Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

XÂY DỰNG LẬP LUẬN PHỤC VỤ CHỦ ĐỀ VĂN BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.73 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
Khoa TIẾNG ANH THƯƠNG MẠI

BÀI TẬP THẢO LUẬN
M«n: Tiếng việt thực hành

Đề tài: XÂY DỰNG LẬP LUẬN PHỤC VỤ CHỦ ĐỀ VĂN BẢN

GVHD: Nguyễn Thị Phương Thảo
Nhóm: 5
Mã lớp: 1101ENTH0211


Hà Nội, tháng 12/2011


LỜI MỞ ĐẦU
Con người và xã hội loài người không thể không có hoạt động giao tiếp.
Nhờ có giao tiếp mà mỗi con người được trưởng thành để có những đặc
trưng xã hội, còn xã hội loài người nhờ có giao tiếp mà hình thành,tồn tại và
phát triển. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp giao tiếp quan trọng nhất. Sản
phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là văn bản, văn bản vừa là sản
phẩm,vừa là phương tiện của hoạt đông giao tiếp.
Văn bản là một chỉnh thể ngôn ngữ thường bao gồm một tập hợp các câu
mang tính nhất quán về chủ đề, tính trọn vẹn về nội dung được tổ chức theo
một kết cấu chặt chẽ nhằm vào một định hướng giao tiếp nhất định. Văn bản
có thể là một câu tục ngữ, một bài ca dao, một lá đơn, một bản báo cáo, một
tác phẩm văn học...Dung lượng của văn bản văn bẳn thế nào thì nó cũng
phải là sản phẩm của ngôn ngữ mang tính chỉnh thể. Để đảm bảo cho văn
bản hoàn thiện về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức, trước khi tạo lập văn
bản chúng ta cần xây dựng lập luận hệ thống luận điểm và trình bày chúng


một cách chặt chẽ, logic. Hôm nay chúng tôi xin trình bày về đề tài “Xây
dựng luận điểm phục vụ chủ đề văn bản”.Hi vọng rằng nhưng kiến thức
này sẽ giúp các bản dễ dàng hơn trong việc tạo lập một văn bản hoàn chỉnh.
Bài thuyết trình của chúng tôi gồm những vấn đề chính sau đây:
1. Lập luận và vai trò của lập luận đối với chủ đề văn bản
2. Các bước xây dựng lập luận
3. Các điểm lưu ý khi lập luận
4. Bài tập vận dụng


1. Lập luận và vai trò của lập luận đối với chủ đề văn bản
Chủ đề văn bản là ý chính thâu tóm toàn bộ nội dung văn bản. Xác lập
chủ đề là bước đầu tiên để văn bản có tính nhất thể, đồng thời nó giúp người
tạo lập có cơ sở để xây dựng lập luận,tạo hệ thống ý chặt chẽ, mạch lạc. Lập
luận có thể hiểu là chiến lược trình bày vấn đề,là cách thức sắp xếp nội dung
sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Lập luận được sử dụng trong văn bản để
dẫn dắt người nghe, người đọc đến một kết luận nào đấy mà người nói,người
viết muốn đạt tới. Muốn vậy một mặt cần nêu rõ các luận điểm để người đọc
hiểu được hiểu được người viết muốn trình bày vấn đề gì, ý kiến của người
viết về vấn đề ấy ra sao. Mặt khác hải biết cách luận chứng tức là biết vận
dụng các phép suy luận lô gich, đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng cần thiết,
phối hợp chúng một cách thích hợp để chứng minh cho các luận điểm được
nêu, thuyết phục người đọc tin vào tính đúng đắn của các luận điểm.
Xét ví dụ sau đây:
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ.
Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra
bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự

do.


Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791
cũng nói: "người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn
luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi".
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
(Tuyên ngôn độc lập_HỒ CHÍ MINH)
Trong đoạn văn trên tác giả đã lập luận hết sức chặt chẽ. Về nội dung: Để
đưa ra cơ sở lý luận cho bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã trích dẫn hai bản tuyên ngôn nổi tiếng của đế quốc Mỹ và thực
dân Pháp, từ những chân lý đã dược thừa nhận trong hai bản tuyên ngôn ấy
người khẳng định “tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân
tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Về hình
thức, Người đã sử dụng các yếu tố liên kết câu văn “Suy rộng ra”, “Đó là
những...” để tạo tính mạch lạc và tăng tính thuyết phục.
Các bước để xây dựng lập luận được khái quát như sau:
Bước 1.Xây dựng luận điểm
Bước 2.Xây dưng luận chứng
Bước 3.Xây dựng luận cứ
Tóm lại, Lập luận đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tạo lập văn
bản, giúp người tạo lập trình bày vấn đề một cách khoa học, thu hút được sự
chú ý của người đọc, người nghe. Để lập luận hiệu quả cần có hệ thống luận
điểm rõ rành, mạch lạc; các luận chứng logic, sắc sảo; các luận cứ xác thực,
phù hợp.
2.Các bước xây dựng lập luận
2.1 Xây dựng luận điểm


Khái niệm: Là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của người tạo lập về

vấn đề được đặt ra. Thông thường trong một văn bản thường có một luận
điểm trung tâm và các luận điểm nhỏ liên kết với nhau để soi sáng, thuyết
minh cho luận điểm lớn của toàn bài.
Ví dụ để chứng minh cho luận điểm trung tâm “Không có gi quý hơn độc
lập, tự do” có thể xây dựng một hệ thống các luận điểm nhỏ như sau: Luận
điểm 1.Độc lập quý hơn tài sản, của cải; Luận điểm 2.Độc lập tự do quý gơn
tài sản riêng tư; Luận điểm 3.Độc lập tự do quý hơn tính mạng của cá nhân.
Các luận điểm phải được trình bày rõ ràng, tách bạch nhưng mặt khác
cũng phải lien kết với nhau để tạo nên một văn bản hoàn chỉnh. Để các luận
điểm dính kết được với nhau người tạo lập văn bản cần sử dụng các chuyển
đoạn. Về mặt cấu tạo, các chuyển đoạn có thể là một từ (tuy nhiên, nhưng,
bởi vậy…), một ngữ ( hơn thế nữa ,về một mặt nào đó,…), một vế câu hay
một câu (như trên đã trình bày,như chúng ta đều biết,quan niệm như thế vô
hình chung là, người ta đã bàn quá nhiều đến…).Về mặt nội dung, các
chuyển đoạn biểu thị trình tự ( trước tiên , sau đó, tiếp theo, cuối cùng….) ,
quan hệ tương đồng ( ngoài ra , bên cạnh đó, hơn nữa…), quan hệ tương
phản (nhưng, trái lại, tuy nhiên , thế mà…) , quan hệ nhân quả (bởi vậy, vì
thế, đó là lí do tại sao…)
Để xây dựng được hệ thống luận điểm cần:
- Xác định rõ chủ đề văn bản
- Đặt ra các câu hỏi: Đối tượng hướng tới là ai?Các ý mình định triển khai
là gì? Nên trình bày theo trình tự như thế nào?
- Trả lời các câu hỏi và ghi ra các luận điểm khai triển


Ví dụ Có ý kiến cho rằng: “"sống thử" trước hôn nhân là hiện tượng có
thể chấp nhận trong đời sống của giới trẻ hiện đại. Anh (chị) hãy lập luận
ủng hộ hoặc bác bỏ ý kiến trên” .Nếu ý kiến của người tạo lập là phản đối
quan điểm trên thì có thể đưa ra các luận điểm sau: Luận điểm 1.Sống thử đi
ngược lại với thuần phong mỹ tục; Luận điểm 2.Sống thử ảnh hưởng xấu tới

sức khỏe sinh sản; Luận điểm 3.Sống thử ảnh hưởng tới danh dự, học tập,
nghề nghiệp của cá nhân…
2.2 Xây dựng luận chứng
-Khái niệm:luận chứng là sự phối hợp, tổ chức các lý lẽ và được để thuyết
minh cho luận điểm. Luận chứng phải chặt chẽ, tránh cực đoan, một chiều,
phải biết lật đi lật lại vấn đề để xem xét cho cạn lý hết lẽ.
-Các cách luận chứng
a)Diễn dịch là xuất phát từ các chân lí chung, các phổ niệm,các lẽ phải
thông thường đã dược thực tế kiểm nghiệm…mà suy ra là các chân lí cụ thể.
VD: Tôi quyết trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại
phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng lúc
một hồn thơ rộng như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như
Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê
mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên… và rạo rực băn khoăn như
Xuân Diệu. (Hoài Thanh).
b) Quy nạp là cách suy luận mà theo đó, chúng ta xuất phát từ những quy
luật cụ thể, riêng biệt để đi đến những khái niệm tổng quát.
VD: Hiện nay trình độ của đại đa số đồng bào ta bây giờ không cho phép
đọc dài, điều kiện giấy mực của ta không cho phép viết dài và in dài, thì giờ


của ta, người lính đánh giặc, người dân đi làm, không cho phép xem lâu. Vì
vậy, nên viết ngắn chừng nào tốt chừng ấy. (Hồ Chí Minh)
c) Song hành:
VD: Ca dao là bầu sữa nuôi dưỡng tuổi thơ. Ca dao là hình thức trò
chuyện tâm tình của những chàng trai cô gái. Ca dao là tiếng nói biết ơn, tự
hào về công đức của tổ tiên và anh linh của những người đã khuất. Ca dao là
phương tiện bộc lộ nỗi tức giận hoặc lòng hân hoan của người sản xuất.
d)Móc xích:
VD: Đọc thơ Nguyễn Trãi, nhiều người đọc khó mà biết có đúng là thơ

Nguyễn Trãi không? Đúng là thơ nguyễn Trãi rồi thì cũng không phải là dễ
hiểu đúng. Lại có khi chữ hiểu đúng, câu hiểu đúng mà toàn bài không hiểu.
Không hiểu vì không biết chắc bài thơ được viết ra lúc nào trong cuộc đời
nhiều chìm nổi của Nguyễn Trãi.
e) Kết cấu theo lối kết hợp (Tổng phân hợp): mô hình cấu tạo của toàn
bài, sử dụng phối hợp các hình thức lập luận
- Diễn dịch - Quy nạp (Tổng – Phân – Tổng):
Văn học dân gian đã đem lại những hiểu biết cực kỳ phong phú và đa
dạng về cuộc sống nhân dân các thời đại. VHDG cho ta thấy rõ quan niềm
về vũ trụ, về nhân sinh, những kinh nghiệm sản xuất, những tập quán lao
động, những quan hệ họ hàng, làng nước, những tín ngưỡng, những phẩm
chất đạo đức và tình cảm nhiều mặt trong đời sống con người. Điểm đáng
quý là tính cổ xưa và tính nguyên sơ của nó. Người đời nay và mai sau có
thể qua VHDG mà tái hiện đời sống tinh thần của nhân dân trong quá khứ.
- Diễn dịch – Song song:


Phong cảnh miền Tây Bắc thật là hùng vĩ. Núi rừng trùng điệp nhấp nhô
một màu xanh thẳm. Có những ngọn núi cao chót vót, bốn mùa mây quẩn
quanh sườn. Có những cao nguyên chạy dài mênh mông. Có những thung
lũng hình lòng chảo lọt vào giữa những khoảng núi đồi.
- Song song – Quy nạp:
Làng xóm ta xưa kia lam lũ quanh năm đói rách. Làng xóm ngày nay bốn
mùa nhộn nhịp cảnh làm ăn tập thể. Đâu đâu cũng có trường học, nhà gửi
trẻ, nhà hộ sinh, câu lạc bộ, sân và kho của hợp tác xã, nhà mới của xã viên.
Đời sống vật chất ngày càng ấm no, đời sống tinh thần ngày càng tiến bộ.
(Hồ Chí Minh)
f) Nêu phản đề: lật ngược vấn đề.
Nêu luận điểm giả định và phát triển đến tận cùng để chứng tỏ là luận
điểm sai. Từ đó khẳng định luận điểm của mình hay từ một kết luận có sẵn

dẫn đến một kết luận khác (sai hoặc đúng)
Ví dụ:
Người ta thường nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi
được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà
chịu đổi cứng ra mềm?
Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt cháy đền tà,
chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng
và được giữ ngôi vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên sợ sự
cứng cỏi.
(Nguyễn Dữ, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên)


g) Phương pháp loại suy: Dựa vào sự so sánh hai hay nhiều đối tượng tìm
ra được những thuộc tính giống nhau nào đó -> Từ đó suy ra chúng có
những thuộc tính giống nhau khác.
* So sánh tương đồng: từ một chân lý đã biết suy ra một chân lý tương tự có
chung lôgích bên trong.
* So sánh tương phản: đối chiếu các mặt trái ngược nhau để làm nổi bật luận
điểm.
Ví dụ:
“Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ có
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưa cầu hạnh phúc”.
Lời bất hủ ấy trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ.
Suy rộng ra câu ấy có nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra
bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự
do.”
h) Phương pháp nguỵ biện: Là phương pháp xuất phát từ một thực tế hiển
nhiên nào đó để suy ra những kết luận chủ qua nhằm bác bỏ ý kiến đối
phương.

Ví dụ: Một người nói chưa phải là dư luận, nhiều người nói cũng chưa
phải là dư luận, vô cùng nhiều người nói vẫn chưa phải là dư luận. Kết luận:
Dư luận chỉ là chuyện bịa đặt.
2.3 Xây dựng luận cứ


- Khái niệm: Là các tài liệu dùng làm cơ sở thuyết minh cho luận điểm.
Nó bao gồm các lí lẽ (các nguyên lí, chân lí, ý kiến đã được công nhận) và
các dẫn chứng thực tế (đời sống và văn học).
- Các cách nêu luận cứ phổ biến
a) Những dẫn chứng thực tế, người thật việc thật:
Đây có lẽ là cách nêu luận cứ đơn giản nhất. Bạn không cần phải tra cứu,
trích dẫn hàn lâm,kinh điển từ tác giả này hay tác giả nọ, bạn cũng không
cần phải bận tâm về nhưng con số thống kê. Một cách đơn giản,bạn chứng
minh luận điểm bằng những dẫn chứng chứng minh lấy ra từ vốn sống thực
tế hay hiểu biết của bản than. Ưu điểm của loại dẫn chứng này là hấp dẫn
người đọc và thường để lại những ấn tượng sâu sắc lâu bền. Ví dụ:
Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại cũng rất phong phú, đa
dạng, biểu hiện ở lòng thương người, lên án, tố cáo những thế lực trà đạp
lên

con

người;

khẳng

định,

đề


cao

con

người

…với

người

Có thể thấy những biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo nói trên qua các tác
phẩm văn học Phật giáo thời Lí (“Cáo bệnh bảo mọi người”, của Mãn
Giác, …, sáng tác của Nguyễn Trãi (“Đại cáo bình Ngô”,…), … Cảm hứng
nhân đạo đặc biệt nổi bật ở các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỉ
XVIII- giữa thế kỉ XIX như “Chinh Phụ ngâm”,”Cung oán ngâm khúc”, thơ
Hồ Xuân Hương…Truyện Kiều của Nguyễn Du, “Truyện Lục Vân Tiên” của
Nguyễn Đình Chiểu…
Hay trong đoạn:
Tạo bút danh bằng cách nói lái được nhiều văn nghệ sĩ sự dụng. Có
người nói lái họ tên riêng: Ting Đường cho Trương Đình. Người khác nói
lái họ, tên và giữ nguyên tên lót: Lữ Huy Nguyên cho Nguyễn Huy Lư.


Hoàng Ngọc Tuấn cũng nói lái như thế nhưng bỏ tên lót và một con chữ để
khỏi sai chính tả: Huấn Toàn. Còn Đặng Trần Thi, sau khi nói lái họ và tên
riêng, bỏ một yếu tố láy và ghép tên láy với yếu tố còn lại: ( Thị ) Trần
Đăng.
(Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, tiếng việt thực hành, NXB Đại học Quốc
gia Hà nội,Hà Nội,2001,tr.100)

Tuy nhiên phương pháp này có 2 điểm yếu cần lưu ý. Thứ nhất,trong so
sánh với các luận cứ khác thì luận cứ này ít có sức thuyết phục hơn. Vì vậy
không nên lạm dụng. Thứ hai bạn cần chắc chắn rằng luận cứ mà bạn đưa ra
thật sự phù hợp và có ích cho luận điểm của bạn. Chẳng hạn nhằm chứng
minh cho nam giới giỏi ngoại ngữ hơn nữ giới bạn nêu dẫn chứng “nhà
nghiên cứu Phan Ngọc” biết rất nhiều ngôn ngữ.Dẫn chứng hoàn toàn chính
xác nhưng không có sức thuyết phục vì phan ngọc không thể đại diện cho
nam giới nói chung.
b) Sử dụng số liệu thống kê
Số liệu thống kê là loại luận cứ hết sức thuyết phục, đặc biệt trong các văn
bản khoa học, thương mại, hành chính, báo chí,. Khi đưa ra các con số,cần
nêu rõ xuất xứ của chúng:là số liệu điều tra trực tiếp hay lấy từ nguồn đáng
tin cậy nào,v..v…
Ví dụ, khi nêu tác hại trầm trọng của chứng đột quỵ, tác giả đưa ra các
con số làm giật mình như sau:
Tai biến xảy ra nhiều ở các nước phát triển cũng như các nước đang phát
triển: ở Pháp mỗi năm có khoảng 360000 người mắc bệnh (là nguyên nhân
gây tử vong đứng hàng thứ ba sau các bệnh ung thư và bệnh tim mạch); ở
Mỹ có khoảng 500.000 người mắc bệnh vào năm 1985. Tại khoa thần kinh


của bệnh viện Chợ Rẫy,Tai biến mạch máu não chiếm ¼ tổng số bệnh nhân
nội trú hàng năm, trong đó xuất huyết não chiếm khoảng 40,42%, nhóm
nhũn não chiếm 59,58%(nam chiếm 60%,nữ chiếm 40%)
c) Trích dẫn luận điểm, ý kiến đang tin cậy rừ các tác giả khác.
Trích dẫn là phương pháp rất thong dụng, thường gặp trong các văn bản
loại nghị luận; đặc biệt với các văn bản thuộc thể loại khoa học như luận
văn, tiểu luận, báo cáo…thì việc trích dẫn đóng vai trò rất quan trọng trong
các luận chứng.
Có hai cách trích dẫn: trích dẫn trực tiếp và trích dẫn gián tiếp.

+) Trích dẫn trực tiếp: Tư liệu được trích dẫn nguyên văn, được đặt trong
dấu ngoặc kép.Các thông tin về tác giả,nguồn xuất xứ của tư liệu cũng được
nêu rõ. Ví dụ:
“Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền
được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ.
Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh
ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền
tự do.
(Hồ Chí Minh – Tuyên ngôn đọc lập)
+) Trích dẫn gián tiếp: tư liệu trích dẫn không cần phải chính xác từng
câu, từng chữ so với nguyên gốc mà chỉ cần cốt truyền đạt được ý căn bản.
Những các thông tin về xuất xứ của tư liệu cũng cần phải được nêu rõ. Ví
dụ:


Còn trong tác phẩm nổi tiếng Nguồn gốc các loài, E.Darwin đã khẳng
định rằng tất cả các giống gà trên thế giới đều bắt nguồn từ loài gà rừng
ĐNA.
(Trần Ngọc Thêm –Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam).
Khi chúng ta trích dẫn ý kiến của người khác thì yêu cầu cốt tử là phải
đảm bảo tính chính xác, tuyệt đối không được tự ý thay đổi hay xuyên tạc
nội dung căn bản của ý kiến trích dẫn.
(1 ) Nếu trích dẫn trực tiếp, không được tự ý thêm bớt một từ ngữ nào của
câu trích dẫndược bỏ qua một phần nào đó ý kiến trích dẫn
(2 ) Nếu có lý do chính đáng để được lược bỏ một phần nào đó ý kiến
trích dẫn(chẳng hạn vì câu quá dài, đoạn lược bỏ là không căn yếu đói với
luận điểm…)thì cần sử dụng dấu lược bỏ […] ở vị trí cần lược bỏ. Ví dụ
Nhà triết học nga nổi tiếng V.V Nalimov cũng nhận xét: “Tham vọng làm

chủ tự nhiên vô hạn vô độ đang đẻ ra một loại hiện tượng tiêu cục ngày
càng tăng […] môi trường bị ô nhiễm, thổ nhương bị phá hủy,khí quyển
đang thay đỏi; các bệnh tâm thần và tỷ lệ sinh đẻ trẻ khuyết tật gia tăng[…]
Những vấn vấn đề xã hội kinh tế của quá khứ hàng nghìn thế kỷ nay tác
đông đến thế giới phương tây đã bắt đầu nhường chỗ cho những vấn đề sinh
tồn[…] Đó là sự từ bỏ khát vọng chiếm hữu tự nhiên”
(Trần ngọc thêm – tím về bản sắc văn hóa việt nam)
(3) Nếu có lý do chính đáng để thêm từ ngữ nào đó vào ý kiến trích dẫn
(chẳng hạn để nhấn mạnh, để giải thích…) thì từ ngữ được thêm vào đó phải
được đặt trong ngoặc đơn và nói rõ đó là lời của ai. Ví dụ
Theo nhà chủng nhân học nổi tiếng ở Nga N>N Cheboksarow, “Ngay từ
thời kỳ đồ đá cũ (khoảng 50 – 30 vạn năm nlu trước công nguyên – TCN) đã


xuất hiện hai trung tâm hình thành chủng tộc; sớm hơn là miền Đông Bắc
Phi và Tây Nam Á, ít nhiều muộn hơn là Đông Nam Á.
(Trần ngọc thêm – Tìm về bản sắc văn hóa việt nam)
(4) Nếu trích dẫn gián tiếp thì có thể tóm lược nội dung hay diễn giải ý
kiến được chọn trích dẫn,nhưng phải chú ý là không được làm thay đỏi nội
dung cơ bản của nó.
Chẳng hạn, thay vì viết: Hồ Chí Minh đã nói “Không có gì quý hơn đọc
lập tự do”, chúng ta có thể viết: Hồ chủ tịch đã từng nói rằng trên đời này
độc lập tự do là quý nhất.
Khi sử dụng các yếu tố số liệu thống kê hoặc trích dẫn ý kiến từ các
nguồn tin khác thì chúng ta nên có những chú thích thích hợp.
3. Các điểm lưu ý khi lập luận
3.1 Các lỗi cần tránh
Dù được tiến hành theo cách nào thì lập luận bao giờ cũng phải chặt chẽ,
sắc bén. Tức là: a) các luận điểm phải được trình bày một cách rõ ràng,
mạch lạc, tránh tình trạng nói lan man mà không nêu được ý kiến, cách đánh

giá, nhận định của mình đối với vấn đề; b) hệ thống lý lẽ phải được dẫn dắt ,
sắp xếp theo một trình tự hợp lý; c) các dẫn chứng cần được chính xác phù
hợp với các luận điểm được đưa ra.
Tương ứng với các nguyên tắc trên cần tránh các lỗi phổ biến về lập luận
sau đây:
(1) Luận điểm không rõ rang, nói lan man mà không nêu được các ý kiến,
các nhận định, đánh giá của mình về vấn đề dc dặt ra trong văn bản


(2) Hệ thống lí lẽ không dược sắp xếp theo một logic thích hợp, tiện đâu
nói đấy, nói chuyện nọ xọ chuyện kia
(3) Dẫn chứng thiếu chính xác, không đáng tin cậy và không phù hợp với
luận điểm
(4) Văn bản đầy dẫy những lận điểm, những dẫn chứng rất đại ngôn mà
thiếu các luạn cứ cụ thể
Trong khi lập luận cần chú ý là một nặt, luận điểm phải được trình bày
một cách rõ rang, tách bạch, nhưng mặt khác chúng phải có mối liên kết chặt
chẽ với nhau cùng tạo nên một văn bẳn hoàn chỉnh. Vì vậy cách chuyển
đoạn là dung các từ ngữ, kết cấu thích hợp để liên kết các luận điểm, các ý
lại với nhau.
3.2 Cách chuyển đoạn
Như chúng ta đã biết, bài văn là một thể thống nhất, hoàn chỉnh được tạo
nên bởi các phần, các đoạn, các câu. Do đó giữa các phần, các đoạn, các câu
cần có sự kết dính với nhau vì nếu không có sự kết dính ấy bài văn sẽ trở
nên rời rạc, thiếu thống nhất. Vì vậy người tạo lập văn bản cần sử dụng các
chuyến đoạn.
+) Các vị trí chuyển đoạn:
Có các vị trí như sau:
- Giữa các phần bố cục của bài tức là giữa phần mở bài với phần thân bài,
giữa phần thân bài với thần kết bài.

- Giữa các đoạn trong từng phần nhất là giữa các đoạn trong phần thân
bài.
+) Các cách chuyển đoạn:


Dùng từ ngữ: tùy theo mối quan hệ giữa các đoạn các phần mà ta sẽ có
cách dùng thích hợp.
- Nối các đoạn có quan hệ thứ tự ta có các từ ngữ sau: trước tiên, trước
hết, thoạt nhiên, tiếp theo, sau đó, cuối cùng, một là, hai là, bắt đầu là…
- Nối các đoạn có quan hệ song song ta có các từ: một mặt, mặt khác,
ngoài ra, bên cạnh đó…
- Nối các đoạn có quan hệ tăng tiến có: vả lại, hơn nữa, thậm chí…
- Nối các đoạn có quan hệ tương đồng có: tương tự, cũng thế, cũng vậy,
cũng giống như trên…
- Nối các đoạn có quan hệ tương phản ta có: nhưng, song song, tuy nhiên,
tuy thế, tuy vậy, thế nhưng, trái lại, ngược lại…. Nối các đoạn có quan hệ
nhân quả ta có: bởi vậy, do đó, vì thế cho nên…
- Nối một đoạn có ý nghĩa tổng kết các đoạn trước ta có: tóm lạị, nói tóm
lại, chung quy, tổng kết lại…
VD: Trong bài phân tích của giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh về phân tích
nhân vật Xuân tóc đỏ, giáo sư đã có sử dụng nhiều từ các từ kết nối để liên
kết các đoạn văn với nhau.Trong đó có các đoạn như sau:“(…) Tuy nhiên
,cho đến lúc ấy thằng Xuân vẫn chưa ý thức được đầy đủ và sâu sác cái bản
chất của cái xã hội mà “số đỏ” đã đưa nó tới.Cho nên khi, vì một lời nói có
làm cho cụ tổ chết, đáng lẽ phải hiểu là một cái công lớn thì nó lại hoảng hốt
bỏ trốn.Cũng như sau khi”làm hại đời cô Tuyết”, đáng lẽ phải lập tức nhận
lời làm rể út cụ cố Hồng thì nó lại từ chối vừa van xin…Nhưng từ sau những
vụ đó thì thằng Xuân hoàn toàn giác ngộ và hết sức chủ động.Từ đây thành
công của nó vẫn do nhiều nhân tố may mắn nhưng chủ yếu là do nó biết khai
thác những nhân tố may mắn đó(…)



Khái quát lại, có thể nói thế này: thằng Xuân, từ thế giới hạ lưu, đột nhập
vào thế giới thượng lưu, vừa do số đỏ vừa không hoàn toàn tự nhiên (…).
Dùng câu để chuyển đoạn: đó là những câu nối thường đứng ở đầu câu
hoặc có khi đứng ở cuối đoạn văn nhằm mục đích liên kết đoạn có chứa nó
với đoạn khác.Nội dung thông tin chứa trong câu nối này hoặc đã được đề
cập đến ở đoạn trước hoặc sẽ được trình bày kĩ ở đoạn sau.Có những dạng
chính sau:
- Câu nói liên kết với phần trước, đoạn trước:
VD: “Trở lên là một vài ý nghĩ và việc làm mà nhiều năm tôi tích lũy
được. Cũng chẳng có gì mới lạ …Họa chăng có chút khác là tôi quan tâm
nhiều đến trực cảm và trong khâu trực cảm tôi có nắm bắt cái gọi là thần…
(Lê Trí Viễn – Suy nghĩ về môn giảng văn)
- Câu nối liên kết với phần sau đoạn sau:
Thường có hai kiểu biểu hiện:
(1) Chêm vào mạch văn câu thông báo trực tiếp ý định chuyển đoạn:
VD: Sau đây chúng tôi xin tìm hiểu ảnh hưởng của ca dao dân ca trong
thơ Tố Hữu xem Tố Hữu đã kế thừa và học tập vốn củ như thế nào.
(2) Nêu câu hỏi để rồi trả lời, giải đáp ở phần sau đoạn sau. Câu hỏi này
thường đứng ở cuối đoạn trước:
VD: “…Nhưng số mệnh ở đây lại hiện ra dưới hình thức những con
người. Bọn người ấy khá đông. Đày đọa Kiều không chỉ có một người mà
đày đọa Kiều là một xã hội. Ta thấy gì trong xã hội ấy?”
(Hoài Thanh–Sơ khảo lịch sử văn học Việt Nam)


- Câu nối liên kết với cả phần, đoạn trước lẫn phần, đoạn sau:
Với dạng này có thể thực hiện theo các kiểu sau:
(1) Chêm vào văn mạch một hai câu thông báo trực tiếp ý định chuyển

đoạn.
VD: “… Cái thứ “mặt sắt” mà ngây vì tình ấy quả không lấy gì làm đẹp!
Ông quan đã thế, lại còn bà quan nữa. Đại biểu cho bà quan ở đây là mụ mẹ
Hoạn Thư…”
(Hoài Thanh – dẫn theo Tiếng Việt 9)
(2)Tạo ra thế tương ứng giữa hai phần hai đoạn
VD: “Nếu như các nhà văn hiện thực phê phán muốn tiểu thuyết là sự
thực ở đời như Vũ Trọng Phụng đã từng tuyên ngôn thì các nhà văn lãng
mạn lai chủ trương thoát ra khỏi hiện tại…”
(3)Dùng phép lặp cú pháp (điệp kiểu câu): câu trước nhắc lại chủ đề đã
giải quyết ở phần, đoạn trên; câu sau nói đến chủ đề sẽ giải quyết ở phần,
đoạn dưới.
VD: “Nhớ Nguyễn Trãi, chúng ta nhớ người anh hùng cứu nước, người
cùng Lê Lợi làm nên sụ nghiệp “Bình Ngô”, người thảo “Bình Ngô Đại
Cáo” Nhớ Nguyễn Trãi là nhớ người anh hùng cứu nước đồng thời là nhớ
nhà văn lớn nhà thơ lớn của nước ta.”
(Phạm Văn Đồng – Nguyễn Trãi, người anh hùng dân tộc)
(4)Tiểu kết ngắn gọn nội dung, luận điểm đã trình bày ở đoạn trước và
đưa ra nội dung, luận điểm khác có liên quan để tiếp tục giải quyết ở đoạn
sau.
VD: “Bọn quan lại, lưu manh đều là những hiện thân của số mệnh, cái số
mệnh cay nghiệt nó giày vò Thúy Kiều. Nhưng nói đến những lực lượng bạo


tàn của số mệnh, không thể không nói đến thế lực của đồng tiền.”
Tóm lại, có nhiều cách chuyển đoạn khác nhau, sự đa dạng này làm cho
bài văn của bạn liên kết hơn, mạch cảm xúc không bị gián đoạn. Hy vọng
bạn sẽ tìm được những cách thích hợp áp dụng vào bài làm của mình.
4. Bài tập vận dụng
1. Bài tập 1:Cho đoạn trích sau

“Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại cũng rất phong phú, đa
dạng, biểu hiện ở lòng thương người, lên án, tố cáo những thế lực trà đạp lên
con người; khẳng định, đề cao con người …với người. Có thể thấy những
biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo nói trên qua các tác phẩm văn học Phật
giáo thời Lí (“Cáo bệnh bảo mọi người”, của Mãn Giác, …, sáng tác của
Nguyễn Trãi (“Đại cáo bình Ngô”,…), … Cảm hứng nhân đạo đặc biệt nổi
bật ở các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII- giữa thế kỉ XIX
như “Chinh Phụ ngâm”,”Cung oán ngâm khúc”, thơ Hồ Xuân Hương…
Truyện Kiều của Nguyễn Du, “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình
Chiểu…”
- Luận điểm:
Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại rất phong phú và đa dạng
- Luận cứ:
+ Luận cứ lí lẽ:
Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người, khẳng định…người với
người.
+ Luận cứ dẫn chứng thực tế:


Liệt kê các tác phẩm văn học: Cáo bệnh bảo mọi người, Đại cáo bình
Ngô, Chinh Phụ ngâm,Cung oán ngâm khúc…
Phương pháp lập luận: Diễn dịch
2. Bài tập 2: Tìm luận cứ cho các luận điểm
- Câu a: Đọc sách đem lại cho ta nhiều điều bổ ích
+ Đọc sách nâng cao tầm hiểu biết về tự nhiên, xã hội
+ Đọc sách giúp ta khám phá chính bản thân mình
+ Đọc sách chắp cánh cho ước mơ và sáng tạo
+ Đọc sách giúp cho việc diễn đạt tốt hơn
- Câu b: Môi trường đang bị ô nhiễm nặng nề
+ Đất đai bị xói mòn, sa mạc hóa

+ Không khí bị ô nhiễm
+ Nước bị nhiễm bẩn không thể tưới cây ăn uống, tắm rửa
+ Môi sinh đang bị tàn phá, hủy diệt
- Câu c: Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền
miệng.
+ VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
+ VHDG là những tác phẩm truyền miệng


Kết luận
Tóm lại, trong quá trình tạo lập văn bản và lập dàn bài cần thiết phải sử dụng tổng
hợp các thao tác lập luận. Khi đã xây dựng được hệ thống luận điểm, luận cứ chặt chẽ thì
chủ đề văn bản sẽ được thể hiện tập trung, tăng tính thuyết phục của chủ đề được nhắc
tới, đảm bảo cho văn bản tính thống nhất, chặt chẽ và hoàn chỉnh .Đồng thời nó lôi cuốn
người đọc, người nghe và giúp người tạo lập đạt được hiệu quả cao nhất.

Trên đây chúng tôi đã đưa ra một số ý kiến vê vấn đề “Xây dựng luận điểm phục vụ chủ
đề văn bản”. Do điều kiện thời gian và trình độ am hiểu về vấn đề này còn hạn chế nên
không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía
các giáo viên và các bạn để đề tài này hoàn thiện hơn.





×