Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Ôn tập nhà nước và pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.77 KB, 8 trang )

ÔN TẬP MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
CÂU 1 Khái niệm nhà nước ? Đặc trưng nhà nước?
* Khái niệm : Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị,một bộ máy chuyên làm nhiệm
vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lí đặc biệt nhằm duy trì trật tự ổn định xã hội, thực hiện mục
đích bảo vệ địa vị của g.c thống trị.
* Đặc trưng cơ bản của nhà nước:
- Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng đặc biệt:
Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, quyền lực chưa tách khỏi xã hội mà gắn liền với xã hội, hoà nhập
với xã hội chưa có g.c nên chưa có nhà nước. Quyền lực đó do toàn xã hội tổ chức ra, chưa mang tính g.c, phục
vụ lợi ích chung của cả cộng đồng.
Khi xuất hiện Nhà nước, quyền lực công cộng đặc biệt được thiết lập. Chủ thể của quyền lực này là g.c
thống trị về kinh tế và chính trị. Để thực hiện quyền lực này và để quản lý xã hội, nhà nước có một lớp người
đặc biệt chuyên làm nhiệm vụ quản lý. Họ tham gia vào cơ quan nhà nước và hình thành bộ máy cưỡng chế để
duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của g.c thống trị, bắt các g.c khác phải phục vụ theo ý chí của g.c thống trị. Như
vậy, quyền lực công cộng đặc biệt này đã tách khỏi xã hội, mang tính g.c sâu sắc và chỉ phục vụ cho lợi ích của
g.c thống trị,
- Nhà nước có lãnh thổ và phân chia dân cư theo lãnh thổ:
Lãnh thổ, dân cư là các yếu tố hình thành quốc gia. Quyền lực của Nhà nước được thực hiện trên toàn bộ
lãnh thổ, nhà nước thực hiện việc phân chia dân cư theo lãnh thổ thành các đơn vị hành chính, ko phụ thuộc vào
chính kiến, huyết thống, nghề nghiệp hoặc giới tính, … Việc phân chia này đảm bảo cho hoạt động quản lý của
nhà nước tập trung, thống nhất. Người dân có mối quan hệ với Nhà nước bằng chế định quốc tịch, chế định này
xác lập sự phụ thuộc của công dân vào một nước nhất định và ngược lại nhà nước phải có những nghĩa vụ nhất
định đối với công dân của mình.
- Nhà nước có chủ quyền quốc gia:
Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao của nhà nước về đối nội và độc lập về đối ngoại. Tất cả mọi cá
nhân, tổ chức sống trên lãnh thổ của nước sở tại đều phải tuân thủ PL của nhà nước. Nhà nước là người đại diện
chính thức, đại diện về mặt pháp lý cho toàn xã hội về đối nội và đối ngoại. Chủ quyền quốc gia thể hiện quyền
độc lập tự quyết của Nhà nước về những chính sách đối nội và đối ngoại, ko phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài,
chủ quyền quốc gia là thuộc tính gắn với Nhà nước.
- Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành PL và quản lý xã hội bằng PL:
Với tư cách là đại diện chính thức cho toàn xã hội, là người thực thi quyền lực công cộng, duy trì trật tự


xã hội, nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành PL và áp dụng PL để quản lý xã hội. PL do nhà nước
ban hành có tính bắt buộc chung và được nhà nước đảm bảo thực hiện với các biện pháp tổ chức, cưỡng chế,
thuyết phục.
- Nhà nước có quyền quy định và thực hiện việc thu các loại thuế:
Nhà nước đặt ra các loại thuế vì nhu cầu nuôi dưỡng bộ máy nhà nước – lớp người đặc biệt tách ra khỏi lao
động, sản xuất để thực hiện chức năng quản lý. Chỉ có nhà nước mới được độc quyền quy định các loại thuế và
thu thuế vì nhà nước là tổ chức duy nhất có tư cách đại biểu chính thức của toàn xã hội để thực hiện sự quản lý
xã hội.

CÂU 2. Bản chất nhà nước? Ý nghĩa của việc nắm vững bản chất nhà nước đối với xây dựng và bảo vệ
nhà nước? Phân biệt các tổ chức XH với nhà nước?


* Bản chất nhà nước:
Tính g.c: là mặt cơ bản thể hiện tính chất của Nhà nước:
- Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt do g.c thống trị tổ chức ra và sử dụng để thực hiện sự
thống trị đối với xã hội trên 3 lĩnh vực: kinh tế, chính trị và tư tưởng,
+ Về kinh tế:
* G.c cầm quyền xác lập quyền lực kinh tế bằng cách qui định quyền sở hữu đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu
trong xã hội và quyền thu thuế,
* G.c thống trị có ưu thế về kinh tế so với các g.c khác trong xã hội,
* Các g.c tầng lớp khác phụ thuộc vào g.c thống trị về kinh tế.
+ Về chính trị: G.c cầm quyền xây dựng bộ máy nhà nước và những công cụ bạo lực vật chất như: quân
đội, cảnh sát, tòa án, PL (quyền lực chính trị). Nắm được quyền lực chính trị, g.c cầm quyền tổ chức, điều hành
xã hội theo một trật tự phù hợp với lợi ích của g.c mình và buộc các g.c khác phục tùng ý chí của g.c thống trị,
+ Về tư tưởng: G.c thống trị xây dựng hệ tư tưởng của g.c mình và tuyên truyền tư tưởng ấy trong đời
sống xã hội nhằm tạo ra sự nhận thức thống nhất trong xã hội, tạo ra sự phục tùng có tính chất tự nguyện của
các g.c, tầng lớp khác trong xã hội đối với g.c thống trị.
Tính xã hội của Nhà nước:
Bên cạnh việc thực hiện các chức năng bảo vệ lợi ích của g.c cầm quyền. Nhà nước còn phải giải quyết

những công việc vì lợi ích chung của xã hội:
- Tổ chức sản xuất,
- Xây dựng hệ thống thủy lợi,
- Chống ô nhiễm, dịch bệnh,
- Bảo vệ trật tự công cộng.
* Ý nghĩa của việc nắm vững bản chất nhà nước đối với xây dựng và bảo vệ nhà nước:
- Nắm vững bản chất nhà nước góp phần giúp nhà nước đề ra các chức năng, nhiệm vụ chiến lược,
nhiệm vụ cụ thể phù hợp với bản chất nhà nước.
- Nắm vững bản chất nhà nước sẽ là cơ sở để hoạch định các biện pháp xây dựng, củng cố, hoàn thiện
bộ máy nhà nước cho phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển của đất nước.
- Trong điều kiện ngày nay, nắm vững bản chất nhà nước góp phần quan trọng trong việc hoạch định các
chính sách đối nội và đối ngoại đúng đắn nhằm giữ vững bản chất nhà nước trong quá trình toàn cầu hóa, hội
nhập quốc tế.

• Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác:
NHÀ NƯỚC
- Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực
chính trị, có bộ máy chuyên trách để cưỡng chế và
thực hiện các chức năng quản lý xã hội nhằm thực
hiện và bảo vệ lợi ích của g.c thống trị trong xã hội có
g.c đối kháng
- Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành

CÁC TỔ CHỨC XH KHÁC
- Là tập hợp một g.c, tổ chức có cùng quan điểm cùng
lập trường, cùng ngành nghề hoặc cùng giới tính. Gia
nhập một cách tự nguyện để thực hiện mục đích của
mình.
- chỉ thành lập trong các đơn vị hành chính quốc gia
- Ko thiết lập quyền lực công, chỉ có tính bắt buộc do



chính lãnh thổ
- Nhà nước thiết lập quyền lực công, mang tính chất
chính trị g.c
- Nhà nước ban hành PL và buộc mọi thành viên trong
xã hội phải thực hiện
- Nhà nước quy định các loại thuế và thu thuế
- Nhà nước đại diện cho chủ quyền quốc gia

ban lãnh đạo đứng đầu
- Đặt ra các điều lệ, quy định để áp dụng cho nội bộ tổ
chức xã hội đó
- Đặt ra lệ phí, thu phí trong nội bộ tổ chức
- Ko đại diện chủ quyền quốc gia, chỉ đại diện cho
giới, tổ chức của mình.

Câu 4: Khái niệm BMNN? BMNN CHXNCN VN? Đặc trưng? Phân biệt BMNN với CQNN? Vấn đề
hoàn thiện BMNN?
Khái niệm BMNN: bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ
chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ Nhà
nước.
- BNNN CHXHCN VN là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương có tính độc lập tương
đối về cơ cấu tổ chức, được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của PL, nhân danh Nhà nước thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của nhà nước bằng hình thức đặc thù.
- BMNN VN gồm: Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, toàn án, Viện kiểm sát, chính quyền địa phương.
Phân biệt BMNN với cơ quan NN

1, Khái niệm


2, Phạm vi cơ cấu

BỘ MÁY NHÀ NƯỚC
Bộ máy NN là hệ thống các cơ
quan nhà nước từ trung ương đến
đại phương được tổ chức theo
nguyên tắc và trình tự nhất định có
cơ cấu tổ chức nhất định và được
giao những quyền lực NN nhất
định được quy định theo những văn
bản PL để thực hiện một phần
những nhiệm vụ quyền hạn của NN
- BMNN rộng bao gồm nhiều cơ
quan nhà nước hợp thành

CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Cơ quan NN là một tổ chức
và hoạt động nhưng theo nguyên
tắc và trình độ nhất định trong các
văn bản PL để thực hiện một phần
những nhiệm vụ quyền hạn NN.

- CQNN là một tổ chức nằm trong
bộ máy NN

3, Nguyên tắc tổ chức, hoạt động

BMNN theo nguyên tắc tập
trung thống nhất tạo thành một cơ
chế đồng bộ ( khái quát hơn)


4, Nhiệm vụ, quyền hạn

BMNN nhiệm vụ chức năng chung cơ quan nhà nước một phần nhiệm
của NN
vụ quyền hạn của NN ( có quyền
lực NN nhất định).

Phân biệt cơ quan NN với với tổ chức xã hội
CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

TỔ CHỨC XÃ HỘI


1, Khái niệm

Cơ quan NN là một tổ chức
và hoạt động nhưng theo nguyên
tắc và trình tự có cơ cấu và tổ chức
nhất định được quy định trong các
văn bản PL để thực hiện một phần
những nhiệm vụ, quyền hạn nhất
định.

Tổ chức xã hội là một tập
g.c tổ chức có cùng quan điểm lập
trường cùng nghành nghề hoặc
cùng giới tính gian nhập một cách
tự nguyện để thực hiện mục đích
của mình.


2, Chức năng, nhiệm vụ

Cơ quan NN theo trình tự nhất định Tổ chức xã hội ko có quyền
được PL quy định
lực công lực chỉ có các quy định
theo bộ phận lãnh đạo đề ra.

3, Nguyên tắc, tổ chức hoạt động

- Cơ quan NN theo trình tự nhất - Tổ chức xã hội tự đặt ra các điều
định được phát luật quy định
lệ quy định để áp dụng cho nội bộ
tổ chức

4, Tài chính kinh phí hoạt động

- Cơ quan NN do NN quy định - Tổ chức xã hội thu lệ phí trong
cung cấp
nội bộ tổ chức

5, Đại diện quyền lực NN

- cơ quan NN đại diện cho quyền - tổ chức xã hội ko đại diện cho
lực NN
quyền lực NN, đại diện cho chính
tổ chức mình.

CÂU 6: Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của BMNN ? CAND tổ chức theo nguyên tắc nào? Vì sao?
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của BMNN là những tư tưởng chỉ đạo làm cơ sở cho việc tổ chức và hoạt

động của các cơ quan trong BMNN. Những nguyên tắc đó được qui định trong Hiến pháp 1992, đó là:
1.
Nguyên tắc tập quyền: “Quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan NN
trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” ( Điều 2, khoản 2) Tuy tổ chức theo nguyên tắc
tập quyền nhưng trong BMNN ta có sự phân công rõ ràng và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan NN trong việc
thực hiện quyền lực NN
Quốc hội là cơ quan duy nhất giữ quyền lập pháp, đồng thời cũng có thẩm quyền trong lĩnh vực hành
pháp và tư pháp.
Chính phủ giữ quyền hành pháp nhưng cũng có vai trò quan trọng trong lĩnh vực lập pháp và tư pháp
Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân giữ quyền tư pháp, đồng thời cũng có thẩm quyền nhất định
trong lĩnh vực lập pháp và hành pháp. Hoạt động của các cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp đều phải báo
cáo trước QH và phải chịu sự giám sát của QH.
2.
Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của ĐCS VN đối với việc tổ chức và hoạt động của BMNN
Vị trí: Bảo đảm sự lãnh đạo của Đ là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức hoạt động của NN ta. Sự lãnh đạo
của Đ bảo đảm cho BMNN hoạt động theo một đường lối CT đúng đắn, thê hiện bản chất CM và khoa học của
CN MLN và tư tưởng HCM, giữ vững bản chất tốt đẹp của 1 NN của dân, do dân và vì dân
Cơ sở pháp lý: Hiến pháp 1992 đã khẳng định: “ ĐCS VN, đội tiên phong của GCCN CN, đại biểu trung
thành quyền lợi của GCCN VN, NDLĐ và của cả dân tộc, theo CN MLN và tư tưởng HCM, là lực lượng lãnh
đạo NN và XH” ( Điều 4)


Nội dung: Sự lãnh đạo của Đ đối với NN thể hiện ở chỗ Đ đặt ra đường lối, chính sách quan trọng, có
quan hệ nhiều mặt, có ảnh hưởng CT rộng lớn đối với việc tổ chức và hoạt động của BMNN. NN thể chế hóa
các đường lối, chính sách của Đ vào việc tổ chức và hoạt động của mình. Đ kiểm tra việc chấp hành đường lối,
chính sách, coi trọng việc bố trí cán bộ cho các cơ quan NN, chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa BMNN với các
tổ chức khác trong HTCT. Đảng lãnh đạo NN nhưng mọi đảng viên và tổ chức của Đ phải hoạt động trong
khuôn khổ của Hiến pháp và PL của NN.
3.
Nguyên tắc bảo đảm sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lí của NN

Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của nhân dân vào hoạt động quản lí của NN được qui định trong Điều 53 Hiến
pháp 1992: “ Công dân có quyền tham gia quản lý NN và XH, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước
và địa phương, kiến nghị với cơ quan NN, biểu quyết khi NN tổ chức trưng cầu ý dân”.
4. Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nguyên tắc tập trung dân chủ được qui định trong Điều 6 Hiến pháp 1992: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân và
các cơ quan khác của NN đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”.
5. Nguyên tắc pháp chế XHCN
- Vị trí: Thực hiện tốt nguyên tắc pháp chế XHCN có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo cho sự hoạt động
bình thường của BMNN, phát huy hiệu lực quản lí NN, bảo đảm công bằng XH.
- Cơ sở pháp lý: Nguyên tắc pháp chế XHCN được qui định trong Điều 12 Hiến pháp 1992: “NN quản lí XH
bằng PL, ko ngừng tăng cường pháp chế XHCN”.
- Nội dung: Nguyên tắc pháp chế XHCN đòi hỏi việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy NN
phải tiến hành theo đúng qui định của PL. Mọi cán bộ, công chức NN phải nghiêm chỉnh tôn trọng PL khi thi
hành công vụ, giám sát, kiểm tra và xử lí nghiêm minh mọi hành vi vi phạm PL, bất kể chủ thể vi phạm có địa
vị pháp lý như thế nào.
Các cơ quan NN, tổ chức KT, tổ chức XH, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp
hành Hiến pháp và PL, đấu tranh phòng ngừa và chống các TP, các vi phạm Hiến pháp và PL
Mọi hành động xâm phạm lợi ích của NN, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lí
theo PL.
6. Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc
Nguyên tắc này được ghi nhận trong Điều 5 Hiến pháp:
“NN CHXHCN VN là NN thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước VN.
NN thực hiệ chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi hành vi kì thị, chia rẽ
dân tộc.
Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chứ viết, giữ gìn bản sắc DT là phát huy những phong tục tập quán, truyền
thống văn hóa tốt đẹp của mình.
NN thực hiện chính sách phát triển về mọi mặt, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào
DT thiểu số.

CÂU 7: Phân biệt PL với qui phạm xã hội?

Tiêu chí

PL

QP xã hội


- Khái niệm

Là những quy tắc xử sự có tính chất khuôn Là các QP do các tổ chức xã hội đặt ra , nó
mẫu bắt buộc mọi chủ thể phải tuân thủ, tồn tại và được thực hiện trong các tổ chức
được biểu thị bằng hình thức nhất định, do xã
hội
đó
NN ban hành hoặc thừa nhận. Được NN
đảm bảo thực hiện và có thể có các biện
pháp cưỡng chế của nhà nước nhằm mục
đích điều chỉnh các quan hệ xã hội.

- Nguồn gốc

- Các QP của tổ chức xã hội là các QP do
các tổ chức xã hội là các QP do các tổ chức
xã hội đặt ra , nó tồn tại và được thực hiện
trong các tổ chức xã hội đó
- Ko tổ chức , cá nhân bảo ban hành ra luật
chỉ trong trường hợp được nhà nước đồng ý
ủy
quyền
- Là kết quả của hoạt động ý thức của con

người do điều kiện kinh tế xã hội quyết
định.

quy
tắc
xử
sự
- Mang tính chất bắt buộc chung đối với tất
cả
mọi
người
- Được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế
- Mang tính QP chuẩn mực , có giới hạn ,
các chủ thể buộc phải xử sự trong phạm vi
PL
cho
phép
- Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho g.c
thống trị.

- Nội dung

- Mục đích

- Đặc điểm :

- Chỉ mang tính chất bắt buộc với một tổ
chức nào đó hay một nhóm người và một
đơn
vị

cộng
đồng
dân

- Hình thành từ đời sống , bắt nguồn từ thực
tiễn đời sống xã hội trên các quan niệm về
đạo đức , lối sống .

Là các q.điểm chuẩn mực đvs đ.sống tinh
thần, tình cảm của con người
-Ko
mang
tính
bắt
buộc
- Ko được bảo đảm thực hiện bằng biện
pháp cưỡng chế mà được thực hiện bằng 1
cách
tự
nguyện,
tự
giác
- Ko có sự thống nhất, ko rõ ràng, cụ thể
như
QPPL
- Thể hiện ý chí và bảo vệ quyền lợi cho
đông đảo tầng lớp và tất cả mọi người.
Nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo ý Dùng để điều chỉnh các mối quan hệ giữa
chí
Nhà

nước. người với người.
-QPPL
dễ
thay
đổi
- Có sự tham gia của Nhà nước , do Nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận
-Cứng rắn , ko tình cảm , thể hiện sự răn đe.

Ko
dễ
thay
đổi
- Do tổ chức CT-XH, tôn giáo quy định hay
tự
hình
thành
trong
xh
- Là những quy tăc xử sự ko có tính bắt
buộc chỉ có hiệu lực đối với thành viên tổ
chức.
- Phạm vi :
Rộng, bao quát hơn vs nhiều tầng lớp khác Phạm vi hẹp, áp dụng đối với từng tổ chức
nhau với mọi thành viên trong xh
riêng biệt.
- Hình thức thể Bằng văn bản QPPL, có nội dung rõ ràng, Trong nhân thức tình cảm của con người.
hiện :
chặt chẽ.
- Pthức tác động

Giáo dục cưỡng chế bằng quyền lực NN
Dư luận xã hội
CÂU 8: Vai trò của PL trong XH có g.c và XHCN?
- luật là cơ sở để củng cố ,thiết lập, tăng cường quyền lực nhà nước, là cơ sở để xây dựng và hoàn thiện bộ
máy nhà nước


+ nguyên lí trên đã được khẳng định trong mối quan hệ giữa PL và NN là, nhà nước ko thể tồn tại nếu thiếu PL và
PL ko thể phát huy hiệu lực của mình nếu ko dựa vào sức mạnh quyền lực nhà nước
+ việc xây dựng 1 hệ thống văn bản QP PL về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đầy đủ đồng bộ sẽ tạo
cơ sở cho việc thiết lập củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước
+ PL có vai trò quan trọng trong việc quy định nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan NN, các cá
nhân được trao quyền trong cơ quan NN
- PL là công cụ phương tiện hữu hiệu để nhà nước quản lí mọi mặt của đời sống xã hội.
+ để quản lí xã hội nhà nước sử nhiều phương tiện , biện pháp khác nhau nhưng công cụ quan trọng nhất chính là
xã hội
+ PL vói những đặc trưng riêng vốn có của mình sẽ có khả năng cụ thể hóa những chủ trương, chính sách của
đảng, NN một cách nhanh chóng và đồng bộ, đảo bảo thực hiện có hiệu quả trên quy mô rộng lớn nhất.
+ đặc biệt trong lĩnh vực tổ chức và quản lí kinh doanh thì PL lại càng giữ vai trò to lớn. bởi chức năng tổ chức và
quản lí kinh tế có phạm vi rộng, với nhiều nhiệm vụ phức tạp, những vấn đề những mối quan hệ mà NN cần xác
lập, cần giải quyết như : hoạc định chính sách kinh tế, xác định chỉ tiêu kế hoạch ,quy định tài chính giá cả
Do tính chất phức tạp của chức năng tổ chức và quản lí kinh tế nên NN ko thể tham gia trực tiếp vào luật kinh tế
mà NN chỉ thực hiện quản lí ở tầm vĩ mô, chỉ có thể thực hiện được khi dựa vào các quy luật của PL
- PL là cơ sở để giữ vững an ninh quốc phòng trật tự an toàn xã hội
PL với bản chất và đặc trưng riêng của maifnh có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn an ninh quốc gia và trật tự
an toàn xã hội
Vai trò này xuất phát từ tình hình thực tiễn của mỗi quốc gia, bên cạnh hệ thống QP PL căn bản được đặt ra để
điều chỉnh, hướng dẫn cách thức xử sự cho các chủ thể nhằm tạo ra một trật tự PL, trong hệ thống QP PL có tính
chất ngăn cấm các hành vi gây mất ổn định chính trị ,ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội.
-PL có vai trò giáo dục mạnh mẽ :

+ PL tác động đến nhận thức và tư tưởng của mỗi thành viên trong XH:
+ PL quy điịnh những hình thức và mức độ khen thưởng, quy định các biện pháp xử lý nghiêm minh hành vi vi
phạm PL xâm hại đến những quan hệ xã hội được PL bảo vệ
+ Bản thân sự tồn tại của các QPPL đã mang giá trị XH tiến bộ, PL ghi nhận những quy tắc xử sự mang tính
khách quan,phổ biến, điển hình và bản thân hoạt động ADPL đúng đắn của các chủ thể có thẩm quyền cũng có tác
dụng giáo dục rất lớn
- PL góp phần tạo dựng những quan hệ mới tích cực
+ trên cơ sở xác định thực trạng của các quan hệ XH với những sự kiện cụ thể diển hình diễn ra thường xuyên ở
nhiều thời điểm cụ thể trong XH mà NN ban hành PL để điều chỉnh kịp thời
+ Dựa trên cơ sở của những kết quả và dự báo khoa học mà người ta có thể dự kiến được những thay đổi có thể
xảy ra trong tương lai cần đến sự điều chỉnh baengf PL. Từ đó PL được đặt ra để định hướng, xác lập những quy
định chức năng nhiệm vụ và tổ chức thử nghiệm
-PL tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ hợp tác và phát triển
+ Sự ổn định của mọi quốc gia là điều kiện quan trọng tạo nên độ tin cậy, là cơ sử để mở rộng quan hệ bang giao.
Trong thời đại ngày nay, mối quan hệ giữa các quốc gia càng trở nên phong phú, nội dung tính chất của các quan
hệ đó ngày càng trở nên đa diện hơn.Cơ sở cho việc thiết lập và củng cố các quan hệ đó chính là PL
+ xuất phát từ những nhu cầu này mà hệ thống PL ở mỗi nước cũng cần có những bước phát triển mới. Bên cạnh
các văn bản QPPL điều chỉnh các quan hệ có liên quan đến các chủ thể PL trong nước, cũng cần hoàn thiện các
văn bản QPPL lien quan đến các chủ thể là cá nhâ, tổ chức nước ngoài có quan hệ hợp tác với chủ thể trong nước
(đầu tư chuyển giao công nghệ).


-

-

-

-


-

CÂU 9: Vì sao phải quản lí XH bằng PL và ko ngừng tăng cường PC?
Xuất phát từ vai trò của PL
PL là phương tiện để NN quản lí KT, XH. NN đại diện cho toàn XH
Để quản lí KT, XH, NN sử dụng nhiều phương tiện, biện pháp khác nhau nhưng PL là phương tiện quan trọng
hơn cả vì với những đặc trưng của mình, PL có khả năng triển khai nhanh chóng nhất đường lối, chính sách của
Đ, tạo hành lang pháp lý để NN có thể kiểm tra, giám sát hoạt động của các chủ thể trong XH.
PL góp phần tạo dựng những mối quan hệ mới
PL tạo ra môi trường ổn định cho việc thiết lập các mối quan hệ trong XH (giữa con người với con người, con
người với cơ quan, tổ chức, giữa các tổ chức NN với nhau)
Xuất phát từ bản chất, đặc trưng của PL
PL là hệ thống các qui tắc xử sự có tính thống nhất chung cho XH
PL thể hiện ý chí g.c XH, đặc biệt là đại diện cho ý chí của g.c thống trị, là công cụ để g.c thống trị quản lý,
điều hành xã hội
Xuất phát từ nguồn gốc của PL
PL hình thành, ra đời từ XH, từ quá trình tổng kết, khái quát các mối quan hệ trong XH
Xuất phát từ mối quan hệ của PL, tác động của PL đến các lĩnh vực của đời sống XH
PL là cơ sở của KT, chịu sự chi phối của KT nhưng có tính tác động tương đối, tác động trở lại KT theo 2
khuynh hướng: thúc đẩy nếu theo khuynh hướng tích cực, tiêu cực nếu PL phản ánh cao hơn hay thấp hơn với
nền KT
PL là hình thức ghi nhận và thể hiện của chính trị, PL cụ thể hóa những chủ trương, đường lối CT thành những
qui tắc xử sự mang tính bắt buộc.
Để điều chỉnh một mối quan hệ XH, vừa cần tới PL, vừa cần tới đạo đức XH.



×