Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Bài tập nhóm môn quản trị bán lẻ thiết kế cửa hàng và tổ chức quản trị không gian cửa hàng bán lẻ tiệm tạp hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.97 MB, 27 trang )

Mục lục:
Lời nói đầu.......................................................................................................................................2
1. Những nét cơ bản của cửa hàng:.............................................................................................2
1.1 Giới thiệu về cửa hàng và lịch sử hình thành:...................................................................2
1.2. Mặt hàng kinh doanh:.......................................................................................................4
1.3. Khách hàng mục tiêu: ......................................................................................................4
1.4. Kết quả kinh doanh trong thời gian qua:...........................................................................5
2. Phân tích mục tiêu thiết kế cửa hàng .....................................................................................5
2.1 Thu hút khách hàng đến cửa hàng :.......................................................................................5
2.2 Tạo ra sự thuận tiện, dễ dàng tìm kiếm sản phẩm.............................................................6
2.3 Dễ dàng hơn trong việc bảo quản cũng như giữ gìn hàng hóa:.........................................7
2.4 Tạo ra một không gian có thẩm mỹ, bắt mắt:....................................................................7
2.5 Tạo cho khách hàng một không gian dễ chịu, thoải mái:..................................................8
2.6 Giúp khách hàng nhớ và ấn tượng với cửa hàng:..............................................................9
3. Đánh giá thiết kế và không gian cửa hàng.............................................................................10
3.1 Kiểu dáng bên ngoài của cửa hàng:.................................................................................10
3.2 Các khu vực trưng bày.....................................................................................................13
3.3 Hoạt động xúc tiến bán hàng của cửa hàng:....................................................................15
3.4. Bố cục của cửa hàng:......................................................................................................16
Sơ đồ cửa hàng:......................................................................................................................17
3.5 Trưng bày sắp xếp hàng hóa tại cửa hàng tạp hóa...........................................................21
3.6 Không khí cửa hàng:........................................................................................................24
4. Ý kiến đề xuất nhằm cải thiện hiệu quả thiết kế và quản lý không gian cửa hàng :..............24
5. Kết luận:.................................................................................................................................26


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

Lời nói đầu
Tiệm tạp hóa hay tiệm tạp phẩm, cửa hàng tạp hóa là một cửa hàng loại nhỏ theo mô
hình của cửa hàng bách hóa, là nơi lưu trữ hàng hóa và bày bán nhiều loại hàng hóa khác


nhau trong đó có bán đầy đủ những thứ cần thiết cho cuộc sống hàng ngày như các mặt
hàng đồ ăn uống khô, đồ gia dụng, kim chỉ, vải vóc, đồ thiết yếu cho sinh hoạt như kem
đánh răng, bóp đánh răng, …, các đồ phục vụ cho học tập như bảng, thước kẻ, bút, mực,
các loại đồ ăn nhanh... đa số hàng hóa đều rẻ và điều tiện lợi.
Tiệm tạp hóa thường thịnh hành tại những khu vực nhỏ lẻ hoặc vùng nông thôn, nó thay
thế vai trò của một cửa hàng bách hóa ở thành thị, mang đến một lựa chọn rộng rãi cho
khách hàng bởi sự đang dạng hàng hóa, đôi khi cửa hàng chỉ là một không gian nhỏ, nơi
mọi người từ thị trấn và xung quanh khu vực nông thôn đến mua tất cả các hàng hoá. Tại
các thành thị thì loại hình cửa hàng này cũng tồn tại nhiều tại các điểm dân cư để phục vụ
tại chỗ cho người dân không khu vực cư trú, thường cửa hàng này là loại hình tự thành
lập, người chủ sử dụng một phần diện tích căn nhà để bỏ vốn mua và bày bán các loại
hàng hóa. Tương tự thì cửa hàng tạp hóa 28 Ngũ Hành Sơn thuộc diện cửa hàng này.
Làn sóng các đại gia bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam từng khiến giới hoạch định chính
sách không khỏi lo âu cho số phận các nhà phân phối nội địa. Chương trình hỗ trợ mạng
lưới bán lẻ, nhất là các điểm bán hàng, tiệm tạp hóa gia đình... từng được Bộ Thương mại
thực hiện với những biện pháp như tổ chức khóa huấn luyện bán hàng cho các chủ tiệm
nhỏ, những điểm tạp hóa quy mô gia đình, chủ tiệm tạp hóa sẽ được các chuyên gia kinh
tế và makerting huấn luyện nội dung quản lý thu chi và hàng tồn kho, trưng bày hàng,
dịch vụ khách hàng, quảng cáo và khuyến mãi tại điểm bán, chính sách giảm giá... [1]
Mạng lưới phân phối quy mô về số lượng với gần 300.000 cửa tiệm tạp hóa và khoảng
2.000 chợ phân bố trên cả nước (chiếm tới 90% mạng lưới phân phối tại Việt Nam)
nhưng lại rất lạc hậu này đang mất dần ưu thế trước hệ thống phân phối hiện đại và
không loại trừ phải đứng trước khả năng phá sản, nhất là tại các đô thị.[2]
Với sự phát triển mạnh của các cửa hàng tạp hóa bán lẻ, nhóm quyết định thực hiện khảo
sát, tìm hiểu về đề tài này.
1. Những nét cơ bản của cửa hàng:
1.1 Giới thiệu về cửa hàng và lịch sử hình thành:
Cửa hàng tạp hóa số 28 Ngũ Hành Sơn bắt đầu hoạt động từ năm 1994 cho đến
nay đã được 20 năm. Nằm ở địa điểm đông dân cư, sinh viên từ các nơi đến học tập ở
NHÓM 5


2


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

một số trường Đại học trong khu vực. Đồng thời nằm trên trục đường lớn, gần cầu Trần
Thị Lý – điểm giao thông lưu lượng phương tiện, con người khá lớn mỗi ngày. Vì vậy vị
trí của cửa hàng được đánh giá là khá thuận lợi cho việc kinh doanh. Hoạt động của quán
từ 7h sáng đến tầm 21h mỗi ngày.
Vào thời điểm cách đây 20 năm, hoạt động kinh doanh của quán thuận lợi do thời
kỳ đó còn ít siêu thị hiện đại hoặc các cửa hàng buôn bán mặt hàng tương tự như hiện
nay. Vì thế một cửa hàng với nhiều mặt hàng cần thiết đối với nhu cầu tiêu dùng của con
người rất được ưa chuộng.
Năm 2000, theo kế hoạch giải tỏa mặt bằng, trả diện tích đất cho địa phương xây
dựng quy hoạch đường xá, kinh doanh của quán bị gián đoạn trong một thời gian. Song
song với quá trình đó, quán đã sửa sang, di dời mặt bằng vào phía sâu hơn, phù hợp với
quy hoạch đô thị. Đồng thời quán sửa chữa, nâng cấp bài trí không gian khiến quán tạp
hóa khang trang và mới mẻ hơn, nguồn hàng nhập vào phong phú tăng khả năng lựa chọn
cho người mua hàng.

Hình 1. Cửa hàng 28 Ngũ Hành Sơn
Trong những năm trở lại đây, sự xuất hiện của nhiều cửa hàng, quán xá với các mặt
hàng phong phú cùng chính sách thu hồi đất đã khiến cho việc buôn bán của cửa hàng
gặp nhiều khó khăn, không thuận lợi như trước. Như :
-

Khách hàng có nhiều lựa chọn về cửa hàng thuận tiện cho công việc, nhu cầu, việc
đi lại của họ.
NHÓM 5


3


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

-

Các siêu thị ra đời, hoạt động truyền thông mạnh cũng như các qui trình, các móc
xích làm việc cũng bài bản, được đào tạo kĩ lưỡng, chuyên môn hóa. Khách hàng
đang dần chuyển sang mua bán ở các siêu thị lớn với các ưu đãi khi mua.
Cửa hàng đứng trước nguy cơ thay đổi địa điểm nên không được chú ý đầu tư như
trước. Ví dụ như đợt bão Nari ngày 14/10/2013 vừa qua, biển hiệu ở bên ngoài bị
gió cuốn bay hay trần nhà ở trong quán lâu ngày bị xuống cấp những chủ quán
cũng không có ý định sửa chữa, thay mới, nhằm dự trù đầu tư mới nếu phải
chuyển đi.

1.2. Mặt hàng kinh doanh:
Cửa hàng kinh doanh các mặt hàng thiết yếu liên quan đến đời sống của người dân
như: bánh kẹo, thức ăn đóng hộp, gia vị, các loại dầu gội, sữa tắm, bột giặt,…, thuốc lá,
rượu, bia, nước ngọt các loại. Hoặc các mặt hàng văn phòng phẩm như bút, vở.

Hình 2. Các mặt hàng kinh doanh
1.3. Khách hàng mục tiêu:
Để xác định kinh doanh các mặt hàng trên, chủ quán – chị Hà đã nghĩ và hướng
đến việc phục vụ cho nhu cầu sống và sinh hoạt cho hầu hết người dân địa phương, trong
và ngoài khu vực với mọi lứa tuổi, mọi mục đích cho nhu cầu cơ bản. Tuy nhiên đối

NHÓM 5


4


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

tượng khách hàng chủ yếu phải nói là những người phụ nữ của gia đình, vào độ tuổi 30 –
50. Đây là đối tượng cần các sản phẩm chăm lo cho cuộc sống hàng ngày của gia đình.
1.4. Kết quả kinh doanh trong thời gian qua:
Chị Hà – chủ cửa hàng không cung cấp thông tin cụ thể về các con số. tuy
nhiên, nhóm được chị cho biết rằng:
-

Thời điểm ban đầu vào những năm 1994 đến 2000: cửa hàng kinh doanh khá tốt
và ổn định.
Sau năm 2000, việc kinh doanh của quán tăng mạnh hơn khi quán được tân trang
khá rộng rãi và sáng đẹp.
Trong những năm gần đây, doanh thu của quán có đôi chút giảm sút vì tính cạnh
tranh mạnh và các yếu tố khác tác động. Theo tính toán của nhóm thì doanh thu
đạt được của quán vào tầm 40.000.000 đồng / tháng.

2. Phân tích mục tiêu thiết kế cửa hàng
Việc thiết kế cửa hàng rất quan trọng trong việc bán hàng và góp phần không nhỏ
trong việc tăng doanh thu của cửa hàng. Một cửa hàng có không gian được thiết kế đẹp
mắt, độc đáo sẽ thu hút khách hàng hơn. Việc thiết kế cửa hàng luôn đi kèm với mục tiêu
nhất định của chủ quán. Cửa hàng tạp hóa số 28 Ngũ Hành Sơn cũng vậy, mục tiêu chính
của việc thiết kế cửa hàng là giúp thu hút khách hàng đến với cửa hàng đông hơn; tạo ra
sự thuận tiện, dễ dàng tìm kiếm cho khách hàng; dễ dàng hơn trong việc bảo quản cũng
như giữ gìn hàng hóa; tạo ra một không gian cửa hàng có thẩm mỹ, bắt mắt; tạo cho
khách hàng một không gian dễ chịu thoải mái
2.1 Thu hút khách hàng đến cửa hàng :

Mục tiêu đầu tiên của bất kì cửa hàng nào khi thiết kế là thu hút càng nhiều khách
hàng đến với cửa hàng càng tốt. Cửa hàng được xây dựng ở trên trục đường chính và gần
với vòng xuyến - nơi có nhiều người thường xuyên qua lại nên hàng hóa chính được chủ
quán sắp đặt ra phía ngoài một cách gọn gàng đẹp mắt để khách hàng có thể dễ thấy và
ghé vào cửa hàng. Khách hàng khi đi mua hàng thường rất quan tâm đến mức độ tiện lợi
như chỗ để xe, cửa hàng tiếp giáp với đường quốc lộ bởi khoảng vỉa hè rộng, vị trí thuận
lợi cho khách để xe hay đồ đạc cồng kềnh khi vào mua hàng mà vẫn quan sát được nhằm
tránh trộm cắp, hay các tình huống xấu có thể xảy ra.

NHÓM 5

5


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

Hình 3. Bên ngoài cửa hàng
2.2 Tạo ra sự thuận tiện, dễ dàng tìm kiếm sản phẩm
Quán tạp hóa là nơi bán rất nhiều loại hàng hóa với nhiều chủng loại khác nhau nên
việc sắp xếp hàng hóa gọn gàng để dễ dàng tìm kiếm là rất quan trọng.
Bên trong cửa hàng hàng hóa được sắp xếp khá đẹp mắt và phân loại cụ thể theo từng
mặt hàng. Phía bên ngoài được chủ quán sắp xếp một quầy rượu nhỏ với nhiều loại
rượu khác nhau, bên trong là các mặt hàng khác như gia vị, nước uống đóng chai, cà
phê, mỹ phẩm, kẹo bánh,… Ở đây có sự phân loại khá rõ theo từng kệ khác nhau theo
tính năng, tính chất của hàng hóa như thực phẩm, đồ hộp, văn phòng phẩm hay hóa
phẩm,... Chứng tỏ chủ quán rất chú trọng tới việc đảm bảo chất lượng sản phẩm kể cả
qua cách sắp đặt. Yếu tố này tạo nên sự dễ dàng cho việc tìm kiếm sản phẩm.

NHÓM 5


6


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

Hình 4. Một cách bố trí sản phẩm
2.3 Dễ dàng hơn trong việc bảo quản cũng như giữ gìn hàng hóa:
Như đã nói ở trên quán tạp hóa có rất nhiều loại sản phẩm khác nhau trong đó có
những sản phẩm cần được bảo quản kĩ càng để tránh hư hỏng do đó việc thiết kế cửa
hàng cần được chú trọng đến một không gian chứa hàng hóa hợp lý, hiệu quả. Quán
đã thiết kế xung quanh là các kệ gỗ với nhiều ngăn khác nhau để đặt được nhiều loại
hàng hóa và tiết kiệm diện tích cho cửa hàng. Phía bên trong cũng có một khoảng
không gian nhỏ để đặt các sản phẩm đóng gói có thể để lâu còn kệ gỗ ưu tiên cho các
mặt hàng dễ vỡ, dễ hư hỏng, cần để nơi khô ráo.
2.4 Tạo ra một không gian có thẩm mỹ, bắt mắt:
Một cửa hàng có không gian và cách bày trí thẩm mỹ, bắt mắt sẽ tạo cho khách hàng
cảm giác dễ chịu và an tâm hơn.

NHÓM 5

7


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

Áp dụng điều này chủ cửa hàng tạp hóa 28 Ngũ Hành Sơn đã trưng bày hàng hóa của
mình theo từng chủng loại, có sự lựa chọn sắp đặt tránh làm màu sắc, logo bị lẫn vào
nhau tạo được tính gọn gàng và khá là bắt mắt. Điều này góp phần tương đối nhiều
vào việc quyết định đến lượng khách hàng đến với quán.


Hình 5.
2.5 Tạo cho khách hàng một không gian dễ chịu, thoải mái:
Hầu hết các cửa hàng tập hóa bán lẻ thường có diện tích tương đối nhỏ nhưng lại có
rất nhiều mặt hàng. Do đó việc đi lại để tìm kiếm sản phẩm của khách hàng rất khó
khăn. Thông thường khách hàng sẽ hỏi một loại sản phẩm nào đó cần mua và chủ
quán sẽ tìm giúp họ chứ họ khó đi vào lựa chọn được. Nhưng với không gian đủ rộng,
quán tạp hóa này có một lối đi có thể giúp khách hàng vào quán để tìm sản phẩm dễ
dàng hơn. Hơn nữa các mặt hàng được trưng bày trên kệ gỗ một cách gọn gàng giúp
cho khách hàng có thể thấy bất cứ sản phẩm nào một cách dễ dàng nhất.

NHÓM 5

8


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

Hình 6
2.6 Giúp khách hàng nhớ và ấn tượng với cửa hàng:
Khách hàng đến với của hàng tập hóa thường là những người dân quanh khu vực gần
cửa hàng và có hành vi mua lặp lại. Nhưng bên cạnh đó cửa hàng lại có nhiều đối thủ
cạnh tranh nên để giữ được chân khách hàng thì cần phải có thiết kế khác biệt hơn, ấn
tượng hơn. Nhìn chung so với các cửa hàng xung quanh thì thì cách sắp xếp hàng hóa
trong quán có sáng tạo và bắt mắt hơn. Đây cũng chính là một điểm mạnh của cửa
hàng khiến cho khách hàng ấn tượng hơn.
Theo quan sát của nhóm và được xác định bởi chủ quán thì có 1 số chủ quán tạp hóa
khác cũng đến đây quan sát cách bày biện, trang trí của quán.
 Tóm lại mục tiêu chính của cửa hàng vẫn là thu hút khách hàng và từ đó đem lại
doanh thu cao nhất cho cửa hàng. Và để đạt được mục tiêu đó cần phải có một sự
tính toán để thiết kế của hàng một cách hiểu quả nhất. Cửa hàng phải không ngừng

sáng tạo để đưa ra những cách thức thiết kế không gian bên trong cũng như bên
ngoài một cách sáng tạo và độc đáo nhất để đạt được nhưng mục tiêu đó.
NHÓM 5

9


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

3. Đánh giá thiết kế và không gian cửa hàng
3.1 Kiểu dáng bên ngoài của cửa hàng:
a. Bố cục, thiết kế và kỹ thuật trưng bày hàng hóa bên trong cửa hàng có phù hợp
với kiểu dáng bên ngoài của cửa hàng hay không?
Bố cục, thiết kế và kỹ thuật trưng bày hàng hóa bên trong cửa hàng là điều quan
trọng đó là thiết kế bố trí đặc trưng để kích thích thị giác của khách hàng hay thúc đẩy
khách hàng mua sắm, mục tiêu của bố trí một cửa hàng tạp hóa đẹp là có thể phản ánh giá
trị thực phẩm và chia sẻ một số bí quyết hấp dẫn và thôi thúc người tiêu dùng mua sắm
nhiều hơn. Phân bổ không gian phù hợp trong bố trí có thể tăng thêm 15% doanh số bán
hàng và lợi nhuận cho cửa hàng.
Nhìn chung thì cách bố trí và thiết kế không gian của cửa hàng vẫn chưa đạt hiệu
quả:
Trước đây quán có biển hiệu với tên gọi là “ Tạp hóa Chị Hà” – nhưng biển hiệu
thiết kế rất đơn giản chỉ là để cửa hàng dễ nhận biết cũng như dễ cho việc biết đến của
khách hàng ( theo thông tin chủ cửa hàng cung cấp).
Hiện nay, bên ngoài cửa hàng không có biển hiệu cũng như tên quán ( do bão
cuốn đi), cũng như sơn tường bị bong tróc không được sơn sửa ( lý do chủ cửa hàng đưa
ra là vì vị trí quán thuộc diện giải tỏa muốn đầu tư ở chỗ ổn định hơn cả) - ảnh hưởng
nhiều đến việc kinh doanh của quán.
Không gian của cửa hàng nói chung được chia ra làm 3 phần:
-


Phần 1 là phần mặt tiền, đây là nơi tiếp xúc với khách hàng đầu tiên, và cũng là
nơi để trưng bày hàng hóa, đa số là mặt hàng, đồ ăn nhẹ dành cho trẻ em, thuốc lá,
bánh kẹo được sắp xếp trong các tủ kính thấp...ở bên trái. Bên phải là các tủ đựng
hàng hóa mà đa số là các thực phẩm tiêu dùng như vở, bút,văn hóa phẩm... chưa
được trưng bày đẹp mắt, các tấm áp phích cũ gây cảm giác khó chịu và không sạch
sẽ.
- Phần 2 là các kệ gỗ để rượu, bia, nước ngọt các lại ở bên trái. Đối xứng bên phải là
các loại như gia vị, đồ đóng hộp, ngăn cách với sữa bột, sữa tươi,...
- Phần 3 ngăn cách rõ với 2 phần kia tránh các loại thực phẩm, thức uống mặt hàng
hóa phẩm: bột giặt, dầu gội, sữa tắm, nước rửa,…
 Hai phần này tuy có sự cách phân biệt sản phẩm, cùng cách sắp xếp có lựa chọn
phụ thuộc vào màu sắc tránh nhầm lẫn, nhưng lại nhiều sản phẩm nên nhìn rối
mắt.
- Vị trí của người bán khá thoải mái, linh động với quá trình tư vấn, hoạt động bán
khi có khách ra vào quán.
NHÓM 5

10


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

Quán không thiết kế quầy thu tiền như các cửa hàng khác mà họ chủ yếu là thu tiền
từ tay khách hàng trực tiếp và không có hóa đơn.
Các sản phẩm được trưng bày bên ngoài thường không được thay đổi vị trí, đổi
mới, đây là một yếu tố làm khách hàng quen thuộc với cửa hàng. Ngay nơi ra vào cửa
được thiết kế các kệ có giá đỡ để trưng bày sản phẩm. Các khách hàng khi vào quán mua
hàng thì có thể nảy sinh thêm việc mua hàng thêm mà không tính trước.
b. Tính nổi bật và hài hòa của cửa hàng với khu vực đường phố:

Nhìn vào tiệm tạp hóa số 28 đường Ngũ Hành Sơn thì đầu tiên khách hàng sẽ bắt
gặp một tiệm tạp hóa nhỏ bán rất nhiều sản phẩm tiêu dùng, tuy nhiên thiết kế trang trí
bên ngoài của cửa hàng không nổi bật và hài hòa với khu vực đường phố. Tường chưa
được tráng xi măng cũng như ngôi nhà lụp xụp chưa thấy bản hiệu. Dường như đây chỉ là
tiệm tạp hóa tự phát, không được đầu tư nhiều và đúng cách. Trong khi khu vực đường
phố này đa số có các tiệm tạp hóa lớn, bề thế phô trương nhưng trái ngược tiệm tạp hóa
này lại nhỏ, hơi thiếu vẻ sang trọng, thu hút người tiêu dùng.
Cửa hàng nếu nhìn không kĩ sẽ dễ bị bỏ qua đối với người lưu thông trên đường
với tốc độ cao bởi không có sự nhân biết rõ ràng. Có chăng thì đó là nhờ bề rộng của
quán khá ổn, khách hàng có thể nhận ra nhờ vào số lượng mặt hàng lớn và tính bắt mắt
thu hút của bao bì sản phẩm,…
Cửa hàng nằm trong diện giải tỏa mặt bằng nên vấn đề đầu tư bên ngoài đã
không còn được chủ cửa hàng quan tâm để ý. Vì thế hai bên cửa hàng sau khi các nhà
phá dỡ trở nên thô sơ do vôi vữa vỡ, không được tráng xi măng hay sơn trở lại. Bảng hiệu
sau trận bão Nari 14/10/2013 bị cuốn đi không được thay mới cùng màn che nắng che
phủ suốt ban ngày, ảnh hưởng lớn đến việc kinh doanh cửa hàng vì khách hàng khó lòng
nhận ra.

NHÓM 5

11


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

Hình 7

Hình 8
NHÓM 5


12


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

3.2 Các khu vực trưng bày
Khu vực trưng bày là yếu tố đặc biệt quan trọng trong một cửa hàng. Một cửa
hàng trưng bày tốt là khi khách hàng bước vào sẽ có thể thấy được toàn bộ các hàng hóa
kinh doanh và dễ dàng tìm được các sản phẩm họ muốn. Khu vực trưng bày còn tác động
vào việc khách hàng liệu có chuyển từ người xem hàng thành người mua hàng hay
không. Ngày nay, các cửa hàng bán lẻ xem trưng bày là một trong các phương thức cạnh
tranh hiệu quả với các cửa hàng khác.
Đối với cửa hàng mà nhóm chọn khảo sát thì: diện tích không được rộng, khoảng 20m2,
chiều ngang 4m, chiều sâu 5m và với cách trưng bày này đã giúp tiết kiệm đc tối đa
không gian nhưng vẫn đảm bảo được việt trưng bày đầy đủ các mặt hàng kinh doanh.
-

Khu vực trưng bày khá chật chội, được chia thành 3 khu, bên trái, bên phải và phía
sau, lối đi vào khu phía sau rộng khoảng 1,2m vừa cho 2 người đi. Khu bên trái và
phải được thiết kế khá hợp lí, tủ thấp xếp thành hình chữ L ở phía trước, kệ được
treo cao hơn ở trên tường phía sau. Hàng hóa được trưng bày ở khu vực bên trái chủ
yếu là hàng hóa được khách hàng mua với tần suất trung bình như nước giải khát,
rượu, bánh (hộp), giấy vệ sinh,…Các chai rượu được xếp trên kệ cao thật sự đã thu
hút được ánh mắt của khách hàng khi bước vào. Hàng hóa bên khu vực bên phải là
hàng hóa có tần suất mua cao hơn như bánh kẹo loại nhỏ (lẻ), hàng hóa thiết yếu,
hàng hóa bán lẻ từng chiếc… Đây là khu vực người bán hàng thường xuyên ngồi.
Cửa hàng tận dụng gác lửng làm giá treo hàng hóa và từ đây bắt đầu khu vực trưng
bày phía sau. Cửa hàng sử dụng các kệ sát tường để trưng bày sản phẩm ở khu vực
phía sau. Khu vực này khá tối và bị che khuất bởi các hàng hóa treo ở phía trước
nên không thu được sự chú ý của khách hàng. Hàng hóa của khu vực này là những

loại được khách hàng mua với tần suất thấp như sữa bột, bột giặt…

NHÓM 5

13


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

Hình 9. Tủ và kệ bên trái.

Hình 10
NHÓM 5

14


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

Hình 11

-

-

Vì đây là cửa hàng tạp hóa, sản phẩm kinh doanh rất đa dạng nên việc trưng bày
thành 3 khu vực theo tần suất mua hàng của khách hàng là rất hợp lí. Bên cạnh đó
việc sử dụng nhiều tủ kính và kệ đã giúp việc trưng bày của hàng hóa của cửa hàng
gọn gàng hơn nhiều so với các cửa hàng tạp hóa khác.
Khu vực trưng bày thật sự được sắp xếp theo sở thích của chủ cửa hàng nhằm tạo

thuận lợi cho người bán biết chính xác vị trí của hàng hóa mình sắp đặt – có thể
nhanh chóng lấy ra được mặt hàng khách hàng cần trong thời gian sớm nhất.

3.3 Hoạt động xúc tiến bán hàng của cửa hàng:
Bất kì nhà bán lẻ nào cũng cần đặt câu hỏi: "Nếu có một điều duy nhất mà khách
hàng cần nhớ về bạn thì đó là gì?" Trong marketing có một thuật ngữ là "Định vị"
(Positioning). Định vị đúng sẽ tạo sự khác biệt và tăng khả năng cạnh tranh với các đối
thủ
NHÓM 5

15


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

Cách giao tiếp với khách hàng cũng hết sức quan trọng vì mô hình tiệm tạp hóa
nhỏ lẻ trong một khu dân cư sẽ chỉ sống được bằng lượng khách nhất định ở cộng đồng
dân cư đó. Nó khác với những cửa hàng phục vụ khách qua đường, lượng khách không
gói gọn trong một khu vực nhỏ. Vì thế, khi giao tiếp, phục vụ khách hàng, chủ tiệm hoặc
người bán phải hết sức khéo léo, gần gũi để tạo mối liên hệ tốt.
Theo khảo sát của nhóm thì chị Hà chủ cửa hàng rất thân thiện và ứng xử rất khéo
léo và linh hoạt với từng khách hàng, các em nhỏ rất thích mua hàng ở của hàng của chị.
Đến đây các em được thoải mái chọn những thứ mà các em thích thông qua việc quan sát
qua chiếc tủ với mặt trên bằng kính có tầm nhìn vừa phải với các em, chị Hà cũng rất vui
vẻ và thân thiện ngay cả khi các em đòi đổi lại hàng nhiều lần.
Đối với các khách hàng cần sự tư vấn về món hàng, chị Hà –chủ cửa hàng sẵn
lòng lắng nghe yêu cầu của khách và đưa ra lời khuyên tốt cho họ. Chị thường trò chuyện
về công việc, cuộc sống của những khách quen tạo nên không khí vui vẻ, hòa đồng, gần
gũi.
Một công việc hàng ngày có tác động xúc tiến rất lớn là việc trưng bày sản phẩm,

thật đúng với câu nói, “ nghệ thuật trưng bày hàng hóa được xem như người bán hàng
thầm lặng” . Việc trưng bày hàng hóa hợp lý khiến cho người mua cảm thấy thu hút khi
đến với của hàng, nhiều khách hàng còn khen chị Hà sắp xếp hàng hóa đẹp mắt, gọn
gàng. Việc này giúp cho người bán di chuyển, lấy hàng nhanh làm tăng sự hài lòng của
khách hàng và kích thích việc mua hàng lặp lại của họ
Ở trước mỗi tủ hàng có dán các hình ảnh quảng cáo sản phẩm rất bắt mắt với
những màu sắc tươi mới. Ví như mặt hàng thuốc lá, thực sự gây kích thích trí tò mò và
lưu lại trong tiềm thức nhờ các logo và mẫu mã sản phẩm có tính thực tế nhưng gây chú ý
đặc biệt.
Các sản phẩm khuyến mãi, tặng kèm cũng được trưng bày ở những vị trí thuận
lợi, người bán cũng không quên giới thiệu về những sản phẩm này.
Vào những dịp lễ của hàng đều dán băng - ron quảng cáo thu hút, trưng bày sản
phẩm đẹp mắt, lượng hàng phong phú dễ chọn lựa.
Tuy nhiên, có hạn chế là tấm biển tên của hàng gần đây đã bị bão làm hỏng vẫn
không được thay mới nên nhìn hình ảnh của hàng không được nổi bật.
Thứ hai, do chỉ có một người bán kiêm luôn quản lý của hàng nên khi của hàng
đông khách thì không thể thỏa mãn được tất cả khách hàng, có một số vị khách khó tính
không chấp nhận chờ mà lựa chọn giải pháp đi đến của hàng khác để mua.
3.4. Bố cục của cửa hàng:
NHÓM 5

16


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

Sơ đồ cửa hàng:

Sản phẩm khăn giấy và sửa đóng hộp


Tủ kính đựng hàng hóa

Tủ kính
đựng sản
phẩm:
kem sửa
rửa mặt,
kem đánh
răng

Gh
ế
ng
ồi

Tủ lạnh: đựng bánh,
kem..

Kệ tủ đựng sản phẩm: bột giặc, dầu gội, xà
phòng....

Tủ rượu
Tủ kính
đựng bánh
xốp, bánh
chocobate..

Cửa

Cửa


Cửa

Cửa
THÙNG
BIA

Trong kinh doanh, ngoài chất lượng và dịch vụ tốt còn cần phải có một không gian
trưng bày với nét cá tính độc đáo, đây luôn là điểm nhấn đặc biệt cho việc kinh doanh, nó
không chỉ tạo nên nét riêng cho cửa hàng mà còn dần xây dựng nên một hình ảnh thương
hiệu đẹp, và đặc biệt nó giúp cho cửa hàng đạt được tính cạnh tranh cao hơn trong nghệ
thuật kinh doanh. Thiết kế cấu trúc một cửa hàng tạp hóa là một sự nghiên cứu về không
gian, bố cục, màu sắc và cách sắp xếp sao cho đảm bảo tính khoa học, thẩm mỹ, thuận
tiện trong việc tìm kiếm và lấy hàng. Bố cục một cửa hàng tạp hóa là một trong những
nhân tố chủ yếu thu hút và gây ấn tượng với khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên.
NHÓM 5

17


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

Nhìn chung thì cách bố trí và thiết kế không gian của cửa hàng vẫn chưa đạt
hiệu quả. Bởi vì cửa hàng không lớn, lại kinh doanh nhiều mặt hàng mà lại tận dụng
không gian của mình một cách triệt để, không có sự thông thoáng dù đã có hẳn một lối đi.
Không gian của cửa hàng nói chung được thiệt kế theo chiều ngang cửa hàng,
chia thành ba khu vực chính, là bên trái, bên phải và ở giữa trung tâm.
Phía bên trái cửa hàng, đây là nơi tiếp xúc với cửa hàng đầu tiên, và cũng là
nơi để trưng bày hàng hóa. Đa số là các mặt hàng như: thuốc lá, bánh kẹo, rượu, nước
uống, một số ít dầu gội đầu và khẩu trang, hương,…. Nhìn vào hình ảnh ta thấy thuốc lá

được ưu tiên cho phần trưng bày của cửa hàng, được bày trên mặt tủ nhằm cho người tiêu
dùng dễ thấy nhất. Phía bên trong tủ là kệ dùng để trưng bày rượu và nước đóng chai.
Rượu và nước đóng chai được trưng bày rất bắt mắt, đồng bộ và ngăn nắp. Sau sự ưu tiên
cho phần thuốc là là bánh kẹo cũng được trưng bày khá nổi bật.

Hình 12.

NHÓM 5

18


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

Phía bên phải cửa hàng cũng cấu trúc tương tự như phía bên trái cửa hàng nhưng
chủ yếu là trưng bày bánh kẹo bán lẻ, dầu ăn, nước mắm và các loại đồ hộp,.... Tuy nhiên
chỗ này lại dành riêng cho chị chủ quán một vị trí ngồi bán hàng nên phía trước tủ không
để đồ ra giữa bàn mà để sát vào rìa bàn nhằm mục đích giúp khách hàng có thể nhìn thấy
là có người đang bán hàng.
Sát với cánh cửa là trưng bày các loại bia. Vị trí này vừa nhằm cho khách hàng
biết về mặt hàng bia các loại mà cửa hàng cung cấp và đồng thời đây là vị trí thuận lợi
cho việc vận chuyển loại sản phẩm nặng, khó cồng kềnh này

.
Hình 13
Phía giữa cửa hàng là lối ra vào tiến thẳng đến khu đặt hóa phẩm. Ở trên dùng để
treo các dây dầu gội đầu và sữa tắm các loại được sắp xếp loại nào ra loại đó. Dưới là bột
gặt, nước xả vải, nước rửa chén, Vim, tã giấy, bên phải là kệ sắp đặt sữa bột, sữa cho trẻ
em,… cũng được trưng bày khá đồng bộ và ngay ngắn.


NHÓM 5

19


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

Hình 14

Nhìn chung toàn bộ cửa hàng ta có thể nhìn thấy ngay các sản phẩm được trưng
bày rất cẩn thận và bắt mắt .
Khi khách hàng đi vào cửa hàng thì họ sẽ dễ thấy được các mặt hàng mà họ cần
mua, hay họ chỉ cần nói sản phẩm cho chủ quán biết để chủ quán đem đến tận nơi cho họ.
NHÓM 5

20


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

Cửa hàng nằm vị trí đầu đường nên rất tiện lợi cho khách hàng, tuy nhiên, mặt
bằng ở đây khá nhỏ nên người mua không dễ vào lựa chọn hàng hóa mà đa số chỉ mua
theo thói quen, hay mua theo cảm tính. Do đó, cửa hàng sắp xếp một cách đặc biệt để
kích thích thị giác của khách hàng bằng việc trưng bày bên ngoài phần 1 các sản phẩm có
bao bì bắt mắt và đa số là các sản phẩm bán chạy như thuốc lá, rượu, bánh kẹo, sữa hộp,
gói dầu gội đầu,…Quán không thiết kế quầy thu tiền như các cửa hàng khác mà họ chủ
yếu là thu tiền từ tay khách hàng trực tiếp và không có hóa đơn.
Thiết kế, cân đối bố cục cửa hàng là một trong những yếu tố quan trọng mà chúng ta
không thể bỏ qua khi mở tiệm tạp hóa. Trưng bày hiệu quả cũng là cách giúp tăng doanh
số. Đó cũng là lý do tại sao các siêu thị và cửa hàng tiện lợi hiện đại luôn được trưng bày

rất bắt mắt, hấp dẫn. Ví dụ: ngay mặt tiền cần trưng bày những sản phẩm đang bán chạy,
đang khuyến mãi hấp dẫn hoặc những mặt hàng mà người ta thường mua cùng nhau có
thể đặt cạnh nhau...
3.5 Trưng bày sắp xếp hàng hóa tại cửa hàng tạp hóa
Để tận dụng một cách hiệu quả không gian bên trong cửa hàng, chủ cửa hàng đã
có những chiến thuật trưng bày hàng hòa rất bắt mắt và hiệu quả
Không bao giờ nhắm đến việc trưng bày các sản phẩm mà bạn không có đủ số
lượng đáp ứng cho khách hàng, đây là một nguyên tắc trưng bày hàng hóa được cô Hà chủ của hàng áp dụng ngay từ những ngày đầu mở cửa hàng
Thay đổi hình thức trưng bày thường xuyên cũng là một hình thức được áp dụng
từ rất lâu của cửa hàng này để khiến cửa hàng luôn mới mẻ.
Hàng hóa được trưng bày sắp xếp trên các kệ, tủ là chủ yếu, rất ít hàng hóa được
trưng bày trực tiếp trên nền nhà vì chủ của hàng muốn cho của hàng thật ngăn nắp, khoa
học, đảm bảo sự thuận tiện và không làm ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, đồng thời
cũng để đề phòng mất trộm hàng
Hàng hóa được bố trí hợp lý với các khu vực trưng bày đã trình bày ở mục 3.2
trên, màu sắc ấn tượng và bắt mắt.
Đối với khu vực rượu và các loại nước hàng hóa được trưng bày trên các kệ gỗ
với sự sắp xếp ngăn nắp gọn gàng, tiết kiệm diện tích, những chai rượu được để sao cho
phần nhãn mác, thông tin sản phẩm hướng ra ngoài để khách hàng có thể dễ dàng đọc
được để rút ngắn thời gian mua hàng.
NHÓM 5

21


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

Trưng bày hàng hóa tiết kiệm diện tích nhưng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ
và thu hút cao. Tại các tủ được đặt ở trước và 2 bên lối đi được sử dụng một cách hiệu
quả và cực kỳ sáng tao. Bên trên tủ bên phải lối đi được trưng bày những loại hàng hóa

như kẹo gum, các loại bánh ăn nhanh như lucky, bánh mì ngọt, vì đây là những loại hàng
hóa có tần suất mua cao, hạn sử dụng ngắn và người mua ghét chờ đợi lâu khi mua những
loại hàng này.

Hình 15
Bên trên tủ được thiết kế là một mặt kính để dễ dàng cho người bán lẫn người
mua nhận diện hàng hóa, những hàng hóa nhỏ, nhiều màu sắc như các loại bánh kẹo bình
dân được trưng bày ở đây, tủ được thiết kế với chiều cao thấp để thu hút trẻ em.
NHÓM 5

22


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

Tủ bên trái dọc quầy rượu cũng có thiết kế tương tự nhưng lạ được trưng bày
những hàng hóa đắt tiền hơn, được sắp xếp gọn gàng và trật tự hơn để khỏi làm nhiễu
không gian của quầy rượu. Phía trước mỗi tủ đều có dán các hình quảng cáo nhiều màu
sắc tăng khả năng thu hút. Sát hai bên tường của của hàng là nơi trưng bày các loại hàng
hóa đóng lon, đóng chai, đóng hộp. Bên phải là kệ trưng bày các loại hàng như bánh hộp,
giấy, kẹo. Kệ bên trái do bị che khuất bởi quầy rượu nên chủ của hàng đã tận dụng làm
nơi chứa hàng, ở đây hàng hóa cũng được sắp xếp gọn gàng theo chủng loại để dễ tìm
kiếm và tiết kiệm không gian.
Kệ ở sau sát cuối cửa hàng trưng bày các loại sữa bột đóng lon các loại nước xả
vải, xà phòng, nước rửa chén,... Đối với mỗi loại hàng hóa đều được sắp xếp ngăn nắp,
theo chủng loại, kích cỡ rất tinh tế và sáng tạo giúp cho khách hàng có thể nhìn được tất
cả hàng hóa và thuận lợi cho người bán di chuyển để lấy hàng đồng thời tiết kiệm được
thời gian tìm kiếm hàng. Với các loại dầu gội, sữa tắm, oishi thì được treo lên thành dãy
dọc theo sườn của gác lửng để tiết kiệm không gian và không gây ảnh hưởng đến tầm
nhìn đối với các mặt hàng khác

Chủ của hàng còn tận dụng khoảng trống giữa hai tủ hàng hai bên lối đi để đặt
các thùng bia lon, nước ngọt với mục đích tiết kiệm diện tích và quảng cáo sản phẩm.

Hình 16
NHÓM 5

23


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

3.6 Không khí cửa hàng:
Diện tích 20m2 tuy khá là nhỏ nhưng với bề ngang rộng giúp cho cửa hàng
nhận được nguồn ánh sáng tự nhiên lớn vào ban ngày khiến cho không gian cửa hàng trở
nên đơn thuần mà gần gũi vào hầu hết thời gian trong ngày.
Các tủ kính thấp được lau chùi mỗi ngày vì vậy khi trưng bày các hàng hóa
với màu sắc sặc sỡ như tập vở, bút, bánh kẹo, đồ hộp và một số hàng dành cho trẻ em…
làm tăng khả năng thu hút khách hàng.
Dàn kệ gỗ sắp đặt các hàng xa xỉ phẩm là rượu, bánh kẹo đắt tiền hoặc kệ đặt
mỹ phẩm, hóa phẩm,… tạo ra một không gian ngăn nắp, dễ nhìn, dễ chọn lựa cho khách
hàng.
Vì có sự phân chia ra từng khu vực phù hợp với từng loại mặt hàng như: hóa
phẩm, thức ăn, đồ uống có cồn hoặc không nên trong từng khu vực đó mùi hương của
từng loại hàng có sự phân biệt rõ ràng, không lẫn lộn,… giúp khách hàng có thể đánh giá
chính xác về loại sản phẩm mình muốn lựa chọn.
Tuy nhiên, vì cửa hàng đã cũ, quyết định sửa chữa thay đổi không phải là
vấn đề quá quan trọng đối với chủ cửa hàng nên cửa hàng còn nhiều hạn chế trong khâu
không gian nhằm thu hút khách hàng.
Nếu suốt thời gian ban ngày, cửa hàng đón ánh sáng tự nhiên bên ngoài vào
cho không gian nhẽ nhàng, đơn giản thì vào thời gian bắt đầu tối tầm 18h hàng ngày, cửa

hàng bị tối do bóng đèn cũ, đã yếu cũng như chỉ có 2 bóng đèn. Điều này không tạo được
thiện cảm, tin tưởng với khách hàng khi họ có nhu cầu mua vào ban đêm.
Bởi nguồn hàng hóa phong phú, nhiều mẫu mã màu sắc , cửa hàng lại sử
dụng kệ gỗ tối màu hay các tủ kính nên không có tông màu chủ đạo, không tạo được ấn
tượng riêng để khách hàng chú ý đặc biệt.
Ngoài ra, bên cạnh cửa hàng là khu vực đang xây dựng của một hộ gia đình
vì vậy âm thanh và bụi từ bên cạnh này có tác động không tốt lắm đến không khí cửa
hàng khi khách chọn lựa như là : bụi ảnh hưởng đến xe cộ, đồ đạc khách hàng dựng ngoài
vỉa hè vào mua hàng, âm thanh lớn gây khó chịu cho khách hàng, hoặc khi khách hàng
muốn hỏi thông tin về sản phẩm.
Chủ cửa hàng là người vào tuổi trung niên, cách cư xử thân thiện nhiệt tình,
lại thích chia sẻ các vấn đề hoặc câu chuyện với khách hàng đến mua. Đây có lẽ là đặc
điểm quan trọng tạo nên không gian thân thiện cho cửa hàng. Điển hình là các khách
hàng nhí đến mua hàng thương xuyên xưng cô – con, trò chuyện thân thiện và yêu quý.
4. Ý kiến đề xuất nhằm cải thiện hiệu quả thiết kế và quản lý không gian cửa hàng :
NHÓM 5

24


QUẢN TRỊ BÁN LẺ

Nhằm giúp cho chủ cửa hàng tạp hóa quản lý hàng hóa và doanh thu một cách
tốt nhất và giúp phục vụ khách hàng được tốt hơn, thì quán tạp hóa nên trang bị phần
mềm quản lý tạp hóa với chức năng dành riêng cho cửa hàng tạp hóa. Tính ưu việt của
phần mềm quản lý là đem lại hình ảnh mới lạ cho khách hàng và phong cách bán hàng
chuyên nghiệp, tính tiền nhanh chóng, chính xác, xuất hóa đơn với mẫu mã đẹp mắt.
Thay vì đầu tư vào việc tính tiền cho khách hàng thì chủ cửa hàng có thêm thời gian để tư
vấn cho khách hàng lựa chọn sản phẩm phù hợp, có thêm thời gian giúp khách hàng đóng
gói, vận chuyển...

- Vấn đề biển hiệu là vấn đề thiết yếu mà mỗi cửa hàng cần phải có khi kinh doanh.
Nó có tác động mạnh mẽ giúp khách hàng nhận biết cũng như là điểm quan trọng
trong thiết kế một cửa hàng. Dù vị trí cửa hàng thuộc diện giải tỏa, chưa muốn
đầu tư thì vẫn nên có biển hiệu dù chỉ đơn giản.
- Chủ cửa hàng nên sơn tường lại và tráng xi măng ở phía ngoài cửa hàng để hình
thức cửa hàng thêm bắt mắt và thu hút khách hàng, đồng thời cơi nới diện tích bán
hàng, vì sử dụng diện tích càng rộng càng tốt và lấy hàng nhiều loại, nhiều nhãn
hiệu hơn, để chuyển từ cửa hàng tạp hóa nhỏ sang một tạp hóa dạng siêu thị mini
được người dân lựa chọn nhiều hơn, vì tiện lợi, gần nhà, giá có khi lại rẻ hơn siêu
thị lớn thì sẽ không lo xuất hiện tình trạng vắng khách.
- Cửa hàng nên đầu tư thêm thời gian để sắp xếp trưng bày hàng hóa đẹp mắt, hấp
dẫn hơn. Vì mặt tiền ngay đầu đường, và tiếp xúc trực tiếp với nhiều khói bụi, nên
giải pháp làm tủ kính để bảo quản hàng hóa không bị bụi gây tình trạng đóng bụi
hay hàng hóa mau cũ.
- Ngoài mặt hàng tiêu dùng, thì quán nên đưa thêm vào một số hàng ngoại nhập,
hành xách tay để bán như: “Rượu, nước hoa, mỹ phẩm, sữa xách tay...” đây là
những sản phẩm có mức lãi cao, và nên chú ý vào chất lượng của sản phẩm để giữ
được khách hàng lâu dài.
- Tiệm tạp hóa của cô cần theo dỗi thường xuyên hoạt động của cửa hàng, để nhanh
nhẹn trong việc lựa chọn hàng hóa bán chạy hàng và cũng cần thường xuyên kiểm
tra đầu mối cung cấp hàng cẩn thận, kiểm tra kỹ xuất xứ hàng hóa để tránh bị hàng
giả, kém chất lượng.
- Vì quán tạp hóa nằm ở vị trí đầu đường thuận lợi cho việc bán hàng nên cần cẩn
thận với kẻ gian: những kẻ giả danh tiếp thị bán hàng giả, hàng dỏm. Tiếp thị sẽ
lợi dụng giao những mặt hàng bán không chạy, nếu chủ cửa hàng không dự đoán
được xu hướng bán hàng trong tương lai.
- Cửa hàng cần chú trọng đến giá cả để tăng tính cạnh tranh. Mặt hàng phải phong
phú và đa dạng chủng loại... để thu hút khách hàng mua hàng ở cửa hàng mình.
- Tiệm tạp hóa cần chú ý đến phong cách phục vụ khách hàng, ví dụ như: Với đặc
điểm điều kiện kinh tế chưa cao, cách mua bán, thói quen mua bán ven đường, số

người dùng xe gắn máy, xe đạp nhiều cộng thêm đường hẹp, không có chỗ để xe,
NHÓM 5

25


×