là
gì?


2. Vì sao VSV kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có
Ôxi không khí?
3. Có người cho rằng không có tay muối dưa nên dưa dễ bị “khú”. Ý kiến của em thế
nào?
Câu 5: Có 3 đồ thị biểu diễn đường cong sinh trưởng của một loài vi khuẩn như sau:

a. Hãy giải thích quá trình sinh trưởng của loài vi khuẩn này ứng với các đồ thị?
b. Chú thích các pha ứng với các vị trí 1,2,3,4 của đồ thị C và giải thích?
c. Nếu không muốn xảy ra các hiện tượng ở vị trí 3 của đồ thị C thì điều kiện nuôi
cấy phải như thế nào?
Câu 6:
1. Người ta đưa vào môi trường nuôi cấy liên tục 50 tế bào vi khuẩn E.coli, nhiệt độ
của môi trường nuôi cấy được duy trì ổn định ở 400C. Thời gian sinh trưởng được xác
định là 2giờ. Hãy tính:


a. Số lần phân bào của mỗi tế bào vi khuẩn ban đầu
b. Tổng số tế bào vi khuẩn có trong môi trường sau thời gian nuôi cấy trên.
Giả sử các tế bào vi khuẩn không bị chết và thời gian sinh trưởng nói trên đã loại trừ
giai đoạn tiềm phát của vi khuẩn.
2. Khi cho lizôzim vào dung dịch nuôi cấy vi khuẩn Gram dương, vi khuẩn này có
tiếp tục sinh sản không? Vì sao?

Câu 7:
1. Quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng diễn ra như thế nào khi:
- VSV sống trong môi trường có tỉ lệ C/N rất cao
- VSV sống trong môi trường có tỉ lệ C/N thấp
- VSV bị đói trầm trọng
2. Tại sao một số phụ nữ khi sử dụng kháng sinh để chữa bệnh nhiễm khuẩn thường
dễ bị bệnh phụ khoa do nấm Candida albicans?
Câu 8:
Viết sơ đồ tóm tắt các quá trình :
- Amôn hoá urê trong đất do vi khuẩn Micrococcus ureae
- Phân giải kitin do vi khuẩn Pseudomonas
- Nitrat hoá trong đất từ amoni thành nitrit do vi khuẩn Nitrosomonas và từ nitrit
thành nitrat do vi khuẩn Nitrobacter.
- Phản nitrat hoá trong đất do vi khuẩn Pseudomonas denitrificans.
Câu 9:
1. Vì sao vi khuẩn ưa siêu nhiệt sống được ở môit rường có nhiệt độ rất cao? Vì sao
các VSV sống ở vùng Nam cực và Bắc cực vẫn sinh trưởng bình thường?12
2. Sự khác biệt cơ bản về chất cho điện tử đối với 3 nhóm vi khuẩn quang hợp: VK
lam, VK lưu huỳnh màu lục, màu tía, VK không lưu huỳnh màu lục, màu tía
3. Nêu các bước trong quá trình làm chua thực phẩm(muối dưa, cà...). Phân tích cơ
sở khoa học của quá trình đó? Vai trò của muối ăn trong quá trình đó?
Câu 10:
1. Vì sao VSV kị khí bắt buộc chỉ có thể sống và phát triển trong điều kiện không có
Oxi không khí?


2. Lên men là gì? So sánh lên men lactic và lên men Etylic? Phân biệt VK lactic đồng
hình và VK lactic dị hình? Vì sao trong qua strình làm rượu không nên mở nắp bình
rượu thường xuyên?
3. Trong quá trình chế biến nước mắm từ cá, người ta không loại bỏ ruột cá khi ủ cá

và phải đậy kín trong thời gian dài? Hãy giải thích hiện tượng trên?
4. Vì sao tính kháng nguyên của vi khuẩn gây bệnh lại liên quan đến màng nhày?
Câu 11:
1.Tại sao khó tìm thấy tác nhân kháng virut và nấm hiệu quả trong khi tác nhânkháng
khuẩn lại nhiều?
2. Giải thích câu nói “ Nấm men vừa là ân nhân vừa là tội phạm”
3. Dựa vào nhu cầu của VSV với Ôxi hãy sắp xếp các đối tượng sau vào nhóm thích
hợp: VK lactic, VK axetic, VK uốn ván, tảo lam, trùng roi, VK E.coli, nấm men,
xoắn khuẩn giang mai.
Câu 12:
1.Tác nhân gây bệnh nguy hiểm nhất mà con người biết đến hiện nay là gì? Hãy cho
biết cấu tạo của chúng?
2. Sinh sản bằng bào tử có ưu điểm gì? Bào tử sinh sản có mấy loại, cho ví dụ?
3. Tại sao trong môi trường có nguồn cácbon hữu cơ(đường, axit béo..) các VSV hoá
dưỡng vô cơ lại chuyển sang lối sống dị dưỡng
Câu 13:
1. Phân biệt chu trình tiềm tan và chu trình sinh tan ở virut. Tại sao virut HIV chỉ kí
sinh trong tế bào bạch cầu limpho T – CD4 ở người? CHo biết nguồn gốc lớp vỏ
ngoài và lớp vỏ trong của virut HIV?
2. Phân biệt các hình thức hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí , lên men ở VSV? Quy trình
sản xuất giấm ăn bằng sử dụng VK axêtic giống và khác sự ho hấp hiếu khí thông
thường như thế nào?
3. VK lactic có 2 chi chủ yếu: Streptococcus và Lactobacilus. Chúng có sử dụng trực
tiếp saccarôzơ được hay không?
Câu 14:
1.Thành tế bào có tác dụng bảo vệ duy trì áp suất thẩm thấu cho vi khuẩn, tại sao
Mycoplasma không có thành tế bào vẫn tồn tại được?


2. Khi VK phân bào ADN gắn vào vị trí nào của MSC?

3. Tại sao khi nhân giống men rượu cần cung cấp Ôxi nhưng lên men rượu không cần
Ôxi?
4. Interferôn là gì? Vai trò và các tính chất cơ bản của interferôn? Tại sao khi tế bào
bị nhiễm virut mới tổng hợp interferôn?
5. Nêu các thành phần chủ yếu cấu tạo nên một Virion? Virut có bao nhiêu kiểu đối
xứng chính? Trong đó kiểu nào thường gây bệnh trên người?
Câu 15:
1.Cho cùng một dòng nấm men vào 2 bình A và B chứa dung dịch Glucôzơ. Bình A
đậy nắp kín, bình B không đậy nắp. Sau một thời gian, hãy nhận xét ( có hay không,
nhiều hay ít) các chỉ tiêu sau ở hai bình:
- Lượng Ôxi sử dụng
- Lượng CO2 sinh ra
- Lượng rượu sinh ra
- Lượng nấm men sinh ra
Viết PTTQ xảy ra ở 2 bình nói trên. Giải thích về lượng nấm men sinh ra ở 2 bình?
2. Vì sao VK cổ và Mycoplasma không mẫn cảm với pênicilin?
3. Khả năng kháng kháng sinh của một số vi khuẩn do cấu trúc nào quyết định? Trình
bày cấu tạo, đặc điểm và chức năng của cấu trúc đó?
Câu 16:
1.VSV có những kiểu dinh dưỡng cơ bản nào? Sắp xếp các VSV sau vào các kiểu
dinh dưỡng tương ứng: VK lam, VK nitrat hoá, tảo tiểu cầu, nấm men, VK lưu huỳnh
màu tía, VK không lưu huỳnh màu tía.
2. Hãy kể 5 cơ chế mà nhờ đó các loại thuốc ngăn cản sự sinh trưởng của các vi
khuẩn gây bệnh?
3. Vì sao sốt được xem là một phản ứng miễn dịch tự nhiên của cơ thể khi bị nhiễm
khuẩn?
4. Tại sao bánh mứt, kẹo để lâu ngày vẫn có thể bị hư hỏng?




×