Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

SƠ ĐỒ CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.36 KB, 4 trang )

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY GỐM SỨ
THỦY TINH
1. Sơ đồ công nghệ:

Hình 1.1
2. Nguyên lý làm việc.

Nước thải ở mỗi dây chuyền sản xuất và nguồn nước phát sinh từ hoạt động
sinh hoạt của công nhân được thu gom lại và cho chảy tự nhiên nhờ vào trọng lực
qua giỏ lọc rác thô (S0101). Rác thải có kích thước lớn gồm: cát đá vụn, gỗ, giấy,
giẻ, nylon… sẽ được giữ lại tránh gây ra các sự cố trong quá trình vận hành ở các
công trình sau như làm tắc bơm, đường ống dẫn đảm bảo an toàn và thuận lợi cho
cả hệ thống trong quá trình vận hành. Các rác thải này sẽ được lấy lên thường
xuyên để tránh làm tắc lọc.
2.1.
Mương lắng cát.

Tại mương lắng cát (B01), tấm lọc rác tinh (S02) được lắp đặt nhằm giữ lại các
rác thải có kích cỡ nhỏ hơn để hạn chế tối đa rác thải theo vào ngăn bơm, tăng
cường khả năng bảo vệ bơm. Lượng rác tinh này được vớt lên định kỳ để duy trì
tác dụng của tấm lọc rác. Nước thải sau đó được cho chảy tự nhiên qua bể cân
bằng (B02) nhờ vào trọng lực.
2.2.
Bể cân bằng.


Tại bể cân bằng (B02), một dàn ống sục khí được bố trí dưới đáy với mục đích
là khuấy trộn, tại đây nước thải được trộn lẫn, làm đồng đều các thành phần (BOD,
COD, pH, N, P, Nhiệt độ…). Do tính chất nước thải thay đổi theo từng giờ sản
xuất và tùy vào tính chất nước thải của từng công đoạn nên bể cân bằng rất cần
thiết trong việc điều hòa nồng độ và lưu lượng nước thải, làm giảm kích thước và


tạo chế độ làm việc ổn định liên tục cho các công trình phía sau, tránh sự cố quá
tải. Ngoài ra bể cân bằng còn có mục đích là giảm bớt sự dao động hàm lượng các
chất bẩn trong nước thải, làm giảm và ngăn cản lượng nước thải có nồng độ các
chất độc hại cao đi trực tiếp vào các công trình xử lý sinh học.
2.3.
Bồn định lượng.
Từ bể cân bằng nước thải được bơm lên bồn định lượng bởi 1 trong 2 bơm
P02.01 & P02.02, rồi cho chảy tự nhiên xuống bể trung hòa.
2.4.
Bể trung hòa.

Tại bể trung hòa có trang bị hệ châm kiềm/axit để đảm bảo cho pH nước thải
luôn duy trì trong khoảng cho phép đảm bảo bể sinh học phía sau hoạt động tốt.
2.5.
Bể lắng.

Bể lắng 1 (B03) có vai trò loại bỏ các tạp chất dạng huyền phù thô ra khỏi
nước. Đồng thời tại đây một phần cặn lơ lửng (SS) có trong nước thải sẽ tách ra và
lắng xuống đáy bể. Để tiến hành quá trình này bể lắng thường được thiết kế theo
kiểu ngang hoặc đứng. Chất PAC sẽ được châm vào với một liều lượng nhất định
và được kiểm soát chặt chẽ bằng bơm định lượng hóa chất để bổ trợ cho quá trình


keo tụ các hạt cặn lắng. Các hạt cặn lắng này sẽ kết dính và hình thành nên những
bông cặn có kích thước và khối lượng lớn hơn gấp nhiều lần so với những hạt cặn
lắng ban đầu giúp chúng lắng tốt hơn tạo thành lớp bùn cặn dưới đáy bể lắng.
Phần bùn này sau đó sẽ được bơm ra bể chứa bùn. Phần nước phía trên của bể lắng
sẽ được cho chảy tự nhiên qua bể vi sinh nhờ vào trọng lực.
2.6.
Bể chứa bùn.


Bùn vi sinh dư được bơm ra định kỳ và tập trung lại tại bể chứa bùn. Tại đây
cùng với thời gian, bùn vi sinh sẽ bị phân hủy thành nước dơ & xác bùn. Nước dơ
sẽ được xử lý theo chu trình, còn xác bùn cùng với các cặn lắng khác sẽ được hút
bỏ bằng xe bồn chuyên dụng, định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần.
2.7.
Bể vi sinh.

Hoạt động của bể vi sinh/lắng kết hợp: Tại pha sục khí của bể vi sinh, nước thải
được trộn đều với không khí được cấp từ ngoài vào qua dàn đĩa phân phối khí dưới
đáy bể bằng 2 máy thổi khí (AB04.01 & AB04.02), hỗn hợp khí và nước được trộn
lẫn với bùn vi sinh nhờ máy khuấy chìm đồng thời quá trình xử lý BOD, nitơ,
photpho và các chất trong nước thải diễn ra mạnh mẽ. Sau một thời gian nhất định
quá trình chuyển sang pha lắng, tại đây khí được ngừng cung cấp vào bể tạo môi
trường yên tĩnh và với khả năng lắng nhanh dựa vào trọng lực, bùn vi sinh sẽ lắng
xuống đáy bể để lại lớp nước trong phía trên. Lớp nước này sau đó được xả xuống
bể khử trùng thông qua thiết bị thu nước bề mặt có cấu tạo đặc thù.
2.8.
Bể khử trùng.


Tại bể khử trùng nước sau khi xử lý vi sinh vẫn còn chứa một hàm lượng vi
khuẩn nhất định sẽ được hòa trộn với dung dịch nước chlorine (nồng độ 6-9 ppm)
và lưu trong thời gian 30 phút để khử trùng (chủ yếu là vi khuẩn đường ruột
coliform). Cuối cùng nước thải đã xử lý sẽ chảy ra hệ thống thoát nước chung của
khu vực hoặc tập trung vào bể chứa để tái sử dụng (tưới cây, rửa đường, nuôi
cá…).
2.9.
Đo lưu lượng.
Sau khi nước được đưa qua bể khử trùng nước được đưa tới đo lưu lượng thành

phần các chất trong nước để đảm bảo nước tái sử dụng hay thải ra môi trường đảm
bảo các tiêu chuẩn, nếu nước chưa đạt yêu cầu thì được dẫn đến.



×