Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

Tài liệu quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy PGS TS nguyễn hồi loan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (681.27 KB, 198 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

TÀI LIỆU

QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP
VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY
(Tài liệu tập huấn cho cán bộ cơ sở)

Chủ biên
PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan



TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI

TÀI LIỆU

QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP
VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG MA TÚY
(Tài liệu tập huấn cho cán bộ cơ sở)

Chủ biên
PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan



Chủ biên:

PGS.TS. Nguyễn Hồi Loan

Thành viên: TS. Nguyễn Trung Hải




PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa



CN. Nguyễn Thị Liên

Ths. Nguyễn Trọng Tiến
Ths. Nguyễn Hiệp Thương

“Tài liệu Quản lý Trường hợp với Người Sử dụng Ma túy” được thực hiện bởi Trường Đại học Lao
động Xã hội với sự hỗ trợ kỹ thuật của FHI 360 trong khuôn khổ dự án “Hỗ trợ Phát triển Công tác
Xã hội trong Lĩnh vực Trợ giúp Người Sử dụng Ma túy tại Việt Nam” do Quỹ Atlantic Philanthropy
tài trợ năm 2011 – 2014. Nội dung tài liệu do Trường Đại học Lao động Xã hội hoàn toàn chịu trách
nhiệm và không nhất thiết phản ánh quan điểm của FHI 360 hay Quỹ Atlantic Philanthropy. Việc
tái bản bộ giáo trình lần này đã được sự đồng ý của Trường Đại học Lao động Xã hội, chủ biên và
FHI 360 vì mục đích đào tạo nâng cao chuyên môn cho cán bộ làm công tác điều trị nghiện tự
nguyện tại cộng đồng và phi lợi nhuận.


Lời nói đầu
Theo báo cáo 69/BC-LĐTBXH ngày 8/9/2011của Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội, tính tới cuối tháng 6 năm 2011 cả nước có 149.900 người nghiện ma túy có hồ
sơ quản lý. So với cuối năm 1994, số người nghiện ma túy đã tăng khoảng 2,7 lần
với mức tăng xấp xỉ 6.000 người nghiện mỗi năm. Người nghiện ma túy đã có 63/63
tỉnh, thành phố, khoảng 90% quận, huyện, thị xã và gần 60% xã, phường, thị trấn
trên cả nước. Theo Thứ trưởng Bộ Công An Phạm Quý Ngọ cho biết, 6 tháng đầu
năm 2012 cả nước có 171.392 người nghiện ma túy (có hồ sơ quản lý), tăng 12.978
người so với cùng kỳ (Báo cáo tại UB Quốc gia phòng, chống tệ nạn ma túy, mại

dâm, ngày 7/9/ 2012). Bởi vậy, công tác phòng chống nghiện ma túy nói chung và
điều trị nghiện nói riêng, đặc biệt, vấn đề tái nghiện và tái hòa nhập xã hội luôn là
những thách thức, đòi hỏi sự nỗ lực của người nghiện, gia đình, cộng đồng và toàn
xã hội. Tuy nhiên, trong công tác này chúng ta gặp không ít khó khăn, chúng ta đã
áp dụng nhiều hình thức, mô hình tổ chức can thiệp, trợ giúp cho người nghiện
ma túy nhưng kết quả đạt được không như mong muốn, tỷ lệ tái nghiện 90% đến
95%, có địa phương tỷ lệ tái nghiện là 100% (Điện Biên). Trong thời gian gần đây,
một số địa phương trên cả nước đang áp dụng mô hình Điều trị nghiện ma túy tại
cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả và khắc phục những điểm chưa phù hợp từ
hình thức cai nghiện ma túy tại các Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã
hội (trung tâm 06) thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Theo Nghị định 94
của Chính phủ quy định đối với cai nghiện tại cộng đồng phải có sự phối hợp, vào
cuộc của liên ngành công an, y tế, LĐTB&XH và chính quyền các địa phương; Nhà
nước khuyến khích người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện; tổ chức, hỗ trợ cho
công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng, v.v.
Xuất phát từ thực tiễn trên, tổ chức FHI 360 và Cục Bảo trợ xã hội – Bộ LĐTBXH
cùng các trường đại học có đào tạo CTXH tiến hành biên soạn Tài liệu Quản lý
trường hợp với người sử dụng ma túy dựa trên bản gốc cuốn “Tài liệu tập huấn về
Quản lý trường hợp đối với người sử dụng ma túy tại Việt Nam” của nhóm tác giả
ThS. Candace Baker, TS. Kevin P. Mulvey, NCS Vương Thị Thu Hương và ThS. Phạm
Thị Hương. Tài liệu này nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong
quản lý trường hợp cho nhân viên quản lý trường hợp tại các địa phương làm việc
trong lĩnh vực hỗ trợ người nghiện ma túy tại cộng đồng. Những nguyên lý chung
trong quản lý trường hợp được giới thiệu mang tính khái quát trong tập tài liệu.
Tuy nhiên với mục đích tăng cường kiến thức, kỹ năng trong công tác hỗ trợ người
nghiện ma túy, do vậy tài liệu chú trọng giới thiệu quy trình và kỹ năng trong quản
lý trường hợp với người nghiện ma túy. Tài liệu được biên soạn trước hết hướng tới
việc huấn luyện cho nhân viên quản lý trường hợp cơ sở. Bên cạnh đó, tài liệu còn
có thể sử dụng trong các lớp tập huấn cho nhân viên xã hội về nghiệp vụ CTXH và
là tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo CTXH trong cả nước.


4


Tài liệu được kết cấu bởi 3 chương và phần phụ lục:
Chương I: Những vấn đề chung về quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy
Chương II: Một số kỹ năng trong quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy.
Chương III: Tiến trình quản lý trường hợp
Phần Phụ lục: Bao gồm một số mẫu bảng biểu cơ bản và phụ lục mà nhân viên
quản lý trường hợp cần sử dụng trong quá trình trợ giúp khách hàng.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, đồng
nghiệp từ các tổ chức, các trường Đại học, đặc biệt là các chuyên gia của tổ chức
The Atlantic Philanthropies, tổ chức SAMHSA, tổ chức CDC, tổ chức FHI 360, Cục
Bảo trợ xã hội – Bộ LĐTB&XH như: TS. Kevin P.Mulvey, ThS. Nguyễn Văn Hồi, ThS.
Hoàng Nam Thái, TS. Nguyễn Tố Như, ThS. Trần Thị Lan Phương, ThS. Nguyễn Hoài
Linh, Nguyễn Ly Lai, v.v. Trong việc biên soạn, hoàn thiện cuốn tài liệu này để phục
vụ kịp thời cho nhân viên quản lý trường hợp cơ sở trên phạm vi cả nước tham gia
thực hiện mô hình Điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng.
Tài liệu không thể tránh được những thiếu sót, hạn chế. Rất mong sự đóng góp ý
kiến chân thành từ Quý bạn đọc để cuốn Tài liệu này hoàn thiện hơn.
Thay mặt nhóm biên soạn
PGS.TS Nguyễn Hồi Loan

5


Danh mục những từ viết tắt
QLTH

Quản lý trường hợp


NVQLTH

Nhân viên quản lý trường hợp

MT

Ma túy

NSDMT

Người sử dụng ma túy

CTXH

Công tác xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân

KH

Khách hàng

GSV

Giám sát viên

LĐTB&XH


Lao động Thương binh và Xã hội

PP

Phương pháp



Cộng đồng

6


Mục lục
Lời nói đầu

4

Danh mục những từ viết tắt

6

CHƯƠNG I: Những vấn đề chung về quản lý trường hợp
với người sử dụng ma túy

9

I. Khái niệm chung về quản lý trường hợp
II. Đặc điểm và nhu cầu của người sử dụng ma túy

III. Phương pháp và mô hình dịch vụ thường được sử dụng
trong quá trình trợ giúp NSDMT
IV. Mô hình thí điểm về quản lý trường hợp tại Việt Nam
CHƯƠNG II: Một số kỹ năng trong quản lý trường hợp
với người sử dụng ma túy

10
22
28
38
43

I. Kỹ năng cơ bản trong QLTH với NSDMT
44
II. Kỹ năng chuyên biệt trong quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy 69
CHƯƠNG III: Tiến trình quản lý trường hợp

87

I. BƯỚC 1 - Xây dựng mối quan hệ và đánh giá khách hàng

88

II. BƯỚC 2 - Xây dựng kế hoạch

104

III. BƯỚC 3 - Hỗ trợ khách hàng thực hiện kế hoạch

107


IV. BƯỚC 4 - Giám sát hỗ trợ khách hàng

109

V. BƯỚC 5 - Lượng giá và kết thúc

111

TÀI LIỆU THAM KHẢO

143

PHỤ LỤC

145

Phụ lục 1: Kiến thức cơ bản về ma tuý
146
Phụ lục 2: Luật pháp, hệ thống chính sách phòng, chống ma tuý tại Việt Nam 148
Phụ lục 3: Hỗ trợ việc làm, tái hoà nhập cộng đồng cho người sau cai nghiện
ma tuý
151
Trang thông tin tham khảo 2.3 A

153
Trang thông tin tham khảo 2.3 B
156
Trang thông tin tham khảo 2.3 C
158


7


8


CHƯƠNG I
Những vấn đề chung về
quản lý trường hợp với người
sử dụng ma túy

9

Những vấn đề chung về quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy

Trong chương này, nhóm tác giả muốn giới thiệu với các học viên khái niệm và mục
đích của quản lý trường hợp, các nguyên tắc, vai trò và yêu cầu kiến thức, kỹ năng đối
với NVQLTH khi làm việc với người sử dụng ma túy. Bên cạnh đó, trong chương đầu tiên
này cuốn tài liệu cũng giới thiệu với học viên về các nhu cầu của NSDMT, các loại hình
dịch vụ chủ yếu và các dịch vụ thí điểm cho NSDMT tại Việt Nam.


I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ QUẢN LÝ TRƯỜNG HỢP
1. Khái niệm quản lý trường hợp
Quản lý trường hợp (tiếng Anh là Case Management) còn được gọi là quản lý ca,
trong tài liệu này xin gọi chung là Quản lý trường hợp (QLTH). Ở một số nước, QLTH
được sử dụng trong các lĩnh vực cung cấp dịch vụ an sinh cho con người (QLTH
trong y tế nhằm chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân; QLTH với người nghiện ma
túy, người nhiễm HIV, v.v.) và cả trong lĩnh vực luật pháp (luật sư tư vấn luật cho

các khách hàng).
Có nhiều định nghĩa khác nhau về QLTH. Về cơ bản có thể hiểu QLTH như sau:
QLTH là một quá trình trợ giúp của công tác xã hội, bao gồm các hoạt động đánh
giá nhu cầu thân chủ (cá nhân, gia đình), xác định, kết nối và điều phối các nguồn
lực, dịch vụ nhằm giúp thân chủ tiếp cận với các nguồn lực để giải quyết vấn đề
của thân chủ một cách hiệu quả.
Từ đó, có thể thấy QLTH có một số đặc điểm cơ bản:

yy Cách tiếp cận thông qua việc cung cấp các dịch vụ khác nhau.
yy Phương pháp tiếp cận căn cứ vào minh chứng, hướng dẫn và tổ chức công việc
cho người làm công tác xã hội.

yy Bảo đảm cho khách hàng được hưởng các dịch vụ hỗ trợ một cách toàn diện nhất
yy Bao gồm việc đánh giá chi tiết nhu cầu hỗ trợ, hỗ trợ khách hàng, xây dựng và thực hiện
kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu và xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá kết quả.

Vị trí của quản lý trường hợp trong công tác xã hội:
Chúng ta phải khẳng định rõ ràng: Quản lý trường hợp chỉ là một công cụ của công
tác xã hội. Để có thể cung cấp các dịch vụ công tác xã hội tốt cho khách hàng,
nhân viên xã hội cần nắm chắc các phương pháp thực hành chính của công tác xã
hội bao gồm công tác xã hội cá nhân, công tác xã hội nhóm và phát triển cộng đồng.
Hơn nữa trong quá trình hỗ trợ khách hàng, nhân viên xã hội cần biết kết hợp các
phương pháp và công cụ hỗ trợ khác nhau để đáp ứng nhu cầu tốt nhất cho khách
hàng. Quản lý trường hợp là 1 công cụ của công tác xã hội được biểu hiện trên 3
khía cạnh sau:

yy Thứ nhất: Nhằm giúp cho nhân viên công tác xã hội có được quy trình quản lý

khách hàng xuyên suốt ngay từ đầu vào-tiếp nhận khách hàng, đánh giá nhu
cầu, tổ chức thực hiện, cung cấp dịch vụ và giám sát đánh giá.


yy Thứ hai: Việc áp dụng quy trình quản lý trường hợp giúp giải quyết các vấn

đề phức tạp và đa dạng hiện nay của nhiều nhóm khách hàng, nhất là trong
khâu kết nối, điều phối và hỗ trợ khách hàng tiếp cận được các dịch vụ cần
thiết. Điểm này rất quan trọng trong bối cảnh các dịch vụ thường phân tán,
không có dịch vụ đơn lẻ nào đáp ứng toàn diện các nhu cầu của khách hàng

10


hoặc chưa đến được với khách hàng và khách hàng không biết đến các dịch
vụ mình thuộc diện hưởng lợi. Quản lý trường hợp là một quy trình hoạt động
trong tiến trình công tác xã hội ở đó có sự phối kết hợp nhịp nhàng giữa cán
bộ xã hội với các đối tác thực hiện khác nhằm hỗ trợ khách hàng một cách hiệu
quả. Các đối tác thực hiện ở đây có thể là chính quyền địa phương, các cơ quan
chức năng, các nhà cung cấp dịch vụ và các cá nhân, trong đó nhân viên quản
lý trường hợp sẽ đóng vai trò điều phối và giám sát hoạt động để thúc đẩy tiến
trình hoạt động đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

yy Thứ ba: Nhằm bổ sung và hoàn thiện công tác ghi chép, lưu giữ hồ sơ của khách
hàng, đảm bảo có đầy đủ thông tin về khách hàng và quá trình giúp đỡ khách
hàng, và lưu giữ hồ sơ an toàn, bảo mật và theo quy trình chuyên nghiệp, đồng
nhất. Nhân viên quản lý trường hợp sẽ có trách nhiệm thiết lập và hoàn thiện
hồ sơ theo quy trình thực hiện này và báo cáo theo quy định.

2. Khái niệm quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy
QLTH với người sử dụng ma túy là một quá trình trợ giúp của công tác xã hội, bao
gồm các hoạt động đánh giá nhu cầu của khách hàng (là cá nhân, gia đình người
sử dụng ma túy), xác định, kết nối và điều phối các nguồn lực, dịch vụ nhằm giúp

khách hàng phục hồi với việc sử dụng chất gây nghiện hoặc với các vấn đề khác.
Quản lý trường hợp còn là sự phối hợp giữa các dịch vụ hỗ trợ xã hội và lâm sàng
chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ những người hiện đang có nhiều nhu cầu phức tạp,
chủ yếu vì mục đích bảo vệ và chăm sóc dài hạn.
QLTH với người sử dụng ma túy có một số đặc điểm cơ bản:

yy Thứ nhất: Việc cung cấp các dịch vụ khác nhau đối với người sử dụng ma túy là
hoạt động rất quan trọng trong quá trình giúp đỡ người sử dụng ma túy.

trò của nhân viên quản lý trường hợp với những khả năng, năng lực cần có ở
họ, để có kế hoạch tốt nhất (bao gồm việc đánh giá chi tiết nhu cầu hỗ trợ, xây
dựng kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu và xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá
kết quả) giúp người sử dụng ma túy thực hiện các yêu cầu trong quy trình cai
nghiện hoặc sử dụng các biện pháp thay thế.

yy Thứ ba: Nhân viên quản lý trường hợp cần có những phương pháp bảo đảm
cho khách hàng được hưởng các dịch vụ hỗ trợ về chuyên môn (cai nghiện,
cắt cơn, điều trị thay thế, các liệu pháp tâm lý xã hội, v.v.) một cách toàn diện
nhất.

3. Mục đích của quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy
yy Đảm bảo phương pháp tiếp cận theo hướng lấy khách hàng (là người sử dụng

ma túy) làm trung tâm, tất cả các hoạt động trợ giúp đều phải đặt lợi ích của
khách hàng lên trên đáp ứng tốt nhất nhu cầu cho khách hàng.

11

Những vấn đề chung về quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy


yy Thứ hai: Phương pháp tiếp cận đối với người sử dụng ma túy cần nêu cao vai


yy Cung cấp và kết nối cho khách hàng dịch vụ tổng thể giúp khách hàng có thể

giải quyết vấn đề ở nhiều phương diện từ nhu cầu cơ bản sống còn đến nhu
cầu tình cảm tâm lý, tinh thần và xã hội.

yy Đảm bảo sự an toàn tối đa cho khách hàng. Quy trình QLTH với người sử dụng

ma túy áp dụng cách thức quản lý chặt chẽ từ khi tiếp nhận đánh giá sơ bộ mức
độ tổn thương nhằm đánh giá sự cần thiết phải có sự can thiệp khẩn cấp đến
đánh giá toàn bộ, lập kế hoạch, thực hiện, lượng giá và kết thúc. Vì vậy, khách
hàng luôn được đảm bảo an toàn.

yy Giúp đỡ khách hàng có thể tiếp cận đến các dịch vụ chuyên sâu khác thông qua
việc kết nối và chuyển gửi tới các dịch vụ phù hợp cho khách hàng.

4. Vai trò và nhiệm vụ của NVQLTH với người sử dụng ma túy
4.1. Vai trò của NVQLTH
Vai trò là người kết nối dịch vụ: nhân viên quản lý trường hợp là người có được
những thông tin về các dịch vụ, chính sách và giới thiệu cho khách hàng các chính
sách, dịch vụ, nguồn tài nguyên đang sẵn có từ các cá nhân, cơ quan tổ chức để họ
tiếp cận với những nguồn lực, chính sách, tài chính, kỹ thuật để có thêm sức mạnh
trong giải quyết vấn đề cho cá nhân họ.

ŠŠ Vai trò là người điều phối: Mục tiêu của quản lý trường hợp là làm thế nào giúp

khách hàng tiếp cận được các nguồn lực trong cộng đồng có hiệu quả, điều
này phụ thuộc nhiều vào khả năng điều tiết các nguồn lực của nhân viên

quản lý trường hợp. Do đó mục đích của điều phối nguồn lực, tạo cơ hội cho
khách hàng tiếp cận được các nguồn lực nhằm hỗ trợ việc điều trị nghiện
một cách hiệu quả, tránh sự chồng chéo và lãng phí các nguồn lực này.

ŠŠ Vai trò là người vận động: Trong vai trò này, NVQLTH sẽ thực hiện các hoạt động

nhằm vận động và thu hút sự tham gia của khách hàng, các thành viên trong
gia đình, người thân, các cơ quan tổ chức liên quan, v.v. tham gia vào tiến trình
hỗ trợ khách hàng. Nguồn lực có thể bao gồm người thân của khách hàng, cơ
sở vật chất, tài chính, kỹ thuật, thông tin, sự ủng hộ về chính sách đối với họ;
Trong số các nguồn lực thì nguồn lực về chính sách và tài chính là 2 nguồn lực
rất quan trọng trong quy trình QLTH với người sử dụng ma túy.

ŠŠ Vai trò là người trợ giúp: nhân viên quản lý trường hợp còn được xem như

người cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho những khách hàng và gia đình
không có khả năng tự đáp ứng được nhu cầu của mình và tự giải quyết vấn
đề trong quy trình điều trị nghiện.

ŠŠ Vai trò là người truyền thông: Trong quản lý trường hợp NVQLTH sử dụng

truyền thông để cung cấp thông tin và kiến thức tới nhóm đối tượng khác
nhau trong cộng đồng (khách hàng, gia đình của khách hàng, cộng đồng,
các tổ chức khác, v.v.) đồng thời cũng truyền thông thông tin về khách hàng
của mình tới các cá nhân, tổ chức, v.v. với mục đích tìm kiếm nguồn lực để hỗ
trợ khách hàng của mình.

12



NVQLTH cần cung cấp kiến thức về những hậu quả của ma túy, các chương trình/
mô hình điều trị nghiện hiện tại, các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng, những quy
định của pháp luật liên quan đến ma túy, v.v, cho khách hàng. Bên cạnh đó, NVQLTH
cũng có vai trò làm cho xã hội thông cảm và giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với
khách hàng.
4.2. Nhiệm vụ của NVQLTH
Đối với bản thân khách hàng

yy Tiếp xúc để hiểu rõ hoàn cảnh của khách hàng, giải thích cho khách hàng rõ về
tác hại của ma túy.

yy Cùng bàn bạc với khách hàng về các giải pháp, hướng điều trị nghiện.
yy Giới thiệu khách hàng đến các cơ sở điều trị nghiện. Thuyết phục, động viên

những mặt tốt của khách hàng hướng thiện để khách hàng từ bỏ sử dụng ma
túy. Cung cấp các hỗ trợ cần thiết trong khi điều trị nghiện (ví dụ: Hỗ trợ y tế,
sinh hoạt giáo dục, lao động và vui chơi giải trí ).

yy Giới thiệu cho khách hàng một số loại thuốc điều trị nghiện ví dụ như thuốc:
Methadone, Buprenorphine, Naltrexone, v.v.

yy Hỗ trợ tâm lý xã hội trong cộng đồng để tránh khách hàng tái nghiện. Ví dụ như

thiết lập mối quan hệ thân thiện, tránh mặc cảm xa lánh người nghiện, cung
cấp dịch vụ tư vấn khi cần thiết.

yy Tổ chức các câu lạc bộ những người sau cai, có sinh hoạt định kỳ, các thành viên

giúp đỡ nhau về mặt tâm lý để vượt qua sự cám dỗ của ma túy, các hoạt động
giải trí khác nhằm làm khách hàng thích nghi trở lại với cuộc sống.


yy Liên hệ với các trung tâm giới thiệu việc làm, các cơ sở sản xuất để khách hàng
yy Giúp khách hàng tự điều chỉnh bản thân để hòa nhập với gia đình, có trách
nhiệm với gia đình.

Đối với gia đình khách hàng
Cung cấp thông tin cho gia đình về tác hại của ma túy, cách phát hiện được người
sử dụng ma túy, cách điều trị nghiện, phục hồi chức năng tâm lý cho khách hàng.
Giúp khách hàng giải quyết các mối xung đột giữa các thành viên trong gia đình
để khách hàng được sống trong môi trường hòa thuận.
Thuyết phục để gia đình quan tâm thương yêu và tin tưởng khách hàng, gần gũi,
dẫn dắt, nâng đỡ để họ vượt qua khó khăn. Từ đó khách hàng tìm thấy được chỗ
dựa về tinh thần, vật chất khi đó khách hàng sẽ không dùng đến ma túy để tìm lối
thoát. Đồng thời gia đình có trách nhiệm đưa khách hàng thích ứng lại trong sinh
hoạt và nghề nghiệp trước đây.

13

Những vấn đề chung về quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy

có việc làm, tự lập về kinh tế sau khi điều trị nghiện.


Kết hợp với các trung tâm điều trị nghiện và các dịch vụ xã hội khác làm tốt công
tác cai/điều trị nghiện cho người nghiện tái hòa nhập với cộng đồng.
Đối với cộng đồng
Công tác phục hồi chức năng tâm lý xã hội dựa vào cộng đồng rất lớn, nếu làm tốt
thì sẽ có tác dụng giảm nguy cơ tái nghiện.
Tuyên truyền phổ biến kiến thức về tác hại của ma túy và cách phòng chống tại
cộng đồng.

Giáo dục ý thức không xa lánh người nghiện ma túy. Động viên mọi người có trách
nhiệm nâng đỡ người bệnh.
Tạo điều kiện cho khách hàng được học tập, làm việc tại cộng đồng. Hỗ trợ các yếu
tố vật chất, y tế vì khi mới cắt cơn/điều trị nghiện còn gặp nhiều khó khăn.
Liên kết nhiều ngành, nhiều đoàn thể trong công việc chống nghiện ma túy như
phát hiện và triệt phá các ổ tiêm chích, buôn bán ma túy.
Có thể khẳng định khi làm việc với người sử dụng ma túy cần :

yy Tiếp cận tư vấn giảm tác hại do việc sử dụng MT gây ra và dự phòng tái sử dụng
ma túy.

yy Chuyển gửi đến các dịch vụ hỗ trợ chăm sóc y tế hoặc hỗ trợ tâm lý xã hội.
yy Hỗ trợ nhóm người sử dụng ma túy những biện pháp hỗ trợ sẵn có.
yy Kết nối nhóm khách hàng với dịch vụ hỗ trợ việc làm và huy động nguồn lực tại
địa phương.

5. Nguyên tắc của quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy
5.1. Chấp nhận khách hàng
Khách hàng trong quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy là con người
và đó là con người có hoàn cảnh và nhu cầu cơ bản chưa được đáp ứng. Ở họ
vẫn đang có nhân phẩm, có giá trị riêng và có quyền được tôn trọng, bình đẳng.
Chính vì vậy trong các hoạt động trợ giúp, nhân viên quản lý trường hợp cần có
thái độ tôn trọng phẩm giá con người và chấp nhận họ. Việc chấp nhận những
hành vi, quan điểm hay giá trị của khách hàng không có nghĩa là đồng tình với
những hành vi, suy nghĩ của họ. Sự tôn trọng hay chấp nhận ở đây ám chỉ việc ghi
nhận sự tồn tại và không phán xét những hành vi hay suy nghĩ của họ.
Nhân viên quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy cần tôn trọng những cảm
xúc, suy nghĩ của khách hàng. Khi được chúng ta giúp đỡ, khách hàng có thể phê
phán, đổ lỗi, quy gán và có những nhận định không hợp lý. Nhân viên xã hội hãy
xem đó là những điều bình thường bởi khách hàng đang bức xúc, họ đang khủng

hoảng với tình trạng của chính bản thân họ.

14


Thực hiện nguyên tắc này giúp cho nhân viên quản lý trường hợp tạo được lòng
tin từ khách hàng, qua đó thúc đẩy sự hợp tác và chia sẻ của họ, đó là nền tảng cho
thiết lập mối quan hệ nghề nghiệp.
5.2. Tính cá thể hóa
Người sử dụng ma túy rất đa dạng, mỗi người có những tính cách khác nhau và
những mong muốn, nhu cầu nguyện vọng không giống nhau. Mỗi gia đình của họ
cũng có những đặc điểm riêng với nếp sống, truyền thống, văn hóa gia đình, v.v.
Việc cá biệt hoá trường hợp của khách hàng (cá nhân, gia đình) giúp nhân viên
quản lý trường hợp đưa ra phương pháp giúp đỡ thích hợp với từng trường hợp
cụ thể. Việc đảm bảo tính khác biệt trong trợ giúp khách hàng thể hiện ở việc tìm
hiểu và phát hiện những nét đặc thù của trường hợp đó, linh hoạt trong giải quyết
vấn đề, không áp dụng cách giải quyết giống nhau cho các trường hợp. Giải pháp
cho mỗi trường hợp cần được cân nhắc trên cơ sở nhu cầu, đặc điểm, khả năng và
nguồn lực mà khách hàng có.
Thực hiện nguyên tắc này trong hoạt động của mình sẽ cho phép nhân viên quản
lý trường hợp với người sử dụng ma túy đảm bảo lợi ích thiết thực, đáp ứng đúng
nhu cầu của khách hàng và rèn luyện khả năng ứng phó linh hoạt trong giải quyết
vấn đề, khắc phục sự bảo thủ, quan liêu, cứng nhắc trong quá trình trợ giúp họ.
5.3. Tính bảo mật thông tin cho khách hàng

Chính vì vậy, bảo mật cũng là một trong những nguyên tắc trọng yếu trong hoạt
động trợ giúp khách hàng. Bảo mật các thông tin cá nhân của khách hàng sẽ làm
tăng sự tin cậy và tạo điều kiện cho việc thu thập thông tin cũng như các hoạt
động can thiệp trong tiến trình quản lý trường hợp. Mọi thông tin của NSDMT luôn
cần được giữ kín, không được tiết lộ trừ phi được chính bản thân họ đồng ý.

Nhân viên quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy quán triệt tốt nguyên tắc
này sẽ tạo điều kiện để khách hàng chân thành cởi mở, bộc lộ được nhiều cảm xúc,
tâm trạng và những khó khăn của họ.
Đảm bảo tính riêng tư của khách hàng trong quản lý trường hợp còn thể hiện ở
việc bảo mật lưu trữ hồ sơ. Nhân viên quản lý trường hợp cần lưu trữ hồ sơ của
khách hàng cẩn thận, có khoá tủ và phải có mật khẩu trong máy tính.
Khi tham vấn hay phỏng vấn khách hàng cần đảm bảo không gian yên tĩnh và
riêng tư cho cuộc trò chuyện, nhân viên quản lý trường hợp tránh trao đổi hay
hỏi chuyện về những vấn đề mang tính tế nhị của khách hàng ở những chỗ đông

15

Những vấn đề chung về quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy

Kín đáo hay giữ bí mật thông tin là một trong những nguyên tắc không chỉ ngành
công tác xã hội sử dụng mà nhiều ngành khác cũng áp dụng như: ngành luật, tài
chính, y tế, v.v. Nó được thể hiện thông qua sự tôn trọng những vấn đề riêng tư
của khách hàng và không được chia sẻ những thông tin của khách hàng với người
khác khi chưa có sự đồng ý của khách hàng.


người. Trong hoạt động đào tạo hay trao đổi thảo luận về quản lý đối với khách
hàng cần đảm bảo sự khuyết danh khi bàn luận về trường hợp cụ thể. Nhân viên
quản lý trường hợp tránh quay phim chụp ảnh khi khách hàng không đồng ý,
cũng không nên sử dụng băng ghi hình hay ghi âm trong khi trò chuyện với khách
hàng nếu họ không chấp nhận.
Về khía cạnh pháp lý: Những tiết lộ thông tin của khách hàng mà không được sự
đồng ý của họ sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Về khía cạnh tâm lý: Nếu tiết lộ thông tin của khách hàng mà không có sự chấp
thuận của họ hay họ chưa sẵn sàng cho người thân được biết, việc đó sẽ làm cho

họ không tin tưởng và không hợp tác tiếp tục trong quá trình trợ giúp.
Về khía cạnh xã hội: Sẽ làm tăng sự kỳ thị xa lánh của cộng đồng, xã hội đối với
khách hàng và người thân của họ.
Việc bảo mật thông tin cần được tuân thủ tốt trong suốt cả tiến trình quản lý
trường hợp, từ các thông tin qua chia sẻ nói chuyện với khách hàng đến các giấy
tờ hồ sơ liên quan đến cả tiến trình can thiệp. NVQLTH cần lưu ý tới nguyên tắc bảo
mật có điều kiện để đảm bảo việc thực hiện nguyên tắc của mình là vì lợi ích cao
nhất cho khách hàng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp sẽ có ngoại lệ với nguyên tắc này. Nếu như
những hành vi của khách hàng đe doạ tính mạng của bản thân họ hay của những
người khác thì nhân viên quản lý trường hợp, có quyền trao đổi thông tin với những
người có thẩm quyền. Trong một số trường hợp khi cơ quan thẩm quyền như toà
án, người quản lý có thẩm quyền, v.v. yêu cầu, người nhân viên quản lý trường hợp
có thể cung cấp thông tin mà không cần có sự chấp thuận ý kiến của khách hàng.
Việc đảm bảo bí mật thông tin của khách hàng sẽ giúp cho họ tin tưởng vào nhân
viên quản lý trường hợp, từ đó họ sẵn sàng chia sẻ và hợp tác. Bên cạnh đó, việc
đảm bảo bí mật cho khách hàng còn là yêu cầu mang tính nhân văn trong quan hệ
con người và quan hệ nghề nghiệp.
5.4. Tôn trọng quyền tự quyết của khách hàng
Nguyên tắc này chỉ cho nhân viên quản lý trường hợp không quyết định thay
khách hàng mà chỉ đóng vai trò là người xúc tác và giúp đỡ khách hàng để họ đưa
ra quyết định đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh của chính bản thân họ. Quyền
quyết định lựa chọn giải pháp nào là tuỳ thuộc vào khách hàng. Nhân viên quản
lý trường hợp cần tôn trọng quyết định mà khách hàng đưa ra, không áp đặt ý
kiến cá nhân trong việc lựa chọn giải pháp cho vấn đề thay cho khách hàng.
Trong một số trường hợp đặc biệt khách hàng không tự quyết định được như trường
hợp khách hàng còn quá nhỏ; khách hàng có biểu hiện rối loạn tâm thần, v.v. nhân
viên quản lý trường hợp cần lấy ý kiến từ người bảo trợ hoặc người nuôi dưỡng của
họ. Trong trường hợp quyết định của khách hàng có nguy cơ tổn hại tới tính mạng
của bản thân họ hay của người khác thì nhân viên quản lý trường hợp cũng không

cần phải chấp thuận quyết định đó, mà cần thông báo cho khách hàng về quy định

16


của luật pháp về những quyết định chưa đúng của khách hàng, nhằm giúp họ suy
nghĩ và đưa ra các quyết định phù hợp hơn.
Việc khách hàng tự đưa ra quyết định của cá nhân giúp cho họ có trách nhiệm với
lựa chọn của mình, không lệ thuộc vào sự trợ giúp của nhân viên quản lý trường
hợp. Thực hiện nguyên tắc này cũng là cách mà nhân viên quản lý trường hợp giúp
cho khách hàng trở nên tự tin, nâng cao khả năng đưa ra quyết định đúng đắn
trong cuộc sống.
Tóm lại, chấp nhận khách hàng là người sử dụng ma túy trong hoàn cảnh của họ
sẽ giúp NVQLTH có được thái độ tôn trọng và tránh sự phán xét khi làm việc với họ.
Điều này giúp thiết lập và tăng cường mối quan hệ giữa người trợ giúp và khách
hàng. Hãy để họ tự quyết định trên cơ sở trao đổi, tìm hiểu thông tin chính xác và
hợp lý được cung cấp từ NVQLTH và những nguồn thông tin khác. NVQLTH chỉ
giúp họ đưa ra được những quyết định đúng đắn. Việc lựa chọn giải pháp nào là
họ quyết định, phụ thuộc vào sự tự quyết của họ.
5.5. Tính chuyên nghiệp
Công cụ chính trong các hoạt động hỗ trợ cho người NSDMT là mối quan hệ của
NVQLTH với họ. Do đó, NVQLTH cần thể hiện sự tôn trọng quan điểm giá trị, nguyên
tắc nghề nghiệp, khách quan và công bằng, không lợi dụng vị thế của mình để
thực hiện công việc. Ngoài ra NVQLTH cần phải thực hiện một số nguyên tắc cơ
bản sau khi làm việc với NSDMT.

Nguyên tắc dịch vụ toàn diện đảm bảo rằng khách hàng sẽ nhận được đầy đủ các
dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của mình. Mỗi khách hàng thường gặp rất nhiều vấn
đề. Để giải quyết triệt để các khó khăn, hỗ trợ khách hàng phục hồi và phát triển
toàn diện, họ cần được đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau.

Ví dụ, khi quản lý một khách hàng là người sử dụng ma túy, các dịch vụ cần cung
cấp cho người sử dụng ma túy thường là: khám điều trị bệnh tật, cai nghiện, chăm
sóc sinh hoạt hàng ngày, hỗ trợ giáo dục và hỗ trợ tâm lý, v.v.
Ngoài ra, các dịch vụ hỗ trợ gia đình để tạo ra môi trường an toàn cho người sử
dụng ma túy cũng được quan tâm. Bỏ qua việc đáp ứng một nhu cầu bất kỳ trong
kế hoạch trợ giúp này sẽ có thể tác động tới kết quả trợ giúp của các dịch vụ khác.
Chẳng hạn: dịch vụ hỗ trợ tâm lý không được quan tâm tới, tâm lý khủng hoảng
sẽ vẫn ảnh hưởng tới sức khỏe thể chất, thậm chí có thể dẫn đến các hành vi khiến
gây tổn hại bản thân của khách hàng.
Ngoài ra cũng cần phải đảm bảo tính toàn diện của dịch vụ, đó chính là hiệu quả
trợ giúp khách hàng. Hiệu quả chỉ đạt được khi nó được thực hiện dựa trên một kế
hoạch khả thi, phù hợp với nhu cầu của NSDMT. Hoạt động trợ giúp các gói dịch vụ
mang tính toàn diện cần được duy trì liên tục cho tới khi NSDMT “phục hồi”, có khả
năng tự lực trong cuộc sống. Ngoài ra, khi xây dựng kế hoạch can thiệp, NVQLTH

17

Những vấn đề chung về quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy

5.6. Dịch vụ toàn diện


cần có trách nhiệm với cơ quan tổ chức khi lưu ý tới tính hiệu quả của dịch vụ để
đảm bảo tiết kiệm tối đa chi phí nhưng phải đảm bảo chất lượng dịch vụ. Điều này
đòi hỏi NVQLTH phải có ý thức trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và cam
kết nghề nghiệp và trách nhiệm cao trong công việc.
5.7. Dịch vụ liên tục
Cung cấp dịch vụ liên tục là nhấn mạnh đến việc không gián đoạn trong thực hiện
kế hoạch đáp ứng nhu cầu cho khách hàng. Không vì một lý do khách quan hay
chủ quan nào đó mà nhân viên quản lý trường hợp cho phép dừng cung cấp dịch

vụ khi thấy dịch vụ đó vẫn cần thiết với khách hàng.
Dịch vụ liên tục sẽ hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, dần phục hồi và tiến tới tự
quản lý cuộc sống của mình. Dịch vụ liên tục giúp duy trì được kết quả trợ giúp và
tránh được các nguy cơ tổn hại tới khách hàng, đặc biệt trong loại hình dịch vụ hỗ
trợ tâm lý. Ngoài ra, dịch vụ liên tục còn có ý nghĩa là sự chuyển gửi khách hàng tới
các dịch vụ phù hợp, sự duy trì mối quan hệ giữa khách hàng và gia đình của họ để
theo dõi giám sát sự thay đổi và hỗ trợ kịp thời.
5.8. Đảm bảo công bằng
Đảm bảo công bằng trong quản lý trường hợp có nghĩa là mỗi thân chủ đều có
các quyền như nhau khi tiếp cận các dịch vụ. Điều đó có nghĩa là nhân viên quản
lý trường hợp phải có thái độ khách quan và công bằng khi xây dựng kế hoạch và
triển khai thực hiện kế hoạch trợ giúp.
Việc xây dựng kế hoạch cũng như các khâu khác trong tiến trình quản lý trường
hợp muốn có sự công bằng cần đảm bảo tốt một số nội dung sau:

ŠŠ Công bằng trong trong tiếp nhận thông tin, tiếp cận khách hàng trong thời
gian đầu cũng như suốt quá trình giúp đỡ.

ŠŠ Công bằng trong nhận định, đánh giá xem xét các nhu cầu, sắp xếp thứ tự
ưu tiên các nhu cầu của khách hàng.

ŠŠ Công bằng trong việc chuẩn bị cơ sở vật chất, thời gian và các dịch vụ hỗ trợ,

dịch vụ chuyển gửi cũng như tất cả các dịch vụ liên quan đề giúp khách hàng
trong qua trình can thiệp.

ŠŠ Công bằng trong việc bảo mật cho khách hàng.
ŠŠ Công bằng trong từng chi tiết khi giúp đỡ khách hàng tự đưa ra các quyết
định mang tính chất quan trọng đến sự phát triển tích cực trong quá trình
không sử dụng ma túy của khách hàng.


18


5.9. Dịch vụ chất lượng
Nguyên tắc này nhấn mạnh tới sự cam kết của NVQLTH đối với việc tôn trọng quyền
của khách hàng và trách nhiệm của họ khi cung cấp dịch vụ. Trong các hoàn cảnh
khác nhau NVQLTH có thể gặp những khó khăn nhất định trong việc tìm kiếm và
kết nối nguồn lực đảm bảo chất lượng đối với khách hàng.
Tuy nhiên, thái độ và ý thức trong công việc, cũng như năng lực chuyên môn của
NVQLTH sẽ có tác động lớn tới chất lượng dịch vụ. Do vậy, để làm tốt nguyên tắc này
NVQLTH phải tuân thủ tốt các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, tăng cường trau dồi
chuyên môn và phát triển năng lực tự nhận thức bản thân để có khả năng kết nối,
điều hành, giám sát và trực tiếp cung cấp các dịch vụ thực sự chất lượng nhất cho
khách hàng.
5.10. Tự ý thức về bản thân của nhân viên quản lý trường hợp

Tự nhận thức về bản thân là một trong những nguyên tắc không thể thiếu được đối
với nhân viên quản lý trường hợp đối với khách hàng. Nó giúp nhân viên quản lý
trường hợp biết giới hạn về quyền lực của mình và có ý thức hoàn thiện bản thân để
thực hiện tốt nhiệm vụ được giao phó. Đồng thời việc nhận thức về bản thân nhân
viên quản lý trường hợp còn đảm bảo cho lợi ích cũng như quyền lợi của thân chủ
trong trường hợp vấn đề của họ vượt quá khả năng của nhân viên quản lý trường
hợp và cần chuyển tuyến. Việc ý thức được yếu tố này giúp cho nhân viên quản lý
trường hợp trung thực trong công việc, trung thực với khả năng của bản thân.
5.11. Đảm bảo mối quan hệ nghề nghiệp
Công cụ chính trong các hoạt động công tác xã hội là mối quan hệ giữa nhân viên
quản lý trường hợp và khách hàng. Nhân viên quản lý trường hợp cần có phẩm
chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp, những hành vi thể hiện mối quan hệ nghề
nghiệp như: tôn trọng quan điểm giá trị, nguyên tắc nghề nghiệp; không lợi dụng

cương vị công tác của mình để đòi hỏi sự hàm ơn của khách hàng, tuyệt đối không
để có quan hệ nam nữ trong khi thực hiện sự trợ giúp. Mối quan hệ giữa nhân
viên quản lý trường hợp và khách hàng cần đảm bảo tính thân thiện, tương tác hai
chiều, song khách quan và đảm bảo yêu cầu của chuyên môn.

19

Những vấn đề chung về quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy

Trong khi thực thi nhiệm vụ, với tư cách là người đại diện của cơ quan xã hội, nhân
viên quản lý trường hợp cần ý thức rằng vai trò của mình là hỗ trợ khách hàng
giải quyết vấn đề của chính bản thân họ cũng như gia đình của họ. Phục vụ khách
hàng là trách nhiệm của nhân viên quản lý trường hợp. Vì vậy, cần tránh lạm dụng
quyền lực, vị trí công việc để mưu lợi cá nhân, đồng thời nhân viên quản lý trường
hợp cũng cần phải ý thức được khả năng trình độ chuyên môn của bản thân có
đáp ứng yêu cầu của công việc được giao (tức là cần nhận biết được trình độ kiến
thức, kỹ năng chuyên môn của mình tới đâu). Khi gặp trường hợp quá phức tạp
và vượt quá giới hạn khả năng cá nhân thì nhân viên quản lý trường hợp phải biết
chuyển giao trường hợp đang thụ lý cho nhân viên quản lý trường hợp khác có
trình độ chuyên môn cũng như có điều kiện phù hợp hơn để giúp đỡ.


Nguyên tắc này giúp cho nhân viên quản lý trường hợp đảm bảo tính khách quan
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đảm bảo sự công bằng trong giúp đỡ mọi
khách hàng.

6. Các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ đối với nhân viên quản
lý trường hợp với người sử dụng ma túy
Thực tế trong quy trình quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy đòi hỏi đội
ngũ nhân viên quản lý trường hợp làm việc với tính chuyên nghiệp cao của nghề

công tác xã hội, thể hiện trong khâu kết nối, điều phối, giám sát các dịch vụ hỗ trợ
khách hàng.
Bên cạnh đó, nhu cầu của khách hàng rất khác nhau và luôn thay đổi. Điều này đòi
hỏi NVQLTH cần mang lại “sự định hướng toàn diện”, nhìn nhận tất cả các khía cạnh
của con người, hoàn cảnh và môi trường của họ. Nhân viên quản lý trường hợp vừa
phải là người biết nhiều dịch vụ đa dạng, một số dịch vụ có thể do họ cung cấp,
những dịch vụ khác do những người ngành nghề khác cung cấp. Các dịch vụ cho
khách hàng có thể được cung cấp bởi các nhà chuyên môn ở các ngành khác nhau
như: công tác xã hội, tâm lý học, y tá, lão khoa, tâm lý học và y tế. Nhân viên quản
lý trường hợp cần có mối liên hệ hiệu quả với những chuyên gia đến từ các ngành
nghề khác nhau để phối hợp cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Để thực hiện được các nội dung như ở trên đòi hỏi nhân viên quản lý trường hợp
phải có đầy đủ những kiến thức chuyên môn, thông qua phần kiến thức, kỹ năng,
thái độ như sau:
6.1. Về kiến thức

ŠŠ Kiến thức về ma túy, nghiện ma túy, các mô hình điều trị nghiện ma túy và
các biện pháp can thiệp.

ŠŠ Kiến thức về đặc điểm tâm lý, xã hội của người sử dụng ma túy và của những
người thân trong gia đình có người sử dụng ma túy.

ŠŠ Kiến thức về hệ thống chính sách, chương trình dịch vụ hỗ trợ hiện có cho
người sử dụng ma túy tại cộng đồng. (Bao gồm các chính sách, dịch vụ về y tế,
xã hội, v.v.)

6.2. Về kỹ năng

yy Các kỹ năng cơ bản


ŠŠ Kỹ năng thiết lập quan hệ với khách hàng
ŠŠ Kỹ năng lắng nghe tích cực
ŠŠ Kỹ năng thấu cảm

20


yy Các kỹ năng chuyên biệt

ŠŠ Kỹ năng vận động, liên kết, điều phối nguồn lực trong quản lý trường hợp
ŠŠ Kỹ năng thuyết phục
ŠŠ Kỹ năng giám sát hỗ trợ khách hàng
ŠŠ Kỹ năng lưu trữ thông tin, hồ sơ của khách hàng
6.3. Về thái độ

ŠŠ Chấp nhận mọi khách hàng
ŠŠ Ghi nhận tính khác biệt ở mỗi cá nhân, trường hợp
ŠŠ Lắng nghe khách hàng trong mọi điều kiện
ŠŠ Linh hoạt, không cứng nhắc hay áp đặt
ŠŠ Tôn trọng khách hàng, quan tâm đến vấn đề, cảm xúc của họ
ŠŠ Chân thật, tin tưởng khách hàng

21

Những vấn đề chung về quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy

ŠŠ Trung thực, kiên nhẫn, luôn kiểm soát, không phán xét


II. ĐẶC ĐIỂM VÀ NHU CẦU CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG

MA TÚY
1. Nhu cầu của NSDMT thông qua bậc thang của Abraham Maslow
Các nhu cầu của con người thường được minh họa bằng “Thang nhu cầu” của Abraham Maslow (năm 1943). Nhìn chung, mô hình thang nhu cầu của ông được sử
dụng và nhìn nhận trên toàn cầu và vẫn rất xác thực theo thời gian.
Thang nhu cầu của Maslow

Nhu cầu được
thể hiện mình
(self actualization needs)
Nhu cầu về được
quý trọng
(esteem needs)
Nhu cầu về xã hội (social needs)

Nhu cầu về an toàn (safety needs)

Nhu cầu cơ bản (basic needs)

yy Tầng thứ nhất: Các nhu cầu căn bản nhất thuộc “nhu cầu thể lý” như thức ăn,

nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi. Đây là những nhu cầu
mạnh mẽ nhất vì sự sống của con người phụ thuộc vào những điều này.

yy Tầng thứ hai: Khi các nhu cầu về thể lý được đảm bảo và các yếu tố về thể lý

không còn chi phối đến suy nghĩ và hành vi của con người thì 1 người nào đó có
thể tập trung vào nhu cầu được an toàn an toàn về cơ thể của bản thân người
đó và gia đình họ, yên tâm về tài sản, yên tâm về công việc, v.v.

yy Tầng thứ ba: Khi 1 người cảm thấy tương đối an toàn và yên tâm, họ sẽ hướng


đến nhu cầu yêu thương, được yêu mến. Nhu cầu này muốn nói đến cả việc
cho và nhận được sự yêu thương, quý mến và cảm nhận rằng mình có mối
liên hệ với những người khác, muốn được trong một nhóm cộng đồng nào đó,
muốn có gia đình yên ấm, bạn bè thân hữu tin cậy.

22


yy Tầng thứ tư: Khi 3 bậc nhu cầu nêu trên đã được đảm bảo thì nhu cầu được

quý trọng sẽ trở nên nổi trội. Điều này bao hàm cả nhu cầu quý trọng người
khác và được người khác quý trọng. Khi các nhu cầu này được thỏa mãn, con
người trở nên tự tin và có giá trị. Trong trường hợp nhu cầu này không thể đạt
được, con người sẽ cảm thấy mình thấp kém, yếu đuối, vô ích và vô giá trị.

yy Tầng thứ năm: Khi các nhu cầu nêu trên được thỏa mãn, thì đó chính là lúc nhu

cầu được tự khẳng định của con người xuất hiện. Maslow mô tả về nhu cầu
tự khẳng định chính là nhu cầu của 1 người nào đó trở thành người mà chính
mình mong muốn và được làm những việc mà mình “sinh ra để làm việc đó”.
Nhu cầu về tự thể hiện bản thân: muốn sáng tạo, được thể hiện khả năng, thể
hiện bản thân, trình diễn mình, có được và được công nhận là thành đạt.

Mô hình bậc thang nhu cầu của Maslow này giúp cho các nhân viên quản lý trường
hợp nắm chắc các nhu cầu của khách hàng trong từng bối cảnh cụ thể, từ đó biết
làm thế nào để lập kế hoạch can thiệp phù hợp với 1 khách hàng nào đó. Dựa vào
mô hình bậc thang được biểu hiện bằng tính cấp thiết từ nấc thang đầu tiên đến
nấc thang trên cùng mà NV QLTH cần lưu tâm hỗ trợ khách hàng giải quyết một số
vấn đề ở tầng thứ nhất trước, và dần dần hướng đến các tầng cao hơn.


2. Biểu hiện cụ thể của bậc thang nhu cầu đối với người sử dụng
ma túy
yy Nhu cầu cơ bản nhất của con người – nhu cầu thể lý về khí oxy, thực phẩm,

nước, và thân nhiệt tương đối ổn định. Đó là những nhu cầu mạnh mẽ nhất vì
sự sống của con người phụ thuộc vào những điều này. Người SDMT cũng là con
người bình thường nên có đầy đủ những nhu cầu này, ngoài ra họ còn rất cần
có những nhu cầu vật chất thiết thực hơn cho sức khỏe của họ.
phối đến suy nghĩ và hành vi của khách hàng thì họ có thể tập trung vào nhu
cầu được an toàn: an toàn về thông tin, an toàn về cuộc sống, an toàn về thể
trạng, an toàn trong quá trình điều trị nghiện, v.v.

yy Khi người SDMT cảm thấy tương đối an toàn và yên tâm, họ sẽ hướng đến nhu

cầu yêu thương, được yêu mến. Đó là việc khách hàng cho và nhận được sự
yêu thương, quý mến và cảm nhận rằng mình có mối liên hệ với những người
xung quanh như: những người thân trong gia đình, hàng xóm láng giềng, cộng
đồng, đồng nghiệp và cả những người chăm sóc điều trị nghiện cho họ.

yy Khi 3 bậc nhu cầu nêu trên đối với khách hàng đã được đảm bảo thì nhu cầu

được quý trọng sẽ rất quan trọng với họ. Điều này bao hàm cả nhu cầu khách
hàng quý trọng người khác và muốn được người khác quý trọng. Khi các nhu
cầu này được thỏa mãn, khách hàng trở nên tự tin hơn vào những giá trị mà họ
đã xác định.

yy Khi các nhu cầu nêu trên được thỏa mãn, thì đó chính là lúc nhu cầu được tự

khẳng định của khách hàng xuất hiện. Nhu cầu tự khẳng định chính là nhu cầu


23

Những vấn đề chung về quản lý trường hợp với người sử dụng ma túy

yy Khi các nhu cầu về thể lý được đảm bảo và các yếu tố về thể lý không còn chi


×