Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

PP học tập hợp tác trong dạy tiếng Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.22 KB, 8 trang )

PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HỢP TÁC
Sinh viên: Phan Thanh Thủy
Lớp: 071F1
Khoa NN&VH Pháp
Người hướng dẫn: Th.s Lê Xuân Thắng
1. Giới thiệu
Học tập hợp tác là một phương pháp dạy học tiến bộ hiện nay đang được
áp dụng tại hầu khắp các quốc gia trên thế giới, đặc biệt với các quốc gia đang
phát triển thì mô hình học tập hợp tác càng ngày càng được sự quan tâm nghiên
cứu của các chuyên gia giáo dục cũng như sự áp dụng rộng rãi trong quá trình
dạy học của các nhà sư phạm.
Phương pháp này không những tạo điều kiện cho người học, phát huy khả
năng tự học mà còn rèn luyện cho họ kỹ năng làm việc nhóm , một trong những
kỹ năng rất cần phải được trang bị trước khi học sinh sinh viên bước vào thị
trường lao động.
Như đã nói ở trên phương pháp học tập hợp tác hiện nay đang được áp
dụng một cách rộng rãi ở nước ta xong không phải ai cũng có những nhận định
chính xác về phương pháp này. Bài nghiên cứu dưới đây của chúng tôi nhằm
cung cấp những hiểu biết cơ bản nhất về phương pháp học tâp hợp tác để trả lời
cho hai câu hỏi:
1. Phương pháp học tập hợp tác là gì và quá trình hình thành và phát
triển của nó như thế nào?
2. Những đặc điểm của phương pháp học tập hợp tác và cách áp dụng
phương pháp này trong giảng dạy?
Để trả lời cho các câu hỏi này, bài nghiên cứu của chúng tôi bao gồm :
lịch sử ra đời và quá trình phát triển, một định nghĩa sơ giản nhất về phương
pháp dạy học hợp tác cũng như nhưng đặc điểm cơ bản của nó, phần cuối cùng
chúng tôi nêu ra một ví dụ đơn giản về việc áp dụng phương pháp vào một bài
giảng ngoại ngữ.
2. Nội dung nghiên cứu



2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp học tập hợp
tác
2.2. Định nghĩa phương pháp học tập hợp tác:
Phương pháp học tập hợp tác từ khi ra đời tới nay đã được nhiều nhà
giáo dục học định nghĩa một cách khác nhau. Ở đây, chúng tôi chỉ đưa ra một
cách định nghĩa mà chúng tôi cho là đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu nhất, đồng
thời nêu bật được những điểm cơ bản của phương pháp này.
Dưới đây là định nghĩa về học tập hợp tác của David và Roger Johnson,
hai nhà tâm lý học, giáo dục học nổi tiếng, những người đã có những đóng góp
lớn trong việ20c nghiên cứu và phát triển phương pháp này:
“Học tập hợp tác là một loại hình cụ thể của học tập tích cực, là một
phương pháp giảng dạy chính thức, trong đó học sinh làm việc cùng nhau
trong các nhóm nhỏ để đạt được một mục tiêu học tập chung.”
Có ít nhất 4 loại nhóm khác nhau được phân biệt bởi mức độ gắn kết
trong nhóm. 4 cấp độ đó là :
Nhóm sơ giản (pseudo groups) :
Là nhóm mà ở đó các thành viên được yêu cầu làm việc với nhau nhưng
thực sự họ không có hứng thú làm việc đó. Vì thế hiệu quả công việc thường
không bằng hiệu quả thực hiện của từng người.
Nhóm truyền thống (traditional groups) :
Là loại nhóm mà ở đó các thành viên đồng ý làm việc cùng nhau nhưng
họ chưa thực sự thấy hoặc ít thấy lợi ích của cách làm việc theo nhóm. Kết quả
là chỉ một số người được hưởng lợi từ cách làm việc này, số còn lại lại thấy
rằng họ sẽ thực hiện công việc tốt hơn khi làm một mình.
Nhóm hợp tác (cooperative groups) :
Là nhóm mà ở đó các thành viên tự nguyện hợp tác với nhau nhằm thực
hiện những mục tiêu chung có lợi cho toàn nhóm cũng như cho bản thân họ.
Các thành viên trong nhóm chia sẻ, động viên, giúp đỡ lẫn nhau về vấn đề hoàn
thành nhiệm vụ chung. Thông qua hoạt động nhóm, các thành viên có thể phát

triển nhiều kỹ năng khác nhau, trong đó đặc biệt quan trọng là kỹ năng làm


việc và học tập trong tập thể. Kết quả là tổng sản phẩm mà họ thu được bao giờ
cũng lớn hơn những gì mà một cá nhân trong nhóm có thể làm.
Nhóm hợp tác cấp độ cao (high performance cooperative group)
Là nhóm mà ở đó tập hợp được tất cả những tiêu chí cần đạt được của
một nhóm học tập hợp tác, thậm chí kết quả của sự hợp tác nhóm còn tốt hơn
mong đợi và tình đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm thông qua quá trình
làm việc được xây dựng và phát triển một cách tốt đẹp.
2.3. Đặc điểm của phương pháp học tập hợp tác
2.3.1. Đặc điểm :
HTHT phải tạo một quy tắc chung cho một lớp hoặc một nhóm hợp tác,
mọi người đều phải tuân theo quy tắc chung đó một cách bình đẳng.
HTHT trên cơ sở khai thác tốt các nội dung dạy học và dự tính các năng
lực cá nhân của đối tượng học sinh.
HTHT dựa trên cơ sở là tính đa dạng (không đồng nhất) của các đối
tượng học sinh và những quan hệ bình đẳng của các học sinh trong nhóm.
HTHT phải đảm bảo sự tham gia tích cực của tất cả các đối tượng học
sinh.
2.3.2. Ưu điểm và nhược điểm của PPDH hợp tác
Ưu điểm đối với học sinh:
• Học sinh sẽ có được thái độ tích cực trong học tập.
• Phát triển được các kỹ năng xã hội
• Tăng lòng tự trọng và tôn trọng những người khác.
• Giảm khoảng cách giữa những học sinh giỏi và những học sinh yếu hơn.
Nhược điểm đối với học sinh:
• Những học sinh thiếu kỹ năng xã hội cần phải có sự thích nghi lớn.
• Tình hình có thể xấu đi nếu giáo viên không trang bị cho học sinh cách
làm việc để phát triển các kỹ năng xã hội của họ.

• Yêu cầu cao về tính tự chủ và làm việc thực tế của học sinh.
Ưu điểm với giáo viên:
• Có thể điều chỉnh theo nhiều ngữ cảnh học tập và phát triển kỹ năng.


• Duy trì động lực học của học sinh
• Tạo điều kiện thuận lợi cho việc học sâu bằng cách cho học sinh thực
hành một loạt các hoạt động trí tuệ như: phân tích, tổng hợp, phê phán,
giải quyết vấn đề, v.v...
• Giúp nâng cao trách nhiệm của học sinh đối với việc học của họ
Nhược điểm đối với giáo viên:
• Cần phải có thời gian để thích nghi với vai trò mới như là một người
điều khiển, dẫn đường chứ không còn đơn thuần là một người truyền đạt
kiến thức.
• Bắt buộc giáo viên phải tự trang bị để đáp ứng một cách có hiệu quả
trong việc phát triển các kỹ năng xã hội.
Giải pháp để khắc phục những nhược điểm trên đây:
• Không thử nghiệm tất cả mọi thứ cùng một lúc, phải áp dụng các
phương pháp can thiệp dần dần.
• Giới thiệu và giải thích cho học sinh thế nào nào là phương pháp học tập
hợp tác.
• Quan tâm đến không khí của lớp học: chăm sóc, tôn trọng, khuyến
khích, thúc đẩy một cách tích cực,...
• Không nên can thiệp quá sau vào công việc của các nhóm. Họ cần có
thời gian để học cách tự tìm hiểu và giải quyết vấn đề của chính họ.
2.4. Cấu trúc của phương pháp học tập hợp tác
Học tập hợp tác là phương pháp dạy học được giáo viên áp dụng đối với
học sinh trong quá trình dạy học. Phương pháp này bao gồm nhiều thành tố
như : mục đích và nhiệm vụ bài tập, nội dung bài tập, phương thức thực hiện,
giáo viên hướng dẫn, học sinh học tập và giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình thực

hiện bài tập do giáo viên đề ra.
Mục đích: giúp người học tiếp thu được một nội dung tri thức thông qua
quá trình chủ động tìm hiểu, khám phá tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo
viên, giúp học sinh phát triển được một số kỹ năng cơ bản như kỹ năng làm
việc theo nhóm, kỹ năng tổ chức, lãnh đạo, kỹ năng tri thức mà người học phải


nắm được trong quá trình dạy học. Những tri thức này thường được giáo viên
xác định từ trước.
Trong quá trình thực hiện học tập hợp tác, người thầy có chức năng điều
khiển, tổ chức quá trình làm việc nhóm của học sinh. Giáo viên cũng là người
có vai trò tổng kết, đánh giá kết quả làm việc của học sinh. Người học trong
quá trình học tập hợp tác có điều kiện tốt để phát huy tính chủ động tích cực,
độc lập sáng tạo, khả năng phối kết hợp với các thành viên khác.
2.5. Các bước tiến hành của phương pháp học tập hợp tác
2.5.1. Trước khi phân công công việc cho từng nhóm
Vai trò của giáo viên :
• Tìm một bài học nào đó để học sinh có thể làm việc theo nhóm.
• Chia lớp thành các nhóm học sinh gồm những thành viên có khả năng
khác nhau song có khả năng làm việc cùng nhau một cách hiệu quả.
2.5.2 Trong thời gian học sinh làm việc nhóm
Vai trò của giáo viên :
• Theo dõi một cách tổng quát quá trình làm việc của các nhóm.
• Trợ giúp cho các nhóm gặp khó khăn, uốn nắn và điều chỉnh kịp thời
những điểm chưa hợp lý của nhóm học sinh.
• Không can thiệp quá sâu vào quá trình thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
• Đưa ra những hình thức khen thưởng thích hợp.
Vai trò của học sinh :
• Tích cực hợp tác, khuyến khích và giúp đỡ lân nhau.
• Tìm cách làm việc thích hợp đề phát huy khả năng của tất cả các thành

viên trong nhóm.
• Thể hiện các kỹ năng xã hội như : kỹ năng lãnh đạo, đưa ra các quyết
định, ý thức trách nhiệm, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xử lý mâu thuẫn
trong nhóm.
2.5.3. Sau khi học sinh hoàn thành nhiệm vụ
Vai trò của giáo viên :


• Đánh giá kết quả công việc của học sinh cũng như mức độ tham gia tích
cực hiệu quả của từng cá nhân trong nhóm.
• Chữa bài tập của học sinh đưa ra các đáp án tối ưu để từ đó mỗi nhóm
cũng như mỗi thành viên trong nhóm có thể tự đánh giá được kết quả
công việc của nhóm và của bản thân.
• Xem xét việc tổ chức lại các nhóm để việc thực hiện các bài tập nhóm
tiếp theo được tốt hơn.
• Có những hình thức khen thưởng thích hợp để động viên sự cố gắng của
học sinh.
Vai trò của học sinh :
• Tự đánh giá kết quả của cả nhóm cũng như của bản thân.
• Rút ra bài học kinh nghiệm cho các bài tập nhóm lần sau.
2.6. Vận dụng phương pháp học tập hợp tác trong một bài giảng
ngoại ngữ (tiếng Pháp)
Giảng cho học sinh lớp bốn các từ mới tiếng Pháp về đồ đạc và cách vận
dụng các từ mới này.
Các bước tiến hành :
• Đưa cho học sinh lớp bốn danh sách các từ mới tiếng pháp về đồ đạc,
cho tất cả các thành viên trong lớp đọc và giải thích nghĩa của các từ.
• Phân nhóm học sinh theo các tổ của lớp. (một tổ 5 học sinh)
• Mỗi tổ cử ra một thư kí ghi lại các ý kiến của các bạn trong nhóm.
• Sau đó yêu cầu các nhóm làm việc hợp tác để đặt câu với các từ mới

trong danh sách trong vòng 10 phút và thi giữa các nhóm xem nhóm
nào đặt được nhiều câu chính xác hơn.
• Chia bảng thành 4 phần, mỗi nhóm một phần. Trong vòng 5 phút,
cho lần lượt các thành viên của các nhóm lên bảng, mỗi người viết
một câu.
• Sau khi hết 5 phút, giáo viên sẽ kiểm tra kết quả làm việc của các
nhóm bằng cách chữa các câu của các nhóm trên bảng, thống kê
những câu đạt yêu cầu của từng nhóm.


• Nhóm đặt được nhiều câu đúng nhất sẽ đạt được phần thưởng do
giáo viên đã chuẩn bị sẵn (ví dụ : kẹo,...)
3. Kết luận
Xuất hiện từ những năm 1900, phương pháp học tập hợp tác (trong
tiếng Anh : «Cooperative learning», tiếng Pháp : «Apprentissage coopératif»)
đã được biết đến và được áp dụng rất rộng rãi trong việc dạy học trên phạm vi
toàn thế giới. Qua quá trình học tập hợp tác, học sinh được rèn luyện các kĩ
năng làm việc độc lập trên tinh thần hợp tác để tự hoàn thiện các kiến thức và
kĩ năng của mình. Việc thảo luận nhóm, trình bày các giải pháp trước tập thể nhóm - lớp là cơ hội rèn luyện cách diễn đạt , cách giao tiếp, ứng xử và thể
hiện bản lĩnh cá nhân.
Thông qua việc trả lời cho hai câu hỏi lớn được đặt ra, chúng ta đã tìm
hiểu lịch sử hình thành và phát triển, định nghĩa, đặc điểm, cấu trúc, các bước
tiến hành và đặc biệt là việc vận dụng phương pháp học tập hợp tác vào trong
một bài giảng tiếng Pháp cụ thể cho đối tượng học sinh lớp 4. Qua đó chúng ta
đã hiểu được một cách cụ thể hơn phương pháp học tập hiệu quả này.
Tuy nhiên trong học tập hợp tác, nếu không có sự kiểm soát của giáo
viên có thể dẫn tới một số học sinh ỷ lại, lười biếng, dồn việc cho một số cá
nhân có năng lực. Học tập hợp tác cũng bị hạn chế bởi không gian và thời gian
của tiết học. Để tận dụng có hiệu quả phương pháp học tập hợp tác, giáo viên
cần khéo léo trong việc chia nhóm, tinh tế khi giao nhiệm vụ và kiểm soát chặt

chẽ các hoạt động của mỗi nhóm.




×