Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Báo Cáo Tổng Hợp Tổng Quan Về Viện Khoa Học Lao Động Và Xã Hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.99 KB, 27 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

MỤC LỤC
I.TỔNG QUAN VỀ VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI.....................2
1.Quá trình hình thành và phát triển của Viện Khoa học Lao động và Xã hội.......2
1.1.Thời kỳ trước đổi mới ( 1978 -1986): Giai đoạn xây dựng và củng cố.. .2
1.2.Giai đoạn ổn định, phát triển (1987-1998)................................................3
1.3.Giai đoạn khẳng định ( 1999 đến nay)......................................................5
2.Chức năng, nhiệm vụ của Viện Khoa học Lao động và Xã hội..................6
4. Cơ cấu và đặc điểm đội ngũ cán bộ của Viện...........................................11
2. Đánh giá chung..........................................................................................21

1

Kinh tế Quốc tế 47


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

I.TỔNG QUAN VỀ VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI
1.Quá trình hình thành và phát triển của Viện Khoa học Lao động và Xã
hội.
Viện được thành lập vào ngày 14 tháng 4 năm 1978 tại Quyết định số 79/CP
của Hội đồng Chính phủ với tên gọi đầu tiên là “ Viện Khoa học lao động”.
Đến tháng 3 năm 1987, Viện được đổi tên thành Viện Khoa học Lao động và
Các vấn đề Xã hội theo Quyết định số 782/TTg ngày 24 tháng 10 năm 1996 của
Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp các cơ quan nghiên cứu - triển khai khoa học


và công nghệ.
Đến ngày 18 tháng 11 năm 2002, trên cơ sở quán triệt kết luận của Hội nghị
lần thứ sáu BCHTW khóa IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2 khóa VII,
phương hướng phát triển giáo dục - đào tạo khoa học và công nghệ từ nay đến 2005
và đến 2010, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ký Quyết định
1445/2002/QĐ-BLĐTB&XH đổi tên Viện Khoa học Lao động và Các vấn đề xã
hội thành Viện Khoa học Lao động và Xã hội, đồng thời quy định, chức năng nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy của Viện cho phù hợp với thời kỳ tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa.
Từ khi thành lập đến nay, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, đội ngũ cán bộ của
Viện đã không ngừng vươn lên từng bước đưa Viện Khoa học Lao động và Xã hội
trở thành đơn vị nghiên cứu đầu ngành về lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã
hội với những dấu ấn khá đậm nét được đánh dấu qua các thời kỳ:
1.1.Thời kỳ trước đổi mới ( 1978 -1986): Giai đoạn xây dựng và củng cố.
Đây là giai đoạn mà nước ta vẫn đang trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung bao
cấp nên nhiệm vụ của Viện vào thời kỳ này là tập trung nghiên cứu cơ bản và ứng
dụng thuộc lĩnh vực ngành LĐ-TB-XH cho phù hợp với phát triển nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung, nghiên cứu luận cứ phục vụ hoạch định chính sách, tổng kết
kinh nghiệm thực tiễn và phục vụ cho quản lý vi mô, nhất là trong các doanh nghiệp
nhà nước.
Theo Quyết định số 152/LĐ-QĐ của Bộ trưởng Bộ Lao động quy định chức
năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện có 13 phòng chuyên môn
2

Kinh tế Quốc tế 47


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai


nghiệp vụ. Nhưng thực tế Viện mới chỉ có 10 cán bộ và do đó tổ chức bộ máy của
Viện chỉ gồm Phòng định mức cơ khí; Phòng định mức xây dựng cơ bản; Tổ nguồn
lao động; Tổ tiền lương.
Đến năm 1983, số cán bộ của Viện đã tăng lên 50 người và được bố trí thành
các phòng bao gồm: Phòng định mức lao động; Phòng Nguồn lao động; Phòng tiền
lương, mức sống; Phòng điều kiện lao động; Phòng thông tin khoa học; Phòng tổ
chức hành chính quản trị tài vụ; Phân viện Khoa học Lao động tại TP Hồ Chí Minh.
Đến năm 1985, Bộ trưởng Bộ Lao động quyết định tách Phòng nguồn lao
động khỏi Viện để thành lập Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Nguồn Lao động;
tách phòng thông tin khoa học khỏi viện để thành lập Trung tâm Thông tin Khoa
học và Thống kê Lao động trực thuộc Bộ Lao động.
Trong giai đoạn này, Viện đã có hàng loạt các nghiên cứu phục vụ kịp thời
cho việc xây dựng chính sách cải tiến quản lý lao động ở cơ sở, về định mức lao
động, xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, năng suất lao động giúp cho các doanh
nghiệp tổ chức lại lao động một cách khoa học nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Mặt khác, đến nay kết quả của một số công trình nghiên cứu khoa học về cơ bản
vẫn là tài liệu tham khảo tốt để phục vụ cho xây dựng chính sách trong lĩnh vực lao
động. Đồng thời trong thời kỳ này Viện cũng bắt đầu thiết lập các quan hệ hợp tác
quốc tế trong nghiên cứu các lĩnh vực định mức lao động, tiền lương, tổ chức lao
động khoa học …các nước thuộc Hội đồng Tương trợ Kinh tế (SEV).
Tóm lại, trong giai đoạn đầu mới thành lập Viện còn gặp khó khăn về số
lượng cán bộ còn hạn chế, tổ chức bộ máy có nhiều thay đổi, nhưng vượt lên những
khó khăn đó viện đã phát động được những phong trào thi đua trong học tập và
nghiên cứu khoa học từng bước xây dựng và phát triển Viện. Các phong trào trên đã
nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của toàn bộ cán bộ, nghiên cứu viên và đã đạt
được những kết quả tốt.
1.2.Giai đoạn ổn định, phát triển (1987-1998)
Đây là giai đoạn đổi mới đất nước chuyển tử nền kinh tế kế hoạch hóa, tập
trung, bao cấp sang phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo

cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3

Kinh tế Quốc tế 47


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

Trong thời kỳ này nhiều vấn đề trong lĩnh vực Lao động - Thương binh và Xã hội
đòi hỏi phải được đổi mới tư duy cho phù hợp với tình hình đất nước đã đặt ra cho
Viện nhiệm vụ hết sức nặng nề trong việc nghiên cứu hình thành cơ sở lý luận,
phương pháp luận, đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành trong lĩnh vực lao động,
người có công, lĩnh vực xã hội, đồng thời tham gia giải quyết những vấn đề bức xúc
trong thực tiễn giải quyết lao động dôi dư trong sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà
nước, vấ đề việc làm cho lao động xã hội, cải cách chính sách BHXH…
Trong giai đoạn này hoạt động nghiên cứu của Viện đã sự thay đổi đặc biệt
quan trọng diễn ra khá mạnh mẽ đó là Viện chuyển hướng sang tập trung nghiên
cứu phục vụ cho việc đề ra các chính sách quản lý Vĩ mô đất nước về lĩnh vực LĐTB-XH. Điều đó được thể hiện rõ nét thông qua Những đề tài nghiên cứu của Viện
về vấn đề tiền lương, bảo hiểm xã hội, chính sách đổi mới người có công với Cách
mạng, vấn đề về nữ và giới, môi trường lao động, xóa đói giảm nghèo, tệ nạn xã hội
ở cấp Bộ và cấp Nhà nước.
Đồng thời, Viện cũng đã tiến hành các cuộc điều tra cơ bản nhằm xây dựng
cơ sở dữ liệu và tổng hợp thông tin từ thực tiễn về tình hình đất nước trên các
phương diện thuộc lĩnh vực LĐ-TB-XH để phục vụ cho xây dựng chính sách
nhằm quản lý đất nước.
Bên cạnh đó, các quan hệ hợp tác quốc tế của Viện đã được mở rộng với các
tổ chức quốc tế kể cả đa phương, song phương và phi chính phủ tạo điều kiện cho
Viện tiếp cận với các lý luận, phưong pháp, nhận thức mới của quốc tế về lĩnh vực

LĐ-TB-XH, đồng thời nâng cao uy tín của Viện cả trong nước và quốc tế về lĩnh
vực nghiên cứu khoa học. Đến năm 1995 Viện đã trở thành một thành viên của
mạng lưới các Viện nghiên cứu Lao động của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Trong thời kỳ này về tổ chức bộ máy của Viện có nhiều thay đổi. Tháng
10/1987, Viện 12 bộ phận: Phòng định mức lao động; Phòng điều kiện lao động;
Phòng tổ chức lao động khoa học; Phòng tiền lương mức sống; Phòng năng suất lao
động; Phòng bảo trợ xã hội; Phòng tổ chức hành chính quản trị; Tổ tiêu chuẩn cấp
bậc kỹ thuật công nhân; Bộ phận kế hoạch phối hợp; Tổ đối ngoại thông tin; Tổ kế
tóan tài vụ và Phân viện TP Hồ Chí Minh. Sau đó tổ chức bộ máy của Viện tiếp tục
4

Kinh tế Quốc tế 47


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

có sự thay đổi với sự hình thành, sáp nhập một số bộ phận và duy trì đến năm 1998
với 10 bộ phận chức năng gồm: Phòng Tổ chức - hành chính - tài vụ; Phòng kế
hoạch tổng hợp; Phòng bảo hiểm và ưu đãi xã hội; Phòng bảo trợ và tệ nạn xã hội;
Phòng tiền lương, tiền công mức sống; Phòng việc làm; Trung tâm môi trường lao
động; Trung tâm nghiên cứu lao động nữ; Phân Viện khoa học lao động và các vấn
đề xã hội, Tổ nghiên cứu chiến lược.
1.3.Giai đoạn khẳng định ( 1999 đến nay)
Theo quyết định số 1445/2002/QĐ-BLĐTBXH, tổ chức bộ máy của Viện có
7 bộ phận và duy trì đến nay gồm: Phòng Tổ chức- hành chính - tài vụ; Phòng Kế
hoạch - tổng hợp - đối ngoại; Phòng Nghiên cứu quan hệ lao động; Phòng Nghiên
cứu chính sách ưu đãi và xã hội; Trung tâm nghiên cứu dân số, lao động, việc làm;
Trung tâm nghiên cứu lao động nữ và giới; Trung tâm nghiên cứu môi trường và

điều kiện lao động. Viện có Hội đồng khoa học tư vấn cho Viện trưởng về công
tác nghiên cứu khoa học.
Trong thời kỳ này Viện tiếp tục huy động lực lượng và đổi mới phương thức
tổ chức nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả công tác nên đã đạt được những kết
quả tốt từng bước khẳng định là một Viện nghiên cứu đầu ngành, Viện đã thực hiện
nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, dự án nghiên cứu điều tra với các Bộ, các ngành,
các cơ quan nghiên cứu trong nước và các tổ chức nước ngoài, các cơ sở sản xuất
kinh doanh, giúp cung cấp các luận cứ khoa học quan trọng phục vụ cho việc xây
dựng, hoàn thiện chính sách, luật pháp và triển khai trên nhiều lĩnh vực trọng điểm
của ngành, tham gia và dự thảo báo cáo và nghị quyết TW, dự thảo báo cáo của
Chính phủ, dự báo, quy hoạch một số lĩnh vực của ngành xây dựng các chiến lược
và đề án lớn của ngành. Bên cạnh đó Viện còn tiến hành nghiên cứu đón đầu và giải
quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường và
hội nhập thuộc lĩnh vực LĐ-TB-XH.
Viện tiếp tục mở rộng hợp tác trong nghiên cứu thiết lập mối quan hệ chặt chẽ
và lâu dài với hầu hết các tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam như WB, UNDP,
UNICEF, UNFPA, SIDA Thụy Điển.., với nhiều Viện nghiên cứu của nhiều nước
trên thế giới. Trên cơ sở đó trao đổi thông tin và kinh nghiệm, cử cán bộ đi nghiên
5

Kinh tế Quốc tế 47


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

cứu khảo sát, dự hội thảo khoa học ở nước ngoài, thiết lập đội ngũ cộng tác viên
nghiên cứu đông đảo gồm các nhà quản lý, chuyên gia và nhà khoa học đầu ngành
thuộc lĩnh vực có liên quan nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ

nghiên cứu viên của Viện đồng thời tiếp cận với những lý luận mới, các phương
pháp mới trong nghiên cứu từ đó đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của
Viện.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng Viện Khoa học Lao động và Xã hội
vẫn không ngừng đổi mới, khắc phục khó khăn để thực hiện tốt các nhiệm vụ. Với
các kết quả và thành tích đã đạt được, Viện đã được tặng cờ thi đua xuất sắc và
Bằng khen của Bộ liên tục trong nhiều năm; năm 1997 Viện đã được Chủ tịch nước
tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba và năm 2003, nhân dịp kỷ niệm 25
năm, Viện đã được nhận Huân chương Lao động hạng Hai. Đến tháng 4 năm 2008,
Viện Khoa học Lao động và Xã hội kỷ niệm 30 năm thành lập đồng thời vinh dự
được chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.
2.Chức năng, nhiệm vụ của Viện Khoa học Lao động và Xã hội
2.1.Chức năng của Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Viện Khoa học Lao động và Xã hội là đơn vị nghiên cứu khoa học thuộc Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội có chức năng nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu
chiến lược và nghiên cứu ứng dụng về các lĩnh vực: việc làm, lao động, tiền lương,
tiền công, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo về
và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội; đào tạo sau đại học
các chuyên ngành thuộc lĩnh vực lao động và xã hội.
2.2.Nhiệm vụ của Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Nhiệm vụ của Viện được quy định trong quyết định số 516/2008/QĐBLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH gồm:
a) Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực LĐ - TB - XH gồm:
- Dự báo xu hướng phát triển và định hướng chiến lược về lĩnh vực LĐ - TB XH; tham gia xây dựng chiến lược thuộc lĩnh vực LĐ - TB - XH
- Phát triển nguồn lao động; di dân, dịch chuyển lao động; đào tạo nghề nhằm
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm và đáp ứng thị trường lao
6

Kinh tế Quốc tế 47



Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

động;
- Việc làm, thất nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động; thị trường lao động; tác
động của tòan cầu hóa…
- Tiền lương, tiền công, thu nhập; tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân; định
mức lao động; năng suất lao động xã hội;
- Tiêu chuẩn, quy phạm an toàn, vệ sinh, môi trường và điều kiện lao động;
- Lao động nữ; các khía cạnh xã hội và vấn đề giới của lao động nữ và lao
động đặc thù;
- Ưu đãi người có công, xóa đói giảm nghèo; bảo hiểm xã hội; bảo trợ xã hội;
tệ nạn xã hội.
b) Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành; đào tạo trình độ sau đại học
thuộc chuyên ngành Kinh tế Lao động theo quy định của pháp luật;
c) Điều tra cơ bản phục vụ nghiên cứu khoa học về Lao động và Xã hội; thu
thập và phổ biến thông tin khoa học, kết quả các công trình nghiên cứu;
d) Tư vấn và tham gia thẩm định, đánh giá các chương trình, dự án, chính
sách, công trình nghiên cứu thuộc Bộ quản lý;
e) Mở rộng hợp tác với các tổ chức, cơ quan nghiên cứu trong nước và nước
ngoài, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về Lao động và Xã hội theo quy
định của pháp luật và của Bộ;
f) Quản lý tổ chức, cán bộ, công chức; tài chính, tài sản được giao theo quy
định của pháp luật và của Bộ.
3.Cơ cấu tổ chức quản lý của Viện Khoa học Lao động và Xã hội
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội

7


Kinh tế Quốc tế 47


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

HỘI ĐỒNG

T
VIỆN TRƯỞNG

KHOA HỌC

ư vấn

PHÓ VIỆN
PHÓ VIỆN

PHÓ VIỆN

TRƯỞNG 2

TRƯỞNG 3

TRƯỞNG 1
KHỐI

HÀNH


KHỐI NGHIÊN

CHÍNH

CỨU

TRU
PHÒ
NG KẾ
HOẠCHĐỐI NGOẠI

NG TÂM

PH
ÒNG TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH

PH

THÔNG

NG TÂM

ÒNG KẾ

TIN, PHÂN

NGHIÊN


TOÁN-TÀI

TÍCH VÀ

CỨU LAO

VỤ

DỰ ĐOÁN

ĐỘNG NỮ

CHIẾN

VÀ GIỚI

NG TÂM

PHÒ

NG TÂM

NGHIÊN

NG NGHIÊN

NGHIÊN

CỨU DÂN


CỨU QUAN

CỨU CHÍNH

SỐ,LAO

HỆ LAO

SÁCH AN

ĐỘNG,VIỆC

ĐỘNG

SINH XÃ

LÀM

LƯỢC

Mối quan hệ lãnh đạo

TRU

TRU

TRU

HỘI


TRU
NG TÂM
NGHIÊN
CỨU MÔI
TRƯỜNG
VÀ ĐIỀU
KIỆN LAO
ĐỘNG

Mối quan hệ phối hợp

8

Kinh tế Quốc tế 47


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

Hiện nay, tổ chức bộ máy của Viện gồm Lãnh đạo Viện và 9 bộ phận với
nhiệm vụ như sau:
a) Lãnh đạo Viện gồm 4 người:
- Viện trưởng: Là người quản lý chung mọi hoạt động của Viện, và chịu trách
nhiệm trước Bộ trưởng về tình hình hoạt động của Viện.
- 3 Phó Viện trưởng: Giúp việc cho Viện trưởng trong quản lý điều hành hoạt
động của Viện. Mỗi một phó Viện trưởng được phân công phụ trách một sô bộ phận
và quản lý theo từng lĩnh vực riêng. Trong đó có một Phó Viện trưởng được quyền
giải quyết các công việc của Viện khi Viện trưởng đi vắng hoặc ủy quyền.

b) Hội đồng khoa học: Có trách nhiệm tư vấn cho Lãnh đạo Viện trong công
tác nghiên cứu khoa học.
c) Phòng Kế hoạch - Tổng hợp - Đối ngoại:
Mảng kế hoạch:
- Tham mưu hoạt động khoa học của Viện
- Khai thác, đấu thầu các dự án, đề tài
- Lập các kế hoạch để thực hiện đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu
- Theo dõi, giám sát chất lượng, tiến độ nghiên cứu
- Viết các báo cáo tổng kết hàng tháng, quý, 6 tháng, năm
- Cân đối các kế hoạch
Mảng Đối ngoại:
- Khai thác đấu thầu dự án hợp tác nghiên cứu với các tổ chức trong và ngoài nước
- Công tác biên dịch, phiên dịch
- Công tác hành chính đối ngoại: như lo chỗ ăn nghỉ, xe đưa đón cho các đòan
công tác, họp.
Mảng thư viện: gồm 2 người quản lý thư viện gồm sách, báo tạp chí, các đề tài
nghiên cứu và cung cấp các các tài liệu báo chí cho các phòng ban.
Mảng Thông tin:
- Lưu trữ, xử lý số liệu, xây dựng ngân hàng dữ liệu phục vụ quản lý chung.
- Xây dựng các hệ thống chỉ tiêu
d) Phòng Tổ chức - Hành chính
9

Kinh tế Quốc tế 47


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai


Mảng Tổ chức:
- Lập kế hoạch về nhân sự, sắp xếp, bố trí, điều hành nhân sự
- Theo dõi việc thực hiện công tác của các phòng ban
- Chi trả lương và phụ cấp theo quy định của Nhà nước
- Xét thi đua , khen thưởng, kỷ luật lao động
- Xét nâng lương
- Thực hiện các hoạt động đào tạo, đề bạt luân chuyển cán bộ
- Làm công tác tư tưởng cán bộ
Mảng Hành chính:
- Mua sắm, sửa chữa, trang thiết bị
- Văn thư của Viện
- Thanh lý tài sản
e) Phòng Kế toán - Tài vụ
- Quản lý các quỹ của Viện
- Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng và giao dịch ngân hàng
- Xây dựng quyết toán
- Thực hiện các công tác BHXH, BHYT
f) Phòng Nghiên cứu quan hệ lao động:
- Nghiên cứu về tiền lương, tiền công, mức sống
- Nghiên cứu định mức, xây dựng cấp bậc kỹ thuật
- Nghiên cứu quan hệ lao động trong doanh nghiệp
- Nghiên cứu về lĩnh vực BHXH
g) Phòng Nghiên cứu Chính sách An sinh Xã hội
- Nghiên cứu về an sinh xã hội.
- Nghiên cứu các chính sách đói nghèo, chuẩn nghèo.
- Nghiên cứu các chính sách đối với người yếu thế, trẻ em lang thang, người
tàn tật, người già cô đơn.
- Nghiên cứu các chính sách đối với người nhiễm chất độc màu da cam.
- Nghiên cứu chính sách đối với gia đình thương binh liệt sỹ và người có công
với cách mạng.

10

Kinh tế Quốc tế 47


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

- Nghiên cứu các vấn đề về tệ nạn xã hội.
h) Trung tâm Nghiên cứu dân số, lao động, việc làm
Nghiên cứu và dự báo các vấn đề thuộc lĩnh vực Dân số, Lao động và Việc
làm như: Điều tra quy mô, cơ cấu dân số, lực lượng lao động hàng năm, tỷ lệ thất
nghiệp, số lưọng người đang có việc làm ….
i) Trung tâm Nghiên cứu môi trường và điều kiện lao động
Nghiên cứu các vấn đề về môi trường xã hội và điều kiện lao động, vệ sinh an
toàn lao động ở các vùng, ngành, các khu công nghiệp và khu chế xuất.
Nghiên cứu điều kiện lao động, vệ sinh an toàn lao động.
j) Trung tâm Nghiên cứu lao động nữ và giới
Nghiên cứu các vấn đề về giới, bình đẳng giới và lao động nữ.
l) Trung tâm Thông tin, phân tích và dự báo chiến lược
Tổng hợp, phân tích những thông tin về lĩnh vực lao động từ đó đưa ra những
dự báo chiến lược và xây dựng chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chương trình mục
tiêu Quốc gia trong lĩnh vực lao động.
Như vậy, nhìn sơ đồ tổ chức của Viện ta thấy đây là mô hình trực tuyến chức
năng có sự phân cấp quản lý. Trong đó Viện trưởng là người có quyền quản lý cao
nhất và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về mọi hoạt động của Viện. Các phó Viện
trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và giúp việc cho Viện trưởng trong việc
thực hiện các công tác quản lý Viện theo các mảng công việc được giao. Các trưởng
phòng, giám đốc trung tâm chịu trách nhiệm trước Viện trưởng, và các Phó Viện

trưởng về họat động của phòng, trung tâm và là người đưa ra các quyết định điều
hành, quản lý các nhân viên trong phòng thực hiện các mảng công việc của phòng
theo từng lĩnh vực nghiên cứu của mỗi phòng và trung tâm. Giữa các các phòng,
trung tâm có mối quan hệ phối hợp với nhau trong việc thực hiện các đề tài, dự án
nghiên cứu khoa học. Cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng là phù hợp với Viện, các
công việc được giải quyết nhanh gọn, các quyết định được đưa đến các phòng ban
một cách nhanh chóng, kịp thời.
4. Cơ cấu và đặc điểm đội ngũ cán bộ của Viện
4.1. Số lượng
11

Kinh tế Quốc tế 47


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

Tổng số cán bộ, nghiên cứu viên của Viện là 67 người, trong đó 32 nam, 35 nữ
(Theo điều tra thống kê của Viện đến 15/11/2007).
4.2 Chất lượng lao động:
Bảng phân loại lao động của Viện khoa học lao động và xã hội
TT

Loại lao động

Tổng Tiến sỹ
số

I

1)
2)
3)
4)
II
1)
2)
3)
4)

Cao
học

Đại

Trung Không có

học

cấp

trình độ

Theo cán bộ trong biên chế
và ngoài biên chế
Biên chế
HĐLĐ xác định thời hạn
(trong quỹ lương)
HĐLĐ xác định thời hạn


38

3

8

23

4

0

22

0

4

18

0

0

2

1

1


4

(ngoài quỹ lương)
HĐLĐ có thời hạn dưới 12
tháng
Theo ngạch viên chức
Nghiên cứu viên cao cấp
Nghiên cứu viên chính
Nghiên cứu viên
Khác
Tổng

3

5
52
10
67

1

1
2
0
3

2
11
0
13


2

2
39
2
43

0
0
5
5

0
0
3
3

Nguồn: Điều tra thống kê của Viện 15/11/2007
- Trình độ đào tạo của cán bộ trong Viện:
- Tiến sỹ chiếm 4,48% tổng số cán bộ
- Thạc sỹ 19,4% tổng số cán bộ
- Cử nhân 64,18% tổng số cán bộ
- Trung cấp chiếm 7,46% tổng số cán bộ
- Không có trình độ chiếm 4,48% tổng số cán bộ.
Khả năng đáp ứng yêu cầu nghiên cứu hiện nay của đội ngũ cán bộ
- Về cơ bản đáp ứng nhiệm vụ nghiên cứu.
- Thiếu cán bộ đầu đàn, chuyên gia để thực hiện những nhiệm vụ mang tính
chiến lược. Trong nghiên cứu lý luận, nhiều vấn đề thuộc lĩnh vực lao động và xã hội
mới dừng lại ở những nhận thức, khái quát chung, còn không ít vấn đề cụ thể đặt ra

12

Kinh tế Quốc tế 47


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

trong thực tiễn chưa có lời giải đáp, hoặc giải đáp chưa đủ sức thuyết phục. Còn quá
ít công trình nghiên cứu đón đầu, có tính chất dự báo dài hạn về các vấn đề lớn cảu
ngành như phát triển nguồn nhân lực và dạy nghề, nhất là dạy nghề trình độ cao;
chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp; các tiêu chuẩn lao động trong
kinh tế thị trường; đổi mới hệ thống an sinh xã hội,.v..v.. một số đề tài dự án triển
khai chậm so với kế hoạch.
- Về khả năng thực hiện nhiệm vụ chuyên môn: 1 cán bộ đã làm chủ nhiệm đề
taì cấp nhà nước, các đề án lớn, 3 cán bộ làm chủ nhiệm các dự án nghiên cứu tầm
trung, 8 cán bộ đã làm chủ nhiệm đề tài cấp Bộ, 11 cán bộ đã làm thư ký, trợ lý,
điều phối các đề tài, dự án của Viện, 22 cán bộ đã tham gia viết báo cáo nhánh, báo
cáo tổng hợp đề tài dự án,9 cán bộ hiện nay chỉ mới đảm nhiệm các công việc điều
tra khảo sát. Chất lượng một số đề tài/dự án còn hạn chế nhất là trong các khuyến
nghị phục vụ xây dựng và sửa đổi chính sách của ngành; tính chủ động của một số
đơn vị trong khai thác các đề tài/dự án cũng như trong triển khai nghiên cứu các đề
tài Viện giao còn chưa cao.
- Về tin học: 12 cán bộ có khả năng sử dụng các phần mềm phân tích xử lý số
liệu.
- Về ngoại ngữ: 17 cán bộ có khả năng giao tiếp và độc lập đi công tác nước
ngoài.
- Đang mất cân đối theo tuổi trong đội ngũ cán bộ (3 nghiên cứu viên từ 55
tuổi trở lên, 15 nghiên cứu viên từ 45 đến 54 tuổi, 10 nghiên cứu viên từ 35 đến 44

tuổi, 31 nghiên cứu viên dưới 35 tuổi).
- Thiếu cán bộ lãnh đạo ở các đơn vị thuộc Viện; hiện nay 2 đơn vị chưa có
trưởng phòng, 1 đơn vị lãnh đạo Viện phải kiêm giám đốc trung tâm.
- Hiện nay Viện đang tổ chức các lớp Tiếng Anh, các chương trình đào tạo cao
học, tiến sỹ, lớp tin học để bồi dưỡng thêm cho đội ngũ cán bộ trong Viện.
- Viện đã tổ chức cho 17 người ra nước ngoài tham quan, học hỏi kinh
nghiệm, 30 người đào tạo trong nước ( tham gia hội thảo,..).
4.3.Hỗ trợ nghiên cứu và đời sống cán bộ.
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu đã được cải thiện
13

Kinh tế Quốc tế 47


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

hơn nhiều so với những năm trước nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế. Trong
năm 2006, Viện đã hoàn tất việc sửa sang, nâng cấp trụ sở Viện. Viện đã trang bị bổ
sung nhiều thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu cho cán bộ như máy in, máy vi
tính, tủ tài liệu,v..v..Tuy nhiên vẫn còn một số nghiên cứu viên phải sử dụng máy vi
tính đã quá cũ, tốc độ chậm hoặc phải sử dụng máy tính sách tay cá nhân. Tuy công
tác thông tin khoa học đã có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn hạn chế.
Đời sống cán bộ đã được cải thiện, quỹ Công đoàn hỗ trợ đời sống cho cán bộ
cũng phát triển hơn những năm trước đây, tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập, chất
lượng nghiên cứu được đặt lên hàng đầu nên một số nghiên cứu viên không bắt nhịp
kịp với bối cảnh mới nên hiển nhiên mức thu nhập của họ bị giảm tương đối so với
các cán bộ khác. Đây sẽ là vấn đề thách thức với bản thân những người nghiên cứu
viên này cũng như với lãnh đạo Viện và Công đoàn Viện trong thời gian tới.

II.THỰC TRẠNG NGHIÊN CỨU VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KHOA
HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1. Một số kết quả đạt được của Viện Khoa học Lao động và Xã hội
1.1. Nghiên cứu khoa học
1.1.1.Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học Bộ giao:
- Viện Khoa học Lao động và Xã hội là đơn vị nghiên cứu có nhiệm vụ nghiên
cứu, đề xuất các chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án, chính sách thuộc
lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội phục vụ công tác của ngành. Năm 2008,
Viện đã tập trung triển khai các nhiệm vụ Bộ giao, coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của
Viện. Kết quả cụ thể như sau:
- Các đề án Bộ giao
- Viện đã tổ chức nghiên cứu, hoàn thành và trình Bộ 03 dự thảo đề án và
các tài liệu liên quan về (i) Đề án “Phát triển thị trường lao động ở Việt Nam đến
2020”, (ii) “Phát triển hệ thống an sinh xã hội ở Việt Nam đến 2020” và (iii) “Đánh
giá và dự báo những tác động đối với lao động, việc làm, thu nhập, đời sống người
lao động khi Việt Nam là thành viên WTO” theo quyết định số 1952/QĐBLĐTBXH ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học quan trọng cho Bộ và các Đơn vị quản
lý nhà nước (như Cục BTXH, Cục Việc làm,...) tham khảo trong xây dựng và ban
14

Kinh tế Quốc tế 47


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

hành chính sách.
- Nghiên cứu, xây dựng chiến lược ngành đến 2020:
- Viện đã chủ trì nghiên cứu xây dựng 02 Chiến lược (i) Chiến lược An sinh

xã hội và (ii) Chiến lược Bảo vệ chăm sóc Trẻ em. Đồng thời chịu trách nhiệm tổng
hợp các vấn đề chiến lược của ngành đến 2020.
- Viện đã tích cực tham gia nghiên cứu xây dựng chiến lược 10 năm (2011-2020)
và kế hoạch 5 năm (2011-2015) về (i) Lao động – Việc làm, (ii) Dạy nghề và (iii) Giảm
nghèo.
- Về cơ bản, các hoạt động thuộc trách nhiệm của Viện đã được triển khai
đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên hiện nay đang gặp một số khó khăn
trong quản lý chất lượng và điều phối các đơn vị liên quan tham gia xây dựng chiến
lược.
- Tham gia xây dựng văn bản:
- Viện đã Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp, hành chính, tham gia
góp ý chuẩn bị nhiều báo cáo quan trọng của Bộ như: Báo cáo tình hình thực hiện
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm
2020, Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa X) về
“Một số chủ trương chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi
Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới”; Báo cáo tình hình thực
hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2 (khóa VIII) về khoa học và công nghệ;
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11/NQ/TW ngày
27/4/2007 của Bộ chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước; Chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị
quyết trung ương 6 về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa;
Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia....
- Tham gia góp ý nhiều văn bản pháp quy, quản lý nhà nước trong lĩnh vực
bảo trợ xã hội, người có công, bảo hiểm xã hội, lao động, việc làm, dạy nghề, tiền
lương và hợp tác quốc tế, quản lý khoa học.
- Về cơ bản, những ý kiến đóng góp của Viện đã góp phần tăng cường cơ sở lý
luận khoa học cho các báo cáo, văn bản của Bộ cũng như của các Đơn vị quản lý
nhà nước thuộc Bộ. Tuy nhiên thông qua việc tham gia của Viện trong việc xây
dựng văn bản cũng bộc lộ một số hạn chế như: thiếu tính liên tục do chưa có cơ chế


15

Kinh tế Quốc tế 47


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

phối hợp tham gia hiệu quả; chất lượng tư vấn nhiều lĩnh vực chính sách chưa cao,
chưa chủ động trong việc đề xuất chính sách do thiếu chuyên gia giỏi và việc cập
nhật chính sách, thông tin vĩ mô còn nhiều hạn chế;
1.1.2. Những nhiệm vụ nghiên cứu khoa học Bộ giao theo kế
hoạch/chương trình nghiên cứu của Bộ:
- Các đề tài NCKH cấp Bộ 2006 – 2007:
- Bảo vệ thành công 2 đề tài cấp Bộ 2006-2007: (i) Cơ sở lý luận và thực tiễn
để xây dựng và thực hiện chính sách xã hội nhằm đảm bảo hài hòa mối quan hệ
giữa công bằng và tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2006 – 2015 và (ii) Bản chất
tiền lương trong cơ chế thị trường (thuộc chương trình nghiên cứu tiền lương 20062007).
- Các đề tài NCKH cấp Bộ 2007 – 2008:
- Tổ chức nghiên cứu và hoàn thành báo cáo tổng hợp đúng kế hoạch và chuẩn
bị bảo vệ Hội đồng Khoa học Bộ 04 đề tài NCKH cấp Bộ 2007- 2008 bao gồm: (i)
Luận cứ khoa học và thực tiễn phát triển các hoạt động trợ giúp và mô hình trợ giúp
xã hội; (ii) Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện cơ chế vận hành và mô hình tổ
chức thực hiện chính sách BHXH; (iii) Dự báo quan hệ đầu tư, tăng trưởng với việc
làm, năng suất lao động và thu nhập của người lao động giai đoạn đến năm 2020,
(iv) Xây dựng cơ chế, chính sách và giải pháp tổ chức phát triển thị trường lao
động.
- Các đề tài NCKH cấp Bộ 2008:
- Nghiên cứu, hoàn thành báo cáo tổng hợp đúng kế hoạch và chuẩn bị bảo vệ

Hội đồng khoa học Bộ 04 đề tài NCKH cấp Bộ năm 2008 bao gồm: (i) Ứng dụng
phân tích thị trường lao động Việt Nam theo bộ chỉ tiêu của tổ chức lao động quốc
tế;, (ii) Xây dựng hệ thống chỉ tiêu tự giám sát, đánh giá môi trường, an toàn sức
khỏe, nghề nghiệp trong các doanh nghiệp; (iii) Dự báo tác động của tăng trưởng
kinh tế và hội nhập giai đoạn 2011 – 2020 tới lao động – việc làm và các vấn đề xã
hội; (iv) Xây dựng bộ chỉ tiêu theo dõi đánh giá hoạt động của hệ thống bảo hiểm
xã hội, bảo trợ xã hội, xóa đói giảm nghèo.
- Các đề tài NCKH cấp Bộ 2007-2008 và 2008 đã và sẽ được bảo vệ và thông
qua Hội đồng Khoa học Viện trong tháng 12/2008.
- Các đề tài NCKH cấp Bộ 2008 – 2009:
- Triển khai nghiên cứu theo đúng tiến độ kế hoạch đề tài “Luận chứng khoa
16

Kinh tế Quốc tế 47


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

học xây dựng chiến lược ưu đãi xã hội và bảo trợ xã hội” thuộc chương trình NCKH
cấp Bộ 2008-2009.
- Nhiệm vụ nghiên cứu theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ:
- Năm 2008, ngoài việc nghiên cứu các đề tài NCKH cấp Bộ, Viện còn
thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu có tính chất chuyên đề theo chỉ đạo của Bộ
trưởng như: (i) “Đánh giá tác động của lạm phát và thiên tai, dịch bệnh đến
đời sống người nghèo, người có công, người về hưu và lao động hưởng lương;
ảnh hưởng đến mục tiêu giảm nghèo”; (ii) Phương án điều chỉnh chuẩn nghèo
cho giai đoạn 2009-2010; (iii) Nghiên cứu chuyên đề “Hoàn thiện thể chế thị
trường định hướng XHCH”; (iv) Nghiên cứu chuyên đề “Quan hệ phân phối

trong nền kinh tế thị trường XHCN”,...
- Nhìn chung, công tác tổ chức nghiên cứu đã được triển khai thực hiện đúng
tiến độ và các báo cáo nghiên cứu, khuyến nghị của Viện đã được Lãnh đạo Bộ
đánh giá cao và sử dụng trong công tác chỉ đạo và trình Chính phủ.
- Đánh giá giữa kỳ chương trình MT QG giảm nghèo 2006-2010:
- Đánh giá giữa kỳ triển khai chậm nhưng được thực hiện đúng tiến độ kế
hoạch – đã hoàn thành cơ bản việc thu thập và xử lý thông tin và tổ chức một số hội
thảo kỹ thuật trong tháng 11; Hoàn thành các báo cáo chuyên đề đánh giá theo đề
cương trong tuần đầu tháng 12. Hoàn thành dự thảo báo cáo đánh giá trong tuần thứ
3 tháng 12 và sẽ trình Bộ trước 30/12.
- Đây là lần đầu tiên Viện được Bộ giao chủ trì thực hiện đánh giá một chương
trình lớn, cấp quốc gia. Do đó Viện đã rất thận trọng trong công tác chỉ đạo và thực
hiện từ khâu đề xuất, xây dựng phương pháp luận, thực hiện các thủ tục hành chính,
tài chính, triển khai thực địa, viết báo cáo,... để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ Bộ
giao đúng kế hoạch và yêu cầu về chất lượng. Từ đó xây dựng và hoàn thiện
phương pháp luận về tổ chức thực hiện đánh giá các chương trình lớn nhằm phục vụ
công tác đánh giá chương trình quốc gia, chương trình lớn do Bộ quản lý trong thời
gian tới.
- Trên cơ sở kết quả khảo sát có thể đánh giá về chương trình giảm nghèo như
sau: (i) Cơ bản thực hiện các mục tiêu giữa kỳ của chương trình và dự báo sẽ thực
hiện được trước thời hạn các mục tiêu cuối kỳ; (ii) Người/hộ nghèo tiếp cận đã
được các hỗ trợ, tỷ lệ được hưởng lợi khá cao và phần lớn các hoạt động của
17

Kinh tế Quốc tế 47


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai


chương trình được đánh giá là có ảnh hưởng tích cực; (iii) việc xác định đối tượng
hộ nghèo và đối tượng hưởng thụ các chính sách, dụ án khá chính xác; (iv) việc tổ
chức thực hiện các dự án, chính sách ở cấp huyện, xã nhìn chung là tốt. Tuy nhiên
còn một số tồn tại, hạn chế: vấn đề cán bộ chuyên trách, nguồn lực đầu tư hạ chế,
mức độ rò rỉ đối tượng, tiêu cực phí, một số dự án, chính sách thực hiện chưa tốt
như khuyến nông, dạy nghề cho người nghèo; một số chính sách, dự án chưa thiết
thực như trợ giúp pháp lý.
1.1.3. Các đề tài nghiên cứu khoa học do Viện chủ trì, phối hợp:
- Bên cạnh việc tập trung hoàn thành các nhiệm vụ Bộ giao theo chương trình
công tác, Viện đã tích cực triển khai các hoạt động hợp tác, phối hợp nhằm tăng
cường nguồn lực cho nghiên cứu, đào tạo và nâng cao trình độ cho nghiên cứu viên,
chuẩn bị các tư liệu, dữ liệu, căn cứ khoa học và thực tiễn cho các lĩnh vực của
ngành. Cụ thể, trong năm 2008 đã tiến hành hợp tác, phối hợp triển khai các công
việc sau:
- Hoạt động khoa học sử dụng ngân sách thường xuyên:
- Viện tiếp tục thực hiện rà soát và nghiên cứu hoàn thiện hệ thống cơ sở lý
luận và phương pháp nghiên cứu các vấn đề thuộc ngành; Hoàn thiện hệ thống chỉ
tiêu thông tin; cập nhật chính sách và thông tin liên quan các lĩnh vực nghiên cứu
Bộ giao.
- Triển khai một số đề tài nghiên cứu cấp Viện, cụ thể như sau: Đề án Tổ chức
hệ thống thông tin, phân tích, dự báo cung-cầu lao động; Đề án phát triển Viện đến
năm 2015 và 2010; Hoàn thiện đề án nâng cao năng lực Viện đến 2010; Nghiên cứu
xây dựng Tiêu chuẩn chức danh của Viện; Tổng quan về cơ sở lý luận và PPL xác
định chuẩn nghèo 2009-2010; Chuyển dịch cơ cấu lao động NN – Phi NN ở Việt
Nam: Thực trạng và kiến nghị giải pháp; Căn cứ khoa học và thực tiễn lồng ghép
giới vào chính sách giảm nghèo của VN; Cơ sở lý luận và thực tiễn bổ sung hoàn
thiện phương pháp xác định nghề độc hại, nguy hiểm; Xu hướng tiền lương ở Việt
Nam trong thời kỳ 1993 – 2006 và các nhân tố ảnh hưởng;
- Hình thành nhóm đề tài cấp Viện là một trong những đổi mới trong công tác

tổ chức nghiên cứu khoa học của Viện với mục tiêu là hướng đến giải quyết các vấn
đề của Viện cả về lĩnh vực tổ chức và nghiên cứu khoa học như nâng cao năng lực
hệ thống quản lý gắn với nâng cao năng lực nghiên cứu viên, cơ sở vật chất và môi
18

Kinh tế Quốc tế 47


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

trường nghiên cứu khoa học, hoàn thiện phương pháp luận và cơ sở dữ liệu,...
- Triển khai các dự án nghiên cứu hợp tác với các đối tác trong các lĩnh
vực của ngành:
- Năm 2008, Viện đã hợp tác với nhiều tổ chức Quốc tế như: Ngân hàng Thế
giới, UNDP, UNICEF, ILO, IDRC, Cơ quan hợp tác Quốc tế Tây Ban Nha, GTZ,
FES (Đức), STAR (Mỹ), SIDA Thụy Điển, DANIDA (Đan Mạch) các tổ chức
trong nước như: Cục, Vụ trong Bộ, Sở LĐTBXH một số tỉnh/thành phố, công ty,...
trong việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiên và ứng dụng, một số ví dụ cụ thể
như sau:
+

Dự án đánh giá, dự báo tác động đối với TTLĐ khi VN gia nhập WTO

(FES)
+Toàn cầu hóa, chuyển dịch kinh tế hưởng việc làm (IDRC-Trung tâm nghiên
cứu phát triển QT)
+Dự án Nghiên cứu Dịch vụ xã hội đối với nhóm yếu thế và người lao động
(Cơ quan hợp tác quốc tê Tây Ban nha – AECI)

+Đánh giá Trẻ Em nghèo (UNICEF/BTXH)
+Nghiên cứu Chỉ số Trẻ em Nghèo (UNICEF/BTXH)
+Đánh giá tác động(WB): Nâng cao năng lực đánh giá chương trình giảm
nghèo
+Bản đồ nghèo đói (WB)
+UPDATE POVERTY REPORT (WB, Nghiên cứu thực địa ở Kon Tum)
+Đánh giá tác động của tư do hóa thương mại đên việc làm và tiền lương của
ngành dệt may (Chương trình STAR - Mỹ)
+Đánh giá hợp phân nâng cao năng lực (CHIA SE-SIDA)
+Đánh giá phân cấp, trao quyền (CHIA SE-SIDA)
+Nghiên cứu Tuổi về hưu lao động Nữ (WB)
+Đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường cơ sở cai nghiện (Cục PCTNXH)
+Đánh giá thực trạng và nghiên cứu đề xuất bổ sung danh mục nghề nặng
nhọc, nguy hiểm cho ngành thủ sản (Bộ NN-PTNT)
+Nghiên cứu Thực trạng tuyển dụng và việc làm của lao động nữ di cư tới các
19

Kinh tế Quốc tế 47


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

KCN/KCX (ILO)
+Bảo hiểm nông dân (tại Nghệ An/WB)
+Quy hoạch hệ thống cơ sở dạy nghề tỉnh Hưng Yên (Sở LĐTBXH tỉnh Hưng
Yên)
+Quy hoạch ngành LĐTBXH tỉnh Hậu Giang (Sở LĐTBXH Hậu Giang)
+Quy chế trả lương (Công ty vận tải Xi măng)

1.1.4. Triển khai thực hiện các dự án ODA:
+Dự án “Tăng cường năng lực phân tích chính sách tiền lương và bảo hiểm xã
hội” (do Ngân hàng thế giới tài trợ).
+Dự án “Điều tra doanh nghiệp và hộ gia đình tại 7 tỉnh” (Dự án do DANIDA tài
trợ)
+Dự án “Đánh giá thực trạng dịch vụ xã hội đối với người lao động và nhóm
yếu thế trong khung chính sách về an sinh xã hội”.
Các dự án đã và đang được triển khai theo đúng kế hoạch (đã có báo cáo chi
tiết hàng quý).
1.2. Hoạt động khác của Viện Khoa học Lao động và Xã hội
- Xuất bản:
- Phát hành “Bản tin nghiên cứu khoa học” hàng quý, xuất bản chuyên san số
1 “Tổng quan về thị trường lao động” (Labour Market Outlook).
- Về cơ bản công tác xuất bản đã có những kết quả bước đầu. Nhưng còn một số
hạn chế như: chất lượng bài viết chưa cao, thiếu tính chuyên nghiệp trong công tác biên
tập.
- Hội thảo khoa học:
- Năm 2008, Viện đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học liên quan đến các đề tài, dự
án, đề án mà Viện đang triển khai. Nhiều hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia
quốc tế và sự tài trợ của các tổ chức quốc tế như ILO, WB, UNDP,... Các hội thảo quy
tụ được nhiều học giả và có tác dụng nâng cao uy tín khoa học, quan hệ hợp tác của
Viện.
- Hoạt động chuyên gia, tư vấn kỹ thuật:
- Năm 2008, Viện đã cử và cho phép nhiều lượt cán bộ, nghiên cứu viên làm
chuyên gia tư vấn kỹ thuật, giảng viên trong lĩnh vực lao động, tiền lương, môi

20

Kinh tế Quốc tế 47



Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

trường và điều kiện lao động, an sinh xã hội, giảm nghèo, giới,… cho các tổ chức
quốc tế, các dự án và các địa phương. Hoạt động chuyên gia tư vấn này cho thấy
chất lượng của một bộ phận cán bộ, nghiên cứu viên của Viện đã từng bước được
khẳng định.
2. Đánh giá chung
2.1. Một số mặt được:
Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và hoàn thành kế hoạch công tác của
Viện năm 2008.
Công tác nghiên cứu khoa học đã bám sát nhiệm vụ của ngành. Các đề tài
nghiên cứu đã cung cấp kịp thời cơ sở lý luận và thực tiễn phục vụ công tác quản lý
và hoạch định chính sách, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Nhiều sản phẩm
nghiên cứu có ý nghĩa tổng kết thực tiễn và lý luận cao. Một số đề tài nghiên cứu có
tính định hướng chiến lược được đánh giá cao.
Chất lượng các đề tài nghiên cứu được nâng lên, lĩnh vực nghiên cứu và các
đối tác nghiên cứu đã mở rộng hơn phù hợp với lĩnh vực công tác của Viện. Các
đơn vị trong Viện đã nỗ lực trong việc khai thác các công việc nhằm tăng cường
năng lực nghiên cứu, chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng tốt hơn yêu
cầu của Bộ, của địa phương, đồng thời nguồn lực cho nghiên cứu và cải thiện thu
nhập cho cán bộ, nghiên cứu viên.
Trong năm 2008, công tác quản lý và tổ chức hoạt động nghiên cứu đã được
hoàn thiện căn bản. Viện đã triển khai thực hiện chuyển đổi hoạt động của Viện
sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo tinh thần của Nghị định 115/2005/NĐCP và được Bộ trưởng phê duyệt tại Quyết định số 537/QĐ-BLĐTBXH. Viện đang
khẩn trương hoàn thiện bộ máy quản lý, xây dựng các qui chế, ổn định tổ chức.
Việc triển khai nghiên cứu và huy động cán bộ tham gia đã từng bước hài hòa hơn,
chú trọng hơn đến chất lượng triển khai công việc và xử lý nghiêm minh các truờng

hợp vi phạm kỷ luật công nghệ và lao động.
Công tác đầu tư cho nghiên cứu cũng được tăng cường. Viện đã chú trọng và
giành nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ về ngoại
ngữ, tin học và chuyên môn cho các cán bộ nghiên cứu. Do vậy, các nghiên cứu
21

Kinh tế Quốc tế 47


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

viên trẻ đã có những tiến bộ trong công tác nghiên cứu, tiếp cận nhanh và sáng tạo,
sử dụng các công cụ và mô hình hiện đại trong phân tích, nghiên cứu.
Về kế hoạch và tiến độ thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học: nhìn chung
năm 2008, Viện đã được Bộ tin tưởng giao chủ trì một số đề án quan trọng mang
tính chiến lược của ngành. Tính đến thời điểm 31/12/2008, Viện đã cố gắng hoàn
thành bảo vệ cấp cơ sở các đề tài nghiên cứu theo đúng kế hoạch và tiến độ thực
hiện. Kết quả cho thấy chất lượng nghiên cứu khoa học ngày càng được nâng cao,
điều này chứng minh rằng năng lực và chất lượng cán bộ, nghiên cứu viên của Viện
đã được nâng cao để đáp ứng với yêu cầu của một cơ quan nghiên cứu đầu ngành.
Việc quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học đã dần ổn định và đi vào nề nếp.
Hoạt động của Hội đồng khoa học Viện đã triển khai báo cáo theo định kỳ, năm
2008 Viện đã tổ chức bảo vệ cấp cơ sở các đề tài nghiên cứu khoa học và mời cán
bộ trong Bộ cùng tham gia phản biện các đề tài. Nhằm góp ý hoàn thiện nội dung và
nâng cao chất lượng nghiên cứu.
Năm 2008, Hội đồng Khen thưởng Viện đã đề nghị Bộ tặng cờ thi đua cho
Viện.
2.2. Một số khó khăn, tồn tại, hạn chế:

Việc triển khai các đề án, đề tài – đặc biệt là các đề tài thuộc chương trình
nghiên cứu khoa học của Bộ còn chậm so với kế hoạch. Bên cạnh nguyên nhân do
công tác tổ chức bảo vệ đề cương, giao đề tài, ký hợp đồng của Bộ muộn, các Ban
Chủ nhiệm đề tài cũng chưa đầu tư, ưu tiên tổ chức nghiên cứu một cách nghiêm
túc.
Chất lượng cán bộ số lượng công việc chưa đồng đều giữa các bộ phận trong
Viện. Một số cán bộ và đơn vị chuyên môn chưa đáp ứng yêu cầu của nghiên cứu
mới; Viện thực sự thiếu đội ngũ cán bộ đầu đàn, chuyên gia giỏi có thể đảm đương
các nghiên cứu độc lập và định hướng chiến lược.
Chất lượng nghiên cứu của một số đề tài, dự án còn hạn chế. Chất lượng các
đề xuất nghiên cứu chưa cao. Do vậy, chưa được sử dụng nhiều trong quá trình xây
dựng và đánh giá chính sách của Bộ.
Phối hợp hoạt động giữa các đơn vị trong Viện chưa thật tốt nên hạn chế trong
22

Kinh tế Quốc tế 47


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

phát huy sức mạnh chung. Một số đơn vị chưa thực sự chủ động trong việc lên kế
hoạch khai thác và triển khai các đề tài, dự án do vậy công việc còn thiếu và không
ổn định.Một số quy chế mới về quản lý nội bộ Viện chậm ban hành, ảnh hưởng đến
việc quản lý và giám sát chất lượng đề tài dự án, đặc biệt là các đề tài dự án và các
hoạt động hàng ngày của Viện. Quan hệ giữa Viện và nhiều Vụ, Cục, Tổng cục
thuộc Bộ mặc dù đã được cải thiện song chưa chặt chẽ, thường xuyên.
III.PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG, MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
CHỦ YẾU CỦA VIỆN KHOA HỌC LAO ĐỘNG VÀ XÃ HỘI ĐẾN 2020

1.Phương hướng hoạt động của Viện Khoa học Lao động và Xã hội đến
2020
Trong thời gian tới, Viện phải là lực lượng nòng cốt trong công tác nghiên cứu
Khoa học Lao động và Xã hội, thực hiện và tiếp tục làm rõ những vấn đề mang tính
quy luật để từ đó phát triển hệ thống lý luận và phương pháp luận các vấn đề lao
động, việc làm và các vấn đề xã hội trong lao động, trong thị trường lao động và
trong phát triển kinh tế gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội khi phát triển nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Viện phải tập trung giải đáp những
vấn đề có tính thời sự đặt ra, nhất là những vấn đề thuộc về phát triển thị trường lao
động trong nước, khu vực và quốc tế; các giải pháp đột phá để tiếp tục giải phóng
sức lao động và tạo việc làm mới cho lao động xã hội; nghiên cứu các tiêu chuẩn về
đào tạo, tiêu chuẩn về lao động quốc gia để từng bước nâng cao các tiêu chuẩn
trong nước.
Nhiệm vụ đặt ra những yêu cầu rất cao đối với sự nghiệp nghiên cứu khoa học
thuộc lĩnh vực Lao động và Xã hội, đòi hỏi phải đổi mới toàn diện hoạt động nghiên
cứu khoa học của Viện nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả nghiên cứu trong tình
hình mới. Mục tiêu tổng quát là xây dựng Viện đầu ngành hoạt động phù hợp với
đổi mới cơ chế quản lý nghiên cứu khoa học và công nghệ của Nhà nước trong điều
kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, có tiềm lực
nghiên cứu đủ mạnh, có khả năng giải đáp kịp thời các vấn đề lý luận và thực tiễn
do cuộc sống đặt ra thuộc lĩnh vực Lao động và xã hội. Đặc biệt, trong nghiên cứu
phải tạo ra bước chuyển biến rõ rệt trong việc cung cấp các luận cứ khoa học nhằm
23

Kinh tế Quốc tế 47


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai


phục vụ công tác quản lý của ngành phù hợp với yêu cầu đổi mới; nhanh chóng
hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của Viện; đổi mới quản lý nghiên cứu khoa học
lao động và xã hội phù hợp với chủ trương, đổi mới quản lý khoa học và công nghệ
của Nhà nước, đảm bảo thật sự có hiệu quả; nâng cao một bước chất lượng đội ngũ
cán bộ nghiên cứu ( cả về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, ngoại ngữ và
tin học), xây dựng cơ cấu cán bộ nghiên cứu viên hợp lý theo các cấp trình độ và
hoạt động mang tính chuyên nghiệp; đổi mới phương pháp nghiên cứu và cách tiếp
cận mới, ứng dụng rộng rãi các công cụ hiện đại và công nghệ tin học; tăng cường
cơ sở vật chất phục vụ cho nghiên cứu tương ứng với nhiệm vụ được giao, đổi mới
cơ chế, chính sách ưu đãi người có công thể hiện đạo lý “ uống nước nhớ nguồn”,
chăm lo tốt đời sống vật chất và tinh thần cho người có công hơn, các chính sách
giải pháp cơ chế thoát nghèo bền vững, khuyến khích các hộ, xã, phường làm giàu,
nghiên cứu hình thành hệ thống an sinh xã hội theo hướng xã hội hoá, cơ chế giải
pháp có hiệu quả phòng chống tệ nạn xã hội bằng sự kết hợp các biện pháp kinh tế,
xã hội và hành chính.
Nghiên cứu dự báo, đón đầu và nghiên cứu ứng dụng các vấn đề về lao động
mà chủ yếu về cung cầu lao động, việc làm, thu nhập, phân hoá giàu nghèo và các
nhân tố tác động đến sự phát triển bền vững phù hợp với chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế trong hai giai đoạn đến 2010 và 2020, từ đó
làm cơ sở hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật về lao động và xã hội.
2.Những mục tiêu đặt ra
a)

Nghiên cứu các luận cứ khoa học và thực tiễn làm cơ sở cho việc xây

dựng và hoàn thiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách, các
chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình trọng điểm của ngành.
b) Nghiên cứu tổng kết mô hình thực hiện, các nhân tố mới, vấn đề mới phát
sinh nhằm rút ra bài học kinh nghiệm tốt, quy trình hợp lý và đề xuất giải pháp nhân

rộng hoặc xử lý kịp thời.
c)

Hợp tác và nghiên cứu những kinh nghiệm tiên tiến của các nước ứng vào

cá lĩnh vực của ngành, nhất là các lĩnh vực liên quan đến hội nhập.
3. Nhiệm vụ chủ yếu của Viện Khoa học Lao động và Xã hội đến 2020
24

Kinh tế Quốc tế 47


Báo cáo thực tập tổng hợp

GVHD: TS. Ngô Thị Tuyết Mai

a) Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Lao động- Thương binh và Xã hội, bao
gồm:
- Dự báo xu hướng phát triển và định hướng chiến lược về lĩnh vực Lao
động- Thương binh và Xã hội; tham gia xây dựng chiến lược thuộc lĩnh vực Lao
động- Thương binh và xã hội.
- Phát triển nguồn lao động; di dân, dịch chuyển lao động; đào tạo nghề nhằm
đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động; tạo việc làm và đáp ứng thị trường lao
động.
- Việc làm, thất nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động; thị trường lao động; tác
động của toàn cầu hoá…
- Tiền lương, tiền công, thu nhập, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân; định
mức lao động; năng suất lao động xã hội.
- Tiêu chuẩn, quy phạm an toàn, vệ sinh môi trường và điều kiện lao động.
- Lao động nữ, các khía cạnh xã hội và vấn đề giới của lao động nữ và lao

động đặc thù.
- Ưu đãi người có công; xoá đói giảm nghèo; bảo hiểm xã hội; bảo trợ xã hội;
tệ nạn xã hội.
a) Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành, đào tạo trình độ sau đại
học chuyên ngành Kinh Tế Lao Động ( thạc sỹ, tiến sỹ ) theo quy định của pháp
luật.
b)

Điều tra cơ bản phục vụ nghiên cứu khoa học về Lao động và xã hội; thu

thập và phổ biết thông tin khoa học, kết quả các công trình nghiên cứu;
c) Tư vấn và tham gia thẩm định, đánh giá các chưong trình, dự án, chính
sách, công trình nghiên cứu thuộc Bộ quản lý.
d)
Mở rộng hợp tác với các tổ chức , cơ quan nghiên cứu trong nước và
nước ngoài, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về Lao động và Xã hội theo
quy định của pháp luật, của Bộ.
e) Quản lý tổ chức cán bộ, công chức, tài chính, tài sản được giao theo quy
định của pháp luật và của Bộ.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, cơ cấu tổ chức và bộ máy của Viện đang được đổi
mới và hoàn thiện theo hướng hình thành các đơn vị nghiên cứu tương đối tổng hợp
theo các lĩnh vực dân số, lao động, việc làm, quan hệ lao động, môi trường và điều
kiện lao động, lao động nữ và giới, chính sách ưu đãi và xã hội.
Vấn đề không kém phần quan trọng trong đổi mới phương thức hoạt động
25

Kinh tế Quốc tế 47



×