Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.48 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÁO CÁO THỰC TẬP
CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN

Sinh viên:
Mã số SV:
Lớp:
GV hướng dẫn:
Năm học:

Đặng Thái Toàn
0009410841
ĐHCTXH09B
Kiều Văn Tu
2011 – 2012

1


Phần I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
I. Lịch sử thành lập cơ sở:
Dự án Phù Sa được thành lập vào tháng 10-2005 và dự án được sự hỗ trợ của
tổ chức Terre des homes Foundation Lausanne (Tdh) - Thụy Sỹ trên cơ sở thỏa
thuận hợp tác giữa UBND thành phố Cao Lãnh, Ủy ban dân số gia đình và trẻ em
thành phố và tổ chức Terre des homes Foundation Lausanne. Lúc đầu là UBND
thành phố Cao Lãnh hợp tác với dự án sau đó UBND thành phố Cao Lãnh chuyển
giao lại cho Ủy ban dân số gia đình và trẻ em thành phố Cao Lãnh tiếp tục điều
hành các hoạt động của dự án. Đến năm 2009 Ủy ban dân số gia đình và trẻ em
thành phố Cao Lãnh giải thể nên mới tiếp tục bàn giao lại cho Phòng lao động –


thương binh xã hội. Dự án Phù Sa được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 và giai đoạn 2: Dự án được tổ chức Terre des homes
Foundation Lausanne (Tdh) - Thụy Sỹ tài trợ từ 2005 đến 2010 với sứ mạng “Hội
nhập xã hội và nghề nghiệp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn” tại thành phố Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Giai đoạn 3: Dự án được Liên Minh Châu Âu tài trợ từ 2011 đến 2013 với
sứ mạng “ Cùng nhau làm việc để bảo vệ và thúc đẩy các Quyền của trẻ em và thanh
thiếu niên có nguy cơ” tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Mục đích thực hiện
của dự án là bảo vệ và thúc đẩy quyền của trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ
được hội nhập xã hội nghề nghiệp

2


II. Tổ chức cơ sở:
Sơ đồ tổ chức dự án

1. Cơ cấu tổ chức theo sơ đồ:
- Tên cơ sở: DỰ ÁN PHÙ SA.
- Địa chỉ: Số 355 đường Lê Lợi, phường 2, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Cơ cấu tổ chức:
+ 1 Điều phối viên dự án : Lê Thị Ngọc Thơ
+ 4 giáo dục viên. (Thủ quỷ, kế toán kiêm nhiệm bởi các giáo dục viên).
• Giáo Dục – Y Tế: Lê Khánh Thảo Linh
• Học nghề – Vui Chơi Giải Trí: Lê Anh Đức
• Việc làm - Kỹ năng sống - Thủ Quỷ: Đinh Thành Minh
• Giấy Tờ Tùy Thân – Kế Toán: Dư Ngọc Diễm

3



- Cơ cấu tổ chức:

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN

ĐIỀU PHỐI VIÊN

Giáo
dục
viên
phụ
trách
Giáo
dục Y tế

Giáo
dục
viên
phụ
trách
Học
nghềVui chơi
giải
trí.

Giáo
dục
viên
phụ
trách việc

làmkỹ năng
sống,
thủ
quỹ

Giáo
dục
viên
phụ
trách
Giấy
tờ
tùy
thân Kế toán

Trẻ em có hoàn cảnh khó khăn
trên địa bàn thành phố Cao Lãnh

III. Mục tiêu hoạt động và các chức năng của cơ sở:
1. Về cơ sở vật chất
- Mục tiêu của dự án về mặt cơ sở vật chất là hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó
khăn đang sinh sống tại thành phố Cao Lãnh được cải thiện điều kiện sống, học tập
và làm việc để hội nhập xã hội.
- Mục tiêu cụ thể của dự án là sau 3 năm (2011 - 2013) có 500 trẻ em và thanh
thiếu niên có nguy cơ tại thành phố Cao Lãnh được hưởng các dịch vụ xã hội do dự
án cung cấp thông qua sự liên kết với doanh nghiệp, chính quyền, các tổ chức xã
hội và cộng đồng.

4



2.Về ban lãnh đạo
- Mục tiêu của ban lãnh đạo dự án là xây dựng những mô hình, kế hoạch hỗ trợ
về mặt vật chất và tinh thần cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn thành
phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Làm việc có ích cho xã hội dựa vào khả năng của
dự án và sự hỗ trợ bên ngoài.

IV. Các đối tượng xã hội được cơ sở phục vụ:
Đối tượng hưởng lợi chính của dự án là trẻ em và thanh thiếu niên nam nữ tuổi
từ 6 đến 20 có hoàn cảnh đường phố hoặc có nguy cơ ở Thành phố Cao Lãnh.

V. Các dịch vụ do cơ sở cung cấp:
Trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2 từ tháng 10 năm 2005 đến cuối năm 2010 Dự án
Phù Sa đã hỗ trợ cho 485 em. Các em được hỗ trợ về học chữ, học nghề, việc làm,
kỹ năng sống, cũng như giấy tờ tùy thân.
Trong giai đoạn 3 từ năm 2011- 2013 Dự án đã hỗ trợ về :
- Hỗ trợ học chữ: cuối năm 2013 có 315 trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ
đang học tại các trường chính qui được dự án hỗ trợ.
- Hỗ trợ học nghề: cuối năm 2013 có 120 trẻ em và thanh thiếu niên có nguy cơ
độ tuổi từ 13 đến 20 được hỗ trợ học nghề.
- Hỗ trợ việc làm: cuối năm 2013 có 120 Thanh thiếu niên có nguy cơ và có nhu
cầu đi làm độ tuổi từ 16 đến 20 được hỗ trợ xin việc làm.
- Hỗ trợ làm giấy tờ tùy thân: cuối năm 2013 có 120 trẻ em và thanh thiếu niên
có nguy cơ chưa có giấy tờ tùy thân độ tuổi từ 6 đến 20 được hỗ trợ làm giấy tờ tùy
thân.
- Hỗ trợ kỹ năng sống: cuối năm 2013 có 270 trẻ em và thanh thiếu niên có nguy
cơ độ tuổi từ 6 đến 20 được học kỹ năng sống.
- Hỗ trợ vui chơi giải trí: cuối năm 2013 có 250 trẻ em và thanh thiếu niên có
nguy cơ độ tuổi từ 6 đến 20 được tham gia hoạt động văn hóa, vui chơi giải trí.


VI. Vai trò của cơ sở trong bối cảnh cộng đồng:
- Dự án Phù Sa đã tạo nhiều cơ hội cho những trẻ di cư, trẻ em có hoàn cảnh
đường phố được tiếp cận hệ thống giáo dục chính quy. Nâng cao chất lượng các
chương trình giáo dục cho trẻ em đường phố đảm bảo cho trẻ có cơ hội được học
tập ở bậc cao hơn.
- Dự án Phù Sa đã đảm bảo những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và hội
nhập của trẻ, việc cải thiện những điều kiện, môi trường sống (gia đình, cộng đồng),
tránh những tác động không có lợi cho sự phát triển cần thiết của trẻ.

5


- Dự án Phù Sa góp phần tăng cường mạng lưới nắm bắt thông tin về tình hình
trẻ em, tổ chức các hoạt động can thiệp, hỗ trợ giải quyết các vấn đề căn bản của trẻ,
phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đường phố, vi phạm pháp luật.

VII. Ý kiến nhận xét cá nhân về cơ sở:
Thuận lợi:
Nhận được sự quan tâm hỗ trợ từ BQL dự án EU, Cố vấn EU, Cán bộ Liên lạc
trong các hoạt động.
Được sự đôn đốc, quan tâm và hỗ trợ từ đơn vị chủ quản trong các hoạt động.
Được sự phối hợp và hỗ trợ từ các ban ngành có liên quan như: Phòng Giáo dục,
Hội Khuyến học, UBND các xã, phường, Công an, Hội Phụ nữ, Trường học trong
việc hỗ trợ trẻ.
Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, năng động và có trách nhiệm.
Sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ nhóm Tình nguyện viên trong các hoạt động.
Khó khăn:
Vấn đề khó khăn của Dự Án phần nhiều nằm ở sự phụ thuộc vào kinh phí. Kinh
phí năm 2012 chuyển về Dự Án chậm đã ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt
động dự án đã đề ra.


6


Phần II. THỰC HÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
I. Bối cảnh chọn thân chủ:
Trong những buổi gặp gỡ, trao đổi với các anh chị tại Dự Án Phù Sa và cùng
anh Đinh Thành Minh là giáo dục viên bộ phận việc làm và kỹ năng sống có xuống
tiếp xúc với gia đình em …
Nhận thấy được những khó khăn, sự thiếu khốn về vật chất cũng như về tinh
thần của gia đình em Trang.Và với những mong muốn giúp đỡ em Trang có được
một niềm tin vượt qua những khó khăn về vật chất cũng như tinh thần, cố gắng học
tập, phát triển tương lai, có một nghề nghiệp ổn định sau này, nên em đã chọn em
Trang làm thân chủ.

II. Hồ sơ cá nhân:
1. Thông tin cá nhân thân chủ:
Họ và tên: Trần Thị Thùy Trang
Giới tính: nữ
Nơi sinh: Đồng Tháp
Năm sinh : 2000
Địa chỉ: số 23 tổ 1 ấp Tịnh Long- xã Tịnh Thới- T.P Cao Lãnh-Đồng Tháp.
- Các thông tin khác về thân chủ:
+ Quá trình sống và lớn lên:
+ Tình trạng học vấn về chuyên môn:
Em đang học lớp 6 lên lớp 7
+ Tình trạng nghề nghiệp:
Em Trang hiện đang là học sinh tiểu học
+ Tình trạng thể chất, tinh thần
Phát triển bình thường về mặt thể chất (không khuyết tật).

Tâm lý em có sự biến động mạnh, tinh thần em không được ổn định lắm vì mẹ
em bỏ gia đình theo người đàn ông khác (thông tin từ gia đình và những người
láng giềng chia sẻ).
+ Các vấn đề khác:
Em Trang là một học sinh ngoan có học lực khá. Em trầm lặng, ít nói chuyện
với mọi người, hơi cọc tính, lễ phép với ông bà cha mẹ, hơn hết là đảm đang
việc nhà phụ giúp ông nội và cha chăm lo cho các em nhỏ.
Hoàn cảnh gia đình em khó khăn và thiếu ấm áp, cha và mẹ hay cãi vã và
đánh nhau ( nay mẹ đã bỏ nhà ra đi ). Ông nội già yếu không chăm lo nhiều cho
các em được.
Vấn đề ở em Trang do hoàn cảnh khó khăn không đủ điều kiện để cùng các
bạn cắp sách đến trường, thiếu sự quan tâm từ mẹ, em rất có nguy cơ phải bỏ học.
2. Thông tin về môi trường thân chủ:
- Thông tin về gia đình:
+ Ông nội
Họ và tên:Trần Văn Chính
Nghề nghiệp: không ổn định.
Tình trạng thể chất : bình thường

7


+ Cha
Họ và tên: Trần Văn Hùng
Nghề nghiệp: Không ổn định ( làm thuê )
Tình trạng thể chất: bình thường
+ Mẹ
Họ và tên:Trần Thị Thanh Thúy
Sinh năm:
Nghề nghiệp: Làm thuê

Tình trạng thể chất: bình thường
+ Em
Họ và tên:Trần Thị Bích Tuyền
Nghề nghiệp: học sinh
Tình trạng thể chất: bình thường
+ Em
Họ và tên: Trần thị Thùy Dương
Học vấn: lớp 1
Tình trạng thể chất : bình thường
Sơ đồ thế hệ:

Ông nội


nội

Cha

Tran
g

M
ẹe

Tuyề
n

Dương

Chú thích :

Nam

Nữ
Mất

8

Thân chủ


Sơ đồ mối quan hệ hiện tại trong gia đình thân chủ :

Ông nội

Cha

Mẹ

Dương

Tran
g
Tuyề
n
Chú thích:

Mối quan hệ không tốt hai chiều
Thân chủ
Mối quan hệ tốt


- Ông nội : là người lớn nhất trong gia đình và cũng thường ở nhà chăm sóc các
cháu -> gần gũi cháu nhiều nên thân thiết và có sức ảnh hưởng nhiều nhất trong gia
đình.Mối quan hệ giữa ông nội và cha các em tốt, tuy nhiên giữa ông nội với mẹ các
em không được tốt, thường xảy ra mâu thuẫn ( hiện nay thì mẹ bé Trang đã bỏ nhà
đi)
- Cha: hay đi làm thuê, kiếm tiền ít tiếp xúc quan tâm các em hơn ông nội,
không có điều kiện dạy dỗ và chăm sóc các em nhiều, giữa cha và mẹ thân chủ tình
cảm không còn, hay xảy ra mâu thuẫn và đã ly thân.
- Mẹ : vì mâu thuẫn trong gia đình nên đã bỏ nhà ra đi theo người khác nhưng
cũng có đôi khi về thăm các em và cho tiền các em tiêu xài, có sức ảnh hưởng lớn
với các em hơn cha các em. Giữa các em và mẹ luôn có một tình mẫu tử thương
nhớ và các em thường xuyên ra nhà trọ mẹ chơi (mẹ các em mướn trọ ở thành phố
Cao Lãnh).
- Mối quan hệ giữa bé Trang và các em rất tốt mặc dù các chị em hay đùa giỡn
và nghịch phá dẫn đến xung đột (do tuổi còn nhỏ, hay tinh nghịch) nhưng mối quan
hệ, tình cảm giữa các chị em rất tốt.
* Thông tin về môi trường sống xung quanh thân chủ:
a. Chân dung gia đình
+ Môi trường vật chất
- Nhà: được nhà nước hỗ trợ xây cất theo chương trình 167, nhà nhỏ, tương
đối chặt hẹp, rất nóng nực.Nhà bếp nằm phía trong buồng ngủ.
- Các vật trong nhà: Thiếu thốn về các điều kiện vật chất, bàn ghế điều cũ
- Các đồ đạc trong gia đình rất cũ, sắp xếp không ngăn nắp (do các em còn
nhỏ và thiếu sự chu đáo từ người phụ nữ trong gia đình)
+ Môi trường sinh thái xung quanh

9


-


Xung quanh nhà là những cây xoài đã cằn cõi, đường dẫn vào nhà nhỏ hẹp,
sẽ gặp nhiều khó khăn cho việc đi lại vào mùa mưa.
- Bên phía góc nhà là một cái ao đầy những lục bình, không có thả nuôi cá, là
nơi sinh hoạt tắm rửa, ăn uống của gia đình.
- Nhà không có nhà vệ sinh.
- Đất thổ cư của gia đình chỉ còn có mảnh đất nơi căn nhà đang ở khoảng
50m2.
“Đất nhà lúc trước là toàn bộ khu vực phía trước đường vào đây, bao gồm
luôn mảnh đất mà công trình đang thi công. Nhưng do hoàn cảnh nên đã bán
đi một số với giá chỉ có vài chỉ vàng. Còn lại nơi này là mồ mả tổ tiên nên dọn
vào đây ở”.
(ông nội bé Trang)
b. Tình trạng kinh tế gia đình thân chủ
- Nguồn thu nhập :
Nguồn thu nhập hiện tại của gia đình chủ yếu dựa vào sức lao động của ông
nội và cha bé Trang. Ông nội thì đi đặt túm lươn, cha bé Trang thì đi phụ làm
cỏ, tưới xoài,… nghề nghiệp không ổn định ai kêu gì làm nấy. Do vậy thu
nhập không đáng kể, gặp nhiều khó khăn cho việc sinh hoạt hằng ngày cũng
như việc học tập của các chị em Trang.
c.Chăm sóc sức khỏe và giáo dục trong gia đình
+ Chăm sóc sức khỏe
Vấn đề chăm sóc sức khỏe trong gia đình còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế.
Việc ăn uống không đảm bảo được an toàn và đầy đủ các chất dinh dưỡng, sử dụng
nguồn nước ao cho việc sinh hoạt và ăn uống, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của các
thành viên trong gia đình.
Do nhà không có nhà vệ sinh nên việc xử lý các chất thải sinh hoạt không
được đảm bảo an toàn và không đúng nơi, đúng chỗ dẫn đến ô nhiễm môi trường
xung quanh và các em là người có khả năng bị mắc bệnh rất cao.
Nhận thức còn chưa cao về khâu chăm sóc sức khỏe cho nhau cũng như hiểu

biết về tác hại của một vấn đề nào đó.
+ Giáo dục
Ông nội là người có sức ảnh hưởng nhất vì ông có thời gian gần gũi với các
cháu nhiều hơn, còn cha em ít khi quan tâm đến do không có ở nhà thường xuyên.
Ông nội là người quan tâm hơn cả việc học hành của các em, luôn đôn đốc,
động viên các chị em Trang cố gắn học tốt, vươn lên trong cuộc sống.
Mặc dù cũng rất quan tâm về việc học các em nhưng vì kinh tế, điều kiện của
gia đình còn rất là hạn chế nên việc học của các em gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn
tài liệu, dụng cụ để học tập, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lí cũng như kết quả học
tập của các em.
d. Mối quan hệ với môi trường xung quanh
- Hàng xóm ít quan tâm để ý tới, giữa cha và mẹ thân chủ không có mối quan
hệ tốt với hàng xóm xung quanh.
- Bạn bè : do tính tình trầm lặng, cọc tính, thân chủ ít có bạn bè thân, mối
quan hệ với bạn bè trong lớp bình thường.
- Nhà trường : Về phía nhà trường và thầy cô luôn tạo điều kiện, quan tâm
chia sẻ giúp đỡ em trong việc học tập.
- Họ hàng : do ở xa và cũng nghèo khó nên cũng ít giúp đỡ hay hỗ trợ gì có
mối quan hệ bình thường.

10


- Chính quyền địa phương : luôn quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ cho gia đình
thân chủ ( xây nhà tình thương,…)
- Dự án Phù Sa tạo điều kiện tiếp cận, lập hồ sơ xem xét và giúp đỡ.
Vẽ sơ đồ sinh thái

Chính quyền
địa phương


Hàng Xóm

Gia đình

Nhà
trường
( Thẩy cô )

Dự án Phù
Sa

TC

Bạn Bè

Họ Hàng
Chú giải
: Mối quan hệ bình thường.

: Mối quan hệ tốt hai chiều.
: Mối quan hệ ít quan tâm, xa cách.

11


3.Vấn đề của thân chủ:
Quan trọng
- Hoàn cảnh kinh tế khó khăn


- Thiếu thốn các dụng cụ học tập có
nguy cơ bỏ học

Không khẩn cấp

Khẩn cấp

- Mối quan hệ cha mẹ bị rạn nứt

- Tác động tiêu cực từ cha và mẹ

Không quan trọng

III. Quá trình thực tập:
Giai đoạn 1: Tìm hiểu cơ sở thực tập và chọn ca thực hành:
Ngày giờ

Địa điểm

Công việc

29/06/2012

Dự án Phù Sa

Xin thực tập tại dự án

02/07/2012

Dự án Phù Sa


03/07/2012

Dự án Phù Sa

2h’30’ 02/07/2012

Nhà thân chủ

Họp với lãnh đạo dự án
cũng như biết được một
số hoạt động của dự án.
Xin thông tin chi tiết về
dự án.
Tiếp xúc với thân chủ và
trò chuyện trao đổi với
thân chủ, thông qua sự
giúp đỡ của KHV anh
Đinh Thành Minh.

12


Giai đoạn 2: Thực hành công tác xã hội cá nhân
Ngày giờ

Địa điểm

04/07/2012


Nhà thân chủ

05/07/2012
07/07/2012
09/07/2012

11/07/2012

12/07/2012

Công việc

Vãng gia tiếp cận thân
chủ
Nhà thân chủ
Tiếp cận thân chủ, khai
thác những thông tin cơ
bản về thân chủ.
Nhà thân chủ
Tìm hiểu những vấn đề
của thân chủ.
Tại trường THCS Nguyễn Thông qua buổi truyền
Trãi
thông của anh Đinh
Thành Minh, tiếp tục trò
chuyện trao đổi với thân
chủ.
Nhà thân chủ
Tìm hiểu môi trường
xung quanh em sống

cũng như tiếp xúc với
ông nội thân chủ để thu
thập một số thông tin cần
thiết cho công việc.
Nhà thân chủ
Cùng thân chủ lên kế
hoạch giải quyết vấn đề
mà thân chủ đang gặp
phải.

IV. Tiến trình làm việc với thân chủ:
- Giai đoạn 1: Tiếp cận và khám phá (nhận diện vấn đề)
+ Quá trình tiếp cận thân chủ
• Thuận lợi

Có sự giúp đỡ của anh Đinh Thành Minh cán bộ Dự Án Phù Sa
và người dân ở xóm (chị Trang).

Được sự đón tiếp chân tình của ông nội thân chủ

Gia đình cởi mở chia sẻ những thông tin ( ông nội thân chủ )

Được sự giúp đỡ và chia sẽ tận tình về vấn đề hoàn cảnh gia
đình của gia đình bé Trang từ phía chú Trần Văn Rê-chi hội trưởng chi
hội nông dân ấp Tịnh Long-xã Tịnh Thới-TP Cao Lãnh-Đồng Tháp.

Khó khăn

Do hoàn cảnh gia đình thân chủ khó khăn thiếu thốn về cơ sở vật
chất và trình độ nhận thức còn hạn chế nên tâm lí còn sợ, lãng tránh khi

tiếp xúc và làm việc.

Thân chủ còn hơi ít nói, không thổ lộ nhiều.

13


Nhận diện vấn đề thân chủ: Cây vấn đề.

Tâm lý không
ổn định trầm
cảm, ít nói…

Con đường học
vấn dang dỡ,
không có tương lai
sau này,trở thành
gánh nặng cho gia
đình và xã hội.

Dễ sa ngã vào
con đường tệ
nạn xã hội

Thiếu điều kiện học tập

Có nguy cơ bỏ học

Thiếu thốn tình cảm
thương yêu từ gia

đình( mẹ bỏ nhà đi)

Hoàn cảnh thiếu
thốn, khó khăn

Cha mẹ ly thân và tác
động tiêu cực từ cha
mẹ

- Hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu thốn tình cảm quan tâm từ cha và mẹ (ly thân),
ông nội lại già không chăm sóc được nhiều phải bận lo cho cuộc sống cơm áo gạo
tiền. Vì vậy không có nhiều thời gian quan tâm nhiều cũng như thiếu trình độ nhận
thức, sự mâu thuẫn của gia đình làm cho em trở nên trầm lặng, cọc tính và thiếu
những điều kiện để học tập- dẫn đến nguy cơ phải bỏ học.
- Nếu không được tiếp tục cùng các bạn cắp sách đến trường em sẽ không có một
tương lai tươi sáng, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.Tâm lí của em sẽ
không ổn định, mặc cảm, tự ti với các bạn bè cùng trang lứa. Đặc biệt sau này khi
lớn lên em sẽ dễ sa ngã vào con đường tội phạm, ảnh hưởng tới gia đình và xã hội.
Phân tích cây vấn đề

14


+ Gia đình : Gia đình thiếu sự quan tâm cho việc học của em, có thể do hoàn cảnh
còn nhiều khó khăn, kinh tế không ổn định, không đủ tiền cho việc học tập, dẫn đến
nguy cơ là em có thể bỏ học.
+ Bản thân : Thân chủ đang ở trong độ trong độ tuổi mới lớn nên có nhiều sự biến
đổi về tâm lý. Chịu ảnh hưởng tác động nhiều từ gia đình, dễ bị tổn thương, kích
động. Gặp khó khăn về điều kiện học tập dễ dẫn đến nguy cơ bỏ học.
+ Hoạt động học tập : đang học lớp 6 chuẩn bị lên lớp 7 nhưng có nguy cơ phải bỏ

học do gặp khó khăn trong điều kiện kinh tế, không đủ điều kiện để cắp sách tới
trường.
-Giai đoạn 2: Đánh giá và lập kế hoạch giúp đỡ
+ Đánh giá vấn đề của thân chủ :
Vấn đề hiện tại của thân chủ là không có đủ điều kiện để học tập, có nguy cơ
phải bỏ học.
+ Kế hoạch giúp đỡ dựa trên sơ đồ sau :
Điểm mạnh
-Có khả năng nhìn nhận vấn đề cao
-Có tinh thần vượt khó và cầu tiến
-Biết vâng lời người lớn.
-Có học lực khá.
Điểm yếu
-Còn nhỏ tuổi, dễ bị lôi kéo.
-Dễ bị kích động, hơi cọc tính.
-Tuổi còn nhỏ ham vui.

Cơ hội
-Có thể học hành tốt và có một nghề ổn
định sau này.
-Học hỏi được nhiều điều tốt.
-Được nhiều người thương yêu.
-Được sự quan tâm của chính quyền đoàn
thể và Dự án Phù Sa.
Thách thức
-Dễ sa ngã vào con đường tệ nạn xã hội.
-Khó thành công trong công việc
-Không tập trung nhiều vào việc học.

Bản kế hoạch được thể hiện cụ thể như sau:

Thời gian
Bước 1

Bước 2

Đối tượng tác động Nội dung tác động
Ông nội và bố mẹ -Phân tích để ông nội
thân chủ
và bố mẹ thân chủ
nhận ra những vấn đề
liên quan đến thân
chủ.
- Khuyên bố mẹ thân
chủ nên quan tâm đến
thân chủ nhiều hơn,
tập trung vào chăm
lo, động viên em cố
gắng học tập thật tốt.
Tác động vào chính -Trò chuyện với em
bản thân thân chủ
để tìm hiểu nhu cầu
và nguyện vọng của
em.
-Phân tích cho thân
chủ thấy được những

15

Kết quả mong đợi
- Cha mẹ thân chủ

có thái độ hợp tác
tốt, nhiệt tình.
- Gia dình sẽ dành
nhiều thời gian hơn
nữa để quan tâm
chăm sóc đến thân
chủ.

-Thân chủ nhận ra
được vấn đề.


hệ quả sau này khi
không được học đến
nơi đến chốn.
-Cùng thân chủ tìm ta
hướng giải quyết,
giúp thân chủ vượt
qua những khó khăn
tiếp tục học tập phát
triển sau này.
-Khích lệ tinh thần,
động viên thân chủ cố
gắng vươn lên vượt
qua hoàn cảnh học tập
thật tốt.
-Tư vấn tâm lí cho
thân chủ, giúp em tin
tưởng và hòa đồng
hơn với các bạn cùng

trang lứa, ít trầm cảm
hơn.
Bước 3

+Tác động tới bạn
bè trong lớp

+Chính quyền đoàn
thể địa phương

+Dự án Phù Sa

-Tác động đến các
bạn trong lớp, để các
bạn thường xuyên
quan tâm, chia sẻ với
thân chủ, động viên
thân chủ cố vươn lên
hoàn cảnh học tập
thật tốt.
-Tác động vào chính
quyền khu vực để có
những sự hỗ trợ giúp
đỡ về mặt vật chất
cho gia đình cũng
như những hộ trợ cho
em an tâm đến trường
học tập thật tốt.
-Trình bày cho GDV
dự án biết vấn đề mà

thân chủ đang gặp
phải.
-Nhờ GDV dự án hỗ
trợ em trong việc học
tập ( hỗ trợ dụng cụ,
tài liệu,…)

Giai đoạn 3: Quá trình can thiệp

16

-Thân chủ tìm ra
được hướng giải
quyết vấn đề của
mình.
-Thân chủ có thái
độ học tập tốt.

-Thân chủ không
còn mặc cảm, sống
hòa đồng vui vẻ với
bạn bè, ít cọc tính.

- Em có nhiều bạn
bè hơn cùng vui
chơi, học tập.

-Em được quan
tâm, tạo điều kiện
để học tập tốt.


-Dự án hiểu được
vấn đề của thân
chủ.
-Thân chủ có đủ
điều kiện để học
tập tốt hơn.


Thời gian

Địa điểm

11/07/2012 -Tại nhà
thân chủ

12/07/2012 - Tại nhà
thân chủ

Kênh tác
động

Phương
pháp tác
động
-Nói
chuyện

-Vấn đàm


-Vấn đàm

-Nói
chuyện

Nội dung
tác động
-Trò chuyện
cỡi mở với
thân chủ,
chia sẻ
những
thông tin
giúp cho
thân chủ
định hướng
những vấn
đề học tập.
-Phân tích
cho thân
chủ thấy
được tầm
quan trọng
của việc
học.
-Khích lệ
tinh thần
của thân
chủ cố gắng
vượt qua

hoàn cảnh
nghèo khó
mà vươn
lên học tập
thật giỏi có
nghề nghiệp
ổn định sau
này

Kết quả
tác động

-Thân
chủ đã
hứa quyết
tâm vượt
qua khó
khăn để
học tập
tốt.

V. Những thay đổi bản thân:
Biết nhận thức được tầm quan trọng của việc học, cố gắng vượt qua hoàn cảnh
nghèo khó để tiếp tục học tập.

17


Ý KIẾN VÀ ĐỀ NGHỊ :
Qua quá trình làm việc và tiếp cận với gia đình thân chủ Trần Thị Thùy Trang, em

nhận thấy được những vấn đề cơ bản của thân chủ, gia đình thuộc diện nghèo trên
địa bàn xã, không có đất đai để canh tác, chỉ vỏn vẹn một cái nền nhà và vài trăm
mét vuông. Kinh tế gia đình chỉ phụ thuộc vào việc đặt túm lươn của ông nội và
việc làm thuê không ổn định của cha thân chủ. Vì vậy gặp không ít khó khăn cho
việc học tập của thân chủ.
Tuy nhiên, thân chủ có thế mạnh là tuổi còn trẻ, có học lực khá và cũng rất chăm
ngoan nghe lời ông nội và cha, các chị em biết thương yêu và đùm bọc lẫn nhau.Vì
vậy, mong rằng các cấp lãnh đạo ở địa phương và Dự Án Phù Sa sẽ có những chính
sách cũng như những phương hướng hỗ trợ giúp đỡ em và gia đình vượt qua hoàn
cảnh cố gắng học tập. Vì chỉ có con đường học tập mới đem lại cho em một tri thức
và một nghề nghiệp ổn định sau này để giúp đỡ cho bản thân em cũng như gia đình
vươn lên thoát nghèo.

18


 Ý kiến của thân chủ về tiến trình giải quyết vấn đề: (bảng lượng giá)
Địa điểm : Nhà thân chủ
Người hỏi : SVTT Đặng Thái Toàn
Người trả lời : TC em Trần Thị Thùy Trang
Đây là phần đánh giá tác động của tiến trình can thiệp vấn đề của em, qua quá
trình làm việc giữa anh và em (SVTT & TC). Em hãy cho anh một số thông tin
cơ bản sau :
1. Em có thích được trò chuyện với anh không?
 Thích
 Bình thường
 Không thích
2. Em có muốn có đủ điều kiện để tiếp tục học tập không ?
 Có
 Không

3. Nếu em không có đủ điều kiện để đi học thì em sẽ làm gì?
Em:.........................................................................................................................
................................................................................................................................
................................................................................................................................
4. Cảm nghĩ của em như thế nào nếu được Dự án Phú Sa và chính quyền địa
phương giúp đỡ em trong học tập ?
Em .............................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
5. Em có mong muốn gì cho tương lai gia đình em không?
 Không
 Có:.........................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
6. Ước mơ tương lai của em là gì ?
 Không
 Có:.........................................................................................................................

19


TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. GIÁO TRÌNH CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
Đại Học Mở Bán Công TPHCM - Lê Chí An. Giáo trình Công tác xã hội cá
nhân
Đại Học Mở Bán Công TPHCM – Khoa Phụ Nữ Học. Giáo trình An sinh xã hội
Đại Học Lao Động Xã Hội – TS. Bùi Thị Xuân Mai. Giáo trình Nhập môn công
tác xã hội
Đại Học Đồng Tháp – Ths. Nguyễn Thị Dung. Giáo trình Quản lý dự án
Đại Học Lao Động – Xã Hội – Ts. Bùi Thị Xuân Mai – Ths. Nguyễn Thị Thái

Lan. Tham vấn
Đại Học Mở Bán Công TPHCM – Ths. Hà Văn Tác. Giáo trình Gia đình học

20



×