Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Mối quan hệ hợp tác trong quần xã sinh vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 13 trang )


MỐI QUAN HỆ HỖ TRỢ TRONG QUẦN XÃ

KHÁI NIỆM QUẦN XÃ


Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật cùng sống trong một vùng địa
lý hay sinh cảnh nhất định, là phần sống hay hữu sinh của hệ sinh thái. Các
sinh vật trong quần xã có mối quan hệ hữu cơ với nhau (quan hệ thợ săn con mồi, cạnh tranh cùng loài hay khác loài, quan hệ cộng sinh, quan hệ vật
ký sinh - vật chủ) về nguồn thức ăn, điều kiện sống.v.v. Mối quan hệ phức tạp
này được thể hiện qua các lưới thức ăn, chuỗi thức ăn. Một quần xã sinh vật
thường có lịch sử hình thành lâu dài và hoạt động như một hệ thống mở tương
tác với các yếu tố vô sinh của môi trường.
Ví dụ về quần xã:

KHÁI NIỆM QUAN HỆ HỖ TRỢ

Quan hệ hổ trợ là quan hệ giữa các loài sinh vật trong đó có ít nhất một loài
hưởng lợi.

I. Quan hệ cộng sinh


1) Cách quan hệ: Là mối quan hệ nhất thiết phải xảy ra giữa hai loài, (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại

được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Nếu một quan hệ chỉ mang lại lợi ích cho một bên thì quan
hệ đó sẽ không tồn tại được lâu dài. Đó là quy luật cộng sinh.
2) Các hình thức:

a) Cộng sinh giữa thực vật với nấm hoặc vi khuẩn:


Ngoại khuẩn căn ở thông

Nội khuẩn căn ở bong

Nấm được thực vật cung cấp dinh dưỡng, đồng thời cũng cung cấp chất dinh dưỡng ngược lại cho thực vật mà không
gây bệnh hoặc làm tổn thương gì đối với thực vật

Nốt sần trên rễ cây họ đậu

Bèo hoa dâu (Azolla )- nguồn phân xanh cố định nitơ

Vi khuẩn lam Anabaena azollae trong Bèo hoa dâu; Nốt sần dạng phân nhánh; Vi khuân trong nốt sần.


Nó giúp cho cây bộ Đậu có khả năng cố định nitơ (nitrogen fixation). Người ta chế biến phân vi khuẩn nốt sần (Nitragin)
để nhiễm vào hạt giống có thể giúp làm tăng rõ rệt năng suất đậu cũnh như khối lượng chất xanh (thân, cành, lá) của
cây bộ đậu.
b) Cộng sinh giữa thực vật với động vật:

Kiến sống cộng sinh trong xúc tu cây nắp ấm Nepenthes biclacarata


Đông trùng hạ thảo là một dạng cộng sinh giữa một loài nấm túi

một loài sâu non.

Trong mối quan hệ này cây cung cấp một “pháo đài” trú ẩn và nước cho sinh vật, trong khi sinh vật đó
thải phân làm nguồn nuôi dưỡng cây, cũng như bảo vệ cây trước sự đe doạ của những vị khách không
mời.


Ong và chim khuyên đều ăn mật hoa của cây. Đổi lại chim và ong giúp cây phát tán những hạt phấn hoa dính trên lưng và chân .


c) Cộng sinh giữa động vật với động vật:

Một số loài ốc mượn hồn và cua biển thường cõng hải quỳ trên lưng
, ốc thì dùng hải quỳ để xua đuổi kẻ thù hải quỳ nhờ ốc mà có thể thoát khỏi
tình trạng “bán thân bất toại” và có thể kiếm được nhiều thức ăn hơn

Cá bống biển và tôm vỏ cứng chung sống vui vẻ cùng nhau. Cả 2 cùng sống trong 1 cái hang do tôm đào, và cá lại có nhiệm vụ bảo vệ
tôm. Thị lực của loài tôm này rất kém, dó đó chúng phải nhờ bống vốn rất tinh mắt cảnh giới cho lúc nào thì an toàn để ra ngoài. Ngược lại,
bống thì nhờ tôm mà có được một “ngôi nhà” để nương náu và nghỉ ngơi.

Rệp,hút nhựa cây, tiết ra chất mật kiến rất thích ăn

Những con tôm hoàng đế này cưỡi trên những loài động vật có kích


Kiến chăn nuôi rệp để lấy mật. Ngược lại, chúng bảo
vệ rệp khỏi các. loài thiên địch (ong bò vẽ hoặc bọ dừa…)

thước to hơn chúng, và di chuyển cũng nhanh hơn chúng
để nhặt những mẩu thức ăn lẫn trong bùn.

Nấm và tảo sống cộng sinh với nhau chặt chẽ tạo thành địa y. Các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp
cho tảo. Nngược lại tảo có diệp lục sử dụng các chất đó tổng hợp nên chất hữu cơ nuôi sống cả hai.

Hải quỳ ăn phần thức ăn còn lại của cá, chúng lại bảo vệ loài

Trong quá trình chim gõ kiến đục cây để bắt côn trùng, chim ruồi

cá này khỏi bị ăn thịt bởi loài khác.
sẽ bay theo chúng để hút nhựa cây chảy ra.

3) Ứng dụng của cộng sinh.

- ứng dụng luân canh và xen canh cây hoa màu với loài cây
họ đậu, nhằm cung cấp nguồn ni-tơ cho hoa màu.


- ứng dụng nuôi trồng bèo hoa dâu làm phân xanh trong nông nghiệp cung cấp nguồn đạm cho cây trồng.

II. Quan hệ hợp tác

1) Cách quan hệ: Là quan hệ giữa hai loài hợp tác với nhau đôi bên cùng có lợi nhưng không nhất thiết phải xảy ra.

chim choi choi Ai Cập giúp cá sấu làm sạch những thức ăn thừa trong hàm răng của mình. Mối quan hệ này đem
lại cho loài chim choi choi Ai Cập nguồn thực phẩm sẵn có mà còn vô cùng an toàn, bởi vì nhiều loài động vật ăn
thịt khác không dám tấn công khi chúng ở gần cá sấu.

Những con chim nhỏ thường bám trên lưng các loài động vật cỡ lớn như cá sâu, trâu, ngựa và hươu…để
ăn những con vật ký sinh trên da.


Loài tôm vệ sinh leo vào cái miệng đầy răng nhọn hoắt lởm
chởm của những con lươn, đào bới quanh răng chúng để tìm thức ăn.

2) Ứng dụng của quan hệ hợp tác

Ứng dụng trong việc trồng nhãn + nuôi ong để
tăng hiệu quả thụ phấn ở nhãn, đồng thời cung

cấp cho ong lượng phấn hoa chất lượng tốt.

III. Quan hệ hội sinh
1) Cách quan hệ: Là quan hệ giữa hai loài khác nhau trong đó chỉ có một bên có lợi, loài kia không có lợi cũng chẳng có hại.


Cá mập để cho loài cá ép bám vào dưới bụng của mình cá ép nhặt
nhạnh thức ăn thừa của cá mập, giúp dọn dẹp các loài ký sinh sống
dưới bụng của cá mập; và cá ép được an toàn tuyệt đối.

Chim kền kền ăn thịt thừa của các loai thú săn mồi


Một số thân mềm (hàu, vẹm,..), giáp xác sống bám vào các cành
cây ngập nước.

trong tổ giun Erechis có tới 13 loài động vật nhỏ như
Cá bống, cua, giun nhiều tơ sống hội sinh với
Erechis để có nơi ẩn nấp và thức ăn thừa.

2) Ứng dụng của quan hệ hội sinh

Ứng dụng vào mô hình “tôm ôm cây đước” để nâng cao chất lượng tôm nhờ có nơi trú ngụ là mùn
bã cây, đồng thời bảo vệ rừng ngập mặn.


Ứng dụng trong việc trồng các loại Lan rừng trên các than cây gỗ lớn, tạo điều kiện tự nhiên để Lan
phát triển tốt nhất.

DANH SÁCH THÀNH VIÊN THỰC HIỆN


SƯU TẦM TRANH ẢNH
1) LÊ THỊ TRANG
2) NGUYỄN THỊ NGỌC LINH
3) LÊ THỊ LỆ
4) PHẠM THỊ HOA
CÁC KHÁI NIỆM VÀ CHÚ THÍCH
1) ĐỖ ĐỨC LÝ
2) LÊ DUY THUNG
3) VÕ HOÀNG PHÁT
4) LÊ THỊ QUỲNH NHƯ


CHỈNH SỬA VÀ HOÀN THIỆN
1) LƯƠNG HÙNG MẠNH
2) ĐẬU THANH AN
3) PHAN VIẾT TÚ
4) NGUYỄN VŨ PHƯƠNG ANH



×