Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Giáo trình phong trào nông dân thế kỷ XVIII và phong trào tây sơn phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.84 KB, 38 trang )

Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn

- 26 –

CHƯƠNG II : PHONG TRÀO NÔNG DÂN TÂY SƠN (1771 - 1789)
I.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH.
1. Khái quát lòch sử phần đất Đàng Trong
a.Quá trình sát nhập lãnh thổ Chiêm Thành
Chiêm Thành (Chăm Pa, Lâm p) là một nước được thành lập từ nhà nước phôi thai thế kỷ I trước
Công nguyên. Năm 111 TCN, nhà Tây Hán cai trò miền đất nước ta, lập ra quận Nhật Nam. Huyện Tượng
Lâm thuộc quận Nhật Nam ở phía Nam nước ta, cư dân ở đây chủ yếu là đồng bào Chăm. Năm 190, thủ
lónh Khu Liên phát động nhân dân khởi nghóa. Đến năm 192, khởi nghóa thành công, Khu Liên lên làm
vua hiệu là Hoàn Vương, đặt tên nước là Lâm Ấp hay còn gọi làø Chăm Pa hoặc Chiêm Thành.
Trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, Chiêm Thành phần lớn tự chủ. Cư dân Chăm đã xây dựng được một
quốc gia độc lập, nền kinh tế, văn hoá phát triển rực rỡ. Dấu tích còn lại là những đền tháp Chăm huyền
bí.
Năm 982, Lê Hoàn đem binh đánh chiếm kinh đô Đồng Dương (Quảng Nam) rồi rút quân về nước
để lại một bộ phận quân đội chiếm giữ Đèo Ngang. Đến năm 992, Lê Hoàn lại cho mở đường bộ từ cửa
biển Nam Giáo (Nghệ An) đến Châu Đòa Lý (nay thuộc Quảng Bình).
Năm1044, Lý Thái Tông (Phật Mã) kéo quân đánh chiếm kinh đô Chiêm Thành là Chà Bàn (Vijaya
– Bình Đònh), giết vua Sạ Đẩu, bắt 30 voi, 5000 người và gia quyến vua Sạ Đẩu, giết hơn 3 vạn người.
Năm 1069, vua Lý Thánh Tông lại cất quân tiến đánh Chiêm Thành, sai Lý Thường Kiệt làm tiên
phong kiêm chức Nguyên soái. Đại Việt toàn thắng, chiếm được kinh đô, bắt được vua Chiêm Thành là
Chế Củ (Rudravarman III) và gia quyến mang về nước. Vua Chiêm Thành phải dâng 3 châu Đòa Lý, Đố
Chánh, Ma Linh (vùng đất thuộc Quảng Bình và Bắc Quảng Trò) để được tha về. Năm 1075, Lý Thường
Kiệt đi kinh lý, đổi Châu Đòa lý làm Lâm Bình, Ma Linh làm Minh Linh và mộ dân đến ở.
Năm 1307, nhà Trần gả công chúa Huyền Trân cho vua Chiêm Thành là Chế Mân. Vua Chiêm
Thành dâng 2 châu Ô, Lý để tạ ơn. Nhà Trần nhân đó lập 2 châu Thuận, Hoá (thuộc Quảng Bình, Quảng
Trò, Thừa Thiên Huế ngày nay).
Năm 1402, nhà Hồ sai Đỗ Mẫn mang quân đánh Chiêm Thành, chiếm được đất Chiêm Động và Cổ
Luỹ (Bắc Quảng Ngãi) rồi chia làm 4 châu Thăng, Hoa, Tư , Nghóa thuộc an phủ sứ lộ Thăng Hoa. Sau


đó, nhà Hồ sai quan lại mộ dân đến khai khẩn.
Năm1471, Lê Thánh Tông thân chinh chỉ huy 26 vạn quân tiến đánh Chiêm Thành. Lê Thánh Tông
tự mình đốc suất quân đội bao vây thành Chà Bàn (Bắc Quy Nhơn, Bình Đònh), bắt sống vua Chiêm
Thành là Trà Toàn. Sau khi chiếm được Chiêm Thành, Lê Thánh Tông lấy một phần phía Bắc (từ đèo Cù
Mông trở ra) đặt làm thừa tuyên Quảng Nam và vệ Thăng Hoa và về tính chất cũng giống như các trấn
xứ khác. Năm1498, nhà Lê lại đặt thêm 3 vệ Thăng Hoa, Tư Nghóa, Hoài Nhân thuộc đô ty Quảng Nam.

Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn

- 27 –

Phần còn lại, nhà Lê chia làm 2 nước. Hoa Anh là phần đất thuộc quyền cai quản của quý tộc Chăm
(là vùng duyên hải từ Phú Yên trở vào đến Bình Thuận). Nam Bàn là đòa bàn cư trú của các tộc người
Trường Sơn - Tây Nguyên. Nhưng cả 2 nước này đều chòu sự kiểm soát chặt chẽ của nhà Lê.
Năm 1474, em vua Trà Toàn là Trà Toại khởi binh đònh khôi phục đất đai bò mất. Tướng Lê Niệm
đã dẫn quân đến đàn áp, bắt được Trà Toại đem về Thăng Long trò tội. Nhân dân Chăm cũng nhiều lần
khởi nghóa nhưng đều bò dập tắt.
Tháng 11 năm 1558, Nguyễn Hoàng được phong là Đoan Quận Công xin vào trấn thủ Thuận Hóa,
Bùi Tá Hán trấn thủ Quảng Nam (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Đònh, Gia Lai và Công Tum). Đến năm
1568, trấn thủ Quảng Nam là Bùi Tá Hán chết. Nguyễn Bá Quýnh được cử thay thế. Năm 1570, quân
Mạc tấn công mạnh vào vùng Thanh Hoá, Nghệ An, Trònh Kiểm triệu hồi Nguyễn Bá Quýnh về Nghệ
An và giao cho Nguyễn Hoàng kiêm luôn trấn thủ Quảng Nam.
Bề ngoài, Nguyễn Hoàng vẫn phải thần phục Nam triều nhưng bên trong thì lo xây dựng cơ sở cát
cứ lâu dài và thực tế đã thoát khỏi sự kiểm soát của chính quyền họ Trònh. Ở đây đang hình thành một
khu vực cát cứ của tập đoàn phong kiến họ Nguyễn. Vùng này đã được tiến hành khai khẩn từ lâu nhưng

về cơ bản vẫn còn hoang vu. Nhân lúc họ Trònh đang bận đối phó với nhà Mạc ở phía Bắc, Nguyễn
Hoàng đã tiến hành khai khẩn đất đai để tạo ra một cơ sở kinh tế vững chắc cho việc cát cứ. Thuận –
Quảng trở thành một vùng kinh tế phát triển, chính trò ổn đònh.
Năm 1593, Nguyễn Hoàng ra Thăng Long dâng nộp sổ sách quân dân kho tàng 2 xứ Thuận –
Quảng. Nguyễn Hoàng đem theo thuỷ quân Thuận – Quảng ra giúp Trònh Tùng trấn áp tàn quân nhà
Mạc. Nhân dòp này, Trònh Tùng giữ Nguyễn Hoàng ở lại Bắc Hà để kiềm chế và tìm cách thu hồi vùng
đất Thuận – Quảng.
Năm 1600, lấy cớ phải mang quân đi đánh dẹp cuộc nổi dậy của một nhóm quan lại ở cửa biển Đại
An, Nguyễn Hoàng đem quân vượt biển trốn vào Thuận Hoá bắt đầu chống lại triều đình Lê - Trònh
Năm 1602, Nguyễn Hoàng cho con là Nguyễn Phúc Nguyên trấn thủ Quảng Nam. Trước khi chết,
ông dặn lại Nguyễn Phúc Nguyên: “Đất Thuận Quảng, phía Bắc có Hoành sơn và Linh giang, phía Nam
có núi Hải Vân và Thạch Bi, đòa thế hiểm cố, thật là một nơi để cho người anh hùng dụng võ. Nên biết
dạy bảo nhân dân, luyện tập binh só, kháng cự lại họ Trònh thì gây dựng được cơ nghiệp muôn đời”
Năm 1611, Nguyễn Hoàng sai tướng Văn Phong mang quân tấn công Hoa Anh, lấy đất Chiêm
Thành lập ra phủ Phú Yên, gồm 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà. Vua Chiêm Thành là Bà Tấm (Po
Romê) nhiều lần ra đánh mong đòi lại đất nhưng đều thất bại. Năm 1629, trấn thủ Phú Yên là Văn Phong
chống lại họ Nguyễn, Nguyễn Phúc Nguyên sai nguyễn Phúc Vinh mang quân đến tiêu diệt và lập ra
dinh Trấn Biên (trấn sát biên).
Năm 1653, lấy cớ quân Chiêm Thành hay quấy rối Phú Yên, Nguyễn Phúc Tần sai Cai cơ Hùng
Lộc và Minh Vũø mang 3000 quân, vượt qua dãy núi Thạch Bi và Hổ Dương (nay là khu vực đèo Cả, giáp
giới Phú Yên và Khánh Hoà) đánh bại quân Chiêm Thành rồi tiến đến sông Phan Rang. Vua Bà Bật (Po
Phiktirai) xin hàng. Chúa Nguyễn sát nhập thêm 2 phủ Thái Khang (gồm Quảng Phúc, Tân An thuộc

Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn


- 28 –

Khánh Hoà) và Diên Ninh (sau đổi là Diên Khánh gồm 3 huyện Phúc Điền, Vónh Xương, Hoa Châu) lập
thành dinh Thái Khang do Hùng Lộc làm trấn thủ.
Tháng 4 năm1693, lấy cớ vua Bà Tranh (Po Thop) bỏ triều cống và xâm phạm đất Diên Ninh,
Nguyễn Phúc Chu sai tướng Nguyễn Hữu Kính (Nguyễn Hữu Cảnh) mang quân tiến đánh, bắt được Bà
Tranh (vua cuối của Chiêm Thành) và gia thuộc đem về Ái Tử (Quảng Trò) sát nhập phần còn lại của
Chiêm Thành vào đất đàng Trong của họ Nguyễn, lập ra trấn Thuận Thành (cùng năm đó đổi là Bình
Thuận).
Sau khi chiếm được toàn bộ đất đai Chiêm Thành, chúa Nguyễn thi hành chính sách thống trò dã
man. Các cuộc khởi nghóa của quý tộc và nhân dân Chăm không ngừng diễn ra. tháng 12 năm1693, nhân
dân Chăm đã nổi dậy khởi nghóa dưới sự lãnh đạo của Ngô Lãng (A Ban) và Ốc Nha Thát. Cuộc khởi
nghóa đã khôi phục lại cho người Chăm hầu hết đất đai Bình Thuận nhưng đến tháng 4 năm1694, cuộc
khởi nghóa bò quân Nguyễn đàn áp.
Mặc dù cuộc khởi nghóa bò thất bại nhưng Chúa Nguyễn phải ban hành một số nhượng bộ: tháng
9/1694, đổi phủ Bình Thuận lại là trấn Thuận Thành, phong Kế Bà Tử (dòng dõi vua Chăm cũ) làm Phiên
Vương. Mặt khác Chúa Nguyễn lại đẩy mạnh di dân người Việt vào khẩn hoang và đồng hoá sâu sắc hơn
đối với người Chăm. Đến năm 1697, họ Nguyễn lại đổi trấn Thuận Thành thành phủ Bình Thuận và biến
những chức vò của người Chăm thành bù nhìn.
Như vậy trải qua hơn 15 thế kỷ tồn tại (190 - 1693), nước Chiêm Thành chính thức bò xoá bỏ, sát
nhập vào bản đồ Đại Việt. Sự tan rã đó là kết quả tất yếu của một quá trình suy vong từ thế kỷ XV của
phong kiến Chiêm Thành.
Sau khi chiếm được toàn bộ Chiêm Thành, họ Nguyễn thi hành chính sách chia rẽ và đồng hoá triệt
để:
Tàn sát những thủ lónh và những người yêu nước Chiêm Thành.
Lợi dụng một bộ phận quý tộc Chiêm Thành để nô dònh nhân dân Chiêm Thành.
Bắt nhân dân Chiêm Thành phải theo phong tục, tập quán, y phục như người Việt, ngoài ra giai cấp
quý tộc đòa chủ người Việt còn bắt người Chăm làm nô tì khai hoang mở rộng diện tích canh tác.
Đối với vùng đất Thuận Thành, họ Nguyễn cử các võ quan như: Nguyễn Tri Thắng, Nguyễn Phan
Lễ, Chu Kiếm Thắng,... thay nhau trấn thủ.

Hậu quả:
Nhân dân Chiêm Thành một phần bò đồng hoá nô dòch hoặc bò tiêu diệt, phần còn lại lùi dần vào
rừng núi giáp giới Chân Lạp, Lan Xạng và đồng hoá với các dân tộc thiểu số Tây Nguyên.
Một bộ phận khác di cư sang các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á.
Hậu quả tất yếu là người Chăm trở thành một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Vậy giải thích vấn đề này thế nào?

Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn

- 29 –

Quốc gia Chiêm Thành không còn đến ngày nay cũng như nhiều quốc gia khác trong thời kỳ phong
kiến. Đó là kết quả lòch sử của sự xâm lấn lẫn nhau giữa các quốc gia phong kiến.
Nhưng theo quan điểm lòch sử chân chính thì lòch sử Việt Nam là lòch sử của tất cả các dân tộc sống
trên lãnh thổ Việt Nam. Do vậy, chúng ta phải coi dân tộc Chăm là một bộ phận không thể tách rời của
dân tộc Việt Nam, cũng như dân tộc Chăm là một trong những chủ nhân của đất nước Việt Nam. Nhiệm
vụ của những nhà nghiên cứu lòch sử là phải nghiên cứu chính xác, toàn diện về người Chăm để làm sáng
tỏ vấn đề dân tộc Việt Nam.
Mối quan hệ giữa người Việt và người Chăm là chủ đạo chứ không phải là quá trình xâm lược của
giai cấp phong kiến người Việt đó là văn hoá Sa Huỳnh và văn hóa Đông Sơn có những mối liên hệ lớn,
từ đó văn hóa Đại Việt và văn hóa Chiêm Thành có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Như vậy, ta phải coi văn
hoá Chăm là di sản của văn hóa Việt Nam.
b. Quá trình sát nhập một phần lãnh thổ Chân Lạp
Chân Lạp (Bhavapura) vốn là một bộ phận của vương quốc Phù Nam. Vương quốc này có một thời
kỳ phát triển khá mạnh mẽ (từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ VII). Đòa bàn của vương quốc Phù Nam bao

gồm cả lãnh thổ Chân Lạp. Từ thế kỷ thứ VI, người Khmer đã thiết lập vương quốc Chân Lạp và bắt đầu
tấn công vương quốc Phù Nam. Từ thế kỷ thứ IX đến thế kỷ thứ XII, vương quốc Chân Lạp phát triển đến
giai đoạn thònh đạt nhất (thời kỳ văn minh Ăngco). Vương quốc này phát triển thành một đế quốc mà đòa
bàn cai trò bao gồm cả vùng đất Nam bộ (Việt Nam ngày nay) và thậm chí còn biến Chiêm Thành thành
một tỉnh của nó.
Từ thế kỷ thứ XIII, người Thái bắt đầu xây dựng được các vương quốc của mình ở lưu vực sông
Mênam và bành trướng sang Chân Lạp. Vương quốc Chân Lạp suy yếu nhanh và đến thế kỷ XVII thì phụ
thuộc hẳn vào phong kiến Thái. Cũng từ đây vương quốc Chân Lạp được chia làm 2 phần: Lục Chân Lạp
gồm phần lớn miền núi và cao nguyên, Thuỷ Chân Lạp gồm trung và hạ lưu sông Mê Kông (đồng bằng
Campuchia và Nam bộ - Việt Nam ngày nay). Trên danh nghóa, đồng bằng Nam bộ Việt Nam thuộc Chân
Lạp, song thực chất đây là vùng đất hoang vu, chỉ thực sự phát triển phồn vinh từ khi người Việt đến khai
khẩn.
Trước đây, một số nông dân đàng trong đã tự động di cư vào làm ăn rải rác trên vùng đất Thuỷ
Chân Lạp. Ở vùng Mỗi Xoài (Biên Hoà, Đồng Nai) đã có nhiều nhóm di dân người Việt như vậy.
Song song với quá trình thôn tính đất đai Chiêm Thành, các chúa Nguyễn cũng nhòm ngó đất đai
Chân Lạp.
Năm 1620, Chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) đã gả công chúa cho Vua Xâyxetta (Chân Lạp) để
ràng buộc phong kiến Chân Lạp lệ thuộc vào phong kiến Nguyễn đồng thời từng bước loại dần ảnh
hưởng của phong kiến Thái. Đổi lại, chúa Nguyễn yêu cầu vua Chân Lạp phải cho phép cư dân Việt
được khai khẩn và buôn bán ở vùng đất Thuỷ Chân Lạp. Do đó, nhiều xóm làng của người Việt được
hình thành một cách hợp pháp ở vùng đất Mỗi Xoài (Bà Ròa, Đồng Nai).
Năm 1623, quân Nguyễn giúp Vua Xâyxetta đánh bại 2 cuộc tấn công của phong kiến Thái. Từ đó
càng củng cố vai trò của phong kiến Nguyễn.

Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn


- 30 –

Tháng 9 năm 1658, phó tướng dinh Trấn Biên (Phú Yên) đem 3000 quân hạ thành Mỗi Xoài (Đồng
Nai), bắt được vua Chân Lạp là Nặc Ông Chân đem về nước. Vua Chân Lạp cam kết là Phiên thần của
họ Nguyễn và có trách nhiệm bảo vệ di dân người Việt làm ăn ở Thuỷ Chân Lạp.
Tháng 5 năm 1674, chúa Nguyễn lại nhân sự xích mích trong triều đình Chân Lạp, cho quân tiến
vào Sài Gòn, Gò Bích, Nam Vang (Phnompênh) rồi phong cho Nặc Ông Thu làm Chính Quốc Vương
đóng đô ở U Đông, Nặc Ông Nộn làm Phó Quốc Vương đóng đô ở Sài Gòn.
Như vậy, kể từ đây Chân Lạp chính thức bò chia làm 2 nước và đều thần thuộc họ Nguyễn. Đó chính
là điều kiện thuận lợi cho họ Nguyễn hoàn thành quá trình xâm chiếm một phần đất đai Chân Lạp.
Năm 1679, các tướng tá, quan lại cũ của triều Minh (Trung Quốc) không chòu khuất phục nhà Thanh
đã chạy vào Nam bộ xin với chúa Nguyễn cho phép được khai khẩn vùng đất đai Đông Phố (Đồng Nai,
thành phố Hồ Chí Minh), Mỹ Tho, Biên Hòa. Qua một quá trình khai khẩn, nhóm di dân người Hoa ( ban
đầu gồm khoảng 5000 người với 50 thuyền) do Dương Ngạn Đòch, Hoàng Tiến, Trần Thượng Xuyên dẫn
đầu, đã từng bước biến những vùng đất này trở thành trù phú.
Năm 1682, một cuộc xung đột lớn giữa hai vương triều nhằm thống nhất quyền lực ở Chân Lạp đã
xảy ra. Năm 1688, Hoàng Tiến giết chủ tướng Dương Ngạn Đònh và có ý đồ thoát ly chính quyền họ
Nguyễn và chống lại Chân Lạp. Năm 1689, chúa Nguyễn lại sai Mai Vạn Long, Nguyễn Thắng Long
mang quân đánh bại Hoàng Tiến và giao toàn bộ đất đai cho Trần Thượng Xuyên quản lý và sai tiến
đánh U Đông. Các tướng Nguyễn đều bò Nặc Ông Thu mua chuộc nên kế hoạch thốn tính đất đai Chân
Lạp không thành.
Năm 1698, chúa Nguyễn phái Nguyễn Hữu Kính (Cảnh) đi kinh lược Sài Gòn, Gia Đònh và sát nhập
hẳn phần đất phía Đông Chân Lạp rộng hơn 1 ngàn dặm và có trên 4 vạn nóc nhà vào bản đồ đàng
Trong, lấy Đồng Nai lập thành huyện Phúc Long, Sài Gòn lập thành huyện Tân Bình, và đặt hai dinh là
Trấn Biên (Biên Hòa – Đồng Nai), Phiên Trấn (Thành Phố Hồ Chí Minh) rồi sắp đặt quan chức như
những dinh trấn khác.
Ở Hà Tiên, từ năm 1680, Mạc Cửu (người Hoa) đã tiến hành khai khẩn vùng đất Sài Mạt và lập ra 7
xã thôn. Năm 1704, Mạc Cửu thần phục họ Nguyễn làm cho cả vùng đất Hà Tiên của Chân Lạp cũng bò
sát nhập vào lãnh thổ đàng Trong.

Tháng 11 năm 1699, nhân cơ hội lục đục trong triều U Đông, tướng Nguyễn Hữu Kính cùng với
Trần Thượng Xuyên mang quân tấn công Gò Bích, Nam Vang bắt vua Chân Lạp phải thần phục.
Tháng 11 năm 1714, Nặc Ông Thâm (con Nặc Ông Thu) dựa vào phong kiến Thái mang quân bao
vây Nặc Yểm (con Nặc Ông Nộn). Nặc Yểm cầu cứu Trần Thượng Xuyên (Đô đốc Phiên Trấn) và
Nguyễn Cửu Phú (Phó tướng Trấn Biên). Cả hai được lệnh chúa Nguyễn mang quân phò tá Nặc Yểm lên
ngôi quốc vương Chân Lạp.
Năm 1732, lấy cớ ủng hộ kiều dân Việt, quân Nguyễn hai lần tấn công Chân Lạp đặt ra châu Đònh
Viễn và dinh Long Hồ (Vónh Long).

Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn

- 31 –

Năm 1735, Mạc Thiên Tứ được cử thay cha làm đô đốc Hà Tiên. Năm 1739, ông đánh bại liên quân
Chân Lạp – Ayuthay.
Từ năm 1747 đến 1756, quân Nguyễn 3 lần tiến đánh Chân Lạp buộc Nặc Ông Nguyên phải cắt hai
phủ Tầm Bôn và Lôi Lạp cho chúa Nguyễn sát nhập vào châu Đònh Viễn.
Năm 1758, chúa Nguyễn sai Mạc Thiên Tứ đem quân hộ tống Nặc Ông Tôn về nước và chiếm được
một vùng đất rộng lớn gồm Sa Đéc (Đồng Tháp), Tân Châu (Tiền Giang), Châu Đốc (Kiên Giang) sát
nhập vào dinh Long Hồ. Ngoài ra Nặc Ông Tôn còn dâng đất Hương Úc (Kongpongxom), Cần Bột
(Campot), Chân Sâm, Sài Quỳnh để tạ ơn. Mạc Thiên Tứ sát nhập vào Hà Tiên bao gồm Long Xuyên,
Cà Mau, Rạch Giá, Kiên Giang và một phần nhỏ thuộc Campuchia ngày nay.
Như vậy, cho tới giữa thế kỷ XVIII, toàn bộ đất Thuỷ Chân Lạp đã bò sát nhập vào lãnh thổ đàng
Trong, gồm Phiên Trấn (Sài Gòn, Gia Đònh), Trấn Biên (Biên Hoà – Đồng Nai), Long Hồ, Hà Tiên. Đó
là một quá trình liên tục, họ Nguyễn từ dùng áp lực đến vũ lực, từ di dân khai khẩn đến dùng biện pháp

quân sự. Quá trình đó gặp thuận lợi lớn là phong kiến Thái còn đang phải đối phó với phong kiến
Mianma. Nhưng quá trình đó phải dừng lại vào giữa thế kỷ XVIII để ổn đònh bộ máy thống trò và đối phó
với phong trào nông dân.
c. Một vài ý kiến về vấn đề mở rộâng cương giới nước ta của họ Nguyễn
Các sử gia thời Nguyễn hết lời ca ngợi sự nghiệp mở mang bờ cõi của các chúa Nguyễn, thậm chí họ
còn xuyên tạc lòch sử (Trònh Hoài Đức coi đất Thủy Chân Lạp là đất đai của họ Nguyễn chưa kòp khai
phá nên tạm giao cho người Cao Miên ở).
Các sử gia thời Pháp thuộc coi việc đó là quy luật của tạo hoá (khoẻ còn yếu chết) để cắt nghóa tính
diệt vong tất yếu của Chiêm Thành, điều này thể hiện quan điểm khuất phục trước thực dân Pháp.
Các sử gia hiện nay có người thì cho đó là cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam, có người lại cho
rằng về khách quan nó có tác dụng tích cực đưa hai nước bò chinh phục tiến lên chế độ phong kiến. Qua
điều này thể hiện tư tưởng khai hoá văn minh, đại tộc chủ nghóa.
Phủ nhận các quan điểm trên, các nhà sử học chân chính cho rằng: đó chỉ là những cuộc chiến tranh
xâm lược, không xuất phát từ yêu cầu phát triển xã hội Việt Nam, từ quyền lợi của nhân dân Việt Nam
và sự hình thành dân tộc Việt Nam mà chỉ vì nhu cầu cát cứ và quyền lợi của họ Nguyễn, làm tổn hại sức
người, sức của của nhân dân Việt Nam. Khái niệm “cuộc Nam tiến của dân tộc Việt Nam” là không
chính xác vì nó che lấp mục đích xâm lược của phong kiến Nguyễn và xóa nhoà những tổn hại đau
thương của nhân dân Việt Nam. Quá trình xâm lược đó chỉ có tác hại kìm hãm chứ không thể có tác dụng
tích cực đối với hai nước bò chinh phục (tàn sát người Chăm, Khmer, phá hoại sức sản xuất và nền văn
hóa lâu đời, đời sống của nhân dân 2 nước hết sức cực khổ). Tuy nhiên, hậu quả khách quan là lãnh thổ
Việt Nam được mở rộng như ngày nay.
d. Chính sách khai thác những vùng đất mới của họ Nguyễn
* Nông dân tự di cư khai khẩn

Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn


- 32 –

Trong thời kỳ đầu xây dựng cơ sở cát cứ, vùng đất Thuận Quảng vẫn còn thưa thớt người Việt. Đây
là điều kiện thuận lợi để dân nghèo tự di cư khai khẩn. Họ bao gồm cả lực lượng dân lưu vong đàng
Ngoài trốn tránh chính sách thuế khoá nặng nề của chính quyền phong kiến vào đây tìm kế sinh nhai. Họ
Nguyễn tạo điều kiện cho họ làm ăn sinh sống nên đã tạo ra bộ mặt trù phú cho vùng này.
Từ nửa đầu thế kỷ XVII, nhiều nhóm di dân người Việt lại từ Thuận – Quảng tự động kéo vào Mỗi
Xoài (Đồng Nai) để khai khẩn đất đai. Thời điểm này xảy ra trước khi nước Chiêm Thành và Chân Lạp
bò xâm lấn. Hiện tượng này nằm ngoài ý thức của giai cấp đòa chủ và chính quyền phong kiến họ Nguyễn
mà hoàn toàn là ý thức tự phát của nông dân để mưu cầu cuộc sống. Tức là những mâu thuẫn xã hội đã
nảy sinh và phát triển khá gay gắt ở vùng Thuận Quảng. Họ hình thành những quần cư hỗn hợp gồm cư
dân Việt, Chăm, Khmer và cả các dân tộc thiểu số Tây Nguyên cùng khai khẩn ruộng đất làm ăn.
Chế độ phong kiến đàng Trong cũng như đàng Ngoài khủng hoảng trầm trọng đã tạo ra hậu quả là
hình thành một tầng lớp nông dân bò bần cùng, phá sản ngày càng tăng về số lượng. Họ phải lưu vong tha
phương cầu thực làm cho quá trình di thực ngày càng tăng. đàng Trong, còn một phần đất rất rộng lớn
và mầu mỡ vùng đồng bằng sông Cửu Long, phong kiến Chân Lạp lại suy yếu phụ thuộc vào phong kiến
Nguyễn và phong kiến Thái, đó là điều kiện thuận lợi để phong kiến Nguyễn dùng áp lực buộc phong
kiến Chân Lạp phải có ý thức bảo vệ di dân Việt, thúc đẩy quá trình tự di cư khai hoang.
Sau khi chiếm được vùng đất Thuỷ Chân Lạp, họ Nguyễn càng đẩy mạnh việc di dân dưới nhiều
hình thức. Những di dân tự giác ngưới Việt đã trở thành lực lượng quyết đònh trong việc cải tạo đồng bằng
sông Cửu Long và thành lập những thôn xã người Việt. Nhưng càng về sau, thành quả lao động của họ
càng bò giai cấp đòa chủ phong kiến chiếm đoạt. Người nông dân bò phá sản lần thứ 2. Ví dụ, năm 1711,
chúa Nguyễn đã phải cử người vào Phiên Trấn và Trấn Biên chiêu tập dân ly tán và ra lệnh tha tô thuế
cho dân khẩn hoang 3 năm để họ yên tâm làm ăn.
* Giai cấp đòa chủ phong kiến tổ chức khai hoang
Lực lượng khai hoang vẫn là những nông dân nghèo khổ người Việt cộng với nô tì người Chăm,
Khmer và các dân tộc thiểu số khác. Điều khác biệt lớn là giai cấp đòa chủ phong kiến đóng vai trò là
người tổ chức và là người sở hữu ruộng đất khai khẩn.
Thời điểm phát triển mạnh nhất là cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII khi họ Nguyễn đã hoàn thành

việc xâm lược Chiêm Thành và đại bộ phận đất đai Thuỷ Chân Lạp. Họ Nguyễn giao cho những đòa chủ
giàu có ở Thuận – Quảng đem tôi tớ và chiêu tập những nông dân lưu vong vào khẩn hoang và khai khẩn
đến đâu cho được hương quyền chiếm làm ruộng đất tư hữu đến đó. Lúc bấy giờ, việc mua bán nô tỳ còn
khá phổ biến. Bọn đòa chủ này còn cưỡng bức và mua hàng loạt người nghèo, tù binh làm nô tỳ để sử
dụng vào công việc khai khẩn. Ruộng đất khai khẩn được thuộc dạng này chính là nguồn gốc của chế độ
đại sở hữu của đòa chủ Nam Bộ (gồm ruộng đất khẩn hoang cộng với ruộng đất chiếm đoạt được của
người Chăm và Khmer, thêm vào đó là ruộng đất chiếm đoạt được của nông dân người Việt).
Như vậy là trên thực tế, họ Nguyễn đã trao toàn quyền khai khẩn vùng đất mới chiếm được cho giai
cấp đòa chủ. Họ Nguyễn ủng hộ tầng lớp đại đòa chủ giàu có nhằm tạo ra chỗ dựa vững chắc cho họ
Nguyễn nhất là trong thời kỳ chống Tây Sơn. Hiện nay còn một số đòa danh, chẳng hạn như Thò Nghè
(ruộng đất của Nguyễn Thò Khánh con Nguyễn Cửu Vân) ở phía Băùc Sài Gòn.

Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn

- 33 –

Một bộ phận khác không kém phần quan trọng là chế độ đại đồn điền của người Hoa. Khi họ vào
Nam Bộ xin được làm bề tôi họ Nguyễn, họ được bố trí khai khẩn ở một số nơi. Dương Ngạn Đòch khai
khẩn vùng Mỹ Tho, Trần Thượng Xuyên khai khẩn Biên Hoà, Mạc Cửu khai khẩn vùng Hà Tiên. Họ
Nguyễn cũng ủng hộ lực lượng này nhằm mục đích khai khẩn ruộng đất, tạo cơ sở cho việc xâm lấn Chân
Lạp. Năm 1698, họ Nguyễn lập 2 xã Thanh Hà (ở Trấn Biên) và Minh Hương (ở Phiên Trấn) để thu phục
lực lượng Hoa Kiều. Từ đó, những làng xã của người Hoa lập ở đàng Trong đều mang tên là Thanh Hà
hay Minh Hương. Lực lượng khai hoang hầu hết là người Hoa gồm có binh lính, nô tì, có cả dân nghèo
người Việt và người Khmer. Đây cũng là chỗ dựa cơ bản của phong kiến họ Nguyễn về mặt xã hội và
kinh tế.

Do những phương thức khai khẩn trên, từ Phú Yên trở vào ruộng đất tư hữu chiếm tỷ lệ cao hơn
vùng Thuận – Quảng và có nơi hầu như toàn bộ ruộng đất đều thuộc quyền sở hữu tư nhân. Ruộng đất tư
hữu ấy lại tập trung khá cao vào tay một số đại đòa chủ giàu có. Đó là đặc trưng của chế độ sở hữu ruộng
đất ở vùng đất phía nam của đàng Trong.
* Nhà nước phong kiến Nguyễn trực tiếp tổ chức khai hoang
Ở miền Thuận – Quảng, từ giữa thế kỷ XVI, họ Nguyễn đã thi hành chính sách khẩn hoang, lập
làng quy mô. Trước hết họ Nguyễn chiêu tập những người nông dân lưu vong từ phía bắc di cư vào khai
khẩn những vùng đất hoang, lập thành những làng xóm mới. Trong cuộc chiến tranh với họ Trònh, quân
Nguyễn bắt được khá nhiều tù binh và một số nông dân ở bắc sông Gianh. Họ Nguyễn cũng sử dụng lực
lượng này vào công cuộc khai khẩn vùng Thuận – Quảng. Đối với những người này, họ Nguyễn cấp cho
nửa năm lương thực, rồi cứ 50 người lập thành một ấp, chia nhau đi khai khẩn vùng đất phía nam Quảng
Nam.
Những công cuộc khai khẩn đó có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế ở vùng Thuận –
Quảng mà cho đế đầu thế kỷ XVI vẫn bò coi như là một vùng đất hoang vu, lạc hậu. Tại đây, bên cạnh
những đồn điền, đồng ruộng, thôn xóm cũ đã xuất hiện nhiều cánh đồng, làng ấp mới. Theo quy đònh của
họ Nguyễn thì ruộng đất mới khai khẩn được đều biến thành ruộng đất công làng xã. Bộ phận ruộng đất
công này thuộc quyền sở hữu tối cao của Nhà nước và gioa cho làng xã quản lý, chia cho nông dân cày
cấy. Năm 1669, Chúa Nguyễn tiến hành đo đạc và phân loại ruộng đất công để đònh tô thuế và từ đó mới
cho dân được phép khai khẩn thêm đất đai để làm ruộng đất tư hữu. Chính sách đó giải thích sự tồn tại
ruộng đất công ở vùng Thuận - Quảng với tỷ lệ rất cao.
Trong quá trình thôn tính đất đai Thuỷ Chân Lạp, họ Nguyễn còn sử dụng lực lượng khai hoang là
binh lính trong quân đội thường trú nhằm giải quyết lương thực tại chỗ. Bộ phận này thuộc quyền sở hữu
trực tiếp của nhà nước phong kiến. Một phần không nhỏ ruộng đất của quý tộc phong kiến Chiêm Thành
và Chân Lạp bò Nhà nước quốc hữu hoá. Ruộng đất khai khẩn được lập thành những đồn điền, điền trang
của Nhà nước. Đó chính là ruộng đất công do nhà nước quản lý. Họ Nguyễn đã dùng số ruộng đất này để
ban cấp và thưởng công cho một số quan lại tướng lónh có công lao với triều đình. Do đó từ ruộng đất
công đã chuyển thành ruộng đất tư và đó chính là nguyên nhân cơ bản làm cho ruộng đất tư tồn tại phổ
biến ở đàng trong. Năm 1715, chúa Nguyễn đem một số ruộng đất thuộc tổng Bình Cách (Gia Đònh) cấp
cho Nguyễn Cửu Chiêm để ghi nhớ công lao của cha ông là Nguyễn Cửu Vân.


Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn

- 34 –

Với những chính sách khai thác trên của họ Nguyễn và tinh thần lao động sáng tạo, cần cù của nhân
dân Việt, Chăm, Khmer ... cả một vùng đất rộng lớn từ Phú Yên đến Hà Tiên đã được khai khẩn về cơ
bản. Tuy nhiên, cho tới thế kỷ thứ XVIII, vùng đất đai mầu mỡ ở Nam Bộ vẫn còn chưa được khai thác
triệt để. Nhưng những thành quả lao động ấy hầu hết lại rơi vào tay tầng lớp đòa chủ và Nhà nước phong
kiến. Nhân dân vẫn là đối tượng bóc lột cơ bản của chúng.

2. Sự khủng hoảng về chính trò – xã hội.
a. Sự thối nát của chính quyền phong kiến họ Nguyễn
Vào nửa đầu thế kỷ XVIII, trong khi chế độ phong kiến đàng Ngoài đã bộc lộ rõ bước đường suy
vong của nó, thì ở đàng Trong, chế độ phong kiến họ Nguyễn mới bước vào quá trình suy vong. Sau khi
chiến tranh Trònh - Nguyễn chấm dứt (1672), nền thống trò của họ Nguyễn đàng Trong được củng cố: đòa
vực cát cứ, quyền lực chính trò, thế lực kinh tế ổn đònh… Giai cấp thống trò họ Nguyễn tăng cường cướp
bóc nhân dân, tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược. Chính sách khẩn hoang của họ Nguyễn một phần
mở rộng được cơ sở cát cứ, phần khác giải quyết được tình trạng dân lưu vong, làm dòu đi mâu thuẫn xã
hội.
Sau khi đòa vò thống trò đã được củng cố vững chắc, giai cấp thống trò đàng Trong ngày càng sống xa
hoa tr lạc. Trên cơ sở bóc lột nhân dân trong nước và gây những cuộc chiến tranh cướp bóc các nước
láng giềng phương Nam, giai cấp thống trò đàng Trong tích luỹ được rất nhiều của cải và trở nên rất giàu
có. Từ Chúa Nguyễn đến tầng lớp quý tộc, quan liêu, đòa chủ ở khắp nơi đều đua nhau ăn chơi rất xa xỉ
trên mồ hôi và nước mắt của quần chúng lao động nghèo khổ.
Các chúa Nguyễn không ngừng tăng cường xây dựng các lâu đài ở kinh đô mới. Từ năm 1687, Chúa

Nguyễn Phúc Trăn cho rời kinh đô từ Ái Tử (Quảng Trò) về Phú Xuân (Huế). Kinh đô Huế được xây
dựng không chỉ lớn mạnh về quy mô mà còn có nhiều công trình chùa chiền, miếu mạo.
Chúa Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) tự cho mình là người sùng đạo Phật, lấy hiệu là Thiên Túng
đạo nhân để xây dựng rất nhiều chùa tháp. Năm 1714, Nguyễn Phúc Chu sai trùng tu và mở rộng chùa
Thiên Mụ, bắt hàng ngàn người phục vụ trong cả năm trời. Y còn sai người sang Triết Giang (Trung
Quốc) mua kinh Đại Tạng cùng với các thứ luật lệ trên 1000 bộ về đặt trong chùa. Nhưng đời sống riêng
của ông ta thì rất xa hoa, tr lạc, một mình có đến 146 người con.
Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738 - 1765) tiếp tục xây dựng nhiều lâu đài, cung điện theo quy mô của
một đế đô. Năm 1744, Ông xưng Vương, tổ chức bộ máy nhà nước theo mô hình phong kiến Trung Quốc.
Chúa Nguyễn đổi 3 ty là Cá sai, Tướng thần, Lệnh sử thành 6 bộ. Trên 6 bộ có “Tứ trụ đại thần” là Tả
nội, Hữu nội, Tả ngoại, Hữu ngoại do những người thân thuộc của Chúa Nguyễn nắm giữ. Thành Phú
Xuân đổi gọi là Đô thành. Triều đình họ Nguyễn thi nhau đắp núi giả, đào hồ lập thủy tạ. những công
việc này đòi hỏi nhiều sức người, sức của làm cho đời sống của nhân dân hết sức cực khổ. Họ Nguyễn
còn bắt nhân dân đàng Trong phải thay đổi phong tục tập quán, phải ăn mặc theo lối nhà Thanh. Đây là
một việc làm cực kỳ phản dân tộc, gây tâm lý chia rẽ, đang tâm huỷ bỏ phong tục tập quán lâu đời của
nhân dân ta, phá hoại tính thống nhất về tâm lý, để phục vụ cho mưu đồ cát cứ lâu dài của họ Nguyễn.

Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn

- 35 –

Đến đời chúa Nguyễn Phúc Thuần (1765 - 1777), chính quyền họ Nguyễn càng thêm thối nát. Mặc
dù lúc lên ngôi mới có 12 tuổi nhưng cũng rất hoang dâm tốn kém, Nguyễn Phúc Thuần tự xưng là
“Khánh phủ đạo nhân”, ngày đêm bày trò ca hát, không lo gì đến việc triều chính. Quyền hành tập trung
trong tay Trương Phúc Loan, Y tự xưng là “Quốc phó”, lôi kéo bè cánh, ám hại phe cánh ủng hộ hoàng

tôn Nguyễn Phúc Dương như Trương Văn Hạnh, Lê Cao Kỷ. Ngoài ra chúng còn lập ra các đội hát tuồng
hay những ban nhạc phục vụ cho những buổi yến tiệc, ca hát thâu đêm suốt sáng. Nhân dân đàng Trong
lưu truyền câu ca dao:
Ai ơi ngẫm lại mà coi,
Ngọc vàng con hát, tôi đòi thằng dân
Trương Phúc Loan một mình ăn 5 nguồn lộc lớn, hành năm thu trên 200 lạng bạc, tham ô từ 3 đến 4
vạn quan tiền. Trong nhà Trương Phúc Loan, vàng bạc, châu báu, gấm vóc chứa đầy nhà. Tương truyền,
hàng năm y bắt quan lại quân lính nộp 5 gánh dây mây dùng để sâu tiền. Nhưng Trương Phúc Loan lại là
kẻ tham lam bủn xỉn, mỗi ngày chỉ phát cho đầu bếp 3 quan tiền đi chợ để mua đồ nấu 3 bữa cơm thònh
soạn, nên bọn tôi tớ nhà y thường phải cướp bóc ở chợ. Năm 1775, con cháu y đã hối lộ cho quân Trònh
800 lạng vàng và 2000 lạng bạc để chuộc y về. Người đương thời gọi y là Trương Tần Cối. Bên cạnh
Trương Phúc Loan là những triều thần xu nònh, nhu nhược như Chưởng thuỷ cơ Nguyễn Hoãn suốt ngày
chỉ say rượu, Nguyễn Nghiễn trông coi Hữu trung cơ thì rất tr lạc, y có tới 120 người thiếp...
Giai cấp phong kiến từ trung ương đến đòa phương lại càng xa đoạ, chúng đua nhau ăn chơi xa xỉ vơ
vét đục khoét của nhân dân, tạo ra những tệ nạn xã hội nghiêm trọng. Hệ thống quan lại cồng kềnh ăn
bám thối nát. Bọn quan lại đòa phương thường không được nhà nước cấp bổng lộc nên chúng bắt nhân dân
phải đóng góp rất nặng nề. Quan trường trở thành nơi bóc lột, làm giàu của bọn quan lại và cũng xảy ra
nạn mua bán quan tước nghiêm trọng. Bộ máy nhà nước phong kiến ngày càng phình to thối nát ngu dốt.
Năm 1751, Tuần phủ Quảng Nam Nguyễn Cư Trinh đã tâu lên chúa Nguyễn ví như 10 con dê có tới 9 kẻ
chăn, một xã có tới 16 – 17 Tướng thần và 20 Xã trưởng.
Nhà bác học đàng Ngoài Lê Quý Đôn cũng nhận xét: “Thuận Hoá thừa hưởng thái bình đã lâu
ngày, công tư đều giàu có, đồ dùng và ăn mặc xa hoa. Trải qua đời Võ vương (Nguyễn Phúc Khoát, 1738
- 1765) hào phóng, kẻ dưới bắt chước thành thói quen. Từ quan to đến quan nhỏ, nhà cửa chạm trổ, tường
xây bằng gạch đá, trướng vóc màn the, đồ dùng toàn bằng đồng, bằng sứ, bàn ghế bằng gỗ đàn, gỗ trắc,
ấm chén bằng sứ, yên ngựa, dây cương đều nạm vàng bạc, áo quần lượt là, nệm hoa chiếu mây, lấy sự
phú quý phong lưu để khoe khoang lẫn nhau ... Họ coi vàng như cát, thóc gạo như bùn, hoang phí vô
cùng”1
Giai cấp điạ chủ tăng cường chiếm đoạt ruộng đất của nhân dân làm cho đời sống người nông dân
ngày càng bò bần cùng, phá sản.
b. Mâu thuẫn xã hội và những cuộc khởi nghóa của nhân dân

Do sự thối nát của chính quyền phong kiến và sự tham nhũng của giai cấp đòa chủ phong kiến, mâu
thuẫn xã hội ngày càng phát triển gay gắt và bùng nổ thành các cuộc bạo động vũ trang. Ngoài mâu
1

Lê Quý Đôn, Toàn tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1977, TI, Tr. 222.

Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn

- 36 –

thuẫn chủ yếu giữa giai cấp nông dân với đòa chủ phong kiến, còn có mâu thuẫn giữa các tầng lớp nhân
dân bò áp bức, bóc lột khác như thương nhân, thợ thủ công, nhân dân các dân tộc thiểu số với chính
quyền phản động của họ Nguyễn. Mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp phong kiến về quyền lợi.
Nhưng có một đặc điểm cần chú ý là trong cuộc khủng hoảng của chế độ phong kiến đàng Trong
không thấy xuất hiện một tầng lớp nông dân lưu vong đông đảo như ở đàng Ngoài. Tuy nhiên, hiện
tượng này đã xảy ra từ rất sớm và kéo dài trong suốt chiều dài lòch sử đàng Trong. Ngay từ cuối thế kỷ
XVII, nông dân lưu vong vùng Thuận – Quảng đã phải tha hương vào sâu phía Nam. sang thế kỷ XVIII,
hiện tương này càng trầm trọng hơn. Nhưng những người nông dân lưu vong ấy đã tìm được mảnh đất trù
phú hơn để khai khẩn làm ăn. Họ lại bò giai cấp đòa chủ phong kiến hay Nhà nước phong kiến cướp đoạt
thành quà lao động và biến họ thành tá điền nghèo khổ. Một số đông bò giai cấp đòa chủ phong kiến và
Nhà nước phong kiến chiêu dụng để khẩn hoang. Vì vậy, hiện tượng bần cùng phá sản của nông dân
đàng Trong cũng xảy ra trầm trọng nhưng không tạo ra một đội ngũ nông dân lưu vong như ở đàng Ngoài.
Mâu thuẫn đối kháng giai cấp cũng có phần kém quyết liệt hơn so với ở đàng Ngoài.
Từ cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, các giai tầng trong xã hội đã liên tục nổi dậy đấu tranh
chống chế độ phong kiến đàng Trong, như sử cũ đã chép : “Trăm họ cơ cận, trộm cướp nổi lên bốn

phương”.
Tháng 10 năm 1695, ở Quảng Ngãi, Quy Nhơn bùng nổ cuộc đấu tranh đầu tiên của thương nhân.
Thủ lónh cuộc khởi nghóa là Linh (không rõ họ) tự xưng là Linh Vương. Linh Vương lại liên kết với Quảng
Phú (cũng không rõ họ) để tạo thêm sức mạnh. Quan lại đòa phương không chống nổi, họ Nguyễn phải
điều quân từ dinh Quảng Nam đến mới đàn áp nổi.
Năm 1747, ở Gia Đònh lại bùng lên một cuộc khởi nghóa của thương nhân Hoa kiều do thủ lónh Lý
Văn Quang lãnh đạo. Bất mãn trước chính sách ức thương của họ Nguyễn, Lý Văn Quang đã tập hợp
được hơn 300 người , chiếm lấy bãi Đông Phố để chống lại họ Nguyễn. Lý Văn Quang tự xưng là Đông
Phố đại vương, cử Hà Huy làm quân sư, Tả Tam làm tả Đô đốc, Tả Tứ làm hữu Đô đốc. Nghóa quân đã
tập kích giết chết tên khâm sai Nguyễn Cư Cận và đònh chiếm lấy dinh Trấn Biên. Cuộc tấn công bò thất
bại, Lý Văn Quang cùng với 52 nghóa binh tử trận.
Những cuộc khởi nghóa của thương nhân tuy thất bại nhưng cũng chứng tỏ chính sách ức thương
phản động của họ Nguyễn. Phản ánh một trình độ phát triển nhất đònh của tầng lớp thương nhân gắn liền
với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá.
Các cuộc đấu tranh của người Chăm cũng diễn ra mạnh mẽ. Lớn nhất là cuộc khởi nghóa của thủ
lónh Dương Bao Lai, Điệp Mã Lăng ở trấn Thuận Thành vào năm 1746. Cuộc khởi nghóa tuy bò thất bại
nhưng cũng giáng vào nền thống trò của họ Nguyễn một đòn mãnh liệt. Năm 1770, người Chămrê ở miền
núi Quảng Ngãi đã nổi dậy khởi nghóa. Họ tiến xuống đồng bằng buộc họ Nguyễn phải điều quân từ 2
phủ Quy Nhơn và Phú Yên vào mới đàn áp nổi. Năm 1714, nhân dân các dân tộc thiểu số ở Cam Lộ
(Quảng Trò) cũng nổi dậy khởi nghóa gây cho họ Nguyễn nhiều lúng túng.
Ở miền xuôi, nông dân cũng không ngừng nổi dậy đấu tranh. Cuộc khởi nghóa lớn nhất được nhân
dân truyền tụng là cuộc khởi nghóa của chàng Lía ở Quy Nhơn (Bình Đònh). Chàng Lía có tên là Doan, là

Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn


- 37 –

một nông dân nghèo, từ bé đã phải đi ăn xin, ăn trộm, đi ở cho đòa chủ và thường bò bọn cường hào đòa
phương hành hạ, đánh đập rất tàn nhẫn. Nuôi trong lòng ý chí căm thù, lại là người có sức khoẻ, rất giỏi
võ nghệ nên chàng Lía đã trốn vào rừng, tụ tập dân nghèo nổi dậy khởi nghóa. Từ căn cứ Truông Mây,
chàng Lía đã nhiều lần tiến đánh bọn đòa chủ cường hào lấy của cải mang phân phát cho người nghèo.
Nhân dân Quảng Ngãi, quy Nhơn còn lưu truyền câu hát:
Ai về Bình đònh mà nghe
Nói thơ chàng Lía, hát vè Quảng Nam
hay như:

Chiều chiều én liệng Truông Mây
Cảm thương chú Lía bò vây trong thành ...

3. Sự khủng hoảng về kinh tế.
a. Nền kinh tế nông nghiệp bò khủng hoảng nghiêm trọng
Cũng như ở đàng Ngoài, nền kinh tế đàng Trong là nền kinh tế tự nhiên dựa trên cơ sở của nền kinh
tế tiểu nông và tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp.
Nền kinh tế tiều nông bò uy hiếp nghiêm trọng. Giai cấp đòa chủ phong kiến không ngừng chiếm
đoạt ruộng đất công của làng xã và rộng đất tư của nông dân. Mặc dù chúa Nguyễn đã nhiều lần quy
đònh và đo đạc lại ruộng đất nhưng giai cấp đòa chủ vẫn tăng cường chấp chiếm và trốn lậu thuế làm cho
hàng ngàn nông dân Thuận - Quảng bò phá sản phải chạy vào phía Nam để khai hoang. Nông dân phiêu
tán, ruộng đất bỏ hoang. Theo sử cũ, năm 1769, họ Nguyễn thống kê đất đai ở Thuận Hoá có 265.507
mẫu ruộng đất canh tác nhưng chỉ cầy cấy được 153.181 mẫu. Giá thuê ruộng đất ở Thuận Hoá đã tăng
lên rất cao, như ở lệ Thuỷ, Khang Lộc giá thuê ruộng công mỗi mẫu từ 3, 4 quan tăng lên trên 6 quan
tiền đồng.
Ở Nam Bộ, đồng bằng rộng mênh mông, đất đai chưa được khai khẩn mấy, nên vấn đề rộng đất nói
chung không đặt ra gay gắt như ở Thuận – Quảng. Nhưng tình hình tập trung ruộng đất lại rất cao, phần
lớn ruộng đất đều tập trung trong tay giai cấp đòa chủ giàu có. Do đó, quá trình kiêm tính ruộng đất của
giai cấp đòa chủ phong kiến càng quyết liệt hơn. Giai cấp đòa chủ chiếm đoạt ruộng đất của nông dân và

biến họ thành tá điền. Đời sống của nông dân ở đây cũng cực khổ, cũng bò đè nặng dưới chế độ bóc lột
đòa tô của đòa chủ và mâu thuẫn giai cấp cũng ngày càng sâu sắc.
Ngoài sự cướp đoạt ruộng đất của giai cấp đòa chủ, nông dân còn phải chòu gánh nặng thuếu khóa
rất nặng nề. Vào cuối thế kỷ XVIII, họ Nguyễn tăng thêm một số ngạch thuế cũ và đặt thêm nhiều thứ
thuế khác. Riêng thuế đò, thuế chợ thì tăng lên gấp bội, thuếu thổ sản thì có đến hàng trăm, hàng ngàn
thứ. Mỗi khi cần sản phẩm gì thì Nhà nước lại đặt thêm thứ thuế ấy. Năm 1769, họ Nguyễn đặt thêm thuế
mỡ lợn (heo) để thu mỡ lau chùi súng đại bác. Hay có loại thuế vô lý như năm 1679, họ Nguyễn đặt ra
thuế “đội du xuân” cho các châu, huyện lập ra các đội du xuân, mỗi đội 15 người, nộp thuế 1 quan.
Nhân dân đàng trong còn phải nộp ngụ lộc cho bọn quan lại để miễn thuế nhân đinh. Theo Lê Quý
Đôn: “Hàng năm có trăm thứ thuế, mà trưng thu thì phiền phức, gia lận, nhân dân khốn khổ về nỗi một cổ
hai tròng” và “Thuế khoá ở Thuận Hoá, pháp lệnh rất phiền, nhân viên trưng thu đốc thúc rất nhiều, nên

Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn

- 38 –

dân nghèo thường khổ về nỗi phải đóng góp gấp bội, mà trong thì ty lại, ngoài thì quan bản đường bớt
xén làm cho mất tăm tích, không thể nào kê cứu được”1
Nông dân bò cướp đoạt ruộng đất, bò bóc lột bằng tô thuế, lao dòch nên phần lớn bò phá sản. Tình
trạng nợ tô thuế triền miên không trả được, năm 1765, Nguyễn Phúc Thuần ra lệnh truy thu thuế thiếu từ
10 năm trước.
Nạn mất mùa do hán hán lụt lội liên tiếp xảy ra làm cho tình trạng đói kém diễn ra một cách thường
xuyên. Những năm 1706, 1712, 1735, 1738... đều có nạn lụt lớn, nhất là Quảng Nam. Năm 1752, nạn đói
lớn xảy ra ở đàng trong, một phương gạo giá đến 3 quan tiền. Năm 1774, cả xứ Thuận Hoá lâm vào nạn
đói lớn: “người ta phải ăn thòt lẫn nhau”. Tình trạng đó không được chính quyền phong kiến và giai cấp

đòa chủ chăm lo giải quyết càng làm cho nên kinh tế tiểu nông bò suy sụp. Nông dân không còn con
đường nào khác là phải nổi dậy khởi nghóa.
b. Nạn tiền hoang và nền kinh tế hàng hoá bò cản trở
Nền kinh tế hàng hoá ở đàng Trong cũng có những bước phát triển lớn như ở đàng Ngoài, hình
thành nên những trung tâm thương nghiệp như Hội An (Quảng Nam), Thanh Hà (Quảng Trò), Nước Mặn
(Bình Đònh), Đông Phố (Gia Đònh), … và nhiều làng nghề thủ công nghiệp. Thò trường trong nước được
mở rộng và phát triển quan hệ ngoại thương với thuyền buôn và thương nhân nước ngoài.
Việc buôn bán lúa gạo từ Gia Đònh ra vùng Thuận – Quảng và mua sản phẩm thủ công từ Thuận –
Quảng vào Gia Đònh giữ một vai trò quan trọng và ngày càng phát triển. Một đội ngũ thương nhân
chuyên sống bằng nghề buôn thuyền hay chở hàng thuê xuất hiện. Chính quyền họ Nguyễn căn cứ vào
chiều rộng của thuyền để đánh thuế. Ví dụ: thuyền rộng 11 thước nộp 11 quan, thuyền rộng 9 thước nộp 9
quan.
Mặc dù sông Gianh cách trở nhưng hàng hoá 2 miền vẫn được lưu thông. Theo các thương nhân
nước ngoài, tơ tằm ở đàng Ngoài vẫn được lén lút chở vào Hội An và tiền đồng của đàng Trong vẫn được
tìm thấy ở Thanh Hoá, Nghệ An, Sơn Nam.
Tuy nhiên, chính quyền phong kiến họ Nguyễn cũng thi hành chính sách ức thương làm cản trở sự
phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Họ Nguyễn đã lập ra 51 sở tuần ty để thu thuế trên các con đường
giao thông chính. Ở các vùng thương du và trung du, họ Nguyễn còn lập ra các cơ quan đánh thuế bên
cạnh các đồn lính để triệt để thu thuế.
Quan hệ buôn bán với nước ngoài cũng rất phát triển. Hội An, Đông Phố... là những trung thâm
thương nghiệp lớn. Ở những nơi này, tàu buôn và thương nhân nước ngoài ra vào tấp nập. Họ còn lập ra
những thương điếm để tổ chức buôn bán. Những thương nhân các nước như Trung quốc, Nhật Bản, n Độ
và các nước Đông Nam Á coi đây là thò trường quen thuộc thì bắt đầu xuất hiện những thuyền buôn
phương Tây như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và sau này là Anh, Pháp.

1

Lê Quý Đôn, Toàn tập, Sđd, tr.158.

Bùi Văn Hùng


Khoa Lòch Sử


Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn

- 39 –

Nền kinh tế thủ công nghiệp cũng phát triển, Họ Nguyễn lập ra các trường khai mỏ và sai quan lại
đến quản lý. Những mỏ lớn như mở vàng ở Bố Chính, Phú Vang, Quảng Nam. Các ngành nghề thủ công
nghiệp như dệt vải, làm gốm. đan nát ... cũng rất phát triển, hình thành những làng nghề khắp đàng
Trong. Nhưng cũng như trong lónh vực thương nghiệp, họ Nguyễn cũng kiểm soát gắt gao để thu thuế.
Nạn tiền hoang lan tràn, chính quyền phong kiến không thể kiểm soát được. Ở đàng Trong vốn
không có mỏ đồng nên thường thiếu đồng để đúc tiền và đồ dùng. Trong buổi đầu xây dựng cơ sở cát cứ,
họ Nguyễn còn có thể khắc phục được tình trạng thiếu đồng và giải quyết được yêu cầu tiền tệ của thò
trường. Họ Nguyễn cho nhập khẩu đồng để đúc tiền và lưu hành tiền đồng của Trung Quốc. Nhưng càng
về sau, khi kinh tế hàng hoá phát triển, yêu cầu tiền tệ tăng lên, họ Nguyễn không thể đáp ứng được nữa.
Năm 1746, Nguyễn Phúc Khoát cho mở xưởng đúc tiền kẽm. Tuy nhiên, Nhà nước chỉ giữ được độc
quyền đúc tiền trong 3 năm và chỉ đúc được 72.396 quan. Những lại tiền lưu hành chủ yếu như : các loại
tiền của Trung Quốc từ thời Đường, Tống đến đời Thanh cũng không đủ cho yêu cầu tiền tệ của đàng
Trong. Nhà nguyễn độc quyền thu mua đồng, kẽm và đúc tiền nhưng vẫn không đủ để lưu hành. Một số
nhà giầu cũng đua nhau lập các xưởng đúc tiền kẽm mô phỏng theo đồng tiền của các triều đại Trung
Quốc, cứ 3 đồng tiền kiễm ăn một đồng tiền đồng. Nạn đúc trộm tiền đồng và tiền kẽm lan tràn khắp
đàng Trong. Có khoảng hơn 100 xưởng đúc tiền, đồng tiền bò mất giá trò vì tiền mỏng lại pha nhiều kẽn
xấu. Nhân đó, bọn nhà giàu tích trữ đầu tư hàng hoá nhất là lúa gạo làm cho thò trường đàng Trong bò rối
loạn càng đẩy nhanh sự khủng hoảng của chế độ phong kiến.

II. PHONG TRÀO NÔNG DÂN TÂY SƠN.
1. Anh em Tây Sơn và và căn cứ Tây Sơn Thượng Đạo.
a. Anh em Tây Sơn

Tổ 4 đời của 3 anh em Tây Sơn vốn gốc ở Hưng Nguyên (Nghệ An) thuộc đất đàng Ngoài. Trong
cuộc chiến tranh Trònh – Nguyễn, vào năm 1655, khi quân Nguyễn vượt qua sông Gianh đánh chiếm đàng
Ngoài đã bắt được một số tù binh và nông dân vào đàng Trong. Tổ 4 đời của anh em Tây Sơn có tên là
Hồ Phi Khang bò quân của chúa Nguyễn bắt làm tù binh cùng với một số nông dân và được họ Nguyễn
đưa vào khai khẩn vùng đất thuộc ấp Tây Sơn.
Sau một quá trình lao động cần cù chòu khó, tổ tiên của anh em Tây Sơn đã tạo dựng được một cơ
ngơi khá giả. Ông thân sinh của ba người là Hồ Phi Phúc đã lấy bà Nguyễn Thò Đồng và chuyển về sinh
sống tại làng Kiên Thành (Tây Sơn Hạ Đạo). Do đó, 3 anh em có điều kiện tiếp xúc và thẩu hiểu nỗi khổ
cực của nông dân trong vùng.
Ngay từ thû nhỏ, 3 anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ đã được theo học thầy giáo
Nguyễn Văn Hiến. Thầy giáo Nguyễn Văn Hiến vốn là một môn khách của Ngoại hữu Trương Văn
Hạnh. Năm 1765, Trương Phúc Loan cùng với một số quan đại thần trong triều làm giả di mệnh của Chúa
Nguyễn Phúc Khoát bỏ Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương lập Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi. Trương Phúc
Loan loại trừ một số quan lại không ăn cánh với y, Trương Văn Hạnh bò giết, Nguyễn Văn Hiến phải trốn
khỏi sự truy sát của Trương Phúc Loan chạy vào Quy Nhơn.

Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn

- 40 –

Vào đến Quy Nhơn, ông lưu lạc tới làng Kiên Thành và được ông Hồ Phi Phúc cưu mang, che dấu.
Cảm kích trước nghóa cử cao đẹp của Hồ Phi Phúc, ông đồng ý ở lại dạy văn võ cho anh em Tây Sơn.
Ngoài việc truyền thụ kiến thức, thầy giáo Nguyễn Văn Hiến còn truyền dạy cho anh em Tây Sơn cả sự
bất công ngang trái ở triều đình và chốn quan trường cũng như nỗi khổ của nhân dân.
Là nạn nhân của chế độ phong kiến, đã từng phải chòu đựng nhiều nỗi áp bức, đè nén, lại thấm

nhuần tư tưởng của thầy dạy, thông cảm với nỗi khổ của nông dân, anh em Tây Sơn sớm bất bình với chế
độ thống trò của chúa Nguyễn và oán ghét bọn quan lại, cường hào. Anh em Tây Sơn lại sinh trưởng ở
vùng Quảng Nam là nơi mâu thuẫn giai cấp phát triển gay gắt nhất ở đàng Trong lúc bấy giờ nên họ nuôi
chí lớn đấu tranh chống lại sự bất công, lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn thối nát.
Nguyễn Nhạc (anh cả, còn gọi là anh Hai Trầu, biện Nhạc) là một người cơ mưu, ông đã từng đi
buồn trầu hay qua lại miền thượng (chủ yếu là quan hệ với người Bana ở vùng Tây Sơn Thượng đạo) nên
có điều kiẹân tiếp xúc và tranh thủ được sự ủng hộ của người Bana. Ông lại có thời gian làm Biện lại
(viên quan thu thuế) ở tuần Vân Đồn nên càng thấy được sự bóc lột nặng nề của quan lại phong kiến và
hiểu được khát vọng của nông dân. Trong thời gian làm Biện lại, ông bò Đốc trưng Đằng đè nén và hạch
sách nên càng quyết tâm khởi nghóa.
Nguyễn Huệ (em thứ hai, còn có tên là Nguyễn Văn Bình, anh Ba Bình) là người thông minh và có
nhiều khả năng về quân sự, chính trò đã cùng với anh tổ chức và lãnh đạo cuộc khởi nghóa. Trong thời
gian xây dựng lực lượng, ông đã đi nhiều vùng và thuyết phục được những hào kiệt như Võ Văn Dũng,
Trần Quang Diệu, Bùi Thò Xuân, Ngô Văn Sở, … ông còn đóng góp sức mình trong việc xây dựng căn cứ
Tây Sơn Thượng đạo. Đào Nguyên Phổ nhận xét về Nguyễn Huệ: “Nguyễn Văn Huệ sinh ra tiếng sang
sảng như chuông kêu, mắt lấp lánh như chớp choáng, tính tình giảo hoạt, dụng binh đánh trận rất giỏi,
người ta ai cũng đều sợ”1
Nguyễn Lữ (em thứ ba, còn gọi là thầy Tư Lữ), ông cũng có những đóng góp lớn trong việc huấn
luyện nghóa quân như : sáng tác bài võ Hùng kê quyền và trực tiếp tham gia cuộc khởi nghóa từ những
ngày đầu.
Sử triều Nguyễn chép về thân thế của anh em Tậy Sơn như sau: “Nguyễn Văn Nhạc là người
huyện Phù Ly thuộc Quy Nhơn. Tổ tiên vốn là người ở huyện Hưng Nguyên thuộc Nghệ An. Ông tổ bốn
đời, vào khoảng niên hiệu Thònh Đức triều Lê (1653 - 1687) bò quân ta bắt được đem về an trí ở ấp Tây
Sơn Nhất thuộc Quy Ninh. Cha Nhạc là Phúc dời sang ở ấp Kiên Thành thuộc huyện Tuy Viễn, Phúc sinh
được ba trai: trưởng là Nhạc, thứ là Lữ, cuối là Huệ. Nhạc làm nghề bán lá trầu vào buôn bán với người
Man, khi đi đường, qua núi An Dương bắt được một thanh kiếm, tự bảo là vật thần, mang để loè đối với
người, được nhiều người tin. Nhạc lại theo học giáo Hiến (sót họ), (Hiến là môn khách của Ngoại hữu
Trương Văn Hạnh. Hạnh bò Trương Phúc Loan giết, Hiến chạy trốn vào Quy Nhơn, ngụ ở ấp An Thái, mở
trường dạy văn võ. Anh em Nhạc đều đến theo học). Hiến thấy tài của Nhạc thì lấy làm lạ. Sau Nhạc
làm chức biện lại ở tuần Vân Đồn tiêu mất tiền thuế. Đốc trưng là Đằng Thức đòi riết lắm, bèn trốn vào


1

Đào Nguyên Phổ, Tây Sơn thuỷ mạt khảo

Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn

- 41 –

rừng. Hiến bảo riêng với Nhạc rằng sấm có câu: “Tây khởi nghóa, Bắc thu công, anh là người Tây Sơn thì
nên cố đi”. Nhạc cho là phải rồi mừng thầm”1
b. Căn cứ Tây Sơn
Căn cứ Tây Sơn thuộc ấp Tây Sơn, huyện Phù Ly, Phủ Quy Nhơn, dinh Quảng Nam (gồm các tỉnh
Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Đònh, Công Tum và Gia Lai ngày nay). Vùng quảng Nam vốn là một
vùng trù phú. Các nhà buôn nước ngoài thường coi Quảng Nam là một trung tâm kinh tế giàu có vào loại
bậc nhất đàng Trong. Nhưng cũng chính ở Quảng Nam, các chúa Nguyễn đã thiết lập một chế độ thuế
khoá vô cùng hà khắc.
Riêng các thứ thuế rừng núi, ao đầm, cửa quan, chợ búa của 2 xứ Thuận Hoá, Quảng Nam, hàng
năm chúa Nguyễn đã thu đến hơn 76.467 quan tiền thuế. Trong số này, riêng Quảng Nam đã đóng góp
đến 6 phần, còn Thuận Hoá chỉ có 1 phần. Riêng phủ Quy Nhơn (gồm Bình Đònh và Công Tum ngày
nay), ở 3 huyện Bồng Sơn, Phù Ly, Tuy Viễn, số ruộng thực trồng có hơn 72.600 mẫu mà hàng năm phải
nộp trên 1.540.678 hộc thóc cùng với hơn 1.028 bát gạo điền mẫu cộng với 528 quan tiền cung đốn. Đó là
chưa kể đến số thuế của 5 thuộc miền núi. Thương nhân, thợ thủ công và các dân tộc thiểu số miền núi
cũng phải đóng góp hàng trăm thứ thuế. Chính sách bóc lột tàn bạo của họ Nguyễn đã cắt nghóa tại sao
miền Quảng Nam lại trở thành một trung tâm của phong trào đấu tranh của nhân dân đàng Trong.

Ấp Tây Sơn gồm có hai vùng là Tây Sơn Thượng đạo và Tây Sơn Hạ đạo. Đây là vùng có vò trí lợi
hại và xung yếu, từ đây, nghóa quân có thể uy hiếp đồng bằng và bao vây phủ thành Quy Nhơn, cắt đôi
giang sơn của họ Nguyễn. Vùng này lại có nhiều voi, ngựa và các thứ lâm thổ sản quý. Cư dân ở vùng
này, ngoài người Việt còn có nhiều thành phần tộc người khác như Chăm, Bana, Xêđăng, Giagrai, ...
Ban đầu, anh em Tây Sơn chọn Tây Sơn Thượng đạo làm nơi xây dựng căn cứ và chuẩn bò lực
lượng. Tây Sơn Thượng đạo là một vùng cao nguyên và rừng núi rộng lớn chiếm gần ba phần tư đất đai
phủ Quy Nhơn. Căn cứ Tây Sơn Thượng đạo nằm trọn vẹn ở thung lũng An Khê (Gia Lai) gồm có 2 phần
: Tây Sơn nhất và Tây Sơn nhò. Phần lớn căn cứ của nghóa quân ở Tây Sơn nhò, nơi đây là đòa bàn cư trú
chủ yếu của người Bana và một số ít người Việt sinh sống bằng nghề nông có nguồn gốc từ đàng Ngoài.
Tranh thủ sự ủng hộ của người Bana, Nguyễn Nhạc đã dựng cở khởi nghóa vào năm 1771. Ở đây, Nguyễn
Nhạc đã cho đắp luỹ dựa vào đòa thế núi rừng hiểm trở. Dấu tích còn lại là luỹ An Khê gồm có 7 cạnh, 4
cửa Bắc, Nam, Đông, Tây vừa kiểm soát được con đường độc đạo lên cao nguyên Plâyku, vừa dễ dàng
rút lui vào rừng núi. Ở đèo Mang (tiếng Bana nghóa là cửa), nghóa quân cho đắp luỹ nối liền giữa núi
ông Nhạc (cao khoảng 600 mét) và núi ông Bình (cao khoảng 800 mét).
Ngoài ra, ở đây còn có các di tích khác như: Sa khổng lồ, Hồ ông Nhạc là nơi nghóa quân dùng để
luyện thuỷ binh; cánh đồng cô Hầu (tên người vợ Bana của Nguyễn Nhạc) là nơi nghóa quân sản xuất
lương thực; hòn đá Ông Nhạc là nơi Nguyễn Nhạc ngồi nghỉ chân; gò Kho là nơi nghóa quân tích trữ
lương thực vàkhí giới; núi Ấn, Kiếm là nơi Nguyễn Nhạc nhặt được ấn, kiếm có ý nghóa như là cuộc khởi
nghóa hợp lòng trời; miếu Xà, tương truyền là nơi Nguyễn Nhạc chém rắn khởi nghóa; …

1

Đại Nam chính biên liệt truyện, q30, Ng Tây liệt truyện, tờ 1a,b

Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn


- 42 –

Toàn bộ căn cứ Tây Sơn thượng đạo nằm ở thung lũng khá rộng, liên hệ với Tây Sơn Hạ đạo qua
đèo Mang và cao nguyên Plâyku qua đèo Mang Giang (cửa trời). Từ căn cứ, nghóa quân có thể theo
đường mòn xuống Tây Sơn Hạ đạo và vùng đất Phú Yên. Theo đường thuỷ, nghóa quân có thể xuôi dòng
sông Ba tới Phú Yên, theo dòng sông Côn tới Tây Sơn Hạ đạo và phủ lỵ Quy Nhơn. Chính những con
đường thuỷ, bộ này đã tạo ra sự trao đổi, giao lưu buôn bán tấp nập giữa miền thượng và miền xuôi, tạo
ra khả năng liên kết giữa các vùng làm cơ sở cho anh em Tây Sơn hô hào tập hợp lực lượng.
Tây Sơn Hạ đạo là một vùng đất bằng phẳng, khá trù phú gần với phủ thành Quy Nhơn. Đây cũng
là vùng tập trung nhiều mâu thuẫn, nông dân bò bóc lột nặng nề, thợ thủ công và thương nhân bò chính
quyền phong kiến họ Nguyễn bóc lột bằng thuế khoá. Nhân dân ở đây lại có truyền thống thượng võ,
truyền thống này được phản ánh trong câu ca dao:
Ai về Bình Đònh mà coi
Con gái Bình đònh bỏ roi đi quyền
Cuối năm 1772, Nguyễn Nhạc mở rộng căn cứ, tiến quân từ Tây Sơn Thượng đạo xuống Tây Sơn
Hạ đạo, thành lập đại bản doanh ở Kiên Thành. Tại đây Nguyễn Nhạc cho xây dựng nhiều kho tàng tích
trữ lương thảo, khí giới, thành lập các vi tập binh (nơi luyện tập của nghóa quân), vi cấm cố (nơi giam giữ
tù binh).
Do tài năng lãnh đạo và tổ chức của anh em Tây Sơn, do chính quyền phong kiến suy yếu không đủ
sức để không chế nên Tây Sơn trở thành bàn đạp vững chắc cho nghóa quân.
Để phát đông lực lượng dân nghèo đứng dậy đấu tranh, Nguyễn Nhạc nêu cao khẩu hiệu “Lấy của
người giầu chia cho dân nghèo”. Khẩu hiệu đấu tranh thiết thực, cụ thể đó đáp ứng nguyện vọng cấp thiết
của những người nông dân nghèo khổ và có tác dụng lôi cuốn mạnh mẽ đông đảo quần chúng lao động
vùng dậy khởi nghóa.
Sử triều Nguyễn chép rằng: “Nhạc cướp của người giàu giúp đỡ cho người nghèo”1. Các giáo só
phương Tây có mặt ở nước ta lúc bấy giờ cũng đã từng chứng kiến những hành động “lấy của nhà giàu
chia cho dân nghèo” của nghóa quân Tây Sơn.
Từ căn cứ, nghóa quân thường chia thành các toán nhỏ khoảng vài trăm người tiến về giải phóng các
làng xã. Nghóa quân trừng trò bọn xã trưởng, tòch thu các loại giấy tờ, khế ước phong kiến rồi đốt trước

mặt quần chúng và tuyên bố bãi bỏ mọi thứ thuế. Vì vậy, nhân dân ở mọi nơi trong phủ đều tích cực tham
gia hưởng ứng. Trong lực lượng khởi nghóa ta thấy có rất nhiều thổ hào như: Huyền Khê Vũ Tất Thận,
Nguyễn Thung, kép hát Nhưng Huy, thậm chí có cả nữ chúa Chăm là Thò Hỏa…
Mặt khác, lợi dụng mâu thuẫn giữa các bè phái phong kiến và để cô lập kẻ thù, Nguyễn Nhạc còn
khôn khéo nêu lên khẩu hiệu “ủng hộ Hoàng Tôn Nguyễn Phúc Dương, diệt trừ quyền thần Trương Phúc
Loan”. Trong bài hòch Tây Sơn, khẩu hiệu này được nêu rõ:
“Giận Quốc phó ra lòng bội bạc,
Nên Tây Sơn xướng nghóa cần vương,
1

Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục chính biên liệt truyện, sơ tập, q30, 1a.

Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn

- 43 –

Trước là để ngăn cột đá giữa dòng,
Kẻo đảng nghòch đặt mưu ngấm nghé,
Sau là tưới mưa dầm khi hạn,
Kéo cùng dân ra chốn lầm than.
Vì lòng trời còn nền nếp Phú Xuân,
t dấu cũ lại cơ đồ Hữu Hạ...”
Sách lược khôn khéo của Nguyễn Nhạc có tác dụng làm cho tập đoàn Trương Phúc Loan bò cô lập,
một số quan lại, quý tộc lớp trên giữ thái độ trung lập, chờ đợi, một số quan lại lớp dưới ngả theo cuộc
khởi nghóa. Nhân dân ta có câu: “Binh triều, binh quốc phó. Binh ó, binh hoàng tôn” đã thể hiện tác dụng

to lớn đó.
Năm 1773, sau khi đã làm chủ được toàn bộ Tây Sơn, Nguyễn Nhạc tự xưng là Đệ nhất trại chủ chỉ
huy 2 huyện Phù Ly và Bồng Sơn, Nguyễn Thung là đệ nhò trại chủ chỉ huy huyện Tuy Viễn và Vũ Tất
Thận là Đệ tam trại chủ phụ trách quân lương. Trên cơ sở đó, lực lượng cuộc khởi nghóa lớn mạnh nhanh
chóng. Trong hàng ngũ nghóa quân, ngoài người Việt còn có cả một đội quân miền núi của đồng bào các
dân tộc thiểu số.
Sử triều Nguyễn chép: “Năm Tân Mão là năm thứ 6 đời Tôn hoàng đế (năm thứ 32 niên hiệu Cảnh
Hưng nhà Lê, năm thứ 46 niên hiệu Càn Long nhà Thanh), Nhạc thiết lập đồn trại ở thượng đạo ấp Tây
Sơn, chiêu nạp những kẻ vong mạng. Những kẻ ngang ngạnh, hung ngược, du thủ, du thực theo về nhiều.
Bấy giờ, Quốc phó là Trương Phúc Loan tự tiện phế lập, chuên nắm chính quyền, nhân tình oán giận.
Năm gặp đói kém, Nhạc mới nổi lên cướp của người giàu, giúp đỡ cho người nghèo giả làm ơn nhỏ để
mua chuộc lòng người. Có người nhà giàu tên là Huyền Khê đem của ra giúp, lại người thổ hào là
Nguyễn Thung ở Thuận Nghóa cổ động khuyến dụ giúp, nên đồ đảng càng đông. Chúng đi cướp đánh các
hương ấp, đến đâu họ cũng hò reo ứng theo. Thế Nhạc ngày càng hoành hành, đòa phương không thể
chống ngăn được. Bọn Nhạc mới cùng nhau bàn đònh rằng: “Nay gian thần là Trương Phúc Loan hối lộ
công nhiên, làm nhơ nhớp rối ren triều đình. Ta cứ khởi binh trừ bỏ nó. Hoàng tôn Dương con quan thái
bảo là người nhân hậu, thông minh, ta nên đón về lập lên làm vua để yên nhà vua”. Ước đònh đã xong,
truyền bá ra các nơi xa gần, thì ai ai cũng đều tin cả. Về sau hễ quan quân đi tiến thảo thì đều nói đó là
quân của Quốc phó; quân giặc đến đâu thì đều nói đó là quân của Hoàng Tôn. Vì thế mới có câu: “Quân
triều là quân Quốc phó; Quân ó là quân Hoàng Tôn”1

2. Phong trào Tây Sơn bùng nổ và thắng lợi bước đầu.
Mùa thu năm 1773, Nguyên Nhạc quyết đònh mở một cuộc tiến công đánh chiếm phủ thành Quy
Nhơn. Đạo quân tiên phong của nghóa quân do Nguyễn Thung, Nhưng Huy và Tứ Linh chỉ huy tiến lên
bao vây phủ thành Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc giả bò bắt, cho người đóng cũi khiêng vào thành Quy Nhơn
nộp cho tuần phủ Nguyễn Đắc Tuyên. Đang đêm, Nguyễn Nhạc phá cũi dùng nội công, ngoại kích đánh
1

Đại Nam chính biên liệt truyện, q30, Ng Tây liệt truyện


Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn

- 44 –

chiếm được phủ thành Quy Nhơn. Tuần phủ Quy Nhơn là Nguyễn Khắc Tuyên và toàn bộ quân Nguyễn
phải chạy trốn.
Chiếm được phủ thành Quy Nhơn, nghóa quân tiếp tục phát triển ra phía Bắc và vào phía Nam. Ở
phía Nam nghóa quân đánh đuổi quân Nguyễn vào phiá Nam của đèo Cù Mông và sau đó chiếm được
toàn bộ vùng đất từ Phú Yên cho đến Bình Thuận. Năm 1774, Lưu thủ Long Hồ là Tống Phúc Hiệp mang
quân từ Gia Đònh tiến đánh nghóa quân, chiếm lại vùng đất này và đẩy quân Tây Sơn về phía bên kia đèo
Cù Mông.
Ở phía Bắc, nghóa quân tiến đánh và chiếm được Kiền Dương và Đạm Thuỷ (Bắc Quy Nhơn) giết
được Đốc trưng Đằng và Khâm sai Lượng . Thừa thắng nghóa quân tiến đánh và chiếm được Quảng Ngãi,
uy hiếp Quảng Nam. Trong lực lượng nghóa quân có thêm đông đảo nông dân ở các vùng này, đáng chú ý
là 2 đạo quân của thương nhân người Hoa là Hoà Nghóa quân của Lý Tài và Trung Nghóa quân của Tập
Đình.
Triều đình họ Nguyễn hoảng sợ vội cử bốn tướng lónh cao cấp là Nguyễn Cửu Thống, Nguyễn Cửu
Sách, Tống Sùng và Đỗ Văn Hoảng mang quân chống cự. Nghóa quân rút về Thạch Tân, đặt phục binh
đánh bại các cánh quân của chúa Nguyễn ở vùng giáp gianh hai tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi, giết
chết ba tướng Nguyễn là Nguyễn Cửu Sách, Tống Sùng và Đỗ Văn Hoảng. Trận đại thắng này đã nâng
cao thanh thế của nghóa quân và cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân. Nghóa quân đi đến
đâu cũng được nhân dân nô nức hưởng ứng.
Như vậy, sau hơn một năm, nghóa quân đã làm chủ được một dải đất rộng lớn từ Quảng Nam tới
Phú Yên, chia cắt phạm vi thống trò của họ Nguyễn làm 2 phần. Thế và lực của họ Nguyễn bò phân tán
và suy yếu hẳn, không thể thoát khỏi tình trang bò tiêu diệt hoàn toàn. Triều đình Nguyễn bò kẹp vào giữa

hai lực lượng đối đòch: mặt Bắc là quân Trònh mặt Nam là quân Tây Sơn

3. Tạm hoà quân Trònh.
Nhận thấy tình hình nguy khốn của chúa Nguyễn ở đàng Trong, Trấn thủ Nghệ An là Bùi Thế Đạt
liền dâng thư tâu với chúa Trònh Sâm. Sẵn có mưu đồ tiến đánh đàng Trong thống nhất quyền lực, Trònh
Sâm liền sai Hoàng Ngũ Phúc làm Bình Nam Thượng tướng quân cùng với bọn Bùi Thế Đạt, Hoàng Đình
Thể,… mang 3 vạn quân tiến vào đàng Trong, còn tự mình mang đại quân đóng ở Hà Trung (Thanh Hoá)
làm hậu thuẫn.
Quân Trònh vượt sông Gianh nêu chiêu bài đánh đổ quyền thần Trương Phúc Loan và dẹp loạn Tây
Sơn giúp bà con là họ Nguyễn chứ không phải là xâm lược để phân hoá lực lượng đối phương. Hoàng
Ngũ Phúc truyền hòch nói rằng: “Tả tướng Trương Phúc Loan khí cục nhỏ hẹp như cái thưng cái đấu, tâm
đòa gian tà như quỷ như ma. Vin bám khuê khổ tình thân, trộm lấy triều đình trọng chức. Tin dùng kẻ gian
nònh, hãm hại người trung lương. Lý gián người cũ người thân, chuyên kế gây bè lập đảng. Chiêu nạp
thêm vây cánh, tự tính mưu lợi riêng mình. Giết người nọ lập người kia nguy hiểm như lang sói bên cạnh
nách; thẳng tay làm khổ trăm họ, vẻ mũ xiêm mà hoá giống chim muông. Nặng thuế khóa nạn máu mủ
dân; bớt lương quân để cắt nanh vuốt. Chính sự cấp bách như lông mày bò đốt; hình phạt nặng nề nhường
con mắt bò đâm. Chuốc oán với dân, gây ra mối loạn. Đến nỗi Tây Sơn là bọn dân hèn, tụ tập như đàn

Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn

- 45 –

ong lũ kiến, chiếm đất Quảng Nam màu mỡ, nhanh chóng như lợn sổ lang giông. Quạt lửa giặc bùng ngất
trời, khiến biên lầm bụi đất. Vậy nay nhân dân chúng đang mong sống lại, kéo đội quân đang sẵn sức
hăng. Trước trừ đứa cường thần, sau dẹp phường nghòch tặc. Diệt kẻ tàn bạo, để giúp nạn họ hàng; nối

mối giữ giềng, để bảo tồn dòng dõi. Giúp nạn thực do nghóa cử, không phải lòng tham thừa nguy”1
Tháng 11 năm 1774, quân Trònh chiếm được các dinh Bố Chính, Lưu Đồn, dinh Trạm, dinh Cát, đồn
Cao Lao ở phía Bắc Phú Xuân. Quân Nguyễn tan rã, phần lớn trốn chạy hay đầu hàng. Chúa Nguyễn một
mặt bắt Trương Phúc Loan nộp cho quân Trònh để xin bãi binh, mặt khác triệu hồi Tôn Thất Nghiễm từ
Quảng Nam về đối phó với quân Trònh để lại Nguyễn Cửu Dật chống đỡ với quân Tây Sơn.
Tháng 12 năm 1774, quân Trònh tiến chiếm được kinh đô Phú Xuân. Trước tình thế nguy ngập
Nguyễn Phúc Thuần cùng với Nguyễn Phúc Dương phải chạy vào Quảng Nam. Nhưng ở đây, quân Tây
Sơn cũng tấn công mạnh mẽ, Nguyễn Cửu Dật đại bại phải rút về Trà Sơn. Nguyễn Phúc Thuần lại phải
bỏ Quảng Nam và sau đó vượt biển trốn vào Gia Đònh, để Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương ở lại chống
cự. Quân Tây Sơn chia làm 3 cánh đuổi đánh, bắt được Hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương tại Cu Đê (Bắc
Quảng Nam) và chiếm lấy Quảng Nam.
Tháng 3 năm 1775, quân Trònh vượt đèo Hải Vân tiến đánh quân Tây Sơn ở Cẩm Sa (Quảng Nam).
Quân Tây Sơn do Nguyễn Nhạc, Tập Đình, Lý Tài chỉ huy đón đánh rất quyết liệt. Quân Tây Sơn bò tổn
thất nhiều phải rút về Bến Ván (Bản Tân, vùng giáp giới 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi) để phòng
giữ cho Quảng Ngãi và Quy Nhơn. Như vậy, quân Tây Sơn lại hai mặt đối đòch: phía Bắc là quân Trònh,
phía Nam là quân Nguyễn.
Trước hoàn cảnh nguy hiểm ấy, Nguyễn Nhạc đã kòp thời thay đổi sách lược, một mặt lo củng cố
căn cứ, mặt khác phải tạm thời hoà hoãn với quân Trònh. Tháng 7 năm 1775, Nguyễn Nhạc sai người
mang vàng bạc châu báu và một bức thư đến doanh trại Hoàng Ngũ Phúc “xin hàng”, nộp 3 phủ Quảng
Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên và xin làm tướng tiên phong đi đánh quân Nguyễn. Lúc này, thời tiết đang
nóng nực, quân Trònh mệt mỏi, lại bò bệnh dòch hoành hành chết hại rất nhiều, tinh thần binh só hoang
mang, nên Hoàng Ngũ Phúc bất đắc dó phải chấp thuận đề nghò của Nguyễn Nhạc. Hoàng Ngũ Phúc liền
phong cho Nguyễn Nhạc làm Tây Sơn Hiệu trưởng tráng tiết tướng quân và sai đi đánh quân Nguyễn.
Nguyễn Nhạc “nhận mệnh lệnh” đem quân đánh vào phía Nam. Như vậy, từ giữa năm 1775, quân Tây
Sơn đã tạm yên được mặt Bắc để tập trung lực lượng đánh sập chính quyền họ Nguyễn ở phía Nam.

4. Diệt Nguyễn chống Xiêm thắng lợi.
Năm 1775, Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ đem đại quân tiến đánh Phú Yên. Nguyễn Nhạc bề ngoài
giả vờ liên kết với Tống Phúc Hiệp (đang chỉ huy quân Nguyễn ở Phú Yên) để lập Hoàng tôn Nguyễn
Phúc Dương lên ngôi chúa. Tống Phúc Hiệp tưởng thật, hội quân với Nguyễn Nhạc. Mặc dù mới 22 tuổi,

nhưng với tài năng quân sự kiệt xuất, Nguyễn Huệ đã đánh úp được Phú Yên rồi giao cho Lý Tài trấn
giữ.
1

Đại Nam thực lục tiền biên, NXB Sử học, Hà Nội, 1962, TI, Tr.247 – 248.

Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn

- 46 –

Nhưng ngay sau đó, Lý Tài đã phản bội lại Tây Sơn và đầu hàng chúa Nguyễn. Lực lượng nghóa
quân bò chia rẽ, nghóa binh người Hoa một phần chạy về Trung Quốc, một phần khác chạy vào Gia Đònh
theo chúa Nguyễn. Lúc này, sau trận thua ở Cẩm Sa, Tập Đình bò Nguyễn Nhạc nghi ngờ nên đã dẫn đạo
quân “Trung Nghóa” về Trung Quốc.
Nguyễn Nhạc báo tin chiến thắng Phú Yên cho Hoàng Ngũ Phúc biết và xin cho Nguyễn Huệ làm
“Tây Sơn hiệu tiền phong tướng quân”. Quân Trònh ngày càng mỏi mệt vì khí hậu khắc nghiệt, viễn chinh
lâu ngày nên hoang mang cực độ. Hoàng Ngũ Phúc nhận thấy rõ nguy cơ, thường nói với các tướng rằng:
“ Tây Sơn bây giờ như ngọn lửa bốc mạnh. Tôi già mất rồi, còn các tướng, tôi e không phải là tay đối
đòch với họ”1. Vì vậy, cuối năm 1775, Hoàng Ngũ Phúc phải rút quân về Phú Xuân rồi bò bệnh phải về
Thăng Long và chết dọc đường đi. Tôn Thất Quyền và Tôn Thất Xuân được thương nhân Hoa kiều giúp
đỡ liền chiếm lấy Quảng Nam, nhưng quân Tây sơn đã lập tức ra tiêu diệt và thu hồi lại Quảng Nam.
Như vậy là từ cuối năm 1775, quân Tây Sơn lại làm chủ một khu vực rộng lớn từ Quảng Nam vào đến
Nam Phú Yên.
Đầu năm 1776, Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Lữ mang thuỷ binh đánh chiếm Gia Đònh và các dinh trấn
ở Nam bộ. Quân Tây Sơn chiếm được Gia Đònh và các dinh Trấn Biên, Phiên Trấn, Long Hồ. Chúa

Nguyễn Phúc Thuần và tôn thất họ Nguyễn phải chạy trốn về phía Tây Nam bô. Tống Phúc Hiệp phải
mang quân từ Bình Khang về chiếm lại Trấn Biên. Ở Mỹ Tho, lực lượng thương nhân Hoa kiều và đại đòa
chủ Nam Bộ đã thành lập đạo quân Đông Sơn (đối lập với Tây Sơn) dưới sự chỉ huy của Đỗ Thành Nhơn
và tiến về Gia Đònh. Nguyễn Lữ phải ra lệnh tòch thu lương thực, của cải rồi rút về Quy Nhơn. Như vậy,
quân Nguyễn mặc dù chiếm lại được Gia Đònh, nhưng phải bỏ mất các phủ Diên Khánh, Bình Khang,
Bình Thuận.
Tháng 3 năm 1777, Nguyễn Nhạc tự xưng là Tây Sơn Vương phong cho Nguyễn Huệ làm Phụ
chính, Nguyễn Lữ làm Thái phó, xây dựng lại thành Đồ Bàn và đổi tên là thành Hoàng Đế, mở đầu quá
trình phong kiến hoá. Trònh Sâm bất đắc dó phải phong cho Nguyễn Nhạc làm trấn thủ Quảng Nam, tước
Cung quốc công. Còn ở Gia Đònh, cuối năm 1776, Lý Tài lập Nguyễn Phúc Dương làm Tân chính vương,
tôn Nguyễn Phúc Thuần làm Thái thượng hoàng. Lý Tài được phong làm Bảo giá đại tướng quân, nhưng
quân “Hoà Nghóa” của Lý Tài rất tàn bạo, chúng cướp bóc nhân dân và hay xung đột với quân “Đông
Sơn” của Đỗ Thành Nhơn.
Cuối năm 1777, Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ mang quân đánh vào Gia Đònh lần 2.
Quân Lý Tài đại bại, Nguyễn Phúc Thuần và Nguyễn Phúc Dương trốn chạy nhưng đều bò quân Tây Sơn
đuổi theo giết chết. Quân Tây Sơn tiêu diệt phần lớn lực lượng của chúa Nguyễn, chỉ còn lại một mình
Nguyễn Phúc Ánh chạy thoát. Sau khi chiếm được Gia Đònh, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lại rút về Quy
Nhơn chỉ để lại một lực lượng nhỏ trấn giữ Gia Đònh. Bọn đại đòa chủ Gia Đònh lại tôn Nguyễn Phúc Ánh
làm chủ tướng, từ Long Xuyên về đánh chiếm lại thành Gia Đònh.
Năm 1778, Nguyễn Nhạc lên ngôi Hoàng đế đặt niên hiệu là Thái Đức, phong cho Nguyễn Huệ
làm Long nhương tướng quân, Nguyễn Lữ làm Tiết chế. Nguyễn Nhạc sai tướng mang quân vào tiến

1

Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nhất thống chí, NXB Văn Hoá, Hà Nội, 1984, TII, tr.75.

Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử



Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn

- 47 –

đánh Gia Đònh và Trấn Biên nhưng bò thất bại. Nguyễn Phúc Ánh nhân đà thắng lợi mang quân tiến ra
chiếm lấy Bình Thuận, uy hiếp Diên Khánh. Năm 1778, Nguyễn Phúc Ánh được tướng só suy tôn làm Đại
nguyên soái Nhiếp quốc chính. Năm 1779, Nguyễn Phúc Ánh xưng vương và thực hiện chính sách quân
đồn điền để xây dựng và củng cố lực lượng. Đạo quân chủ lực của Nguyễn Phúc Ánh là đạo quân Đông
Sơn nhưng chủ tướng Đỗ Thành Nhơn lại lộng quyền nên bò Nguyễn Phúc Ánh giết chết vào năm 1782.
Từ đó, quân Đông Sơn tan rã và binh lực của Nguyễn Phúc Ánh cũng suy yếu hẳn.
Năm 1782, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ chỉ huy tiến đánh Gia Đònh lần thứ 3.
Quân đội của Nguyễn Phúc Ánh bò thất bại nặng nề, Nguyễn Phúc Ánh cùng với tàn quân chạy thoát.
Sau thắng lợi, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lại rút về Quy Nhơn, chỉ để lại một đội quân đồn trú trấn giữ
Gia Đònh. Mùa thu năm ấy, một tướng của họ Nguyễn là Chu Văn Tiếp ra sức tập hợp binh lính kéo về
đánh bại quân Tây Sơn đồn trú và chiếm lại thành Gia Đònh.
Năm 1783, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lại được lệnh mang quân tiến đáng Gia Đònh lần thứ 4.
Quân Chu Văn Tiếp đại bại, Nguyễn Phúc Ánh cùng với tàn quân chạy ra đảo Phú Quốc rồi ra Côn Lôn
(Côn Đảo) và trốn sang Xiêm cầu cứu vua Xiêm. Sau thắng lợi lần này, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lại
trở về Quy Nhơn và giao cho phò mã Trương Văn Đa trấn giữ Gia Đònh.
Vua Xiêm là Rama I sẵn nuôi ý đồ xâm lược một phần đất nước ta và giành toàn quyền khống chế
Chân Lạp, nên đã gấp rút chuẩn bò xâm lược nước ta. Tháng 7 năm 1784, vua Xiêm sai hai cháu của mình
là Chiêu Tăng, Chiêu Sương mang 2 vạn thuỷ binh và 300 thuyền chiến vượt biển đổ bộ lên miền Tây
Nam Bộ. Trước đó, Rama I đã sai tướng Chiêu Thuỳ Biên mang 3 vạn bộ binh sang đóng ở Chân Lạp để
vượt biên giới phối hợp với quân thuỷ tiến đánh Gia Đònh. Đội quân của Nguyễn Phúc Ánh theo sau và
dẫn đương cho đạo quân bộ.
Cuối tháng 7 năm 1784, hai đạo quân thuỷ bộ của Xiêm – Nguyễn gặp nhau ở Kiên Giang. Sau khi
chiếm được Kiên Giang, quân Xiêm – Nguyễn tiến đánh Cần Thơ rồi chiếm Ba Xắc, Trà Ôn, Sa Đéc,
Man Thít. Tướng Chu Văn Tiếp bò quân Tây Sơn giết chết tại Man Thít.
Đến cuối năm 1784, quân Xiêm – Nguyễn đã chiếm được quá nửa đất đai Nam bộ nhưng chúng chỉ

lo cướp bóc rất tàn bạo. Bọn tướng tá Xiêm liên tiếp cho thuyền chở vàng bạc, của cải, con gái bắt được
về nước. Nhân dân Nam bộ vô cùng căm ghét quân xâm lược và nhận rõ bộ mặt phản bội của Nguyễn
Phúc nh. Ngay cả Nguyễn Phúc Ánh cũng mất dần lòng tin vào quân Xiêm và cho người đi cầu cứu
Pháp.
Trương Văn Đa một mặt giữ vững hai thành Gia Đònh và Mỹ Tho, mặt khác sai người về Quy Nhơn
xin viện binh.
Nhận được tin cấp báo, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Huệ dẫn quân thuỷ tiến vào Gia Đònh. Đầu tháng
1 năm 1785, quân Tây Sơn đóng tại Gia Đònh và Mỹ Tho chuẩn bò mở một cuộc quyết chiến chiến lược
tiêu diệt quân Xiêm - Nguyễn. Nguyễn Huệ đã chọn khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút (trên sông Tiền
Giang gần Mỹ Tho) có đòa thế hiểm trở làm nơi tiêu diệt quân Xiêm _ Nguyễn.

Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn

- 48 –

Khúc sông Rạch Gầm – Xoài Mút dài khoảng 6km, lòng sông rộng, ở giữa có cù lao Thới Sơn.
Nguyễn Huệ đã bố trí ở đây một trận đòa mai phục lớn. Thuỷ quân Tây Sơn được giấu kín trong các con
sông nhỏ, còn bộ binh và pháo binh mai phục trên cù lao Thới Sơn và hai bên bờ sông.
Lúc bấy giờ, quân Xiêm – Nguyễn đóng ở Sa Đéc cũng đang chuẩn bò tiến đánh quân Tây Sơn ở
thành Mỹ Tho và Gia Đònh. Mờ sáng ngày 19 tháng 1 năm 1785, Nguyễn Huệ cho quân nhử đòch vào trận
đòa mai phục. Toàn bộ quân Xiêm – Nguyễn ồ ạt đuổi theo và lọt vào trận đòa phục kích của quân Tây
Sơn. Bằng một trận hoả công dữ dội, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn đã tiêu
diệt hoàn toàn quân Xiêm – Nguyễn. Hai tướng giặc là Chiêu Tăng và Chiêu Sương cùng với tàn quân
của Nguyễn Ánh và vài ngàn quân Xiêm đã phải luồn rừng vượt biên giới Chân Lạp về nước. Chính sử
nhà Nguyễn phải thừa nhạân rằng: “người Xiêm sau trận thua năm giáp Thìn (1785), ngoài miệng tuy nói

khoác nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”.
Chiến thắng này đã khẳng đònh sức mạnh của quân Tây Sơn và chủ quyền của Tây Sơn ở đàng
Trong. Đây là một trong những chiến công oanh liệt của nghóa quân Tây Sơn và cũng là một trong những
chiến thắng rực rỡ nhất của dân tộc ta chống xâm lược. Chiến thắng đã nêu cao ý chí bất khuất, kiên
cường và truyền thống chống ngoại xâm của nhân dân ta trên miền đất cực nam của đất nước. Chiến
thắng Rạch Gầm – Xoài Mút đồng thời kết thúc một giai đoạn phát triển của cuộc khởi nghóa Tây Sơn,
đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chính quyền họ Nguyễn.

5. Diệt Trònh xoá bỏ ranh giới sông Gianh.
Sau khi đánh tan quân Xiêm - Nguyễn, bảo vệ vững chắc tổ quốc, Nguyễn Huệ lại rút về Quy Nhơn
chỉ để lại một bộ phận quân đội trấn giữ Gia Đònh. Ở Quy Nhơn, Nguyễn Huệ cùng với Nguyễn Hữu
Chỉnh và Võ Văn Nhậm (hai hàng tướng của Trònh và Nguyễn) bàn kế sách tiến đánh đàng Ngoài.
Ở đàng Ngoài, năm 1782, Trònh Sâm chết, Trònh Khải làm cuộc đảo chính gây ra nạn kiêu binh.
Trònh Khải tuy được lập làm chúa nhưng tỏ ra bất lực trong việc triều chính. Lực lượng “kiêu binh”
Thanh, Nghệ lộng hành, yêu sách Nhà nước phong chức tước, cấp thưởng tiền bạc và kéo nhau đi cướp
bóc phố phường, thôn xóm ở kinh kỳ. Tình hình chính trò, kinh tế, xã hội ngày càng khủng hoảng nghiêm
trọng.
Ở Phú Xuân, Hoàng Ngũ Phúc lâm trọng bệnh và chết trên đường về Thăng Long, Phạm Ngô Cầu
được cử thay thế làm trấn thủ Thuận Hoá. Tháng 6 năm 1786, quân Tây Sơn chia làm hai đường. Đường
thuỷ do Nguyễn Hữu Chỉnh chỉ huy vượt biển tiến vào Thuận An, uy hiếp kinh thành Phú Xuân. Đường
bộ do Nguyễn Huệ và Võ Văn Nhậm chỉ huy vượt đèo Hải Vân tiến đánh Phú Xuân. Quân Tây Sơn từ
hai mặt lần lượt chiếm được các dinh đồn ở phía Nam sông Gianh. Nguyễn Huệ còn dùng kế li gián làm
chia rẽ nội bộ các tướng Trònh ở Phú Xuân. Quân Tây Sơn bao vây và nhanh chóng hạ thành Phú Xuân.
Các tướng Trònh là Hoàng Đình Thể, Hoàng Nghóa Quyền, Vũ Tá Liên, … đều chết trận. Trấn thủ Phú
Xuân là Tạo quận công Phạm Ngô Cầu đầu hàng.
Thừa thắng quân Tây Sơn vượt sông Gianh chiếm được đèo Ngang. Nguyễn Huệ để Nguyễn Lữ ở
lại giữ Thuận Hoá, sai người về Quy Nhơn báo với Nguyễn Nhạc, còn tự mình cùng các tướng khác tiến
ra Bắc Hà theo hai đường thuỷ bộ. Nguyễn Huệ nêu cao danh nghóa “phù Lê diệt Trònh” để tranh thủ sự

Bùi Văn Hùng


Khoa Lòch Sử


Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn

- 49 –

ủng hộ của nhân dân đàng Ngoài. Đạo quân thuỷ gồm 400 thuyền chiến do Nguyễn Hữu Chỉnh chỉ huy
vượt biển tiến ra trước. Không gặp một trở ngại nào trên đường tiến quân, ngày 11 tháng 7 năm 1786 thì
tiến vào sông Vò Hoàng (Nam Đònh). Đạo quân bộ do đích thân Nguyễn Huệ chỉ huy lần lượt chiếm được
Nghệ An, Thanh Hoá và hội quân với Nguyễn Hữu Chỉnh ở Vò Hoàng.
Vào giữa tháng 7 năm 1786, quân Tây Sơn bắt đầu tấn công vào khu vực ngoại vi Thăng Long. Ở
phố Hiến (Hưng Yên), quân Tây Sơn đã đánh bại cha con Hoàng Phùng Cơ và tiến lên uy hiếp Thăng
Long. Các tướng Trònh như Trònh Tự Quyền, Đinh Tích Nhưỡng, Đỗ Thế Dân và cả chúa Trònh Khải chỉ
huy “kiêu binh” chống đỡ cũng đều thất bại. Trònh Khải trốn chạy đến làng Hạ Lôi (Yên Lãng, Vónh
Phúc) thì bò một viên quan đòa phương bắt mang nộp cho quân Tây Sơn. Ngày 21 tháng 7 năm 1786 (26
tháng 6 năm Bính Ngọ), Nguyễn Huệ kéo đại quân vào Thăng Long, lật đổ chính quyền của chúa Trònh.
Như vậy là chỉ trong khoảng 1 tháng, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh bại toàn bộ
quân Trònh, lật đổ chính quyền thống trò của họ Trònh xây dựng trên 200 năm. Giữ đúng chủ trương “phù
Lê diệt Trònh”, Nguyễn Huệ trao quyền cho vua Lê. Vua Lê Hiển Tông phong cho Nguyễn Huệ tước Uy
quốc công, gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ, nhường cho Tây Sơn đất Nghệ An để thưởng công.
Nguyễn Nhạc nhận được tin báo vội mang quân ra Thăng Long, triệu hồi Nguyễn Huệ vào Nam và
phong cho ông là Bắc Bình Vương đóng ở Phú Xuân, Nguyễn Lữ là Đông Đònh Vương đóng ở Gia Đònh.
Nguyễn Nhạc tự xưng là Trung ương hoàng đế, đóng đô ở Quy Nhơn. Sự phân chia quyền lực trong nội
bộ anh em Tây Sơn là nguyên nhân làm nảy sinh mâu thuẫn trong phong trào nông dân.
Ở đàng Ngoài, nền chính trò rối loạn, vua Lê Chiêu Thống kế vò Lê Hiển Tông tỏ ra bất lực trong
việc chống chọi với các thế lực họ Trònh do Trònh Bồng, Trònh Lệ đứng đầu đang cố sức khôi phục cơ đồ.
Nguyễn Hữu Chỉnh bò Nguyễn Huệ bỏ rơi lại Bắc Hà đã xây dựng được lực lượng tiến về Thăng Long
phò tá Lê Chiêu Thống đánh bại các thế lực của họ Trònh. Nguyễn Hữu Chỉnh cho quân đốt phủ chúa và

âm mưu xây dựng thế lực tương tự để chống lại Tây Sơn. Sau đó, Nguyễn Hữu Chỉnh cho người vào Quy
Nhơn đòi lại vùng đất Nghệ An.
Cuối năm 1787, Nguyễn Huệ sai Võ Văn Nhậm và Ngô Văn Sở mang quân ra trò tội Nguyễn Hữu
Chỉnh. Nguyễn Hữu Chỉnh bò thất bại cùng với Lê Chiêu Thống, chạy đến Yên Thế (Bắc Giang) thì bò
bắt và bò giết. Lê Chiêu Thống trốn thoát rồi vượt biên giới chạy sang đất Quảng Tây (Trung Quốc). Võ
Văn Nhậm tự mình thu xếp mọi việc, lập Lê Duy Cẩn làm Giám quốc bù nhìn và có ý đồ chống đối
Nguyễn Huệ.
Nhận được tin báo của Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân về sự lộng quyền của Võ Văn Nhậm, tháng 5
năm 1788, Nguyễn Huệ vội vã ra Bắc hà bắt và giết chết Võ Văn Nhậm, cử Ngô Văn Sở lên thay. Trong
thời gian này, Nguyễn Huệ đã tổ chức “cầu hiền”. Nhiều sỹ phu tiến bộ Bắc Hà đã theo về với quân Tây
Sơn như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích, Nguyễn Thế Lòch, Vũ Huy Tấn, Nguyễn Thiếp, … Họ được giao
quyền hành chức vụ và trở thành những quân sư trong quá trình xây dựng chính quyền phong kiến Tây
Sơn.

Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


Chiến tranh nông dân thế kỷ XVIII và phong trào Tây Sơn

- 50 –

Như vậy, sau hơn 15 năm khởi nghóa, đánh Nam dẹp Bắc (1771 - 1788), quân Tây Sơn đã ngày càng
lớn mạnh, lần lượt đánh đổ các tập đoàn phong kiến thống trò thối nát Nguyễn, Trònh, Lê và làm chủ
hoàn toàn đất nước. Triều đại Tây Sơn được thiết lập đã vững vàng, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ dân tộc.

6. Kháng chiến chống Thanh thắng lơi
a. Tình hình Trung Quốc
Nhà Mãn Thanh lúc này đang ở vào giai đoạn cường thònh. Nhà Thanh đã tiến hành xâm lược các

vùng xung quanh như Ngoại Mông, Tân Cương, Thanh Hải, Tây Tạng...Vua Thanh Càn Long đã mở rộng
phạm vi thống trò của mình trên một lãnh thổ rộng tới 9 triệu km2 và đang có âm mưu bành trướng xâm
lược xuống phía Nam. Nhà Thanh đã từng phát quân xâm lược Mianma.
Sau khi Nguyễn Hữu Chỉnh bò bắt, Lê Chiêu Thống trốn chạy lên trấn Kinh Bắc, nương nhờ vào
những đám quân “cần vương” của bọn cựu thần nhà Lê. Nhưng quân Tây Sơn do Ngô Văn Sở chỉ huy đã
đánh tan những đám quân yếu ớt ấy. Lê Chiêu Thống phải chạy vào Sơn Nam, Thanh Hoá rồi lại trở ra
Kinh Bắc. Trong bước đường cùng, Lê Chiêu Thống và bọn quan lại của mình sau khi chạy trốn sang
Quảng Tây đã cầu cứu vua Thanh Càn Long nhằm khôi phục lại quyền lợi của dòng họ. Tổng đốc Lưỡng
Quảng là Tôn Só Nghò liền dâng biểu lên vua Càn Long trình bày rõ tình hình rối loạn ở nước ta và đề
nghò nên lợi dụng danh nghóa giúp nhà Lê diệt Tây Sơn để xâm chiếm lấy nước ta.
Nhận thấy đây là cơ hội thôn tính nước ta, vua Càn Long điều động binh mã 4 tỉnh Quảng Đông,
Quảng Tây, Vân Nam, Quý Châu giao cho tổng đốc Lưỡng Quảng Tôn Só Nghò làm tổng chỉ huy chuẩn bò
tiến đánh nước ta. Vua Càn Long còn dự đònh cử một đạo thuỷ quân vượt biển vào Thuận Hoá để tạo ra
hai gọng kìm tiêu diệt quân Tây Sơn. Trước khi tiến quân, Càn Long đã vạch rõ phương hướng chiến lược
nhằm triệt để lợi dụng mâu thuẫn ở Đại Việt để chiếm nước ta một cách ít tốn kém nhất.
b. Tình hình nước ta
Sau khi ổn đònh lại tình hình Bắc Hà, Nguyễn Huệ kéo quân về Phú Xuân và đánh nhau với
Nguyễn Nhạc. Kết quả hai bên đi đến việc hoà hoãn và phân chia phạm vi cai trò. Từ Bến Ván (Bắc
Quảng Ngãi) trở ra Bắc là đòa bàn cai trò của Nguyễn Huệ.
Ở Bắc Hà, Ngô Văn Sở và các tướng lónh Tây Sơn bàn kế hoạch chặn đánh quân Thanh, nội bộ chia
ra làm hai phái. Một phái đứng đầu là đô đốc Phan Văn Lân chủ trương mang quân chặn đòch ở biên giới.
Phái khác đứng đầu là Ngô Thì Nhậm chủ trương rút lui để bảo toàn lực lượng và thiết lập phòng tuyến
Tam Điệp – Biện Sơn chờ viện binh của Nguyễn Huệ.
Tháng 11/1788, quân Thanh chia làm 4 đạo ồ ạt tiến vào nước ta.
Đạo thứ nhất do Tôn Só Nghò và Đề đốc Hứa Thế Hanh chỉ huy theo đường Lạng Sơn tiến vào
Thăng Long.
Đạo thứ hai do Tri phủ Điền Châu Sầm Nghi Đống chỉ huy theo đường Cao Bằng tiến xuống Thăng
Long.
Đạo thứ 3 do Đề đốc Ô Đại Kinh chỉ huy theo đường Tuyên Quang tiến xuống đóng ở Sơn Tây.


Bùi Văn Hùng

Khoa Lòch Sử


×