Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Nguyên tắc thay thế đền bù,môn QLNN về tài nguyên và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.79 KB, 17 trang )

1

TIỂU LUẬN

Đề tài :Tìm hiểu nguyên tắc thay thế ,đền bù .
Môn: Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường


2

MỤC LỤC
I.Tổng quan về nguyên tắc.
II.Khía cạnh tài nguyên.
III,Tác động tài nguyên.
IV.Kết luận.

I.Tổng quan về nguyên tắc: thay thế ,đền bù tài nguyên- đất
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội và sự ổn định đời sống của người dân. Việt Nam là một đất nước
nông nghiệp, với khoảng 70% dân số sinh sống ở nông thôn và 48%trực tiếp sống
bằng nghề nông. Đất đã, đang và vẫn sẽ là công cụ sản xuất quan trọng cho nhiều
người dân, đặc biệt là những người nông dân nghèo hiện hàng ngày đang phải lệ
thuộc vào các hoạt động canh tác trên đất. Đất không chỉ đơn thuần là phương tiện
sản xuất mà còn là tài sản quý giá của nhiều hộ gia đình.
Tại Việt Nam kể từ thập niên 40-50 đến nay quan hệ đất đai đã có những thay đổi
căn bản. Sau khi dành độc lập, Nhà nước tiến hành thực hiện chính sách người cày
có ruộng, theo đó đất đai của địa chủ bị tịch thu vàchia lại cho những người dân
nghèo. Thập niên 60-80 được đánh dấu bằng quá trình hợp tác xã hóa, với đất đai
được huy động vào hợp tác để thực hiện sản xuất tập trung. Cuối thập kỷ 80 và đầu
90 đánh dấu quá trình xóa bỏ hợp tác xã, trong bối cảnh đất đai được chia cho các
hộ gia đình. Luật đất đai do Nhà nước ban hành gần đây quy định rõ ràng về các


quyền và trách nhiệm của người sử dụng đất. Là cơ quan quản lý về đất đai, Nhà
nước đóng vai trò bảo hộ cho các các quyền và trách nhiệm được quy định cho
người sử dụng đất. Trong quá trình phát triển đất nước theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, việc thu hồi đất để phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích công
cộng và phát triển kinh tế - xã hội là một quá trình tất yếu, tác động rất lớn đến
người bị thu hồi đất theo nguyên tắc “thay thế,đền bù “thể hiện qua Luật đất đai


3

năm 2013. Để bù đắp cho họ một phần thiệt thòi đó, Nhà nước ta đã ban hành
chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dành cho người bị thu hồi đất, từng
bước hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho người có đất bị
thu hồi ổn định đời sống và sản xuất thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường,đền
bù, hỗ trợ, tái định cư nhằm bảo đảm lợi ích tổng thể của Nhân dân và đất nước,sử
dụng và bảo vệ tài nguyên đất hợp lý,hiệu quả.
Đền bù đất khi Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước trả lại giá trị quyền sử
dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất. Nhằm đảm bảo
quyền lợi của các chủ thể bị thu hồi đất, Nhà nước còn ban hành chính sách hỗ trợ,
tái định cư đi kèm với việc đền bù.Trong đó Nhà nước đề ra rất rõ đối tượng,
nguyên tắc, biện pháp để thực hiện chủ trương này.
II.Khía cạnh tài nguyên đất.
Như ta đã biết đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, đất đai" là khoảng không gian
có giới hạn, theo chiều thẳng đứng (gồm khí hậu của bầu khí quyển, lớp đất phủ bề
mặt, thảm thực vật, động vật, diện tích nước, tài nguyên nước ngầm và khóang sản
trong lòng đất ), theo chiều nằm ngang trên mặt đất ( là sự kết hợp giữa thổ
nhưỡng, đại hình, thuỷ văn,thảm thực vật cùng các thành phần khác ) giữ vai trò
quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của các loài động ,thực vật sống
.Đồng thời đất có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống
của xã hội loài người.

1.Tích cực:
Áp dụng chính sách thay thế và đền bù đất cho người dân nhằm đảm bảo quyền,
lợi ích hợp pháp của họ, hạn chế những tiêu cực trong quá trình bị thu hồi
đất.Đồng thời giúp cho việc sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất hợp lý .
Công tác thay thế và đền bù đất là một trong những công việc khó khăn và nhạy
cảm vì nó tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống vật chất, tinh thần, thói quen, tập quán của người dân.


4

- Đối với nhà nước: thu hồi đất không chỉ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã
hội mà còn thể hiện vai trò, nhiệm vụ, quyền năng của Nhà nươc trong quá trình
quản lý, khai thác, sử dụng đất đai.
- Đối với các chủ dự án đầu tư: thu hồi đất liên quan trực tiếp đến việc huy động
vốn đâu tư cho hiệu quả, liên quan đến điều kiện và tiến độ thực hiện dự án.
- Đối với người người dân- những người bị thu hồi đất: thì đất đai và các tài sản
trên đấ được coi là các tài sản có giá trị lớn. Đất đai không chỉ có giá trị lớn về vật
chất mà còn có giá trị tinh thần to lớn: là nơi an cư, lạc nghiệp, truyền lại qua nhiều
thế hệ.
Về tài nguyên đất đai có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ
như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới
các loài động vật nhỏ. Đất đóng vai trò vô cùng quan trọng cho mọi loại hình sự
sống trên Trái Đất vì nó hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật, trong lượt mình thì các
loài thực vật lại cung cấp thức ăn và ôxy cũng như hấp thụ điôxít cacbon.
- Đối với cây trồng : đất là nền để cây mọc, là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng
nuôi cây.
+Đất gồm mùn, cát, bụi, sét, nước. Các thành phần này phải cân đối. Nếu có quá
nhiều cát, bụi thì cây dễ chết khô khi thiếu nước và thiếu thức ăn. Nếu đất nhiều sét
thì khó cày bừa. Khi bị khô trên mặt thì làm thành một màng cứng, mầm cây khó

mọc xuyên qua...
+Thành phần quan trọng nhất của đất là mùn. Mùn của đất được hình thành nhờ sự
tác dụng của các vi sinh vật trong đất, chúng biến các rễ chết, lá rụng... thành thức
ăn cho cây. Mùn như một chất hồ gắn các thành phần của đất, tạo kết cấu xốp để
thấm và giữ nước, dễ cày bừa. Ngược lại, nếu ít mùn đất sẽ chặt, khó cày bừa, chứa
ít không khí, thấm nước kém, dễ mất nước và bốc hơi nhanh.
+Ngoài mùn ra, nước đóng một vai trò quan trọng trong đất. Nước là môi trường
để tiến hành các phản ứng hóa học trong đất, ngoài việc hòa tan các chất dinh
dưỡng giảm độ độc do muối mặn và muối chua, nước cần cho quá trình khoáng
hóa các chất hữu cơ, kho dự trữ thức ăn của cây trồng...


5

+Đất tốt là đất có độ phì nhiêu cao, tức là có khả năng cung cấp cho cây trồng một
số lượng cần thiết nước và các chất dinh dưỡng, đồng thời không được chứa các
chất có hại cho cây trồng.
+Đất tốt là đất có độ thông khí cao (độ xốp), để duy trì sự hô hấp cho rễ cây và các
vi sinh vật sống trong đất.
+Đất tốt là phải có độ pH phù hợp cho sự phát triển của cây trồng.

Như vậy, đất không chỉ làm nền cho cây mọc, cung cấp nước và chất dinh dưỡng.
Nó còn là "một vật thể sống", vì đất là môi trường thuận lợi cho các sinh vật và vi
sinh vật sinh sôi nảy nở. Có thể nói: Đất tốt là đất có kết cấu thích hợp, độ ẩm.
nhiệt độ và độ pH tối ưu, giầu chất dinh dưỡng và có hoạt động sinh học cao.
Ngược với tính chất trên là "đất xấu". Trong thực tế "đất xấu" có thể cải tạo thành
đất tốt được.
-Tài nguyên đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá của con người,
điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất, cùng với vòng
quay của bánh xe thời gian thì con người xuất hiện và tác động vào đất đai, cải tạo

đất đai và biến đất đai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động
của con người, tức cũng là sản phẩm của của xã hội.
-Vai trò của đất vô cùng quan trong vì vậy bằng các chính sách nhà nước để bảo vệ
và cải tạo tài nguyên đất phát triển bền vững đất nước lâu dài : nguyên tắc thay
thế,đền bù-thể hiện qua Luật Đất đai năm 2013…
- Quặng đất hiếm : 17 nguyên tố trong đất hiếm đặc biệt vì chúng có nhiều tính
chất vật lý khó tin. Chúng tạo ra nhiều công dụng kỳ diệu khi kết hợp với những
nguyên liệu thông thường khác. Chẳng hạn, Europium là nguyên tố giúp con người
biến tivi đen trắng thành tivi màu, Erbium được đặt vào các sợi cáp quang truyền
dữ liệu để ánh sáng trong cáp di chuyển xa hơn.
Một số nguyên tố trong đất hiếm được dùng để sản xuất những nam châm nhỏ
hơn song mạnh hơn dành cho ô tô, ổ đĩa máy tính, máy phát điện, động cơ và cả hệ
thống dẫn đường cho tên lửa. Nhiều nguyên tố khác làm tăng khả năng chịu nhiệt


6

của các cánh quạt trong động cơ phản lực và làm tăng độ sáng của các ống nhòm
hồng ngoại (dùng để quan sát trong đêm).
2.Tiêu cực
-Chính sách thay thế,đền bù đất bên cạnh ý nghĩa tích cực còn tồn tại một số bất
cập như : chưa thể bù đắp được giá trị to lớn của tài nguyên đất mang lại,một số
nơi chuyển đổi đền bù không hợp lý đất nông nghiệp sang đất sử dụng cho hoạt
động sản xuất công nghiệp làm hoang hóa đất…
-Đất đang bị xói mòn,rửa trôi,sụt lở ,đất bị mặn hóa,chua phèn hóa,ô nhiễm đất
(phân bón hóa học trong sản xuất nông nghiệp;chất độc hóa học do chiến tranh để

lại )…do khai thác rừng trái phép,do các chất thải từ hoạt động công nghiệp khai
thác và nuôi trồng thủy sản,hoạt động sinh hoạt của con người. Hoạt động khác
như : khai thác khoáng sản như khoáng ilmenit chứa titan làm phát sinh lượng lớn

chất thải rắn (đất, cát, sỏi) che phủ nhiều vùng đất ven bờ, đồng thời làm tăng xâm
nhập mặn từ biển vào các vùng khai thác làm nhiễm mặn đất và nước ngầm. Hoạt
động nuôi tôm nước lợ/mặn vùng ven bờ cũng gây ra sự nhiễm mặn đất canh tác
nông nghiệp. Sự nhiễm mặn tăng lên cũng có thể gây nhiễm phèn làm chua đất
(hay suy giảm chất lượng đất)..
Ví dụ:ở đồng bằng sông Cửu Long sau vụ lúa bà con nông dân bơm nước mặn vào
ruộng để nuôi tôm làm cho đất bị mặn hóa khó cải tạo lại để trồng lúa…
-Đất đai có quá trình hình thânh lâu dài mới có được và có ý nghĩa quan trọng
trong môi trường sống mà dân số con người ngày càng tăng lên cần đất để ở và
diễn ra hoạt động sản xuất sinh sống vì vậy chúng ta cần cải tạo sử dụng đất hợp lý
để bảo vệ tài nguyên đất ,phát triển bền vững ;lâu dài trong tương lai.

III.Tác động của tài nguyên đất đến đời sống kinh tế-văn hóa,xã hội;
an ninh quốc phòng :
Tài nguyên đất là tài sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá
trình lịch sử phát triển kinh tế-xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất đai đóng


7

vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nếu không có
đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngànhsản xuất nà, cũng như không thể có
sự tồn tại của loài người. Đất đai là một trong những tài nguyên vô cùng quý giá
của con người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con người trên trái đất,
cùng với vòng quay của bánh xe thời gian thì con người xuất hiện và tác động vào
đất đai, cải tạo đất đai và biến đất đai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong
mình sức lao động của con người, tức cũng là sản phẩm của của xã hội.
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là
yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật
khác trên trái đất. Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều

kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất
cơ bản trong nông, lâm nghiệp”. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời
sống kinh tế, xã hội. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các
công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi vá các công trình thuỷ lợi khác. Đất
đai cung cấpnguyên liệu cho ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi,
măng, gốm sứ. .. Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản
xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc
sống và duy trì nòi giống đến ngày nay. Đất đai một tư liệu sản xuất gắn liền với
hoạt động của con người. Con người tác động vào đất đai nhằm thu được sản phẩm
để phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống. Tác động này có thể trực tiếp hoặc gián
tiếp và làm thay đổi tính chất của đất đai có thể chuyển đất hoang thành đất sử
dụng được hoặc là chuyển mục đích sử dụng đất. Tất cả những tác động đó của con
người biến đất đai từ một sản phẩm của tự nhiên thành sản phẩm của lao động.
Trong điều kiện sản xuất tư bản chủ nghĩa, những đầu tư vào ruộng đất có liên
quan đến các quan hệ kinh tế – xã hội. Trong xã hội có giai cấp, các quan hệ kinh
tế – xã hội phát triển ngày càng làm các mâu thuẫn trong xã hội phát sinh, đó là
mối quan hệ giữa chủ đất và nhà tư bản đi thuê đất, giữa nhà tư bản với công
nhân...

Trong nền kinh tế thị trường, các quan hệ đất đai phong phú hơn rất nhiều,
quyền sử dụng đất được trao đổi, mua bán, chuyển nhượng và hình thành một thị
trường đất đai. Lúc này, đất đai được coi như là một hàng hoá và là một hàng hoá


8

đặc biệt. Thị trường đất đai có liên quan đến nhiều thị trường khác và những biến
động của thị trường này có ảnh hưởng đến nền kinh tế và đời sống dân cư.
Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai
từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia. Luật

Đất đai năm 1993 của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Đất đai
là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Trải qua nhiều thế hệ
nhân dân ta đã tốn bao công sức, xương máu mới tạo lập, bảo vệ được vốn đất đai
như ngày nay!”.
Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nó
còn có ý nghĩa về mặt chính trị. Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu
và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh
giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia. Đất đai còn là nguồn của cải,
quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà đất, nó là tài sản đảm bảo
sự an toàn về tài chính, có thể chuyển nhượng qua các thế hệ...

Ở nước ta, các quy định của pháp luật về hỗ trợ, đền bù ngày càng phù hợp với
nhu cầu thực tế cũng như yêu cầu của các quy luật kinh tế.
Các đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, đền bù ngày càng được xác định đầy
đủ, chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, giúp cho công tác quản
lý của nhà nước được nâng cao, người nhận đền bù cũng thấy thỏa đáng.
Mức bồi thường hỗ trợ ngày càng cao, tạo điều kiện cho người dân có thể
khôi phục lại tài sản bị mất -> giúp người dân ổn định về đời sống và sản xuất.
Nhờ những cải thiện của pháp luật quy định về phương pháp tổ chức, về năng lực
cán bộ, thực hư, tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư gần đây đã được rút ngắn hơn
so với các dự án cũ. Góp phần giảm bớt tác động tiêu cực đối với người dân cũng
như đối với dự án.
Việc thực hiện chính sách đền bù, hỗ trợ giúp cho đất nước ta xây dựng cơ
sở vật chất, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp,


9


khu công nghệ cao, các dự án trọng điểm của nhà nước, cũng như góp phần chuyển
đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định đời sống sản xuất cho người dân.
1.Đất nông –lâm nghiệp.
1.1 Tích cực:
-Thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho việc phát triển các khu, cụm công
nghiệp đã đem lại những thành tựu to lớn, khẳng định vai trò quan trọng của sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đẩy nhanh tiến trình hội nhập với nền kinh
tế khu vực và quốc tế.
- ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông
nghiệp,chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang ngành nghề phi nông
nghệp,dịch vụ.
- Việc sở hữu tiền bồi thường, hỗ trợ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển các nhu
cầu vật chất, văn hoá tinh thần cho người dân…..
Về đất rừng nơi sinh sống của các loại động thực vật có giá trị cần bảo tồn và
phát triển,cải tạo…
1.2 Tiêu cực:
Thu hồi đất nông nghiệp dẫn đến một bộ phận dân cư mất đất sản xuất. Điều
này làm cho tỷ lệ lao động không có việc làm tăng mạnh. Đây là vấn đề đáng lo
ngại đối với vấn đề lao động, việc làm của người dân .
- Việc sở hữu tiền bồi thường, hỗ trợ đã góp phần thúc đẩy sự phát triển
các nhu cầu vật chất, văn hoá tinh thần cho người dân. Tuy nhiên, phần lớn số tiền
đền bù được sử dụng cho mục đích xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua sắm đồ dùng
cho gia đình,…ít người đầu tư cho học hay chuyển đổi nghề. Việc sử dụng tiền bồi
thường như vậy sẽ tiềm ẩn những điều bất ổn về thu nhập, điều kiện sống khi
những vấn đề xã hội nảy sinh, khi nếp sống hiện tại không phù hợp với khả năng
tài chính của họ.
- Bên cạnh những tác động tích cực trong việc chuyển đổi mục đích sử


10


dụng đất nông nghiệp cũng còn những tác động tiêu cực đến điều kiện sống của
người dân như vấn đề ô nhiễm môi trường, các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia
tăng. Điều này không những đem lại sự bất ổn cho xã hội mà còn có tác động
không nhỏ đến suy nghĩ, niềm tin của những người dân có đất nông nghiệp bị thu
hồi.
-Đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn người dân nông thôn có đất bị
thu hồi trên địa bàn huyện sau khi bị thu hồi khá hơn trước đây .Mặc dù là dấu
hiệu tích cực nhưng điều băn khoăn là sự cải thiện đời sống này mới là vẻ bề
ngoài bởi lẽ người dân có sẵn tiền bồi thường, do chưa biết cách đầu tư sản xuất
kinh doanh trong khu vực phi nông nghiệp nên dùng xây nhà và sắm các phương
tiện sinh hoạt. Khi tiêu hết số tiền đền bù rồi, họ sẽ không còn nguồn thu nhập nào
đáng kể mang tính ổn định, vì không có việc làm chắc chắn.
Do đó, sự phát triển bền vững về đời sống vật chất và tinh thần của hộ bị thu hồi
đất chưa thực sự đảm bảo.
-Người nông dân chưa thật ổn định và chưa yên tâm với phương thức làm ăn.
Hầu hết các ngành nghề nông nghiệp của họ đều bị thách thức. Đầu vào của sản
xuất tăng giảm rất tùy tiện trong khi đầu ra lại bấp bênh. Lối làm ăn manh mún,
nhỏ lẻ không làm chủ được các tình huống của thị trường Vì vậy, họ vẫn đang chới
với trong thị trường và sản xuất đang còn nhỏ lẻ.
-Thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho. việc phát triển các khu, cụm công
nghiệp đã đem lại những thành tựu to lớn, khẳng định vai trò quan trọng của sự
nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đẩy nhanh tiến trình hội nhập với nền kinh
tế khu vực và quốc tế. Tuy nhiên, khi các khu, cụm công nghiệp đi vào hoạt động
và ngày càng phát triển, thì đồng thời cũng nảy sinh không ít bất cập, ảnh hưởng
tới đời sống xã hội của cộng đồng.
Về đất lâm nghiệp : hàng chục nghìn ha đất lâm nghiệp chưa có chủ thực sự,
nhiều vụ lấn chiếm, tranh chấp đất rừng xảy ra, giá trị sản xuất lâm nghiệp còn
thấp là những hạn chế trong lĩnh vực phát triển lâm nghiệp thời gian qua. Khai thác
hiệu quả tiềm năng đất lâm nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm

tăng thu nhập cho nhân dân là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
2.Tích cực,tiêu cực của chính sách thay thế,đền bù đất thổ cư.
2.1

Tích cực.

a.

Những lợi ích cho di dời vật chất.


11

Các cơ hội nhận lợi ích phát triển từ 1 dự án hàm chỉ việc chia sẻ lợi ích. Việc này
gồm có giúp người/hộ bị ảnh hưởng (BAH), đặc biệt người nghèo và các nhóm dễ
bị tổn thương BAH, chia sẻ những lợi ích của dự án. Chia sẻ lợi ích là 1 phần bổ
sung cho khoản bồi thường và nhằm cải thiện mức sống.
Một ví dụ về 1 phương pháp chia sẻ lợi ích là cung cấp các dự án sản xuất điện,
dự án thủ lợi hay dự án cấp nước đến khu vực mới di dời vì lợi ích của cả người
BAH và cộng đồng tiếp nhận. Một phương pháp khác là các cơ quan thực hiện dự
án sẽ dành 1 tỷ lệ nhất định của doanh thu từ dự án như phí đường bộ phục vụ phát
triển tại khu vực tái định cư (TĐC), ví dụ như xây mới hoặc nâng cấp các công
trình giáo dục hoặc y tế.
Cộng đồng tiếp nhận cũng cần được chia sẻ những phát triển và cải tạo này, bao
gồm việc mở rộng hệ thống thoát nước và vệ sinh, mạng lưới điện, các tuyến ống
cấp nước sinh hoạt, và sự tiếp cận tốt hơn các dịch vụ giáo dục và y tế được nâng
cao.
b. Hỗ trợ cho người bị ảnh hưởng không phải di dời.
Những người bị ảnh hưởng về kinh tế có thể ồm những người có quyền sở hữu đất
hoặc có quyền sở hữu đất có thể được công nhận và những người không có quyền

sở hữu đất hoặc người không có đất. Hỗ trợ cho những người bị ảnh hưởng về kinh
tế bao gồm đền bù theo giá thay thế đầy đủ cho các tiệt hại về thu nhập hoặc nguồn
sinh kế - thường được gọi là các biện pháp hỗ trợ phục hồi sinh kế hoặc thu nhập.
Những người này phụ thuộc trực tiếp vào đất và thường là những người nghèo
nhất, dễ bị tổn thương nhất trong các công dân của quốc gia thành viên đang phát
triển. Họ có thể gồm có người làm nông lĩnh canh, người thuê tài sản, người thuê
đất và người làm công ăn lương cũng như thợ thủ công, người bán hàng, và các cơ
sở kinh doanh nhr ở trên đất mà họ không sở hữu. Họ có quyền được hưởng đền bù
cho thiệt hại về thu nhập hoặc nguồn sinh kế của họ theo giá thay thế đầy đủ. Các
tài sản bị mất có thể là mùa màng, công trình thủy lợi, cây cối vật nuôi, tường rào,
cửa hàng và các quầy bán hàng rong trong số nhiều tài sản khác.


12

Hỗ trợ tái định cư cho những người như vậy có thể bao gồm trợ cấp ổn định đời
sống về lương thực, cỏ khô và nhiên liệu cho đến khi thu nhập được khôi phục, và
sự tiếp cận khoản vay tín dụng, đào tạo, và cơ hội việc làm theo các chương trình.
Đối với thu hồi đất ảnh hưởng đế công trình thương mại, hỗ trợ tái định cư cho chủ
sở hữu sẽ bao gồm chi phí cho các hoạt động tái thiết, thu nhập thuần bị mất trong
thời kì không thể hoạt động, và chi phí vận chuyển nguyên vật liệu. Chủ sở hữu
cửa hàng có quyền sở hữu đất hoặc có quyền sở hữu đất có thể được công nhận
cũng được quyền hưởng đền bù bằng đất hoặc tiền mặt theo giá thay thế đầy đủ
cho đất mà trên đó họ thực hiện các hoạt động thương mại.
c.

Những lợi ích cho di dời kinh tế.

Các lợi ích cho người bị ảnh hưởng về mặt kinh tế có thể bao gồm cả những nỗ lực
đưa ra sáng kiến đặc biệt hướng tới người nghèo và người dễ bị tổn thương. Một số

ví dụ là ưu tiên tuyển dụng để làm việc cho công trình xây dựng của dự án; cơ hội
phục hồi thu nhập tại các khu tái định cư mới, bếp và nhà xưởng phục vụ lám trại
xây dựng; và ưu tiên trong đào tạo kĩ năng để trở thành công nhân vận hành máy,
thợ mộc, thợ hàn chì,…để làm việc cho dự án.
Tại một số quốc gia như Ấn Độ và Việt Nam, các chương trình tín dụng đã được
tạo ra cho người nghèo và người dễ bị tổn thương để cung cấp cơ hội có quyền sở
hữu đất và nhà ở thông qua các khoản vay không tính lãi.
2.2

Tiêu cực.

Những năm gần đây, với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc
thực hiện quy hoạch, đền bù, hỗ trợ có rất nhiều thay đổi.
Do không có sự thống nhất về việc bồi thường, thu hồi, hỗ trợ, tái định cư giữa
chính quyền, người dân và nhà đầu tư nên nhiều quy hoạch, dự án không thể thực
hiện đúng như phê duyệt cả về thời gian, diện tích và phần lớn là do chậm trễ trong
công tác giải phóng mặt bằng. Nhiều trường hợp phải cưỡng chế, gây hậu quả
nghiêm trọng và đang là vấn đề rất bức xúc, được toàn xã hội quan tâm. Mặc dù
chính quyền các địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc tuyên truyền, giải thích,
xong cơ chế thực hiện công tác đền bù vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp. Chính
sách đền bù, bồi thường chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.


13

Sự không thống nhất trong công tác đền bù, giải tỏa đã làm cho đời sống, việc làm,
thu nhập thường xuyên của những người dân có đất bị thu hồi chịu ảnh hưởng tiêu
cực. Các chủ dự án cũng gặp khó khăn trong việc triển khai hoạt động sản xuất,
kinh doanh của mình. Kế hoạch phát triển của địa phương có dự án chậm trễ cũng
bị ảnh hưởng, làm mất tính đồng bộ trong quy hoạch phát triển của địa phương,

làm cho địa phương phải ốn kém nhiều thời gian và chi phí để tổ chức giải quyết
các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo có liên quan; làm ảnh hưởng đến công tác của
chính quyền cho các hoạt động kinh tế-xã hội khác.
Việc chồng chéo trong các quy định về công tác đền bù, hỗ trợ là nguyên nhân
phổ biến dẫn đến sự không đồng bộ và khó khan khi thực hiện công tác đền bù, hỗ
trợ ở địa phương.
Việc để đất không sử dụng do dự án bị kéo dài là lãng phí tài nguyên đất, những
nguồn thu có được từ việc sử dụng đất và các tài sản trên đất. Lãng phí không phải
chỉ là đất đai không được sử dụng hiệu quả, địa phương không phát huy hết tiềm
năng, gây ảnh hưởng chung trong quy hoạch của địa phương, các nhà đầu tư bị
động trong kinh doanh, làm giảm hiệu quả sử dụng vố, mà đặc biệt hơn là đời
sống, sinh hoạt của nhiều người dân có đất trong diện đền bù, hỗ trợ không được
ổn định để tập trung phát triển sản xuất.
=> Đây là sự lãng phí, thiệt hại chung về kinh tế-xã hội của địa phương và của
toàn xã hội.
IV.KẾT LUẬN:
1. Thành tựu đạt được
- Ở nước ta, các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày
càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu của các quy luật kinh
tế. Quan tâm tới lợi ích của những người bị thu hồi đất, Nghị định 197/2004/NĐCP sau một thời gian thực hiện, đặc biệt là sau sự ra đời của NĐ 84/2007/NĐ-CP
đã thể hiện được tính khả thi và vai trò tích cực của các văn bản pháp luật. Vì thế,


14

công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thời gian qua đã đạt được các kết quả
khá khả quan, thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau:
- Thứ nhất, đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng được xác
định đầy đủ chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, giúp cho công
tác quản lý đất đai của Nhà nước được nâng cao, người nhận đền bù cũng thấy thỏa

đáng.
- Thứ hai, mức bồi thường hỗ trợ ngày càng cao tạo điều kiện cho người dân bị
thu hồi đất có thể khôi phục lại tài sản bị mất. Một số biện pháp hỗ trợ đã được bổ
sung và quy định rất rõ ràng, thể hiện được tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà
nước nhằm giúp cho người dân ổn định về đời sống và sản xuất.
- Thứ ba, việc bổ sung quy định về quyền tự thỏa thuận của các nhà đầu tư cần
đất với người sử dụng đất đã góp phần giảm sức ép cho các cơ quan hành chính
trong việc thu hồi đất.
- Thứ tư, trình tự thủ tục tiến hành bồi thường, hỗ trợ tái định cư đã giải quyết
được nhiều khúc mắc trong thời gian qua, giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thực hiện công tác bồi thường tái định cư đạt hiệu quả.
- Thứ năm, các địa phương bên cạnh việc thực hiện các quy định Luật đất đai năm
2003, các Nghị định hướng dẫn thi hành, đã dựa trên sự định hướng chính sách của
Đảng và Nhà nước, tình hình thực tế tại địa phương để ban hành các văn bản pháp
luật áp dụng cho địa phương mình, làm cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
được thực hiện hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn. Chẳng hạn như: Quyết định
143/QĐ-UB sửa đổi bổ sung một số vấn đề về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của
UBND Thành phố Hồ Chí Minh ngày 15/08/2007; Quyết định số 80/2005/QĐ-UB
của UBND thành phố Hà Nội…Do đã vận dụng các chính sách bồi thường, hỗ trợ,
tái định cư thỏa đáng nên việc thu hồi đất tiến hành bình thường, mặc dù vẫn còn
những khiếu nại nhưng con số này ít và không gây trở ngại đáng kể trong quá trình
thực hiện.
- Thứ sáu, nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa nhân văn cũng như tính chất
phức tạp của vấn đề thu hồi đất, tái định cư của các nhà quản lý, hoạch định chính
sách, của chính quyền địa phương được nâng lên.


15

- Thứ bảy, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để tạo điều kiện vật chất và kỹ thuật

trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Thứ tám, Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có năng
lực và có nhiều kinh nghiệm ngày càng đông đảo; sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn
của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giữa các bộ, ban, ngành có các dự án
đầu tư ngày càng được mở rộng và có hiệu quả.
Nhờ những cải thiện về quy định pháp luật về phương pháp tổ chức, về năng lực
cán bộ thực thi giải phóng mặt bằng, tiến độ giải phóng mặt bằng trong các dự án
đầu tư gần đây đã được rút ngắn hơn so với các dự án cũ, góp phần giảm bớt tác
động tiêu cực đối với người dân cũng như đối với dự án. Việc thực hiện chính sách
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã giúp cho đất nước ta xây dựng cơ sở vật chất,
phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ
cao, các dự án trọng điểm của Nhà nước, cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu
nền kinh tế, ổn định đời sống sản xuất cho người có đất bị thu hồi.
2.

Trở ngại

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó chúng ta cũng còn những tồn tại,
vướng mắc khi tiến hành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, trong đó đặc biệt là vấn đề
giá đền bù, gây những tác động tiêu cực đối với thị trường bất động sản.
- Thứ nhất , chính sách và pháp luật về đất đai, bồi thường thiệt hại còn chưa hoàn
chỉnh, chồng chéo và thường xuyên thay đổi và bổ sung dẫn tới tình trạng so bì,
khiếu nại của người có đất bị thu hồi qua các dự án hoặc một dự án nhưng thực
hiện đất thu hồi qua nhiều năm. Mặt khác, Luật đất đai chưa có cơ chế bắt buộc để
đảm bảo quỹ đất và nguồn vốn xây dựng khu tái định cư trước khi thu hồi đất.
- Thứ hai, chất lượng các khu tái định cư được xây dựng cũng chưa đáp ứng được
yêu cầu có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ.
- Thứ ba, chưa chú trọng tạo việc làm mới, chuyển đổi nghề cho người bị thu hồi
đất.



16

- Thứ tư, bộ máy tổ chức thực hiện còn thiếu, chồng chéo về chức năng và nhiệm
vụ.
- Thứ năm, việc lập và tổ chức thực hiện phượng án đền bù, hỗ trợ đất ở môt số dự
án còn thiếu kiên quyết, thiêu dân chủ, công khai, minh bạch, chưa đảm bảo tính
khách quan, chính xác.
- Thứ sáu, năng lực, phẩm chất của lượng cán bộ làm công tác giải phóng mặt
bằng ở nhiều nơi còn chưa đáp ứng được yêu cầu và chưa có cơ chế hoạt động rõ
ràng.
- Thứ bảy,chưa phát huy được vai trò của các tổ chức quần chúng tham gia thực
hiện.
- Thứ tám, một số địa phương thiếu sự pối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành;
chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân hiểu rõ các
quy định của pháp luật hoặc né tránh, thiếu cương quyết, không giải quyết dứt
điểm, làm cho việc giải phóng mặt bằng bị kéo dài nhiều năm.
- Thứ chín, Tổ chức phát triển quỹ đất chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức về
kinh phí và nhân lực để thu hồi đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được
phê duyệt, tạo quỹ đất sạch để đầu tư.

3.

Một số đề xuất

- Một là, đảm bảo tính thống nhất, nhất quán trong chính sách bồi thường, hỗ trợ
tái định cư, tránh tình trạng mỗi địa phương, mỗi dự án, mỗi công trình có mức bồi
thường và hỗ trợ khác nhau, từ đó làm nảy sinh ý tưởng so sánh quyền lợi từ phía
người dân. Khẩn trương hoàn thiện các quy định của pháp luật, theo hướng dựa
trên cơ sở thị trường để giải quyết vấn đề bồi thường cho người bị thu hồi đất.

- Hai là, nâng cao chất lượng công trình quy hoạch tái định cư; chú ý đến yếu tố
văn hóa, tập quán, thói quen của đồng bào các dân tộc khi xây các khu tái định cư.
- Ba là, nâng cao năng lực thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của các ban,
ngành ở địa phương và các đơn vị tư vấn, cũng như tinh thần trách nhiệm, sự tuân


17

thủ trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, của cán bộ thực thi việc kiểm kê,
kiểm đếm, lập phương án đền bù.
- Bốn là, có một kế hoạch dài hạn với nguồn tài chính đảm bảo trong nhiều năm
để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Khống chế một cách nghiêm chỉnh về
quy mô thu hồi đất; xác định tiêu chuẩn bồi thường một cách hợp lý và hoàn thiện
hơn nữa quy trình thu hồi đất.
- Năm là, khắc phục những khó khăn trong việc xác định nguồn gốc đất dẫn đến
sự khó khăn trong việc xác định điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
cho người dân.
- Sáu là, ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân như trú trọng xây dựng các
cơ sở đào tạo nghề, hỗ trợ họ phí cho con em nông dân bị thu hồi đất, quy hoạch và
phát triển các làng nghề hoặc hỗ trợ người tự tìm việc làm.



×