CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn
: 6.280.688
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Báo cáo tổng hợp
I. Quá trình hình thành và phát triển của Viện khoa học Lao động và
Xã hội và những thành tựu qua 25 năm hoạt động.
- Viện Khoa học lao động thành lập vào ngày 14 tháng 4 năm 1978 tại quyết
định số 79/CP của Hội đồng Chính phủ. Đến tháng 3 năm 1987, Viện được đổi tên
thành Viện Khoa học Lao động và các vấn đề Xã hội (VKHLĐ&CVĐXH).
- Viện Khoa Học Lao động và Xã hội là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, trong hệ thống Viện quốc gia, có biên chế sự
nghiệp nghiên cứu khoa học do Bộ phân bổ hàng năm; có tư cách pháp nhân, có con
dấu và tài khoản ( kể cả tài khoản ngoại tệ ); được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động
thường xuyên và đầu tư phát triển.
- 25 năm qua, kể từ khi thành lập đến nay, Viện đã không ngừng phát triển,
trưởng thành và đã khẳng định được vị trí của mình trong hệ thống các Viện nghiên
cứu khoa học xã hội ở nước ta. Các công trình nghiên cứu của Viện ngày càng gắn
nhiều hơn với nhiệm vụ quản lý nhà nước của ngành, cung cấp những luận cứ khoa
học cho việc hoạch định và thực hiện chính sách thuộc lĩnh vực Lao động- Thương
binh- Xã hội trong các thời kỳ, nhất là thời kỳ đổi mới vừa qua
a) Thời kỳ trước đổi mới (1978-1986).
- Thời kỳ này, Viện tập trung vào nghiên cứu cơ bản và ứng dụng thuộc lĩnh
vực ngành quản lý phù hợp với phát triển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung. Nghiên
cứu luận cứ phụ vụ hoạch định chính sách, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và phục vụ
cho quản lý vi mô, nhất là trong các doanh nghiệp nhà nước là nét đặc trưng chủ yếu
trong thời kỳ này.
- Một số kết quả nghiên cứu xây dựng 11 tập định mức thi công thống nhất
trong xây dựng cơ bản; tiêu chuẩn thời gian chung để tính định mức cho các công
việc gia công cơ khí; phương pháp xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật thống nhất
các nghề công nhân và hướng dẫn xây dựng các danh mục nghề công nhân; phương
pháp phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng suất lao động ở đơn vị kinh tế cơ sở;
nghiên cứu các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, dự báo dân số và phân bố
1
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn
: 6.280.688
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lao động đến năm 2000. Các công trình nghiên cứu đó đã giúp ích rất nhiều cho các
doanh nghiệp tổ chức sản xuất 1 cách có khoa học hơn.
- Thời kỳ này, còn là giai đoạn đầu khi mà hợp tác quốc tế trong nghiên cứu
khoa học bắt đầu được mở ra, chủ yếu là với các nước thuộc hội đồng tương trợ kinh
tế (SEV).
b) Thời kỳ sau đổi mới
- Những năm 1986-1996, đây là thời kỳ nhiều vấn đề trong lĩnh vực lao động-
thương binh và xã hội, nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung, bao
cấp sang phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Viện được đặt ra nhiệm vụ hết sức nặng nề trong việc nghiên cứu hình thành
cơ sở lý luận, phương pháp luận mới, đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành trong lĩnh
vực lao động, người có công, lĩnh vực xã hội; đồng thời tham gia nghiên cứu giải
quyết những vấn đề bức xúc trong thực tiễn như giải quyết lao động dôi dư trong sắp
xếp lại các doanh nghiệp nhà nước; vấn đề việc làm cho lao động xã hội, cải cách
chính sách BHXH, Bảo trợ xã hội…
- Vào đầu thập kỷ 90, khởi đầu là khi Viện được Nhà nước giao cho thực hiện
đồng thời hai đề tài khoa học cấp nhà nước về đổi mới chính sách tiền lương và đổi
mới chính sách BHXH cho phù hợp với nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Góp
phần tích cực xây dựng đề án trình Chính phủ về cải cách tiền lương và BHXH năm
1993.
+ Đề tài về tiền lương đã giải quyết căn bản các vấn đề liên quan đến lý luận
về tiền lương nói chung, phương pháp xác định mức lương tối thiểu, vấn đề thang
bảng lương, phụ cấp và vấn đề quản lý nhà nước về tiền lương.
+ Đề tài BHXH đã đưa ra các căn cứ khoa học cho việc hình thành quĩ BHXH
trên cơ sở xác định các mức đóng và hưởng, nguồn quỹ này được hình thành và dần
dần đi vào hạch toán độc lập và tách khỏi ngân sách nhà nước, xây dựng các chế độ
BHXH bắt buộc, đề ra phương án thống nhất quản lý nhà nước về BHXH.
- Trong thời kỳ này, Viện cũng được Bộ giao nghiên cứu một số lĩnh vực
quan trọng khác như lao động nữ và giới, điều kiện lao động và môi trường lao động;
tệ nạn xã hội…Trong lĩnh vực lao động xã hội, các đề tài đã tập trung nghiên cứu
2
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn
: 6.280.688
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phục vụ cho việc đề ra các chính sách đối với các đối tượng có công với cách mạng,
bảo đảm cho các đối tượng này có được mức sống bằng hoặc trên mức trung bình của
nhân dân địa phương nơi cư trú, thực hiện một số nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc
đề ra các chính sách bảo trợ xã hội cho các đối tượng, nghiên cứu xoá đói giảm
nghèo, phòng chống tện nạn xã hội.. theo hướng xã hội hoá.
- Viện đã xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu quan trọng về doanh nghiệp, về
thực trạng lao động, việc làm của người lao động, đời sống các đối tượng xã hội
thông qua kết quả điều tra hộ gia đình ở các vùng trong cả nước.
- Thời kỳ 1997-2002 tình hình kinh tế xã hội nước ta diễn biến phức tạp, đặc
biệt tăng trưởng kinh tế trong các năm 1998-2000 có chiều hướng giảm sút, thiên tai
xảy ra liên tiếp. Trong thời kỳ này Viện thực hiện 32 đề tài nghiên cứu khoa học, 14
dự án nghiên cứu và 28 công trình nghiên cứu hợp tác với nước ngoài, nhiều công
trình phối hợp nghiên cứu với các Bộ, ngành, cơ quan nghiên cứu trong nước, các cơ
sở sản xuất kinh doanh. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp các luận cứ khoa học quan
trọng phục vụ cho việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, luật pháp và triển khai trên
nhiều lĩnh vực trọng điểm của ngành.
- Từ 1997 đến nay là Viện đã tập trung nghiên cứu tham gia vào các dự thảo
báo cáo và nghị quyết TW khoá VIII và IX, dự thảo báo cáo của Chính phủ, xây dựng
các chiến lược và đề án lớn của ngành. Đặc biệt là Viện chủ trì xây dựng chương
trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và tham gia xây dựng Chương trình
làm việc quốc gia thời kỳ 1998-2000, cả 2 chương trình này đã được Chính phủ phê
chuẩn và triển khai thực hiện. Tiếp đó Viện được giao chủ trì xây dựng chiến lược
Việc làm và chiến lược xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001-2010, đồng thời tích cực
tham gia xây dựng chiến lược xuất khẩu lao động, chiến lược dạy nghề,....v…v….
- Năm 1998 Viện chủ trì nghiên cứu xây dựng báo cáo quốc gia của Chính
phủ về sáng kiến 20/20: “ Nghiên cứu dịch vụ xã hội cơ bản của Việt Nam” phục vụ
cho Hội nghị quốc tế OSLO II tại Hà nội và Hội nghị các nhà tài trợ tổ chức tại Hà
Nội tháng 12/1999.
- Năm 2000, Viện chủ trì nghiên cứu xây dựng báo cáo quốc gia của Chính
phủ về kiểm điểm tình hình thực hiện cam kết tại Hội nghị định thượng đỉnh thế giới
3
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn
: 6.280.688
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Copenhaghen về phát triển xã hội ở Việt Nam phục vụ cho khoá họp đặc biệt của Đại
hội đồng Liên Hợp Quốc về phát triển xã hội tại Giơnevơ tháng 6 năm 2000.
- Viện được giao chủ trì soạn thảo chuyên đề 7 “ Kết hợp tăng trưởng kinh tế
với công bằng xã hội” đóng góp vào văn kiện Hội nghị TW 6, nghiên cứu một số vấn
đề lý luận liên quan đến ngành đóng góp vào xây dựng văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX.
- Giai đoạn 2001-2005 Viện nghiên cứu đón đầu vấn đề đổi mới kế hoạch hoá
lao động, việc làm trong nền kinh tế thị trường; đào tạo nguồn nhân lực theo định
hướng cầu lao động trên thị trường lao động; các chính sách khuyến khích đào tạo lao
động cho khu vực công nghệ cao và ngành kinh tế mũi nhọn; xu hướng hội nhập lao
động Việt Nam với lao động khu vực trong những năm tới, nghiên cứu khả năng
cạnh tranh của lao động nữ trong ngành dệt may trong bối cảnh tự do hoá thương
mại, vấn đề bình đẳng giới trong công việc; vấn đề lao động trẻ em..
- Với kết quả và thành tích đáng ghi nhận như thế, liên tục trong nhiều năm
Viện đã được tặng cờ thi đua xuất sắc và bằng khen cảu Bộ; năm 1997, nhân dịp kỷ
niệm 20 năm ngày thành lập, Viện đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương
Lao động hạng Ba vào năm 2003, nhân dịp kỷ niệm 25 năm, Viện được tặng thưởng
Huân chương Lao động hạng Hai.
II.Chức năng và nhiệm vụ của Viện ( Theo quyết định 1445/2002/QĐ-
BLĐTBXH)
1. Nghiên cứu khoa học về lĩnh vực Lao động- Thương binh và Xã hội, bao gồm:
•
Dự báo xu hướng phát triển và định hướng chiến lược về lĩnh vực Lao
động- Thương binh và Xã hội: tham gia xây dựng chiến lược thuộc lĩnh vực Lao
động- Thương binh và Xã hội.
•
Phát triển nguồn lao động; di dân, dịch chuyển lao động; đào tạo nghề
nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm và đáp ứng thị trường lao
động.
•
Việc làm, thất nghiệp; chuyển dịch cơ cấu lao động; thị trường lao động;
tác động của toàn cầu hoá….
4
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn
: 6.280.688
Website: Email : Tel : 0918.775.368
•
Tiền lương, tiền công, thu nhập; tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân;
định mức lao động; năng suất lao động
•
Tiêu chuẩn, quy phạm an toàn, vệ sinh, môi trường và điều kiện lao động;
•
Lao động nữ; các khía cạnh xã hội và vấn đề giới của lao động nữ và lao
động đặc thù.
•
Ưu đãi của người có công; xoá đói giảm nghèo; bảo hiểm xã hội; bảo trợ
xã hội; tệ nạn xã hội.
2. Tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của ngành; đào tạo trình độ sau đại học thuộc
chuyên ngành Kinh Tế Lao động ( Thạc sỹ, tiến sỹ) theo quy định của pháp luật.
3. Điều tra cơ bản phục vụ nghiên cứu khoa học về lao động và Xã hội; thu thập và
phổ biến thông tin khoa học, kết quả các công trình nghiên cứu.
4.Tư vấn và tham gia thẩm định, đánh giá các chương trình, dự án, chính sách, công
trình nghiên cứu thuộc Bộ quản lý, gắn nghiên cứu khoa học với phục vụ quản lý
Nhà nước lĩnh vực lao động- xã hội.
5.Tập trung đầu tư cơ sở vật chất và năng lực nghiên cứu cho Viện trở thành viện đầu
ngành ( trụ sở làm việc, đào tạo cán bộ, hệ thống công nghệ thông tin, thiết bị phục
vụ cho nghiên cứu).
6.Tổ chức điều tra cơ bản, thu thập thông tin, hình thành cơ sở dữ liệu phục vụ
nghiên cứu, hoạch định chính sách và quản lý của ngành.
7.Mở rộng hợp tác với các tổ chức, cơ quan nghiên cứu trong nước và nước ngoài,
các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về Lao động và Xã hội theo quy định của
pháp luật, của Bộ nhằm chia sẻ thông tin và kinh nghiệm.
8.Quản lý tổ chức, cán bộ, công chức, tài chính, tài sản được giao theo quy định của
pháp luật và của Bộ. Đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của Viện theo hưóng
tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện.
III. Hệ thống tổ chức
1. Tổ chức của Viện Khoa học Lao động và Xã hội qua các thời kỳ.
Viện Khoa học Lao động và xã hội ( tiền thân là Viện Khoa học lao động ) đã
có 25 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển. Trong 25 năm qua, tổ chức bộ máy
cũng như chức năng,nhiệm vụ của Viện không ngừng được hoàn thiện. Có thể khái
5
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn
: 6.280.688
Website: Email : Tel : 0918.775.368
quát quá trình này thành ba giai đoạn: 10 năm đầu tiên xây dựng và củng cố; 10 năm
tiếp theo ổn định và phát triển và 5 năm gần đây đổi mới và khẳng định.
• Giai đoạn 1978-1988
Theo quyết định 79/CP Viện Khoa học lao động có 13 phòng chuyên môn
nghiệp vụ, nhưng thực tế mới chỉ có 10 cán bộ, và do số lượng cán bộ hạn chế nên tổ
chức bộ máy của Viện chỉ bao gồm:
- Phòng định mức cơ khí
- Phòng định mức xây dựng
- Tổ nguồn lao động
- Tổ tiền lương
Đến năm 1983, số cán bộ của Viện đã tăng lên 50 người và được bố trí thành
các phòng, bao gồm:
- Phòng định mức lao động
- Phòng nguồn lao động
- Phòng tiền lương, mức sống
- Phòng điều kiện lao động
- Phòng thông tin khoa học
- Phòng tổ chức, hành chính quản trị tài vụ
- Phân viện Khoa học Lao động tại thành phố HCM.
Năm 1985, Bộ trưởng Bộ Lao động quyết định tách Phòng nguồn lao động
khỏi viện để thành lập Trung tâm nghiên cứu Dân số và nguồn Lao động; tách phòng
thông tin khoa học khỏi viện để thành lập Trung tâm thông tin Khoa học và thống kê
Lao động trực thuộc Bộ Lao động. Ngoài ra, Bộ còn quyết định thành lập tổ công tác
tổng kết kinh nghiệm tiên tiến về tổ chức lao động, bộ phận kế hoạch phối hợp, bộ
phận đối ngoại thuộc Viện Khoa học Lao động.
Tháng 10 năm 1987 Tổ chức của Viện có 12 bộ phận, bao gồm:
- Phòng định mức lao động
- Phòng điều kiện lao động
- Phòng tổ chức lao động khoa học
- Phòng tiền lương mức sống
- Phòng năng suất lao động
6
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn
: 6.280.688
Website: Email : Tel : 0918.775.368
- Phòng bảo trợ xã hội
- Phòng tổ chức hành chính quản trị
- Tổ tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân
- Bộ phận kế hoạch phối hợp
- Tổ đối ngoại thông tin
- Tổ kế toán tài vụ
- Phân viện thành phố Hồ Chí Minh.
• Giai đoạn 1988-1998
Ngày 18/8/1988, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ra quyết định 307/LĐTBXH-QĐ về
việc chuyển Trung tâm Nghiên cứu Dân số và Nguồn lao động về thuộc Viện khoa
học Lao động và các vấn đề Xã hội. Tuy nhiên ngày 19/10/1992 Bộ Trưởng Bộ
LĐTBXH lại ban hành Quyết định số 445/LĐTBXH-QĐ về việc chuyển trung tâm
Dân số và Nguồn lao động về thuộc Bộ.
Ngày 14/2/1992, Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Lao động thuộc Viện
được thành lập theo quyết định số 58/LĐTBXH-QĐ của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH.
Do yêu cầu của công tác nghiên cứu phục vụ xây dựng chính sách và quản lý,
ngày 14/3/1994 Bộ trưởng Bộ LĐTBXH đã ban hành quyết định số 262/LĐTBXH-
QĐ quy định chức năng nhiệm vụ quyền hạn tổ chức bộ máy của Viện Khoa Học
Lao động và Các vấn đề Xã hội. Cũng trong thời gian này, Bộ trưởng Bộ LĐ cũng có
quyết định số 263/LĐTBXH-QĐ về việc thành lập Trung tâm nghiên cứu Lao động
Nữ trực thuộc Viện Khoa học Lao động và các vấn đề Xã hội. Ngày 3/6/1995, Tổ
nghiên cứu chiến lược được thành lập theo quyết định số 815/LĐTBXH-QĐ của Bộ
trưởng Bộ LĐTBXH
Các phòng ban của Viện duy trì đến năm 1998 như sau:
1) Phòng tổ chức- hành chính-tài vụ
2) Phòng kế hoạch tổng hợp
3) Phòng bảo hiểm và ưu đãi xã hội
4) Phòng bảo trợ và tệ nạn xã hội
5) Phòng tiền lương tiền công mức sống
6) Phòng việc làm
7) Trung tâm môi trường lao động
7
CH sè 11 - B1 - §H KTQD Chuyªn Photocopy - §¸nh m¸y - In LuËn v¨n, TiÓu luËn
: 6.280.688
Website: Email : Tel : 0918.775.368
8) Trung tâm nghiên cứu lao động nữ
9) Phân viện khoa học lao động và các vấn đề xã hội
10) Tổ nghiên cứu chiến lược
• Giai đoạn 1998 -2003
- Ngày 6/7/1998, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH có quyết định 669/QĐ-
LĐTBXH điều động và bổ nhiệm TS. Nguyễn Hữu Dũng, Vụ trưởng đồng giám đốc
chương trình EC quốc tế trợ giúp người hồi hương Việt Nam, làm viện trưởng Viện
Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội.
- Năm 1999, trung tâm nghiên cứu DS và nguồn lao động chuyển về trực
thuộc Viện Khoa học Lao động và các vấn đề Xã hội theo quyết định 363/1999/QĐ-
LĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và xã hội.
- Ngày 18/11/2002, Bộ trưởng Bộ lao động- Thương binh và Xã hội ra quyết
định số 1445/2002/QĐ- LĐTBXH về việc đổi tên Viện khoa học lao động và các
vấn đề xã hội thành Viện Khoa học lao động và xã hội (ILSSA) và qui định chức
năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy.
Lúc này các đơn vị chức năng của Viện bao gồm 4 phòng và 3 trung tâm như
sau:
1)Phòng Tổ chức- Hành chính- Tài vụ.
2)Phòng Kế hoạch- Tổng hợp- Đối ngoại.
3) Phòng nghiên cứu quan hệ lao động.
4) Phòng Nghiên cứu chính sách ưu đãi và xã hội.
5) Trung tâm nghiên cứu dân số, lao động, việc làm.
6) Trung tâm Nghiên cứu lao động nữ và giới.
7) Trung tâm nghiên cứu môi trường và điều kiện lao động.
Viện có Hội đồng khoa học tư vấn cho Viện trưởng về công tác nghiên cứu
khoa học
8