TĨM TẮT
MỞ ĐẦU
1.
Lí do chọn đề tài
Trong những thập kỷ gần đây, tác phẩm văn học Mỹ được dịch ở Việt
Nam với một khối lượng đáng kể so với văn học các nước khác. Một trong số
những tác giả nước ngoài được bạn đọc biết đến nhiều nhất là E. Hemingway.
Ơng đã trở thành biểu tượng văn hóa của nhân loại. Ông già và biển cả là một
tiểu thuyết rất ngắn nhưng nó được xem là kiệt tác của E. Hemingway. Bên
cạnh đó, mơn Ngữ văn là một trong những mơn học có vai trị quan trọng ở
nhà trường phổ thông, việc dạy và học môn Ngữ văn không chỉ đơn thuần
cung cấp, trang bị cho học sinh kiến thức về văn học mà bên cạnh đó cần bổ
sung cho các em các kiến thức liên ngành khác trong đó có kiến thức về văn
hố để phù hợp với nhu cầu của thực tiễn. Các tri thức về văn hoá mà học
sinh thu lượm được trong văn học sẽ góp phần giúp cho các em bồi dưỡng,
giữ gìn, phát huy sáng tạo bản sắc văn hoá của dân tộc và nhân loại.
Lựa chọn đề tài Dạy học đoạn trích “Ơng già và biển cả” theo hướng
tiếp cận cổ mẫu, chúng tôi muốn mở rộng và khai thác sâu hơn sự hiểu biết
về tác giả E. Hemingway và đoạn trích Ơng già và biển cả, đem đến cho học
sinh Trung học Phổ thơng (THPT) một cái nhìn mới xuất phát từ lợi ích thực
tiễn của nhà trường Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Tiểu thuyết Ông già và biển cả đã được xuất hiện trong các cơng trình
nghiên cứu sau:
– Lê Huy Bắc, E. Hemingway – Núi băng và hiệp sĩ, NXB Giáo dục,
HN,1999.
– Lê Huy Bắc (Tuyển chọn), E. Hemingway – Những phương trời nghệ
1
thuật, NXB Giáo dục, HN, 2001.
– Lê Huy Bắc, Văn học Âu – Mỹ thế kỷ XX, NXB Đại học sư phạm, HN,
2011.
– Lê Đình Cúc, Tiểu thuyết của Hemingway, NXB Khoa học Xã hội,
HN, 1999.
– Đặng Anh Đào, Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại,
NXB Giáo dục, HN, 1999.
– ….
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu về tiểu thuyết Ông già và biển cả
khá phong phú, đa dạng. Tuy nhiên, tiếp cận tác phẩm (cụ thể đoạn trích trong
sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 2 – Ban cơ bản) theo hướng cổ mẫu chưa
được quan tâm đúng mực.
3. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của luận văn là đề ra phương hướng tiếp cận cổ mẫu khi
đọc hiểu đoạn trích “Ơng già và biển cả” để nâng cao chất lượng và hiệu quả
của việc giảng dạy.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận của đề tài
4.2. Các công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của E.
Hemingway. Tiểu thuyết “Ơng già và biển cả”
4.3. Tìm hiểu thực trạng giảng dạy và học tập đoạn trích “Ơng già và
biển cả” trong nhà trường phổ thơng.
4.4. Tìm ra biểu hiện của tri thức cổ mẫu trong tác phẩm, cụ thể ở đoạn
trích “Ơng già và biển cả”.
4.5. Tìm ra phương hướng, biện pháp cụ thể để vận dụng tri thức cổ mẫu
vào hướng dẫn học sinh đọc hiểu đoạn trích “Ơng già và biển cả”.
4.6. Thiết kế giáo án thực nghiệm cho đoạn trích “Ơng già và biển cả”,
trong đó vận dụng những phương pháp, biện pháp cách thức của tri thức cổ
mẫu.
2
5. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu được giới hạn trong tiểu thuyết “Ông già và biển
cả” của E. Hemingway, đặc biệt là đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ văn
12 – tập 2 – Ban cơ bản).
6. Mẫu khảo sát
– Khối lớp 12 trường THPT Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
– Khối lớp 12 trường THPT Thăng Long, thành phố Hà Nội.
7. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
7.1. Khách thể nghiên cứu
Lí thuyết phê bình cổ mẫu và quá trình dạy học Ngữ văn ở trường THPT
Việt Nam.
7.2. Đối tượng nghiên cứu
– Các cơng trình nghiên cứu về lí thuyết phê bình cổ mẫu; cuộc đời và sự
nghiệp của E. Hemingway.
– Tiểu thuyết “Ông già và biển cả”, đoạn trích trong sách giáo khoa Ngữ
văn 12 – tập 2 – Ban cơ bản.
– Thực trạng dạy và học đoạn trích “Ơng già và biển cả” trong nhà
trường phổ thông.
8. Giả thuyết khoa học
Nếu xây dựng và sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận cổ
mẫu trong dạy học tiểu thuyết “Ông già và biển cả” (đoạn trích trong sách
giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 2 – Ban cơ bản) thì sẽ giúp học sinh dễ dàng liên
kết các kiến thức văn học và văn hóa. Đồng thời, việc dạy học Ngữ văn được
gắn với thực tiễn cuộc sống hơn.
9. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành luận văn, chúng tơi sử dụng các phương pháp sau:
– Phương pháp tiếp cận văn hoá, cổ mẫu.
– Phương pháp điều tra, khảo sát, thực nghiệm.
– Phương pháp so sánh loại hình.
3
– Các thao tác phân tích, tổng hợp, xử lí thơng tin.
10. Dự kiến đóng góp mới của đề tài
– Tổng quan một cách có hệ thống cơ sở lý luận về phê bình cổ mẫu và
cách tiếp cận cổ mẫu trong tiểu thuyết “Ông già và biển cả”.
– Thiết kế giáo án dạy học tiểu thuyết “Ông già và biển cả” qua đoạn
trích trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 2 – Ban cơ bản) theo hướng tiếp
cận cổ mẫu.
– Đề xuất cách sử dụng dạy học đoạn trích “Ơng già và biển cả” trong
(sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 2 – Ban cơ bản) theo hướng tiếp cận cổ
mẫu trong dạy học Ngữ văn lớp 12
11. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và tri thức về cổ mẫu.
Chương 2: Biểu hiện của tính cổ mẫu trong tác phẩm (đoạn trích “Ơng
già và biển cả” trong sách giáo khoa Ngữ văn 12 – tập 2 – Ban cơ bản).
Chương 3: Thiết kế bài giảng theo hướng cổ mẫu.
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ TRI THỨC CỔ MẪU
1.1. Vài nét về cổ mẫu
4
1.1.1. Khái niệm cổ mẫu
“Từ điển văn học” nói: cổ mẫu là “khái niệm dùng để chỉ những mẫu
của các biểu tượng, các cấu trúc tinh thần bẩm sinh, trong tưởng tượng của
con người, chứa đựng trong vô thức tập thể của cộng đồng nhân loại; vô thức
tập thể này là một yếu tố đặc trưng cho tất cả các vơ thức cá nhân”
Chúng ta có thể hiểu về khái niệm nay qua một số cổ mẫu quen thuộc:
– Trời, Đất: Trời và Đất tương ứng chỉ tới Cha và Mẹ, Dương và Âm
.– Nước: tượng trưng cho sự vẻ đẹp vừa thánh thiện, nguyên sơ lại mạnh
mẽ của con người. Cùng với tính năng thanh tẩy, nước cịn mang trong nó sức
mạnh tái sinh, sức mạnh của sự bất tử.
– Núi non, hang vực, gò, đống, rừng, vườn, biển, sơng, ngịi, hồ, đầm,
suối, mưa, sương…: Những cổ mẫu con này là những cổ mẫu con sinh ra từ
ba cỗ mẫu lớn ở trên. Nó vừa dung chứa những nét chung của cổ mẫu mẹ đất,
mẹ nước, cha trời – đặc biệt là tính cố định, luân chuyển và tính sinh sơi – vừa
hình thành những nét riêng.
– Lửa: lửa vừa là sự tái sinh, vừa là sự hủy diệt, là hy vọng lẫn tuyệt
vọng, là lửa yêu thương lẫn thù hận. Với người Việt, lửa là biểu tượng của sự
sung túc.
– Giấc mơ: Giấc mơ là những kí hiệu của ham muốn, chúng là “biểu
hiện, thậm chí là sự thực hiện những dục vọng bị kìm nén. Bởi vậy giải thích
mộng mị là con đường vương giả để đạt đến hiểu biết lòng người”.
1.1.2. Đặc trưng cổ mẫu
Đầu tiên cỗ mẫu mang tính định hướng rõ rệt.
Thứ hai, mỗi một cổ mẫu có sự liên hệ đến kinh nghiệm của tập thể.
Thứ ba, là sự tham dự một cách tập trung và đậm đặc yếu tố cảm xúc,
định kiến.
Thứ tư, cổ mẫu có sự lan tỏa cảm xúc tạo cho cổ mẫu tính chất chuyển
hóa.
Thứ năm, cổ mẫu mang tính chất siêu thời gian và khơng gian.
5
1.1.3. Chức năng của cổ mẫu
Chức năng đầu tiên của cổ mẫu là góp phần nối liền và góp phần xóa mờ
ranh giới giữa văn học với nhân học, tâm lý, văn hóa.
Chức năng thứ hai của cổ mẫu là tạo nên bản sắc văn hóa riêng của một
dân tộc, đất nước.
Chức năng thứ ba là góp phần nối kết quá khứ và hiện tại.
1.2. Mối quan hệ giữa cổ mẫu với văn học
1.2.1. Nhìn chung về mối quan hệ giữa cổ mẫu với văn học
Cổ mẫu là cảm hứng, chất liệu không bao giờ tàn úa của văn học đồng
thời nó cịn là cơ sở để lí giải tác phẩm. Ở chiều ngược lại, văn học lại làm cổ
mẫu đậm chất nhân văn và bất tử.
1.2.2. Mối quan hệ giữa cổ mẫu với văn học qua một số cổ mẫu
thường gặp
1.2.2.1. Cổ mẫu đất
Trong các tác phẩm nước thần thoại Hi Lạp, đất được coi là mẹ sản sinh
ra các vị thần. Trong văn học hiện đại Việt Nam, đất gắn liền với hình ảnh
quê hương, vùng miền làm tốt lên tình u bản qn sâu sắc.
1.2.2.2. Cổ mẫu nước
Bên cạnh đất, nước cũng xuất hiện nhiều trong văn học. Trong các tác
phẩm thần thoại Hi Lạp, ta thấy sự xuất hiện của các vị thần dưới nước
thường trực và có ảnh hưởng lớn tới vạn vật, con người. Hay trong các tác
phẩm Việt Nam, nước trội lên, gây ám ảnh. Sử thi Mường có tên “Đẻ đất đẻ
nước” đã xây dựng cổ mẫu nước để giải thích về nguồn gốc sự sống của lồi
người. Nước cịn biểu trưng cho tình u, cho hạnh phúc lứa đơi của con
người. Trong “Chử Đồng Tử”, nhờ nước Chử Đồng Tử và Tiên Dung nên đơi
trong mối dun kì lạ. Tuy nhiên, có lúc cỗ mẫu nước cịn nhằm nói tới những
sức mạnh kinh khủng của thiên tai, bão táp mà con người phải thay phiên
nhau tìm cách chế ngự bao đời nay, như trong thần thoại “Sơn Tinh Thủy
Tinh”. Có lúc nước lại là nơi ghi dấu và thứ tha cho những oan khuất, thương
6
đau, như trong truyện “Mị Châu – Trọng Thủy”, “Trương Chi”. Nước cũng
được thể hiện qua hình ảnh mưa. Mưa cũng là biểu tượng cho ân sủng của
trời, là nguồn ân ái chan chan giữa người và vũ trụ, cho nên mới có những
khái niệm “ơn mưa móc”, “cuộc mây mưa”…Nước còn xuất hiện trong
truyện của Nguyễn Huy Thiệp gây nên sự ám ảnh thú vị, về giấc mơ vượt
thoát khỏi khơng gian tù đọng để tìm đến một cái gì tồn vẹn và mới mẻ.
1.2.2.3. Cổ mẫu lửa
Trong sử thi “Ramayana” của dân tộc Ấn Độ, ta thấy người Ấn Độ tôn
thờ ngọn lửa và tin vào sự công minh của vị thần này. Trong văn học Việt, lửa
có lúc là biểu tượng của lòng tham và tội ác, sự xuất hiện của lửa đôi khi hé
mở những điều bất thường, hoặc cũng có khi, lửa cảnh báo về sự trừng phạt
khủng khiếp đang chờ con người ở phía trước, ví dụ: lửa trong truyện “Con
thú lớn nhất” của Nguyễn Huy Thiệp. Nó cịn là biểu tượng của sự sung túc,
của niềm tin vào sự công minh.
1.2.2.4. Cổ mẫu giấc mơ
Văn chương thế giới đã lưu giữ biết bao những tấu khúc biến ảo khác
nhau về mộng: “Yogavasistha” (55 truyện kể về mộng), rồi “Hồng Lâu mộng”
của Trung Hoa...Ở thơ văn Việt Nam, trong văn học dân gian và văn học cổ,
giấc mơ thường mang chức năng điềm báo, hoặc màu sắc tơn giáo, tín
ngưỡng… thì đến văn học hiện lại, giấc mơ trở thành một phần đời sống tâm
linh con người, nó hé lộ “trạng huống hiện sinh”, phản chiếu ảo ảnh của chính
con người, ví dụ: “Con gái thủy thần”, “Giọt máu”;…của Nguyễn Huy
Thiệp.
1.3. Tiếp cận tác phẩm văn học từ góc độ cổ mẫu
Với những tác phẩm có nhiều cổ mẫu, chúng ta nên tiếp cận tác phẩm
văn học từ góc độ cổ mẫu. Nó gồm các lưu ý sau:
1.3.1. Đọc và phát hiện cổ mẫu
Với tác phẩm có xuất hiện cổ mẫu, ta nên đọc nhiều lần. Chú ý xem cả
phong cách tác giả cùng một số tác phẩm khác cùng đề tài. Chú ý những hình
7
tượng lặp đi lặp lại. Những người am hiểu về văn học có thể tra thêm các từ
điển biểu tượng văn học hoặc các tư liệu nói về biểu tượng đó để hiểu thêm về
tác phẩm.
1.3.2. Tìm hiểu ý nghĩa của cổ mẫu trong tác phẩm và dùng cổ mẫu để
lí giải tác phẩm
Người tiếp nhận cổ mẫu cần phải cần tìm hiểu cổ mẫu về ý nghĩa: Muốn
hiểu ý nghĩa, ta nên tính đến ý nghĩa tượng trưng của những biểu tượng văn
học, như là một sản phẩm của ý thức. Lí giải được biểu tượng, ta sẽ kết nối nó
với ý nghĩa tư tưởng chung của cả tác phẩm để giải đáp chính xác về tư tưởng
và nghệ thuật của tác phẩm.
Chương 2
BIỂU HIỆN CỦA TÍNH CỔ MẪU TRONG
ĐOẠN TRÍCH “ƠNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ”
2.1. Từ đặc điểm văn chương của E. Hemingway
E.Hemingway được suy tôn làm người khai sinh ra trường phái Chủ
8
nghĩa tối giản. Một trong những biểu hiện của trường phái tối giản trong sáng
tác của Hemingway chính là phương pháp Tảng băng trôi. Phương pháp sáng
tác này yêu cầu sự cơ đọng trong phản ánh hiện thực. Mục đích của nhà văn là
“viêt một áng văn xuôi đơn giản và trung thực về con người”. Hầu hết các
truyện cũng kiệm lời song ý tưởng lại vô cùng lớn lao.
2.2. Đoạn trích “Ơng già và biển cả”
“Ơng già và biển cả” của nhà văn Hemingway tiểu biểu cho lối viết
“tảng băng trơi”: dung lượng câu chữ ít nhưng “khoảng trống” được tác giả
tạo ra nhiều. Đoạn trích “Ơng già và biển cả” trong sách giáo khoa Ngữ văn
12 là phần cuối của truyện. Đoạn trích kể về việc chinh phục con cá kiếm của
ơng lão Santiago. Qua đó, người đọc cảm nhận được nhiều tầng nghĩa, đặc
biệt là vẻ đẹp của con người trong việc theo đuổi ước mơ giản dị nhưng rất to
lớn của đời mình. Santiago giống như một biểu tượng về cuộc đấu tranh của
con người hiện đại trên thế giới này: Suốt cuộc đời cực nhọc vẫn đuổi theo
một giấc mơ kỳ vĩ. Và sự thật ơng đã chứng minh một chân lí: “Con người có
thể bị tiêu diệt chứ không thể bị khuất phục”.
2.3. Những cổ mẫu được biểu hiện trong đoạn trích
2.3.1. Cổ mẫu Biển
Với cổ mẫu Biển, tác giả đã đưa chúng ta về lại cội nguồn, nơi cuộc sống
tự nhiên và bản chất thuần khiết của con người được lưu giữ. Có thể nói, với
“Ơng già và biển cả”, cổ mẫu Biển đã thực sự tái sinh. Ở đó có lúc biển rỡ
ràng trong một một sớm bình minh, lại có lúc cuộn sóng như độ chiều về, để
rồi tất cả lại trở nên thẳm sâu, huyền hoặc khi màn đêm buông xuống…
Nhưng dù là gì đi nữa thì tình yêu đối với biển dường như không lúc nào thôi
nồng nàn, da diết.
Với cổ mẫu Biển, ta còn cảm thấy ước mơ lớn lao của con người về cuộc
sống, về chinh phục tự nhiên. Biển đánh thức trong suy nghĩ của một ông lão
đánh cá đã đến tuổi nghỉ ngơi một ước mơ mãnh liệt. Thông thường, bất cứ
một người đánh cá nào cũng mong đánh được nhiều cá để đảm bảo đủ cuộc
9
sống. Ơng già đánh cá thì khơng chỉ mong vậy, ông ước mơ đánh được một
con cá to nhất từ trước tới nay.
Với cổ mẫu Biển, tác giả còn xây dựng chân dung người bạn đồng hành
với con người trong cuộc sống. Chân dung ấy thể hiện trong ánh mắt ngỡ
ngàng và xao xuyến và tràn đầy lòng biết ơn của những người đánh cá với
biển cả. Biển cho họ cá, cho họ sự sống. Chính ơng lão đánh cá đã từng mừng
rỡ khi suy tính về việc con cá kiếm ông đánh được sẽ cung cấp đủ thức ăn cho
một mùa đông dài. Khung cảnh thiên nhiên tưởng rất bình thường nhưng thực
tế hàm chứa sự động viên của biển. Ví như hình ảnh mặt trời mọc trên biển,
đó khơng chỉ là vịng tuần hồn của tự nhiên mà còn là sự đánh thức niềm tin
cho người đánh cá đang vật lộn với con cá trong cả đêm dài khó nhọc. Hay
hình ảnh những đám mây tơ và mây tích cuối văn bản cũng làm ta khơi dậy
trong lịng cảm giác yên bình.
Song trái ngược, biển cũng là lại kẻ thù, đối địch với con người. Trong
cuộc tiếp xúc này, biển in lại trong tâm thức con người một khuôn mặt kép:
vừa là kẻ mang tới sự sống, vừa là kẻ hủy diệt. Ông lão đã phải lang thang 84
ngày trên biển mà không bắt được cá. Khi thấy con cá kiếm, ông dường như
kiệt sức. Hơn nữa, con cá quá to nên đã kéo con thuyền của ông đi xa khỏi vị
trí đánh cá thơng thường, tới một nơi ơng chưa bao giờ dong thuyền tới. Vì
vậy, biển từ người bạn đồng hành quen thuộc chợt trở thành một không gian
đầy thử thách xa lạ với con người. Nó thử thách lịng kiên trì, bản lĩnh, kinh
nghiệm của con người. Ơng lão nghiễm nhiên bị đặt vào tình thế: hoặc chiến
thắng con cá hoặc chết, hoặc tìm thấy đường về hoặc chết đói trên biển.
2.3.2. Cổ mẫu cá
Đầu tiên, cổ mẫu cá ở đoạn trích “Ơng già và biển cả” chỉ đến hình ảnh
thiên nhiên, tiêu biểu cho vẻ đẹp, tính chất kiêu hùng vĩ đại của tự nhiên. Tác
giả đã dùng nhiều câu từ miêu tả sự khôn ngoan và đẹp đẽ của con cá kiếm
mà ông già câu được để nói tới vẻ đẹp của tự nhiên. Tác giả muốn cá kiếm
phải là đối thủ ngang tài của ông lão, xứng đáng là con cá mà ông lão đánh cá
10
Santiago đã chờ đợi. con cá càng mạnh mẽ, oai dũng, chiến thắng của ơng lão
càng vinh quang. Tầm vóc của con người cũng vì thế mà trở nên lớn lao hơn.
Con cá kiếm trong tác phẩm còn là cổ mẫu mỹ học của cuộc đời, con
người. Nó khơng chỉ là một sinh vật bình thường, là đối tượng đi săn thơng
thường của những người đánh cá mà là “hình tượng văn học mang tính
người”. Nó tốt lên vẻ đẹp cao thượng, uy dũng, hiên ngang, bất khuất trước
hiểm nguy đe doạ tính mạng. Ngay đến chết cũng phải chết một cách đàng
hồng. Xây dựng hình tượng con cá kiếm, tác giả muốn đề cao vẻ đẹp cao
thượng. Tuy vậy, hình ảnh con cá kiếm khi bị chinh phục là một hình ảnh
khác hẳn “da cá chuyển từ màu gốc, màu tía ánh bạc sang màu trắng bạc và
những cái sọc lớn hơn cả bàn tay người xòe rộng”. Đây là hình ảnh một con
cá của hiện thực khi ơng lão đã chinh phục được. Từ ước mơ đến hiện thực nó
khơng cịn xa vời khó nắm bắt và vì thế nó cũng khơng cịn đẹp đẽ huy hồng
như trước nữa. Đây chính là ngun lí tảng băng trơi mà tác giả đã ngầm nêu
ra trong tác phẩm.
Đó cịn là cổ mẫu cho quan hệ giữa con người và tự nhiên. Giữa con
người và thiên nhiên vẫn có quan hệ “anh em”, dù đôi khi thiên nhiên là kẻ
thù số một của con người. Con người chinh phục tự nhiên cũng khơng qn
u mến và sống hài hồ với nó, theo nguyên tắc cần phải tôn trọng tự nhiên
cũng như tôn trọng kẻ thù. Trong quan hệ với con người, hình tượng con cá
kiếm rất gần gũi. Chính thái độ đặc biệt, khác thường này đã khiến con cá
thành “nhân vật” chính thứ hai bên cạnh ơng lão, ngang hàng với ông. Trong
mối quan hệ phức tạp của thiên nhiên với con người không phải lúc nào thiên
nhiên cũng là kẻ thù. Con người và thiên nhiên vừa là bạn vừa là đối thủ.
Tiếp đó, cổ mẫu cá cịn biểu trưng cho những ước mơ quá lớn lao của
con người trước tự nhiên. Con cá kiếm là biểu tượng của ước mơ vừa bình
thường giản dị nhưng đồng thời cũng rất khác thường, cao cả mà con người ít
nhất từng theo đuổi một lần trong đời. Trong quan hệ với con người thiên
nhiên vừa là bạn lại vừa là đối thủ. Con cá kiếm mang vẻ đẹp biểu tượng của
11
thiên nhiên kiêu hùng kì vĩ đồng thời mang biểu tượng của ước mơ khát vọng
kì vọng, mục đích cao đẹp mà con người theo đuổi để đạt được.
Sâu hơn, xét theo góc nhìn nghệ thuật, cổ mẫu cá cịn biểu tượng cho
ước mơ sáng tạo không ngừng nghỉ của nhà văn. Con cá thực ra là mơ ước là
chân trời hoài bão bao la của mỗi nhà văn trong sáng tạo tác phẩm. Họ mơ
ước cho ra đời những tác phẩm nổi bật, chưa từng có từ trước tới nay, một tác
phẩm để đời. Cũng như ông lão đánh cá, khi có đươc ước mong ấy, nhà văn
thấy cuộc đời trở nên có ý nghĩa hơn.
2.3.3. Cổ mẫu con người chinh phục tự nhiên
Ở “Ông già và biển cả”, chân dung con người chinh phục tự nhiên hiện
lên không phải qua vai trò thánh thần, người anh hùng mà qua con người rất
đỗi bình thường, thậm chí lại có sức khỏe, tuổi tác hạn chế. Đó là một ơng
già. Tuy nhiên, nhân vật này lại ẩn chứa tính cách và sức mạnh phi thường.
Thông thường khi xây dựng nhân vật, bất cứ nhà văn nào, nếu tạo được cho
nhân vật của mình một tính cách đặc trưng, khơng thể lẫn thì nhà văn đó được
xem là thành cơng. Nhân vật của họ sẽ đọng lại trong tâm trí người đọc.
Trong số các nhân vật đặc trưng thì nhân vật ông già đánh cá của Hemingway
thuộc dạng đặc trưng nhất hoặc kiểu đặc trưng của nhân vật Hemingway cá
biệt đến nỗi khơng lẫn vào bất kì nhân vật của nhà văn nào khác. Tìm hiểu
nhân vật này của Hemingway là sự tôn vinh sự sáng tạo tuyệt vời của nhà văn
bởi đó là kiểu nhân vật trước đó chưa hề xuất hiện và về sau cũng khơng có
nhân vật nào giống nó.
Cơng cuộc chinh phục con cá kiếm chính là công cuộc chinh phục tự
nhiên đầy cam go song oanh liệt của con người. Trước hết, nhân vật hiện lên
với tư cách là một con người đơn độc. Tiếp đó, Hemingway đặt nhân vật
Santiago vào vận rủi vô cùng tận với 84 ngày không bắt được cá. Nhưng rồi
với tất cả sự kiên trì, lão đã câu được một con cá kiếm to. Để giành chiến
thắng ta thấy Santiago phải làm nhiều hành động liên tiếp. Dõi theo mạch trần
thuật trên, ta thấy, diễn biến của trận đánh rất gay cấn, được tính theo từng
12
vịng lượn của con cá và tính theo cả chút sức lực ít ỏi cịn lại, dần hao mịn
của ơng lão. Từ quan niệm này, người đọc sẽ thấy Santiago rất nhiều lần bộc
lộ mình qua những đối thoại. Trong cuộc chiến với con cá, ông lão liên tục
đối thoại với bản thân với mục đích giữ cho đầu óc tỉnh táo, bàn tay khỏi bị
chuột rút, cơ thể khỏi bị đổ sập xuống vì cuộc chiến khơng cân sức. Khẩu
hiệu chiến đấu của lão là tổng động viên mọi bộ phận trong cơ thể. Kết quả,
nhờ vào ý chí và sự điêu luyện tay nghề, ông lão đã giết được con cá kiếm.
Nhưng tâm trạng của ông lão không hồn tồn phấn khích trước thành quả đó.
Ngun nhân nào giúp ông chiến thắng? Sức lực của ông lão được huy
động từ nhiều nguồn. Trước hết là từ quá khứ oai hùng của lão (nhà vô địch
vật tay, người ngang dọc trên đại dương săn rùa, câu cá,... ), tiếp đó là sức
mạnh từ việc thành thạo tay nghề (hiếm có người nào có tay nghề giỏi như
ơng lão ở làng chài ấy, dẫu suýt ngất vì kiệt sức nhưng chỉ cần một cú phóng
lao, ơng lão đã giết chết con cá kiếm). Khi sức khoẻ suy kiệt, Santiago chiến
đấu với con cá kiếm bằng kinh nghiệm và sức mạnh tinh thần. Tiếp theo là
sức mạnh tinh thần. Để vượt qua con cá và qua những phức cảm trong tâm
hồn, ơng lão chỉ cịn cách “cố thêm lần nữa”. Ơng lão đã chứng minh được
điều trước các sinh vật to lớn của đại dương, sức khoẻ cơ bắp của con người
quả thật là thảm hại khi mang ra so sánh với chúng, nhưng sở dĩ con người lại
trở thành “chúa tể của mn lồi” (Shakespeare) là nhờ họ sở hữu được một
thứ sức mạnh vơ song. Đó chính là ý chí, nghị lực thuộc phạm vi tinh thần.
Phẩm chất đáng q nữa ở Santiago giúp ơng chiến thắng là tính cách ln
hành động. Có thể nói, ơng lão là người không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ
để chờ vận may đến với mình. Ngồi ra, ngun nhân của chiến thắng cịn do
vận may của Santiago.
Kết quả của cơng cuộc chinh phục để lại nhiều bài học đáng quý. Nó mãi
bài tráng ca về sức mạnh, nghị lực của con người. Trong cuộc chinh phục ấy,
nhân vật ông già ẩn chứa trong mình tính chất anh hùng.
13
Chương 3
THIẾT KẾ VÀ THỰC NGHIỆM DẠY HỌC
ĐOẠN TRÍCH “ƠNG GIÀ VÀ BIỂN CẢ”
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CỔ MẪU
3.1. Thiết kế “Ông già và biển cả” theo hướng tiếp cận cổ mẫu
3.1.1. Mục tiêu bài học
– Ứng dụng lý thuyết tiếp cận cổ mẫu vào việc đổi mới phương pháp dạy
học tác phẩm văn học nước ngoài.
– Kiểm chứng lại lí thuyết trên trong đoạn trích “Ơng già và biển cả”,
qua đó khẳng định chắc chắn hơn hiệu quả của giờ học khi vận dụng lí thuyết
14
tiếp cận cổ mẫu vào việc đổi mới phương pháp dạy học.
– Chúng tôi đề ra yêu cầu cho giờ dạy học thể nghiệm là phải đảm bảo
tính khoa học, tạo được khơng khí văn chương trong giờ học. Học sinh có
những rung cảm thẩm mỹ, đồng cảm, cộng hưởng cảm xúc với nhà văn.
3.1.2. Chuẩn bị
– Giáo viên: SGK, SGV, Giáo án, có thể sưu tầm một số tranh ảnh,
phim truyền hình và ấn phẩm về tác giả và tác phẩm để có để trình chiếu tuỳ
theo điều kiện cụ thể. Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các cổ mẫu được nói trong
bài học.
– Học sinh: SGK, bài soạn, tư liệu, tranh ảnh sưu tầm về các biểu tượng
biển, cá và người chinh phục thiên nhiên.
3.1.3. Phương pháp
- Phương pháp đọc diễn cảm
- Gợi mở
- Giảng bình
- Nêu vấn đề
- Thảo luận nhóm
3.1.4. Thiết kế bài học
(xin xem trong luận văn)
3.2. Thực nghiệm sư phạm
3.2.1. Tổ chức thực nghiệm
3.2.1.1. Mục đích yêu cầu thực nghiệm
Mục đích thực nghiệm là xác minh tính khả thi của việc ứng dụng lý
thuyết tiếp cận cổ mẫu.
3.2.1.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
Đối tượng là học sinh lớp 12 ở địa bàn trường THPT Hai Bà Trưng,
thành phố Hà Nội và khối lớp 12 trường THPT Thăng Long, thành phố Hà
Nội.
3.2.1.3. Phương pháp thực nghiệm
15
a. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
– Phương pháp quan sát
– Phương pháp điều tra bằng bài kiểm tra
– Phương pháp nghiên cứu sản phẩm
b. Phương pháp thống kê toán học.
Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để so sánh, tính toán, xử
lý, phân tích số liệu thu được trong qúa trình nghiên cứu.
3.2.1.4. Tổ chức dạy học thực nghiệm
a. Thực nghiệm thăm dò
– Ra bài kiểm tra về bài học “Ông già và biển cả”, yêu cầu HS làm trong
các khoảng thời gian 45 phút.
– Thống kê thăm dò sự am hiểu kiến thức và kĩ năng của HS sau bài học.
b. Thực nghiệm dạy học
Tôi thiết kế giáo án bài học “Ông già và biển cả” cho lớp khối 12 của
hai trường và tiến hành áp dụng cách bước trong giáo án này vào giờ học của
lớp 12a1, 12a2 của THPT Hai Bà Trưng và THPT Thăng Long.
3.2.2. Kết quả thực nghiệm
3.2.2.1. Các tiêu chí – phương tiện đánh giá
a. Định tính
b. Định lượng
3.2.2.2. Kết quả thực nghiệm so sánh với kết quả của lớp đối chứng
Với các tiết học do tôi thiết kế, cả giáo viên và học sinh đều có phản ứng
tích cực.
3.2.3. Đánh giá thực nghiệm
Với tiết học do chúng tôi thiết kế, cả giáo viên và học sinh đều có phản
ứng tích cực. Chúng tơi cịn cho học sinh đánh giá những ưu điểm và hạn chế
của hướng tìm hiểu tác phẩm theo lối cổ mẫu bằng hình thức phỏng vấn và
cho HS ghi vào giấy. Đại đa số HS đều nhận xét hướng tiếp cận này rất mới
song nó giúp giờ học được mở rộng kiến thức hơn, giúp phát huy khả năng tư
16
duy của HS, tăng sự sáng tạo, phát huy ý tưởng của mình. Bản thân GV cũng
có phản hồi tốt. Các thầy cô đều cho rằng: Học theo hướng tiếp cận cổ mẫu
còn đi đúng hướng nội dung tư tưởng của bài, đem đến cách nhìn đúng về nơi
dung bài học.
Có một sự chuyển biến tích cực về chất lượng tiếp nhận tác phẩm ở học
sinh. Sau giờ học, chúng tơi có u cầu các em làm một bài kiểm tra Qua bài
viết của các em, chúng tôi nhận thấy có một số em cịn có những cảm nhận
như là sự “ký thác” tâm sự.
Như vậy, về cơ bản những giải pháp mà chúng tơi nêu ra đã có được một
kết quả khả quan. Việc dạy theo hướng tiếp cận cổ mẫu đã đem đến nhiều
hiệu quả như mong muốn. Chúng tơi tin tưởng rằng áp dụng lí thuyết này sẽ
đem lại hiệu quả ngày càng cao trong dạy học tác phẩm văn học nước ngoài
cũng như các tác phẩm văn học nói chung.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Với hướng tiếp cận tác phẩm theo lí thuyết cổ mẫu, chúng ta có quyền
tin và hy vọng vào những đóng góp hữu ích của nó trong việc phát hiện ra lớp
trầm tích khó thấy bấy lâu nay dưới biển chữ nghĩa đầy thách thức của nhà
văn. Bởi đọc cổ mẫu là được đứng trên đa góc độ: tâm lý, nhân học và văn
hóa, là được dựa trên nền vơ thức tập thể hay nguồn lực tri thức nhân loại sâu
chắc, vững bền để hiểu tác phẩm. Sống trong môi trường chung văn hóa, thời
đại, cổ mẫu như một hằng hữu, một cố kết, chỉnh thể tác phẩm và tâm thức
văn hóa. Dù cỗ mẫu được sinh ra từ thời kì xa xưa trong quá khứ song nó vẫn
sống động trong tác phẩm để nói về thực tại với ngụ ý sâu sắc.
Tác phẩm văn học nước ngoài đa số là những bài học khó, có nhiều điểm
khác biệt với văn học Việt Nam song lại sử dụng nhiều cổ mẫu. Đoạn trích
“Ơng già và biển cả” của nhà văn Hemingway là một văn bản tiêu biểu cho
lối viết sử dụng cổ mẫu. Vì vậy, chúng tơi đã chọn văn bản này để thực
17
nghiệm việc áp dụng cổ mẫu trong dạy học văn. Đoạn trích sử dụng nhiều cổ
mẫu như sự chứng minh cho tính kiệm lời của lối viết “tảng băng trơi”. Các
cỗ mẫu ấy tập trung trong văn bản là: cổ mẫu biển, cổ mẫu cá và cổ mẫu con
người chinh phục tự nhiên.
Qua việc nghiên cứu, thực nghiệm cụ thể, chúng tơi khẳng định, phương
pháp này có thể áp dụng thành cơng trong bài “Ơng già và biển cả” nói riêng
và mơn văn nói chung. Có thể kết luận rằng hướng tiếp cận theo cổ mẫu là
một hướng đi mang lại hiệu quả cao và phù hợp với nội dung mang tính ẩn
tàng trong tác phẩm văn học. Điều quan trọng là phải biết vận dụng nó một
cách linh hoạt, phù hợp với từng bài và cần có q tình tìm hiểu sâu, kĩ về cổ
mẫu rồi mới áp dụng được.
Qua thực tiễn vận dụng quá trình thực nghiệm trên, chúng tôi mạnh dạn
đề xuất một số ý kiến sau:
– Đối với các nhà soạn sách:
. Cần kịp thời soạn chương trình hướng dẫn thực hiện hướng tiếp cận
theo cổ mẫu để giáo viên áp dụng kịp thời vào việc soạn giảng những bài học,
nhất là văn học nước ngoài trong chương trình phổ thơng trung học.
. Sách giáo khoa nên đưa thêm vào những phần đọc thêm về cổ mẫu tiêu
biểu. Có hệ thống câu hỏi hướng dẫn tìm hiểu về cổ mẫu mang tính phát huy
sáng tạo của người học. Thường xuyên xem xét để rút ra những bất cập của
chương trình để mỗi lần thay sách sẽ bổ sung thêm hay điều chỉnh cho phù
hợp thời đại đất nước.
– Nhà trường:
. Ban giám hiệu các trường nên ủng hộ phương pháp dạy học mới và tạo
điều kiện thuận lợi để GV thực hiện phương pháp đó.
. Cần trang bị nhiều sách tham khảo cho GV, nhất là sách thuộc mảng lý
luận văn học.
. Nếu có thể được, nhà trường trang bị thêm nhiều phịng nghe nhìn để
GV có điều kiện giảng dạy bằng cơng nghệ thơng tin.
18
. Có biện pháp khuyến khích GV cải tiến phương pháp trong giảng dạy.
Đặc biệt ủng hộ tinh thần bằng các hình thức động viên, khen ngợi GV để họ
dần dần thực hiện phương pháp dạy học mới. Ban giám hiệu cần tạo ra những
cuộc giao lưu giữa các tổ chuyên môn trong một trường nhằm học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau về phương pháp mới, hay; từ đó, điều chỉnh lại phương pháp
giảng dạy của mỗi GV để bắt kịp đà đổi mới phương pháp giảng dạy của
ngành giáo dục, của đất nước. Ngồi ra, ban giám hiệu có thể dự giờ bất kỳ
GV nào để nắm được tình hình giảng dạy, phương pháp giảng dạy của từng
người. Từ đó có thể đề xuất khen thưởng, biểu dương những người thực hiện
tốt và tác động đến những GV chưa có sự đầu tư cho chuyên môn, nhất là
việc cải tiến phương pháp giảng dạy.
– Đối với tổ chuyên môn: cần ủng hộ những GV trong tổ có sử dụng
phương pháp giảng dạy mới. Khích lệ động viên kịp thời để họ không ngừng
nỗ lực, phấn đấu, bởi công sức đầu tư cho một tiết dạy theo phương pháp mới
vô cùng vất vả, nhọc nhằn. Thỉnh thoảng, nếu thành viên nào trong tổ có sáng
kiến hoặc ý nghĩ gì hay sẽ trao đổi với nhau, giúp nhau cùng tiến bộ.
– Đối với GV: thường xun khơng ngại những khó khăn, khơng nề vất
vả để đầu tư cơng sức, trí tuệ cho việc tìm hiểu về cổ mẫu. Muốn làm được
như vậy, địi hỏi người GV phải có tâm huyết nghề nghiệp; không ngừng học
hỏi, trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ để ngày càng nâng cao tay nghề hơn nữa.
Khi dạy theo hướng cổ mẫu, giáo viên chú trọng hướng dẫn cho học sinh tự
giác tìm hiểu cổ mẫu, tạo động cơ học tập đúng đắn, làm quen với cách làm
việc tự thân, sáng tạo.
– Đối với HS: cần tích cực tham gia vào việc TLN khi được GV yêu cầu.
Muốn làm tốt công việc này, các em phải đọc kĩ tác phẩm và soạn bài trước
khi đến lớp, phải mạnh dạn đưa ra những ý kiến cá nhân khi tham gia thảo
luận nhóm. Mỗi thành viên phải ln ln ý thức được hai nhiệm vụ khi học
hợp tác là thực hiện nhiệm vụ được giao và giúp các thành viên trong nhóm
mình hồn thành nhiệm vụ được giao.
19
Về lâu dài, các cấp các ngành liên quan đến giáo dục phải bền bỉ, kiên trì
thực hiện đổi mới nhiều mặt, khơng chủ quan nóng vội. Thay đổi phương
pháp dạy học là thay đổi theo chiều sâu chứ không nên chạy theo hình thức
bên ngồi.
20